Canxi là một loại khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển của bé, giúp cơ thể bé luôn khỏe mạnh và duy trì hệ thống xương chắc khỏe. Tùy theo tình trạng sức khỏe của bé nhà mình để bổ sung lượng canxi phù hợp mẹ nhé. Tham khảo ngay hướng dẫn bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh chuẩn khoa học dưới đây giúp con yêu luôn khỏe mạnh, lớn khôn từng ngày.
1. Ý nghĩa của canxi với sự phát triển của trẻ sơ sinh
Canxi hay calcium là loại khoáng chất chiếm 1,5 đến 2% trọng lượng cơ thể, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển xương và răng của bé. Bổ sung đủ canxi cho bé không chỉ giúp bé có hệ thống xương chắc khỏe, bảo vệ sức khỏe tim mạch mà còn giúp ngăn ngừa nguy cơ còi xương hiệu quả. Hiểu tầm quan trọng của loại khoáng chất này để bổ sung kịp thời cho bé mẹ nhé!
Bảo vệ sức khỏe xương:Theo Trường Y tế Công Cộng Harvard, 99% canxi của cơ thể được lưu trữ trong xương và chỉ 1% còn lại được tìm thấy trong máu, cơ và các mô khác. Nhờ đó mà việc bổ sung canxi sẽ giúp xương bé luôn chắc khỏe, hạn chế gãy xương, loãng xương hiệu quả.
Giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng: Theo nghiên cứu từ Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới và Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ, bổ sung 200mg canxi mỗi ngày và ăn các thực phẩm từ sữa có hàm lượng canxi cao giúp bé giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
2. Nhu cầu canxi của trẻ sơ sinh theo từng độ tuổi
Để đảm bảo bé yêu được phát triển toàn diện và có xương chắc khỏe, mẹ cần bổ sung lượng canxi cho bé phù hợp với từng độ tuổi. Nếu bé không được bổ sung đủ canxi, bé sẽ dễ bị còi xương, suy dinh dưỡng, sâu răng, hạn chế phát triển chiều cao, và thậm chí dẫn đến chân vòng kiềng nữa. Tuy nhiên, cũng đừng bổ sung quá mức để tránh bé bị táo bón và ảnh hưởng đến chức năng lọc của thận mẹ nhé.
Dưới đây là lượng canxi cho bé sơ sinh dưới 1 tuổi, lưu lại ngay để bổ sung đủ canxi cho bé yêu nhé!
Với bé từ 0 – 6 tháng tuổi: Mẹ bổ sung cho bé 300mg/ngày.
Với bé từ 7 – 11 tháng tuổi: Mẹ bổ sung cho bé 400mg/ngày.
Với bé từ 1 – 2 tuổi: Mẹ bổ sung cho bé 500mg/ngày.
3. Bé bị thiếu canxi và 3 điều mẹ cần biết
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 37% trẻ em Việt Nam thiếu canxi và Vitamin D. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe của bé, khiến bé hạn chế phát triển chiều cao, chậm mọc răng và thường xuyên quấy khóc. Mẹ “nằm lòng” ngay 3 điều dưới đây để nhận biết khi nào bé bị thiếu canxi và cách bổ sung canxi cho bé mẹ nhé!
3.1. Dấu hiệu cho thấy bé bị thiếu canxi
Nếu thấy bé nhà mình có những dấu hiệu dưới đây, đã đến lúc mẹ cần bổ sung canxi ngay để đảm bảo sức khỏe cho con đó:
Bé thường trằn trọc, quấy khóc, khó ngủ và ra mồ hôi trộm nhiều vào ban đêm, kể cả khi trời lạnh.
Bé bị chậm mọc răng hoặc răng bé mọc xiêu vẹo, không cân đối.
Phần tóc ở vùng gáy bé bị rụng nhiều, dân gian thường gọi là “chiếu liếm” hay tóc rụng vành khăn.
Bé có cột sống cong vẹo, chân vòng kiềng.
Bé chậm lớn, chậm biết trở, lật người, chậm biết bò, biết đi.
Bé chậm phát triển thể lực, da bé xanh xao.
3.2. Nguyên nhân thiếu canxi ở trẻ sơ sinh
Hầu hết bé sinh thiếu tháng thường có nguy cơ thiếu canxi cao hơn bé được sinh đủ tháng do chưa được bổ sung đầy đủ canxi từ mẹ. Ngoài ra, bé cũng có thể thiếu canxi do:
Mẹ không cho bé tắm nắng thường xuyên, bé thiếu hụt vitamin D khiến cơ thể không thể hình thành canxi và phốt pho trong mô xương
Nồng độ canxi trong sữa mẹ thấp do mẹ ăn chay hoặc có chế độ dinh dưỡng thiếu canxi.
Bé có các triệu chứng dị tật ở tuyến giáp.
Trong quá trình sinh, bé bị ngạt hoặc thiếu oxy.
Mẹ bị đái tháo đường thai kỳ, ngộc độc thai nghén trong quá trình mang thai,.. gây di chứng cho bé.
3.3. Bé bị thiếu canxi, mẹ nên làm gì?
Nếu bé có dấu hiệu thiếu canxi, mẹ đừng quá lo lắng bởi đây là tình trạng phổ biến, không phải bệnh lý và hoàn toàn có thể khắc phục được nhờ cách chăm sóc khoa học. Chỉ cần thực hiện theo các bước sau là bé yêu được bổ sung canxi đầy đủ rồi!
3.3.1. Cho bé ti đủ sữa
Sữa mẹ và cả sữa công thức luôn là một nguồn canxi dồi dào và giàu dưỡng chất cho bé yêu. Theo các nghiên cứu gần đây, trung bình trong 1 lít sữa mẹ có chứa tới 252mg canxi. Khi cho bé ti đủ lượng sữa phù hợp, bé cũng sẽ được hấp thu đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Dưới đây là lượng sữa mà bé cần hấp thu theo từng độ tuổi. Mẹ tham khảo và áp dụng ngay nhé!
3.3.2. Bổ sung thực phẩm giàu canxi vào thực đơn của mẹ và bé
Bên cạnh việc cho bé ti đủ sữa, mẹ đừng quên bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi vào thực đơn của mẹ và bé mẹ nữa nhé. Với các bé dưới 6 tháng tuổi, vẫn còn ti mẹ, mẹ cần bổ sung đủ 1300mg canxi/ ngày, ăn nhiều ngũ cốc, hạt và các loại rau xanh như: cải thìa, cải xoăn,… để sữa mẹ không bị thiếu canxi và các khoáng chất.
Nếu bé yêu nhà mình dưới 6 tháng và đang ti sữa công thức, mẹ ưu tiên cho bé uống các dòng sữa chứa nhiều canxi và vitamin D như Friso Gold, Celia Expert 3,… Với các bé trên 6 tháng và đã bước sang giai đoạn ăn dặm, mẹ nhớ thêm vào thực đơn của bé các thực phẩm giàu canxi như cá chép, cá thu, cua biển mẹ nhé. Mẹ tham khảo cách chế biến món cháo cua biển vừa hấp dẫn lại cực đơn giản cho bé ăn dặm tại đâyđể bổ sung canxi cho bé ngay thôi!
3.3.3.Cho bé tắm nắng
Tắm nắng là phương pháp trực tiếp nhất giúp bé tổng hợp vitamin D, hay còn gọi là “Vitamin mặt trời”. Loại vitamin này giúp bé hấp thụ canxi và photpho tốt hơn, xương và và răng chắc khỏe. Mẹ cho bé tắm nắng từ 10 – 20 phút vào khoảng 6 – 9 giờ sáng để hạn chế tác hại của tia UV, đồng thời, không cho ánh nắng chiếu thẳng vào đầu hay mắt bé và không tắm nắng cho bé qua cửa kính để cơ thể bé hấp thụ vitamin D tốt nhất mà không bị bỏng rát da nhé.
Theo một nghiên cứu được công bố tại Thư viện Y khoa Quốc gia – Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, nếu không có đủ vitamin D, cơ thể sẽ hấp thụ không quá 10 – 15% lượng canxi trong các thực phẩm mà bé tiêu thụ. Ngược lại, nếu đủ vitamin D, bé có thể hấp thu từ 30 – 40% canxi. Vì vậy, đừng quên bổ sung vitamin D cho con song song với việc bổ sung canxi mẹ nhé.
Với bé từ 0 đến 11 tháng tuổi, mẹ nên cho bé hấp thu 10mcg vitamin D/ngày và tăng lên 15mcg/ngày với bé từ 1-2 tuổi. Mẹ bổ sung vào thực đơn ăn dặm của bé các thực phẩm giàu vitamin D như trứng, cá hồi, cá thu, cá chép, cua biển,… và các loại sữa, ngũ cốc để đổi bữa cho bé yêu.
3.3.5. Bổ sung canxi dạng uống
Mẹ nên bổ sung canxi bằng dạng uống cho bé, nhất là với bé từ 6 – 12 tháng tuổi, giai đoạn bé cần hấp thu đủ canxi để phát triển toàn diện. Mẹ cho bé uống canxi vào buổi buổi sáng để cơ thể hấp thụ dinh dưỡng một cách tốt nhất, và tuyệt đối không để bé uống lúc đói, dễ khiến con bị co bóp, đau dạ dày. Một số sản phẩm canxi dạng uống để mẹ tham khảo như: Hero Kid Gold, Nubest Tall, Canxi Hartus,…
4. Bé thừa canxi và 3 điều mẹ cần biết
Bổ sung canxi cho sự phát triển của bé rất quan trọng. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý không nên cho bé hấp thụ lượng canxi quá mức cần thiết. Việc lạm dụng canxi có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển chiều cao của bé sau này, đồng thời khiến bé dễ bị táo bón, rối loạn tiêu hóa, nhức mỏi các cơ. Đọc ngay lưu ý dưới đây để điều chỉnh ngay nếu bé nhà mình gặp phải trường hợp này nhé!
4.1. Dấu hiệu cho thấy bé bị thừa canxi
Để nhận biết bé bị thừa canxi, mẹ cần thường xuyên quan sát các biểu hiện và tình trạng sức khỏe của bé. Dưới đây là 6 dấu hiệu thường gặp ở bé sơ sinh bị thừa canxi:
1 – Bé bị táo bón: Cơ thể bé khó có thể hấp thu canxi hoàn toàn mà chỉ có thể hấp thu tối đa 60% canxi. Lượng canxi không được hấp thụ sẽ rút hết nước ở phần ruột già của bé, khiến phân khô và cứng lại, gây ra tình trạng táo bón.
2 – Bé có dấu hiệu đau bụng, nôn, trớ: Thừa canxi dễ khiến cơ quan cận giáp phải làm việc liên tục để sản sinh hoocmon. Từ đó bé dễ mắc các triệu chứng cường giáp, nôn trớ.
3 – Bé biếng ăn: Thừa canxi ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé, khiến bé luôn cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon miệng và thường xuyên quấy khóc.
4 – Bé có dấu hiệu mệt mỏi, ủ rũ, mất tập trung: Lượng canxi trong máu vượt quá mức ổn định sẽ khiến não của bé hoạt động kém hơn bình thường, bé ủ rũ, mệt mỏi và mất tập trung..
5 – Bé đi tè nhiều, đi tè ra máu: Hấp thu quá mức canxi khiến thận bé phải hoạt động liên tục để đào thải lượng canxi dư thừa. Vì thế, bé sẽ thường xuyên khát nước và muốn đi tè nhiều lần, thậm chí là đi tè ra máu nữa đấy ạ.
6 – Bé có nhịp tim rối loạn: Lượng canxi trong máu cao cũng gây áp lực lên tim của bé, khiến tim đập nhanh hơn, nhịp tim rối loạn và thậm chí còn gây ra những cơn đau tim cho bé.
4.2. Nguyên nhân thừa canxi ở trẻ sơ sinh
Bé bị thừa canxi có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ đến từ việc mẹ cho bé uống canxi nhiều hơn mức cần thiết đâu ạ.
1 – Chế độ dinh dưỡng giàu canxi không khoa học: Nếu mẹ cho bé ăn liên tục các món ăn giàu canxi như súp lơ xanh, cua biển, cải chíp, hàu,… mà không có sự cân bằng với các thực phẩm khác, bé sẽ rất dễ bị thừa canxi.
2 – Mẹ tự bổ sung canxi cho bé mà không tham khảo ý kiến bác sĩ: Mẹ bổ sung canxi mà không tuân thủ liều lượng khiến bé nạp thừa lượng canxi cần thiết cho cơ thể.
3 – Do yếu tố di truyền: Nếu các thành viên trong gia đình đã từng bị tăng canxi máu, khả năng bé bị thừa canxi có thể xảy ra rất cao.
4.3. Bé bị thừa canxi, mẹ nên làm gì?
Khi bé có các dấu hiệu thừa canxi, mẹ nên đi tư vấn bác sĩ để tìm ra giải pháp thích hợp với tình trạng sức khỏe của bé. Mẹ nhớ điều chỉnh lại thực đơn ăn dặm của bé, ngừng ngay tất cả các thực phẩm bổ sung canxi và không cho bé tắm nắng. Khi lượng canxi trong máu của bé đã ổn định trở lại, mẹ cho bé hấp thu canxi qua sữa, thực phẩm và kết hợp bổ sung lượng vitamin D vừa đủ như Góc của mẹ đã hướng dẫn để bé yêu phát triển bình thường mẹ nha.
Canxi quả là một khoáng chất quan trọng với cơ thể bé. Sau bài viết này, chắc hẳn mẹ đã hiểu cách bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh chuẩn khoa học rồi. Bên cạnh đó, đừng quên quan sát bé thường xuyên để kịp thời phát hiện bé có các dấu hiệu thừa, thiếu canxi và đưa ra giải pháp phù hợp mẹ nhé. Nếu còn điều gì thắc mắc, mẹ để lại bình luận để được hỗ trợ nhanh nhất.
Mẹ muốn bổ sung kẽm để bé yêu cao lớn và phát triển toàn diện. Nhưng giữa vô vàn thực phẩm giàu kẽm cho bé, mẹ nên chọn loại nào dễ chế biến, giàu dinh dưỡng cho bé? Đừng lo lắng mẹ nhé bởi đáp án sẽ được hé lộ ngay đây. Cùng góc của mẹ vén bức màn dinh dưỡng sau mỗi thực phẩm để giúp mẹ lựa chọn thực phẩm chứa kẽm cho bé nhé.
1. 9 loại thực phẩm giàu kẽm cho bé
Kẽm là một nguyên tố quan trọng, tham gia vào nhiều quá trình chuyển hoá, duy trì hệ miễn dịch, chữa lành và tăng sinh phát triển mô,… Tuy nhiên cơ thể không thể dự trữ kẽm hay tái hấp thu kẽm, chính vì vậy, để bé phát triển lớn khôn, cần bổ sung đầy đủ lượng kẽm mỗi ngày. Cùng tìm hiểu 9 loại thực phẩm giàu kẽm sau đây nhé!
1.1. Hải sản như Hàu, Cua và tôm hùm
Hải sản là món ăn quen thuộc với mọi gia đình. Động vật có vỏ như hàu, cua, sò, hến, cá mòi, cá bơn, cá hồi,… ngoài mùi vị thơm ngon, béo ngậy còn giàu protein và là nguồn sắt và kẽm phong phú.
1 – Lượng kẽm trong hải sản: Hải sản là loại thực phẩm mà mẹ nên cho bé thử bởi nguồn dưỡng chất dồi dào, chứa nhiều kẽm lại ít calo: mỗi con hàu trung bình có thể chứa tới 5,3mg kẽm, 100g cua Alaska chứa 7,6mg kẽm, ngoài ra các động vật có vỏ nhỏ khác như tôm, trai, hến cũng là nguồn bổ sung kẽm tốt cho bé.
2 – Nên cho bé ăn tối đa bao nhiêu gram hải sản/ngày? Bé đã có thể ăn hải sản từ tháng thứ 7 tuy nhiên lượng protein quá cao khiến cơ thể khó hấp thu, dễ gây dị ứng. Vì vậy, lượng hải sản cho bé ăn cần được tính toán hợp lý, thông thường:
Bé 7 tháng – 4 tuổi: Mỗi ngày ăn khoảng 30 – 40g hải sản, có thể chia thành nhiều bữa.
Bé trên 4 tuổi: Thời gian này bé đã có thể ăn 100 – 120g hải sản/ngày.
1.2. Các loại đậu
Sẽ là một thiếu sót lớn khi quên các loại đậu bởi trong đậu chứa nhiều chất xơ, kẽm và sắt cực tốt cho bé sơ sinh. Đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen,… bổ sung lượng kẽm cần thiết cho bé mỗi ngày, hứa hẹn sẽ tạo ra bữa ăn đầy màu sắc lại tốt cho sức khỏe.
1 – Lượng kẽm trong các loại đậu: Các loại đậu như đậu lăng, đậu xanh, đậu đỏ,… đều mang trong mình một lượng kẽm đáng kể. Thông thường, các loại đậu chứa khoảng 0,3mg kẽm/100g. Tuy lượng kẽm không nhiều bằng hải sản nhưng với nguồn chất xơ, protein dồi dào, đậu là một sự lựa chọn hoàn hảo cho món súp, món hầm rau củ cho bé đó nhé.
2 – Nên cho bé ăn tối đa bao nhiêu gram đậu/ngày: Dù đậu giàu năng lượng, giàu dưỡng chất nhưng mẹ cũng không nên cho bé ăn quá nhiều đậu trong ngày bởi hệ tiêu hoá của các bé còn non nớt, bổ sung lượng đậu lớn có thể khiến bé khó tiêu, đầy bụng, khó chịu. Vì vậy, mẹ chỉ nên bổ sung đậu vào thực đơn ăn dặm của bé 2 – 3 lần/tuần và khoảng 40 – 50g đậu cho mỗi bữa.
1.3. Thịt đỏ và gia cầm
Sở hữu mùi vị thơm ngon, ngậy béo đánh thức mọi giác quan, thịt hẳn là thực phẩm thường được mẹ lựa chọn cho bé yêu đây mà. Tuy nhiên, mẹ có biết thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn,…) và thịt gia cầm (thịt gà, thịt chim,…) là những thực phẩm cực kỳ giàu kẽm không?
1 – Lượng kẽm trong thịt đỏ và thịt gia cầm: Thịt gà, thịt bò, thịt lợn,… là những loại thịt thông dụng, dễ kiếm, cực kỳ bổ dưỡng lại vô cùng giàu kẽm. Theo những nghiên cứu về hàm lượng dinh dưỡng, trong 100g thịt, thịt bò chứa 4.8mg kẽm, thịt lợn nấu chín cung cấp 5mg kẽm và thịt gà có 3mg kẽm. Những con số đã giúp khẳng định lượng kẽm có trong thịt đỏ, thịt gia cầm -một lựa chọn tuyệt vời cho bữa ăn dặm của bé.
2 – Nên cho bé ăn tối đa bao nhiêu gram thịt/ngày? Tuy thịt là dinh dưỡng thiết yếu bổ trợ cho sự phát triển của bé nhưng cần bổ sung sao cho đủ để tạo ra cân bằng dưỡng chất. Thiếu đạm khiến bé thiếu dinh dưỡng, chậm lớn còn thừa đạm lại là nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch, béo phì, cao huyết áp đó mẹ. VÌ vậy, mẹ tính toán lượng thịt mỗi ngày cho bé theo “công thức” dưới đây nhé:
Bé 6 – 9 tháng tuổi: 30g thịt/ngày.
Bé 10 – 12 tháng tuổi: 50g thịt/ngày.
Bé trên 1 tuổi: 75g thịt/ngày.
1.4. Các loại hạt
Các loại hạt là sản phẩm tuyệt vời của mẹ thiên nhiên bởi chứa rất nhiều khoáng chất thiết yếu, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt các loại hạt (hạt bí, hạt điều, đậu phộng, hạt chia,…) sẽ giúp mẹ bổ sung lượng kẽm cần thiết cho bé yêu để bé vừa có chế độ ăn uống lành mạnh lại vừa khoẻ mạnh phát triển tốt.
1 – Lượng kẽm trong các loại hạt: Mỗi loại hạt đều chứa hàm lượng kẽm khác nhau tuy nhiên các loại hạt sẽ không khiến mẹ phải thất vọng đâu bởi hàm lượng khoáng chất này trong hạt đều khá cao: 28g hạt bí có thể chứa 2mg kẽm, 5.6mg kẽm/100g hạt điều, 1.9mg kẽm/100g đậu phộng,… Chính vì vậy, hạt là một sự lựa chọn vô cùng hoàn hảo vừa giúp bữa ăn của bé trở nên đặc biệt, vừa giúp mẹ bổ sung kẽm cần thiết cho con.
2 – Nên cho bé ăn tối đa bao nhiêu gram hạt/ngày? Các loại hạt ngoài cung cấp kẽm cho bé còn bổ sung chất béo, khoáng chất, vitamin và omega 3 cần cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên, không phải ăn nhiều là tốt đâu mẹ, mẹ cần khéo léo sử dụng lượng hạt hợp lý tránh gây tình trạng khó tiêu, đầy bụng. Thông thường, chỉ nên cung cấp 7 – 10g hạt/ngày là vừa đủ cho sự phát triển của bé.
1.5. Rau củ quả giàu kẽm
Mẹ có biết rằng một số loại rau củ quả như khoai tây, cải bó xôi, nấm, bông cải xanh,… cũng chứa kẽm cũng như nhiều khoáng chất và vitamin? Đúng như vậy, các loại rau củ quả là nguồn thực phẩm tuyệt vời không chứa quá nhiều calo, lại là nguồn cung cấp kẽm phù hợp cho bữa ăn dặm đấy.
1 – Lượng kẽm trong rau củ quả: Nhìn chung, trái cây và rau củ thực tế không chứa quá nhiều kẽm tuy nhiên vẫn có thể tìm thấy lượng kẽm tối thiểu phù hợp với nhu cầu hằng ngày. Lượng kẽm trong một số rau củ quả như sau: trong 150g khoai tây chứa 1mg kẽm, 125g nấm hay bông cải có chứa 0.4mg kẽm,…
2 – Nên cho bé ăn bao nhiêu gram rau củ quả/ngày? Cơ thể bé đang phát triển, yêu cầu một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Rau củ quả chứa nhiều chất xơ, khoáng chất, vitamin đặc biệt là nguyên tố kẽm sẽ hỗ trợ cho sự phát triển của bé. Bé sơ sinh hoàn toàn có thể ăn khoảng 3 lạng rau củ/ngày, vì vậy mẹ điều chỉnh phù hợp nguồn rau xanh mỗi bữa ăn dặm cho con nhé.
1.6. Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt chính là nhân tố thứ 6 trong danh sách thực phẩm bổ sung kẽm cho bé. Bởi các loại ngũ cốc nguyên hạt như: lúa mì, gạo, yến mạch, quinoa,… đều có thành phần chứa kẽm. Ngoài ra chúng còn cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết như chất xơ, vitamin, khoáng chất (kẽm, magie, sắt, photpho,…) đem lại lợi ích cho sức khỏe, giảm nguy cơ béo phì, tim mạch và tiểu đường.
1 – Lượng kẽm trong ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc là thực phẩm có nguồn dưỡng chất dồi dào và mang trong mình lượng kẽm phù hợp cho bé: cơ thể có thể dung nạp 6.2mg kẽm/150g yến mạch và 2.65mg kẽm/100g lúa mì, 3.1mg kẽm/100g quinola,… trong 1 ngày. Mẹ còn chần chừ gì mà không cho bé thử ngay những loại ngũ cốc nguyên hạt bổ dưỡng này nhỉ.
2 – Nên cho bé ăn bao nhiêu gram ngũ cốc nguyên hạt? Bé sơ sinh nên được bổ sung 15 – 20g hạt/ngày. Mẹ nên kết hợp nhiều loại ngũ cốc để đổi bữa vừa giúp bé làm quen với nguồn thực phẩm phong phú vừa cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
1.7. Sữa và sản phẩm từ bơ sữa
Sữa và các sản phẩm từ sữa không chỉ thơm ngon mà vô cùng bổ dưỡng bởi đây chính là nguồn cung cấp kẽm cũng như canxi lớn, tốt cho sự phát triển xương khớp và thần kinh của bé. Chính vì vậy, sữa là lựa chọn hoàn hảo để bổ sung kẽm cho bé yêu đó mẹ.
1 – Lượng kẽm trong sữa và sản phẩm từ bơ sữa: Lượng kẽm thường chiếm phần trăm cao trong sữa và sản phẩm từ sữa. Mẹ dễ dàng tìm thấy 1mg kẽm/100ml sữa công thức, 3mg kẽm/100g phomai cho bé,…
2 – Nên cho bé ăn bao nhiêu sữa và sản phẩm bơ sữa/ngày? Chuyên gia khuyến cáo lượng bơ sữa phù hợp cho bé đây ạ!
Bé 1 – 2 tuổi: Mỗi ngày mẹ nên bổ sung 450 – 750ml sữa công thức cho bé.
Bé trên 2 tuổi: Mỗi ngày giúp bé bổ sung 450 – 600ml sữa tươi.
Bé 3 – 5 tuổi: Cung cấp 500 – 700ml sữa tươi cho bé.
1.8. Chocolate đen
Chocolate đen không chỉ là thực phẩm yêu thích của các bé mà còn là một người bạn giúp bổ sung lượng kẽm phù hợp và cần thiết cho cơ thể.
1 – Lượng kẽm trong Chocolate đen: Thật đáng ngạc nhiên bởi trong Chocolate đen có chứa lượng kẽm hợp lý. Một thanh socola 100g có thể chứa tới 3.3g kẽm, cung cấp 30% lượng kẽm cơ thể yêu cầu mỗi ngày.
2 – Nên cho bé ăn bao nhiêu gram Chocolate đen/ngày? Mặc dù chocolate ngon tuyệt lại giàu dưỡng chất nhưng cần hạn chế lượng chocolate khi cho bé sử dụng, tối đa 28g/ngày (khoảng 1 thanh nhỏ) do hàm lượng calo quá cao cùng lượng cafein trong thực phẩm không tốt cho bé.
Lưu ý: Theo chuyên gia, chocolate đen chỉ phù hợp với bé từ 36 tháng tuổi vì trước đó, hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa phát triển đầy đủ để xử lý món ăn này.
1.9. Trứng gà
Trứng gà là thực phẩm vô cùng quen thuộc với mọi gia đình. Và cũng chính quả trứng nhỏ bé ấy sẽ giúp bé bổ sung lượng kẽm cần thiết đấy mẹ.
1 – Lượng kẽm trong trứng gà: Trứng gà có giá trị dinh dưỡng khá cao, đặc biệt là lòng đỏ trứng. 100g lòng đỏ trứng có thể chứa tới 3.7mg kẽm còn trong 1 quả trứng gà sẽ chứa 0.9mg kẽm.
2 – Nên cho bé ăn bao nhiêu gram trứng gà/ngày? Trứng gà là nguồn thực phẩm cực kỳ tốt cho bé tuy nhiên hàm lượng dinh dưỡng quá cao có thể làm bé đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hoá. Đặc biệt, protein trong lòng trắng trứng có thể gây dị ứng cho bé sơ sinh.
Bé 6 – 7 tháng tuổi: Chỉ nên ăn nửa lòng đỏ trứng gà/bữa vào 2 – 3 lần/tuần.
2. Cách bổ sung kẽm khoa học, được chuyên gia khuyên dùng
Theo như khuyến cáo của Viện khoa học và thực phẩm dinh dưỡng Hoa Kỳ, hàm lượng kẽm bé cần ở từng thời kỳ như sau:
Bé 7 tháng – 1 tuổi: 5mg kẽm/ngày.
Bé 1 – 3 tuổi: 7 mg kẽm/ngày.
Bé 4 – 8 tuổi: 10mg kẽm/ngày.
Kẽm là một nguyên tố quan trọng với cơ thể tuy nhiên hấp thụ quá lượng kẽm cần thiết là nguyên nhân dẫn đến những triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy và đau do co thắt bụng. Tiêu thụ kẽm quá liều trong thời gian dài sẽ dẫn tới ngộ độc kẽm lâu dài. Vì vậy, mẹ chú ý bổ sung kẽm theo độ tuổi để bé vừa đủ chất vừa phát triển khoẻ mạnh nhé.
Với các bé trên 1 tuổi, mẹ dễ dàng chọn món ăn hơn cho con vì con đã biết ăn những món của người lớn. Thế nhưng nếu bé trong độ tuổi ăn dặm thì sao? Góc của mẹ sẽ gợi ý 3 món ăn giàu kẽm ngon tuyệt cú mèo cho bé nhà mình ngay đây.
3.1. Cháo hàu khoai môn
Hàu là thực phẩm ít calo lại vô cùng giàu dưỡng chất (kẽm, sắt, magie, canxi, vitamin, omega 3,…). Sự kết hợp giữa vị béo ngậy, đậm đà của hàu và vị thanh mát của khoai lang tạo nên món cháo hàu khoai môn thơm ngậy, bổ dưỡng chắc chắn sẽ làm bé thích thú lắm đấy. Mẹ còn chần chừ gì mà không vào bếp trổ tài làm món cháo ngon tuyệt này cho bé đổi bữa.
Nguyên liệu cần cho món ăn: 50g thịt hàu sữa đã sơ chế (3 – 4 con), 60g gạo (khoảng 3 thìa canh gạo), 80g khoai môn (khoảng 1 củ khoai môn nhỏ).
Bắt tay vào làm nào mẹ ơi!
Bước 1: Mẹ vo sạch gạo, cho gạo cùng 300ml nước sạch vào nồi cơm/nồi áp suất ninh nhừ đến khi hạt gạo nở bung hết trong khoảng 1 – 2 giờ.
Bước 2: Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành các miếng nhỏ rồi cho vào nồi hấp cách thuỷ trong 30 phút, sau đó nghiền thật mịn.
Bước 3: Hàu sau khi đã sơ chế sạch, mẹ đem xào chín cùng hành đã phi thơm 5 – 7 phút ở lửa vừa. Sau đó, mẹ băm nhuyễn/xay nhỏ hàu để tránh khiến bé yêu bị hóc.
Bước 4: Khi cháo đã nhừ, mẹ cho hỗn hợp khoai môn nghiền mịn và thịt hàu đã sơ chế vào nồi cháo khuấy đều, đậy nắp nấu tiếp trong 10 phút.
Bước 5: Mẹ tắt bếp, thêm 5ml dầu oliu, đảo đều và múc ra bát là đã hoàn thành món cháo hàu thơm ngon cho bé rồi.
Với vị béo ngậy thơm ngon, hàu có thể kết hợp cùng nhiều thực phẩm để tạo ra những món cháo thơm ngon lại bổ dưỡng! Bài viết “Cháo hàu cho bé” sẽ bật mí tất tần tật những sự kết hợp ăn ý và giúp mẹ bỏ túi những bí quyết nấu ăn tuyệt vời, mẹ tham khảo ngay nhé!
3.2. Cháo thịt bò cà chua
Thịt bò không những giúp bữa ăn dặm của bé trở nên nhiều màu sắc mà hàm lượng kẽm cao trong thực phẩm sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho mẹ. Sự kết hợp tinh tế giữa cà chua và thịt bò sẽ khiến món ăn trở nên độc đáo lại giàu dinh dưỡng. Cùng vào bếp và làm món ngon cho bé ngay thôi!
Bước 1: Mẹ vo sạch gạo, cho gạo cùng 300ml nước sạch vào nồi cơm/nồi áp suất ninh nhừ đến khi hạt gạo nở bung hết trong khoảng 1 – 2 giờ.
Bước 2: Cà chua và thịt bò rửa sạch rồi hấp chín 15 phút. Sau đó đem xay nhuyễn/băm nhỏ tùy theo khả năng ăn dặm của bé.
Bước 3: Khi cháo đã nhừ, mẹ cho phần hỗn hợp cà chua thịt bò vào đảo đều và thêm một chút dầu oliu là có thể cho bé thưởng thức món cháo thơm ngon này rồi.
3.3. Cháo cua biển cà rốt
Anh bạn “cua biển” không những đứng đầu trong cuộc đua về hàm lượng protein mà còn luôn có chỗ đứng trong top món ăn có hàm lượng kẽm và canxi cao. Chính vì vậy, mẹ còn chần chừ gì mà không thử ngay món cháo cua biển cà rốt cho bé! Sự kết hợp giữa cà rốt và cua biển sẽ khiến mẹ an tâm về chế độ dinh dưỡng của món ăn còn bé thì thích mê món cháo này của mẹ cho mà xem.
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món ăn: 100g cua biển đã sơ chế(khoảng nửa con cua biển nhỏ), 60g gạo tẻ (3 muỗng canh), 30g cà rốt (1 củ cà rốt nhỏ), hành lá và ngò.
Bắt tay vào làm nào mẹ ơi!
Bước 1: Mẹ vo sạch gạo, cho gạo cùng 300ml nước sạch vào nồi cơm/nồi áp suất ninh nhừ đến khi hạt gạo nở bung hết trong khoảng 1 – 2 giờ.
Bước 2: Cua sau khi làm sạch, đem luộc chín trong khoảng 30 phút sau đó đợi nguội, xé sợi rồi đem xao phần cua cùng hành đã phi thơm 5 – 7 phút.
Bước 3: Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch. Mẹ có thể cắt hạt lựu hoặc xay nhuyễn theo khả năng ăn dặm của bé.
Bước 4: Khi cháo đã chín nhừ, cho cà rốt đã chuẩn bị vào và đảo đều.
Bước 5: Mẹ tắt bếp, múc cháo ra bát trộn đều cùng dầu oliu và dải phần cua đã xào lên trên là món cháo ăn dặm tuyệt vời đã hoàn thành rồi.
Cua biển là thực phẩm có thể dễ dàng kết hợp với nhiều loại rau củ khác nhau để đưa đến những món ăn ngon mắt và tuyệt vời cho bé. Mẹ có thể chế biến cua biển với mồng tơi, bí đỏ, cà rốt, rau dền, khoai mỡ,… Mẹ có hứng thú với những món ăn này chứ, cùng Góc của mẹ tìm hiểu bài viết“Cháo cua biển cho bé”để bỏ túi những món cháo ngon ăn dặm cho bé.
Lưu ý khi cho bé ăn dặm: Mẹ cần lưu ý lau miệng và tay cho bé sau khi ăn để tránh vụn thức ăn bám lại xung quanh miệng thu hút vi khuẩn tới làm tổ, gây mẩn đỏ cho bé. Nhưng đừng quá lo lắng bởi “Khăn ướt Mamamy” với thành phần an toàn, lành tính, không gây kích ứng da lại có thể diệt trừ hết mọi vi khuẩn sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo giúp mẹ bảo vệ bé yêu.
4. Câu hỏi thường gặp khi bé bị thiếu kẽm
Góc của mẹ sẽ trả lời mọi băn khoăn của mẹ liên quan đến việc bổ sung kẽm cho con ngay dưới đây:
4.1. Có nên cho bé uống kẽm bổ sung không?
Dù việc bổ sung kẽm cho bé sơ sinh là rất cần thiết tuy nhiên không nên tự ý cho bé uống kẽm bổ sung bởi sự nguy hại của việc thừa kẽm gần như tương đương với thiếu kẽm. Cung cấp quá nhiều kẽm sẽ khiến bé gặp phải những tình trạng:
Cung cấp quá nhiều kẽm gây tác dụng phụ: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy,…
Bổ sung lượng kẽm không phù hợp trong thời gian dài: sốt, đau đầu, mệt mỏi, giảm hấp thu đồng, giảm tác dụng một số kháng sinh nếu dùng cùng một thời điểm,…
Chính vì vậy, cần thăm khám và hỏi ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng khi muốn cho bé uống kẽm bổ sung để điều hoà chế độ ăn cũng như có cách dùng phù hợp nhất.
4.2. Trẻ nhỏ nên bổ sung kẽm qua nguồn thực phẩm nào nhất?
Thay vì cho bé uống kẽm, mẹ có thể lựa chọn những sản phẩm từ thiên nhiên như trái cây, rau củ, thịt cá, trứng gà,… vừa dễ ăn, dễ hấp thu, mẹ dễ chế biến lại có thể bổ sung lượng kẽm tốt nhất cho bé.
Bé 6 tháng – 1 tuổi: Mẹ nên ưu tiên cho bé sử dụng rau củ quả tươi giàu kẽm, các loại hạt hay ngũ cốc bởi đây là những thực phẩm an toàn, lành tính, ít gây dị ứng lại bổ sung chất xơ, vitamin dưỡng chất cần thiết cho bé.
Bé trên 1 tuổi: Thời điểm này mẹ có thể cho bé ăn hải sản, thịt đỏ, thịt gia cầm nhiều hơn bởi đây là nguồn thực phẩm giàu năng lượng, giàu kẽm phù hợp khi hệ tiêu hoá của bé dần hoàn thiện và bé đã có thời gian dài làm quen với thực phẩm.
Theo dõi đến đây hẳn mẹ đã có thêm những hiểu biết về thực phẩm giàu kẽm và bỏ túi bí quyết nấu ăn giúp mẹ “hô biến” thực phẩm giàu kẽm cho béthành những món ăn thơm ngon, hấp dẫn cho bé nhỉ. Nếu mẹ còn băn khoăn, thắc mắc, mẹ đừng ngần ngại mà hãy để lại bình luận phía dưới để Góc của mẹ giúp mẹ giải đáp sớm nhất nhé!
Vitamin D3 hay “vitamin ánh nắng” là một loại vitamin đặc biệt quan trọng với cơ thể bé, giúp bé hấp thụ canxi và phốt pho trong đường ruột tốt hơn. Tuy nhiên, làm cách nào để nhận biết được vitamin D3 cho trẻ sơ sinh loại nào tốt, loại nào phù hợp với bé luôn là vấn đề khiến mẹ đau đầu. Cùng Góc của mẹ tìm hiểu 11 sản phẩm vitamin D3 được các mẹ tin dùng ngay dưới đây nhé!
1. 4 loại vitamin D3 dạng giọt cho trẻ sơ sinh
Vitamin D3 dạng giọt là sản phẩm quen thuộc và tiện lợi với nhiều mẹ, dùng được cho cả bé đang ti mẹ và bé ăn dặm. Mẹ chỉ cần bôi trực tiếp lên ti hoặc pha cùng sữa công thức cho con bú là được. Tuy nhiên, một số sản phẩm vitamin D3 dạng giọt được thiết kế dạng xi lanh, vô tình khiến mẹ khó kiểm soát lực bóp của tay và có thể gây quá liều cho bé.
1.1. Vitamin D3 Ostelin cho bé sơ sinh
Đây là dòng sản phẩm đến từ Úc, không chứa chất bảo quản, chính là “chân ái” cho bé biếng ăn, hay ốm vặt. Hàm lượng vitamin D3 cao có trong mỗi giọt giúp bé sẽ dễ dàng hấp thu trọn vẹn mọi dưỡng chất, nhờ đó hệ miễn dịch của bé hoàn thiện hơn, bé ăn khỏe, ngủ ngon. Mùi dâu tây thơm ngọt khiến bé thích thú, cực dễ uống mẹ ạ!
Sản phẩm có thành phần chính là 400IU/mỗi giọt 0.03ml, phù hợp với tiêu chuẩn vitamin D3 khuyến cáo của trẻ em Việt Nam. Ngoài ra, sản phẩm không chứa đường, màu nhân tạo hay chất tạo ngọt, mẹ yên tâm cho bé sử dụng.
1 – Hướng dẫn mẹ cách dùng:
Với bé dưới 12 tháng tuổi, mẹ cho 1 giọt vitamin D3 lên đầu ti mẹ rồi cho bé bú ít nhất 30 giây. Với bé từ 12 tháng tuổi trở lên, mẹ pha 1 giọt vitamin D3 trực tiếp vào thức ăn hoặc đồ uống của bé để bé uống. Rất đơn giản phải không ạ!
2 – Giá tham khảo:
Sản phẩm có giá dao động từ 150.000 – 200.000VNĐ cho một hộp 2.4ml, mẹ tham khảo giá sản phẩm tại Lazada, Shopee hoặc Sendo và đặt mua cho bé nhà mình ngay nhé!
1.2. Vitamin D3 Medibest Sunday Natural
Đây là dòng sản phẩm sản xuất tại Đức, hỗ trợ bé hiệu quả trong việc phát triển cấu trúc xương và nâng cao sức đề kháng cho bé. Nếu mẹ đang tìm mua sản phẩm giúp bé tăng trưởng chiều cao thì đây là lựa chọn mẹ không thể bỏ qua rồi. Sản phẩm không chỉ chứa Vitamin D3 mà còn chứa Vitamin K2, dầu dừa, địa y, cây sả, chất béo MCT giúp bé dễ dàng hấp thụ canxi trong đường ruột. Nhờ đó mà bé nhà mình cao lớn, khỏe mạnh hơn đấy ạ!
1 – Hướng dẫn mẹ cách dùng: Sản phẩm phù hợp cho bé sơ sinh đến bé 4 tuổi. Để sử dụng, mẹ chỉ cần tuân thủ theo đúng liều dùng bên dưới, đồng thời, nhỏ trực tiếp vào miệng bé hoặc thoa lên đầu ti rồi cho bé bú như bình thường. Liều dùng cho từng bé như sau:
Bé từ 0 – 12 tháng: 2 giọt/ngày
Bé từ 1 tuổi – 4 tuổi: 3 giọt/ngày
Bé trên 4 tuổi: 4 giọt/ngày
2 – Giá tham khảo:
Sản phẩm có giá dao động từ 300.000 – 370.000VNĐ cho ống 20ml tương đương với 600 liều dùng. Mẹ tham khảo giá tại các sàn thương mại điện tử như CityPlaza, Shopee, Sendo để mua được sản phẩm như ý nhé.
1.3. Vitamin D3 LineaBon
Sản phẩm được sản xuất tại Cộng hòa Slovenia bằng công nghệ bao vi nang, đảm bảo sản phẩm lưu trữ được lâu mà không lo hỏng. Giờ thì bé khóc đêm, bé rụng tóc vành khăn, biếng ăn, chậm lớn sẽ không còn là nỗi lo của mẹ nữa. Bởi thành phần vitamin D3 và vitamin K2 có trong sản phẩm sẽ tham gia vào quá trình hấp thụ canxi của bé, nhờ đó mà xương bé chắc chắn hơn, sức khỏe được cải thiện nhiều.
Sản phẩm có chứa 400 IU vitamin D3, 22,5 mcg vitamin K2, phù hợp với cả bé sơ sinh và người lớn. Mẹ thoải mái cho con dùng từ khi con mới sinh đến khi con 12 tuổi mà không cần đổi sản phẩm, hạn chế tình trạng con “lạ mùi”, không chịu uống.
1 – Hướng dẫn mẹ cách dùng: Mẹ lắc đều sản phẩm trước khi nhỏ đúng liều lượng theo khuyến cáo vào miệng bé. Mẹ nhớ cho bé uống Vitamin D3 vào buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ để tăng hiệu quả của sản phẩm mẹ nhé. Liều dùng cho từng bé như sau:
Bé từ 0 – 6 tháng: 3 giọt/ngày
Bé từ 6 – 12 tháng: 6 giọt/ngày
Bé từ 1 – 3 tuổi: 6 – 8 giọt/ngày
Bé từ 3 – 12 tuổi: 8 – 12 giọt/ngày
Bé trên 12 tuổi và người lớn: 12 giọt/ngày
2 – Giá tham khảo:
Sản phẩm có giá giao động từ 290.000 – 300.000VNĐ. Mẹ tham khảo giá tại các sàn thương mại điện tử để đặt mua cho bé: Lazada, Shopee, Sendo.
1.4. Vitamin D3 Ostevit
Mẹ muốn bé cải thiện sức khỏe và tăng trưởng chiều cao thì không thể bỏ qua sản phẩm này đâu ạ. Vitamin D3 Ostevit được sản xuất tại Úc, có vị bơ tự nhiên nên bé rất dễ uống. Với thành phần vitamin D3 200IU, bé dễ dàng hấp thu đủ lượng canxi cần thiết để phát triển xương, duy trì hệ thống thần kinh khỏe mạnh cho bé. Bé nào thấp còi, nhẹ cân sẽ cực hợp với loại vitamin D3 này.
1 – Hướng dẫn mẹ cách dùng: Trước khi sử dụng, mẹ nhớ lắc đều sản phẩm để các thành phần không bị lắng đọng dưới đáy. Sau đó, mẹ pha sản phẩm theo đúng liều lượng khuyến cáo với đồ ăn cho bé, hoặc nhỏ trực tiếp vào miệng bé mẹ nhé. Bé từ 0 – 12 tháng, mẹ cho bé uống 1 – 2 giọt/ngày.
2 – Giá tham khảo:
Sản phẩm có giá giao động từ 200.000 – 250.000VNĐ. Mẹ tham khảo giá tại Lazada, Shopee, Sendo và đặt mua cho bé yêu nhà mình ngay thôi!
2. 3 loại vitamin D3 dạng xịt cho trẻ sơ sinh
Vitamin D3 dạng xịt cũng là dòng sản phẩm được rất nhiều mẹ bỉm ưa chuộng. Với đầu xịt tiện lợi, mẹ dễ dàng bổ sung vitamin D3 cho bé mà không sợ sai liều dùng. Việc xịt trực tiếp vitamin D3 vào khoang miệng còn giúp quá trình hấp thụ vitamin D3 của bé diễn ra tốt hơn. Tuy nhiên, sản phẩm rất khó tìm mua tại các hiệu thuốc và chủ yếu bán trên các trang thương mại điện tử nên có thể sẽ làm khó một số mẹ đấy ạ.
2.1. Vitamin D3 Dimao Oral Spray
Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu với quy trình đánh giá rất nghiêm ngặt, làm hài lòng cả những mẹ bỉm khó tính. Nỗi lo bé còi xương, chậm lớn hay bé chậm biết bò, lâu liền thóp sẽ được xua tan nhờ thành phần vitamin D3 400IU có trong sản phẩm. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có vị dâu thơm ngon, bé sẽ rất thích thú, có khi còn đòi mẹ cho dùng nữa đó ạ.
1 – Hướng dẫn mẹ cách dùng:
Với sản phẩm vitamin D3 dạng xịt, mẹ chỉ cần nhẹ nhàng xịt trực tiếp vitamin vào khoang miệng của bé. Mẹ nhớ lắc đều sản phẩm trước khi sử dụng để các thành phần được trộn lẫn vào nhau và xịt theo liều dùng sau:
Bé từ 0 – 12 tháng: 1 lần xịt/ngày
Bé 1 – 2 tuổi: 2 lần xịt/ngày
Bé từ 3 tuổi trở lên và người lớn: 3 lần xịt/ngày
2 – Giá tham khảo:
Sản phẩm có giá thành giao động từ 230.000 – 260.000VNĐ. Mẹ đặt mua tại các trang thương mại điện tử như:Lazada, Shopee, Sendo với rất nhiều ưu đãi hấp dẫn.
2.2. Vitamin D3 dạng xịt Better You
Đây là dòng sản phẩm rất được ưa chuộng tại Anh quốc. Với thành phần chính là vitamin D3 10μg, không chứa hương liệu, chất bảo quản, hỗ trợ bé hiệu quả trong việc tăng chiều cao, phát triển xương khớp, đồng thời cải thiện hệ miễn dịch hiệu quả. Nếu bé nhà mình thường xuyên khóc đêm, bé đổ mồ hôi trộm nhiều và cần bổ sung canxi, đừng bỏ qua sản phẩm này mẹ nhé.
1 – Hướng dẫn mẹ cách dùng:
Trước khi cho bé sử dụng, mẹ nhớ lắc đều để trộn lẫn các thành phần trong sản phẩm, sau đó xịt Vitamin D3 vào má trong của bé để bé hấp thu tốt hơn hoặc cho vào thức ăn, sữa công thức để bé đỡ lạ mùi mẹ nhé. Với bé từ 0 – 36 tháng, mẹ xịt cho bé 1 lần/ngày.
2 – Giá tham khảo:
Sản phẩm có giá giao động từ 135.000 – 150.000VNĐ. Mẹ mua sản phẩm chính hãng tại đây nhé: LazadaChiaki.
2.3. Xịt bổ sung vitamin D3 Zaembi
Với các bé cần bổ sung canxi, bé còi xương, chậm lớn thì đây là sản phẩm mẹ không thể bỏ qua đâu ạ. Thành phần vitamin D3 400 IU kết hợp cùng vitamin K2 thúc đẩy quá trình hấp thu canxi trong đường ruột của bé, giúp bé tăng trưởng và phát triển chiều cao. Quả là một sản phẩm ấn tượng mẹ nhỉ!
1 – Hướng dẫn mẹ cách dùng:
Để sử dụng, mẹ lắc đều sản phẩm rồi xịt trực tiếp vào má trong của bé để sản phẩm phát huy tối đa công dụng. Liều dùng được nhà sản xuất khuyến cáo như sau:
Bé từ 0 – 12 tháng: 2 lần xịt/ngày
Bé trên 12 tháng và người lớn: 3 xịt/ngày
2 – Giá tham khảo:
Giá thành sản phẩm giao động từ 230.000 – 260.000VNĐ. Mẹ đặt mua tại các trang thương mại điện tử như: Lazada, Shopee.
3. 4 loại vitamin D3 dạng viên cho trẻ sơ sinh
Bổ sung vitamin D3 cho bé bằng dạng viên cũng là một trong những cách hiệu quả đó ạ. Ưu điểm chính của dòng sản phẩm này là rất dễ bảo quản. Mẹ để sản phẩm ở nhiệt độ phòng mà không lo ảnh hưởng đến chất lượng của vitamin có trong viên nén. Tuy nhiên, khi pha viên nén vitamin D3 với nước hoặc sữa rồi bón cho bé rất dễ khiến bé dễ bị sặc hoặc không đủ liều vì bé không uống hết. Mẹ lưu ý điều này nhé!
3.1. Vitamin D3 dạng viên nén D – Fluoretten
Đây là dòng sản phẩm rất được ưa chuộng tại Đức đó mẹ ạ. Không chỉ phù hợp với bé cần tăng trưởng chiều cao, miễn dịch kém, sản phẩm còn là trợ thủ đắc lực cho các bé chậm mọc răng, chậm biết lẫy. Fluoretten có thành phần chính là vitamin D3 500 IE và Fluor 0.25 μg, giúp bảo vệ men răng, hạn chế tình trạng sâu răng cho bé, không chứa chất tạo màu, tạo mùi nên an toàn cho sức khỏe của bé.
1 – Hướng dẫn mẹ cách dùng: Để sử dụng sản phẩm, mẹ cho viên nén vào một thìa con nước lọc hoặc sữa rồi cho bé uống. Mẹ lưu ý cho bé uống trước 9h mỗi sáng và tránh cho bé uống vào buổi tối trước khi đi ngủ để không khiến bé khó ngủ mẹ nhé. Sản phẩm dùng cho bé từ 17 ngày tuổi – 24 tháng tuổi với liều dùng 1 viên/ngày.
2 – Giá tham khảo:
Sản phẩm có giá giao động từ 130.000 – 170.000VNĐ cho hộp 90 viên. Mẹ tham khảo giá tạiLazada, Chiaki hoặc Shopee để đặt mua nhé.
3.2. Vitamin D3 Ostelin dạng viên nén
Với các bé cần tăng trưởng chiều cao, bé thiếu canxi, gầy yếu, biếng ăn thì đây chính là cứu cánh cho mẹ đấy ạ. Không chỉ giúp bé bổ sung vitamin D3, sản phẩm còn cung cấp một lượng canxi trực tiếp vào cơ thể bé, giúp bé ăn khỏe, ngủ ngon và tăng cân “vèo vèo”.Sản phẩm có thành phần chính là 7.5μg Vitamin D3 300IU, canxi 350mg, hương vị hoàn toàn tự nhiên, không chất tạo ngọt, chất tạo màu nên rất an toàn với bé.
1 – Hướng dẫn mẹ cách dùng: Sản phẩm dành cho bé từ 2 đến 13 tuổi. Khi sử dụng, mẹ cho bé uống với nước hoặc nhai trực tiếp đều được. Liều dùng được khuyến cáo cho mẹ như sau:
Bé từ 2 – 3 tuổi: 1 viên/ngày
Bé từ 4 – 8 tuổi: 2 viên/ngày
Bé từ 9 – 13 tuổi: 3 viên/ngày
2 – Giá tham khảo:
Giá thành sản phẩm giao động từ 290.000 – 300.000VNĐ cho một hộp 90 viên. Mẹ tham khảo giá tại Lazada, Shopee, Chiaki hoặc Tiki để chọn được địa chỉ mua phù hợp.
3.3. Vitamin D3 Meda Zymafluor
Đây là sản đến từ Đức, được rất nhiều mẹ bỉm ưa chuộng nhờ thành phần vitamin D3 kết hợp cùng fluorid ion, thích hợp với những bé biếng ăn, còi xương, bé thiếu canxi, chậm mọc răng. Thành phần fluor có trong sản phẩm giúp kích thích mọc răng và bảo vệ men răng cho bé, đồng thời, vitamin D3 giúp bé hấp thụ canxi tốt hơn. Nhiều mẹ bỉm đã cho bé sử dụng và nhận được hiệu quả bất ngờ đấy ạ!
Sản phẩm có thành phần chính là Vitamin D3 500 IE, kết hợp với 25mg fluorid ion, đủ để cung cấp đủ lượng dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé.
1 – Hướng dẫn mẹ cách dùng: Mẹ hòa viên nén với nước hoặc sữa rồi cho bé uống trực tiếp vào buổi sáng trước khi cho bé ăn. Đồng thời nhớ cho bé uống trước 14h chiều để sản phẩm phát huy tác dụng tối đa và không cho bé uống vào buổi tối trước khi đi ngủ để bé ngủ ngon và sâu giấc mẹ nhé. Sản phẩm dùng cho bétừ 0 đến 3 tuổi với liều dùng 1 viên/ngày.
2 – Giá tham khảo:
Sản phẩm có giá giao động từ 165.000 – 190.000VNĐ. Mẹ tham khảo địa chỉ mua bên dưới để đặt mua cho bé yêu nhà mình nhé: Tomitamart, Shopee, Bimsua247.
3.4. Vitamin D3 dạng viên nang mềm CMPS Infant-D
Sản phẩm được sản xuất với công nghệ hiện đại từ Úc nên mẹ hoàn toàn yên tâm cho bé sử dụng. Nếu nhóc tì nhà mình thường xuyên biếng ăn, khóc đêm và ra mồ hôi trộm nhiều thì sản phẩm này chính là lựa chọn tối ưu cho mẹ đấy nhé. Với thành phần chính là vitamin D3 400IU, bé sẽ hấp thụ canxi trong đường ruột tốt hơn, nhờ đó mà sức khỏe của bé được cải thiện, bé ngoan và ăn khỏe hơn đấy ạ!
1 – Hướng dẫn mẹ cách dùng: Mẹ không cần phải tự pha sản phẩm như những loại vitamin dạng viên khác. Với sản phẩm này, mẹ chỉ cần mở nắp viên rồi cho toàn bộ dung dung dịch vào khoang miệng bé. Sản phẩm phù hợp với bé từ 0 – 24 tháng với liều dùng 1 – 2 viên/ngày.
2 – Giá tham khảo:
Sản phẩm có giá giao động từ 325.000 – 500.000VNĐ cho một hộp 3 vỉ dạng nang mềm. Mẹ tham khảo giá tại Lazada, Shopee và Sendo để chọn được sản phẩm ưng ý nhé.
Góc của mẹ tổng kết lại đặc điểm của 3 dạng vitamin D3 cho trẻ sơ sinh để mẹ dễ lựa chọn hơn nè:
Dạng Vitamin D3
Phù hợp với bé
Vitamin D3 dạng giọt
Bé đang ti mẹ, bé thường xuyên quấy khóc, tóc rụng vành khăn, chân vòng kiềng.
Vitamin D3 dạng xịt
Bé có hệ tiêu hóa kém, khó hấp thu. Bé cần bổ sung vitamin D3 nhanh để cải thiện sức khỏe.
Bổ sung vitamin D3 mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên, để đảm bảo vitamin D3 phát huy hết sức mạnh, mẹ nhớ nằm lòng ngay những lưu ý sau để áp dụng cho bé yêu nhà mình nhé:
1 – Chỉ cho bé uống theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ: Để tránh bổ sung thừa vitamin D3 gây hại cho sức khỏe của bé hoặc bổ sung lượng vitamin D3 không đủ, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi cho bé sử dụng sản phẩm.
2 – Cho bé uống đúng liều lượng: Trước khi cho bé sử dụng, mẹ nhớ đọc kỹ hướng của nhà sản xuất để điều chỉnh liều lượng phù hợp với bé nhà mình nhé. Trong trường hợp mẹ quên cho bé uống một ngày, mẹ không cho bé uống bù mà vẫn nên tuân theo đúng liều lượng được chỉ dẫn.
3 – Cân bằng với các thực phẩm chứa vitamin D3 khác: Để đảm bảo bé được phát triển toàn diện, mẹ không nên quá phụ thuộc vào các sản phẩm bổ sung vitamin D3 mà nên kết hợp với việc cải thiện thực đơn hằng ngày cho bé. Mẹ nên cho bé ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin D3 như: tôm, cá (cá hồi cá trích,…), trứng, sữa, ngũ cốc (gạo, yến mạch,…)…
4 – Cho bé tắm nắngthường xuyên: Ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D3 trực tiếp và tự nhiên nhất, giúp bé nâng cao sức đề kháng và sản sinh ra các hormone serotonin và endorphin cải thiện tâm trạng cho bé. Mẹ tham khảo ngay cách tắm nắng cho trẻ sơ sinhđể nắm rõ những lưu ý khi cho bé yêu hấp thụ nguồn vitamin D3 dồi dào này nhé!
Với 11 sản phẩm trên, mẹ đã trả lời được câu hỏi vitamin D3 cho trẻ sơ sinh loại nào tốt rồi. Mẹ nhớ bổ sung đúng liều lượng vitamin D3 cho bé để tránh trường hợp bé dùng quá liều và đừng quên tắm nắng thường xuyên để bé hấp thụ vitamin D3 tự nhiên mẹ nhé. Nếu còn thắc mắc, mẹ nhanh chóng bình luận xuống dưới để được Góc của mẹ giải đáp nhanh nhất.
Táo bón là một vấn đề thường gặp ở bé sơ sinh dưới 1 tuổi và rất dễ cải thiện khi mẹ biết cách điều chỉnh và xử lý kịp thời. Nếu bé yêu nhà mình đang bị táo bón, mẹ cũng đừng quá lo lắng. Áp dụng 10 cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh dưới đây, con sẽ khỏe ngay thôi ạ!
1. Cách trị táo bón cho mọi bé sơ sinh
Mẹ có bé từ 0 đến 12 tháng tuổi, bất kể bé đang ti mẹ hay ti sữa công thức (0-6 tháng tuổi), hoặc đã ăn dặm (6-12 tháng tuổi) đều áp dụng được những cách trị táo bón dưới đây.
1.1. Massage bụng cho bé
Massage bụng là một tuyệt chiêu trị táo bón đơn giản, hiệu quả cho bé sơ sinh không cần dùng thuốc nên được nhiều mẹ bỉm áp dụng. Massage giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn, kích thích lên nhu động ruột, giúp phân di chuyển qua dạ dày và ruột dễ dàng, bé đi vệ sinh nhẹ nhàng và thường xuyên hơn. Không chỉ cải thiện tình trạng táo bón, việc massage bụng còn giúp bé thư giãn, thúc đẩy co bóp dạ dày ruột.
Dưới đây là 2 cách massage bụng cho bé đơn giản mà cực hiệu quả cho mẹ, cùng thực hành mẹ nhé!
1 – Xoa bụng theo vòng tròn:
Bước 1: Mẹ đặt 3 đầu ngón tay: ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út lên vị trí gần rốn của bé.
Bước 2: Ấn nhẹ nhàng và xoa bụng vòng tròn theo chiều kim đồng hồ. Lưu ý, 2 đến 3 vòng đầu, mẹ thực hiện chậm rãi để con tập thích ứng và tăng dần tốc độ xoa, đồng thời mở rộng vòng tròn ra mẹ nhé!
Bước 3: Thực hiện lặp đi lặp lại động tác trong khoảng thời gian từ 10 – 15 phút là được.
2 – Massage “I LOVE YOU”
Bước 1: Mẹ đặt bàn tay bên phải lên rốn của bé, sau đó vuốt dọc một đường từ trên xuống dưới, tạo thành hình chữ “I”
Bước 2: Mẹ đặt tay phải lên phía trên rốn bé một chút, vuốt dọc một đường từ trên xuống rồi vuốt ngang bụng từ trái sang phải để tạo thành chữ “L”.
Bước 3: Tiếp tục đặt tay mẹ lên bên trái rốn bé, sau đó vuốt nhẹ một đường thẳng lên, rồi vòng qua rốn và kéo ngược xuống phía bụng dưới, tạo thành hình chữ “U”.
Cách massage không quá khó đúng không mẹ? Chỉ cần mẹ thực hiện thường xuyên 2 – 3 lần/ngày, tình trạng táo bón của con được cải thiện nhanh thôi ạ!
Mẹ tham khảo video để tập massage cho bé nhé:
Nguồn: Andrius Jovaisas
1.2. Cho bé tập bài tập đạp xe
Cho bé tập bài tập đạp xe là phương pháp vận động nhẹ nhàng, vừa giúp kích thích hệ tiêu hóa của bé hoạt động ổn định, trị táo bón hiệu quả, vừa làm giảm áp lực bụng và tăng cường sự co bóp nhu động ruột, giúp phân đẩy ra ngoài dễ dàng. Chưa hết đâu mẹ, các động tác của bài tập đạp xe còn tạo lực ép nhẹ lên thành bụng bé giúp ngăn ngừa chứng đầy bụng nữa đó ạ.
Mẹ thực hiện theo 3 bước sau nhé:
Bước 1: Mẹ đặt bé ở tư thế nằm ngửa trên giường
Bước 2: Mỗi tay mẹ nắm lấy 1 cổ chân của bé.
Bước 3: Lần lượt di chuyển 2 chân bé theo nguyên tắc: 1 chân lên trên và 1 chân kéo thẳng ra như động tác đạp xe. Mẹ lặp lại động tác từ 10 – 15 lần nhé!
Tốt nhất, mẹ nên thực hiện bài tập lúc bé ăn xong sau 1h hoặc khi bé vừa ngủ dậy, với tần suất 3 – 5 lần/ngày, con vừa hết táo bón vừa khỏe mạnh, mẹ cũng yên tâm hơn khi chăm bé.
1.3. Ngâm hậu môn bé với nước ấm
Ngoài hai cách trị táo bón trên, ngâm hậu môn bé với nước ấm cũng là một phương pháp đơn giản tại nhà giúp bé thư giãn, thoải mái, hạn chế tình trạng táo bón cực hiệu quả. Phương pháp này giúp bé giãn cơ bụng, cơ hậu môn, giảm các cơn đau do đầy hơi, chướng bụng, bé sẽ dễ dàng đi vệ sinh hơn nhiều.
Mẹ ngâm hậu môn bé với nước ấm khoảng 36 – 38 độ C trong vòng 5 – 10 phút mỗi lần và thực hiện với tần suất 1 – 2 lần / ngày nhé!
2. Cách trị táo bón cho bé sơ sinh 0 – 6 tháng tuổi
Trong giai đoạn 0 – 6 tháng tuổi, bé rất dễ bị táo bón. Nguyên nhân chủ yếu do bé bú sữa mẹ không đủ, chế độ dinh dưỡng của mẹ không hợp lý, mẹ ăn nhiều đồ cay nóng hay do dùng sữa công thức chứa nhiều đường lactose gây nóng, sữa không có chất xơ FOS, thậm chí mẹ pha sữa quá đặc cũng dễ khiến bé bị táo bón đó ạ.
Để trị táo bón cho bé sơ sinh 0 – 6 tháng tuổi hiệu quả, ngoài sử dụng 3 cách đã được gợi ý, mẹ nên điều chỉnh chế độ sinh hoạt cũng như kết hợp thêm các phương pháp theo hướng dẫn dưới đây. Cùng theo dõi để thực hiện mẹ nhé!
2.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ
Cách này áp dụng cho bé ti sữa mẹ hoàn toàn hoặc ti sữa mẹ xen lẫn sữa công thức, bé hấp thu dinh dưỡng từ sữa mẹ nên mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để hỗ trợ giảm tình trạng táo bón ở bé.
1 – Bổ sung ngay những thực phẩm này mẹ nhé:
Thực phẩm giàu chất xơ như rau chân vịt, khoai lang, súp lơ xanh, mồng tơi, rau dền, rau cải,…: Bởi chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện và đẩy lùi tình trạng táo bón hiệu quả.
Trái cây tươi và nước ép trái cây như đu đủ, lê, táo, nho, kiwi,…: Các chất dinh dưỡng có trong trái cây như vitamin C, vitamin A, canxi, chất xơ, giúp làm giảm lượng đường trong máu, tăng hàm lượng nước và sức đề kháng đường ruột của bé, làm mềm phân hiệu quả.
Ngũ cốc và các loại hạt như yến mạch, hạt chia, đậu đỏ, vừng đen,…:Ngũ cốc và các loại hạt rất giàu chất xơ, có tác dụng đẩy nhanh sự di chuyển của phân, giúp hệ tiêu hóa của con hoạt động tốt, tránh táo bón.
2 – Hạn chế những thực phẩm dưới đây mẹ nhé:
Thực phẩm cay nóng như ớt, bột cà ri, hạt tiêu,…: Các thực phẩm cay nóng không chỉ khiến cho tình trạng táo bón của con trở nên nặng hơn mà còn gây ra các bệnh về dạ dày, đau bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
Đồ chiên rán như gà rán, cá chiên, khoai chiên: Bởi đồ chiên rán có chứa hàm lượng carbohydrate, chất bảo quản và chất béo cao, nhưng lại ít chất xơ khiến hệ tiêu hóa của bé hoạt động khó khăn hơn, con dễ bị táo bón.
Đồ uống có chứa cafein như cà phê, trà, nước ngọt,…: Cafein dễ dàng chuyển vào sữa mẹ, đi vào cơ thể con. Do chức năng gan của bé 0 – 6 tháng tuổi còn yếu nên không có khả năng chuyển hóa cafein dẫn đến tình trạng táo bón càng trở nên nghiêm trọng hơn đó mẹ.
2.2. Pha sữa đúng tỉ lệ
Đối với bé sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa còn yếu nên khi mẹ pha sữa quá đặc, bé không thể cùng lúc hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng, dạ dày của con hoạt động quá tải, dẫn đến tình trạng táo bón, thậm chí còn gây nên tổn thương niêm mạc ruột của bé. Mẹ nhớ kỹ điều này nhé! Nhiều chưa hẳn đã tốt đâu ạ.
Việc mẹ pha sữa đúng tỷ lệ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng táo bón của con, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Tốt nhất mẹ nên pha đúng định lượng theo muỗng gạt ngang và đừng quên đọc kỹ tỷ lệ sữa được khuyên dùng trên bao bì sản phẩm mẹ nhé!
2.3. Đổi sữa cho bé
Khác với sữa mẹ, sữa công thức có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, đặc biệt là chất đạm casein. Đây là một loại đạm có trọng lượng phân tử lớn, bé rất khó tiêu hóa, hấp thu, dẫn đến tình trạng con bị táo bón và khó đi vệ sinh hơn.
Bé sơ sinh 0 – 6 tháng tuổi bị táo bón do uống sữa công thức thường đi ngoài phân xanh và cứng (hay còn gọi là phân dê). Nếu mẹ nhận thấy bé nhà mình gặp phải tình trạng này, hãy cân nhắc đổi sang loại sữa khác phù hợp hơn với con.
Tốt nhất, mẹ nên ưu tiên những loại sữa công thức có chứa các thành phần tốt cho hệ tiêu hóa của bé như chất xơ Fructooligosaccharide, đường Lactose, đạm Whey, đạm thủy phân, đạm tinh chế hay các loại dầu chứa acid béo không bão hòa: như dầu dừa, dầu đậu nành và dầu hướng dương,… Mẹ xem thêm bài viết Sữa cho trẻ sơ sinh không bị táo bón để tham khảo những thương hiệu sữa công thức được khuyên dùng cho bé bị táo bón nhé!
3. Trị táo bón cho trẻ sơ sinh 6 – 12 tháng tuổi
Hầu hết, bé sơ sinh 6 – 12 tháng tuổi bị táo bón là do chế độ ăn uống của bé không khoa học, hợp lý, bé phải tiêu hóa lượng thức ăn nhiều quá hay thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng khiến con khó hấp thu, khó tiêu hóa, dẫn đến việc khó đi vệ sinh và bị táo bón.
Tuy nhiên, cách đánh bay táo bón cho bé cũng khó đâu mẹ. Ngoài áp dụng những phương pháp trị táo bón chung và cách trị táo bón cho bé giai đoạn 0 – 6 tháng tuổi, mẹ lưu ý thêm một số điều “nho nhỏ” dưới đây là được thôi ạ.
3.1. Cho bé tập bài tập chân
Giai đoạn bé từ 6 – 12 tháng tuổi, hệ xương đã dần trở nên cứng cáp, hoàn thiện hơn và các kỹ năng vận động cơ bản của bé cũng được hình thành và phát triển. Mẹ cho bé tập các bài tập về chân nhẹ nhàng, không chỉ giúp bé tăng sức đề kháng, khỏe mạnh mà còn giúp con hết táo bón và đẩy phân ra ngoài một cách dễ dàng.
Cùng thực hiện 2 bài tập chân dưới đây cho bé hết táo bón mẹ nhé!
1 – Bài tập chiếc ghế vô hình:
Bước 1: Mẹ cho bé đứng 2 chân mở rộng bằng vai, giữ vai, lưng và mông thẳng. Cả cơ thể hơi hướng về phía trước một chút và dồn trọng tâm cơ thể vào phần gót chân bé.
Bước 2: Đặt hai tay bé song song trước mặt và giữ nguyên tư thế trong thời gian 2 – 3 giây. Mẹ cho bé thực hiện động tác lặp đi lặp lại từ 10 – 15 lần để có hiệu quả nhé!
2 – Bài tập ngồi xổm:
Bước 1: Mẹ cho bé ngồi xổm, mở rộng hai chân và các ngón tay.
Bước 2: Để hai bàn tay úp xuống sàn, thẳng giữa hai chân, cơ thể bé hơi chếch ra phía trước, đầu ngẩng cao và lặp lại động tác từ 10 – 15 lần.
3.2. Điều chỉnh chế độ ăn uống của con
Giống như chế độ ăn uống của mẹ khi trị táo bón cho bé 0-6 tháng tuổi, bé 6-12 tháng cũng cần bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi, nước ép trái cây, ngũ cốc và tránh đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,… Ngoài ra, mẹ tăng cường thêm các thực phẩm giúp nhuận tràng, hỗ trợ hệ tiêu hóa của con hoạt động tốt như khoai lang, sữa chua, giúp làm mềm phân và tiêu hóa nhanh hơn.
3.3. Tập cho bé đi vệ sinh đúng giờ
Tập cho bé đi vệ sinh đúng giờ vừa tạo thói quen tốt cho bé vừa giúp hạn chế táo bón. Mẹ cần nắm được lịch sinh hoạt của con, xem con ăn giờ nào, ngủ dậy giờ nào để canh đúng thời điểm đó và cho bé đi vệ sinh. Trong quá trình tập cho bé đi vệ sinh, mẹ nên:
1 – Đặt tên cho việc đi vệ sinh:Mẹ chọn những từ ngữ ngộ nghĩnh, dễ phân biệt như “đi tè, đi ị, bô bô, pipi,…” để đặt tên cho việc đi vệ sinh của bé. Và đừng quên thống nhất với cả gia đình để con dễ nhớ, tránh nhầm lẫn và cả nhà cũng không bị hiểu lầm những yêu cầu khác mẹ nhé!
2 – Sử dụng hình ảnh để minh họa: Hình ảnh minh họa sẽ giúp kích thích tính tò mò, tạo cảm giác thích thú, háo hức cho bé, con dễ nhớ những thao tác cần làm khi cần đi vệ sinh. Mẹ cho bé xem nhiều tranh ảnh hoặc đoạn phim về nội dung này (Super JoJo, Wolfoo, Baby Bus…) để vừa chơi vừa học, giúp con dễ dàng nhận thức việc đi vệ sinh đúng cách.
3 – Sắm cho nhóc tì chiếc bô ngộ nghĩnh: Mẹ hãy sắm cho bé những chiếc bô với hình dáng sinh động hay nhân vật hoạt hình mà bé yêu thích để tạo sự thân thuộc và hứng thú hơn cho con khi đi vệ sinh.
4 – Khen ngợi khi con làm tốt: Bé rất thích được bố mẹ, ông bà khen ngợi mỗi khi làm việc. Vì vậy, khi bé đi vệ sinh đúng quy trình từng bước, mẹ đừng ngại khen ngợi và âu yếm con nhé. Như vậy sẽ tạo cho bé sự thích thú và khích lệ con tiếp tục thực hiện tốt lần sau đó
3.4. Sử dụng thuốc trị táo bón
Sử thuốc thuốc trị táo bón là phương pháp giúp bé đi vệ sinh dễ dàng hơn. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên dùng thuốc khi bé bị táo bón đi kèm theo các triệu chứng như chướng bụng, nôn, trớ, khó chịu, hay quấy khóc.
Mẹ nên lựa chọn các loại thuốc an toàn, phù hợp với bé dưới 1 tuổi như thuốc trị táo bón Citrucel, Duphalac, Sorbitol, Isilax Bimbi,… Và sử dụng đúng liều lượng, tuân theo sự chỉ định của bác sĩ, không tự ý cho con sử dụng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé mẹ nhé!
Cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh cực đơn giản mẹ nhỉ! Chỉ cần mẹ tìm hiểu kỹ, lắng nghe con và áp dụng những lời khuyên từ Góc của mẹ, bé yêu sẽ hết táo bón nhanh thôi ạ. Nếu trong quá trình thực hiện mẹ còn bất kỳ thắc mắc hay vấn đề gì, đừng ngại để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất mẹ nhé!
Cháo cua biển là một trong những món ăn bổ dưỡng, lạ miệng mà mẹ không thể bỏ qua trong thực đơn ăn dặm của bé. Với hàm lượng protein và axit béo cao, cháo cua biển đem tới nhiều lợi ích cho từng quá trình phát triển của bé. Cùng khám phá bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về các tác dụng tuyệt vời của cua biển cho sức khỏe của bé yêu và 6 công thức nấu cháo cua biển cho bé từ 7 tháng ăn “sạch sành sanh” mẹ nhé!
1. Hàm lượng dinh dưỡng từ cháo cua biển
Từ thời điểm 7 tháng tuổi, bé đã quen dần với quá trình ăn dặm và ăn được nhiều món ăn hơn cháo cua biển chính là lựa chọn tuyệt vời để bổ sung dinh dưỡng cho bé. Trong cua biển còn chứa nhiều protein, vitamin và chất béo omega 3, giúp bé phát triển trí não và tăng cường trí nhớ cực hiệu quả. Mẹ tham khảo tác dụng của từng thành phần dinh dưỡng trong cua biển ngay dưới đây nhé:
1 – Chất đạm: Tăng cường sức đề kháng, hình thành các enzym giúp bé tiêu hóa tốt hơn
2 – Chất béo: Tham gia vào quá trình hình thành hệ thần kinh, giúp bé có đủ năng lượng hoạt động trong ngày.
3 – Canxi: Phát triển khung xương, giúp xương bé luôn chắc khỏe, hạn chế gãy xương.
4 – Sắt: Tăng lượng hồng cầu trong máu, lc da bé luôn hồng hào, tươi tắn, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu.
5 – Phốt pho: Tham gia vào quá trình phát triển khung xương, giúp bé hấp thụ canxi tốt hơn.
6 – Natri: Tham gia vào quá trình phát triển não bộ, giúp bé ổn định huyết áp và bảo vệ tim mạch.
7 – Magie: Giúp bé tăng cân, hỗ trợ hệ thần kinh và phát triển xương khớp toàn diện.
8 – Vitamin C: Tăng cường và bảo vệ hệ miễn dịch cho bé, ngăn chặn các nguy cơ nhiễm khuẩn từ môi trường.
9 – Vitamin B1: Giúp bé ăn ngon miệng hơn, ngăn ngừa các triệu chứng về đường tiêu hóa, tăng sức đề kháng cho bé
Với nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, cháo cua biển phù hợp với nhiều thể trạng, nhất là các bé biếng ăn, còi xương, chậm lớn. Mẹ vào bếp và chuẩn bị ngay món cháo cua biển thơm ngon, bổ dưỡng cho bé yêu nhà mình thôi ạ!
2. 3 cách nấu cháo cua biển cho bé ăn dặm 7 – 12 tháng
Khi cho bé ăn cháo cua biển trong giai đoạn từ 7 – 12 tháng tuổi, mẹ cần đong đếm lượng cua sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển của bé. Ở thời điểm này, mẹ cho bé ăn khoảng 20 – 30 gram cua biển/ngày, mỗi ngày có thể ăn một bữa, tối thiểu 3 – 4 lần/ tuần để đảm bảo dinh dưỡng cho bé.
2.1. Cách nấu cháo cua biển bí đỏ cho bé tăng cân vù vù
Nếu bé nhà mình có dấu hiệu biếng ăn, còi xương, chậm lớn thì cháo cua biển bí đỏ là món mẹ không thể bỏ qua. Bí đỏ chứa nhiều vitamin A, và hàm lượng acid glutamic cao, giúp bé tăng cường sức đề kháng và phát triển trí não. Mùi vị thơm béo của bí đỏ kết hợp với vị ngọt mềm thịt cua biển sẽ khiến bé yêu thích thú, ăn ngon miệng hơn và tăng cân vù vù.
2.1.1. Mẹ cần chuẩn bị
Chắc hẳn sau khi tìm hiểu tác dụng của món cháo cua biển bí đỏ, mẹ rất nóng lòng muốn chế biến món ngon này ngay cho bé. Mẹ hãy vào bếp và chuẩn bị các nguyên liệu này nhé!
Thịt cua biển: 30 gram
Bí đỏ: 30 gram
Hạt sen tươi: 25 gram
Gạo: 50 gram
Dầu ăn: 1 thìa
2.1.2. Cách thực hiện:
Các nguyên liệu chuẩn bị cho món cháo cua biển bí đỏ cho bé thật đơn giản đúng không ạ! Thực hiện theo 4 bước sau mẹ nhé.
1 – Bước 1: Vo sạch gạo 2 lần với nước sạch để loại bỏ tạp chất. Cho gạo vào nồi cùng 400ml nước, ninh nhừ thành cháo.
2 – Bước 2: Bí đỏ mẹ gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ. Hạt sen rửa sạch, loại bỏ hạt lép và tâm sen rồi cho vào nồi cháo cùng với bí đỏ, ninh nhừ từ 15 – 20 phút.
3 –Bước 3: Mẹ bắc chảo lên bếp, xào phần thịt cua đã chuẩn bị sẵn khoảng 3 – 5 phút cho thịt chín vàng.
4 – Bước 4: Cho phần cua đã xào vào nồi cháo, khuấy đều tay trong 3-5 phút, ninh nhừ 10 phút rồi tắt bếp. Vậy là món cháo cua bí đỏ thơm ngon đã sẵn sàng cho bé rồi!
2.1.3. Lưu ý cho mẹ
Khi nấu cháo, mẹ lưu ý cho nước lạnh vào nồi trước, chờ nước sôi rồi mới cho gạo nấu từ 15 – 20 phút cho gạo chín nhừ để cháo không bị cháy đáy.
2.2. Cách nấu cháo cua biển cà rốt bổ mắt
Một món ăn dinh dưỡng khác trong thực đơn cháo cua biển là món cháo cua biển cà rốt. Nhờ hàm lượng vitamin A cao có trong cà rốt kết hợp cùng các axit béo omega 3 có trong thịt cua, món cháo cua biển nấu cà rốt rất phù hợp với các bé cần cải thiện thị lực. Bé có đôi mắt sáng khỏe, tràn đầy sức sống để khám phá thế giới xung quanh.
2.2.1. Mẹ cần chuẩn bị
Bắt tay vào chuẩn bị nguyên liệu để nấu món cháo cua biển cà rốt cho bé thôi mẹ ơi!
Thịt cua biển: 30 gram
Cà rốt: 1 củ
Rau mùi: 1 nhánh
Hành khô: 1 củ
Gạo tẻ: 50gram
Dầu ăn: 1 thìa
2.2.2. Cách thực hiện
Nguyên liệu cho món cháo cua biển cà rốt đã sẵn sàng. Tiếp đến, mẹ nấu cháo theo công thức sau nhé:
2 – Bước 2: Vo gạo 2 lần với nước sạch để loại bỏ tạp chất. Đun sôi 400ml nước rồi cho gạo vào nồi, ninh nhừ thành cháo từ 15 – 20 phút.
3 –Bước 3: Mẹ bắc chảo lên bếp, phi thơm hành khô và cho phần thịt cua đã chuẩn bị vào đảo đều.
4 – Bước 4: Cho thịt cua đã xào và cà rốt luộc vào nồi cháo, khuấy đều tay từ 3 – 5 phút, ninh nhừ 10 phút rồi tắt bếp. Mẹ để nguội một lát rồi múc cháo ra bát cho bé thưởng thức.
2.2.3. Lưu ý cho mẹ
Khi nấu cháo cua biển chung với rau củ hay các loại thực phẩm khác, mẹ nhớ nấu riêng từng loại. Chỉ nên cho các thành phần đã chuẩn bị nấu chung với cháo ở 10 phút cuối cùng để cháo giữ được hương vị đậm đà, không bị trộn lẫn mùi vị, thịt cua cũng không bị bở nát mẹ nhé.
2.3. Cách nấu cháo cua biển khoai mỡ cho bé bị táo bón
Với các bé thường xuyên bị táo bón hay đường ruột kém thì món cháo cua biển khoai mỡ là lựa chọn phù hợp nhất cho bé. Các thành phần enzym và tinh bột có trong khoai mỡ kết hợp cùng lượng protein phong phú của cua biển sẽ giúp tăng cường các vi lợi khuẩn đường ruột, nhờ đó tình trạng táo bón của bé được cải thiện nhanh chóng.
2.3.1. Mẹ cần chuẩn bị
Để bắt tay vào nấu món cháo cua biển khoai mỡ cho bé, mẹ hãy vào bếp và chuẩn bị ngay những nguyên liệu này nhé!
Thịt cua biển: 30 gram
Khoai mỡ: 30 g
Hành: 1 củ
Dầu ăn: 1 thìa
2.3.2. Cách thực hiện
Mẹ thực hiện theo 4 bước sau:
1 – Bước 1: Khoai mỡ mẹ cạo vỏ, rửa sạch cho hết nhớt. Cắt khoai mỡ thành từng phần nhỏ rồi đem đi hấp. Hành rửa sạch, lột vỏ, băm nhuyễn.
2 –Bước 2: Mẹ vo sạch gạo 2 lần với nước để loại bỏ tạp chất. Đun 400ml nước sôi rồi cho gạo vào nấu đến khi gạo nở và chín nhừ.
3 – Bước 3: Mẹ bắc chảo lên bếp. Phi thơm hành rồi cho phần thịt cua đã chuẩn bị vào đảo đều tay từ 3 – 5 phút đến khi thịt cua vàng đều.
4 –Bước 4: Cho phần khoai mỡ đã hấp vào nồi cháo nấu từ 10 – 15 phút đến khi cháo nhừ. Sau đó, đem phần thịt cua đã xào vào khuấy đều 2 – 3 phút rồi tắt bếp. Thế là món cháo cua biển khoai mỡ đã hoàn thành. Thật đơn giản mẹ nhỉ!
2.3.3. Lưu ý cho mẹ
Mẹ lưu ý khi nấu cháo cua biển khoai mỡ cho bé, chỉ khuấy cháo một chiều trong hai lần. Lần thứ nhất khi nước mẹ cho gạo vào nước sôi và lần thứ hai khi mẹ thêm phần thịt cua vào cháo để cháo được sánh, mịn mà không bị nát hạt gạo.
3. 3 cách nấu cháo cua biển cho bé trên 1 tuổi
Khi bước sang giai đoạn 1 tuổi, lúc này cần nhiều chất dinh dưỡng hơn để phục vụ cho quá trình phát triển và hoạt động hàng ngày. Mẹ cần tăng lượng thịt cua cho bé lên thành 30 – 40 gam một bữa và cho bé ăn ít nhất 3 – 4 lần/tuần. Mẹ cũng đừng quên cân bằng dinh dưỡng cho bé bằng cách kết hợp thịt cua với các loại thực phẩm khác. Dưới đây là 3 cách nấu cháo thịt cua cho bé ăn ngon miệng.
3.1. Cách nấu cháo cua biển nấm rơm tăng sức đề kháng
Món cháo cua biển nấm rơm là món ăn bổ dưỡng, giúp bé tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Không chỉ nhờ các vitamin và khoáng chất phong phú có trong thịt cua, nấm rơm cũng chứa nhiều các axit amin thiết yếu, giúp bé cải thiện sức khỏe và chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Nếu bé dễ bị cảm, ốm vặt, mẹ hãy thêm món ăn này vào thực đơn của bé nhé!
3.1.1. Mẹ cần chuẩn bị
Để có món cháo cua biển nấm rơm đậm đà, đúng vị, mẹ chuẩn bị những nguyên liệu sau:
Thịt cua biển: 30 gram
Nấm rơm: 30 gram
Rau mùi: 1 nhánh
Hành khô: 1 củ
Gạo tẻ: 50gram
Dầu ăn: 1 thìa
Muối: ½ thìa
3.1.2. Cách thực hiện
Món cháo cua biển nấm rơm rất đơn giản chỉ với 5 bước sau:.
2 – Bước 2: Vo sạch gạo 2 lần với nước để loại bỏ tạp chất, sau đó cho 400ml nước vào nồi. Khi nước sôi, mẹ cho gạo vào nấu nhừ.
3 – Bước 3: Mẹ bắc chảo lên bếp, cho một ít dầu ăn vào chảo. Chờ dầu sôi thì mẹ cho phần nấm rơm đã cắt vào đảo đều đến khi nấm chín mềm.
4 –Bước 4: Hành rửa sạch, băm nhuyễn sau đó phi thơm. Cho phần thịt cua đã chuẩn bị vào, rắc thêm một ít muối và xào đến khi thịt cua vàng lại.
5 –Bước 5: Cho phần thịt cua và nấm vào nồi cháo. Ninh nhừ từ 10 – 15 phút thì tắt bếp. Mẹ múc cháo cua biển nấm rơm ra bát rồi cho bé thưởng thức.
3.1.3. Lưu ý cho mẹ
Khi chọn nấm rơm, mẹ nên chọn loại nấm có búp to, tròn và chưa nở hoàn toàn để đảm bảo nấm có vị thơm, đậm đà hơn.
3.2. Cách nấu cháo cua biển rau ngót cho bé bị ra mồ hôi trộm
Một trong những tác dụng khác của món cháo cua biển chính là khả năng hạn chế mồ hôi trộm cho bé, nhất là khi nấu cháo cua biển với rau ngót. Trong rau ngót chứa nhiều vitamin C và rất giàu chất đạm, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc hiệu quả, giúp thân nhiệt của bé được điều chỉnh ổn định.
3.2.1. Mẹ cần chuẩn bị
Thịt cua biển: 30 gram
Lá rau ngót: 30 gram
Rau mùi: 1 nhánh
Hành khô: 1 củ
Gạo tẻ: 50gram
Dầu ăn: 1 thìa
Muối: ½ thìa
3.2.2. Cách thực hiện
Chỉ với 5 bước đơn giản là mẹ có thể nấu được món cháo cua biển rau ngót thơm ngon, đúng vị cho bé.
1 – Bước 1: Đầu tiên, mẹ rửa sạch lá rau ngót đã vặt, nhặt sạch lá sâu và cho vào máy xay xay nhuyễn. Hành lột vỏ, rửa sạch, băm nhỏ. Rau mùi rửa sạch, cắt nhỏ vừa ăn.
2 – Bước 2: Vo gạo kỹ 2 lần với nước để loại bỏ tạp chất. Đun sôi 400 ml nước rồi cho gạo vào, ninh nhừ 15 – 20 phút.
3 – Bước 3: Mẹ phi thơm hành, cho phần thịt cua đã chuẩn bị vào đảo đều với muối đến khi vàng lại.
4 –Bước 4: Mẹ thêm phần rau ngót đã xay và thịt cua vào nồi cháo, nấu lửa vừa từ 10 – 15 phút rồi tắt bếp.
5 – Bước 5: Cho phần rau mùi đã cắt lên trên, khuấy đều tay 1 – 2 phút. Vậy là món cháo cua biển rau ngót đã hoàn thành rồi ạ. Mẹ chờ nguội trong khoảng 15 phút rồi lấy cháo cho bé ăn ngay thôi!
3.2.3. Lưu ý cho mẹ
Nếu bé đang bị tiêu chảy hay đi ngoài nhiều lần, mẹ không nên cho bé ăn cháo cua biển rau ngót đâu ạ. Vì cua biển có tính hàn, khi ăn vào sẽ gây lạnh bụng và dễ khiến tình trạng tiêu chảy của bé trở nên nghiêm trọng hơn. Mẹ lưu ý điều này nhé!
3.3. Cách nấu cháo cua biển mồng tơi cho bé khó ngủ
Với các bé thường xuyên khóc đêm, khó ngủ thì món cháo cua biển mồng tơi là món ăn mẹ nên cho bé măm thử. Mồng tơi, cua biển đều rất giàu magie và kẽm, là hai khoáng chất không chỉ giúp duy trì hoạt động sống mà còn giúp cơ thể thư giãn và điều chỉnh chức năng của hệ thần kinh. Nhờ đó bé dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn, ngủ sâu hơn.
3.3.1. Mẹ cần chuẩn bị
Mẹ bắt tay vào chuẩn bị món cháo cua biển mồng tơi cho bé yêu thôi nào! Dưới đây là các nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị
Thịt cua biển: 30 gram
Lá mồng tơi: 5 lá
Hành khô: 1 củ
Gạo tẻ: 50gram
Dầu ăn: 1 thìa
3.3.2. Cách thực hiện
Các bước thực hiện chỉ đơn giản như sau:
1 –Bước 1: Mẹ vo gạo kỹ với nước để loại bỏ tạp chất, sau đó bắc bếp. Cho 400ml nước sôi vào nồi. Khi nước sôi, cho thêm gạo và ninh đến khi gạo chín nhừ.
3 – Bước 3: Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành. Cho phần thịt cua đã chuẩn bị vào chảo và đảo đều đến khi thịt cua vàng lại.
4 –Bước 4: Cho phần rau và thịt cua đã nấu vào nồi cháo. Khuấy cháo nhẹ nhàng rồi tiếp tục nấu từ 5 – 10 phút thì tắt bếp. Mẹ đợi một chút cho cháo bớt nóng rồi bón cháo cho bé ăn ngay thôi!
3.3.3. Lưu ý cho mẹ
Khi nấu cháo cua biển rau mồng tơi cho bé, mẹ lưu ý chỉ lấy phần thịt cua, không nên cho bé ăn phần gạch cua để tránh bị đầy hơi, khó tiêu mẹ nhé.
4. Lưu ý khi cho bé ăn dặm với cua biển
Cháo cua biển đem lại giá trị dinh dưỡng cao trong thực đơn của bé nhưng để đảm bảo bé hấp thu trọn vẹn các chất dinh dưỡng trong cua biển và giữ vệ sinh, an toàn cho bé, mẹ đừng bỏ qua những lưu ý dưới đây nhé:
1 – Mua cua tươi ngon: Độ tươi của cua quyết định giá trị dinh dưỡng của món cháo đấy mẹ ạ. Mẹ nên chọn những con cua chắc thịt, càng to khỏe, mặt dưới càng và bụng cua có màu cam nâu sẫm và bóng để đảm bảo cua tươi ngon, lấy được nhiều phần thịt nấu cháo cho bé.
2 – Sơ chế cua đúng cách: Để lấy được toàn bộ phần thịt cua, giữ trọn mọi dưỡng chất và giúp món cháo không bị tanh, mẹ cần sơ chế cua đúng cách. Khi luộc cua, mẹ đập một chút gừng vào nồi nước luộc để khử tanh và cho một ít muối vào nồi để thịt cua thêm đậm đà mẹ nhé.
3 – Giữ vệ sinh cho bé: Khi ăn, không tránh khỏi trường hợp cháo cua sẽ dây lên miệng, tay và mặt của bé, đặc biệt với bé ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy. Mẹ nên lau cho bé bằng khăn ướt chuyên dụng để loại bỏ mùi tanh và giữ vệ sinh. Bên cạnh đó, để không lây nhiễm chéo vi khuẩn và mất công giặt giũ, mẹ hạn chế dùng khăn xô, ưu tiên chọn những loại khăn ướt có thành phần kháng khuẩn, dưỡng ẩm lành tính để bảo vệ làn da mỏng manh của bé.
4 – Quan sát biểu hiện của con: Một số bé có cơ địa bị dị ứng với cua biển do các kháng thể Globulin miễn dịch E (IgE) liên kết với các phân tử của cua, gây ra tình trạng tiêu chảy, nổi ngứa, phát ban, chóng mặt,… và thậm chí là ngất xỉu.
Với bé ăn cua lần đầu, mẹ chỉ nên thêm 1 lượng nhỏ (khoảng 2 – 3 thìa) để thử dị ứng và quan sát kĩ biểu hiện của bé. Nếu con ngứa ngáy, khó chịu, mẹ tham khảo ý kiến bác sĩ và kết hợp cho bé ăn nhiều rau sam, mướp, đậu xanh để làm dịu da, giảm nổi mẩn ngứa mẹ nhé.
Vậy là từ nay thực đơn của bé đã trở nên phong phú với 6 món cháo cua biển thơm ngon, đúng vị rồi mẹ nhỉ. Mẹ nhớ lựa chọn món cháo cua biển cho bé sao cho phù hợp với thể trạng của con, luôn cân bằng dinh dưỡng cá bằng cách kết hợp các thực phẩm khác và lau miệng cho bé sạch sẽ sau khi ăn xong mẹ nhé. Nếu còn điều gì thắc mắc, mẹ hãy để lại bình luận ở dưới để được Góc của mẹ giải đáp.
Mẹ có biết, Origami không chỉ là một loại nghệ thuật gấp giấy có xuất xứ từ Nhật Bản mà còn là sự lựa chọn hoàn hảo trong giáo dục mầm non bởi tính hiệu quả của món đồ chơi này. Origami đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế trong việc di chuyển các ngón tay. Chính vì vậy mà giúp kích hoạt đến não bộ của bé. Hơn thế nữa, trong quá trình gấp, bé không ngừng suy nghĩ và thử nghiệm hết lần đến lần khác. Như vậy, sẽ mang đến cho bé trí tưởng tượng phong phú và sự tư duy. Bên cạnh đó, bé còn học được tính kiên nhẫn cùng sự tập trung cho đến khi hoàn thành sản phẩm. Thật là một phương pháp “chơi mà học” tuyệt vời đúng không mẹ? Trong bài viết này, Góc của mẹ sẽ hướng dẫn bé 8 cách làm đồ chơi bằng giấy origami từ dễ đến khó. Mẹ và bé hãy cùng đón xem nhé!
1. Cách gấp hạc giấy origami siêu đơn giản
Nguyên liệu:
Giấy thủ công, hoặc giấy A4.
Kéo
Bút dạ màu
Trên thị trường hiện nay có bán cả bộ xếp giấy origami nữa mẹ nha. Mẹ tham khảo các gợi ý dưới đây để mua vật dụng nhé!
Bước 1: Đầu tiên, mẹ tạo nếp gấp cho giấy. Sau đó gấp đôi tờ giấy để tạo hình tam giác rồi mở giấy ra gập lại theo hình chữ nhật.
Bước 2: Mẹ gấp dọc các nếp gấp để tạo được hình vuông với phần đầu mở
Bước 3: Tiêp theo, mẹ gấp cạnh hai bên tạo thành hình cánh diều ở cả hai mặt
Bước 4: Kéo góc dưới lên, gấp các nếp vào phía trong mẹ nhé.
Bước 5: Hoàn thành bước 4 mẹ sẽ có hình như ảnh minh họa.
Bước 6: Sau đó mẹ gấp hai cánh hai bên vào để tạo được hình mũi tên
Bước 7: Cuối cùng, mẹ lấy phần đầu giấy dưới kéo lên để tạo phần đầu và đuôi hạc. Phần đầu hạc cúi xuống. Sau đó, mẹ kéo cánh hạc phồng lên.
Như vậy, chỉ với 7 bước đơn giản, mẹ đã có ngay một chú hạc siêu xinh cho bé yêu từ cách làm đồ chơi bằng giấy origami rồi đó!
Trường hợp mẹ gặp khó khăn trong các cách làm đồ chơi bằng giấy origami, mẹ có thể tham khảo thêm ở video hướng dẫn nhé. (Nguồn: Origami Tsunami)
2. Cách gấp phi tiêu ninja origami vui nhộn
Nguyên liệu:
2 tờ giấy hình vuông khác màu, kích thước 15cm
Kéo
Mẹ chơi thế nào với bé nè:
Bước 1 : Đầu tiên, mẹ gấp hai cạnh giấy vào tâm của tờ giấy. Sau đó gấp tờ giấy lại lần nữa để có hình chữ nhật nhỏ và lật góc của hai tờ giấy trái ngược nhau như hình minh họa. Mẹ làm tương tự với tờ giấy còn lại nhé!
Bước 2: Mẹ tiếp tục gấp góc hình tam giác như hình bên dưới
Bước 3: Đặt hai tờ giấy, 1 tờ mặt ngửa, 1 tờ mặt xấp theo hình chữ thập. Mẹ có thể tham khảo hình bên dưới.
Bước 4: Lấy góc nhọn đưa vào khe của giấy để tạo cánh phi tiêu và thế là mẹ đã hoàn thành chiếc phi tiêu đồ chơi bằng giấy rồi nè.
Trường hợp mẹ gặp khó khăn trong lúc làm, có thể tham khảo thêm ở video hướng dẫn nhé. (Nguồn: PPO)
3. Cách gấp con ếch origami siêu đáng yêu
Nguyên liệu:
1 tờ giấy hình vuông, màu sắc và kích thước tùy sở thích.
Mẹ chơi thế nào với bé nè:
Bước 1: Mẹ gấp giấy theo phương ngang
Bước 2: Tiếp theo mẹ mờ giấy ra và gấp theo phương thẳng đứng.
Bước 3: Mẹ gấp giấy lại theo phương thẳng, sau đó gấp phần cạnh trên xuống, ép góc lại để tạo thành hình tam giác có góc hở.
Bước 4: Phần ô vuông còn lại, mẹ tiếp tục gấp làm hai. Sau đó, mở ra, xếp góc để tạo mặt giấy có phần mũi nhọn.
Bước 5: Với phần tam giác có góc hở, mẹ tiếp tục kéo 2 góc nhọn theo hướng lên để tạo hình đầu con ếch.
Bước 6: Phần có mũi nhọn mẹ gấp ra bên ngoài để làm chân ếch.
Bước 7: Gấp phần chân ếch lên trên, cạnh dưới mẹ gấp thêm 1 nếp nhỏ để tạo lò xo cho ếch.
Bước 8: Vẽ mắt ếch và hoàn thành con ếch bằng giấy.
Để có thể rõ hơn về cách làm đồ chơi bằng giấy origami tạo hình con ếch, mẹ theo dõi thêm ở video này nhé. (Nguồn: PPO)
4. Cách gấp máy bay origami sáng tạo
Nguyên liệu:
1 tờ giấy A4 mềm, hình vuông màu sắc tùy sở thích
Mẹ chơi thế nào với bé nè:
Bước 1: Mẹ gấp đôi tờ giấy lại để tạo nếp.
Bước 2: Mở giấy ra và gấp hai cạnh vào bên trong theo dạng tam giác nhỏ
Bước 3: Mẹ hãygấp thêm lần nữa để tạo một lớp tam giác làm cánh máy bay.
Bước 4: Đầu tam giác mẹ hãy gập xuống vào mặt dưới
Bước 5: Mẹ gấp hai cạnh bên một lần nữa, và lật mặt kia lên.
Bước 6: Lúc này mẹ xử lý phần mặt mới lật, có hình tam giác và mẹ gập đầu nhọn lại
Bước 7: Mẹ gấp đôi phần giấy theo phương đứng, bẻ các góc giấy để hoàn thành máy bay
Một vài công đoạn có sự khác biệt, mẹ có thể tham khảo video hướng dẫn thêm nhé
5. Cách gấp hoa hồng origami siêu độc đáo
Nguyên liệu:
1 tờ giấy thủ công hình vuông lớn để làm hoa
! tờ giấy hình vuông nhỏ khác màu để làm lá
Kéo
Mẹ chơi thế nào với bé nè:
Bước 1: Đầu tiên, mẹ gấp đôi tờ giấy để tạo nét gấp, chia tờ giấy thành 4 hình vuông nhỏ như hình.
Bước 2: Mẹ gấp một hình tam giác từ 4 góc giấy vào trung tâm nếp gấp để tạo thành hình thoi.
Bước 3: Tương tự như bước 2, mẹ gấp tiếp 4 góc hình thoi vào trung tâm để có hình vuông bé hơn như ảnh minh họa.
Bước 4: Mẹ tiếp tục kéo 4 góc của hình vuông vào trung tâm để tạo thêm 1 hình thoi nhỏ. Vậy là mẹ đã gần làm được cánh hoa hồng rồi đó!
Bước 5: Từ trong phần trung tâm, mẹ gấp 4 tam giác từ trong ra ngoài như hình để tạo cánh hoa hồng.
Bước 6: Mẹ làm tương tự như bước trên với từng nếp gấp bên trong để tạo hình hoa hồng trông như đang nở rộ. Vậy là mẹ đã có một bông hoa hồng xinh dành tặng bé yêu rồi nè! Mẹ hướng dẫn bé làm theo để tạo thành một vườn hoa hồng thật xinh nhé!
Cách gấp hoa hồng rất đa dạng và phong phú, mẹ và bé có thể xem thêm video này để biết thêm cách gấp hoa hồng kiểu khác nhé! ( Nguồn: Origami with Jo Nakashima)
6. Cách gấp con bướm origami cực dễ
Nguyên liệu:
1 tờ giấy thủ công màu, hoặc giấy A4 loại mềm.
Mẹ chơi thế nào với bé nè:
Bước 1: Mẹ chuẩn bị sẵn 1 tờ giấy thủ công hình vuông hoặc hình chữ nhật tùy ý.
Bước 2: Mẹgấp các mép giấy để tạo thành các hình chữ nhật và hình tam giác nhỏ như hình rồi miết để tạo nếp.
Bước 3: Sau khi đã có các nếp, mẹ gập đôi tờ giấy theo nếp gấp để có 2 hình tam giác
Bước 4: Miết theo nếp gấp ở bước 2 thật chặt, vậy là mẹ đã có 2 hình tam giác xếp chồng lên nhau rồi đó.
Bước 5: Ở mặt đầu tiên, mẹ giữ góc cố định rồi gấp ngược 2 góc còn lại về phía góc đã được mẹ giữ để tạo cánh bướm.
Bước 6: Đưa góc cố định ra mặt còn lại. Mẹ nhớ đưa cao hơn đáy 1 khoảng như hình minh họa nhé.
Bước 7: Gấp phần nhô ra xuống đáy để giữ cố định phần thân bướm.
Bước 8: Giờ thì mẹ đã có 2 cánh bướm rồi đó. Mẹ gập đôi 2 cánh để tạo đồ phồng nhé!
Bước 9: Làm tương tự ở mặt còn lại bằng cách gấp đôi 2 cánh.
Bước 10: Vậy là mẹ đã hoàn thành các bước để làm một chú bướm đáng yêu cho bé rồi đó! Cách gấp bướm origami không quá khó, mẹ hãy hướng dẫn để bé có thể làm theo nhé!
Góc của mẹ gợi ý thêm cho mẹ và bé Video về cách gấp bướm origami nữa nhé. (Nguồn: PPO)
7. Cách gấp con cua origami mới lạ
Nguyên liệu:
1 tờ giấy A4 mềm hoặc giấy thủ công với màu sắc tùy thích
Mẹ chơi thế nào với bé nè:.
Bước 1: Mẹ lần lượt gấp 2 hình chữ nhật để tạo 2 nếp gấp cắt nhau như hình minh họa.
Bước 2: Tiếp theo, mẹ gấp từ ngoài vào trong để chia tờ giấy thành 4 hình chữ nhật nhỏ bằng nhau. Mẹ nhớ miết thật chặt để tạo nếp nhé!
Bước 3: Sau đó mẹ tiếp tục tạo các hình chữ nhật theo hàng ngang từ 2 hướng như ảnh.
Bước 4: Mẹ giữ một đầu cố định. Đầu còn lại mở ra theo góc chéo.
Bước 5: Mẹ được một góc mở ra như hình tròn minh họa. Mẹ nhớ miết xuống để tạo thành hình thang cân nhé.
Bước 6: Làm tương tự với đầu còn lại. Từ đó mẹ sẽ được 2 hình thang cân chung đáy đối xứng với nhau.
Bước 7: Bắt đầu làm càng cua thôi nào! Từ phần trung tâm, mẹ tạo 2 nếp chéo để gấp càng to.
Bước 8: Từ hình thang cân, mẹ gấp theo mép thành hình tam giác để tạo phần thân cua.
Bước 9: Gấp 2 cạnh tam giác xuống như hình để tạo càng nhỏ mẹ nhé!
Bước 10: Gấp phần thừa ở phần thân cua để hoàn thiện.
Bước 11: Mẹ gấp ngược 2 hình tam giác nhỏ ở 2 bên càng to tạo sức bật cho cua mẹ nhé!
Bước 12: Vậy là mẹ đã hoàn thành các bước gấp origami để tạo hình con cua rồi đó!
Cua càng trong origami cũng rất đa dạng cách gấp, mẹ có thể tham khảo thêm ở video này nhé! (Nguồn: Craft Haven)
8. Cách gấp thiên nga origami tuyệt đỉnh
Nguyên liệu:
Giấy A4, hoặc giấy thủ công.
Mẹ chơi thế nào với bé nè:
Bước 1: Mẹ gấp chéo tờ giấy hình vuông để tạo nếp gấp.
Bước 2: Mẹ gấp 2 góc hình vuông vào nếp gấp ở giữa sao cho có 1 đầu nhọn như máy bay.
Bước 3: từ 2 mép hình vừa tạo, mẹ gấp 2 hình tam giác nhỏ theo hướng ra ngoài như ảnh minh họa.
Bước 4: Gấp đôi hình theo nếp gấp giữa.
Bước 5: Gập mũi vào trong để tạo phần cổ mẹ nhé.
Bước 6: Mẹ làm tương tự như lúc gấp hạc giấy để tạo phần đầu thiên nga.
Bước 7: Phần còn lại mẹ gấp góc nhọn xuống nhưng để chừa lại 1 khoảng nhỏ làm đuôi
Bước 8: Vậy là chỉ với 7 bước đơn giản, mẹ đã có ngay một con thiên nga giấy tuyệt vời cho bé yêu! Mẹ và bé gom lại để làm thành một bộ sưu tập những tạo hình động vật từ giấy nhé.
Trường hợp mẹ gặp khó khăn trong lúc làm, có thể tham khảo thêm ở video hướng dẫn nhé. (Nguồn: Origami Tsunami)
9. Một số cách làm đồ chơi bằng giấy origami khác tha hồ cho mẹ và bé lựa chọn
Cách làm đồ chơi bằng giấy origami không chỉ hấp dẫn bởi cách xếp thần kỳ không cần dùng đến keo dán mà còn khơi gợi sự hứng thú cho bé bởi các kiểu tạo hình vô cùng đa dạng và phong phú. Dưới đây, Góc của mẹ sẽ gợi ý thêm cho mẹ và bé một vài cách gấp khác, giúp bé thỏa sức sáng tạo:
Ngoài ra, mẹ và bé có thể tham khảo thêm những video sau đây để có biết thêm thật nhiều cách làm đồ chơi bằng giấy origami mẹ nhé!
10. Lưu ý cho mẹ và bé khi làm đồ chơi bằng giấy origami
1 – Mẹ nên để các dụng cụ có đầu nhọn như dao, compass, kéo… xa tầm tay của bé tránh gây nguy hiểm.
2 – Với những động tác quá khó, mẹ có thể hỗ trợ giúp bé hoàn thành để tránh những tác động từ độ bén của giấy gây trầy và xước da.
3 – Sau khi gấp giấy, mẹ và bé nên vệ sinh tay để loại bỏ bụi giấy. Mẹ hãy sử dụng sản phẩm khăn ướt đa năng của Mamamy để vệ sinh tay cho bé. Mẹ biết không, khăn ướt đa năng của Mamamy với nguồn nước sạch đến 99,9% từ công nghệ lọc nước EDI và dưỡng chất đường nho thiên nhiên đắt giá giúp kháng khuẩn tối đa mà không lo làn da của bé bị kích ứng. Hơn thế nữa, khăn ướt của Mamamy còn được cho thêm chất kháng khuẩn chlorhexidine gluconate solution được chỉ định bởi tổ chức y tế thế giới (WHO) dùng cho bệnh viêm nướu miệng. Do đó, mẹ hoàn toàn yên tâm dùng khăn ướt để loại bỏ bụi bẩn khỏi da của bé, mẹ nhé!
4- Đồ chơi được làm từ giấy với cách xếp origami nhỏ gọn và dễ bảo quản. Tuy nhiên, vì không có bất kỳ phần kết dính từ keo nên mẹ cần bảo quản kỹ hơn để sản phẩm không bị hư như để đồ chơi ở vị trí cao, tránh va chạm các vật nặng để đồ chơi không bị dập. Mẹ hãy chỉ bé cách nâng niu các món đồ từ giấy để có thể giữ gìn lâu hơn.
Kết luận
Cách làm đồ chơi bằng giấy origami không chỉ mang đến niềm vui thích thú trong quá trình thực hiện mà còn dạy bé tính kiên nhẫn và tỉ mỉ. Chính vì vậy mà xếp giấy Origami đã trở thành một phương pháp giáo dục tuyệt vời cho bé được áp dụng tại Nhật Bản. Trong bài viết này, Góc của mẹ đã đem đến cho bé một phương thức giải trí mới, đầy tính giáo dục giúp bé có thể vừa nghỉ ngơi vừa phát triển tư duy. Hy vọng rằng sau bài viết này, mẹ và bé sẽ có thêm những phút giây vui vẻ bên nhau thông qua 8 cách gấp giấy origami mẹ nhé!
Nhận thấy tầm quan trọng của canxi đối với sự phát triển của bé tuy nhiên thật khó khăn khi lựa chọn thực phẩm giàu canxi cho bé mẹ nhỉ. Bật mí cho mẹ 10+ thực phẩm giàu canxi giúp bé cao lớn và phát triển toàn diện, cùng Góc của mẹ tìm hiểu ngay nhé!
1. Bật mí 10 loại thực phẩm giàu canxi cho bé
Canxi chính là nguyên tố giữ vai trò quan trọng nhằm phục vụ quá trình tăng trưởng diễn ra bình thường và phát triển xương khớp khỏe mạnh. Chính vì vậy, hãy cùng Góc của mẹ đi tìm 10 loại thực phẩm giàu canxi cho bé nhé!
1.1. Đậu phụ
Mẹ có biết một món ăn từ thực vật vô cùng giàu canxi không? Bật mí nhé, chính là đậu phụ đó mẹ, với mùi vị thanh mát, ngọt dịu lại mềm mịn, đậu phụ không những chiếm trọn cảm tình của bé mà lại còn giúp mẹ bổ sung nhiều dưỡng chất có lợi cho bé.
1 – Hàm lượng canxi trong đậu phụ: Đậu phụ bình dân, đơn giản nhưng lại “có võ” lắm đấy. Mẹ tin được không, trong 100g đậu phụ có tới 350mg canxi, có thể nói đậu phụ chính là một nguồn canxi tuyệt vời cho bé yêu.
2 – Bé yêu nên ăn bao nhiêu đậu phụ mỗi ngày: Đậu phụ là thực phẩm tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, bé không nên ăn đậu phụ mỗi ngày, mà chỉ nên ăn 1 – 2 bữa/tuần, mỗi bữa khoảng 500g (không quá 2 bìa đậu) bởi đậu phụ có nguồn gốc từ đậu nành, dồi dào protein và canxi, dễ gây dị ứng.
3 – Gợi ý một số món ăn từ đậu phụ cho bé yêu: Đậu phụ sẽ giúp bữa ăn dặm của bé trở nên phong phú, bật mí cho mẹ một số món ăn thơm ngon phù hợp cho bé yêu nhà mình nhé: trứng gà chưng đậu phụ, bột đậu hũ bí xanh, súp đậu hũ cà chua, đậu phụ sốt phô mai, cháo đậu phụ tươi nấu với sữa tươi tiệt trùng,…
1.2. Phomai
Phomai là một sản phẩm của sữa mà bé yêu thích mê bởi không những sở hữu hương vị thơm ngon, béo ngậy mà còn vô cùng giàu dưỡng chất, giàu đạm và canxi giúp bữa ăn dặm của bé vừa thơm ngon lại bổ dưỡng.
1 – Hàm lượng canxi trong phomai: Tại sao lại nói phomai cực kỳ giàu dưỡng chất đặc biệt là canxi? Bởi trong 17g phô mai tự nhiên hoặc 57g phô mai chế biến có chứa tới 300mg canxi. Phomai hẳn là một lựa chọn hoàn hảo khi mẹ muốn bổ sung canxi vào bữa ăn dặm của bé.
2 – Bé yêu nên ăn bao nhiêu phomai mỗi ngày? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bé sơ sinh có thể thử ăn phomai từ tháng thứ 6 khi bắt đầu ăn dặm tuy nhiên cần cho bé thử từng ít một để ngăn ngừa các dấu hiệu và nguy cơ dị ứng, bởi phomai là một thực phẩm vô cùng giàu protein, chất béo, ăn quá nhiều phomai khiến bé khó tiêu, táo bón. Vì vậy cùng Góc của mẹ tìm hiểu lượng phomai mỗi ngày của bé nhé:
Bé 5 – 6 tháng tuổi: khoảng 13g/ngày
Bé 7 – 8 tháng tuổi: 14 – 20g/ngày
Bé 9 – 11 tháng tuổi: 20 – 24g/ngày
Bé 12 – 18 tháng tuổi: 25 – 30g/ngày
3 – Gợi ý một số món ăn từ phô mai cho bé yêu: Phomai là thực phẩm yêu thích của các bé, Góc của mẹ giới thiệu 1 số món ăn từ phô mai giúp phong phú bữa ăn dặm của bé, mẹ tham khảo nhé: Sinh tố chuối phô mai, cháo cà rốt phô mai, súp phô mai khoai tây, cháo cá hồi phô mai,…
1.3. Sữa chua
Sữa chua là một thực phẩm lành mạnh lại tốt cho tiêu hoá và có mùi vị thơm ngon, cực kỳ phù hợp cho bữa ăn nhẹ của bé. Không những thế, sữa chua còn vô cùng giàu canxi, thậm chí nhờ acid lactic, sữa chua có thể giữ và hấp thụ canxi tốt hơn so với sữa thông thường. Nếu mẹ đang quanh quẩn suy nghĩ về thực phẩm phù hợp với bé thì sữa chua chính là lời giải đáp mà mẹ đang tìm kiếm đấy.
1 – Hàm lượng canxi trong sữa chua: Sữa chua cực kỳ “giàu có” canxi, trong 100g sữa chua sẽ có chứa tới 110mg canxi, cung cấp đủ 30% so với lượng canxi mà bé cần trong ngày.
2 – Bé yêu nên ăn bao nhiêu sữa chua mỗi ngày: Sữa chua giàu canxi lại giúp bé tiêu hoá tốt, mẹ có thể cho bé nếm thử sữa chua mỗi ngày khi bé 6 tháng tuổi, song hàm lượng tuỳ theo độ tuổi:
Bé 6 – 10 tháng tuổi: bé nên dùng 50g sữa chua/ngày
Bé 1 – 2 tuổi: bé nên dùng 80g sữa chua/ngày
Bé trên 2 tuổi: bé nên dùng 100g sữa chua/ngày
3 – Gợi ý 1 số món ăn từ sữa chua cho bé: Mùi vị thơm ngon, ngậy béo hơi chua của sữa chua sẽ khiến bé yêu cực kỳ thích thú, đặc biệt mẹ có thể kết hợp sữa chua cùng với trái cây (mít, chuối, bơ, dâu,…) hay các loại hạt (yến mạch, hạt chia,…) để kết hợp bổ sung nhiều nhóm dưỡng chất cho bé.
1.4. Hạnh nhân
Hạnh nhân là sản phẩm tuyệt vời của mẹ thiên nhiên bởi mang trong mình nhiều khoáng chất thiết yếu, đem lại lợi ích cho sức khỏe. Hạnh nhân giúp mẹ bổ sung lượng canxi cần thiết cho bé yêu để bé vừa có chế độ ăn uống lành mạnh lại vừa khoẻ mạnh phát triển tốt.
1 – Hàm lượng canxi trong hạnh nhân: Hàm lượng canxi trong hạnh nhân khá cao, 1ounce (khoảng 30g hạnh nhân) chứa tới 32 mg canxi cần thiết cho bé.
2 – Bé yêu nên ăn bao nhiêu hạnh nhân mỗi ngày: Mặc dù hạnh nhân có nhiều chất dinh dưỡng có lợi nhưng sẽ chỉ thực sự phát huy được lợi ích khi mẹ dùng đúng lượng, ăn quá nhiều không đem lại lợi ích mà còn khiến bé khó tiêu, đầy bụng, chán ăn và táo bón. Vì vậy, để cân bằng dưỡng chất và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé, mẹ nên cho bé ăn 7 – 10 hạt mỗi ngày (khoảng 20g).
3 – Gợi ý những món ăn chế biến từ hạnh nhân: Hạnh nhân là một hạt giàu dưỡng chất lại có thể chế biến thành nhiều món ngon bổ dưỡng mà dễ làm như: gà xào hạnh nhân, tôm xào hạnh nhân, cháo hạnh nhân, chè hạnh nhân hạt sen, bánh quế hạnh nhân,…
Mẹ có biết các loại rau lá xanh sẫm: rau chân vịt, cải xoăn, củ cải, cải búp,… rất giàu canxi, chất xơ và vitamin (A, B, C, D,…) chứ? Các loại thực phẩm này hứa hẹn sẽ là những thực phẩm tốt cho sự phát triển của bé lại cực phù hợp với thực đơn ăn dặm của con.
1 – Hàm lượng canxi trong rau lá sẫm: Trong 100g rau lá xanh sẫm có chứa tới 38g canxi sẽ cung cấp cho bé yêu 1/4 lượng canxi bé cần mỗi ngày.
2 – Bé yêu nên ăn bao nhiêu rau có lá sẫm mỗi ngày: Rau củ là một thực phẩm tốt cho sự phát triển của bé. Chất xơ, khoáng chất, vitamin đặc biệt là canxi từ rau lá sẫm sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh và cao lớn. Chính vì vậy, mẹ cân nhắc điều chỉnh và ít nhất nên cho bé ăn 3 lạng rau mỗi ngày.
3 – Gợi ý một số món ăn dặm cho bé từ rau lá xanh sẫm: Với rau lá xanh sẫm mẹ có nhiều lựa chọn để chế biến những món cháo, bột hay súp ăn dặm cho bé yêu: súp rau chân vịt, bột thịt bò cải thảo, cháo tôm cải thảo, sinh tố chuối rau chân vịt, cháo củ cải thịt nạc,…
1.6. Cá mòi và cá đóng hộp
Cá mòi và cá đóng hộp là lựa chọn hoàn hảo để bổ sung canxi cho bé yêu đấy, không những cá mòi giàu canxi mà còn cung cấp vitamin D – vitamin cần cho sự phát triển của xương nhưng đặc biệt khó hấp thụ qua các loại thức ăn khác.
1 – Hàm lượng canxi trong cá mòi và cá đóng hộp: Hàm lượng canxi trong cá mòi và cá đóng hộp hẳn sẽ là lý do mẹ tìm tới thực phẩm này, bởi trong 100g cá mòi có chứa tới 386 mg canxi đấy ạ.
2 – Bé yêu nên ăn bao nhiêu cá mòi mỗi ngày: Cá mòi và cá đóng hộp sẽ cung cấp một bữa ăn chất lượng và giàu dinh dưỡng, an toàn, lành mạnh cho bé yêu. Tuy nhiên, mẹ nên cho bé ăn đủ lượng cá khuyên dùng phù hợp với lứa tuổi để hạn chế chứng rối loạn tiêu hoá ở bé.
Bé 6 tháng tuổi: 30 – 35g cá/ngày (tuần thứ 2 ăn dặm)
Bé 7 – 9 tháng tuổi: 60 – 70g cá/ngày
Bé 10 – 12 tháng tuổi: 75 – 80g cá/ngày
Bé 1 – 3 tuổi: 80g cá/ngày
3 – Gợi ý một số món ăn dặm cho bé yêu từ cá mòi và cá đóng hộp: Cá mòi là loại thực phẩm quen thuộc trong gian bếp. Góc của mẹ sẽ mách mẹ món ăn từ cá mòi cực thơm ngon cho bé ăn dặm: bún cá mòi, cháo gà nấu cá mòi, cá mòi xào bầu, bột cá mòi rau củ,…
1.7. Sữa
Sữa là “người bạn nhỏ” đồng cùng mẹ trên con đường phát triển của bé, sữa cung cấp canxi nuôi dưỡng cơ xương mỗi ngày, ngoài ra còn bổ sung nhiều những dưỡng chất có lợi khác: protein, vitamin D, vitamin A, vitamin B12, vitamin B2, niacin, phốt pho, kali và magie,…
1 – Hàm lượng canxi có trong sữa và sản phẩm từ sữa: Hàm lượng canxi trong sữa khá cao, bổ sung 100ml sữa giúp bé hấp thụ 125mg canxi cần cho sự phát triển của cơ thể.
2 – Bé yêu nên ăn bao nhiêu sữa và sản phẩm từ sữa mỗi ngày:
Bé 1 – 2 tuổi: Bổ sung 450 – 750ml sữa công thức cho bé.
Bé trên 2 tuổi: Bổ sung 450 – 600ml sữa tươi.
Bé 3 – 5 tuổi: Cung cấp 500 – 700ml sữa tươi cho bé.
3 – Gợi ý một số món ăn chế biến từ sữa cho bé: Với một nguyên liệu vô cùng thơm và ngậy béo, mẹ nên làm những món bánh ngon cho bé như: bánh flan sữa mẹ, bánh bao sữa mẹ, bánh bí đỏ sữa mẹ,… hay những món cháo bột làm từ sữa: súp thịt nấu sữa, cháo sữa tươi,…
1.8. Nước cam
Khi nhắc đến nước cam hẳn mọi người đều nghĩ đây là thực phẩm vô cùng giàu vitamin C tuy nhiên, không chỉ vậy, nước cam còn vô cùng giàu canxi giúp tăng cường hệ miễn dịch, chứa nhiều chất chống oxy hoá lại ít calo, giúp bé khỏe mạnh cao lớn thông minh.
1 – Hàm lượng canxi trong nước cam: Nhìn chung, hàm lượng canxi trong nước cam không quá nhiều tuy nhiên vẫn có thể tìm thấy lượng canxi phù hợp cho nhu cầu hằng ngày của bé, trong 100ml nước cam có chứa khoảng 11mg canxi cùng nhiều khoáng chất và vitamin tốt cho sức khỏe.
2 – Bé nên uống bao nhiêu nước cam mỗi ngày? Đối với bé sơ sinh, mẹ chỉ nên cho bé uống khoảng 80 – 100 ml nước cam mỗi ngày, tương đương khoảng 1 quả cam. Nước cam tuy tốt nhưng không nên lạm dụng cho bé uống quá nhiều vì có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày của bé và xảy ra tình trạng dị ứng cam.
1.9. Đậu bắp
Đậu bắp là thực phẩm luôn đứng “top thực phẩm lành tính và giàu canxi”, ngoài ra còn chứa nhiều chất xơ và khoáng chất cần thiết khác. Đậu bắp chắc chắn sẽ là lựa chọn hàng đầu để bổ sung canxi cho bé yêu.
1 – Hàm lượng canxi trong đậu bắp: Hàm lượng canxi trong đậu bắp cao hơn rất nhiều so với các loại thực phẩm từ thực vật, 100g đậu bắp có thể chứa tới 82mg canxi, đáp ứng 1/3 nhu cầu canxi mỗi ngày cần cho thiết cho sự phát triển của bé.
2 – Bé nên ăn bao nhiêu đậu bắp mỗi ngày? Đậu bắp là thực phẩm được công nhận có giá trị dinh dưỡng cao, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tuy nhiên không nên ăn quá nhiều đậu bắp bởi thành phần chứa oxalate làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Chính vì vậy, mẹ chỉ nên cho bé ăn khoảng 30 – 50g đậu bắp vào 3 – 5 bữa/tuần giúp bé hấp thu tốt nhất.
3 – Gợi ý một số món ăn từ đậu bắp cho bữa ăn dặm của bé: Đậu bắp thường nhớt nhầy và khá khó khăn tuy nhiên Góc của mẹ sẽ bật mí một số bí quyết nấu món ăn dặm từ đậu bắp giúp bé tăng cân nhanh, khoẻ mạnh và phát triển tốt: cháo yến mạch đậu bắp tôm, súp đậu bắp thịt bò, cháo đậu bắp, cháo đậu bắp cá hồi…
1.10. Quả sung
Quả sung vốn là loại quả tuổi thơ của trẻ em Việt Nam hưng có thể không phải ai cũng biết, sung rất giàu chất chống oxy hoá, giàu chất xơ và khoáng chất đặc biệt hàm lượng canxi cao nữa đấy.
1 – Hàm lượng canxi trong quả sung: Hàm lượng canxi trong sung có thể khiến mẹ bất ngờ đó ạ, 100g sung tươi chứa 35mg canxi, cũng cùng khối lượng ấy trong sung khô sẽ chứa 162 mg canxi. Đây hẳn là những con số biết nói cho độ giàu có canxi của loại thực phẩm này rồi.
3 – Bé nên ăn bao nhiêu gam sung mỗi ngày? Mẹ có thể cho bé ăn 2 – 3 quả/ngày (khoảng 20g) để hỗ trợ bổ sung canxi mỗi ngày cho bé.
4 – Gợi ý một số món ăn từ sung cho bữa ăn dặm của bé: Với sung mẹ có thể cho bé ăn sung tươi hoặc sung khô hằng ngày, tuy nhiên bật mí thêm cho mẹ 1 số món ăn ngon lạ từ sung: món sung kho thịt, cháo sung, mứt sung, sung khô ngâm,…
2. Cách bổ sung canxi khoa học, được chuyên gia khuyên dùng
Theo khuyến cáo của Viện Y khoa và Dinh dưỡng Hoa Kỳ, cùng với sự phát triển của bé, lượng canxi an toàn để bổ sung cho bé ở từng thời kỳ là khác nhau:
Bé dưới 6 tháng tuổi: đáp ứng nhu cầu 300mg canxi/ngày cho bé
Bé 7 – 12 tháng tuổi: đáp ứng nhu cầu 400mg canxi/ngày cho bé
Bé 1 – 3 tuổi: đáp ứng nhu cầu 500 mg canxi/ngày cho bé
Bé 4 – 6 tuổi: đáp ứng nhu cầu 600 mg canxi/ngày cho bé
Bé 7 – 9 tuổi: đáp ứng nhu cầu 700 mg canxi/ngày cho bé
Bé 10 tuổi: đáp ứng nhu cầu 1000mg canxi/ngày cho bé
Nguyên tố canxi là thành phần quan trọng để hình thành khung xương khỏe mạnh, vì vậy thiếu canxi sẽ kìm hãm sự phát triển của bé và tăng khả năng mắc các bệnh về xương (loãng xương, khả năng gãy xương cao, còi xương, nhược cơ,…). Thiếu canxi là vấn đề lớn, thừa canxi cũng không ngoại lệ, thừa canxi có thể gây ức chế hấp thu các chất (kẽm, sắt), bổ sung quá nhiều so với nhu cầu sẽ khiến canxi ứ đọng ở thận tăng nguy cơ sỏi thận, sỏi niệu quản. Vì vậy mẹ cần bổ sung và định lượng đúng lượng canxi bé cần để phát triển khoẻ mạnh
Mẹ chú ý đến độ tuổi khi bổ sung canxi, theo độ tuổi mà lượng canxi bé cần để phát triển cơ thể cũng tăng, định lượng đúng nhu cầu canxi giúp bé phát triển khoẻ mạnh, cao lớn.
3. Câu hỏi thường gặp khi bé bị thiếu canxi
3.1. Có nên cho bé uống canxi bổ sung không?
Dù việc bổ sung canxi cho bé sơ sinh là rất cần thiết tuy nhiên không thể tùy tiện, tự ý cho bé uống canxi bổ sung mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ, có liệu trình cùng chế độ ăn uống phù hợp khi bé bị thiếu canxi. Tuy nhiên, khi nhận thấy dấu hiệu thiếu canxi của bé, thay vì nghĩ đến việc sử dụng các chế phẩm thuốc bổ sung canxi, mẹ có thể nhờ tới những thực phẩm hằng ngày và thường xuyên cho bé vận động tắm nắng sáng để bổ sung vitamin D. Ưu tiên những cách cách tự nhiên mẹ nhé.
3.2. Bổ sung canxi cho bé đang bú mẹ cần chú ý gì?
Tuy có vai trò rất quan trọng nhưng canxi lại là chất mà cơ thể không thể tự tổng hợp được mà phải sử dụng từ những nguồn bên ngoài. Vì vậy, mẹ lo lắng rằng sữa mẹ không đủ canxi cho bé, dưới đây là một số lời khuyên mẹ cần lưu ý để bổ sung canxi cho bé đang bú mẹ:
Chế độ ăn giàu canxi của mẹ: Mẹ cần chú ý chế độ ăn uống hằng ngày với những thực phẩm giàu canxi như: sữa và các sản phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng, nước cam, thuỷ hải sản (tôm, cua, cá, ghẹ,…), các loại ngũ cốc và hạt (đậu, mè rang, hạnh nhân,…),…
Hấp thụ vitamin D bằng cách tắm nắng sáng cho bé: Bé dưới 6 tháng, bé bú mẹ hoàn toàn, vì vậy tắm nắng sáng thường xuyên là biện pháp tốt nhất giúp bé bổ sung vitamin D, yếu tố giúp cơ thể hấp thu và tái hấp thu canxi cần thiết.
Mẹ có thể tham khảo thêm bài viết “Canxi cho bé sơ sinh” để có thêm những hiểu biết cũng như cách chăm sóc bé sơ sinh.
Canxi rất cần thiết cho cơ thể, làm thế nào để bé hấp thu dưỡng chất một cách tự nhiên và phù hợp nhất? Mong rằng đọc tới đây, mẹ đã có câu trả lời cho riêng mình cung như bỏ túi được những thực phẩm giàu canxi cho bé. Nếu mẹ còn băn khoăn thắc mắc, đừng ngần ngại mà hãy để lại bình luận bên dưới để Góc của mẹ giúp mẹ giải đáp nhé!
Từ xa xưa, ông bà ta đã truyền tai nhau cách tính sinh con trai hay gái theo tuổi mẹ theo phương pháp dân gian đến hiện tại, các phương pháp này vẫn được nhiều bố mẹ áp dụng bởi chào đón một thiên thần nhỏ luôn khiến bậc làm cha mẹ háo hức, muốn biết trước giới tính của con để có sự chuẩn bị tốt nhất. Tham khảo bài viết dưới đây để biết 6 cách xác định giới tính con theo tuổi bố mẹ cực đơn giản mẹ nhé!
1. Cách tính tháng sinh con trai con gái
Phương pháp tính sinh con trai hay gái theo tuổi mẹ và tháng sinh con được ông bà truyền lại từ ngày xưa và rất phổ biến cho đến ngày nay, bắt nguồn từ bài đồng dao dân gian dễ nhớ này:
49 từ xưa đã định rồi.
Cộng vào tháng đẻ để mà chơi.
Trừ đi tuổi mẹ bao nhiêu đấy.
Thêm vào 19 để chia đôi.
Tính tuổi trăng tròn cho thật chuẩn.
Chẵn trai, lẻ gái đúng mười mười.
Cách tính đơn giản thôi mẹ ạ, dựa vào bài đồng dao, nếu gọi tháng dự sinh con âm lịch là X và tuổi âm lịch của mẹ là Y thì ta sẽ tính theo công thức:
(49 + X – Y + 19): 2. Nếu rút gọn công thức mẹ sẽ thu được: (68 + X – Y): 2
Khi tính, mẹ chỉ cần thay tháng sinh âm lịch của con vào X và tuổi mẹ vào Y là được rồi.
Nếu kết quả mẹ tính ra là số chẵn, tức là trong năm mẹ có thể sinh con trai. Và ngược lại, kết quả ra số lẻ, nghĩa là tỉ lệ mẹ sinh con gái sẽ cao.
Ví dụ: Tuổi âm lịch của mẹ 29, dự sinh con vào tháng 6 âm lịch.
Thay vào công thức trên, mẹ được: (68 + 6 – 29) : 2 = 22.5. ( 22.5 là số lẻ, nên mẹ sẽ sinh bé gái). Không khó đúng không mẹ? Mẹ đã tính ra bé nhà mình là trai hay gái chưa ạ?
2. Tính tháng thụ thai sinh con trai hay gái
Theo phương pháp dân gian, cách tính sinh con trai hay con gái theo tuổi mẹ và tháng thụ thai dựa theo lịch vạn sự của triết lý cổ học phương Đông. Đây là một loại lịch được ghi lại dựa theo kinh nghiệm của người xưa trong hoàng cung, với mục đích tính sinh con trai hay con gái theo tuổi mẹ cho vua chúa, quý tộc. Bảng lịch dưới đây sẽ giúp mẹ tính được ngay thôi ạ, cùng theo dõi mẹ nhé!
Theo lịch, cột từ 18 đến 45 phía bên trái bảng tương ứng với tuổi âm lịch của mẹ, hàng ngang trên cùng ứng với tháng thụ thai. Kết quả theo bảng đều ghi rõ năm nào sinh con trai, con gái. Mẹ chỉ cần “gióng” thẳng hàng tuổi của mẹ sang tháng thụ thai là sẽ biết được sinh con trai hay con gái thôi mẹ!
Ví dụ: Tuổi âm của mẹ là 25, tháng thụ thai là tháng 8. So với cột dọc của lịch, mẹ thấy ngay kết quả là trai, tức là mẹ có khả năng sẽ sinh một bé trai đó ạ.
3. Bảng dự đoán đẻ con trai hay gái theo 8 quẻ bát quái
Cách tính sinh con trai hay con gái theo tuổi mẹ và 8 quẻ bát quái cũng là phương pháp dân gian được người xưa truyền tai nhau. Bát quái có 8 quẻ: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Trong đó có 4 quẻ Dương là: Càn, Khảm, Cấn, Chấn và 4 quẻ âm là: Tốn, Ly, Khôn, Đoài.
Trên mỗi trận đồ bát quái sẽ gắn liền với 1 hình đồ riêng và 3 vạch sắp xếp khác nhau. Mẹ dựa vào trận đồ bát quái này để xác định mình thuộc quẻ nào, giúp mẹ biết khả năng sinh con trai hay con gái trong năm đó.
Cách tính cho mẹ đây ạ:
1 – Bước 1: Xem tuổi âm lịch của bố mẹ và tháng thụ thai là chẵn hay lẻ, sau đó vẽ lần lượt theo các vạch sau:
Vạch trên: Tương đương năm tuổi của bố. Nếu bố tuổi chẵn thì mẹ vẽ 2 vạch gắn liền nhau, bố tuổi lẻ thì mẹ vẽ 1 vạch dài nhé.
Vạch giữa: Tháng thụ thai là tháng lẻ thì vẽ 1 vạch dài, chẵn thì vẽ 2 vạch ngắn.
Vạch cuối: Tuổi của mẹ chẵn thì vẽ 2 vạch ngắn, tuổi của mẹ lẻ thì vẽ 1 vạch dài.
2 – Bước 2: Sau khi vẽ xong, mẹ đem đối chiếu với 1 trong 8 quẻ trên, kết quả dưới đây sẽ cho mẹ biết sinh con trai hay con gái:
Hình thuộc cung Khảm, Cấn, Càn, Chấn thì rất có thể mẹ sinh con trai.
Hình thuộc cung Khôn, Ly, Đoài, Tốn thì rất có thể mẹ sinh con gái.
Ví dụ: Bố năm nay 37 tuổi, 5 là số lẻ, mẹ vẽ một vạch dài ( __ ) ở trên cùng. Mẹ năm nay 24 tuổi, 4 là số chẵn, mẹ vẽ hai vạch ngắn (– –) ở dưới cùng. Con thụ thai vào tháng 10, tức là số chẵn thì vẽ 2 vạch ngắn (– –) ở giữa. Sau đó, mẹ đem hình vừa vẽ xong so sánh với hình bát quái, mẹ sẽ thấy kết quả thuộc cung Cấn, quẻ dương, nghĩa là mẹ có thể sinh con trai.
Dù sinh con trai hay con gái thì đặt tên cho con cũng là việc mà bố mẹ cần dành nhiều thời gian tìm hiểu. Để chọn được tên bé gái, tên bé trai tiếng Anh ưng ý, mời bố mẹ tham khảo các bài viết gợi ý đặt tên con từ Góc của mẹ nhé!
Cách tính đẻ con trai hay gái này được sử dụng khá phổ biến hiện nay
4. Cách tính sinh con trai hay gái theo lịch Vạn sự Trung Quốc
Phương pháp tính sinh con trai hay gái theo lịch Vạn sự bắt nguồn từ một thái giám Trung Quốc, được nghiên cứu với mục đích giúp Quý Phi, Quý Nhân, Phi Tần sinh quý tử cho nhà vua và được lưu truyền cho đến ngày nay. Sau khi đã có tuổi mẹ và tháng thụ thai rồi, mẹ theo dõi bảng lịch vạn niên dưới đây để tính sinh con trai hay gái theo ý muốn nhé!
Theo bảng, các cột ngang từ 18 đến 40 tương ứng với tuổi âm lịch của mẹ, cột dọc bên trái ứng với tháng thụ thai. Để biết được mẹ sinh con trai hay con gái, chỉ cần gióng tương ứng dọc và ngang tuổi của mẹ. Nếu kết quả vào ô có dấu “+” mẹ có khả năng sẽ sinh con trai, vào dấu “0”, rất có thể mẹ sẽ sinh con gái.
Ví dụ: Tuổi âm lịch của mẹ là 29, tháng thụ thai con vào tháng 10. Dựa vào bảng dự đoán cách tính đẻ con trai con gái, kết quả vào ô dấu “0” nên xác suất mẹ sinh con gái sẽ cao hơn. Cực đơn giản mẹ nhỉ.
5. Cách tính sinh con trai hay gái theo tuổi bố mẹ
Đây cũng là cách tính được cộng đồng mẹ bỉm truyền tai nhau và rất dễ tính toán. Với cách tính này, mẹ chỉ cần lấy tuổi âm lịch của cả bố và mẹ cộng lại với nhau, rồi trừ đi 40. Nếu kết quả lớn hơn 40, mẹ tiếp tục trừ đi 40. Sau đó, trừ tiếp đi 9, rồi lại trừ 8 rồi trừ 9…mẹ lặp lại cho đến khi được số nhỏ hơn hoặc bằng 8, 9 thì dừng lại mẹ nhé! Sau khi có kết quả cuối cùng, mẹ áp dụng theo cách tính sau:
Kết quả là số chẵn: Nếu có bầu trong năm, mẹ có khả năng sẽ sinh con trai. Có bầu ngoài năm đó thì có thể sẽ sinh con gái.
kết quả là số lẻ: Nếu có bầu trong năm, mẹ có khả năng sẽ sinh con gái và ngoài năm thì tỉ lệ sinh con trai khá cao.
Ví dụ: Tuổi âm lịch bố là 30, mẹ là 26.
Cộng tuổi hai bố mẹ thu được
30 + 27 = 56.
56 – 40 = 16.
16 – 9 = 7
Như vậy kết quả cuối cùng là 7.
Đây là số lẻ, nên nếu mẹ sinh con trong năm nay sẽ có khả năng sinh được con gái. Còn sinh con ngoài năm, sẽ được con trai mẹ nhé.
Đôi lời nhắn nhủ đến mẹ: Sinh con trai hay con gái đều là “lộc trời cho”. Bé trai hay bé gái đều là con cưng của mẹ, đều mang lại những niềm vui to lớn cho cả gia đình đúng không mẹ? Dù thế nào, tinh thần của mẹ và con phát triển khỏe mạnh vẫn luôn là yếu tố quan trọng nhất bởi thiên thần nhỏ trong bụng đều có thể cảm nhận được mọi cảm xúc của mẹ.
Mẹ hãy “đầu tư” nhiều cho sức khỏe của mình, từ chế độ dinh dưỡng cho bà bầu hợp lý đến chế độ sinh hoạt lành mạnh. Và đừng quên dành nhiều thời gian để theo dõi thông tin chăm sóc sức khỏe sinh sản, thai kỳ để mẹ và con yêu luôn khỏe mạnh nhé!
6. Cách sinh con trai con gái theo khoa học
Theo khoa học không có cách tính chính xác nào cả, sinh con trai hay gái là sự kết hợp của những nhiễm sắc thể X và Y trong quá trình thụ thai giữa trứng và tinh trùng. Nếu tinh trùng Y gặp trứng X sẽ sinh ra con trai, còn tinh trung X gặp trứng X sinh ra con gái.
Tuy nhiên, bố mẹ có thể thay đổi cách ăn uống để tạo môi trường tốt nhất sinh con trai con gái.
Sinh con trai: mẹ ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C và Kali như chuối, khoai tây, măng tây, đu đủ, thịt gà, hạnh nhân,…
Sinh con gái: mẹ ăn nhiều hải sản, rau củ lá màu xanh đậm, bông cải xanh, các thực phẩm từ sữa, quả sung, đậu phụ, đậu bắp và các trái cây họ cam quýt,…
Như vậy mẹ đã biết được 6 cách tính sinh con trai hay con gái theo tuổi mẹ cực đơn giản và dễ thực hiện phải không ạ? Tuy nhiên, đây chỉ là các phương pháp tính tuổi sinh con trai con gái theo dân gian, có thể mang lại một kết quả tương đối nhưng không hoàn toàn chính xác. Bác sĩ khuyến nghị muốn biết sinh con trai hay con gái, tốt nhất mẹ vẫn nên siêu âm khoảng tuần thai thứ 20.
Để hiểu về quá trình hình thành giới tính thai nhi và một số phương pháp xác định giới tính thai nhi khác, mẹ tham khảo bài viết Bao nhiêu tuần biết giới tính thai nhi nhé. Nếu mẹ còn điều gì thắc mắc về quá trình mang thai hay giới tính thai nhi, hãy để lại bình luận bên dưới để Góc của mẹ giải đáp nhanh nhất.
Chìa khóa để đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt cho bé chính là sự đa dạng của thực phẩm. Các loại hạt là thực phẩm rất giàu các chất dinh dưỡng giúp trẻ tăng trưởng và phát triển. Hạt ăn dặm có nhiều loại khác nhau, chứa nhiều protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của bé trong những năm đầu đời. Tuy nhiên, giữa muôn vàn lựa chọn phong phú và đa dạng thì việc chọn lựa được loại hạt phù hợp với bé yêu có thể khiến mẹ gặp nhiều khó khăn. Vậy hãy để Góc của mẹ gợi ý cho mẹ bỉm top 15 loại hạt ăn dặm phù hợp cho quá trình phát triển của bé và các cách chế biến chúng thành những món ăn thơm ngon khiến bé mê tít nhé!
1. Yến mạch – chiến thần dinh dưỡng không thể bỏ qua
1.1. Công dụng của yến mạch với bé ăn dặm
Yến mạch là loại ngũ cốc nguyên chất không chứa gluten, được sử dụng cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên. Hạt chứa hàm lượng lớn calo, chất xơ, chất béo và protein với những lợi ích tuyệt vời cho bé nhà mình như:
Phát triển thể chất: Bổ sung dinh dưỡng, photphat, canxi, giúp bé phát triển thể chất, chắc xương và tăng chiều cao, cân nặng.
Tốt cho hệ tiêu hóa của bé: Yến mạch giàu chất xơ giúp bé tiêu hóa tốt, giảm thiểu tình trạng táo bón, giúp con ăn ngon miệng hơn.
Cung cấp năng lượng: Yến mạch có chứa hàm lượng Carbohydrate lớn giúp cung cấp năng lượng cho bé tham gia các hoạt động chạy nhảy, vui chơi và khám phá thế giới xung quanh.
1.2. 3 món ăn từ yến mạch cực đơn giản mẹ không nên bỏ lỡ
Yến mạch là một trong các loại hạt cho bé ăn dặm rất dễ chế biến thành các món hấp dẫn cho bé như cháo, súp, bánh hoặc sử dụng cùng sữa công thức của bé. Cùng tham khảo một số công thức chế biến yến mạch cực ngon miệng sau đây mẹ nhé:
Cháo tôm yến mạch: Tôm mẹ làm sạch, bóc vỏ, băm nhỏ và xào với chút dầu hào cho thơm. Yến mạch ngâm mềm trong khoảng 30 phút, trộn lẫn với hạt óc chó, rau củ đun sôi khoảng 2 – 3 phút, nêm nếm gia vị ăn dặm. Mẹ đợi khoảng 5 phút để cháo nguội bớt là cho bé măm măm được rồi.
Sữa hạnh nhân, yến mạch: Hạt hạnh nhân luộc chín, yến mạch ngâm nở trong khoảng 30 phút. Mẹ đem xay 2 loại hạt này, chắt lấy nước cốt đun sôi khoảng 10 phút. Thêm đường và vani cho thơm, tắt bếp và đổ vào chai cho bé thưởng thức.
Bánh chuối yến mạch: Mẹ bóc chuối dầm nát, trộn cùng sữa chua. Lấy một cốc bột mì trộn cùng ⅓ cốc bột ca cao vào nước để thu được hỗn hợp đặc sệt. Trộn đều hỗn hợp chuối, bột mì, yến mạch rồi đổ vào khuôn và nướng ở 170 độ C trong khoảng 15 – 20 phút.
Lưu ý cho mẹ: Mẹ sử dụng yến mạch nguyên chất, không thêm đường, muối hoặc chất bảo quản để bảo vệ hệ tiêu hóa của con.
2. Hạt chia giàu dinh dưỡng – siêu thực phẩm trong bữa ăn dặm
2.1. Công dụng của hạt chia với bé ăn dặm
Hạt chia là thực phẩm giàu chất béo, có kích thước tương tự hạt vừng, thường được sử dụng cho bé từ 7 tháng trở lên. Thành phần chính trong hạt chia là chất béo, chất xơ, vitamin C, omega 3 và protein với công dụng như:
Phát triển trí não của bé: Omega 3 và các acid amin có trong hạt chia giúp bé thông minh hơn, khả năng nhận thức về thế giới phát triển hơn. Ngoài ra, các chất này còn có tác dụng giúp mắt con sáng, khỏe mỗi ngày.
Tiêu hóa tốt: Chất xơ dồi dào trong hạt chia giúp hệ tiêu hóa của bé luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng táo bón.
Tăng cường trao đổi, phát triển thể chất: Hạt chia cung cấp đủ dưỡng chất cho sự phát triển của bé, đặc biệt là canxi, photphat, magie, kẽm – các chất cần thiết trong giai đoạn này.
Hạt chia không có mùi vị khó chịu, kích thước nhỏ nên rất dễ chế biến với các món ăn dặm cho bé. Mẹ tham khảo một số món ngon, hấp dẫn cho bé từ hạt chia nhé!
Cháo bí đỏ hạt chia: Mẹ nấu cháo nhừ trong khoảng 45 phút, bí đỏ hấp chín, dầm nhuyễn. Trộn bí đỏ và cháo cho vào bát nhỏ, thêm 2 thìa hạt chia cho bé thưởng thức.
Bánh yến mạch khoai lang hạt chia: Mẹ trộn khoai hấp chín nghiền nhuyễn và yến mạch ngâm nở với nhau, rán chín 2 mặt sau đó rắc hạt chia lên bánh và để bé cầm ăn.
Nước sữa chua hạt chia: Chuẩn bị nước sữa chua hoặc xay hoa quả chắt lấy nước, sau đó rắc lên cốc khoảng 2 thìa cà phê hạt chia và cho bé uống liền.
Lưu ý khi chế biến hạt chia: Mẹ nên ngâm hạt chia với nước trong khoảng 30 phút cho mềm, giúp hạt chia dễ chín và bé ăn ngon hơn.
3. Hạt diêm mạch – ngũ cốc vàng trong bữa ăn hàng ngày
3.1. Công dụng của hạt diêm mạch với bé ăn dặm
Hạt diêm mạch là loại ngũ cốc ăn dặm dành cho bé từ 8 tháng tuổi trở lên.Hạt chứa khoảng 15% protein, gồm tất cả các loại acid amin cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, loại hạt này còn giàu calo, carbohydrate, chất béo và omega – 3, mang đến các lợi ích như:
Phát triển trí não của bé: Omega – 3, các loại acid amin trong hạt diêm mạch giúp bé thông minh hơn, tăng khả năng nhận thức về thế giới. Ngoài ra, các thành phần này còn có tác dụng bổ mắt, phù hợp với bé bị tật về mắt bẩm sinh.
Tốt cho hệ tiêu hóa: Chất xơ có trong hạt diêm mạch giúp hệ tiêu hóa của bé luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng táo bón.
Phát triển thể chất: Cung cấp protein, các loại khoáng chất cho sự phát triển toàn diện, bé nhanh tăng cân hơn.
3.2. Bật mí 3 món ăn siêu ngon và tiện lợi từ hạt diêm mạch
Hạt diêm mạch thường được mẹ bỉm chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như cháo, bánh, sữa,… Mẹ tham khảo một số món đơn giản sau để đổi bữa cho con hàng ngày:
Cháo thịt lợn khoai tây hạt diêm mạch: Mẹ nấu cháo cho nhừ, hấp khoai tây chín trong khoảng 15 phút sau đó dằm nhuyễn. Mẹ xào thịt lợn xay đến khi thịt săn lại, đảo hạt diêm mạch với chút dầu hào cho thơm. Sau đó cho hỗn hợp vào nồi cháo và đun tiếp khoảng 10 phút là hoàn thành rồi ạ.
Sữa hạt diêm mạch nước cốt dừa: Hạt diêm mạch sau khi ngâm khoảng 4 tiếng, mẹ cho vào nồi cắm cơm, thêm nước ngập mặt gạo khoảng nửa đốt ngón tay vào đun cho mềm. Sau đó cho hỗn hợp hạt diêm mạch, hạt điều vào xay nhuyễn, chắt lấy nước cốt, đun cùng với nước cốt dừa sôi khoảng 10 phút là có ngay món sữa diêm mạch bổ dưỡng cho bé yêu.
Cách làm bánh khoai hạt diêm mạch: Đun hạt diêm mạch với nước sau khoảng 10 phút cho khô, bông xốp. Khoai luộc chín khoảng 15 phút, dầm nhuyễn. Sau đó mẹ trộn khoai với hạt diêm mạch, thêm 1 – 2 muỗng sữa rồi rán vàng 2 mặt.
Lưu ý cho mẹ: Mẹ ngâm hạt diêm mạch ít nhất khoảng 4 tiếng và vo sạch để loại bỏ phần đắng còn sót lại trên hạt.
4. Tăng cường protein và chất xơ với hạt đậu lăng
4.1. Công dụng của hạt đậu lăng với bé ăn dặm
Hạt đậu lăng là một loại đậu giàu protein và chất xơ, được sử dụng làm món ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi. Hạt chứa hàm lượng lớn protein, sắt, canxi, vitamin, chất xơ, có các công dụng tuyệt vời cho bé như:
Tốt cho hệ tiêu hóa: Chất xơ có trong hạt diêm mạch giúp hệ tiêu hóa của bé luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng táo bón.
Bé phát triển thể chất: Các loại khoáng chất, đặc biệt là thành phần canxi có tác dụng làm chắc xương, phù hợp với bé cần phát triển chiều cao.
Tăng cường trao đổi, phát triển thể chất: Hạt đậu lăng cung cấp đủ protein, acid amin cho bé đủ năng lượng để vận động, trao đổi chất trong cơ thể.
4.2. Bí kíp nấu 3 món mềm mịn – thơm ngon từ đậu lăng
Đậu lăng là món ăn bổ dưỡng với nhiều cách chế biến khác nhau như cháo, súp, cơm trộn hoặc làm bánh. Mẹ theo dõi một số cách chế biến đơn giản sau nhé!
Cháo cá lóc đậu lăng: Mẹ cho gạo, đậu lăng vào đun nhừ trong khoảng 15 – 30 phút tùy loại đậu. Cá hấp chín, gỡ lấy thịt sau đó xào với chút dầu hào cho thơm. Mẹ trộn thịt cá vào cháo, đun thêm khoảng 3 – 5 phút, tắt bếp, chờ nguội và cho bé thưởng thức.
Súp yến mạch, đậu lăng rau củ: Yến mạch mẹ ngâm mềm trong 30 phút, đậu lăng nấu chín, rau củ rửa sạch, để ráo nước. Cho hỗn hợp vào máy xay, xay nguyễn. Sau đó đun lại trong nồi đun nhỏ lửa khoảng 5 phút, khuấy đều để không bị khét nồi là xong rồi ạ.
Bánh pancake yến mạch đậu lăng: Đậu lăng đun chín, dầm nhuyễn. Bột yến mạch mẹ ngâm mềm, xay nhuyễn cùng 2 quả chà là, sau đó rây hỗn hợp này qua rây, lấy nước cốt hòa cùng đậu lăng đã dằm nhuyễn. Trộn đều hỗn hợp và đem đi rán bánh cho chín.
Lưu ý: Mẹ nên chọn đậu lăng đỏ hoặc nâu để chế biến cho bé, không nên dùng đậu lăng xanh vì mùi hắc của đậu khiến bé không thích ăn, mất công mẹ nấu lắm ạ.
5. Hạt đậu gà- đánh bại mọi vấn đề tiêu hóa của bé yêu
5.1. Công dụng của hạt đậu gà với bé ăn dặm
Hạt đậu gà thuộc họ đậu, thường sử dụng cho bé từ 8 tháng trở lên. Hạt chứa một lượng lớn protein, chất xơ và chất béo. Ngoài ra, loại đậu này cũng có rất nhiều folate, mangan, sắt và đồng, và là nguồn cung cấp canxi, vitamin K, vitamin B6 và selen. Bé ăn dặm các món ăn chứa hạt đậu gà có tác dụng:
Chắc xương, chống thấp còi: Thành phần mangan, canxi, vitamin K và dưỡng chất có tác dụng làm chắc xương, giúp hệ cơ xương phát triển nhanh, cho con những bước đi đầu đời vững chãi.
Tăng cường thể chất: Đậu gà giàu protein, vitamin, khoáng chất giúp cung cấp năng lượng cho các hoạt động vui chơi, khám phá thế giới xung quanh của bé.
Phát triển trí não: Hạt đậu gà giàu vitamin, sắt, kẽm giúp bé thông minh, ghi nhớ tốt hơn.
Tốt cho hệ tiêu hóa của bé: Chất xơ trong hạt đầu gà hỗ trợ tiêu hóa tốt, bé không bị táo bón.
5.2. Tiết lộ 3 công thức ăn dặm từ đậu gà bảo vệ sức khỏe bé yêu
Tương tự như một số loại hạt đậu khác, hạt đậu gà cũng dễ dàng chế biến thành cháo, súp, bánh hoặc sữa dinh dưỡng cho bé:
Cháo hạt đậu gà, bí đỏ: Cho gạo, đậu gà, bí đỏ vào đun nhừ trong khoảng 30 – 45 phút. Sau đó mẹ múc ra bát, thêm vài giọt dầu oliu và rau mùi ngò cho thơm, chờ nguội rồi cho bé ăn.
Súp bò, đậu gà, rau củ: Thịt bò xay nhuyễn, xào thơm với dầu oliu. Hạt đậu gà nấu chín, xay nhuyễn cùng rau củ, sau đó cho cả nước hạt đậu gà vào đun cùng thịt bò, để sôi khoảng 10 phút.
Bánh pudding từ hạt đậu gà: Đậu gà ngâm nở, đem xay nhuyễn với nước và quả chà là. Sau đó mẹ rây hỗn hợp này qua rây, lấy nước cốt và đem đi đun khoảng 10 – 15 phút cho sệt lại. Tắt bếp, cho thêm vài thìa vani cho thơm mẹ nhé. Mẹ đổ ra khuôn, để ngăn mát khoảng 1 – 2 tiếng là bánh đông lại và cho bé măm măm được rồi.
Lưu ý cho mẹ: Mẹ vò lớp vỏ bên ngoài kĩ trước khi nấu để món ăn không bị sạn, lợn cợn. Ngoài ra, mẹ cần ngâm hạt đậu gà trước khi nấu từ 8 – 12 giờ cho mềm đảm bảo con không bị hóc khi ăn.
6. Đậu Hà Lan ngọt mềm – bé yêu thích mê
6.1. Công dụng của đậu Hà Lan với bé ăn dặm
Đậu Hà Lan thuộc cây họ đậu, được sử dụng cho bé từ 6 tháng tuổi do hương vị thơm ngon, mềm, dễ ăn. Đậu chứa một lượng lớn protein, chất xơ và chất béo, folate, mangan, sắt và đồng, là nguồn cung cấp canxi, vitamin B2, B6,… dồi dào. Đậu Hà Lan mang đến các giá trị dinh dưỡng cho bé như:
Tốt cho hệ tiêu hóa:Đậu Hà Lan chứa hàm lượng chất xơ tự nhiên cao, giảm táo bón. Ngoài ra, đậu có nhiều hoạt chất vi lượng khác ngăn ngừa bệnh đường ruột.
Cho sự phát triển trí não của bé: Trong đậu có chứa nhiều sắt, kẽm và axit amin giúp bổ não, bé thông minh, nhanh nhẹn hơn.
Cải thiện quá trình trao đổi chất trong cơ thể bé: Thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là protein trong đậu Hà Lan cung cấp đầy đủ năng lượng cần thiết để bé thoải mái vận động, chơi và khám phá thế giới xung quanh.
6.2. 3 món ăn dặm từ đậu Hà Lan cực đơn giản- bổ dưỡng cho bé yêu
Tương tự như một số loại hạt đậu khác, hạt đậu Hà Lan cũng được chế biến thành nhiều loại món ăn như cháo, súp, bánh hoặc sữa dinh dưỡng cho bé như:
Cháo gà, đậu hà lan: Cho gạo, đậu Hà Lan đã tách vỏ vào đun nhừ trong khoảng 15 đến 20 phút. Gà xay nhuyễn, xào thơm với dầu hào, sau đó cho vào nồi cháo đun tiếp trong 5 phút, bắc ra để nguội và cho bé măm măm.
Sữa đậu hà lan: Đậu Hà Lan tách vỏ, luộc khoảng 10 phút cho chín. Đem đậu hà lan đi xay với nước, chắt lấy nước cốt, đun sôi trong 5 phút. Sau đó thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức, vani vào khuấy đều trong 2 – 3 phút. Cuối cùng, mẹ tắt bếp và đổ ra cốc cho bé thưởng thức nhé.
Đậu Hà Lan nghiền: Đậu Hà Lan ngâm nở, đun chín trong 10 phút, bỏ hạt, nghiền qua rây. Mẹ cho thêm vài giọt vani để tạo mùi thơm cho bé ăn thay bữa phụ.
Lưu ý cho mẹ: Mẹ chọn loại đậu mỏng vỏ, bóng và không bị sần sùi. Với bé dưới 7 tháng nên bỏ vỏ khi xay hoặc dằm nhuyễn để thu được hỗn hợp mịn sánh, không lợn cợn.
7. Đậu đen- trợ thủ xóa tan nỗi lo táo bón ở trẻ
7.1. Công dụng của đậu đen với bé ăn dặm
Đậu đen là hạt họ đậu phổ biến, được sử dụng làm hạt ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi. Loại hạt này chứa một lượng lớn protein, chất xơ và chất béo, các loại khoáng chất (canxi, sắt và đồng), vitamin (B1, B12, vitamin B6), đem lại những lợi ích dinh dưỡng cho bé yêu như:
Tốt cho hệ tiêu hóa của bé: Hạt đậu đen chứa hàm lượng chất xơ tự nhiên cao, hạn chế tình trạng táo bón hiệu quả, ngăn ngừa bệnh đường ruột.
Giúp bé phát triển thể chất: Các thành phần canxi, khoáng chất trong đậu đen giúp củng cố hệ xương và răng chắc khỏe, hạn chế tình trạng thiếu canxi ở bé ăn dặm.
Tăng cường phát triển trí não của bé: Trong đậu đen có chứa nhiều sắt, kẽm và axit amin giúp bổ não, bé thông minh, nhanh nhẹn hơn.
Cải thiện quá trình trao đổi chất: Thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là protein trong đậu đen cung cấp đầy đủ năng lượng cần thiết để bé thoải mái vận động, chơi và khám phá thế giới xung quanh. Khả năng trao đổi chất được thúc đẩy giúp tăng cường hệ miễn dịch, conkhỏe mạnh, không bị tấn công bởi virus, vi khuẩn gây bệnh.
Tương tự như một số loại hạt đậu khác, hạt đậu đen dễ dàng chế biến thành cháo, súp, bánh hoặc sữa dinh dưỡng cho bé đó mẹ ạ!
Cháo sườn non, đậu đen: Mẹ cho gạo, sườn, đậu đen đã ngâm nước và tách vỏ vào đun nhừ trong 35 – 45 phút. Cháo chín, mẹ gỡ thịt ra xé hoặc xay nhỏ sau đó trộn vào cháo, thêm chút mùi ngò cho thơm rồi cho bé ăn.
Chè đậu đen hạt sen: Đậu đen và hạt sen mẹ ngâm mềm trong khoảng 4 – 6 tiếng, cho vào nước đun cho nhừ trong 30 phút. Sau đó cho 1 – 2 thìa đường vào để tạo vị ngọt, giúp bé ăn được nhiều hơn.
Bánh doremon đậu đen: Đậu đen ngâm nở, đun kỹ cho chín rồi nghiền nát. Mẹ pha hỗn hợp bột mì, bột gạo, bột nở, trứng, đường, sữa cho sệt, sau đó nặn thành hình bánh, cho nhân đậu đen vào giữa, đem chiên vàng 2 mặt.
Lưu ý cho mẹ: Mẹ cần ngâm đậu đen trước khoảng 4 – 6 tiếng để hạt đậu mềm, nhanh chín.
8. Hạt hạnh nhân- nữ hoàng của các loại hạt dinh dưỡng
8.1. Công dụng của hạt hạnh nhân với bé ăn dặm
Hạt hạnh nhân được biết đến là loại hạt giàu dinh dưỡng, được nhiều mẹ lựa chọn cho bé từ 8 tháng ăn dặm. Hạt hạnh nhân chủ yếu chứa các chất dinh dưỡng như vitamin B2, photpho, canxi, các chất chống oxy hóa. Khi bé ăn hạt hạnh nhân, con sẽ được “bồi bổ” cả về thể chất lẫn trí tuệ đó mẹ.
Phát triển não bộ: Hạnh nhân giàu vitamin B2, L – carnitine giúp phát triển trí não của bé, cải thiện trí thông minh, ngăn ngừa hội chứng suy giảm trí nhớ.
Bé tiêu hóa tốt: Chất xơ dồi dào trong hạnh nhân có vai trò hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón khó chịu.
Tăng cường thể chất, cho xương phát triển: Hạnh nhân chứa nhiều photpho và canxi giúp hệ xương khớp phát triển, tăng trưởng chiều cao, ngăn ngừa loãng xương, thấp còi.
Tăng cường hệ miễn dịch: Các chất chống oxy hóa trong hạt hạnh nhân giúp tăng cường miễn dịch và ngăn ngừa bệnh nguy hiểm như ung thư.
8.2. 3 công thức ăn dặm nhanh- gọn- lẹ từ hạnh nhân siêu thơm ngon
Mẹ bỉm thường chế biến hạnh nhân thành các món cháo, súp, sữa hoặc bánh giúp bé dễ ăn hơn như:
Cháo yến mạch, hạnh nhân: Hạnh nhân mẹ ngâm mềm, tách vỏ sau đó xay nhuyễn. Yến mạch ngâm mềm, trộn lẫn với hạt hạnh nhân đun sôi khoảng 2 – 3 phút, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Sữa hạnh nhân: Hạnh nhân mẹ ngâm mềm, rửa sạch, xay với nước rồi lọc hỗn hợp qua rây để lấy nước cốt. Sau đó mẹ đem đun sôi nhỏ lửa nước cốt trong vòng 10 – 15 phút, cho thêm đường, vani để tạo mùi, vị thơm, khuấy cho tan đều. Mẹ tắt bếp, đổ ra cốc và để nguội bớt cho bé uống nhé!
Bánh quy hạnh nhân: Mẹ pha hỗn hợp bột mì, bột gạo, bột nở, trứng, đường, sữa cho sệt, sau đó đổ vào khuôn. Rắc thêm ít hạnh nhân lên bề mặt rồi cho vào lò nướng khoảng 7 – 10 phút cho vàng thơm. Bé sẽ thích măm măm lắm đó ạ!
Lưu ý cho mẹ: Với bé dưới 1 tuổi, mẹ nên xay nhuyễn hạnh nhân để con ăn không bị nghẹn.
9. Hạt óc chó- bảo bối cho não bộ bé cưng
9.1. Công dụng của hạt óc chó với bé ăn dặm
Óc chó là một trong các loại hạt cho bé ăn dặm bổ dưỡng, phù hợp với bé từ 8 tháng tuổi trở lên. Loại hạt này chứa tới 65% chất béo, trong đó, hàm lượng omega – 3 cao gấp 5 lần cá hồi. Một số lợi ích của hạt óc chó phải kể đến như:
Giúp bé thông minh, nhanh nhẹn: Hạt óc chó giàu omega – 3 giúp phát triển não bộ, bé thông minh và ngăn ngừa chứng bệnh suy giảm, thiểu năng trí tuệ ở bé. Ngoài ra, omega – 3 có trong hạt óc chó còn có tác dụng bổ mắt, bé nhanh nhẹn hơn.
Giúp xương chắc khỏe: Hạt óc chó chứa nhiều loại khoáng chất như canxi, magie, sắt, kẽm,… kích thích hệ xương phát triển, bé cao lớn nhanh hơn.
Tăng cường hệ miễn dịch, kích thích quá trình trao đổi chất: Các dưỡng chất, protein cung cấp đủ chất cho bé khỏe mạnh, có năng lượng để tham gia các hoạt động khám phá đầu đời. Con có miễn dịch tốt để ngăn ngừa các bệnh ốm vặt nữa đó mẹ ạ.
9.2. Chế biến siêu dễ 3 món ăn dặm từ hạt óc chó
Tương tự như hạnh nhân, hạt óc chó được chế biến thành các món ăn như cháo, súp, sữa hoặc bánh giúp bé dễ ăn hơn.
Cháo yến mạch, hạt óc chó: Hạt óc chó ngâm mềm, tách vỏ sau đó xay nhuyễn cùng với rau củ. Yến mạch ngâm mềm, trộn lẫn với hạt óc chó, rau củ đun sôi khoảng 2 – 3 phút. Mẹ bắc xuống và nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Sữa hạt óc chó: Hạt óc chó mẹ ngâm mềm, rửa sạch sau đó xay với nước. Lọc hỗn hợp qua rây để lấy nước cốt, đem đun sôi nhỏ lửa trong vòng 10 – 15 phút. Mẹ cho thêm đường, vani để tạo mùi, vị thơm, khuấy cho tan đều sau đó tắt bếp đổ ra khuôn đựng.
Bánh quy nướng hạt óc chó: Mẹ pha hỗn hợp bột mì, bột gạo, bột nở, trứng, đường, sữa cho sệt. Hạt óc chó ngâm nước cho mềm, giã nhỏ, trộn vào hỗn hợp bột. Mẹ nặn bánh thành các hình dạng đáng yêu hoặc đổ vào khuôn, nướng ở nhiệt độ cao 170 độ trong khoảng 15 phút là hoàn thành rồi ạ.
Lưu ý cho mẹ: Với bé dưới 1 tuổi, mẹ cần ngâm hạt khoảng 1 – 2 tiếng trước khi chế biến và xay nhuyễn hạt óc chó để con không bị nghẹn.
10. Hạt điều cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất
10.1. Công dụng của hạt điều với bé ăn dặm
Hạt điều có chứa lượng lớn acid béo, vitamin và khoáng chất, là món ăn tốt cho cả não bộ và thể chất, phù hợp với bé từ 6 tháng tuổi nhờ nhiều công dụng như:
Giúp bé thông minh, nhanh nhẹn: Chất béo, omega – 3 và các loại vitamin B1, B2 trong hạt điều giúp phát triển não bộ, và ngăn ngừa chứng bệnh suy giảm, thiểu năng trí tuệ ở bé. Ngoài ra, loại hạt này còn giúp mắt con sáng, khỏe mỗi ngày, chắc chắn mẹ không thể bỏ qua trong thực đơn rồi.
Giúp xương chắc khỏe: Các thành phần như canxi, magie, sắt, kẽm,… có vai trò kích thích hệ xương phát triển, bé cao lớn nhanh hơn.
Tăng cường hệ miễn dịch, kích thích quá trình trao đổi chất: Protein trong hạt điều giúp bé khỏe mạnh, đủ năng lượng để tham gia các hoạt động khám phá, vui chơi đầu đời.
10.2. 3 cách nấu đồ ăn dặm từ hạt điều siêu thơm ngon
Hạt điều là một trong các loại hạt cho bé ăn dặm siêu bổ dưỡng và thơm ngon, thường được mẹ chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như cháo, súp, sữa hoặc bánh.
Cháo hạt điều, thịt băm: Hạt điều mẹ ngâm mềm, tách vỏ sau đó xay nhuyễn cùng với rau củ. Thịt bằm nhuyễn, đun cùng gạo cho nhừ. Sau đó, mẹ cho hỗn hợp hạt điều, rau củ vào nồi cháo đun sôi khoảng 5 phút, tắt bếp và thêm chút dầu hào cho thơm. Mẹ để nguội và cho bé ăn như bữa chính là được ạ.
Sữa hạt điều: Hạt điều mẹ ngâm mềm, rửa sạch sau đó xay với nước. Lọc hỗn hợp qua rây để lấy nước cốt, đem đun sôi nhỏ lửa trong vòng 10 – 15 phút. Mẹ nhớ cho thêm chút đường, vani để tạo mùi, vị thơm, khuấy cho tan đều. Sau đó tắt bếp, đổ ra cốc hoặc bình sữa cho nguội bớt rồi cho bé uống.
Bánh quy nướng hạt điều: Mẹ pha hỗn hợp bột mì, bột gạo, bột nở, trứng, đường, sữa cho sệt. Hạt điều ngâm nước cho mềm, giã nhỏ, trộn vào hỗn hợp bột. Mẹ nặn bánh thành các hình dạng đáng yêu hoặc đổ vào khuôn để giúp hấp dẫn thị giác, bé thích thú và ăn nhiều hơn. Sau đó mẹ nướng ở nhiệt độ cao 170 trong khoảng 15 phút, để nguội và cho con măm măm nhé!
Lưu ý cho mẹ: Với bé dưới 1 tuổi, mẹ cần xay nhuyễn hạt điều để con không bị nghẹn trong quá trình ăn nhé.
11. Gạo lứt bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể
11.1. Công dụng của gạo lứt với bé ăn dặm
Gạo lứt là thực phẩm ăn dặm đại trà, dễ mua và được dùng cho bé từ 6 tháng tuổi. So với gạo trắng, gạo lứt có hàm lượng chất xơ, vitamin nhóm B, omega – 3 và sắt cao hơn nhiều lần với các lợi ích tuyệt vời như:
Tốt cho hệ tiêu hóa: Trong gạo lứt chứa nhiều chất xơ hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của bé, tránh tình trạng táo bón và các bệnh về đường ruột.
Phát triển trí não: Gạo lứt giàu omega – 3, các vitamin B1, B6, giúp phát triển não bộ, cho con thông minh, nhanh nhẹn và sáng mắt hơn.
Cung cấp năng lượng dồi dào: Gạo lứt cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng cho bé vui chơi, hoạt động cả ngày.
11.2. 3 món ăn dặm từ gạo lứt giúp bé ngon miệng no lâu
Chế biến món ăn từ gạo lứt rất đơn giản. Mẹ nấu thành các món như cháo, súp, sữa hoặc bánh,… theo hướng dẫn sau đây:
Cháo tôm gạo lứt, bí đỏ: Gạo lứt vo sạch, bí rửa sạch cắt miếng nhỏ, đun cùng thịt bằm đến nhừ, nêm nếm gia vị cho hợp khẩu vị của bé.
Sữa gạo lứt: Rang gạo lứt cho chín, thơm, vo sạch qua nước. Đun sôi gạo với lá dứa, nước khoảng 10 phút, đợi cho bớt nóng rồi xay nhuyễn gạo lứt. Chắt lấy nước cốt, đun tiếp với 300 ml sữa không đường sôi trong 3 phút, thêm chút đường với vani cho vừa vị.
Bánh sữa gạo lứt: Gạo lứt nghiền thành bột, trộn với sữa không đường, bột mì. Sau đó chiên vàng 2 mặt và cho bé thưởng thức.
Lưu ý cho mẹ: Mẹ không nên vò kỹ, chà xát mạnh làm biến chất các vitamin, chất xơ có trong gạo lứt.
12. Hạt đậu thận- bảo bối tăng cường khả năng đông máu cho bé yêu
12.1. Công dụng của hạt đậu thận với bé ăn dặm
Hạt đậu thận là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe của bé ăn dặm. Hạt đậu thận chứa nhiều protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất, giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ:
Tăng cường sức đề kháng: Hạt đậu thận chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, C, E và sắt. Những chất dinh dưỡng này giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ, giúp trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh.
Phát triển trí não: Hạt đậu thận chứa nhiều sắt, là một khoáng chất quan trọng cho sự phát triển trí não của trẻ. Sắt giúp vận chuyển oxy đến não, giúp não hoạt động hiệu quả.
Tăng cường hệ tiêu hóa: Hạt đậu thận chứa nhiều chất xơ, giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động trơn tru. Chất xơ cũng giúp hấp thu các chất dinh dưỡng khác tốt hơn.
Cung cấp năng lượng: Hạt đậu thận là một nguồn cung cấp năng lượng dồi dào cho trẻ. Protein trong hạt đậu thận giúp trẻ có đủ năng lượng để hoạt động và phát triển.
12.2. Bật mí 3 công thức ăn dặm nhanh – tiện – dinh dưỡng từ đậu thận cho bé yêu
Với những công dụng tuyệt vời trên, hạt đậu thận là một loại thực phẩm bổ sung cần thiết cho bé ăn dặm. Mẹ hãy bổ sung hạt đậu thận vào thực đơn ăn dặm của bé với 3 món ăn siêu nhanh siêu tiện mà vẫn đầy đủ dinh dưỡng sau để giúp bé phát triển toàn diện nhé!
Cháo đậu thận thịt bằm: Gạo tẻ vo sạch, ngâm nước khoảng 30 phút và rửa sạch, ngâm nước đậu thận qua đêm hoặc ít nhất 4 giờ. Khi nấu cho gạo, đậu thận, thịt lợn vào nồi, đổ ngập nước.Bật bếp, đun sôi, sau đó hạ nhỏ lửa, ninh cho đến khi cháo chín nhừ và nêm nếm gia vị vừa ăn với bé.
Canh đậu thận nấu thịt: Đậu thận rửa sạch, ngâm nước qua đêm hoặc ít nhất 4 giờ. Cho đậu thận vào nồi, đổ ngập nước, đun sôi. Khi đậu thận chín mềm, cho thịt lợn đã băm nhỏ vào, đun sôi lại. Cuối cùng là nêm nếm gia vị vừa ăn và thêm hành lá, rau mùi thái nhỏ vào, khuấy đều rồi tắt bếp.
Cháo đậu thận rau củ: Gạo tẻ vo sạch, ngâm nước khoảng 30 phút, đậu thận rửa sạch, ngâm nước qua đêm hoặc ít nhất 4 giờ, rau củ rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng nhỏ. Cho gạo, đậu thận, rau củ vào nồi, đổ ngập nước rồi đun sôi, sau đó hạ nhỏ lửa, ninh cho đến khi cháo chín nhừ. Mẹ nêm nếm gia vị vừa ăn và thêm hành lá, rau mùi thái nhỏ vào, khuấy đều rồi tắt bếp.
Một số mẹo cho mẹ khi cho bé ăn hạt đậu thận:
Mẹ nên bắt đầu cho bé ăn hạt đậu thận từ khi bé được 6 tháng tuổi.
Mẹ nên cho bé ăn hạt đậu thận dưới dạng cháo, súp hoặc xay nhuyễn để bé dễ ăn và hấp thụ.
Mẹ nên kết hợp hạt đậu thận với các loại thực phẩm khác như thịt, cá, rau củ để tạo nên những món ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng cho bé.
13. Hạt lúa mì- giúp bé phát triển toàn diện từ bên trong
13.1. Công dụng của hạt lúa mì với bé ăn dặm
Hạt lúa mì là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Đối với trẻ ăn dặm, hạt lúa mì là một nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não.
Bổ sung chất xơ: Hạt lúa mì là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn. Chất xơ giúp thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và các vấn đề về đường tiêu hóa khác.
Tăng cường hệ miễn dịch: Hạt lúa mì chứa nhiều vitamin A, C, E và các khoáng chất như kẽm, sắt, selen,… giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm trùng.
Thúc đẩy phát triển trí não: Hạt lúa mì chứa nhiều chất béo lành mạnh, protein, vitamin và khoáng chất giúp thúc đẩy phát triển trí não của trẻ.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Hạt lúa mì chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
13.2. Gợi ý 3 món ăn hấp dẫn từ hạt lúa mì cho bé cưng
Mẹ có thể bổ sung hạt lúa mì vào thực đơn ăn dặm của bé từ khi bé được 6 tháng tuổi. Mẹ nên cho bé ăn hạt lúa mì dưới dạng cháo, súp hoặc xay nhuyễn để bé dễ ăn và hấp thụ. Dưới đây là 3 gợi ý món ăn từ hạt lúa mì giúp bữa ăn của bé cưng thêm thơm ngon và đa dạng, mẹ tham khảo nhé:
Bánh mì lúa mì: Cho tất cả các nguyên liệu gồm: 100g bột mì lúa mì, 50g bột mì đa dụng, 50ml sữa tươi, 1 quả trứng gà, 1 thìa cà phê đường, 1/2 thìa cà phê muối,1 thìa cà phê baking powder vào tô, trộn đều. Nhào bột cho đến khi bột mịn, không dính tay rồi chia bột thành các phần nhỏ, vo tròn. Nặn bánh theo các hình thù ngộ nghĩnh và cho bánh lên khay nướng, quét một lớp dầu ăn lên bề mặt bánh. Bật lò nướng ở nhiệt độ 180 độ C, nướng bánh trong khoảng 20-25 phút. Bánh chín, lấy ra khỏi lò, để nguội rồi thưởng thức.
Súp lúa mì: Hạt lúa mì rửa sạch, ngâm nước qua đêm hoặc ít nhất 4 giờ. Thịt gà hoặc thịt lợn rửa sạch, băm nhỏ. Rau củ rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng nhỏ. Cho thịt, rau củ vào nồi, đổ ngập nước, đun sôi. Khi nước sôi, cho hạt lúa mì vào, đun sôi lại. Nêm nếm gia vị vừa ăn.Tắt bếp, múc ra bát cho bé ăn.
Mì ống lúa mì: Hạt lúa mì rửa sạch, ngâm nước qua đêm hoặc ít nhất 4 giờ. Cho hạt lúa mì vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn. Trộn hạt lúa mì xay nhuyễn với bột mì, nước, muối. Nhào bột cho đến khi mịn. Để bột nghỉ trong vòng 1 giờ. Sau khi bột nghỉ xong, cán bột thành từng sợi mì. Nấu mì ống trong nước sôi khoảng 7-10 phút. Tắt bếp, vớt mì ra, xả qua nước lạnh. Có thể cho mì ống vào các món súp, cháo hoặc ăn kèm với sốt.
14. Quả hạch Brazil- thần dược xứ lạ giúp con yêu tăng cường hệ miễn dịch
14.1. Công dụng của quả hạch Brazil với bé ăn dặm
Quả hạch Brazil là một loại hạt giàu dinh dưỡng, được mệnh danh là “kho báu dinh dưỡng” của rừng nhiệt đới. Đối với bé ăn dặm, quả hạch Brazil là một nguồn cung cấp protein, chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất dồi dào, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ.
Tăng cường hệ miễn dịch: Quả hạch Brazil chứa nhiều selen, một khoáng chất quan trọng cần thiết cho chức năng tuyến giáp. Tuyến giáp là một cơ quan quan trọng trong hệ miễn dịch, giúp sản xuất các hormone giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Thúc đẩy phát triển trí não: Quả hạch Brazil chứa nhiều chất béo lành mạnh, vitamin E và các khoáng chất khác giúp thúc đẩy phát triển trí não của trẻ.
Chống viêm và chứa nhiều chất chống oxy hóa, do đó có thể khiến làn da của trẻ trở nên sáng mịn. Chúng cũng giúp trẻ phát triển các tế bào hồng cầu, chủ yếu là do chúng chứa nhiều Vitamin E giúp tim của trẻ phát triển tốt hơn
Giúp xương chắc khỏe: Quả hạch Brazil chứa nhiều magiê, một khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của xương.
14.2. Thử ngay 3 món ăn thơm ngon từ quả hạch Brazil trong thực đơn ăn dặm cho bé
Với quả hạch Brazil, mẹ có thể biến tấu thành nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng cho bé ăn dặm và dưới đây là 3 món ăn ngon bổ thơm từ loại quả này, mẹ hãy nhanh tay thử ngay nhé:
Bánh quy quả hạch Brazil: Bánh quy quả hạch Brazil là một món ăn nhẹ ngon miệng và lành mạnh. Để làm bánh quy quả hạch Brazil, chỉ cần trộn các nguyên liệu như bột mì, bơ, đường, quả hạch Brazil nghiền và một ít muối. Sau đó, nặn bột thành những viên tròn và nướng chúng trong lò ở nhiệt độ 350 độ F trong khoảng 10-12 phút.
Sô cô la quả hạch Brazil: Sô cô la quả hạch Brazil là một món tráng miệng ngon miệng và bổ dưỡng. Để làm sô cô la quả hạch Brazil, chỉ cần trộn các nguyên liệu như sô cô la đen, sữa đặc, quả hạch Brazil nghiền và một ít muối. Sau đó, đổ hỗn hợp vào khuôn và để đông trong tủ lạnh.
Quả hạch Brazil nướng: Quả hạch Brazil nướng là một món ăn nhẹ ngon miệng và bổ dưỡng. Để nướng quả hạch Brazil, chỉ cần trộn chúng với một ít dầu ô liu, muối và hạt tiêu. Sau đó, nướng chúng trong lò ở nhiệt độ 350 độ F trong khoảng 15-20 phút, hoặc cho đến khi chúng có màu nâu nhạt.
Tuy nhiên khi chế biến quả hạch Brazil cho bé ăn dặm, mẹ yêu cần lưu ý:
Quả hạch Brazil có hàm lượng selen cao, vì vậy chỉ nên ăn một lượng vừa phải, khoảng 2-3 quả mỗi ngày.
Quả hạch Brazil có thể gây dị ứng, vì vậy những người có tiền sử dị ứng cần thận trọng khi ăn.
15. Hạt dẻ- món quà dinh dưỡng cho bé ăn dặm
15.1. Công dụng của hạt dẻ với bé ăn dặm
Hạt dẻ là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, đem lại nhiều lợi ích quan trọng cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Đặc biệt đối với các bé đang bắt đầu thực hiện chế độ ăn dặm, hạt dẻ không chỉ cung cấp protein mà còn chứa chất béo lành mạnh, vitamin, và khoáng chất đầy đủ:
Tăng cường sức khỏe tim mạch: Hạt dẻ chứa nhiều chất béo lành mạnh, bao gồm axit béo không bão hòa đơn và axit béo không bão hòa đa. Những chất béo này có tác dụng giúp giảm cholesterol xấu LDL, tăng cholesterol tốt HDL, từ đó giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch của trẻ.
Tăng cường năng lượng: Hạt dẻ chứa nhiều carbohydrate, một nguồn năng lượng chính cho cơ thể. Carbohydrate giúp cung cấp năng lượng cho các hoạt động hàng ngày của trẻ.
Tăng cường hệ tiêu hóa: Hạt dẻ chứa nhiều chất xơ, một chất giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Chất xơ giúp thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác.
Phát triển trí não: Hạt dẻ chứa nhiều vitamin B, bao gồm vitamin B1, B2, B3, B6 và B9. Các vitamin B này đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển trí não của trẻ. Vitamin B1 giúp chuyển hóa carbohydrate thành năng lượng, vitamin B2 giúp chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo thành năng lượng, vitamin B3 giúp sản xuất serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh tâm trạng, vitamin B6 giúp tổng hợp hemoglobin, vận chuyển oxy đến các tế bào, và vitamin B9 giúp hình thành DNA và RNA, các vật liệu di truyền của tế bào.
15.2. Đổi gió với 3 món ăn dinh dưỡng chất lượng từ hạt dẻ cho bé ăn dặm
Với những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của trẻ, hạt dẻ là một loại thực phẩm dinh dưỡng mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn uống của trẻ ăn dặm. Và dưới đây là những công thức nấu ăn cực dễ làm cho mẹ và bé:
Hạt dẻ nướng: Nướng hạt dẻ trên chảo hoặc lò nướng cho đến khi chín vàng. Xay nhuyễn hoặc nghiền hạt dẻ nướng thành bột mịn. Có thể trộn hạt dẻ nướng nghiền với sữa chua, trái cây hoặc các loại hạt khác cho bé ăn.
Hạt dẻ luộc: Luộc hạt dẻ trong nước sôi khoảng 15-20 phút cho đến khi chín mềm. Xay nhuyễn hoặc nghiền hạt dẻ luộc thành bột mịn. Có thể trộn hạt dẻ luộc nghiền với cháo, súp hoặc sữa cho bé ăn.
Cháo hạt dẻ: Vo sạch gạo và hạt dẻ. Cho gạo và hạt dẻ vào nồi, đổ nước vào xâm xấp mặt gạo. Bật bếp, đun sôi nhỏ lửa, ninh cháo cho đến khi gạo chín nhừ. Cho cháo ra bát, thêm một ít dầu ăn hoặc sữa mẹ cho bé ăn.
Lưu ý khi lựa chọn hạt ăn dặm cho bé
Khi bé bước sang tháng thứ 6 và bắt đầu tập ăn dặm, mẹ cân nhắc chọn các loại hạt khác nhau để đa dạng hóa thực đơn ăn dặm của con. Tuy nhiên, mẹ cần thật thận trọng khi chọn hạt ăn dặm cho bé đảm bảo an toàn, không bị dị ứng và giúp con măm măm ngon miệng nhất. Bỏ túi ngay 1 số lưu ý này mẹ nhé!
1. Lựa chọn hạt phù hợp với độ tuổi của con
Bé từ 6 – 7 tháng:Mẹ nên cho bé ăn dặm bằng các loại bột ngũ cốc hay cháo xay nhuyễn được chế biến từ ngũ cốc nguyên hạt, không có chất béo, ít đường. Một số loại hạt phù hợp với bé như: Đậu đen, hạt chia, yến mạch, hạt đậu gà,…
Bé từ 8 tháng: Mẹ cho bé ăn thêm các loại hạt giàu chất béo, protein hơn vì lúc này hệ tiêu hóa của con đã dần hoàn thiện, bé đã hấp thu được những chất này mà không lo bị dị ứng. Mẹ cân nhắc mua một số loại hạt như: Hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt điều.
2. Đa dạng các loại hạt: Mẹ nên chuẩn bị các loại hạt cho bé ăn dặm khác nhau bởi thức ăn có nhiều màu sắc, mùi vị sẽ giúp kích thích vị giác, con ăn được nhiều hơn đó mẹ.
3. Có nhiều cách chế biến với cùng một loại hạt: Từ một loại hạt, mẹ chế biến thành nhiều món khác nhau như cháo, súp, bánh hoặc sữa uống để con đỡ ngán mẹ nhé.
4. Ưu tiên chọn hạt hữu cơ: Các loại hạt cho bé ăn dặm hữu cơ không có thuốc trừ sâu, chất kích thích sinh trưởng, chất bảo quản đảm bảo an toàn cho bé nhà mình hơn. Mẹ để ý bao bì sản phẩm là sẽ thấy các thông tin này ngay thôi ạ.
5. Chọn mua hạt ở nơi uy tín, rõ nguồn gốc, không mua hàng trôi nổi: Các loại hạt không rõ nguồn gốc dễ bị tẩm chất bảo quản, chất lượng hạt không tốt ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bé. Mẹ cần tìm mua hạt ở địa chỉ uy tín như Vinmart, Lotteria, BigC và nhớ kiểm tra kỹ lưỡng nguồn gốc, hạn sử dụng của sản phẩm trước khi rinh về cho bé yêu thưởng thức nhé!
Địa chỉ mua hạt chất lượng cho bé ăn dặm
Chất lượng hạt ăn dặm không chỉ quyết định dinh dưỡng cho món ăn mà còn là yếu tố đảm bảo sự an toàn cho bé yêu. Mẹ cần tìm địa chỉ bán các loại hạt này uy tín nhất, được nhiều mẹ bỉm tin mua. Dưới đây, Góc của mẹ đã tổng hợp một số địa chỉ mua các loại hạt cho bé ăn dặm, giúp mẹ dễ dàng đặt hàng online hoặc ra tận cửa hàng mua tại đây!
Kid Plaza cũng là đơn vị cung ứng các sản phẩm cho bé có nhiều cửa hàng khắp toàn quốc.
Hệ thống đặt hàng, tư vấn online nhanh chóng.
Như vậy, để lựa chọn các loại hạt cho bé ăn dặm đảm bảo con ăn ngon miệng, phát triển toàn diện, mẹ chú ý lựa chọn sản phẩm uy tín, phù hợp với tháng tuổi và tình trạng sức khỏe của bé. Ngoài ra, mẹ nên chế biến đa dạng món ăn để bé không bị chán, bé ăn nhiều hơn, mẹ cũng đỡ lo con nhẹ cân, chậm lớn. Nếu còn vấn đề cần tư vấn, mẹ để lại bình luận bên dưới để Góc của mẹ sẽ hỗ trợ giải đáp sớm nhất nhé.
Nước ép rau củ và hoa quả là một trong những thức uống dinh dưỡng có tác dụng làm đẹp da và giảm cân hiệu quả được mẹ bỉm hiện đại vô cùng ưa chuộng. Vậy sau sinh uống nước ép gì tốt, và sau sinh mổ uống được nước ép gì vừa mang lại lợi ích cho mẹ, vừa đảm bảo nguồn sữa tươi mát cho bé yêu tu ti? Cùng Góc của mẹ khám phá công dụng vượt trội của top các loại nước ép tốt cho phụ nữ cho con bú ích sữa, lợi da mẹ sau sinh không thể bỏ qua ngay dưới đây!
1. Vì sao mẹ sau sinh cần uống nước ép?
Nước ép chứa làm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết giúp mẹ tăng cường sức khỏe, cân bằng lại khẩu phần ăn để đảm bảo cơ thể hoạt động bình thường và lượng sữa tiết ra ổn định cho con. Ngoài ra, việc uống nước ép còn làm đẹp da, ngăn ngừa lão hoá, thúc đẩy quá trình trao đổi chất giúp mẹ giảm cân, cải thiện vóc dáng sau sinh hiệu quả.
2. 5 loại nước ép đẹp da cho mẹ sau sinh
Sau khi sinh, sự thay đổi nội tiết tố đột ngột khiến làn da mẹ trở nên thâm nám và sạm màu. Bên cạnh đó, những năm tháng đầu đời con làm quen với thế giới mới, mẹ sẽ hơi vất vả một chút khi lịch sinh hoạt bị đảo lộn, có những hôm phải thức đêm chăm con khiến làn da mẹ xuất hiện hiện tượng lão hóa nếu không được chăm sóc… Sau sinh uống nước ép chính là “vị cứu tinh” cho mẹ những lúc này. Đừng bỏ qua 5 loại nước ép giúp trẻ hóa làn da dưới đây nhé!.
2.1. Nước ép táo
Sau sinh uống nước ép gì tốt? Nước ép táo chính là “ứng cử viên hàng đầu” trong danh sách nước ép tốt cho mẹ sau sinh. Loại nước ép này giúp mẹ cải thiện tình trạng da xỉn màu, loại bỏ hết thâm mụn và làm chậm quá trình lão hoá nhờ thành phần giàu chất xơ và vitamin C có trong táo.
Để có một cốc nước ép táo thơm ngon ngay tại nhà, mẹ chỉ cần làm theo 3 bước đơn giản sau đây
Bước 1: Mẹ rửa sạch táo, bỏ cuống và hạt rồi cắt thành miếng nhỏ.
Bước 2: Cho táo vào máy ép trái cây, thêm khoảng 4 muỗng canh nước đường, 100ml nước lọc và 1/2 trái chanh vắt lấy nước
Bước 3: Cuối cùng, rây bỏ bã rồi chắt lấy nước ép và uống trực tiếp mẹ nhé!
2.2. Nước ép cà chua
Mẹ có biết một trong những tác dụng nổi bật của nước ép cà chua là làm đẹp da? Cà chua chứa rất nhiều vitamin C, vitamin E và các chất chống oxy hóa tự nhiên có tác dụng nuôi dưỡng và bảo vệ làn da sâu từ bên trong, giúp mẹ sau sinh có làn da luôn tươi sáng, căng mịn và hồng hào.
Sau sinh uống nước ép cà chua là một phương thức làm đẹp an toàn được nhiều mẹ hiện đại lựa chọn. Ngoài việc làm đẹp da, nước ép cà chua còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả. Loại nước ép này giúp cơ thể hạn chế hấp thụ chất béo, giảm mỡ máu và cải thiện vóc dáng của mẹ sau sinh.
Chỉ cần một chiếc máy ép trái cây mẹ hoàn toàn có thể làm ra cho mình một ly nước ép cà chua thơm ngon và bổ dưỡng theo các bước dưới đây:
Bước 1: Rửa sạch cà chua, cắt miếng vừa phải rồi cho vào máy ép lấy nước.
Bước 2: Cho mật ong vào ly nước ép cà chua rồi khuấy đều.
Bước 3: Cho đường theo sở thích rồi thưởng thức mẹ nhé!
2.3. Nước ép cần tây
Mẹ biết không, nước ép cần tây đang ngày càng được nhiều mẹ bầu chú ý vì công dụng tuyệt vời của loại cây này. Trên thực tế, cần tây không phải là một món đồ dễ uống nhưng lợi ích thực sự mà thứ nước ép này mang đến đã khiến nhiều mẹ phải ngỡ ngàng.
Cần tây chứa rất ít calo, giàu chất xơ, chứa nhiều canxi và vitamin C, chất chứa apigenin – một hợp chất tự nhiên làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng ở phụ nữ. Tuy nhiên, nếu mẹ chỉ uống mỗi nước ép cần tây không thôi sẽ hơi khó uống một chút. Mẹ nên cân bằng và uống kết hợp cần tây với các loại rau, củ quả khác như là táo, chanh,… nữa mẹ nhé!
Chỉ với 2 bước thực hiện nhanh gọn, mẹ đã có thể làm cho mình một ly nước ép cần tây và chanh thơm ngon rồi đó!
Chắc hẳn nước cam ép không còn gì xa lạ với mẹ sau sinh bởi Vitamin C dồi dào có trong nước cam hỗ trợ quá trình sản xuất collagen, giúp duy trì độ đàn hồi và chống lão hóa sớm. Ngoài ra, loại nước hoa quả này chứa chất chống oxy hóa như Carotenoid đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại hoạt động của các gốc tự do – yếu tố làm cho da xỉn màu, hình thành nếp nhăn và nhanh lão hóa.
Ngoài chức năng làm đẹp tuyệt vời, nước cam còn có tác dụng giảm cân. Mẹ hãy cùng Góc của mẹ thực hiện cách làm thức uống này tại nhà nhé:
Bước 1: Rửa sạch cam, sau đó để ráo nước.
Bước 2: Cắt đôi quả cam, ép lấy nước cho vào ly rồi thưởng thức mẹ nhé.
Rau má là một trong những thức uống vừa đẹp da vừa lợi sữa dành cho mẹ sau sinh. Đặc biệt là với mẹ sinh mổ, nước rau má giúp hỗ trợ kháng viêm, kháng khuẩn và khiến vết thương hở sẽ lành nhanh hơn.
Hơn hết, nước rau má còn có thể giúp mẹ cải thiện trí nhớ đáng kể nếu chăm chỉ uống hằng ngày. Mẹ nên uống đều đặn trong vòng 1 tháng với tần suất 3 lần/ tuần cùng một lượng khoảng 40g lá rau má. Sau mỗi đợt uống 1 tháng, mẹ nghỉ khoảng 2 tuần rồi tiếp tục uống lại nhé.
Mẹ hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu cách làm thức uống tự nhiên và nhiều dưỡng chất này qua 4 bước sau đây :
Bước 1: Đầu tiên, mẹ cần loại bỏ bớt phần thân cứng của rau má, cho vào rửa sạch rồi để cho ráo nước.
Bước 2: Mẹ cho rau má đã rửa sạch cùng một chút nước lọc vào máy xay và xay thật nhuyễn.
Bước 3: Đổ hỗn hợp rau má ra rây lọc, sau đó lọc bỏ bã và chỉ lấy phần nước cốt.
Bước 4: Cho phần nước cốt rau má đã lọc được hòa cùng một chút đường là mẹ đã có một ly nước ép rau má ngon tuyệt rồi đó.
3. 5 loại nước ép hỗ trợ giảm cân, lấy lại vóc dáng cho mẹ sau sinh
Tiếp theo trong danh sách gợi ý sau sinh uống nước ép gì tốt mẹ sẽ chẳng thể bỏ qua top các loại nước ép hỗ trợ giảm cân này. Lấy lại vóc dáng sau sinh cũng là một trong những mối quan tâm của mẹ bỉm hiện nay. Hãy để Góc của mẹ mách mẹ 5 loại nước ép giảm cân giúp mẹ lấy lại vòng eo thon gọn và an toàn.
3.1. Nước ép củ dền đỏ
Củ dền đỏ chứa rất nhiều dưỡng chất như vitamin B1, vitamin A, nguyên tố Sắt, Magie,… Đặc biệt loại củ này có thể làm giảm triệu chứng giãn tĩnh mạch, giúp cho độ đàn hồi của động mạch luôn ở mức ổn định. Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ mẹ sau sinh bị giãn tĩnh mạch khá cao, vì thế, mẹ bổ sung thêm nước ép củ dền vào thực đơn dinh dưỡng hàng tuần mẹ nhé!
Góc của mẹ gợi ý các bước giúp mẹ thực hiện để có một ly nước ép củ dền “nhà làm” bổ dưỡng như sau:
Bước 1: Cắt nửa củ dền lớn ra rồi ép lấy nước.
Bước 2: Mẹ thêm 1 vài giọt nước cốt chanh vào ly nước củ dền sau khi ép.
Bước 3: Pha thêm một chút nước lọc để nước ép có vị dịu và êm hơn.
Vậy là mẹ đã có ngay một ly nước ép củ dền kết hợp cùng nước cốt chanh có tác dụng giảm cân cực tốt rồi đó.
3.2. Nước ép lựu
Mẹ thường phân vân sau sinh nên uống nước ép gì tốt hoặc sau sinh có nên uống nước ép lựu không? Câu trả lời là có mẹ nhé bởi trong quả lựu có nhiều chất đạm và chất béo tốt cùng nhiều chất dinh dưỡng khác tốt cho sức khỏe. Không chỉ vậy, mẹ nào muốn giảm cân an toàn sau sinh thì chắc chắn không thể bỏ qua loại nước ép này rồi bởi trái lựu không chỉ hỗ trợ sức khỏe của mẹ mà còn giúp thai nhi phát triển bình thường, ngăn ngừa dị tật và hỗ trợ máu lưu thông tốt hơn. Bên cạnh đó, trái lựu còn được mệnh danh là “thần dược” đối với làn da. Các dưỡng chất cần thiết như sắt, kali, vitamin,… giúp làn da mẹ luôn tươi sáng và ngăn ngừa lão hóa hiệu quả.
Khi ép nước lựu mẹ có thể sử dụng thêm một chút mật ong pha lẫn để dễ uống và giảm cân hiệu quả hơn đó ạ. Mẹ nhớ rửa sạch trước khi ép để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé nhé!
Bước 1: Mẹ dùng dao cắt một khoanh tròn ở đâu trái rồi khía nhẹ ở phần thân thành 6-8 miếng để tách vỏ lấy hạt. (Mẹ dùng thìa gõ lên quả để hạt tự rơi vào bát)
Bước 2: Cho 10ml nước cốt chanh, 20ml nước cùng hạt lưu vào máy xay sinh tố
Bước 3: Dùng rây lọc để lấy phần nước ép lưu, bỏ hạt và cặn
Bước 4: Rót phần nước lựu đã lọc ra cốc và thưởng thức mẹ nhé!
Việt quất là loại quả chứa một lượng lớn Vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, loại trái cây này hàm chứa nhiều calo nhằm hỗ trợ giảm cân tuyệt vời đó ạ. Thành phần dinh dưỡng của quả việt quất đặc biệt giàu chất xơ, vitamin K và C,… Cụ thể, cứ mỗi 100g việt quất nguyên chất chứa khoảng:
84 calo
1,1g protein
3,6g chất xơ
21,4g carbohydrate
Như vậy, chỉ cần nhìn qua danh sách chất dinh dưỡng mẹ sẽ dễ dàng nhận ra tại sao thứ quả mọng này lại hỗ trợ giảm cân tuyệt vời.
Chỉ với 4 bước thực hiện đơn giản mẹ đã có ngay một ly nước ép việt quất tươi tại nhà rồi đó.
Bước 1: Mẹ rửa sạch việt quất và để ráo nước. Chanh cắt đôi và vắt 1,5 cốc nước cất.
Bước 2: Cho việt quất, nước cốt chanh và lá bạc hà vào máy sinh tố. Mẹ đợi đến khi hỗn hợp mịn và chuyển màu tím đẹp mắt nhé.
Bước 3: Đổ hỗn hợp qua rây lọc, mẹ dùng thìa để ép nước nhanh hơn rồi vứt bỏ bã.
Bước 4: Rót nước ép ra cốc, trang trí bằng lá bạc hà rồi thưởng thức mẹ nhé!
Góc của mẹ gợi ý thêm một cách làm nước ép việt quất cho mẹ sau sinh cho mẹ tham khảo ạ!
Nguồn: Cooking Kahaniyan
3.4. Nước ép rau cải kale – táo
Thêm một lựa chọn nước ép nữa cho mẹ sau sinh: nước ép rau cải xoăn (kale) và táo. Có thể ví Kale thuộc họ nhà cải là vua của các loại rau xanh sẫm màu bởi các chất dinh dưỡng dồi dào có trong loại rau này như vitamin A, C, B, B6, Mangan, Kali, Sắt,… Do đó việc kết hợp ép rau cải xoăn với táo vừa có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho bé vừa hỗ trợ mẹ giảm cân, lấy lại vóc dáng sau sinh.
Có rất nhiều cách để mẹ chế biến loại rau này tại nhà. Mẹ có thể thực hiện theo 2 cách làm nhanh gọn và đơn giản như sau:
Nước ép: Mẹ ép táo cùng với cải xoăn và thêm một chút mật ong để tạo vị. Hỗn hợp thức uống này vừa giúp mẹ giải khát vừa cung cấp các dưỡng chất có lợi cho bé.
Bước 1: Mẹ rửa sạch rau cải xoăn và táo rồi để ráo nước. Sau đó cắt táo thành 3-4 miếng nhỏ.
Bước 2: Cho hỗn hợp Kale và táo vào máy ép rồi đổ ra cốc và thưởng thức mẹ nhé!
Nấu canh: Ngoài ra, mẹ có thể nấu cải xoăn Kale như một món canh thơm ngon nhưng vẫn giữ được trọn vẹn giá trị dinh dưỡng cần thiết.
3.5. Nước ép dâu tây – dưa chuột
Mẹ nào là “tín đồ” của dâu mà băn khoăn sau sinh uống được nước ép dâu hay không, câu trả lời là hoàn toàn được mẹ ơi! Dâu tây chứa rất nhiều các dưỡng chất như vitamin C, chất xơ, mangan, sắt,… không chỉ giúp mẹ làm đẹp da mà còn tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Bên cạnh đó, mẹ có thể kết hợp ép dâu tây với dưa chuột để thêm một công năng tuyệt vời khác – đó là giúp mẹ giảm cân, lấy lại vóc dáng sau sinh.
Nếu mẹ chưa biết cách làm sinh tố dâu – dưa chuột thơm ngon, dễ uống và giá trị dinh dưỡng cao, áp dụng những công thức dưới đây nhé:
Bước 1: Rửa sạch dâu tây và dưa chuột, bỏ núm và để ráo nước.
Bước 2: Cắt dâu tây và dưa chuột thành miếng nhỏ và cho vào máy ép hoa quả, ép lấy nước.
Bước 3: Đỗ hỗn hợp nước ép ra cốc.
Vậy là mẹ đã có một ly nước ép dâu tây – dưa chuột giàu dinh dưỡng rồi đó.
4. 5 loại nước ép tốt, lợi sữa cho mẹ sau sinh
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho con bú. Tuy nhiên, không phải mẹ bỉm nào cũng có đủ lượng sữa để cung cấp cho các bé. Chính vì vậy, Góc của mẹ đưa ra top 5 các loại thức uống giúp mẹ bầu gọi sữa nhiều và nhanh một cách hiệu quả.
4.1. Nước ép cà rốt
Sau sinh uống nước ép gì tốt giúp mẹ kích sữa hiệu quả? Sau sinh uống nước ép cà rốt được không? Đầu tiên, phải kể đến là nước ép cà rốt – một thức uống bổ dưỡng có chứa hàm lượng vitamin đa dạng như K, B1, B3, B6, C, A cùng nhiều khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như canxi, kali, …
Trong bài viết này, Góc của mẹ sẽ gợi ý cho mẹ cách làm nước ép cà rốt ngon và đơn giản. Hãy cùng theo dõi, mẹ nhé!
Bước 1: Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng nhỏ.
Bước 2: Mẹ cho cà rốt đã cắt nhỏ và một chút nước vào máy xay rồi xay nhuyễn.
Bước 3: Tiếp đó, mẹ cho hỗn hợp cà rốt vừa xay trộn đều với 2 ly nước sôi và đường, sữa vừa phải đem đi ủ trong khoảng 15 – 20 phút.
Bước 4: Mẹ rây bỏ bã rồi chắt lấy nước ép và thưởng thức thành quả
4.2. Nước dừa
Nước dừa là thức uống cung cấp nước, Vitamin và chất điện giải tốt nhất cho cơ thể. Ngoài ra, uống nước dừa làm tăng hàm lượng axit lauric trong sữa mẹ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cả mẹ và bé. Cuối cùng là công năng tăng tiết sữa giúp mẹ sau sinh luôn đủ sữa cho bé yêu bú.
Còn gì lí tưởng hơn một cốc nước dừa tươi vừa ngon vừa mát lại đầy đủ dưỡng chất trong những ngày hè nắng nóng? Tuy nhiên, mẹ hãy lưu ý:
Nên chọn dừa tươi, vỏ xanh bởi dừa tươi sẽ làm tăng hàm lượng chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể.
Không nên uống những trái bị nứt hoặc thối đầu.
4.3. Nước ép bưởi
Nhiều mẹ băn khoăn rằng không biết “ăn bưởi sau sinh là lợi hay hại?” hoặc “Mẹ sau sinh có nên uống nước ép bưởi?”. Theo các nhà khoa học, bưởi là loại quả có giá trị bổ dưỡng, bổ sung nhiều vitamin C giúp ngăn ngừa tình trạng chảy máu ở mẹ sau khi sinh.
Dược sĩ Trần Thị Thanh Hương, Viện Y dược học dân tộc TP.HCM cho biết: bưởi có giá trị cung cấp vitamin C, từ 80 – 100 mg C/100 g quả. Khi ép bưởi lấy nước, trong thành phần có fitogen thực vật nên uống nhiều nước bưởi ép có tác dụng đẹp da và làm tiêu mỡ, hạ cholesterol. Lượng insulin lớn có trong bưởi – một loại hormone dự trữ chất béo sẽ được điều chỉnh, giúp bà đẻ lấy lại được vóc dáng, giảm cân.
Bên cạnh đó, ăn bưởi còn chức năng thông tuyến sữa giúp mẹ phòng tránh các bệnh viêm tuyến sữa và mất sữa.
Do đó, mẹ hoàn toàn yên tâm ăn bưởi hoặc ép lấy nước uống. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý chọn quả có vị ngọt để ăn bởi vị chua của bưởi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vị của sữa.
Thực hiện 4 bước dưới đây để có ngay một cốc nước ép bưởi thơm ngon mẹ nhé:
Bước 1: Mẹ gọt vỏ, tách múi bưởi và bỏ hạt. Mẹ nên cắt bớt phần cùi trắng để khi ép nước không bị đắng.
Bước 2: Cho 10ml nước cùng phần bưởi đã sơ chế vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.
Bước 3: Lọc nước bưởi qua rây lọc rồi bỏ bã. Mẹ cho thêm một thìa cà phê mật ong để giảm vị chua của bưởi nhé.
Bước 4: Để ra cốc rồi thưởng thức thôi mẹ ơi!
4.4. Nước ép đu đủ
Đu đủ chín là loại trái cây quen thuộc có giá cả phải chăng ở Việt Nam. Nếu mẹ đang tìm kiếm một loại nước ép lợi sữa và tốt cho sức khỏe của bé thì không nên bỏ qua loại quả này bởi công dụng của đu đủ chín đối với mẹ đang cho con bú rất đa dạng.
Nước ép đu đủ cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Đặc biệt trong đu đủ chín có chứa 2 loại enzyme tiêu hóa protein rất hiệu quả, giúp làm giảm quá trình viêm nhiễm và nhanh lành các vết thương sau mổ. Bên cạnh đó,Tuy đu đủ có một hương vị ngọt ngào nhưng hàm lượng đường lại rất thấp, chứa ít calo và rất giàu kali giúp mẹ điều chỉnh nhịp tim, huyết áp, thúc đẩy hệ tuần hoàn khỏe mạnh. Ngoài ra, loại trái cây này còn không chứa cholesterol hỗ trợ kiểm soát cân nặng dễ dàng.
Đu đủ khi chín vàng hay xanh đều có thể chế biến được nhiều món khác nhau như: làm nộm, nấu canh,… Tuy nhiên, hấp dẫn nhất vẫn là làm nước ép ngọt ngào và tươi mát mẹ nhé! Góc của mẹ sẽ gợi ý cho mẹ cách ép đầy đủ với 2 loại đu đủ, tùy theo sở thích của mẹ.
Đối với đu đủ chín, mẹ sẽ làm các bước như sau:
Bước 1: Mẹ rửa sạch, gọt vỏ, loại bỏ hạt và xơ rồi lại tiếp tục rửa nếu có nhựa chảy ra từ bên trong.
Bước 2: Cho đu đủ đã sơ chế vào máy xay, xay nhuyễn, đem lọc qua rây 1-2 lần để lấy nước cốt.
Bước 3: Mẹ rót ra cốc rồi thưởng thức nhé!
Đối với đu đủ xanh, mẹ cần thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Mẹ rửa sạch, gọt vỏ và bỏ hạt.
Bước 2: Mẹ rửa tiếp qua đu đủ đã gọt bằng muối loãng rồi cắt thành từng miếng vừa.
Bước 3: Cho đu đủ đã qua sơ chế vào máy ép lấy nước, phần bã bỏ đi.
Bước 4: Rót nước ép đu đủ xanh ra cốc rồi cho thêm sữa tươi không đường và nước đường khuấy nhẹ. Vậy là mẹ đã có một ly nước ép đu đủ xanh để thưởng thức.
4.5. Nước ép rau ngót
Cuối cùng, để trả lời cho câu hỏi sau sinh nên uống nước ép gì tốt, Góc của mẹ sẽ bật mí cho mẹ về loại nước ép rau ngót vừa lành tính lại thơm ngon, bổ dưỡng. Rau ngót dường như là nước ép tốt cho mẹ sau sinh lợi sữa quá đỗi quen thuộc với mẹ sau sinh. Bởi mọi người thường truyền tai nhau bí quyết gọi sữa về nhanh và nhiều thông qua các việc ăn và uống rau ngót. Vậy tại sao rau ngót có công năng tuyệt vời như vậy? Bởi trong lá ngót có chứa rất nhiều vitamin A, B, C và canxi,… không chỉ giúp mẹ giảm viêm, co tử cung, đẩy nhanh quá trình phục hồi sau sinh mà còn giúp mẹ tăng lượng sữa về dồi dào.
Rau ngót có rất nhiều cách để chế biến, phổ biến nhất là nấu canh. Canh rau ngót có vị thanh, mát và lành tính. Tuy nhiên, lá rau ngót còn dùng để làm nước ép được nữa đó mẹ ơi! Hãy cùng Góc của mẹ thực hiện 4 bước đơn giản sau để có ngay một cốc nước ép rau ngót thơm ngon mẹ nhé!
Bước 1: Rau ngót rửa sạch, ngâm nước muối khoảng 15-30 phút để đảm bảo an toàn.
Bước 2: Mẹ cho rau ngót đã rửa sạch và thêm nước vào máy xay rồi xay nhuyễn.
Bước 3: Đổ hỗn hợp rau ngót đã xay nhuyễn qua rây inox hai lớp để lọc.
Bước 4: Cho nước ép vào bình rồi uống dần mẹ nhé.
5. Lưu ý khi uống nước ép cho mẹ sau sinh
Mặc dù nước ép hoa quả chứa nhiều dưỡng chất nhưng mẹ chỉ nên uống dưới 150ml nước ép mỗi ngày thôi nhé. Mẹ nên lưu lại những lưu ý dưới đây khi uống nước ép để an toàn hơn cho cả mẹ và bé:
1- Mẹ nên uống nước ép vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, uống vào các bữa phụ, trước và sau ăn khoảng 30 phút và không nên uống sau 8h tối (20h).
2- Sau sinh bao lâu uống được nước ép trái cây? Thông thường, sau khi sinh mẹ về phòng hồi sức là đã có thể uống nước trái cây để hồi sức được rồi ạ
3 – Mẹ cần rửa sạch hoa quả, rau củ trước khi đem đi ép bởi nhiều loại hoa quả, rau củ hiện nay có chứa các hóa chất tăng trưởng. Mà bụng mẹ sau sinh thường yếu và dễ bị ngộ độc. Mẹ nên sử dụng nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy loại bỏ các chất bẩn ngấm trong thịt quả và rau củ để bảo vệ an toàn tối đa cho sức khỏe của mẹ và bé.
Xuất phát từ mục đích nâng niu và chăm sóc chu đáo tới hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh, thương hiệu trên đã cho ra đời dòng sản phẩm nước rửa bình sữa và rau củ với thành phần cao cấp từ thiên nhiên giúp loại bỏ vi khuẩn. Ngoài ra, sản phẩm này còn an toàn tuyệt đối đến mức rửa được cả thực phẩm hằng ngày. Chính vì vậy mẹ hãy yên tâm sử dụng để rửa trái cây và rau củ trước khi chế biến mẹ nhé!
Mamamy hiện đang có những ưu đãi siêu hấp dẫn, số lượng có hạn trên website, nhanh tay đặt hàng ngay mẹ ơi!
3 – Để đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ cần hạn chế sử dụng đồ uống có cồn (rượu, bia), nước có ga (các loại nước ngọt đóng lon) và cà phê. Đối với mẹ sinh mổ, cần phải kiêng thêm các loại thức uống có chứa đậu nành, tinh bột và các loại hạt để tránh bị viêm vết mổ mẹ nhé!
Góc của mẹ hy vọng với những chia sẻ trên có thể giúp mẹ biết được sau sinh uống nước ép gì tốt, bổ dưỡng giúp làm đẹp da, lấy lại vóc dáng cho mẹ và kích sữa cho bé với tiêu chí “mẹ đẹp – bé khỏe mạnh, thông minh”.