Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Có mẹ cho rằng, cần cho trẻ bú bình bằng sữa mẹ là tốt nhất, bé cảm nhận được tình yêu thương của mẹ, mẹ cũng không tốn các chi phí như bình bú, máy vắt sữa,… Cũng có mẹ cho rằng, cho bé bú bình sẽ tốt hơn, vừa tránh bệnh lây nhiễm, mẹ lại nhàn hơn nhiều.

Vậy đâu là lựa chọn tốt nhất? Mẹ kéo xuống để biết câu trả lời nhé!

Nên cho trẻ bú bình bằng sữa mẹ hay bú trực tiếp
Nên cho bé bú bình bằng sữa mẹ hay bú trực tiếp

1. Vắt sữa ra bình cho bé bú có tốt hơn bú trực tiếp không?

Hiện nay, vắt sữa ra bình cho bé bú được mẹ thông thái đặc biệt ưu ái vì an toàn, tránh bệnh lây nhiễm, mẹ cũng nhàn hơn trong việc cho bé tu ti. Thực tế, cách này có nhiều ưu điểm hơn so với việc cho bé bú trực tiếp.

  • Hạn chế bệnh lây nhiễm từ mẹ sang bé và ngược lại: Nếu bé bị nấm lưỡi candida mà vẫn tu ti mẹ trực tiếp, ti mẹ sẽ bị lây bệnh và ngược lại. Vì thế, việc cho bé bú bình sẽ hạn chế tối đa những bệnh lây truyền qua đường bú khi bé hoặc mẹ bị bệnh (nấm miệng, nấm vú).
  • Mẹ nhàn hơn: Con cần bú khoảng 6 – 8 cữ mỗi ngày, mỗi cữ bú khoảng 30 phút. Nếu cho con tu ti trực tiếp, mẹ cần ở cạnh bé cả ngày. Những lúc mẹ ốm, muốn nghỉ ngơi thì việc này khá vất vả cho mẹ. Nhưng nếu vắt sữa ra bình cho bé bú, mọi người trong gia đình: bố, ông, bà,… đều giúp được mẹ cho bé ăn, mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi và làm việc khác đó ạ!
  • Dễ cai sữa hơn: Bú bình sẽ giúp bé quen dần với bình sữa trẻ em và quên đi việc muốn ti mẹ, giúp mẹ dễ cai sữa cho bé hơn.
Vắt sữa cho bé bú bình giúp mẹ nhàn hơn vì bất kì ai cũng có thể giúp mẹ cho con tu ti
Vắt sữa cho bé bú bình giúp mẹ nhàn hơn vì bất kì ai cũng có thể giúp mẹ cho con tu ti

Tuy nhiên, việc này cũng có những nhược điểm như:

  • Tốn thời gian vắt sữa: Mẹ sẽ tốn khoảng 1 đến 1 tiếng rưỡi mỗi ngày để vắt sữa và bảo quản trong tủ lạnh. Để nhanh hơn, có mẹ chọn máy vắt sữa, nhưng sẽ tốn một khoản chi phí kha khá, khoảng 1.000.000 – 1.500.000đ.
  • Phải cẩn trọng trong việc chọn và sử dụng bình sữa: Chọn bình sữa, núm ti không phù hợp khiến bé dễ sặc sữa, nôn trớ, thậm chí mắc một số vấn đề về răng miệng  Chi tiết về cách chọn bình sữa tốt cho con mẹ tham khảo TẠI ĐÂY (chèn key bình sữa tốt cho bé). Ngoài ra, trong quá trình sử dụng bình sữa, mẹ cần vệ sinh đúng cách (chèn link), đảm bảo an toàn nhất cho con mẹ nhé!
  • Giảm gắn kết giữa mẹ và bé: Khi cho con bú trực tiếp, hoocmon oxytocin của mẹ sẽ được giải phóng mang đến cảm giác yêu thương, gắn kết sâu sắc với bé con.
Bú bình sẽ giảm cảm giác gắn kết giữa mẹ và bé
Bú bình sẽ giảm cảm giác gắn kết giữa mẹ và bé

Như vậy, mỗi phương pháp này đều có những ưu nhược điểm riêng, tùy vào thời gian của mẹ và tình trạng sức khỏe của 2 mẹ con để chọn phương pháp phù hợp. Chuyên gia khuyên mẹ:

  • Với bé dưới 2 tháng: Nếu mẹ và bé hoàn toàn khỏe mạnh, mẹ cho bé bú trực tiếp sẽ tốt nhất. Trong giai đoạn này, bé rất muốn được gần gũi, nhận được nhiều yêu thương của mẹ.
  • Với bé 2 – 8 tháng: Thực hiện song song 2 cách trên để mẹ nhàn hơn, bé vẫn cảm nhận được tình yêu của mẹ.
  • Với bé trên 8 tháng: Mẹ ưu tiên cho bé tự bú bình để bé tự lập, cũng tiện hơn cho việc cai sữa sau này cho bé.

2. Khi nào mẹ nên cho trẻ bú bình bằng sữa mẹ 100%?

Trong 2 trường hợp đặc biệt dưới đây, mẹ cho bé bú bình bằng sữa mẹ 100% nhé!

  • Mẹ bị nấm vú: Nấm có thể lây khi tiếp xúc trực tiếp nên việc cho bé bú mẹ lúc này sẽ làm bé bị lây bệnh từ mẹ. Điều này làm hạn chế vị giác của bé, làm mất cảm giác thèm ăn và bỏ bú.
  • Bé bị nấm miệng: Tương tự như trên, nấm sẽ lây từ bé sang mẹ làm mẹ bị đau nhức, nứt đầu ti, dẫn đến viêm nhiễm, giảm cả lượng sữa và chất lượng sữa cho con tu ti.

Trong trường hợp mẹ phải đi làm sớm hoặc mẹ muốn cai sữa dần dần cho bé, mẹ kết hợp cho bé tu ti vào buổi đêm, ban ngày cho bé bú bình sẽ phù hợp nhất.

Cho bé bú bình khi mẹ bị nấm miệng giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé yêu
Cho bé bú bình khi mẹ bị nấm miệng giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé yêu

Vậy khi cho bé bú bình mẹ cần lưu ý những gì và làm sao để phương pháp này trở nên hiệu quả nhất, bí quyết cho mẹ đây ạ!

3. Hướng dẫn cách cho trẻ bú bình bằng sữa mẹ

Có 2 điều mẹ cần quan tâm khi cho bé bú bình là cách dự trữ sữa và cách cho bé bú sữa mẹ bằng bình.

3.1. Cách dự trữ sữa mẹ

Đầu tiên, mẹ cần chọn bình hoặc túi chứa sữa thích hợp. Túi đựng sữa có thể làm thay đổi chất lượng và mùi vị của sữa mẹ. Vì thế, đây là bước không thể bỏ qua để sữa mẹ được bảo quản thơm ngon, vệ sinh và giàu dưỡng chất nhất.3 lưu ý để chọn túi/chai đựng sữa tốt nhất cho bé:

  • Không sử dụng các chai nhựa tái chế đặc biệt là chai nhựa có ký hiệu số 7 vì chúng có thể chứa chất độc Bisphenol-A (BPA) gây ung thư não, rối loạn nội tiết, dị ứng,… cho bé.
  • Không dùng túi nhựa bình thường hoặc các bao bì dùng một lần để đựng sữa mẹ. Đa phần chúng được làm từ nhựa tái chế, dễ giải phóng BPA, vi nhựa,… gây hại cho bé.
  • Tốt nhất, mẹ dùng túi đựng sữa chuyên dụng tại các cửa hàng mẹ và bé uy tín để an tâm về chất lượng mẹ nhé!
Chất liệu bình sữa là yếu tố đầu tiên giúp sữa mẹ thuần khiết và giữ được nhiều dinh dưỡng nhất
Chất liệu bình sữa là yếu tố đầu tiên giúp sữa mẹ thuần khiết và giữ được nhiều dinh dưỡng nhất

Bên cạnh đó, cũng giống như thịt cá hay các thực phẩm khác, sữa mẹ để lâu cũng sẽ bị ôi thiu, biến tính và ảnh hưởng đến chất lượng. Vì vậy, mẹ chỉ dùng sữa đã vắt trong một khoảng thời gian nhất định:

  • Ở điều kiện nhiệt độ phòng (24 – 30 độ C): Sữa mẹ để được nhiều nhất 4 giờ sử dụng kể từ khi vắt. Quá thời gian này, mẹ không cho bé tu ti nữa vì vi khuẩn đã lên men sữa, dễ gây đi ngoài, đau bụng cho bé.
  • Trong điều kiện ngăn mát tủ lạnh (tương đương nhiệt độ 1-5 độ C): Sữa mẹ để được tối đa 4 ngày sử dụng kể từ khi vắt.
  • Trong tủ đông (khoảng -18 độ C): Sử dụng được trong khoảng 12 tháng. Tuy nhiên, thời gian tốt nhất để sữa còn nhiều dinh dưỡng là khoảng 6 tháng.

Ngoài ra, để dễ dàng lấy sữa cho bé mỗi lần bú, mẹ chia nhỏ số sữa vừa đủ cho một lần bú của con (khoảng từ 60-120ml mỗi túi hoặc bình đựng). Việc chia nhỏ này giúp tránh lãng phí sữa không dùng hết mà còn giúp sữa rã đông nhanh hơn, con không phải đợi lâu, quấy khóc mỗi lần ba mẹ chuẩn bị sữa.

Mẹ bảo quản sữa trong các gói nhỏ để tiện dụng nhất
Mẹ bảo quản sữa trong các gói nhỏ để tiện dụng nhất

Lưu ý quan trọng cho mẹ:

  • Ghi hạn sử dụng sữa: Mẹ dán một nhãn giấy nhỏ ghi cụ thể thời gian ngày vắt sữa để tiện theo dõi hạn dùng của sữa.
  • Không để sữa ở cửa tủ lạnh: Vì khi đóng mở cửa tủ, nhiệt độ sẽ thay đổi làm ảnh hưởng đến thời hạn dùng sữa theo nhiệt độ. Mẹ để sữa mẹ ở vị trí cố định trong tủ và hạn chế thay đổi vị trí của chúng khi chưa sử dụng.

3.2. Cách cho bé bú bình đúng chuẩn khoa học

Khi thấy bé có dấu hiệu đòi ăn: Ngọ nguậy liên tục, đưa tay vào miệng mút, bé “đớp đớp” khi mẹ đưa tay chạm nhẹ vào môi,… là lúc mẹ cần cho bé bú bình rồi.Lúc này, mẹ thực hiện các thao tác:

  • Làm ấm sữa: Mẹ làm ấm bằng cách hâm trong nước nóng (trên 70 độ C) hoặc đặt vào máy hâm sữa, đạt khoảng 40 độ C là  cho bé bú được rồi. Mẹ lưu ý, nếu sữa để ngăn đông, mẹ cần chuyển xuống ngăn mát khoảng 1 ngày trước khi cho bé tu ti.
  • Điều chỉnh tư thế cho bé: Mẹ vòng tay phải ra sau lưng bé để đỡ đầu và lưng bé, tạo 1 góc 45 độ so với mặt phẳng. Tay trái mẹ cầm bình sữa, để bình nghiêng không dốc thẳng (như hình minh họa). Mẹ tham khảo một số tư thế bú bình khoa học khác TẠI ĐÂY.
  • Kích thích cảm giác thèm ăn của bé: Đưa núm bình lên miệng bé chấm và đùa một chút, bé sẽ cảm thấy kích thích và thích thú với việc bú bình hơn.
  • Điều chỉnh góc nghiêng bình sữa: Mẹ nên nghiêng bình sữa khoảng 45 độ có điều chỉnh để kiểm soát tốc độ sữa cho bé. Thời gian bé bú hết bình sữa có thể lên đến 20 phút.
Tư thế bú bình phù hợp với bé
Tư thế bú bình phù hợp với bé

Như vậy, cho trẻ bú bình bằng sữa mẹ có nhiều ưu điểm và được các mẹ thông thái rất ưa chuộng. Nếu thực hiện theo cách này, mẹ chú ý đến cách dự trữ sữa và thao tác cho bé bú bình chuẩn để tốt nhất cho bé mẹ nhé!

Hy vọng rằng qua những chia sẻ trên, Góc của mẹ đã giúp mẹ lựa chọn phương pháp cho con bú phù hợp nhất. Nếu còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ở dưới bài viết để được hỗ trợ nhanh chóng mẹ nhé!

Bé 2 tuổi bị sốt là một triệu chứng thường thấy. Đối với các mẹ chưa có kinh nghiệm, con sốt cao sẽ khiến mẹ lo lắng, bối rối không biết cách hạ sốt nhanh cho trẻ. Trong bài viết này, Góc của mẹ sẽ chia sẻ 12 cách hạ sốt hiệu quả mà mẹ không thể bỏ qua!

1. Nguyên nhân bé 2 tuổi bị sốt

Mẹ có thể đọc thêm: Chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị sốt – 5 điều ba mẹ cần lưu ý

2 tuổi là giai đoạn phát triển vàng của trẻ. Đây là giai đoạn các con bắt đầu tiếp xúc trực tiếp với môi trường xung quanh thông qua chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, đồ chơi hay môi trường sống… Tuy nhiên sức đề kháng của các bé ở độ tuổi này còn khá yếu nên sự thay đổi này sẽ tác động nhiều dẫn đến  việc bé 2 tuổi sốt thường dễ xảy ra.

Nguyên nhân chủ yếu khiến bé 2 tuổi bị sốt:

1.1. Nhiễm trùng

Bé 2 tuổi sốt do nhiễm trùng 
Bé 2 tuổi sốt do nhiễm trùng 

Các bé 2 tuổi bắt đầu tiếp xúc với nhiều môi trường mới nên khả năng bị nhiễm trùng cao. Sốt chính là sự phản công tự nhiên của cơ thể trẻ giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng. Các bé bị sốt do nhiễm trùng thường kéo dài từ 3 – 4 ngày, có thể kèm theo các triệu chứng khác như:

  • Ho hoặc thở nhanh
  • Mụn nước, phát ban hoặc loét da
  • Chảy mũi nước
  • Đau tai
  • Đi cầu phân lỏng
  • Đau họng
  • Đau bụng

Sốt nhiễm trùng kéo dài có thể nguy hiểm đến tính mạng của bé. Do đó, khi nghi ngờ bé 2 tuổi sốt do nhiễm trùng, bố mẹ nên đưa con tới các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời.

1.2. Tiêm chủng

Phản ứng sau tiêm thường gặp nhất là sốt nên bố mẹ không cần quá lo lắng
Phản ứng sau tiêm thường gặp nhất là sốt nên bố mẹ không cần quá lo lắng

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, khi được 2 tuổi, bé nên được tiêm đầy đủ 4 loại vắc xin sau:

  • Vắc xin MENINGOCOCCAL A+C phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu A+C
  • Vắc xin Jevax phòng bệnh viêm não Nhật Bản B (mũi 3)
  • Vắc xin TYPHIM Vi phòng bệnh thương hàn
  • Vắc xin Tả

Phản ứng sau tiêm thường gặp nhất là sốt. Ngoài ra bé có thể cảm thấy đau và sưng nóng quanh vị trí tiêm. Tuy nhiên, tình trạng này nếu có cũng chỉ kéo dài 1,2 ngày, ba mẹ không nên quá lo lắng.

Trong trường hợp này, ba mẹ có thể thực hiện một số cách giảm đau, hạ sốt sau khi tiêm cho bé như: 

  • Cho con mặc quần áo thoáng mát.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày và cho bé uống nhiều nước hơn bình thường.
  • Mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường (paracetamol, ibuprofen) với liều phù hợp cân nặng khi bé sốt > 38.5 độ C, quấy khóc.
  • Nếu tại vết tiêm sưng, đỏ, mẹ có thể chườm lạnh để giúp giảm đau và giảm sưng cho con.

1.3. Mặc quá nhiều quần áo, ủ trẻ quá kỹ

Thói quen ủ ấm cho bé như lúc sơ sinh rất dễ khiến trẻ bị sốt
Thói quen ủ ấm cho bé như lúc sơ sinh rất dễ khiến trẻ bị sốt

Dù con đã được 2 tuổi nhưng nhiều mẹ vẫn giữ thói quen ủ ấm cho bé như lúc sơ sinh. Tuy nhiên, mặc quá nhiều quần áo đôi khi lại không tốt cho bé. Vì cơ thể trẻ chưa thể tự điều chỉnh thân nhiệt nên khi được ủ quá kín hay ở lâu trong môi trường nóng, con rất dễ bị sốt. 

Khi nhận thấy con sốt do ủ quá kỹ, mẹ nên:

  • Cởi quần áo của bé. Lau lại người con bằng khăn ấm rồi thay quần áo mới. 
  • Mẹ nên chọn những bộ đồ an toàn, thoải mái và giúp trẻ duy trì thân nhiệt tốt.
  • Đồ ngủ của bé không nên quá dày và quá bí. Tốt nhất là chọn các trang phục bằng sợi tự nhiên mềm (ví dụ như cotton), giúp làn da bé được “thở” một cách dễ dàng.

1.4. Mọc răng

2 tuổi là độ tuổi mà con đang hoàn thiện về răng nên hiện tượng sốt rất dễ xảy ra
2 tuổi là độ tuổi mà con đang hoàn thiện về răng nên hiện tượng sốt rất dễ xảy ra

2 tuổi là độ tuổi mà con đang hoàn thiện về răng nên hiện tượng sốt rất dễ xảy ra. Đặc biệt là với các bé mọc răng hàm 1 và 2. Các bé đang mọc răng thường có một vài triệu chứng đặc trưng như: Sốt; Chảy dãi rất nhiều; Phần nướu răng có dấu hiệu sưng và bé cảm thấy đau nhức, khó chịu vô cùng. Chính vì thế, trong thời gian mọc răng, các em bé thường tỏ ra cáu kỉnh, quấy khóc liên tục, thỉnh thoảng là đờ đẫn. 

Khi bị sốt do mọc răng thân nhiệt của trẻ không quá cao nên việc chăm sóc rất dễ dàng:

  • Chia nhỏ bữa ăn của bé và cho bé ăn các loại thức ăn mềm như cháo hạt để kích thích răng bé mọc nhanh hơn. 
  • Dành thời gian trò chuyện, an ủi, ôm ấp yêu thương bé nhiều hơn để giúp con cảm thấy thoải mái hơn.
  • Giảm nhẹ cơn đau của bé bằng cách thu hút bé vào một hoạt động, trò chơi mà bé yêu thích như nghe nhạc, chơi đồ chơi mới…

Mẹ có thể xem thêm: DỤNG CỤ VỆ SINH RĂNG MIỆNG CHO BÉ: BÀN CHẢI NÀO TỐT CHO CON?

1.5. Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết ở bé 2 tuổi dễ xảy ra, ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của bé
Sốt xuất huyết ở bé 2 tuổi dễ xảy ra, ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của bé

2 tuổi là giai đoạn đề kháng của bé chưa hoàn thiện nên khi nhiễm sốt xuất huyết sẽ rất nhanh sốt và ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Sốt là triệu chứng điển hình của sốt xuất huyết điển hình vì luôn xảy ra từ lúc bệnh khởi phát. Tuy nhiên, khác với hiện tượng sốt do các loại bệnh khác, khi sốt xuất huyết, bé có thể:

  • Sốt đột ngột, sốt cao: 39-40 độ C hoặc cao hơn, sờ vào trán con thấy nóng ran.
  • Sốt liên tục kéo dài 2-7 ngày kèm theo đau bụng, thường là đau vùng rốn hoặc bên phải rốn, nôn trớ, phình bụng. Việc dùng thuốc hạ sốt cũng không giảm thiểu bệnh tình.

Ngoài ra, bé bị sốt xuất huyết cũng có một số biểu hiện khác như:

  • Nổi mẩn, phát ban dưới da (thể nhẹ), xuất hiện nốt xuất huyết, chảy máu cam, chảy máu chân răng
  • Đại tiện ra máu (xuất huyết nội tạng là thể nặng).

Bệnh sốt xuất huyết được chia làm 4 cấp độ từ nhẹ tới nặng.

  • Độ 1: Bé sốt nhẹ, chưa có triệu chứng xuất huyết
  • Độ 2: Sốt có triệu chứng xuất huyết
  • Độ 3: Bắt đầu có dấu hiệu sốc
  • Độ 4: Tình trạng sốc nặng

Bé 2 tuổi sốt xuất huyết độ 1 có thể được điều trị tại nhà theo đơn, hẹn ngày tái khám. Với độ 2, tùy trường hợp, con có thể điều trị tại nhà có theo dõi chặt chẽ, hoặc nhập viện nếu thấy cần thiết. Những trường hợp độ 3 và 4 nhất thiết phải nhập viện ngay.

Khi chăm sóc bé sốt xuất huyết tại nhà, mẹ cần theo dõi nhiệt độ của bé vài giờ một lần:

  • Nếu nhiệt độ trên 38,5 độ C, cần cho con uống thuốc hạ sốt loại paracetamol đơn chất với liều lượng từ 10 – 15mg/kg trọng lượng cơ thể trẻ. 6 giờ/lần nếu con vẫn còn sốt cao. Sau khi uống thuốc hạ nhiệt 1 giờ, cần đo lại nhiệt độ.
  • Nếu thân nhiệt của bé trên 37 độ, dưới 38,5 độ thì không cần cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt mà chỉ cần lau mát cho trẻ bằng khăn nhúng nước ấm (nước có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của con vài ba độ) để làm thoát nhiệt cho trẻ dễ dàng.
  • Sốt cao trong một thời gian dài (trên 39 độ) sẽ làm cho trẻ bị mất nước và các chất điện giải kèm theo, dẫn đến rối loạn thần kinh. Thậm chí co giật. Vì vậy, mẹ cần cho con uống nhiều nước để bù đắp lượng nước bị mất do sốt.

1.6. Viêm màng não

Sốt do viêm màng não hết sức nguy hiểm, mẹ cần đặc biệt lưu ý!
Sốt do viêm màng não hết sức nguy hiểm, mẹ cần đặc biệt lưu ý!

Viêm màng não trẻ em là một căn bệnh nguy hiểm. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh này có thể để lại nhiều di chứng (Tổn thương não; Mất thính lực, câm; Liệt tay chân…). Thậm chí, bệnh trở nặng còn có thể gây tử vong.

Trẻ bị viêm màng não ban đầu thường có các biểu hiện: sốt, chán ăn, bú kém, rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc nôn, ho, chảy nước mũi… rất dễ nhầm lẫn với viêm nhiễm đường hô hấp thông thường, sốt virus… Do đó mẹ cần lưu ý các dấu hiệu dấu hiệu quan trọng gợi ý viêm màng não:

  • Co giật: có thể ở tay, chân, mắt, miệng hoặc toàn thân. Một số bé co giật đơn thuần do sốt cao. Một số khác có thể co giật do rối loạn điện giải, nhưng cũng cần phải theo dõi xem bé có bị viêm màng não không.
  • Rối loạn ý thức: lúc đầu bé trong tình trạng dễ bị kích động. Sau đó có thể ngủ li bì, lờ đờ, hôn mê.
  • Con thường kêu đau đầu, nôn hoặc có biểu hiện liệt mặt, liệt hoặc giảm vận động ở chân, tay hoặc nửa người.

Viêm màng não là loại bệnh nặng cần được điều trị cấp cứu nên khi nghi ngờ bé 2 tuổi sốt do viêm màng não, hãy lập tức đưa trẻ tới bệnh viện gần nhất!

2. Bé 2 tuổi bị sốt có nguy hiểm không?

2.1. Trường hợp không nguy hiểm

Như đã đề cập ở trên, sốt là một triệu chứng thường gặp ở các bé 2 tuổi. Do đó, ba mẹ không cần quá lo lắng nếu:

  • Bé không sốt kéo dài, chỉ giới hạn trong 1 đêm.
  • Bé không sốt cao, nhiệt độ đo được dao động từ 38 – 38.5 độ C.
  • Khi sốt, con không có các triệu chứng khác thường như co giật, phát ban…

2.2. Trường hợp nguy hiểm

Bé 2 tuổi sốt cao 39 độ C và kéo dài 2 ngày liên tiếp hết sức nguy hiểm
Bé 2 tuổi sốt cao 39 độ C và kéo dài 2 ngày liên tiếp hết sức nguy hiểm

Trẻ nhỏ rất hay bị sốt nhưng không phải tất cả sốt đều nguy hiểm. Tuy nhiên, mẹ cần đặc biệt lưu ý một số trường hợp bé 2 tuổi sốt nguy hiểm như:

  • Sốt cao 39 độ C và kéo dài 2 ngày liên tiếp.
  • Bé sốt lên tới 40 độ C
  • Sốt kèm hiện tượng co giật
  • Trẻ có các biểu hiện mất nước nghiêm trọng: khóc không ra nước mắt, da khô lại hay mắt trũng xuống.
  • Bé cảm thấy đau đầu, nôn nhiều và cứng cổ.
  • Con có biểu hiện sốt kèm phát ban.
  • Mẹ đã cho bé dùng thuốc hạ sốt nhưng nhiệt độ cơ thể bé không thuyên giảm.
  • Bé có biểu hiện tri giác bất thường như: li bì, bứt rứt, quấy khóc nhiều, khó đánh thức,…
  • Mẹ đã làm sạch mũi nhưng bé vẫn thở gấp, khó thở.
  • Bé không thể uống nước hay ăn đồ ăn.

3. Top 12 cách hạ sốt hiệu quả cho bé 2 tuổi

3.1. Lau mát người bé bằng nước ấm

Một cách giúp hạ sốt tại nhà đơn giản là lau mát cho bé bằng nước ấm theo từng bước. Trước khi tiến hành lau, mẹ cần lấy nhiệt độ của trẻ. Cho ít nước lạnh vào thau, cho nước nóng vào bằng nửa lượng nước lạnh. Mẹ kiểm tra nhiệt độ của nước bằng cách nhúng khuỷu tay vào thau nước, nếu thấy cảm giác ấm giống như nước bé tắm hằng ngày là được.

Sau đó mẹ nhúng cả 5 cái khăn vào thau nước và vắt hơi ráo. Dùng 2 khăn lau ở hai hõm nách, hai khăn lau ở hai bẹn và một khăn lau khắp người. Chú ý: Không đắp khăn lên trán vì ít có tác dụng hạ sốt, và cũng không đắp lên ngực vì tăng nguy cơ viêm phổi.

Cứ cách 2-3 phút mẹ thay khăn một lần. Theo dõi nhiệt độ nước, cho thêm nước nóng nếu thấy nước không còn ấm. Cứ cách 15 phút mẹ nên kiểm tra nhiệt độ của con và ngưng lau mát khi nhiệt độ dưới 38,5 độ C. Cuối cùng mẹ chỉ cần tiến hành lau khô và mặc quần áo mỏng cho con.

Một cách giúp hạ sốt tại nhà đơn giản là lau mát cho bé bằng nước ấm
Một cách giúp hạ sốt tại nhà đơn giản là lau mát cho bé bằng nước ấm

Sở dĩ mẹ nên hạ sốt cho bé bằng lau mát bởi khi lau nước ấm sẽ bốc hơi, làm giãn mạch máu. Từ đó giúp làm mát cơ thể. Thông thường, nhiệt độ của bé sẽ hạ trong khoảng 30 – 45 phút.

3.2. Lau mát bằng giấm táo

Lau người bằng giấm táo là cách hạ sốt cho trẻ nhỏ tại nhà khá hữu hiệu nhưng ít được phổ biến rộng rãi. Để thực hiện theo phương pháp này, mẹ cần pha giấm táo với nước tỷ lệ 1 : 2. Rồi lấy khăn xô thấm hỗn hợp này, vắt khô bớt và chườm lên trán, bụng, lòng bàn chân bé. Ngoài ra, lau dọc cột sống sẽ giúp cơn sốt dịu lại nhanh chóng.

Lau người bằng giấm táo là cách hạ sốt cho trẻ nhỏ tại nhà khá hữu hiệu nhưng ít được phổ biến rộng rãi
Lau người bằng giấm táo là cách hạ sốt cho trẻ nhỏ tại nhà khá hữu hiệu nhưng ít được phổ biến rộng rãi

Giấm táo là cách thức trị sốt rất rẻ nhưng lại có hiệu quả cao. Lượng a-xít trong giấm táo sẽ giúp cơn sốt hạ nhanh khi nhiệt độ cơ thể được giải phóng qua da. Hơn nữa, giấm táo còn cung cấp nhiều khoáng chất thiết yếu giúp cơ thể bé nhanh chóng phục hồi sau cơn sốt.

Lau người bằng giấm táo có thể áp dụng trong trường hợp bé 2 tuổi sốt về đêm, khi mà ba mẹ gặp khó khăn trong việc cho trẻ thăm khám và dùng thuốc hạ sốt.

Lưu ý: Nếu không có giấm táo, mẹ có thể thay bằng giấm gạo.

3.3. Cho bé uống nhiều nước 

Khi bị sốt, cơ thể ra mồ hôi nên rất dễ dẫn tới kiệt sức, mất nước, mắt, miệng khô. Mẹ cần phải cho bé ăn thức ăn dạng lỏng để dễ tiêu và uống nhiều nước ấm hơn bình thường.

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể cho bé uống các chế phẩm bù nước và điện giải bằng đường uống như oresol, hydrite. Việc này là nhằm bù nước, thanh lọc cơ thể giúp bé mau giảm sốt.

Khi sốt, mẹ cần phải cho bé ăn thức ăn dạng lỏng để dễ tiêu và uống nhiều nước ấm hơn bình thường
Khi sốt, mẹ cần phải cho bé ăn thức ăn dạng lỏng để dễ tiêu và uống nhiều nước ấm hơn bình thường

Với các bé 2 tuổi vẫn còn bú mẹ thì mẹ nên cho bé bú nhiều hơn và thường xuyên hơn để hạ sốt hiệu quả, nhanh chóng.

Khi bị sốt, thân nhiệt tăng cao sẽ khiến trẻ nhỏ bị mất nước. Do đó phương pháp này được áp dụng với mọi trường hợp bé 2 tuổi sốt mẹ nhé!

3.4. Dùng tinh dầu xoa bóp

Một cách hạ sốt khá hữu hiệu song ít người biết là sử dụng các loại tinh dầu xoa bóp. Đây là cách hạ sốt tự nhiên tuyệt vời thông qua việc làm giảm nhiệt độ cơ thể. 

Mẹ pha 6 giọt dầu trong 1 muỗng dầu nền. Rồi dùng dung dịch đó xoa bóp khắp cơ thể của con. Mẹ nên chú trọng những khu vực đặc biệt như phía sau cổ và gót chân.

Một cách hạ sốt khá hữu hiệu song ít người biết là sử dụng các loại tinh dầu xoa bóp
Một cách hạ sốt khá hữu hiệu song ít người biết là sử dụng các loại tinh dầu xoa bóp

Chất rubefacients có trong bạc hà, gừng và vỏ quế có khả năng làm ấm hệ tuần hoàn và gây ra hiện tượng đổ mồ hôi. Việc này phần nào giúp cơ thể bé giảm nhiệt. Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng tinh dầu bạch đàn, tinh dầu bạc hà và tinh dầu cúc La Mã xoa bóp cho trẻ để hạ sốt. Phương pháp này có thể được áp dụng với mọi trường hợp sốt.

Lưu ý: Tinh dầu có thể chứa các hoạt tính mạnh. Do đó mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng. Đặc biệt, không được để trẻ uống tinh dầu.

3.5. Tắm nước ấm để hạ sốt

Nhiều chuyên gia chăm sóc sức khỏe trẻ em cho rằng việc cho trẻ tắm nước ấm là một trong những cách hạ sốt nhanh cho trẻ hiệu quả. Lý do vì khi nước bốc hơi sẽ làm giãn mạch máu từ đó giúp làm mát cơ thể. Tuy nhiên, mẹ cần thực hiện đúng kỹ thuật thì mới đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Cho trẻ tắm nước ấm là một trong những cách hạ sốt nhanh cho trẻ hiệu quả
Cho trẻ tắm nước ấm là một trong những cách hạ sốt nhanh cho trẻ hiệu quả

Để tắm nước ấm cho bé, mẹ cần thực hiện các bước sau:

  • Trước khi tắm, mẹ cần chuẩn bị nước tắm. Chú ý nhiệt độ nước tắm cho bé nên thấp hơn nhiệt độ cơ thể trẻ là 2 độ C (mẹ nên đo nhiệt độ cơ thể bé trước khi pha để có nước tắm phù hợp cho con).
  • Trong khi tắm, mẹ cần gội đầu thật nhanh cho trẻ. Lấy khăn mềm lau vùng mặt, má, cổ, tai, gáy. Sau đó lấy khăn sạch lau khô vùng đầu của trẻ. Cuối cùng mẹ vệ sinh vùng thân bé sạch sẽ để loại bỏ các vi khuẩn bám ngoài da trẻ.
  • Sau khi tắm mẹ lấy nước ấm dội nhẹ lên người con để loại bỏ tất cả bọt bám trên cơ thể con. Cuối cùng mẹ lấy khăn choàng lau khô người trẻ trước khi cho con mặc quần áo.

Mẹo này có thể áp dụng cho bé 2 tuổi sốt do mọc răng; Sốt phát ban do nhiễm vi khuẩn, virus; Sốt do cảm lạnh; Sốt do bệnh tay chân miệng… Nhưng không áp dụng cho các trường hợp: 

  • Khi bé vừa tiêm phòng xong.
  • Cơ thể bé bị tổn thương, chốc lở.
  • Khi bé đang bị cảm lạnh, nôn nhiều, tiêu chảy.
  • Bé đang cơn rét run.
  • Khi bé vừa ăn no xong

3.6. Dùng nước muối sinh lý

Với cách hạ sốt cho bé này, mẹ có thể thực hiện bằng cách hòa khoảng ¼ thìa cà phê muối vào 230ml nước tinh khiết. Khuấy đều cho đến khi thấy muối tan hoàn toàn là được.

Hay đơn giản hơn, mẹ có thể mua nước muối sinh lý tại các hiệu thuốc. Mỗi lần dùng, mẹ chỉ cần nhỏ khoảng 2 giọt vào mỗi bên mũi của trẻ. Cách làm này sẽ giúp hạn chế tình trạng nghẹt mũi, giúp con thở dễ dàng hơn nên có thể giảm sốt nhanh chóng.

3.7. Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát

Mẹo hạ sốt cho trẻ là không nên cho con sử dụng quần áo quá dày hoặc đắp chăn. Điều này góp phần làm cho thân nhiệt của bé tăng cao hơn. Thay vào đó, mẹ nên cho bé mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát để tỏa bớt nhiệt. Nếu trẻ cảm thấy khó chịu, mẹ hãy dùng thêm miếng dán hạ sốt để hỗ trợ. Sản phẩm này rất dễ tìm mua ở các nhà thuốc hoặc siêu thị.

Mẹo hạ sốt cho trẻ là không nên cho con sử dụng quần áo quá dày hoặc đắp chăn
Mẹo hạ sốt cho trẻ là không nên cho con sử dụng quần áo quá dày hoặc đắp chăn

Trong trường hợp, bé sốt song vẫn vẫn chơi đùa linh hoạt, ăn tốt, uống đủ nước và đặc biệt bé đi tiêu, tiểu bình thường, mẹ không cần cho bé dùng thuốc. Thay vào đó mẹ chỉ cần cho con mặc quần áo rộng thoáng để cơ thể tỏa bớt nhiệt giúp trẻ giảm sốt.

3.8. Dùng thuốc hạ sốt an toàn cho trẻ

Thuốc hạ sốt an toàn nhất cho trẻ nhỏ là paracetamol
Thuốc hạ sốt an toàn nhất cho trẻ nhỏ là paracetamol

Theo các chuyên gia y tế, thuốc hạ sốt an toàn nhất cho trẻ nhỏ là paracetamol. Cách sử dụng paracetamol cũng rất quan trọng vì nếu mẹ dùng quá liều sẽ gây độc cho gan của bé. Do đó, cần đặc biệt lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho con. 

Để đảm bảo liều lượng thuốc hạ sốt an toàn cho trẻ, mẹ cần chú ý 3 điều sau:

  • Nên dùng thuốc hạ sốt khi bé sốt >38,5 độ C
  • Liều dùng phải tính chính xác theo cân nặng: Từ 10 – 15mg paracetamol cho 1 kg thể trọng của bé. (Ví dụ bé nặng 5 kg cần dùng từ 50mg đến 75mg là tối đa). Nếu quá liều dùng này sẽ gây hại cho gan của bé, còn ít hơn thì không hạ được sốt
  • Mỗi lần dùng thuốc hạ sốt cho trẻ cần cách nhau từ 4-6 tiếng. Sau khi uống thuốc chừng 30 phút nếu bé chưa hạ sốt thì cũng không được uống thêm thuốc mà phải chườm mát vào trán, lòng bàn tay, chân.

3.9. Bổ sung vitamin C

Vitamin C giúp bé tăng sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh. Bổ sung vitamin C cho con thông qua khẩu phần ăn uống hàng ngày với các món ăn và thức uống từ trái cây giàu vitamin C như bưởi, cam, quýt… sẽ giúp bé hạ sốt nhanh chóng.

Mẹ nên bổ sung món ăn và thức uống từ trái cây giàu vitamin C như bưởi, cam, quýt… để giúp bé hạ sốt nhanh chóng
Mẹ nên bổ sung món ăn và thức uống từ trái cây giàu vitamin C như bưởi, cam, quýt… để giúp bé hạ sốt nhanh chóng

Vitamin C cũng làm bền thành mạch, ngừa và giảm tình trạng xuất huyết dưới da hiệu quả. Do đó khi bé sốt, mẹ không chỉ cho con uống bổ sung vitamin C mà còn ăn thêm hoa quả có chứa nhiều thành phần này.

Việc bổ sung vitamin C nên được áp dụng cho mọi trường hợp bé 2 tuổi sốt mẹ nhé!

3.10. Bổ sung canxi

Canxi có tác dụng hỗ trợ thúc đẩy quá trình khỏi bệnh diễn ra nhanh hơn. Bố mẹ có thể bổ sung canxi cho bé bằng việc khuyến khích trẻ ăn các món ăn có nguyên liệu từ cá tươi, rau củ và yến mạch…

Theo các chuyên gia, phản ứng sốt sẽ giải phóng canxi vào máu và các ion canxi sẽ có vai trò giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Nghiên cứu nhỏ trên một nhóm bệnh nhân sốt xuất huyết cho thấy việc bổ sung canxi và vitamin D (có vai trò tăng cường khả năng hấp thụ canxi) làm giảm thời gian bị sốt của trẻ. Do đó việc bổ sung canxi chính là một cách hạ sốt hay mà mẹ không nên bỏ qua dù bé sốt do nguyên nhân gì. 

3.11. Xông hơi cho bé

Đây là một trong những cách hạ sốt nhanh cho trẻ tại nhà khá đơn giản được nhiều mẹ chia sẻ. Mẹ chỉ việc đổ nước nóng vào bồn tắm hoặc chậu lớn, sau đó cho một vài giọt dầu khuynh diệp vào. Trong khi xông, mẹ nên đảm bảo bé trùm kín, hơi nước không quá nóng để tránh bị bỏng. 

Xông hơi cho bé là một trong những cách hạ sốt nhanh cho trẻ tại nhà khá đơn giản được nhiều mẹ chia sẻ
Xông hơi cho bé là một trong những cách hạ sốt nhanh cho trẻ tại nhà khá đơn giản được nhiều mẹ chia sẻ

Việc hít thở hơi nước nóng sẽ giúp loại bỏ bớt chất nhầy tích tụ trong đường hô hấp. Do đó trẻ bị sốt sẽ thấy dễ chịu hơn. Phương pháp này đặc biệt thích hợp khi bé sốt kèm theo các cơn rét run đó! 

3.12. Chườm lạnh cho bé

Mẹo hay để hạ sốt cho trẻ mà mẹ có thể chưa biết là sử dụng băng gạc để chườm lạnh. Việc đặt một lớp gạc lên trên phần trán và gáy sẽ giúp hạ sốt hiệu quả cho bé 2 tuổi. 

Cách thực hiện là mẹ trộn chung 2 thìa súp giấm táo với 4 thìa súp nước lạnh. Sau khi pha xong, mẹ dùng vải sạch hoặc băng gạc y tế ngâm trong hỗn hợp một phút, vắt thật kỹ và đặt lên trán và gáy của trẻ trong vài phút.

Giấm táo có khả năng loại bỏ lượng nhiệt thừa khỏi cơ thể nhanh chóng. Kết hợp với nước lạnh sẽ giúp bé hạ sốt hiệu quả. Do đó, trong trường hợp bé sốt nhẹ (dưới 39 độ C) thì mẹ nên thử qua biện pháp này.

Mẹ có thể xem thêm: Chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị sốt – 5 điều ba mẹ cần lưu ý

4. Khi nào cần đưa bé 2 tuổi bị sốt đi khám bác sĩ?

Mẹ cần đưa bé đi khám nếu trẻ bị sốt trên 40 độ C
Mẹ cần đưa bé đi khám nếu trẻ bị sốt trên 40 độ C

Mỗi khi bé bị sốt thì điều đầu tiên và quan trọng nhất chính là phải biết chính xác con đang sốt bao nhiêu độ. Từ đó bố mẹ mới có thể đưa ra cho mình những biện pháp xử trí sao cho thích hợp. Để đo thân nhiệt cho bé một cách chính xác, mẹ có thể áp dụng:

  • Nhiệt kế thủy ngân: trước khi đo, mẹ cần vẩy ống nhiệt xuống dưới 36ºC và cần lau sạch đầu nhọn của nhiệt kế với cồn. Thời gian để nhiệt kế ít nhất là 5 phút. Với các bé 2 tuổi, mẹ nên đo tại nách con. Khi đặt ống nhiệt vào nách bé, phải đảm bảo kẹp đúng giữa phần da.
  • Nhiệt kế số: cho biết kết quả chính xác và nhanh, có thể dùng để đo thân nhiệt ở miệng, nách, hoặc hậu môn. Cách cặp nhiệt giống cách cặp nhiệt thủy ngân.
  • Nhiệt kế đo trán: chỉ cần 3 giây là biết được chính xác nhiệt độ cơ thể của trẻ. Không chỉ thế, nhiệt kế đo trán còn giúp cho đo được nhiệt độ môi trường cũng như đo nhiệt độ của nước bé tắm là bao nhiêu.

Sau khi kiểm tra nhiệt độ cơ thể bé, mẹ cần theo dõi sát sao để nhanh chóng phát hiện các biểu hiện khác thường và đưa bé đi khám bác sĩ:

  • Nếu bé 2 tuổi sốt 38 độ trở lên trong 3 ngày: Bé sốt cao đột ngột và kéo dài liên tục từ 2 – 7 ngày chính là biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết. Nếu không đưa bé đi khám kịp thời thì bệnh dễ trở nặng và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho con.
  • Nếu bé 2 tuổi sốt 39 độ kèm các triệu chứng như co giật, sốt tái phát hay trẻ sốt có tiền sử bệnh tim, ung thư, bệnh lupus …: Đây đều là những trường hợp sốt gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của bé. Do đó bố mẹ nên đưa bé đi thăm khám để có biện pháp giải quyết kịp thời, tránh các sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.
  • Nếu bé bị sốt trên 40 độ: Khi trẻ bị sốt cao nhiều khả năng là cơ thể bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng…). Bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để thầy thuốc khám xác định nguyên nhân và chỉ định dùng thuốc, tránh được những hậu quả nặng nề, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

5. Những lưu ý mẹ cần tránh khi chăm sóc bé 2 tuổi sốt

Khi bé sốt, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để tránh lạm dụng thuốc hạ sốt
Khi bé sốt, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để tránh lạm dụng thuốc hạ sốt

Việc chăm sóc bé 2 tuổi sốt tại nhà không quá phức tạp. Tuy nhiên mẹ cần đặc biệt lưu ý:

  • Không tự ý mua thuốc và cho bé sử dụng thuốc hạ sốt. Thay vào đó nên hỏi ý kiến bác sĩ để tránh lạm dụng thuốc hạ sốt.
  • Khi bé sốt, việc ủ ấm và mặc nhiều quần áo là cấm kị. Mẹ nên cho bé mặc đồ thoáng mát,  đắp chăn mỏng để tỏa nhiệt hiệu quả. Qua đó hạ sốt nhanh chóng.
  • Không được để bé ở phòng quá kín.
  • Khi bé sốt nhẹ, cơ thể có thể tự phản ứng để chống lại bệnh tật. Do đó, mẹ không nên cho bé sử dụng thuốc hạ sốt ngay lập tức.
  • Tuyệt đối không áp dụng các bài thuốc dân gian để hạ sốt cho con. Bởi đa số chúng đều chưa được kiểm nghiệm nên có thể để lại tác dụng phụ mà mẹ không biết.
  • Tuyệt đối không cho bé dùng aspirin. Vì đây là loại thuốc hạ sốt nhưng có thể gây tổn thương não của trẻ.

Mẹ có thể xem thêm: Nguyên nhân phổ biến và cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban

Sốt là một trong những triệu chứng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Đặc biệt vào mùa nắng nóng. Khi bé có những cơn sốt dưới 39°C, mẹ đừng vội dùng thuốc mà hãy thử một vài mẹo hạ sốt cho trẻ an toàn để hạ thân nhiệt nhanh.Hy vọng rằng với những mẹo hạ sốt cho trẻ trên đây, mẹ sẽ có thêm cho mình kinh nghiệm chăm sóc bé 2 tuổi sốt thật tốt.

Mẹ đang muốn tìm bình sữa 120ml cho bé dưới 3 tháng nhưng không biết loại nào tốt nhất cho bé yêu? Tìm câu trả lời chính xác trong bài viết dưới đây mẹ nhé!

Bình sữa 120ml là lựa chọn tốt nhất dành cho bé dưới 3 tháng tuổi
Bình sữa 120ml là lựa chọn tốt nhất dành cho bé dưới 3 tháng tuổi

1. Cần chọn bình sữa 120ml cho bé dưới 3 tháng cẩn thận!

Tiêu chí đầu tiên để chọn được bình sữa tốt nhất cho bé chính là dung tích bình phải phù hợp với sức ăn. Tại sao lại vậy?

Nếu dung tích bình quá bé, mẹ mất công pha sữa nhiều lần, bé cũng bị gián đoạn khi ăn nên dễ ăn ít hơn. Ngược lại, bình quá to khiến khí thừa dễ vào trong bình khi bé bú, khiến bé nuốt phải nhiều bọt khí dẫn đến đầy hơi, sặc sữa.

Với bé dưới 3 tháng tuổi, bình 120ml sẽ đáp ứng đủ nhu cầu mỗi cữ bú của bé (khoảng 60 - 120ml/cữ)
Với bé dưới 3 tháng tuổi, bình 120ml sẽ đáp ứng đủ nhu cầu mỗi cữ bú của bé (khoảng 60 – 120ml/cữ)

Ngoài việc quan tâm đến dung tích, “bí kíp” dưới đây sẽ giúp mẹ chọn bình sữa tốt nhất cho bé nhà mình đó ạ!

1. Núm ti mềm mại

Giai đoạn mới tập ti bình, núm ti cần mềm mại giống ti mẹ để bé thấy thân thuộc và hợp tác ti bình hơn. Mẹ ưu tiên núm ti chất liệu cao su  khi mua bình sữa 120ml cho bé nhé!

2. Thiết kế chống sặc và đầy hơi

Bé mới tập bú bình nên dễ bị sặc sữa, đầy hơi do hít phải nhiều khí thừa khi bú. Để hạn chế tình trạng này, mẹ chọn bình sữa có tích hợp ống chống sặc và đầy hơi ở núm ti. Thiết kế này sẽ dẫn khí thừa từ núm ti xuống đáy bình, hạn chế tối đa việc hít phải khí thừa khi bé tu ti đó ạ.

Mẹ chọn bình có thiết kế chống sặc và đầy hơi
Mẹ chọn bình có thiết kế chống sặc và đầy hơi

3. Ưu tiên bình sữa làm từ chất liệu thủy tinh

Bé tu ti 1 ngày 5 – 6 lần, thậm chí hơn. Tiếp xúc trực tiếp với con cả ngày như thế, chất liệu bình phải thật sự an toàn để tránh gây hại cho con. Tuy nhựa là chất liệu được dùng phổ biến hiện nay nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ giải phóng BPA, phthalates, các vi nhựa rất độc, là nguyên nhân khiến bé bị dị tật bẩm sinh, viêm gan, tiểu đường, vô sinh, ung thư,…

Vì lý do trên mà thế giới dần nói “không” với vật dụng làm từ chất liệu nhựa, đặc biệt là đồ dùng dành cho bé sơ sinh. Thay vào đó, mẹ hiện đại có xu hướng chọn bình bú thủy tinh để đảm bảo an toàn nhất cho con.

Bình sữa thủy tinh an toàn hơn với bé
Bình sữa thủy tinh an toàn hơn với bé

Bình thủy tinh được làm từ cát – nguyên liệu tự nhiên, không nhiễm BPA và các chất độc khác nên rất an toàn với sức khỏe của bé. Đặc biệt, bình có khả năng chịu nhiệt lên đến 600 độ C, mẹ cứ yên tâm tiệt trùng bình cho con bằng nước sôi hay các phương pháp tiệt trùng khác, không phải lo lắng bình móp méo, trầy xước mẹ nha.

4. Ưu tiên bình sữa cổ rộng

Với bé dưới 3 tháng tuổi, mẹ ưu tiên chọn bình cổ rộng để dễ vệ sinh toàn bộ các ngóc ngách của bình và pha sữa, sữa không bị dây ra ngoài. Nhược điểm duy nhất của thiết kế cổ rộng là phần thân bình thường to, khiến bé khó cầm nắm. Tuy nhiên, giai đoạn này bé vẫn chưa tự cầm bình được mà phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ. Mẹ yên tâm chọn bình cổ rộng để tiện lợi nhất mẹ nhé!

Bình sữa cổ rộng sẽ dễ vệ sinh và làm sạch hơn
Bình sữa cổ rộng sẽ dễ vệ sinh và làm sạch hơn

Biết được các tiêu chí chọn bình sữa cho bé dưới 3 tháng nhà mình rồi, giờ đến bước cuối cùng là lựa chọn thương hiệu để “trao gửi niềm tin” thôi mẹ nhỉ.

2. 5 lý do mẹ nên dùng bình sữa Mamamy 120ml cho bé

Mẹ có biết vì sao giữa rất nhiều thương hiệu bình sữa trên thị trường, bình sữa thủy tinh Mamamy 120ml lại được mẹ bỉm tin dùng không? Câu trả lời đây ạ!

2.1. Chống sặc và đầy hơi hiệu quả cho bé

Với bình sữa thông thường, khi bú bé sẽ thở không khí vào bình, sau đó lại nuốt lại gây đầy hơi, sặc sữa. Hiểu được điều đó, Mamamy thiết kế núm ti có ống chống sặc và đầy hơi siêu dài độc quyền, giúp dẫn bọt khí ra xa miệng chai, thoát về phía đáy bình để bé không bị hít vào. Từ đó, hạn chế đầy hơi và sặc sữa hiệu quả cho bé. Không còn tình trạng bé đang bú bị sặc, nôn trớ, khóc, mẹ yên tâm cho bé tu ừng ực nhé!

Núm ti Mamamy được thiết kế chống sặc và đầy hơi
Núm ti Mamamy được thiết kế chống sặc và đầy hơi

2.2. Chất liệu thủy tinh cao cấp, an toàn tối đa

Bình sữa Mamamy được làm từ thủy tinh cao cấp với 3 cái “siêu”: Siêu an toàn, siêu nhẹ và siêu chịu nhiệt.

Đầu tiên là siêu an toàn: Thủy tinh là chất liệu tự nhiên, không chứa chì độc hại. Chất liệu thủy tinh của bình sữa Mamamy được nhập khẩu từ Taiwan Glass – một trong 3 công ty có dây chuyền hiện đại nhất thế giới. Bình thủy tinh càng trong thì cát càng tinh khiết, mẹ dễ dàng thấy bình sữa của Mamamy bóng loáng và trong “văn vắt” luôn đó ạ.

So với bình nhựa, bình thủy tinh Mamamy vừa không giải phóng BPA, vừa hạn chế được trầy xước bình - khu vực vi khuẩn dễ tích tụ gây bệnh cho bé
So với bình nhựa, bình thủy tinh Mamamy vừa không giải phóng BPA, vừa hạn chế được trầy xước bình – khu vực vi khuẩn dễ tích tụ gây bệnh cho bé

Tiếp theo là siêu nhẹ: Quy trình sản xuất từ thổi, đúc, mở cắt, miệng nén và in ấn được thực hiện trong 1 quá trình liên tục giúp bình sữa Mamamy có chất lượng vượt trội: Dày dặn, đẹp và nhẹ hơn nhiều so với bình thủy tinh khác, chỉ nhẹ bằng 1 nửa quả cam.

Đặc biệt, Bình thủy tinh thông thường dễ rơi vỡ, nhưng bình thủy tinh Mamamy thì mẹ yên tâm. Bình đã được thử nghiệm không bị vỡ khi rơi ở độ cao 60cm (tương đương với chiều cao của bé 1 tuổi) đó ạ!

Cuối cùng là khả năng chịu nhiệt lên đến 600 độ C: Quy trình sản xuất thủy tinh chịu nhiệt nhà bếp (từ Sibata Hario Glass của Nhật Bản và JSJ & E.P.T Glass của Đức) tích hợp công nghệ thổi thủy tinh NNPB (từ Heye Glass của Đức) giúp bình sữa Mamamy có khả năng chịu nhiệt đến 600 độ, chống sốc nhiệt và chịu được sự thay đổi nhiệt độ bất thường lên tới 150 độ C. Nhờ đó, ngay cả khi mẹ vô tình đổ nước sôi vào bình sữa thì bình cũng không bị nổ, vỡ,… rất an toàn đó ạ!

Bình sữa thủy tinh Mamamy an toàn cho bé yêu
Bình sữa thủy tinh Mamamy an toàn cho bé yêu

2.3. Núm ti Silicon mềm mại, không mùi

Núm ti của Mamamy được làm từ Silicone an toàn, chuyên sử dụng cho thực phẩm – nguyên liệu Nhật Bản. Núm ti silicon bền, kiểm soát dòng sữa tốt hơn và có ít mùi hơn núm cao su. Đặc biệt, vì chất liệu silicon cao cấp nên núm ti mềm mại giống ngực và đầu ti mẹ, giúp bé 3 dưới 3 tháng tập bú bình dễ dàng và tự nhiên nhất.

2.4. Thiết kế cổ rộng tiện lợi để pha sữa và vệ sinh

Bình sữa cổ rộng sẽ giúp mẹ dễ dàng pha sữa, nhất là vào ban đêm, không bị dây sữa ra miệng bình hoặc ra ngoài khi pha. Điều này không chỉ giúp mẹ đỡ vất vả trong việc lau dọn, mà còn giúp mẹ đong chuẩn lượng sữa, đảm bảo chất lượng sữa tốt nhất cho con.

Đặc biệt, thiết kế cổ rộng giúp mẹ dễ đưa dụng cụ cọ rửa vào vệ sinh bình, rửa sạch toàn bộ cặn bám ở các ngóc ngách mà đôi khi mắt thường không nhìn thấy, rất sạch và nhanh chóng. Từ đó, hệ tiêu hóa của bé yêu cũng được bảo vệ tốt nhất.

Bình sữa cổ rộng sẽ đem đến những điểm vượt trội
Bình sữa cổ rộng sẽ đem đến những điểm vượt trội

2.5. Bình sữa đạt chuẩn quốc tế

Bình sữa thủy tinh của Mamamy đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn khắt khe nhất trên thế giới, bảo chứng cho chất lượng sản phẩm:

  • Tiêu chuẩn FDA: Đây là những quy định khắt khe nhất nước Mỹ về việc thông qua các quy định và giám sát an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Cứ mỗi năm một lần các nhà máy đăng ký FDA sẽ được cử một đoàn thanh tra từ FDA đến để kiểm tra các khâu sản xuất sản phẩm xuất khẩu vào Mỹ và chất lượng của sản phẩm.
  • Tiêu chuẩn châu Âu EN 14350: Một trong các tiêu chuẩn cao nhất trên thế giới về bảo chứng chất lượng, an toàn kỹ thuật cho người sử dụng, bao gồm cả yếu tố bảo vệ môi trường. Những sản phẩm đạt được tiêu chuẩn này sẽ vượt qua các cuộc điều tra, thí nghiệm của các tổ chức tiêu chuẩn hóa châu Âu như ETS, CENELEC và CEN.
Tiêu chuẩn quốc tế mà Mamamy đã đạt được
Tiêu chuẩn quốc tế mà Mamamy đã đạt được

Mua bình sữa Mamamy 120ml ở đâu để uy tín, nhiều ưu đãi. Dưới đây là câu trả lời cho mẹ!

3. Địa chỉ mua bình sữa Mamamy 120ml uy tín, nhiều ưu đãi

Để mua được một chiếc bình sữa Mamamy chính hãng, chất lượng, mẹ có thể lựa chọn 1 trong 3 địa chỉ mua sau:

  • Mua bình sữa thủy tinh Online trên Website, fanpage, Lazada, Shopee,… Đây là địa chỉ mua được nhiều mẹ bỉm lựa chọn vì rất tiện lợi, ưu đãi. Đặc biệt, khi mua bình sữa Mamamy trên Fanpage và Website, mẹ sẽ được tích điểm tự động để đổi nhiều phần quà hấp dẫn như bỉm, khăn ướt, khăn khô, xe đẩy,… Cùng với đó, Mamamy có chương trình ưu đãi theo tháng, giảm 30 – 70% giá sản phẩm. Nhanh tay để không bỏ lỡ mẹ ơi!
  • Mua bình sữa thủy tinh trực tiếp tại cửa hàng mẹ và bé: Tại đây, mẹ sẽ được các nhân viên tại cửa hàng tư vấn tận tình hơn, dễ lựa mua nhưng sẽ bất tiện cho mẹ hơn do cửa hàng thường đông người và mẹ cũng phải phụ thuộc vào thời gian đóng/ mở cửa hàng đó. Chi tiết về các điểm bán: https://mamamy.vn/diem-ban/
  • Mua bình sữa thủy tinh tại các siêu thị, trung tâm thương mại trên toàn quốc: một địa điểm cũng lý tưởng không kém mẹ nhỉ. Hiện tại bình sữa Mamamy đã có mặt tại siêu thị lớn như Big C, Vinmart, Lottemart, Aeon,… Chi tiết về các điểm bán: https://mamamy.vn/diem-ban/
Tìm hiểu kỹ hơn về các địa chỉ mua bình sữa qua bài viết Bình sữa thủy tinh mua ở đâu? mẹ nhé!
Tìm hiểu kỹ hơn về các địa chỉ mua bình sữa qua bài viết Bình sữa thủy tinh mua ở đâu? mẹ nhé!

Hi vọng bài viết trên đã giúp mẹ nắm được những tiêu chí để lựa chọn bình sữa 120ml chất lượng và phù hợp với bé dưới 3 tháng tuổi. Nếu cần tư vấn thêm, mẹ hãy liên hệ về Hotline 0946956269 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

Vệ sinh răng miệng từ sớm giúp răng bé chắc khỏe, ngăn ngừa bệnh răng miệng. Vậy nên đánh răng cho bé từ khi nào? Bé 2 tuổi đã đánh răng được chưa? Đánh răng cho bé như thế nào đúng nhất? Mẹ hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu nhé?

1. Bé 2 tuổi đánh răng được chưa?

Dựa theo quá trình mọc răng tự nhiên, bé bắt đầu mọc răng từ khi 7 – 8 tháng tuổi. Đến khi lên 2, bé gần như đã mọc hết toàn bộ răng sữa. Lúc này, mẹ cần bắt đầu quan tâm đến việc chăm sóc răng miệng cho bé.

Các chuyên gia khuyên rằng, bé 2 tuổi đã có thể bắt đầu đánh răng
Các chuyên gia khuyên rằng, bé 2 tuổi đã có thể bắt đầu đánh răng

Bé 2 tuổi đã đánh răng được chưa? Lúc này, hàm răng bé đã dần hoàn thiện đầy đủ các chức năng cắn và nhai. Các mảng bám xuất hiện trên răng cần được làm sạch. Do vậy, các nha sĩ khuyên rằng bố mẹ có thể bắt đầu đánh răng cho bé khi 2 lên 2 tuổi.

2. Tác dụng của việc đánh răng cho bé khi còn 2 tuổi

Mẹ biết không, việc đánh răng cho bé khi còn 2 tuổi không chỉ giúp làm sạch, làm trắng răng. Mà còn tránh cho răng bé bị ố vàng, tránh sâu răng và các bệnh về răng miệng khác nữa đấy!

2.1. Tránh răng bị ố vàng

Vì một số nguyên nhân như sử dụng thức ăn có màu, sử dụng thuốc. Thậm chí là chấn thương răng và một số bệnh lý khác có thể làm răng ố vàng từ khi bé 2 tuổi. Việc đánh răng cho bé giúp loại bỏ mảng bám, mảng màu trên răng, ngăn ngừa răng bé bị ố vàng. Điều này vừa giảm tính thẩm mỹ, vừa ngăn chặn sâu răng sau này.

2.2. Tránh bị sâu răng

Sau khi ăn, nhất là các loại đồ ngọt chứa nhiều đường, lớp đường bám lại trên răng. Điều này tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, sản sinh axit ăn mòn răng. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh sâu răng. Việc đánh răng hàng ngày sẽ loại bỏ lớp đường này, ngăn chặn sâu răng hiệu quả. Mặt khác, mẹ hãy hạn chế cho bé ăn nhiều đồ ngọt. Không chỉ gây sâu răng mà chúng còn là nguyên nhân gây bệnh thừa cân, béo phì.

2.3. Tránh mùi hôi

Dù có đánh răng thường xuyên hay không, trong miệng, trên răng luôn có các vi khuẩn sinh sống. Bao gồm cả vi khuẩn tốt và vi khuẩn có hại. Các vi khuẩn tốt lẫn trong nước bọt giúp bé nhai và tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. 

Ngược lại, vi khuẩn gây hại sẽ phá hủy men răng, tạo mùi hôi khó chịu. Đây là nguyên nhân vì sao hơi thở vào buổi sáng mỗi khi thức dậy. Đánh răng sẽ loại bỏ bớt các vi khuẩn gây mùi, trả loại hơi thở thơm tho cho bé.

2.4. Giúp răng trắng sáng

Đánh răng hàng ngày giúp răng bé luôn trắng sáng
Đánh răng hàng ngày giúp răng bé luôn trắng sáng

Như đã nhắc đến trên, bé 2 tuổi cũng có thể bị vàng răng do thức ăn bám trên răng tích tụ lâu ngày. Do đó, mẹ hãy đánh răng cho bé đều đặn mỗi ngày để làm sạch thức ăn thừa còn lại trên răng, giúp răng bé giữ được độ trắng sáng đẹp mắt.

2.5. Không tổn lại đến lợi và răng

Các vi khuẩn tích tụ nhiều bám lại trên răng có thể gây bệnh viêm chân răng, viêm lợi, sâu răng… làm tồn tại đến lợi và răng. Đánh răng cho bé con hàng ngày giúp loại bỏ vi khuẩn, đồng thời cũng loại bỏ nguyên nhân làm hại đến lợi và răng bé.

2.6. Giúp bé chủ động tập làm quen với đánh răng từ nhỏ

Trẻ nhỏ học gì cũng học rất nhanh, việc đánh răng cũng vậy. Bố mẹ nên đánh răng cho bé đều đặn hàng ngày ngay từ khi lên 2 tuổi để tạo thói quen đánh răng cho bé từ nhỏ.

3. Cách đánh răng cho bé 2 tuổi

Bé 2 tuổi vẫn còn nhỏ, có thể vẫn còn răng hàm chưa mọc nên ở giai đoạn đầu, mẹ hãy sử dụng bông mềm thấm nước ấm để làm sạch răng cho bé. Mẹ đừng vội sử dụng bàn chải và kem đánh răng nhé, hãy để bé làm quen dần với việc đánh răng. Khi bé đã quen hơn, mẹ hãy chủ động dùng bàn chải giúp bé đánh răng và dần dạy bé cách tự đánh răng cho mình.

Mẹ hãy chú ý thực hiện thật chậm để bé học theo
Mẹ hãy chú ý thực hiện thật chậm để bé học theo

Nhiều mẹ còn lo lắng bé 2 tuổi đã đánh răng được chưa, không may bé nuốt kem đánh răng thì sao? Để tránh việc này xảy ra, mẹ hãy kiên nhẫn hướng dẫn bé từng bước khi đánh răng, luôn nhắc nhở bé nhổ bọt kem đánh răng ra ngoài nhé!

Khi giúp bé đánh răng, mẹ có thể đặt bé lên đùi mình, lấy một lượng nhỏ kem đánh răng bằng hạt đậu, sau đó dùng bàn chải chuyên dụng làm sạch toàn bộ bề mặt răng cả bên ngoài và bên trong. Mẹ hãy nghiêng bàn chải 45 độ so với nướu của bé khi chải răng, cách này giúp dễ dàng đưa bàn chải đến mọi ngóc ngách, tránh làm đau bé. 

Cuối cùng, mẹ đừng quên nhắc bé súc miệng và không được nuốt kem đánh răng. Đồng thời, mẹ hãy chú ý thao tác thật chậm để bé có thể ghi nhớ và học theo nhé! 

Tham khảo thêm:

4 điều mẹ nên biết khi vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh 

Dụng cụ vệ sinh răng miệng cho bé: Bàn chải nào tốt cho con?

Hướng dẫn vệ sinh răng cho bé mới mọc răng

4. Lưu ý khi cho bé 2 tuổi đánh răng

Để việc đánh răng đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ nên lưu ý một số việc như sau:

4.1. Sắp xếp thời gian đánh răng hợp lý

Các chuyên gia khuyên rằng, mẹ nên cho bé đánh răng ít nhất 2 lần trong ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ. Lý do vì vi khuẩn hoạt động bám trên răng gây mùi hôi khó chịu vào buổi sáng, chúng còn phá hủy men răng gây viêm nướu và sâu răng, việc đánh răng giúp loại bỏ vi khuẩn, tạo lớp bảo vệ răng hiệu quả.

4.2. Đánh răng đúng cách

Đánh răng đúng cách phải đảm bảo chải sạch toàn bộ bề mặt răng, thao tác nhẹ nhàng không làm đau bé. Cách đánh răng chuẩn nhất mẹ có thể tham khảo thêm ở bài viết này: Dạy trẻ đánh răng gồm có các bước như thế nào ?

4.3. Chọn kem đánh răng phù hợp

Mỗi độ tuổi sẽ có loại kem đánh răng khác nhau. Với bé 2 tuổi, kem đánh răng sẽ không chứa đường, có thêm XylitolActive Fluoride để chống sâu răng, thêm vào đó kem đánh răng dành riêng cho trẻ em sẽ an toàn ngay cả khi bé lỡ nuốt phải. Vậy nên, mẹ hãy mua riêng cho bé tuýp kem đánh răng phù hợp, đừng để bé dùng chung với cả nhà mẹ nhé!

4.4. Chọn bàn chải phù hợp

Vì đặc điểm răng và nướu bé 2 tuổi còn yếu nên mẹ phải thực sự chú ý khi chọn bàn chải đánh răng cho bé. Mẹ nên nhớ, kích thước bàn chải nhỏ để phù hợp với kích thước răng bé. Lông bàn chải phải siêu mềm mịn, đủ để loại bỏ mảng bám trên răng. Và không được làm tổn thương chân răng, gây chảy máu. 

4.5. Tạo cảm hứng khuyến khích bé đánh răng

Khi đánh răng xong mẹ hãy dành lời khen cho bé để khuyến khích bé hứng thú với việc đánh răng
Khi đánh răng xong mẹ hãy dành lời khen cho bé để khuyến khích bé hứng thú với việc đánh răng

Nhiều bé khi mới đánh răng chưa quen, còn cáu gắt, không chịu đánh răng. Mẹ đừng la mắng bé nhé. Việc này có thể mang đến phản ứng ngược, bé càng bài xích việc đánh răng thêm mà thôi. Muốn khuyến khích bé đánh răng, mẹ có thể tham khảo một số biện pháp như sau:

4.5.1. Mùi vị kem đánh răng khó chịu

Bé có thể không chịu đánh răng vì mùi vị kem đánh răng khó chịu. Mẹ hãy đổi loại kem đánh răng hương trái cây dịu nhẹ. Như vậy, bé sẽ không cảm thấy khó chịu nữa, thậm chí còn thích việc đánh răng hàng ngày. Ngoài ra, mẹ có thể chuẩn bị 2, 3 loại kem đánh răng hương khác nhau để thay đổi giúp bé đỡ nhàm chán.

4.5.2. Hãy khen và khuyến khích bé

Mỗi khi bé đánh răng xong, mẹ hãy dành lời khen cho bé như Bé con của mẹ giỏi quá! Bé con của mẹ thơm quá nè!… Chỉ lời khen nhỏ như vậy thôi cũng giúp bé hứng thú rất nhiều với việc đánh răng đấy nhé!

4.5.3. Chỉ cho bé sự khác biệt của răng trắng và răng vàng

Mẹ hãy tìm kiếm hình ảnh hàm răng trắng sạch và hàm răng ố vàng. Chỉ cho bé sự khác biệt của việc đánh răng đều đặn mỗi ngày và việc không chịu đánh răng. Như vậy, bé con sẽ tự hiểu ra và sẽ tự giác hơn trong việc đánh răng mỗi ngày.

Đọc hết phần nội dung ở trên mẹ chắc chắn đã có câu trả lời cho câu hỏi bé 2 tuổi đã đánh răng được chưa. Mẹ cũng đã nắm được cách đánh răng cho bé 2 tuổi chuẩn nhất rồi đúng không mẹ? Ngoài ra, mẹ thông thái đừng quên đưa bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ 1 – 2 lần/ năm nhé. Các chuyên gia nha sĩ sẽ đánh giá tình trạng răng bé. Nếu phát hiện sớm bệnh răng miệng và điều trị sớm nhất sẽ tránh ảnh hưởng sau này. Góc của mẹ chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Chăm sóc bé bị nổi mẩn đỏ ở đầu gối thế nào để bé khỏi nhanh? Tất tần tật về nguyên nhân, cách chăm sóc bé bị mẩn đỏ sẽ được “bật mí” ngay trong bài viết dưới đây. Mẹ theo dõi nhé!

Bé bị nổi mẩn đỏ ở đầu gối do nguyên nhân gì?
Bé bị nổi mẩn đỏ ở đầu gối do nguyên nhân gì?

1. Nguyên nhân bé bị nổi mẩn đỏ ở đầu gối

Dù không phải vùng da quá nhạy cảm, nhưng đầu gối vẫn là vị trí bé dễ bị nổi mẩn đỏ nhiều nhất. “Thủ phạm” gây nên vấn đề này cho bé bao gồm:

1.1. Viêm da tiếp xúc

Đầu gối là vùng da bé tiếp xúc nhiều với các bề mặt như mặt sàn, mặt đất. Điều này làm gia tăng nguy cơ tiếp xúc với các tác nhân gây viêm da, vi khuẩn, bụi bẩn,… khiến da đầu gối bị kích ứng, dị ứng, dẫn đến nổi mẩn đỏ.

Viêm da tiếp xúc gây nổi mẩn đỏ trên da bé 
Viêm da tiếp xúc gây nổi mẩn đỏ trên da bé 

Thông thường tình trạng này không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng có thể gây ngứa ngáy, khó chịu khiến bé dùng móng tay gãi, cào gây tổn thương da, nhiễm trùng.

Các biểu hiện khi bé bị viêm da tiếp xúc bao gồm:

  • Nổi mẩn từng mảng gây ngứa, khó chịu
  • Sưng đỏ, đau rát,…
  • Các nốt mẩn có thể rỉ nước, đóng vảy rồi bong tróc
  • Da bị khô, nứt nẻ, sần sùi hoặc sạm đen
  • Trường hợp nghiêm trọng có thể phồng rộp, viêm loét

1.2. Viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng là một trong những “thủ phạm” khiến bé nhà mình bị nổi mẩn đỏ ở đầu gối. Các tác nhân gây dị ứng bao gồm: Thời tiết, bụi bẩn, lông động vật, hóa chất,… khiến cơ thể kích ứng, sản sinh dư thừa histamin gây phát ban, nổi mẩn đỏ trên da.

Phản ứng nổi mẩn đỏ khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng
Phản ứng nổi mẩn đỏ khi bé tiếp xúc phải các tác nhân gây dị ứng

Một số biểu hiện của viêm da dị ứng bao gồm:

  • Vùng da xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ li ti, gây ngứa, rát
  • Các nốt mẩn có thể rỉ nước, đóng vảy rồi bong tróc
  • Da bị khô, nứt nẻ, sần sùi
  • Có triệu chứng sưng tấy, loét da

1.3. Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một vấn đề về da rất dễ gặp với biểu hiện: nổi mẩn đỏ, sưng, ngứa rát, bong tróc da,…. Các chuyên gia da liễu chưa xác định chính xác nguyên nhân của tình trạng này, khả năng cao là do các tuyến mồ hôi, dầu trên da bé không hoạt động bình thường.

Viêm da cơ địa có thể di truyền, tiến triển thành mãn tính và tái lại nhiều lần khi tiếp xúc với tác nhân kích ứng.

Viêm da cơ địa có thể do di truyền
Viêm da cơ địa có thể do di truyền

1.4. Bệnh chàm

Tình trạng nổi mẩn đỏ ở đầu gối cũng có thể do bệnh chàm da gây nên. Bệnh chàm do di truyền từ bố mẹ, ông bà hoặc do bé tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn, lông động vật,…

Nổi mẩn đỏ cũng là một biểu hiện của bệnh chàm da
Nổi mẩn đỏ cũng là một biểu hiện của bệnh chàm da

Các biểu hiện của bệnh chàm như: Nổi ban đỏ li ti hoặc thành mảng, ngứa rát hoặc nổi mụn nước. Khi nốt mụn nước vỡ ra có thể chảy dịch vàng, đóng vảy rồi bong tróc để lại thâm, sẹo. Giai đoạn nặng da bé có thể bị bong tróc, nứt nẻ, sưng tấy, tạo mủ, rối loạn sắc tố da,…

1.5. Bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ cũng là một vấn đề về da thường gặp, do bé tiếp xúc với trứng hoặc cái ghẻ từ người bị ghẻ, nguồn nước ô nhiễm, nơi ở thiếu vệ sinh,… Bệnh ghẻ rất dễ lan rộng trên da hoặc lây sang người khác nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh ghẻ có thể lan rộng ra khắp cơ thể bé
Bệnh ghẻ có thể lan rộng ra khắp cơ thể bé

Nổi mẩn đỏ ở đầu gối là một trong những biểu hiện của bệnh ghẻ, ngoài ra có thêm các dấu hiệu để mẹ dễ nhận biết:

  • Nổi mụn nước rải rác trên da
  • Ngứa ngáy dữ dội nhất là vào ban đêm
  • Xuất hiện những vết xước, vảy trên da, có thể có mủ
  • Trường hợp nặng: da bé bị viêm loét, nhiễm trùng.

2. Bé bị nổi mẩn đỏ ở đầu gối có nguy hiểm không?

Nổi mẩn đỏ ở đầu gối là vấn đề ngoài da thông thường, không quá nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, mẹ cần cắt móng tay cho bé 1 tuần/lần, tránh để bé gãi, cào làm xước các nốt mẩn đỏ khiến vi khuẩn xâm nhập gây viêm loét, nhiễm trùng.

Nếu bé nổi mẩn đỏ ở đầu gối kèm theo các biểu hiện viêm nhiễm nguy hiểm như: mụn mủ, lở loét, sốt cao trên 39 độ C,… mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

3. Cách chăm sóc bé khi bị mẩn đỏ ở đầu gối

Bí kíp dưới đây sẽ giúp bé nhà mình “bai bai” mẩn đỏ nhanh nhất đó ạ!

  • Giữ vùng da đầu gối của bé sạch sẽ: Khi tắm cho bé, mẹ nhẹ nhàng rửa kỹ đầu gối để làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn. Mẹ ưu tiên sử dụng sản phẩm tắm gội chuyên dụng cho bé có thành phần tự nhiên, chứa chất kháng khuẩn để bảo vệ da con tốt nhất.
  • Đảm bảo môi trường xung quanh bé sạch sẽ: Mẹ vệ sinh sàn nhà, chăn gối,… hàng ngày, nhất là khi bé đang tập bò. Cùng với đó, hạn chế cho bé chơi ở khu vực không đảm bảo vệ sinh: Nhiều bụi bẩn, đất cát,… để tránh vi khuẩn, bụi bẩn tiếp xúc với da bé.
  • Bổ sung nước cho bé: Nếu bé dưới 6 tháng, mẹ cho bé bú nhiều hơn 2 – 3 cữ so với bình thường để bổ sung nước cho bé. Với bé lớn hơn, mẹ bổ sung thêm khoảng 300 – 500ml nước trái cây hoặc nước lọc so với bình thường mẹ nhé!
  • Bổ sung chế độ ăn thanh mát: Xây dựng thực đơn “xanh” cho bé từ những thực phẩm có lợi như: sữa chua, rau xanh, hoa quả
Chú ý vệ sinh sạch sẽ cho bé khi bị mẩn đỏ
Chú ý vệ sinh sạch sẽ cho bé khi bị mẩn đỏ

Lưu ý khi bé bị nổi mẩn đỏ ở đầu gối:

  • Hạn chế để bé gãi hoặc chà xát vùng da bị nổi mẩn khiến da bị tổn thương, viêm nhiễm. Tốt nhất, mẹ cắt móng tay cho con 1 tuần/lần mẹ nhé!
  • Không tắm cho bé bằng nước quá nóng (trên 40 độ) để tránh vùng da mẩn đỏ bị khô hay bong tróc. Nên sử dụng nước ấm khoảng 38 độ C.
  • Giữ không gian xung quanh bé sạch sẽ, thoáng mát bằng cách vệ sinh nhà cửa, giặt chăn chiếu thường xuyên,…
  • Lựa chọn các sản phẩm tắm gội và chăm sóc da thiên nhiên không chứa hương liệu hóa học, chất tẩy rửa,…
Sử dụng các sản phẩm tắm gội và chăm sóc da có nguồn gốc thiên nhiên
Sử dụng các sản phẩm tắm gội và chăm sóc da có nguồn gốc thiên nhiên

4. Khi nào cần đưa bé thăm khám bác sĩ

Các trường hợp nổi mẩn đỏ ở đầu gối thông thường có thể hết sau vài giờ đến 1 hoặc 2 ngày. Tuy nhiên, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ khi bé có các dấu hiệu bất thường sau:

  • Vùng da mẩn đỏ bị ngứa dữ dội hoặc ngày càng lan rộng và nặng hơn
  • Xuất hiện các nốt mụn nhọt tiết dịch, mủ
  • Vùng da bị nổi mẩn đỏ có dấu hiệu sưng tấy, nhiễm trùng.
  • Mẩn đỏ kèm sốt kéo dài sau 3-5 ngày không thuyên giảm.

Đây là các dấu hiệu của viêm nhiễm nguy hiểm, mẹ đưa bé đi khám để kịp thời phát hiện và chăm sóc nhé.

Nếu bé có dấu hiệu viêm nhiễm, mẹ đưa bé đến gặp bác sĩ nhé!
Mẹ thường xuyên theo dõi nếu bé có dấu hiệu viêm nhiễm, mẹ đưa bé đến gặp bác sĩ nhé!

Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn đỏ ở đầu gối. Bình tĩnh để xác định đúng con đang gặp phải vấn đề gì và chăm sóc đúng cách, bé nhà mình sẽ sớm khỏi, da con lại mịn màng trở lai ngay thôi ạ!

Nếu còn băn khoăn, mẹ hãy để lại bình luận ở bên dưới để được hỗ trợ mẹ nhé!

Bé mới 2 tuổi mẹ đã bị vàng răng nên mẹ rất lo lắng. Tại sao bé 2 tuổi răng bị vàng? Làm thế nào để chăm sóc răng miệng đúng cách cho bé 2 tuổi là vấn đề được rất niều mẹ quan tâm. Cùng Góc của mẹ tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Dấu hiệu vàng răng ở trẻ 2 tuổi

Dấu hiệu mẹ dễ nhận biết nhất cho thấy bé 2 tuổi răng bị vàng là màu sắc răng. Răng bé đang từ màu trắng của răng sữa chuyển dần thành trắng ngà, nâu vàng hay màu đen. Tuy nhiên, mẹ đứng quá lo lắng nhé. Tình trạng này chỉ là tạm thời mà thôi. Mẹ chỉ cần tìm ra nguyên nhân, trị tận gốc và chăm sóc răng miệng đúng cách. Thế là bé yêu sẽ lại có hàm răng trắng sáng, khỏe mạnh ngay.

Một số dấu hiệu cho thấy răng bé bị vàng, xỉn màu mẹ cần lưu ý như sau:

  • Bé ăn hoặc uống nhiều loại thực phẩm, đồ uống có màu. Chúng bám lại trên răng khiến răng bé dần ngả vàng hoặc nâu.
  • Nếu mẹ thấy răng bé xuất hiện các đốm nhỏ màu trắng, đây là dấu hiệu của bệnh sâu răng.
  • Răng bé sẽ chuyển dần sang màu cam là do mẹ vệ sinh răng miệng cho bé không đúng cách. Các mảng bám không được làm sạch, lâu ngày tạo thành lớp màng bao quanh răng bé.
Răng bé dần chuyển sang màu vàng, có thể là các đốm đen
Răng bé dần chuyển sang màu vàng, có thể là các đốm đen

2. 7 nguyên nhân khiến bé 2 tuổi bị vàng răng

Tình trạng bé 2 tuổi răng bị vàng có thể bắt nguồn từ nguyên nhân bên ngoài. Do bé sử dụng thực phẩm, nước uống có màu, uống thuốc. Hoặc nguyên nhân bên trong do bé bị bệnh, chấn thương răng. Muốn khắc phục răng vàng cho bé yêu, mẹ nên nắm rõ 2 nhóm nguyên nhân này như sau:

  • Bé 2 tuổi răng bị vàng do nguyên nhân bên ngoài: Nguyên nhân này bắt nguồn từ việc bé sử dụng các loại thực phẩm, nước uống, thuốc… có màu đậm dễ bám lại trên răng. Lâu ngày chúng tích tụ lại sẽ làm răng bé bị vàng. Tình trạng này chỉ là tạm thời, rất dễ khắc phục.
  • Bé 2 tuổi răng bị vàng do nguyên nhân bên trong: Nếu bé mắc các bệnh như rối loạn chuyển hóa, giảm sản men răng… sẽ khiến  răng bé bị vàng. Tình trạng này cũng có thể khắc phục được. Nhưng mẹ sẽ tốn nhiều công sức và thời gian hơn.

Trong đó, bé 2 tuổi răng bị vàng phần lớn do 7 nguyên nhân như. Như là thiếu sản men răng bẩm sinh, sử dụng thuốc, chế độ ăn uống, sử dụng nhiều flour, vệ sinh răng miệng sai cách và một số bệnh lý khác. Cụ thể như sau: 

2.1. Nguyên nhân 1: Do bẩm sinh thiếu sản men răng

Bé 2 tuổi răng bị vàng do thiếu men răng bẩm sinh là bệnh di truyền. Nếu bố hoặc mẹ cũng trải qua tình trạng răng bị vàng, bé con cũng có khả năng cao bị vàng răng. Thiếu sản men răng bẩm sinh là tình trạng các thành phần trong men răng bị thiếu hụt (chủ yếu là canxi flour) hoặc bị xáo trộn. Thiếu hụt men răng bảo vệ khiến răng bé dễ bị vàng và ê buốt ngay từ khi còn nhỏ.

2.2. Nguyên nhân 2: Do sử dụng một số loại thuốc

Khi mẹ mang thai uống thuốc kháng sinh có thành phần tetracyline sẽ khiến bé sinh ra răng bị vàng sớm
Khi mẹ mang thai uống thuốc kháng sinh có thành phần tetracyline sẽ khiến bé sinh ra răng bị vàng sớm

Nếu khi đang mang thai, mẹ sử dụng các loại thuốc kháng sinh có thành phần tetracycline. Chất này làm biến đổi màu men răng thai nhi. Khi bé chào đời, mọc răng sẽ có màu vàng. Mức độ bé 2 tuổi răng bị vàng  nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng thuốc mẹ sử dụng.

2.3. Nguyên nhân 3: Do chế độ ăn uống

Bé 2 tuổi đã bắt đầu thích ăn các loại bánh kẹo ngọt, uống nước ngọt có ga. Chúng là nguyên nhân khá lớn khiến răng bé bị vàng. Các loại thực phẩm này chứa nhiều đường, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển phá hủy men răng của bé. Điều này sẽ không chỉ làm vàng răng mà có thể khiến bé bị sâu răng, thừa cân, béo phì. Do đó, mẹ hãy cho bé ăn lượng vừa phải mẹ nhé!

2.4. Nguyên nhân 4: Do vệ sinh răng miệng sai cách

2 tuổi là thời gian hàm răng của bé phát triển và có xu hướng tiếp nhận nhiều loại thực phẩm khác nhau. Thức ăn có thể từ dạng lỏng đến rắn, từ dễ ăn đến khó ăn. Vậy nên việc vệ sinh răng miệng cho bé trở nên quan trọng hơn. Nếu không vệ sinh răng miệng cho bé thường xuyên và đúng cách, các mảng bám và vi khuẩn tích tụ ngày càng nhiều trên răng cũng khiến bị vàng răng. Không chỉ vậy, vi khuẩn nhiều sẽ gây sâu răng và một số bệnh răng miệng khác. Vậy nên, hãy chú ý vệ sinh răng miệng hàng ngày cho bé ngay từ khi bé được 2 tuổi mẹ nhé!

2.5. Nguyên nhân 5: Do sử dụng nhiều fluor

Trong hải sản chứa nhiều flour, ăn nhiều hải sản có thể là nguyên nhân làm cho bé 2 tuổi bị vàng răng
Trong hải sản chứa nhiều flour, ăn nhiều hải sản có thể là nguyên nhân làm cho bé 2 tuổi bị vàng răng

Flour là chất không thể thiếu giúp răng chắc khỏe, ngừa sâu răng. Nó thường có trong các đồ ăn hải sản. Tuy nhiên, sử dụng nhiều flour cũng làm tăng mảng bám men răng. Đây là nguyên nhân khiến bé bị vàng răng mà mẹ ít để ý đến. Muốn tránh cho bé con sử dụng nhiều flour, mẹ nên hạn chế cho bé ăn một số loại thực phẩm như khoai tây, nho khô, nước giải khát vị trái cây, các loại soda và các loại hải sản…

2.6. Nguyên nhân 6: Do các một số bệnh lý cơ thể

Nếu bé đang gặp một số bệnh lý liên quan đến gan, thận sẽ có khả năng bị vàng răng. Khi phát hiện bé 2 tuổi răng bị vàng không rõ nguyên nhân, mẹ nên đưa bé đi khám. Các bác sĩ xác định rõ tình trạng bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời. 

2.7. Nguyên nhân 7: Do chấn thương răng

Khi bé vận động quá mạnh nên bị chấn thương răng, tổn thương các mạch máu xung quanh răng như gãy răng, mẻ răng, chảy máu chân răng… Điều này cũng kéo theo tổn thương men răng gây ra tình trạng răng bị vàng. Ở độ tuổi 2 tuổi, bé bắt đầu đi thành thạo và thích vận động nhanh, mạnh. Vậy nên để giảm tình trạng chấn thương, mẹ cần quan sát bé khi bé vận động vui đùa và chơi những trò chơi an toàn mẹ nhé!

3. Cách chăm sóc khi bé 2 tuổi răng bị vàng

3.1.  Đánh răng cho trẻ 

Mẹ nên hướng dẫn và tập thói quen đánh răng hàng ngày cho bé để khắc phục tình trạng vàng răng
Mẹ nên hướng dẫn và tập thói quen đánh răng hàng ngày cho bé để khắc phục tình trạng vàng răng

Bé 2 tuổi răng bị vàng do các nguyên nhân bên ngoài như do thực phẩm, sử dụng thuốc, sử dụng nhiều flour, vệ sinh răng miệng sai cách… Mẹ có thể khắc phục bằng cách đánh răng cho bé hàng ngày. Tuy nhiên mẹ cần chú ý cách đánh răng đúng cách như sau:

  • Vì răng bé 2 tuổi mới tương đối hoàn thiện và là răng sữa. Mẹ nên sử dụng các loại bàn chải nhỏ, đầu tròn, lông bàn chải mềm đánh răng cho bé, tránh làm tổn thương răng và lợi. Hiện nay các hãng đã sản xuất riêng bàn chải theo từng độ tuổi, mẹ có thể chọn mua dễ dàng. 
  • Lúc bắt đầu đầu, mẹ đừng vội sử dụng kem đánh răng mà hãy thay bằng nước ấm. Bé chưa quen với việc đánh răng rất dễ nuốt kem đánh răng thay vì nhổ ra ngoài.
  • Khi bé đã quen với việc đánh răng, mẹ hãy mua cho bé tuýp kem đánh răng riêng dành cho trẻ em. Đừng cho bé dùng chung kem với cả nhà. Kem đánh răng dành riêng cho trẻ em không hoặc chứa ít flour, sẽ không làm hại men răng của bé, không làm răng bị vàng.
  • Mẹ hãy hướng dẫn bé chà nhẹ bàn chải lên toàn bộ bề mặt răng để làm sạch mảng bám. Sau đó, đừng quên nhắc nhở bé nhổ kem đánh răng ra ngoài và súc miệng thật sạch nhé.
  • Mẹ nên thực hiện đánh răng cho bé ít nhất 2 lần mỗi ngày. Buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

Tham khảo thêm:

4 điều mẹ nên biết khi vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh 

Dụng cụ vệ sinh răng miệng cho bé: Bàn chải nào tốt cho con?

Hướng dẫn vệ sinh răng cho bé mới mọc răng

3.2. Đưa bé khi khám nha sĩ

Các nguyên nhân khiến bé 2 tuổi răng bị vàng có thể là do bệnh lý. Chấn thương răng hay không xác định rõ nguyên nhân. Mẹ hãy đưa bé đến nha sĩ khám để được tư vấn cách điều trị tốt nhất. Các nha sĩ với trình độ chuyên môn cao sẽ xác định rõ nguyên nhân vì sao bé bị vàng răng. Từ đó đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp.

Đưa bé đến nha sĩ để khắc phục tình trạng vàng răng do các nguyên nhân bên trong gây ra
Đưa bé đến nha sĩ để khắc phục tình trạng vàng răng do các nguyên nhân bên trong gây ra

Nếu nguyên nhân bắt nguồn từ men răng, các nha sĩ sẽ tiến hành cạo men răng để răng sáng trở lại. Nếu nguyên nhân do mẻ hoặc gãy răng, nha sĩ sẽ đánh giá mức độ tổn thương là tạm thời hay vĩnh viễn. Sau đó tiến hành hàn răng và đưa ra các biện pháp khắc phục tốt nhất.

Lưu ý, trong trường hợp này mẹ không nên chần chừ việc đưa bé đi khám. Thời gian khám và điều trị càng sớm càng có lợi cho việc cải thiện tình trạng răng bị vàng ở bé 2 tuổi. Đồng thời tránh bệnh nặng thêm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng bé sau này.

4. Lưu ý khi bé 2 tuổi răng bị vàng 

Để chăm sóc răng bé tốt hơn, phòng tránh tình trạng bé 2 tuổi răng bị vàng, mẹ cần lưu ý một số điều như sau:

  • Hạn chế thực phẩm bám màu: Các thực phẩm bám màu sẽ bám lại trên men răng của bé, lâu ngày khiến răng bé bị xỉn màu, vàng hoặc đốm đen. Hạn chế cho bé sử dụng các thực phẩm này là cách đơn giản nhất để phòng tránh răng bị vàng.
Hạn chế cho bé ăn nhiều đồ ngọt tránh vàng răng, sâu răng
Hạn chế cho bé ăn nhiều đồ ngọt tránh vàng răng, sâu răng
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Mỗi ngày khi bé ăn uống, các vi khuẩn và thức ăn bám lại trên răng. Mẹ hãy hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng đúng cách. 2 lần mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám, tránh bé bị vàng răng. Bên cạnh đó, việc này còn giúp phòng ngừa sâu răng và các bệnh răng miệng khác.  Như viêm răng, mòn men răng, viêm nướu, viêm nha chu…
  • Không tự ý tẩy trắng răng tại nhà: Các sản phẩm làm trắng răng chứa nhiều thành phần tẩy trắng không phù hợp với tình trạng răng còn yếu của bé 2 tuổi. Hơn nữa, không dùng dụng cụ làm trắng răng tại nhà không đảm bảo vệ sinh. Điều này không những không khắc phục được việc bé 2 tuổi răng bị vàng. Mà còn khiến bé mắc các bệnh nhiễm trùng khác như viêm lợi, viêm nướu, viêm chân răng…
  • Kiểm tra, khám sức khỏe răng miệng cho bé định kỳ: Việc này không chỉ giúp sớm phát hiện và điều trị tình trạng bé 2 tuổi răng bị vàng mà còn phòng tránh các bệnh về răng miệng khác cho bé. 

Trên đây là toàn bộ nguyên nhân, cách khắc phục và lưu ý mẹ cần nắm rõ khi bé 2 tuổi răng bị vàng. Mẹ thông thái không nên quá lo lắng. Hãy tập trung xác định rõ nguyên nhân sẽ có cách khắc phục phù hợp cho bé. Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp mẹ chăm sóc răng miệng cho bé con tốt nhất. Ở độ tuổi nhạy cảm này, giúp răng bé luôn chắc khỏe, trắng sáng sẽ là giúp cho bé sau ngày rất nhiều!

Bỉm nào thoáng mát cho bé mùa hè? Lựa chọn bỉm mỏng cho mùa hè của bé là xu hướng của các mẹ hiện nay. Tuy nhiên, chỉ mỏng thôi chưa đủ để bé thoáng mát, ngừa hăm đâu ạ! Tại sao vậy? Mẹ kéo xuống để hiểu rõ hơn nhé!

Chọn bỉm mỏng cho mùa hè để bé thoáng mát, dễ chịu
Chọn bỉm mỏng cho mùa hè để bé thoáng mát, dễ chịu

1. Có nên dùng bỉm mùa hè cho bé không?

Mỗi khi vào hè, bố mẹ thường lo lắng không biết có nên mặc bỉm cho bé không bởi thời tiết nắng nóng, bé đùa nghịch nhiều rất dễ đổ mồ hôi gây hăm tã, ngứa ngáy hay thậm trí mẩn đỏ bẹn. Còn với bé trai, mặc bỉm nhiều vào mùa hè có thể khiến tinh hoàn bé nóng hơn, không tốt cho sinh sản của bé sau này.

Theo các chuyên gia khuyên rằng, bố mẹ nên giảm thiểu thời gian mặc bỉm cho bé còn nếu bắt buộc nên chọn bỉm mùa hè cho bé. Bỉm mỏng mùa hè giúp ngăn ngừa được tình trạng đổ mồ hôi, thoáng mát không gây nóng, hạn chế hăm tã và các vấn đề về da tối đa.

2. Cách chọn bỉm mỏng thấm hút tốt cho mùa hè

Mùa hè mà mặc một chiếc quần bông dày thật không dễ chịu chút nào mẹ nhỉ? Tương tự như vậy, mùa hè đóng bỉm dày cho bé cũng khiến con vô cùng nóng bức, khó chịu. Đây cũng là lý do nhiều mẹ ưu tiên bỉm mỏng cho mùa hè của con. Tuy nhiên, chỉ mỏng là chưa đủ đâu ạ, bởi:

  • Bỉm mỏng nhưng thấm hút không tốt khiến mông bé ẩm ướt trong thời gian dài, bí bách, mẩn đỏ, thậm chí bị hăm tã,…
  • Bỉm không thông thoáng, không khí bên trong và bên ngoài bỉm không được lưu thông, bé sẽ thấy hầm bí, khó chịu, thậm chí gặp các vấn đề về da như mẩn đỏ, hăm tã,…
Bỉm không thông thoáng khiến bên trong và ngoài tã
Bỉm không thông thoáng khiến bên trong và ngoài tã là chọn bỉm mùa hè cho bé được ưu tiên

Lựa chọn bỉm mùa hè như thế nào đúng nhất? Mẹ “bỏ túi” ngay 6 kinh nghiệm thần thánh này nhé!

2.1. Siêu mỏng nhẹ

Bỉm thế nào được coi là mỏng mẹ nhỉ? Độ dày các loại tã trên thị trường hiện nay khoảng từ 0.5 – 0.8cm. Mẹ chọn bỉm 0.5 – 0.6cm sẽ mỏng nhẹ nhất với con đó ạ.

Bỉm mỏng giúp thoát hơi và thoáng mát hơn, tránh hăm cho bé 
Bỉm mỏng giúp thoát hơi và thoáng mát hơn, tránh hăm cho bé 

Có mẹ lo lắng, sợ tã mỏng sẽ thấm hút không tốt. Nhưng không phải thế đâu ạ. Các thương hiệu lớn làm ra những chiếc tã mỏng hơn bằng cách giảm bớt lượng bông trong tã, bổ sung thêm hạt SAP để tã siêu thấm hút, chống thấm ngược. Nhờ đó, tã vừa mỏng hơn, thấm hút tốt hơn nhiều lần mà không lo bị vón cục.

2.2. Thấm hút tốt

Tã bỉm mỏng cho mùa hè thấm hút tốt giúp nước tiểu nhanh thấm vào tã bỉm, không ngấm ngược vào da bé. Nhờ đó, vùng da mặc tã sẽ khô thoáng hơn, hạn chế được các vấn đề ngoài da.

Bật mí mẹo nhỏ để mẹ lựa chọn tã có khả năng thấm hút tốt: Tã càng nhiều hạt SAP thấm hút cao cấp thì khả năng thấm hút càng tốt. Hạt SAP có khả năng thấm hút chất lỏng gấp 30 lần khối lượng của nó. Sau khi hút nước, hạt SAP chuyển sang dạng gel để chống thấm ngược. Nhờ đó, tốc độ thấm hút của tã nhanh, chỉ khoảng 10 – 15s, mông con được khô thoáng tối đa.

Tã có chứa nhiều hạt SAP thấm hút sẽ có khả năng thấm hút nhanh
Tã có chứa nhiều hạt SAP thấm hút sẽ có khả năng thấm hút nhanh

2.3. Bề mặt bỉm thông thoáng

Tã bỉm mỏng cho mùa hè có thiết kế thông thoáng sẽ giúp bé dễ chịu nhất, tránh hầm bí khi mặc tã. Bí kíp chọn tã thông thoáng cho mẹ đây!

  • Bề mặt bỉm nhiều khe rãnh: Bề mặt bỉm nhiều khe rãnh thoát khí giúp chất lỏng có thể ngay lập tức đi vào bên trong miếng tã. Khi ấy, da bé sẽ hạn chế tiếp xúc với môi trường chất lỏng chứa vi khuẩn. Nhờ đó, bé không bị bí bách, khó chịu khi mặc bỉm.
  • Mặt đáy thoát khí: Bỉm thiết kế mặt đáy thoát khí giúp không khí bên trong và bên ngoài bỉm dễ lưu thông, giúp bé không bị hầm bí khi mặc bỉm.
Bỉm có rãnh thoát khí 3D sẽ giúp thông thoáng, ngăn ngừa hăm tã hiệu quả.
Bỉm có rãnh thoát khí 3D sẽ giúp thông thoáng, ngăn ngừa hăm tã hiệu quả.

2.4. Bỉm chống tràn tốt

Nửa đêm bé bị tràn tã ra giường, quấy khóc đòi thay tã khiến mẹ phải phải thức giấc giữa đêm? Cả bố cả mẹ đều phải thức dậy, chuẩn bị lỉnh kỉnh đồ đạc để thay tã, thay ga giường. Cả nhà đều không ngủ ngon.

Nguyên nhân do bỉm thấm hút kém, phần chun lưng bị thấp nên dễ tràn bỉm. Do đó, cùng với chọn bỉm thấm hút tốt, mẹ ưu tiên bỉm có thiết kế chun lưng cao (trên 5cm) để tránh tràn ngược ra lưng khi bé nằm ngủ mẹ nhé!

Bỉm chống tràn giúp bé ngủ xuyên đêm không lo bị hăm và thức giấc
Bỉm chống tràn giúp bé ngủ xuyên đêm không lo bị hăm và thức giấc

2.5. Size bỉm thoải mái, vừa vặn với bé

Mùa hè mà phải mặc quần áo bó sát, chật chội thì khó chịu thật sự mẹ nhỉ? Vì thế khi chọn bỉm mỏng mùa hè cho con, mẹ cũng ưu tiên chọn loại vừa vặn hoặc rộng hơn 1 xíu so với cân nặng của con nhé. Tã quá chật gây cọ xát và bí bách khiến bé khó chịu, thậm chí gây đau, viêm da, hăm tã đó ạ!

Vậy mẹ nên chọn size bỉm mùa hè cho bé thế nào? Các thương hiệu đều có bảng hướng dẫn chọn size tã theo cân nặng của con. Mẹ dựa vào đó để chọn size phù hợp với bé nhà mình. Nếu gặp khó khăn, mẹ nhờ nhân viên tư vấn thêm nhé!

Mặc size bỉm vừa vặn cho con giúp giảm nóng bức khó chịu và hăm tã ở mùa hè
Mặc size bỉm vừa vặn cho con giúp giảm nóng bức khó chịu và hăm tã ở mùa hè

2.6. Ưu tiên chọn bỉm dán (tã dán)

Thời tiết mùa hè nắng nóng, mẹ ưu tiên lựa chọn tã dán cho bé vì sẽ thông thoáng hơn tã quần. Tã dán mùa hè còn giúp mẹ dễ dàng điều chỉnh vòng eo để vừa vặn với bụng, cho con thoải mái nhất.

Mặc tã dán sẽ giúp thông thoáng, dễ chịu hơn vào mùa hè
Mặc tã dán sẽ giúp thông thoáng, dễ chịu hơn vào mùa hè

Nếu bé hiếu động, đùa nghịch liên tục, không chịu nằm yên khiến mẹ thay tã vô cùng khó khăn thì sao mẹ nhỉ? Mẹ chuyển sang sử dụng tã quần vào ban ngày để dễ mặc nhất. Buổi đêm đợi con ngủ say, mẹ vẫn ưu tiên tã dán để con được thông thoáng nhất mẹ nhé.

3. Review bỉm mỏng cho mùa hè tốt nhất hiện nay

Hiện nay trên thị trường có nhiều bỉm mỏng mùa hè dành cho bé, trong đó bỉm Mamamy được các mẹ đặc biệt tin dùng vì thiết kế siêu mỏng, siêu thấm hút giúp ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa.

Sở dĩ bỉm Mamamy siêu mỏng vì Mamamy đã thay hạn chế tối đa số bông “cồng kềnh, dày cộp” trong tã thành dải hạt SAP cao cấp siêu mỏng, siêu thấm hút xuyên suốt trong miếng tã. Nhờ đó, bỉm không chỉ mỏng đi 1 nửa mà khả năng thấm hút lại tăng gấp 1.5 – 2 lần, không bị vón cục ở giữa, giúp bé yêu thoáng mát nhất khi mặc tã.

Bỉm Mamamy siêu mỏng siêu thấm hút được mẹ ưu tiên lựa chọn vào mùa hè
Bỉm mùa hè Mamamy siêu mỏng siêu thấm hút được mẹ ưu tiên chọn bỉm mùa hè cho bé

Ngoài loại bỉm mỏng nhẹ cho bé, Mamamy còn có 3 “siêu”: Siêu thấm hút, siêu chống tràn và siêu thoáng khí đó ạ!

  • Siêu thấm hút: Nếu các loại bỉm thông thường chỉ sử dụng bông trộn lẫn hạt SAP hoặc dùng 1 lớp hạt SAP ngắn ở giữa bỉm, khiến tã dễ bị tràn, vón cục ở lần bé tè tiếp theo. Vì đặc tính của sợi bông khi tiếp xúc với nước sẽ bị tách các sợi liên kết ra, vón thành những cục nhỏ. Ngược lại, tã Mamamy thiết kế dải SAP dài hết miếng tã, giúp chất lỏng thấm hút đồng đều, làm khô bề mặt tã nhanh, chỉ 10 – 15s sau khi bé tè, mẹ sờ bề mặt tã khô rong như bỉm mới luôn đó ạ!
  • Siêu chống tràn: Khác với một số thương hiệu bỉm có chun lưng ngắn, chỉ 3 -4cm khiến bé dễ bị tràn bỉm. Mamamy thiết kế phần chun lưng cao 6cm (chun lưng dài nhất thị trường bỉm tã), hạn chế tối đa việc bé bị tràn phân và nước tiểu ra lưng khi nằm. Cùng với đó, Mamamy thiết kế thêm phần cắt võng quanh đùi để chống tràn tối đa cho bé.
  • Siêu thoáng khí: Bề mặt tã Mamamy có rất nhiều rãnh thoát khí 3D tạo độ thoáng, hạn chế tiếp xúc giữa mông bé và bề mặt tã. Mamamy còn có mặt đáy thoát khí 360 độ, giúp nhiệt độ trong bỉm và ngoài bỉm tương đương nhau để bé sẽ thoải mái như không mặc tã.

So sánh độ dày các loại bỉm, bỉm siêu mỏng mùa hè Mamamy giúp bé thoải mái, dễ chịu, ngăn ngừa hăm tã, mẩn đỏ tối đa vào mùa hè!

Để có cái nhìn khách quan hơn, mẹ theo dõi phản hồi của các mẹ sau khi sử dụng bỉm mùa hè Mamamy nhé!

Cơn sốt bỉm Mamamy nhập Hàn, rất nhiều mẹ truyền tai nhau và phản hồi tích cực
Cơn sốt bỉm mỏng cho mùa hè Mamamy nhập Hàn, rất nhiều mẹ truyền tai nhau và phản hồi tích cực

Mẹ Hồng Nguyễn chia sẻ: “Mình chỉ tin dùng bỉm của Mamamy cho con vì bỉm thấm hút tốt, giúp mông bé luôn khô thoáng và không bị hăm. Bỉm có thiết kế độc đáo giúp chống tràn khi bé ị hay tè nhiều, nhất là ban đêm. Lưng thun co giãn tốt giúp bé dễ dàng lật hay bò mà ko sợ bị cấn ở bụng hay có vết hằn sau lưng.” Ngoài dùng bỉm, mẹ Hồng còn là fan dùng rất nhiều đồ khác của Mamamy.

Mẹ Hồng chia sẻ

Mẹ Diệu Trần thủ thỉ rằng: “Mình đang cho Tin dùng bỉm siêu mỏng cho bé Mamamy, không hề thua kém top 3 bỉm Nhật. Cảm nhận đầu tiên của mình khi cầm bỉm Mamamy là rất mềm mại và mỏng nhẹ. Màu trắng đơn giản và tinh tế phải không nào. Phần co chun cũng được thiết kễ co giãn, không để vết hằn trên da tí nào. Bỉm mỏng nhưng thấm hút tốt, bé ngủ ban đêm không bị tràn ra xíu nào. Bỉm còn có vạch báo đầy giúp mẹ dễ dàng biết để kịp thay tã cho bé.”

Mẹ Diệu Trần chia sẻ

Mẹ Đông Đào thủ thỉ rằng: “Nhìn mẫu mã thôi đã thấy xịn xò. Dùng thì chỉ một chữ : Phê …………kéo dài mãi . Đồ của Mamamy dùng thì khỏi phải bàn rồi, bỉm đóng từ 7h tối đến 7h sáng mông con vẫn khô cong mà được cái con không bị hăm thế mới sướng. Từ ngày biết đến Mamamy thì mình không phải đi tìm bỉm mùa hè cho bé gì thay thế nữa. Cảm ơn Mamamy!”

Mẹ Đông Đào chia sẻ

Mẹ Giáp Hằng chia sẻ: “Mình đã dùng rất nhiều loại tã cao cấp cho con, tới khi biết tới Mamamy thì mới thật sự hài lòng. mỏng nhẹ, mà thấm hút tốt cho con giấc ngủ dài cả đêm.”

Mẹ Giáp Hằng chia sẻ

Mẹ Phan Thúy chia sẻ: “Tã dán của Mamamy thấm hút tốt, qua đêm mà tã vẫn rất nhẹ và khô thoáng. Bỉm mamamy không giống như những loại đã dùng sau vài tiếng đã bị thấm nước rất dày. Phần chung lưng của bỉm cao và chắc chắn lại không gây hằn trên da. Mặc tã dán Mamamy bé không mẩn ngứa, hăm đỏ, không bị mùi khó chịu, mẹ Thúy cảm thấy rất tuyệt.”

Mẹ Phan Thúy chia sẻ

4. 4 Lưu ý khi dùng bỉm mùa hè cho bé ngừa hăm tối đa

Mách mẹ thêm một số bí kíp để thoải mái đóng bỉm mỏng mùa hè cho bé mà không lo bí bách, hăm tã:

  • Giảm số giờ mặc bỉm cho bé: Mỗi lần thay tã cho bé, mẹ cho con nude khoảng 15 phút trước khi mặc tã mới để mông con được “thở” mẹ nhé.
  • Thay tã cho bé sau khoảng 3 – 4 giờ: Theo khuyến cáo của chuyên gia Nhi Khoa, thời gian trung bình cần thay tã cho bé là khoảng 3 – 4 giờ. Thay tã đúng lúc giúp tã không bị đầy và tràn ra ngoài, đồng thời da bé không phải tiếp xúc lâu với phân và nước tiểu, giảm hăm tã cho bé.
  • Vệ sinh sạch sẽ cho bé mỗi lần thay tã: Mẹ sử dụng khăn ướt thành phần kháng khuẩn, dưỡng ẩm cao cấp để làm sạch vùng mặc tã, đặc biệt chú ý những vị trí có nhiều nếp nhăn như bẹn, háng, bộ phận sinh dục. Lưu ý: Với bé gái mẹ chỉ lau từ trước ra sau, không làm ngược lại vì sẽ kéo chất bẩn từ hậu môn lên bộ phận sinh dục gây viêm nhiễm.
  • Không đóng bỉm quá chật: Mẹ nên chú ý cách đóng bỉm mùa hè để con cảm thấy thấu thoải mái nhất. Mẹ thử tưởng tượng mùa hè nắng nóng, mẹ mặc 1 cái quần chật sẽ bức bối khó chịu thế nào. Bé yêu cũng vậy, mặc tã chật cọ xát vào da con gây mẩn đỏ, cùng với đó, tã chật khiến mồ hôi tiết ra nhiều hơn, gây hầm bí, khó chịu cho bé.
Giảm số giờ mặc bỉm, thay bỉm thường xuyên và vệ sinh sạch sẽ mỗi lần thay sẽ giúp bé ngăn ngừa hăm tã tốt hơn
Giảm số giờ mặc bỉm, thay bỉm thường xuyên và vệ sinh sạch sẽ mỗi lần thay sẽ giúp bé ngăn ngừa hăm tã tốt hơn
KHĂN ƯỚT MAMAMY – CHỦ ĐỘNG NGỪA HĂM, CHĂM TỪNG KẼ NGÁCH

Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!

  • Thành phần ngừa hăm được cấp bằng sáng chế Mỹ
  • Thành phần kháng khuẩn được WHO chỉ định dùng cho viêm nướu

Ba mẹ chủ động ngừa hăm cho con, chăm sóc con an toàn tới từng kẽ ngách.

Qua bài viết trên, hi vọng mẹ đã biết cách chọn bỉm mỏng cho mùa hè và cách mặc bỉm để ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa cho con. Nếu còn băn khoăn về bỉm mỏng mùa hè cho bé, mẹ để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ mẹ nhé!

Mẹ tham khảo: 

[Giải đáp] Nên chọn bỉm mùa hè nào cho bé để thoáng mát, ngừa hăm?

Bật mí cách chọn bỉm mùa hè cho bé: Thoáng mát, ngừa hăm tối đa

Thông thường, cách tính tuổi thai dựa vào kết quả khám thai của bác sĩ. Tuy nhiên, mẹ vẫn tính được chính xác đến 99% ngay tại nhà bằng cách tính tuổi thai theo ngày dự sinh. Cách làm như thế nào? Có lưu ý gì không? Mẹ đọc bài viết dưới đây nhé

1. Mẹ có biết về tuổi thai và ngày dự sinh?

1.1. Vai trò của tính ngày dự sinh 

Khi tính ngày dự sinh, mẹ có thể thông qua đó theo dõi tình trạng sức khỏe của con yêu. Thêm vào đó, cả gia đình chủ động hơn về tâm lý và các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón bé chào đời. 

1.2. Phương pháp tính tuổi thai dựa vào ngày dự sinh

Phương pháp tính tuổi thai dựa vào ngày dự sinh được rất nhiều mẹ tin dùng và sử dụng nhiều năm qua. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp tính tuần thai theo ngày dự sinh. Mẹ hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé! 

2. 7 cách tính tuổi thai theo ngày dự sinh chính xác

2.1. Tính tuổi thai theo ngày dự sinh: Dựa theo ngày quan hệ

Mẹ có thể quan tâm: TÍNH NGÀY DỰ SINH THEO NGÀY QUAN HỆ: CHÍNH XÁC HAY KHÔNG?

Tuổi thai tính theo ngày giao hợp là phương pháp tính cổ điển. Phương pháp có độ chính xác thấp hơn nhiều so với phương pháp siêu âm. Cách tính tuổi thai này chỉ chính xác tuyệt đối trong trường hợp thụ tinh ống nghiệm. Do khi đó, mẹ biết được chính xác ngày chuyển phôi. 

Nếu mẹ biết chính xác ngày giao hợp và chỉ quan hệ 1 lần trong vòng 3 – 4 tuần thì tuổi thai sẽ được tính bằng 2 tuần kể từ ngày giao hợp. Tuy nhiên, độ chính xác của phương pháp này không cao. 

Ví dụ: Ngày giao hợp là ngày 10/3/2020, và mẹ không giao hợp lần tiếp theo trong vòng 1 tháng tiếp, vậy tuổi thai là đến ngày 24/3/2020 là được 2 tuần. 

Tính tuổi thai dựa theo ngày quan hệ mang lại kết quả không chuẩn xác
Tính tuổi thai dựa theo ngày quan hệ mang lại kết quả không chuẩn xác

2.2. Tính tuổi thai theo ngày dự sinh: Dựa vào chu kỳ kinh nguyệt

Theo cách tính này, mẹ sẽ tính tuổi thai dựa trên ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Cụ thể, ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng được tính là ngày đầu tiên của thai kỳ. Các tuần sau cứ lần lượt cộng thêm vào.

Ví dụ như ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối là 15/6/2021, vậy thì ngày đầu tiên của thai kỳ cũng chính là ngày 15/6/2021

Theo phương pháp này, tuổi thai sẽ được tính bắt đầu từ trước khi mang thai thật. Thường sẽ lớn hơn tuổi thai thật khoảng 2 tuần vì mẹ rất khó xác định chính xác thời điểm rụng trứng hay thụ thai.

Tuy nhiên, phương pháp này áp dụng cho mẹ có chu kỳ kinh 28 ngày đều đặn. Mẹ hãy nhớ chính xác ngày bắt đầu có kinh. Không áp dụng cho trường hợp mẹ có chu kỳ kinh không đều, không nhớ chu kỳ kinh cụ thể.

Tính tuần thai theo chu kỳ kinh nguyệt
Tính tuần thai theo chu kỳ kinh nguyệt

2.3. Tính tuổi thai theo ngày dự sinh: Dựa vào kỳ kinh cuối

Mẹ có thể xem thêm: TÍNH NGÀY DỰ SINH THEO KỲ KINH CUỐI: LIỆU CHÍNH XÁC KHÔNG?

Để tính tuổi thai theo phương pháp này, mẹ lưu ý rằng thời điểm hành kinh cuối phải là lần bị hành kinh cuối cùng trước khi có thai. Mẹ cần phân biệt được giữa biểu hiện của nguyệt san với máu báo thai. Điều này để biết đâu là lần hành kinh cuối cùng. Máu báo thai thường có vón cục, màu hồng hoặc nâu và chỉ xuất hiện 1-2 ngày.

Khi biết chính xác thời điểm xuất hiện kinh cuối, mẹ dựa vào đó để áp dụng công thức tính tuổi thai theo kỳ kinh cuối. Tính toán này được thực hiện khá đơn giản:

Thời gian sắp hết kinh cộng thêm 9 tháng 5 ngày. 

Ví dụ, đối với mẹ có kỳ kinh cuối cùng vào ngày 3 tháng 1 năm 2019, cộng với 9 tháng 5 ngày, ngày 8 tháng 10 năm 2019 là ngày mẹ có thể sinh em bé.

Tuổi thai thực của bé có thể thay đổi so với dự đoán do thời gian phát triển và chế độ dinh dưỡng của mẹ. Góc của mẹ khuyên mẹ cần chủ động sớm và có thể thực hiện siêu âm định kỳ mỗi tháng 1-2 lần để đảm bảo thời gian thai nhi chào đời chính xác nhất.

Mẹ nên chắc chắn chính xác ngày hết kỳ kinh cuối
Mẹ nên chắc chắn chính xác ngày hết kỳ kinh cuối

2.4. Tính tuổi thai theo ngày dự sinh: Dựa theo siêu âm

Mẹ có thể xem thêm: TÍNH NGÀY DỰ SINH THEO SIÊU ÂM CÓ CHUẨN KHÔNG?

Tính tuổi thai dựa vào siêu âm là phương pháp tính tuổi thai khoa học và có độ chính xác cao nhất.

Cách tính tuổi thai qua siêu âm đo chiều dài đầu và mông (CRL: Crown Rump Length):

Tuổi thai (tuần) = CRL (cm) + 6,5

Ví dụ chiều dài đầu và mông là 3cm thì tuổi thai sẽ là: 3 + 6,5 = 9,5 (tuần)

Thông thường, trong mỗi lần mang thai, mẹ cần siêu âm ít nhất 3 lần ở các mốc sau: 11 – 14 tuần, 18 – 22 tuần, và 30 – 32 tuần. Tuy nhiên, ngoài 30 tuần, việc tính tuổi thai sẽ khó hơn rất nhiều, độ chính xác giảm đi đáng kể.

Mẹ nên đi siêu âm sớm để theo dõi sự phát triển của con yêu
Mẹ nên đi siêu âm sớm để theo dõi sự phát triển của con yêu

2.5. Tính tuổi thai theo ngày dự sinh: Dựa vào ngày thai nhi cử động

Mẹ cũng còn tính được tuổi thai thông qua các cử động của bé. Thai nhi bắt đầu đạp ngay từ tuần thứ 9 của thai kỳ. Tuy nhiên, những cử động đầu tiên của bé chỉ được phát hiện khi siêu âm. Bác sĩ sẽ cho mẹ nhận xét về sự phát triển của thai nhi.

Vào khoảng tuần thứ 18 và 19 của thai kỳ, mẹ sẽ cảm nhận được con đạp. Và sau tuần thứ 24, mẹ cảm thấy bé đạp thường xuyên hơn đó. Sau tuần thứ 28 của thai kỳ, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ cách theo dõi sức khỏe thai nhi bằng cách đếm số lần đạp của bé. 

Mẹ nên lưu ý việc bé giảm số lần đạp. Có thể do bé không được cung cấp đủ dinh dưỡng, lượng oxy hoặc glucose của mẹ giảm. Mẹ nên đến gặp bác sĩ để được siêu âm và làm các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân.

Ở tuần thứ 36 của thai kỳ, mẹ cảm thấy em bé giảm số lần đạp. Đó là do cân nặng của bé ngày càng tăng nên không gian trong bụng mẹ chật hơn với bé rồi.

Bé thay đổi chu kỳ cử động theo từng tháng
Bé thay đổi chu kỳ cử động theo từng tháng

2.6. Tính tuổi thai theo ngày dự sinh: Dựa vào đo bề cao tử cung

Mẹ cũng có thể sử dụng phương pháp đo chiều cao tử cung để có kết quả chính xác.

Phép đo chiều cao của tử cung được đo từ đường viền trên của khớp vệ, đến đáy của tử cung:

  • Thai nhi giấu mặt sau ống soi: tương đương với thai nhi 1 tháng tuổi.
  • Thai nhi nhô cao 1/4 dây rốn đến khớp vệ (khoảng 4cm): tương ứng với thai nhi khoảng 2 tháng tuổi.
  • Tử cung nhô 1/2 đường rốn đến mạc nối (8cm): tương ứng với thai 3 tháng.
  • Tử cung nâng lên 3/4 từ đường rốn đến xương đòn: tương ứng với thai nhi 4 tháng tuổi.
  • Tử cung cao đến ngang rốn: tương ứng với thai nhi khoảng 5 tháng tuổi.
  • Tử cung cao khoảng 20cm: tương ứng với thai nhi 6 tháng tuổi.
  • Tử cung bằng 1/2 đường rốn so với bầu ngực: tương ứng với thai nhi 7 tháng tuổi.
  • Tử cung cao khoảng 32 cm: tương ứng với thai nhi 9 tháng tuổi.

Công thức tính tuổi thai theo chiều cao tử cung:

Tuổi bào thai = (Chiều cao tử cung: 4) + 1

Ví dụ chiều cao của tử cung là 8 cm thì tuổi của thai nhi sẽ là: (8: 4) + 1 = 3, vậy tuổi của thai nhi là 3 tháng tuổi (12 tuần tuổi)

Việc đo kích thước tử cung chính xác sẽ giúp mẹ tính được tuổi thai, bên cạnh đó cũng có thể biết được tình trạng sức khỏe của thai nhi. 

Đo chiều cao của tử cung theo tuần thai
Đo chiều cao của tử cung theo tuần thai

2.7. Tính tuổi thai theo ngày dự sinh: Với thai IVF và IUI

Mẹ có thể xem thêm: CÁCH TÍNH NGÀY DỰ SINH THAI IVF CHUẨN NHẤT TỪ CHUYÊN GIA

Với phương pháp thụ tinh ống nghiệm, mẹ biết được thời điểm rụng trứng và chuyển phôi một cách chính xác hơn.

  • Cách tính tuổi thai IVF dựa vào ngày chuyển phôi: 

Phôi được nuôi trong phòng thí nghiệm trong thời gian 3 hoặc 5 ngày. Đây cũng là thời điểm phôi thai tự phân chia.

Đối với phôi 5 ngày, chúng ta có nhiều phôi bào hơn, tỷ lệ sống sót cao hơn.

Tuổi thai của IVF được tính dựa trên ngày chuyển phôi như sau:

Tuổi thai = 2 tuần + 3 ngày (nếu chuyển phôi ngày thứ 3)

Tuổi thai = 2 tuần + 5 ngày (nếu chuyển phôi ngày thứ 5)

  • Cách tính tuổi thai IUI dựa trên ngày bơm IUI:

Nếu chu kỳ kinh nguyệt đều (28 ngày) và rụng trứng giữa chu kỳ (ngày bơm IUI – 2 tuần sau ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng) thì tuổi thai thực tế sẽ là số tuần kể từ ngày bơm IUI đến thời điểm hiện tại cộng thêm 2 tuần, và tuổi thai này thường trùng với tuổi thai siêu âm.

Ví dụ ngày bơm IUI là 20/8/2020, tới thời điểm hiện tại là 1/9/2020 rồi cộng thêm 2 tuần. Vậy tuổi thai thực tế là 26 ngày. 

Tính tuổi thai IUI và IVF chính xác 99% do xác định đúng ngày rụng trứng
Tính tuổi thai IUI và IVF chính xác 99% do xác định đúng ngày rụng trứng

3. Lưu ý cho mẹ về sự phát triển của thai nhi ở mỗi tuần

Mẹ có thể xem thêm: TỔNG HỢP 40 TUẦN THAI KỲ VÀ TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN LƯU TÂM

3.1. Tuần đầu tiên

Sự phát triển của thai nhi tuần đầu không khác nhiều so với bình thường. Thai nhi phải mất vài tuần để hình thành. Nhưng điều đó không có nghĩa là tuần đầu tiên kém quan trọng bởi đây là thời gian mẹ lên kế hoạch và chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Ngày dự sinh của thai nhi thường được tính là 40 tuần kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những người sinh con muộn sẽ có thai kéo dài đến 42 tuần.

3.2.  3 tuần đầu

Tuần thứ 3 là thời điểm đánh dấu sự hiện diện của thiên thần nhỏ bên trong cơ thể mẹ. Trứng thụ tinh bây giờ đã phân chia thành hàng trăm tế bào, được gọi là phôi thai. 

Bắt đầu từ tuần thứ ba của thai kỳ, em bé đã nhận được tất cả các thông tin và vật chất di truyền cần thiết cho sự hình thành sự sống và phát triển các cơ quan quan trọng của cơ thể. Vì vậy, bất kỳ sự can thiệp nào trong giai đoạn phát triển này đều ảnh hưởng đến bé đó mẹ.

3.3. 3 tháng đầu

Khi mang thai 3 tháng đầu, việc ổn định thai nhi được ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh việc bổ sung các loại thuốc bổ, vitamin, mẹ cần đặc biệt lưu ý bổ sung axit folic và các chất khác như đạm, sắt,…. để  thai nhi được phát triển hoàn hảo nhất.

Cân nặng của bé 3 tháng đầu trong bụng mẹ theo tuần chuẩn nhất ở mốc tuần thứ 12. Các cơ quan và cấu trúc cơ thể của thai đang dần phát triển. Cân nặng thai nhi 12 tuần ở mức chuẩn khoảng 14 gam, dài khoảng 5,4 cm.

Trong 3 tháng đầu này, mẹ cần hết sức thận trọng cả về sức khỏe và tinh thần để thai nhi phát triển ổn định nhất. 

Hình ảnh thai nhi ở tuần thứ 6
Hình ảnh thai nhi ở tuần thứ 6

3.4. 3 tháng tiếp theo

Tháng thứ 4

Ở tháng thứ 4, mẹ gần như có thể xác định được giới tính thai nhi. Vì bộ phận sinh dục đã xuất hiện khá rõ ràng, ngoài ra, tay và chân cũng dần hoàn thiện. Bên cạnh đó, mí mắt, lông mi hay tóc bắt đầu bước vào giai đoạn tăng trưởng.

Đặc biệt, thai nhi phát triển rõ nét nhất là hệ thần kinh đi vào hoạt động, bé có thể mút ngón tay hoặc ngáp,… Mẹ cũng dần cảm nhận được sự hiện diện của thai nhi.

Tháng thứ 5

Tháng thứ 5, bé đã biết đạp và vận động nhiều hơn. Đây là khoảnh khắc vô cùng đáng nhớ của mẹ. Xung quanh cơ thể bé mọc lên một lớp lông tơ, ngoài ra, trên da bé cũng hình thành một lớp. Chúng có tác dụng chính là bảo vệ bé khi còn trong bụng mẹ, khi bé chào đời, chúng sẽ dần biến mất.

Lúc này thai nhi phát triển rất nhanh, nhiều bé nặng khoảng 300 gam. Chính vì sự lớn lên nhanh chóng đó mà vòng bụng của mẹ cũng to lên đáng kể.

Khi thai nhi phát triển đến tháng thứ 6, cơ thể đã gần như hoàn thiện, đặc biệt là về mặt. Với việc hoàn thiện các chức năng của cơ thể, em bé bắt đầu nhận thức được âm thanh cũng như ánh sáng. Trong thời gian này, cha mẹ có thể nói chuyện hoặc cho bé nghe nhạc thư giãn, bé sẽ đáp lại bằng một số cử động như đạp, xoay người, mỉm cười,…

Thỉnh thoảng thai nhi bị nấc cụt, đây là hiện tượng hết sức bình thường. Có thể nói, hiện tượng này báo hiệu bé đang trong quá trình trưởng thành.

Thai giáo giúp bé phát triển tốt hơn từ trong bụng mẹ
Thai giáo giúp bé phát triển tốt hơn từ trong bụng mẹ

3.5. 3 tháng cuối

Trong giai đoạn này, cân nặng của bé có thể từ 1kg – 1,5kg, bé chuyển động liên tục trong bụng mẹ.

Tháng thứ 7

Từ tháng thứ 7, mẹ nên đặc biệt cẩn thận vì nguy cơ sinh non rất cao. Vì vậy, mẹ bầu nên chú ý đến chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày của mình để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Tháng thứ 8

Ở tháng thứ 8, cơ thể bé gần như hoàn thiện, chỉ có phổi là chưa phát triển hoàn thiện. Sau này, khi cơ thể phát triển, bé có nhiều cử động và di chuyển hơn trong bụng mẹ. Khi bước sang giai đoạn cuối và sắp sinh, mẹ nên đi khám thai 2 tuần / lần để theo dõi tình trạng của bé. Đặc biệt, thời gian này lớp mỡ dưới da tiếp tục phát triển và bé nặng khoảng 2kg.

Tháng cuối thai kỳ – Tháng thứ 9

Vào tháng cuối thai kỳ, quá trình phát triển của thai nhi đã hoàn thiện, phổi và não bộ phát triển vô cùng nhanh chóng để chuẩn bị cho bé chào đời. Trong tháng này, cân nặng của bé cũng tăng mạnh, có thể dao động từ 2,9kg – 3,5kg. Đặc biệt, để việc sinh nở dễ dàng hơn, trẻ thường nằm úp trong bụng mẹ, đầu nằm dưới.

Theo các chuyên gia, thời điểm tốt nhất để tính tuổi thai lý tưởng, đưa ra ngày dự sinh chính xác nhất là khi thai được 8-13 tuần 6 ngày cũng tức là khoảng tháng 3-4. Vì vậy mẹ n xác định tuổi thai vào giai đoạn này sẽ có được kết quả chính xác nhất.

Em bé đã phát triển toàn diện và sẵn sàng chào đời
Em bé đã phát triển toàn diện và sẵn sàng chào đời

4. Lưu ý khi chăm sóc mẹ bầu

4.1. Cách chăm sóc mẹ bầu

Tuần đầu

Đây là lúc thai nhi bắt đầu hình thành cấu trúc của mặt và cổ. Vì vậy, mẹ ưu tiên nhóm thực phẩm giàu đạm (thịt gia súc, hải sản, sữa) trong thực đơn hàng ngày của mình để giúp thai nhi tăng trưởng khỏe mạnh. Ngoài ra, để tạo kháng thể cho hệ thống miễn dịch, mẹ cũng cần bổ sung nhiều protein hơn thông qua các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt.

3 tuần đầu

Những tế bào não đầu tiên được hình thành, cụ thể là ống thần kinh của thai nhi. Để ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh, mẹ  bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B11 và axit folic. Đây cũng là giai đoạn mẹ phải “đối mặt” với những cơn ốm nghén gây mệt mỏi. Để hạn chế tình trạng này, mẹ  nói không với đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, đồ ăn quá mặn như các món kho, xào, sốt vang nhé!

Bơ giàu chất axit folic
Bơ giàu chất axit folic

3 tháng đầu:

Mẹ nên ăn nhiều loại ngũ cốc, trái cây, rau, củ, thịt, các loại đậu, sữa và các sản phẩm từ sữa trong 3 tháng đầu. Nên hạn chế những thực phẩm ít calo và chất dinh dưỡng nhưng lại nhiều chất béo, đường như da và mỡ động vật. Ngoài ra, mẹ nên nạp vào khẩu phần ăn thực phẩm giàu kẽm, đạm, sắt như hải sản, các loại thịt, các loại vitamin và khoáng chất khác giúp duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, ngăn ngừa nhiễm trùng tử cung và cân bằng nội tiết tố cho mẹ. 

3 tháng tiếp theo:

Trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ, mẹ cần thêm 350 calo mỗi ngày. Vì vậy, đổi mới thực đơn sẽ giúp mẹ không bị thiếu, thừa chất. Ví dụ, thịt, trứng và các loại đậu là những nguồn giàu protein cần thiết cho sự phát triển của thai nhi cả trong giai đoạn này và trong ba tháng cuối của thai kỳ. Canxi có trong sữa và các sản phẩm từ sữa giúp giữ cho răng và xương của trẻ chắc khỏe. Nếu không có đủ canxi, thai nhi sẽ lấy canxi từ xương của mẹ, khiến mẹ bầu dễ gặp phải vấn đề loãng xương.

Mẹ nên ăn những thực phẩm giàu canxi
Mẹ nên ăn những thực phẩm giàu canxi

3 tháng cuối:

Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, mẹ nên ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng như: trứng, sữa, thịt, các loại hải sản. Các loại vitamin và chất xơ cũng như omega-3 được bổ sung qua các loại rau và trái cây như việt quất, cá hồi cần thiết trong các giai đoạn phát triển của thai nhi.

4.2. Lưu ý khi chăm sóc mẹ bầu

  • Mỗi giai đoạn thai kỳ đều có những lưu ý và nguyên tắc dinh dưỡng khác nhau. Mẹ tìm hiểu kỹ để xây dựng thực đơn mỗi ngày đầy đủ dưỡng chất nhất nhé.
  • Chế độ tập luyện hợp lý và các môn thể dục, vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thiền,… giúp mẹ tăng cường sức khỏe và dễ dàng hơn khi sinh em bé.
  • Siêu âm thai định kỳ mỗi tháng từ sau khi thai nhi được 6 tuần để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. 
  • Khoảng từ tuần 18 của thai nhi, mẹ nên thực hành thai giáo với bé như nghe nhạc, nói chuyện hay xoa bụng.
  • Mẹ  tránh những thực phẩm không tốt cho sức khỏe như đồ ăn dầu mỡ hay đồ uống có cồn.
  •  Thiết lập chế độ sinh hoạt thích hợp đi ngủ sớm, ăn đúng bữa, giữ vệ sinh sạch sẽ,….
Mẹ cần cung cấp đầy đủ các chất cho cơ thể
Mẹ cần cung cấp đầy đủ các chất cho cơ thể

Hi vọng qua bài viết này, các mẹ sẽ biết cách tính tuần thai theo ngày dự sinh và những lưu ý quan trọng cho mỗi giai đoạn thai kỳ của mình. Nếu còn băn khoăn gì, mẹ để lại bình luận để được hỗ trợ nhanh nhất mẹ nhé!

Xem thêm: 

Đặt tên bé trai 2022 mệnh Kim độc lạ, tiền đồ khai sáng

Bố họ Phạm đặt tên con là gì? Gợi ý 200 tên hay mang lại may mắn, bình yên cho con!

Mẹ nghi ngờ bé đóng bỉm bị mẩn đỏ, muốn tìm cách xử lý để bé khỏi nhanh? “Bí kíp” cho mẹ đây ạ! Góc của mẹ đã tổng hợp cách xử lý tốt nhất, vừa giúp xoa dịu vùng da mẩn đỏ nhanh chóng, vừa giúp ngừa mẩn đỏ tối đa. 

Mẹ băn khoăn vì sao bé yêu nhà mình đóng bỉm lại bị mẩn đỏ?
Mẹ băn khoăn vì sao bé yêu nhà mình đóng bỉm lại bị mẩn đỏ vậy nhỉ?

1. Xác định nguyên nhân bé đóng bỉm bị mẩn đỏ

Trước tiên, mẹ để ý loại bỉm đang dùng cho bé. Có phải mẹ mới đổi sang loại bỉm mới cho con? Hay mẹ đã dùng loại bỉm này rất nhiều lần không sao, đến lần này bé lại bị mẩn đỏ?

Mẹ đọc tiếp bên dưới để nhận biết và xử lý nhé!

1.1. Bé bị dị ứng do tiếp xúc lâu phân và nước tiểu

Tình huống này thường gặp ở bé đã dùng bỉm 1 thời gian. Nguyên nhân do tã ẩm ướt không được thay trong thời gian dài (trên 4h) tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi gây mẩn đỏ, hăm tã.

Mẹ sẽ thắc mắc: “Mọi lần dùng không sao, thế mà lần này con lại bị mẩn đỏ” đúng không ạ? Bởi sau mỗi lần chăm sóc không đúng, da bé sẽ yếu đi một chút chứ không biểu hiện ngay đâu mẹ!

Vùng da mặc tã bị ửng hồng, xuất hiện mụn li ti, khô ráo là do bé bị dị ứng khi tiếp xúc lâu với phân và nước tiểu khi mẹ chậm thay tã.
Vùng da mặc tã bị ửng hồng, xuất hiện mụn li ti, khô ráo là do bé bị dị ứng khi tiếp xúc lâu với phân và nước tiểu khi mẹ chậm thay tã.

Mẹ nhận biết thông qua biểu hiện: Vị trí mặc tã xuất hiện màu ửng hồng so với vùng da bên cạnh, diện tích nhỏ bằng 1 – 2 đầu ngón tay trỏ của mẹ, có thể xuất hiện những mụn li ti, không có dấu hiệu bị ẩm ướt. Đây là những dấu hiệu đầu tiên của hăm tã ở bé.

Cách xử lý hăm tã cho con đây ạ:

  • Sử dụng sản phẩm hỗ trợ xử lý hăm và mẩn đỏ để bé khỏi nhanh nhất. Hiện nay, có sản phẩm xử lý hăm là dạng bôi và dạng xịt. Mẹ ưu tiên dạng xịt để tránh nhiễm khuẩn từ tay mẹ sang da con nhé! (Dẫn link sang bài: Hăm tã bôi gì?)
  • Thay tã thường xuyên 3 – 4h/lần. Lưu ý, cần vệ sinh sạch sẽ vùng da mặc tã trước khi mặc tã mới bằng khăn ướt có thành phần dưỡng ẩm, kháng khuẩn cao cấp.
  • Giảm thời gian mặc bỉm cho con bằng cách để mông con “nude” khoảng 10 phút trước khi mặc tã mới.
  • Chọn bỉm thấm hút và thông thoáng. Ưu tiên bỉm chứa nhiều hạt SAP (càng nhiều hạt SAP, khả năng thấm hút của bỉm càng tốt) – loại hạt có khả năng thấm hút chất lỏng gấp 30 lần trọng lượng của nó, sau khi hút nước sẽ chuyển sang dạng gel chống thấm ngược, giúp mông bé luôn khô thoáng, dễ chịu.

Chi tiết mẹ tham khảo tại: Bé bị hăm tã: Dấu hiệu, nguyên nhân và 5 cách chăm sóc hiệu quả.

Ưu tiên chọn bỉm nhiều hạt SAP thấm hút, bề mặt nhiều khe rãnh để thông thoáng nhất
Ưu tiên chọn bỉm nhiều hạt SAP thấm hút, bề mặt nhiều khe rãnh để thông thoáng nhất

1.2. Bé bị kích ứng do sử dụng tã kém chất lượng

Tình huống này thường gặp do mẹ đổi loại bỉm mới cho con hoặc bé mặc bỉm lần đầu tiên. Nguyên nhân do bỉm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, có thể chứa chất tạo mùi hương hóa học, chất tẩy trắng hóa học,… gây kích ứng da bé.

Biểu hiện:

  • Xuất hiện các nốt mẩn đỏ hoặc mụn ở các khu vực vùng mông, bẹn hoặc bụng dưới ngay từ lần đầu tiên sử dụng bỉm mới.
  • Bé thường có những biểu hiện khác thường như đau rát, ửng đỏ da, ngứa da hoặc bong tróc những chỗ tiếp xúc với bỉm khiến bé khó chịu, ngủ không ngon giấc.
  • Da sưng phù, hậu môn bị đỏ, lở loét khi thường xuyên tiếp xúc với bỉm làm bé đau và quấy khóc dữ dội khi đi tiểu và đi đại tiện, nước tiểu có mùi hôi.
  • Với những trẻ bị dị ứng bỉm nặng thì thường có biểu hiện như trẻ bị sốt, vệ sinh đau rát kèm theo chán ăn và nổi mẩn đỏ khắp người.
Bé bị mẩn đỏ, đau rát ở vùng mông, bẹn khi bị kích ứng với tã kém chất lượng.
Bé bị mẩn đỏ, đau rát ở vùng mông, bẹn khi bị kích ứng với tã kém chất lượng.

Cách xử lý mẹ theo dõi ở dưới nhé!

2. Xử lý “tại chỗ” để xoa dịu bé

Khi phát hiện bé bị dị ứng bỉm, mẹ cần tiến hành xử lý vùng da dị ứng của bé theo các bước như sau:

Bước 1: Tháo ngay tã đang dùng cho bé để ngừng tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng.

Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị dị ứng để rửa đi các thành phần gây kích ứng bám trên da bé. Mẹ sử dụng khăn khô đa năng nhúng vào nước ấm (35 – 40 độ) để rửa, thực hiện lặp đi lặp lại 3 lần.

Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị dị ứng cho bé
Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị dị ứng cho bé

Bước 3: Cho bé nude hoặc mặc quần áo bình thường. Tuyệt đối không tiếp tục đóng loại bỉm đó cho bé vì có thể làm tình trạng dị ứng trở nên tồi tệ hơn.

Mẹ hãy để bé nude sau khi vệ sinh vùng da dị ứng và tuyệt đối không tiếp tục dùng loại bỉm cũ!
Mẹ hãy để bé nude sau khi vệ sinh vùng da dị ứng và tuyệt đối không tiếp tục dùng loại bỉm cũ!

Lưu ý nhỏ cho mẹ:

  • Không sử dụng khăn ướt, xà phòng, sữa tắm chứa thành phần gây kích ứng bé: Paraben, chất tạo mùi hóa học, Clo,… khi bé bị mẩn đỏ, vì da bé lúc này rất nhạy cảm.
  • Không thoa phấn rôm lên vùng da bị dị ứng của bé bởi điều này sẽ làm bít các lỗ chân lông trên da khiến tình trạng dị ứng thêm nghiêm trọng hơn.

3. Tiếp tục theo dõi biểu hiện của bé trong khoảng 4h

Mẹ tiếp tục theo dõi thêm 4 giờ sau khi đã tháo bỉm và vệ sinh vùng da dị ứng.

  • Nếu các nốt mẩn đỏ dần biến mất, mẹ không cần đưa bé đi bác sĩ, chỉ cần chăm sóc tại nhà đúng cách, bé sẽ khỏi ngay thôi ạ!
  • Nếu các nốt mẩn đỏ nổi toàn thân, không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ nên đưa bé đi bác sĩ để thăm khám vì đây là dấu hiệu của dị ứng nặng, dễ gây ra biến chứng nguy hiểm cho con.
Cẩn thận nếu các nốt mẩn nổi toàn thân bé
Cẩn thận nếu các nốt mẩn nổi toàn thân bé

Lưu ý: Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc để điều trị cho bé vì thuốc nhiều tác dụng phụ, dùng sai cách có thể khiến da con bị tổn thương, bỏng rát và biến chứng nguy hiểm.

4. Đổi sang loại bỉm khác cho bé

Khi tình trạng của bé đã dần ổn định, mẹ đổi sang bỉm khác và cho bé mặc bỉm như bình thường. Lưu ý nhỏ cho mẹ: Cần chọn loại bỉm của thương hiệu uy tín, thành phần an toàn để không kích ứng, ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa nhé!

Mẹ chọn bỉm từ thương hiệu uy tín để an toàn nhất cho con yêu nhé!
Mẹ chọn bỉm từ thương hiệu uy tín để an toàn nhất cho con yêu nhé!
  • Thành phần an toàn: Mẹ chọn bỉm được làm từ bông tự nhiên, không mùi để an toàn nhất với làn da nhạy cảm của con. Tránh các loại bỉm chứa Clo, Paraben, hương liệu hóa học,…  gây kích ứng da bé.
  • Chất liệu bỉm mềm mại, đặc biệt là ở viền bỉm và phần chun quần của bỉm: Da bé sơ sinh rất nhạy cảm, dễ nổi mẩn đỏ, kích ứng. Bỉm gắn liền với bé gần như cả ngày lẫn đêm, mẹ chọn chất liệu mềm mại, tránh chất liệu cứng cọ xát vào da bé gây xước da, mẩn đỏ,…
  • Kích thước bỉm vừa vặn hoặc rộng hơn 1 size so với cân nặng của bé: Bỉm chật cọ sát vào bé, vừa khó chịu, vừa dễ gây mẩn đỏ. Vì thế, mẹ chọn bỉm vừa vặn hoặc rộng hơn 1 chút so với cân nặng bé để con thoải mái, dễ chịu nhất. Hiện nay, các thương hiệu tã bỉm đều có bảng size chi tiết theo cân nặng, mẹ dựa vào đó để chọn loại phù hợp với bé nhà mình.
  • Bỉm có khả năng thấm hút tốt, chống tràn, thông thoáng: Giúp bé ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa.
    • Thấm hút tốt: Mẹ ưu tiên chọn tã chứa nhiều hạt SAP thấm hút cao cấp. Loại hạt này có khả năng hấp thụ lượng chất lỏng gấp 30 lần trọng lượng của nó, sau khi hút nước sẽ chuyển sang dạng gel chống thấm ngược. Nhờ đó, mông con luôn khô thoáng, dễ chịu.
    • Chun lưng cao: Chun lưng cao trên 5cm giúp hạn chế tối đa tràn bỉm qua phía lưng khi bé nằm. Nhờ đó, bé dễ chịu, mẹ không phải cất công giặt quần áo, chăn gối,… do tràn tã.
    • Thông thoáng: Bề mặt bỉm càng nhiều khe rãnh thì khả năng thấm hút càng tốt. Ngoài ra, mẹ chọn bỉm có thiết kế đáy thoát khí để mông con không bị hầm bí, khô thoáng tối đa.
Chọn tã có nhiều khe rãnh và mặt đáy thoát khí tốt
Chọn tã có nhiều khe rãnh và mặt đáy thoát khí tốt

Như vậy, bé đóng bỉm bị mẩn đỏ có thể do mẹ sử dụng tã chưa đúng cách hoặc bỉm kém chất lượng gây kích ứng da bé. Đây là vấn đề thường gặp, chỉ cần mẹ bình tĩnh xử lý, bé sẽ khỏi nhanh thôi ạ! Nếu còn băn khoăn, mẹ hãy để lại bình luận ở bên dưới để được hỗ trợ nhé!

Giữa rất nhiều thương hiệu bình sữa thủy tinh trên thị trường, nhiều mẹ bỉm hiện đại tin tưởng chọn bình sữa Mamamy để sử dụng cho bé. Vậy bình sữa thủy tinh Mamamy mua ở đâu để chất lượng tốt, giá thành hợp lý? 30+ địa chỉ gợi ý cho mẹ đây ạ!

Mua bình sữa thủy tinh ở đâu chất lượng, giá tốt
Địa chỉ mua bình sữa thủy tinh chất lượng, giá tốt

1. Mua bình sữa thủy tinh Online trên Website, fanpage, Lazada, shopee,…

Giữa rất nhiều thương hiệu bình sữa thủy tinh trên thị trường, nhiều mẹ tin tưởng chọn bình sữa Mamamy để sử dụng cho bé nhà mình vì: Siêu nhẹ, siêu chịu nhiệt (lên đến 600 độ C), rơi thoải mái từ độ cao 60cm không vỡ,… Chưa kể, bình sữa còn được thiết kế thêm ống chống sặc và đầy hơi siêu dài độc quyền, giúp bé yêu tu ti ngon lành mà không lo sặc sữa.

Hiện nay, bình sữa thủy tinh Mamamy có bán online trên website và fanpage chính hãng, thuận tiện cho mẹ khi đặt hàng. Ngoài ra, mẹ có thể mua sản phẩm trên các trang thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada, Sendo. Chi tiết về link đặt hàng đây ạ!

Kênh đặt hàng Online Link đặt hàng Lưu ý
Trang mua hàng trực tuyến mamamy.vn
  • Nhiều ưu đãi nhất, được cập nhật thường xuyên.
  • Giao diện đơn giản, dễ thao tác khi đặt hàng.
  • Mô tả chi tiết, cung cấp hình ảnh trực quan về sản phẩm.
Fanpage Mamamy – Baby Good Goods
  • Giao diện facebook quen thuộc, dễ thực hiện.
  • Khi có thắc mắc, có thể nhắn tin trực tiếp để được nhân viên tư vấn.
Sàn thương mại điện tử như: Lazada, shopee, tiki, sendo
  • Nhiều ưu đãi: giảm giá sản phẩm, miễn phí vận chuyển.
  • Có đánh giá và phản hồi về chất lượng sản phẩm của người đã từng mua trước đó.
  • Hạn chế: Có shop giả mạo, bán hàng kém chất lượng.

 

Trang mua hàng của Mamamy có nhiều ưu đãi cho mẹ
Trang mua hàng của Mamamy có nhiều ưu đãi cho mẹ

Hình thức mua hàng online được mẹ ngày càng ưa chuộng bởi nhiều lý do:

  • Tiện lợi, có thể mua mọi lúc, mọi nơi: Mẹ dễ dàng đặt mua bình sữa thủy tinh về tận nhà chỉ với điện thoại hay máy tính, vào bất kì thời gian nào trong ngày.
  • Tiết kiệm thời gian mua hàng: Mẹ chỉ cần ở nhà đặt hàng và chờ bình sữa thủy tinh giao đến, không cần mất công đến cửa hàng. Hình thức này vừa tiện lợi, vừa tiết kiệm thời gian cho mẹ, đặc biệt vào thời điểm tắc đường hay những ngày trời oi nóng, mưa bụi.
  • Dễ dàng so sánh giá của các thương hiệu: Khi mẹ muốn tìm mua bình sữa thủy tinh, mẹ chỉ cần lên internet và gõ sản phẩm mình cần tìm kiếm. Hàng loạt sản phẩm của mọi thương hiệu hiện ra với đầy đủ mô tả chi tiết và giá công khai, giúp mẹ dễ dàng so sánh và lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.
  • Tiết kiệm chi phí: Trên kênh mua hàng online có nhiều chương trình khuyến mãi và quà tặng hấp dẫn, giúp mẹ tiết kiệm tối  chi phí.

Do đó, hình thức mua bình sữa thủy tinh online được mẹ bỉm sữa ưu ái hơn cả. Bởi chăm sóc bé khiến mẹ bận rộn cả ngày, không phải lúc nào cũng có thể đến trực tiếp cửa hàng mua được. Đôi khi chỉ tranh thủ buổi tối, khi con ngủ rồi mẹ mới có thời gian để tự do “shopping online” rồi.

Mách mẹ: Mẹ ưu tiên đặt hàng tại website, fanpage vì vừa có giá ưu đãi, vừa có cơ hội nhận nhiều quà tặng hấp dẫn.

  • Hiện tại, Mamamy đang áp dụng chương trình “Tích điểm tự động khi mua hàng” với nhiều quà tặng: Tã bỉm, bình sữa, tắm gội, khăn ướt, xịt hăm, dung dịch vệ sinh, xe đẩy, thảm nước, bình nước, balo,… Món quà nào cũng bao mê mẩn cho mẹ nha!!!
  • Ngoài ra, trên 2 kênh mua hàng này còn có chương trình ưu đãi theo tháng, giảm giá từ 10 – 50% giá nước rửa bình sữa hay các “combo” mua 1 mà được 2 bình sữa luôn đó ạ. Số lượng có hạn, mẹ theo dõi ngay thông tin tại đây nhé!

Website: https://mamamy.vn/binh-sua-dung-cu
Fanpage: Mamamy – Baby Good Goods

Nhiều phần quà hấp dẫn khi mua hàng trên website, fanpage Mamamy
Nhiều phần quà hấp dẫn khi mua hàng trên website, fanpage Mamamy

2. Mua bình sữa thủy tinh trực tiếp tại cửa hàng mẹ và bé

Ngoài cách mua online, mẹ có thể mua bình sữa thủy tinh trực tiếp tại các cửa hàng mẹ và bé:

STT Tỉnh/Thành phố Số lượng
1 Hà Nội 2253
2 Hồ Chí Minh 3936
3 Bình Dương 40
4 Đà Nẵng 65
5 Bắc Cạn 2
6 Bắc Giang 4
7 Bạc Liêu 7
8 Bắc Ninh 24
9 Bến Tre 3
10 Biên Hoà 38

Để biết địa chỉ cửa hàng mẹ và bé gần nhất, mẹ xem tại đây nhé: https://mamamy.vn/diem-ban/

Tuy không tiện lợi như hình thức mua online, nhưng mua trực tiếp tại cửa hàng mẹ và bé lại có nhiều ưu điểm khác:

  • Được nhân viên hướng dẫn tận tình: Mỗi cửa hàng đều có nhân viên tư vấn giúp mẹ so sánh giá cả và chất lượng các thương hiệu bình sữa thủy tinh. Nhờ đó, mẹ dễ dàng chọn được sản phẩm phù hợp nhất.
  • Không phải chờ ship hàng: Khi mua trực tiếp tại cửa hàng, mẹ không cần chờ đợi ít nhất 2-3 ngày để bình sữa thủy tinh giao tận tay.
  • Có thể đổi trả dễ dàng: Khi bình sữa thủy tinh lỗi, mẹ mang trực tiếp đến cửa hàng đổi trả nhanh chóng mà không cần mất thời gian thực hiện các thủ tục đổi trả như mua hàng online. (Tuy nhiên, tình trạng đổi trả này rất hiếm khi xảy ra)
  • Tiết kiệm do không mất phí ship: Mua bình sữa thủy tinh tại cửa hàng, mẹ tiết kiệm được khoản chi phí vận chuyển (từ 15.000 đồng đến 40.000 đồng) so với hình thức mua trực tuyến.
Mua trực tiếp tại cửa hàng mẹ và bé sẽ không tốn phí ship, không phải chờ hàng lâu
Mua trực tiếp tại cửa hàng mẹ và bé sẽ không tốn phí ship, không phải chờ hàng lâu

Tuy nhiên, mẹ có thể gặp một số bất tiện khi mua tại cửa hàng:

  • Tốn thời gian: Mẹ mất thời gian đến shop. Những ngày tắc đường, nắng nóng hay khi phải xếp hàng đông thì thật không dễ chịu gì cả mẹ nhỉ.
  • Phụ thuộc vào thời gian mở cửa/đóng cửa của cửa hàng: Mỗi cửa hàng có thời gian mở cửa theo quy định (thường từ 9 giờ sáng đến 20 giờ), không phục vụ 24/24 như các kênh online.

Do đó, ngoại trừ lúc có nhu cầu cấp bách hay địa chỉ của mẹ gần cửa hàng có bán bình sữa thủy tinh, mẹ cân nhắc mua hàng online để thuận tiện và tiết kiệm thời gian nhé.

3. Mua bình sữa thủy tinh tại các siêu thị, trung tâm thương mại trên toàn quốc

Ngoài các cửa hàng mẹ và bé, bình sữa thủy tinh cổ rộng chống sặc và đầy hơi Mamamy còn được bày bán tại các trung tâm thương mại trên toàn quốc như Vinmart, Lotte mart, Aeon, BigC,…

Tỉnh/ Thành phố Tên cửa hàng Địa chỉ
Hà Nội Vinmart Trung Hòa TTTM Ocean Mall, Hoàng Đạo Thúy, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.
BigC Thăng Long Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.
Vinmart 99 Võ Thị Sáu, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Aeon Hà Đông Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Lotte Mart Tòa nhà Mipec, 229 Tây Sơn, P, Đống Đa, Hà Nội.
TP Hồ Chí Minh Vinmart Tầng 1 , TTTM Vincom Center Landmark 81, 772 Điện Biên Phủ, P.22, Q, Điện Biên Phủ, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
Bibo Mart Số 171, Nguyễn Văn Quá, Tân Hưng Thuận, Quận 12, Hồ Chí Minh
Lotte Mart 469 Đ.Nguyễn Hữu Thọ, Tân Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
AEON Citimart Cao Thắng Số 96, Cao Thắng, Phường 4, Quận 3, Hồ Chí Minh.
Aeon Citimart Bình Tân Số 1, Đường số 17A, Bình Trị Đông B, Bình Tân, Hồ Chí Minh
Tỉnh thành khác Big C Vinh Số 2, Quang Trung, Quang Trung, TP Vinh, Nghệ An
Big C Hải Phòng Sân bay Cát Bi, Thành Tô, Hải An, Hải Phòng
Vinmart Hạ Long Cột Đồng Hồ, Bạch Đằng, TP Hạ Long, Quảng Ninh
Co.op Mart Cần Thơ Số 1, Hoà Bình, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ

Mẹ truy cập link sau để tham khảo các địa chỉ khác: https://mamamy.vn/diem-ban/

4. Cập nhật giá bình sữa thủy tinh Mamamy và ưu đãi mới nhất

Bình sữa thủy tinh cổ rộng chống sặc và đầy hơi Mamamy có 2 dung tích 120ml và 240m. Giá sản phẩm đã được niêm yết:

Bình sữa thủy tinh cổ rộng chống sặc và đầy hơi Mamamy 240ml hồng (xanh)

270.000 đồng

Bình sữa thủy tinh cổ rộng chống sặc và đầy hơi Mamamy 120ml hồng (xanh)

148.000 đồng

Combo 2 Núm ti chất liệu silicone chống sặc, chống đầy hơi Mamamy (Hộp 2 cái)

88.000 đồng

Đặc biệt, Mamamy thường xuyên có các chương trình ưu đãi siêu hấp dẫn, giảm từ 10 – 50% khi mua sản phẩm riêng lẻ hoặc theo combo. Mẹ cập nhật ưu đãi các tháng mới nhất TẠI ĐÂY nhé!

Rất nhiều ưu đãi khi mua bình sữa thủy tinh Mamamy
Rất nhiều ưu đãi khi mua bình sữa thủy tinh Mamamy

Đến đây, mẹ đã hiểu rõ về giá và địa chỉ mua bình sữa thủy tinh Mamamy rồi. Tuy nhiên, mẹ vẫn còn “lấn cấn” một chút vì chưa hiểu rõ về chất lượng bình sữa Mamamy đúng không ạ? Mẹ kéo xuống dưới để đọc đánh giá về sản phẩm và review từ các mẹ bỉm đã dùng bình sữa Mamamy rồi nhé!

Về chất lượng sản phẩm, bình sữa thủy tinh Mamamy được xếp vào “TOP” sản phẩm bình sữa thủy tinh tốt nhất thị trường hiện nay.

Đầu tiên, chất liệu thủy tinh làm nên bình sữa Mamamy là chất liệu cao cấp với 3 cái siêu: Siêu cứng, siêu nhẹ, siêu chịu nhiệt:

  • Siêu chịu nhiệt: Mamamy nhập khẩu thủy tinh từ Taiwan Glass – TOP 3 công ty có dây truyền sản xuất thủy tinh hiện đại nhất thế giới. Bình có khả năng chịu nhiệt đến 600 độ C, chống sốc nhiệt và chịu được nhiệt độ bất thường lên tới 150 độ C. Bình thủy tinh thông thường nếu mẹ đổ nước sôi vào rất dễ vỡ nổ, nhưng mẹ yên tâm là bình của Mamamy thì không, rất an toàn cho cả mẹ và bé.
  • Siêu cứng, siêu nhẹ: Công nghệ sản xuất thủy tinh của Đức và Nhật giúp bình Mamamy dày dặn, khó vỡ và nhẹ hơn hẳn các loại bình thủy tinh khác. Lỡ may bé hoặc mẹ làm rơi bình từ độ cao 60cm cũng không bị vỡ đâu ạ.
Bình sữa thủy tinh Mamamy sử dụng chất liệu thủy tinh cao cấp, an toàn cho bé yêu
Bình sữa thủy tinh Mamamy sử dụng chất liệu thủy tinh cao cấp, an toàn cho bé yêu

Điểm nổi trội nữa là núm ti silicon cao cấp chống sặc và đầy hơi cho bé thoải mái tu ti: Đây là loại silicon chuyên dùng cho thực phẩm, an toàn, độ bền cao. Đặc biệt, Mamamy thiết kế thêm ống chống sặc và đầy hơi siêu dài, giúp đẩy bọt khí về phía đáy bình, bé thoải mái tu ti mà không lo đầy hơi, sặc sữa.

Thiết kế cổ rộng tiện lợi giúp mẹ dễ dàng pha sữa và vệ sinh bình sữa cho con. Con sẽ luôn được sử dụng bình sữa sạch sẽ hàng ngày.
Thiết kế cổ rộng tiện lợi giúp mẹ dễ dàng pha sữa và vệ sinh bình sữa cho con. Con sẽ luôn được sử dụng bình sữa sạch sẽ hàng ngày.

Nhờ chất lượng vượt trội và thiết kế siêu siêu an toàn cho bé, tiện lợi cho mẹ, bình sữa thủy tinh Mamamy đạt 2 tiêu chuẩn khắt khe nhất thế giới: Tiêu chuẩn châu Âu EN 14350 – những tiêu chuẩn cao nhất thế giới và bảo chứng sự an toàn bởi FDA (Bộ Y Tế Hoa Kỳ).

Để khách quan nhất, mẹ xem phản hồi của các mẹ sau khi sử dụng bình sữa Mamamy cho con nhé!

Mẹ Nguyễn Loan (Nguyễn Huệ – Sóc Trăng) có chia sẻ: “Trước khi dùng bình sữa Mamamy, bé rất ít ti dù mẹ đã thử thay đổi nhiều loại núm ti. Tuy nhiên, bình sữa Mamamy có núm ti mềm, dễ tí lại có van chống sặc và đầy hơi nên từ khi sử dụng, bé thích ti và ti được nhiều hơn. Mẹ rất hài lòng và đổi sang dùng bình sữa Mamamy luôn.”

Mẹ Hà Thủy (Xuân Mai, Hà Nội) rất hài lòng về sản phẩm: “Núm ti silicon rất mềm, bình bằng thủy tinh nên khi tráng bình rất sạch, lại an toàn hơn bình sữa nhựa vì không giải phóng BPA độc hại.”

Mẹ Đào Hương Thảo (Xuân Thủy – Hà Nội) tình cờ trúng phần quà đặc biệt là bình sữa thủy tinh Mamamy, sau khi sử dụng mẹ rất thích bình sữa, có nói sẽ dùng bình sữa cho cả bé sau nữa. Theo mẹ, bình sữa là một người bạn rất cần bên cạnh con. Một em bé cần ít nhất 2-3 bình để dùng suốt trong thời kỳ bú sữa.

Hi vọng qua bài viết trên, mẹ đã biết được mua bình sữa thủy tinh ở đâu chất lượng tốt, giá phải chăng rồi. Nếu còn phân vân hoặc gặp khó khăn trong quá trình đặt hàng, mẹ liên hệ hotline 0946 956 269 để được hỗ trợ nhé!

Xem thêm: 

Giỏ hàng 1