Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Với các bé bú bình thường xuyên thì cách vệ sinh bình sữa sao cho sạch sẽ và đảm bảo an toàn luôn là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm hàng đầu.

Cách vệ sinh bình sữa không đúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của bé. Bởi trong 6 tháng đầu, hệ miễn dịch của bé chưa phát triển đầy đủ. Tiệt trùng bình sữa qua loa có thể làm tăng nguy cơ nhiễm các mầm bệnh có hại. Do đó bé dễ bị nhiễm trùng và mắc các bệnh đường tiêu hóa hơn. Vậy, vệ sinh bình sữa đúng cách là như thế nào? Ba mẹ hãy cũng Mamamy tìm hiểu nhé!

1. Cách vệ sinh bình sữa đảm bảo cho bé

Vệ sinh bình sữa không đơn giản chỉ là việc dùng nước để làm sạch phần sữa còn đọng lại. Bởi trong sữa có rất nhiều chất có thể còn đọng lại trong các khe hay thành bình. Nếu không được cọ rửa kỹ lưỡng, các vi khuẩn có thể sinh sôi và phát triển từ đó mà mắt thường không thể thấy.

1.1. Chuẩn bị dụng cụ

Chuẩn bị dụng cụ chuyên dụng và cần thiết sẽ giúp mẹ đảm bảo cách vệ sinh bình sữa khoa học và an toàn cho sức khỏe của bé.

Những vật dụng mà mẹ cần có là:

  • Chổi rửa bình sữa và chổi cọ núm ty
  • Nước rửa bình sữa chuyên dụng
  • Giá úp bình sữa
Chuẩn bị dụng cụ
Chuẩn bị dụng cụ

1.2. Các bước vệ sinh bình sữa nhanh và sạch

Bước 1. Rửa tay trước khi vệ sinh bình sữa

Trước khi rửa bình, ba mẹ nên lưu ý rửa tay sạch với xà phòng. Việc này sẽ hạn chế tối đa các vi khuẩn từ tay ba mẹ có thể xâm nhập trong quá trình vệ sinh bình cho bé.

Rửa tay trước khi vệ sinh bình sữa
Rửa tay trước khi vệ sinh bình sữa

Bước 2. Làm sạch sữa thừa trong bình

Mẹ hãy tháo rời các bộ phận của bình sữa, đổ và rửa sạch các cặn thừa còn đọng lại bằng nước lọc.

Mẹ lưu ý cũng nên làm bước này ngay sau khi bé ăn xong để đảm bảo không bị tích tụ các bụi bẩn. Đồng thời không tạo thời gian và điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Để lâu cũng làm sữa bám chặt vào thành bình, khiến việc vệ sinh khó khăn hơn rất nhiều.

Bước 3. Cọ rửa bình và núm ty với dung dịch chuyên dụng

Cọ rửa bình và núm ty như thế nào sẽ quyết định cách vệ sinh bình sữa có đảm bảo sạch sẽ hay không.

Sau khi làm sạch phần cặn sữa thừa, mẹ dùng chổi rửa bình có dung dịch rửa để cọ phần bên trong và thành bình thật kỹ càng. Theo các chuyên gia, cọ bình tối thiếu 10-20 giây sẽ phát huy tối đa tính năng kháng khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn tốt nhất.

Cọ rửa bình và núm ty với dung dịch chuyên dụng
Cọ rửa bình và núm ty với dung dịch chuyên dụng

Tiếp đó, mẹ dùng chổi cọ núm ty chà cả phía trong và phía ngoài của núm. Do núm ty là nơi dễ tích tụ các cặn sữa và vi khuẩn nên mẹ phải chú ý vệ sinh thật kỹ. Mẹ có thể vừa cọ vừa dùng nước phun để rửa trôi hết các mảng bám.

Cọ rửa bình và núm ty với dung dịch chuyên dụng
Cọ rửa bình và núm ty với dung dịch chuyên dụng

Bước 4. Làm sạch lại với nước

Sau khi đã vệ sinh bình sữa với nước rửa chuyên dụng, mẹ hãy tráng lại một hoặc nhiều lần bằng nước sạch.

Làm sạch lại với nước
Làm sạch lại với nước

Bước 5. Để bình ráo nước

Để bình ẩm quá lâu có thể gây ra tình trạng nấm mốc và không đảm bảo vệ sinh. Khi đó cách vệ sinh bình sữa có chuẩn đến đâu cũng sẽ không có tác dung. Vì vậy, mẹ cần úp bình vào giá để ráo nước và khô nhanh chóng hơn. Mẹ cũng nên đặt giá úp bình tại những nơi thoáng mát và khô ráo.

Để bình ráo nước
Để bình ráo nước

1.3. Tiệt trùng bình sữa

Nếu chỉ dừng lại ở bước làm sạch, bình sữa của bé đôi khi vẫn có thể còn sót lại các vi khuẩn. Tiệt trùng bình sữa là việc làm rất cần thiết, đặc biệt là đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi. Theo các chuyên gia, cách vệ sinh bình sữa đúng phải luôn đi kèm với tiệt trùng bình sữa để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Tùy theo hoàn cảnh và điều kiện, mẹ có thể lựa chọn 1 trong 4 cách tiệt trùng bình sữa sau đây:

  • Khử trùng bằng cách đun sôi: Đun sôi là cách dù hơi tốn thời gian nhưng lại tiết kiệm cho mẹ. Mẹ hãy cho bình sữa đã được rủa sạch vào nước sôi và đun từ 3-5 phút. Sau đó dùng kẹp gắp ra và úp vào giá để khô như bình thường.
Khử trùng bằng cách đun sôi
Khử trùng bằng cách đun sôi
  • Sử dụng lò vi sóng: Sau khi rửa sạch bình, cho tất cả vào một hộp đựng nước và quay trong lò vi sóng khoảng 5-10 phút. Cách này cũng sẽ giúp tiệt trùng bình sữa một cách dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên mẹ nên lưu ý không được chỉ để bình và núm ty vào lò. Nhiệt độ cao có thể làm hư hỏng và biến dạng bình sữa của bé.
Sử dụng lò vi sóng
Sử dụng lò vi sóng
  • Sử dụng máy khử trùng chuyên dụng: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm máy tiệt trùng công nghệ cao. Nếu có điều kiện ba mẹ có thể đầu tư để vừa tiết kiệm thời gian công sức vừa đảm bảo sức khỏe cho bé.
Sử dụng máy khử trùng chuyên dụng:
Sử dụng máy khử trùng chuyên dụng:

2. Những sai lầm trong cách vệ sinh bình sữa cho bé

Dù làm nhiều lần hàng ngày nhưng cũng có không ít ba mẹ mắc phải những sai lầm trong cách vệ sinh bình sữa cho bé. Vô hình chung khiến cho sức khỏe của bé không được đảm bảo do hệ miễn dịch và đường ruột còn yếu ớt.

2.1. Chỉ làm sạch bình sữa bằng nước

Các cặn sữa và chất béo có trong sữa mẹ cũng như sữa công thức rất khó làm sạch nếu chỉ với nước. Sữa bám ở bình, núm ty lâu ngày sẽ gây ra mùi hôi. Đồng thời tạo môi trường thuận lợi để các vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

Vì vậy các chuyên gia khuyên mẹ nên vệ sinh bình sữa một cách kỹ càng bằng bàn chải và nước rửa bình sữa chuyên dụng. Mẹ cần đặc biệt chú ý tới những vị trí có rãnh sâu, dùng bàn chải chải thật kĩ bên trong bình sữa, nhất là phần đáy bình để loại bỏ những chất cặn bã sót lại.

vệ sinh bình sữa một cách kỹ càng bằng bàn chả
vệ sinh bình sữa một cách kỹ càng bằng bàn chải

Mẹ có thể tham khảo và tìm mua các sản phẩm nước rửa chuyên dụng trên thị trường. Hiện nay Mamamy đang cung cấp dòng nước rửa bình với thành phần hoàn toàn tự nhiên, chiết xuất từ ngô và gạo. Công thức ít bọt, không mùi, không để lại tồn dư sau khi rửa, nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy sẽ là trợ thủ đắc lực của mẹ, bảo vệ tối đa sức khỏe cho bé.

Mẹ có thể tham khảo và tìm mua các sản phẩm nước rửa chuyên dụng trên thị trường
Mẹ có thể tham khảo và tìm mua các sản phẩm nước rửa chuyên dụng trên thị trường

Mẹ có thể xem kỹ hơn thông tin về sản phẩm tại:

Nước rửa bình sữa và rau củ Mamamy

Thành phần trong nước rửa bình sữa và rau của Mamamy 

2.2. Khử trùng bình sữa quá muộn

Cách vệ sinh bình sữa chuẩn chính là không để bình quá lâu. Trong trường hợp không thể vệ sinh bình sữa ngay cho bé, mẹ vẫn nên làm sạch với nước sạch để các cặn sữa cơ bản được rửa hết. Khi để sữa quá lâu, các mảng bám sẽ bám chặt hơn và rất khó cọ. Dẫn đến vệ sinh không được sạch, tăng các nguy cơ phát triển vi khuẩn có hại đến sức khỏe. Mẹ nên lưu ý vệ sinh càng sớm thì hiệu quả làm sạch sẽ càng cao.

Khử trùng bình sữa quá muộn
Khử trùng bình sữa quá muộn

2.3. Tiệt trùng ở nhiệt độ cao quá

Tiệt trùng bằng nước sôi hay lò vi sóng ở mức nhiệt cao có thể khiến bình sữa nứt vỡ, biến dạng hay đổi màu. Vì thế mẹ nên dùng phương pháp này 1 lần/ngày. Thay vào đó, sau mỗi lần rửa sạch, mẹ có thể dùng nước nóng để tráng qua bình và núm ty. Việc làm này vừa tối ưu hóa tiệt trung bình sữa, vừa giúp cho bình nhanh khô hơn do nước nóng dễ bay hơi.

Tiệt trùng ở nhiệt độ cao quá
Tiệt trùng ở nhiệt độ cao quá

2.4. Để bình ẩm

Ngay sau khi rửa bình sữa xong, mẹ đừng quên bước để bình thật khô và ráo nước. Đây cũng là khâu quan trọng trong cách vệ sinh bình sữa sao cho đảm bảo. Mẹ nên giữ cho bình sữa, núm vú khô rồi mới đậy nắp cất đi. Ngoài ra, tránh phơi ở những chỗ bụi bặm, nếu có thể hãy phơi ở dưới ánh nắng mặt trời.

Để bình ẩm
Để bình ẩm

3. Lưu ý trong cách vệ sinh bình sữa cho bé

Để đạt hiệu quả tốt nhất trong cách vệ sinh bình sữa, mẹ nên chú ý một vài điều sau:

  • Thay núm vú sau 3 tháng và bình sữa sau 6 tháng để đảm bảo an toàn vệ sinh cho bé.
  • Khi nhận thấy dấu hiệu rạn nứt bên trong bình thì mẹ nên mua cho bé bình sữa mới. Như vậy sẽ tránh trường hợp vi khuẩn ẩn náu trong khe nứt có thể xâm nhập vào cơ thể bé.
  • Kiểm tra núm ty thường xuyên để đảm bảo núm không bị tắc hay rách. Trong trường hợp núm bị rách sẽ dễ khiến bé bị sặc sữa rất nguy hiểm.
Chọn bình sữa phù hợp với độ tuổi và nhu cầu sử dụng của bé
Chọn bình sữa phù hợp với độ tuổi và nhu cầu sử dụng của bé
  • Chọn bình sữa phù hợp với độ tuổi và nhu cầu sử dụng của bé. Không nên mua bình sữa quá to hoặc quá bé.
  • Lưu ý đến nhiệt độ khi tiệt trùng của từng loại bình. Mẹ nên sử dụng các bình sữa có thể chịu nhiệt cao để đảm bảo được chất lượng sữa cũng như kéo dài tuổi thọ cho bình.
  • Chọn bình có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã qua kiểm nghiệm, chất lượng tốt.

Mẹ có thể tham khảo sản phẩm bình sữa Mamamy thủy tinh chống sặc và đầy hơi cho bé. Bình được làm từ cát tự nhiên, chịu được nhiệt cao và dễ dàng khi cọ rửa. Ngoài ra, kết hợp với ống chống sặc và đầy hơi siêu dài độc quyền còn giúp đẩy bọt khí xa miệng chai, tối ưu việc bé không nuốt phải bọt khí.

Mẹ có thể tham khảo sản phẩm bình sữa Mamamy thủy tinh chống sặc và đầy hơi cho bé
Mẹ có thể tham khảo sản phẩm bình sữa Mamamy thủy tinh chống sặc và đầy hơi cho bé

Để hiểu rõ hơn về sản phẩm bình sữa Mamamy, mẹ hãy đọc thêm tại:

Bình sữa thủy tinh Mamamy

Điều gì khiến bình sữa thủy tinh an toàn cho bé?

Lời kết

Cách vệ sinh bình sữa đảm bảo sạch sẽ sẽ giúp bé giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột. Đồng thời không làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển hệ miễn dịch khỏe mạnh cho bé. Vì vậy, ba mẹ nên sử dụng các vật dụng hỗ trợ cũng như các chất tẩy rửa thân thiện với sức khỏe. Hãy luôn chắc chắn rằng bình sữa của bé được làm sạch và tiệt trùng một cách an toàn nhất.

Với thói quen thường ngày, mẹ yêu sẽ sử dụng các loại khăn vải dệt để vệ sinh cho bé nhà mình. Loại khăn này có thể tái sử dụng bằng cách giặt và phơi khô. Với suy nghĩ rằng sau khi giặt, khăn đã được tiệt trùng hoàn toàn. Và như thế, mẹ cứ vô tư dùng chiếc khăn đó rất nhiều lần cho trẻ. Đây có thể là giải pháp cho sự tiết kiệm. Nhưng đó lại không phải lựa chọn đúng đắn cho sức khỏe của bé. Thay vì thế, những chiếc khăn khô đa năng đang trở thành lựa chọn thông minh của nhiều bà mẹ hiện đại. 

1. Khăn khô đa năng cho bé là gì?

Khăn khô đa năng cho bé là gì?
Khăn khô đa năng cho bé là gì?

Về cơ bản khăn khô đa năng cho trẻ sơ sinh không khác với các loại khăn lau không tẩm ướp dung dịch vệ sinh thông thường. Mẹ có thể coi chúng như những chiếc khăn giấy, khăn vệ sinh, giấy vệ sinh. Có rất nhiều thương hiệu khăn giấy cho trẻ em trên thị trường. Thành phần tạo nên cũng có chút khác biệt. Tuy nhiên, những đặc tính và công dụng trên cơ bản là như nhau. Hãy cùng xem những tính năng mà một chiếc khăn đa năng có thể mang lại cho người dùng là gì nhé.

2. Những tính năng tuyệt vời của khăn khô đa năng cho trẻ em

Những tính năng tuyệt vời của khăn khô đa năng cho trẻ em
Những tính năng tuyệt vời của khăn khô đa năng cho trẻ em

Có nhiều tính năng mà mẹ yêu có thể tìm thấy ở một chiếc khăn đa năng khô, bao gồm:

2.1. Độ bền

Khăn khô cho trẻ em được làm từ 100% cotton. Và chúng có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Điều này có nghĩa là mẹ có thể lau mặt cho con bạn. Sau đó giặt sạch và sử dụng để lau các vết tràn. Vì chúng là khăn khô, nên mẹ cũng có thể cất ở những nơi không thể cất khăn ướt như túi áo hay cặp sách.

2.2. Về giá trị sử dụng

Về giá trị sử dụng
Về giá trị sử dụng

Mẹ có thể dễ dàng tìm thấy những loại khăn khô đa năng này với giá chưa đến 2 nghìn đồng một chiếc. Tất nhiên, chúng ta không thể mua theo chiếc mà sẽ phải mua cả hộp với số lượng khăn nhất định. Giá này ở mức trung bình so với một chiếc khăn cho trẻ em. Mẹ có thể cho rằng giá này khá cao với một vật dụng chỉ dùng một lần. Tuy nhiên, nếu tính đến vấn đề sức khỏe của trẻ thì đây là một khoản chi tiêu hợp lý. Vì chúng rất bền, nên có thể sử dụng như một chiếc khăn dùng một lần hoặc nhận được giá trị lớn hơn từ chúng khi biết cách để dùng cho suốt một ngày.

2.3. Kích thước và tính phổ biến

Kích thước và tính phổ biến
Kích thước và tính phổ biến

Mỗi loại khăn sẽ có kích thước khác nhau, tùy vào từng mục đích sử dụng, mà mẹ có thể chọn cho con của chúng ta loại phù hợp. Khăn khô và khăn giấy ướt là những sản phẩm khá phổ biến trên thị trường. Mẹ có thể tìm mua chúng ở bất cứ siêu thị, shop cho bé hay cửa hàng tiện lợi nào.

Bao bì sản phẩm được thiết kế bắt mắt và tiện dụng. Hộp khăn giấy khô Mamamy có thiết kế nắp gập đảm bảo vệ sinh. Mẹ yêu dễ đàng rút từng tờ, không bị tụt giấy vào trong hộp.

2.4. Mềm mại và nhẹ nhàng

Mềm mại và nhẹ nhàng
Mềm mại và nhẹ nhàng

Khăn khô đa năng cho trẻ em được làm từ những sợi tự nhiên. Đặc biệt, khăn khô Mamamy hàm lượng Rayon rất cao, được tổng hợp từ các vật liệu cellulose. Được thiết kế để tạo sự mềm mại nhất, phù hợp với làn da mỏng manh và nhạy cảm của bé. NHững chiếc khăn khô trẻ em Mamamy được tiệt trùng từng tờ với công nghệ hiện đại. Không tẩm ướp thêm bất cứ dung dịch hay hóa chất làm sạch nào. Do đó, mẹ không cần lo lắng các hóa chất độc hại trong khăn có thể lây lan sang đồ vật khác hoặc làm da bé kích ứng.

2.5. Tính linh hoạt

Tính linh hoạt
Tính linh hoạt

Nếu sử dụng để lau vết nước tràn ra, hãy sử dụng khi khăn khô. Nếu dùng để lau thức ăn hay vết bẩn trên mặt hay cơ thể bé. Mẹ có thể ngâm khăn với nước ấm trước khi lau. Còn nếu mẹ dùng khăn để tắm cho bé, hãy dùng cùng với nước và một chút xà phòng nhẹ nhàng.

Khăn ướt an toàn cho trẻ sơ sinh trẻ nhỏ hay không?

Tại sao khăn ướt được coi là “cách mạng” trong chăm sóc trẻ?

3. Khăn khô đa năng so với khăn giấy và giấy vệ sinh

Khăn khô đa năng so với khăn giấy và giấy vệ sinh
Khăn khô đa năng so với khăn giấy và giấy vệ sinh

Nhiều mẹ có thể nghĩ khăn khô đa năng, khăn giấy và giấy vệ sinh không có gì khác nhau. Tuy nhiên, chúng hoàn toàn khác nhau đấy!

Có thể hình dung những chiếc khăn khô cho bé giống như sự kết hợp của  khăn giấy và khăn vải dệt, và chúng siêu bền. Mẹ có thể sử dụng khăn giấy và giấy vệ sinh khi thấm nước hay thay tã cho bé. Nhưng vì bản chất chúng là giấy, chúng sẽ nhanh chóng bã ra và không thể sử dụng được nữa. Thêm một điều nữa, hai loại giấy này khá mỏng, điều đó có nghĩa là nếu sử dụng để lau trong quá trình thay tã, thì chất bẩn có thể dính vào tay.

Khăn khô đa năng
Khăn khô đa năng

Nếu không có khăn khô đa năng cho bé, mẹ cũng không nên sử dụng khăn giấy hay giấy vệ sinh lau cho trẻ. Thay vào đó, ta có thể sử dụng một chiếc khăn vải mềm để tránh gây kích ứng.

Giấy vệ sinh và khăn giấy thường được thêm vào các hóa chất tẩy trắng và các thành phần hóa học có hại khác. Chúng cũng không đảm bảo về khả năng tiệt trùng. Việc sử dụng những sản phẩm này để vệ sinh có thể làm bé bị kích ứng và không an toàn cho sức khỏe của trẻ.

4. Khăn lau sức khỏe không dệt là gì?

Khăn lau sức khỏe không dệt là gì?
Khăn lau sức khỏe không dệt là gì?

Khăn lau không dệt là sản phẩm được sản xuất từ các sợi được liên kết với nhau về mặt cơ học, hóa học hoặc nhiệt học chứ không phải các sợi được dệt với nhau. Khăn không dệt có một số ưu điểm hơn khăn dệt. Ngoài tính kinh tế, các loại vải không dệt đều có khả năng thấm hút cao và ít xơ. Chúng mang lại hiệu năng và cảm giác sử dụng giống như vải dệt. Và đem lại hiệu quả cao với lợi ích vệ sinh một lần.

Phần kết

Khăn khô đa năng
Khăn khô đa năng

Khăn vải dệt dường như là sản phẩm được các mẹ sử dụng rất thường xuyên để vệ sinh cho bé. Sau khi gặt sạch và phơi khô, có vẻ như những chiếc khăn này sạch và tiệt trùng. Tuy nhiên không phải như thế, các khoảng trống được tạo ra trong vải dệt có thể làm môi trường thuận lợi cho vi khuẩn hoạt động và phát triển. Sản phẩm thay thế được khuyên dùng là khăn khô đa năng cho trẻ em. Không chỉ tiện lợi và sử dụng được trong nhiều mục đích khác nhau, mẹ yêu còn có thể an tâm vì độ an toàn và thân thiện khi sử dụng cho bé yêu nhà mình.

Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh trong 12 tháng đầu có rất nhiều điều thú vị. Bên cạnh đó, đây cũng là giai đoạn bố mẹ nên theo sát bé để cảm nhận được những khoảnh khắc thiêng liêng đầu tiên. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ liệt kê những đặc điểm nổi bật trong quá trình phát triển của bé khi tròn 1 tuổi

1. Bé 1 tháng tuổi 

Đây là khoảng thời gian bé vừa thay đổi môi trường sống từ bụng mẹ đến với thế giới bên ngoài. Giai đoạn này, bé chủ yếu là ngủ và bú mẹ. Bé có thể ngủ 18 tiếng mỗi ngày. Trong 1 tháng tuổi này bé có thể làm được những điều sau:

  • Duỗi ngón tay, nắm tay lại và đưa tay về phía miệng.
  • Bé có thể nhận biết được giọng nói của bố mẹ.
  • Nhận biết được mùi hương và mùi sữa của mẹ.
  • Có thể ngẩng đầu lên ít nhiều khi nằm sấp.

2. Bé 2 tháng tuổi

Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh vào tháng thứ 2 sẽ có nhiều cử động và bắt đầu nhận thức được xung quanh.

  • Biết mỉm cười và tạo ra được tiếng khi cười.
  • Nghe được những tiếng ọc ọc trong miệng bé.
  • Bé có thể ngẩng đầu lên một góc 45 độ, các cử động cũng mượt mà hơn.
  • Biết theo dõi và biểu lộ sự chú ý qua khuôn mặt.
Biết mỉm cười và tạo ra được tiếng khi cười.
Biết mỉm cười và tạo ra được tiếng khi cười.

3. Bé 3 tháng tuổi 

Cơ thể bé đã đầy đặn hơn và bé đã có thể lật. Đây là giai đoạn bé bắt đầu thể hiện sự đáng yêu của mình.

  • Bé cố gắng bắt chước biểu cảm của người đối diện.
  • Nhận thức rõ hơn về những người bên cạnh.
  • Khi mỉm cười thường kèm theo những cử động chân tay giơ lên.
  • Có thể phát ra âm thanh như a, ơ…
  • Khả năng cầm nắm tốt hơn.

4. Bé 4 tháng tuổi

Khi 4 tháng tuổi, bé sẽ thành thục hơn các hành động lật người và ngẩn cao đầu. Nhiều bé còn có thể dùng khuỷu tay để chống người khi nằm sấp. Ngoài ra, quá trình phát triển của trẻ sơ sinh vào tháng thứ 4 này, bé còn có thể làm được một số điều khác như:

  • Bập bẹ những âm thanh, tiếng động mà bé nghe được
  • Cười tự nhiên và to hơn.
  • Có thể vươn một tay để lấy đồ chơi.
  • Đôi mắt di chuyển theo những sự vật hoặc người trước mặt.
  • Bắt đầu biết biểu đạt cảm xúc. Vui vẻ khi được chơi, buồn khóc khi cuộc chơi bị gián đoạn.
Khi 4 tháng tuổi, bé sẽ thành thục hơn các hành động lật người và ngẩn cao đầu
Khi 4 tháng tuổi, bé sẽ thành thục hơn các hành động lật người và ngẩn cao đầu

5. Bé 5 tháng tuổi

Tháng thứ 5, bé tiếp tục phát triển và các cử động rõ ràng hơn.

  • Giấc ngủ của bé sâu hơn. Không bị thức giấc giữa đêm.
  • Bắt đầu nhận biết được màu sắc.
  • Lăn từ hướng này sang hướng khác.
  • Di chuyển đồ chơi từ tay này sang tay kia.
  • Phản ứng lại bằng nụ cười hoặc các âm thanh ê, a khi có người nói chuyện.

6. Bé 6 tháng tuổi

Khi bé được 6 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho bé tập ăn dặm. Nhưng nếu bé chưa sẵn sàng để ăn dặm hoặc chưa ngồi được, mẹ không cần vội cho bé ăn. Vì khi ăn nằm bé sẽ rất dễ bị sặc hoặc hóc thức ăn. Khi tròn 6 tháng tuổi bé có thể:

  • Dễ dàng lật qua lật lại và tự ngồi vững trong khoảng thời gian ngắn.
  • Bắt đầu mọc răng.
  • Nhận thức được tên gọi của bản thân.
  • Tập bò và trường.

7. Bé 7 tháng tuổi

Ở quá trình phát triển của trẻ sơ sinh của tháng thứ 7, bé sẽ bắt đầu nhạy cảm và tò mò thế giới xung quanh hơn.

  • Tự ngồi vững trong khoảng thời gian lâu hơn.
  • Nhận biết được cảm xúc của người nói qua giọng điệu.
  • Thường đưa đồ vật vào miệng.
  • Bắt chước giọng người khác và nói bập bẹ nhiều hơn.
Tự ngồi vững trong khoảng thời gian lâu hơn.
Tự ngồi vững trong khoảng thời gian lâu hơn.

8. Bé 8 tháng tuổi

Ở lứa tuổi này, bé đã có thể linh hoạt hơn khi di chuyển đồ trên từ tay này sang tay khác, tự lăn lộn và ngồi dậy vững vàng hơn. Bé còn biết thể hiện cảm xúc nhiều hơn như:

  • Xấu hổ và sợ người lạ.
  • Không muốn xa mẹ.
  • Có thể nhún nhảy theo nhạc.

9. Bé 9 tháng tuổi

Khi bé tròn 9 tháng tuổi, bé sẽ nhận thức được nhiều hơn. 

  • Biết vỗ tay.
  • Thích chơi trò tìm kiếm đồ vật.
  • Có món đồ chơi yêu thích nhất.
  • Phản xạ nhanh hơn khi có người gọi tên.
  • Nhận biết được ý nghĩa của từ “Không”.

10. Bé 10 tháng tuổi

Khi bé ở tháng thứ 10 trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh, bé đã có thể tự bước đi bằng cách bám víu các vật xung quanh. Các kỹ năng bò, trườn, ngồi dần hoàn thiện. Đồng thời, bé còn đạt được những điều sau:

  • Bắt đầu tập nói các từ đơn giản.
  • Hình thành các động tác vẫy tay để chào tạm biệt hoặc lắc đầu thể hiện sự từ chối.
  • Đưa hai tay lên khi đòi bế.
  • Hiểu được các câu nói đơn giản của mẹ và thực hiện theo.
Hình thành các động tác vẫy tay để chào tạm biệt hoặc lắc đầu thể hiện sự từ chối.
Hình thành các động tác vẫy tay để chào tạm biệt hoặc lắc đầu thể hiện sự từ chối.

11. Bé 11 tháng tuổi

Đây là giai đoạn mà ba và mẹ cần kỷ luật với con hơn. Ví dụ như giờ đi ngủ, ngồi ăn phải ngay ngắn, không được vẽ bậy lên tường… Bố mẹ cần thống nhất phương pháp dạy con khi bé đã tròn 11 tháng tuổi. Ở tháng tuổi này, bé thường thực hiện được các điều sau:

  • Tự ăn và tự uống.
  • Tập nói nhiều hơn, đặc biệt là từ “ba”, “mẹ”.
  • Có thể tức giận và không hợp tác với ba mẹ.

12. Bé 12 tháng tuổi

 Trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh, khi tròn 1 tuổi bé đã có thể tự đứng lên, ý thức được lời nói và nhận thức được sự kỷ luật của ba mẹ. Bé 12 tháng tuổi có thể:

  • Tự cho tay vào áo khi được mặc.
  • Nhái lại âm thanh để gây sự chú ý.
  • Nói từ ba, mẹ được rõ ràng hơn.
  • Gọi tên được các món đồ quen thuộc.
  • Khám phá đồ vật mới bằng cách lắc, ném hoặc đập.
  • Nhận thức được công dụng của các món đồ dùng như lược, bàn chải đánh răng…
Bé 12 tháng tuổi
Nhận thức được công dụng của các món đồ dùng như lược, bàn chải đánh răng…

Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh trong một năm đầu tiên rất quan trọng. Tuy nhiên, tùy vào sự phát triển mà bé sẽ đạt được các biểu hiện trên sớm hơn hoặc muộn hơn. Ba mẹ chú ý quan sát các biểu hiện đầu tiên của bé để lưu giữ các khoảnh khắc thiêng liêng này nhé! 

Sau bài viết về quá trình phát triển của trẻ sơ sinh trong 12 tháng đầu, Góc Của Mẹ xin tiếp tục được chia sẽ các mốc phát triển của trẻ khi đủ 18 tháng. Điều này sẽ giúp mẹ dễ dàng hơn khi theo dõi quá trình khôn lớn của bé. Sau đây là 5 cột mốc phát triển quan trọng của bé 18 tháng tuổi mà mẹ cần chú ý.

1. Chiều cao – Cân nặng

Các mốc phát triển của bé thì chiều cao và cân nặng luôn là sự phát triển rõ ràng nhất. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khi bé 18 tháng tuổi có chiều cao và cân nặng trung bình như sau:

  • Bé gái: Cao 80.7 cm – Nặng 10.2 kg.
  • Bé trai: Cao 82.3 cm  – Nặng 10.9 kg.

Khi đủ 24 tháng tuổi, bé sẽ đạt chiều cao trung bình từ 86 đến 87 cm. Từ năm 10 tuổi trở đi, mỗi năm chiều cao của các bé sẽ tăng khoảng 5cm. Đặc biệt, đến giai đoạn tiền dậy thì chiều cao của bé sẽ càng tăng trưởng nhanh chóng. 

Khi đủ 24 tháng tuổi, bé sẽ đạt chiều cao trung bình từ 86 đến 87 cm
Khi đủ 24 tháng tuổi, bé sẽ đạt chiều cao trung bình từ 86 đến 87 cm

2. Ngôn ngữ

Trong các mốc phát triển của trẻ thì khả năng ngôn ngữ năm 18 tháng tuổi rất đáng được quan tâm. Đây là giai đoạn bé đang bắt chước và nhái theo những gì bé nghe được. Bố mẹ có thể thường xuyên chỉ vào một số vật dụng đơn giản để bé ghi nhớ và có thể đọc theo. Vốn từ vựng lúc này của bé giao động từ 20 đến 200 từ. Chủ yếu là những từ đơn giản xung quanh như tên món đồ chơi, tên người thân…

Ngoài ra, bé có thể dùng ngôn ngữ ký hiệu để thể hiện ý muốn của bản thân. Bé sẽ vẫy tay để chào tạm biệt, bé lắc đầu khi nói không… Bé còn rất thích xưng hô bằng tên của mình khi nói chuyện. Đôi khi ba mẹ sẽ nghe bé nói chuyện lẩm nhẩm những từ mà mình không hiểu. 

Ở lứa tuổi này, ba mẹ thường xuyên đọc sách, nói chuyện, hát hò với trẻ sẽ giúp bé phát triển ngôn ngữ tốt nhất . Nếu nhận thấy con có khả năng ngôn ngữ, bạn có thể bắt đầu cho bé tập tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai.

Bố mẹ có thể thường xuyên chỉ vào một số vật dụng đơn giản để bé ghi nhớ và có thể đọc theo
Bố mẹ có thể thường xuyên chỉ vào một số vật dụng đơn giản để bé ghi nhớ và có thể đọc theo

3. Kỹ năng vận động

Khi đủ 18 tháng tuổi, bé đã có thể tự bước đi một mình hoặc có thể chạy được nhưng chưa vững. Bé cũng hoàn thiện một số hoạt động cơ bản như ngồi xuống, đứng lên, nhảy múa, cầm hoặc kéo đồ chơi trong khi đi. Bên cạnh đó, bé ở độ tuổi này rất thích được leo trèo như cầu thang, xe đạp… Vì vậy, ba mẹ cần chú ý quan sát mỗi khi bé nhún nhảy hay leo trèo.

các mốc phát triển của trẻ năm 18 tháng tuổi, bé đã có thể tự sử dụng muỗng, thìa để ăn, tự cầm cốc nước để uống, tự cởi quần áo thậm chí tự ngồi vào bô. Đồng thời, ở giai đoạn này, bé đã có thể dùng bút màu để vẽ những đường nét nguệch ngoạc đầu tiên. 

bé đã có thể dùng bút màu để vẽ những đường nét nguệch ngoạc đầu tiên
Bé đã có thể dùng bút màu để vẽ những đường nét nguệch ngoạc đầu tiên

4. Nhận thức

Khi 18 tháng, bé đã bắt đầu nhận thức được nhiều thứ xung quanh, tò mò nhiều hơn và thích khám phá. Bé rất thích được chơi đùa và chạy giỡn với người bên cạnh hoặc bạn cùng trang lứa. Bé còn có thể gọi ba mẹ khi muốn đi vệ sinh hoặc chỉ vào đồ vật mà bé muốn có. Hiểu được ý nghĩa của các loại vật dụng như lược, điện thoại…

Bên cạnh đó, lúc này trí nhớ của bé sẽ phát triển tốt hơn. Bé có thể nhớ được vị trí các món đồ bị giấu. Thường xuyên bắt chước các hành động của ba mẹ như nấu ăn, nghe điện thoại… Giai đoạn này ba mẹ chú ý các hành động, lời nói của mình vì bé sẽ bắt chước theo rất nhanh và ghi nhớ rất lâu. 

Trong các mốc phát triển của trẻ thì trí tưởng tượng sẽ được phát triển mạnh từ năm 18 tháng tuổi. Nhằm kích thích sự khả năng tưởng tượng của bé, ba mẹ hoặc người bên cạnh có thể thường chơi các trò chơi đóng vai. Khi được giả vờ đóng vai thành thú nhồi bông, búp bê hoặc chăm sóc món đồ chơi sẽ giúp bé phát huy trí tưởng tượng hơn. May mắn là hầu hết các trẻ nhỏ đều thích chơi trò chơi này. 

Giai đoạn này ba mẹ chú ý các hành động, lời nói của mình vì bé sẽ bắt chước theo rất nhanh và ghi nhớ rất lâu
Giai đoạn này ba mẹ chú ý các hành động, lời nói của mình vì bé sẽ bắt chước theo rất nhanh 

5. Thể hiện cảm xúc

Bé khi đủ 18 tháng sẽ thường xuyên thể hiện cảm xúc. Bé sẽ giận dỗi khi không hài lòng. Rất thích được khen và thường lập lại những điều ấy nhiều lần. Bé vui vẻ, hào hứng khi chỉ người bên cạnh một cái gì thú vị. Biết làm nũng và bám vào những người yêu thương mình. 

Khi 18 tháng tuổi, bé đã biết thể hiện cảm xúc với những người yêu thương. Nhiệt tình chào đón những người thân quen. Đồng thời lo lắng và cảnh giác với những người lạ. Sợ hãi khi phải rời xa ba mẹ. 

Giai đoạn này bé thường cố tình thể hiện các cảm xúc mạnh để đạt được mục đích. Bởi bé nhận thức được sự cưng chiều. Ba mẹ cần dạy bảo cứng rắn để rèn luyện tính kỷ luật cho bé.

Bé sẽ giận dỗi khi không hài lòng
Bé sẽ giận dỗi khi không hài lòng

Hy vọng các thông tin trên đã giúp ba mẹ nắm được các mốc phát triển của trẻ khi tròn 18 tháng tuổi. Đây là giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ. Vì vậy, mẹ chú ý cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ mỗi ngày. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên dành nhiều thời gian cho bé để cùng bé hoàn thiện các kỹ năng. Mỗi bé sẽ có thời gian phát triển nhanh chậm khác nhau, ba mẹ không cần quá lo lắng. Nhưng nếu khi bé 18 tháng mà vẫn chưa biết nói hay ngồi ba mẹ nên cho bé đến bác sĩ để được hỗ trợ. 

Ba mẹ lo lắng khi trẻ sơ sinh đổ nhiều mồ hôi đầu. Nhưng hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh bị đổ nhiều mồ hôi đầu là hiện tượng bình thường, không có gì đáng lo ngại. Tuy vậy, bố mẹ cũng cần lưu ý đến một số trường hợp đặc biệt trong bài viết sau và có biện pháp khắc phục hợp lý để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. 

1. Tại sao trẻ sơ sinh đổ nhiều mồ hôi đầu?

  • Khóc quá nhiều: Khóc là hoạt động tiêu hao rất nhiều năng lượng. Do đó khi bé khóc quá dữ dội hoặc khóc quá lâu sẽ gây ra hiện tượng đỏ mặt và chảy mồ hôi.
  • Cơ thể bé quá nóng: Có thể do thời tiết quá nóng, nhiệt độ phòng quá cao, quần áo quá dày hoặc quắn quá chặt khiến cơ thể bé bị nóng và tiết ra nhiều mồ hôi. 
  • Đang ngủ sâu: Hiện tượng trẻ sơ sinh tiết nhiều mồ hôi khi trong giai đoạn ngủ sâu là khá phổ biến. Bé không thể tự trở mình, chỉ nằm một tư thế trong cả quá trình ngủ. Vì vậy, khi nhiệt độ cơ thể tăng, bé sẽ tiết ra nhiều mồ hôi.
  • Đang bú: Khi cho trẻ sơ sinh bú, mẹ thường dùng một tay để cố định phần đầu bé. Trong khoảng thời gian đó, nhiệt độ từ tay mẹ sẽ truyền sang con gây ra hiện tượng chảy mồ hôi.
  • Tuyến mồ hôi: Trẻ sơ sinh không có nhiều tuyến mồ hôi như người lớn. Các tuyến mồ hôi của bé thường tập trung ở phần đầu. Dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh đổ nhiều mồ hôi đầu. 
  • Hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh: Ở trẻ sơ sinh, cấu tạo của hệ thần kinh chưa được hoàn thiện. Khả năng tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể còn rất yếu. Từ đó dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi ở đầu. 
  • Bị sốt: Khi cơ thể bé đột nhiên ra nhiều mồ hôi hơn bình thường rất nhiều. Mẹ nên kiểm tra nhiệt độ cơ thể bé. Nếu bé có dấu hiệu sốt hãy đưa bé đến bệnh viện để điều trị tốt hơn.
Nếu bé có dấu hiệu sốt hãy đưa bé đến bệnh viện để điều trị tốt hơn.
Nếu bé có dấu hiệu sốt hãy đưa bé đến bệnh viện để điều trị tốt hơn.

2.Trẻ sơ sinh đổ nhiều mồ hôi đầu có nguy hiểm?

Trẻ sơ sinh ra mồ hôi đầu là hiện tượng không đáng lo ngại. Tuy nhiên phụ huynh cũng cần lưu ý một số trường hợp đáng lo ngại sau:

  • Bệnh tim mạch: Bé thường đổ mồ hôi đầu nhiều khi ngủ, khi bú hoặc các hoạt động đơn giản khác. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh tim bẩm sinh hoặc các bệnh tim mạch. Do có vấn đề ở tim nên tim phải làm việc vất vả hơn bình thường để đáp ứng vai trò bơm máu. Cho nên các bé có bệnh lý về tim thường đổ nhiều mồ hôi hơn những đứa trẻ khác.
  • Chứng ngưng thở khi ngủ: Ngưng thở khi ngủ là hiện tượng rất nguy hiểm đổi với trẻ sơ sinh, đặc biệt là các bé sinh non. Bé sẽ ngừng thở 20s trong lúc ngủ. Mẹ cần quan sát với các triệu chứng đi kèm như tình trạng da xanh, bé ngáy, thở hổn hển và mở miệng khi ngủ. Hội chứng ngưng thở này chính là một trong những lý do khiến trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi mà mẹ cần chú ý.
  • Chứng tăng tiết mồ hôi: Đây không phải tình trạng quá nguy hiểm nhưng sẽ gây khó chịu cho bé. Nếu không biết cách kiểm soát sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của bé. Bố mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được khắc phục tốt hơn. 
  • Bệnh còi xương: Trẻ bị còi xương thường ra mồ hôi đầu rất nhiều. Một số biểu hiện cho thấy trẻ nhỏ bị còi xương như: thường quấy khóc không dễ ngủ, vùng xương đầu có dấu hiệu bất thường, răng mọc chậm…
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi đầu là hiện tượng không đáng lo ngại
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi đầu là hiện tượng không đáng lo ngại

3. Biện pháp giúp ba mẹ xử lý khi trẻ sơ sinh ra mồ hôi đầu

Đối với hiện tượng trẻ sơ sinh đổ nhiều mồ hôi đầu, ba mẹ cần xác định đúng nguyên nhân và có biện pháp phù hợp. Dưới đây là một số biện pháp giúp bé giảm tiết mồ hôi:

  • Bổ sung Vitamin D giúp hạn chế bệnh còi xương.
  • Xác định nguyên nhân và dỗ dành bé khi bé khóc quá nhiều.
  • Thay đổi nhiệt độ phòng luôn thoáng mát.
  • Giữ cơ thể bé luôn mát mẻ. Tránh mặc quá nhiều quần áo cho bé. 
  • Bổ sung dinh dưỡng và nước đầy đủ hằng ngày. 
  • Dùng khăn mềm lau mồ hôi cho bé để tránh bé bị cảm lạnh.
Đối với hiện tượng trẻ sơ sinh đổ nhiều mồ hôi đầu, ba mẹ cần xác định đúng nguyên nhân và có biện pháp phù hợp
Đối với hiện tượng trẻ sơ sinh đổ nhiều mồ hôi đầu, ba mẹ cần xác định đúng nguyên nhân và có biện pháp phù hợp

4. Khi nào bé nên đến bệnh viện?

Khi ba mẹ nhận thấy trẻ sơ sinh đổ nhiều mồ hôi đầu có dấu hiệu bất thường hoặc quá thường xuyên. Ví dụ như khi bé phát sốt, bé có dấu hiệu bị ngừng thở khi ngủ, đổ mồ hôi nhiều và kéo dài ở nhiệt độ dễ chịu,… Vì đây có thể là triệu chứng của một số bệnh lý. Ba mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay để được kiểm tra và điều trị tốt nhất. Phụ huynh nên cho bé khám bệnh định kỳ đúng hạn để được chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Phụ huynh nên cho bé khám bệnh định kỳ đúng hạn để được chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
Phụ huynh nên cho bé khám bệnh định kỳ đúng hạn để được chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Trẻ sơ sinh ra mồ hôi đầu là hiện tượng khá phổ biến, nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên bố mẹ cần xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để giúp bé khắc phục tốt nhất. Vì ra nhiều mồ hôi sẽ khiến bé rất khó chịu. Nếu ba mẹ vẫn lo lắng khi trẻ sơ sinh đổ nhiều mồ hôi đầu thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để xử lý tình trạng này hiệu quả nhất. 

các giai đoạn phát triển của trẻ từ 0 – 18 tuổi có rất nhiều cột mốc quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển mà rất nhiều ba mẹ thường bỏ qua. Ví dụ giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh từ 0 – 1 tháng tuổi, đây là thời gian thích nghi đầu đời của bé. Còn các giao đoạn phát triển của bé khác sẽ như nào, tâm lý của bé sẽ thay đổi ra sao, hãy cùng Mamamy tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh từ 0 – 1 tháng tuổi 

Đây là giai đoạn thích nghi đầu tiên của bé khi vừa chào đời. Hoạt động hằng ngày của bé chủ yếu là ngủ. Trẻ sơ sinh có thể ngủ lên đến 18 giờ một ngày. Nhưng ở giai đoạn này, các giác quan của bé đã hoạt động. Bé có thể nghe, nhận biết được giọng nói của mẹ. Các hành động của trẻ 1 tháng tuổi thường là các hành động đột ngột, không có ý thức. 

Khi trẻ 1 tháng tuổi, ba mẹ nên lưu ý cho trẻ tiêm ngừa đầy đủ. Đồng thời, phụ huynh thường xuyên quan sát bé có dấu hiệu bất thường nào không để đưa đến bác sĩ ngay. Bởi các cơ quan, hệ miễn dịch của bé còn chưa hoàn thiện. Bé rất dễ bị nhiễm bệnh, nếu không được điều trị kịp thời sẽ chuyển biến nặng. Thậm chí là tử vong. 

Giai đoạn phát triển của trẻ từ 0 - 1 tháng tuổi là những ngày làm quen với môi trường bên ngoài
Giai đoạn phát triển của trẻ từ 0 – 1 tháng tuổi là những ngày làm quen với môi trường bên ngoài

2. Các giai đoạn phát triển của trẻ từ 1 – 23 tháng tuổi

Trong các giai đoạn phát triển của trẻ thì đây là lúc tốc độ tăng trưởng của bé sẽ phát triển rất nhanh. Các cơ quan chức năng sẽ dần hoàn thiện. Trong giai đoạn này, nhu cầu dinh dưỡng của bé rất cao.

Trong 6 tháng đầu, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Khi trẻ được 6 tháng tuổi, mẹ có thể kết hợp ăn dặm để cung cấp đủ dưỡng chất cho bé. Ở lứa tuổi này, bé cũng có thể dễ bị rối loạn tiêu hóa. Do hệ tiêu hóa đang trong quá trình hoàn thiện, bé lại cần một lượng lớn chất dinh dưỡng. 

Ở giai đoạn này, bé cũng bắt đầu biết tiếp nhận mọi thứ xung quanh và cảm nhận được tình yêu thương của mọi người. Để giúp bé phát triển ổn định, mẹ nên thường xuyên thể hiện tình cảm và tạo cảm giác an toàn cho bé như trò chuyện, chơi cùng bé…

Em bé rất cần sự quan tâm và yêu thương từ ba mẹ và các thành viên trong gia đình ở giai đoạn này. Nếu ba mẹ có thái độ, hành động tiêu cực trong giai đoạn phát triển này sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý của trẻ.

Bé sẽ phát triển rất nhanh ở giai đoạn từ 1 - 23 tháng tuổi
Bé sẽ phát triển rất nhanh ở giai đoạn phát triển từ 1 – 23 tháng tuổi

3. Các giai đoạn trẻ tiền học đường 2 – 5 tuổi

Đây là giai đoạn bé sẽ bắt đầu tò mò và bắt đầu khám phá thế giới xung quanh mình. Lúc này, bé đã có thể đã nói chuyện và đi đứng thành thạo. Ở thời kì này, cơ thể bé sẽ phát triển chậm lại nhưng trí não sẽ phát triển nhanh, đặc biệt là khả năng ngôn ngữ. Đồng thời, bé cũng dễ mắc các bệnh dị ứng, nhiễm trùng như mề đay, hen, viêm cầu thận cấp… 

Trong các giai đoạn phát triển của trẻ,thời kỳ này sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành tính cách của bé sau này. Ba mẹ không nên quá gò bó hoặc bảo bọc bé quá nhiều. Kiên nhẫn giải đáp các thắc mắc của bé, giúp bé nhận biết đúng sai và dạy bé những điều cơ bản như mặc quần áo, rửa tay, không lại gần ổ điện, không leo trèo quá cao dễ bị ngã… Ủng hộ bé phát triển tư duy, không chê bai hoặc bác bỏ những sáng tạo của bé. 

Giai đoạn phát triển của trẻ em từ 2 - 5 tuổi lúc này bé tò mò về mọi thứ
Giai đoạn phát triển của trẻ em từ 2 – 5 tuổi lúc này bé tò mò về mọi thứ

4. Các giai đoạn trẻ nhi đồng từ 6 – 12 tuổi 

Thời kỳ này, bé bắt đầu đến trường, tiếp xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài. Trí tuệ và tâm sinh lý của bé bắt đầu phát triển rõ rệt. Bé bắt đầu có các mối quan hệ khác ngoài gia đình.

Ba mẹ nên khuyến khích bé kết giao bạn bè để phát triển các kỹ năng giao tiếp và ứng xử. Khi ở giai đoạn phát triển của trẻ này, bé sẽ bắt đầu khám phá sở thích bản thân. Ba mẹ có thể cho bé tham gia các hoạt động như ca hát, vẽ tranh, thể thao…

các giai đoạn phát triển của trẻ, thời kỳ này là lúc bé muốn nhận được sự công nhận từ những cố gắng của bản thân. Từ đấy, bé sẽ có được sự tự tin và luôn chăm chỉ để phát triển khả năng của mình. 

Ở giai đoạn phát triển của trẻ từ 6 - 12 tuổi có nhu cầu tiếp xúc với mọi người
Ở giai đoạn phát triển của trẻ từ 6 – 12 tuổi có nhu cầu tiếp xúc với mọi người

5. Các giai đoạn trẻ vị thành niên 13 – 18 tuổi 

Đây được xem là giai đoạn dậy thì của trẻ. Sự biến đổi về tâm lý, phát triển cơ thể và có xuất hiện thay đổi về nội tiết. Con gái thường dậy thì khi bé 13 tuổi và kết thúc năm 18 tuổi. Với các biểu hiện như ngực bắt đầu phát triển, có kinh nguyệt….

Đối với con trai thì sẽ vỡ tiếng, có ý thức về giới tính và những biến đổi của cơ thể. Đa số các bạn nam sẽ dậy thì vào năm 15 tuổi và kết thúc năm 20 tuổi. 

Giai đoạn dậy thì, tâm sinh lý của các bé thay đổi rất rõ. Các con thường dễ cáu gắt và nhạy cảm với mọi thứ xung quanh. Dễ tự cao vào bản thân, cũng dễ tự ti bởi một thất bại nhỏ.

Đây là giai đoạn ba mẹ nên bắt đầu giáo dục giới tính cho con và giúp con học cách chịu trách nhiệm với những gì mình làm. Phụ huynh không nên can thiệp quá nhiều vào không gian riêng tư của con cái. Tôn trọng cuộc sống của con nhưng vẫn thể hiện sự quan tâm và ủng hộ con trên con đường trưởng thành. 

Giai đoạn phát triển của trẻ từ 13 - 18 tuổi có rất nhiều thay đổi về tâm sinh lý
Giai đoạn phát triển của trẻ từ 13 – 18 tuổi có rất nhiều thay đổi về tâm sinh lý

Các giai đoạn phát triển của trẻ đều là những cột mốc quan trọng giúp hình thành tính cách và hành vi cho bé. Hy vọng với các thông tin trên sẽ giúp bố mẹ trở thành người bạn đồng hành cùng con trong từng quá trình phát triển. 

Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ phải sử dụng đến bình sữa để bỏ dần việc bú sữa mẹ. Chính vì thế mà các sản phẩm bình sữa ngày càng được cải tiến để đáp ứng nhu cầu này. Và núm ti là phần vô cùng quan trọng, cần phải được chú ý khi lựa chọn. Bởi con sẽ tiếp xúc trực tiếp với bộ phận này. Vì vậy, bên cạnh việc quyết định trẻ có ăn ngoan hay không chúng còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe của trẻ.

Núm ti là vật dụng vô cùng quen thuộc trong các giá đình có con nhỏ
Núm ti là vật dụng vô cùng quen thuộc trong các giá đình có con nhỏ

1. Núm ti là gì?

Núm ti giả là 1 bộ phận trong bình sữa dành cho trẻ. Khi mới sinh ra, trẻ sơ sinh được khuyến cáo nên bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Chính vì thế, dinh dưỡng để con phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào sữa mẹ. Và cách thức hấp thu chất dinh dưỡng là ti mẹ. Vì vậy, con đã hình thành thói quen bú ti.

Và để có thể giúp con ăn ngon hơn ngay cả khi mẹ không cho con ăn trực tiếp được thì các loại núm ti giả được làm phỏng theo hình dáng của ti mẹ đã ra đời. Khi mà con đã quen với việc bú mẹ thì việc dùng ti giả cũng sẽ dễ dàng hơn.

Ngoài ra, các loại núm giả cũng được làm tách rời để cho con ngậm hằng ngày chứ không chỉ dùng với bình sữa.

2. Núm ti cho bé có mấy loại?

Để phân chia các loại núm ti giả có nhiều cách. Từ hình dáng, kích thước đến chất liệu. Tuy nhiên, cách phân loại phổ biến nhất đó chính là theo chất liệu làm sản phẩm.

Có 2 loại núm chính là:

  • Núm ti giả bằng silicone: Sản phẩm này rất mềm, có độ đàn hồi tốt. Chúng hoàn toàn không có màu, mùi. Như vậy cũng hoàn toàn không chứa các chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
  • Núm ti cao su khá mềm mại: Tuy nhiên, nhược điểm của sản phẩm này là có mùi và nguy hiểm với sức khỏe của trẻ. Đối với bạn nhỏ nào kén ti thì chắc chắn sẽ không ăn sữa. Và mẹ cũng khó khăn hơn trong việc vệ sinh.

Hiện nay các loại núm ti được làm với chức năng chống sặc để con ăn ngon hơn. Và một vài sản phẩm cũng được thiết kế đặc biệt như: núm chống hô, chống vẩu, chống tưa lưỡi, núm ăn dặm, núm dẹt…

Sản phẩm được làm khá đa dạng với nhiều chất liệu khác nhau
Sản phẩm được làm khá đa dạng với nhiều chất liệu khác nhau

3. Công dụng của núm ti cho bé

Núm ti có rất nhiều công dụng và lợi ích. Trong đó có 3 công dụng chính là:

  • Thay thế cho núm vú của mẹ giúp con có cảm giác quen thuộc và ăn ngoan hơn. Trẻ sơ sinh thân thuộc nhất là với mẹ của mình và khi con dùng ti giả sẽ không còn lo lắng và bỏ ăn. Ngay cả khi không phải bú mẹ trực tiếp.
  • Bên cạnh đó, các loại núm ti giả còn được làm để giúp con học cách thở bằng mũi. Từ đó giảm khả năng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh.
  • Hạn chế việc ngậm mút ngón tay của trẻ giúp con tránh được việc bị vi khuẩn xâm nhập.

4. Sử dụng núm ti đúng cách

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ, khi lựa chọn núm ti, cha mẹ nên mua những sản phẩm không chứa BPA, có bộ phận chống sặc sữa và đầy hơi cho con. Bên cạnh đó, cũng hãy chú ý đến cách sử dụng núm ty như sau:

  • Trước khi cho con sử dụng, hãy tiệt trùng núm ti giả bằng nước sôi hoặc luộc trong khoảng từ 3 đến 5 phút.
  • Không được vệ sinh núm bằng các loại xà phòng, nước rửa bát hay các loại chất tẩy rửa mạnh. Như vậy sẽ nguy hiểm cho con khi sử dụng.
  • Không được tiệt trùng núm bằng lò vi sóng. Đây là sai lầm mà nhiều mẹ mắc phải.
  • Bảo quản núm ti ở nơi khô ráo, thoáng mát khi không sử dụng đến để hạn chế hình thành các loại vi khuẩn.
Đảm bảo sử dụng núm ti đúng cách cho con phát triển khỏe mạnh
Đảm bảo sử dụng núm ti đúng cách cho con phát triển khỏe mạnh

5. Bao lâu thì nên thay núm ti cho bé?

Núm ti được sử dụng thường xuyên chính vì thế mẹ cũng cần chú ý để thay núm cho con. Điều này giúp con ăn ngon và đảm bảo sức khỏe cho bé. Mẹ hãy ghi nhớ:

  • Thời gian sử dụng các sản phẩm này tốt nhất là trong khoảng từ 1 đến 2 tháng. Tùy vào số lượt sử dụng của con mà mẹ có thể chọn thời gian phù hợp. Vậy nên, mẹ hãy nhiều để thay thế thường xuyên cho con.
  • Các núm bị rách sẽ khiến cho sữa bị vào hơi và ảnh hưởng không tốt đến dưỡng chất có trong sữa.
  • Sữa từ núm chảy thành dòng hoặc chảy không đều ảnh hưởng đến việc ăn của con hoặc làm con bị sặc sữa thì nên thay.
  • Núm bị biến dạng và mỏng đi trong quá trình sử dụng. Quá trình luộc, khử trung núm sẽ khiến cho cao su bị kéo giãn. Hãy kiểm tra bằng cách kéo núm giả ra, nếu chúng trở lại hình dạng bình thường thì mẹ vẫn có thể sử dụng. Ngược lại thì nên bỏ.
  • Núm bị nhạt màu, chuyển thành màu vàng hoặc phồng lên cũng là dấu hiệu cảnh báo mẹ nên thay cho con.
  • Sau quá trình sử dụng núm bị rách, nứt do con cắn mẹ hãy thay ngay lập tức. Bởi chỉ cần không chú ý là chúng sẽ rách to rất nguy hiểm đối với sức khỏe của con.
Thay núm ti khi chúng đã có những dấu hiệu xuống cấp
Thay núm ti khi chúng đã có những dấu hiệu xuống cấp

Núm ti là vật dụng không thể thiếu được đối với trẻ sớ sinh. Chính vì vậy, mẹ hãy chú ý để lựa chọn được sản phẩm đạt chuẩn đúng theo nhu cầu sử dụng của con. Như vậy sẽ giúp con ăn ngoan, phát triển toàn diện hơn.

Núm vú giả thường là lựa chọn của bố mẹ để làm dịu cảm xúc của bé. Nhưng liệu ti giả có cần thiết? Khi nào thì bé nên dùng ti giả? Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu các thông tin về việc sử dụng ti giả cho bé qua bài viết sau đây.

1. Khi nào bé nên dùng núm vú giả?

Theo viện hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo các mẹ đang cho con bú, cho bé dùng ti giả khi bé đã ổn định với việc bú mẹ. Tránh cho bé dùng ti giả vào 3 – 4 tuần đầu tiên sau khi sinh. 

Việc sử dụng ti giả là không bắt buộc cho tất cả. Nếu bé có thói quen mút tay mẹ có thể cho bé dùng ti giả khi bé đã quen với việc bú sữa mẹ. Trong trường hợp bé sinh non, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng ti giả. 

Việc sử dụng ti giả là không bắt buộc cho tất cả
Việc sử dụng ti giả là không bắt buộc cho tất cả

2. Đánh giá ưu – nhược điểm khi dùng núm vú giả cho bé

Việc sử dụng ti giả cho bé vừa có ưu điểm và nhược điểm nhất định. Sau đây là một số đánh giá về việc sử dụng ti giả cho bé như sau:

2.1. Ưu điểm của ti giả

  • Bé thư giãn: Ti giả giúp bé có thể kiểm soát cảm xúc của mình, bé sẽ cảm thấy dễ chịu và vui vẻ hơn khi ngậm ti giả. 
  • Dễ chìm vào giấc ngủ: Khi sử dụng ti giả bé thường thư giãn và dễ ổn định giấc ngủ hơn. Đồng thời khi thức giấc, ti giả sẽ giúp bé tự xoa dịu và tiếp tục trở lại giấc ngủ.
  • Giảm sự tập trung: Trong các trường hợp gây sợ hãi như chích ngừa, lấy máu,… thì ti giả sẽ giúp bé làm xao nhãng nỗi sợ. 
  • Giảm sưng đau khi mọc răng: Bé trong quá trình mọc răng, ngậm ti giả sẽ giúp bé giảm sưng đau
  • Giảm nguy cơ đột tử khi ngủ – SIDS: Sử dụng núm vú giả cho bé khi ngủ giúp giảm nguy cơ mắc hội chứng đột tử khi ngủ – SIDS.
  • Loại bỏ thói quen mút ngón tay: Giúp bé cai thói quen mút ngón tay khi sử dụng ti giả. 
Loại bỏ thói quen mút ngón tay
Loại bỏ thói quen mút ngón tay

2.2. Khuyết điểm của ti giả

  • Ảnh hưởng sự phát triển của răng hàm: Ngậm ti giả trong thời gian dài có thể khiến cấu tạo răng, hàm của bé bị lệch và không đều.   
  • Dễ bị đầy hơi: Hoạt động ngậm, mút sẽ làm không khí di chuyển xuống dạ dày khiến bé bị đầy hơi.
  • Phụ thuộc quá nhiều vào ti giả: Dễ quấy khóc, hờn dỗi và cáu gắt khi không có ti giả.
  • Gián đoạn việc bé bú sữa mẹ: Bé có thể thích ngậm ti giả hơn là bú mẹ. Dẫn đến việc ngừng bú mẹ xảy ra sớm hơn bình thường. 
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng tai giữa: Theo nghiên cứu cho thấy, trẻ ngậm núm vú giả sẽ có nguy cơ nhiễm trùng tai giữa cao gấp đôi so với những bé không dùng ti giả. 
  • Vi khuẩn dễ xâm nhập: Ti giả thường dễ rơi rớt xuống đất và vi khuẩn rất dễ bám vào ti giả nếu vệ sinh không sạch sẽ. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé. 
Loại bỏ thói quen mút ngón tay
Loại bỏ thói quen mút ngón tay

3. TOP 5 nguyên tắc vàng khi dùng núm vú giả

Nhằm hạn chế các khuyết điểm của việc sử dụng ti giả cho bé, mẹ cần lưu ý 5 nguyên tắc vàng sau đây:

  • Không ép bé dùng ti giả. Nếu bé không thích dùng ti giả, mẹ đừng ép bé ngay lúc đó. Mẹ có thể thử lại vào các lần sau hoặc không cho bé sử dụng ti giả nữa. 
  • Không đeo ti giả quanh cổ bé. Bé có thể vô tình bị ngạt thở nếu không cẩn thận.
  • Không lạm dụng ti giả để dỗ dành bé như đói, ngấy khóc khi ngủ…Mẹ nên vỗ về, âu yếm, quan tâm bé trước rồi hãy nghĩ đến việc sử dụng ti giả. Khi bé ngủ bị rơi ti giả ra, mẹ không cần cố đặt ti giả lại vào miệng cho bé. 
  • Vệ sinh, tiệt trùng ti giả sau mỗi lần sử dụng. Luôn kiểm tra ti giả có bị rách hay hỏng không. Nên thay ti giả sau 2 tháng sử dụng.
  • Khi bé được 5 – 6 tháng tuổi mẹ nên cân nhắc việc ngừng sử dụng ti giả cho bé. Theo Học viện Nha khoa Nhi khoa Hoa Kỳ (AAPD) bé nên cai ti giả khi đã được 3 tuổi hoặc sớm hơn. 
5 nguyên tắc vàng khi dùng núm vú giả
5 nguyên tắc vàng khi dùng núm vú giả

4. Cách chọn núm vú giả cho bé

Khi lựa chọn ti giả cho bé, bố mẹ nên cân nhắc các tiêu chí sau:

  • Chọn ti giả có thương hiệu. Không sử dụng các loại ti giả do tự gia đình sản xuất hoặc không nhãn mác rõ ràng.
  • Chất liệu ti giả hiện tại có hai loại là silicone và cao su. Silicone không mùi và có độ bền cao. Cao su sẽ mềm và mang lại cảm giác giống ti thật hơn nhưng lại có mùi.
  • Không mua các sản phẩm có chứa Bisphenol A (BPA).
  • Ti giả có kích thước vừa khít với miệng bé. Tùy theo độ tuổi sẽ có kích thước phù hợp.
  • Chọn ti giả có đế rộng để bé tiện sử dụng và mẹ dễ dàng vệ sinh. 
Cách chọn núm vú giả cho bé
Cách chọn núm vú giả cho bé

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho ba mẹ các thông tin cơ bản về việc sử dụng núm giả cho bé. Bố mẹ nhớ luôn giữ vệ sinh ti giả cho con sau mỗi lần sử dụng để bảo vệ sức khỏe cho bé yêu nhà mình. Đặc biệt, khi sử dụng núm ti giả hoặc bú bình sữa trong khoảng thời gian dài sẽ rất dễ bị đầy hơi và sặc. Do đó, khi lựa chọn bình sữa cho bé, mẹ nên ưu tiên các loại bình có núm ti chống sặc và đầy hơi nhé!

Ông già Noel với bộ râu trắng kết hợp cùng trang phục màu đỏ viền trắng là hình ảnh quen thuộc của tất cả mọi người. Đồng thời, vào đêm Giáng Sinh ông sẽ trao quà cho những đứa trẻ ngoan ngoãn, biết vâng lời cha mẹ. Đây là những thông tin cơ bản về ông già Tuyết mà ai cũng biết. Sau đây, Góc của mẹ xin bật mí TOP 4 điều thú vị ông già Giáng Sinh mà không phải ai cũng biết. 

1. Ông già Noel tên gì?

Truyền thuyết về Santa Claus nổi tiếng và được truyền tai nhiều nhất được xuất thân bởi vị Thánh Nicholas. Hình tượng và tính cách của ông già tuyết đều được lấy cảm hứng từ vị giám mục Nicolas này. Câu chuyện về Santa Claus đã được thay đổi thành các phiên bản khác nhau suốt nhiều thế kỷ qua. Nhưng vị Thánh Nicholas vẫn luôn giữ ý nghĩa quan trọng trong mọi đêm lễ Giáng Sinh. 

Ở Việt Nam, ông già Giáng Sinh được biết đến với rất nhiều tên gọi như ông già giáng sinh hay ông già tuyết. Santa Claus chính là tên gọi bằng tiếng anh mà người Việt Nam vẫn thường biết. Nhưng trên thực tế, ông già giáng sinh có rất nhiều tên gọi khác nhau. Tên của ông còn phải dựa vào nền văn hóa riêng của từng đất nước. Một số cách gọi ông già tuyết ở một vài quốc gia như sau:

  • Anh: Father Christmas
  • Pháp: Père Noel
  • Nga: Ded Moroz
  • Hà Lan: Sinterklaas
  • Châu Mỹ Latinh: Niño Jesús
Tên của ông còn phải dựa vào nền văn hóa riêng của từng đất nước
Tên của ông còn phải dựa vào nền văn hóa riêng của từng đất nước

2. Ông già Noel đến từ đâu?

Câu chuyện về ông già Giáng sinh luôn được bố mẹ dùng để giáo dục con cái. Vào đêm 24 tháng 12, các bé nào ngoan ngoãn, luôn vâng lời cha mẹ sẽ được ông già Tuyết trao quà. Ông thường trao quà dưới cây giáng sinh khi đi qua đường ống khói. Đối với các nhà không có ống khói, các bé sẽ treo các chiếc tất đỏ ngay cửa sổ, ông đến và đặt quà vào trong đó. 

Nhưng bên cạnh đó, không ít các em nhỏ thắc mắc “Ông già Noel đến từ đâu, sống ở đâu?”. Điều này dễ làm các bậc phụ huynh bị bối rối. 

Theo truyền thuyết truyền tai thì ông già Tuyết được cho là sinh sống tại Bắc Cực. Tại đây, ông sống cùng vợ và các chú lùn. Quanh năm ông dành thời gian đọc thư của từng bạn nhỏ và chuẩn bị từng món quà để phát vào dịp GIáng sinh. 

Xuất xứ của vị thánh Nicolas được xem là xuất xứ của ông già Tuyết. Thánh Nicolas xuất thân từ gia đình quý tộc ở Bắc Âu. Vì vậy, ông già Tuyết được cho là đến từ một đất nước ở Bắc Âu. Đất nước được đa số mọi người biết đến là quê hương của ông già Tuyết là Phần Lan. Cụ thể, năm 1985, thành phố Rovaniemi thuộc vùng Lapland tại Phần Lan được tuyên bố là quê hương của Santa Claus . Biểu tượng Santa Claus cũng được xem là biểu tượng văn hóa du lịch của đất nước Phần Lan. 

Thậm chí tại Rovaniemi có một ngôi làng tên Làng Santa Claus được mở từ năm 1985. Ngôi làng này chính là địa điểm thăm quan nhộn nhịp và sôi động nhất vào các dịp lễ Giáng Sinh. Làng Santa Claus gồm nhiều hoạt động và điểm du lịch thăm quan như văn phòng của ông già Giáng sinh, vòng Bắc Cực, lò bánh Giáng sinh, nơi ở của chú lùn… 

Theo truyền thuyết truyền tai thì ông già Tuyết được cho là sinh sống tại Bắc Cực
Theo truyền thuyết truyền tai thì ông già Tuyết được cho là sinh sống tại Bắc Cực

3. Santa Claus có thật ở ngoài đời không?

Ông già Tuyết thường đến vào đêm Giáng Sinh và âm thầm trao quà cho từng bé rồi biến mất. Vậy “ Ông già noel có thật ở ngoài đời không?” hay chỉ là một nhân vật huyền thoại được tưởng tượng ra. 

Thực ra, ông già Giáng Sinh là nhân vật có thật. Thánh Nicolas chính là nguồn cảm hứng của Santa Claus. Thánh Nicolas vốn là người đầy tình yêu thương và luôn giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Ông rất quan tâm đến trẻ em đặc biệt là trẻ em nghèo. 

Vào các dịp lễ Giáng sinh, ông thường tặng quà bánh, đồ chơi cho trẻ nhỏ trong vùng. Tông màu đỏ và trắng đặc trưng của ông già Tuyết được bắt nguồn từ bộ lễ phục giám mục của Thánh Nicolas. Từ đó, vị giám mục Nicolas đã trở thành ông già Giáng Sinh đầu tiên trên thế giới. 

Người Hà Lan khi đọc tên vị thánh Nicholas từ St. Nicholas thành Sint Nicolaas. Dần dần sau đó, mọi người thường đọc thành Sinterklaas. Đến cuối cùng, trong tiếng anh được mọi người đọc thành Santa hiện tại. 

Vào các dịp lễ Giáng sinh, ông thường tặng quà bánh, đồ chơi cho trẻ nhỏ trong vùng
Vào các dịp lễ Giáng sinh, ông thường tặng quà bánh, đồ chơi cho trẻ nhỏ trong vùng

4. Ông già Noel bao nhiêu tuổi?

Tuy ông già Giáng Sinh là nhân vật có thật, nhưng ông đã qua đời. Theo tờ báo Telegraph, Thánh Nicholas đã qua đời vào năm 343 sau Công Nguyên. Nhưng hình tượng ông già Tuyết vẫn được tiếp nối qua nhiều thế kỷ cho đến hiện tại. Từ khi vị Thánh Nicholas qua đời, hình ảnh ông già Tuyết được mọi người đóng giả dần xuất hiện trên khắp thế giới với nhiều độ tuổi khác nhau.

Biểu tượng ông già Giáng Sinh luôn không ngừng được lan truyền rộng rãi và sống mãi trong ký ức thời thiếu nhi của tất cả mọi người. Với mục đích mang đến một mùa lễ Giáng Sinh luôn được sưởi ấm bởi tình yêu thương. Đồng thời giúp các em nhỏ luôn ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ và trở thành một đứa trẻ tốt bụng. Bởi các bé ngoan sẽ luôn nhận được quà vào đêm Giáng Sinh. Vì vậy, câu hỏi “Ông già Noel bao nhiêu tuổi?” là không thể xác thực chính xác được. 

Theo tờ báo Telegraph, Thánh Nicholas đã qua đời vào năm 343 sau Công Nguyên
Theo tờ báo Telegraph, Thánh Nicholas đã qua đời vào năm 343 sau Công Nguyên

Với TOP 4 sự thật trên về ông già Noel, hy vọng bố mẹ có thể giúp bé hiểu rõ hơn về hình ảnh cũng như ý nghĩa của ông già Tuyết. Chúc gia đình bạn có một mùa Giáng Sinh an lành! 

Có thể bạn đã quen thuộc với giáng sinh nhưng lại không biết chính xác giáng sinh là ngày nào? Và những ý nghĩa, nguồn gốc xoay quanh dịp lễ truyền thống này.

Giáng sinh được biết tới là dịp khá đặc sắc mà ngày nay không chỉ dành riêng cho các nước phương tây. Mà nó đã trở thành một ngày đặc biệt cho mọi người trên toàn thế giới. Giáng sinh là một trong những dịp lễ lớn nhất trong năm của các nước theo công giáo. Khi họ trang hoàng ngôi nhà và đường phố bằng những cây thông lung linh. Những ánh điện lấp lánh dưới nền tuyết trắng đặc trưng của một mùa lễ hội cuối năm.

1. Cách lễ Giáng Sinh diễn ra

Giáng Sinh là ngày lễ diễn ra ở nhiều quốc gia nhưng không phải là tất cả
Giáng Sinh là ngày lễ diễn ra ở nhiều quốc gia nhưng không phải là tất cả

Giáng Sinh là ngày lễ diễn ra ở nhiều quốc gia nhưng không phải là tất cả. Người ta trang hoàng cho ngôi nhà của mình bằng cây thông Noel, các đồ trang trí, cây tầm gửi,… trong những tuần lễ Giáng Sinh diễn ra. 

Giáng Sinh ngày bao nhiêu ở các quốc gia khác? Một số nơi trên thế giới tổ chức tiệc Giáng Sinh trước ngày 25 tháng 12. Hoạt động lễ hội bao gồm tặng quà, hát các bài hát Giáng Sinh và đi dự các bữa tiệc. 

Đó là thời điểm đặc biệt, khi những đứa trẻ được nhận những món quà từ gia đình, bạn bè và ông già Noel. Thiệp Giáng Sinh cũng được tặng hay gửi đến trước ngày Giáng Sinh. Đối với một số người, đây là một dịp đặc biệt để gia đình quây quần, sum họp bên nhau. Trong khi những người khác tổ chức những bữa tiệc may mắn cùng bạn bè và đồng nghiệp. Nhà thờ là nơi xảy ra những sự kiện đặc biệt, bao gồm cả việc trang trí tiểu cảnh máng ăn và khung cảnh Chúa Giáng Sinh thu nhỏ.

1.1. Giáng Sinh là một ngày lễ trọng đại

Giáng Sinh là một dịp lễ lớn tại nhiều quốc gia trên thế giới như Úc, Canada, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.
Giáng Sinh là một dịp lễ lớn tại nhiều quốc gia trên thế giới như Úc, Canada, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ

Giáng Sinh là một dịp lễ lớn tại nhiều quốc gia trên thế giới như Úc, Canada, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Quan trọng như tết nguyên đán ở các nước phương Đông. Vào thời gian lễ hội diễn ra, các văn phòng chính phủ, cơ sở giáo dục, nhiều doanh nghiệp và bưu điện đóng cửa. Ở Việt Nam, Giáng Sinh là một lễ lớn của những người theo công giáo. Nếu đang trải nghiệm một Giáng Sinh ở Việt Nam. Bạn sẽ không thể thấy tuyết hay những phong tục mang tính chính thống. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể hòa mình vào không khí nhộn nhịp, đầy màu sắc của ngày lễ này trên khắp các con phố và nhà thờ.

Mẹo chọn quà sinh nhật ý nghĩa nhất cho bé gái 1 tuổi

Danh sách 40 phim giáng sinh hay nhất mọi thời đại

Sinh nhật 1 tuổi tặng gì cho bé yêu thì phù hợp?

2. Giáng Sinh là ngày nào? Bạn biết gì về lễ Giáng Sinh 

vLễ Giáng Sinh kỷ niệm ngày sinh của Chúa Giêsu, người mà các tín đồ Cơ Đốc tin là con của Đức Chúa Trời
Lễ Giáng Sinh kỷ niệm ngày sinh của Chúa Giêsu, người mà các tín đồ Cơ Đốc tin là con của Đức Chúa Trời

Lễ Giáng Sinh kỷ niệm ngày sinh của Chúa Giêsu, người mà các tín đồ Cơ Đốc tin là con của Đức Chúa Trời. Ngày sinh của ông không được biết rõ vì có rất ít thông tin về ông. Vì vậy, chính xác Giáng Sinh là ngày nào vẫn là một câu hỏi lớn. Có sự bất đồng giữa những học giả về ngày Chúa Giêsu sinh ra. Những tín đồ Cơ Đốc kỷ niệm này sinh của Chúa vào ngày 25 tháng 12. Nhưng những người theo đạo Cơ Đốc chính thống tổ chức lễ giáng sinh vào ngày 7 tháng GIêng hoặc trước đó.

Từ “Christmas” bắt nguồn từ tiếng Anh cổ “Cristes maesse”. Có khả năng ngày 25 tháng 12 được chọn để bù đắp cho ngày lễ Saturnalia và Natalis Invicti của ngoại giáo Pagan. Cũng có thể là lễ kỷ niệm sự ra đời của “ánh sáng chân thật của thế giới” vào thời điểm đầu Đông chí. Khi mà ngày ở Bắc bán cầu bắt đầu dài hơn. Phong tục lễ GIáng Sinh bắt nguồn từ nhiều văn hóa khác nhau, bao gồm Teutonic, Celtic, La Mã, Tây Á và đạo Cơ Đốc.

3. Giáng sinh là ngày nào trong năm 2020?

Giáng sinh ngày nào năm nay? Vào thời hiện đại, Giáng sinh sẽ diễn ra vào những ngày cuối tháng Mười Hai
Giáng sinh ngày nào năm nay? Vào thời hiện đại, Giáng sinh sẽ diễn ra vào những ngày cuối tháng Mười Hai

Giáng sinh ngày nào năm nay? Vào thời hiện đại, Giáng sinh sẽ diễn ra vào những ngày cuối tháng Mười Hai. Giáng sinh sẽ bắt đầu từ đêm 24 – ngày 25 tháng 12 hằng năm. Mặc dù ngày không thay đổi nhưng vào mỗi năm Giáng Sinh sẽ rơi vào các ngày trong tuần khác nhau. 

Năm nay, Giáng sinh sẽ diễn ra vào thứ 6, ngày 25 tháng 12 năm 2020. Như thế, 12 ngày giáng sinh sẽ bắt đầu vào thứ Sáu ngày 25 tháng 12 và kết thúc vào thứ Ba ngày 5 tháng 1 năm 2020.

Vậy là chúng ta đã biết giáng sinh ngày mấy trong năm 2020. Giờ cùng tìm hiểu đôi chút về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ tuyệt vời này nhé!

3.1. Những biểu tượng Giáng Sinh

Những câu chuyện và tuyền thống thú vị xoay Giáng Sinh khiến ngày lễ này trở nên đặc biệt
Những câu chuyện và tuyền thống thú vị xoay Giáng Sinh khiến ngày lễ này trở nên đặc biệt

Những câu chuyện và tuyền thống thú vị xoay Giáng Sinh khiến ngày lễ này trở nên đặc biệt. Cây tầm gửi là một vật trang trí thường xuyên được sử dụng trong lễ Giáng Sinh. Theo truyền thống, những người gặp nhau dưới những nhánh cây tầm gửi phải trao cho nhau một nụ hôn.

Những biểu tượng liên quan đến Giáng Sinh khác là cây nhựa ruồi, cây thường xuân. Cả hai đều là gắn liền với những lễ hội ngoại đạo Panga. Vì trong những lễ hội này, cây xanh là biểu tượng thường xuyên được sử dụng.

Hình ảnh ông già Noel, người tuyết, tuần lộc và kẹo gậy được nhìn thấy trong những tấm thiệp, áp phích hay những sản phẩm in ấn khác liên quan đến GIáng Sinh. Bạn cũng sẽ thấy hình ảnh chúa Giêsu hài đồng, ngôi sao Giáng Sinh và các biểu tượng và dấu hiệu khác mang ý nghĩa tôn giáo của Giáng Sinh trong suốt những ngày lễ Giáng Sinh được diễn ra.

Phần kết

Qua những thông tin thú vị trên, chắc hẳn bạn đã biết Giáng Sinh là ngày nào. Lễ Giáng Sinh ngày nay không còn là ngày hội của riêng các nước theo đạo Cơ Đốc mà nó đang trở thành ngày hội chung của tất cả mọi người trên toàn thế giới. Giáng Sinh đã có ở Việt Nam khá lâu nhưng gần đây mới trở thành ngày hội thực sự của tất cả mọi người. Bạn có thể dễ dàng hòa mình vào bầu không khí Giáng Sinh trên khắp các nẻo đường. Hay trải qua một mùa lễ hội ấm áp bên những bữa tiệc cùng gia đình hay người thân.

Nguồn: https://www.timeanddate.com/holidays/common/christmas-day

Giỏ hàng 0