Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Chuyển dạ bao lâu là hợp lý: Thời gian phù hợp cho chuyển dạ

Chuyển dạ kéo dài bao lâu là câu hỏi của hầu hết các bà mẹ đặc biệt khi mới mang thai lần đầu. Hiện tượng chuyển dạ liên quan trực tiếp đến sự ra đời của em bé. Hiểu được lo lắng đó, bài viết sẽ giải đáp giúp mẹ về thời gian chuyển dạ.

1. Chuyển dạ kéo dài bao lâu?

1.1. Thời gian chuyển dạ kéo dài bao lâu là hợp lý?

Quá trình chuyển dạ kéo dài bao lâu là khác nhau ở mỗi sản phụ. Thời gian này thường khác nhau rõ rệt giữa người mang thai con so và người đã từng sinh con trước đó. Về tổng thời gian, quá trình chuyển dạ kéo dài 8 đến 16 giờ đồng hồ đối với người sinh từ bé thứ 2 trở lên. Con số này ở người sinh con đầu lòng là từ 18 lên đến 24 giờ đồng hồ.

Có lẽ không ít bà mẹ cũng đã từng được nghe bà, mẹ hay những người phụ nữ từng sinh kể chuyện đi sinh: “Phải mất cả ngày mới đẻ ra được!” hay “Đau mỗi tí lên bàn đẻ luôn”. Vậy thì nguyên nhân do đâu mà người thì sinh nhanh người thì sinh chậm?

Người mang con so có tầng sinh môn chưa được thử thách bởi cuộc chuyển dạ nào trước đó. Do đó tầng sinh môn của người mang con so rắn chắc hơn. Vì vậy tiến triển chuyển dạ ở người sinh bé lần đầu kéo dài hơn.

Phụ nữ sinh con thì chuyển dạ kéo dài bao lâu là điều mà nhiều mẹ vô cùng thắc mắc
Phụ nữ sinh con thì chuyển dạ kéo dài bao lâu là điều mà nhiều mẹ vô cùng thắc mắc

1.2. Dấu hiệu chuyển dạ giả

Chuyển dạ giả và chuyển dạ thật dễ làm mẹ nhầm lẫn. Điều này sẽ làm mẹ nhầm lẫn trước khi thực sự xác định chuyển dạ kéo dài bao lâu. Tuy nhiên thực sự có một vài điểm để phân biệt, đó chính là tần suất và cơn đau.

Những cơn đau chuyển dạ giả có thể xuất hiện từ 3-4 lần trong ngày hoặc ít hơn. Mẹ cứ yên tâm đừng lo lắng quá nhiều. Những cơn gò không quá xấu, cũng không làm mẹ quá đau đớn. Các cơn đau giúp cho thai nhi có thể chỉnh ngôi thai trong tử cung ở tư thế tốt nhất, thích hợp cho quá trình chuyển dạ thật. Ngoài ra, chuyển dạ giả cũng có thể xuất hiện do mẹ bị rối loạn tiêu hóa, hoặc ăn uống các loại thực phẩm nhiễm khuẩn dẫn tới đau bụng, đau co thắt, kèm nôn ói và tiêu chảy.  Khi có những dấu hiệu này, nếu có đi khám thì cổ tử cung vẫn đóng kín vì đó chỉ là dấu hiệu của chuyển dạ giả.

Vào vài tuần cuối của thai kỳ hầu hết các thai phụ đều cảm nhận được các cơn co tử cung nhẹ trước khi chuyển dạ thật sự. Các cơn co này được gọi là những cơn co Braxton Hicks hay chuyển dạ giả.

Không giống chuyển dạ thật sự, chuyển dạ giả có thể:

  • Dữ dội hoặc nhẹ, thường xuất hiện ở vùng phía trước bụng và vùng xương chậu
  • Xuất hiện đột ngột rồi biến mất, không liên tiếp, không tăng lên và cũng không mạnh lên theo thời gian.
  • Có thể giảm khi thay đổi tư thế.
  • Không làm cổ tử cung xóa mở.

1.3. Dấu hiệu chuyển dạ thật

Chuyển dạ thật sự khi có 3 trong 5 tiêu chuẩn sau:

  • Đau bụng từng cơn tăng dần.
  • Ra dịch nhầy hồng âm đạo.
  • Có sự thay đổi ở ổ tử cung (cổ tử cung xóa và mở).
  • Đầu ối được thành lập.
  • Có sự tiến triển của ngôi thai sau mỗi cơn co tử cung.

2. Chuyển dạ kéo dài (Chuyển dạ ngưng tiến triển)

2.1. Nguyên nhân dẫn đến quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ

Nguyên nhân dẫn đến quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ
Nguyên nhân dẫn đến quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ

Ngoài việc quan tâm chuyển dạ kéo dài bao lâu, mẹ cũng cần nên biết thai phụ sẽ dễ bị chuyển dạ kéo dài nếu:

  • Em bé quá to và không thể chui qua âm đạo.
  • Em bé ở tư thế khác thường. Thường thì bé sẽ được sinh ra trong tư thế đầu ra trước và quay mặt về phía lưng mẹ.
  • Đường âm đạo quá nhỏ nên bé không thể chui lọt.
  • Các cơn co tử cung quá yếu.

2.2. Quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ có nguy hiểm không?

Quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ có nguy hiểm không?
Quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ có nguy hiểm không?

Sau khi xác định được chuyển dạ kéo dài bao lâu, mẹ nhận ra mẹ đã quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ quá lâu, chuyển dạ ngưng tiến triển. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi và mẹ.

  • Nguy cơ đối với thai nhi: ảnh hưởng đến tim, hô hấp, trí não của thai nhi; trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, có sức đề kháng kém, sốt, da nhăn nheo,…thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
  • Nguy cơ đối với mẹ bầu: vượt quá ngày dự sinh, nước ối của mẹ bầu cũng cạn dần dẫn đến các cơn gò tử cung chèn ép dây rốn. Ngoài ra, quá ngày dự sinh thai nhi quá cỡ, mẹ bầu bắt buộc phải mổ. Vì vậy, mẹ phải nằm viện để theo dõi và dễ để lại nhiều biến chứng.

2.3. Mẹ nên làm gì khi chuyển dạ kéo dài?

Khi mẹ tính theo chuyển dạ kéo dài bao lâu như trên và quá ngày mẹ không thấy có dấu hiệu chuyển dạ thì mẹ bầu cần thực hiện những điều sau gì? Dưới đây là những điều nên làm khi thai nhi quá ngày dự sinh:

  • Mẹ có thể lựa chọn ăn dứa trong giai đoạn cuối thai kỳ này. Bởi vì dứa có rất nhiều enzyme Bromelain kích thích tử cung
  • Kích thích vùng ngực: Nghe có vẻ vô lý những thực chất đã được áp dụng và thành công. Dùng bàn tay xoa xoa tròn núm vú và quầng vú. Nhờ hoạt động xoa bóp có thể giúp kích thích oxytocin giúp thai nhi chào đời
  • Mẹ bé có thể sử dụng biện pháp đi bộ. Mẹ chỉ cần đi lại nhẹ nhàng giúp bé dần chuyển xuống.

3. Quá trình chuyển dạ diễn ra cụ thể như thế nào?

Quá trình chuyển dạ diễn ra cụ thể như thế nào?
Quá trình chuyển dạ diễn ra cụ thể như thế nào?

Mẹ không biết mình sẽ có thời gian chuyển dạ kéo dài bao lâu. Hiện tượng này của mẹ trải qua 3 giai đoạn  với thời gian khác nhau và khác với các bà mẹ khác.

3.1. Giai đoạn xoá mở cổ tử cung

Trong suốt thai kì, cổ tử cung đóng kín. Xoá mở cổ tử cung là hiện tượng cổ tử cung mềm ra, ngắn lại, mở ra và hướng về trước. Đây là giai đoạn có thời gian lâu nhất trong cuộc chuyển dạ, trung bình lên tới 15 giờ. Thông thường giai đoạn này được chia thành 2 pha nhỏ hơn: pha tiềm tàng và pha tích cực. Người ta chia 2 pha dựa vào độ mở cổ tử cung.

  • Pha tiềm tàng: cổ tử cung mở 0-4 cm. Giai đoạn này kéo dài vài giờ ở người sinh con so và ngắn hơn ở người con rạ. Tuy nhiên không có dấu hiệu hay dự đoán nào cho biết khi nào thì cổ tử cung bắt đầu mở. Bà mẹ có thể thấy những dấu hiệu của chuyển dạ và giai đoạn này bắt đầu ngay sau đó.

Mẹ có thể xem thêm: Dấu hiệu chuyển dạ thật và giả – mẹ có biết?

  • Pha tích cực: cổ tử cung mở 5-10 cm. Giai đoạn này kéo dài trung bình 4-8 tiếng, cổ tử cung mở khoảng 1cm mỗi giờ. Kết thúc pha tích cực cổ tử cung mở tối đa 10 cm. Mẹ chú ý pha này cơn co tử cung dày dần lên gây đau bụng cơn càng dồn dập. Em bé khi đó chuẩn bị ra đời.

3.2. Giai đoạn sổ thai

Đây là lúc em bé ra đời. Dưới tác động thúc đẩy của cơn co tử cung dày hơn mạnh hơn, em bé vượt qua lỗ cổ tử cung đã mở tối đa, vượt qua khung chậu mẹ và ra đời. Giai đoạn này chỉ kéo dài 30 phút đến 1 giờ đồng hồ ở người mang con so. Với người mang con rạ, quá trình này chỉ dưới 30 phút. Trong trường hợp bà mẹ được chỉ định mổ lấy thai, thông thường việc đón bé cũng chỉ kéo dài vài phút.

Thời gian sổ thai không nên quá nhanh và cũng không nên chậm hơn thời gian thông thường. Nếu thai sổ quá nhanh, rất có thể tầng sinh môn của mẹ bị tổn thương rộng. Khắc phục tổn thương cho mẹ có thể rất khó khăn thậm chí ảnh hưởng đến lần sinh nở sau. Mẹ có thể đau nhiều và cần thời gian hồi phục lâu hơn. Mặt khác, giai đoạn này thai nhi chịu sức ép từ cơn co tử cung, áp lực của thành tử cung và đi qua khung chậu mẹ hẹp nên giai đoạn này không được kéo dài quá lâu. Đây là lí do mẹ nên sinh nở có sự hỗ trợ y tế để thai sổ với thời gian phù hợp.nhất.

Hạnh phúc của mẹ là tiếng khóc của bé
Hạnh phúc của mẹ là tiếng khóc của bé

3.3. Giai đoạn sổ rau

Khi em bé đã ra đời, bánh rau và một phần dây rốn  vẫn còn nằm trong tử cung mẹ. Bánh rau sổ ra chỉ kéo dài từ 5 phút đến 30 phút ngay sau khi em bé ra đời. Vào lúc này mẹ hãy thư giãn, da kề da với bé và chuẩn bị cho bữa bú đầu tiên.

Hiểu thêm về quá trình chuyển dạ:

Chuyển dạ và những thắc mắc hàng đầu mẹ quan tâm

4. Chuẩn bị gì cho cuộc chuyển dạ lên tới 24 giờ?

4.1. Ăn uống

Khi đã nắm được thời gian chuyển dạ kéo dài bao lâu, mẹ hãy chuẩn bị cho cuộc chuyển dạ sắp đến. Ở giai đoạn đầu kéo dài nhiều giờ, mẹ nên uống đủ nước và ăn nhẹ, lỏng, dễ tiêu. Mẹ mang theo những loại thực phẩm tiện lợi để ăn ngay khi đói. Mẹ nên ăn từ từ, nhai kĩ. Tuyệt đối không được nhịn ăn vì mẹ có thể đuối sức hoặc mệt lả trong các giai đoạn sau. Trong trường hợp thai kì của mẹ đã có chỉ định mổ từ trước, mẹ cần nhịn ăn theo hướng dẫn của bệnh viện, thông thường là 8 giờ trước mổ.

4.2. Tinh thần – thể chất

Suốt 9 tháng thai kì, mẹ luôn cần giữ gìn sức khoẻ cả về tinh thần, thể chất. Càng về cuối thai kì mẹ càng cần vững vàng hơn. Những ngày này mẹ có thể đi dạo nhẹ nhàng, tập hít thở đều, sâu và ngủ đủ giấc. Mẹ cũng có thể thư giãn bằng âm nhạc, trò chuyện với người thân, bạn bè hoặc các mẹ bỉm sữa. Tránh mọi công việc nặng hay gây áp lực lên vùng bụng bầu. Ưu tiên cho việc nghỉ ngơi cả trong công việc lẫn trong tinh thần.

Gia đình là nguồn động viên to lớn của mẹ trong quá trình chuyển dạ kéo dài bao lâu đó!
Gia đình là nguồn động viên to lớn của mẹ trong quá trình chuyển dạ kéo dài bao lâu đó!

4.3. Sự động viên của mọi người

Sự động viên của mọi người là vô cùng quan trọng trong quá trình chuyển dạ kéo dài bao lâu đó!
Sự động viên của mọi người là vô cùng quan trọng trong quá trình chuyển dạ kéo dài bao lâu đó!

Các y bác sĩ sẽ giải thích cho mẹ thời gian chuyển dạ kéo dài bao lâu và tư vấn chế độ ăn uống nghỉ ngơi thích hợp. Người thân trong gia đình có thể lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của mẹ với việc đi sinh. Người thân cũng nên chuẩn bị giúp mẹ những loại thủ tục giấy tờ, đồ đạc mang đi sinh. Hành trình sinh bé không chỉ cần cố gắng của mẹ mà còn cần sự hỗ trợ rất nhiều từ gia đình.

Như vậy Góc của mẹ đã giúp mẹ giải đáp được “chuyển dạ kéo dài bao lâu là hợp lí” – một trong những câu hỏi thường gặp nhất khi mang thai. Để vượt qua cuộc chuyển dạ kéo dài nhiều giờ đồng hồ, Mamamy chúc mẹ có được sức khoẻ và tâm lý tốt nhất để đón em bé chào đời.

Nguồn tham khảo: https://www.verywellfamily.com/length-of-labor-how-long-will-it-be-2759011

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Chuyển dạ bao lâu là hợp lý: Thời gian phù hợp cho chuyển dạ”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Chuyển dạ khi nào cần đến bệnh viện?
Chuyển dạ khi nào cần đến bệnh viện?
Dấu hiệu chuyển dạ sẽ liên tục xuất hiện trên cơ thể mẹ, vào những tuần cuối thai kỳ. Mẹ bầu luôn thắc mắc rằng chuyển dạ khi nào cần đến bệnh viện. Trong khi cơ thể liên tục xuất hiện những cơn đau bụng. Mẹ bầu hoang mang và lo lắng. Cùng Góc của […]
Mẹ phải làm gì trong tình huống vỡ ối trước cơn chuyển dạ?
Mẹ phải làm gì trong tình huống vỡ ối trước cơn chuyển dạ?
Những ngày gần sinh sẽ có rất nhiều điều bất ngờ mà mẹ bầu không thể lường trước được. Đặc biệt là trường hợp vỡ ối trước cơn chuyển dạ. Vậy làm thế nào để mẹ có thể bình tĩnh và tự tin trước tình huống này? Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết […]
Đau bụng sắp sinh như thế nào? Làm thế nào để bớt đau bụng?
Đau bụng sắp sinh như thế nào? Làm thế nào để bớt đau bụng?
Đau bụng sắp sinh như thế nào? Đây là câu hỏi của rất nhiều mẹ bầu. Bởi dù đã sinh con nhiều thì việc phân biệt đau bụng sắp sinh cũng rất khó. Do vậy, bài viết dưới đây Mamamy sẽ giải đáp chi tiết và đưa ra những lưu ý mẹ cần biết. 1. […]
Hiện tượng đau đẻ – Mẹ thực sự đã nắm rõ?
Hiện tượng đau đẻ – Mẹ thực sự đã nắm rõ?
Khoảng thời gian mang thai là khoảng thời gian vô cùng gian nan và khó khăn. Đây cũng là khoảng thời gian đặc biệt nhất của mẹ. Dĩ nhiên hiện tượng đau đẻ trong lúc sinh cũng sẽ là ấn tượng mà mẹ nhớ nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn […]
Giỏ hàng 0