Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

SINH MỔ LẦN 2 CÓ NÊN CHỜ CHUYỂN DẠ VÀ NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN LƯU Ý

Các mẹ luôn được khuyên rằng nên sinh thường nếu có thể. Sinh mổ chỉ nên thực hiện khi có những biến chứng y tế nguy hiểm trong cuối kỳ mang thai. Tuy nhiên ngày nay, việc sinh mổ đã trở nên phổ biến khi nhiều bà mẹ bất chấp mọi rủi ro của nó để thực hiện một cách tự nguyện. Theo đó, nhiều lưu ý an toàn cũng được đưa ra để mẹ yêu có thể thực hiện việc sinh mổ một cách tốt nhất. Mẹ thắc mắc sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ không? Khi nào thì mẹ yêu nên sinh mổ? Hãy đọc bài dưới đây để có câu trả lời cho mình.

1. Sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ?

Sinh mổ thường được thực hiện khi có những vấn đề y tế xuất hiện
Sinh mổ thường được thực hiện khi có những vấn đề y tế xuất hiện

Mẹ yêu muốn biết sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ hay không? Sinh mổ thường được thực hiện khi có những vấn đề y tế xuất hiện. Khiến việc sinh thường trở nên nguy hiểm. Nhưng đôi khi, mẹ cũng quyết định sinh mổ chỉ vì nó đơn giản hơn với mẹ so với việc sinh thường. Nếu đã quyết định sinh mổ trong lần 2 này, lịch sinh của mẹ sẽ không phụ thuộc vào việc mẹ có chuyển dạ hay không. Mà sẽ phụ thuộc vào số tuần tuổi của thai nhi. Điều đó có nghĩa là, sinh mổ lần 2 không cần chờ chuyển dạ.

Theo đó, việc chuyển dạ có thể diễn ra trước thời điểm dự sinh hoặc sau đó. Trước khi sinh mổ, mẹ trải qua những thăm khám để chắc chắn rằng bé khỏe mạnh và việc sinh mổ diễn ra thuận lợi. Khi đó, mẹ sẽ được tiến hành như dự định.

1.1. Lên lịch sinh mổ cho mẹ yêu – Sinh mổ có cần chuyển dạ

Lên lịch sinh mổ cho mẹ yêu – Sinh mổ có cần chuyển dạ
Lên lịch sinh mổ cho mẹ yêu – Sinh mổ có cần chuyển dạ

Nhiều mẹ cho rằng sinh mổ có cần chờ chuyển dạ, một số khác nghĩ ngược lại. Theo như trên, ta biết được sinh mổ không cần chờ đến khi chuyển dạ. Vì trong thực tế, vẫn có những ca mổ sinh do việc chuyển dạ kéo dài hoặc thậm chí không có dấu hiệu chuyển dạ xảy ra. Khi ấy, việc mổ sinh là biện pháp bắt buộc để mẹ và bé được an toàn.

Vậy nếu chuyển dạ không đóng vai trò quyết định trong việc sinh mổ thì mốc thời gian nào an toàn cho phép việc sinh mổ được diễn ra?

Các khuyến nghị hiện tại dành cho mẹ sắp sinh là lên lịch sinh mổ không sớm quá 39 tuần tuổi thai, bất kể số lần sinh mổ trước đó là bao nhiêu. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất cho thấy, nên đặt lịch sinh vào tuần thứ 38, đối với mẹ đã từng sinh mổ một lần trước đó. Và đặt lịch sinh trong tuần thứ 37 khi mẹ có ít nhất 3 lần sinh mổ trước đó. Đây là khoảng thời gian tốt nhất để giảm thiểu các biến chứng ở mẹ và không ảnh hưởng đến tầng sinh môn.

2. Khi nào mẹ yêu được khuyên nên sinh mổ?

Lên lịch sinh mổ cho mẹ yêu – Sinh mổ có cần chuyển dạ
Lên lịch sinh mổ cho mẹ yêu – Sinh mổ có cần chuyển dạ

Nếu mẹ có thể sinh tự nhiên, điều đó rất tuyệt vời. Tuy nhiên, có vài lý do y tế khiến mẹ được bác sĩ chỉ định sinh mổ sẽ tốt hơn so với việc sinh thường. Những lý do đó bao gồm:

2.1. Sinh mổ có cần chờ chuyển dạ không khi: Chuyển dạ kéo dài

Chuyển dạ kéo dài hay chuyển dạ không thành công chiếm đến ⅓ số ca mổ sinh, theo nguồn tin của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh. Sinh mổ sẽ được bác sĩ tiến hành khi quá trình chuyển dạ kéo dài từ 20 tiếng trở lên. Hoặc từ 14 tiếng trở lên đối với các bà mẹ đã từng sinh con. Những lý do khiến việc chuyển dạ kéo dài có thể là do: bé quá lớn so với ống sinh, cổ tử cung mỏng dần, mang đa thai. Khi mẹ gặp phải những trường hợp này, bác sĩ sẽ khuyên mẹ mổ lấy thai để tránh biến chứng.

2.2. Vị trí bất thường

Để có một ca sinh thường thành công, bé phải ở tư thế dựng ngược, đầu gần ống sinh. Nhưng đôi khi trẻ sẽ không thực hiện đúng theo kịch bản ấy. Chân hoặc mông của bé sẽ nằm ở vị trí gần ống sinh. Đôi khi là vai hay phần phía trước của trẻ.

2.3. Thai nhi gặp nguy hiểm

Bác sĩ sẽ chọn sinh mổ ngay lập tức nếu bé bị ngạt ối.

2.4. Dị tật bẩm sinh

Dị tật bẩm sinh
Dị tật bẩm sinh

Để giảm các biến chứng khi sinh. Các bác sĩ sẽ chọn cách sinh mổ khi bé được chẩn đoán mắc các chứng bệnh như úng não hoặc các bệnh tim bẩm sinh.

2.5. Sinh mổ có cần chờ chuyển dạ khi sinh mổ lại

Theo hiệp hội mang thai Hoa Kỳ, khoảng 90% phụ nữ đã từng sinh mổ có thể sinh thường trong lần tiếp theo. Các mẹ sắp sinh nên trao đổi với bác sĩ để quyết định sinh thường hay mổ sinh là tốt nhất cho lần tiếp theo.

2.6. Mẹ mắc bệnh mãn tính

Phụ nữ có thể được bác sĩ khuyên sinh mổ khi mắc các căn bệnh mãn tính như: bệnh tim, huyết áp cao, tiểu đường thai kỳ. Mẹ sẽ gặp nguy hiểm nếu sinh thường trong tình trạng có những bệnh này.

Sinh mổ cũng được đề nghị khi mẹ sắp sinh bị nhiễm HIV, mụn rộp hay bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào khác có thể lây nhiễm qua đường âm đạo.

2.7. Sa dây rốn

Sa dây rốn là tình trạng nguy hiểm hiếm gặp mà cần dùng đến biện pháp sinh mổ. Khi dây rốn trượt qua cổ tử cung trước khi em bé được sinh ra. Điều này sẽ giảm lượng máu cung cấp cho em bé và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

2.8. Tỷ lệ cân bằng xương chậu CPD

CPD là hiện tượng xương chậu của mẹ sắp sinh quá nhỏ hoặc đầu thai nhi quá lớn so với ống sinh
CPD là hiện tượng xương chậu của mẹ sắp sinh quá nhỏ hoặc đầu thai nhi quá lớn so với ống sinh

CPD là hiện tượng xương chậu của mẹ sắp sinh quá nhỏ hoặc đầu thai nhi quá lớn so với ống sinh. Cả hai trường hợp này, đều khó có thể thực hiện sinh thường.

2.9. Vấn đề về nhau thai

Nhau thai nằm thấp che phủ một phần hoặc hoàn toàn cổ tử cung. Một trường hợp khác là nhau thai tách khỏi niêm mạc tử cung khiến bé bị mất oxy.

Phần kết

Sinh mổ tuy khá an toàn nhưng lại chứa đựng nhiều rủi ro cho mẹ. Nếu không nằm trong trường hợp đặc biệt, mẹ bầu vẫn được khuyên nên sinh thường sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải sinh mổ. Hãy chắc chắn rằng các thông số kiểm tra thai đều bình thường. Khi ngày dự sinh cận kề, sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ hay không, bác sĩ sẽ có những lời khuyên tốt nhất cho bạn tại thời điểm đó.

Mẹ có thể tham khảo thêm bài viết này:

Mẹ bị vỡ ối trước cơn chuyển dạ có gây nguy hiểm không?

Mẹ ăn đô ăn gì để giảm đau khi chuyển dạ?

Ngôi thai ngược: Sự nguy hiểm của thai ngôi mông mà mẹ cần biết

Mẹ phải làm gì trong tình huống vỡ ối trước cơn chuyển dạ?

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “SINH MỔ LẦN 2 CÓ NÊN CHỜ CHUYỂN DẠ VÀ NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN LƯU Ý”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

TOP 6 thông tin mẹ nên biết về các cơn đau chuyển dạ giả
TOP 6 thông tin mẹ nên biết về các cơn đau chuyển dạ giả
Chuyển dạ giả là hiện tượng sinh lý khá phổ biến ở các mẹ bầu. Nhưng liệu mẹ đã hiểu rõ về hiện tượng chuyển dạ giả này chưa? Đặc điểm của chuyển dạ giả là gì? Sau đây là TOP 6 thông tin cơ bản về các cơn đau chuyển dạ giả mà bất […]
Ra máu báo bao lâu thì sinh con: Máu báo sắp sinh, mẹ có biết?
Ra máu báo bao lâu thì sinh con: Máu báo sắp sinh, mẹ có biết?
Hiện tượng ra máu báo sắp sinh, chuyển dạ là một hiện tượng thường gặp vào giai đoạn cuối của thai kì. Ra máu báo bao lâu thì sinh con, chuyển dạ? Những dấu hiệu báo chuyển dạ đi kèm khác là gì? Đó đều là những điều mẹ bầu đặc biệt quan tâm. Đọc […]
Chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu thì sinh?
Chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu thì sinh?
Chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu thì sinh là câu thắc mắc phổ biến của nhiều mẹ bầu. Sau khi trải qua loạt cơn chuyển dạ giả, mẹ bầu luôn lo lắng không biết bao giờ mình sẽ sinh thật. Làm thế nào để phân biệt đâu là chuyển dạ thật và […]
Chuyển dạ giả và những điều mẹ cần biết
Chuyển dạ giả và những điều mẹ cần biết
Gần đến ngày sinh hiện tượng chuyển dạ giả cũng thường xuyên diễn ra. Với các mẹ bầu cuối thai kỳ, chỉ cần có bất kỳ một dấu hiệu chuyển dạ nào cũng có thể làm mẹ bầu lo lắng, hoang mang. Vậy làm sao để hiểu được rằng mình đang chuyển dạ giả hay […]
Ăn gì để chuyển dạ nhanh hơn khi mẹ đến tháng cuối thai kỳ?
Ăn gì để chuyển dạ nhanh hơn khi mẹ đến tháng cuối thai kỳ?
Ăn gì để chuyển dạ nhanh là câu hỏi nhiều mẹ đặt ra khi bước vào những tuần cuối của thai kỳ – bước đầu quan trọng của hành trình vượt cạn.Thông thường, thời gian thai nghén của mẹ sẽ kéo dài trong 40 tuần. Khi thai kỳ bước vào tuần cuối, mẹ sẽ dần […]
6 dấu hiệu cổ tử cung mở và những lưu ý mẹ cần biết
6 dấu hiệu cổ tử cung mở và những lưu ý mẹ cần biết
Sự dãn nở của cổ tử cung là một phần quan trọng của quá trình chuyển dạ. Một giai đoạn cần thiết để cho phép em bé của chúng ta được sinh ra. Rất bình thường nếu mẹ bé đang thắc mắc: Làm thế nào biết được cổ tử cung có đang giãn nở hay […]
Giỏ hàng 0