Dấu hiệu chuyển dạ giả là điều mà rất nhiều mẹ bầu luôn thắc mắc trong suốt quá trình mang thai của mình. Nhất là giai đoạn cuối thai kỳ. Cơ thể mẹ thậm chí còn xuất hiện những cơn đau chuyển dạ, làm mẹ bầu tưởng như mình sắp sinh đến nơi rồi. Tuy nhiên, nếu vẫn chưa đến ngày sinh mà có những cơn đau chuyển dạ thì khả năng cao đó là chuyển dạ giả. Vậy dấu hiệu chuyển dạ giả là gì? Hãy cùng góc của mẹ tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Mục lục
1. Chuyển dạ giả là gì?
Vào giai đoạn cuối thai kỳ, đa số các mẹ bầu đều phải đối mặt với những cơn đau chuyển dạ giả. Đây là hiện tượng các cơn gò sinh lý giả xuất hiện. Đây như một tín hiệu của tử cung rằng đã sẵn sàng cho lần chuyển dạ thực sự. Có thể với nhiều mẹ bầu, đặc biệt là những mẹ mang thai lần đầu, sẽ cảm thấy những cơn gò sinh lý rất đáng sợ. Nhiều khi không phải do đau mà chủ yếu là do yếu tố tâm lý tác động. Do đó, quan trọng nhất là mẹ bầu cần hiểu rõ được dấu hiệu chuyển dạ giả. Bớt hoang mang và lo lắng, tập trung tinh thần cho lần chuyển dạ thực sự.
2. Dấu hiệu chuyển dạ giả?
Những cơn gò tiêu biểu của chuyển dạ giả thường xuất hiện cố định ở phần bụng dưới và gần như không di chuyển. Cảm giác đau đớn mức độ vừa phải, mẹ bầu có thể hết đau ngay khi thay đổi tư thế. Chuyển dạ giả có thể diễn ra khi thai nhi chuyển động trong bụng hay bụng của mẹ bị va chạm nhẹ. Thậm chí dấu hiệu chuyển dạ giả có thể được kích hoạt khi bàng quang mẹ đầy. Sau khi mẹ bầu quan hệ tình dục.
Vì chỉ là chuyển dạ giả, nên những cơn co sẽ không làm giãn nở cổ tử cung. Chủ yếu là giúp cho cơ tử cung được săn chắc và thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến nhau thai. Nhiều mẹ bầu phản hồi rằng những cơn co chuyển dạ giả rất đau đớn và khó chịu. Nhưng thực tế những cơn đau này chưa thấm gì so với cơn đau khi chuyển dạ thật. Lo lắng và bất an chính là yếu tố chính dẫn đến việc tăng cường cơn đau của mẹ. Do đó, mẹ bầu cần nghỉ ngơi thật tốt, giữ cho tinh thần được thư giãn và giảm thiểu tối đa căng thẳng.
3. Một vài dấu hiệu chuyển dạ giả mẹ bầu có thể gặp phải
Sa bụng là dấu hiệu điển hình với trường hợp mang thai lần đầu. Mẹ sẽ cảm giác như thai nhi đang di chuyển xuống dưới, bụng trễ xuống. Điều này làm cho mẹ đi tiểu nhiều hơn bình thường. Đừng lo vì hiện tượng này là để chuẩn bị cho thai nhi một vị trí tốt nhất. Phải vài tuần nữa thì mới sẵn sàng ra ngoài.
Âm đạo tiết dịch và ra máu: Triệu chứng này diễn ra do cổ tử cung bắt đầu giãn ra. Đây được cho là dấu hiệu điển hình của chuyển dạ giả.
Thai nhi cử động ít hơn bình thường. Nếu đến 3 tuần cuối thai kỳ, thai nhi bỗng cử động ít hơn bình thường. Đó vẫn là dấu hiệu của chuyển dạ giả, thai nhi đang nghỉ ngơi, chuẩn bị tinh thần để ra đời. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng đừng bỏ qua trường hợp thai nhi đang gặp vấn đề nào đó.
4. Tại sao lại xuất hiện chuyển dạ giả tiền sinh
Vì sao cơ thể mẹ bầu lại xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ giả? Chuyển dạ giả có tác dụng gì không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều mẹ thắc mắc và khó hiểu. Cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào chỉ ra được nguyên nhân tại sao xuất hiện chuyển dạ giả. Liệu chuyển dạ giả có tác dụng gì hay không? Thậm chí có ý kiến cho rằng chuyển dạ giả nhằm mục đích cho cổ tử cung làm quen dần với lần chuyển dạ thật. Tuy nhiên, những cơn gò sinh lý giả này không ảnh hưởng tới tư cung. Nên ý kiến trên cũng không chính xác lắm.
5. Mẹo giúp giảm bớt cơn đau chuyển dạ giả
Chuyển dạ giả là hiện tượng mà hầu hết mẹ bầu nào cũng phải trải qua. Dù không chắc vì sao nó lại diễn ra, nhưng các mẹ cũng đành phải chấp nhận sự thật. Vì vậy, điều tốt nhất có thể làm đó là đối mặt và nắm vững những kiến thức giúp giảm bớt cơn đau chuyển dạ giả.
Nếu có điều kiện, hãy gọi ngay cho bác sĩ điều trị để nhận tư vấn. Vì lúc đó, bản thân người mẹ sẽ cảm thấy hoang mang và lo lắng. Khi được bác sĩ tự vấn, dặn dò mẹ bầu sẽ cảm thấy yên tâm hơn phần nào. Từ đó cũng giảm bớt cơn đau.
Một cách cực kỳ hiệu quả để giảm cơn đau chuyển dạ giả đó là thay đổi tư thế. Có thể đi bộ, thay đổi vị trí nằm hoặc ngồi cũng sẽ giúp cơn đau thuyên giảm đi đáng kể.
Thư giãn: đây được cho là liệu pháp tốt nhất cho mẹ bầu khi chuyển dạ giả. Bằng cách tắm nước ấm, làm dịu tử cung. Massage cơ thể nhẹ nhàng xua tan căng thẳng và lo lắng. Bình tĩnh hít thở đều tránh mất sức đồng thời kiểm soát cơn co thắt hiệu quả.
Sau những thông tin hữu ích trên, chắc hẳn Mamamy cũng phần nào giúp cho mẹ bầu nắm được những kiến thức cơ bản về chuyển dạ giả, cũng như những dấu hiệu chuyển dạ giả rồi. Chúc mẹ bình tĩnh, tự tin vượt cạn thành công.