Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

TOP 6 thông tin mẹ nên biết về các cơn đau chuyển dạ giả

Chuyển dạ giả là hiện tượng sinh lý khá phổ biến ở các mẹ bầu. Nhưng liệu mẹ đã hiểu rõ về hiện tượng chuyển dạ giả này chưa? Đặc điểm của chuyển dạ giả là gì? Sau đây là TOP 6 thông tin cơ bản về các cơn đau chuyển dạ giả mà bất cứ mẹ bầu nào cũng nên biết. 

1. Thế nào là đau chuyển dạ giả

Cơn đau chuyển dạ giả hay còn được gọi là cơn gò Braxton Hicks. Đau chuyển dạ giả thường xảy vào 3 – 4 tháng cuối thai kỳ. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường của các mẹ bầu trước khi bước vào giai đoạn chuyển dạ thật

Các cơn gò chuyển dạ giả được mô tả là những cơn đau thắt chặt ở vùng bụng. Các cơn đau gò Braxton Hicks xuất hiện không ổn định và chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Khác với các cơn đau chuyển dạ thật, chuyển dạ giả không xóa mở cổ tử cung của mẹ. Thay vào đó, nó giúp cổ tử cung được luyện tập co giãn để chuẩn bị cho ngày lâm bồn. 

Nguyên nhân gây ra cơn đau chuyển dạ giả là thai phụ mệt mỏi, cơ thể thiếu nước, vận động, đi lại quá nhiều, rối loạn tiêu hóa… Do đó, tùy vào thể trạng của mỗi mẹ mà các cơn gò chuyển dạ giả có xuất hiện hay không. Hiện tượng sinh lý này không bắt buộc phải xảy ra ở tất cả mọi bà bầu.

Cơn đau chuyển dạ giả hay còn được gọi là cơn gò Braxton Hicks
Cơn đau chuyển dạ giả hay còn được gọi là cơn gò Braxton Hicks

2. Dấu hiệu nhận biết chuyển dạ giả

Các cơn đau chuyển dạ xuất hiện ở cuối thai kỳ nên khiến nhiều mẹ nhầm với chuyển dạ thật. Sau đó, cấp tốc nhập viện nhưng vào viện quá sớm sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho bà bầu. Vì vậy, mẹ có thể dựa vào các đặc điểm dưới đây để nhận diện đâu là chuyển dạ giả:

  • Xuất hiện và biến mất đột ngột, khó đoán trước
  • Kéo dài không ổn định, khoảng cách thời gian giữa các cơn đau không đều.
  • Cường độ lúc mạnh có lúc nhẹ.
  • Cơn đau thường xuất hiện ở bụng trước và xương chậu.
  • Cơn đau sẽ giảm khi mẹ áp dụng các biện pháp hỗ trợ.

Mẹ có thể tham khảo thêm về cơn đau chuyển dạ thật tại đây.

Các cơn đau chuyển dạ xuất hiện ở cuối thai kỳ nên khiến nhiều mẹ nhầm với chuyển dạ thật
Các cơn đau chuyển dạ xuất hiện ở cuối thai kỳ nên khiến nhiều mẹ nhầm với chuyển dạ thật

3. Chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu?

Thực tế rất khó để xác định chính xác khoảng thời gian bao lâu giữa chuyển dạ giả và thật. Điều này còn được dựa trên cơ địa của từng mẹ. Mẹ có thể nhận biết khi nào bước vào quá trình chuyển dạ thật bằng các đặc điểm sau:

  • Khi gần đến giai đoạn chuyển dạ thật, các cơn đau chuyển dạ giả sẽ có cường độ mạnh hơn và tần suất xuất hiện nhiều hơn.
  • Mẹ bầu ra huyết trắng lợn cợn. Đối với dấu hiệu này, mẹ chờ thêm 1- 2 tuần nữa sẽ bắt đầu chuyển dạ thật.
  • Bụng mẹ có dấu hiệu tụt xuống. Khi nhận thấy biểu hiện này, có thể sẽ mất thêm 1 tuần nữa mẹ mới bước vào quá trình chuyển dạ thật.
Thực tế rất khó để xác định chính xác khoảng thời gian bao lâu giữa chuyển dạ giả và thật.
Thực tế rất khó để xác định chính xác khoảng thời gian bao lâu giữa chuyển dạ giả và thật.

4. Cách giải quyết các cơn đau chuyển dạ giả

Các cơn đau chuyển dạ giả mẹ có thể tập thích nghi và có biện pháp khắc phục. Các cơn gò Braxton Hicks thường sẽ được giải quyết khi mẹ áp dụng các phương pháp sau đây:

  • Uống nhiều nước. Vì khi cơ thể thiếu nước sẽ là nguyên nhân cho các cơn chuyển dạ giả
  • Thay đổi tư thế, di chuyển. Các cơn gò giả sẽ được cải thiện khi mẹ thay đổi tư thế.
  • Nghỉ ngơi, thả lỏng cơ thể. Khi các cơn chuyển dạ giả xuất hiện mẹ nên dừng công việc hiện tại để nghỉ ngơi. 
  • Ngâm nước nóng, massage, nghe nhạc giúp cơ thể thư giãn xua đi các cơn đau giả.
Các cơn đau chuyển dạ giả mẹ có thể tập thích nghi và có biện pháp khắc phục
Các cơn đau chuyển dạ giả mẹ có thể tập thích nghi và có biện pháp khắc phục

5. Những điều cần lưu ý khi xuất hiện các cơn đau chuyển dạ giả

Khi nhận thấy các cơn gò Braxton Hicks, mẹ nên lưu ý các điều sau:

  • Không quá vội nhập viện sớm hay trông chờ quá nhiều vào ngày sinh nở. Như vậy sẽ tạo áp lực cho tinh thần cũng như căng thẳng cho cơ thể.
  • Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, quần áo cho quá trình sinh nở. Nhằm tránh trường hợp khi đến kỳ sinh nở, mẹ phải loay hoay chuẩn bị.
  • Chăm sóc thai nhi đặc biệt ở nửa tháng cuối. Thời gian này, mẹ không nên đi xa hay ngồi xe, tàu quá lâu. 
  • Tránh mệt mỏi và để cơ thể lao lực quá sức. Tập trung thư giãn nghỉ ngơi dưỡng sức khỏe tinh thần và thân thể.
  • Gia đình, người thân luôn bên cạnh chăm sóc và động viên giúp mẹ thư giãn tinh thần và giữ tâm trạng tốt nhất.
Dấu hiệu chuyển dạ giả có thể làm mẹ thêm lo lắng
Dấu hiệu chuyển dạ giả có thể làm mẹ thêm lo lắng

6. Những dấu hiệu nguy cấp mẹ cần nhập viện ngay

Khi mẹ đã áp dụng các giải pháp hỗ trợ nhưng các cơn đau không giảm mà còn diễn ra thường xuyên hơn. Khi đó, mẹ nên chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán. Vì có thể đây là trường hợp sinh non cần được nhập viện gấp.

Trường hợp mẹ không phân biệt được các cơn đau chuyển dạ giả và thật và có các biểu hiện bất thường sau:

  • Chảy máu vùng kín bất thường.
  • Nước ối có dấu hiệu bị rò rỉ hoặc vỡ
  • Khi thai nhi chưa được 37 tuần mà các cơn gò đau dữ dội và xuất hiện thường xuyên. Cụ thể trong 1 giờ có hơn 4 cơn đau thắt.
  • Mẹ cảm nhận sự di chuyển bất thường của bé trong bụng.
Khi mẹ đã áp dụng các giải pháp hỗ trợ nhưng các cơn đau không giảm mà còn diễn ra thường xuyên hơn
Khi mẹ đã áp dụng các giải pháp hỗ trợ nhưng các cơn đau không giảm mà còn diễn ra thường xuyên hơn

Khi mẹ nhận thấy các dấu hiệu đáng ngờ trên, nên được nhập viện để bác sĩ theo dõi. Các cơn đau chuyển dạ giả thường sẽ kéo dài không quá 30 giây với cường độ vừa phải. Mẹ không cần quá lo lắng hay nhập viện quá sớm khi xuất hiện dấu hiệu giả. Hy vọng các thông tin trên đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về quá trình chuyển dạ giả.  

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Thêm đánh giá

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu thì sinh?
Chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu thì sinh?
Chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu thì sinh là câu thắc mắc phổ biến của nhiều mẹ bầu. Sau khi trải qua loạt cơn chuyển dạ giả, mẹ bầu luôn lo lắng không biết bao giờ mình sẽ sinh thật. Làm thế nào để phân biệt đâu là chuyển dạ thật và […]
Ra máu báo bao lâu thì sinh con: Máu báo sắp sinh, mẹ có biết?
Ra máu báo bao lâu thì sinh con: Máu báo sắp sinh, mẹ có biết?
Hiện tượng ra máu báo sắp sinh, chuyển dạ là một hiện tượng thường gặp vào giai đoạn cuối của thai kì. Ra máu báo bao lâu thì sinh con, chuyển dạ? Những dấu hiệu báo chuyển dạ đi kèm khác là gì? Đó đều là những điều mẹ bầu đặc biệt quan tâm. Đọc […]
Chuyển dạ giả và những điều mẹ cần biết
Chuyển dạ giả và những điều mẹ cần biết
Gần đến ngày sinh hiện tượng chuyển dạ giả cũng thường xuyên diễn ra. Với các mẹ bầu cuối thai kỳ, chỉ cần có bất kỳ một dấu hiệu chuyển dạ nào cũng có thể làm mẹ bầu lo lắng, hoang mang. Vậy làm sao để hiểu được rằng mình đang chuyển dạ giả hay […]
Ăn gì để chuyển dạ nhanh hơn khi mẹ đến tháng cuối thai kỳ?
Ăn gì để chuyển dạ nhanh hơn khi mẹ đến tháng cuối thai kỳ?
Ăn gì để chuyển dạ nhanh là câu hỏi nhiều mẹ đặt ra khi bước vào những tuần cuối của thai kỳ – bước đầu quan trọng của hành trình vượt cạn.Thông thường, thời gian thai nghén của mẹ sẽ kéo dài trong 40 tuần. Khi thai kỳ bước vào tuần cuối, mẹ sẽ dần […]
6 dấu hiệu cổ tử cung mở và những lưu ý mẹ cần biết
6 dấu hiệu cổ tử cung mở và những lưu ý mẹ cần biết
Sự dãn nở của cổ tử cung là một phần quan trọng của quá trình chuyển dạ. Một giai đoạn cần thiết để cho phép em bé của chúng ta được sinh ra. Rất bình thường nếu mẹ bé đang thắc mắc: Làm thế nào biết được cổ tử cung có đang giãn nở hay […]
Cách chuyển dạ nhanh: Bí kíp giúp mẹ kích thích chuyển dạ tự nhiên
Cách chuyển dạ nhanh: Bí kíp giúp mẹ kích thích chuyển dạ tự nhiên
Cách chuyển dạ nhanh, giảm đau đớn và sinh nở dễ dàng chính là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm tới trong thai kỳ. 1. Chuyển dạ là gì? Muốn biết cách chuyển dạ nhanh, trước hết, mẹ nên hiểu rõ quá trình này. Chuyển dạ là quá trình thai và phần phụ […]
Giỏ hàng 0