Hiện tượng ra máu báo sắp sinh, chuyển dạ là một hiện tượng thường gặp vào giai đoạn cuối của thai kì. Ra máu báo bao lâu thì sinh con, chuyển dạ? Những dấu hiệu báo chuyển dạ đi kèm khác là gì? Đó đều là những điều mẹ bầu đặc biệt quan tâm. Đọc bài viết dưới đây để không bỏ lỡ những lưu ý quan trọng trước ngày lâm bồn nhé!
Mục lục
1. Hiện tượng ra máu báo sắp sinh trước khi chuyển dạ?
Hiện tượng ra dịch hồng báo chuyển dạ là hiện tượng cổ tử cung tiết ra dịch nhầy chuẩn bị cho sự chuyển dạ. Chất nhầy này là do các lớp niêm mạc cổ tử cung xếp dày lên nhau tạo thành nút nhầy bít kín cổ tử cung. Nút nhầy nhằm bảo vệ màng ối và thai nhi khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây hại bên ngoài.
Để chuẩn bị đưa thai nhi ra ngoài, cổ tử cung của mẹ sẽ giãn dần ra khiến nút nhầy bị tiết ra ngoài. Quá trình này có thể gây tổn thương đến lớp niêm mạc gây chảy máu nhưng rất ít. Đó là lý do tại sao dịch tiết ra thường ngả hồng hoặc phớt nâu. Vậy ra máu báo bao lâu thì chuyển dạ?
Đọc thêm:
8 Dấu hiệu sắp sinh con rạ mẹ bầu cần phải biết
Đau bụng lâm râm sắp sinh: Liệu mẹ đã biết cần chú ý những gì?
2. Ra máu báo bao lâu thì sinh con, chuyển dạ?
Đây là câu hỏi mà các bà mẹ mang thai đặc biệt quan tâm. Đặc biệt các mẹ sinh con so chưa có kinh nghiệm sẽ càng dễ hoang mang khi thấy máu báo. Rằng ra máu báo bao lâu thì sinh con?
Hiện tượng ra máu báo sắp sinh như trên chỉ là dấu hiệu của việc cổ tử cung đang mở. Trên thực tế, không có một con số cụ thể về việc ra dịch hồng bao lâu thì chuyển dạ. Bởi cơn chuyển dạ đến nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào tiền sử mang thai và cơ địa của mẹ. Đồng thời mẹ cần xem xét các dấu hiệu đi kèm để nhận biết ngày chuyển dạ.
Có những trường hợp mẹ bầu chuyển dạ ngay trong ngày ra máu. Lúc này, khả năng cao mẹ sẽ sinh sớm vì thế gia đình cần đưa mẹ vào viện gấp. Tuy nhiên, việc chuyển dạ ngay trong ngày như thế khá hiếm. Thông thường tầm 1-2 tuần sau mẹ mới thực sự chuyển dạ chuẩn bị cho cuộc vượt cạn.
Có nhiều trường hợp thai phụ sinh sau vài giờ kể từ thời điểm ra máu báo sinh, cũng có những thai phụ trải qua quá trình này muộn hơn 1 – 2 tuần. Điều này còn phụ thuộc vào các triệu chứng đi kèm với ra máu báo sắp sinh như:
2.1. Rò rỉ, vỡ ối
Thai phụ trước khi sinh có thể thấy chất dịch gần như trong suốt, không có mùi khai chảy từ vùng kín ra ngoài. Đây chính là nước ối bị rò rỉ hoặc vỡ khi chuẩn bị sinh. Nếu dấu hiệu này xuất hiện, mẹ bầu cần sớm tới ngay bệnh viện kiểm tra vì trẻ sẽ rất nhanh chóng chào đời.
Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu nhầm lẫn giữa rò dịch ối và việc tăng tiết dịch nhầy kèm máu báo sinh, đây là hai hiện tượng hoàn toàn khác nhau. Máu báo sinh có màu đỏ hoặc nâu, tiết cùng chất nhầy vùng kín có màu vàng nhạt hoặc nâu, dai, hơi lợn cợn. Tình trạng tăng tiết nhầy kèm máu báo sinh thường xuất hiện trước thời điểm sinh khá lâu, không giống với tình trạng bị rò rỉ hoặc vỡ ối.
2.2. Đau bụng dưới
Đau bụng kèm theo những cơn co thắt liên tiếp, khoảng 10 phút mỗi cơn và ngày càng tăng thì đây chính là dấu hiệu báo cơn chuyển dạ đến gần. Cũng cần phân biệt các cơn chuyển dạ thực sự và chuyển dạ giả bằng cách thay đổi tư thế, nếu cơn đau quặn không giảm mà đến ngày càng dồn dập hơn thì bạn nên nhập viện càng sớm càng tốt.
Trong những tháng cuối của thai kỳ, mẹ có thể gặp nhiều cơn chuyển dạ giả xuất hiện do tử cung co thắt chuẩn bị cho quá trình sinh nở.
2.3. Đau lưng
Rất nhiều thai phụ gặp phải tình trạng đau lưng dưới dữ dội trong những ngày chuẩn bị chuyển dạ, tuy nhiên hầu hết trường hợp cơn đau không quá nặng. Nếu vượt sức chịu đựng của mẹ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chăm sóc giảm đau.
2.4. Cổ tử cung mở
Đây là dấu hiệu sắp sinh chính xác nhất bởi khi bé chuẩn bị chào đời, cổ tử cung mới bắt đầu giãn nở để thực hiện đẩy thai nhi khỏi tử cung qua âm đạo và ra ngoài. Trong tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu đi khám thai định kỳ mỗi tuần sẽ được kiểm tra độ mở cổ tử cung để dự đoán thời điểm sinh chính xác nhất.
3. Dấu hiệu ra máu báo sắp sinh, chuyển dạ nguy hiểm mẹ cần chú ý
Máu báo sắp sinh, chuyển dạ thường rất ít, chỉ 1-3 giọt, không nhiều như máu kinh. Ngoài việc ra máu báo bao lâu thì sinh con, chuyển dạ, mẹ cần phải biết những dấu hiệu nguy hiểm sau để kịp thời xử lýi:
- Vỡ tử cung: Mặt tái xanh, chóng mặt, xây xẩm, nhịp thở nhanh và gấp, tay chân lạnh toát, vã mồ hôi… Đây là dấu hiệu tử cung của mẹ bị rách nên cần đặc biệt lưu tâm.
- Nhau tiền đạo: Bánh nhau nằm trước đường đi sau khi sinh ngã âm đạo. Với hiện tượng này mẹ sẽ ra huyết nhiều, huyết đỏ tươi hoặc ít nhưng đông cục lại. Nếu mẹ ra máu nhiều và lâu, cần chú ý đưa mẹ đi khám kịp thời.
- Nhau bong non: Rau thai chưa kịp trưởng thành nhưng bị bong ra sớm. Đây là biến chứng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và thai nhi. Nó cũng có thể kéo theo biến chứng rối loạn đông máu cho mẹ.
4. Dấu hiệu đi kèm giúp mẹ nhận biết ra dịch hồng bao lâu thì chuyển dạ
Máu báo sắp sinh chỉ là dấu hiệu cổ tử cung đang mở ra chuẩn bị đưa em bé ra ngoài. Để biết ra dịch hồng bao lâu thì chuyển dạ, mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu đi kèm sau:
- Rỉ nước ối: Nước ối là môi trường sống tự nhiên của thai nhi. Vỡ nước ối nghĩa là thai nhi đang cần được đẩy ra ngoài nhanh chóng. Khoảng 80% phụ nữ rỉ nước ối sẽ sinh ngay trong vòng 12 tiếng sau đó. Vì vậy mẹ hãy tới ngay bệnh viện để được sinh nở một cách an toàn.
- Xuất hiện các cơn gò tử cung: Các cơn gò tử cung xuất hiện một cách có nhịp điệu đi kèm với các cơn đau bụng. Nếu gặp hiện tượng này, khả năng mẹ sẽ sinh trong vòng 1-2 ngày. Vì vậy cần đưa mẹ gấp đến bệnh viện để được bác sĩ theo dõi.
- Cảm giác đầu của em bé tụt hẳn xuống: Trước khi sinh, đầu của em bé sẽ tụt hẳn xuống phần khung xương chậu để chuẩn bị được đẩy ra ngoài. Việc này sẽ giúp mẹ dễ thở hơn nhưng đồng thời cũng khiến mẹ khó chịu ở vùng bụng dưới.
- Tiêu chảy: Quá trình làm mềm và giãn cổ tử cung sẽ tiết ra chất prostaglanin. Chất này nếu tiết nhiều sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của đường ruột. Vì vậy các triệu chứng như nôn mửa hoặc tiêu chảy xuất hiện là điều dễ hiểu.
5. Mẹ bầu ra máu báo sinh cần chuẩn bị những gì?
Tùy vào từng trường hợp mà mẹ bầu cần có những sự chuẩn bị phù hợp và kịp thời:
- Nếu mẹ chỉ ra máu báo sắp sinh, chuyển dạ mà không đau bụng thì đây mới chỉ là giai đoạn đầu của cuộc vượt cạn. Chính vì vậy mà mẹ cần thoải mái, không nên quá hoang mang, vội vàng, hấp tấp. Hãy giữ một tâm trạng tốt, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý để chờ đến ngày được gặp em bé.
- Song, nếu mẹ ra máu báo kèm các dấu hiệu chuyển dạ khẩn cấp như trên, mẹ cần đến bệnh viện gấp để có thể “vượt cạn” an toàn dưới sự chỉ dẫn của các y bác sĩ.
Quá trình mang nặng đẻ đau của các mẹ có thể khá khó khăn. Tuy nhiên, vẫn luôn có gia đình và các y bác sĩ đồng hành cùng mẹ trong suốt hành trình này. Bài viết hi vọng đã giúp mẹ biết được ra máu báo bao lâu thì sinh con. Mẹ hãy cố gắng vượt qua những thử thách để sớm được gặp bé yêu của mình nhé!
Nguồn tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/21605-bloody-show
Mẹ quan tâm đến các bài viết này: