Trong hành trình khôn lớn của con, thời gian tập nói chính là lúc thú vị và nhiều cảm xúc nhất. Và 3 năm đầu đời là giai đoạn vàng để con phát triển khả năng ngôn ngữ một cách toàn diện. Chính vì thế, cha mẹ đừng quên học cách dạy bé tập nói. Từ đó cùng con khám phá những điều thú vị xung quanh và chuẩn bị tốt nhất cho cuộc sống sau này.
1. Hành trình tập nói của trẻ như thế nào?
Trước khi tìm hiểu về cách dạy bé tập nói, cha mẹ cần phải nắm rõ về các giai đoạn trong hành trình tập nói của con. Điều này sẽ giúp cha mẹ dạy đúng vào từng giai đoạn. Từ đó khai thác tốt nhất khả năng của con mình.
Bé 3 tháng tuổi: Lúc này con mới chỉ lắng nghe giọng nói và quan sát được trạng thái trên khuôn mặt của người lớn. Con chú ý nghe âm thanh xung quanh và có hứng thú với điều đó.
Bé 6 tháng tuổi: Con đã có thể bập bẹ nói được những từ đơn giản. Nhận ra được đâu là tiếng mẹ đẻ và thể hiện trạng thái vui buồn trên mặt.
Bé 9 tháng tuổi: Có thể nói được vài từ đơn giản và điều chỉnh được âm điệu giọng nói.
Bé từ 12 đến 18 tháng: Nói được nhiều từ hơn và trả lời được các câu hỏi cũng như hiểu được đoạn ngắn.
Bé từ 18 tháng: Nhớ và nói được tên người, đồ vật cũng như bộ phận trên cơ thể.
Trẻ 2 tuổi trở lên: Nói được câu dài từ 2 đến 4 từ. Các từ chỉ sự vậy và từ mang nghĩa trừu tượng.
Trẻ 3 tuổi đã sử dụng từ nhanh chóng, hiểu được các từ trừu tượng, các cảm giác và khái niệm không gian.
2. 8 cách dạy bé tập nói
Ngay bây giờ sẽ là 8 cách dạy bé tập nói mà cha mẹ có thể áo dụng trong quá trình tập nói cùng con.
2.1. Trò chuyện thường xuyên với bé
Điều đầu tiên cần phải làm trong list danh sách cách dạy bé tập nói đó chính là trò chuyện với trẻ thường xuyên. Và sử dụng toàn bộ cơ thể để trò chuyện với con.
Bố mẹ nên bắt đầu ngay từ khi con mới chào đời. Đừng nghĩ rằng con không hiểu gì cả. Bé sẽ cảm nhận thông qua ánh mắt, cử chỉ của bạn.
2.2. Cách dạy bé tập nói nhanh nhất là đặt câu hỏi
Khi bắt đầu bước sang tuần thứ 6, con sẽ có sự quan sát và chú ý với những điều xung quanh nhiều hơn. Lúc này, cha mẹ hãy đặt các câu hỏi cho con. Ví dụ như “Con có đói không?” “Con đang nhìn gì đó?”…
Đồng thời chỉ cho con quan sát đồ vậy xung quanh như: “Bố về rồi kìa”, “Bông hoa màu đỏ”, “Ô tô này”…
2.3. Bắt chước âm thanh của bé
Cách dạy bé tập nói cũng khá hiệu quả đó là cha mẹ bắt chước những âm thanh do con tạo ra. Chúng sẽ bắt đầu tạo ra những âm thanh như oohs, ahhs, baba, dada… Đây không phải chỉ là những tiếng kêu đơn thuần mà nó cũng một phần nào đó thể hiện tâm trạng của con.
Việc bắt chước như vậy sẽ khuyến khích con giao tiếp nhiều hơn với cha mẹ. Đồng thời cũng giúp con tập nói dễ dàng hơn.
2.4. Thể hiện cảm xúc bản thân qua giọng nói
Như đã nói ở trên, đến tháng thứ 6 trẻ sẽ có thể nhận ra được tâm trạng, thái độ của người lớn thông qua giọng nói. Và chúng cũng sẽ bắt chước lại điều đó như một cách thông báo cho bạn biết. Khi cha mẹ nhận ra điều này thì con cũng sẽ vui hơn và con cũng sẽ thích lặp đi lặp lại điều này nhiều hơn.
2.5. Cách dạy bé tập nói thông qua bài hát, giai điệu
Cách dạy bé tập nói nhanh nhất chính là thông qua các bài hát, bài thơ ngắn, đơn giản. Khi bài hát và giai điệu được lặp đi lặp lại con sẽ thích thú và làm theo. Cha mẹ đừng nghĩ rằng mình hát không hay thì không hát. Con không quan tâm đâu, chúng chỉ chú ý đến âm thanh mà bạn phát ra thôi.
2.6. Đọc sách cho con hằng ngày
Những cuốn sách, truyện tranh nhiều màu sắc, họa tiết, hình thù thú vị nên có trong tủ nhà bạn để giúp con tập nói. Ban đầu bạn không cần chú ý đến nội dung của câu chuyện. Chỉ cần là hình ảnh rồi chỉ cho con mọi điều vậy là chúng đã rất thích rồi. Hãy đưa ra những sự lựa chọn để khuyến khích con dùng ngôn ngữ nhiều hơn.
2.7. Cách dạy bé tập nói nhờ cứ chỉ đơn giản
Đừng bỏ qua việc dạy con các hành động đơn giản. Ví dụ như: vẫy tay bye bye, khoanh tay ạ, lắc đầu hoặc gật đầu, có hoặc không…
2.8. Cho con thời gian chơi cùng bố mẹ
Nếu muốn con biết nói nhanh thì đừng bao giờ để con chơi một mình. Hãy chơi cùng với con và trong quá trình đó thường xuyên giao tiếp với trẻ. Và trong thời gian đó, đừng sốt ruột bắt trẻ phải trả lời nhanh, nói nhanh theo ý của mình. Như vậy con sẽ sợ khi phải chơi cùng bạn. Hãy kiên nhẫn và chờ bé trả lời hết ý của mình. Việc này cũng giúp con tránh xa điện thoại, thiết bị thông minh.
Với 8 cách dạy bé tập nói như trên hy vọng đã có thể giúp cha mẹ nhiều hơn trong việc cùng con phát triển ngôn ngữ. Đây không chỉ là việc dạy con nói mà còn là cách để rèn tính nết, hình thành một con người ngoan ngoãn lễ phép.
Hiện nay có rất nhiều bố mẹ cho con học trường quốc tế hoặc mong muốn cho con đi du học nước ngoài. Bên cạnh đó, có những bố mẹ kết hôn với người ngoại quốc và sự phổ biến của tiếng Anh trên toàn thế giới… Vì vậy nên nhu cầu đặt tên nước ngoài của bé đang trở nên được quan tâm hơn bao giờ hết. Vậy bố mẹ đã nghĩ ra tên nước ngoài haycho bé chưa?
Tìm tên bé dễ dàng bằng công cụ đặt tên con ngay dưới đây:
Mamamy sẽ sớm cập nhật tên nè sớm, mẹ tham khảo các tên liên quan dưới đây nha!
Tên
Giới tính
Ý nghĩa
Năm
Yêu thích
Slug
Bảo An
Nam, Nữ
Bảo có nghĩa là bảo vật, báu vật, là điều vô cùng quý giá. An có nghĩa là an lành, yên bình. Bảo An có thể hiểu con như bảo vật quý giá, mang đến bình an, may mắn cho cả gia đình
Một cái tên ấm áp phải không bố mẹ. Chữ "Bình" là sự êm ấm, thư thái, còn "An" có nghĩa là an lành, yên bình. “Bình An” có thể hiểu là cha mẹ mong con có cuộc sống bình an, êm đềm, sẽ không gặp bất cứ sóng gió hay trắc trở nào đó.
Cái tên rất hay đúng không nhà mình. Đăng có nghĩa là ngọn đèn, An là yên định. Đăng An có nghĩa là ngọn đèn bình yên, mong con có cuộc sống yên bình, là người có năng lực mạnh mẽ, định hướng cho người khác đó
Cái tên nghe thật mạnh mẽ nhà mình nhỉ? Chữ "Duy" mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, là từ chỉ sự thông minh, hiểu biết hoặc ước mong về một cuộc sống viên mãn, đầy đủ. Còn "An" lại có nghĩa là an lành, bình yên, mong cho con có một cuộc sống vô lo, vô nghĩ. Đặt tên con là Duy An để mong con có cuộc sống an bình, viên mãn.
"Gia" chỉ những điều tốt đẹp, phúc lành, đồng thời còn có nghĩa là gia đình, là mái nhà nơi mọi người sum vầy, quây quần bên nhau. Đặc biệt còn có nghĩa là sự đẹp đẽ, ưu tú, mang phẩm chất cao quý. "An" là bình an, may mắn, thư thái, an toàn. Gia An là "sự bình an của gia đình". Em bé Gia An sẽ là một sự may mắn, mai lại những điều tốt lành cho gia đình của mình và kể cả gia đình nhỏ sau này của chính con.
1. Tên nước ngoài cho bé mang ý nghĩa cao quý và thông thái
1.1. Tên nước ngoài cho bé gái
Mời mẹ tham khảo các tên con gái tiếng Anh dưới đấy để chọn cho bé yêu nhà mình một cái tên nước ngoài phù hợp nhé!
Adelaide: Con sẽ là một người phụ nữ xuất thân cao quý.
Alice : Con là người phụ nữ cao quý.
Bertha: Con sẽ là một cô gái thông thái và nổi tiếng.
Clara: Con là một cô gái trong trắng, tinh khiết, sáng dạ.
Freya: Mang ý nghĩa là tiểu thư.
Gloria: Mang ý nghĩa chỉ sự vinh quang.
Martha: Ý nghĩa là một quý cô, một tiểu thư.
Phoebe: Con là một cô gái trong sáng, thuần khiết.
Regina: Con là nữ hoàng.
Sarah: Mang nghĩa là công chúa và tiểu thư.
Sophie: Ý nghĩa của sự thông thái.
1.2. Tên nước ngoài cho bé trai
Albert: Con sẽ là một chàng trai cao quý và sáng dạ.
Donald: Ý nghĩa người trị vì của thế giới.
Eric: Mang ý nghĩa là vị vua của muôn đời.
Frederick: Mang ý nghĩa là người trị vì của nền hòa bình.
Harry: Nghĩa là người cai trị đất nước.
Henry: Mang ý nghĩa là người cai trị của đất nước.
Maximus: Nghĩa là tuyệt vời nhất và vĩ đại nhất.
Raymond: Con sẽ là người bảo vệ tốt và luôn đưa ra được những lời khuyên đúng đắn.
Robert: Con sẽ là người nổi danh và sáng dạ.
Titus: Chỉ sự danh giá.
Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!
2. Tên nước ngoài cho bé thể hiện ý nghĩa mạnh mẽ, dũng cảm
2.1 Tên nước ngoài dành cho bé gái
Alexandra: Con là một người trấn giữ, một người bảo vệ.
Andrea: Con là một cô gái mạnh mẽ và kiên cường.
Bridget: Con sẽ có sức mạnh và là người nắm quyền lực.
Edith: Tên nước ngoài mang ý nghĩa của sự thịnh vượng trong cuộc chiến tranh.
Hilda: Mang ý nghĩa là chiến trường.
Louisa: Con sẽ là một chiến binh nổi tiếng.
Matilda: Con sẽ có được sự kiên cường, mạnh mẽ trên chiến trường
Valerie: Con sẽ là một cô gái có sự mạnh mẽ và khỏe mạnh.
2.2. Tên tiếng anh hay cho bé trai
Mời mẹ tham khảo các tên con trai tiếng Anh sau để chọn cho bé nhà mình một cái tên ưng ý nhé:
Andrew: Con sẽ là một chàng trai hùng dũng và mạnh mẽ.
Arnold: Mang ý nghĩa là người trị vì chim đại bàng.
Brian: Mang ý nghĩa đại diện cho sức mạnh và quyền lực.
Charles: Ý nghĩa là quân đội và chiến binh.
Drake: Có nghĩa là rồng.
Harold: Nghĩa là quân đội, người cai trị, một tướng quân.
Harvey: Con sẽ là một chiến binh xuất chúng.
Leon: Con chính là một chú sư tử.
Leonard: Con sẽ là một chú sư tử dũng mãnh.
Louis: Con sẽ là một chiến binh trứ danh.
Richard: Mang ý nghĩa chỉ sự dũng mãnh.
Ryder: Mang ý nghĩa là chiến binh cưỡi ngựa và là người truyền tin.
Vincent: Mang ý nghĩa là sự chinh phục.
Walter: Mang ý nghĩa là người chỉ huy trong quân đội.
3. Tên nước ngoài của bé mang ý nghĩa may mắn, cao sang và nổi tiếng
3.1. Những cái tên nước ngoài hay cho con gái
Adela / Adele: Mang ý nghĩa là sự cao quý.
Adelaide / Adelia: Có nghĩa là người phụ nữ xuất thân cao quý.
Almira: Con chính là một công chúa.
Alva: Con là một cô gái cao thượng và cao quý.
Ariadne / Arianne: Con là một cô gái thánh thiện và cao quý.
Angela: Tên nước ngoài mang ý nghĩa con la thiên thần
Annabella: Con thật xinh đẹp
Anthea: Con tựa như đóa hoa vậy
Aretha: Tên nước ngoài mang ý nghĩa cao quý, xuất chúng
Arianne: Con gái mang vẻ đẹp của sự cao quý, thánh thiện
Artemis: Nữ thần mặt trăng
Audrey: Sức mạnh của sự cao quý
Calantha: Con như đóa hoa nở rộ
Cleopatra: Con là vinh quang của bố.
Charmaine: Vẻ đẹp của sự quyến rũ
Donna: Con là một cô tiểu thư.
Doris: Con rất xinh đẹp
Drusilla: Mắt long lanh như sương
Elfleda: Con sẽ trở thành một mỹ nhân vô cùng cao quý.
Elysia : Một tên nước ngoài ý nghĩa là con sẽ được ban chúc phước.
Florence: Sự nghiệp con sẽ được nở rộ và thịnh vượng.
Genevieve: Con là cô tiểu thư và phu nhân của mọi người.
Mẹ tham khảo các tên sau để đặt biệt danh cho bé trai nhà mình nhé:
Anselm: Con sẽ được Chúa bảo vệ.
Azaria : Con sẽ được Chúa giúp đỡ.
Alva: Con có vị thế, có tầm quan trọng
Amory: Tên nước ngoài mang ý nghĩa người cai trị
Athelstan: Con là người mạnh mẽ, cao thượng
Augustus: Vỹ đại và lộng lẫy
Basil: Nghĩa là hoàng gia.
Clitus: Sau này con sẽ có được vinh quang.
Cuthbert: Sau này con sẽ nổi tiếng.
Carwyn: Có nghĩa là được yêu và được ban phước.
Dai: Có ý nghĩa là tỏa sáng.
Dominic: Nghĩa là chúa tể.
Darius: Chỉ sự giàu có và là người bảo vệ.
Edsel: Đây là một cái tên nước ngoài ý nghĩa, biểu tượng cho sự cao quý.
Elmer: Mang ý nghĩa là cao quý và nổi tiếng.
Ethelbert: Mang ý nghĩa là cao quý và tỏa sáng.
Eugene: Nghĩa là xuất thân cao quý.
Emery: Mang ý nghĩa người thống trị giàu sang
Galvin: Mang ý nghĩa là tỏa sáng và trong sáng.
Gwyn: Con sẽ được ban phước lành.
Garrick: Tên nước ngoài mang ý nghĩa người cai trị
Jethro: Mang ý nghĩa là xuất chúng.
Mortimer: Chiến binh của biển cả
Magnus: Mang ý nghĩa là sự vĩ đại.
Maximilian: Con sẽ là người vĩ đại nhất và xuất chúng nhất.
Nolan: Mang ý nghĩa là dòng dõi cao quý và nổi tiếng.
Osborne: Con sẽ nổi tiếng như một vị thần linh.
Otis: Con sẽ giàu sang.
Ralph: thông thái và mạnh mẽ
Patrick: Con là một người quý tộc.
Waldo: Sức mạnh trị vì
Bài viết trên là những gợi ý cách đặt tên cho con theo tiếng nước ngoài mà Mamamy gửi đến bố mẹ. Nếu bố mẹ biết thêm những tên nước ngoàicho bé hay và ý nghĩa khác thì đừng quên để lại nó dưới phần bình luận nhé! Chúc bố mẹ có thể lựa chọn được tên gọi phù hợp với công chúa dễ thương và hoàng tử nhỏ nhà mình nhé!
Ba mẹ hãy cùng Mamamy chuẩn bị thật nhiều điều thú vị bất ngờ để dành tặng một Giáng sinh cho bé ngập tràn niềm vui và tiếng cười nhé!
Giáng sinh được tổ chức vào ngày 25 tháng 12 hàng năm tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là buổi lễ dành cho những người theo đạo Thiên Chúa. Tuy nhiên, dần dần được phổ biến rộng rãi và trở thành ngày lễ của tất cả mọi người. Trẻ em đặc biệt mong chờ tới mùa Giáng sinh bởi đây là lúc các bé được vui chơi thỏa thích. Cũng như mong chờ nhận được những món quà bất ngờ từ ba mẹ. Bài viết này Mamamy chia sẻ một số cách đơn giản mà ba mẹ có thể cùng nhau chuẩn bị để đem lại một Giáng sinh cho bé nhiều niềm vui và vô cùng ý nghĩa.
1. Tổ chức Giáng sinh cho bé tại nhà – Ba mẹ cần chuẩn bị gì?
Ngày nay, không khó để ba mẹ tìm thấy các lễ hội mừng Giáng sinh hoành tráng. Tuy nhiên, tự tổ chức tiệc Giáng sinh chắc chắn sẽ là trải nghiệm thú vị cho cả bé lẫn ba mẹ. Tổ chức Giáng sinh cho bé tại nhà có thể chuẩn bị theo sở thích cũng như mong muốn riêng. Vì thế sẽ khiến cho bé cảm thấy đặc biệt thích thú và phấn khích. Ba mẹ chỉ cần dành ra một chút thời gian là có thể dành tặng cho con một Giáng sinh đặc biệt theo cách riêng của mình.
1.1. Cây thông Noel
Để Giáng sinh cho bé hoàn hảo nhất, chắc chắn không thể thiếu một cây thông trong nhà. Cây thông sẽ khiến bé cảm nhận rõ ràng nhất không khí của mùa lễ hội đang đến gần.
Cây thông Noel được bày bán rất nhiều tại các cửa hàng đồ trang trí. Kích thước cũng đa dạng từ to đến nhỏ. Ba mẹ có thể tìm mua và lựa chọn phù hợp nhất với căn nhà cũng như với sở thích của bé. Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể trang trí thêm với dây đèn nhấp nhánh, quả thông,… để tăng thêm sự lung linh và làm bé thích thú.
1.2. Màu sắc trang trí
Xanh và đỏ là hai màu chủ đạo của Giáng sinh. Vì thế ba mẹ lưu ý set up các vật dụng trong nhà và mặc trang phục có sắc xanh và đỏ để không khí Giáng sinh ngập tràn.
Nếu không có sẵn vật dụng có hai màu này, ba mẹ có thể sử dụng những tấm vải có màu sắc tương tự phủ lên trên để trang trí. Ngoài ra mẹ có thể lên các ý tưởng trang trí Noel khác, miễn là bé yêu thích. Giáng sinh cho con tuy đơn giản nhưng vẫn gần gũi và ấm áp.
1.3. Ông già Noel
Ông già Noel luôn là nhân vật mà các bé ao ước được gặp trong mỗi mùa Giáng sinh. Giáng sinh cho bé sẽ hoàn hảo hơn nếu có ông già Noel xuất hiện tạo bất ngờ.
Cách đơn giản nhất để “hô biến” ngay lập tức một ông già Noel chính là hóa trang. Khi ba xuất hiện với bộ quần áo đỏ, mũ len đỏ với chùm râu bạc trắng và túi quà trên tay thì chắc chắn bé sẽ cực kỳ vui vẻ và có thể nhảy lên vì thích thú đấy!
1.4. Đồ ăn
Giáng sinh cũng sẽ có các món ăn đặc trưng riêng góp phần tạo nên không khí. Trong đó không thể không nhắc tới là bánh khúc cây, kẹo que bạc hà… Cũng có thể kết hợp thêm các loại hoa quả, snack hoặc bánh cookie.
Nếu khéo tay, mẹ hoàn toàn có thể tự mình làm bánh và chuẩn bị một bàn tiệc đầy đủ. Tuy nhiên, mua tại các cửa hàng đồ ngọt trong dịp Giáng sinh cũng sẽ giúp mẹ tiết kiệm thời gian và công sức hơn. Ngoài ra, mẹ cũng nên làm thêm các món mặn để thưởng thức cùng cả nhà. Các món sẽ dựa theo sở thích của bé. Như vậy bé sẽ vừa được đón Giáng sinh vừa được thỏa thích ăn các món khoái khẩu của mình.
1.5. Âm nhạc
Âm nhạc cũng góp phần đem đến một không khí tuyệt vời trong bữa tiệc Giáng sinh cho bé. Nghe những bài hát Giáng sinh, cùng lắc lư theo giai điệu vui tươi là cách tốt nhất để tạo ra sự liên kết giữa ba mẹ với bé. Nhờ đó mà cả gia đình sẽ đón một lễ hội ngập tràn niềm vui và tình yêu thương.
1.6. Chuẩn bị quà tặng
Điều cuối cùng nhưng rất quan trọng và không thể thiếu ở bất cứ lễ hội Giáng sinh nào đó chính là quà tặng. Đây là cơ hội để ba mẹ có thể dành tặng những món quà mà các bé mong muốn bấy lâu nay để tạo sự bất ngờ. Ví dụ như đồ chơi, sách truyện hay giày dép… Và rất nhiều lựa chọn khác tùy theo sở thích của từng bé.
Sau khi tặng quà, ba mẹ hãy dành chút thời gian cùng bé trò chuyện. Nhờ đó ba mẹ có thể hiểu hơn về cảm xúc và suy nghĩ của bé.
1.7. Ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ
Ba mẹ cũng đừng quên chụp hình hoặc quay video để lưu giữ những hình ảnh đẹp nhất trong bữa tiệc Giáng sinh cho bé nhé. Sau này cả nhà có thể cùng nhau xem lại và nhớ về một mùa Giáng sinh an lành và sum vầy bên nhau.
2. Bài học Giáng sinh cho bé – Sẻ chia và yêu thương
Giáng sinh còn là dịp để ba mẹ nhắn gửi đến các bé nhiều bài học ý nghĩa trong cuộc sống. Đây cũng là thời gian mà gia đình quây quần ở bên nhau. Vì vậy có rất nhiều hoạt động ba mẹ có thể làm cùng bé để thêm gắn bó và thân thiết.
Ba mẹ có thể rủ bé cùng chuẩn bị thiệp chúc mừng Giáng sinh. Một tấm thiệp Giáng sinh tuy đơn giản nhưng do chính tay bé làm sẽ mang nhiều ý nghĩa. Ba mẹ nên khuyến khích bé tự ghi lời chúc để gửi tặng đến người thân và bạn bè. Như vậy, bé sẽ học được cách trao yêu thương của mình đến mọi người xung quanh.
Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể gợi ý cho bé việc tặng quà cho người bé yêu quý. Ba mẹ hoàn toàn có thể giúp bé mua quà nhưng lựa chọn thì nên để bé tự quyết định. Điều này sẽ giúp bé hiểu được ý nghĩa của tặng quà và được tặng quà là như thế nào. Giáng sinh cho bé không chỉ dừng lại là bữa tiệc riêng mà còn là dịp chia sẻ yêu thương đến tất cả mọi người.
Lời kết
Giáng sinh được xem là ngày lễ dành riêng cho gia đình, là thời điểm để ba mẹ và con cái có cơ hội quân quầy bên nhau. Một Giáng sinh đơn giản nhưng ấm áp sẽ là món quà ý nghĩa nhất mà ba mẹ dành tặng riêng đến bé. Năm nay, nếu ba mẹ vẫn chưa có kế hoạch nào thì hãy tham khảo những lời khuyên trên của Mamamy để cùng tạo ra một đêm Giángsinh cho bé rộn ràng và tràn ngập ý nghĩa nhé!
Mùa lạnh, mùa lễ hội, mùa giáng sinh năm 2020 này, mẹ đã có ý tưởng gì chưa? Cùng chơi, cùng tiệc, cùng khám phá với con trong giáng sinh này bằng một vài gợi ý dưới đây nhé.
1. Quà giáng sinh nào cho con
Mỗi dịp lễ hay kỉ niệm, điều hào hứng nhất với lũ nhỏ luôn là những món quà. Cảm giác được lật mở từng tờ giấy bọc, gỡ từng chiếc nơ để khám phá bên trong. Hay là cảm giác sung sướng khi ba mẹ đồng ý món quà mà con ao ước cả năm. Quà giáng sinh không hề ngoại lệ và thậm chí còn được lũ trẻ mong mỏi nhiều hơn.
1.1. Lựa chọn quà nào cho con?
Quà giáng sinh truyền thống đôi khi chỉ là một đôi tất đỏ, một chiếc mũ đỏ hay chiếc khăn quàng đỏ. Đôi khi quà giáng sinh lại là món đồ lưu niệm tái hiện điều gì đó về giáng sinh. Tùy theo lứa tuổi của các con, mẹ có khá nhiều lựa chọn. Nếu con đã lớn, mẹ có thể tặng con một tấm thiệp giáng sinh với lời chúc ấm áp. Hoặc con còn nhỏ, mẹ có thể chọn áo quần, đồ trang trí có hình ông già Noel. Mẹ cũng có thể chọn cây thông nhỏ, chiếc hộp giáng sinh năm 2020 để kỉ niệm cho bé. Giáng sinh cũng là dịp cuối năm, nếu như con có món quà mơ ước nào đó trong cả năm học tập tiến bộ, mẹ đừng quên nhân cơ hội này để động viên và thưởng quà cho con nhé.
1.2. Tặng quà giáng sinh cho con
Dựa theo tưởng tượng của các con về giáng sinh, các bậc cha mẹ cũng có rất nhiều cách để tặng quà cho con mình. Nếu bé đã được nghe về ông già Noel, ống khói hay những chiếc tất, mẹ có thể bỏ quà bí mật vào tất của con. Hoặc nếu con yêu thích màu đỏ giáng sinh, mẹ có thể tự tay làm những tấm thiệp đỏ và gửi gắm những lời yêu thương của mình. Mẹ có thể nhân lúc con ngủ trong đêm để đặt quà vào ngăn kéo để tạo bất ngờ. Chính sự chu đáo và tỉ mỉ trong cách tặng quà là tấm lòng của cha mẹ với con cái.
2. Cùng con tổ chức mùa lễ giáng sinh này
Ngoài những món quà, trải nghiệm cùng cha mẹ tổ chức giáng sinh cực kì thú vị với các con. Đó có thể là chuyến mua sắm cuối năm, có thể là gắn hộp quà lên cây thông hay trang trí đèn nhấp nháy quanh nhà. Chính những hoạt động cùng nhau này khiến con càng háo hức với giáng sinh hơn. Với nhiều gia đình, việc tự dựng lại khung cảnh Chúa giáng sinh ở trước cửa nhà cũng rất kì công. Con sẽ hiểu hơn về ngày lễ này.
Năm nay với nhiều biến động của dịch bệnh, rất có thể giáng sinh năm 2020 là cơ hội càng quý giá hơn để gia đình được quây quần bên nhau. Con được cùng làm những món ăn giáng sinh, nghe những truyền thuyết về giáng sinh. Con cũng có thể tự làm thiệp giáng sinh cùng mọi người để đem tặng. Hoặc cả gia đình cùng xem những bộ phim giáng sinh hay nhất. Những khoảnh khắc êm đềm nhất chính là được nghỉ ngơi, giải trí cùng nhau.
Có thể nói, ngoài cơ hội được quây quần cùng nhau, giáng sinh còn là dịp để cùng chào đón với rất nhiều người. Đây là thời gian mà chúng ta cùng mặc quần áo mới, cùng đi chơi, chụp ảnh. Nếu gia đình không theo Công giáo, nhà thờ dịp giáng sinh vẫn luôn mở cửa chào đón mọi người. Cùng điểm qua một số nhà thờ nổi tiếng trên khắp cả nước vào mỗi mùa giáng sinh nhé!
3.1. Nhà thờ lớn Hà Nội
Đây là địa điểm không thể bỏ qua để chơi mỗi mùa giáng sinh. Với thiết kế cổ kính trong khu phố cổ, Nhà thờ lớn Hà Nội là một công trình kiến trúc thật sự đẹp và thân thiện với mọi du khách. Tuy nhiên với lượng du khách rất đông vào mỗi giáng sinh, mẹ và gia đình chú ý đeo khẩu trang, gửi phương tiện ở ngoài khu vực sân nhà thờ. Chú ý mặc ấm khi ra Hà Nội nếu gia đình không sống ở miền bắc nhé.
3.2. Nhà thờ Đức Bà – TP Hồ Chí Minh
Nếu thủ đô Hà Nội có Nhà thờ lớn, thì thành phố Hồ Chí Minh có Nhà thờ Đức Bà. Nhà thờ nằm ở quận 1, quận trung tâm của thành phố cùng nhiều địa điểm vui chơi xung quanh. Đây cũng là địa điểm thu hút rất đông người đến đón giáng sinh mỗi năm. Giáng sinh năm 2020 hẳn cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên vì đây cũng là một địa điểm đông đúc và nhạy cảm với dịch Covid, bố mẹ và các con chú ý luôn phải đeo khẩu trang để đảm bảo an toàn.
Nhà thờ Con Gà – Đà Lạt
Nếu như mẹ ở Đà Lạt hoặc quyết định đi du lịch Đà Lạt giáng sinh này, thì đây là một địa điểm rất tuyệt vời. Nhà thờ Con Gà là công trình kiến trúc cổ do người Pháp xây dựng. Đây cũng là địa điểm thu hút nhiều lượt du khách trong suốt cả năm. Nhà thờ nổi tiếng với tòa tháp chuông lớn có thể ngắm nhìn toàn bộ Đà Lạt và bức tường kính màu kiểu châu Âu.
Trên đây là một số gợi ý mà Góc của mẹ muốn dành tặng cho các bậc phụ huynh. Góc của mẹ hi vọng với những gợi ý trên đây, mẹ và gia đình sẽ có một giáng sinh năm 2020 thật ấm áp, hạnh phúc!
Với cái tên đa năng, nhiều mẹ có thể không biết khăn sử dụng ra sao. Cùng điểm qua một vài trường hợp mẹ có thể dùng loại khăn này nhé.
3.1. Vệ sinh bầu ti mẹ sau khi cho bé ăn
Thực tế việc vệ sinh ti mẹ là không thể thiếu trong nuôi con bằng sữa mẹ. Có khăn khô với độ mềm vừa phải, thấm hút tốt, mẹ dễ dàng vệ sinh sau khi cho bé ti. Việc sử dụng khăn khô cũng rất tiện lợi cho mẹ do không phải giặt khăn sữa hoặc tích trữ khăn sữa.
3.2. Vệ sinh bé sau khi ăn hoặc tắm
Nếu như khăn giấy khá khô và đôi khi làm rát da cả người lớn, thì khăn đa năng giảm được tình trạng này do được làm bằng vải. Khăn khô thường không có mùi thơm hoặc mùi thơm không nồng làm bé sợ hoặc ăn mất ngon. Ngoài ra, sau khi tắm, muốn lau cho bé ở vùng kẽ, vùng ngón, mẹ có thể dùng khăn khô gọn và mỏng hơn khăn tắm. Độ thấm hút cao của khăn vải khô giúp việc lau bé nhanh chóng và hiệu quả hơn nhiều cho mẹ.
3.3. Dùng thay cho giấy ăn – giấy vệ sinh
Nếu như mẹ đau đầu vì chọn giấy ăn an toàn thì có thể dùng khăn khô đa năng cho cả người lớn và em bé của mình. Giấy ăn và giấy vệ sinh thường bị tẩy trắng và có thể khô rát khi lau. Với em bé thì chất liệu vải luôn thân thiện hơn và được sử dụng nhiều hơn. Vì vậy thay vì phải đau đầu nhiều loại sản phẩm khác nhau thì mẹ có thể gói gọn lại một vài loại khăn phù hợp nhất với con và gia đình.
Dưới đây là 11 câu trả lời được nhiều mẹ bầu lựa chọn để trả lời cho câu hỏi “Ăn gì để kích thích chuyển dạ tại nhà an toàn và hiệu quả?” Như chúng ta đã biết, sinh nở là việc hoàn toàn tự nhiên. Tuy nhiên trong một số trường hợp, sự trợ giúp đến từ chế độ dinh dưỡng cũng là điều cần thiết giúp mẹ bớt đi phần nào lo lắng. Cụ thể là bổ sung các thực phẩm kích thích sinh nở sẽ khiến cho thai kỳ nhẹ nhàng bớt phần nào. Vậy, nên ăn gì để kích thích chuyển dạ nhanh hơn mà vẫn an toàn, đảm bảo được sức khỏe của cả mẹ và bé?
1.Ăn gì để kích thích chuyển dạ?
1.1. Chứa enzyme kích thích chuyển dạ – Dứa
Khi nói tới việc ăn gì để kích thích chuyển dạ, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới dứa. Dứa luôn đứng đầu trong top các thực phẩm kích thích sinh nở tốt cho mẹ nhờ những chất dinh dưỡng có trong nó.
Trong dứa có chứa bromelain – một hoạt chất enzyme có tác dụng làm mềm cổ tử cung, kích thích các cơ co bóp để chuyển dạ. Hàm lượng bromelain có nhiều trong dứa tươi, vì vậy mẹ có thể ăn hoặc uống nước ép từ dứa. Bằng cách này, mẹ sẽ trả lời được câu hỏi ăn gì để nhanh chuyển dạ.
Tuy nhiên, dứa được khuyến cáo không nên dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Do đó, khi lựa chọn dứa để kích thích chuyển dạ, mẹ nên lưu ý và có thể bắt đầu dùng khi bước vào tuần thai thứ 39.
Ngoài ra, dứa cũng chứa hàm lượng vitamin C cao và chất chống oxy hóa. Nhờ đó, mẹ cũng có thể tăng cường hệ miễn dịch và ngăn chặn suy giảm tế bào.
1.2. Ăn gì để kích thích chuyển dạ – Vừng đen
Ăn vừng đen cũng là một cách kích thích sinh nở tự nhiên được các bác sĩ khuyên dùng. Vừng đen chứa nhiểu chất dưỡng chất tốt như: protein, vitamin E, axit folic,… không chỉ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà còn giúp cho mẹ chuyển dạ nhanh hơn.
Theo kinh nghiệm dân gian, vừng đen còn có tác dụng bổ máu và tốt cho hệ tiêu hóa. Vậy với vừng đen, mẹ nên ăn gì để kích thích chuyển dạ? Khi bước vào tuần thai thứ 35, mẹ có thể chế biến và ăn bổ sung thêm các món đơn giản từ vừng đen như chè vừng đen hay cháo vừng đen.
1.3. Ăn theo quan niệm phương Tây – Đồ cay
Người phương Tây cho rằng, đồ cay nóng nằm trong danh sách thực phẩm ăn gì để nhanh chuyển dạ và giúp kích thích cổ tử cung co bóp nhiều hơn. Bởi đồ cay có thể tác động khiến cơ thể mẹ sản sinh prostaglandin – hoocmon giúp co thắt thành tử cung.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thức ăn cay, cụ thể là ớt, chứa nhiều capsaisin. Đây là chất có tác dụng giảm bớt các cơn đau mà mẹ gặp phải trong quá trình sinh nở.
Mặc dù vậy, mẹ cũng cần hết sức chú ý khi ăn đồ cay nóng khi mang bầu. Vị cay thường có tính nóng và kích thích mạnh. Nếu sử dụng không đúng cách, cơ thể mẹ có thể sinh ra các phản ứng ngoài ý muốn. Ví dụ như tiêu hóa kém, đau dạ dày, tăng huyết áp… thậm chí là cả trường hợp sinh non. Trước khi chọn ăn gì để kích thích chuyển dạ, đặc biệt là đồ cay, mẹ nên kiểm tra tình hình sức khỏe cả mẹ và bé. Trong trường hợp cần thiết thì nên nghe theo lời khuyên từ bác sĩ.
1.4. Dễ mua dễ làm và dễ ăn – Đu đủ xanh
Đu đủ xanh cũng là câu trả lời được nhiều người tin tưởng khi được hỏi ăn gì để chuyển dạ sớm. Nhờ enzyme papain được tìm thấy nhiều trong nhựa đu đủ xanh, các cơn co thắt tử cung tăng lên. Quá trình chuyển dạ cũng có thể được đẩy nhanh.
Tuy vậy, papain chỉ có trong nhựa nên ăn đu đủ chín sẽ không có tác dụng giục sinh tự nhiên.
Từ đu đủ xanh, mẹ có thể chế biến một vài món ăn bổ sung chất kích thích tự nhiên. Đơn giản phải kể đến như canh đu đủ xanh móng giò, nộm đu đủ xanh…
1.5. Bài thuốc dân gian – Nước lá tía tô
Tía tô có thể giúp mẹ trong việc ăn gì để kích thích chuyển dạ. Tía tô là thực phẩm tốt cho sức khỏe, được sử dụng như một bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh. Bên cạnh đó, nước lá tía tô cũng có tác dụng trong việc kích thích sinh nở cho mẹ.
Theo dân gian, các chất trong tía tô giúp làm mềm và khiến cho tử cung mở nhanh hơn. Do đó giảm được cơn đau đáng kể; hạn chế việc quá trình chuyển dạ bị kéo dài làm mẹ mất sức, mệt mỏi. Bởi vậy, tía tô là thực phẩm giúp mẹ trả lời câu hỏi ăn gì để nhanh chuyển dạ.
Mẹ nên uống nước lá tía tô vào thời điểm bắt đầu nhận thấy dấu hiệu sắp sinh. Bởi uống quá nhiều có thể tăng nguy cơ cao huyết áp, ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Sau khi xuất hiện các cơn đau, mẹ hãy nhờ người nhà lấy lá tía tô rửa sạch, đun sôi và để nguội thành nước uống.
1.6. Rau xanh lành tính – Rau lang
Khi muốn ăn các loại rau xanh mà chưa biết ăn gì để kích thích chuyển dạ, mẹ có thể nghĩ đến rau lang. Rau lang được biết đến là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa. Có khả năng thanh nhiệt cơ thể và giảm nguy cơ tăng huyết áp. Ngoài ra còn có tác dụng kích thích chuyển dạ an toàn và lành tính.
Ăn rau lang mỗi ngày vào tháng cuối của thai kỳ có thể chống táo bón, lợi sữa. Ngoài ra cũng giúp mẹ chuyển dạ nhanh hơn, sinh nở dễ dàng. Vitamin B6 trong rau lang có tác dụng giảm đáng kể cảm giác buồn nôn đối với mẹ. Qua đó, làm tăng cảm giác ăn ngon miệng trong thời gian đầu mang thai.
Có rất nhiều món ngon có nguyên liệu từ rau lang mà mẹ có thể chế biến. Ví dụ như: rau lang xào tỏi, canh rau lang nấu tôm, rau lang luộc… Mẹ lưu ý cố thể sử dụng nước rửa rau quả để rửa rau thật sạch trước khi chế biến, đảm bảo an toàn thực phẩm.
1.7. Phương pháp truyền miệng – Nước dừa nóng
Ngoài ăn gì để kích thích chuyển dạ thì uống nước dừa nóng cũng là một cách hiệu quả. Đun nóng nước dừa uống có thể giúp quá trình chuyển dạ tới sớm hơn với mẹ. Theo dân gian, nước dừa nóng kết hợp ăn trứng luộc sẽ giúp tử cung giãn nở nhanh hơn.
Nên lưu ý rằng đây chỉ là kinh nghiệm truyền miệng, chưa có nghiên cứu nào chứng minh cụ thể. Vì thế, mẹ cần cân nhắc xem cơ thể có phù hợp với phương pháp này hay không nhé.
1.8. Ăn gì để kích thích chuyển dạ – Tỏi
Xuất hiện trong danh sách ăn gì để chuyển dạ sớm, tỏi sẽ khiến nhiều người không khỏi bất ngờ với công dụng của nó. Tỏi giúp kích thích đường ruột, khiến hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động ổn định. Khi không gặp phải tình trạng táo bón, không gian bên trong ổ bụng sẽ rộng rãi hơn. Em bé cũng sẽ thuận lợi di chuyển xuống dưới. Nhờ đó tăng tương tác với tử cung và cổ tử cung của mẹ, chuẩn bị cho việc chuyển dạ.
Mẹ có thể thêm tỏi trong bữa ăn hàng ngày rất đơn giản. Các món rau củ xào hay bò bít tết sử dụng tỏi đều có tác dụng kích thích chuyển dạ.
1.9. Chất xơ cũng giúp ích trong việc thúc đẩy chuyển dạ
Ngoài ra, tăng cường chất xơ cũng là một cách để ngăn ngừa táo bón. Do đó nó có tác dụng tương tự như tỏi đối với hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Ăn nhiều hoa quả và rau xanh trong giai đoạn thai kỳ cuối cũng là một cách để chuyển dạ tới sớm hơn.
Các loại hoa quả chứa nhiều chất xơ có ích trong việc ăn gì để kích thích chuyển dạ phổ biến như: táo, dâu tây, chuối… Và một số loại rau như cà rốt, đậu xanh, củ cải đường.
1.10. Uống gì để kích thích chuyển dạ – Trà cam thảo
Không chỉ ăn gì để chuyển dạ sớm, uống gì cũng là một phương pháp hay mẹ nên tham khảo. Ví dụ các loại trà như trà cam thảo. Cam thảo là một vị thuốc bổ trong Đông Y và cũng là một loại đồ uống giúp mẹ trong việc ăn gì để kích thích chuyển dạ. Tuy nhiên, nó cũng được biết đến với vai trò hỗ trợ các cơn co xuất hiện nhiều hơn. Glycyrrhizin trong cam thảo thúc đẩy sản xuất hợp chất prostaglandin, gây thắt tử cung và kích thích sinh con.
Cách dễ nhất là mẹ hãy pha trà cam thảo uống trước khi sinh vài tuần để cuộc vượt cạn đơn giản hơn nhé.
1.11. Giảm khả năng sinh muộn – Trà lá mâm xôi đỏ
Trà lá mâm xôi đỏ cũng là một trong số các thực phẩm kích thích sinh nở tự nhiên. Loại trà này có công dụng làm săn chắc tử cung, thúc đẩy nhanh hơn các cơn co thắt.
Trà lá mâm xôi còn giúp giảm khả năng sinh muộn nếu mẹ sử dụng từ tuần thai thứ 32. Loại trà này bán nhiều trong siêu thị và cửa hàng tạp hóa. Mẹ có thể mua gói pha sẵn, pha với nước và uống.
2.Lưu ý cho mẹ khi lựa chọn ăn gì để kích thích chuyển dạ
Tuần thai thứ 40 là lúc mẹ thường sẽ lo lắng hồi hộp, mong chờ con chào đời. Nhưng như đã nói ở trên, việc sinh nở thuận theo tự nhiên vẫn là điều tốt nhất. Vì vậy, mẹ hãy kiên nhẫn chờ cho đến khi con sẵn sàng nhé.
Theo nghiên cứu, những mẹ không chịu ảnh hưởng từ việc ăn gì để chuyển dạ sớm sẽ có khả năng hồi phục nhanh hơn. Hơn nữa, việc ra đời tự nhiên cũng đem lại một số lợi ích cho con như:
Có thêm thời gian để bồi đắp thể lực, tăng cường hô hấp
Giảm nguy cơ tụt đường huyết, nhiễm trùng và vàng da
Não phát triển toàn diện hơn
Khi lựa chọn ăn gì để kích thích chuyển dạ tại nhà, mẹ cũng nên tìm hiểu thật kỹ. Bởi vì có rất nhiều thực phẩm không nên sử dụng khi mang bầu. Bên cạnh việc bổ sung dưỡng chất từ việc ăn uống, cũng có các phương pháp vận động có thể giúp mẹ kích thích chuyển dạ sớm. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ chuyên gia để có quyết định phù hợp nhất cho sức khỏe mẹ và bé.
Nắm được cách thay tã cho trẻ sơ sinh nhanh gọn và đơn giản sẽ giúp bố mẹ tiết kiệm thời gian và đỡ lúng túng khi chưa có nhiều kinh nghiệm.
1. Cách thay tã cho trẻ sơ sinh dễ dàng
Thay tã cho trẻ sơ sinh không quá khó. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn cần hiểu rõ quy trình và chuẩn bị thật tốt. Bởi việc thay tã sẽ gắn liền với cả bé và bố mẹ trong suốt các tháng đầu sau sinh. Cách thay tã nhanh và gọn gàng sẽ giúp bé không bị cảm giác khó chịu và quấy khóc. Hơn nữa cũng làm giảm bớt gánh nặng khi chăm sóc bé cho bố mẹ.
Dù là cách thay tã cho trẻ sơ sinh đơn giản nhất thì cũng sẽ trải qua các bước sau đây.
Chuẩn bị vật dụng
Để việc thay tã diễn ra nhanh chóng và dễ dàng, mẹ nên chuẩn bị đầy đủ vật dụng cần thiết trước khi thay tã cho bé. Ban đầu mẹ sẽ thấy hơi tốn thời gian, tuy nhiên khi đã quen với cách thay tã cho trẻ sơ sinh, việc chuẩn bị cũng sẽ rút ngắn thời gian lại.
Mẹ sẽ cần 1-2 miếng tã sạch, khăn giấy ướt hoặc bông gòn thấm nước ấm và khăn sạch. Nếu bé bị hăm tã, mẹ có thể cần chuẩn bị thêm các loại thuốc bôi cho bé.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể chuẩn bị thêm tấm lót để thay tã cho trẻ sơ sinh. Tấm lót có tác dụng thấm hút khi các bé tè hoặc ị trong khi đang thay tã.
Mẹ chú ý nên rửa tay thật sạch trước khi thay tã để giảm tránh tối đa việc các vi khuẩn từ tay có thể xâm nhập vào cơ thể bé.
Vệ sinh cho bé
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ vật dụng, mẹ đặt bé nằm ngửa trên giường hoặc bất bề mặt phẳng mềm, an toàn nào đó.
Cách thay tã cho trẻ sơ sinh là dùng tay tháo miếng dán hai bên tã cũ và kéo ra ngoài. Sau đó mẹ nắm chân bé đưa lên cao, dùng giấy ướt hoặc miếng bông tẩm nước ấm nhẹ nhàng lau sạch mông cho bé.
Thay tã mới
Trước khi thay tã mới, mẹ nên dùng khăn sạch để lau khô cho bé. Việc này sẽ giúp phần nước còn sót lại được thấm hút hết. Nhờ đó hạn chế việc vùng kín của bé bị quá ẩm, không sạch sẽ và dễ bị hăm.
Bước tiếp theo mẹ sẽ đặt miếng tã mới xuống dưới mông bé. Nhẹ nhàng dán lại và để ý xem tã có được cân đối hay không. Nếu dán tã quá chật sẽ khiến da bé bị cọ xát và tổn thương. Dán quá lỏng thì làm nước tiếu và phân có thể tràn ra ngoài. Vì vậy, mẹ hãy lưu ý và dán tã sao cho vừa phải nhất với vùng bụng và mông bé.
Cách thay tã cho trẻ sơ sinh cũng có điểm khác biệt dựa theo giới tính. Nếu là bé trai, khi thay tã mẹ cần giữ vùng kín của bé hướng xuống hoặc lấy khăn mềm che lại. Như vậy sẽ tránh được việc bé tè bắn vào người. Với bé gái thì mẹ chỉ cần đặt nằm ngửa như bình thường.
Xử lý tã cũ
Tã cũ sau khi đã dùng xong, mẹ nên gấp chặt, dán lại cố định và vứt vào thùng rác.
Hăm, mẩn ngứa và hàng loạt các bệnh về da sẽ dễ dàng ghé thăm bé nếu ba mẹ ngại thay tã. Theo các chuyên gia, dù tã bẩn hay sạch, ba mẹ vẫn nên thay tã cho bé thường xuyên. Do đó, biết cách thay tã cho trẻ sơ sinh đơn giản sẽ giúp mẹ không chán nản và mệt mỏi khi phải làm một công việc lặp đi lặp lại nhiều lần.
Tuy nhiên, số lần thay tã cũng phụ thuộc vào lượng chất thải của từng bé. Thông thường, với các bé 1 tháng tuổi mẹ có thể cần thay tã sau mỗi 4-6 giờ đồng hồ. Khi các bé lớn hơn, số lần thay tã cũng sẽ giảm dần.
Cách thay tã cho trẻ sơ sinh sẽ dễ dàng hơn khi chọn đúng loại tã
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại tã dành cho bé mà mẹ có thể lựa chọn. Điều quan trọng là phù hợp với bé cũng như với điều kiện gia đình.
Tã cho trẻ sơ sinh chủ yếu gồm 3 loại chính:
Tã vải: Là loại tã được sử dụng từ thời xưa. Ưu điểm của tã vải là rẻ, thông thoáng. Tuy nhiên việc vệ sinh thì tốn nhiều thời gian. Do ba mẹ phải giặt sạch và phơi khô sau mỗi lần thay cho bé.
Tã xô: Cũng giống như tã vải, tã xô thấm hút nhanh và thông thoáng. Nhược điểm của tã xô là vì mềm, mỏng nhẹ nên thường ba mẹ sẽ phải giặt tay để tránh cho việc tã bị rách.
Tã giấy: Tã giấy là loại tã tiện lợi và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Tã giấy gồm 2 loại chính là tã dán và tã quần.
Tã giấy có ưu điểm là gọn nhẹ và dễ sử dụng. Được làm từ các chất liệu mềm mại, khô thoáng nên tã giấy có khả năng thấm hút cũng như chống tràn tốt. Tuy nhiên so với tã vải thì giá thành cao và cũng có phần bí hơn. Do đó mà bé dễ bị ngứa, hăm vùng kín hoặc bẹn.
Góc của mẹ đã đưa các cấu tạo và cải tiến ưu việt vào các sản phẩm tã bỉm. Vì vậy có thể giải quyết mọi nỗi lo của mẹ, nhất là hăm tã, mẩn đỏ. Mẹ có thể đọc thêm thông tin tại:
Dù rất tiện ích trong việc thay tã cho trẻ sơ sinh nhưng đôi khi tã giấy lại không thân thiện với môi trường. Bởi phải mất đến hàng thế kỷ mới có thể phân hủy một chiếc tã giấy. Vì vậy, nếu ba mẹ muốn bảo vệ môi trường thì có thể cân nhắc sử dụng các loại tã khác.
Dự trữ tã cũng quan trọng trong cách thay tã cho trẻ sơ sinh
Theo kinh nghiệm dùng tã cho trẻ sơ sinh thì việc dự trữ tã cũng là điều ba mẹ nên lưu ý.
Trẻ sơ sinh ăn nhiều bữa trong ngày nên nhu cầu đi vệ sinh cũng thường xuyên hơn. Mẹ có thể thay tã trung bình mỗi 4-6 giờ để đảm bảo sạch sẽ nhất. Đồng thời hạn chế được tình trạng hăm tã cho bé.
Do đó mà ba mẹ nên chuẩn bị số lượng tã lớn trong nhà. Như vậy sẽ vừa thuận tiện trong mọi trường hợp vừa tiết kiệm tiền và thời gian. Nhưng mẹ cũng đừng nên mua quá nhiều tã với một kích cỡ nhé! Vì bé sẽ phát triển rất nhanh trong giai đoạn đầu và sẽ cần loại tã to dần hơn. Cách thay tã cho trẻ sơ sinh cũng đơn giản dần theo độ tuổi phát triển và cơ thể trong các giai đoạn sau đó.
Cách thay tã cho trẻ sơ sinh thật thoải mái
Dù việc thay tã cho trẻ sơ sinh diễn ra thường xuyên nhưng đôi khi cũng khiến cho bé cảm thấy không thoải mái. Khi đang chơi hoặc đang ngủ thì thay tã cũng giống như việc bị “làm phiền”. Và tất nhiên bé sẽ chẳng hề thích việc đó chút nào.
Chính vì thế, mẹ nên để ý đến nét mặt và thái độ để có cách làm bé thoải mái nhất. Trước khi thực hiện cách thay tã cho trẻ sơ sinh, mẹ cần chắc chắn rằng đã đặt bé ở một nơi đủ an toàn và dễ chịu. Sau đó mẹ có thể cùng bé trò chuyện hoặc hát cho bé nghe. Vì theo các chuyên gia, nghe giọng mẹ sẽ giúp bé thấy bình tĩnh và tốt cho quá trình học nói sau này.
Ngoài ra, mẹ có thể dùng đồ chơi hay các đồ vật có hình ảnh, màu sắc thú vị để thu hút sự chú ý của bé. Nhờ đó bé sẽ quên đi việc thay tã và bớt quấy khóc hơn.
Lời kết
Đối với ba mẹ lần đầu có con, việc thay tã sẽ có ít nhiều lúng túng. Tuy nhiên cũng không nên quá lo lắng bởi có rất nhiều kinh nghiệm được chia sẻ giúp ba mẹ tự tin hơn. Thay tã sẽ gắn liền với cả bé và ba mẹ trong suốt một thời gian dài. Vậy nên, nắm được các bước cơ bản trong cách thay tã cho trẻ sơ sinh sẽ giúp ba mẹ tiết kiệm được cả thời gian và công sức trong quỹ thời gian vốn ít ỏi của mình trong “cuộc chiến” chăm sóc con.
Tiết nhiều khí hư ở cuối thai kỳ khiến mẹ bầu lo lắng? Mẹ luôn thắc mắc bà bầu ra dịch trắng đục tháng cuối hay còn gọi làkhí hưcó phải sắp sinh? Góc của mẹ sẽ giúp mẹ giải quyết nỗi lo lắng và vấn đề trên qua các thông tin dưới đây.
1. Bà bầu ra dịch trắng đục tháng cuối có nguy hiểm?
Dịch trắng đục tháng cuối thai kỳ (hay còn gọi là khí hư) chính là dịch tiết ra ở âm đạo của người phụ nữ và thường xuất hiện ở tuổi dậy thì, sau đó giảm dần khi đến thời kỳ tiền mãn kinh. Khí hư xuất hiện chỉ là biểu hiện cho sự hoạt động và phát triển của cơ quan sinh dục nữ nên không đáng lo ngại.
Nhiều mẹ bầu phát hiện ra nhiều khí hư vào tháng cuối thai kỳ tiết ra nhiều hơn ở tháng cuối thai kỳ so với bình thường. Liệu tình trạng này có phổ biển với nhiều người không? Liệu có nguy hiểm gì cho mẹ bầu và thai nhi không?
Trên thực tế, vào mang thai tháng cuối ra nhiều khí hư là hiện tượng thường xuyên gặp ở thai phụ. Các bác sĩ cho biết, phụ nữ ra nhiều khí hư khi mang thai tháng cuối có thể là hiện tượng sinh lý, cũng có thể bắt nguồn từ nguyên nhân bệnh lý. Mẹ hãy cùng đọc tiếp để rõ ra nhiều khí hư vào những tháng cuối thai kỳ có nguy hiểm không mẹ nhé!
Bà bầu ra dịch trắng đục tháng cuối là việc phổ biến thông thường ở mẹ bầu. Vi vậy, mẹ không cần quá lo lắng hay căng thẳng việc tiết ra huyết trắng quá nhiều.
Để biết được tình trạng sức khỏe của mình, chị em hãy theo dõi về màu sắc, lượng khí hư cũng như đặc điểm kết cấu của chúng. Nếu phát hiện vấn đề bất thường, mẹ hãy mau chóng tới các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời. Mẹ hãy cùng đọc tiếp để tìm hiểu rõ sự khác nhau giữa khí hư sinh lý và khí hư bệnh lý mẹ nhé!
2. Khí hư sinh lý
2.1. Nguyên nhân khí hư sinh lý
Thực ra bà bầu ra dịch trắng đục tháng cuối là một hiện tượng không hiếm gặp đối với các mẹ. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau cho hiện tượng này mẹ nhé!
Như mẹ biết, ở tháng cuối thai kỳ, lượng hormone trong cơ thể người phụ nữ thay đổi khá nhiều. Đó là lý do vì sao âm đạo sản sinh ra một lượng huyết trắng nhiều hơn so với bình thường. Đây hoàn toàn là một hiện tượng sinh lý thông thường nên mẹ đừng lo lắng quá nhé!
Bên cạnh đó, trong thời gian mang bầu, khung xương chậu và thành âm đạo của mẹ sẽ dần trở nên mềm hơn. Đây là điều kiện “lí tưởng” cho các loại vi khuẩn, nấm gây bệnh và tấn công ở “vùng kín”. Và để ngăn ngừa điều này, khí hư sẽ tiết ra nhiều hơn với mục đích là bảo vệ “cô bé” đó!
Ngoài ra, còn một lý do giải thích khác cho hiện tượng bà bầu ra dịch trắng đục tháng cuối nhiều là sự phát triển của thai nhi. Càng về những ngày cuối, em bé sẽ phát triển với kích thước lớn hơn. Túi thai sẽ gần đè lên các vùng xung quanh, đặc biệt là xương chậu. Vậy nên, dịch tiết âm đạo được tiết ra nhiều hơn là một điều tất yếu.
2.2. Đặc điểm của khí hư sinh lý
Chắc có lẽ nhiều mẹ vẫn chưa rõ cách phân biệt giữa khi hư sinh lý và khí hư bệnh lý vào những tháng cuối thai kỳ. Với hiện tượng khí hư sinh lý, thai phụ sẽ xuất hiện những hiện tượng sau đây:
Màu sắc: Thông thường, khí hư có màu trắng trong giống như lòng trắng trứng gà, một số mẹ sẽ thấy màu ngả vàng hoặc phớt hồng. Đây là biểu hiện cho thấy dịch tiết âm đạo của thai phụ hoàn toàn bình thường.
Mùi vị: Mẹ bầu hoàn toàn yên tâm nếu như khí hư không mang mùi hôi khó chịu hoặc có chút tanh nhẹ. Đây là mùi hương đặc trưng của dịch tiết âm đạo.
Nếu có những dấu hiệu kể trên, mẹ không phải lo vì thấy mình ra nhiều khí hư khi mang thai tháng cuối.
3. Khí hư bệnh lý
3.1. Nguyên nhân khí hư bệnh lý
Khi mang bầu, mẹ phát hiện khí hư bệnh lý thì mẹ cần theo dõi thật cẩn thận và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu để lâu thì bệnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của thai phụ và thậm chí đe đọa tình trạng của thai nhi.
Nguyên nhân thường gặp cho bệnh viêm âm đạo là do mẹ chưa biết cách vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ hoặc do các yếu tố ngoại cảnh như nguồn nước, ô nhiễm môi trường, chế độ ăn uống … Nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị thì khả năng em bé sinh non tăng cao. Điều này ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của bé, làm bé yếu hơn so với những đứa bé khác.
Bên cạnh đó, mẹ ra nhiều khí hư khi mang thai tháng cuối có thể là do họ đang bị viêm âm đạo nguyên nhân do nấm, trùng roi,… Như đã phân tích ở trên, trong những tháng cuối của thai kỳ, lượng hormone trong cơ thể mẹ thay đổi nhiều, âm đạo trở nên ẩm ướt hơn, tạo điều kiện cho các loại nấm xâm nhập. Bệnh này không được xử lý sớm sẽ khiến em bé sinh ra mắc bệnh viêm da, đồng thời tăng khả năng sinh non. Hãy đọc tiếp để nắm rõ những dấu hiệu bất thường của huyết trắng (khí hư) mà mẹ cần lưu ý nhé!
3.2. Một số đặc điểm bất thường của huyết trắng mà mẹ cần lưu ý
3.2.1. Huyết trắng có mùi chua, màu vàng hoặc trắng xanh với bọt khí
Bà bầu ra dịch trắng đục tháng cuối có mùi chua, màu vàng hoặc trắng xanh với bọt khí. Nếu như vậy thì rất có thể bị nhiễm nấm hay các bệnh lây qua đường tình dục.
Nếu gặp hiện tượng trên, mẹ bầu cần đi khám và chữa trị sớm nhất để tránh các ảnh hưởng xấu không đáng có cho mẹ và cả thai nhi.
3.2.2. Huyết trắng ra nhiều với màu xanh có sủi tăm
Bà bầu ra dịch trắng đục tháng cuối với khối lượng nhiều với màu xanh có sủi tăm. Trường hợp này được bác sĩ chẩn đoán là nhiễm trùng nặng. Mẹ cũng nên đi khám tại cơ sở y tế uy tín để tránh viêm nhiễm.
3.2.3. Huyết trắng có màu nâu
Thay vì bà bầu ra dịch trắng đục tháng cuối, huyết trắng lại có xu hướng là màu nâu. Biểu hiện này có thể là bệnh rối loạn nội tiết tố. Nguy hiểm hơn, có thể thai phụ bị ung thứ buồng trứng hay cổ tử cung. Mẹ bầu cần đến bệnh viện thăm khám ngay vì đây đều là những bệnh lý rất nguy hiểm.
3.2.4. Huyết trắng có mùi hôi nồng
Bà bầu ra dịch trắng đục tháng cuối có mùi hôi nồng. Đây là biểu hiện cho thấy vùng kín đang bị viêm nhiễm nặng. Nếu mẹ bầu không tìm cách điều trị thì bệnh có thể lan rộng hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả 2 mẹ con. Một số trường hợp đặc biệt, huyết trắng có mùi hôi lại là biểu hiện của bệnh u xơ tử cung, viêm lộ tuyến tử cung …
3.2.5. Ra khí hư màu trắng đục là dấu hiệu gì?
Bà bầu ra dịch trắng đục tháng cuối sẽ là dấu hiệu của bệnh lý nếu kèm theo những dấu hiệu bất thường nằm trong trường hợp dưới đây:
Khí hư màu trắng đục nhìn như bã đậu, ra mùi hôi và ngứa âm đạo: Đây là dấu hiệu của viêm âm đạo do tạp chủng Trichomonas, nấm Candida gây ra.
Khí hư có màu trắng đục, đặc sệt như sữa chua, không mùi và bị ngứa: là dấu hiệu tiềm ẩn các bệnh về phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm phần phụ, tăng sản nội mạc tử cung, nhiễm nấm, rối loạn thần kinh thực vật, hoặc ung thử cổ tư cung.
Ra nhiều khí hư màu trắng đục như trứng gà, không mùi nhưng ra nhiều bất thường kéo dài: Có thể chị em đang mắc viêm vùng chậu, đi kèm với hiện tượng đau bụng dưới, đau lưng.
Khí hư trắng đục và đặc quánh như keo, nếu để lâu có thể khô cứng lại: Hiện tượng này là do sự bất thường trong lưu thông khí huyết, hoặc là sự xâm nhập của nấm men gây nhiễm khuẩn âm đạo.
Khi phát hiện khí hư của mẹ có những đặc điểm bất thường trên, mẹ nên chủ động đến khám bác sĩ ngay. Tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai nhi.
4. Cách chăm sóc vùng kín cho bà bầu ra dịch trắng đục tháng cuối nhiều
Bà bầu ra dịch trắng đục tháng cuối có phải sắp sinh và cách phòng tránh viêm nhiễm cuối thai kỳ là điều mà các mẹ bầu rất quan tâm. Dưới đây là các cách chăm sóc vùng kín vào những tháng cuối thai kỳ:
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô ráo.
Lựa chọn quần lót có chất liệu co giãn, thấm hút mồ hôi như cotton. Thay quần lót khi huyết trắng tiết ra quá nhiều.
Làm sạch vùng kín đúng cách. Không dùng những dung dịch có chất tẩy rửa cao, có hương liệu hay chất khử mùi.
Hạn chế dùng băng vệ sinh hằng ngày vì sẽ gây bí bách vùng âm đạo.
Uống đủ nước, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, ăn nhiều rau, trái cây để tăng sức đề kháng, tránh viêm nhiễm
Ngoài ra, mẹ hoàn toàn có thể sử dụng sản phẩm Dung dịch vệ sinh Intimate Feminine Wash Mamamy – Một sản phẩm được nhập khẩu từ Mỹ. Sản phẩm với thành phần 100% thiên nhiên, sản phẩm giúp kháng viêm, kháng khuẩn, khử mùi đồng thời giữ ổn định độ pH lí tưởng nhất cho vùng kín. Sản phẩm sẽ là hỗ trợ đắc lực cho mẹ yêu vệ sinh đó ạ!
5. Bà bầu ra dịch trắng đục tháng cuối có phải sắp sinh?
Trong quá trình mang thai, trong cổ tử cung của mẹ sẽ hình thành nút nhầy để bảo vệ thai nhi, tránh sự viêm nhiễm. Khi đến cuối thai kỳ, nút nhầy này sẽ bong ra và tiết ra dịch âm đạo có màu sắc lạ và độ sệt đặc hơn bình thường. Đây chính là dấu hiệu tốt cho cả cuộc lâm bồn sắp diễn ra.
Tuy nhiên, không thể kết luận bà bầu ra dịch trắng đục tháng cuối là mẹ sẽ sinh ngay. Vì dịch nhầy âm đạo của mỗi sản phụ có tốc độ tiết ra khác nhau. Một số trường hợp sinh bé sẽ diễn ra muộn hơn vài ngày, hoặc vài tuần sau khi tiết ra nhiều huyết trắng. Mẹ cũng cần chú ý quan sát 8 dấu hiệu chuyển dạ dưới đây để biết thời điểm lâm bồn:
Với các thông tin trên, hy vọng mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc “Bà bầu ra dịch trắng đục tháng cuối có phải sắp sinh?” Ở cuối thai kỳ, huyết trắng thường tiết ra nhiều, mẹ chú ý chăm sóc vùng kín cẩn thận để tránh bị viêm nhiễm. Hãy chủ động thăm khám định kỳ để theo dõi và kiểm tra sức khỏe của cả mẹ và bé nhé!
Mẹ bầu thường lo lắng và căng thẳng khi xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ. Sau đây sẽ là TOP 4 điều hữu ích giúp mẹ khi chẩn đoán chuyển dạ.
1. Chuyển dạ là gì?
Chuyển dạ là quá trình sinh lý bình thường của sản phụ khi sắp sinh. Nó bắt đầu từ những cơn đau tử cung đều đặn cho đến khi thai nhi và nhau thai được sổ ra.
Thai nhi trong quá trình chuyển dạ sẽ di chuyển đến tử cung. Dưới sự kết hợp của các cơn gò tử cung và sức rặn của mẹ, em bé sẽ được chào đời. Thời gian chuyển dạ của mỗi người khác nhau và tùy thuộc vào cơ địa của mỗi sản phụ.
Mẹ thường chuyển dạ từ tuần 37 – 42 của thai kỳ. Đối với trường hợp sinh non, chuyển dạ sẽ rơi vào tuần 22 đến tuần 37 của thai kỳ. Khi mẹ nhận thấy dấu hiệu chuyển dạ thực sự ở trước tuần thứ 37, mẹ cần đến bệnh viện ngay để được bác sĩ hỗ trợ kịp thời.
2. Dấu hiệu nhận biết chuyển dạ
Để chẩn đoán chuyển dạ chính xác, mẹ có thể tham khảo 3 dấu hiệu chính sau đây:
Các cơn gò tử cung đều đặn và có cường độ mạnh dần. Các cơn gò càng về sau sẽ càng tăng dần đều về tần số và cường độ.
Dịch âm đạo thay đổi có màu hồng hoặc nâu và độ nhầy sẽ đặc hơn. Đây là dấu hiệu cổ tử cung bắt đầu được xóa mở. Nếu mẹ đã bị chảy nước ối trước thì sẽ không xuất hiện dịch âm đạo này.
Chảy nước ối là khi nước ối trong buồng tử cung sẽ chảy ra ngoài theo đường âm đạo. Lượng nước ối ít hay nhiều tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.
Ngoài ra, cũng có một vài dấu hiệu chuyển dạ khác như tiêu chảy, đau lưng, chuột rút nhiều lần, bụng bầu bị tụt xuống, đau bất thường ở bụng dưới…
3. Cách chẩn đoán chuyển dạ thật và chuyển dạ giả
3.1. Chuyển dạ giả là gì?
Chuyển dạ giả hay còn được gọi là cơn gò Braxton Hicks thường xuất hiện từ tuần 20 của thai kỳ. Sau đó các cơn gò sẽ tăng dần từ tuần 32 cho đến khi mẹ chuyển dạ thực sự. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng phải trải qua giai đoạn chuyển dạ giả này.
Các cơn gò Braxton Hicks có cường độ không mạnh và tần suất cùng không đều. Chuyển dạ giả cũng không làm co giãn cổ tử cung như chuyển dạ thật. Đồng thời, chuyển dạ giả chỉ là đau thắt chặt ở phần bụng và xương chậu. Mẹ nhớ lưu ý dấu hiệu này để chẩn đoán chuyển dạ giả một cách chính xác.
Giai đoạn gần cuối thai kỳ, mẹ thường rất lo lắng khi có sự xuất hiện của các cơn co thắt vùng bụng. Nhưng mẹ cần bình tĩnh để phân biệt giữa chuyển dạ thật và chuyển dạ giả để tránh tình trạng nhập viện quá sớm. Sau đây là 4 đặc điểm giúp mẹ chẩn đoán chuyển dạ thật và chuyển dạ giả:
Cơn gò tử cung: Chuyển dạ thật các cơn gò sẽ xuất hiện và tăng dần một cách đều đặn về tần suất và cường độ. Trong khi các cơn gò tử cung giả sẽ có tần suất và độ mạnh thất thường, không tăng theo thời gian.
Túi ối: Túi ối đã được thành lập ở giai đoạn chuyển dạ thật. Đối với chuyển dạ giả, túi ối vẫn chưa được hoàn thành.
Các cơn co thắt: Chuyển dạ thật, các cơn co thắt rất mạnh và không dừng lại kể cả khi mẹ di chuyển hoặc thay đổi tư thế. Chuyển dạ giả khi mẹ thay đổi tư thế, hoặc nghỉ ngơi các cơn co thắt sẽ giảm và dừng lại hẳn.
Vùng bị đau: Các cơn co gò của chuyển dạ thật sẽ bắt đầu từ vùng thắt lưng đến quanh bụng rồi đến vùng chậu. Trong khi các cơn thắt của chuyển dạ giả chỉ chủ yếu ở vùng bụng và xương chậu.
4. Khi nào nên đến bệnh viện chẩn đoán chuyển dạ?
Khi mẹ đã biết chẩn đoán chuyển dạ thật và giả, mẹ nên đến bệnh viện khi có dấu hiệu của chuyển dạ thật. Đối với chuyển dạ giả, mẹ đừng vội nhập viện ngay vì sẽ gây căng thẳng về tâm lý cho mẹ và cả người thân bên cạnh.
Tuy vậy, mẹ cần đến bệnh viện ngay khi có bất kỳ dấu hiệu nghiêm trọng nào dưới đây:
Dịch âm đạo có máu tươi.
Vỡ nước ối có màu xanh hoặc nâu.
Các cơn gò nghiêm trọng cứ lập lại sau 5 phút và kéo dài trong 1 giờ
Triệu chứng bất thường của mẹ như hoa mắt, đau đầu, cơ thể sưng phù.
Giai đoạn trước tuần thứ 37, mẹ xuất hiện các dấu hiệu của chuyển dạ thật hoặc sinh non.
5. Các bước khám chẩn đoán chuyển dạ
5.1. Bác sĩ hỏi mẹ trước khi chẩn đoán chuyển dạ
Tiền sử: cá nhân, gia đình, tiền sử sản phụ khoa.
Tình hình kỳ thai này:
Kinh cuối cùng.
Diễn biến quá trình thai nghén. Kết quả các lần khám thai.
Dấu hiệu chuyển dạ: tính chất của đau bụng, ra nhầy hồng…
5.2. Khám toàn thân
Mẹ được đo chiều cao, cân nặng, đếm mạch, đo huyết áp, đo thân nhiệt, nghe tim phổi, khám phù, da – niêm mạc, quan sát toàn bộ (thể trạng, cao, lùn, thọt…). Đặc biệt chú ý với mẹ đẻ con so hay đẻ con rạ nhưng lần để trước con bé, đẻ khó…
5.3. Khám sản khoa
Bác sĩ sẽ thực hiện các công việc chẩn đoán chuyển dạ như sau:
Quan sát bụng to hay nhỏ, tư thế tử cung.
Đo chiều cao tử cung, vòng bụng.
Sờ nắn bụng xem ngôi thế.
Nghe tim thai.
Đo cơn co tử cung.
Đo và đánh giá khung chậu ngoài
Thăm âm đạo đánh giá tình trạng
Sau đó, bác sĩ đưa ra kết luận chẩn đoán chuyển dạ của mẹ.
Với 5 điều chia sẻ trên, hy vọng sẽ giúp ích trong việc chẩn đoán chuyển dạ của mẹ. Mẹ đừng quá lo lắng khi xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ. Vì đó là quá trình mà bất cứ sản phụ nào cũng trải qua. Mẹ cần nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ để có sức khỏe và một tinh thần tốt nhất để chào đón bé yêu ra đời nhé!
Ở giai đoạn cuối thai kỳ, các mẹ bầu thường thắc mắc “Bị tiêu chảy bao lâu thì chuyển dạ?”. Bài viết sau Góc của mẹ sẽ giúp mẹ giải đáp vấn đề trên và cung cấp cho mẹ tất tần tật những thông tin cần thiết về triệu chứng tiêu chảy khi mang thai mẹ nhé.
1. Nguyên nhân mẹ bầu bị tiêu chảy trước khi chuyển dạ, sắp sinh?
Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối là tình trạng khá phổ biến khi mang thai, đặc biệt là cuối thai kỳ. Do đó, mẹ thường thắc mắc bầu tháng cuối bị tiêu chảy bao lâu thì chuyển dạ? Nhằm giúp mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng tiêu chảy khi mang thai. Sau đây là một số nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tiêu chảy:
Thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai các nội tiết tố bắt đầu thay đổi như Estrogen, Progesterone và Gonadotropin. Từ đó gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây ra tiêu chảy. Tiêu chảy thường xảy ra ở đầu thai kỳ và giai đoạn sắp chuyển dạ.
Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống sẽ bắt đầu thay đổi khi mẹ biết mình mang thai. Chính sự thay đổi bất ngờ này sẽ khiến dạ dày của sản phụ bị rối loạn và dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
Thực phẩm không phù hợp: Các loại thức ăn không đảm bảo vệ sinh, có chứa thành phần hóa học… hoặc những loại thực phẩm mà cơ thể mẹ không thể dung nạp được.
Nhiễm các sinh vật có hại: Một số vi khuẩn, virus như Norovirus, Rotavirus… có trong các thực phẩm bẩn, thức ăn tươi sống, nguồn nước ô nhiễm.
Tiền sử mắc các bệnh: Mẹ bầu mắc phải các bệnh về rối loạn đường ruột như viêm loét đại tràng, nhiễm khuẩn Crohn, bệnh Celiac…
Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc điều trị như huyết áp, dạ dày, thuốc kháng sinh…
2. Tiêu chảy có phải dấu hiệu sắp sinh?
Ở giai đoạn cuối thai kỳ, nồng độ Prostaglandin trong cơ thể mẹ sẽ bắt đầu tăng giúp làm giãn tử cung. Đồng thời, tăng nồng độ Prostaglandin làm kích thích các hormone thay đổi. Từ đó làm tăng cường hoạt động của đường ruột để làm sạch ruột chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Nên mẹ bầu ở giai đoạn sắp chuyển dạ thường bị tiêu chảy. Khi đến giai đoạn này câu hỏi “Bị tiêu chảy bao lâu thì chuyển dạ?” luôn rất được mẹ quan tâm.
Vậy nên, mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối có phải dấu hiệu sắp sinh không? Câu trả lời là có!
3. Mẹ bầu bị tiêu chảy bao lâu thì chuyển dạ?
Ở những tuần cuối thai kỳ hoặc vài ngày, vài tuần trước khi chuyển dạ, bà bầu thường bị tiêu chảy với tần suất khá “dày đặc” trong giai đoạn này. Khoảng thời gian mẹ gặp triệu chứng tiêu chảy cho đến khi chuyển dạ thật sự kéo dài từ 1 – 2 tuần tùy vào cơ địa của mỗi người. Khả năng bầu 38 tuần bị tiêu chảy hay bầu 39 tuần bị tiêu chảy thường xuất hiện nhất. Do đó, khi bị tiêu chảy ở những tuần cuối thai kỳ mẹ nên chú ý quan sát sự xuất hiện của các dấu hiệu chuyển dạ thực sự để chuẩn bị cho quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi nhất.
4. Biện pháp cho mẹ bầu tháng cuối bị tiêu chảy
Bầu tháng cuối bị tiêu chảy bao lâu thì sinh? Biện pháp khắc phục như thế nào? Tiêu chảy khi mang thai có thể bắt đầu từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì thế để điều trị tiêu chảy hiệu quả, mẹ nên xác định nguyên nhân gây bệnh và có cách khắc phục phù hợp.
Bù nước cho cơ thể: Khi bị tiêu chảy, cơ thể sẽ mất rất nhiều nước. Vì vậy, mẹ cần tăng cường bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể. Mẹ có thể bổ sung bằng Oresol, uống nước đun sôi để nguội, trà gừng, trà mật ong….
Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý: Thực hiện chế độ ăn nhạt như bánh mì, chuối gạo, táo… Bổ sung các thực phẩm giàu sắt, protein dễ tiêu hóa như thịt nạc, rau củ nấu chính, ngũ cốc… Hạn chế các thực phẩm khó tiêu, không uống cafe hay những nước có cồn, có ga.
Đảm bảo an toàn thực phẩm: Mẹ cần chú ý về chất lượng thực phẩm, ăn chín, uống sôi. Không ăn những thức ăn ôi thiu, không hợp vệ sinh và các món ăn tái sống.
Không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị tiêu chảy nào tại nhà: Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi tình trạng tiêu chảy không có dấu hiệu giảm.
5. Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối có cần đến bệnh viện?
Bên cạnh câu hỏi “Bị tiêu chảy bao lâu thì chuyển dạ?” , mẹ cũng rất quan tâm “Tiêu chảy khi mang thai có gây nguy hiểm không?”. Mẹ bầu bị tiêu chảy thường không gây hại đến sức khỏe thai nhi. Tiêu chảy sẽ tự khỏi khi mẹ có biện pháp khắc phục phù hợp. Nhưng nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài quá nhiều ngày và không được kiểm soát kịp thời thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay khi tiêu chảy đi kèm với các triệu chứng sau:
Tiêu chảy kéo dài hơn 48 giờ dù đã cố gắng thực hiện các biện pháp khắc phục tại nhà.
Đau bụng dữ dội.
Sốt cao trên 37,8 độ C và nôn mửa nặng dù không ăn gì.
Phân có máu, chất nhầy hoặc hoàn toàn là chất lỏng.
Có biểu hiện chóng mặt, hoa mắt và đau đầu nghiêm trọng.
Hy vọng với các thông tin trên đã giải đáp cho mẹ câu câu hỏi “Bị tiêu chảy bao lâu thì chuyển dạ?”. Tiêu chảy được xem là dấu hiệu tốt cho thấy mẹ sắp chào đón bé yêu ra đời. Mẹ đừng quá lo lắng hay căng thẳng khi bị tiêu chảy ở cuối thai kỳ nhé!