Mang thai là trọng trách thiêng liêng và cao cả của chị em phụ nữ. Đây vừa là niềm vui cũng là thời điểm mà mẹ cần phải theo dõi, quan tâm sát sao và không được chủ quan. Đặc biệt là giai đoạn chuyển dạ sắp sinh. Có nhiều dấu hiệu để nhận biết thời điểm này. Trong đó có vỡ ối trước cơn chuyển dạ. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về hiện tượng này ngay sau đây.
Mục lục
1. Túi ối là gì?
Trước khi tìm hiểu về việc vỡ ối trước cơn chuyển dạ hãy cùng điểm qua một chút thông tin xem túi ối là gì. Túi ối hay còn được gọi là túi thai. Đây chính là túi chứa nước ối giúp bao bọc toàn bộ dạ con. Chúng sẽ cung cấp dinh dưỡng để nuôi thai nhi trong suốt thời gian 9 tháng 10 ngày.
Túi ối còn có tác dụng là giúp con dễ dàng cử động, di chuyển ở trong bụng mẹ. Đồng thời tránh được những tác động từ bên ngoài dẫn đến tổn thương. Các loại vi khuẩn cũng không có cơ hội xâm nhập vào bên trong làm ảnh hưởng đến con.
Như vậy có thể thấy rằng túi ối vô cùng quan trọng. Việc vỡ túi ối khi chứa đến ngày dự sinh sẽ cực kỳ nguy hiểm. Vậy nên mẹ cần phải tìm hiểu kỹ về hiện tượng này.
2. Vỡ ối sớm là gì?
Nếu như vỡ ối sớm khi thai gần đủ tháng hay vài giờ trước khi mà chuyển dạ thì nguy cơ nguy hiểm cho mẹ và con sẽ ít hơn. Ngược lại, nếu vỡ ối non khi mà thai vẫn còn non thì sẽ gây ra hậu quả như nhiễm khuẩn, đẻ thai non tháng và thiếu oxy nặng nề.
3. Dấu hiệu vỡ ối trước cơn chuyển
Các dấu hiệu cho thấy mẹ bị vỡ ối trước cơn chuyển dạ là:
- Cơn co từ cung xuất hiện. Chúng sẽ gần giống với các cơn gò khi chuyển dạ gây đau ở phần bụng dưới của mẹ.
- Nếu chúng bị vỡ, mẹ sẽ cảm giác “bục” túi và nước tràn ra ngoài âm đạo nhiều hơn. Tuy nhiên ở mỗi mẹ lại khác nhau vậy nên chúng ta phải chủ động quan sát, không nên chủ quan. Có người nước sẽ chảy nhanh và mạnh, đột ngột tuôn ra từ âm đạo. Ngược lại cũng có một vài người nước ối chảy từ từ và chậm dần xuống chân. Thậm chí có những mẹ nước ối rỉ ra rất ít theo âm đạo tiết nhờn ra ngoài vài ngày trước khi chuyển dạ thực sự.
Chính vì hiện tượng ở mỗi người là khác nhau nên mẹ bầu sẽ băn khoăn không biết đó có thực sự phải là hiện tượng vỡ ối chuyển dạ hay không. Để biết chính xác đó có phải là nước ối hay không thì mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
4. Nguyên nhân vỡ ối non
Nguyên nhân của hiện tượng vỡ ối non có thể là do các yếu tố cản trở sự điều chỉnh của ngôi thai bao gồm:
- Ngôi thai bất thường: ngôi ngang, ngôi mông, ngôi đầu cao
- Khung chậu hẹp
- Nhau tiền đạo
- Đa thai. Đa ối.
- Nguyên nhân của hiện tượng này còn do hở eo tử cung, viêm màng ối ( thường do nhiễm trùng âm hộ, âm đạo).
Khi ối vỡ sẽ kích thích chuyển dạ để đưa bé ra ngoài. Nếu vì thai nhi chưa đủ tuần tuổi, không có sự chuyển dạ xảy ra có thể dẫn đến nhiễm trùng ối, gây nhiễm trùng bào thai.
Nếu vỡ ối, thì em bé sẽ không thể sống được. Vì như đã nêu trên, túi ối là môi trường nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi khỏi các tác động từ bên ngoài.
5. Vỡ ối bao lâu thì đẻ?
Vỡ nước ối bao lâu thì đẻ liệu mẹ đã biết? Vỡ ối sau bao lâu thì nguy hiểm? Đối với mẹ bầu bình thường thì sẽ có hiện tượng này từ tuần thứ 37 và việc sinh nở sẽ diễn ra trong khoảng 24 giờ. Tuy nhiên nếu như nước ối đã vỡ nhưng mẹ không thể sinh thường thì nên nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ để sinh mổ.
Mẹ hãy nhớ nước ối rò rỉ hay vỡ ối trước cơn chuyển dạ đều sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Các loại vi khuẩn, vi trùng sẽ có cơ hội xâm nhập khiến con có nguy cơ bị nhiễm trùng. Vì thế, không được phép chủ quan.
6. Vỡ ối có nguy hiểm không?
Việc vỡ ối khi chuyển dạ là điều bình thường. Tuy nhiên cũng có những trường hợp không phải là dấu hiệu của sự chuyển dạ. Chính vì thế, mẹ cần phải căn cứ theo từng giai đoạn phát triển cũng như tình trạng của thai nhi để phán đoán. Hãy đi gặp bác sĩ để được xử lý sớn nhất.
Một vài trường hợp vỡ ối không phải do chuyển dạ mà mẹ cần biết là:
- Vỡ ối sẽ không con màng bảo vệ thai nhi nữa. Như vậy thì vi khuẩn sẽ theo âm đạo vào bên trong và xâm lấn khiến thai nhi bị nhiễm trùng. Nếu vỡ ối khi thai còn non sẽ tăng nguy cơ sảy thai.
- Quan hệ tình dục trong ba tháng cuối không đúng cách cũng khiến cho ối bị vỡ trước khi chuyển dạ.
- Chấn thương trong quá trình khám phụ khoa trước khi sinh.
- Nước ối có sự khác lạ. Cụ thể là có màu vàng, đen hoặc pha lẫn màu. Kèm với đó là mùi hôi. Đặc biệt nếu nước ối của mẹ có màu xanh thì là dấu hiệu cực kỳ nguy hiểm. Chúng báo rằng phân su của trẻ đã lẫn vào với nước ối. Mẹ cần phải được hỗ trợ giải quyết ngay.
- Ngôi thai có sự bất thường cũng khiến vỡ ối trước cơn chuyển dạ hoặc có thể là vỡ ối khi còn non, chưa đến ngày dự sinh.
- Khung chậu của mẹ quá hẹp so với bình thường.
- Nhau tiền đạo.
- Đa ối hoặc đa thai.
- Hở eo tử cung, viêm màng ối. Thường xuất hiện ở người bị nhiễm trùng âm đạo
7. Xử trí khi mẹ bầu bị vỡ ối sớm
Hiện tượng vỡ ối sớm ở từng giai đoạn của thai nhi khác nhau sẽ có những cách xử trí khác nhau cụ thể:
7.1. Thai 22-31 tuần: Mẹ bầu cố gắng dưỡng thai
Ngoài ra các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc trưởng thành phổi thai (Tiêm bắp Betamethasone 12mg/24 giờ x2 ngày hoặc Dexamethasone 6mg/12 giờ x 2 ngày). Việc điều trị này có thể khiếm giảm cân nặng thai nhi, giảm chu vi vòng đầu và chiều dài cơ thể.
Quản lý nhiễm khuẩn bằng cách:
- Cấy dịch cổ tử cung, âm đạo, hậu môn.
- Sử dụng kháng sinh phổ rộng ngăn ngừa nhiễm trùng cho cả mẹ và thai, ngoài ra còn làm giảm tỷ lệ chuyển dạ. Do đó được khuyến cáo sử dụng thường quy trong trường hợp cần kéo dài thai kỳ khi ối vỡ non để kích thích trưởng thành phổi thai.
Hiện nay các nghiên cứu đều đồng thuận sử dụng kháng sinh không nên quá 7 ngày, vì việc kéo dài thời gian sử dụng kháng sinh ở những thai kỳ này là không cần thiết, mà còn làm tăng kháng thuốc của vi khuẩn.
Ngoài ra các bác sĩ cũng đồng thời theo dõi mẹ và thai nhi và sử dụng thuốc giảm co.
7.2. Đối với thai nhi 32 – 33 tuần tuổi
Các bác sĩ sẽ xác định tình trạng sức khỏe của thai nhi tại thời điểm tiếp nhận.
- Theo dõi monitor tim thai lúc nhập viện.
- Xác định thai chậm phát triển trong tử cung.
- Corticoid trưởng thành phổi thai nhi
- Quản lý nhiễm trùng.
- Sử dụng thuốc giảm co cho thai phụ, và sẽ tiến hành khởi phát chuyển dạ khi có đủ bằng chứng về các dấu hiệu trưởng thành phổi, nhiễm khuẩn, thai suy.
7.3. Thai nhi từ tuần 34-36
Các bác sĩ sẽ tiến hành xác định tình trạng sức khỏe của thai nhi tại thời điểm tiếp nhận.
Hầu hết thai phụ sẽ chuyển dạ tự nhiên trong vòng 24 giờ sau khi vỡ ối. Có thể là chờ chuyển dạ tự nhiên hoặc khởi phát chuyển dạ tùy tình trạng ối, thai và nhiễm khuẩn. Nếu có đủ bằng chứng trưởng thành phổi thì chấm dứt thai kỳ ngay.
7.4. Đối với thai nhi trên 37 tuần
Bác sĩ sẽ tiến hành chấm dứt thai kỳ tùy tình trạng cổ tử cung, ngôi thai, tình trạng thai, có nhiễm trùng hay không.
Nếu có những bằng chứng cho thấy thai nhi không chịu nổi cuộc chuyển dạ, các bác sĩ sẽ tiến hành mổ lấy thai. Nếu có bằng chứng nhiễm trùng trên lâm sàng và không có chống chỉ định đẻ đường âm đạo, cho kháng sinh và khởi phát chuyển dạ.
Khi cổ tử cung thuận lợi, bác sĩ sẽ tiến hành gây chuyển dạ bằng truyền oxytocin. Ngược lại nếu cổ tử cung không thuận lợi, bác sĩ sẽ tiến hành làm chín muồi cổ tử cung. Trẻ non tháng nhẹ cân sẽ được chuyển sang đơn vị chăm sóc trẻ non tháng nhẹ cân.
8. Những điều cần chú ý cho mẹ bầu khi vỡ ối non
Trong khoảng thời gian vàng từ 12 đến 24 tiếng sau khi vỡ ối trước cơn chuyển dạ, mẹ sẽ cảm nhận được những cơn co thắt tử cung. Đây chính là dấu hiệu cho thấy mẹ chuẩn bị phải “vượt cạn”. Mẹ cần phải lưu ý thêm những điều sau đây để đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi:
- Chuẩn bị sẵn bỉm cho mẹ bầu. Hãy đặt ở những nơi dễ thấy để có thể sử dụng ngay khi cần.
- Để một số loại khăn mềm thấm nước ối nếu chúng có hiện tượng rò rỉ bất ngờ.
- Trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất về việc sắp sinh. Sẵn sàng tâm lý trước cơn vượt cạn. Nghĩ đến con để thả lỏng cơ thể và không lo lắng.
Vỡ ối trước cơn chuyển dạ là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, trong một vài trước hợp thì mẹ không nên chủ quan. Hãy tìm hiểu thật kỹ điều này để sẵn sàng cho việc sinh con thành công.
Nguồn tham khảo: https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/in-depth/water-breaking/art-20044142
Mẹ có thể tham khảo bài viết này: