Cách chuyển dạ nhanh, giảm đau đớn và sinh nở dễ dàng chính là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm tới trong thai kỳ.
Mục lục
1. Chuyển dạ là gì?
Muốn biết cách chuyển dạ nhanh, trước hết, mẹ nên hiểu rõ quá trình này.
Chuyển dạ là quá trình thai và phần phụ của thai được đưa ra khỏi đường sinh dục của mẹ. Khi thai kỳ ở tuần 38-42 mẹ sẽ dần cảm nhận được các cơn đau ở tử cung. Cũng có nghĩa là chuyển dạ đang bắt đầu.
Khi đó, phần cổ tử cung sẽ mở rộng ra. Đồng thời các cơ ở tử cung bắt đầu co thắt. Phần bụng của mẹ sẽ xuất hiện các cơn gò tử cung và dần cứng lại. Giữa các cơn co thắt là lúc tử cung thư giãn và trở nên mềm mại hơn. Em bé vẫn tiếp tục di chuyển từ lúc bắt đầu đau và suốt khoảng thời gian mẹ chuyển dạ.
2. Dấu hiệu nhận biết chuyển dạ
Tử cung của mẹ sẽ co bóp và giãn nở nhiều lần trước khi bắt đầu chuyển dạ thật sự. Quá trình đó được gọi là chuyển dạ giả. Mẹ nên lưu ý để phân biệt và tránh nhầm lẫn gây lo lắng.
Đa số các cơn đau khi chuyển dạ giả thường ít đau đơn hơn so với chuyển dạ thật. Do đó mà khoảng thời gian giữa các cơn co thắt cũng khó xác định hơn. Cảm giác đau thường yếu dần và có thể hết khi nghỉ ngơi hoặc thay đổi tư thế.
Chuyển dạ thực sự xảy ra khi cơn co tử cung đều đặn, ngày càng mạnh và nhiều dần lên. Các cơn đau sẽ không biến mất ngay cả khi thay đổi tư thế, hoặc nghỉ ngơi. Ngoài ra, chuyển dạ thật có thể xác định bằng các dấu hiệu như: âm đạo có dịch nhầy hồng, vỡ nước ối, cổ tử cung xóa và mở… Khi đó, mẹ nên nhập viện theo dõi để đảm bảo cho việc bé chào đời được an toàn nhất.
3. Tất tần tật từ A đến Z các cách chuyển dạ nhanh
Vì là quá trình quan trọng của cả thai kỳ nên chuyển dạ thường gây lo lắng. Chuyển dạ sớm sẽ giúp mẹ bớt đau đớn, sinh dễ và tránh mệt mỏi. Vì vậy, mẹ hoàn toàn có thể áp dụng các cách chuyển dạ nhanh an toàn và khoa học sau đây.
Vậy mẹ có thể làm gì để kích thích chuyển dạ trong thời gian cuối của thai kỳ?
3.1. Vận động
Vận động là một trong những phương pháp an toàn để kích thích chuyển dạ nhanh, là cách chuyển dạ nhanh được nhiều mẹ tin tưởng. Thường xuyên vận động sẽ giúp cho em bé dịch chuyển trong tử cung xuống vùng xương mu tốt hơn. Mẹ có thể lựa chọn một vài cách như đi bộ, trở mình khi nằm hay lên xuống cầu thang…để hỗ trợ quá trình đó.
Đi bộ là quá trình tạo áp lực lên khung chậu và tăng sự giãn mở của tử cung. Đồng thời dùng trọng lực đẩy em bé về đúng vị trí khiến việc rặn sinh của mẹ bớt khó khăn.
3.2. Luyện tập
Mẹ cũng có thể tham khảo các bài tập thể dục nhẹ nhàng để đẩy nhanh quá trình chuyển dạ.
Chống hai tay và hai chân trên sàn là tư thế đơn giản và được nhiều mẹ áp dụng. Việc làm này có thể khiến bé vào đúng tư thế khi lọt lòng là úp mặt xuống. Nhờ đó mà khi sinh mẹ sẽ bớt vất vả hơn. Bên cạnh đó, tư thế này cũng sẽ giúp mẹ giảm đau vùng lưng do phải chịu sức nặng của bụng.
3.3. Chế độ ăn uống
Đây chắc chắn là câu trả lời quan trọng cho câu hỏi làm gì để nhanh chuyển dạ của mẹ. Chế độ ăn uống an toàn và hợp lý không chỉ giúp thai kỳ khỏe mạnh mà còn làm giảm các cơn đau chuyển dạ.
Theo các chuyên gia y tế, có rất nhiều thực phẩm kích thích sinh nở mà mẹ có thể bổ sung khi mang bầu để có một quá trình chuyển dạ vừa đảm bảo được sức khỏe vừa dễ dàng hơn. Một số thực phẩm phải kể đến như: dứa, đồ ăn cay, vừng đen, rau lang…
Trong dứa có chứa bromelain – một hoạt chất enzyme có tác dụng làm mềm cổ tử cung, kích thích các cơ của tử cung co bóp để chuyển dạ. Ngoài ra, còn tăng cường hệ miễn dịch và ngăn chặn suy giảm tế bào nhờ hàm lượng vitamin C cao và chất chống oxy hóa.
Vừng đen chứa nhiểu chất dưỡng chất tốt như: protein, vitamin E, axit folic,… không chỉ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà còn giúp cho mẹ chuyển dạ nhanh hơn.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thức ăn cay, cụ thể là ớt, chứa chất capsaisin có tác dụng làm giảm bớt các cơn đau mà mẹ có thể gặp phải trong quá trình sinh nở. Đồ cay cũng tác động khiến cơ thể sản sinh prostaglandin – hoocmon giúp co thắt thành tử cung.
3.4. Giữ gìn vệ sinh vùng kín
Khi mang bầu, nội tiết tố thay đổi khiến vùng kín của mẹ trở nên nhạy cảm hơn. Nếu chỉ vệ sinh vùng kín bằng sữa tắm hoặc các loại dung dịch vệ sinh thông thường, vùng kín của mẹ rất dễ bị khô rát, kích ứng bởi chất tạo bọt SLS – SLES; chất bảo quản chứa Paraben, MIT; chất tạo mùi hay tạo màu,…
Chuyên gia khuyên mẹ nên chú ý sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng, dùng được cho mẹ bầu với thành phần thiên thiên, vừa làm sạch dịu nhẹ, vừa sạch khuẩn và cân bằng độ pH tự nhiên, giúp vùng kín khỏe mạnh. Vì sức khỏe vùng kín của mẹ sẽ ảnh hưởng 1 phần đến thai nhi trong bụng và quá trình chuyển dạ của mẹ đó!
Mamamy hiện đang có những ưu đãi siêu hấp dẫn, số lượng có hạn trên website, nhanh tay đặt hàng ngay mẹ ơi!
3.5. Các phương pháp chuyển dạ nhanh khác
Ngoài tăng cường vận động và ăn uống, mẹ cũng có thể thử kết hợp cùng với một vài phương pháp sau.
1 – Massage ngực: Việc massage ngực và núm vú có thể giúp sản sinh hoocmon oxytocin, kích thích các cơn cơ thắt ở tử cung. Massage ngực khoảng 5 phút mỗi ngày ít nhiều có thể giúp nhanh chuyển dạ. Tuy nhiên mẹ cũng không nên quá lạm dụng vì có thể làm cơn co thắt kéo dài.
2 – Ngủ đủ giấc: Mặc dù không trực tiếp kích thích chuyển dạ nhưng ngủ ngon sẽ giúp mẹ lấy sức và có tinh thần thoải mái. Nhờ đó giảm được căng thẳng khi các cơn đau bắt đầu. Nếu giai đoạn chuyển dạ sớm diễn ra vào ban đêm thì giấc ngủ là rất cần thiết.
3 – Thư giãn đầu óc: Stress có thể làm đình trệ thai kỳ và ảnh hưởng đến sinh nở. Mẹ nên chuẩn bị một môi trường dễ chịu, phù hợp nhất để quá trình chuyển dạ diễn ra suôn sẻ.
4 – Các giải pháp y khoa: Trong một số trường hợp, mẹ có thể tìm đến sự can thiệp y tế như bấm ối. Ngoài ra, kích thích chuyển dạ cũng được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Tháng cuối của thai kỳ là giai đoạn quan trọng. Vì vậy, mẹ cũng không nên quá căng thẳng và lo lắng. Mẹ nên chú ý làm gì để nhanh chuyển dạ, cách chuyển dạ nhanh an toàn và trang bị các kiến thức về kích thích sinh nở tại nhà. Điều quan trọng là mẹ cần chuẩn bị một tinh thần thoải mái nhất để sẵn sàng đối mặt với ngày vượt cạn, chào đón bé ra đời.
Mẹ có thể đọc thêm tại:
Dấu hiệu chuyển dạ thật và giả – mẹ có biết?
Ăn gì để kích thích chuyển dạ tại nhà an toàn và hiệu quả?
Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health/pregnancy/natural-ways-to-induce-labor