Mỗi một sinh linh chào đời là khoảnh khắc tuyệt vời. Và vô cùng thiêng liêng với người làm cha mẹ. Tuy nhiên để có được giây phút hạnh phúc ấy. Người mẹ đã phải vô cùng nỗ lực. Bởi không phải sản phụ nào cũng may mắn vượt cạn dễ dàng. Đặc biệt là những bà bầu bị chuyển dạ kéo dài khiến cho quá trình sinh con khó khăn hơn cả.
Mục lục
1. Chuyển dạ kéo dài là gì?
Thời gian chuyển dạ trung bình thường diễn ra trong khoảng 12 – 18 tiếng. Trong một số trường hợp đặc biệt có thể kéo dài 24 tiếng. Tuỳ theo cơ địa, sức khoẻ cũng như vị trí thai nhi. Thời gian chuyển dạ của mỗi sản phụ sẽ khác nhau.
Khi quá trình chuyển dạ khoảng 20 giờ trở lên nếu sản phụ sinh con lần đầu. Và 14 giờ trở lên nếu sinh con lần 2 gọi là chuyển dạ kéo dài. Nếu mẹ mang song thai thì thời gian sẽ tính mốc là 16 giờ.
Chỉ có 5 – 8% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng chuyển dạ kéo dài. So với những người sinh con lần 2. Những phụ nữ sinh con lần đầu thời gian chuyển dạ thường dài hơn.
2. Dấu hiệu của chuyển dạ kéo dài
Một số biểu hiện mẹ có thể gặp phải ở hiện tượng chuyển dạ kéo dài là:
- Thời gian chuyển dạ diễn ra hơn 18 giờ: Đây có thể là dấu hiệu nổi bật nhất của cơn chuyển dạ kéo dài
- Sản phụ kiệt sức: Tình trạng mệt mỏi, kiệt sức có thể bị mất nước và miệng có thể bị khô do thở bằng miệng kéo dài
- Đau lưng và hai bên người, lan xuống đùi do lưng bị đè mạnh trong thời gian dài.
- Giảm cơn đau chuyển dạ theo thời gian khi các cơ trở nên mệt mỏi
- Nhịp tim nhanh do mất nước, kiệt sức và căng thẳng
- Tử cung mềm khi chạm vào và không giãn hoàn toàn giữa các cơn co thắt
3. Nguyên nhân khiến sản phụ chuyển dạ kéo dài?
Thời gian chuyển dạ ngắn hay dài phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chuyển dạ kéo dài như:
3.1. Đầu thai nhi quá lớn so với khung chậu của mẹ
Trong y học, tình trạng đầu thai nhi quá lớn so với khung chậu của người mẹ. Được gọi là bất tương xứng đầu chậu. Nguyên nhân có thể do việc khung chậu của mẹ hẹp, biến dạng, vách ngăn âm đạo bẩm sinh… Vì vậy trong trường hợp nghi ngờ bất tương xứng đầu chậu. Trước khi sinh, bác sĩ có thể chỉ định sinh mổ. Để tránh gặp phải chuyển dạ kéo dài, làm mẹ dễ kiệt sức.
Không chỉ vậy, đường dẫn sinh quá nhỏ để em bé di chuyển qua. Cũng có thể khiến kéo dài quá trình chuyển dạ của sản phụ. Ngoài ra, quá trình vượt cạn cũng có thể diễn ra lâu hơn. Đối với những sản phụ:
- Mắc bệnh lý toàn thân. Như tiền sản giật, bệnh tim, lao…
- Cổ tử cung không tiến triển.
- Có các khối u ở tiểu khung làm cản trở đường ra của thai nhi. Như u buồng trứng (u tiền đạo), u xơ tử cung…
- Rối loạn cơn co tử cung: mau mạnh, thưa yếu, không đều…
- Mẹ rặn yếu, chịu đựng kém, tử cung có sẹo mổ (sẹo bóc u xơ, sẹo mổ đẻ cũ…).
3.2. Ngôi thai thay đổi bất ngờ khiến chuyển dạ kéo dài
Tư thế ngôi thai thuận khi bé nằm chúc đầu xuống là tư thế dễ sinh nhất. Ở những tháng đầu của thai kỳ. Thai nhi sẽ nằm hướng đầu lên trong bụng người mẹ. Đến những tuần cuối, bé sẽ quay đầu để sẵn sàng cho việc chào đời. Tuy nhiên, có một số trường hợp thai nhi đã quay đầu. Nhưng lại bất ngờ thay đổi tư thế vào phút chót. Gây khó khăn cho quá trình chuyển dạ.
3.3. Cơn co thắt cổ tử cung yếu
Các cơn co thắt giúp mở rộng tử cung. Cũng như tạo lực đẩy thai nhi ra ngoài. Vì vậy, nếu các cơn co thắt này yếu. Thì ca sinh chắc chắn sẽ kéo dài. Tùy theo tình hình mà bác sĩ có thể sẽ sử dụng các biện pháp kích thích sinh tự nhiên để hỗ trợ cho sản phụ.
3.4. Thai nhi ở vị trí cao
Khi thai nhi ở trên cao. Chưa di chuyển đến tử cung khi các cơn co thắt chuyển dạ bắt đầu. Cũng khiến quá trình chuyển dạ kéo dài hơn.
3.5. Cổ tử cung không mở
Để có thể sinh con thì cổ tử cung của mẹ phải mở một độ rộng nhất định. Thế nhưng một số sản phụ lại có cổ tử cung quá hẹp. Khiến bé không có đủ khoảng trống để chui ra. Với các ca như thế này có thể bác sĩ sẽ can thiệp mổ để đưa em bé ra ngoài.
3.6. Bàng quang đầy
Bàng quang đầy cũng là một nguyên nhân khiến cho các cơn chuyển dạ trở nên yếu hơn. Do đó, mẹ bầu nên đi tiểu thường xuyên trong quá trình chuyển dạ. Không nên sợ “rớt” em bé mà nín nhịn.
3.7. Nước ối bất thường
Vỡ ối là một trong những dấu hiệu cho thấy mẹ chuẩn bị sinh. Thế nhưng, nếu các cơn co thắt đã xuất hiện mà ối vẫn chưa vỡ. Thì sản phụ chắc chắn sẽ có thời gian chuyển dạ kéo dài hơn.
Đa ối, thiếu ối cũng là nguyên nhân làm kéo dài thời gian chuyển dạ. Với những sản phụ bị đa ối, tử cung quá căng làm rối loạn những cơn co tử cung. Ngoài ra, nếu vỡ ối đột ngột. Sẽ khiến ngôi thai thành ngôi ngang, sa dây rốn. Với những mẹ thiếu ối, ngôi thai bất thường, khó có thể tinh chỉnh… Là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chuyển dạ kéo dài.
3.8. Gây tê ngoài màng cứng
Một số sản phụ chịu đau kém sẽ chọn phương pháp gây tê ngoài màng cứng để “đỡ sợ”. Kỹ thuật này giúp sản phụ kiểm soát được cơn đau đẻ. Nhưng nó cũng làm cho quá trình sinh con chậm hơn.
3.9. Sai tư thế
Trước khi thật sự sinh, sản phụ sẽ trải qua một thời gian chuyển dạ. Trong khoảng thời gian này nếu sản phụ nằm ngửa suốt. Sẽ không tạo được điều kiện tốt nhất cho các cơn co thắt. Vì vậy muốn hỗ trợ các cơn co thắt trở nên nhanh và mạnh hơn. Mẹ nên đi lại, chuyển tư thể ngồi xổm… Để dễ sinh con hơn.
4. Các biện pháp hạn chế chuyển dạ kéo dài mẹ cần biết
Khi đánh giá thai phụ đang chuyển dạ kéo dài, nhân viên y tế sẽ kiểm tra:
- Tần suất diễn ra các cơn co thắt
- Mức độ co thắt.
- Đo tim thai bằng máy theo dõi điện tử.
- Ngoài ra, thai phụ có thể được đặt ống thông trong cổ tử cung (Intrauterine Pressure Catheter Placement) – là một ống nhỏ sẽ được đặt bên trong tử cung, cạnh em bé, giúp bác sĩ theo dõi thời điểm và cường độ của các cơn co thắt để có biện pháp trợ giúp sinh con kịp thời.
Lúc này, mẹ nên nghỉ ngơi nhiều. Đôi khi uống thuốc giảm đau hoặc thay đổi tư thế nằm có thể giúp thai phụ giảm đau và thư giãn hơn.
Các theo dõi trên máy là hết sức quan trọng với sức khỏe của mẹ và bé để quyết định biện pháp điều trị. Các biện pháp điều trị thích hợp phụ thuộc vào nguyên nhân khiến thai phụ chuyển dạ kéo dài.
- Nếu em bé đã ở trong âm đạo, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như forcep hoặc giác hút để đưa em bé ra khỏi âm đạo.
- Nếu các cơn co tử cung yếu, bác sĩ có thể dùng phương pháp “đẻ chỉ huy” để giúp đỡ mẹ bằng cách tiêm oxytocin giúp tăng tốc độ và cường độ các cơn co thắt. Sau đó nếu các cơn đau vẫn chưa đủ mạnh và chuyển dạ vẫn chưa diễn ra, có thể thai phụ cần được sinh mổ.
- Thai phụ sẽ được sinh mổ trong trường hợp thai nhi quá to so với mẹ, hoặc bé gặp nguy hiểm phải sinh khẩn cấp..
Thời gian sinh thay đổi tùy theo từng người và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vì vậy để hạn chế chuyển dạ kéo dài trong quá trình sinh nở. Sản phụ có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Thư giãn tinh thần. Hạn chế để những điều tiêu cực xuất hiện trong suốt thời gian mang thai.
- Thực hiện lối sống lành mạnh. Duy trì chế độ ăn uống đủ chất. Thường xuyên vận động thể chất một cách nhẹ nhàng, đều đặn.
Bên cạnh đó, mẹ nên khám thai định kỳ để bác sĩ có thể tư vấn, phát hiện kịp thời tình trạng sức khoẻ của mẹ và bé.
Chuyển dạ kéo dài không phải hiện tượng phổ biến đối với mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo lắng vấn đề này, nếu gặp phải hãy bình tĩnh xử trí như Góc của mẹ đã gợi ý cho mẹ. Bên cạnh tìm hiểu về tình hình sức khỏe của mẹ và thai nhi, chắc hẳn giai đoạn này mẹ cũng đang loay hoay tìm kiếm các sản phẩm cho bé để chào đón bé ra đời một cách trọn vẹn và bình an nhất. Hiểu được điều đó, Mamamy đã cung cấp hệ sản phẩm cho bé yêu với các thành phần lành tính, an toàn tuyệt đối với trẻ sơ sinh, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng. Chúc mẹ và bé bình an, mạnh khỏe!
Mẹ tham khảo thêm:
Các giai đoạn chuyển dạ và 5 điều hữu ích mẹ cần bỏ túi ngay