Chắc hẳn bất kỳ mẹ bầu nào cũng nóng lòng muốn gặp con sau 9 tháng 10 ngày. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng ra đời đúng như dự kiến. Vậy nên, vấn đề quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ, phải làm như thế nào? Để đọc thêm thông tin, chi tiết mời mẹ tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Ngày dự sinh là gì?
Ngày dự sinh là ngày dự đoán bé chào đời, được xác định trên ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng của mẹ bé. Thời gian mang thai trung bình của mẹ bầu khoảng 40 tuần tương đương 280 ngày. Tuy nhiên, đây chỉ là con số tương đối và không thể chắc chắn bé sẽ ra đời đúng như dự kiến. Theo thống kê, có tới 80% bé chào đời không đúng như lịch dự sinh. Tức là bé có thể chào đời sớm hơn hoặc muộn hơn lịch dự sinh. Vì vậy quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ là vấn đề bình thường nên mẹ đừng lo lắng quá nhé!
2. Nguyên nhân dẫn đến quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ
Hiện nay chưa có lời giải đáp cho hiện tượng quá ngày sinh mà chưa sinh. Theo các chuyên gia, quá ngày dự sinh có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây:
- Mẹ sinh con đầu lòng
- Bé là con trai
- Mẹ bầu mắc bệnh béo phì
- Mẹ từng có thai kỳ quá ngày
- Mẹ bé có vấn đề về nhau thai..
3. Quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ có nguy hiểm không?
Khi bước sang tuần thứ 41, thai nhi vẫn chưa chịu ra đời sẽ kèm theo những hậu quá nặng nề. Bởi vì thai nhi sẽ bắt đầu già đi kéo theo bộ máy hoạt động bắt đầu suy yếu dần. Chức năng cung cấp oxy và dinh dưỡng cho trẻ giảm đi đáng kể. Vì vậy, quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ quá lâu sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi và mẹ.
- Nguy cơ đối với thai nhi: ảnh hưởng đến tim, hô hấp, trí não của thai nhi; trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, có sức đề kháng kém, sốt, da nhăn nheo,…thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
- Nguy cơ đối với mẹ bầu: vượt quá ngày dự sinh, nước ối của mẹ bầu cũng cạn dần dẫn đến các cơn gò tử cung chèn ép dây rốn. Ngoài ra, quá ngày dự sinh thai nhi quá cỡ, mẹ bầu bắt buộc phải mổ. Vì vậy, mẹ phải nằm viện để theo dõi và dễ để lại nhiều biến chứng.
Vì vậy, khi thấy vượt quá ngày dự sinh mà bầu không nên lựa chọn cách thuận theo tự nhiên. Mẹ cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và có lựa chọn phù hợp nhất nếu quá ngày dự sinh mà chưa sinh mẹ nhé!
Đọc thêm: Đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ nguy hiểm không?
4. Cần làm gì khi thai nhi vượt quá ngày dự sinh mà chưa sinh
Quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ là nỗi lo âu của rất nhiều mẹ bầu. Vì vậy, mẹ bầu cần trang bị cho mình kiến thức cần thiết nhất để xử lý tình huống.
4.1 Thực hiện các xét nghiệm cần thiết
Khi mẹ bầu quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ đến 1 tuần thì chưa cần phải xét nghiệm. Tuy nhiên, thuận theo tự nhiên không phải là cách an toàn mà có thể gây ra nhiều biến chứng. Vì vậy, các mẹ cần lập tức đến bệnh viện để làm các xét nghiệm để được chuẩn đoán chính xác nhất. Với các trường hợp thai nhi có vấn đề thì các mẹ sẽ được khuyên mổ lấy bé để đảm bảo an toàn nhất.
Các xét nghiệm theo dõi khi thai quá ngày dự sinh gồm:
- Monitor theo dõi đáp ứng của thai nhi: Sử dụng máy monitor để theo dõi đáp ứng của thai nhi, giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe của thai quá ngày dự sinh, đôi khi sẽ kết hợp với siêu âm.
- Thử nghiệm Non-stress Test: đo nhịp tim của thai nhi trong một khoảng thời gian thường là 20 phút. Kết quả được ghi nhận là có phản ứng (kết quả tốt) hoặc không có phản ứng (kết quả xấu). Kết quả xấu không kết luận được thai nhi không khỏe mạnh, cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác mới để chẩn đoán chính xác tình trạng thai quá ngày dự sinh.
- Trắc đồ sinh vật lý: là bảng trắc nghiệm liên quan đến theo dõi nhịp tim của thai nhi cũng như siêu âm thai. Xét nghiệm này xác định tình hình sức khỏe hiện tại của thai nhi dựa trên nhịp tim, hơi thở, chuyển động, trương lực cơ.
- Xét nghiệm CST: theo dõi đáp ứng của tim thai với các cơn gò tử cung. Bác sĩ sẽ tiêm hormone oxytocin vào cơ thể sản phụ qua đường tĩnh mạch để gây cơn co thắt cơ tử cung giống như khi đang sinh thật. Kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ biết được tình hình sức khỏe của em bé như thế nào khi xuất hiện những cơn gò tử cung khi sinh.
4.2 Biện pháp giục sinh hợp lý
Khi thai phụ quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn các phương pháp sau để giục sinh. Đó là:
- Tách màng ối: Bác sĩ đeo găng tay, dùng ngón tay để tách màng ối ra khỏi thành tử cung.
- Phá vỡ túi nước ối: tạo một lỗ nhỏ trên túi nước ối để làm vỡ ối, qua đó kích thích chuyển dạ.
- Oxytocin: loại thuốc giúp tạo ra các cơn co thắt chuyển dạ, được tiêm theo đường tĩnh mạch vào cánh tay thai phụ. Liều lượng có thể tăng dần theo thời gian nhưng phải theo dõi cẩn thận.
- Các chất tương tự Prostaglandin: những loại thuốc này được đặt trong âm đạo để làm chín muồi cổ tử cung.
- Làm giãn nở cổ tử cung: Bác sĩ đặt ống thông có gắn 1 quả bong bóng rất nhỏ vào cuối cổ tử cung của thai phụ. Sau đó, nước được bơm vào quả bóng đến khi căng, nó gây ra tác động áp lực giúp cổ tử cung mở ra và khơi mào quá trình chuyển dạ.
Mẹ có thể xem kĩ hơn tại đây
Những phương pháp giục sinh này có thẻ gây ra một số rủi ro cho mẹ và em bé như: thay đổi nhịp tim thai, co bóp tử cung quá mạnh, nhiễm trùng,…
Khi thai nhi vượt quá ngày sinh, mẹ bầu tuyệt đối không sử dụng các biện pháp dân gian để giục sinh.
5. Mẹ nên làm gì khi thai quá ngày dự sinh mà chưa sinh
Khi đến ngày dự sinh mà mẹ không thấy có dấu hiệu chuyển dạ thì mẹ bầu cần thực hiện những điều sau gì? Dưới đây là những điều nên làm khi thai nhi quá ngày dự sinh:
- Mẹ có thể lựa chọn ăn dứa trong giai đoạn cuối thai kỳ này. Bởi vì dứa có rất nhiều enzyme Bromelain kích thích tử cung
- Kích thích vùng ngực: Nghe có vẻ vô lý những thực chất đã được áp dụng và thành công. Dùng bàn tay xoa xoa tròn núm vú và quầng vú. Nhờ hoạt động xoa bóp có thể giúp kích thích oxytocin giúp thai nhi chào đời.
- Mẹ bé có thể sử dụng biện pháp đi bộ. Mẹ chỉ cần đi lại nhẹ nhàng giúp bé dần chuyển xuống.
Khi thai nhi quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ, mẹ bầu cần đến bệnh viện để theo dõi chi tiết cụ thể.
6. Những lưu ý cần thiết khi quá ngày dự sinh mà bé vẫn chưa chào đời
Để đảm bảo sự an toàn của bé và bản thân mình, khi quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ mẹ bầu cần phải thực hiện những điều sau:
- Chế độ ăn uống lành mạnh, không rượu bia, thuốc lá hay uống quá nhiều cafe
- Khám thai định kỳ để theo sát tình hình sức khỏe mẹ và bé. Ngoài ra, có thể phát hiện kịp thời những biến chứng có thể xảy ra.
- Mẹ bầu không tự ý chuẩn đoán tình trạng cơ thể của bé và mẹ. Do vậy, cần có sự can thiệp của các y bác sĩ – người mà có kiến thức chuyên môn.
Kết luận
Xem thêm: What To Do When Baby’s due date has passed?
Nguồn: Doctors’ Circle – World’s Largest Health Platform (Youtube)
Hy vọng với những thông tin trên có thể đồng hành cùng mẹ bầu trong cuối giai đoạn thai kỳ. Quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ thì các mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể mẹ nha. Đừng quên nhấn theo dõi Góc của mẹ để cập nhập những bài viết hữu ích. Chúc mẹ và bé khỏe mạnh!
Mẹ có thể tham khảo bài viết này:
Mẹ thường đau bụng chuyển dạ ở vị trí nào?
10 Tư thế giảm đau khi chuyển dạ hiệu quả nhất
Cách chuyển dạ nhanh: 9 Cách kích thích chuyển dạ nhanh nhất mẹ cần biết