Trước khi đến với giây phút thiêng liêng được nghe tiếng khóc đầu đời của bé, mẹ phải trải qua quá trình chuyển dạ không mất dễ chịu. Để giúp mẹ hiểu rõ hơn về các cơn đau bụng chuyển dạ. Bài viết này xin chia sẻ cho mẹ các thông tin về các cơn đau bụng chuyển dạ mà mẹ phải trải qua.
Mục lục
1. Đau bụng chuyển dạ như thế nào?
Đau bụng chuyển dạ như thế nào? Cơn đau được bắt đầu cơn co thắt khi phần cổ tử cung bắt đầu được mở rộng. Đây là dấu hiệu cho thấy mẹ đang bước vào giai đoạn chuyển dạ. Lúc này, bụng mẹ dần trở nên cứng hơn mỗi khi các cơn co thắt xuất hiện.Khi không có các cơn co thắt, tử cung sẽ được giãn ra và trở nên dễ chịu hơn.
Các cơn đau chuyển dạ xuất hiện theo chu kỳ và có tần suất tăng dần theo thời gian. Các cơn co tử cung sẽ không có dấu hiệu giảm khi mẹ chuyển dạ thật. Cường độ các cơn co thắt cũng trở nên mạnh hơn ở vùng lưng dưới và bụng.
2. Đau bụng chuyển dạ ở vị trí nào?
Đau bụng chuyển dạ đau ở vị trí nào? Đau chuyển dạ là cơn đau âm ỉ ở vùng bụng dưới, lưng hoặc gây căng cơ ở vùng xương chậu. Cơn đau chuyển dạ thật thường đều đặn, trung bình khoảng 1 phút, xảy ra thường xuyên cho dù sản phụ thay đổi vị trí hay nghỉ ngơi. Thường thì cơn gò tử cung này sẽ tăng lên, dồn dập lên.
3. Quá trình chuyển dạ diễn ra như thế nào?
Đau bụng chuyển dạ như thế nào? Trung bình một quá trình chuyển dạ đối với con so là 12 – 18 tiếng. Đối với con rạ chỉ mất từ 8 – 12 tiếng. Trong thời gian chuyển dạ, mẹ bầu sẽ trải qua 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1: Xóa mở cổ tử cung. Giai đoạn này là sự xuất hiện tăng dần của các cơn co thắt tử cung cho đến khi tử cung được mở hẳn. Đau bụng chuyển dạ được xảy ra mạnh mẽ vào thời gian này. Đồng thời lúc này tử cung tiết ra huyết hồng âm đạo. Do nút nhầy được thoát ra cùng ít màu tạo thành dịch có màu hồng. Giai đoạn này gồm 2 pha: pha tiềm tàng và pha tích cực.
- Giai đoạn 2: Sổ thai. Đây là giai đoạn thai nhi sẽ được đẩy ra ngoài như sức rặn và các cơn co tử cung.
- Giai đoạn 3: Bong rau và sổ rau. Lúc này các cơn đau của mẹ đã trở nên nhẹ hơn. Nhau thai được sổ ra ngoài và bác sĩ sẽ cầm máu cho mẹ.
Mẹ có thể tham khảo thêm chi tiết về các giai đoạn chuyển dạ tại đây: Quá trình chuyển dạ và các dấu hiệu không thể bỏ qua mẹ nên biết
4. Làm thế nào để nhận biết dấu hiệu đau bụng chuyển dạ
Đau bụng chuyển dạ là hiện tượng sinh lý bình thường của mẹ bầu. Các cơn co thắt chuyển dạ sẽ được tăng dần về cường độ và tần suất theo từng giai đoạn.
Áp lực các cơn đau chuyển dạ tối thiểu là 25 – 30 mmHg khiến cho thai phụ cảm nhận được từng cơn đau bụng. Sau đó sẽ tiếp tục tăng dần từ 50 -55 mmHg trong quá trình chuyển dạ.
Thời gian kéo dài của các cơn đau bụng chuyển dạ đầu tiên là 15 – 20 giây. Khi cổ tử cung được xóa mở ở cuối giai đoạn 1, các cơn đau sẽ kéo dài từ 30 – 40 cho từng cơn.
Số liệu cụ thể về các cơn đau bụng chuyển dạ trong từng giai đoạn
Các cơn đau chuyển dạ diễn ra càng đều đặn, càng nhịp nhàng sẽ giúp cuộc vượt cạn của mẹ diễn ra dễ dàng hơn. Mẹ có thể tham khảo số liệu cụ thể dưới đây:
- Pha tiềm tàng ở giai đoạn 1: Các cơn đau sẽ kéo dài trung bình từ 20 -30 giây, lập lại sau 2 – 3 phút. Trong vòng mỗi 10 phút mẹ bầu sẽ cảm nhận được 2 -3 cơn đau.
- Pha tích cực ở giai đoạn 1: Các cơn đau bụng chuyển dạ đã phát triển tăng dần đều. Cụ thể thời gian cho mỗi cơn đau là 35 – 45 giây. Tần suất cũng được rút ngắn mỗi cơn đau cách nhau trung bình 1 phút 30 giây. Mẹ có thể cảm nhận 3 – 5 cơn co thắt tử cung trong vòng 10 phút.
- Giai đoạn 2: Khi cổ tử cung đã được mở, các cơn đau thắt của mẹ sẽ xuất hiện 4 – 6 lần trong 10 phút. Trong giai đoạn này các cơn co ở tử cung và thành bụng cùng sức rặn của mẹ sẽ giúp đẩy thai nhi ra ngoài.
5. Dấu hiệu cho thấy mẹ sắp sinh
Bên cạnh các cơn đau bụng chuyển dạ, mẹ bầu sắp sinh còn có 2 dấu hiệu phổ biến sau đây:
- Tiết dịch âm đạo có màu hồng: Khi mẹ tiết ra dịch nhầy có màu hồng là sự kết hợp giữa nút nhầy và máu ở các mao mạch bị vỡ trên tử cung. Đây là lúc mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho quá trình vượt cạn của mình. Vì đây là dấu hiệu cho thấy em bé sắp được chào đời.
- Rò rỉ nước ối: Khi có biểu hiện này mẹ cần nhập viện ngay. Nước ối là chất bôi trơn giúp thai nhi dễ dàng đẩy ra khi đi qua âm đạo. Nước ối thường sẽ vỡ khi cổ tử cung đã được mở rộng hết. Một số trường hợp nước ối có thể bị vỡ sớm khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ hoặc khi cổ tử cung chưa mở hết, mẹ vẫn cần được đưa đến bệnh viện để theo dõi.
Khi mẹ sắp sinh sẽ có 3 dấu hiệu chính: Đau co thắt theo chu kỳ, tiết dịch âm đạo, rò rỉ nước ối. Ngoài ra, vẫn còn một số dấu hiệu chuyển dạ khác mẹ có thể tham khảo tại đây.
6. Đau bụng chuyển dạ có giống đau bụng đi ngoài?
Thực tế, phụ nữ đau bụng chuyển dạ gần giống với đau bụng đi ngoài, đau bụng kinh. Tuy nhiên, cơn đau khi chuyển dạ sẽ nhiều hơn, khó chịu hơn. Mức độ đau tăng ghê gớm dọc ở phần lưng và hông, khó chịu ở vùng bụng dưới. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do bé nằm ngửa theo hướng đường sinh và đè lên dây thần kinh khiến cho mẹ gặp phải những cơn đau khủng khiếp.
Đau bụng đi ngoài là những cơn đau nhẹ, tuy nhiên, với những người bị đau bụng do tiêu chảy thì cơn đau sẽ nhiều hơn. Điều khác biệt giữa đau bụng đi ngoài và đau bụng chuyển dạ là vị trí đau. Thông thường, đau bụng đi ngoài, cơn đau sẽ nghiêng về phía hậu môn và gây khó chịu ở vị trí này. Còn đau bụng chuyển dạ thì cơn đau sẽ nhiều sẽ ở tử cung, gây khó chịu ở cả phần bụng, háng và đùi.
7. Những lưu ý cho mẹ khi đau bụng chuyển dạ
Không có quá trình chuyển dạ nào mà không đau đớn. Do đó, mẹ cần chuẩn bị tinh thần trước cho các cơn đau bụng chuyển dạ. Để giảm nhanh các triệu chứng đau đớn trong lúc chuyển dạ, các mẹ bầu nên áp dụng những phương pháp sau đây:
- Cố gắng giữ bình tĩnh và tâm lý ổn định.
- Hít thở đều đặn: Mẹ bầu nên hít thở đều đặn, tập trung thở nhẹ nhàng.
- Massage nhẹ nhàng phần bụng, lưng và hông để giảm đau đớn, giúp mẹ dễ chịu hơn.
- Đi lại nhẹ nhàng hay thay đổi vị trí giúp tử cung co giãn đều và dễ sinh nở.
- Tắm nước hơi ấm để làm dịu tử cung.
- Thay đổi tư thế giúp giảm đau khi chuyển dạ.
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ khi rặn sinh bé.
7. Đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu báo có nguy hiểm không?
Hiện tượng ra dịch hồng hay ra máu báo là dấu hiệu thường thấy trước khi mẹ chuyển dạ. Song, trong nhiều trường hợp, mẹ bầu có các biểu hiện đau bụng chuyển dạ nhưng lại không hề phát hiện máu báo.
Nhiều mẹ nghĩ rằng việc này bình thường nên khá chủ quan thành ra không kịp chuẩn bị. Những người khác lại chỉ chăm chăm vào dấu hiệu máu báo nên khi chưa thấy có máu báo các mẹ ấy chỉ nghĩ rằng chưa đến ngày chuyển dạ.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, việc chuyển dạ không ra máu báo là dấu hiệu nguy hiểm. Điều này có thể đế lại các biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé.
Chuyển dạ mà không ra dịch hồng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện tường này tiềm tàng những rủi ro không đoán trước được. Chính vì vậy, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, mẹ cần ngay lập tức đi kiểm tra tại bệnh viện, nếu không hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng.
Mẹ đừng quá căng thẳng hay tạo áp lực cho bản thân khi chịu các cơn đau bụng chuyển dạ. Vì nếu cơn đau vượt quá sự chịu đựng hoặc ảnh hưởng đến tâm lý mẹ, bác sĩ sẽ can thiệp bằng thuốc hoặc phương pháp gây tê ngoài màng cứng giúp mẹ giảm đau. Với các thông tin trên, hy vọng mẹ đã biết thêm những kiến thức bổ ích. Chúc mẹ có một kỳ vượt cạn thành công.
Nguồn tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9686-true-vs-false-labor
Mẹ có thể tìm hiểu thêm các bài viết này:
Chuyển dạ không ra máu báo có nguy hiểm không?