Mùa hè, thời tiết nắng nóng cũng là lúc mẹ lo lắng khi bé phải sử dụng bỉm cả ngày. Cách đóng bỉm mùa hè như thế nào để bé cảm thấy dễ chịu, ngừa hăm và mẩn đỏ tốt nhất? Bí quyết cho mẹ đây ạ!
Mục lục
1. Cách đóng bỉm mùa hè cho bé khác gì so với mùa khác?
Thời tiết mùa hè tại Việt Nam vô cùng khắc nghiệt, đặc biệt ở khu vực miền Trung, miền Nam, cái nắng có thể lên đến 40 độ C, đi kèm cảm giác oi bức, bí bách.
Mùa hè bố mẹ mặc quần áo mỏng, đôi khi bố còn cởi trần để thoải mái và mát mẻ, còn bé phải mặc chiếc bỉm như chiếc quần bông trên người vậy. Mông tiếp xúc với độ ẩm trong thời gian dài cùng với thời tiết oi bức dễ khiến con bị hầm bí, khó chịu. Tình trạng hăm tã, mẩn đỏ cũng vì thế mà thường xuyên xảy ra hơn, không ít bé bị viêm da hoặc nhiễm khuẩn do phải đóng bỉm cả ngày.
Khổ một nỗi, không mặc bỉm cho con, con rất dễ đi tè, đi ị ra chăn gối, quần áo,… khiến mẹ phải vất vả giặt giũ cả ngày. Vậy có giải pháp nào cho cả mẹ và bé không?
Thực tế là có đó ạ! Mẹ chỉ cần biết cách đóng bỉm mùa hè chuẩn, chọn loại bỉm mỏng, thoáng mát là bé sẽ dễ chịu, ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa. Cụ thể thế nào? Mẹ kéo xuống dưới đọc tiếp nhé!
2. Cách đóng bỉm mùa hè đúng chuẩn để ngừa hăm cho bé
Lưu ý nhỏ cho mẹ: Cách đóng bỉm bên dưới áp dụng với tã dán. Loại tã này thông thoáng hơn tã quần nên được ưu tiên sử dụng vào mùa hè.
Bước 1 – Chuẩn bị các vật dụng cần thiết gồm: 1 bỉm dán, giấy ướt, xịt hăm tã, 1 bộ quần áo mới, 1 miếng vải lớn để lót thay tã, đồ chơi cho bé,…
Bước 2: Trải miếng vải lót ra giường. Đặt bé nằm ngửa trên miếng lót đề phòng bỉm dính bẩn ra giường của mẹ. Sau đó, mẹ tháo bỉm bằng cách gỡ miếng dán ở 2 bên hông bé, nâng 2 chân bé lên và nhẹ nhàng kéo sang 1 bên.
Bước 3: Vệ sinh vùng mặc tã cho bé bằng khăn ướt. Mẹ chú ý lau những nếp gấp ở bẹn, đùi, mông để ngừa hăm cho con. Với bé gái, mẹ lau trừ trước ra sau để tránh phân dính lên bộ phận sinh dục của con gây nhiễm khuẩn nhé!
Bước 4: Dùng sản phẩm xử lý hăm xịt vào vùng da mặc tã của bé giúp dưỡng ẩm, hạn chế hăm tã. Mẹ đợi khoảng 5 phút cho mông bé khô hoàn toàn rồi mới mặc tã mới.
Bước 5: Mở miếng tã dán ra. Sau đó, mẹ nhấc 2 chân bé lên, từ từ đưa tã dán vào dưới mông bé.
Bước 6: Ở mặt trên của tã dán được đánh số từ 1 – 3 giúp mẹ đóng tã dán cân đối. Mẹ dán đều 2 bên miếng dán vào cùng 1 số để tã không bị xô lệch khi con vận động nhé!
Bước 7: Mặc quần áo và để bé nằm/ chơi nơi an toàn. Sau đó, mẹ gấp bỉm và bỏ vào thùng rác.
3. 6 lưu ý để phòng ngừa hăm tã mùa hè cho bé
3.1. Chọn bỉm mỏng, thông thoáng, thấm hút tốt
Tã dán được nhiều mẹ ưu ái sử dụng vào mùa hè vì thông thoáng, dễ dàng điều chỉnh kích thước vòng bụng, tránh tã chật hoặc bí bách gây hăm.
Ngoài ra, khi chọn bỉm mùa hè cho bé, mẹ lưu ý:
- Size bỉm vừa hoặc nhỉnh hơn 1 chút so với cân nặng của bé: Tã chật vừa gây cọ xát, tổn thương da bé, vừa bí bách khiến bé dễ bị hăm hơn. Các thương hiệu tã hiện nay có bảng hướng dẫn chọn size theo cân nặng, mẹ tham khảo để chọn tã vừa với con. Với tã dán có thể điều chỉnh kích thước vòng bụng, mẹ chọn size nhỉnh hơn 1 chút để bé thoải mái nhất khi mặc.
- Bỉm thấm hút tốt, chống thấm ngược để mông bé khô thoáng tối đa, tránh môi trường ẩm ướt gây hầm bí, khó chịu. Mẹ ưu tiên loại tã chứa nhiều hạt SAP – loại hạt có khả năng thấm hút gấp 30 lần trọng lượng của nó thay cho lớp bông thấm hút thông thường. Đặc biệt, sau khi hút nước, hạt SAP sẽ chuyển sang dạng gel chống thấm ngược, giúp mông con khô thoáng tối đa.
- Bỉm mỏng: Giống như việc mẹ mặc 1 lớp bông dày vào mùa hè, bí bách, khó chịu. Bé mặc bỉm cũng vậy. Vì thế, mẹ ưu tiên chọn bỉm mỏng, khoảng 0.5cm để thông thoáng, dễ chịu nhất cho con.
- Bỉm thoáng khí: Bỉm có bề mặt nhiều khe rãnh sẽ hạn chế tối đa tiếp xúc giữa mông bé và bỉm, giúp không khí lưu thông trong bỉm dễ dàng hơn. Cùng với đó, mẹ chọn bỉm có đáy thoát khí để không khí bên trong và bên ngoài bỉm được lưu thông, giúp bé thoải mái nhất.
Ngoài ra, mẹ chọn bỉm của thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Các thương hiệu này luôn khắt khe trong từng khâu nguyên liệu, sản xuất,… để mang đến sản phẩm tốt nhất cho bé yêu. Một số thương hiệu uy tín như: Mamamy, Merries, Huggies,…
3.2. Thay bỉm cho bé 3 – 4 tiếng/lần
Phân và nước tiểu để lâu là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây hăm tã, mẩn đỏ cho da bé. Theo khuyến cáo của chuyên gia, mẹ cần thay tã cho bé 3 – 4h/lần và thay ngay khi bé đi ị nhé!
Ngoài ra, thời gian thay tã còn phụ thuộc vào số tháng tuổi của bé, vì mỗi giai đoạn bé có lượng phân, nước tiểu khác nhau. Mẹ theo dõi hướng dẫn chi tiết dưới đây để thay tã đúng thời điểm cho bé.
Số tháng tuổi | Thời gian nên thay bỉm | Số lượng bỉm cần dùng trong 1 ngày |
0 – 1 tháng tuổi | 2 tiếng/lần | 10 – 12 miếng |
1 – 5 tháng tuổi | 2.5 tiếng/lần | 8 – 10 miếng |
5 – 9 tháng tuổi | 3 tiếng/lần | 6 – 8 miếng |
9 – 12 tháng tuổi | 4 tiếng/lần | 6 miếng |
3.3. Giảm thời gian đóng bỉm cho bé
Vào ban ngày, mẹ giảm thời gian đóng bỉm cho con để mông con được “thở”, ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa. Mẹ cho mông con “nude”, không mặc tã khi vui chơi và đóng bỉm vào lúc con ngủ thôi mẹ nhé!
Mẹo cho mẹ: Với bé trên 1 tuổi, mẹ dạy bé cách gọi khi đi vệ sinh (Chèn link bài 210) để chủ động trong việc cho con đi tè. Bằng cách này, mẹ vừa không mất công giặt giũ quần áo nhiều cho con, bé cũng không phải tiếp xúc với phân và nước tiểu trong thời gian dài đó ạ!
Lưu ý: Hiện nay có nhiều thương hiệu bỉm uy tín đã áp dụng công nghệ hiện đại để tạo ra những chiếc bỉm mỏng, thoáng khí bằng cách giảm bớt lượng bông trong bỉm và thay thế bằng hạt SAP thấm hút cao cấp. Nhờ đó, mùa hè có nóng bức thì mông con vẫn được thông thoáng tối đa. Nếu đóng các loại bỉm này, mẹ cũng không cần lo lắng nhiều trong việc phải hạn chế giờ đóng bỉm cho bé đâu ạ!
3.4. Đảm bảo mông bé khô thoáng trước khi mặc bỉm
Môi trường ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây hăm, vì thế, mẹ đừng đóng bỉm khi mông con ẩm ướt mẹ nhé! Tốt nhất, mẹ để mông con “nude” khoảng 10 – 15 phút trước khi mặc tã mới để khô thoáng nhất!
3.5. Không đóng bỉm khi da bé mẩn đỏ, có dấu hiệu viêm nhiễm
Khi da bé có dấu hiệu viêm nhiễm: Lở loét, mẩn đỏ dày đặc, mụn mủ,… nếu mẹ tiếp tục đóng bỉm sẽ gây bí bách, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi nấm gây bệnh nặng hơn. Lúc này, mẹ dừng đóng bỉm vào ban ngày cho con. Vào buổi đêm, mẹ sử dụng bỉm có khả năng thấm hút tốt để đóng xuyên 12h đêm cho bé nhé!
Mẹ xem thêm: Tã dán Mamamy đóng xuyên đêm
3.7. Sử dụng xịt kháng khuẩn hoặc bôi kem ngừa hăm cho bé
Để ngăn ngừa hăm mùa hè, mẹ sử dụng xịt kháng khuẩn hoặc kem ngừa hăm trước khi mặc tã mới cho bé.
Lưu ý: Trong trường hợp bé có dấu hiệu bị hăm, mẹ ưu tiên sử dụng dạng xịt để tránh tay mẹ tiếp xúc với vùng da tổn thương của bé, tránh gây đau và nhiễm khuẩn chéo.
KHĂN ƯỚT MAMAMY – CHỦ ĐỘNG NGỪA HĂM, CHĂM TỪNG KẼ NGÁCH
Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!
Ba mẹ chủ động ngừa hăm cho con, chăm sóc con an toàn tới từng kẽ ngách. |
Hy vọng với những chia sẻ trên, mẹ đã biết cách đóng bỉm mùa hè để bé thoải mái, ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa. Nếu còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ở dưới để được hỗ trợ mẹ nhé!
Xem thêm: 6 Cách chọn bỉm mỏng cho mùa hè để thoáng mát, ngừa hăm