Mẹ băn khoăn không biết nên quấn tã cho bé đến khi nào? Mẹ lo lắng quấn tã lâu sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé? Thực tế, mẹ nên bỏ tã vùng kín khi bé được một tháng tuổi và bỏ tã toàn thân khi bé được 2 tháng tuổi và cho con thời gian để thích nghi, quen với việc bỏ tã mẹ nhé.
Mục lục
1. Bỏ quấn tã vùng kín khi bé được 1 tháng tuổi
1.1. Vì sao cần bỏ quấn tã vùng kín khi bé được 1 tháng tuổi?
- Khi bé được một tháng tuổi, quấn tã vải làm bé khó vận động, bé sẽ quấy khóc và bất hợp tác hơn so với khi mới sinh. Thay vì quấn tã cả ngày, mẹ nên thấu hiểu và tập cho bé mặc quần rồi dần dần thay thế bằng tã dán khi bé được 1 tháng tuổi.
- Mẹ cũng không nên duy trì việc quấn tã vải quá muộn mẹ nhé. Bé càng lớn, lượng nước tiểu và phân trong một lần đi vệ sinh càng nhiều. Tã vải không có khả năng thấm hút vượt trội và chống thấm ngược như tã dán cho bé sơ sinh, dễ khiến con yêu bị lạnh, quấy khóc, không thoải mái chút nào mẹ ạ.
1.2. 3 điều mẹ nên làm khi bỏ quấn tã vùng kín cho bé
1.2.1. Chọn tã dán phù hợp với bé
Làn da mỏng manh của bé 1 tháng tuổi rất nhạy cảm, nếu sử dụng sản phẩm tã dán chất lượng kém sẽ dễ hăm, mẩn đỏ, khiến con đau rát và khó chịu. Tã dán phù hợp giúp bé luôn thoải mái, giảm quấy khóc và ngủ sâu giấc hơn. Để chọn đúng loại tã dán và số lượng tã vừa đủ cho bé, mẹ nên chú ý những điều sau:
1 – Mua đúng số lượng tã: Tùy theo số tháng của bé, mẹ cần chọn số lượng tã khác nhau.
- Trong tháng đầu tiên: Một ngày bé đi vệ sinh 8-10 lần. Mẹ chuẩn bị tối thiểu 10 miếng tã mỗi ngày, tương đương 240-300 miếng tã dán 1 tháng.
- Từ 2 đến 5 tháng: Bé đi vệ sinh trung bình khoảng 6-8 lần/ngày. Mẹ sẽ cần khoảng 180-240 miếng tã mỗi tháng.
- Từ 6 đến 12 tháng: Bé dần chuyển sang ăn dặm và ăn thô nên số lần đi vệ sinh ít hơn. Mỗi ngày bé cần 5-6 miếng tã, tương đương 150 – 180 miếng tã/tháng.
2 – Chọn size tã phù hợp với cân nặng của bé: Cân nặng là chỉ số mẹ cần lưu tâm khi mua tã cho bé. Hiện nay mỗi thương hiệu đều có một bảng size tã theo cân nặng, mẹ nhờ nhân viên tư vấn để chọn được loại thích hợp cho bé hoặc tham khảo hướng dẫn dưới đây:
3 – Chọn chất liệu tã: Mẹ nên chọn những loại tã được làm từ sợi bông tự nhiên, khả năng thấm hút cao, không chứa chất tạo mùi và hóa chất tẩy trắng để đảm bảo an toàn.
4 – Chọn thiết kế tã
- Rãnh thoát khí trên bề mặt miếng tã: Tã dán được thiết kế với bề mặt kim cương 3D nổi gợn sóng sẽ tạo ra vô số rãnh thoát khí, giúp chất lỏng ngay lập tức thấm vào bên trong miếng tã. Từ đó giảm sự tiếp xúc giữa da bé với môi trường chứa vi khuẩn, ngăn ngừa hăm và mẩn đỏ cực hiệu quả.
- Lõi của miếng tã chứa nhiều hạt SAP thấm hút cao cấp: Tã dán với công nghệ hiện đại đã giảm bớt, hoặc loại bỏ hoàn toàn lớp bông thấm hút dày khiến bé bí bách, khó chịu sang sử dụng hạt SAP cao cấp siêu thấm hút. Hạt SAP tuy có kích thước tương đương những hạt bột nhỏ li ti nhưng có khả năng thấm hút gấp 30 lần trọng lượng hạt, hấp thụ chất lỏng nhanh, sau đó chuyển thành dạng gel không màu, không mùi, giúp da bé luôn khô thoáng, hạn chế thấm ngược tối đa.Tã càng nhiều hạt SAP, khả năng thấm hút càng cao đó mẹ.
5 – Chọn tã dán có khả năng toả nhiệt tốt: Việc sử dụng tã chất lượng thấp sẽ khiến không khí trong tã không lưu thông, hấp hơi lên vùng kín và mông của bé gây hăm, hầm bí. Mẹ nên chọn tã dán có mặt ngoài sử dụng công nghệ thoát khí mặt đáy và tỏa nhiệt 360 độ, thoát khí nóng ra ngoài từ mọi vị trí của tã, giúp bé thoải mái vận động, vui chơi ngay cả trong thời tiết mùa hè nóng bức.
Gợi ý mẹ sử dụng tã dán Mamamy Ultraflow cho bé yêu bởi khả năng ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa, tạo cảm giác thông thoáng, dễ chịu cho bé khi sử dụng. Hiện nay, Mamamy đang có chương trình Mua tã Tặng quà lên đến 850k, cứ mua là 100% có quà đó mẹ
Nhanh tay MUA NGAY TẠI ĐÂY kẻo hết mẹ nha!
1.2.2. Chọn quần áo phù hợp với con
1 – Không nên chọn quần áo màu sặc sỡ: Màu sắc quần áo sặc sỡ thường đi đôi với lượng thuốc nhuộm lớn, không phù hợp với làn da non nớt và vùng kín nhạy cảm của bé. Mẹ ưu tiên chọn những sản phẩm có tông màu hài hòa, dịu mắt để bảo vệ da con.
2 – Chọn quần áo lớn hơn từ 0.5 đến 1 cỡ: Mỗi tháng, bé sơ sinh tăng trung bình từ 0,5kg đến 1,5 kg. Để đảm bảo bé mặc đồ không bị chật quá nhanh, gây lãng phí, mẹ nên mua quần áo có kích cỡ lớn hơn kích cỡ thực từ 0,5 đến 1 cỡ.
3 – Chọn quần áo chất lượng cao: Mẹ nên chọn những quần áo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất liệu an toàn như cotton hoặc muslin, được sản xuất bởi dây chuyền hiện đại. Một số thương hiệu quần áo trẻ em uy tín cho mẹ tham khảo như: H&M, Zara Kid, Boss Kid,…
1.2.3. 4 lưu ý khi mặc quần và tã cho bé
Mẹ đã chọn được quần áo và tã ưng ý rồi, nhưng vì bé mới làm quen với tã và quần thôi nên thời gian đầu con còn bỡ ngỡ lắm, chưa kịp thích ứng ngay đâu. Mẹ lưu ý 6 điều dưới đây để con làm quen nhanh chóng và yêu thích việc mặc tã/quần hơn hơn nhé.
1 – Đóng kín cửa phòng, tránh gió lùa vào để bé không bị nhiễm lạnh.
2 – Cho bé nằm lên giường, trò chuyện để thu hút sự chú ý trước khi mặc tã, quần cho bé.
3 – Nên lộn mặt trong của quần ra ngoài để tránh các đường may làm bé khó chịu.
4 – Thao tác nhẹ nhàng và nhanh chóng khi mặc quần, tã để con được thoải mái nhất.
2. Bỏ quấn tã toàn thân khi bé được 2 tháng tuổi
2.1. Vì sao mẹ cần bỏ quấn tã toàn thân khi bé được 2 tháng tuổi?
Khi bé chưa được 2 tháng tuổi, mẹ thường quấn tã toàn thân để bé có cảm giác an toàn như ở trong bụng mẹ. Các kĩ thuật quấn tã toàn thân mẹ bỉm thường thực hiện bao gồm: quần tã con nhộng, quấn tã kén, quấn tã vuông.
Tuy nhiên, đến khi bé được 2 tháng tuổi, mẹ nên bỏ quấn tã toàn thân bởi 2 lý do sau:
- 2 tháng tuổi là thời điểm bé bắt đầu lật người: Theo Học viện Y khoa Hoa Kỳ, mẹ nên dừng quấn tã cho bé ngay khi bé có dấu hiệu biết lật người, thường trong khoảng thời gian 2 tháng tuổi. Tránh trường hợp bé nằm sấp khi quấn tã, gây ngạt khí, khó thở.
- 2 tháng tuổi là thời điểm phản xạ Moro giảm dần và biến mất: Phản xạ Moro là một dạng phản xạ tự nhiên, biểu hiện bằng việc bé giật mình khi ngủ. Khi được 2 tháng tuổi, phản xạ này dần biến mất, bé sẽ không còn giật mình khi ngủ nữa. Mẹ yên tâm bỏ quấn tã để con được vận động thoải mái nhé.
Với bé đủ 2 tháng nhưng chưa biết lật người, vẫn còn giật mình do rối loạn giấc ngủ, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm ra giải pháp phù hợp.
Lưu ý cho mẹ: Mẹ không nên ngừng quấn tã cho bé quá sớm hoặc quá muộn. Ngừng quấn tã quá sớm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé, ngừng quấn tã quá muộn sẽ làm cho bé thụ động, phụ thuộc vào tã. Độ tuổi muộn nhất để quấn tã được các bác sĩ khuyến cáo là 6 tháng tuổi đối với bé bị rối loạn giấc ngủ.
2.2. Hướng dẫn mẹ bỏ quấn tã toàn thân cho bé
Cũng giống như khi cai sữa, khi bé được 2 tháng tuổi, mẹ nên tập cho bé “cai” tã dần dần, không nên bỏ quấn tã ngay vì con cần có thời gian để thích nghi và thay đổi. Cùng tham khảo hướng dẫn bỏ tã toàn thân cho con mẹ nhé!
1 – Quấn tã không hết đêm
Để làm quen với việc không quấn tã, mẹ nên cho bé ngủ mà không cần quấn tã trong một nửa hoặc một phần ba thời gian của cữ ngủ đêm. Nếu bé hay giật mình hoặc quấy khóc, mẹ quấn tã trong khoảng thời gian còn lại của đêm để đảm bảo con ngủ ngon. Mẹ thử duy trì cách này trong một vài đêm và tăng dần khoảng thời gian bỏ tã trong một đêm để bé quen dần nhé.
2 – Tập cho bé bỏ tay ra khỏi tã
Những ngày đầu tiên, mẹ nên để một tay bé ra ngoài trước, tay còn lại để trong tã. Khi bé quen dần, mẹ bỏ cả hai tay bé ra ngoài tã để bé thoải mái cử động hơn nhé.
3 – Tập cho bé bỏ chân ra khỏi tã
Tương tự như phương pháp bỏ tay ra khỏi tã, mẹ thực hiện chân ra khỏi tã để bé thích nghi dần. Thời gian đầu, mẹ cho bé để một chân ra ngoài tã trước, rồi từ từ để bé quen với việc bỏ cả hai chân ra ngoài, tránh việc chân bé giãy đạp nhiều lần gây phân tâm, khó ngủ.
2.3. 3 mẹo dỗ bé ngủ ngon khi tập bỏ quấn tã
1 – Sử dụng núm ti giả
- Giúp bé thư giãn hơn: Ti giả sẽ giúp bé thấy dễ chịu, giảm quấy khóc và vui vẻ hơn bởi cảm giác như đang ti mẹ.
- Dễ chìm vào giấc ngủ: Không chỉ giúp bé nhanh chóng chìm vào giấc ngủ khi không có bầu sữa mẹ, ti giả còn có tác dụng xoa dịu, giúp con ngoan ngoãn ngủ lại khi giật mình tỉnh giấc giữa đêm.
- Giảm sự tập trung: Ti giả sẽ làm bé phân tâm, quên đi nỗi sợ môi trường xung quanh.
Lưu ý cho mẹ: Mẹ không nên lạm dụng ti giả khi bé vừa tỉnh dậy giữa cữ ngủ mà nên vỗ về, quan tâm bé trước. Nếu bé vẫn quấy khóc không dứt mới nên “nhờ” đến ti giả. Mẹ cũng không cần cố đặt lại ti giả vào miệng nếu ti giả bị rơi ra khi bé đang ngủ. Hãy để miệng và lưỡi con được nghỉ ngơi, tránh bị mỏi mẹ nhé.
2 – Cho bé ngủ theo lịch trình cố định: Mẹ nên tạo “đồng hồ sinh học” cho bé để bé có thói quen ngủ và thức đúng giờ. Có lịch trình quen thuộc rồi, bé dễ đi vào giấc ngủ hơn, mẹ cũng không còn phải thức khuya ru con nữa.
3 – Tạo ra môi trường ngủ phù hợp:
- Không nên bật đèn sáng khi bé ngủ.
- Không nên tạo tiếng ồn lớn khi bé ngủ.
- Để nhiệt độ phòng thích hợp ở mức 26 – 28 độ và kiểm tra con thường xuyên xem con có bị nóng hay lạnh không để cởi bớt hoặc mặc thêm quần áo.
Chắc hẳn đọc đến đây, mẹ đã trả lời được câu hỏi “Quấn tã cho bé đến khi nào?” rồi đúng không ạ. Mẹ nhớ bỏ quấn tã vùng kín khi bé được 1 tháng tuổi và bỏ tã toàn thân khi bé được 2 tháng tuổi. Khi mới bỏ tã, hãy cho con yêu thời gian thích nghi từ từ với giai đoạn phát triển mới mẹ nhé. Nếu còn điều gì thắc mắc, mẹ hãy để lại bình luận để được giải đáp nhanh nhất.