Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Làm gì khi chuyển dạ? Mách mẹ các giảm đau hiệu quả nhất

Làm gì khi chuyển dạ là điều mà rất nhiều bà mẹ thắc mắc. Đặc biệt là với những thai phụ lần đầu có con. Nhưng trước hết, mẹ phải hiểu chuyển dạ là gì? Các dấu hiệu khi chuyển dạ? Và cuối cùng, bài viết sẽ hướng dẫn khi chuyển dạ cần làm gì.

1. Chuyển dạ là gì?

Chuyển dạ là một quá trình sinh lý bình thường trong thời gian mẹ mang thai. Nguyên nhân là do sự thay đổi và giãn nở của cổ tử cung trước khi mẹ vào giờ sinh. Mẹ cũng có thể hiểu nó chính là những cơn gò tử cung xuất hiện đều đặn và ngày càng thường xuyên. Nhưng bên cạnh đó, chuyển dạ cũng có những dấu hiệu đặc trưng khác như đau bụng, đau lưng, tiêu chảy,…

Các dấu hiệu đó diễn ra như thế nào? Và khi có dấu hiệu chuyển dạ nên làm gì? Cùng tìm hiểu tiếp, mẹ nhé!

2. Chuyển dạ có những dấu hiệu gì?

2.1. Chuyển dạ khiến bụng bầu tụt, thường xuyên buồn tiểu

Chuyển dạ khiến bụng bầu tụt, thường xuyên buồn tiểu
Chuyển dạ khiến bụng bầu tụt, thường xuyên buồn tiểu

Dấu hiệu đầu tiên cho việc chuyển dạ là vào khoảng 1 hay 2 tuần trước khi bé chào đời. Khi ấy, mẹ có thể cảm nhận được bụng bầu của mình tụt thấp hơn bình thường. Đồng thời, mẹ cũng sẽ cảm thấy buồn tiểu thường xuyên hơn. Điều này là do sự dịch chuyển của bé. Lúc đó, đầu bé sẽ áp sát vào bàng quang, gây kích thích tiểu cho mẹ. Do vậy, mẹ không được nhịn tiểu để tránh gây ảnh hưởng xấu cho mình cũng như cho thai nhi.

2.2. Chuyển dạ khi mẹ bị tiêu chảy

Chuyển dạ khi mẹ bị tiêu chảy
Chuyển dạ khi mẹ bị tiêu chảy

Bên cạnh đó, mẹ có thể sẽ bị tiêu chảy. Nguyên nhân gây ra điều này là sự kích thích tố của việc sinh nở tự nhiên. Nó tác động lên ruột khiến mẹ bị đau bụng và đi ngoài phân lỏng. Vì vậy, mẹ cũng không nên nhịn việc đi cầu. Đây là cơ chế đào thải tự nhiên của cơ thể để giúp bé ở trong bụng mẹ được thoải mái hơn đó.

2.3. Mẹ chuyển dạ khi các khớp dãn nhưng lại thường xuyên bị chuột rút

Mẹ chuyển dạ khi các khớp dãn nhưng lại thường xuyên bị chuột rút
Mẹ chuyển dạ khi các khớp dãn nhưng lại thường xuyên bị chuột rút

Trong quá trình chuyển dạ, hormone relaxin làm mềm và dãn dây chằng. Do đó, các khớp xương của mẹ sẽ được nới lỏng. Tuy nhiên, mẹ cũng sẽ bị chuột rút thường xuyên hơn do các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng. Chúng giúp khung xương chậu của mẹ có thể mở rộng hơn, sẵn sàng cho thời khắc thiêng liêng nhất – thời khắc bé chào đời.

2.4. Chuyển dạ khi mẹ bị đau lưng, đau bụng

Chuyển dạ khi mẹ bị đau lưng, đau bụng
Chuyển dạ khi mẹ bị đau lưng, đau bụng

Một dấu hiệu rõ ràng hơn chính là những cơn đau lưng và cơn đau bụng do co thắt tử cung xảy ra ngày một thường xuyên.

Sờ lên bụng, mẹ có thể cảm nhận được bụng bầu căng cứng cùng những cơn đau xuất hiện từng cơn. Ban đầu những cơn đau bụng này sẽ kéo dài trong khoảng 20 đến 30 giây. Rồi ngừng khoảng 3 đến 4 phút rồi lại tiếp tục xuất hiện. Nếu theo dõi trong 10 phút, những cơn đau bụng này có thể xuất hiện 2 đến 3 lần. Sau đó, mức đau cũng như tần xuất sẽ ngày một tăng dần, đều đặn hơn cho đến khi mẹ chuyển dạ sinh thực sự.

2.5. Dịch nhầy âm đạo là một dấu hiệu của chuyển dạ

Bên cạnh việc đau lưng, đau bụng, mẹ sẽ thấy mình bị ra dịch nhầy âm đạo. Chúng có thể có mùi nồng, độ kết dính hơn và màu sắc thay. Nút nhầy này thoát ra để giúp mẹ bịt cổ tử cung. Qua đó ngăn ngừa viêm nhiễm. Đồng thời, dưới tác động của những cơn co, một số mao mạch máu trên cổ trử cung bị vỡ ra, thoát ra ngoài làm khiến dịch nhầy có màu hồng.

2.6. Vỡ ối

Vỡ ối
Vỡ ối

Với một số trường hợp riêng biệt, mẹ có thể bị chảy nước ối đột ngột và tự nhiên vào các khoảng thời gian ban đêm. Tuy nhiên, việc vỡ nước ối chỉ thực sự xảy ra vài tiếng trước giờ mẹ vào sinh. Mẹ nên lắng nghe dự đoán ngày sinh từ các bác sĩ và nhập viện trước khi vỡ nước ối để chuẩn bị tốt nhất cho việc sinh linh mới chào đời nhé!

2.7. Xóa, mở cổ tử cung

Xóa, mở cổ tử cung
Xóa, mở cổ tử cung

Sau khi nhập viện, các bác sĩ sẽ kiểm tra âm đạo, cổ tử cung của mẹ để xem xét diễn biến của hiện tượng xóa mở. Đây là hiện tượng cổ tử cung trong và ngoài nhập vào với nhau thành một phên mỏng (hay còn được gọi là xóa) và từ tử mở cổ tử cung ra. Khi xóa được khoảng 60 – 70% và cổ tử cung mở được khoảng 2 – 3cm, bác sĩ sẽ xác định trạng thái túi ối (túi ối dẹt – phần đầu thai nhi dính sát vào màng ối hay túi ối phồng – đầu thai nhi cách màng ối do có nước ối ở giữa) và quyết định giờ sinh chính xác.

3. Mẹ nên làm gì khi chuyển dạ?

Quá trình chuyển dạ diễn ra trong một khoảng thời gian khá dài. Với những mẹ chuẩn bị sinh con đầu lòng, thời gian chuyển dạ thường kéo dài khoảng 16 tiếng. Còn với những mẹ chuẩn bị chào đón các thiên thiền thứ hai, thứ ba… Thời gian sẽ vào khoảng 8 tiếng. Chính vì chuyển dạ kéo dài, cơn đau quá mức, nhiều mẹ bầu thường bị kiệt sức. Khiến cho quá trình sinh nở tự nhiên diễn ra không tốt đẹp. Thậm chí, nhiều em bé đã bị ngạt do mẹ không đủ sức rặn. Vì vậy, mẹ cần tìm hiểu kỹ làm gì khi chuyển dạ để vượt quá giai đoạn vất vả này.

3.1. Khám thai và nhập viện nếu cần

Khám thai và nhập viện nếu cần
Khám thai và nhập viện nếu cần

Đây là việc làm cần thiết để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Khi đi khám thai, mẹ sẽ biết rõ được tình trạng sức khỏe của mình và bé, quá trình chuyển dạ,… Lập kế hoạch nhập viện trước khi lâm bồn. Từ đó, giúp mẹ nhận được sự theo dõi, chuẩn bị kỹ càng nhất. Điều này cũng giúp giảm đáng kể các rủi ro khi sinh nở.

3.2. Kiểm soát hơi thở và thả lỏng cơ thể

Kiểm soát hơi thở và thả lỏng cơ thể
Kiểm soát hơi thở và thả lỏng cơ thể

Việc kiểm soát hơi thở và thả lỏng cơ thể không chỉ giúp mẹ bớt lo lắng mà còn giúp giảm đau hiệu quả. Điều mẹ cần làm là thở chậm rãi và nhẹ nhàng. Khi thực hành kiểm soát hơi thở, mẹ chỉ nên dùng phần trên cơ thể, tránh tác động đến phần bụng dưới và gia tăng sức nặng cho các cơn đau.

Việc thực hành hơi thở đã được trình bày chi tiết trong bài: Cách thở khi chuyển dạ là gì? Mách mẹ cách thở giảm đau đớn. Mẹ hãy tìm hiểu nhé!

3.3. Chuyển dạ hiệu quả bằng các tư thế hỗ trợ

Chuyển dạ hiệu quả bằng các tư thế hỗ trợ
Chuyển dạ hiệu quả bằng các tư thế hỗ trợ

Để việc vượt cạn trở nên nhẹ nhàng, bớt nguy hiểm hơn. Ngay từ khi bước vào quá trình chuyển dạ, mẹ bầu nên đi lại hay dựa vào tường và lắc lư cùng chậu. Điều này giúp mẹ chuyển sức nặng của bé về phía trước, giảm thiểu gánh nặng cho xương sống đồng thời tăng hiệu quả của các cơn cơ thắt tự nhiên.

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể ngồi trên ghế, ngả người về phí sau và dạng hai chân sang hai bên. Hay thậm chí, nằm nghiên hoặc bò để giảm đau lưng.

Mẹ nên đăng ký một khóa học yoga cho bà bầu. Điều này không chỉ giúp mẹ tăng cường sức khỏe mà còn tạo sự thích ứng tốt nhất cho cơ thể trước khi lên bàn sinh.

3.4. Vận dụng trí tưởng tượng

Vận dụng trí tưởng tượng
Vận dụng trí tưởng tượng

Việc mường tượng các hình ảnh tươi đẹp là điều mẹ nên làm khi có các dấu hiệu chuyển dạ mạnh mẽ. Nó sẽ giúp mẹ đánh lừa trí óc, giác quan, hướng sự chú ý ra ngoài việc sợ hãi hay đớn đau. Khi những cơn co thắt kéo đến, mẹ hãy tự khắc họa những điều yêu thích trong đầu. Mẹ có thể suy nghĩ về biển cả bao la với những con sóng rì rào, những bông hoa đang hé nở để chào đón thế giới…

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể nghe nhạc để có thêm thật nhiều sức mạnh, động lực. Từ đó chiến thằng những cơn co chuyển dạ nhọc nhằn.

3.5. Can thiệp y khoa khi thực sự cần thiết

Can thiệp y khoa khi thực sự cần thiết
Can thiệp y khoa khi thực sự cần thiết

Có thể mẹ cho rằng sử dụng thuốc khi chuyển dạ có thể gây tác dụng phụ cho cả mẹ và bé. Điều này không sai. Nhưng nếu cơn đau vượt quá khả năng chịu đựng. Việc cân nhắc các phương pháp can thiệp y khoa là điều nên làm khi chuyển dạ. Một số phương pháp phổ biến có thể kể đến như thuốc gây tê, giảm đau hay an thần. Hãy lắng nghe lời khuyên của bác sĩ để giảm thiểu tối đa mọi rủi ro khi vượt cạn cũng như bảo đảm sức khỏe cho mẹ, bé.

Chuyển dạ dẫu khó khăn, nhọc nhằn. Nhưng đây chính là sự đánh dấu cho quá trình chào đón các thiên thần đến với thế giới này. Hy vọng qua bài viết, mẹ có thể hiểu hơn về việc chuyển dạ. Đồng thời trang bị cho mình kiến thức về việc làm gì khi chuyển dạ. Qua đó giúp quá trình sinh nở diễn ra an toàn, thoải mái hơn.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Làm gì khi chuyển dạ? Mách mẹ các giảm đau hiệu quả nhất”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

TOP 6 thông tin mẹ nên biết về các cơn đau chuyển dạ giả
TOP 6 thông tin mẹ nên biết về các cơn đau chuyển dạ giả
Chuyển dạ giả là hiện tượng sinh lý khá phổ biến ở các mẹ bầu. Nhưng liệu mẹ đã hiểu rõ về hiện tượng chuyển dạ giả này chưa? Đặc điểm của chuyển dạ giả là gì? Sau đây là TOP 6 thông tin cơ bản về các cơn đau chuyển dạ giả mà bất […]
Chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu thì sinh?
Chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu thì sinh?
Chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu thì sinh là câu thắc mắc phổ biến của nhiều mẹ bầu. Sau khi trải qua loạt cơn chuyển dạ giả, mẹ bầu luôn lo lắng không biết bao giờ mình sẽ sinh thật. Làm thế nào để phân biệt đâu là chuyển dạ thật và […]
Ra máu báo bao lâu thì sinh con: Máu báo sắp sinh, mẹ có biết?
Ra máu báo bao lâu thì sinh con: Máu báo sắp sinh, mẹ có biết?
Hiện tượng ra máu báo sắp sinh, chuyển dạ là một hiện tượng thường gặp vào giai đoạn cuối của thai kì. Ra máu báo bao lâu thì sinh con, chuyển dạ? Những dấu hiệu báo chuyển dạ đi kèm khác là gì? Đó đều là những điều mẹ bầu đặc biệt quan tâm. Đọc […]
Chuyển dạ giả và những điều mẹ cần biết
Chuyển dạ giả và những điều mẹ cần biết
Gần đến ngày sinh hiện tượng chuyển dạ giả cũng thường xuyên diễn ra. Với các mẹ bầu cuối thai kỳ, chỉ cần có bất kỳ một dấu hiệu chuyển dạ nào cũng có thể làm mẹ bầu lo lắng, hoang mang. Vậy làm sao để hiểu được rằng mình đang chuyển dạ giả hay […]
Ăn gì để chuyển dạ nhanh hơn khi mẹ đến tháng cuối thai kỳ?
Ăn gì để chuyển dạ nhanh hơn khi mẹ đến tháng cuối thai kỳ?
Ăn gì để chuyển dạ nhanh là câu hỏi nhiều mẹ đặt ra khi bước vào những tuần cuối của thai kỳ – bước đầu quan trọng của hành trình vượt cạn.Thông thường, thời gian thai nghén của mẹ sẽ kéo dài trong 40 tuần. Khi thai kỳ bước vào tuần cuối, mẹ sẽ dần […]
6 dấu hiệu cổ tử cung mở và những lưu ý mẹ cần biết
6 dấu hiệu cổ tử cung mở và những lưu ý mẹ cần biết
Sự dãn nở của cổ tử cung là một phần quan trọng của quá trình chuyển dạ. Một giai đoạn cần thiết để cho phép em bé của chúng ta được sinh ra. Rất bình thường nếu mẹ bé đang thắc mắc: Làm thế nào biết được cổ tử cung có đang giãn nở hay […]
Giỏ hàng 0