Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Thay vì để bé ở nhà với điện thoại, Ipad hay TV thì hè này cả gia đình mình hãy cùng nhau xuống phố dạo chơi hoặc đến các địa điểm vui chơi để giải tỏa xì-trét nha mẹ! Nếu ở Hà Nội mà mẹ còn băn khoăn chưa biết đi đâu chơi thì tham khảo 16 địa điểm vui chơi tại Hà Nội dưới đây xem sao.

1. Khu vui chơi ngoài trời

Với không gian mở đầy thoáng đãng, các khu vui chơi ngoài trời chắc chắn sẽ là lựa chọn thú vị cho cả gia đình. Nếu mẹ muốn con có thể thỏa sức vui chơi ở nơi rộng rãi và tiếp xúc với nhiều ánh sáng tự nhiên, thì danh sách các địa điểm vui chơi ngoài trời tại Hà Nội dưới đây là dành cho mẹ.

Mùa hè mẹ nên cho bé ra ngoài vui chơi, thư giãn
Mùa hè mẹ nên cho bé ra ngoài vui chơi, thư giãn

1.1. Công viên Mặt trời

Công viên Mặt trời là địa điểm vui chơi tại Hà Nội nằm ngoài trời. Công viên thu hút rất nhiều gia đình trong mỗi dịp hè về. Công viên sở hữu diện tích siêu rộng với hơn 20 trò chơi khác nhau phù hợp với cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.

Vòng quay Mặt trời nổi tiếng
Vòng quay Mặt trời nổi tiếng

Công viên nổi tiếng với những trò chơi mạo hiểm như Vua Bạch Tuộc, Hải Tặc, Rồng Thép,… Các em nhỏ có thể chơi những trò chơi nhẹ nhàng hơn như Ô tô đụng, Vòng quay ngựa gỗ hoặc Khu cầu trượt. Một điều đặc biệt nữa đó là công viên còn có Vòng quay Mặt trời để cả gia đình mình có thể ngắm nhìn toàn cảnh Hồ Tây từ trên cao, rất thú vị đấy!

Công viên Mặt trời hiện đang bán vé trọn gói với giá dao động khoảng 80 – 150k/người (phụ thuộc vào chiều cao của con). Khi mua gói này bé sẽ được tham gia các trò chơi không giới hạn.

Địa chỉ: 614 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội

1.2. Công viên nước Hồ Tây

Được mệnh danh là công viên nước đẹp và xịn nhất ở Hà Nội, Công viên nước Hồ Tây có thiết kế lôi cuốn với nhiều trò chơi liên quan đến nước rất thú vị. Công viên được chia thành nhiều khu vực khác nhau như: đường ống trượt, bể bơi tạo sóng nhân tạo, bể lặn sâu, trò chơi dưới nước,…

Một góc nhỏ của công viên nước Hồ Tây
Một góc nhỏ của công viên nước Hồ Tây

Để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ khi vui chơi tại công viên nước Hồ Tây, mẹ nên  chuẩn bị trước áo phao bơi hoặc phao tay. Ngoài ra, mùa hè tại đây thường rất đông người nên bố mẹ cũng cần phải để mắt tới các em nhỏ, đề phòng xảy ra những tình huống xấu.

Công viên mở cửa từ 8h30 đến 20h00 hằng ngày, gồm cả thứ Bảy, Chủ Nhật và ngày Lễ. Giá vé vào cửa có sự khác biệt theo từng ngày hoặc khung giờ, nên nhà mình tham khảo Bảng giá Công viên nước Hồ Tây tại đây nhé.

Địa chỉ: 614 Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội

1.3. Công viên Thủ Lệ

Với không gian rộng lớn tràn ngập bóng cây xanh mướt, Công viên Thủ Lệ là gợi ý hoàn hảo cho chuyến dã ngoại cuối tuần của gia đình mình. Bầu không khí tại công viên thoáng đãng, trong lành giúp bé thoải mái vui chơi và bố mẹ cũng có một ngày nghỉ ngơi thư giãn.

Không những thế, công viên Thủ Lệ còn được biết đến là sở thú lớn nhất miền Bắc. Các em bé sẽ được tận mắt chứng kiến và tìm hiểu về các loài động vật mà đôi khi chỉ có thể nhìn thấy trong các bộ phim hoạt hình. Như là hà mã, voi, hươu, nai,… Để kích thích bé học tập và tìm hiểu, mẹ nên tích cực giới thiệu cho bé những điều lý thú về các loài động vật trong công viên nhé.

Các bé rất thích thú khi được tận mắt chứng kiến các loài động vật
Các bé rất thích thú khi được tận mắt chứng kiến các loài động vật

Giá vé vào cổng Công viên Thủ Lệ là 5.000 đồng/trẻ em, 10.000 đồng/người lớn. Với mỗi trò chơi sẽ có một mức giá quy định riêng.

Địa chỉ: Đường Bưởi và đường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội

1.4. Thiên Đường Bảo Sơn

Nếu mẹ đang tìm cho gia đình một khu vui chơi đủ rộng để vừa dã ngoại, vừa có trò chơi cho con thì Thiên đường Bảo Sơn là điểm đến khá hay ho.

Thiên đường Bảo Sơn chỉ mất khoảng 45 phút chạy xe từ trung tâm Hà Nội
Thiên đường Bảo Sơn chỉ mất khoảng 45 phút chạy xe từ trung tâm Hà Nội

Thiên đường Bảo Sơn chỉ mất khoảng 45 phút chạy xe từ trung tâm Hà Nội, đường đi cũng khá thuận tiện, có nhiều cách thức để đi tới công viên. Và mặc dù nằm ở ngoại thành Hà Nội, nhưng mỗi khi hè đến là Thiên đường Bảo Sơn lại có rất đông gia đình dẫn con tới đây vui chơi, nhất là vào những ngày cuối tuần.

Giá vé vào khoảng 150.000 – 290.000 đồng theo quy định.

Địa chỉ: Km5+200, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội

2. Khu vui chơi trong nhà

Danh sách khu vui chơi trong nhà dưới đây là những địa điểm lý tưởng để bố mẹ cùng con vừa tránh nắng, vừa chơi đùa thỏa thích trong không khí mát lạnh từ chiếc điều hoà nha!

2.1. Royal City

Hãy để bé một lần thử cảm giác khám phá Sân trượt băng hay Công viên nước trong nhà lớn nhất miền Bắc. Chắc chắn bé sẽ rất thích thú!

Công viên nước trong nhà lớn nhất miền Bắc
Công viên nước trong nhà lớn nhất miền Bắc

Khu vui chơi của trẻ em nằm gọn trong lòng Trung tâm thương mại Royal City. Vậy nên sau khi đã chơi đùa thoả thích, mẹ có thể dẫn bé đi ăn ngay trong trung tâm mua sắm. Tại đây có hàng trăm gian hàng ăn uống với những món ăn đa dạng, thoải mái cho nhà mình lựa chọn.

Địa chỉ: 72A Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội

2.2. VINKE – Vincom Times City

Không chỉ là một nơi để vui chơi, VINKE ra đời với mong muốn đem lại cho bé một môi trường giáo dục kết hợp giải trí. Bé có thể trải nghiệm tất cả những ước mơ nghề nghiệp trong tương lai, khám phá mọi lĩnh vực mà trẻ yêu thích.

VINKE còn có khu giải trí với rất nhiều trò chơi hấp dẫn mà vẫn nhẹ nhàng như xe điện đụng, mê cung,… để bé cùng bố mẹ vui đùa bên nhau.

Địa chỉ: Khu Times City, 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

2.3. Aeon Mall

Aeon Mall – trung tâm thương mại lớn nhất hiện nay được mệnh danh là tổ hợp vui chơi hấp dẫn nhất cho trẻ em. Bên trong Aeon Mall là các khu vui chơi nổi tiếng như Dream Games, rạp chiếu phim CGV, khu chơi bowling,… rất nhiều điểm đến cho gia đình mình lựa chọn.

Aeon Mall – trung tâm thương mại lớn nhất hiện nay
Aeon Mall – trung tâm thương mại lớn nhất hiện nay

Địa chỉ: TTTM Aeon Long Biên, 27 Cổ Linh, Long Biên, Hà Nội

2.4. Hệ thống TiNi World

TiNi World được chia thành nhiều không gian và khu vực khác nhau, đem đến cho trẻ một môi trường vui chơi thú vị nhưng vẫn có tính giáo dục cao. Vào ngày lễ hay dịp cuối tuần, TiNi World còn thường tổ chức các hoạt động ngoại khoá giúp trẻ giao lưu, học hỏi cùng các bạn đồng trang lứa. Nếu mẹ đưa bé đến đây, chắc hẳn con sẽ vô cùng thích thú bởi sự đa dạng các trò chơi và hoạt động ngoại khoá.

Không gian TiNi World ngập tràn sắc màu
Không gian TiNi World ngập tràn sắc màu

Mẹ cũng có thể yên tâm khi để con vui chơi vì tại TiNi World có các nhân viên hỗ trợ luôn sẵn sàng giúp đỡ nhà mình. Đây là một điểm mà các mẹ rất thích tại hệ thống TiNi World.

Địa chỉ hệ thống TiNi World để mẹ tham khảo:

  • TiNi World Mipec: tầng 5 tòa nhà Mipec, 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
  • TiNi World Vincom Nguyễn Chí Thanh: tầng 5 TTTM Vincom Nguyễn Chí Thanh, 54 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
  • TiNi World Aeon Long Biên: tầng 3 TTTM Aeon Long Biên, 27 Cổ Linh, Long Biên, Hà Nội
  • TiNi World IPH: tầng 3, TTTM Indochina Plaza Hanoi, 241 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

2.5. Play Time – Vincom Phạm Ngọc Thạch

Khu vui chơi Play Time được thiết kế dựa theo mô hình hiện đại nhằm đem đến cho khách hàng nhí không gian vui chơi lý tưởng nhất. Tại Play Time bé vừa có thể vui chơi giải trí kết hợp vui chơi giáo dục. Các hoạt động rèn luyện, vận động thể chất cũng được tích hợp cùng những bài học phát triển tâm hồn cho các bé.

Khu vui chơi Play Time được thiết kế dựa theo mô hình hiện đại
Khu vui chơi Play Time được thiết kế dựa theo mô hình hiện đại

Địa chỉ: Số 2 Phạm Ngọc Thạch, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội

2.6. Mr.Haahoo – Tòa nhà Times Tower

Mr. Haahoo mới được đưa vào hoạt động thời gian gần đây và được chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế. Khuôn viên Mr. Haahoo được thiết kế thoáng đãng gồm nhiều khu vực khác nhau. Bé đến đây có thể thỏa thích lựa chọn. Các trò chơi đều được đầu tư kỹ lưỡng gồm: khu lego, khu siêu thị, khu tô tượng, khu nhà bóng, khu mạo hiểm,…

Mr. Haahoo cũng thường xuyên tổ chức các sự kiện và hoạt động học mà chơi cho bé
Mr. Haahoo cũng thường xuyên tổ chức các sự kiện và hoạt động học mà chơi cho bé

Mr. Haahoo cũng thường xuyên tổ chức các sự kiện và hoạt động học mà chơi cho bé. Kèm theo là rất nhiều chương trình khuyến mãi. Mẹ note lại để đưa bé đến chơi nha!

Giá vé tại Mr. Haahoo là 80.000 đồng ngày thường, 100.000 đồng thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ.

Địa chỉ: Tầng 2, Times Tower 35 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

2.7. Worldgame

Worldgame ở trung tâm thương mại Melinh Plaza là một khu vui chơi trẻ em tại Hà Đông. Dù cũng ở khá xa trung tâm thành phố nhưng Worldgame cũng rất nổi tiếng và thu hút gia đình tới giải trí cuối tuần.

Cổng vào khu World Games
Cổng vào khu World Games
Worldgame ở trung tâm thương mại Melinh Plaza là một khu vui chơi trẻ em tại Hà Đông
Worldgame ở trung tâm thương mại Melinh Plaza là một khu vui chơi trẻ em tại Hà Đông

Tại Worldgame, các trò chơi được bày trí thoáng đãng trong không gian rộng lớn tới hơn 1300 mét vuông. Nhiều trò hấp dẫn khác nhau để bé lựa chọn. Như xe ô tô đụng, tàu điện, đu quay, nhà tài năng, khu vườn cổ tích cho bé. Ở đây còn có một khu vực trò chơi xèng. Các bé khi tới Worldgame rất thích khu vực này.

Địa chỉ: Tầng 4 Trung tâm thương mại Melinh Plaza, Tô Hiệu, Hà Đông, Hà Nội

3. Địa điểm du lịch, di tích lịch sử

Nếu những địa điểm vui chơi tại Hà Nội phía trên đã quá quen thuộc, mẹ hãy dẫn bé đi tham quan các khu du lịch, di tích lịch sử của Thủ Đô xem sao. Vừa vui chơi, vừa là cơ hội để bé tìm hiểu kiến thức lịch sử dân tộc. Đúng tiêu chí “học mà chơi, chơi mà học”.

3.1. Bảo tàng dân tộc học Việt Nam

Bảo tàng dân tộc học Việt Nam nằm trong khuôn viên rộng tới 54ha. Không gian ở đây bao phủ bởi nhiều cây xanh. Nhiều hoạt động văn hoá dân tộc vô cùng thú vị được tổ chức mỗi cuối tuần.

Khuôn viên rộng rãi, thoáng mát của Bảo tàng Dân tộc học
Khuôn viên rộng rãi, thoáng mát của Bảo tàng Dân tộc học

Ở đây có đến 10 công trình kiến trúc dân gian được các nghệ nhân kỳ công dựng lại. Các con hẳn sẽ rất thích thú khi được trèo lên từng bậc thang của nhà sàn và tham quan gian nhà cổ xưa của người Ede, người H’mông, người Tày,…

Gian nhà sàn của người dân tộc
Gian nhà sàn của người dân tộc

Một khu nữa mẹ nên đưa bé đi đó là toà nhà Trống Đồng. Tại đây lưu giữ toàn bộ nét văn hoá của 54 dân tộc Việt Nam. Như là trang phục khố, váy, khăn,… đồ sinh hoạt như gùi, giỏ,… hoặc các dụng cụ âm nhạc truyền thống làm từ ống tre, vỏ bầu, sáo, nứa…

Để thuận tiện hơn thì nhà mình có thể thuê hướng dẫn viên giới thiệu nữa. Lệ phí cũng không quá cao đâu, mẹ tham khảo bảng giá vé vào cổng và các loại phí dịch vụ ở đây.

Địa chỉ: Số 1, Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội

3.2. Quần thể Lăng Bác Hồ

Nhắc đến Hà Nội thì chắc chắn là không thể không nhắc tới Lăng Bác Hồ rồi! Một địa điểm du lịch vô cùng nổi tiếng. Bất cứ ai đặt chân tới Hà Nội cũng phải đến một lần.

Lăng Bác đặt uy nghiêm tại trung tâm là nơi lưu giữ thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Lăng Bác đặt uy nghiêm tại trung tâm là nơi lưu giữ thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lăng Bác đặt uy nghiêm tại trung tâm là nơi lưu giữ thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bên ngoài lăng là những hàng tre xanh bát ngát. Khi vào viếng, nhà mình cần lưu ý ăn mặc chỉnh tề, không quay phim chụp ảnh. Quan trọng nhất là phải giữ trật tự trong lăng.

Trong quần thể Lăng Bác gồm các địa điểm nổi tiếng. Có thể kể đến như quảng trường Ba Đình, phủ Chủ Tịch, nhà sàn và ao cá Bác Hồ,… Mẹ nên dành một buổi để dẫn bé tham quan hết khu quần thể rộng lớn này. Từ Lăng Bác theo các hướng, nhà mình có thể tham quan hết một lượt các khu di tích khác. Sau chuyến đi này, chắc hẳn bé sẽ biết được rất nhiều thông tin về lãnh tụ Hồ Chí Minh và lịch sử dân tộc mình đấy!

Địa chỉ: 2 Hùng Vương, Điện Bàn, Ba Đình, Hà Nội

3.3. Hoàng Thành Thăng Long

Đến với Hoàng thành Thăng Long, gia đình mình sẽ như được đắm mình trong lịch sử. Cũng như quay trở về các triều đại huy hoàng của vua chúa thời xưa. Bởi đây là nơi ghi lại những dấu mốc đáng nhớ của đất nước ta trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.

Đến với Hoàng thành Thăng Long, gia đình mình sẽ như được đắm mình trong lịch sử
Đến với Hoàng thành Thăng Long, gia đình mình sẽ như được đắm mình trong lịch sử

Khi tham quan Hoàng Thành Thăng Long, mẹ nên dẫn bé đi lần lượt các địa điểm: Khu Khảo cổ 18 Hoàng Diệu, Cột cờ Hà Nội, Đoan Môn, Điện Kính Thiên, Nhà D67. Hãy kể cho con nghe những câu chuyện lịch sử, câu chuyện về tinh thần kháng chiến bất khuất của ông cha ta trong lúc dẫn bé tham quan nhé.

Địa chỉ: 19C Hoàng Diệu, Điện Bàn, Ba Đình, Hà Nội

3.4. Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu Quốc Tử Giám được xem là biểu tượng của tri thức và nền giáo dục Việt Nam. Đây là nơi thờ phụng các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An – người thầy tiêu biểu về đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam.

Văn Miếu Quốc Tử Giám được xem là biểu tượng của tri thức và nền giáo dục Việt Nam
Văn Miếu Quốc Tử Giám được xem là biểu tượng của tri thức và nền giáo dục Việt Nam

Với các bé đang dần đến độ tuổi đi học, Văn Miếu là nơi rất thích hợp để ghé thăm. Tại Văn Miếu thường xuyên có các hoạt động văn hoá dân gian. Như là nặn tò he, triển lãm, ngày hội,… dành cho bé tới vui chơi và học hỏi. Các sự kiện thường sẽ được tổ chức vào cuối tuần. Khi đến Văn Miếu, mẹ cũng hãy xin chữ. Chữ ông Đồ sẽ cầu chúc cho bé luôn bình an, khoẻ mạnh, chăm ngoan và học giỏi.

Thông tin sự kiện, giá vé thường xuyên được cập nhật tại trang chủ của Văn Miếu, nhà mình xem tại đây.

Địa chỉ: 58 Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội

3.5. Phố đi bộ Hồ Gươm

Một địa điểm vui chơi tại Hà Nội chắc chắn đã trở nên cực kỳ quen thuộc. Nhưng nếu mẹ lên một lịch trình tham quan di tích thật “nghiêm chỉnh” thì Hồ Gươm có rất nhiều điều mới lạ để khám phá đấy!

Một địa điểm vui chơi tại Hà Nội chắc chắn đã trở nên cực kỳ quen thuộc
Một địa điểm vui chơi tại Hà Nội chắc chắn đã trở nên cực kỳ quen thuộc

Tại Hồ Gươm, mẹ có thể dẫn con thăm quan các di tích lịch sử nổi tiếng như:

  • Đền Ngọc Sơn
  • Tháp Bút, đài Nghiên
  • Cầu Thê Húc
  • Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục
  • Khu di tích tượng đài vua Lê
  • Tượng đài Vua Lý Thái Tổ

Để đi hết các địa điểm này có lẽ cũng mất khoảng một buổi sáng. Mẹ nên chuẩn bị cho bé nước, mũ nón và đồ ăn nhẹ trong quá trình đi tham quan. Sau khi đi hết các khu di tích lịch sử, xung quanh Hồ Gươm còn rất nhiều khu vực vui chơi lý tưởng cho cả gia đình.

Với 16 địa điểm vui chơi tại Hà Nội này, Góc của mẹ hy vọng rằng cả gia đình mình sẽ có một mùa hè đầy ý nghĩa!

3 tháng đầu tiên trong thai kỳ, mẹ phải “đối mặt” với những thay đổi khác thường trong cơ thể. Buồn nôn, ốm nghén, mệt mỏi là những dấu hiệu cho thấy một sinh linh mới đang dần hình thành trong bụng mẹ đó. Bên cạnh niềm vui đón chào bé, có lẽ sẽ đi kèm cùng những lo lắng không biết sẽ phải sinh hoạt, ăn uống như thế nào để đảm bảo an toàn cho bé. Sau đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp mẹ hiểu rõ hơn về những gì mẹ nên ăn trong 3 tháng đầu tiên.

1. Lượng calo bao nhiêu là tốt nhất cho mẹ trong 3 tháng đầu?

Trong 3 tháng đầu, mẹ nên nạp vào cơ thể khoảng 2000 calories mỗi ngày là tốt nhất
Trong 3 tháng đầu, mẹ nên nạp vào cơ thể khoảng 2000 calories mỗi ngày là tốt nhất

Trong 3 tháng đầu tiên này, nhu cầu năng lượng của bé chưa đáng kể. Mẹ nên nạp vào cơ thể khoảng 2000 calories mỗi ngày là tốt nhất. Ăn ba bữa một ngày cộng thêm một hoặc hai bữa ăn nhẹ sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho mẹ. Nếu mẹ không thể ăn nhiều bữa ăn trong một ngày thì cũng đừng lo lắng nhé. Thay vào đó, mẹ có thể tập trung vào chất lượng từng bữa ăn. Như thế vẫn có thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết. 

Tích cực duy trì các loại thực phẩm lành mạnh mẹ bầu nên ăn trong 3 tháng đầu để đảm bảo đủ dinh dưỡng mẹ nhé.

2. Các chất dinh dưỡng quan trọng mẹ bầu cần biết 

Trong quá trình mang thai, vấn đề dinh dưỡng luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi mẹ. Đặc biệt trong ba tháng đầu tiên, khi có những mẹ lần đầu mang thai còn chưa có kinh nghiệm. Hiểu biết thật kỹ về các dưỡng chất quan trọng trong giai đoạn này là một điều cần thiết cho những bước đầu chăm sóc cho bé yêu đang dần lớn trong bụng mẹ.

2.1.Axit folic

Lượng axit folic mẹ cần nạp mỗi ngày vào khoảng 600 microgam
Lượng axit folic mẹ cần nạp mỗi ngày vào khoảng 600 microgam

Đây là chất có vai trò thiết yếu trong ba tháng đầu của mẹ bầu đó. Axit folic (còn được gọi là vitamin B9 hoặc folate, khi ở dạng thực phẩm) đóng vai trò chính trong việc ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh. Lượng axit folic mẹ cần nạp mỗi ngày vào khoảng 600 microgam. Mẹ có thể uống vitamin trước khi sinh và ăn cam, dâu tây, rau lá xanh, ngũ cốc, các loại hạt, súp lơ và củ cải đường để đảm bảo đủ dưỡng chất cần thiết nhé.

2.2.Protein

Mẹ duy trì lượng protein ở mức 75 gram mỗi ngày là tốt nhất
Mẹ duy trì lượng protein ở mức 75 gram mỗi ngày là tốt nhất

Đây là “chiếc chìa khóa” kích thích sự phát triển của cả mẹ và bé. Mẹ duy trì lượng protein ở mức 75 gram mỗi ngày là tốt nhất nhé. Nguồn cung cấp protein dồi dào mẹ có thể tham khảo: trứng, sữa chua và thịt gà.

2.3.Canxi

Mẹ cần duy trì 1000 miligam canxi mỗi ngày
Mẹ cần duy trì 1000 miligam canxi mỗi ngày

Thiếu canxi sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển xương và răng của bé. Đây là điều mẹ chắc chắn không mong muốn đúng không nào? Ngoài ra thiếu canxi còn gây nên nguy cơ loãng xương sau này cho mẹ nữa. Vì vậy, mẹ cần duy trì 1000 miligam canxi mỗi ngày theo lời khuyên từ chuyên gia nhé. Mẹ có thể bổ sung vào thực đơn sữa, sữa chua, phô mai – đây đều là những loại thực phẩm giàu canxi đó.

2.4.Sắt

Mẹ cần bổ sung 27 milligrams sắt mỗi ngày
Mẹ cần bổ sung 27 milligrams sắt mỗi ngày

Sắt là dưỡng chất quan trọng khi nhu cầu cung cấp máu của mẹ tăng lên để nuôi bé. Mỗi ngày, mẹ cần bổ sung 27 milligrams sắt cho cơ thể. Đảm bảo mỗi bữa ăn của mẹ nên có các thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, thịt gà, trứng, đậu phụ để giảm nguy cơ thiếu máu khi mang thai nhé.

2.5.Vitamin C

Mẹ nên đặt mục tiêu 85 miligam vitamin C mỗi ngày nhé
Mẹ nên đặt mục tiêu 85 miligam vitamin C mỗi ngày nhé

Các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, bông cải xanh và dâu tây đều giúp thúc đẩy sự phát triển xương và mô ở bé. Ngoài ra, chúng còn giúp mẹ hấp thu chất sắt tốt hơn. Mẹ nên đặt mục tiêu 85 miligam vitamin C mỗi ngày nhé.

2.6.Kali

Lượng kali lý tưởng mẹ nên bổ sung là 2.900 miligam mỗi ngày
Lượng kali lý tưởng mẹ nên bổ sung là 2.900 miligam mỗi ngày

Cùng với natri, kali giúp điều hòa huyết áp cho mẹ trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên này. Lượng kali lý tưởng mẹ nên bổ sung là 2.900 miligam mỗi ngày thông qua vitamin và các loại quả như chuối, mơ, bơ.

2.7.DHA

Mẹ có thể lựa chọn bổ sung DHA thông qua các loại vitamin trước khi sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ nhé.
Mẹ có thể lựa chọn bổ sung DHA thông qua các loại vitamin trước khi sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ nhé.

Đây là một loại axit béo omega 3 quan trọng được tìm thấy trong các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp như cá cơm, cá trích, cá mòi. Tuy nhiên, mẹ có thể gặp khó khăn vì sẽ cảm thấy buồn nôn khi tiếp xúc với hải sản. Mẹ có thể lựa chọn bổ sung DHA thông qua các loại vitamin trước khi sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ nhé.

3. Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu?

Hiểu được những băn khoăn của mẹ, Góc của mẹ gợi ý cho mẹ 7 loại thực phẩm giàu dưỡng chất mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh.

Nguồn cung cấp đa dạng các chất dinh dưỡng từ thiên nhiên mẹ không thể bỏ qua nha. Cải xoăn có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng bao gồm chất xơ, canxi, folate, sắt, vitamin A, vitamin C, vitamin E và vitamin K.
Nguồn cung cấp đa dạng các chất dinh dưỡng từ thiên nhiên mẹ không thể bỏ qua nha. Cải xoăn có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng bao gồm chất xơ, canxi, folate, sắt, vitamin A, vitamin C, vitamin E và vitamin K.
  • Thịt nạc: Đây là nguồn chất sắt và protein rất tốt mẹ nha. Đặc biệt, các loại thịt nạc được nấu chín kỹ như thịt thăn hoặc bít tết, thịt thăn lợn, gà tây và thịt gà sẽ cung cấp tất cả các axit amin cần thiết cho mẹ. 
  • Sữa chua: Được biết đến là nguồn cung cấp canxi và protein – dưỡng chất hỗ trợ sự phát triển xương và răng của bé.
  • Đậu nành: Bổ sung protein, canxi, sắt, folate.
  • Cải xoăn: Nguồn cung cấp đa dạng các chất dinh dưỡng từ thiên nhiên mẹ không thể bỏ qua nha. Cải xoăn có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng bao gồm chất xơ, canxi, folate, sắt, vitamin A, vitamin C, vitamin E và vitamin K.
  • Chuối: Nguồn cung cấp kali tốt nhất trong chế độ dinh dưỡng cho mẹ. Bên cạnh đó, chuối còn có vị thơm, ngọt rất dễ ăn cho mẹ nữa.
  • Các loại đậu: Loại thực phẩm nhỏ bé nhưng lại ẩn giấu rất nhiều dưỡng chất tốt bao gồm sắt, folate, protein, chất xơ.
  • Trà gừng: Trong 3 tháng đầu, mẹ hay có cảm giác buồn nôn. Một cốc trà gừng có thể giúp cơ thể mẹ cảm thấy dễ chịu hơn đó.

Đến đây, có lẽ mẹ đã có cho mình những ý tưởng về thực đơn mỗi ngày rồi. Ăn uống đủ dưỡng chất để bé phát triển thật an toàn và khỏe mạnh. Niềm vui của mẹ khi đó sẽ trọn vẹn hơn rất nhiều đó.

Biệt danh chính là món quà ý nghĩa đầu đời mang theo bao hi vọng và thương yêu mà ba mẹ dành cho bé cưng của mình. Vì vậy một biệt danh hay sẽ giúp bé cảm thấy được yêu thương, gần gũi và gắn kết hơn với người thân đồng thời cũng tạo nên sự thân mật riêng tư của bé với gia đình. Vậy làm thế nào để chọn được một biệt danh hay và thú vị cho bé yêu? Bài viết này sẽ gợi ý cho mẹ 6 cách chọn biệt danh cực đơn giản mà vẫn giúp con thật nổi bật và đáng yêu nhé!

Nếu mẹ đang tìm kiếm một công cụ thông minh, nhanh gọn mà đầy đủ để đặt tên cho bé thật dễ dàng thì hãy nhanh tay sử dụng công cụ dưới đây nhé:

CÔNG CỤ TÌM TÊN CON

Giới tính bé nhà mình

Mẹ muốn tìm tên cho bé bắt đầu bằng

Tên Ý nghĩa
Bình An Một cái tên ấm áp phải không bố mẹ. Chữ “Bình” là sự êm ấm, thư thái, còn “An” có nghĩa là an lành, yên bình. “Bình An” có thể hiểu là cha mẹ mong con có cuộc sống bình an, êm đềm, sẽ không gặp bất cứ sóng gió hay trắc trở nào đó.

… Xem thêm

Bảo An Bảo có nghĩa là bảo vật, báu vật, là điều vô cùng quý giá. An có nghĩa là an lành, yên bình. Bảo An có thể hiểu con như bảo vật quý giá, mang đến bình an, may mắn cho cả gia đình

… Xem thêm

Duy An Cái tên nghe thật mạnh mẽ nhà mình nhỉ? Chữ “Duy” mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, là từ chỉ sự thông minh, hiểu biết hoặc ước mong về một cuộc sống viên mãn, đầy đủ. Còn “An” lại có nghĩa là an lành, bình yên, mong cho con có một cuộc sống vô lo, vô nghĩ. Đặt tên con là Duy An để mong con có cuộc sống an bình, viên mãn.

… Xem thêm

Gia An “Gia” chỉ những điều tốt đẹp, phúc lành, đồng thời còn có nghĩa là gia đình, là mái nhà nơi mọi người sum vầy, quây quần bên nhau. Đặc biệt còn có nghĩa là sự đẹp đẽ, ưu tú, mang phẩm chất cao quý. “An” là bình an, may mắn, thư thái, an toàn. Gia An là “sự bình an của gia đình”. Em bé Gia An sẽ là một sự may mắn, mai lại những điều tốt lành cho gia đình của mình và kể cả gia đình nhỏ sau này của chính con.

… Xem thêm

Ðăng An Cái tên rất hay đúng không nhà mình. Đăng có nghĩa là ngọn đèn, An là yên định. Đăng An có nghĩa là ngọn đèn bình yên, mong con có cuộc sống yên bình, là người có năng lực mạnh mẽ, định hướng cho người khác đó

… Xem thêm

Xem đầy đủ tên bé

1. Đặt biệt danh cho bé theo tên nước ngoài: Xu hướng hiện đại, tiện lợi

Đặt biệt danh cho bé theo tên nước ngoài đang được nhiều mẹ yêu thích
Đặt biệt danh cho bé theo tên nước ngoài đang được nhiều mẹ yêu thích

Xem ngay hơn 250 biệt danh bằng tiếng Anh cho bé

Tổng hợp những cái tên nước ngoài vừa “độc lạ” vừa ý nghĩa cho con

Xu hướng đặt biệt danh cho bé theo tên nước ngoài đang ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam. Việc này không chỉ mang đến cảm giác hiện đại, sang trọng mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho bé khi tiếp xúc với môi trường quốc tế trong tương lai đó mẹ ơi! Hãy cùng tham khảo những cái tên vô cùng thu hút nhưng cũng rất dễ gọi cho các bạn nhỏ dưới đây nhé!

  • Một số biệt danh hay cho bé gái như: Sunny, Anna, Lavie, Moon, Cherry, Alice, Daisy, Bunny, Joy, Snow…
  • Biệt danh cho bé trai hay mẹ có thể tham khảo như: Ken, Rio, Joe, Jacob, Andrew, Neil, Captain, Gem, Maris, Kane…

Mua 1 tặng 1 khăn ướt và giảm 60% hệ sản phẩm chăm sóc bé an toàn

2. Những biệt danh dễ thương theo tên món ăn, thức uống cho bé

Những biệt danh sáng tạo, ấn tượng được đặt theo tên các món ăn, thức uống quen thuộc hoặc gắn với sở thích, kỉ niệm đặc biệt như đó là món ăn mẹ yêu thích lúc mang thai bé, hay đó là món gợi hình ảnh dễ thương… đang được khá nhiều bậc phụ huynh ưa chuộng khi đặt cho các bé yêu. Những cái tên này không chỉ dễ thương, ý nghĩa mà còn dễ nhớ, dễ gọi… Ngay lúc vừa biết nói là bé đã có thể đọc vanh vách tên mình rồi. Đặc biệt, tên theo các món ăn uống, phù hợp để đặt biệt danh cho bé gái lẫn bé trai không khiến mẹ phải đau đầu phân vân chọn sao cho phù hợp với giới tính bé nhà mình nữa.

  • Biệt danh hay cho bé theo chủ đề rau củ quả: Bơ, Mít, Cam, Chanh, Dâu, Su Su, Đậu, Tiêu, Mít, Nấm, Dừa, Khoai…
  • Biệt danh cho bé theo thức uống: Sữa, Cà Phê, Coca, Soda, Siro, Bia, Pepsi, Ken, Tiger, Lavie, …
  • Biệt danh cho bé theo món ăn yêu thích: Snack, Bơ Gơ (burger), Bánh Mì, Pizza, Kem, Sushi, Bào Ngư, Bánh Gạo, Cốm, Bim Bim…

3. Gợi ý những biệt danh độc đáo dựa trên đặc điểm của con

Mỗi bé từ khi sinh ra sẽ có những điểm đặc biệt riêng và đó cũng là nét thu hút độc đáo của bé. Vì vậy đặt tên con theo đặc điểm riêng không chỉ thể hiện sự yêu thương, trân trọng của cha mẹ với sự hiện diện con mà còn giúp bé có được sự tự tin với những điểm đặc biệt của mình. Một số tên mẹ có thể tham khảo như:

  • Dành cho bé mũm mĩm: Ủn, Phính, Bông, Gấu, Mũm, Po, Mèo Ú, Hạt Mít, …
  • Dành cho bé có làn da bánh mật: Cacao, Socola, Nâu, Mật, 
  • Dành cho bé nhanh nhẹn, lém lỉnh: Sóc, Khỉ, Jerry, Cá Heo, Chuồn Chuồn…
  • Dành cho bé nhỏ nhắn: Tí Nị, Hạt Tiêu, Xíu, Ốc, Tini…
  • Dành cho bé trắng trẻo: Bông, Mây, Sữa, Tuyết, Bột…

4. Đặt biệt danh hay cho bé theo tên truyền thống: Giản dị và sâu sắc

Đặt biệt danh hay cho bé theo tên truyền thống
Đặt biệt danh hay cho bé theo tên truyền thống

Những tên gọi truyền thống cho bé yêu cũng là xu hướng được nhiều bậc cha mẹ hiện nay lựa chọn cho con với mong muốn những cái tên vừa mộc mạc, đáng yêu, vừa mang đậm bản sắc dân tộc sẽ giúp bé luôn nhớ đến nguồn cội của mình. Đặc biệt, những tên truyền thống thường rất thân thương, dễ nhớ, dễ gọi cũng rất được lòng ông bà vì sự bình dị, gần gũi đồng thời cũng làm cho bé cảm thấy gần gũi và yêu thương hơn.

  • Đặt biệt danh cho bé trai: Tí, Tèo, Tũn, Tít, Bờm, Cò, Vẹt, Sửu, Dần, Mẹo, Quậy…
  • Đặt biệt danh cho bé gái: Bống, Cò, Mén, Dậu, Na, Bông, Mẹt, Nở, … 

5. Đặt biệt danh hay cho bé theo vần điệu: Êm ái và du dương

Đặt biệt danh hay cho bé theo vần điệu
Đặt biệt danh hay cho bé theo vần điệu

Những âm điệu trong trẻo, vui vẻ khi đặt biệt danh cho bé yêu vừa dễ nhớ, dễ gọi lại vô cùng ấn tượng, phù hợp cho cả bé trai và bé gái sẽ là sự lựa chọn vô cùng thích hợp cho các mẹ khi đặt tên cho con. Mẹ chỉ cần lưu ý để lựa chọn những âm thanh gọi lên sao cho êm tai là được.

  • Một số tên ở nhà mẹ có thể tham khảo như: My My, Bòn Bon, La La, Tí Nị, Xu Xu, Chíp Chíp, Su Su, Su Si, Zin Zin, Bon Bon…

6. Những biệt danh ngộ nghĩnh, sáng tạo dựa trên các nhân vật hoạt hình

Chọn lựa biệt danh theo tên nhân vật hoạt hình nổi tiếng với nhiều nét cá tính đa dạng khác nhau cũng là một sự ưu tiên tuyệt vời cho các bậc phụ huynh. Bởi ngoài sự đáng yêu, thân thuộc, gắn với nhiều kỉ niệm của gia đình thì đây cũng được xem như hình mẫu phù hợp để bé phát triển tính cách sau này.

  • Một số tên biệt danh hay mà mẹ có thể tham khảo như: Po, Shin, Xuka, Dumbo, Timon, Pumbaa, Simba, Elsa, Na Tra, Tom, Jerry, Tarzan,…

Ngoài ra, mẹ còn có thể đặt biệt danh cho bé yêu theo tên thật nữa đó. Để chọn được một biệt danh đáng yêu, phù hợp với bé, mẹ hãy tham khảo Gợi ý các cách đặt biệt danh theo tên cho bé yêu nhé.

Đặt biệt danh cho bé theo tên các nhân vật hoạt hình cũng rất đáng yêu
Đặt biệt danh cho bé theo tên các nhân vật hoạt hình cũng rất đáng yêu

7. Những lưu ý bố mẹ nên ghi nhớ khi đặt biệt danh cho bé

Dù là tên gọi chính thức hay biệt danh, chúng đều có ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với mỗi người. Nếu tên thật là cách chúng ta giới thiệu bản thân với thế giới bên ngoài trong các mối quan hệ xã hội thì biệt danh là cách chúng ta được người thân yêu gọi tên theo cách riêng tư và trìu mến nhất. Vậy nên đây là những lưu ý quan trọng cho cha mẹ trong quá trình chọn một biệt danh thật ấn tượng cho con yêu cau mình nhé:

  • Một biệt danh hay cho bé trước tiên phải tạo cảm giác vui vẻ, hoạt bát và dễ thương.
  • Khi lựa chọn biệt danh, mẹ nên chọn những tên ngắn, dễ phát âm, dễ nhớ. Như vậy bé có thể dễ dàng tự đọc đúng tên mình.
  • Mẹ không nên lo lắng với quan điểm rằng đặt tên sẽ ảnh hưởng đến vận mệnh, tính cách của con sau này.
  • Nếu có thể, hãy tham khảo ý kiến người thân để lựa chọn cho con một biệt danh phù hợp.
  • Lưu ý tránh đặt biệt danh của bé trùng với tên người lớn trong nhà mẹ nhé!

Trên đây là một số gợi ý về cách chọn biệt danh cho bé yêu từ Góc của mẹ. Mong rằng có thể giúp mẹ có thêm nhiều lựa chọn phù hợp với bé yêu của mình. Một biệt danh đáng yêu, dễ nhớ sẽ giúp bé cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn cũng là dấu ấn quan trọng, ý nghĩa trên chặng hành trình lớn lên của con. Biệt danh cũng thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm của bố mẹ dành cho con. Chúc mẹ sẽ chọn được một biệt danh thật hay và ấn tượng cho bé yêu của mình nhé!

Cafein là chất kích thích có trong cà phê, trà, nước ngọt, sô cô la. Với một liều lượng hợp lý, nó giúp con người tỉnh táo và làm việc năng suất hơn. Vậy, trong quá trình mang thai, mẹ bầu có được sử dụng cafein không? Cafein có hoàn toàn gây hại cho mẹ? Cùng Góc của mẹ tìm hiểu chi tiết về loại chất này nhé.

1. Cafein là gì?

“Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Trước khi tìm hiểu sâu hơn ảnh hưởng của cafein đối với thai nhi, mẹ cũng cần phải hiểu thật kỹ về loại chất này trước đã. Cafein là gì? Loại thực phẩm nào có chứa chúng? Biết được rõ thông tin sẽ giúp mẹ tránh được mọi rủi ro không mong muốn cũng như đảm bảo an toàn nhất cho bé yêu đang dần lớn lên trong bụng mẹ.

1.1.Cafein là gì?

Cafein được biết đến là loại chất kích thích có trong cà phê, trà, nước ngọt, sô cô la và một số loại thuốc nhất định
Cafein được biết đến là loại chất kích thích có trong cà phê, trà, nước ngọt, sô cô la và một số loại thuốc nhất định

Cafein được biết đến là loại chất kích thích có trong cà phê, trà, nước ngọt, sô cô la và một số loại thuốc nhất định (WHO). Đây là “liều thuốc thần kỳ” giúp mỗi người tỉnh táo để hoạt động năng suất hơn đó. Trong đó, cà phê là thức uống phổ biến nhất có chứa cafein.

1.2.Thực phẩm, đồ uống có chứa cafein

Các sản phẩm từ cà phê, trà, nước ngọt, sô cô la
Các sản phẩm từ cà phê, trà, nước ngọt, sô cô la

Cà phê chắc chắn là thức uống rất quen thuộc mà mẹ nào cũng biết rồi. Nhưng mẹ ơi, ngoài cà phê còn rất nhiều loại đồ ăn, đồ uống khác có chứa cafein đó. Có thể kể đến như:

  • Các sản phẩm làm từ cà phê: sữa chua, kem
  • Trà, nước ngọt, nước tăng lực
  • Sô cô la và các sản phẩm làm từ sô cô la

Tuy nhiên, lượng cafein chứa trong mỗi loại sản phẩm lại không giống nhau đâu. Nó còn tùy thuộc vào cách pha chế, nhãn hiệu cung cấp sản phẩm hay kích cỡ của cốc uống nữa.

2. Cafein ảnh hưởng thế nào đến mẹ và bé?

Tuy nhiên, với những mẹ có thói quen uống cà phê cũng đừng lo lắng quá nhé
Tuy nhiên, với những mẹ có thói quen uống cà phê cũng đừng lo lắng quá nhé

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu nào cũng được khuyên là nên tránh xa loại chất kích thích này để đảm bảo an toàn cho bé. Đúng vậy, cafein làm tăng nhẹ nhịp tim, huyết áp của mẹ. Ngoài ra, chúng còn khiến mẹ cảm thấy bồn chồn, khó tiêu, khó ngủ. Cơ thể mẹ sẽ đặc biệt nhạy cảm với loại chất khi mang thai đó. Vì vậy, mẹ sẽ rất khó để loại bỏ lượng cafein trong máu ra so với bình thường. Thậm chí, sử dụng quá nhiều chất kích thích này sẽ cản trở sự tăng trưởng của bé, sinh non và nặng hơn là sảy thai. 

Tuy nhiên, với những mẹ có thói quen uống cà phê cũng đừng lo lắng quá nhé. Mang thai chắc chắn cần hạn chế cafein, nhưng không phải là cần “tránh xa” hoàn toàn. Loại chất vẫn an toàn cho cả mẹ và bé nếu mẹ uống một lượng vừa phải cùng các biện pháp phòng ngừa. 

3. Lượng cafein an toàn cho mẹ bầu

Đến đây, chắc hẳn mẹ sẽ thắc mắc vậy ăn hay uống một lượng như thế nào là an toàn? Các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra câu trả lời giúp mẹ an tâm hơn. Lượng cafein an toàn cho mẹ mỗi ngày là dưới 200 mg. Mẹ chú ý chỉ nên uống trong giới hạn đó để đảm bảo an toàn nhé.

Lượng cafein an toàn cho mẹ mỗi ngày là dưới 200 mg
Lượng cafein an toàn cho mẹ mỗi ngày là dưới 200 mg

Góc của mẹ đã giúp mẹ thống kê liều lượng cafein có trong một số thực phẩm, đồ uống như sau để mẹ điều chỉnh cho phù hợp:

  • 1 cốc cà phê hòa tan: 100 mg
  • 1 cốc cà phê phin: 140 mg
  • 1 cốc trà: 75 mg
  • 1 lon cola: 45 mg
  • 1 lon (250 ml) nước tăng lực: tối đa 80 mg, lon lớn hơn có thể chứa tới 160 mg

Xem thêm: Mẹ bầu uống cà phê được không? | Mamamy

Cũng như đã chia sẻ ở trên, liều lượng còn tùy thuộc vào cách chế biến và mỗi nhãn hiệu lại khác nhau. Để an toàn nhất, mẹ có thể thay thế bằng nước lọc, nước trái cây sẽ tốt hơn nhé. Đọc kỹ các thành phần trên mỗi nhãn hiệu để kiểm soát lượng cafein nạp vào cơ thể mẹ nhé. Cafein nếu được dùng với liều lượng vừa phải không gây ảnh hưởng tiêu cực đến mẹ và bé. Nhưng để hạn chế rủi ro trong quá trình kiểm soát liều lượng, mẹ vẫn nên hạn chế ăn/ uống các thực phẩm chứa chất kích thích này nhé. 

tuần thai thứ 2, cơ thể mẹ đang chuẩn bị mọi thứ cho quá trình thụ tinh diễn ra hoàn hảo. Để tối đa hóa cơ hội tạo ra một cuộc sống mới, bây giờ là lúc mẹ cần chú ý đến các tín hiệu sinh sản tinh tế của cơ thể và dành thời gian chăm sóc sức khỏe bản thân nhất có thể nhé.

1. Sự phát triển thai nhi tuần thai thứ 2

Tuần thai thứ 2 thuộc tam cá nguyệt đầu tiên và mẹ còn 38 tuần tiếp theo trong quá trình mang thai.

Mẹ chưa cảm nhận được bản thân đã mang thai 2 tuần
Mẹ chưa cảm nhận được bản thân đã mang thai 2 tuần

Tuần thai thứ 2 là thời điểm quan trọng cho sự kiện mang thai. Cơ thể mẹ đang chuẩn bị sẵn sàng cho sự kiện thụ tinh. Trứng trong buồng trứng đã trưởng thành và sẵn sàng đến thời điểm rụng rứng.

Lúc này, niêm mạc tử cung vẫn đang phát triển và ngày càng dày hơn để tạo tổ ấm áp cho việc nuôi dưỡng một cuộc sống mới. Khi quá trình rụng trứng diễn ra, buồng trứng giải phóng trứng vào ống dẫn trứng.

Một quả trứng có thể tồn tại trong 12 đến 24 giờ sau khi rụng. Tinh trùng có thể sống tới năm ngày trong chất nhầy cổ tử cung nhiều dưỡng chất. Nên mẹ có thể chọn thời điểm thân mật với bạn đời hàng ngày hoặc một/ hai ngày trước rụng trứng. Điều này giúp tinh trùng vào vị trí sẵn sàng và chờ gặp trứng.

Trong số hàng triệu tinh trùng bắt đầu cuộc hành trình đến trứng, chỉ một phần nhỏ khỏe mạnh và nhanh nhất sẽ đến được ống dẫn trứng. Khi tinh trùng và trứng kết hợp với nhau, nó gọi là thụ tinh.

2. Dấu hiệu nhận biết mẹ đang ở tuần thai thứ 2

cách chọn dưa hấuĐau bụng dưới và ra máu báo là hai dấu hiệu báo mang thai sớm nhất
Đau bụng dưới và ra máu báo là hai dấu hiệu báo mang thai sớm nhất

Sức khỏe của mẹ không có gì quá nổi bật ở tuần này. Các dấu hiệu mang thai tuần thứ 2 có liên quan đến thai kỳ nhưng chúng có thể là dấu hiệu rụng trứng. Để ý các dấu hiệu:

2.1. Thay đổi cổ tử cung

Khi đến gần ngày rụng trứng, cổ tử cung sẽ cao, mềm và hơi mở. Trước khi mẹ rụng trứng, nồng độ estrogen tăng, làm tan chất nhầy cổ tử cung. Chúng từ đặc, dính bắt đầu lỏng ra. Nó trở nên trong như gel, lỏng như lòng trắng trứng sống.

Chất nhầy cổ tử cung như lòng trắng trứng giúp tinh trùng sống sót và bơi đến trứng tốt hơn. Đây là dấu hiệu đặc trưng cho thấy sự rụng trứng sắp diễn ra.

2.2. Tăng ham muốn tình dục

Sự thay đổi nội tiết tố dẫn đến rụng trứng có thể thúc đẩy ham muốn tình dục ở thời gian dễ thụ thai nhất trong chu kỳ. Nếu mẹ cảm thấy đam mê hơn một chút so với bình thường, có lẽ đang đến ngày rụng trứng.

2.3. Đau bụng nhẹ ở tuần thai thứ 2

Mẹ sẽ có một cơn đau âm ỉ hoặc đột ngột, đau nhói ở một bên bụng dưới ở giữa chu kỳ kinh nguyệt. Nó thường không kéo dài và liên quan đến rụng trứng.

Vấn đề là, không phải tất cả phụ nữ đều trải qua cơn đau khi rụng trứng và không thường gặp mỗi tháng. Thêm vào đó, các nguyên nhân khác có thể gây đau bụng như đầy hơi, đau dạ dày khó phân biệt. Vì vậy, chỉ nên xem nó là dấu hiệu cân nhắc.

2.4. Ra máu báo thai

Sau vài ngày quan hệ, mẹ thấy ra máu màu nâu đậm, ngắn ngày. Đây là máu báo thai đã vào tổ, không phải đến kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy ra máu kèm theo chất nhầy xanh, hôi thì nên đi khám bác sĩ.

3. Mẹ bầu nên làm gì khi mang thai 2 tuần?

Hãy chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần mẹ trong tuần thai thứ 2 cẩn thận.

Mẹ bầu nên bổ sung nhiều vitamin để cơ thể khỏe mạnh hơn khi mang thai
Mẹ bầu nên bổ sung nhiều vitamin để cơ thể khỏe mạnh hơn khi mang thai

3.1. Chăm sóc bản thân

Ăn uống tốt, tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc sẽ giúp mẹ thấy thoải mái. Giúp mẹ duy trì cân nặng khỏe mạnh và tăng cân thai kỳ trong tương lai.

3.2. Uống vitamin

Bắt đầu hoặc tiếp tục dùng axit folic, vitamin để có được tất cả các chất dinh dưỡng mẹ cần. Giúp giữ sức khỏe khi mang thai và ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe cho hai mẹ con.

3.3. Cố gắng giảm căng thẳng

Những căng thẳng hàng ngày hiếm khi gây ra vấn đề sinh sản hoặc ảnh hưởng đến thai kỳ. Nhưng áp lực cố gắng thụ thai có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản. Đặc biệt, nếu đó là sự cố gắng đã một vài tháng chưa thành công. Chúng có thể làm giảm ham muốn tình dục, dẫn đến khó ngủ.

Mẹ cố gắng kiểm soát căng thẳng bằng cách thư giãn, thiền, đi dạo hoặc dành thời gian với bạn bè. Nếu thấy quá căng thẳng, có thể nói chuyện với bác sĩ tâm lý.

3.4. Kết nối với đối tác ở tuần thai thứ 2

Cố gắng giữ cho tình dục là một trải nghiệm thú vị giữa hai người. Đôi khi quá nhiều tập trung đặt vào mục tiêu thụ thai khiến nó giống một công việc phải hoàn thành hơn.

Nhiều cặp vợ chồng sử dụng chất bôi trơn trong giao hợp tăng sự thoải mái và khoái cảm. Bố mẹ có thể cân nhắc sử dụng tăng khả năng thụ thai.

3.5. Xét nghiệm rụng trứng

Một ngày trước khi rụng trứng, hormone luteinizing (LH) sẽ tăng lên trong cơ thể. Dự đoán rụng trứng phát hiện sự tăng vọt của LH sẽ giúp mẹ chủ động hơn, tối đa hóa cơ hội mang thai của mẹ.

4. Mang thai tuần thứ 2 nên ăn gì?

Bổ sung nhiều thực phẩm dinh dưỡng để mẹ khỏe mạnh khi mang thai
Bổ sung nhiều thực phẩm dinh dưỡng để mẹ khỏe mạnh khi mang thai

Ở tuần thai thứ 2, ngoài việc tiếp tục bổ sung axit folic và vitamin, mẹ nên ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng giàu vitamin B6. Chúng sẽ giúp giảm các cơn buồn nôn, ốm nghén trong ba tháng đầu.

Mẹ cũng nên ăn nhiều trái cây, các loại đậu, hạt giàu chất xơ và các chất giúp phát triển thần kinh của thai nhi và tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ.

Mẹ chủ động bổ sung các thực phẩm giàu sắt và canxi như thịt, sữa, phô mai,…Lưu ý là các loại thực phẩm chín, không dùng thực phẩm tái, sống, hay đang lên men dở tránh nhiễm khuẩn, gây hại cho hai mẹ con sau này.

5. Mang thai 2 tuần tuổi có siêu âm được không?

Mang thai 2 tuần có siêu âm được không?
Mang thai 2 tuần có siêu âm được không?

Ở tuần thứ 2 của thai kỳ là giai đoạn rụng trứng và chưa có gì chắc chắn mẹ đã thụ tinh thành công. Dù thụ tinh đã diễn ra thì trứng vẫn đang ở ống dẫn trứng và di chuyển dần đến tử cung làm tổ. Nếu siêu âm ở thời điểm này kết quả sẽ không chính xác. Kể cả mẹ có tiến hành siêu âm đầu dò cũng sẽ không có kết luận chắc chắn.

Mẹ nên bình tĩnh, chờ sau 7-10 ngày quan hệ dùng que thử thai. Nếu hiện hai vạch hãy đến bệnh viện khám để yên tâm nhất. Thông thường, thai 7-10 tuần là thời điểm siêu âm cho kết quả rõ ràng nhất.

Nếu chu kỳ thông thường 28 ngày hoặc ngắn hơn, mẹ có khả năng rụng trứng vào cuối tuần. Nếu chu kỳ của mẹ có xu hướng dài hơn, có thể rụng trứng muộn hơn một chút. Hiểu rõ Tuần thai thứ 2 và sự phát triển thai của nhi để mẹ có những chuẩn bị tốt nhất cho việc thụ thai trong kỳ tam cá nguyệt đầu tiên nhé.

Nguồn tham khảo trong bài: 

https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/weeks-1-and-2.aspx

https://www.verywellfamily.com/2-weeks-pregnant-4158819

Sau khi trứng được thụ tinh phát triển thành hợp tử, một mầm sống đang nảy nở trong mẹ. Vậy tuần thai thứ 3 và sự phát triển của thai nhi cụ thể ra sao? Những dấu hiệu mang thai 3 tuần tuổi thế nào? Mẹ có cần chú ý gì không sẽ được bật mí chi tiết dưới đây.

1. Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 3

Tuần thai thứ 3 thuộc tam cá nguyệt đầu tiên và mẹ vẫn còn 37 tuần mang thai tiếp theo.

Sự phát triển thai nhi tuần thứ 3
Sự phát triển thai nhi tuần thứ 3

Ở tuần thai thứ 2, sự kết hợp trứng và tinh trùng, bước đầu tiên trong quá trình phát triển em bé được diễn ra.

Sang tuần thai thứ 3, trứng thụ tinh được gọi là hợp tử. Hợp tử bắt đầu phân chia từ một thành hai, hai đến bốn, bốn đến tám, …. Khi đó, nó đồng thời di chuyển từ ống dẫn trứng đến tử cung mất ​​ba đến năm ngày. Khi đã làm tổ trong tử cung và khoảng năm ngày sau thụ tinh, nó phát triển thành phôi nang hoàn chỉnh.

Trong phôi nang giờ có chứa hàng trăm tế bào đang nhân lên nhanh chóng phát triển thành phôi, nhau thai cơ bản. Bé lúc này có kích thước rất nhỏ, khoảng 0,1 mm, 0,2 mm (100, 200 micron).

Đồng thời hóc môn thai kỳ hCG được tiết ra báo buồng trứng ngừng giải phóng trứng, sản xuất thêm hóc môn progesterone giúp tử cung không bong lớp niêm mạc giữ lại tổ cho em bé. Khi nồng độ hCG đủ cao, thử thai sẽ cho kết quả chính xác.

Từ tuần thai thứ 3 túi nước ối cũng được hình thành và nhanh chóng đầy nước ối. Túi nước ối sẽ đóng vai trò như một lớp đệm và là ngôi nhà ấm áp của em bé.

2. Sự phát triển song thai 3 tuần tuổi

Trong sự phát triển của tuần thai thứ 3 diễn ra quá trình phân chia tế bào nên có khả năng từ một em bé thành hai. Tức sẽ có một cặp song sinh giống hệt nhau. Đều từ cùng một quả trứng và tinh trùng. Hai em bé có cùng chất liệu di truyền. Do trứng thụ tinh có thể phân chia thành hai nhóm tế bào giống hệt nhau. Và khả năng cao nhất thường xảy ra trong tuần đầu tiên sau thụ thai.

Mẹ mang song thai hay không sẽ quyết định ở tuần thứ 3 này
Mẹ mang song thai hay không sẽ quyết định ở tuần thứ 3 này

Sinh đôi khác trứng là một khả năng khác trong tuần này. Do ở tuần thai thứ 2, mẹ giải phóng hai quả trứng trong quá trình rụng trứng. Mỗi quả trứng được thụ tinh bởi tinh trùng khác nhau. Mẹ sẽ có hai hợp tử sau phát triển thành một cặp song sinh riêng biệt.

3. Mang thai tuần thứ 3 có biểu hiện gì?

Dấu hiệu mang thai sớm tuần thứ 3
Dấu hiệu mang thai sớm tuần thứ 3

Mặc dù có nhiều thứ đang diễn ra trong cơ thể nhưng nó lại không rõ ràng để mẹ thực sự cảm nhận. Trong tuần thai thứ 3, mẹ đã thụ thai nhưng không có bất kỳ dấu hiệu xác thực cụ thể. Tinh tế để ý một số thay đổi ở mẹ như:

3.1. Thay đổi cảm xúc

Mẹ có thể gặp sự thay đổi cảm xúc liên tục. Từ cực kỳ phấn khích sang trạng thái lo lắng, tủi thân nhanh chóng. Mẹ sẽ được trải nghiệm sự thay đổi qua lại các loại cảm xúc. Hoặc đồng thời gặp chúng cùng một lúc. Tất cả đều rất bình thường. Mang thai là một tàu lượn siêu tốc cảm xúc. Và mẹ hoàn toàn có thể gặp từ tuần thai thứ 3.

3.2. Ra máu báo

Khi bé đến tử cung sẽ tìm một vị trí để bám vào thành tử cung. Điều này đôi khi làm mẹ ra ít máu màu nâu hoặc đỏ hồng. Nếu mẹ không ra máu báo không có nghĩa mẹ không có thai. Không phải tất cả phụ nữ đều gặp dấu hiệu này. Nó có thể diễn ra trong cuối tuần 3 và phổ biến trong tuần 4.

3.3. Cơ thể mệt mỏi

Do nồng độ hóc môn hormone progesterone tăng lên khiến cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ. Ngoài ra, cơ thể đang chuẩn bị thu nạp dinh dưỡng cho việc nuôi dưỡng thai nhi nên mẹ càng mệt mỏi hơn.

3.4. Ngực căng tức

Khi trứng làm tổ trong tử cung, hóc môn cơ thể thay đổi nhanh chóng. Ngực dưới tác động hóc môn sẽ căng tức, cương cứng thay đổi chuẩn bị cho nghĩa vụ thiêng liêng trong thời gian tới.

4. Mang thai tuần thứ 3 nên ăn gì?

Mang thai những tuần đầu nên ăn gì?
Mang thai những tuần đầu nên ăn gì?

Tự chăm sóc bản thân bằng cách cố gắng ăn uống tốt ở tuần thai thứ 3. Mẹ nên ăn:

4.1. Thay đổi chế độ ăn lành mạnh giàu sắt

Bắt đầu hoặc tiếp tục thêm các thực phẩm lành mạnh vào chế độ ăn uống hàng ngày để có được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng cơ thể và một em bé đang phát triển đặc biệt là sắt và folate.

4.2. Tiếp tục uống vitamin bổ sung

Không phải lúc nào cũng dễ dàng để có được tất cả các chất dinh dưỡng mẹ cần thông qua chế độ ăn uống. Vì vậy hãy bắt đầu hoặc tiếp tục dùng vitamin như sắt, canxi, axit folic.

4.3. Không ăn thực phẩm tươi sống chưa nấu chín

Trong thời điểm này, mẹ tuyệt đối không ăn các loại thực phẩm tươi sống, chưa được nấu chín kỹ để tránh nhiễm các loại vi khuẩn, mầm bệnh nguy hiểm cho phụ nữ mang thai.

5. Mang thai bị đau bụng, ra máu có sao không?

Mang thai tuần 3 đau bụng dưới có sao không?
Mang thai tuần 3 đau bụng dưới có sao không?

Mang thai bị đau bụng và ra máu ở tuần thai thứ 3 có sao không? Mẹ đừng quá lo lắng, có khoảng 25-30% phụ nữ gặp phải tình trạng này. Nó là dấu hiệu mẹ đã có thai rõ ràng nhất.

Khi trứng thụ tinh bám vào lớp niêm mạc tử cung làm tổ để phát triển sẽ làm một số mạch máu bị vỡ. Mẹ sẽ thấy ra máu báo và bị đau bụng là vì thế. Nó sẽ kéo dài vài giờ hoặc 2 ngày. Nếu trên hai ngày tức là mẹ đang có kinh nguyệt.

Nguyên nhân gây đau bụng và ra máu khi mang thai còn có thể do thay đổi hóc môn trong cơ thể. Cơ thể tiết hóc môn kích thích tử cung mở rộng và dây chằng giãn dần ra khiến mẹ thấy đau bụng và ra máu nhẹ.

Nếu đang cố gắng thụ thai thì mẹ không được tự ý dùng thuốc. Hãy theo dõi và đến gặp bác sĩ khi thấy đau bụng kéo dài, đau dữ dội một bên, chảy máu nhiều, máu đỏ tươi và xuất hiện cục máu đông.

Tuần thai thứ 3 mang đến những dấu hiệu tích cực sự phát triển của thai nhi. Chuẩn bị thể chất cùng tinh thần hoàn hảo sẽ giúp mẹ vượt qua nỗi sợ hãi hoặc lo lắng khi đang chờ đợi xác nhận có thai chính xác. Nói với bản thân, tôi sẵn sàng và có khả năng nuôi dưỡng em bé. Và chắc chắn mẹ sẽ đón niềm vui báo mang thai chính xác ở tuần thai thứ 4.

Nguồn tham khảo trong bài:

https://www.verywellfamily.com/3-weeks-pregnant-4158839

https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-3.aspx

tuần thai thứ 1, mẹ thường chưa biết mình đang mang thai. Bác sĩ tính mang thai từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt gần nhất nên lúc này, cơ thể mẹ vẫn bận rộn chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ cho quá trình mang thai trong 40 tuần kế tiếp. Tử cung dày xốp hơn cho trứng đã thụ tinh di chuyển đến làm tổ. Hiểu rõ Tuần thai thứ 1 và sự phát triển của thai nhi giúp mẹ tranh thủ thời gian chăm sóc tốt bản thân từ những tuần đầu tiên.

Tìm hiểu về các tuần thai kỳ

Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 2

1. Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 1

Sự phát triển của thai nhi tuần đầu tiên
Sự phát triển của thai nhi tuần đầu tiên

Tuần thai thứ nhất tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Việc thụ thai sẽ xảy ra trong khoảng hai tuần tính từ ngày đó. Do đó, cũng sẽ lý giải tại sao không có hình ảnh siêu âm của em bé trong tuần 1 và 2. Vì đây có thể là hai tuần mẹ không thực sự mang thai.

Mẹ sẽ thấy khó hiểu? Có thể hiểu rằng, thai nhi 1 tuần tuổi quy định các mẹ “mang thai” từ khoảng hai tuần trước khi tinh trùng gặp trứng. Tuy mẹ không có thai vào tuần thai thứ 1, nhưng đây lại là căn cứ quan trọng để ước tính ngày thụ thai và dự sinh của em bé.

Trong tuần thứ nhất, cơ thể mẹ sẽ loại bỏ lớp niêm mạc tử cung cũ (kỳ kinh nguyệt cuối của mẹ trước khi mang thai) và chuẩn bị tạo ra một cái mới. Đây sẽ là một tổ đầy dinh dưỡng, hiếu khách cho trứng đã thụ tinh.

Trong khi đó, khoảng một ngàn quả trứng trong buồng trứng đang trưởng thành. Chỉ có khoảng 20 trong số những quả trứng đó sẽ chín bên trong các túi chứa đầy chất lỏng được gọi là nang trứng. Sau đó chỉ một trong số những nang trứng đó sẽ phát triển, rụng và vỡ. Trứng (noãn) được giải phóng, đi xuống ống dẫn trứng trong tuần thứ 2 mang thai. (Nếu nhiều hơn một trứng rụng thì mẹ có thể sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn)

2. Cơ thể mẹ thay đổi thế nào trong tuần thai thứ 1?

Dấu hiệu mang thai sớm mẹ nên biết
Dấu hiệu mang thai sớm mẹ nên biết

Ngay cả khi mẹ chưa cảm thấy gì, nhưng cơ thể mẹ đang có rất nhiều thay đổi cho sự kiện quan trọng này. Biểu hiện đơn giản nhất là các dấu hiệu:

  • Nhiệt độ cơ thể mẹ tăng cao hơn chút, nếu để ý sẽ nghĩ rằng mình hơi sốt nhẹ.
  • Trễ kinh nếu bình thường mẹ có chu kì đều đặn.
  • Ngực cương, sưng, tức ngực hơn.
  • Tính khi thay đổi thất thường, dễ cáu bẳn, khó tính.
  • Đi tiểu nhiều lần hơn trong ngày.
  • Nhạy cảm với mùi xung quanh hơn.

3. Mẹ bầu nên làm gì trong tuần thai thứ 1?

Tuần thai thứ 1, mẹ nên làm gì?
Tuần thai thứ 1, mẹ nên làm gì?
  • Tham khảo tư vấn bác sĩ về việc bổ sung vitamin tổng hợp. Mẹ nên bổ sung ít nhất 400 microgam axit folic mỗi ngày để ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến não, tim và tủy sống của bé. Bổ sung thêm các chất cần thiết khác như canxi, sắt và vitamin B12.
  • Ghi chép lại ngày đầu tiên của chu kì kinh sắp tới hoặc đang diễn ra.
  • Cùng chồng nghiên cứu lại lịch sử sức khỏe gia đình. Đặc biệt lưu ý đến các rối loạn di truyền hoặc đột biến nhiễm sắc thể.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái và dễ chịu.
  • Tìm hiểu kĩ hơn thông tin về mang thai và các mốc siêu âm quan trọng để có một thai kỳ khỏe mạnh…

4. Những điều cần tránh trong tuần thai thứ 1

Những điều cần tránh khi mang thai các tuần đầu tiên
Những điều cần tránh khi mang thai các tuần đầu tiên

Nếu mẹ đang cố gắng thụ thai (hoặc nghĩ rằng có thể đã mang thai), hãy bắt đầu thay đổi các thói quen xấu. Đảm bảo cơ thể ở trạng thái tốt nhất cho việc mang thai, nuôi dưỡng em bé. Đó là:

  • Tránh xa rượu, thuốc lá và bất kỳ loại thuốc bất hợp pháp khác.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ để đổi hoặc ngừng dùng một số loại thuốc kê đơn và không kê đơn. Đảm bảo rằng bất kỳ loại thuốc mẹ đang sử dụng đều an toàn khi mang thai.
  • Không ăn đồ hải sản, đặc biệt loại cá có chứa nhiều thủy ngân. Nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ ở em bé.

5. Tuần đầu mang thai có bị đau bụng không?

Tuần đầu mang thai bị đau bụng dưới có nguy hiểm không?
Tuần đầu mang thai bị đau bụng dưới có nguy hiểm không?

Tuần đầu mang thai có thể mẹ sẽ bị đau bụng. Nguyên nhân do đau bụng kinh hoặc do các yếu tố về tiêu hóa như táo bón hoặc đau bụng do mang thai.

Nếu do đau bụng kinh thì do tử cung co bóp để đẩy lớp niêm mạc bong ra. Hiện tượng này hoàn toàn bình thường.

Do táo bón thường kèm theo cảm giác ợ hơi, nóng ruột đi kèm.

Tuần đầu mang thai bị đau bụng do nguyên nhân mang thai sẽ kèm theo cảm giác đau một bên, bụng dưới tưng tức, đứng lâu sẽ đau nhiều hơn. Đây là dấu hiệu trứng thụ tinh vào làm tổ. Tuy nhiên, hiện tượng bà bầu đau bụng tuần thường ít xảy ra. Mẹ tuần đầu mang thai bị đau bụng chủ yếu do cơ thể nhạy cảm và có hiện tượng ốm nghén sớm.

6. Tuần đầu mang thai có ra máu không?

Có thể trong vài tuần đầu mang thai, mẹ sẽ có hiện tượng ra máu. Đây là hiện tượng báo trứng đã thụ tinh vào làm tổ. Nó khác hoàn toàn với ra máu do kinh nguyệt.

Tuần đầu mang thai ra máu báo sẽ khác hẳn với hiện tượng kinh nguyệt. Mẹ sẽ thấy máu ra có màu nâu (có thể có màu đỏ tươi), ra khá ít và nhanh hết khác hẳn với thời gian ra máu 3-5 ngày so với bình thường. Nhiều mẹ không để ý vẫn nghĩ đây là một chu kì nhưng do thay đổi nội tiết nên có chút rối loạn.

Tuần thai thứ nhất khởi đầu một thai kỳ 40 tuần thiêng liêng và quan trọng. Đa số mẹ đều không nhận ra mình đang mang thai tuần đầu tiên vì cơ thể chưa có thay đổi nhiều. Đôi khi chỉ hiểu lầm rằng chu kì kinh đến muộn hoặc rối loạn một chút. Mẹ chú ý bổ sung axit folic, các dưỡng chất, thay đổi thói quen lạnh mành để chuẩn bị tốt nhất cho cả hai mẹ con từ những tuần đầu tiên nhé.

Đọc tiêp: Tuần thai thứ 2

Nguồn tham khảo trong bài: 

https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/weeks-1-and-2.aspx

https://www.verywellfamily.com/1-week-pregnant-4158813

“Một người ăn cho 2 người” Chính vì thế, trong quá trình mang thai, những gì mẹ ăn không chỉ duy trì dinh dưỡng cho mẹ mà còn ảnh hưởng đến em bé đang lớn dần trong mẹ nữa. Lựa chọn các thực phẩm lành mạnh sẽ giúp đảm bảo sức khỏe cho em bé cũng như giúp mẹ dễ dàng lấy lại được vóc dáng sau sinh. Hãy bắt đầu với 10 loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho bà bầu sau đây nhé.

1. Các sản phẩm từ sữa

Sữa là nguồn cung cấp canxi, photpho, vitamin B, magie và kẽm
Sữa là nguồn cung cấp canxi, photpho, vitamin B, magie và kẽm

Mẹ biết không, khi mang thai, mẹ cần tiêu thụ lượng protein và canxi gấp đôi người bình thường. Đây là hai dưỡng chất không thể thiếu cho sự phát triển của bé. Để có thế hiểu được canxi quan trọng như thế nào, mẹ tham khảo thêm tại đây nhé. Các loại sản phẩm từ sữa chính là những “ứng viên” tốt nhất đáp ứng nhu cầu này. Sữa là nguồn cung cấp canxi quen thuộc, không thể thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày của mẹ. Bởi nó còn cho mẹ lượng photpho,vitamin B, magie và kẽm cao. Vì vậy, đây được đánh giá là một trong những thực phẩm tốt nhất cho bà bầu.

Nếu mẹ không uống được sữa cũng đừng lo lắng nha. Mẹ có thể thay thế bằng sữa chua. Không chỉ mang đến canxi cho mẹ, sữa chua còn chứa các lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa cho mẹ nữa. Mẹ nên ăn sữa chua có chứa men vi sinh giảm nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, hay dị ứng.

2. Các loại đậu

Các loại đậu là nguồn cung cấp chất xơ, protein, sắt, folate (B9) và canxi tuyệt vời
Các loại đậu là nguồn cung cấp chất xơ, protein, sắt, folate (B9) và canxi tuyệt vời

Để nói về họ nhà đậu có thể kể đến như đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu nành, đậu phộng,… Chúng là nguồn cung cấp chất xơ, protein, sắt, folate (B9) và canxi tuyệt vời. Trong đó, folate là một trong những vitamin B (B9).  Nó rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé, đặc biệt là trong ba tháng đầu.  Nếu mẹ không đáp ứng đủ lượng folate cần thiết sẽ rất dễ dẫn đến tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh và thiếu cân ở bé.  Lượng folate không đủ cũng có thể khiến bé dễ bị nhiễm trùng và mắc bệnh sau này trong cuộc sống.  Hiểu được các nguy cơ từ việc thiếu folate, mẹ hãy chú ý để bổ sung đầy đủ lượng cần thiết đảm bảo an toàn cho bé nhé.  Một chén đậu xanh hoặc đậu đen có thể cung cấp từ 65% 90% RDA.  Mẹ đừng bỏ qua các loại đậu trong thực đơn của mình nha.

3. Cá hồi

Cá hồi là nguồn cung cấp omega 3 rất tốt cho sự phát triển não và mắt của bé
Cá hồi là nguồn cung cấp omega 3 rất tốt cho sự phát triển não và mắt của bé

Cá hồi là nguồn cung cấp omega 3 rất tốt cho sự phát triển não và mắt của bé. Ngoài ra, cá hồi còn là loại thực phẩm giàu vitamin B, protein. Trong quá trình mang thai, nhiều mẹ có bày tỏ sự lo lắng đối với các loại hải sản bởi chúng có chứa lượng thủy ngân cao. Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn yên tâm nha. Cá hồi là loại cá có lượng thủy ngân thấp so với các loại cá khác. Mẹ có thể nướng cá hồi hoặc ăn kèm cùng salad, ăn từ 2 – 3 lần một tuần nhé.

4. Trứng

Một quả trứng có thể chứa tới 77 calories, protein, vitamin và các khoáng chất khác
Một quả trứng có thể chứa tới 77 calories, protein, vitamin và các khoáng chất khác

Trứng là loại thực phẩm đặc biệt mà chứa hầu hết các loại dưỡng chất mẹ cần. Một quả trứng có thể chứa tới 77 calories, protein, vitamin và các khoáng chất khác. Đặc biệt, trứng có chứa choline, tốt cho sự phát triển trí não của bé. Mẹ lưu ý không được ăn trứng chưa chín hoặc sống để đảm bảo an toàn cho bé nhé.

5. Khoai lang

Khoai lang có chứa chất xơ, giúp giảm đột biến lượng đường trong máu, cải thiện sức khỏe tiêu hóa và khả năng vận động
Khoai lang có chứa chất xơ, giúp giảm đột biến lượng đường trong máu, cải thiện sức khỏe tiêu hóa 

Mách nhỏ cho mẹ một loại thực phẩm giàu vitamin A. Khoai lang rất giàu beta-carotene, một hợp chất thực vật được chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể mẹ. Vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển của các tế bào, từ đó kích thích sự tăng trưởng cho bé. Hơn nữa, khoai lang có chứa chất xơ, giúp giảm đột biến lượng đường trong máu, cải thiện sức khỏe tiêu hóa và khả năng vận động. Một củ khoai lang vào bữa nhẹ sẽ là lựa chọn lý tưởng cho một ngày của mẹ.

6. Thịt nạc

Thịt bò, thịt lợn hay thịt gà đều là nguồn cung cấp protein chất sắt, choline, vitamin B
Thịt bò, thịt lợn hay thịt gà đều là nguồn cung cấp protein chất sắt, choline, vitamin B

Chắc hẳn thịt bò, thịt lợn hay thịt gà đều là những nguồn protein khá quen thuộc với mẹ rồi. Hơn nữa, thịt bò và thịt lợn cũng rất giàu chất sắt, choline và các vitamin khác nữa. Sắt quan trọng trong việc cung cấp oxy cho tất cả các tế bào trong cơ thể mẹ bầu.  Điều này mẹ cần đặc biệt lưu tâm trong tam cá nguyệt thứ ba nhé. Nồng độ sắt thấp trong thời kỳ đầu và giữa thai kỳ có thể gây thiếu máu do thiếu sắt, làm tăng gấp đôi nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở bé. Vì vậy, thịt nạc chắc chắn là loại thực phẩm tốt cho bà bầu không thể thiếu trong thực đơn mỗi ngày của mẹ.

7. Các loại ngũ cốc

Ngũ cốc nguyên hạt có chứa chất xơ, vitamin, các hợp chất thực vật, vitamin B, magie
Ngũ cốc nguyên hạt có chứa chất xơ, vitamin, các hợp chất thực vật, vitamin B, magie

Ăn ngũ cốc nguyên hạt có thể đáp ứng đủ nhu cầu calo tăng lên ở mẹ bầu, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Mẹ biết không, ngũ cốc nguyên hạt có chứa chất xơ, vitamin và các hợp chất thực vật. Hơn nữa, chúng thường giàu vitamin B và magie.  Tất cả những chất này thường hay bị mẹ bỏ quên trong chế độ ăn uống thường ngày. Mẹ hãy chú ý để ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng giúp bé phát triển an toàn và thông minh nhé.

8. Bơ

Bơ là nguồn cung cấp chất béo có lợi, chất xơ, vitamin B (đặc biệt là folate), vitamin K, kali, đồng, vitamin E và vitamin C
Bơ là nguồn cung cấp chất béo có lợi, chất xơ, vitamin B (đặc biệt là folate), vitamin K, kali,…

Nhắc đến bơ là nhắc đến một loại trái cây béo ngậy, thơm ngon. Không chỉ thế, bơ còn là nguồn cung cấp chất béo có lợi, chất xơ, vitamin B (đặc biệt là folate), vitamin K, kali, đồng, vitamin E và vitamin C nữa đó. Đây là loại thực phẩm rất tốt cho bà bầu. Các chất béo có lợi giúp phát triển da, não và các mô của bé.  Folate có vai trò ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh. Tất cả đều cần thiết cho sự tăng trưởng của bé. Mẹ ghi chú lại để không bỏ quên loại trái cây “thần kỳ” này nhé.

9. Hoa quả sấy

Hoa quả sấy khô thường chứa nhiều calo, chất xơ, các vitamin và khoáng chất khác nhau
Hoa quả sấy khô thường chứa nhiều calo, chất xơ, các vitamin và khoáng chất khác nhau

Hoa quả sấy khô thường chứa nhiều calo, chất xơ, các vitamin và khoáng chất khác nhau.  Một miếng trái cây sấy khô có lượng chất dinh dưỡng tương đương như trái cây tươi. Tuy nhiên, một số loại trái cây sấy khô có lượng đường tự nhiên cao nên mẹ lưu ý khi chọn loại hoa quả phù hợp. Mặc dù trái cây sấy khô có thể giúp tăng lượng calo và chất dinh dưỡng, nhưng mẹ cũng không nên tiêu thụ quá nhiều cùng một lúc nhé.

10. Nước

Mẹ nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày
Mẹ nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày

Nước là thứ không thể thiếu được trong cuộc sống. Quá quen thuộc với mẹ rồi đúng không nào? Em bé trong bụng mẹ sẽ hấp thụ từ mẹ mọi thứ bé cần. Vì vậy, nếu không uống đủ nước, mẹ co thể bị mất nước đó. Các triệu chứng mất nước nhẹ bao gồm đau đầu, lo lắng, mệt mỏi, tâm trạng xấu và giảm trí nhớ. Hơn nữa, tăng lượng nước uống có thể giúp mẹ giảm táo bón và nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.  Mẹ nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra, một số loại rau hay trái cây cũng cung cấp một lượng nước nhất định cho mẹ. Tuy nhiên, mẹ hãy luôn để bên mình một chai nước để lúc nào cũng có thể sẵn sàng bổ sung nước cho cơ thể.

Bắt đầu mỗi ngày đầy năng lượng với các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng sẽ giúp mẹ có đầy đủ năng lượng cho mẹ cũng như cho bé. Tùy vào từng khẩu phần, mẹ có thể cân đối để điều chỉnh thực đơn cho mình phù hợp nhất nhé.

Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại từ xa xưa, mẹ khi mang thai được khuyên là nên ăn cháo cá chép cho bà bầu. Món ăn này rất lành tính, giúp thông sữa, chữa ho và có tác dụng rất tốt cho mẹ an thai đó. Vậy mẹ nên nấu cháo cá chép cho bà bầu như thế nào để có được hiệu quả tốt nhất. Góc của mẹ sẽ cùng mẹ tìm hiểu “vị thuốc quý” này nhé.

1. Cá chép có tác dụng gì cho mẹ bầu?

Cá chép có lẽ là một nguyên liệu hàng đầu được đưa vào danh sách thực phẩm an thai của mẹ bầu. Dưỡng chất có trong cá chép không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ mà còn giúp bé phát triển trí não nữa. Mẹ có thể xem các thành phần dưỡng chất chứa trong cá chép nhé. Hơn nữa, cháo cá chép cho bà bầu còn có vị thanh thanh, thơm ngọt của thịt cá. Kết hợp vị thơm ngon của gạo và rau củ đi kèm sẽ là món ăn hấp dẫn cho mẹ đó.

Ăn cháo cá chép sẽ rất tốt cho mẹ an thai cũng như tăng cường sự phát triển cho bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ
Ăn cháo cá chép sẽ rất tốt cho mẹ an thai cũng như tăng cường sự phát triển cho bé 

Người xưa còn tin rằng, mẹ ăn cháo cá chép cho bà bầu thì bé yêu khi sinh ra sẽ có da trắng, môi đỏ, thông minh. Như một vị thuốc dân gian, cá chép giúp lợi tiểu, tiêu phù, chữa ho, thông sữa, có thể dùng chữa trị nhiều bệnh về gan và thận. Vì vậy, ăn cháo cá chép cho bà bầu sẽ rất tốt cho mẹ an thai cũng như tăng cường sự phát triển cho bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Để loại thực phẩm này phát huy tối đa tác dụng, mẹ cũng cần chú ý khâu chọn cá chép. Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang trở nên ngày càng nhức nhối. Tưởng như đơn giản nhưng lại phải cực kỳ cận thận mẹ nhé.  Mẹ nên xem xét kỹ lưỡng nguồn gốc để chọn được cá tươi, giữ trọn được các chất dinh dưỡng bổ ích.

2. Mẹ nên ăn cháo cá chép vào lúc nào?

Thời điểm vàng mẹ nên ăn cháo cá chép là vào tam cá nguyệt thứ nhất
Thời điểm vàng mẹ nên ăn cháo cá chép là vào tam cá nguyệt thứ nhất

Chắc hẳn đến đây mẹ sẽ thắc mắc cháo cá chép cho bà bầu giàu dinh dưỡng như thế thì nên ăn vào lúc nào sẽ mang hiệu quả tốt nhất? Thời điểm vàng mẹ nên ăn cháo cá chép là vào tam cá nguyệt thứ nhất. Lúc đó, bé đang trong giai đoạn hình thành, dễ dàng cho việc hấp thu các chất dinh dưỡng hơn. Đặc biệt, bật mí cho mẹ thêm, ăn cháo cá chép vào bữa sáng là cực kỳ tốt cho cơ thể mẹ. Sau một đêm dài chìm trong giấc ngủ, dạ dày của mẹ đã tiêu hóa hết các dưỡng chất rồi. Thức dậy và thưởng thức bữa sáng với một bát cháo cá chép bổ dưỡng sẽ là một cách giúp mẹ nạp năng lượng và nuôi dưỡng bé. 

Ngoài ra, mẹ cũng có thể ăn cháo cá chép cho bà bầu vào giữa hai bữa chính. Giữa sáng và chiều, một bát cháo nhỏ sẽ bổ sung năng lượng cho mẹ sau quá trình làm việc. Bên cạnh đó, trước khi đi ngủ cũng là thời điểm hợp lý để thưởng thức một bát cháo cá chép. Các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ trọn vẹn trong lúc mẹ chìm trong giấc ngủ. 

Mỗi tuần, mẹ nên ăn 1 – 2 bữa cháo cá chép. Mẹ hoàn toàn có thể thay đổi các phương pháp nấu khác nhau để tránh nhàm chán khi ăn nhé. 

3. Các cách chế biến cháo cá chép

Để thực đơn mỗi ngày của mẹ trở nên phong phú hơn, Góc của mẹ sẽ mách nhỏ cho mẹ 3 cách chế biến món cháo cá chép cho bà bầu dễ dàng, thơm ngon. Ngoài ra, mẹ hoàn toàn có thể tham khảo cá chép sốt cà chua cực ngon cho bà bầu để thay đổi món mẹ nhé!

3.1. Cháo cá chép đậu xanh cho bà bầu

Cháo cá chép đậu xanh cho bà bầu
Cháo cá chép đậu xanh cho bà bầu

Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị:

  • Cá chép (đã được làm sạch, để ráo nước)
  • Đậu xanh đã bóc vỏ 
  • Gạo nếp, gạo tẻ
  • Hành tỏi băm, gừng, thì là
  • Các loại nguyên liệu: Hạt tiêu, bột ngọt, hạt nêm, đường, muối, mắm, dầu ăn

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Đầu tiên, mẹ bắc một nồi nước lên bếp, bỏ vào một vài miếng gừng thái lát để khử mùi tanh của cá nhé. Đợi nước sôi, mẹ cho cá vào luộc cùng một ít thì là cho thơm. Đậy vung lại và luộc đến khi cá chín. Tách thịt cá ra khỏi xương.
  • Bước 2: Tiếp theo, mẹ vo gạo, đỗ cho thật sạch rồi đổ vào nồi nước để nấu cháo. Tùy theo sở thích để điều chỉnh lượng nước cần thiết. Mẹ có thể lấy chính nước cốt xương cá để nấu luôn. Ninh khoảng 1 tiếng – 1 tiếng rưỡi để gạo và đỗ được ninh nhừ. Cho thêm nửa thìa cà phê muối, hạt nêm, một thìa đường, mắm, 2 thìa dầu ăn để vị cháo đậm đà hơn.
  • Bước 3: Ướp phần thịt cá với một chút muối, nửa thìa cà phê đường, nửa thìa cà phê bột ngọt, tiêu, nước mắm. Ướp trong khoảng 10 phút cho cá ngấm đều gia vị. 
  • Bước 4: Bắc chảo lên bếp để phi hành tỏi với thịt cá đã ướp cho thơm nhé. Đảo đều khoảng 2 phút để cá và tỏi hòa quyện với nhau. Sau đó mẹ cho cá vào nồi cháo, khuấy đều. 
  • Bước 5: Cháo chín, đổ cháo ra tô và cho một ít hành lá, thì là lên trên cho thơm. Vậy là mẹ đã có cho mình một bát cháo cá chép đậu xanh đậm đà, bổ dưỡng rồi đó.

Xem thêm: Cháo cá chép đậu xanh 

Nguồn: Học nấu ăn – Làm là ngon (Youtube)

3.2. Cháo cá chép đậu đỏ cho bà bầu

Cháo cá chép đậu đỏ cho bà bầu
Cháo cá chép đậu đỏ cho bà bầu

Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị:

  • Cá chép đã được làm sạch, để ráo nước
  • Đậu đỏ (ngâm qua đêm để đậu mềm)
  • Gạo nếp
  • Táo đỏ, trần bì
  • Hành tím, gừng
  • Hành lá, rau mùi

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Đầu tiên, mẹ bắc một nồi nước lên bếp, bỏ vào một vài miếng gừng thái lát để khử mùi tanh của cá nhé. Đợi nước sôi, mẹ cho cá vào luộc cùng một ít thì là cho thơm. Đậy vung lại và luộc đến khi cá chín. Tách thịt cá ra khỏi xương. Ướp với gia vị để thịt cá đậm đà hơn
  • Bước 2: Gặn đi phần cặn ở dưới ở nước luộc cá rồi cho đậu đỏ, trần bì, táo đỏ vào hầm tiếp
  • Bước 3: Khác với công thức ở trên một chút, mẹ sẽ tiến hành nấu cháo trắng riêng, chứ không nấu chung với nước hầm xương đâu nhé. Mẹ đun theo tỷ lệ 2 lít nước lọc – 100 grams gạo nếp. Nấu đi khi chào nhừ thì tắt bếp
  • Bước 4: Khi cháo đã mềm, trút hết vào nồi nước hầm đậu đỏ, táo đỏ, trần bì. Mẹ nêm nếm thêm gia vị cho hợp khẩu vị. Cháo sôi cho cá vào nồi, khuấy đều.
  • Bước 5: Cháo chín, đổ cháo ra tô và cho một ít hành lá, thì là lên trên cho thơm. Thêm một món cháo mới lạ, thơm ngon cho mẹ rồi đó.

Xem thêm: Cháo cá chép đậu đỏ

Nguồn: Zui Vào Bếp (Youtube)

3.3. Cháo cá chép với nấm cho bà bầu

Cháo cá chép với nấm cho bà bầu
Cháo cá chép với nấm cho bà bầu

Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị:

  • Cá chép
  • Nấm rơm
  • Gạo
  • Nghệ
  • Hành lá, thì là
  • Các gia vị nêm nếm

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Đầu tiên, mẹ bắc một nồi nước lên bếp, bỏ vào một vài miếng gừng thái lát để khử mùi tanh của cá nhé. Đợi nước sôi, mẹ cho cá vào luộc cùng một ít thì là cho thơm. Đậy vung lại và luộc đến khi cá chín. Tách thịt cá ra khỏi xương. Ướp với gia vị để thịt cá đậm đà hơn.
  • Bước 2: Sơ chế các loại nguyên liệu còn lại trong lúc luộc cá để tiết kiệm thời gian. Nghệ thì mẹ gọi vỏ, giả nhuyễn. Nấm cắt phần chui, rửa thật sạch rồi cắt làm đôi cho dễ ăn hơn. 
  • Bước 3: Vo gạo rồi đổ gạo và nước vào nồi để bắt đầu ninh cho gạo chín mềm. 
  • Bước 4: Xào sơ qua phần gạo đã giã nhuyễn. Đổ nấm, nghệ và phần cá đã ướp vào nồi cháo. Mẹ nêm nếm thêm gia vị cho hợp khẩu vị.
  • Bước 5: Cháo chín, đổ cháo ra tô và cho một ít hành lá, thì là lên trên cho thơm. Một bát cháo bổ dưỡng và dễ ăn lại đơn giản sẽ không thể thiếu trong thực đơn của mẹ bầu.

Có rất nhiều cách nấu cháo cá chép cho bà bầu khác nhau. Vì thế, mẹ không phải lo lắng khi mãi ăn một món gây nhàm chán đâu nha. Cùng Góc của mẹ tạo nên những công thức nấu ăn mới để thực đơn mỗi đơn mỗi ngày thật đa dạng, phong phú lại đầy đủ dưỡng chất mẹ nhé.

Canxi là khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người, đặc biệt là mẹ trong quá trình mang thai. Khi bé dần lớn lên trong bụng mẹ, mẹ cần bổ sung nhiều hơn canxi so với người bình thường đó. Vậy lượng canxi như thế nào là đủ cho mẹ bầu? Cùng Góc của mẹ lắng nghe những lời khuyên của chuyên gia dành cho mẹ nhé.

1. Vì sao canxi quan trọng đối với mẹ bầu?

Canxi là dưỡng chất cực kỳ quan trọng cho sự phát triển xương và răng của bé
Canxi là dưỡng chất cực kỳ quan trọng cho sự phát triển xương và răng của bé

Mẹ biết không, canxi là dưỡng chất cực kỳ quan trọng cho sự phát triển xương và răng của bé. Ngoài ra, chúng còn giúp cho cơ bắp, tim, hệ thần kinh của bé khỏe mạnh và hoàn thiện hơn. Đặc biệt, trong thời kỳ mang thai, cơ thể của mẹ sẽ là nguồn cung cấp canxi trực tiếp cho bé. Nhất là trong tam cá nguyệt thứ 3. Lượng canxi chuyển đổi từ cơ thể mẹ sang bé lên tới 250 – 350 mg mỗi ngày. Thiếu canxi sẽ dẫn đến nguy cơ loãng xương ở mẹ và những vấn đề sức khỏe cho bé. Vì vậy, bổ sung đầy đủ canxi chính là cách tốt nhất mẹ chăm sóc cho cả mẹ và bé đó. 

2. Lượng canxi cần thiết cho mẹ bầu 

Người xưa có câu “Thái quá bất cập” (Cái gì nhiều quá cũng không tốt). Canxi là dưỡng chất quan trọng trong thai kỳ nhưng mẹ chú ý cần bổ sung một lượng vừa đủ cho cơ thể thôi nha. Nhiều quá hay ít quá sẽ đều gây nên những ảnh hưởng không mong muốn cho cả mẹ và bé.

Trung bình mẹ cần 1000mg canxi mỗi ngày. Nếu không bổ sung canxi, mẹ có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm
Trung bình mẹ cần 1000mg canxi mỗi ngày. Nếu không bổ sung canxi, mẹ có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểmTrung bình mẹ cần 1000mg canxi mỗi ngày. Nếu không bổ sung canxi, mẹ có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm

Theo The American College of Obstetricians and Gynecologists (ACOG), trung bình mẹ cần 1000mg canxi mỗi ngày. Nếu không bổ sung canxi, mẹ có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Có thể kể đến các vấn đề sức khỏe gặp phải như: huyết áp cao, sinh non, những vấn đề về tim mạch và xương. Đây chắc chắn là những điều mẹ không mong muốn khi bé đang lớn dần trong bụng mẹ đúng không nào? 

Mẹ cũng cần phải chú ý về lượng canxi và vitamin chứa trong các loại thực phẩm mẹ ăn mỗi ngày để tránh nạp vào cơ thể quá nhiều canxi. Thông thường, lượng canxi không nên vượt quá 2500 mg mỗi ngày mẹ nhé.

3. Thực phẩm giàu canxi cho mẹ bầu

Cơ thể mẹ không thể tự sản xuất ra canxi được đâu. Vì thế, mẹ cần đến các nguồn cung cấp canxi phù hợp để kịp thời đáp ứng nhu cầu canxi của cả mẹ và bé. Sau đây là một số gợi ý.về các loại thực phẩm giàu canxi mẹ có thể tham khảo.

3.1.Các sản phẩm từ sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa được biết đến là nguồn cung cấp canxi tốt nhất cho mẹ. 4 cốc sữa mỗi ngày sẽ bổ sung cho mẹ 1200 mg canxi. Tuy nhiên, mẹ nhớ chọn các loại sữa tiệt trùng, sữa ít béo để đảm bảo nguồn canxi cần thiết. An toàn nhất, mẹ nên nhờ bác sĩ tư vấn để lựa chọn loại sữa phù hợp với thực trạng cơ thể.

Sữa và các sản phẩm từ sữa được biết đến là nguồn cung cấp canxi tốt nhất cho mẹ
Sữa và các sản phẩm từ sữa được biết đến là nguồn cung cấp canxi tốt nhất cho mẹ

Lưu lại ngay một số thông tin về lượng canxi trong các sản phẩm từ sữa đã được chứng nhận bởi bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) mẹ nhé.

  • Sữa (1 cốc, 276 mg canxi)
  • Phô mai (2 lát, 307 mg canxi)
  • Sữa chua (227 gr, ít béo, 415 mg canxi)

Ngoài ra, có những mẹ gặp khó khăn hoặc không ưa thích mùi vị của các sản phẩm từ sữa. Mẹ cũng không phải lo lắng về điều đó đâu. Bởi ngay bây giờ, Góc của mẹ sẽ chia sẻ một số “bí kíp” giúp mẹ dễ ăn, uống hơn để có đủ lượng canxi mỗi ngày:

  • Bí kíp thứ nhất. Ăn ngũ cốc vào buổi sáng. Một bát ngũ cốc/yến mạch ăn cùng sữa là ý tưởng tuyệt vời để bắt đầu một ngày mới cho mẹ đó.
  • Bí kíp thứ hai. Thêm một chút phô mai vào món salad hay súp và hoặc các món ăn khác của mẹ. 
  • Bí kíp thứ ba. Thêm một ít sữa vào công thức nấu ăn thường ngày để tạo nên món ăn ngon mà lại đầy đủ canxi.
  • Bí kíp thứ tư. Mẹ có thể sử dụng sữa thay vì nước để nấu mì, yến mạch hoặc các thực phẩm khác.
  • Bí kíp thứ năm. Luyện tập ngày ngày để dần quen với mùi vị của sữa. Mẹ có thể uống một ly sữa với bữa trưa và bữa tối thay cho các đồ uống khác nhé.

3.2.Các loại thực phẩm giàu canxi khác

Không chỉ có các sản phẩm từ sữa, các loại rau xanh, hạt, đậu cũng là nguồn cung cấp canxi tự nhiên
Không chỉ có các sản phẩm từ sữa, các loại rau xanh, hạt, đậu cũng là nguồn cung cấp canxi tự nhiên

Không chỉ có các sản phẩm từ sữa, các loại rau xanh, hạt, đậu cũng là nguồn cung cấp canxi tự nhiên. Mẹ cân nhắc để thêm vào thực đơn mỗi ngày của mình cho phù hợp nhé.

  • Rau xanh (1 bát nấu chín, 268 mg canxi)
  • Cải xoăn (1 bát nấu chín, 177 mg canxi)
  • Bông cải xanh (1 bát nấu chín, 64 mg canxi)
  • Đậu nành (1 cốc, 184 mg canxi)
  • Hạnh nhân (1 bát, rang muối, 370 mg cannxi)
  • Cá hồi (170 gr, 15 mg canxi)

Thêm một lưu ý nho nhỏ dành cho mẹ. Để xử lý lượng canxi nạp vào cơ thể, mẹ cần bổ sung vitamin D nữa. Mẹ nên kết hợp ăn với các loại thực phẩm có chứa vitamin D giúp tối ưu hóa quá trình hấp thụ canxi. Cá hồi, cá ngừ, trứng, nấm là những lựa chọn mẹ có thể cân nhắc. 

Nếu chế độ ăn uống chưa cung cấp đủ canxi, mẹ có thể “lấp đầy khoảng trống” bằng các chất giúp bổ sung canxi. Tuy nhiên, mẹ đừng tự ý quyết định nhé. Hãy đến bác sĩ tư vấn để có một đơn thuốc an toàn cung cấp đủ những gì mẹ cần.

Một chế độ ăn uống hợp lý vẫn là nguồn cung cấp canxi tốt nhất cho mẹ. Nắm rõ các thông tin về canxi sẽ giúp mẹ có những lựa chọn phù hợp nhất cho cơ thể cũng như cho sự phát triển của bé. Đừng ngại chia sẻ nếu mẹ biết thêm những thông tin hữu ích khác nha

Giỏ hàng 0