Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Sữa chua là một món ăn không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng liệu mẹ bầu 3 tháng đầu ăn sữa chua được không? Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé thì mẹ cần lưu ý gì khi ăn sữa chua? Cũng Góc của mẹ tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây mẹ nhé!

1. Bầu 3 tháng đầu ăn sữa chua được không?

Chế độ dinh dưỡng trong những tháng đầu thai kỳ là vấn đề rất được quan tâm. Liệu bầu 3 tháng đầu ăn sữa chua được không là một trong những thắc mắc khiến nhiều mẹ băn khoăn nhất. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa chua là một thực phẩm tốt cho hệ tiêu hoá mà mẹ bầu 3 tháng hoàn toàn có thể ăn được. Tuy nhiên, những tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quan trọng, để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và bé thì mẹ chỉ nên lựa chọn những loại sữa chua đã được tiệt trùng 100% và ít đường để tránh những tác dụng phụ không mong muốn nha mẹ.

Bầu 3 tháng đầu ăn sữa chua được không
Bầu 3 tháng đầu ăn sữa chua được không?

Sữa chua được các chuyên gia đánh giá là mang lại nhiều công dụng có lợi cho sức khoẻ nhờ các thành phần dinh dưỡng “chất lượng”. Mẹ tham khảo bảng thống kê dưới đây để hiểu rõ thêm nha.

Thành phần dinh dưỡng Định lượng
Protein 3.3 g
Canxi 120 mg
Sắt 0.1 mg
Kali 155 mg
Kẽm 0.59 mg
Vitamin C 1 mg
Vitamin A 25mmg
Vitamin B1 0.04 mg
Vitamin B5 0.4 mg
Vitamin B12 0.37 mg

2. Công dụng của sữa chua với mẹ bầu 3 tháng đầu

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn sữa chua được không? Được chứ mẹ! Với hàm lượng dinh dưỡng phong phú, sữa chua có rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho mẹ. Cùng Góc của mẹ khám phá ngay những công dụng của sữa chua với mẹ bầu 3 tháng đầu nhé!

Bầu 3 tháng đầu ăn sữa chua được không
Công dụng của sữa chua với mẹ bầu 3 tháng đầu

2.1. Bà bầu 3 tháng đầu ăn sữa chua giúp tăng cường hệ miễn dịch

Với thành phần protein, sữa chua giúp mẹ tăng cường hệ miễn dịch một cách hiệu quả. Đồng thời, trong sữa chua có một lượng lớn lợi khuẩn có khả năng ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn có hại rất hiệu quả. Sử dụng sữa chua mỗi ngày, sức đề kháng, hệ miễn dịch của mẹ sẽ được tăng cường tối ưu nhất.

Dinh dưỡng mẹ bầu
Bà bầu 3 tháng đầu ăn sữa chua giúp tăng cường hệ miễn dịch

2.2. Sữa chua tốt cho tim mạch, cân bằng huyết áp cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Trong 100g sữa chua có chứa tới 155mg kali giúp mẹ ổn định huyết áp hiệu quả trong 3 tháng đầu. Nhờ vậy giúp mẹ giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé trong giai đoạn này.

2.3. Mẹ bầu tăng cường tiêu hóa nhờ ăn sữa chua

Bầu 3 tháng đầu ăn sữa chua được không? Những tháng đầu thai kỳ, mẹ thường gặp phải tình trạng khó tiêu, táo bón khó chịu. Trong khi đó, bifidobacterium và lactobacillus acidophilus là 2 vi khuẩn có lợi có trong sữa chua giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu và chứng táo bón ở mẹ bầu rất tốt. Vì vậy, mẹ nên bổ sung sữa chua trong giai đoạn này nha.

Bầu 3 tháng đầu ăn sữa chua được không
Mẹ bầu tăng cường tiêu hóa nhờ ăn sữa chua

2.4. Ăn sữa chua giúp mẹ giữ dáng, đẹp da trong thai kỳ

Sự thay đổi nồng độ hormone progesterone và estrogen trong quá trình mang thai có thể khiến làn da của mẹ bị nám, sạm, không đều màu… Trong khi đó, sữa chua lại chứa các dưỡng chất tốt cho da như vitamin A, vitamin C, các vitamin nhóm B… có khả năng ngăn ngừa quá trình oxy hóa, kích thích tái tạo tế bào da giúp làn da của mẹ thêm tươi trẻ, săn chắc.

Sữa chua còn có công dụng giúp mẹ giảm cân, giữ dáng nhờ vi khuẩn có lợi lactobacillus. Đồng thời, theo các chuyên gia, sữa chua có protein sẽ giúp mẹ tăng cảm giác no, hỗ trợ mẹ giữ dáng hiệu quả trong những tháng đầu mang thai.

Dinh dưỡng mẹ bầu
Ăn sữa chua giúp mẹ có làn da đẹp trong thai kỳ

2.5. Sữa chua cung cấp canxi cho sự phát triển của thai nhi và mẹ bầu

Bầu 3 tháng đầu ăn sữa chua được không? Đương nhiên là được vì sữa chua không chỉ tốt cho mẹ mà còn tốt cho cả thai nhi nữa. Vì trong sữa chua chứa nhiều canxi. Việc sử dụng sữa chua mỗi ngày sẽ giúp cung cấp một lượng canxi đáng kể cho việc hình thành và phát triển khung xương của bé trong giai đoạn này. Mặt khác, canxi còn giúp mẹ bầu ngăn ngừa các tình trạng như chuột rút, tê chân… hiệu quả.  

2.6. Nguy cơ tiểu đường thai kỳ được hạn chế đáng kể

Theo các chuyên gia, cùng với insulin, thành phần kẽm trong sữa chua cũng tham gia vào quá trình điều tiết lượng đường huyết trong máu của cơ thể mẹ. Qua đó, nguy cơ tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu được hạn chế đáng kể. Vì thế, mẹ nên bổ sung ngay sữa chua vào thực đơn của mình nha mẹ ơi.

Bầu 3 tháng đầu ăn sữa chua được không
Nguy cơ tiểu đường thai kỳ được hạn chế đáng kể

3. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn sữa chua được không? Ăn thế nào cho đúng?

Bên cạnh việc quan tâm đến bầu 3 tháng đầu ăn sữa chua được không thì mẹ cũng nên quan tâm tới việc ăn sữa chua sao cho đúng để đảm bảo hấp thu được đầy đủ dưỡng chất mà không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Bởi dù mang lại rất nhiều lợi ích cho mẹ bầu nhưng nếu ăn quá nhiều hay ăn không đúng cách cũng có thể gây ra những hệ lụy không mong muốn.

Dinh dưỡng mẹ bầu
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn sữa chua được không? Ăn thế nào cho đúng?
  • Mẹ có thể ăn sữa chua mỗi ngày nhưng chỉ nên ăn khoảng 200 – 400g (khoảng từ 1 – 2 hộp) theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng. Bởi nếu ăn nhiều hơn có thể làm tăng acid dịch vị, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ, mẹ lưu ý nha.
  • Thời điểm nào nên ăn sữa chua cũng rất quan trọng. Tốt nhất, mẹ nên sử dụng sau bữa sáng, bữa trưa khoảng 2 giờ, lúc này các lợi khuẩn có trong sữa chua được cho là hoạt động tốt nhất giúp hệ tiêu hóa của mẹ được ổn định. Ngoài ra mẹ có thể ăn sữa chua trước khi đi ngủ 30 phút. Thời điểm này cơ thể sẽ hấp thu lượng canxi tốt nhất giúp bé yêu phát triển cứng cáp, khỏe mạnh hơn đó mẹ.
  • Sữa chua đã hết hạn hoặc đã mở nắp quá 2 giờ, mẹ tuyệt đối không được sử dụng nha mẹ. Bởi khi đó, sữa chua đã bị hỏng hoặc có nhiều vi khuẩn gây hại xâm nhập làm biến đổi các chất trong sữa chua, mẹ sử dụng có thể gây tình trạng ngộ độc, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe của mẹ và bé yêu.
  • Mẹ có thể kết hợp sữa chua với một số loại trái cây để tăng hương vị và tăng khả năng hấp thu như dâu, chuối hay các loại hạt ngũ cốc dinh dưỡng.

4. Lưu ý mẹ bầu 3 tháng đầu cần biết khi ăn sữa chua

Chắc hẳn là với thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn sữa chua được không mẹ đã có câu trả lời rồi đúng không ạ? Nhưng có một vài lưu ý nho nhỏ cần biết khi ăn sữa chua mẹ đã biết chưa nè? Để Góc của mẹ bật mí giúp mẹ nha!

4.1. Mẹ cần tránh sữa chua nha đam

Theo các bác sĩ, nha đam chứa một lượng chất độc gây hại cho mẹ bầu. Cụ thể, hoạt chất emodin trong nha đam có thể gây kích thích niêm mạc đường tiêu hóa khiến mẹ có cảm giác buồn nôn, khó tiêu, xuất huyết dạ dày, tiêu chảy… chỉ sau 8-12 giờ sau khi sử dụng. Mặt khác, nha đam kích thích tử cung co bóp, làm tăng nguy cơ sảy thai vô cùng nguy hiểm. Vì vậy mà mẹ cần tránh sữa chua nha đam trong thời điểm này để đảm bảo sức khỏe mẹ nhé.

Bầu 3 tháng đầu ăn sữa chua được không
Mẹ cần tránh sữa chua nha đam

Nhưng nếu chẳng may mẹ lỡ ăn phải nha đam thì cũng đừng lo nhé, hãy bình tình tìm những cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, theo dõi và can thiệp nếu cần. Chỉ cần vượt qua giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ thì mẹ có thể ăn một lượng nhỏ nha đam, điều này sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé đâu mẹ nha!

4.2. Tránh sữa chua lạnh mẹ nha

Những thực phẩm lạnh đều không tốt cho sức khỏe của mẹ. Sữa chua lạnh cũng vậy.

  • Khiến hệ tiêu hóa của mẹ không ổn định: Ăn sữa chua quá lạnh có thể khiến mẹ bị rối loạn tiêu hóa, giảm tiết acid dịch vị gây đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy… Vì vậy, mẹ đừng sử dụng sữa chua quá lạnh nha mẹ.
Dinh dưỡng mẹ bầu
Tránh sữa chua lạnh mẹ nha
  • Mẹ có thể bị đau rát họng, viêm họng, cảm cúm: Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai khiến sức đề kháng, hệ miễn dịch của mẹ bị suy giảm nên dễ bị bệnh hơn bình thường. Việc sử dụng sữa chua lạnh, nhất là vào trời nóng có thể khiến nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột, đề kháng của mẹ càng yếu hơn. Đâylà cơ hội cho các vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh, gây ra các tình trạng như đau rát họng, viêm họng, cảm cúm.
  • Nguy cơ bị động thai: Việc sử dụng sữa chua quá lạnh sẽ khiến mẹ cảm thấy bụng đau râm ran rất khó chịu. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, mẹ lưu ý nha.

5. Mách mẹ cách làm một số loại sữa chua tốt cho sức khỏe trong 3 tháng đầu thai kỳ

Thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn sữa chua được không đã được giải đáp rồi nhưng liệu mẹ đã biết làm những loại sữa chua vừa thơm ngon lại tốt cho sức khỏe của mình chưa? Nếu chưa thì mẹ tham khảo ngay những cách làm sữa chua dưới dây, đảm bảo không làm mẹ thất vọng!

5.1. Sữa chua thập cẩm

Mẹ cần chuẩn bị:

  • Sữa chua hương dâu
  • Quả mâm xôi
  • Dâu tây tươi
  • Quả việt quất
  • Lạc rang và giã nhỏ
  • Dừa khô:

Cùng bắt tay vào làm mẹ nha:

  • Bước 1: Dâu tây, việt quất và mâm xôi mẹ rửa sạch với nước (Có thể ngâm với nước muối để sát khuẩn cho sạch nha mẹ). Mâm xôi, việt quất bổ đôi, dâu tây cắt cuống để riêng.
  • Bước 2: Lạc mẹ rang vàng thơm, sau đó đem giã nhỏ và cho vào ly đổ 1/2 hộp sữa chua dâu tây vào.
  • Bước 3: Cho mâm xôi, việt quất và dâu tây vào ly sữa chua và lạc rang lên trên. Làm như vậy cho tới khi hết nguyên liệu hoa quả. Như vậy là hoàn thành món sữa chua thập cẩm rồi đó mẹ ơi, thưởng thức liền nha mẹ.
Bầu 3 tháng đầu ăn sữa chua được không
Sữa chua thập cẩm

5.2. Ngũ cốc sữa chua

Mẹ cần chuẩn bị:

  • Sữa chua ít đường, tiệt trùng 100% (1 hộp)
  • Ngũ cốc nguyên hạt theo sở thích của mẹ

Cùng bắt tay vào làm mẹ nha:

Cách làm món ngũ cốc sữa chua đơn giản lắm mẹ ơi. Mẹ chỉ cần trộn sữa chua ít đường đã chuẩn bị với ngũ cốc ưa thích của mẹ sao cho đều là mẹ đã có ngay một món ăn vô cùng dinh dưỡng rồi đó. Mẹ thử liền nha.

Dinh dưỡng mẹ bầu
Ngũ cốc sữa chua

5.3. Sinh tố sữa chua

Mẹ cần chuẩn bị:

  •  Sữa chua (1 hộp)
  •  Chanh (1 quả)
  •  Sữa đặc 
  •  Nước đường
  •  Đá viên 

Cùng bắt tay vào làm mẹ nha!

  • Bước 1: Đầu tiên, chanh mẹ đem rửa sạch, cắt đôi. Vắt ½ quả lấy nước và cắt một vài lát chanh mỏng để trang trí. Phần vỏ mẹ đem cắt nhỏ. 
  • Bước 2: Trộn phần vỏ chanh đã cắt nhỏ, sữa đặc, nước đường cùng 1 ly đá viên đã chuẩn bị vào máy xay sinh tố. Xay khoảng 1 phút là được rồi nha mẹ.  

Sau đó, mẹ chỉ cần cho sinh tố ra ly và trang trí thêm 1 lát chanh mỏng, đợi ly sinh tố bớt lạnh là mẹ đã có thể thưởng thức được rồi,  đơn giản mẹ nhỉ?

Bầu 3 tháng đầu ăn sữa chua được không
Sinh tố sữa chua

5.4. Dâu dầm sữa chua

Mẹ cần chuẩn bị:

  •  Dâu tây 
  •  Sữa chua 
  •  Đường 
  •  Muối hạt 

Cùng bắt tay vào làm mẹ nha:

  • Bước 1: Dâu tây mẹ đem cắt bỏ cuống, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng từ 5 đến 10 phút.
  • Bước 2: Sau khi ngâm, mẹ rửa lại với nước sạch và đem cắt lát mỏng cho vào bát.
  • Bước 3: Mẹ thêm vào bát 2 muỗng canh đường cát trắng, ướp khoảng 5 – 10 phút để dâu thấm đều. Sau đó, đổ trực tiếp sữa chua vào tô, trộn đều lên là mẹ đã có ngay một bát dâu dầm sữa chua ngon nhức nách để thưởng thức rồi.
Dinh dưỡng mẹ bầu
Dâu dầm sữa chua

5.5. Sữa chua bạc hà

Mẹ cần chuẩn bị:

  • Siro bạc hà: 4 thìa cà phê
  • Sữa đặc: 75ml
  • Sữa tươi: 500ml
  • Sữa chua: 1 hộp 
  • Muối

Cùng bắt tay vào làm mẹ nhé!

  • Bước 1: Mẹ trộn đều sữa đặc và sữa tươi đã chuẩn bị rồi đun lửa nhỏ đến khi nhiệt độ trong nồi đạt từ 50-60 độ.
  • Bước 2: Đổ hộp sữa chua cùng 4 thìa cà phê siro bạc hà vào nồi, khuấy đều tay.
  • Bước 3: Tiếp đó, mẹ cho sữa chua ra các lọ đã được tiệt trùng chuẩn bị trước rồi tiến hành ủ. Mẹ có thể ủ bằng hộp xốp hoặc nồi cơm điện đều được nha, chỉ cần đảm bảo nhiệt độ phù hợp là được. Ví dụ như nếu ủ bằng nồi cơm điện mẹ cho các lọ sữa chua vào nồi rồi đổ nước ấm khoảng 70 độ ngập đến ngang lọ và duy trì nhiệt độ ấy từ 5-6 tiếng để sữa chua lên men. Giờ mẹ chỉ cần chờ đợi là có thể thưởng thức luôn rồi.
Bầu 3 tháng đầu ăn sữa chua được không
Sữa chua bạc hà

Những món sữa chua thơm ngon lại bổ dưỡng mà Góc của mẹ giới thiệu đều vô cùng đơn giản, dễ làm. Mẹ nhớ thử ngay để thưởng thức mỗi ngày nha.

Góc của mẹ tin chắc rằng giờ đây mẹ đã tự tin trả lời được câu hỏi bầu 3 tháng đầu ăn sữa chua được không rồi phải không mẹ? Góc của mẹ còn rất nhiều những thông tin bổ ích khác về chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu được cập nhật mỗi ngày. Mẹ đừng quên theo dõi để có thêm thật nhiều kiến thức và trải nghiệm trong quá trình chăm sóc con yêu nha mẹ và tham khảo những cách đặt biệt danh cho con gái hay tên con gái mệnh Thổ 2022 siêu cute và ý nghĩa nhé. 

Có thể mẹ quan tâm:

Bầu 3 tháng đầu ăn mít được không? Mít có gây nóng trong như lời đồn?

Bầu 3 tháng đầu nên ăn canh gì? 17 món canh siêu ngon giải nhiệt mùa hè

Ốc là một món ăn được nhiều người ưa chuộng, có nhiều mẹ bầu muốn ăn ốc nhưng còn đang băn khoăn liệu bầu 3 tháng đầu ăn ốc được không? Giai đoạn mang thai 3 tháng đầu rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới quá trình hình thành và phát triển thai nhi nên mẹ cần đặc biệt chú ý tới chế độ dinh dưỡng. Góc của mẹ sẽ cung cấp tất cả các thông tin cần thiết cho mẹ qua bài viết dưới nhé!

1. Bầu 3 tháng đầu ăn ốc được không?

bầu 3 tháng đầu ăn ốc được không
Mẹ thắc mắc mang thai 3 tháng đầu ăn ốc được không?

Đối với thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn ốc được không, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn được. Thực tế, trong ốc chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin có ích cho sức khỏe của mẹ bầu. Ví dụ, theo nghiên cứu, cứ 100g ốc sẽ chứa 11.1 – 12.2 protein giúp cơ bắp khỏe mạnh, 1310 – 1660mg canxi giúp xương chắc khỏe, 0.3 – 0.7mg lipid giúp cung cấp năng lượng cho mẹ và bé… 

Tuy nhiên, lý do khiến mẹ bầu vẫn còn băn khoăn liệu bầu 3 tháng đầu ăn ốc được không là bởi theo quan niệm dân gian, mẹ bầu ăn ốc sẽ khiến bé chảy nước dãi, chậm nói và không hoạt bát. Thực tế cho thấy, chưa có một nghiên cứu nào chứng minh được quan niệm này là đúng. Theo khoa học, các chuyên gia cho rằng mẹ hoàn toàn ăn được ốc nhưng nên hạn chế vì:

  • Kích thích cảm giác muốn nôn và nôn của mẹ bầu
  • Nguy cơ gây dị ứng với mẹ bầu 
  • Ngộ độc thực phẩm  

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Chương trình ưu đãi 10.000 set dùng thử
Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

2. Tại sao mẹ bầu 3 tháng đầu nên hạn chế ăn ốc

Để trả lời chi tiết hơn cho câu hỏi bầu 3 tháng đầu ăn ốc được không, Góc của mẹ sẽ đưa ra lý do tại sao nên hạn chế để mẹ dễ nắm bắt nhé!

2.1. Bà bầu 3 tháng đầu ăn ốc dễ bị buồn nôn

Dinh dưỡng mẹ bầu
Bầu 3 tháng đầu ăn ốc dễ buồn nôn.

Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ mẹ hay bị ốm nghén do thay đổi nồng độ hormone progesterone, estrogen, hCG… nên dễ nhạy cảm với các mùi hương, đặc biệt là mùi tanh từ thức ăn. Mùi tanh của ốc sẽ khiến mẹ cảm thấy khó chịu và buồn nôn. Mẹ chú ý nha!

2.2. Ốc tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng cho mẹ bầu 3 tháng đầu

bầu 3 tháng đầu ăn ốc được không
Bầu 3 tháng đầu ăn ốc được không: Bầu 3 tháng đầu ăn ốc có nguy cơ dị ứng.

Khi mang thai, nội tiết tố của mẹ thay đổi khiến cho hệ miễn dịch suy giảm. Đây là nguyên nhân dẫn tới nguy cơ dị ứng khi mẹ bầu 3 tháng đầu ăn ốc cho dù trước đó chưa từng xảy ra hiện tượng này. Dị ứng hải sản khiến mẹ khó chịu, buồn nôn, nổi đỏ, mề đay… Trong trường hợp nặng hơn, mẹ còn có thể cảm thấy khó thở, thậm chí ngất xỉu.

2.3. Mẹ bầu ăn ốc có khả năng bị ngộ độc thực phẩm

Dinh dưỡng mẹ bầu
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn ốc có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.

Ốc là động vật ăn tạp một số loài thân mềm khác và xác động vật nên trong ốc có khả năng tồn tại sán và vi khuẩn (sán lá phổi, sán lá gan,…). Vì thế, nếu không chế biến sạch và kỹ, mẹ bầu dễ bị ngộ độc thực phẩm khi ăn ốc. Khi đó, mẹ sẽ thấy đau bụng, khó chịu, tiêu chảy. Mang thai 3 tháng đầu nên thai nhi vẫn đang hình thành, có nguy cơ cao bị bong nhau thai dẫn tới sảy thai.

3. Mẹ mang thai sau 3 tháng đầu ăn ốc được không? 

bầu 3 tháng đầu ăn ốc được không
Mẹ mang thai sau 3 tháng đầu ăn ốc được không?

Để trả lời câu hỏi “Bầu 3 tháng đầu ăn ốc được không? thì không nên mẹ nhé. Tuy nhiên, sau 3 tháng đầu mẹ mang thai hoàn toàn ăn ốc được. Góc của mẹ chia sẻ các lợi ích khi ăn ốc sau 3 tháng đầu cho mẹ dưới đây nhé!

  • Protein: Ốc là một nguồn cung cấp protein dồi dào góp phần tạo ra mô và tế bào, hình thành các tế bào thần kinh cho thai nhi
  • Carbohydrate: Mẹ bầu sau 3 tháng đầu ăn ốc bổ sung chất carbohydrate giúp tăng năng lượng cho cả mẹ và bé
  • Canxi: Ốc là một trong những thực phẩm chứa nhiều chất canxi giúp xương chắc khỏe, ngừa loãng xương và hình thành khung xương cho thai nhi
  • Photpho: Cùng với canxi, photpho trong ốc giúp xương của mẹ bầu thêm chắc khỏe. Hơn nữa, photpho còn có tác dụng cân bằng các chất lỏng ở bên trong cơ thể giúp ổn định nhịp tim.

Ngoài việc nghiên cứu và theo dõi kỹ chế độ ăn của mẹ bầu suốt cả thai kỳ, đặt tên cho con cũng là vấn đề mà nhiều bố mẹ quan tâm từ sớm. Để đặt tên con họ Từ hay tên bé trai 2022 họ Phạm ý nghĩa, mời bố mẹ tham khảo bài viết từ Góc của mẹ nhé!

4. Lưu ý mẹ bầu sau 3 tháng đầu cần biết nếu thèm ốc

Dinh dưỡng mẹ bầu
Bầu 3 tháng đầu ăn ốc được không? Những lưu ý khi ăn ốc sau 3 tháng đầu mang thai.

Tuy nhiên, nhiều mẹ không biết rõ các lưu ý khi ăn ốc sau 3 tháng đầu. Thấu hiểu điều này, Góc của mẹ chia sẻ một số lưu ý cần biết bên dưới để mẹ nắm rõ nhé!

  • Làm sạch ốc, chế biến ốc thật kỹ: Ốc là loài thủy sinh nên chứa nhiều sán, vi khuẩn. Nếu như mẹ không chế biến chúng thật kỹ sẽ dễ bị đau bụng, tiêu chảy. Mẹ nên ngâm nước (nước vo gạo thêm lá chanh, giấm, ớt) càng lâu càng tốt và rửa sạch ốc. Mẹ cần luộc ốc thật kỹ để diệt vi khuẩn.
  • Nên ăn vừa đủ, không nên ăn quá nhiều: Mẹ nên ăn 1-2 bữa ốc/tuần. Mẹ không nên ăn quá nhiều vì dễ gây đầy bụng khó chịu, không tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ đâu ạ!
  • Chọn ốc còn tươi: Một mẹo cho mẹ là khi chọn loại ốc có phần mày nằm sát với phần ngoài vỏ, nếu mẹ thử chạm vào phần mày sẽ thấy nó khép lại. Nếu như thấy khép lại sâu thì tuyệt đối không nên chọn.

Như vậy, chắc hẳn mẹ đã có được những thông tin chính xác để trả lời cho câu hỏi bầu 3 tháng đầu ăn ốc được không rồi chứ? Mẹ hãy cập nhật thêm các thông tin bổ ích khác nhé! Góc của mẹ tin rằng bổ sung đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp cơ thể của mẹ và bé khỏa mạnh.

Mẹ tham khảo thêm các bài viết sau:

Bầu 3 tháng đầu uống trà sữa được không?

Bầu 3 tháng đầu có được ăn thịt vịt?

Chắc mẹ cũng biết rằng trong quá trình mang thai cần kiêng kỵ một số loại thức ăn. Đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, chế độ dinh dưỡng của mẹ cần được quan tâm hơn hết. Góc của mẹ biết rằng sò huyết là món khoái khẩu của nhiều mẹ, vì thế trong quá trình mang thai chắc chắn không ít lần mẹ tự hỏi rằng có thai 3 tháng đầu ăn sò huyết được không. Mẹ hãy đọc bài viết dưới đây để giải đáp câu hỏi trên nhé!

1. Có thai 3 tháng đầu ăn sò huyết được không? 

Để trả lời cho câu hỏi có thai 3 tháng đầu ăn sò huyết được không thì các chuyên gia đã khuyến cáo rằng khi mang thai 3 tháng đầu thì không nên ăn nhé mẹ. Mặc dù từ lâu chúng ta đã biết những lợi ích của sò huyết nhưng bên cạnh đó, món ăn này cũng chứa nhiều chất không tốt cho mẹ bầu và em bé, nhất là khi đang ở 3 tháng đầu thai kỳ.

Nhưng mẹ cũng đừng lo lắng quá, vì sau tam cá nguyệt thứ nhất, khi thai nhi đang dần phát triển ổn định và mẹ cũng đã quen với nhịp thay đổi của cơ thể thì mẹ đã có thể ăn được sò huyết rồi đó ạ!

có thai 3 tháng đầu ăn sò huyết được không
Có thai 3 tháng đầu ăn sò huyết được không

2. Mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn sò huyết vì sao?

Sò huyết là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng tại sao bầu 3 tháng đầu không nên ăn? Hãy để Góc của mẹ giúp mẹ hiểu hơn với những thông tin ngay dưới đây nhé:

2.1. Có thai 3 tháng đầu ăn sò huyết khiến hệ tiêu hóa của mẹ bị ảnh hưởng

Sò huyết là loại hải sản sinh sống trong bùn nước nên thường chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như viêm gan A, thương hàn, kiết lỵ, giun sán,…Trong 3 tháng đầu thai kỳ, hormone cơ thể thay đổi khiến mẹ bầu cảm thấy chán ăn, buồn nôn. Vì thế, bổ sung sò huyết vào bữa ăn hằng ngày sẽ càng làm tình trạng ốm nghén của mẹ trở nên nặng hơn đó! 

Ngoài ra, sò huyết còn chứa hàm lượng protein cao. Nếu ăn quá nhiều có thể làm mẹ bị trướng bụng, đau bụng do cơ thể không tiêu hóa kịp, khiến hệ tiêu hóa mẹ bầu vốn nhạy cảm sẽ bị ảnh hưởng xấu.

Dinh dưỡng mẹ bầu
Có thai 3 tháng đầu ăn sò huyết khiến hệ tiêu hóa của mẹ bị ảnh hưởng

2.2. Mẹ mang thai 3 tháng đầu dễ bị dị ứng khi ăn sò huyết

Có thai 3 tháng đầu ăn sò huyết được không. Câu trả lời là không mẹ ạ. Vì trong sò huyết còn chứa vibrio parahaemolyticus, hapten. Vi khuẩn vibrio parahaemolyticus khi ăn vào sẽ sản sinh chất histamin, chất này chỉ bị phân hủy khi được nấu chín ở nhiệt độ rất cao. Các chất này khi được đưa vào cơ thể sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch, gây nên các tình trạng như dị ứng, ngứa ngáy. Trong 3 tháng đầu, sức khỏe của mẹ vẫn chưa ổn định và hệ tiêu hóa trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Bởi vậy nên trong giai đoạn này, mẹ nên tránh ăn sò huyết nhé!

có thai 3 tháng đầu ăn sò huyết được không
Mẹ mang thai 3 tháng đầu dễ bị dị ứng khi ăn sò huyết

2.3. Sò huyết gây ngộ độc cho mẹ và thai nhi trong tam cá nguyệt thứ nhất

Gần đây nhiều doanh nghiệp đã vì lợi nhuận mà không xử lý chất thải đúng tiêu chuẩn. Do đó, hàm lượng thủy ngân có trong các loại hải sản ngày càng tăng. Nếu mẹ ăn nhiều hải sản như sò huyết sẽ gây hại đến sức khoẻ của mẹ và thai nhi, nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc đó ạ! 

Sò huyết dễ gây ngộ độc cho mẹ và bé
Sò huyết dễ gây ngộ độc cho mẹ và bé

2.4. Nguy cơ thai nhi dị tật dễ xảy ra khi mẹ bầu ăn sò huyết

3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn thai nhi đang hình thành và phát triển. Vì thế mẹ phải hết sức cẩn thận trong việc chọn lọc thức ăn mỗi ngày. Các chuyên gia cho biết sò huyết còn là loại hải sản chứa hàm lượng retinol rất cao. Đây là nguyên nhân gây ra các dị tật bẩm sinh đến em bé. Mẹ lưu ý nha!

3. Mẹ bầu sau 3 tháng đầu có ăn được sò huyết không? Các lưu ý mẹ mang thai sau 3 tháng đầu thèm sò huyết cần biết

Ngoài câu hỏi có thai 3 tháng đầu ăn sò huyết được không thì Góc của mẹ biết rằng rất nhiều mẹ đang còn thắc mắc sau bao lâu mới có thể ăn sò huyết. Mẹ đừng lo vì sau 3 tháng đầu là mẹ có thể thưởng thức những món ăn từ sò huyết rồi đấy ạ.

có thai 3 tháng đầu ăn sò huyết được không
Sau 3 tháng đầu thì mẹ có thể thưởng thức sò huyết

3.1. Thời điểm mẹ mang thai sau 3 tháng đầu có thể ăn sò huyết

Sau 3 tháng đầu thì cơ thể mẹ đã bắt đầu khỏe hơn và thai nhi cũng đã ổn định, lúc này mẹ đã có thể ăn sò huyết rồi nha! 

Khoảng thời gian sau 3 tháng đầu, bổ sung thêm sò huyết vào khẩu phần ăn sẽ giúp mẹ:

  • Bổ máu: do sò huyết là loại hải sản vị ngọt, mặn, tính nóng, khá lành nên giúp ích cho hệ tuần hoàn máu và bổ huyết.
  • Giúp xương bé chắc khỏe: nhờ hàm lượng canxi, magie, kẽm, sắt,… dồi dào trong sò huyết sẽ giúp thai nhi cứng cáp hơn.
  • Bổ sung protein: vì sò huyết chứa lượng đạm phong phú nên sẽ giúp mẹ bầu bổ sung protein.
  • Chống sinh non: sò huyết chứa hàm lượng lớn kẽm, giúp tăng trưởng tế bào làm giảm nguy cơ sinh non. 
  • Phát triển não bộ thai nhi: sò huyết có chứa vitamin B12 và axit béo omega-3 tốt cho sự phát triển não bộ của bé.
  • Tăng cường miễn dịch: Lượng kẽm dồi dào trong sò huyết còn giúp tăng cường hệ miễn dịch.

3.2. Một số lưu ý cho mẹ bầu sau 3 tháng đầu khi ăn sò huyết

Dinh dưỡng mẹ bầu
Có thai 3 tháng đầu ăn sò huyết được không?

Mặc dù không nên ăn sò huyết khi bầu 3 tháng đầu nhưng sau khoảng thời gian này thì hoàn toàn ăn được mẹ nhé! Theo khuyến nghị của các chuyên gia, mẹ chỉ nên ăn sò huyết 2 – 3 lần/tháng. Mặc dù sò huyết là loại thức ăn đầy dinh dưỡng nhưng mẹ bầu sau 3 tháng đầu chỉ nên ăn có chừng mực bởi vì:

  • Dễ bị đầy bụng, khó tiêu: do sò huyết chứa hàm lượng đạm cao nên khi ăn quá nhiều sẽ làm mẹ bầu cảm thấy khó tiêu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ và bé.
  • Tăng nguy cơ nhiễm giun sán: mẹ sẽ dễ bị nhiễm giun sán nếu ăn quá nhiều sò huyết không được làm sạch hoàn toàn và chưa nấu chín kỹ.
  • Có nguy cơ nhiễm độc thủy ngân: đây là chất vô cùng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Bởi vậy, mẹ không nên ăn nhiều sò huyết và các loại hải sản sống ở biển tránh gây hại cho mẹ và thai nhi nha! 

Vì đang trong giai đoạn nhạy cảm của thai kỳ nên khi thèm ăn sò huyết mẹ bầu sau 3 tháng nên chọn những nơi uy tín để mua. Sau khi mua về mẹ nhớ rửa và sơ chế thật sạch để loại bỏ hết vi khuẩn và tạp chất bám bên ngoài. Trong lúc chế biến món ăn, mẹ hãy nấu thật chín để tránh tác động xấu sau khi ăn.

có thai 3 tháng đầu ăn sò huyết được không
Một số lưu ý dành cho mẹ bầu sau 3 tháng khi ăn sò huyết

Sau đây là một số lưu ý mà mẹ nên biết khi thèm sò huyết nhé:

  • Tránh chọn mua sò huyết có mùi hôi vì có thể lúc này sò đã chết. Mẹ nên chọn những con mở miệng, nhìn thấy được phần thịt bên trong nhé.
  • Khi mang sò về, mẹ nên ngâm nước khoảng nửa tiếng cho sò nhả sạch bùn đất.
  • Hãy ngâm vào nước muối khoảng 5-7 tiếng trước khi chế biến để đảm bảo sò được làm sạch hoàn toàn mẹ nha.

Góc của mẹ gợi ý đến mẹ bầu một số địa điểm uy tín khi chọn mua sò huyết ngay tại bên dưới:

Ngoài việc nghiên cứu kỹ chế độ ăn của mẹ bầu 3 tháng đầu, nhiều bố mẹ cũng đã sớm chọn được tên cho bé yêu. Nhiều bố mẹ còn tham khảo 500 tên hay cho bé trai Trung Quốc để đặt cho bé. Để biết tên đó có thực sự phù hợp với bé hay không, mời bố mẹ tham khảo cách tính điểm tên con từ Góc của mẹ nhé!

4. Mách mẹ bầu sau 3 tháng đầu các món ăn chế biến từ sò huyết

Vậy thì mẹ đã có lời giải đáp cho câu hỏi có thai 3 tháng đầu ăn sò huyết được không rồi đúng không ạ.  Dưới đây là một số các món ăn được chứa biến từ sò huyết mà mẹ bầu sau 3 tháng nên thử:

4.1. Cháo sò huyết

Mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • 500 gram sò huyết
  • 100 gram thịt heo băm
  • 300gram gạo
  • 1/2 muỗng cafe tiêu xay
  • 2 muỗng canh hành tím
  • 20 gram hành lá thái nhỏ
  • 1 muỗng cafe đường trắng
  • 2 muỗng cafe muối
  • 1 muỗng canh dầu ăn
  • 2 muỗng cafe nước mắm

Cùng bắt tay vào làm ngay thôi mẹ ơi:

  • Bước 1: mẹ hãy rửa sạch vỏ sò huyết rồi đem ngâm trong nước vo gạo hoặc nước muối khoảng 2 – 3 tiếng.
  • Bước 2: mẹ hãy đem luộc chín sò khoảng 5 – 7 phút
  • Bước 3: mẹ vớt ra khi thấy sò mở miệng, sau đó tách lấy phần thịt bên trong.
  • Bước 4: mẹ phi hành tím và cho thịt heo đã được băm nhuyễn vào xào. Khi thịt bắt đầu chín, mẹ cho sò huyết vào đảo cùng và nêm gia vị tuỳ ý mẹ nhé.
  • Bước 5: mẹ vo sạch gạo, bỏ nước vào và bắt đầu nấu cháo. 
  • Bước 6: khi cháo sôi mẹ cho thịt và sò huyết đã xào sơ vào và khuấy đều nhẹ. Mẹ hầm cháo khoảng 1-2 tiếng là đã có thể thưởng thức đấy ạ.
Dinh dưỡng mẹ bầu
Món cháo sò huyết vô cùng bổ dưỡng dành cho mẹ bầu.

4.2. Sò huyết hấp sả ớt

Sò huyết hấp sả ớt cũng là món ăn khoái khẩu của nhiều mẹ. 

Mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • 1 kg sò huyết
  • 4 nhánh sả
  • 2 quả ớt
  • 1 muỗng canh đường
  • 1/2 muỗng canh hạt nêm

Cùng bắt tay vào làm ngay thôi mẹ ơi:

  • Bước 1: mẹ rửa sạch rồi ngâm sò bằng nước vo gạo trong 1 – 2 tiếng
  • Bước 2: sả và ớt mẹ rửa sạch, đập dập và cắt làm 2 hoặc 3 khúc. 
  • Bước 3: cho sò huyết và sả ớt vào nồi, nêm với 1 muỗng canh đường, 1/2 muỗng canh hạt nêm, dùng vá đảo đều và ướp khoảng 10 phút cho thấm gia vị.
  • Bước 4: sau đó, mẹ bắc nồi lên bếp mở lửa vừa, thêm 1 ít nước, đậy nắp và hấp khoảng 10 phút cho tới khi sò vừa chín tới thì tắt bếp.
có thai 3 tháng đầu ăn sò huyết được không
Món sò huyết hấp sả ớt vô cùng đơn giản

Nếu mẹ còn lăn tăn có thể tham khảo đoạn video hướng dẫn cách làm món sò huyết hấp sả ớt TẠI ĐÂY (nguồn: Hương Vị Ẩm Thực)

4.3. Sò huyết xào bơ tỏi

Sao mẹ không thử ngay món sò huyết xào bơ tỏi “trứ danh” nhỉ!

Mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • Sò huyết: 500g
  • Tỏi
  • Bơ lạt
  • Ớt tươi
  • Gia vị: nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu, dầu hào

Cùng bắt tay vào làm ngay thôi mẹ ơi:

  • Bước 1: rửa sạch lớp vỏ sò huyết sau đó đem ngâm sò trong nước muối loãng khoảng 2 – 3 tiếng.
  • Bước 2: mẹ cần phi thơm tỏi băm nhỏ, rồi cho bơ lạt vào, đun tan chảy thì cho sò huyết vào đảo cùng. 
  • Bước 3: cho ớt băm nhỏ vào, nêm nếm gia vị, đảo đều tay với lửa nhỏ khoảng 5 – 7 phút. Nếu mẹ thấy miệng sò mở ra thì món ăn đã hoàn thành rồi đấy ạ.
Dinh dưỡng mẹ bầu
Sò huyết xào bơ tỏi – món ăn khoái khẩu của nhiều mẹ bầu

Mẹ có thể tham khảo cách làm món sò huyết xào bơ tỏi qua đoạn video sau đây: (nguồn: Món Ăn Ngon Nhà Nấu)

4.4. Sò huyết nướng mỡ hành

Khi nhắc đến loại thực phẩm sò huyết, mẹ không thể bỏ qua món sò huyết nướng mỡ hành đâu nha.

Mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • Sò huyết: 500 – 700g 
  • Hành lá
  • Hành phi
  • Đậu phộng 
  • 50g tóp mỡ
  • Gia vị: nước mắm, hạt tiêu

Cùng bắt tay vào làm ngay thôi mẹ ơi:

  • Bước 1: mẹ rửa sạch sò huyết và đem ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 2-3 tiếng.
  • Bước 2: mẹ luộc sơ sò huyết qua 5 phút cho sò hé miệng rồi vớt ra. 
  • Bước 3: mẹ bắc chảo lên bếp, cho 50g tóp mỡ vào đun chảy thì cho vào hành lá cắt nhỏ để làm mỡ hành.
  • Bước 4: mẹ nướng sò huyết trên vỉ nướng khoảng 10 phút, sau đó cho mỡ hành và đậu phộng lên trên sò huyết là có thể thưởng thức được rồi đấy.
Dinh dưỡng mẹ bầu
Thành phẩm của món sò huyết nướng mỡ hành

Trong quá trình chế biến các món ăn từ sò huyết, mẹ chú ý rửa sạch rau, củ, quả mà được dùng làm nguyên liệu trong món ăn nhé! Mẹ có thể tham khảo Nước Rửa Bình Sữa Và Rau Quả Mamamy được tin dùng để rửa rau quả giúp chế độ dinh dưỡng trong quá trình mang thai của mẹ trở nên an toàn hơn hết. Sản phẩm nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy có thành phần từ chiết xuất ngô và rượu dừa vô cùng an toàn, không chứa chất bảo quản và các hóa chất tạo bọt. Ngoài ra, sản phẩm này còn đạt chuẩn Nhật Bản – đây là chuẩn được công nhận khắt khe nhất thế giới về bảo chứng chất lượng sản phẩm đó ạ! 

nước rửa rau quả Mamamy
Nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy an toàn cho mẹ và bé

Mặc dù các món ăn chế biến từ sò huyết vô cùng hấp dẫn và ngon miệng nhưng mẹ lưu tâm khi mang thai 3 tháng đầu nên tránh ăn để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé nha!

Vậy là Góc của mẹ đã giúp mẹ bầu trả lời được câu hỏi có thai 3 tháng đầu ăn sò huyết được không rồi đúng không nào? Mẹ nên chọn lựa kỹ lưỡng thực phẩm trong thời gian nhạy cảm này để thai kỳ diễn ra suôn sẻ nhé! Góc của mẹ chúc mẹ bầu sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Nếu mẹ quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe thai kỳ, tham khảo các bài viết khác của Góc của mẹ dưới đây nha:

Bầu 3 tháng đầu nên ăn canh gì?

Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì?

Thực đơn cho bà bầu

Mắm nêm là một trong những loại nước chấm được không ít mẹ bầu yêu thích. Tuy nhiên, bầu 3 tháng đầu ăn mắm nêm được không cũng là câu hỏi mà nhiều mẹ quan tâm. Góc của mẹ sẽ giúp mẹ trả lời câu hỏi này qua bài viết dưới đây nhé!

1. Bầu 3 tháng đầu ăn mắm nêm được không?

Mắm nêm là loại nước chấm có nguyên liệu chủ yếu làm từ thực phẩm tươi sống, chưa được nấu chín. Vì vậy, Góc của mẹ khuyên mẹ nên hạn chế ăn mắm nêm trong 3 tháng đầu mẹ nhé.

Mắm nêm nếu được sử dụng đúng với lượng vừa đủ sẽ mang lại những dưỡng chất tốt cho thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bởi trong thành phần của mắm nêm có chứa sắt, DHA và các axit amin rất tốt cho mẹ và bé. Những chất này giúp thai nhi phát triển trí não, giảm thiếu máu và tăng cường sức khỏe cho mẹ.

bầu 3 tháng đầu ăn mắm nêm được không
Bầu 3 tháng đầu ăn mắm nêm được không?

Thế nhưng mẹ cũng đừng vì thế mà ăn quá nhiều nhé. Mắm nêm được làm từ cá chưa được nấu chín nên chứa rất nhiều vi khuẩn ảnh hưởng đến thai nhi. Đặc biệt là vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus khi tấn công vào cơ thể sẽ gây tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn hoặc cảm lạnh cho mẹ. Bên cạnh đó, lượng muối ướp quá nhiều trong mắm nêm sẽ gây ra nhiều nguy cơ cho mẹ như phù nề, tăng huyết áp.

2. Bầu 3 tháng cần hạn chế ăn mắm nêm vì sao?

Như vậy là mẹ đã biết được một số tác hại của việc ăn mắm nêm trong 3 tháng đầu thai kỳ rồi đúng không nè? Tiếp theo đó, Góc của mẹ sẽ phân tích kỹ hơn về vấn đề vì sao mẹ bầu 3 tháng nên hạn chế ăn mắm nêm nhé!

2.1. Làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai và dị tật bẩm sinh ở trẻ

làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai và dị tật ở trẻ
làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai và dị tật ở trẻ

Mẹ bầu 3 tháng đầu cần cẩn thận khi ăn mắm nêm vì loại thực phẩm này có khả năng làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai và dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Như mẹ đã biết, mắm nêm được làm từ cá biển chưa qua nấu chín, có nhiều nguy cơ bị nhiễm chì hoặc thủy ngân. Lượng chì hay thủy ngân có trong cá dù chỉ rất ít cũng được cho là nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Điều này làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh đó mẹ!

2.2. Mẹ bầu 3 tháng đầu có khả năng bị phù nề, tăng huyết áp và tiền sản giật

bầu 3 tháng đầu ăn mắm nêm được không
Mẹ bầu có khả năng bị phù nề, tăng huyết áp

Như Góc của mẹ đã chia sẻ về trăn trở bầu 3 tháng đầu ăn mắm nêm được không, khi làm mắm nêm, cá được ướp với một lượng muối rất lớn. Việc bảo quản cá và quá trình làm mắm cần rất nhiều muối giúp cho cá lên men. Mẹ bầu ăn nhiều mắm nêm khiến cho cơ thể phải tồn đọng lượng muối lớn dễ làm gây nguy cơ phù nề, tăng huyết áp hoặc tiền sản giật trong quá trình sinh đẻ.

2.3. Ăn mắm nêm khiến mẹ bầu bị tiêu chảy, buồn nôn, sốt và cảm lạnh

mẹ bầu bị tiêu chảy, buồn nôn
mẹ bầu bị tiêu chảy, buồn nôn

Mẹ bầu 3 tháng ăn mắm nêm còn có khả năng bị tiêu chảy, buồn nôn, sốt và cảm lạnh. Nguyên nhân là do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus thường sống trong hải sản nước mặn. Loại vi khuẩn này có trong mắm nêm khi xâm nhập vào cơ thể trong 24h sẽ khiến mẹ bị tiêu chảy và buồn nôn đó ạ!

2.4. Hệ thần kinh của bào thai bị tổn thương

Để đảm bảo hệ thần kinh của thai nhi phát triển khỏe mạnh thì câu trả lời cho câu hỏi mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mắm nêm được không là không mẹ nhé. Ăn nhiều mắm nêm có thể khiến lượng chì và thủy ngân trong cơ thể mẹ tăng lên. Điều này sẽ làm tổn thương lớn đề hệ thần kinh của bào thai, gây ra dị tật bẩm sinh cho trẻ.

3. Hướng dẫn ăn mắm nêm đúng cách cho mẹ mang thai 3 tháng đầu

bầu 3 tháng đầu ăn mắm nêm được không
hướng dẫn ăn mắm nêm đúng cách

Đọc tới đây, ắt hẳn mẹ đã có câu trả lời cho băn khoăn bầu 3 tháng đầu ăn mắm nêm được không rồi chứ? Tuy nhiên nếu mẹ quá thèm thì vẫn có thể sử dụng với lượng vừa đủ và đúng cách nhé!

  • Mỗi tháng mẹ chỉ nên ăn từ 1 đến 2 lần để cơ thể có thời gian thải được các độc tố trong mắm nêm.
  • Khi sử dụng mắm trong các món ăn mẹ cần đun chín, nấu sôi để đảm bảo vi khuẩn bị tiêu diệt hoàn toàn. 
  • Nếu mẹ thường có thói quen sử dụng mắm nêm với dứa thì nên cực kỳ lưu ý bởi dứa có khả năng làm mềm và co bóp tử cung mạnh. Mẹ bầu 3 tháng ăn mắm nêm cùng dứa có khả năng gây sảy thai. Vì vậy, mẹ không nên ăn dứa cùng mắm nêm nha!

Ngoài ra, sau khi chế biến mắm nêm mẹ cần đảm bảo đồ dùng nấu ăn, bát, đũa,… phải được rửa sạch. Mắm nêm được làm từ cá sống nên chứa nhiều vi khuẩn, đồ dùng đựng mắm nêm cũng chứa những vi khuẩn đó. Góc của mẹ khuyên mẹ nên dùng sản phẩm chuyên dụng như Nước rửa bình sữa và rau củ Mamamy để vệ sinh đồ dùng tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Mẹ có thể hoàn toàn yên tâm vì sản phẩm được sản xuất đạt tiêu chuẩn Nhật Bản, phù hợp với trẻ sơ sinh. Đặc biệt, thành phần của nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy có hỗn hợp chiết xuất từ ngô và rượu dừa có khả năng khử khuẩn, khử mùi tanh cực an toàn mẹ.

nước rửa rau quả Mamamy
nước rửa rau quả Mamamy

 

4. Những loại mắm nào mẹ bầu 3 tháng có thể ăn được?

3 tháng đầu là thời điểm mẹ nên hạn chế ăn mắm nêm nhưng nếu là một tín đồ của các loại mắm thì mẹ không nên bỏ qua 2 loại sau:

4.1. Mắm tôm

mắm tôm
bầu 3 tháng đầu ăn mắm nêm được không? Mẹ nên chọn mắm tôm

Mắm tôm là món ăn quen thuộc và không thể thiếu trong nhiều gia đình. Trong mắm tôm có chứa nhiều protein, vitamin B, acid béo cùng lượng lớn DHA giúp phòng chống các bệnh về đường tim mạch, tăng cường sức đề kháng và ngăn chặn chứng trầm cảm ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. 

Mắm tôm có thể sử dụng trực tiếp, nhưng để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu thì trước khi ăn nên chưng mắm tôm với dầu nóng để tiêu diệt hết vi khuẩn có hại cho sức khỏe.

4.2. Mắm ruốc

bầu 3 tháng đầu ăn mắm nêm được không
bầu 3 tháng đầu ăn mắm nêm được không? nên ăn mắm ruốc

Mắm ruốc được làm từ con ruốc hay còn được biết đến là con tép biển. Mắm ruốc được sử dụng làm gia vị khi nấu canh hoặc làm nước chấm.

Trong mắm ruốc có chứa nhiều Protein, acid béo, DHA,… có tác dụng tích cực đối với việc tăng cường đề kháng, cải thiện quá trình hấp thu đạm ở mẹ bầu và giúp phát triển trí não cho thai nhi.

Giống như mắm nêm, mẹ cũng không nên ăn mắm ruốc thường xuyên. Để đảm bảo an toàn mẹ nên lựa chọn địa chỉ mua mắm ruốc uy tín. Bên cạnh đó, việc chưng hoặc làm chín mắm ruốc trước khi ăn cũng sẽ đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng cho mẹ đó ạ!

Vậy là Góc của mẹ đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn mắm nêm được không rồi đó. Mẹ đã có thêm những thông tin hữu ích về việc bầu 3 tháng đầu ăn mắm nêm được không cũng như các tác dụng phụ của việc sử dụng mắm nêm quá liều lượng và các loại mắm khác mà mẹ có thể dùng. Góc của mẹ hy vọng mẹ sẽ có một thai kỳ thật khỏe mạnh!

Nếu quan tâm thêm về các vấn đề khác liên quan đến dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai, mẹ có thể tham khảo tại đây nhé: dinh dưỡng mẹ bầu

Có thể mẹ quan tâm:

Bầu 3 tháng đầu có ăn được lá lốt?

Bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không?

Bầu 3 tháng đầu ăn mít được không là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm bởi mẹ muốn đảm bảo sức khỏe của mình luôn ổn định khi mang thai và không muốn bị ảnh hưởng xấu từ thực phẩm hấp thụ vào cơ thể. Vậy Góc của mẹ sẽ giải đáp cho mẹ ngay trong bài viết dưới đây.

1. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mít được không?

Bầu 3 tháng đầu ăn mít được không
Dinh dưỡng mẹ bầu

 

Mít là loại quả có hương vị ngọt ngào được nhiều người ưa chuộng, nhưng có quan niệm cho rằng mẹ bầu 3 tháng không nên ăn mít bởi đây là loại quả gây nóng trong người, làm ảnh hưởng đến thai nhi.  

Trên thực tế, quan niệm này hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Khi được hỏi bầu 3 tháng đầu ăn mít được không, các chuyên gia cho rằng bà bầu hoàn toàn có thể ăn mít ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ, miễn là dùng có chừng mực.

Mẹ hãy tham khảo bảng thành phần dinh dưỡng có trong 100g mít dưới đây để biết bầu 3 tháng đầu ăn mít được không mẹ nhé:

Dưỡng chất  Hàm lượng
Năng lượng 94 Kcal
Chất béo 0.64 g
Carbohydrate 23.5 g
Protein 1.72 g
Chất xơ 4 g
Chất bột đường 24 g
Vitamin A 110 IU
Vitamin C 13.7 mg
Vitamin E 0.34 mg
Canxi 34 mg
Phốt pho 21 mg
Kali 303 mg
Magie 37 mg

2. Top 9 lợi ích tuyệt vời từ trái mít cho mẹ bầu 

Bầu 3 tháng đầu ăn mít được không? Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời từ trái mít dành cho mẹ đang mang thai.

2.1. Bầu 3 tháng đầu ăn mít ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu

Dinh dưỡng mẹ bầu
Ăn mít giúp bổ sung sắt

Sắt tham gia vào thành phần của tế bào hồng cầu và đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy. Đặc biệt, đối với mẹ đang mang thai nhu cầu bổ sung sắt của cơ thể tăng gấp 5 – 7 lần bình thường để thai nhi phát triển khỏe mạnh. 

Vậy bầu 3 tháng đầu ăn mít được không? Có chứ mẹ ơi! Mít chứa nhiều chất sắt, giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu và kiểm soát việc lưu thông máu trong cơ thể hiệu quả. Vì vậy, mít là loại trái cây tuyệt vời giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt mà không lo béo phì.

2.2. Ăn mít giúp tăng cường hệ miễn dịch

Bầu 3 tháng đầu ăn mít được không
Tăng cường sức đề kháng nhờ ăn mít

Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu thường suy giảm hơn bình thường do hệ miễn dịch có thêm nhiệm vụ bảo vệ bé. Chính vì vậy mẹ dễ mắc bệnh hơn.

Mẹ không cần lo sợ bầu 3 tháng đầu ăn mít được không bởi mít được xem là nguồn thực phẩm giàu vitamin C và chất chống oxy hóa. Khi mẹ ăn loại quả này sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch để bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây bệnh.

2.3. Tốt cho mẹ cao huyết áp

Dinh dưỡng mẹ bầu
Lợi ích không ngờ từ mít

Kali có trong mít có tác dụng hạ huyết áp rất tốt, trung bình cứ 100g mít sẽ cung cấp khoảng 303 miligam kali. Vì vậy, việc mẹ ăn mít thường xuyên là một cách để duy trì mức huyết áp trong tầm kiểm soát. Ngoài ra, mẹ bầu ăn mít còn giúp ngăn ngừa bệnh tim và hạn chế nguy cơ bị đột quỵ.

2.4. Bầu 3 tháng đầu ăn mít giúp giảm nguy cơ rối loạn tuyến giáp 

Bầu 3 tháng đầu ăn mít được không
Bầu 3 tháng đầu ăn mít được không?

Sự gia tăng của hormone hCG trong thời gian mang thai sẽ làm ảnh hưởng đến lượng hormone tuyến giáp trong máu, tăng nguy cơ rối loạn tuyến giáp. Nếu không được phát hiện kịp thời sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và thai nhi.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, vitamin B chứa trong trái mít sẽ giúp ngăn ngừa các vấn đề về tuyến giáp ở phụ nữ và làm giảm triệu chứng rối loạn một cách hiệu quả.

2.5. Bổ sung canxi thiếu hụt

Dinh dưỡng mẹ bầu
Mít giúp bổ sung canxi

Trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu, thai nhi cần một lượng lớn canxi từ mẹ để hình thành và phát triển trong suốt thai kỳ. Chính vì vậy mà mẹ rất dễ bị thiếu canxi.

Mít rất giàu magie, một chất dinh dưỡng quan trọng trong việc hấp thụ canxi và kết hợp với canxi để giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa các bệnh như loãng xương. Vậy nên mẹ hãy bổ sung mít vào thực đơn hàng ngày để giúp xương chắc khỏe nhé!

2.6. Bầu 3 tháng đầu ăn mít giúp điều tiết hormone

Bầu 3 tháng đầu ăn mít được không
Mẹ mang thai có thể ăn mít

Nếu mẹ còn phân vân bầu 3 tháng đầu ăn mít được không thì hãy đến với lợi ích tiếp theo của mít đó là giúp điều tiết hormone. Các dinh dưỡng trong mít sẽ hạn chế mức độ căng thẳng trong thời gian mang thai. Ngoài ra, ăn mít sẽ giúp mẹ duy trì được tinh thần thoải mái để từ đó nuôi dưỡng thai nhi một cách tốt nhất.

2.7. Bảo vệ mắt và da

Dinh dưỡng mẹ bầu
Bảo vệ mắt và da

Khi mang thai, do sự thay đổi của hormone, nội tiết tố có thể gây nên tình trạng mắt mờ, sạm da. Mít có chứa nhiều vitamin A giúp củng cố màng nhầy trên giác mạc, làm sáng da hiệu quả, có tác dụng duy trì sức khỏe của đôi mắt sáng và làn da căng bóng mịn màng. Vì vậy, mẹ nên bổ sung mít để có một đôi mắt sáng và làn da đẹp mẹ nhé!

2.8. Tăng cường hoạt động tiêu hóa cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Bầu 3 tháng đầu ăn mít được không
Ăn mít giúp tiêu hóa tốt hơn

Chắc hẳn đọc đến đây, mẹ đã biết bầu 3 tháng ăn mít được không rồi chứ? Ngoài những công dụng nêu trên, mít còn tăng cường khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa. 

Mít chứa các chất có thuộc tính chống loét và rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, mít còn có rất nhiều chất xơ, giúp mẹ ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa bình thường của cơ thể. Loại chất xơ này cũng có tác dụng loại bỏ các màng nhầy bám ở ruột, từ đó giúp mẹ giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột già.

3. Một số tác dụng phụ từ trái mít 

Dinh dưỡng mẹ bầu
Bầu 3 tháng đầu ăn mít được không?

Bầu 3 tháng ăn đầu ăn mít được không, có gây ảnh hưởng đến thai nhi không? Mặc dù mít có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng bên cạnh đó cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ mà mẹ cần chú ý. 

  • Gây nóng trong: Mẹ có cơ địa hay bị mọc mụn nhọt, rôm sảy không nên ăn nhiều vì sẽ làm tăng lượng đường trong máu, thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, nhất là tụ cầu – nguyên nhân gây nên tình trạng mụn nhọt, chốc lở.
  • Khiến bệnh thêm trầm trọng: mẹ mắc các bệnh gan nhiễm mỡ, bệnh suy thận mạn tính, bệnh tiểu đường tuyệt đối không sử dụng mít để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Gây dị ứng: Nếu mẹ là người có tiền sử bị dị ứng lại chưa bao giờ ăn mít thì không nên ăn trong lúc mang thai đâu nha!
  • Đông máu: Nếu mẹ bị rối loạn đông máu, hãy tránh ăn mít khi mang thai vì nó có thể làm tăng nguy cơ đông máu đó ạ.
  • Tăng lượng đường trong máu: Mít có chứa hàm lượng đường tự nhiên cao có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của mẹ. Do vậy, mẹ nên tránh ăn mít nếu bị đái tháo đường thai kỳ nha!

4. Cách chế biến món ngon tốt cho mẹ bầu 3 tháng từ mít

Bầu 3 tháng đầu ăn mít được không? Câu trả lời đương nhiên là có rồi. Dưới đây, Góc của mẹ sẽ gợi ý cho mẹ thêm 3 cách chế biến các món ngon từ trái mít giúp thực đơn của mẹ không trở nên nhàm chán.

Bầu 3 tháng đầu ăn mít được không
Chế biến các món ngon từ mít

4.1 Sữa chua mít

Mẹ cần chuẩn bị:

  • Mít 300g
  • Sữa đặc 390 ml
  • 2 bịch sữa tươi không đường 440 ml
  • Sữa chua 200g
  • Nước 500ml
  • Khuôn làm sữa chua

Cùng bắt tay vào làm nhé:

  • Bước 1: Mẹ cần lột bỏ phần xơ và hạt mít, sau đó cắt nhỏ phần mít này rồi cho vào cối xay. Mẹ cho thêm khoảng 500ml nước lọc vào, xay nhuyễn hỗn hợp này.
  • Bước 2: Sau khi xay xong mẹ đổ hỗn hợp trên vào nồi, bắc lên bếp, đun sôi trong khoảng 2 phút thì tắt bếp.
  • Bước 3: Mẹ đổ 390ml sữa đặc ra tô và trộn chung với nước mít nóng vừa nấu, khuấy đều rồi cho 440ml sữa tươi không đường vào và tiếp tục khuấy.
  • Bước 4: Sau khi hỗn hợp này nguội đến khoảng 35 – 40 độ C thì mẹ cho tiếp 200g sữa chua vào, khuấy nhẹ để các nguyên liệu hòa tan hoàn toàn vào nhau.
  • Bước 5: Sau khi hỗn hợp này đã mịn và nguội thì mẹ lần lượt đổ sữa chua vào khuôn đã chuẩn bị. Sau đó cho vào thùng giữ nhiệt, đổ nước ấm vào đến khoảng 2/3 khuôn, rồi ủ sữa chua trong 8 – 10 giờ.
  • Bước 6: Khi đã đủ thời gian ủ, mẹ lấy sữa chua ra ngoài, mẹ có thể thưởng thức luôn hoặc để vào ngăn mát tủ lạnh ăn dần.
Dinh dưỡng mẹ bầu
Cách làm sữa chua mít

Mẹ hãy tham khảo hướng dẫn chi tiết cách làm sữa chua mít tại đây để hiểu rõ hơn mẹ nhé! (Nguồn: Feedy Món Ăn Ngon)

4.2 Mít sấy

Mẹ cần chuẩn bị:

  • Mít 1 kg
  • Chanh 1 quả
  • Dầu ăn 
  • Đường/ Muối 

Cùng bắt nay vào làm nhé:

  • Bước 1: Mẹ dùng dao loại bỏ phần xơ và hạt mít, sau đó cắt múi mít làm đôi. Nếu múi mít có kích thước lớn thì mẹ có thể cắt thành 3 hoặc 4 nhé. 
  • Bước 2: Mẹ cần chuẩn bị một thau nước rồi cho vào 2 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê nước cốt chanh rồi khuấy đều đến khi đường tan.
  • Bước 3: Mẹ cho hết lượng mít đã bóc vào ngâm trong khoảng 10 – 15 phút rồi vớt ra để ráo.
  • Bước 4: Sau khi mít đã ráo nước thì mẹ hãy chia mít thành 2 – 3 phần để tiến hành sấy mít. Sau đó, mẹ dùng giấy nến đặt vào khay rồi xếp mít vào lò nướng. 
  • Bước 5: Mẹ tiến hành sấy mít trong khoảng 1 giờ đầu tiên ở 130 độ C. Sau 1 giờ, mẹ dùng đũa đảo đều mít rồi tiếp tục sấy mít ở 100 độ C trong khoảng 30 phút.
  • Bước 6: Mẹ lấy mít ra khỏi lò nướng và để nguội là có thể sử dụng được rồi.
Bầu 3 tháng đầu ăn mít được không
Cách làm mít sấy tại nhà

4.3. Kem mít

Mẹ cần chuẩn bị:

  • Mít 300 gr (đã bỏ hạt)
  • Whipping cream 200 ml
  •  Sữa đặc 25 gr
  •  Đường 60 gr
  • Khuôn làm kem

Cùng bắt nay vào làm nhé:

  • Bước 1: Đầu tiên, mẹ chia 300gr mít làm 3 phần bằng nhau, sau đó cắt khúc nhỏ 2 phần mít. Đối với phần mít còn lại, mẹ chia làm 2 phần, 1 phần cắt sợi và 1 phần cắt hạt lựu.
  • Bước 2: Mẹ cho phần mít cắt được vào máy xay sinh tố cùng với 60gr đường rồi xay nhuyễn mịn.
  • Bước 3: Mẹ dùng máy đánh bông cứng 200ml whipping cream đến khi tạo chóp đứng là được. Tiếp theo, mẹ cho 25gr sữa đặc vào phần kem bông và dùng muỗng trộn nhẹ nhàng cho hỗn hợp hòa quyện. Sau đó, mẹ cho vào thêm hỗn hợp mít vừa xay nhuyễn, mít cắt hạt lựu rồi trộn đều 1 lần nữa.
  • Bước 4: Mẹ đổ hỗn hợp kem vào khuôn, đậy nắp kín và để vào ngăn đá tủ lạnh 4 tiếng. Sau 4 tiếng, mẹ dùng muỗng xới đều kem lên, dàn phẳng mặt lại rồi tiếp tục để đông thêm 2 tiếng.
  • Bước 5: Sau 2 tiếng, mẹ tiếp tục xới kem thêm 1 lần nữa, dàn đều mặt kem và để đông 2 tiếng nữa là hoàn tất rồi ạ.
Dinh dưỡng mẹ bầu
Cách làm kem mít dành cho mẹ

Mẹ hãy xem chi tiết cách làm tại tại đây để được hướng dẫn cụ thể nhé! (Nguồn: Feedy Món Ăn Ngon)

5. Lưu ý khi ăn mít đúng cách dành cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Bầu 3 tháng đầu ăn mít được không
Một số lưu ý khi ăn mít 3 tháng đầu thai kỳ

Bên cạnh những công dụng tuyệt vời của việc ăn mít thì mẹ cũng cần chú ý một số điều để biết bầu 3 tháng đầu ăn mít được không:

1- Mặc dù mít có nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ trong thời kỳ mang thai nhưng mẹ chỉ nên ăn với lượng vừa phải. Việc nạp vào cơ thể quá nhiều mít rất dễ gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

2 – Những trường hợp bị dị ứng với mít hay bị rối loạn đông máu tuyệt đối nên tránh ăn mít bởi điều này có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng thêm.

3 – Mẹ mang thai đang mắc bệnh tiểu đường, béo phì hay huyết áp thấp nên hạn chế sử dụng mít.

4 – Đối với mẹ dễ nổi mụn nhọt, cơ địa nóng, gan nhiễm mỡ, suy thận mãn tính, suy nhược, sức khỏe yếu,… ăn mít sẽ gây hại cho sức khỏe.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp mẹ giải đáp được câu hỏi bầu 3 tháng đầu ăn mít được không. Mẹ đừng quên theo dõi Góc của mẹ để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé! Chúc mẹ luôn khỏe mạnh và nuôi dưỡng thai nhi thật tốt!

Mẹ tham khảo thêm nha:

Mang thai 3 tháng đầu ăn lựu được không? Lợi ích tuyệt vời từ trái lựu!

Mẹ bầu ăn cay được không? 7 điều mẹ nhất định phải biết khi ăn cay

Bầu 3 tháng đầu nên ăn canh gì? 17 món canh siêu ngon giải nhiệt mùa hè!

Bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì là câu hỏi đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của mẹ. Mẹ muốn bổ sung thêm dinh dưỡng từ các loại hạt nhưng lại không biết những thành phần có trong hạt có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé hay không. Cùng Góc của mẹ đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây ngay thôi mẹ ơi!

1. Mẹ bầu 3 tháng đầu có nên ăn hạt không?

Để biết bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì, mẹ hãy cùng tìm hiểu với Góc của mẹ nha!!

Hạt cung cấp nguồn chất xơ dồi dào, chứa chất béo lành mạnh, dầu không bão hòa, nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa quan trọng. Trong hạt chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, ví dụ như: vitamin E, protein, Omega-3,…. 

bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì
Mẹ bầu 3 tháng nên ăn hạt gì?

Không chỉ thơm ngon, các loại hạt còn mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như:

  • Là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh
  • Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
  • Giảm nguy cơ béo phì, mắc bệnh tim mạch, tiểu đường
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh nhờ khả năng chống oxy hóa
  • Cải thiện sức khỏe đường ruột
  • Giúp giảm cân an toàn, hiệu quả
  • Giảm thiểu khả năng bị dị ứng của bé sau này 
  • Góp phần cải thiện khả năng nhận thức ở bé

Những công dụng tuyệt vời trên có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của thai nhi và giúp mẹ bầu khỏe mạnh. Vì vậy, mẹ có thể an tâm sử dụng hạt trong thời kỳ mang thai mẹ nhé! Góc của mẹ sẽ gợi ý cho mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì ngay trong phần dưới đây. 

2. Top 17 loại hạt mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn 

2.1. Hạt óc chó 

Bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì? Gợi ý đầu tiên dành cho mẹ đó là hạt óc chó. 

Loại hạt siêu dinh dưỡng này xuất hiện lần đầu ở khu vực Ấn Độ và Địa Trung Hải, cụ thể hơn là ở Ba Tư xưa. Hạt óc chó được lấy từ cây óc chó – loài cây thuộc thực vật thân gỗ sống lâu năm. Hạt óc chó thường có hình thù nhăn nheo như não của động vật. Đây là lý do khiến nhiều người nhầm tưởng về tên gọi của nó nhưng thật ra không phải. Óc chó có mùi vị thơm và béo ngậy, thành phần giàu dinh dưỡng.

Hạt óc chó tốt cho mẹ bầu 
Hạt óc chó tốt cho mẹ bầu

Dưới đây là những thành phần dinh dưỡng có trong 100g hạt óc chó: 

Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng
Chất béo 65g
Protein 15g
Omega-3 9.08g
Omega-6 38.09g
Folate 98µg
Vitamin E 0.7mg
Vitamin B1 0.34mg
Canxi 98g
Sắt 2.91g
Magie 158mg
Photpho 346mg
Kẽm 3.09mg

Hạt óc chó có rất nhiều lợi ích đối với mẹ bầu và thai nhi như:

  • Giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như ung thư vú, tuyến tiền liệt và đại trực tràng.
  • Giúp kiểm soát sự thèm ăn, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
  • Hỗ trợ và phát triển hệ thần kinh, bộ não và các cơ xương của thai nhi.
  • DHA tốt cho mắt của mẹ và thai nhi
  • Giảm nguy cơ với các bệnh về tim mạch cho cả mẹ và bé 
  • Giúp chống trầm cảm và lo âu khi mang thai và sau sinh
  • Kiểm soát huyết áp cao, giảm nguy cơ sinh non
  • Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh
bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì
Hạt óc chó dành cho mẹ bầu

Một số lưu ý cho mẹ khi dùng hạt óc chó:

  • Với mẹ đang mang thai, các bác sĩ khuyên dùng 6-8 quả óc chó một ngày là tốt nhất. Đây là liều lượng hợp lý để các mẹ bầu cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển trí não.
  • Mẹ nên sử dụng cả lớp vỏ lụa, lớp vỏ mỏng của quả óc chó có chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ, thế nên đừng vội bỏ đi mẹ nha!.
  • Nếu mẹ mắc chứng khó tiêu nên hạn chế ăn óc chó quá nhiều vào buổi tối, vì nó sẽ khiến mẹ hơi khó chịu đó!

2.2. Hạt hạnh nhân 

Hạnh nhân là sự lựa chọn tuyệt vời tiếp theo cho câu hỏi bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì. Nếu nhắc đến hạt óc chó là vua của các loại hạt dinh dưỡng thì không thể bỏ qua nữ hoàng của các loại hạt bổ ích cho sắc đẹp và sức khỏe là hạnh nhân.

Dinh dưỡng mẹ bầu
Giải đáp cho thắc mắc bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì?

Hạnh nhân là cây xứ lạnh, có nguồn gốc từ Châu Âu. Hiện nay, bang California là bang sản xuất hạnh nhân với số lượng lớn nhất thế giới. Ở Việt Nam, cây hạnh nhân hiện nay cũng đang được nhân giống và trồng tại các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa,…

Dưới đây là những thành phần dinh dưỡng có trong 100g hạt hạnh nhân, mẹ cùng tham khảo nhé: 

Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng
Protein 21.2g
Omega-6 12.32g
Folate 44µg
Magie 270mg
Photpho 481mg
Sắt 3.71mg
Canxi 269mg

Hạnh nhân là loại hạt dinh dưỡng có nhiều vitamin, protein, chất xơ và khoáng chất. Chính vì vậy, hạnh nhân không những tốt cho bà bầu mà còn cả thai nhi: 

  • Hỗ trợ hệ tiêu hoá trong quá trình thai kỳ
  • Cung cấp chất béo có lợi cho bà bầu
  • Cung cấp Protein cho cả mẹ và bé
  • Bổ sung vitamin E
  • Cung cấp axit Folic (Vitamin B9)
  • Hỗ trợ phát triển nhận thức thai nhi
  • Giúp bổ sung Sắt trong giai đoạn thai kỳ
  • Nguồn chất chống oxy hoá tuyệt vời. 
bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì
Hạnh nhân có tốt cho sức khỏe của mẹ bầu?

Tuy hạnh nhân là một gợi ý tuyệt vời cho bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì nhưng mẹ cũng cần lưu ý một số điều khi sử dụng:  

  • Mẹ chỉ nên sử dụng vừa đủ và điều độ để hạnh nhân phát huy giá trị dinh dưỡng tốt nhất, cụ thể là khoảng 30 gr hạt/ngày.  
  • Mẹ hạn chế ăn quá nhiều hạnh nhân sẽ gây tác dụng phụ không mong muốn như tăng cân, dư Vitamin E, dư calories.
  • Nếu ăn cả vỏ hạnh nhân thì mẹ nên ngâm trước nha! Điều này sẽ giải phóng các chất ức chế enzym, làm dịu hệ tiêu hóa của mẹ đó!

2.3. Hạt dẻ 

Hạt dẻ là loài thực vật thuộc loại thân gỗ, có tuổi thọ sống lâu năm và có nguồn gốc từ những nước ở khu vực châu Âu, bán đảo châu Á. 

Hạt dẻ chứa nhiều chất dinh dưỡng 
Hạt dẻ chứa nhiều chất dinh dưỡng

Bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì? Mẹ hãy tham khảo bảng thành phần dinh dưỡng có trong 100g hạt dẻ để lựa chọn thật tốt nhé:

Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng
Chất đạm 6.8 g
Folate 110 µg
Magie 137 mg
Kali 726 mg
Photpho 155mg
Natri 5mg
Kẽm 1.41mg
Vitamin C 59 mg
Vitamin B1 0.26 mg
Vitamin B2 0.29 mg
Vitamin PP 1.3 µg

Hạt dẻ rất phù hợp cho mẹ bầu bởi những công dụng sau:

  • Giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh
  • Ngăn ngừa dị tật ống thần kinh và nứt đốt sống
  • Điều chỉnh lưu lượng máu, kích thích hoạt động của thận
  • Giúp mẹ bầu giảm mệt mỏi khi mang thai
  • Giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, điều hòa huyết áp
bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì
Hạt dẻ tốt cho mẹ bầu

Một số lưu ý cho mẹ khi sử dụng hạt dẻ:

  • Không nên ăn kết hợp hạt dẻ cùng với thịt bò, đậu phụ, thịt cừu, hạnh nhân để tránh gây đau bụng, nôn mửa mẹ nhé!
  • Các chuyên gia khuyên rằng chỉ nên dùng 50-70gr hạt dẻ mỗi tuần để đem lại hiệu quả một cách tối đa. Nếu sử dụng quá nhiều hạt dẻ có thể gây ra hiện tượng nóng trong người, chướng bụng, táo bón.

2.4. Hạt chia 

Bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì? Gợi ý tiếp theo dành cho mẹ đó là hạt chia. Hạt chia có nguồn gốc từ Mexico, là thực phẩm truyền thống lâu đời của vùng Trung và Nam châu Mỹ. Loài cây này thích nghi với nhiều loại đất và khí hậu khác nhau. Đặc biệt, chúng có thể phát triển trong môi trường khô hạn, vì thế rất được khuyến khích làm cây trồng luân canh trên cánh đồng.

Mẹ bầu nên ăn hạt chia 
Mẹ bầu nên ăn hạt chia

Dưới đây là những thành phần dinh dưỡng có trong 100g hạt chia: 

Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng
Protein 16.5g
Folate 49 µg
Kali 407mg
Natri 16mg
Canxi 631mg
Kẽm 4.58mg
Sắt 7,7mg
Magie 335mg
Vitamin A 54 IU
Vitamin B1 0.62mg
Vitamin C 1,6mg

Theo Y học hiện đại, hạt chia mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ:

  • Giúp tăng lượng tế bào hồng cầu
  • Bổ sung canxi giúp xương mẹ và thai nhi chắc khỏe hơn
  • Hạt chia tốt cho não bộ của bé
  • Uống nước hạt chia giúp kiểm soát cân nặng bà bầu
  • Ngăn ngừa và giảm tình trạng táo bón ở bà bầu trong 3 tháng đầu
  • Chống lão hóa và nám da 
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường
  • Hạt Chia giúp chống oxy hóa, kháng viêm
bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì
Hạt chia tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi

Tuy nhiên, mẹ cũng cần phải lưu ý một số điều khi sử dụng hạt chia:

  • Mẹ không nên uống quá 20g/ngày bởi hàm lượng chất xơ cao trong hạt chia kết hợp với chất xơ trong các loại thực phẩm khác sẽ gây quá tải cho dạ dày.
  • Thời điểm tốt nhất để uống hạt chia là vào sáng sớm trước khi ăn sáng và buổi tối sau khi ăn để có thể phát huy được công dụng tốt nhất.

2.5. Hạt sen

Một gợi ý tiếp theo dành cho mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì chính là hạt sen. Hạt sen từ lâu được biết đến là thực phẩm bổ dưỡng, được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon. Theo Đông y, hạt sen có vị ngọt, tính bình có tác dụng bổ tỳ dưỡng tâm, là vị thuốc quý điều trị tiêu chảy, cải thiện tình trạng mất ngủ, chán ăn, hồi hộp, lo âu, đầy bụng, khó tiêu.

Bầu 3 tháng có nên ăn hạt sen không
Bầu 3 tháng có nên ăn hạt sen không

Dưới đây là những thành phần dinh dưỡng có trong 100g hạt sen: 

Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng
Protein 20g
Carbohydrate 58g
Chất béo 2.4g
Nước 14g
Năng lượng 334Kcal
Chất xơ 2.2g
Canxi 89mg
Sắt 6.4mg
Magie 210mg
Photpho 285mg
Kẽm 1.05mg
Vitamin B1 0.64mg
Beta-carotene 30µg

Hạt sen rất tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi:

  • Điều trị chứng mất ngủ
  • Ngăn ngừa tiêu chảy.
  • Mẹ ăn hạt sen giúp kiểm soát huyết áp
  • Giảm đau nướu
  • Giữ ẩm cho làn da nhờ ăn hạt sen
  • Kiểm soát cân nặng
  • Giúp mẹ giảm mệt mỏi khi mang thai 
  • Tốt cho sự phát triển của thai nhi
bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì
Mẹ mang thai 3 tháng có nên ăn hạt sen?

Là một gợi ý tuyệt vời cho bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì nhưng mẹ cũng cần lưu ý một số điều khi sử dụng hạt sen:

  • Trường hợp mẹ bị đái tháo đường: mẹ bầu 3 tháng đầu nên hạn chế ăn hạt sen vì có nguy cơ làm giảm lượng đường trong máu, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Trường hợp mẹ bầu mắc chứng táo bón thai kỳ: mẹ bầu không nên ăn hạt sen. Bởi vì trong Đông y, hạt sen có tính bình nếu sử dụng quá nhiều có thể gây đầy bụng, khó tiêu.
  • Trường hợp mẹ bị bệnh tim: Mặc dù hạt sen tốt cho tim mạch nhưng với mẹ bầu 3 tháng đầu đang mắc bệnh tim thì không nên ăn hạt sen vì trong tâm sen của hạt sen có alkaloid. Nếu muốn ăn mẹ phải loại bỏ tâm sen trước khi sử dụng.

2.6. Hạt mắc ca 

Bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì? Đừng bỏ qua Hạt Macca mẹ nhé! Loại hạt này có nguồn gốc từ cây hoang dại ở vùng mưa nhiệt đới của nước Úc. Tại Việt Nam, cây mắc ca được trồng thử nghiệm vào năm 1994. Chúng được trồng phổ biến tại các tỉnh Ba Vì, Đắk Lắk, Sơn La…Vài năm trở lại đây loại cây này được biến đến nhiều ở khu vực Tây nguyên bởi hội tụ các điều kiện tốt nhất về thổ nhưỡng.

Công dụng tuyệt vời từ hạt mắc ca 
Công dụng tuyệt vời từ hạt mắc ca

Mẹ hãy tham khảo những thành phần dinh dưỡng có trong 100g hạt mắc ca dưới đây để biết có nên bổ sung vào danh sách bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì không nhé: 

Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng
Protein 2.2g
Chất xơ 2.3gr
Photpho 56mg
Magie 34mg
Canxi 20mg
Sắt 0.75mg
Kẽm 0.37mg
Vitamin B1 0.2mg
Vitamin C 0.2g
Vitamin B6 0.1mg

Hạt mắc ca là một trong những loại thực phẩm tốt, giàu dưỡng chất giúp mẹ và bé có được sức khoẻ tốt nhất:

  • Giúp bổ sung chất béo tốt cho cơ thể mẹ
  • Giàu axit béo Omega 3 tốt cho trí não bé yêu
  • Bổ sung nguồn protein thực vật tốt cho cơ thể
  • Axit ellagic giúp mẹ bầu giảm stress hiệu quả
  • Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ
  • Giúp ổn định và giảm huyết áp cao khi mang thai
  • Melatonin trong mắc ca giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn
  • Giúp mẹ kích thích sữa non về sớm sau sinh
  • Tăng cường hệ miễn dịch mẹ bầu khi mang thai
  • Giảm nguy cơ táo bón cho mẹ bầu
bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì
Những lợi ích không ngờ từ hạt mắc ca

Một số lưu ý cho mẹ khi sử dụng hạt mắc ca:

  • Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyên rằng, mẹ bầu nên ăn 10 đến 15 hạt mắc ca 1 ngày là tốt nhất.
  • Hạt macca chứa một lượng chất béo khá lớn. Nếu mẹ lạm dụng quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng chướng bụng, đầy hơi, tăng cân.

2.7. Hạt đác

Hạt đác là hạt của cây đác – một loại cây sống chủ yếu tại những vùng Nam Trung Bộ như: Nha Trang (Khánh Hòa), Phú Yên. Loại hạt này có da trơn láng, màu trắng tự nhiên, vị ngọt mát có chút béo bùi, giòn sần sật nên rất được mẹ bầu ưa chuộng.

Dinh dưỡng mẹ bầu
Hạt đác giàu chất dinh dưỡng

Dưới đây là những thành phần dinh dưỡng có trong 100g hạt đác: 

Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng
Canxi 91mg
Protein 0.4 g
Chất béo 0.2 g
carbohydrate 6 g
Chất xơ 1.6 g
Magie 9.1 g
Photpho 243 mg

Lý do hạt đác nằm trong danh sách bầu 3 tháng nên ăn hạt gì bởi những công dụng tuyệt vời của nó:

  • Giúp tăng sức đề kháng
  • Phát triển trí não của thai nhi
  • Giúp mẹ giảm mệt mỏi, điều hòa huyết áp
  • Góp phần giúp xương chắc khỏe
  • Tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa
  • Giúp cân bằng vóc dáng
  • Ăn hạt đác còn giúp mẹ lợi sữa 
bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì
Mẹ bầu 3 tháng nên ăn hạt đác không?

Mặc dù hạt đác là lựa chọn tuyệt vời cho bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì nhưng mẹ cũng cần phải chú ý một số điều khi sử dụng:

  • Hạt đác ngon nhất khi kết hợp với những món ngọt như chè, đác ngào đường, đác rim hoa quả nên khi mẹ sử dụng cần điều chỉnh lượng ngọt phù hợp để tránh tiểu đường thai kỳ.
  • Tránh ăn hạt đác quá nhiều vì sẽ khiến đầy bụng, khó tiêu, không thể ăn các loại thực phẩm khác. Vì vậy, mẹ chỉ nên ăn khoảng 50g/ ngày để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi.
  • Hạt đác khi bóc ra thường có mủ nhớt nên cần phải rửa sạch nhiều lần với nước để tránh bị hỏng.

2.8. Hạt điều  

Bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì? Một lựa chọn tiếp theo dành cho mẹ đó chính là hạt điều.

Hạt điều là hạt của cây điều – một loại cây xuất sứ từ khu vực Nam Mỹ, cụ thể là đất nước Brazil xinh đẹp. Loại cây này có tính chất khoẻ mạnh, chịu được khí hậu khô nóng nhiệt đới, phù hợp với thổ nhưỡng nhiều nơi trên đất nước ta. Tuy nhiên, nó hợp nhất với những vùng đất đỏ bazan và được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

Điều - loại hạt cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể
Điều – loại hạt cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể

Dưới đây là những thành phần dinh dưỡng có trong 100g hạt điều: 

Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng
Kali 660mg
Canxi 37 mg
Kẽm 5.78mg
Folate 25mcg
Vitamin K 34,1mcg
Magie 292mg
Chất xơ 3.3g
Phốt pho 593mg
Protein 18.22g
Chất béo 43.85g
Carbohydrate 30,19g

Dưới đây là các tác dụng tuyệt vời từ hạt điều mà mẹ nên biết: 

  • Giảm nguy cơ dị ứng ở thai nhi
  • Tăng sức đề kháng, chống lại tình trạng nhiễm trùng
  • Ngăn ngừa và đẩy lùi chứng táo bón khi mang thai 
  • Giúp cho răng và lợi chắc khỏe
  • Hạn chế những dị tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống cho thai nhi
  • Tốt cho quá trình phát triển tế bào của thai nhi
  • Ngăn ngừa chuột rút cơ bắp, đau đầu và đau nửa đầu
  • Giúp thúc đẩy sản xuất hồng cầu, chống lại cảm giác mệt mỏi và thiếu máu 
bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì
Điều là một trong những loại hạt giàu dinh dưỡng

Một số lưu ý cho mẹ khi sử dụng hạt điều đó là:

  • Mẹ chỉ nên ăn khoảng 30g hạt điều, tương ứng với khoảng 10 hạt mỗi ngày để tránh tình trạng thừa cân
  • Hạt điều có chứa của thành phần gọi là urushiol (một hợp chất hữu cơ có dầu mang yếu tố dị ứng), có thể gây ngứa và nổi mẩn trên da.
  • Việc mẹ ăn quá nhiều hạt điều rang muối có thể làm tăng lượng natri và khiến huyết áp thay đổi, gây áp lực lên động mạch, tim và thận.

2.9. Hạt dẻ cười

Hạt dẻ cười có nguồn gốc xuất xứ ban đầu từ khu vực Trung Á, bao gồm cả Iran và Afghanistan ngày nay. Hiện Việt Nam và một số nước Châu Á khác có thể trồng được cây hạt dẻ cười. Tuy nhiên, các vùng trồng chỉ mới được hình thành và cây giống hạt dẻ cười trồng ở Việt Nam vẫn đang được thử nghiệm, nghiên cứu.

Mẹ bầu 3 tháng nên ăn hạt dẻ cười 
Mẹ bầu 3 tháng nên ăn hạt dẻ cười

Mẹ hãy tham khảo bảng thành phần dinh dưỡng có trong 100g hạt dẻ cười dưới đây để quyết định xem nó có phải lựa chọn tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì không nhé: 

Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng
Protein 20g
Chất béo 46.67g
Carbohydrate 28g
Đường 8g
Sắt 3.9mg
Natri 1mg
Năng lượng 560 kcal
Kali 1.025 mg
Chất xơ 10g
Vitamin C 5.6 mg
Vitamin B6 1.7 mg
Magie 121 mg
Canxi 105 mg

Các chất này rất có ích cho sự phát triển toàn diện của thai nhi và mẹ: 

  • Có tác dụng ổn định nồng độ lipid và giảm cholesterol 
  • Chứa chất chống oxy hóa, giúp thúc đẩy hệ miễn dịch tích cực
  • Đảm bảo duy trì năng lượng cần thiết cho cơ thể
  • Ngăn chặn nhiễm trùng, giảm đau viêm, sưng khớp hiệu quả cho mẹ
  • Tốt cho sự tổng hợp hồng cầu trong quá trình mang thai
  • Tốt cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh thai nhi
  • Là chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển cơ bắp và mô của trẻ
bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì
Hạt dẻ cười tốt cho sức khỏe mẹ bầu

Một số lưu ý cho mẹ khi sử dụng hạt dẻ cười:

  • Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai chỉ nên ăn tối đa 15 hạt/ mỗi ngày.
  • Hạt dẻ chứa nhiều Fructans, nên ăn nhiều có thể khiến mẹ bị táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa.
  • Vì rang sấy cùng muối trong quá trình chế biến, nên một số hạt cười có thể chứa nhiều natri khiến mẹ bầu tăng huyết áp, mệt mỏi.

2.10. Hạt hồ đào 

Cây hồ đào hay còn gọi là Pecan, thuộc họ cây gai, có nguồn gốc từ miền Bắc nước Mỹ và Mexico. Gần đây, nhờ tập tính thích nghi tốt, cây hồ đào được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, nổi bật nhất là Trung Quốc và Việt Nam.

Dinh dưỡng mẹ bầu
Mẹ bầu 3 tháng có thể ăn hạt hồ đào

Dưới đây là những thành phần dinh dưỡng có trong 100g hạt hồ đào: 

Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng
Protein 9.17g
Chất xơ 9.6g
Folates 22µg
Thiamin 0.660 mg
Vitamin-A 56 IU
Vitamin-E 24.44 mg
Kali 410 mg
Canxi 70 mg
Sắt 2.53 mg
Kẽm 4.53 mg
Photpho 277 mg
Tổng chất béo 71.9 g
Carbohydrate 13.86 g
Năng lượng 691 Kcal

Quả hồ đào mang lại nhiều lợi ích cho mẹ và thai nhi nên mẹ có thể yên tâm bổ sung hạt dẻ cười vào danh sách bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì nhé:

  • Là nguồn cung cấp Omega – 3 dồi dào để hình thành não bộ cho bào thai. Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi
  • Giúp mẹ bầu ngủ ngon giấc
  • Đẩy lùi chứng trầm cảm trong và sau khi sinh
  • Bổ sung tốt lượng vitamin E và C đầy đủ
  • Phòng ngừa nguy cơ tiền sản giật
bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì
Những loại hạt tốt cho sức khỏe mẹ và thai nhi

Một số lưu ý cho mẹ khi sử dụng hạt hồ đào:

  • Mẹ chỉ nên ăn trung bình ăn khoảng 6 quả/ngày.
  • Mẹ nên ăn kiên trì và đều đặn hàng ngày để quả hồ đào phát huy tác dụng.
  • Trước khi sử dụng mẹ có thể bóc vỏ sử dụng trực tiếp hoặc làm nóng ở nhiệt độ 1600⁰C rồi ăn sẽ ngon hơn.

2.11. Hạt quả hạch Brazil 

Bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì? Loại hạt tiếp theo dành cho mẹ là hạt quả hạch Brazil. Hạt hạch dồi dào năng lượng và giàu chất béo lành mạnh, selen, magiê, đồng, phốt pho, mangan, thiamine và vitamin E. Do đó, nó cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và bé trong thai kỳ.

bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì
Mẹ nên ăn hạt khi mang thai không?

 

Dưới đây là những thành phần dinh dưỡng có trong 100g hạt quả hạch Brazil:

Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng
Chất béo 18 g
Protein 4 g
Carbs 3 g
Chất xơ 2 g
Vitamin E 8% RDI
Magiê 26% RDI
Năng lượng 182 Kcal

Loạt hạt này mang lại nhiều lợi ích cho mẹ và thai nhi:

  • Giữ gìn sự trẻ trung, sức hấp dẫn và chất lượng của làn da
  • Bổ sung dự trữ khoáng chất và vitamin, giúp tóc và móng mẹ và thai nhi chắc khỏe  
  • Giảm mức độ cholesterol “xấu”, ngăn ngừa lão hóa tế bào sớm
  • Giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer và Parkinson, viêm tắc tĩnh mạch và thiếu máu
  • Tốt cho sự phát triển trí não và thể chất của thai nhi
Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt bổ sung dinh dưỡng
Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt bổ sung dinh dưỡng

Một số lưu ý cho mẹ khi sử dụng hạt quả hạch Brazil:

  • Các chuyên gia khuyến cáo mẹ không nên ăn quá 6 hạt mỗi ngày.
  • Hạt quả hạch Brazil chứa nhiều chất selen có thể gây ra tình trạng cơ thể bị say, cảm giác no ở vùng đám rối thần kinh mặt trời, buồn nôn và ợ chua.

2.12. Hạt bí 

Hạt hạt bí xanh là một nguồn bổ sung chất dinh dưỡng tuyệt vời trong chế độ ăn uống của mẹ đang trong giai đoạn mang thai. Những hạt này chứa nhiều dưỡng chất khác nhau và sẽ giúp bé phát triển tốt hơn.

 

bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì
Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt bổ sung dinh dưỡng

Công dụng của hạt bí đối với mẹ bầu 

Để bổ sung vào danh sách bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì, mẹ hãy cùng tham khảo những thành phần dinh dưỡng có trong 100g hạt bí: 

Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng
Cacbohydrat 14.71 g
Chất béo 49.05 g
Protein 29.84 g
Vitamin C 6.5 mg
Canxi 52 mg
Sắt 8.07 mg
Magie 550 mg
Photpho 1174 mg
Kalii 788 mg
Năng lượng 574 Kcal

Những công dụng tuyệt vời từ hạt bí có thể kể đến như:

  • Giảm nguy cơ trầm cảm trong và sau thai kỳ
  • Giúp mẹ mang bầu thư giãn và tỉnh táo
  • Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch
  • Tốt cho sự phát triển của thai kỳ
  • Giảm nguy cơ dị ứng cho thai nhi
Hạt bí tốt cho sức khỏe mẹ và thai nhi 
Hạt bí tốt cho sức khỏe mẹ và thai nhi

Mặc dù hạt bí là một gợi ý tuyệt vời cho bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì nhưng mẹ cũng cần lưu ý một số điều khi ăn:

  • Do khá nhiều chất xơ mà mẹ bầu ăn nhiều hạt bí đỏ có thể bị tiêu chảy, buồn nôn hoặc ợ hơi.
  • Trong hạt bí ngô có một loại chất béo gây kích thích niêm mạc họng nên nếu ăn nhiều quá có thể dễ bị ho, khàn tiếng.
  • Mỗi ngày mẹ chỉ nên ăn khoảng 30g hạt bí (tương đương 1 thìa) để tránh bị thừa cân bởi trong nhân hạt bí cũng có chứa một lượng dầu nhất định.

2.13. Hạt hướng dương

Nếu mẹ đang thắc mắc liệu có nên bổ sung hạt hướng dương vào danh sách bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì không thì câu trả lời sẽ là có. Loại hạt này chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho thai nhi. Hạt hướng dương nằm trong danh sách các loại hạt tốt cho mẹ đang mang thai.

bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì
Mang bầu được ăn hạt hướng dương không?

Dưới đây là những thành phần dinh dưỡng có trong 100g hạt hướng dương: 

Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng
Năng lượng 283 Kcal
Carbohydrate 10 g
Chất xơ 5 g
Protein 11.67g
Chất béo 25 g
Canxi 67 mg
Sắt 3 mg
Natri 92 mg 
Vitamin E 33 mg
Vitamin C 1.4 mg

Mẹ có thể bổ sung hạt hướng dương vào danh sách bầu 3 tháng nên ăn hạt gì bởi những lợi ích sau:

  • Ngăn ngừa dị tật ống thần kinh thai nhi
  • Ngăn ngừa hình thành cục máu đông
  • Chống trầm cảm trong và sau khi mang thai 
  • Giúp xương và răng chắc khỏe
  • Cải thiện hệ thống miễn dịch
  • Giảm nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ
  • Giảm lượng cholesterol có trong máu
Hạt hướng dương có tốt không?
Hạt hướng dương có tốt không?

Một số điều mẹ cần lưu ý khi ăn hạt hướng dương đó là:

  • Chỉ nên dùng khoảng 30g/ngày để tránh tình trạng dư thừa chất dinh dưỡng.
  • Mẹ nên dùng hạt hướng dương còn tươi nguyên, càng ít qua gia vị và chế biến càng tốt.
  • Mẹ có thể mua hạt đã được tách vỏ để rút ngắn thời gian tách hạt hoặc chỉ nên mua hạt dạng rang thô để giữ nguyên hương vị thơm ngon ban đầu.

2.14. Hạt lạc (Đậu phộng)

Bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì? Hạt lạc chính là đáp án tiếp theo dành cho mẹ.

Theo các chuyên gia, mẹ bầu ăn lạc hoàn toàn không thành vấn đề nếu như mẹ không bị dị ứng với loại thực phẩm này. Lạc là một nguồn protein tuyệt vời và không hề tốn kém, cùng với đó, lạc giàu chất xơ, nhiều vitamin E, folate, mangan, magie, đồng,… cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi.

bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì
Đậu phộng tốt cho mẹ bầu

Dưới đây là những thành phần dinh dưỡng có trong 100g hạt lạc: 

Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng
Năng lượng 573Kcal
Protein 27.5g
Carbs 15.5g
Chất xơ 2.5g
Chất béo 44.5g
Canxi 68mg
Sắt 2.2mg
Magie 185mg
Photpho 420mg
Kali 421mg
Kẽm 1.9mg
Vitamin B1 0.44mg
Vitamin PP 16mg
Folate 240μg
Vitamin E 8.33mg
Beta-carotene 10μg

Những lợi ích tuyệt vời từ hạt lạc mà mẹ nên biết:

  • Ổn định đường huyết cho bà bầu 3 tháng đầu
  • Đậu phộng giúp hỗ trợ giảm nồng độ muối
  • Duy trì sức khỏe tim mạch cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu
  • Bổ sung đậu phộng giúp cung cấp chất béo không bão hòa 
  • Đậu phộng giúp tăng canxi tốt cho xương của mẹ bầu và thai nhi
  • Cải thiện tiêu hóa, tránh táo bón ở mẹ bầu 3 tháng đầu
Dinh dưỡng mẹ bầu
Có nên ăn hạt lạc khi mang thai?

Một số lưu ý khi sử dụng hạt lạc:

  • Theo khuyến cáo của viện dinh dưỡng Úc, mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 30g lạc/ngày (tương đương với 1 nắm tay).
  • Lạc tuy là món ăn giàu dưỡng chất nhưng lại là một trong những loại hạt dễ gây dị ứng. Vì vậy mẹ bầu cần cẩn trọng nắm được các dấu hiệu, triệu chứng khi ăn lạc bị dị ứng để có thể phát hiện kịp thời, tránh những hậu quả nghiêm trọng.

2.15. Hạt dưa 

Hạt dưa là một trong những loại hạt quen thuộc trong ngày tết ở nước ta. Loại hạt được lấy từ nhiều loại dưa khác nhau nhưng chủ yếu là hạt của dưa hấu.

Dinh dưỡng mẹ bầu
Hạt dưa có tốt cho mẹ bầu không?

Bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì? Mẹ hãy tham khảo bảng thành phần dinh dưỡng có trong 100g hạt dưa để lựa chọn thật tốt nhé:

Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng
Năng lượng 158 Kcal
Protein 8 g
Chất béo 13.4 g
Carbohydrate 4.34 g
Canxi 15.3 mg
Sắt 2.06 mg
Magie 46 mg
Photpho 214 mg
Kali 184 mg
Kẽm 2.9 mg

Những lợi ích tuyệt vời khi sử dụng hạt dưa:

  • Bổ sung chất sắt cho cơ thể, cải thiện tình trạng thiếu máu khi mang thai
  • Thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu tốt cho thai nhi
  • Hạt dưa giúp hạn chế chứng trầm cảm khi mang thai
  • Giúp mẹ bầu có được làn da khỏe đẹp
  • Nuôi dưỡng tóc và răng chắc khỏe
  • Giảm đau bụng do chuột rút trong quá trình mang thai
bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì
Nên ăn hạt gì khi mang thai

Những lưu ý cho mẹ khi sử dụng hạt dưa:

  • Mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 30g hạt dưa/ngày (tương đương với 1 nắm tay) để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi.
  • Ăn nhiều hạt dưa có thể gây nóng trong người, đồng thời gây ra chứng khó tiêu, đầy bụng ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
  • Hạt dưa chứa những chất ức chế enzyme có thể gây khó chịu ở đường tiêu hoá đối với những mẹ bầu có đường tiêu hoá nhạy cảm. Vì vậy khi ăn hạt dưa mẹ bầu nên ngâm nước muối vài giờ nhé!

2.16. Nho khô

Bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì? Đối với mẹ thích ăn ngọt thì nho khô là một lựa chọn không thể bỏ qua.

Nho khô là loại thực phẩm hoàn toàn tự nhiên, không cần có thêm bất cứ một thành phần phụ gia nào khác mà vẫn ngọt dịu và có vị thơm đặc trưng. Ở Việt Nam, vùng sản xuất nho khô nổi tiếng nhất với nhiều sản lượng là vùng Ninh Thuận với những vườn nho và sản lượng nho lớn và là thương hiệu đặc sản.

Nho khô - lựa chọn an toàn dành cho mẹ
Nho khô – lựa chọn an toàn dành cho mẹ

Dưới đây là những thành phần dinh dưỡng có trong 100g nho khô: 

Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng
Chất xơ 3.7g
Protein 3.1g
Đường 59.2g
Chất béo 0.46g
Năng lượng 299Kcal
Canxi 50mg
Sắt 1.88mg
Magie 32mg
Photpho 101mg
Kali 749mg

Nho khô mang lại những lợi ích tuyệt vời như:

  • Tăng cường sản sinh hồng cầu, ngừa thiếu máu. 
  • Cung cấp chất xơ để đẩy lùi táo bón 
  • Giúp răng và xương mẹ và thai nhi chắc khỏe
  • Bổ sung năng lượng cần thiết cho cơ thể
  • Tốt cho thị lực, giảm nguy cơ mắc bệnh bẩm sinh
bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì
Nho khô là sự lựa chọn tuyệt vời cho mẹ bầu

Những lưu ý khi sử dụng nho khô mẹ cần biết:

  • Hàm lượng đường trong nho khô khá cao, ăn quá nhiều sẽ làm tăng lượng đường trong máu, dẫn đến nguy cơ tiểu đường thai kỳ và những biến chứng nguy hiểm khác.
  • Theo các chuyên gia khuyến cáo, mẹ chỉ nên ăn tầm 15g nho khô, tương đương 15 quả, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi.

2.17. Các loại đậu

Bầu 3 tháng nên ăn hạt gì? Các loại đậu là một lựa chọn tuyệt vời dành cho mẹ.

Các cây họ đậu có nguồn gốc khác nhau, tùy thuộc vào loại. Một số loại đậu thường được tiêu thụ hiện nay là: đậu, đậu nành, đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu phộng, đậu xanh, me, carob và cỏ linh lăng, trong số những loại khác…

Các loại đậu tốt cho sức khỏe 
Các loại đậu tốt cho sức khỏe

Dưới đây là những thành phần dinh dưỡng có trong 100g đậu đen, đậu nành và đậu xanh: 

Thành phần dinh dưỡng  Đậu đen Đậu nành Đậu trắng
Protein 24.2g 34g 23.2g
Chất xơ 4g 4.5g 3.6g
Chất béo 1.7g 18.4g 2.1g
Carbohydrate 53.3g 24.6g 53.8g
canxi 56mg 165mg 160mg
Sắt 6.1mg 11mg 6.8mg
Photpho 354mg 690mg 514mg
Vitamin C 3mg 4mg 3mg
Vitamin B1 0.5mg 0.54mg 0.54mg
Folate 444µg 375µg 394µg
Năng lượng 325Kcal 400Kcal 327Kcal

Những công dụng tuyệt vời từ các loại đậu:

  • Các loại đậu giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi 
  • Hàm lượng chất xơ dồi dào có trong các loại đậu giúp hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện chứng táo bón, đầy hơi cho mẹ bầu.
  • Thường xuyên ăn các loại đậu giúp bổ sung axit folic, sắt, có tác dụng làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
  • Thành phần kẽm có trong các loại đậu còn giúp giảm nguy cơ sinh non, ngăn ngừa tình trạng chuột rút thường gặp ở mẹ bầu.
bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì
Mẹ mang thai 3 tháng nên ăn các loại đậu

Mặc dù các loại đậu là một gợi ý tuyệt vời cho bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì nhưng mẹ cũng cần lưu ý một số điều khi ăn:

  • Ngoài ra, các loại đậu cũng chứa nhiều chất phytate làm giảm hấp thu một số khoáng chất như sắt, kẽm, canxi khi dùng chung với các thức ăn chứa nhiều sắt, kẽm và canxi. Vì vậy chúng ta không nên ăn nhiều loại đậu cùng một lúc không tốt cho đường ruột.
  • Ăn quá nhiều đậu dễ gây ra các bệnh về đường ruột, dạ dày, các bệnh phụ khoa…
  • Mẹ chỉ nên ăn một lượng hạt đậu vừa phải, cụ thể là 20-25g đậu/ ngày.

3. Lưu ý cho mẹ bầu 3 tháng đầu khi ăn hạt

1 – Mẹ có thể ăn hạt ngay sau khi biết tin có thai bởi vì dinh dưỡng có trong hạt có giá trị rất lớn đối với sự phát triển của thai nhi và giúp mẹ luôn khỏe mạnh. Các loại hạt trên cũng tiện lợi để mang theo bất cứ đâu, vì vậy đây là một lựa chọn lành mạnh để thưởng thức bất cứ khi nào mẹ cảm thấy đói.

2 – Mẹ nên chọn mua hạt ở những địa chỉ uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Không nên ham rẻ mà mua những loại hạt kém chất lượng, không rõ xuất xứ, nguồn gốc làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

3 – Mẹ cần kiểm tra kỹ chất lượng của hạt trước khi ăn sử dụng để đảm bảo sức khỏe. Nếu phát hiện hạt có dấu hiệu bị ẩm, mốc thì mẹ nên bỏ ngay.

Dinh dưỡng mẹ bầu
Lưu ý cho mẹ khi sử dụng các loại hạt trong 3 tháng đầu thai kì

4 – Các bác sĩ khuyến cáo, mẹ nên dừng ăn nếu nghi ngờ mình bị dị ứng để ngăn ngừa tình trạng ngày càng nặng hơn. Trường hợp, triệu chứng dị ứng của mẹ không giảm thì cần đến ngày các cơ sở y tế để được các bác sĩ hỗ trợ.

5 – Các loại hạt nhiều chất dinh dưỡng nhưng mẹ chỉ nên ăn với một lượng vừa đủ theo khuyến cáo của các chuyên gia, bác sĩ. Điều này sẽ hạn chế việc tăng cân mất kiểm soát, cũng như dư thừa các chất dinh dưỡng gây nên những triệu chứng như dị ứng, nôn mửa, khó chịu, chướng bụng…

Qua bài viết trên chắc hẳn mẹ đã có thêm nhiều sự lựa chọn trong việc bầu 3 tháng nên ăn hạt gì rồi đúng không nào. Chúc mẹ và thai nhi luôn vui vẻ và khỏe mạnh. Đừng quên theo dõi Góc của mẹ để cập nhập thêm nhiều thông tin bổ ích mẹ nhé!

Tham khảo thêm:

Top 11 Những loại Rau tốt cho Bà Bầu 3 Tháng đầu từ Chuyên Gia

 5 Thực đơn cho Bà bầu 3 Tháng Đầu từ Chuyên Gia Dinh Dưỡng

Ba tháng đầu của thai kỳ là khoảng thời gian nhạy cảm và hết sức quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, nhiều mẹ băn khoăn về vấn đề bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không? Qua bài viết này, chắc chắn mẹ sẽ bất ngờ về 6 lợi ích tuyệt vời từ thịt dê đó nha!

1. Mẹ bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không?

Thịt dê là một món ăn hấp dẫn, lạ miệng và chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng cực kỳ phù hợp cho mẹ bầu bồi bổ cơ thể. Vậy bầu 3 tháng ăn lẩu dê được không? Hãy cùng xem trong 100g thịt dê cung cấp những dưỡng chất gì cho cơ thể nhé:

Dưỡng chất  Hàm lượng  Công dụng
Nước 65,7g Cung cấp nước cho cơ thể.
Protein 19g (có 17,5% protit) Cung cấp năng lượng, giảm mệt mỏi, tăng sức đề kháng cho mẹ bầu.
Chất béo 14,1g (40% lipit) Cung cấp năng lượng, hỗ trợ hấp thụ dinh dưỡng.
Cholesterol 92mg Hỗ trợ quá trình sản xuất nội tiết tố sinh dục và bài tiết mật trong gan.
Vitamin A 22mcg Hỗ trợ tăng trưởng tế bào, chức năng miễn dịch, phát triển thị lực của thai nhi.
Retinol 22mg Chống lão hóa da, kích thích sản sinh collagen, giảm thiểu các vấn đề về da. 
Thiamin 0,05mg Giúp cơ thể tạo ra năng lượng từ các chất dinh dưỡng.
Photpho 146mg Đảm bảo nhịp tim bình thường, giúp cơ thể sử dụng năng lượng.
Kali 232mg Cân bằng nước và chất điện giải trong cơ thể để giúp bà bầu ổn định huyết áp; làm giảm hiện tượng chuột rút ở chân ở phụ nữ mang thai.
Natri 80,6mg Giúp điều hòa, duy trì và bù nước trong cơ thể.
Magie 20mg Giúp bà bầu giảm suy nhược, mệt mỏi hay béo phì ở thai kỳ.
Sắt 2,3mg Sản sinh ra nhiều huyết sắc tố để tạo máu, ngăn ngừa thiếu máu thai kỳ. 
Riboflavin 0,14mg Giúp da, mắt, dây thần kinh và các tế bào hồng cầu khỏe mạnh.
Niacin 4,5mg Giữ cho hệ thống thần kinh, hệ tiêu hóa và làn da khỏe mạnh.
Vitamin E 0,26mg Giúp làn da mịn màng, tươi trẻ, hạn chế nếp nhăn.
Kẽm 3,22mg Cân bằng nội tiết tố nữ; tăng sức khỏe hệ thần kinh, xương khớp; giúp mắt, làn da khỏe mạnh hơn.
Selen 32,2mcg Chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Đồng 0,75mg Chống oxy hóa, ngừa ung thư, tốt cho tim mạch và rất cần thiết cho sự hoạt động của hệ thần kinh. 
Mangan 0,22mg Giúp cơ thể hấp thụ và sử dụng vitamin từ thực phẩm vào cơ thể mẹ và truyền dưỡng chất để nuôi thai nhi.
bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không
Giá trị dinh dưỡng trong thịt dê

2. 6 lợi ích của lẩu dê đối với mẹ mang thai 3 tháng đầu

Với những thành phần dinh dưỡng như trên thì bà bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn lẩu dê bởi những lợi ích cho sức khỏe như sau: 

2.1. Hạn chế tình trạng thiếu máu cho mẹ bầu 3 tháng

Khi mang thai, mẹ cần một lượng máu lớn để cung cấp cho thai nhi, do vậy dễ gặp phải tình trạng thiếu máu, mệt mỏi hay hoa mắt chóng mặt. Bởi vậy, mẹ cần phải bổ sung thêm sắt cho cơ thể để hỗ trợ sản sinh ra nhiều huyết sắc tố tạo máu, ngăn ngừa thiếu máu thai kỳ.

Thịt dê là một thực phẩm có chứa hàm lượng sắt cao. Trung bình cứ 100g thịt dê  sẽ cung cấp cho cơ thể 2.1mg sắt. Do vậy, đây chính là thực phẩm vàng giúp mẹ giải quyết nỗi lo thiếu máu trong 3 tháng đầu của thai kỳ đó ạ!

Dinh dưỡng mẹ bầu
Thịt dê giúp hạn chế tình trạng thiếu máu cho mẹ bầu

2.2. Giúp xương và răng chắc khỏe 

Mẹ bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không? Chắc hẳn mẹ sẽ không còn lo ngại điều đó nếu biết thịt dê có tác dụng giúp xương và răng chắc khỏe. Với hàm lượng canxi cao, thịt dê có tác dụng ngăn ngừa loãng xương cho mẹ bầu và góp phần hình thành xương khớp cho thai nhi. Hơn nữa, thành phần kẽm có trong thịt dê còn hỗ trợ tổng hợp, hoạt hóa hormon tăng trưởng GH và IGF 1, giúp hệ xương và răng của cả mẹ và bé phát triển tốt.

bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không
Thịt dê giúp xương và răng chắc khỏe

2.3. Tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu 3 tháng đầu 

Trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ thường có cảm giác mệt mỏi, yếu ớt do thai nghén. Trong thịt dê có chứa rất nhiều chất kẽm có tác dụng tổng hợp và làm tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. 

Ngoài ra, thành phần Selen có trong thịt dê có tác động đến mọi thành phần của hệ miễn dịch, bao gồm sự phát triển và hoạt động của bạch cầu. Nhờ các dưỡng chất đó, cơ thể mẹ được tăng thêm sức đề kháng giúp khỏe hơn, tránh mệt mỏi. Như vậy, mẹ đã yên tâm trả lời câu hỏi bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không rồi nhỉ!

Dinh dưỡng mẹ bầu
Thịt dê giúp tăng sức đề kháng

2.4. Lẩu dê hỗ trợ hệ tiêu hóa của mẹ bầu 

Mẹ lo ngại bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không vì thịt dê có quá nhiều dưỡng chất sẽ gây khó tiêu? Thế nhưng mẹ biết không, thịt dê thực chất lại là một thực phẩm hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Do có hàm lượng vitamin B3 cao (cứ trong 100g thịt dê lại chứa 4.9mg vitamin B3), thịt dê có tác dụng hỗ trợ cho nhiều chức năng của đường tiêu hoá, bao gồm sự phân hủy carbohydrate và chất béo. 

Ngoài ra, trong thịt dê còn chứa Kali, một loại dưỡng chất hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất đạm và chất đường bột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Bởi vậy, mẹ bầu nên bổ sung thêm thịt dê vào khẩu phần ăn của mình để hỗ trợ cho hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn nhé!

 

bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không
Lẩu dê hỗ trợ hệ tiêu hóa của mẹ bầu

2.5. Giúp da mẹ bầu tươi sáng 

Khi mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu, nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng da khô ráp, thâm nám hay nhiều mụn khiến mẹ mất tự tin và chán nản. Ăn thịt dê sẽ giúp mẹ giải quyết tình trạng khó chịu này đó nha! Bởi trong đó có chứa rất nhiều các chất tốt cho da như retinol với tác dụng chống lão hóa, giảm tình trạng da thâm nám; vitamin E giúp kích thích sản sinh collagen, giúp da mẹ bầu căng mịn, đàn hồi tốt hơn. 

Dinh dưỡng mẹ bầu
Lẩu dê giúp da mẹ bầu tươi sáng

2.6. Giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi 

Khoảng thời gian 3 tháng đầu mang thai là một thời điểm nhạy cảm nên mặc dù ưa thích thịt dê, nhiều mẹ bầu cẩn thận vẫn băn khoăn liệu bầu 3 tháng ăn lẩu dê được không? Mẹ hãy yên tâm sử dụng loại thực phẩm này nhé, bởi thịt dê sẽ cung cấp cho mẹ một tổ hợp gồm nhiều loại vitamin B, bao gồm cả B12. Vitamin B12 giúp hình thành hệ thống thần kinh khỏe mạnh, giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở trẻ sơ sinh.

bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không
Bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không?

3. Cách làm lẩu dê ngon cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Sau khi đã yên tâm với vấn đề bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không, chắc hẳn mẹ sẽ muốn tìm hiểu cách chế biến lẩu dê sao cho ngon mà vẫn giữ lại được các chất dinh dưỡng bên trong. Bởi vậy, Góc của mẹ sẽ gợi ý cách làm lẩu dê cực hấp dẫn mà dễ làm cho mẹ bầu bồi bổ nhé: 

Nguyên liệu: 

  • Xương dê: 2kg
  • Thịt dê tươi: 1kg
  • Củ sen: 300gr
  • Nấm mèo: 3 – 6 tai
  • Trái dừa dùng để làm nước lẩu: 2 quả
  • Gia vị chính gồm: ngũ vị hương, muối, đường, bột ngọt, dầu ăn, tỏi hành, sả và gừng
  • Đậu phụ: 4 miếng
  • Khoai môn: 1 củ (0.5kg)
  • Bún tươi, mỳ trứng tùy ý: khoảng 500gr
  • Rau xanh ăn kèm lẩu: tía tô, rau cải, tần ô, rau má, lá hẹ, xà lách, mùi,…

Mẹ thực hiện theo các bước sau nhé:

  • Bước 1: Trước tiên, mẹ làm sạch thịt dê bằng cách ngâm thịt dê vào hỗn hợp gừng giã nhuyễn và rượu để khử mùi.
  • Bước 2: Sơ chế nguyên liệu: Củ sen mẹ cắt tròn; nấm mèo ngâm nước để nở to; đậu phụ cắt miếng nhỏ và chiên lên; hành tím và tỏi bóc vỏ, rửa sạch và băm nhuyễn.
  • Bước 3: Rửa sạch phần thịt dê vừa ngâm và để ráo nước. Mẹ cũng có thể dùng giấy thấm qua cho nhanh khô. Sau đó, mẹ ướp thịt dê với tỏi và hành tím đã băm nhỏ cùng với một chút gia vị (bột ngọt, tiêu, hạt nêm và ngũ vị hương) và để trong 40 phút cho thấm.
  • Bước 4: Phi thơm hành tỏi, cho xương dê vào xào săn. Tiếp theo, mẹ cho 1.5l nước vào nồi nấu sôi và thêm vào đó vài củ sả đã đập dập, rồi đun thật to lửa.
  • Bước 5: Sau khi nồi nước dùng sôi lên, mẹ nhớ vớt hết bọt để nước xương được thơm ngọt rồi vặn lửa nhỏ vừa, tiếp tục dùng khoảng 30p thì cho thêm nước dừa tươi vào và tiếp tục ninh.
  • Bước 6: Mẹ tiếp tục ninh nồi nước trong lửa vừa khoảng 45 – 60p  rồi cho thêm củ sen, nấm mèo và các nguyên liệu đã xào rồi nêm lại gia vị vừa miệng.
  • Bước 7: Cuối cùng, mẹ bày phần nước dùng, thịt dê, rau rửa sạch, khoai môn chiên vàng là hoàn thành món lẩu dê siêu hấp dẫn rồi đó nha!

Vậy là chỉ vài bước thực hiện đơn giản, mẹ đã làm được một nồi lẩu dê vừa ngon vừa chất lượng rồi đúng không nào! Chắc hẳn sau khi thử món ăn này, mẹ sẽ không còn lo ngại về vấn đề bầu 3 tháng có ăn lẩu dê được không?

Ngoài việc nghiên cứu kỹ chế độ ăn của mẹ thì ở tháng thứ 3 của thai kỳ, nhiều bố mẹ cũng đã bắt đầu cân nhắc đến việc đặt tên con trai, tên con gái 2022. Để chọn được tên hay, độc lạ, đáng yêu cho bé, mời bố mẹ tham khảo các bài viết gợi ý đặt tên con của Góc của mẹ nhé!

Mời mẹ xem thêm: Đặt tên con hợp tuổi bố mẹ với 100+ tên cho bé cực hay và ý nghĩa

Dinh dưỡng mẹ bầu
Cách làm lẩu dê ngon mẹ cần biết

4. Gợi ý các món ăn từ thịt dê cho mẹ mang thai 3 tháng đầu 

4.1. Thịt dê hầm ngũ vị hương

Nguyên liệu:

  • Thịt dê: 500gr
  • Cà rốt: 2 củ
  • Khoai tây: 2 củ
  • Tiêu
  • Ngũ vị hương,  bột cà ri
  • Nước dừa tươi
  • Gừng, hành, tỏi
  • Bột năng
  • Rượu trắng

Mẹ thực hiện theo các bước sau nhé:

  • Bước 1: Ngâm thịt dê vào hỗn hợp rượu và gừng đập nhỏ để khử mùi hôi.
  • Bước 2: Tiếp theo, dập nhỏ gừng, hành và tỏi. Lấy thịt dê đã ngâm ra, cắt thành từng miếng nhỏ (dài khoảng 3cm). Sau đó, mẹ ướp thịt dê với bột cà ri, rượu, tỏi băm, hành băm và một ít gia vị (muối, đường, mì chính, xì dầu) trong khoảng 20-30 phút.
  • Bước 3: Cắt cà rốt và khoai tây thành miếng nhỏ và cho vào chảo chiên lên. Sau đó, mẹ cho khoai tây, cà rốt đã chiên ra một cái bát, tiếp tục cho gừng đã đập nhỏ vào chảo phi lên và đổ nước dừa vào.
  • Bước 4: Lấy 1 chiếc nồi khác, phi tỏi lên và cho thịt dê vào xào, sau đó vặn nhỏ lửa và đậy vung hầm khoảng 20 phút để cho thịt mềm và săn lại.
  • Bước 5: Đổ hỗn hợp nước dừa và gừng vừa làm ở trên vào nồi thịt dê. Sau đó, mẹ đun đến khi nước sôi thì bỏ cà rốt và khoai tây vào.
  • Bước 6: Tiếp tục đun nồi thịt trong 2 phút. Cuối cùng, mẹ bỏ 1 ít bột năng vào bát pha với nước rồi cho vào nồi thịt dê để phần nước dùng sánh lại hấp dẫn hơn. 

Vậy là mẹ đã làm xong món thịt dê hầm ngũ vị hương cực hấp dẫn rồi đó! Chắc chắn sau khi hoàn thành món ăn này, mẹ không những không còn băn khoăn bầu 3 tháng có ăn lẩu dê được không mà ngược lại, vô cùng yêu thích loại thực phẩm này đó nha!

bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không
Thịt dê hầm ngũ vị hương

4.2. Cháo chân dê 

Nguyên liệu:

  • Chân dê: 3 – 4 chiếc
  • Gạo nếp: 1 cốc
  • Thông thảo: 10gr
  • Hạt sen: 20gr
  • Ý dĩ: 15 – 20gr
  • Rượu trắng
  • Gừng: 1 củ

Mẹ thực hiện theo các bước sau nhé:

  • Bước 1: Sơ chế chân dê: Mẹ lấy phần chân dê tầm 10-15cm tính từ móng lên, sau đó bỏ phần móng, cạo sạch lông và đốt qua lửa cho sạch sẽ.
  • Bước 2: Ngâm phần chân dê vừa sơ chế vào hỗn hợp rượu và gừng để loại bỏ mùi hôi.
  • Bước 3: Bỏ gạo nếp, thông thảo, hạt sen, ý dĩ và chân dê vào nồi hầm lên trong khoảng 30 phút là dùng được.

Đây thật sự là một món ăn đơn giản, dễ làm, tiết kiệm thời gian mà vẫn siêu bổ dưỡng phải không nào! 

Dinh dưỡng mẹ bầu
Cháo chân dê

4.3. Chân dê tiềm thuốc bắc 

Nguyên liệu: 

  • Chân dê: 4 chân câu kỷ tử
  • Thuốc bắc: 1 gói
  • Nước xương: 2 lít
  • Gia vị: Bột nêm, hành, gừng, muối, bột ngọt, đường,…

Mẹ thực hiện theo các bước sau nhé:

  • Bước 1: Sơ chế chân dê: Mẹ lấy phần chân dê tầm 10-15cm tính từ móng lên, sau đó bỏ phần móng, cạo sạch lông và đốt qua lửa cho sạch sẽ. 
  • Bước 2: Tiếp theo, luộc sơ chân dê vừa sơ chế và chặt miếng vừa ăn.
  • Bước 3: Bắc nồi lên bếp, đun sôi phần nước xương, cho gói thuốc bắc vào, tiếp tục đun với lửa nhỏ và cho chân dê vào. 
  • Bước 4: Nêm nếm gia vị vừa ăn và hầm trong lửa nhỏ khoảng 30 phút cho nước cạn bớt là xong.

Vậy mẹ bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không? Sau khi đọc bài viết này, Góc của mẹ tin chắc rằng các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm với câu trả lời là có đúng không nào!

bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không
Chân dê tiềm thuốc bắc

5. Lưu ý cho mẹ khi ăn lẩu dê khi mang thai 3 tháng đầu 

1 – Mẹ chỉ nên ăn lẩu dê 1 lần/tuần thôi: Theo Đông Y, thịt dê là thực phẩm có tính nóng, do vậy mẹ bầu không nên ăn quá nhiều để tránh bị nóng trong, khó chịu. Hơn nữa, đây cũng là thực phẩm giàu đạm và các chất dinh dưỡng khác nên ăn nhiều có thể bị đầy bụng, khó tiêu. Mẹ chỉ nên sử dụng loại thực phẩm này 1 lần/tuần để đảm bảo cung cấp vừa đủ các dưỡng chất cho cơ thể, tránh bị thừa chất gây hại cho cơ thể.

2 – Mẹ chú ý không kèm với những thực phẩm có tính kỵ với thịt dê: Bất kỳ một loại thực phẩm nào cũng có những tính hợp hay tính kỵ với một số thực phẩm khác. Việc sử dụng các loại thực phẩm kỵ nhau có thể gây ngộ độc thực phẩm và hại sức khỏe. Dưới đây là một số thực phẩm có tính kỵ đối với thịt dê mà mẹ cần lưu ý: 

  • Thịt dê kỵ trà: Thịt dê có chứa hàm lượng đạm rất cao, trong khi đó, lại chứa nhiều acid tannic. Khi kết hợp 2 loại thực phẩm này lại với nhau sẽ tạo ra chất tannabil khiến cho lượng nước trong đường ruột giảm đi, gây ra hiện tượng táo bón.
  • Thịt dê kỵ dưa hấu: Mẹ bầu không nên ăn dưa hấu ngay sau khi ăn thịt dê, bởi thịt dê có tính nóng, trong khi dưa hấu lại có tính hàn. Sự kết hợp của 2 loại thực phẩm này có thể gây ra đau bụng hay rối loạn tiêu hóa. 
  • Thịt dê kỵ bí đỏ: Việc kết hợp ăn lẩu thịt dê cùng với bí đỏ cũng không tốt cho mẹ bầu. Bởi vì cả hai thực phẩm này đều có tính nóng, ăn với nhau rất dễ phát hỏa, nóng trong người.
  • Thịt dê kỵ đậu đỏ: Theo Đông Y, đậu đỏ có tính mát còn thịt dê lại có tính nóng. Do vậy, khi kết hợp 2 thực phẩm này với nhau có thể gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
  • Thịt dê kỵ hạt dẻ: Hai thực phẩm này đều có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, do vậy nếu ăn cùng nhau hoặc ăn số lượng nhiều có thể dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu.
Dinh dưỡng mẹ bầu
Không ăn thịt dê với những thực phẩm có tính kỵ

3 – Không nên ăn quá cay: Ăn cay là sở thích của nhiều người, đặc biệt là khi chế biến các món lẩu. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn quá cay bởi có thể gây ra tình trạng nóng trong người, mụn nhọt, nhiệt miệng, ảnh hưởng đến dạ dày và hệ tiêu hóa, đồng thời không tốt cho sức khỏe của thai nhi.

4 – Mẹ nên nấu chín thịt ở nhiệt độ 63 độ C để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, tránh những vi khuẩn có hại.

5 – Một số mẹ bầu không nên ăn thịt dê: Tuy là một món ăn ngon lành, bổ dưỡng nhưng nếu mẹ có một số bệnh sau đây thì không nên sử dụng nha:

  • Mẹ bầu bị rối loạn chức năng tim hoặc cao huyết áp: Thịt dê có tính nóng nên không tốt cho tim. Đồng thời lượng chất béo trong thịt dê dễ khiến tình trạng cao huyết áp của mẹ thêm nghiêm trọng.
  • Mẹ bầu bị viêm gan: Thịt dê giàu protein, chất béo, đòi hỏi gan phải hoạt động nhiều. Bởi vậy, nếu gan mẹ bầu không tốt thì sau khi ăn thịt dê, lá gan của mẹ sẽ phải “làm việc” vất vả hơn, tiêu hóa khó khăn hơn.
  • Mẹ bầu bị nóng trong người: Thịt dê có tính nóng nên sẽ làm cho bà bầu bị nóng thêm dẫn tới tình trạng nổi nhiệt với các biểu hiện như nhiệt miệng, nổi mụn,…
  • Mẹ bầu đang bị đau, viêm: Tính nóng trong thịt dê có thể làm nghiêm trọng hơn các cơn đau, viêm nhiệt lở loét khoang miệng, ho,…

Lời kết: Trên đây là tổng hợp tất cả những thông tin hữu ích về thịt dê cho me bầu tham khảo. Góc của mẹ tin rằng, với bài viết này, mẹ sẽ không còn băn khoăn về vấn đề bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không mà hoàn toàn yên tâm sử dụng loại thực phẩm đó. Chúc mẹ thật nhiều sức khỏe để có một thai kỳ an toàn!

Xem thêm: 

Mẹ bầu ăn cay được không? 7 điều mẹ nhất định phải biết khi ăn cay

Bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không? Ăn bao nhiêu là đủ

Mẹ bầu 3 tháng đầu có được ăn thịt chó không? Thịt chó có làm lượng dinh dưỡng cao bao gồm vitamin A, B, C, protein, chất béo, canxi, sắt… Tuy nhiên đối với mẹ bầu cần hạn chế vì thịt chó chứa hàm lượng đạm khá cao có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn thịt chó?

Theo Đông y, thịt chó có tính ấm, vị mặn, không độc, tác dụng ích khí trừ hàn, bồi bổ xương cốt và khí huyết. Còn trong Tây y, thịt chó là nguồn cung cấp hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, tốt cho sức khỏe con người. 

Tuy nhiên, mẹ bầu 3 tháng đầu có được ăn thịt chó không? Dù thịt chó rất giàu dưỡng chất nhưng mẹ không nên ăn quá nhiều vì chứa hàm lượng đạm quá cao, dễ gây nóng trong nên mẹ cần hạn chế ăn. Nếu mẹ nghén và thèm thì có thể ăn một vài miếng, sẽ không gây tác động xấu tới sức khỏe của 2 mẹ con đâu mẹ nha!

Dinh dưỡng mẹ bầu
Bầu 3 tháng đầu có được ăn thit chó không?

2. 6 tác hại từ thịt chó đối với mẹ bầu 3 tháng

Góc của mẹ nhận thấy xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc mẹ bầu 3 tháng đầu có được ăn thịt chó không. Do thịt chó là món ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng cao nhưng lại có tính nóng gây đầy bụng, táo bón, khó tiêu. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu 6 tác hại từ thịt chó đối với mẹ trong 3 tháng đầu thai kỳ nhé!

2.1 Nguy cơ bị tiền sản giật cho mẹ mang thai 3 tháng

Mẹ bầu 3 tháng đầu có nên ăn thịt chó không? Hàm lượng chất đạm cao trong thịt chó sẽ làm tăng axit uric trong máu, có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp và nguy cơ sản giật và tiền sản giật. 

Bên cạnh đó, khi mẹ bị tăng huyết áp cũng sẽ cản trở quá trình cung cấp oxy và dinh dưỡng cho thai nhi. Do vậy, bé sẽ bị nhẹ cân, mẹ bị bong nhau thai và có khả năng phải sinh non đấy ạ! 

bầu 3 tháng đầu có được ăn thịt chó không
Bầu 3 tháng đầu ăn thịt chó được không

2.2 Nguy cơ bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc cao

Bầu 3 tháng đầu có được ăn thịt chó không? Cơ thể chó chứa rất nhiều mầm bệnh chẳng hạn như khuẩn E.coli, giun đũa… Bên cạnh đó, các món ăn kèm cùng thịt chó như rau sống, mắm tôm chứa nhiều vi khuẩn, sán… có hại cho sức khỏe của mẹ. Vi khuẩn được đưa vào cơ thể mẹ sẽ gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy đó nha!

bầu 3 tháng đầu có được ăn thịt chó không
Nguy cơ bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc cao

2.3 Mẹ bầu 3 tháng có thể bị đầy bụng, khó tiêu

Đọc tới đây, chắc hẳn mẹ đã có cho mình câu trả lời cho thắc mắc bầu 3 tháng đầu có được ăn thịt chó không rồi chứ ạ? Mẹ sẽ dễ bị đầy bụng, khó tiêu dù chỉ ăn một ít thịt chó. Do cơ thể mẹ không thể hấp thụ hết lượng đạm quá nhiều mà thịt chó cung cấp. Điều này sẽ dẫn đến dư thừa đạm trong dạ dày và gây nên tình trạng đau bụng, khó tiêu cho mẹ bầu 3 tháng đầu.

Dinh dưỡng mẹ bầu
Mẹ bầu 3 tháng có thể bị đầy bụng, khó tiêu

2.4 Thịt chó có thể chứa xyanua do bị đánh bả

Trong giai đoạn mang thai, mẹ bị nghén và thèm ăn thịt chó. Vậy bầu 3 tháng đầu có được ăn thịt chó không? Mẹ có nên mua thịt chó ngoài hàng không? Tuyệt đối không nên mẹ nhé!

Thịt chó trước khi được đưa lên bàn ăn có thể bị đánh bả hoặc mắc bệnh dại. Nếu mẹ ăn nhiều thịt chó sẽ có nguy cơ nhiễm độc xyanua hoặc siêu vi khuẩn nhiễm kháng sinh, rất nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và cả của bé nữa đấy ạ! Bên cạnh đó, hệ thần kinh và tiêu hóa của mẹ bầu cũng có khả năng bị ảnh hưởng.

bầu 3 tháng đầu có được ăn thịt chó không
Thịt chó có thể chứa xyanua do bị đánh bả

2.5 Nguy cơ lây virus bệnh dại

Mẹ bầu 3 tháng đầu có được ăn thịt chó không? Mẹ tránh ăn thịt chó trong giai đoạn 3 tháng đầu nhé! Do phần lớn chó ngoài hàng là chó mắc bệnh dại, người làm thịt chó có thể nhiễm bệnh dại và lây cho những con chó khác cũng như lây sang người. Vì vậy nếu mẹ ăn, nguy cơ mắc bệnh dại có thể khá cao nên mẹ cần đặc biệt chú ý nhé!

Dinh dưỡng mẹ bầu
Nguy cơ lây virus bệnh dại

2.6 Gây nóng trong cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Dù chứa hàm lượng dưỡng chất cao nhưng thịt chó chứa rất nhiều chất đạm khiến mẹ bị nóng trong. Hơn nữa, thân nhiệt mẹ mang thai vốn đã cao nên việc ăn thịt chó sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, nổi mụn, ngứa ngáy, rối loạn tiêu hóa, táo bón… 

Không chỉ có vậy, mẹ cũng có nguy cơ mắc bệnh gout, bệnh béo phì hoặc cơ thể sẽ bị mất cân bằng nước và điện giải nếu hấp thụ quá nhiều chất đạm. Vì vậy, trong giai đoạn 3 tháng đầu khi mang thai, mẹ nên kiêng ăn thịt chó nhé!

bầu 3 tháng đầu có được ăn thịt chó không
Gây nóng trong cho mẹ bầu 3 tháng đầu

3. Gợi ý một số thực phẩm tốt cho mẹ mang thai 3 tháng đầu 

Góc của mẹ tin rằng mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi bầu 3 tháng đầu có được ăn thịt chó không rồi, đúng không mẹ? Vì vậy, hãy cùng Góc của mẹ tham khảo một số thực phẩm tốt cho mẹ mang thai 3 tháng đầu để thay thế thịt chó mẹ nha!

3.1 Thịt dê

Một thực phẩm vô cùng bổ dưỡng mà mẹ có thể ăn thay cho thịt chó sau khi biết được bầu 3 tháng đầu có nên ăn thịt chó không chính là thịt dê đó ạ. Thịt dê chứa hàm lượng dồi dào các chất sắt, kẽm, protein… giúp bồi bổ sức khỏe cho cơ thể mẹ đấy! 

Bên cạnh đó, các món ăn từ thịt dê có tác dụng bổ sung năng lượng, tái tạo các tế bào, tăng sức đề kháng cho mẹ bầu trong giai đoạn nhạy cảm của thai kỳ mẹ nhé! Một số món ngon từ thịt dê mà mẹ có thể bổ sung vào thực đơn gồm: lẩu thịt dê, thịt bê xào sả ớt, thịt dê nướng chao, thịt dê hấp tía tô… 

Dinh dưỡng mẹ bầu
Có bầu 3 tháng đầu nên ăn gì

Mẹ có thể tham khảo: Bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không?

3.2 Gà ác

Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì? Mẹ có thể bổ sung thịt gà ác trong thời kỳ 3 tháng đầu mang thai vì loại thực phẩm này cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết đối với sức khỏe mẹ chẳng hạn: sắt, canxi, vitamin A, kali, chất đạm… Ăn gà ác có tác dụng bổ máu, bổ gan thận, chống loãng xương, điều hòa hoạt huyết… mẹ nhé!

Mẹ nên chế biến gà ác theo nhiều cách khác nhau để tăng mùi vị giúp mẹ đỡ nghén mẹ nha! Mẹ có thể tham khảo các món như: gà ác hầm thuốc Bắc, cháo gà ác đậu xanh, gà ác hầm nhân sâm, canh gà ác hầm hạt sen… 

bầu 3 tháng đầu có được ăn thịt chó không
Gà ác cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết đối với sức khỏe mẹ

3.3 Tôm

Vậy mẹ cần bổ sung món gì để vừa tốt cho mẹ vừa tốt cho sự phát triển của bé? Trong thời kỳ mang thai 3 tháng đầu, mẹ rất nên ăn tôm mẹ nhé! Trong tôm chứa rất nhiều dưỡng chất có hàm lượng cao như protein, sắt, selen, canxi, omega-3…  Bổ sung tôm vào khẩu phần ăn của mẹ có tác dụng cung cấp năng lượng, ngăn ngừa thiếu máu và tăng sức đề kháng đấy ạ.

Dinh dưỡng mẹ bầu
Tôm chứa rất nhiều dưỡng chất có hàm lượng cao như protein, sắt, selen, canxi

Với tôm, mẹ sẽ có rất nhiều cách chế biến, có thể kể đến như: tôm chiên xù, tôm xào, tôm chiên sốt cà chua, tôm nướng bơ tỏi… 

Ngoài việc bổ sung những món ăn trên, mẹ cũng cần kết hợp các loại thịt chứa nhiều đạm và rau củ quả nhiều chất xơ để cân bằng thực đơn mẹ nha!

Hy vọng bài viết trên đã phần nào giải đáp băn khoăn bầu 3 tháng đầu có được ăn thịt chó không của mẹ. Mẹ hãy thường xuyên cập nhật Góc của mẹ để đón đọc những bài viết mới nhất mẹ nhé! 

Có thể mẹ quan tâm:

Bầu 3 tháng đầu ăn ngao được không? Phải cẩn thận mẹ nhé!

Mang thai 3 tháng đầu ăn nghêu được không?

Thịt vịt là món “khoái khẩu” của nhiều người, trong đó có không ít mẹ bầu cũng là “fan chính hiệu” của món ăn thơm ngon này. Tuy nhiên, liệu bầu 3 tháng đầu có được ăn thịt vịt không lại là câu hỏi khiến nhiều mẹ đang trăn trở. Hãy để Góc của mẹ giúp mẹ trả lời câu hỏi này nhé!

1. Mẹ bầu 3 tháng đầu có được ăn thịt vịt?

Để làm rõ băn khoăn mẹ bầu 3 tháng đầu có được ăn thịt vịt không, các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định, thịt vịt có giá trị dinh dưỡng cao và rất tốt cho mẹ. Do đó khi mang thai 3 tháng đầu mẹ hoàn toàn ăn được thịt vịt nha! Hơn thế nữa, các chuyên gia còn khuyên mẹ nên thêm món ăn này vào thực đơn của mình để bổ sung đầy đủ dưỡng chất và tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi mẹ nhé. 

bầu 3 tháng đầu có được ăn thịt vịt
Mẹ bầu 3 tháng đầu có được ăn thịt vịt?

Dưới đây là bảng giá trị dinh dưỡng có trong 100g thịt vịt, mẹ tham khảo thêm nha:

Thành phần Hàm lượng Công dụng
Calo 337 Kcal Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể
Lipid 28g Cung cấp năng lượng, tham gia cấu tạo tế bào não
Cholesterol 84mg Tham gia cấu tạo các tế bào của cơ thể
Natri 59mg Là chất điện giải, giữ nước cho cơ thể
Kali 204mg Giúp cân bằng nước và điện giải
Protein 19g Đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể, tăng cường sức khỏe miễn dịch
Calci 11mg Giúp xương chắc khỏe
Sắt 2.7mg Tham gia quá trình tạo máu, giảm nguy cơ thiếu máu
Magie 16mg Chống viêm, cải thiện các vấn đề về sức khỏe
Vitamin B6 0.2mg Kích thích ăn ngon miệng
Vitamin D 3IU Tăng khả năng hấp thu Calci, giúp xương, răng chắc khỏe
Vitamin B12 03µg Thành phần quan trọng giúp hỗ trợ  chức năng thần kinh, tạo hồng cầu và tham gia vào quá trình tổng hợp ADN
Vitamin B5 2g Tăng sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Chương trình ưu đãi
Mua 1 tặng 1 khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

2. 5 công dụng tuyệt vời từ thịt vịt giúp mẹ bầu 3 tháng đầu an tâm thưởng thức

Thịt vịt không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ mà còn tốt cho cả sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ còn đang thắc mắc không biết bầu 3 tháng đầu có được ăn thịt vịt không thì hãy tìm hiểu ngay 5 công dụng tuyệt vời từ thịt vịt dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất nha.

Dinh dưỡng mẹ bầu
5 công dụng tuyệt vời từ thịt vịt giúp mẹ bầu 3 tháng đầu an tâm thưởng thức

2.1. Ăn thịt vịt thúc đẩy quá trình trao đổi chất

Thành phần kẽm có trong thịt vịt đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động của một số enzyme, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả. Nhờ vậy, sức khoẻ của mẹ trong suốt thai kỳ cùng được đảm bảo, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh thường gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ.

2.2. Hỗ trợ chức năng tuyến giáp cho mẹ bầu 3 tháng

Bầu 3 tháng đầu có được ăn thịt vịt? Được chứ mẹ ơi! Trong thịt vịt có chứa một lượng khoáng chất Selen dồi dào tương đương 25% lượng khuyến nghị hàng ngày. Đây là một chất cần thiết trong việc điều hoà hoạt động của tuyến giáp, ngừa nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp cho mẹ. Đó là lý do các chuyên gia khuyên mẹ nên thêm thịt vịt vào chế độ ăn uống của mình, mẹ bổ sung liền nhé!

bầu 3 tháng đầu có được ăn thịt vịt
Thịt vịt giúp hỗ trợ chức năng tuyến giáp cho mẹ bầu 3 tháng

2.3. Giúp mẹ cải thiện sức khỏe hệ thần kinh

Trong bảng giá trị dinh dưỡng mà Góc của mẹ đã phân tích phía trên, mẹ có thể thấy thịt vịt chứa rất nhiều Vitamin nhóm B như B5, B12 – đây là những vitamin đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển hệ thần kinh của cơ thể. Vitamin B5 kích thích việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ còn vitamin B12 giúp phòng ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi rất tốt. Vừa lợi mẹ lại khoẻ con, mẹ an tâm thưởng thức nhé!

2.4. Ăn thịt vịt giúp mẹ mang thai tăng tế bào hồng cầu

Bầu 3 tháng đầu có được ăn thịt vịt? Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ cần tạo một lượng hồng cầu đủ lớn cho cả mẹ và bé, điều này nhằm đảm bảo 2 mẹ con đều khỏe mạnh suốt thai kỳ. Trong khi đó, thịt vịt chứa nhiều sắt, kích thích sản xuất hemoglobin tạo hồng cầu. Ăn thịt vịt sẽ giúp mẹ bầu 3 tháng tăng tế bào hồng cầu và phòng ngừa nguy cơ thiếu máu thai kỳ.

Dinh dưỡng mẹ bầu
Ăn thịt vịt giúp mẹ mang thai tăng tế bào hồng cầu

2.5. Thịt vịt cung cấp nhiều protein cho mẹ bầu 3 tháng

Trong thịt vịt có chứa nhiều protein và các acid amin cần thiết đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng. Việc được cung cấp đủ protein giúp mẹ tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh thông thường. Đồng thời, lượng protein đầy đủ sẽ giúp mẹ bầu giữ được làn da căng mịn, khỏe đẹp trong suốt thai kỳ.

3. Những lưu ý quan trọng cho mẹ mang thai 3 tháng đầu khi ăn thịt vịt

Hẳn khi đọc đến đây, mẹ đã có cho mình câu trả lời bầu 3 tháng đầu có được ăn thịt vịt rồi đúng không nè? Thịt vịt có rất nhiều lợi ích cho mẹ trong tam cá nguyệt thứ nhất. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần lưu ý một số ghi chú dưới đây để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé suốt thai kỳ nha!

bầu 3 tháng đầu có được ăn thịt vịt
Những lưu ý quan trọng cho mẹ mang thai 3 tháng đầu khi ăn thịt vịt
  • Thịt vịt chứa nhiều chất đạm có thể làm tăng nồng độ acid uric máu. Vì vậy nếu mẹ có tiền sử mắc bệnh gout thì nên cẩn trọng trước khi ăn. Tốt nhất, mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhé.
  • Thịt vịt có tính tương khắc với ba ba, đậu phụ lên men, mộc nhĩ, óc chó nên mẹ tuyệt đối không ăn thịt vịt cùng những loại thực phẩm trên, tránh gây ngộ độc ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé.
  • Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi, hãy nấu chín thịt vịt trước khi dùng mẹ nhé!
  • Thịt vịt có rất nhiều công dụng như giúp mẹ tăng cường hệ miễn dịch, ngừa nguy cơ thiếu máu thai kỳ… nhưng mẹ cũng đừng vì vậy mà ăn quá nhiều. Hãy bổ sung một cách hợp lý, thay đổi luân phiên cùng các món ăn khác trong khẩu phần ăn hàng ngày của mẹ để đảm bảo cả mẹ luôn có nguồn dinh dưỡng đủ đầy mẹ nha.  
Dinh dưỡng mẹ bầu
Ăn thịt vịt có lợi cho mẹ mang thai 3 tháng đầu
  • Thịt vịt có tính hàn. Vì thế, nếu mẹ mới ốm dậy, cơ thể vẫn còn yếu. Ăn thịt vịt lúc này sẽ khiến mẹ bị rối loạn tiêu hoá, thời gian phục hồi cũng chậm hơn so với bình thường.
  • Đối với trứng vịt, mẹ cũng nên ăn chín kỹ, tránh ăn lòng đào vì trứng vẫn còn vi khuẩn ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của mẹ. Mẹ đừng quên tránh chế biến trứng vịt cùng tỏi nữa nha!

Ngoài việc nghiên cứu kỹ chế độ ăn của mẹ bầu 3 tháng đầu, nhiều bố mẹ cũng đã bắt đầu cân nhắc đến việc đặt tên cho con. Để chọn được cái tên con gái đẹp năm 2022 họ Nguyễn, biệt danh cho con trai tên Đạt,… mời bố mẹ tham khảo các bài viết gợi ý đặt tên cho con từ Góc của mẹ nhé!

4. Một số món ngon “nhức nách” từ thịt vịt cho mẹ bầu 3 tháng đầu?

Bầu 3 tháng đầu có được ăn thịt vịt không? Câu trả lời là có, nhưng liệu mẹ đã biết những món ngon “nhức nách” từ thịt vịt chưa nè? Để Góc của mẹ giới thiệu cho mẹ tham khảo nha.

bầu 3 tháng đầu có được ăn thịt vịt
Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn thịt vịt?

4.1. Vịt quay bắc kinh chuẩn vị

Mẹ cần chuẩn bị:

  •  Vịt (khoảng 1.5 – 2 kg)
  •  Tỏi (1 củ), hành tím (1 củ),
  • Gia vị: Dầu hào, rượu nấu ăn, ngũ vị hương, đường, dấm trắng, tương, bột ngọt, muối, bột năng.

Cùng bắt tay vào làm mẹ nhé:

  • Bước 1: Vịt làm sạch, ngâm dấm trong 1 giờ, sau đó để cho ráo nước.
  • Bước 2: Trộn gia vị ướp thịt: Mẹ trộn gia vị theo công thức: 4 muỗng canh dầu hào + 1/2 muỗng canh rượu nấu ăn + 1,5 muỗng cà phê ngũ vị hương, phết đều vào trong bụng vịt. 
  • Bước 3: Tiếp đó mẹ trộn 3 muỗng canh đường mạch nha, với 3 muỗng canh nước nóng và 1 muỗng canh dấm trắng, phết đều lên lớp da phía ngoài. Sau 30 phút mẹ phết lại lần nữa để gia vị ngấm đều hơn nhé!
  • Bước 4: Sau đó, mẹ đem nướng ở 180 độ C, sau 15 phút thì lật vịt và giảm nhiệt độ xuống 120 độ C rồi nướng thêm 40 phút nữa.
  • Bước 5: Đun nóng một nồi dầu ăn rồi rưới lên vào da vịt cho nóng giòn. Để ráo dầu là món thịt vịt quay bắc kinh thơm ngon đã sẵn sàng để thưởng thức rồi.

Cách làm món vịt quay bắc kinh chuẩn vị cũng không khó lắm đúng không mẹ? Mẹ nào là “tín đồ” của vịt quay thì đừng bỏ qua nha.

Dinh dưỡng mẹ bầu
Vịt quay bắc kinh chuẩn vị

4.2. Cháo vịt dinh dưỡng

Mẹ cần chuẩn bị: 

  • 1 con vịt cỏ (1.5 – 2kg)
  • 1 nắm gạo nếp, nửa bát gạo tẻ
  • Hành ngò, rau tía tô, gừng, hành củ, tỏi
  • Dầu ăn, tiêu, nước mắm, đường

Cùng bắt tay vào làm mẹ nhé!

  • Bước 1: Sơ chế thịt vịt bằng cách chà gừng, muối và rượu rồi rửa sạch để khử mùi hôi.
  • Bước 2: Cho vịt vào nồi, đổ nước ngập vịt, luộc vịt cùng 1 nhánh gừng đập dập, 1 củ hành tím và một ít muối. Hớt bọt liên tục để nước được trong và ngon.
  • Bước 3: Gạo nếp và gạo tẻ trộn với nhau, vo rồi để ráo nước, sau đó rang đến khi gạo ngả màu một chút.
  • Bước 4: Thịt vịt chín, mẹ vớt ra chặt miếng vừa ăn và cho gạo đã rang vào nồi nước luộc vịt, nấu sôi rồi nêm nếm và tiếp tục nấu lửa nhỏ đến khi gạo nở bung thành cháo.
  • Bước 5: Pha nước chấm vịt gồm tỏi băm, ớt băm, gừng cắt sợi, đường, nước lọc, nước cốt chanh và nước mắm ngon trộn đều.
  • Bước 6: Phi thơm hành tím, múc cháo ra tô rồi cho hành phi, hành ngò xắt nhuyễn, tiêu, tía tô. Mẹ ăn kèm thịt vịt chặt nhỏ và nước mắm chấm đã pha nha mẹ!
bầu 3 tháng đầu có được ăn thịt vịt
Cháo vịt dinh dưỡng

4.3. Vịt nấu chao siêu ngon

Mẹ cần chuẩn bị: 

  • Nửa con vịt
  • Chao đỏ (5 miếng), chao trắng (2 miếng)
  • 1 quả dừa lấy nước
  • 1 củ khoai môn
  • Rượu trắng, hành tím, tỏi, gừng, ớt, hành lá, rau muống, bắp chuối bào
Dinh dưỡng mẹ bầu
Vịt nấu chao siêu ngon

Cùng bắt tay vào làm mẹ nhé!

  • Bước 1: Thịt vịt rửa sạch, chà rửa với gừng và rượu trắng để khử mùi hôi. Sau đó chặt thành miếng vừa ăn.
  • Bước 2: Ướp vịt với chao trắng, chao đỏ, hành tím băm, hạt nêm và đường vừa ăn.
  • Bước 3: Khoai môn mẹ gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vuông vừa ăn rồi chiên xém cạnh.
  • Bước 4: Cho tỏi băm vào chảo phi thơm, sau đó cho thịt vịt vào xào chung đến khi săn lại, mở lửa nhỏ để vịt thấm gia vị. Cho tiếp nước dừa vào nồi thịt vịt, nấu lửa nhỏ đến khi vịt chín.
  • Bước 5: Khi vịt đã chín, mẹ cho phần khoai môn đã chiên giòn vào nồi thịt vịt rồi tiếp tục hầm.
  • Bước 6: Khi xiên thử thấy khoai môn đã chín thì nêm nếm lại món ăn một lần nữa, múc ra tô và cho hành ngò.

Vậy là món vịt nấu chao đã hoàn thành rồi đó mẹ ơi. Mẹ có thể ăn kèm vịt nấu chao với cơm, bún, bánh mì đều rất ngon đó nha! Còn chần chừ gì mà không thêm vào thực đơn của mình ngay thôi mẹ ơi!

4.4. Thịt vịt kho gừng

Mẹ cần chuẩn bị:

  • Nửa con vịt
  • 1 củ gừng, hành tím, tỏi băm, ớt 
  • Nước màu
  • Nước mắm

Cùng bắt tay vào làm mẹ nhé!

  • Bước 1: Vịt rửa sạch, chà rửa với gừng và rượu trắng để khử mùi hôi. Sau đó chặt thành miếng vừa ăn.
  • Bước 2: Ướp vịt với hành băm, tỏi băm, nước màu, nước mắm và đường.
  • Bước 3: Phi thơm tỏi rồi cho gừng vào xào đến khi vàng rồi cho thịt vịt vào xào săn, nêm nếm vừa ăn rồi đổ nước xâm xấp mặt vịt.
  • Bước 4: Kho với lửa nhỏ để thịt vịt mềm và thấm. Kế tiếp, cho ớt cắt vào và múc ra thưởng thức.

Món thịt vịt kho gừng sẽ không làm khó được mẹ đúng không nào? Cùng thử ngay thôi nào!

bầu 3 tháng đầu có được ăn thịt vịt
Thịt vịt kho gừng

4.5. Vịt om sấu

Mẹ cần chuẩn bị:

  • Vịt cỏ: 1-1,5 kg
  •  6-10 quả sấu
  • Gia vị: Chanh, muối, đường, gừng, hành củ, hành lá, sả, tỏi…

Cùng bắt tay vào làm mẹ nhé!

  • Bước 1: Hành lá, tỏi, gừng, sả mẹ nhặt bỏ lá úa và rửa sạch
  • Bước 2: Để cho vịt hết mùi hôi bạn cần bóp vịt với muối, rửa lại cho sạch sau đó cắt ½ quả chanh xát lại phần da để khử mùi. Sau đó dùng dao chặt vịt thành từng miếng. Ướp vịt với hành củ, gừng, tỏi, xả… băm nhỏ, 1 thìa cafe muối, ½ thìa cafe đường, ướp trong khoảng 20-30 phút cho vịt ngấm gia vị. 
  • Bước 3: Mẹ phi hành, tỏi, sả còn lại thơm vàng. Trút hết thịt vịt đã ướp vào rồi đảo đều, xào cho đến khi vịt có mùi thơm và thịt săn lại. Bước này sẽ giúp cho vịt thơm và ngấm gia vị hơn. 
  • Bước 4: Cho sấu vào nồi rồi đổ nước ngập thịt, đậy vung lại nấu. Nấu lửa lớn cho nồi thịt vịt nhanh sôi, sau đó hạ lửa nhỏ, om trong khoảng 30 phút để vịt chín mềm. 

Lúc này sấu cũng đã mềm, mẹ dầm sấu cho đến khi đủ độ chua theo khẩu vị của mẹ thì dừng lại, nêm nếm gia vị vừa ăn. Cuối cùng thêm rau ngổ, mùi tàu, hành lá rồi tắt bếp. Vậy là món vịt om sấu thơm nhức mũi đã xong, mẹ thưởng thức khi còn nóng nhé!

Dinh dưỡng mẹ bầu
Bầu 3 tháng đầu có được ăn thịt vịt không

Vừa thơm ngon, bổ dưỡng, thịt vịt chắc chắn sẽ là một lựa chọn tuyệt vời để thêm vào thực đơn hàng tuần cho mẹ. Mong rằng, bài viết đã giải đáp được băn khoăn bầu 3 tháng đầu có được ăn thịt vịt không cho mẹ. Còn rất nhiều thông tin hữu ích khác được Góc của mẹ chia sẻ mỗi ngày, mẹ nhớ theo dõi thường xuyên nha.

Có thể mẹ quan tâm:

Bầu 3 tháng đầu ăn đậu phụ có sao không? 

Bầu 3 tháng đầu có được ăn mướp không?

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn sương sáo được không? Sương sáo là một món ăn bắt nguồn từ Trung Quốc, được gọi là thủy cẩm, dùng để giải khát mùa hè, có tính mát, giúp hạ huyết áp, trị cảm mạo. Hơn thế nữa sương sáo còn ẩn chứa rất nhiều lợi ích tuyệt vời mà mẹ chưa biết đấy! Mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn sương sáo được không?

Bầu 3 tháng ăn sương sáo được không? Câu trả lời là hoàn toàn được mẹ nhé! Vì sương sáo chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của mẹ như canxi, natri, pectin…

Sương sáo được chế biến từ lá và thân của cây sương sáo phơi khô rồi xay nát hoặc cắt nhỏ. Sau đó, bột sương sáo sẽ được đun với nước rồi lọc bỏ phần cặn và được cho thêm bột gạo hoặc bột sắn dây vào. Nước sẽ đông lại thành thạch và khi nguội gọi là sương sáo.

Dinh dưỡng mẹ bầu
Bầu 3 tháng đầu ăn sương sáo được không?

Mẹ có thể tham khảo giá trị dinh dưỡng trong 270g sương sáo ở bảng dưới đây:

Thành phần Hàm lượng Công dụng
Năng lượng 32 Calo
  • Khắc phục vấn đề tiêu hóa
  • Giúp giảm cân
  • Khắc phục ung thư và khối u
  • Khắc phục bệnh tiểu đường
  • Kháng khuẩn
  • Chống sốt rét
  • Điều trị sốt
  • Tăng axit dạ dày và chữa loét
  • Khắc phục vấn đề về cơ bắp
  • Loại bỏ chất độc từ hải sản
  • Hỗ trợ tiêu hóa
  • Ngăn ngừa loãng xương
Đường 10 gam
Tinh bột 11 gam
Chất xơ 0,2 gam
Natri 190 mg
Canxi 13 mg
Sắt 0,3 mg
Protein 0,5 gam

2. Lợi ích tuyệt vời của sương sáo đối với mẹ bầu 3 tháng

Sương sáo không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ mà còn tốt cho cả sự phát triển của bé. Nếu mẹ còn đang thắc mắc không biết bầu 3 tháng đầu ăn sương sáo được không thì hãy tìm hiểu ngay những lợi ích tuyệt vời từ món thạch này để có câu trả lời chính xác nhất nhé!

bầu 3 tháng đầu ăn sương sáo được không
Sương sáo tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu

2.1. Ăn sương sáo cải thiện hệ tiêu hóa cho mẹ bầu

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nồng độ nội tiết progesterone làm hoạt động của nhu động ruột giảm khiến hệ tiêu hóa làm việc kém hơn. Điều đó khiến mẹ hay bị táo bón, khó tiêu, đầy bụng. Vậy mẹ bầu 3 tháng đầu ăn sương sáo được không? 

Bổ sung sương sáo làm món ăn nhẹ hàng ngày sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa của mẹ đấy ạ! Vì trong sương sáo có chứa pectin – một chất xơ hòa tan có công dụng kích thích nhu động ruột và nhuận tràng rất tốt cho hệ tiêu hóa cho mẹ, từ đó giúp hạn chế được các tình trạng trên mẹ nhé!

Dinh dưỡng mẹ bầu
Ăn sương sáo cải thiện hệ tiêu hóa cho mẹ bầu

2.2. Ngăn ngừa tình trạng tăng cân

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn sương sáo được không? Không những ăn được mà sương sáo còn có khả năng ngăn ngừa tình trạng tăng cân mất kiểm soát của mẹ đấy! Do lượng calo có trong 270g sương sáo rất ít, khoảng 32 calo nên khi ăn sương sáo, mẹ đừng lo bị tăng cân nhé! Hơn nữa, chất xơ có trong thành phần của sương sáo còn giúp mẹ giảm cân nữa đó ạ!

bầu 3 tháng đầu ăn sương sáo được không
Sương sáo góp phần ngăn ngừa tình trạng tăng cân

2.3. Ổn định đường huyết cho mẹ mang thai 3 tháng đầu

Khi mẹ mang thai, nhau thai sẽ tiết ra nội tiết tố protein và steroid có chứng năng giúp bé trong bụng mẹ phát triển. Tuy nhiên, những nội tiết tố này khiến insulin giảm từ đó tăng lượng đường trong máu. Điều này sẽ gây ra tình trạng tiểu đường thai kỳ ở mẹ.

Sương sáo có chứa chất tanin – một chất oxy hóa có tác dụng tuyệt vời trong việc ổn định huyết áp của mẹ trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy nên mẹ hãy bổ sung sương sáo vào thực đơn hàng ngày ngay nhé!

Dinh dưỡng mẹ bầu
Ổn định đường huyết cho mẹ mang thai 3 tháng đầu

2.4. Giúp mẹ tăng sức đề kháng

Sương sáo có vị ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên rất tốt cho cơ thể con người. Vậy mẹ bầu 3 tháng đầu ăn sương sáo được không? Có chứ mẹ ơi! Nhờ chất tanin có trong thành phần sương sáo sẽ giúp bảo vệ các tế bào khỏi quá trình oxy hóa. Bên cạnh đó, chất này còn có chức năng kháng khuẩn và kháng virus. Từ đó giúp mẹ tăng sức đề kháng. 

bầu 3 tháng đầu ăn sương sáo được không
Giúp mẹ tăng sức đề kháng

2.5. Cải thiện hiệu quả cho làn da của mẹ bầu

Vấn đề xuống sắc khi mang thai luôn khiến mẹ băn khoăn. Nhưng đừng lo lắng quá mẹ nhé! Sương sáo là nguồn cung cấp natri có tác dụng ngăn ngừa các gốc tự do – một trong những nhân tố gây hại cho các tế bào khiến da bị lão hóa và nám sạm ở mẹ trong 3 tháng đầu thai kỳ đấy ạ! 

Dinh dưỡng mẹ bầu
Cải thiện hiệu quả cho làn da của mẹ bầu

2.6. Giúp mẹ ngăn ngừa viêm khớp

Sương sáo là nguồn cung cấp dồi dào canxi. Vì trong 100g sương sáo có tới 25mg canxi giúp củng cố khung xương chắc khỏe và giảm thiểu các bệnh viêm khớp, đau lưng xuất hiện khi mẹ mang thai đó ạ!

bầu 3 tháng đầu ăn sương sáo được không
Giúp mẹ ngăn ngừa viêm khớp

3. Hướng dẫn mẹ bầu 3 tháng ăn sương sáo đúng cách?

Chắc hẳn mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi bầu 3 tháng đầu ăn sương sáo được không rồi chứ ạ? Sương sáo đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ. Nhưng để hấp thụ chất dinh dưỡng một cách tối đa và hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn, mẹ cần chú ý một số điều sau:

  • Không ăn quá 1 ly sương sáo mỗi ngày.
  • Thời điểm tốt nhất để ăn sương sáo là vào buổi trưa giúp mẹ giải nhiệt.
  • Không nên ăn sương sáo vào sáng sớm hoặc tối vì có thể bị lạnh bụng, không tốt cho sức khỏe.
  • Bảo quản sương sáo trong tủ mát, nên dùng hết trong 1-2 ngày, không nên để lâu.
  • Khi ăn chè hay trà sữa sương sáo không nên thêm quá nhiều đá vì hệ miễn dịch của mẹ hoạt động kém do nồng độ các nội tiết tố estrogen, progesteron nên ăn đá nhiều có thể khiến cơ thể mẹ bị nhiễm lạnh.
Dinh dưỡng mẹ bầu
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn sương sáo được không

4. Top 6 món ngon giải nhiệt mùa hè từ sương sáo cho mẹ bầu 3 tháng

Bên cạnh thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn sương sáo được không, liệu mẹ đã biết những món ngon làm từ sương sáo chưa? Để Góc của mẹ giới thiệu cho mẹ tham khảo nha.

4.1. Chè sương sáo với nước cốt dừa

Một món ăn vô cùng đơn giản và quen thuộc mẹ có thể làm sau khi được giải đáp thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn sương sáo được không chính là chè sương sáo nước cốt dừa. Hãy cùng Góc của mẹ thực hiện, mẹ nhé!

Mẹ cần chuẩn bị:

  • Bột sương sáo đen 50 gr
  • Nước cốt dừa 400 ml
  • Sữa đặc 50 ml
  • Sữa tươi không đường 150 ml
  • Đường 150 gr
  • Nước 2 lít

Cùng bắt tay vào làm mẹ nhé:

  • Bước 1: Cho 50gr bột sương sáo đen và 50gr đường vào nồi và trộn đều hỗn hợp. Sau đó thêm vào 1 lít nước, khuấy đều rồi bắc lên bếp nấu với lửa vừa đến khi hỗn hợp sôi và đặc lại.
  • Bước 2: Khi đã nấu xong cho sương sáo ra tô hoặc hộp nhựa đựng thực phẩm cho nguội bớt rồi đem bỏ vào ngăn mát tủ lạnh.
  • Bước 3: Cho 400ml nước cốt dừa cùng với 150ml sữa tươi không đường, 50ml sữa đặc vào nồi rồi khuấy đều và nấu trong khoảng 5 – 10 phút ở lửa vừa đến khi hỗn hợp sôi lăn tăn.
  • Bước 4: Rưới nước cốt dừa lên thạch sương sáo là mẹ đã hoàn thành rồi đó!
bầu 3 tháng đầu ăn sương sáo được không
Chè sương sáo nước cốt dừa

4.2. Chè sương sáo hạt é

Chè sương sáo hạt é cũng là một cách chế biến khác từ sương sáo rất bổ dưỡng. Mẹ hãy cùng bắt tay vào làm nhé!

Mẹ cần chuẩn bị:

  • 60g bột sương sáo
  • 170g đường trắng
  • 10g bột năng
  • 500ml nước cốt dừa
  • 200ml sữa tươi
  • 30ml đường phèn
  • 1.2 lít nước
  • 1 muỗng muối
  • 2 muỗng canh hạt é

Cùng bắt tay vào làm mẹ nhé:

  • Bước 1: Đun sôi 200ml nước rồi thêm vào 70g đường trắng, khuấy đều rồi tiếp tục cho thêm 60g bột sương sáo đã hòa tan.
  • Bước 2: Khi nước đường trong lại, cho 500ml nước dừa, 200ml sữa tươi và 1 muỗng muối vào khuấy đều, đun khoảng 7 phút thì tắt bếp.
  • Bước 3: Cho 2 muỗng canh hạt é vào 10ml nước rồi khuấy đều đến khi hạt é nở ra.
  • Bước 4: Cho thạch sương sáo vào ly sau đó thêm nước đường phèn, rưới nước cốt dừa và cho thêm 1 muỗng hạt é vào là mẹ đã làm xong rồi.
Dinh dưỡng mẹ bầu
Chè sương sáo hạt é

4.3. Chè đỗ đen sương sáo

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn sương sáo được không? Thắc mắc của mẹ sẽ được giải đáp ngay với món chè đỗ đen sương sáo mẹ nhé!

Mẹ cần chuẩn bị:

  • 200g đỗ đen
  • Đường phèn, đường vàng
  • 1 gói bột sương sáo

Cùng bắt tay vào làm mẹ nhé:

  • Bước 1: Đỗ đen rửa sạch, ngâm 4 – 5 tiếng.
  • Bước 2: Cho đỗ đen vào nồi cơm điện, đổ nước ngập cỡ 2 đốt ngón tay và ninh đỗ trong khoảng 20 phút.
  • Bước 3: Sau khi đỗ chín, chắt bỏ nước đỗ, cho đường phèn, đường vàng vào xào đỗ để đỗ ngấm đường, đảo nhẹ tay để không làm vỡ hạt đỗ.
  • Bước 4: Đun sôi 200ml nước rồi thêm vào 70g đường trắng, khuấy đều rồi tiếp tục cho thêm 60g bột sương sáo.
  • Bước 5: Khi đã nấu xong cho sương sáo ra tô hoặc hộp nhựa đựng thực phẩm cho nguội bớt rồi đem bỏ vào ngăn mát tủ lạnh.
  • Bước 6: Cuối cùng, múc chè ra bát và cho thạch lên trên, nhỏ thêm vài giọt dầu chuối rồi thưởng thức.
bầu 3 tháng đầu ăn sương sáo được không
Chè đỗ đen sương sáo

4.4. Trà sữa thạch sương sáo

Trà sữa sương sáo là một món trà sữa thanh mát, giúp giải nhiệt tuyệt vời trong những ngày hè nắng nóng.

Mẹ cần chuẩn bị:

  •  Trà ô long 1 gói (túi lọc)
  •  Bột sương sáo 50 gr
  •  Sữa tươi 200 ml
  •  Sữa đặc 30 gr
  •  Nước lọc 600 ml
  •  Đường 50 gr

Cùng bắt tay vào làm mẹ nhé:

  • Bước 1: Đun sôi 100ml nước thì cho 50gr bột sương sáo và 50gr đường vào, khuấy đều để chúng hòa tan hoàn toàn.
  • Bước 2: Thêm 500ml nước, khuấy đều đến khi hỗn hợp đặc lại thì tắt bếp, để sương sáo ra khuôn. Sau đó, cho vào ngăn đông tủ lạnh 20 phút.
  • Bước 3: Dùng một chiếc nồi khác, cho vào 200ml sữa tươi, 30gr sữa đặc, khuấy đều để sữa đặc hòa tan hoàn toàn và nóng lên thì tắt bếp.
  • Bước 4: Thả 1 túi trà ô long túi lọc vào, ủ khoảng 5 phút thì lấy trà ra.
  • Bước 5: Sau khi sương sáo đã đông lại rồi thì mẹ dùng dao cắt thành hình vuông cho dễ ăn rồi cho vào ly. 
  • Bước 6: Tiếp đến, đổ trà sữa vào, khuấy đều và thưởng thức thôi nào.
Dinh dưỡng mẹ bầu
Trà sữa sương sáo

4.5. Hoa quả dầm trộn sương sáo

Hoa quả dầm trộn sương sáo vừa thanh mát vừa bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của mẹ. Hãy cùng bắt tay vào làm mẹ nhé!

Mẹ cần chuẩn bị:

  • 20g bột sương sáo
  • 500ml nước lọc
  • Trái cây (tùy thích)

Cùng bắt tay vào làm mẹ nhé:

  • Bước 1: Đun sôi 100ml nước thì cho 50gr bột sương sáo và 50gr đường vào, khuấy đều để chúng hòa tan hoàn toàn.
  • Bước 2: Thêm 500ml nước, khuấy đều đến khi hỗn hợp đặc lại thì tắt bếp, để sương sáo ra khuôn. Sau đó, cho vào ngăn đông tủ lạnh 20 phút.
  • Bước 3: Hoa quả bỏ vỏ, cắt thành những miếng vuông nhỏ.
  • Bước 4: Cuối cùng mẹ cho sữa chua vào chén, thêm vào thạch sương sáo,hoa quả trộn đều lên rồi thưởng thức.
bầu 3 tháng đầu ăn sương sáo được không
Hoa quả dầm trộn sương sáo

4.6. Sương sáo nước đường

Sương sáo nước đường là một món thạch rất ngon với cách làm vô cùng đơn giản mà mẹ nên  thưởng thức cùng gia đình trong ngày hè oi bức mẹ nhé!

Mẹ cần chuẩn bị:

  • Bột sương sáo 50gr
  • 350 gram đường vàng
  • 1/2 quả thơm
  • Gừng, chanh

Cùng bắt tay vào làm mẹ nhé:

  • Bước 1: Đun sôi 100ml nước thì cho 50gr bột sương sáo và 50gr đường vào, khuấy đều để chúng hòa tan hoàn toàn.
  • Bước 2: Thêm 500ml nước, khuấy đều đến khi hỗn hợp đặc lại thì tắt bếp, để sương sáo ra khuôn. Sau đó, cho vào ngăn đông tủ lạnh 20 phút.
  • Bước 3: Thơm gọt vỏ, xay nhuyễn vắt lấy nước, cho vào nồi cùng với đường và 1 chút muối nấu đến khi đường tan và keo lại.
  • Bước 4: Cho thêm gừng cắt lát vào, đun thêm vài phút thì tắt bếp. 
  • Bước 5: Cho nước cốt chanh vào và khuấy tan.
  • Bước 6: Cuối cùng, mẹ cắt thạch sương sáo thành miếng vừa ăn rồi rót nước đường vào là hoàn thành rồi đấy!
Dinh dưỡng mẹ bầu
Sương sáo nước đường

Hy vọng bài viết trên đã phần nào giải đáp băn khoăn bầu 3 tháng đầu ăn sương sáo được không của mẹ. Mẹ hãy thường xuyên cập nhật Góc của mẹ để đón đọc những bài viết mới nhất mẹ nhé!

Bầu 3 tháng đầu uống trà sữa được không? “Lợi bất cập hại” đó nhà mình ơi!

Bầu 3 tháng đầu uống sữa đậu nành được không? Click ngay kẻo lỡ!

Giỏ hàng 0