Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Cách rặn khi chuyển dạ giúp mẹ vượt cạn nhẹ nhàng hơn

Cách rặn khi chuyển dạ đúng phương pháp sẽ giúp mẹ vượt cạn nhẹ nhàng, an toàn và thành công hơn. Nhưng để thực hiện rặn đúng cách, mẹ cần phải tìm hiểu quá trình chuyển dạ, sinh nở tự nhiên cũng như những hướng dẫn và lưu ý cần thiết. 

1.Quá trình chuyển dạ và sinh nở tự nhiên

1.1. Giai đoạn xóa, mở

Giai đoạn xóa, mở
Giai đoạn xóa, mở

Đây chính là “thách thức” đau đớn và vất vả nhất mà bất cứ bà mẹ nào cũng phải trải qua để chào đón bé tới thế giới này. Tại giai đoạn xóa,mở, tử cung sẽ hạ thấp xuống. Các cơn co thắt tử cung sẽ ngày một mạnh mẽ và dày đặc. Những cơn đau dữ dội sẽ tấn công chủ yếu vào vùng bụng, vùng lưng hay tầng sinh môn. Bên cạnh đó, mẹ còn cảm thấy chân tay mình run rẩy và nóng lạnh bất thường.

Dù là khởi đầu. Nhưng giai đoạn xóa, mở thường chiếm nhiều thời gian nhất trong quá trình chuyển dạ, sinh nở tự nhiên. Để kết thúc giai đoạn này, cổ tử cung phải đạt tới độ rộng khoảng 9-10 cm.

1.2.  Giai đoạn sổ thai nhi

Giai đoạn sổ thai nhi
Giai đoạn sổ thai nhi

Cổ tử cung sẽ đạt tới một mức độ giãn nở thích hợp khi giai đoạn xóa mở kết thúc. Bước sang giai đoạn sổ thai nhi, mẹ sẽ cảm thấy những cơn co thắt trở nên đau đớn hơn. Dưới tác động của sự co thắt tử cung, cách rặn khi chuyển dạ và lực đẩy bụng của bác sĩ đỡ đẻ. Thai nhi sẽ bắt đầu dịch chuyển và tiến dần xuống đường âm đạo. Cuối cùng trôi ra ngoài. Khi cổ tử cung mở hoàn toàn, thiên thần của mẹ sẽ chào đời.

1.3. Giai đoạn sổ nhau thai

Giai đoạn sổ nhau thai
Giai đoạn sổ nhau thai

Tại giai đoạn này, bụng mẹ sẽ đau mạnh mẽ và dồn dập hơn bất cứ khi nào. Qua đó, tiếp sức mạnh để em bé được đẩy hoàn toàn ra ngoài. Sau khi thiên thần đã rồi khỏi âm đạo của mẹ. Cổ tử cung vẫn tiếp tục co bóp để nhau thai bong, tróc khỏi thành tử cung và đẩy ra ngoài. Khi ấy, các cơn đau bụng sẽ giảm đi rất nhiều. Chúng chỉ đạt mức đau như những cơn đau thời kỳ đèn đỏ. Và điều mẹ cần làm là rặn thêm để đẩy hết nhau thai ra ngoài cơ thể.

Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ hết sức, không thể rặn hết nhau thai ra ngoài. Bác sĩ sẽ đưa tay theo đường âm đạo vào tử cung của mẹ để giúp mẹ loại bỏ hết nhau thai đó. Và hiển nhiên, mức độ đau khi bác sĩ đưa tay vào sẽ cao hơn rất nhiều sao với việc mẹ tự dặn. Do đó, mẹ cần biết cách rặn khi chuyển dạ để giữ sức cho đến cuối quá trình vượt cạn.

2. Vì sao mẹ cần tìm hiểu cách rặn khi chuyển dạ?

Vì sao mẹ cần tìm hiểu cách rặn khi chuyển dạ?
Vì sao mẹ cần tìm hiểu cách rặn khi chuyển dạ?

Mang thai và sinh nở là thiên chức của người phụ nữ. Nhưng đâu phải tự dưng người phụ nữ biết cách rặn đẻ đúng chuẩn. Trong khi đó, cách rặn khi chuyển dạ chính là chìa khóa để mẹ vượt cạn nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn. Nếu mẹ biết phương pháp rặn đúng cách, mẹ sẽ có thể tự kiểm soát bản thân, bảo toàn năng lượng và giữ sức tới cuối buổi sinh. Qua đó, mẹ sẽ không phải đối mặt với tình trạng kiệt quệ, tổn thương đường âm đạo hoặc băng huyết sau khi sinh. Hơn hết, bé sẽ được giảm khả năng bị ngạt khi mắc kẹt trong bụng mẹ quá lâu.

Như vậy, việc tìm hiểu cách rặn khi chuyển dạ, sinh nở là điều cần thiết với tất cả các bà mẹ.

3. Cách rặn khi chuyển dạ

3.1. Tư thế chuẩn của thai phụ khi lên bài bàn đẻ

Tư thế chuẩn của thai phụ khi lên bài bàn đẻ
Tư thế chuẩn của thai phụ khi lên bài bàn đẻ
  • Nằm cao đầu, người và chân tạo một góc 45 độ.
  • Mông hơi nâng lên một chút.
  • Hai tay đặt hai bên, nắm chặt 2 càng bàn sinh.
  • Hai chân dẫm mạnh vào giá để chân.
  • Lưng áp chặt vào bàn sinh.

Bản chất của rặn khi chuyển dạ đúng chuẩn là phối hợp động tác hít thở, rặn với nhịp của những cơn co thắt tử cung.

3.2. Hướng dẫn cách rặn khi chuyển dạ đúng chuẩn

Hướng dẫn cách rặn khi chuyển dạ đúng chuẩn
Hướng dẫn cách rặn khi chuyển dạ đúng chuẩn

Dấu hiệu khi cơn co thắt đến là khi mẹ cảm nhận bụng mình cứng lên và nỗi đau cũng dần dần xuất hiện. Lúc này mẹ hãy hít một hơi thật sâu. Rồi nín thở. Ngậm chặt miệng, không phát ra âm thanh để tránh hụt hơi. Hai tay nắm chặt càng hai bên bàn sinh. Hai chân đạp thật mạnh vào hai ống treo cổ chân. Sau đó, dồn toàn bộ hơi thở. Đẩy mạnh chúng xuống vùng bụng dưới.

Tác động của lực này đi kèm với sự co thắt của tử cung sẽ đẩy em bé ra ngoài theo đường âm đạo. Nếu mẹ cảm thấy hết hơi mà bụng vẫn còn đau thì có thể lấy thêm một hơi nữa là rặn đến khi cảm giác đau bụng biến mất.

Giữa hai cơn co thắt, mẹ thường có khoảng 50 đến 60 giây để nghỉ ngơi và dưỡng sức để chuẩn bị cho lần rặn kế tiếp. Khi ấy, mẹ hãy thực hành cách hít thở sâu. Qua đó, lấy lại sức nhanh nhất có thể. Mỗi một lần rặn khi chuyển dạ, mẹ hãy hít vào bằng mũi rồi dồn lực đẩy bé ra ngoài và thở ra bằng miệng.

Sau khi đầu em bé thò ra khỏi cơ thể mẹ, bác sĩ sẽ giúp bé xoay người và hỗ trợ kéo thân em ra ngoài. Nếu em bé quá to so với độ rộng cửa mình âm đạo. Bác sĩ sẽ thực hiện một số thủ thuật để giúp mẹ vượt cạn thành công. Như vậy, những thiên thần được chào đời một cách hoàn toàn tự nhiên với sự kết hợp hoàn hảo giữa 3 lựa. Lực rặn của mẹ, lực co thắt của tử cung và lực đẩy bụng của bác sĩ đỡ đẻ.

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể tìm hiểu thêm về: 10 tư thế giảm đau hiệu quả nhất khi chuyển dạ.

4. Các lưu ý về cách rặn khi chuyển dạ

Các lưu ý về cách rặn khi chuyển dạ
Các lưu ý về cách rặn khi chuyển dạ

Với các bà mẹ sinh con đầu lòng (con so), quá trình rặn đẻ thường kéo dài khoảng 30 đến 40 phút. Còn quá trình sinh nở của những sản phụ sinh con rạ ngắn hơn, khoảng 20 đến 30 phút.

Đặc biệt, với những sản phụ sinh con so, tầng sinh môn sẽ khá chắc chắn. Nên trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ phải cắt tầng sinh môn trên cơ thể mẹ. Mở rộng đường ra cho bé. Điều này cũng giúp bé được sổ ra ngoài dễ dàng hơn. Đồng thời hạn chế tối đa những tác động tiêu cực có thể ảnh hưởng tới phần đầu thai nhi. Cũng như phòng chống trường hợp tự rách tầng sinh môn. Bảo vệ vùng chậu của mẹ khỏi những tổn thương ngoài ý muốn.

Trong lúc rặn, sản phụ phải đảm bảo rằng lưng mình luôn thẳng, áp chặt vào bề mặt bàn sinh. Còn phần mông thì hướng ra phía trước. Đặc biệt, mẹ phải cắn miệng thật chặt, không để phát ra tiếng động. Âm thanh thoát ra ngoài sẽ khiến mẹ bị hụt hơi. Dẫn đến việc rặn không hiệu quả.

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể tham khảo:

5 điều hữu ích mẹ cần phải để chuyển dạ nhẹ nhàng.

Hơn hết, khi mới bắt đầu quá trình chuyển dạ, mẹ nên luyện tập hít thở theo hướng dẫn. Lắng nghe những chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn. Và thực hiện cách rặn khi chuyển dạ đúng phương pháp. Nhờ đó, mẹ có thể chào đón em tới thế giới này với quá trình vượt cạn nhẹ nhàng, dễ chịu hơn.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cách rặn khi chuyển dạ giúp mẹ vượt cạn nhẹ nhàng hơn”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

TOP 6 thông tin mẹ nên biết về các cơn đau chuyển dạ giả
TOP 6 thông tin mẹ nên biết về các cơn đau chuyển dạ giả
Chuyển dạ giả là hiện tượng sinh lý khá phổ biến ở các mẹ bầu. Nhưng liệu mẹ đã hiểu rõ về hiện tượng chuyển dạ giả này chưa? Đặc điểm của chuyển dạ giả là gì? Sau đây là TOP 6 thông tin cơ bản về các cơn đau chuyển dạ giả mà bất […]
Ra máu báo bao lâu thì sinh con: Máu báo sắp sinh, mẹ có biết?
Ra máu báo bao lâu thì sinh con: Máu báo sắp sinh, mẹ có biết?
Hiện tượng ra máu báo sắp sinh, chuyển dạ là một hiện tượng thường gặp vào giai đoạn cuối của thai kì. Ra máu báo bao lâu thì sinh con, chuyển dạ? Những dấu hiệu báo chuyển dạ đi kèm khác là gì? Đó đều là những điều mẹ bầu đặc biệt quan tâm. Đọc […]
Chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu thì sinh?
Chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu thì sinh?
Chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu thì sinh là câu thắc mắc phổ biến của nhiều mẹ bầu. Sau khi trải qua loạt cơn chuyển dạ giả, mẹ bầu luôn lo lắng không biết bao giờ mình sẽ sinh thật. Làm thế nào để phân biệt đâu là chuyển dạ thật và […]
Chuyển dạ giả và những điều mẹ cần biết
Chuyển dạ giả và những điều mẹ cần biết
Gần đến ngày sinh hiện tượng chuyển dạ giả cũng thường xuyên diễn ra. Với các mẹ bầu cuối thai kỳ, chỉ cần có bất kỳ một dấu hiệu chuyển dạ nào cũng có thể làm mẹ bầu lo lắng, hoang mang. Vậy làm sao để hiểu được rằng mình đang chuyển dạ giả hay […]
Ăn gì để chuyển dạ nhanh hơn khi mẹ đến tháng cuối thai kỳ?
Ăn gì để chuyển dạ nhanh hơn khi mẹ đến tháng cuối thai kỳ?
Ăn gì để chuyển dạ nhanh là câu hỏi nhiều mẹ đặt ra khi bước vào những tuần cuối của thai kỳ – bước đầu quan trọng của hành trình vượt cạn.Thông thường, thời gian thai nghén của mẹ sẽ kéo dài trong 40 tuần. Khi thai kỳ bước vào tuần cuối, mẹ sẽ dần […]
6 dấu hiệu cổ tử cung mở và những lưu ý mẹ cần biết
6 dấu hiệu cổ tử cung mở và những lưu ý mẹ cần biết
Sự dãn nở của cổ tử cung là một phần quan trọng của quá trình chuyển dạ. Một giai đoạn cần thiết để cho phép em bé của chúng ta được sinh ra. Rất bình thường nếu mẹ bé đang thắc mắc: Làm thế nào biết được cổ tử cung có đang giãn nở hay […]
Giỏ hàng 0