Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành của thai nhi nên mẹ cần chú ý kỹ lượng thực đơn hàng ngày. Chắc hẳn có nhiều mẹ muốn ăn cua trong giai đoạn này và cũng đã nghe được từ bạn bè, người thân xung quanh về thông tin bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn cua? Tuy nhiên, mẹ vẫn còn lo lắng không biết liệu có ăn được không? Góc của mẹ sẽ cung cấp các thông tin chi tiết cho mẹ qua bài viết bên dưới nhé!

1. Xôn xao câu hỏi: “Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn cua?” 

Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn cua không?
Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn cua không?

Gần đây, các mẹ bầu xôn xao hỏi nhau liệu bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn cua không? Theo các chuyên gia, mẹ nên hạn chế ăn cua bởi vì hàm lượng dinh dưỡng có trong thực phẩm này không phù hợp đối với giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Cụ thể:

Với cua biển: 

  • Môi trường biển ngày càng ô nhiễm do các sự cố như tràn dầu, rác thải gây ảnh hưởng tới chất lượng của thủy hải sản.
  • Thịt cua chứa một lượng thủy ngân 0,21-0,33mg/kg có ảnh hưởng tới hệ thần kinh và khả năng vận động của thai nhi.
  • Cua chứa hàm lượng cholesterol cao, bổ sung quá nhiều sẽ gây ra các bệnh về tim mạch đối với mẹ bầu.

Với cua đồng:

  • Theo đông y, cua có khả năng tan bầm máu, trong khi thai nhi giai đoạn 3 tháng đầu chưa phát triển hết nên dễ “bị lầm tưởng” là máu bầm. Điều này khiến mẹ bầu 3 tháng đầu ăn cua nhiều có khả năng dẫn tới sảy thai.
  • Theo y học, cua là thực phẩm dễ gây dị ứng khiến mẹ bầu nổi mề đay, sốc phản vệ dẫn tới sảy thai hoặc gây dị tật cho thai nhi.

Dưới đây là bảng hàm lượng dinh dưỡng có trong 100g cua mà mẹ có thể tham khảo:

Thành phần Hàm lượng Công dụng
Protein 17,5g Tăng trưởng và duy trì các mô tế bào
Canxi 120mg Giúp xương của mẹ chắc khỏe và phát triển xương của thai nhi
Sắt 0,5mg Giúp mẹ bầu bổ máu
Natri 453mg Giúp cân bằng huyết áp
Năng lượng 347kJ Tăng cường sức khỏe cho mẹ và bé
Vitamin C 3,3mg Giảm các nguy cơ về bệnh tim, huyết áp
Vitamin B1 0,02mg Cung cấp dinh dưỡng cho các mô hoạt động
Cholesterol 97mg Giúp hệ thần kinh hoạt động ổn định

2. Mẹ bầu thèm cua phải làm sao đây?

bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn cua
Mẹ bầu 3 tháng đầu thèm ăn cua phải làm sao?

Tuy đáp án cho thắc mắc bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn cua không là cần hạn chế nhưng nếu mẹ bầu thèm thì phải làm sao? Trên thực tế, mẹ vẫn có thể ăn với một hàm lượng nhất định. Theo khuyến cáo của FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ), mỗi tuần mẹ chỉ nên ăn 200g cua và bổ sung thêm dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác. 

Nếu mẹ chưa biết cách chọn cua và chế biến sao cho hợp lý thì hãy cùng Góc của mẹ khám phá những lưu ý khi chọn mua và chế biến cua nhé!

  • Mẹ nên chọn mua cua tươi, không mua cua chết hoặc không rõ nguồn gốc.
  • Mẹ không nên ăn gỏi cua sống tránh nhiễm vi khuẩn và sán còn sót lại trong cua nha!
  • Mẹ nên chế biến cua chín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe trong thai kỳ.
  • Ăn thịt cua hay canh cua để qua đêm có thể khiến mẹ bị lạnh bụng đó ạ!
  • Mẹ không nên uống trà hoặc ăn quà hồng ướp sau khi đã ăn cua vì có nguy cơ khiến mẹ bị rối loạn tiêu hóa. Vì trong nước trà và hồng có chất tanin có thể khiến protein ở cua rắn lại dễ gây đau bụng, buồn nôn. 

Ngoài việc nghiên cứu và theo dõi kỹ chế độ ăn của mẹ bầu suốt cả thai kỳ, đặt tên cho con cũng là vấn đề mà nhiều bố mẹ quan tâm từ sớm. Bố mẹ nào còn chưa chọn được tên cho bé trai họ Phạm hoặc tên con họ Từ hay và ý nghĩa, mời bố mẹ tham khảo bài viết từ Góc của mẹ nhé!

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Chương trình ưu đãi 10000 set dùng thử
Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

3. Gợi ý những món ăn “cực cuốn” cho mẹ bầu thèm cua! 

Chắc hẳn ngoài thắc mắc bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn cua không, các mẹ còn tò mò muốn biết những món ăn ngon nào liên quan tới cua? Còn chần chừ gì nữa, hãy tham khảo ngay các món ăn mà Góc của mẹ gợi ý ngay sau đây nhé!

3.1. Bún riêu cua 

Bà bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu cua được không?
Bà bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu cua được không?

Mẹ cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

  • Bún: 1kg
  • Cua đồng: 400g
  • Thịt xay: 100g
  • Tôm khô: 50g
  • Trứng gà: 2 quả
  • Đậu phụ, cà chua, hành lá, hành khô…

Mẹ làm theo các bước sau nhé!

  • Bước 1: Mẹ thái đậu thành từng miếng nhỏ rồi chiên vàng. Sau đó thái cà chua và xào 1-2 phút.
  • Bước 2: Mẹ rửa sạch cua đồng sau đó tách mai yếm của cua lấy phần nước ở mai rồi mang xay phần thân. Mẹ đổ phần xác cua vào bát nước lọc rồi bóp nhẹ, sau đó gạn nước lấy thịt.
  • Bước 3: Mẹ bắc nồi đun riêu cua và để lửa vừa. Mẹ dùng đũa khuấy nhẹ tay để riêu cua kết lại và nổi lên mặt nước.
  • Bước 4: Trong thời đợi nước dùng, mẹ làm chả tôm từ tôm khô với thịt xay và trứng để ăn kèm.
  • Bước 5: Cuối cùng, mẹ cho chả tôm và đậu đã rán vào nồi nước riêu cua cho nóng. Mẹ nhúng bún cho nóng rồi cho vào bát, đổ nước dùng và trang trí.

Mẹ tham khảo chi tiết các bước làm TẠI ĐÂY! (Nguồn: Natha Food).

3.2. Canh cua

bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn cua
Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn canh cua?

Mẹ cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

  • Cua đồng: 300g
  • Cà chua, me
  • Đậu phụ
  • Hành lá, hoa răm

Mẹ làm theo các bước sau nhé!

  • Bước 1: Mẹ rửa sạch cua, tách mai khều lấy gạch cua. Sau đó, mẹ cho phần thân cua vào máy xay hoặc cối, rồi cho vào lọc lấy nước cua. 
  • Bước 2: Mẹ chiên vàng đậu phụ, sau đó mẹ bổ múi cau cà chua và phi hành, cho me vào nồi nước đun sôi lên.
  • Bước 3: Mẹ bắc nồi nước cua lên bếp, bật lửa vừa và đun cho tới khi cua đóng thành tảng và nổi lên trên mặt nước, mẹ tiếp tục đun sôi thêm 3-4 phút nữa. 
  • Bước 4: Mẹ thêm cà chua và nước me ban nãy vào nồi nước riêu cua, rồi thêm đậu đã rán và đun sôi 2-3 phút. Nếm gia vị vừa miệng và thêm hành lá, hoa răm.

Mẹ tham khảo chi tiết các bước làm TẠI ĐÂY! (Nguồn: Mẹ Cua Cốm).

3.3. Canh cua bí đao/rau đay

dinh dưỡng mẹ bầu
Mẹ mang thai 3 tháng đầu có nên ăn canh cua bí đao?

Mẹ cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

  • Cua: 200g
  • Bí đao: ½ quả
  • Hành khô, hành hoa

Mẹ làm theo các bước sau nhé!

  • Bước 1: Mẹ rửa sạch cua, tách mai khều lấy gạch cua. Sau đó, mẹ cho phần thân cua vào máy xay để xay nhuyễn, rồi cho vào lọc lấy nước cua. 
  • Bước 2: Mẹ gọt vỏ bí đao rồi rửa sạch và nạo sợi. 
  • Bước 3: Mẹ phi hành khô và gạch cua cho thơm. Sau đó, mẹ đun nước riêu cua, đợi tới khi cua đóng lại thành mảng nổi lên trên mặt nước, mẹ cho hành khô và gạch cua đã phi vào, đun thêm 5-7 phút nữa.
  • Bước 4: Cuối cùng, mẹ nêm gia vị vừa miệng, rắc hành lá vào cho bát canh đẹp mắt nhé!

Mẹ tham khảo chi tiết các bước làm TẠI ĐÂY! (Nguồn: Vũ Food Vlogs).

3.4. Nem cua, chả cua

bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn cua
Mẹ mang thai 3 tháng đầu nên ăn nem cua không?

Mẹ cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

  • Thịt lợn xay
  • Cua bể
  • Trứng gà
  • Su hào, cà rốt, đu đủ
  • Miến, giá, mộc nhĩ
  • Bánh tráng

Mẹ làm theo các bước sau nhé!

  • Bước 1: Mẹ bắc nồi lên luộc cua chín lấy thịt, sau đó luộc trứng rồi tách lòng đỏ ra dầm nhỏ. Mẹ gọt vỏ cà rốt, su hào, đu đủ rồi nạo sợi dài. Mẹ ngâm mộc nhỏ rồi thái sợi, rửa sạch giá.
  • Bước 2: Mẹ cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị ở bước 1 vào một bát to, thêm chút gia vị rồi trộn đều.
  • Bước 3: Mẹ dùng bánh tráng để cuốn nem. Sau đó, mẹ bắc chảo, đồ dầu cho sôi rồi rán nem.
  • Bước 4: Cùng pha nước chấm rồi thưởng thức ngay thôi mẹ ơi!

Mẹ tham khảo chi tiết các bước làm TẠI ĐÂY! (Nguồn: Bếp Của Vợ).

3.5. Cua biển hấp

Dinh dưỡng mẹ bầu
Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn cua biển hấp?

Mẹ cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

  • Cua biển
  • Bia
  • Hành tây, gừng, sả, ớt

Mẹ làm theo các bước sau nhé!

  • Bước 1: Mẹ cần làm tê liệt cua, lật cua lên, dùng dao gỡ phần yếm cua, rồi đâm vào ức cua. Nếu việc sơ chế cua có khó khăn, mẹ đừng quên nhờ tới trợ thủ đắc lực tên bố nhé! Mẹ rửa sạch hành tây, đập dập gừng, sả và thái nhỏ ớt.
  • Bước 2: Mẹ cho cua đã xử lý vào nồi hấp, đổ gừng sả ớt đã chuẩn bị ban nãy vào. Mẹ đổ bia lên cua rồi đậy vung lại, bật bếp lửa lớn. Sau 5 phút mẹ để lửa trung bình trong tầm 15 phút.
  • Bước 3: Mẹ đợi tới khi cua chín chuyển màu cam vàng đẹp mắt thì tắt bếp.

Mẹ tham khảo chi tiết các bước làm TẠI ĐÂY! (Nguồn: HỮU QUỐC MÓN NGON DỄ LÀM).

Như vậy, mẹ đã biết câu trả lời cho bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn cua rồi phải không nè? Góc của mẹ hy vọng mẹ bầu 3 tháng đầu thường xuyên bổ sung các dưỡng chất từ nhiều loại thực phẩm có lợi với liều lượng hợp lý để cả mẹ và thai nhi đều được khỏe mạnh nhé! Mẹ hãy theo dõi thêm nhiều thông tin bổ ích khác trên Góc của mẹ nha!

Mẹ tham khảo thêm các bài viết sau:

Bầu 3 tháng đầu ăn xôi được không?

Mang thai 3 tháng đầu ăn nghêu được không?

Cuối tuần là thời gian để bố mẹ dành thời gian cho bé yêu sau những ngày làm việc vất vả. Hãy để Góc của mẹ gợi ý top các địa điểm vui chơi cuối tuần cho bé tại Hà Nội siêu hấp dẫn cho cả nhà cùng trải nghiệm nha!

1. Royal city

Royal city
Royal city

Là quần thể trung tâm mua sắm, vui chơi nổi tiếng. Tại đây có vô số các hoạt động vui chơi mà bé và ba mẹ có thể tham gia như: sân trượt băng, rạp chiếu phim, khu dream games,… Ngoài ra, ở đây có rất nhiều các quán ăn ngon, nhiều gian hàng của các thương hiệu nổi tiếng, thỏa sức để cả gia đình mua sắm.

– Giờ mở cửa: 09.30 – 22.00

– Gửi xe: 5k

1.1. Sân trượt băng:

Các địa điểm vui chơi cuối tuần cho bé tại Hà Nội
Sân trượt băng

– Địa chỉ: B2R3 tầng B2, 72A Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

– Giá vé: 

  • Người lớn:
    • t2-t6: 170k
    • cuối tuần/ngày lễ: 220k
  • Trẻ em:
    • t2-t6: 100k
    • cuối tuần/ngày lễ: 150k
  • Người giám hộ: 30k
  • Thuê giày: 50k/đôi
  • Chim cánh cụt: 60k
  • Hải cẩu: 90k

1.2. Dream games

Các địa điểm vui chơi cuối tuần cho bé tại Hà Nội
Dream games

Với nhiều trò chơi hấp dẫn như gắp thú, game sử dụng công nghệ thực tế ảo VR chắc chắn sẽ là địa điểm vui chơi mà gia đình phải ghé khi tới royal city.

– Địa chỉ: 01 – B1 – R1 – Dream Games Royal City – TTTM Vincom Mega Mall Royal City

– Giá vé: 30-150k/game (tùy từng trò chơi)

2. Công viên Yên Sở

Công viên Yên Sở
Công viên Yên Sở

Công viên Yên Sở chính là điểm đến lí tưởng cho những ai đang tìm kiếm nơi thư giãn, nghỉ ngơi cuối tuần cho cả gia đình. Ba mẹ có thể đưa bé đến đây vui chơi, dã ngoại, cắm trại

– Địa chỉ: Nút giao cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội

– Giờ mở cửa: 5:00-19h:00 (có thể thay đổi vào dịp lễ)

– Giá vé: 

  • Vé vào cổng miễn phí.
  • Phí gửi xe: 5.000 VNĐ/xe máy; 30.000 VNĐ/xe ô tô.
  • Phí sử dụng dịch vụ: 
    • Thuê xe đạp 40.000 VNĐ/giờ
    • Thuê thuyền 50.000 VNĐ/giờ
    • Giá thuê bếp nướng: 300.000 VNĐ/bếp

3. Tiniworld

Các địa điểm vui chơi cuối tuần cho bé tại Hà Nội
Tiniworld

Tiniword chắc chắn là một địa điểm vui chơi vô cùng nổi tiếng với các gia đình có các bạn nhỏ. Đây là địa điểm giúp các bé có thể vừa vui chơi, vừa học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích cho bản thân.

-Địa chỉ: 

  • AEON Mall Hà Đông
  • VINCOM Bắc Từ Liêm
  • VINCOM Bà Triệu
  • VINCOM Nguyễn Chí Thành
  • VINCOM Royal City
  • VINCOM Times City
  • VINCOM Trần Duy Hưng
  • VINCOM Long Biên

– Giờ mở cửa: 10:00-21:30

– Giá vé: 

  • T2-T6: 80k-100K (tùy từng chi nhánh)
  • Cuối tuần: 120k-150k (tùy tùng chi nhánh)
  • Phụ huynh đi kèm t2: 20k

4. Công viên Thủ Lệ

Công viên Thủ Lệ
Công viên Thủ Lệ

Công viên Thủ Lệ là một địa điểm nằm trong top những khu vui chơi mà các bé thích nhất vào mỗi kỳ nghỉ. Nơi đây có điểm đặc biệt hơn các địa điểm vui chơi khác đó là sự kết hợp hài hòa với thiên nhiên và các động vật hoang dã. Bên cạnh đó, công viên thủ lệ còn có nhiều không gian vui chơi khác dành cho các bạn nhỏ. 

– Địa chỉ: cổng chính tại đường Bưởi, Thủ Lệ, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình. Có thể đi ô tô hoặc xe máy, có 3 cổng chính ( mặt đường Bưởi, Kim Mã, Nguyễn Văn Ngọc) hướng rộng rãi nhất là hướng đường Bưởi.

– Giờ mở cửa: 08:00 – 18:00

– Giá vé: 

  • 30.000vnđ (người lớn)
  • 20.000vnđ (trẻ em)
  • Gửi xe: 5k/xe máy – 30k/ô tô (tùy loại)
  • Vé các trò chơi phải mua vé riêng nhé
  • Vé vui chơi bóng nước: 20.000đ/lượt chơi
  • Vé vui chơi đạp vịt trên hồ Thủ Lệ: 30.000đ/lượt/h
  • Vé vui chơi xe điện đụng, tàu hỏa leo núi: 30.000đ/lượt chơi
  • Vé vui chơi đu quay hào hoa, đu quay cho trẻ nhỏ: 20.000đ/lượt chơi
  • Các trò vui chơi khác do tư nhân khai thác có giá vé riêng khoảng từ 10.000 đ – 30.000 đ/lượt chơi.

– Lưu ý: 

+ Nên mặc trang phục thoải mái, chỉnh tề ngăn nắp, không vứt rác bừa bãi ra lối đi gây ảnh hưởng đến mỹ quan chung của công viên.

+ Công viên thủ lệ có tổng 3 cổng vào, cổng chính tại đường Bưởi có bãi đỗ xe, cổng phụ 1 ở trên đường Cầu Giấy không có bãi đỗ xe, cổng phụ 2 trên đường Nguyễn Văn Ngọc gần khách sạn Daewoo có bãi đỗ xe rộng. Tùy vào sự thuận tiện mà bạn có thể lựa chọn cổng vào sao cho phù hợp.

+ Nên đi giày thể thao đế bệt, mang theo mũ, ô dù, nước uống để phòng thời tiết nắng mưa thất thường, vì quãng đường đi bộ tham quan cũng khoảng 3km nên chuẩn bị sẽ giúp bạn chủ động hơn khi tham quan.

5. Times City

Các địa điểm vui chơi cuối tuần cho bé tại Hà Nội
Times City

Times City là một tổ hợp bao gồm trung tâm thương mại và các khu vui chơi giải trí hấp dẫn, là một gợi ý hợp lý và thú vị cho cả gia đình cùng vui chơi cuối tuần. 

5.1. Vinke

Vinke
Vinke

Vinke Time City là địa điểm vui chơi giáo dục lý tưởng dành cho bé có thể vừa học vừa chơi, vinke được chia ra nhiều khu vực cho các con trải nghiệm. Mách nhỏ cho ba mẹ khi đến với time city ba mẹ có thể mua combo cả thủy cung để được hưởng nhiều ưu đãi nhé!

– Địa chỉ: Số 9- D9 tầng B1, Trung Tâm Thương Mại Times City, 458 Phố Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

– Giờ mở cửa: 09:30 – 22:00

– Giá vé: 

  • Khách hàng dưới 0,8m miễn phí
  • Người giám hộ: 50k
  • T2-T6: Khách hàng từ 0,8m-1,4m: 120k; Khách hàng trên 1,4m: 150k
  • Cuối tuần/ngày lễ: Khách hàng từ 0,8-1,4m – 170k; Khách hàng trên 1,4m: 200k

5.2. Thủy cung Vinpearl Aquarium

Các địa điểm vui chơi cuối tuần cho bé tại Hà Nội
Vinpearl Aquarium

Chắc chắn khi nói đến những địa điểm vui chơi lý tưởng không thể quên nói đến thủy cung Vinpearl Aquarium. Đây là thủy cung lớn nhất và hiện đại nhất ở Việt Nam hiện nay với 3 phân khu với tầng sinh thái riêng bao gồm khu nước ngọt tựa như rừng amazon, khu hang động bò sát với nhiều loài bò sát độc đáo và khu nước mặn với những màn trình diễn siêu độc đáo. Vì vậy thủy cung vinpearl aquarium chính là nơi phù hợp để bố mẹ đưa con đến khám phá và tìm hiểu về các loại động vật.

– Địa chỉ: 458 P. Minh Khai, Thanh Lương, Hai Bà Trưng, Hà Nội

– Giờ mở cửa: 09:30 – 22:00

– Giá vé: 

  • Khách hàng dưới 0,8m miễn phí
  • T2-T6: Khách hàng từ 0,8m-1,4m: 100k; Khách hàng trên 1,4m: 170k
  • Cuối tuần/ngày lễ: Khách hàng từ 0,8-1,4m – 150k; Khách hàng trên 1,4m: 220k
  • Vé có giá trị sử dụng trong ngày

6. Khu vui chơi Mr. Haahoo

Khu vui chơi Mr. Haahoo
Khu vui chơi Mr. Haahoo

Mr. Haahoo là một trong những địa điểm vui chơi mà bố mẹ không thế bỏ qua. Tại đây con sẽ được trải nghiệm các lớp học kỹ năng hoàn toàn miễn phí và các lớp học này sẽ được tổ chức hàng tuần với những nội dung hoàn toàn khác nhau. Dịp lễ này bố mẹ đừng bỏ qua địa điểm này nhé!

– Địa chỉ: Tầng 2, tòa nhà Times Tower, 35 Lê Văn Lương, quận Thanh Xuân, Hà Nội

– Giờ mở cửa: 9:00/9:30 – 22:00

– Giá vé: 

  • Thứ 2 – thứ 6: 80.000VNĐ/vé
  • Thứ 7 – CN & ngày lễ: 100.000VNĐ/vé
  • Miễn phí cho trẻ em dưới 70cm và chiết khấu 30% cho bé từ 70-78cm

7. Ecopark

Các địa điểm vui chơi cuối tuần cho bé tại Hà Nội
Ecopark

Sau một tuần học tập, làm việc mệt mỏi còn gì tuyệt vời hơn khi bố mẹ và bé yêu được nghỉ ngơi trong một không gian thiên nhiên trong lành, mát mẻ. Với một màu xanh phủ kín của cây cối cùng các hoạt động vui chơi, chắc chắn Ecopark sẽ là một điểm dừng chân thú vị cho cả gia đình vào ngày cuối tuần. 

7.1. Công viên hồ thiên nga

Công viên hồ thiên nga
Công viên hồ thiên nga

– Địa chỉ: Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên

– Giá vé: 

  • Khu vui chơi gỗ: miễn phí
  • Câu cá: 200k/4 tiếng
  • Chèo thuyền KAYAK: 200k/h
  • Thuê bãi cỏ: từ 500.000 đồng/4 tiếng
  • Lều bạt: Từ 100.000đ/giờ – 280.000 đồng/ngày
  • Thuê xe đạp: Từ 100.000 đồng/ngày
  • Thuê bếp nướng: 500.000 đồng/4 tiếng.
  • Thuê nhà sàn: Từ 3.000.000 đồng.

7.2. Công viên mùa hạ

Các địa điểm vui chơi cuối tuần cho bé tại Hà Nội
Công viên mùa hạ

– Địa chỉ: Ecopark Hưng Yên

– Giá vé:

  • Thuê bãi cỏ: 500.000 đồng cho 4 tiếng
  • Lều bạt: Từ 200.000 đồng/ngày
  • Thuê xe đạp: Từ 100.000 đồng/ngày
  • Thuê bếp nướng: 500.000 đồng cho 4 tiếng.
  • Thuê nhà sàn: Từ 2.000.000 đồng.

Kết luận: Vậy là Góc của mẹ vừa giới thiệu đến mẹ các địa điểm vui chơi cuối tuần cho bé tại Hà Nội siêu mới mẻ và độc đáo cho cả gia đình cùng tham gia với bé vào cuối tuần rồi đó! Chúc bố mẹ và bé có một kỳ nghỉ cuối tuần vui vẻ và thật ý nghĩa bên nhau! 

   Các địa điểm vui chơi cuối tuần cho bé
Các địa điểm vui chơi cuối tuần cho bé tại Hà Nội

Trà sữa là thức uống thơm ngon và được nhiều người ưa chuộng. Nhưng mẹ bầu 3 tháng đầu uống trà sữa được không? Thức uống này liệu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé không đang là những băn khoăn khiến nhiều mẹ trăn trở. Cùng Góc của mẹ đi tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây mẹ nhé!

1. Bầu 3 tháng đầu uống trà sữa được không?

Trà sữa là thức uống quen thuộc và ưa thích của nhiều chị em. Do đó, khi mang bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên, nhiều mẹ cũng khó lòng tránh khỏi những “cơn thèm” được nhâm nhi món đồ uống này. Dẫu vậy, do đang trong những tháng đầu thai kỳ nên dù “nhớ nhung” nhưng câu trả lời là không nên mẹ nha!

Bầu 3 tháng đầu uống trà sữa được không
Bầu 3 tháng đầu uống trà sữa được không

Với câu hỏi này của mẹ, các chuyên gia chia sẻ, mẹ không nên uống trà sữa trong suốt quá trình mang thai chứ không chỉ riêng 3 tháng đầu. Bởi trong trà sữa có bột trà, kem béo, hương liệu…, những nguyên liệu giúp trà sữa có vị ngon, ngọt, béo ngậy nhưng lại có hàm lượng dinh dưỡng khá thấp, không phù hợp với nhu cầu của mẹ bầu lúc này. Trà sữa có chứa hàm lượng đường đặc biệt cao có thể gây tiểu đường thai kỳ, nguy cơ gây sảy thai, sản giật…. Vì vậy, trong suốt quá trình mang thai, mẹ không nên uống trà sữa nha!

2. Mẹ bầu 3 tháng đầu không nên uống trà sữa vì sao?

Bầu 3 tháng đầu uống trà sữa được không? Câu trả lời là không. Không chỉ vì trà sữa cung cấp được rất ít dưỡng chất cho mẹ mà việc sử dụng thức uống này thường xuyên còn gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cho cả mẹ và bé. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mẹ cùng Góc của mẹ tìm hiểu xem trong trà sữa có chứa những thành phần nào và chúng tác động như thế nào đến sức khoẻ của mẹ và thai nhi nha!

dinh dưỡng mẹ bầu
Mẹ bầu 3 tháng đầu không nên uống trà sữa vì sao?
  • Trà: Các loại trà dùng khi pha trà sữa là trà xanh, trà ô long, trà đen và thường được sơ chế kèm các hương liệu như hương sen, hương nhài… để tăng hương vị. Nguồn hương liệu này có thể chứa nhiều chất độc hại nếu được sản xuất ở những cơ sở thiếu uy tín, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và dễ gây hại cho sức khỏe của mẹ.
Bầu 3 tháng đầu uống trà sữa được không
Trà chứa hương liệu có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ
  • Sữa: Ngoài sữa tươi, sữa đặc, các loại trà sữa hiện nay thường sử dụng thêm kem béo để tăng vị ngon ngậy và đậm đà. Tuy nhiên thành phần này lại không hề tốt cho sức khỏe của mẹ một chút nào vì có khả năng gây tắc mạch, tăng cholesterol máu. Sử dụng lâu dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp nên mẹ cần cẩn trọng.
dinh dưỡng mẹ bầu
Kem béo trong trà sữa có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
  • Hạt trân châu: Trân châu có thành phần chủ yếu từ tinh bột, đường và hương liệu. Những nguyên liệu này gây cảm giác no giả và không cung cấp được giá trị dinh dưỡng cho mẹ bầu. Đồng thời, việc ăn trân châu làm tăng cảm giác no, giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Từ đó khiến cơ thể mẹ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Bầu 3 tháng đầu uống trà sữa được không
Hạt trân châu có thể gây cảm giác no giả
  • Đường: Trà sữa có chứa rất nhiều đường. 1 ly trà sữa có chứa hàm lượng đường cao gấp 2 lần so với mức tiêu thụ đường cho phép mỗi ngày. Với lượng đường cao như vậy, mẹ có thể mắc chứng tiểu đường thai kỳ nếu sử dụng trà sữa thường xuyên. Bên cạnh đó là các nguy cơ như tiền sản giật, sảy thai… vô cùng nguy hiểm đó mẹ ơi!
dinh dưỡng mẹ bầu
Uống trà sữa nhiều có thể tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ do hàm lượng đường rất cao

Với những phân tích phía trên, Góc của mẹ tin rằng, mẹ đã có cho mình đáp án cho câu hỏi bầu 3 tháng đầu uống trà sữa được không rồi phải không nào! Nhưng nhiều lúc hẳn mẹ sẽ không cưỡng lại được “cơn thèm” một ly trà sữa, đúng không mẹ? Những lúc như vậy mẹ có thể uống một ít, nhưng mẹ nhớ bớt đường, đá để đảm bảo sức khỏe nha mẹ.

Ngoài việc nghiên cứu kỹ chế độ ăn của mẹ bầu trong suốt thai kỳ, thì đặt tên cho con cũng là việc mà bố mẹ cần dành nhiều thời gian tìm hiểu. Để chọn được tên bé gái, tên hay cho bé trai bằng tiếng Anh hay tìm được tên bé sinh đôi độc đáo, mời bố mẹ tham khảo các bài viết gợi ý đặt tên con của Góc của mẹ nhé!

3. Các thức uống có lợi cho mẹ bầu 3 tháng

Bên cạnh băn khoăn bầu 3 tháng đầu uống trà sữa được không, mẹ chắc chắn cũng sẽ có nhiều thắc mắc không biết những loại thức uống nào có lợi cho mẹ trong những tháng đầu thai kỳ. Trả lời cho thắc mắc này của mẹ, Góc của mẹ xin được giới thiệu 4 loại đồ uống rất tốt dưới đây, mẹ tham khảo thêm nha!

Bầu 3 tháng đầu uống trà sữa được không
Nước ép hoa quả

1 – Nước ép hoa quả: Không chỉ bổ sung lượng nước dồi dào, nước ép hoa quả còn chứa nhiều vitamin, chất xơ và các khoáng chất thiết yếu cần thiết cho mẹ bầu. Vì vậy, mẹ nhớ uống nước ép hoa quả thường xuyên nha.

Mẹ có thể tự làm nước ép hoa quả mẹ và thưởng thức ngay tại nhà. Tuy nhiên, mẹ cần rửa sạch các loại hoa quả trước khi ép nha. Góc của mẹ khuyên mẹ nên dùng Nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy làm sạch hoa quả để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé. Đây là sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn Nhật Bản – Bộ tiêu chuẩn được công nhận khắt khe nhất trên thế giới, bảo chứng cho chất lượng sản phẩm. Với 100% thành phần phù hợp làm sạch thực phẩm được chiết xuất từ ngô và rượu dừa giúp loại bỏ bụi bẩn, làm sạch khuẩn tối đa cùng thành phần Alkyldiaminoethyglycine Hydrochloride không mùi, không để lại tồn dư sau khi rửa, Nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy sẽ giúp mẹ an tâm hơn trong quá trình chăm sóc sức khỏe cả gia đình.

Nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy
Nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy

2 – Nước lọc: Uống đủ nước mỗi ngày có thể giúp mẹ giảm nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa, viêm nhiễm đường tiết niệu. Nếu cơ thể thiếu nước, mẹ có thể gặp tình trạng buồn nôn, chóng mặt, đau đầu rất khó chịu. Vì vậy, mẹ nhớ bổ sung đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày nha.

Nước lọc tốt cho sức khỏe của mẹ bầu 3 tháng
Nước lọc tốt cho sức khỏe của mẹ bầNước lọc tốt cho sNước lọc tốt cho sức khỏe của mẹ bầu 3 thángức khỏe của mẹ bầu 3 thángu 3 tháng

3 – Sữa: Hàm lượng canxi, vitamin D, DHA… dồi dào trong sữa không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ mà còn vô cùng cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Vì thế mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên uống sữa trong suốt thai kỳ để đảm bảo con yêu của mẹ được phát triển một cách toàn diện nhất. Nếu mẹ đang mắc chứng tiểu đường thai kỳ hay không thể uống các loại sữa dành cho bà bầu thì cũng đừng lo lắng, mẹ có thể dùng sữa tươi, sữa ít đường, ít béo, sữa đậu nành để thay thế nha.

Sữa tốt cho sự phát triển não bộ của con yêu
Sữa tốt cho sự phát triển não bộ của con yêu

4 – Nước mía: Trong nước mía có chứa nhiều vi chất cần thiết cho sức khỏe như magie, kali, sắt… không những có khả năng làm giảm triệu chứng ốm nghén trong những tháng đầu thai kỳ mà còn giúp mẹ ăn ngon hơn. Tuy nhiên, nước mía cũng chứa hàm lượng đường khá cao nên mẹ chỉ nên uống với lượng vừa phải khoảng 100 – 150ml mỗi ngày thôi nha. Một lưu ý nho nhỏ nữa là mẹ nên tránh uống nước mía vào buổi sáng hoặc tối nha. Uống nước mía vào thời điểm này có thể gây chứng lạnh bụng khiến mẹ khó chịu đó ạ.

Nước mía là thức uống bổ sung nhiều dưỡng chất cho mẹ bầu
Nước mía là thức uống bổ sung nhiều dưỡng chất cho mẹ bầu

Vậy là mẹ đã có câu trả lời cho băn khoăn bầu 3 tháng đầu uống trà sữa được không rồi đúng không mẹ? Mong rằng những chia sẻ nhỏ trên đây sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho mẹ trong quá trình chăm sóc con yêu. Góc của mẹ còn rất nhiều bài viết hay và hữu ích khác được cập nhật mỗi ngày, mẹ nhớ theo dõi thường xuyên nha.

Có thể mẹ quan tâm:

Mẹ bầu ăn gì bổ máu, tốt cho thai kỳ?

Bầu 3 tháng đầu có ăn mướp được không? “Dinh dưỡng bất ngờ”

Việc ngồi trên ghế ăn dặm giúp bé dễ ăn và dễ tiêu hóa hơn. Nhưng không phải bé nào cũng ngồi được trên ghế, có bé chưa biết ngồi, có bé lại không chịu ngồi ghế nên quấy phá, từ chối ăn dặm. Mẹ lo rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm ăn uống của con. Xem ngay 10 cách tập cho bé ngồi ghế ăn dặm cực ngoan suốt bữa ăn này để áp dụng cho bé mẹ nhé, rất hiệu quả luôn đó ạ.

10 cách tập cho bé ngồi ghế ăn dặm cực ngoan 
10 cách tập cho bé ngồi ghế ăn dặm cực ngoan

1. Thời điểm tốt nhất mẹ nên tập cho bé ngồi ghế ăn dặm

Theo Thư viện trực tuyến WIREs, vận động tạo điều kiện cho bé thu nhận kiến ​​thức về thế giới và phát triển các giác quan. Mẹ cho bé tập vận động từ những hoạt động đơn giản nhất như cầm nắm thức ăn hay ngồi ghế ăn dặm sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc phát triển não bộ và nhận thức của bé. Từ tháng thứ 6, bé yêu sẽ dần tập quen với ăn dặm chứ không chỉ nằm và bú sữa nữa, đây cũng là thời điểm tốt nhất mẹ nên tập cho con ngồi ghế ăn dặm. 

Thay vì bé nằm ăn hay đợi mẹ đỡ cho ngồi thì ngồi ghế ăn dặm giúp bé chủ động tự ăn giỏi hơn, hạn chế tình trạng bị nghẹn hóc thức ăn hoặc nôn ói. Tuy nhiên, chỉ tập ngồi ghế cho bé khi con có thể ngồi thẳng mà không cần mẹ đỡ, cổ của bé cứng cáp thôi mẹ nhé.

6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để mẹ tập cho bé ngồi ghế ăn dặm
6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để mẹ tập cho bé ngồi ghế ăn dặm

2. Cách tập cho bé ngồi ghế ăn dặm lần đầu

Mới ngồi ghế ăn dặm lần đầu, bé sẽ thấy rất lạ lẫm. Xu hướng chung là bé sẽ uốn người, quấy khóc, từ chối không chịu ngồi. Nếu lần đầu mà mẹ ép bé ngồi, bé sẽ nảy sinh tâm lý sợ hãi và càng ghét bỏ ghế ăn dặm nên mẹ cần thật khéo léo ở những lần đầu. Mẹ làm theo 4 cách tập cho con ngồi ghế lần đầu này để con vui vẻ chấp nhận và ngồi đúng cách mẹ nhé.

2.1. Cho bé ngồi chơi trên ghế ăn dặm

Những hoạt động vui chơi luôn có sức hút với bé yêu hơn cả. Mẹ cho bé ngồi chơi trên ghế ăn dặm sẽ tạo cảm giác thích thú, khiến bé nghĩ ngồi ghế rất vui và dần xem ghế là một vật quan trọng với mình như bình bú hay cái nôi. Cách làm này khiến bé tiếp nhận ngồi ghế nhanh hơn, hạn chế việc bé gắt gỏng, không hợp tác đó ạ.

Vừa ngồi ghế vừa chơi giúp bé làm quen tốt hơn
Vừa ngồi ghế vừa chơi giúp bé làm quen tốt hơn

Chẳng hạn, mẹ đặt xe ô tô đồ chơi nhiều màu sắc trên bàn ăn dặm của bé, đặt bé ngồi lên ghế rồi di chuyển ô tô chạy xung quanh bàn ăn, bé sẽ rất hứng thú đó ạ. Nếu ghế có bánh xe đẩy, mẹ vừa đẩy xe, vừa kết hợp tạo âm thanh khi xe chạy như “ùn ùn” để kích thích cả thị giác và thính giác của bé yêu luôn nhé. 

Hoặc mẹ hướng dẫn bé xếp các hình khối domino trên bàn, rồi đẩy ngã cho domino chuyển động và đừng quên tỏ vẻ bất ngờ và cười tươi để bé thu hút bé. Mẹ tiếp tục cùng bé xếp domino thành nhiều hàng và nhiều dãy rồi đẩy ngã một lần, bé vui thích và nhanh chóng chấp nhận việc ngồi trên ghế ăn dặm.

2.2. Đảm bảo ghế ngồi khiến con thoải mái

Sự thoải mái khi ngồi trên ghế của con quyết định trực tiếp đến việc con có chịu ngồi ghế hay không. Nếu ghế cứng, quá cao so với con hoặc chật hẹp, không có không gian để con hoạt động sẽ khiến con bực bội và không chịu ngồi đâu. Ngược lại, ghế mềm mại và ngồi được thoải mái, con dễ chấp nhận hơn đó ạ.

Mẹ nhớ đảm bảo ghế ngồi của con thật thoải mái nhé
Mẹ nhớ đảm bảo ghế ngồi của con thật thoải mái nhé

Vì thế, khi chọn ghế ngồi cho bé yêu, mẹ lưu ý chọn các kiểu ghế dễ chịu nhất với con nhé. Một số tiêu chí để mẹ tham khảo khi chọn ghế cho bé là đệm mềm, có tựa lưng, màu sắc bắt mắt, rộng rãi để bé hoạt động tay chân, cao vừa tầm với bé. Gợi ý mẹ mua ghế ăn dặm đa năng Chilux, ghế ăn dặm Mastela vừa mềm mại, vừa đẹp mắt và tiện dụng cho bé yêu. 

2.3. Ngồi ăn cùng bàn với con

Việc mẹ ngồi ăn cùng bàn với bé giúp gắn kết mẹ và bé sâu sắc hơn, bé cảm nhận được tình yêu thương bao la của mẹ. Có mẹ ngồi ăn cùng khiến bé cảm giác như mình cũng đã lớn rồi, bé tự tin và an tâm hơn. Trong lúc ngồi ăn cùng bé, mẹ hướng dẫn bé ăn, trò chuyện với bé để tạo không khí vui tươi, đầm ấm, giúp bé ăn ngon và ngồi giỏi hơn mẹ nhé.

Được ngồi ăn cùng mẹ khiến bé tự tin hơn
Được ngồi ăn cùng mẹ khiến bé tự tin hơn

2.4. Khen ngợi con

Khen ngợi là phần thưởng tinh thần to lớn, giúp bé tự tin hơn về bản thân. Khi đặt bé lên ghế ngồi ăn dặm lần đầu, thấy bé ngồi được thì mẹ đừng tiếc lời khen cho con nhé. Con thật mạnh mẽ, con thật tuyệt, con thật sinh xuất sắc, hoặc con đã làm rất tốt,… Chỉ bằng những câu nói nhẹ nhàng và giản đơn thế thôi nhưng lại tiếp thêm động lực to lớn cho con yêu, khiến con hứng thú với việc ngồi ghế ăn dặm hơn hẳn đó mẹ.

Lời khen của mẹ là động lực to lớn với bé
Lời khen của mẹ là động lực to lớn với bé

3. Cách tập cho bé ngồi ghế ăn dặm nếu bé không hợp tác

Mặc dù đã được tập cho ngồi ghế ăn dặm vài lần rồi nhưng không phải bé nào cũng ngoan ngoãn ngồi đến khi ăn xong. Đôi khi bé uốn người, la khóc, đòi bò ra khỏi ghế hay hất đổ đồ ăn ra. Những lúc như thế, mẹ sẽ rất vất vả để cho bé ăn hết thức ăn, rồi lau dọn chén bát cho sạch sẽ. 

Bé không hợp tác nhiều khả năng là do bé ngồi không thoải mái, thức ăn không đủ hấp dẫn,… Nếu gặp trường hợp này, mẹ áp dụng cách tập cho bé ngồi ghế ăn dặm thành công đến 99% này để bé ngồi giỏi và ăn dặm hết sạch luôn mẹ nhé.

Mẹ làm thế nào khi bé không chịu ngồi ghế ăn dặm?
Mẹ làm thế nào khi bé không chịu ngồi ghế ăn dặm?

3.1. Đảm bảo con ngồi ở tư thế thoải mái

Mẹ thử tưởng tượng khi mẹ ngồi trên những chiếc ghế quá cứng và quá cao, mẹ sẽ rất khó chịu đúng không. Bé cũng cảm thấy như thế đó ạ. Vậy nên, mẹ hãy đảm bảo con đang ngồi ở tư thế thật dễ chịu nhé. Con sẽ thoải mái hơn khi ngồi trên ghế và chạm chân được vào nền nhà hoặc có chỗ để đặt chân, thêm một chiếc đệm mông và lưng thật mềm mại, bé sẽ rất thích và ngồi ngoan đến khi ăn dặm xong.

Mẹ nhớ kiểm tra xem ghế ngồi của con đã thoải mái chưa nhé
Mẹ nhớ kiểm tra xem ghế ngồi của con đã thoải mái chưa nhé

3.2. Mang những món bé thích ăn ra sau cùng

Khi đến độ tuổi 6 tháng, bé yêu đã bắt đầu thể hiện sở thích của mình với đồ ăn rồi đó mẹ. Món nào bé thích thì bé sẽ ăn hết sạch nhanh chóng, món nào không thích thì bé chẳng chịu ăn, đẩy món đó ra xa. Thế nên để bé ngồi trên ghế ăn dặm cho đến cuối, mẹ hãy mang món bé thích ăn ra sau cùng nhé.

Ví dụ, bữa nay thực đơn của bé gồm 3 món ăn, trong đó món bột rau củ là bé thích ăn nhất, cháo thịt heo và cá hấp thì bé không ưng lắm. Mẹ đưa cháo và cá hấp lên trước, đặt trên bàn cho bé ăn dặm. Bột rau củ thì mẹ để ở gần đó, trong tầm mắt của bé và nói với bé rằng, sau khi con ăn hết thịt và cá mẹ sẽ cho con ăn rau củ. 

Bé sẽ ngồi ngoan để đợi món ăn yêu thích được mang ra
Bé sẽ ngồi ngoan để đợi món ăn yêu thích được mang ra

Mẹ làm như vậy sẽ giữ chân bé lại, vì bé rất thích món rau củ nên sẽ cố gắng ngồi ngoan đến khi mẹ mang lên, ăn xong rồi mới đòi xuống khỏi ghế. Bằng cách này thì bé không những ngồi trên ghế đến hết bữa ăn mà còn ăn hết sạch thức ăn, đảm bảo bổ sung đủ dinh dưỡng để bé trao đổi chất và bụ bẫm, đáng yêu hơn đó ạ.

3.3. Giới hạn giờ ăn của bé

Khi bé không thích ngồi ghế, bé thường nằm nhoài ra bàn, giơ tay đá chân, ngậm thức ăn trong miệng thật lâu. Nếu gặp tình trạng này, mẹ giới hạn giờ ăn của bé lại để bé nhận thức ra rằng, mình không thể kéo dài thời gian, phải ăn nhanh kẻo đói. Nhờ thế mà bé ngồi thật ngoan đến khi kết thúc bữa ăn. 

Mẹ đặt giới hạn giờ ăn để kích thích bé ngồi ngoan trên ghế ăn dặm
Mẹ đặt giới hạn giờ ăn để kích thích bé ngồi ngoan trên ghế ăn dặm

Cụ thể, mẹ quy ước mỗi bữa bé ăn trong 15 – 20 phút, quá thời gian này mẹ sẽ dừng lại, cất hết đồ ăn đi. Để bé nhận biết nhanh hơn, mẹ kết hợp sử dụng đồng hồ hẹn giờ trên điện thoại hoặc mở một bài nhạc bé thích, khi chuông reo và nhạc kết thúc cũng là lúc bé cần ăn xong. Mẹ duy trì như vậy 3 – 4 lần là bé dần quen và ý thức được, bé sẽ tự chủ động ngồi trên ghế, ăn hết bữa ăn thật giỏi mà không đợi ai phải nhắc.

3.4. Cho con tham gia chuẩn bị bữa ăn

Tham gia “chuẩn bị” bữa ăn, nếm thức ăn cùng mẹ, hoặc đơn giản là ngồi xem mẹ nấu tạo điều kiện để bé trải nghiệm hương vị, mùi vị và phát triển đủ các giác quan từ thính giác, xúc giác, vị giác cho đến khứu giác. Bé cảm thấy mình quan trọng và ý thức được rằng, à, mình đã làm ra món ăn này, mình nhất định phải ăn hết. Vì thế mà sau khi chế biến món ăn xong, mẹ đặt đồ ăn lên bàn là bé sẽ tự đòi hoặc tự ton ton ra ngồi vững vàng trên ghế, cầm sẵn thìa muỗng và ăn thật ngon miệng luôn.

Đừng ngại cho con cùng tham gia chuẩn bị bữa ăn mẹ nhé
Đừng ngại cho con cùng tham gia chuẩn bị bữa ăn mẹ nhé

3.5. Chắc chắn rằng bé đang đói

Trạng thái no đói của chiếc bụng sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng của bé yêu đó mẹ. Khi chiếc bụng của con no căng, con rất vui vẻ nhưng không chịu ngồi trên ghế đâu ạ, con sẽ đòi chạy nhảy và nghịch đồ chơi để tiêu hóa thức ăn. Mẹ khó bắt con lên ghế ngồi ăn lắm. Lúc con đói thì ngược lại, chẳng cần mẹ kêu gọi, thấy đồ ăn được đặt lên bàn ăn dặm là con sẽ tự chạy ra, ngồi lên và ăn luôn, vì bụng con đang cồn cào, cần được lấp đầy bởi những món ngon của mẹ.

Do đó, mẹ thấy con đang đói thì mới đặt con lên ghế ăn dặm nhé. Dấu hiệu để mẹ dễ dàng nhận biết bé đang đói: tém miệng, liếm môi, mút tay, quay đầu tìm kiếm xung quanh, khóc và gọi mẹ liên tục.

Cơn đói bụng thúc đẩy bé ngồi vào ghế và ăn thật ngoan
Cơn đói bụng thúc đẩy bé ngồi vào ghế và ăn thật ngoan

3.6. Chuẩn bị những món ăn hấp dẫn hơn

Một nguyên nhân nữa khiến bé không chịu ngồi yên trên ghế ăn dặm là do đồ ăn không đủ ngon, bé không thích món ăn đó. Nếu bữa ăn dặm kém ngon miệng, sẽ chẳng có lý do gì để giữ bé ngồi ngoan trên ghế. Mẹ chuẩn bị những món ăn hấp dẫn hơn để kích thích bé ăn giỏi và ngồi yên trên ghế tận đến khi ăn xong bữa ăn.

Góc của mẹ đã chia sẻ vô vàn cách để mẹ biến tấu cho thực đơn ăn dặm của bé phong phú và đặc sắc hơn. Mẹ tham khảo ngay bài viết Cách chế biến món ăn dặm cho bé từ 1 – 12 tháng tuổi với rất nhiều công thức độc đáo để thực hành nấu món ngon cho bé yêu ăn dặm thun thút nhé.

Món ăn hấp dẫn làm bé không cưỡng lại được và chịu ngồi ngoan trên ghế
Món ăn hấp dẫn làm bé không cưỡng lại được và chịu ngồi ngoan trên ghế

Tập cho bé ngồi ghế ăn dặm rất dễ dàng mẹ nhỉ. Mẹ khéo léo áp dụng các phương pháp ở trên để tập cho bé quen và giữ bé ngồi ngoan trên ghế trọn vẹn suốt bữa ăn dặm nhé. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để Góc của mẹ giải đáp cho mẹ kịp thời. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và có thật nhiều niềm vui!

Trứng gà là thực phẩm quen thuộc và rất bổ dưỡng, mẹ muốn bổ sung thêm trứng vào thực đơn cho con nhưng không biết bé mấy tháng ăn được trứng gà vì chưa có kinh nghiệm. Mẹ theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời và nhận biết được 6 sai lầm thường gặp khi cho bé ăn trứng gà. Đảm bảo sau khi đọc xong, mẹ nào cũng biết cách cho con ăn trứng gà chuẩn khoa học, bé ngày càng khỏe mạnh và lớn nhanh!

Bé sơ sinh nên ăn trứng gà khi nào?
Bé sơ sinh nên ăn trứng gà khi nào?

1. Bé mấy tháng ăn được trứng gà mẹ nhỉ?

Khi được từ 6 tháng tuổi, bé yêu sẽ bước sang một hành trình mới – bắt đầu tập ăn dặm, tập nhai thay vì chỉ uống mỗi sữa. Đây cũng là thời điểm thích hợp để mẹ bổ sung trứng gà vào thực đơn cho con. Theo R. Ruiz – Bác sĩ Nhi khoa tổng quát được chứng nhận bởi Trường Đại học FAAP, bé được 6 tháng tuổi là khoảng thời gian tuyệt vời để mẹ tập cho bé ăn trứng, bởi lẽ con đã dần mọc răng và hệ tiêu hóa cũng đã dần hoàn thiện, tiêu hóa được thức ăn dạng rắn. 

Đồng quan điểm đó, bà Ally – một nhà trị liệu tâm lý người Mỹ khẳng định rằng bé sơ sinh ở tháng thứ 6 sẽ ăn được trứng nghiền hoặc trứng gà kết hợp với sữa. Mẹ nên cho bé ăn trứng gà để bổ sung dinh dưỡng, giúp bé khỏe mạnh hơn. 

Bé sơ sinh nên ăn trứng gà khi được 6 tháng tuổi trở lên
Bé sơ sinh nên ăn trứng gà khi được 6 tháng tuổi trở lên

Nếu mẹ cho bé ăn sớm hơn thời điểm này, bé dễ bị đầy hơi, khó tiêu do trứng gà chứa hàm lượng chất xơ và protein cao, bé tiêu hóa không kịp. Hơn nữa, trứng gà có kết cấu dạng rắn, con chưa biết nhai nên lúc măm măm dễ bị nghẹn hóc, nôn ói đó ạ.

2. 4 lợi ích của trứng gà đối với bé yêu

Trứng gà là món ăn ngon thường xuyên có mặt trên các mâm cơm gia đình Việt, được biết đến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều dưỡng chất phong phú. Theo FoodData Central, cứ mỗi 100g trứng gà có chứa hàm lượng dinh dưỡng như sau:

Chất dinh dưỡng Hàm lượng 
Protein 12.4 g
Energy 143 kcal
Lipid  9.96 g
Calcium 48 mg
Phospho 184 mg
Vitamin A 180 µg
Choline 147 mg

Nhờ hàm lượng dinh dưỡng dồi dào này, mẹ cho bé ăn trứng gà đúng cách đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bé yêu.

1- Giúp phát triển xương và cơ bắp chắc khỏe

Trứng gà là nguồn protein tuyệt vời, chứa thành phần axit amin hoàn chỉnh, hỗ trợ duy trì các hoạt động sống của cơ thể. Trứng gà cũng chứa nhiều vitamin như vitamin A, D, K giúp phát triển xương và làm cơ bắp bé chắc khỏe hơn.

Trứng gà giúp phát triển xương và cơ bắp cho bé
Bé mấy tháng ăn được trứng gà để giúp phát triển xương và cơ bắp tốt nhất 

2- Tăng cường hệ miễn dịch

Kẽm, sắt, selenium có trong trứng gà góp phần quan trọng tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Nhờ thế mà bé yêu ít bị ốm và mạnh mẽ hơn để chống lại sự tấn công của các hại khuẩn bên ngoài.

3- Cải thiện não bộ

Choline, lecithin là hai chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của não và hệ thần kinh có trong trứng gà. Khi mẹ bổ sung trứng cho bé đúng cách, não bộ của bé sẽ linh hoạt hơn và hạn chế mắc mắc các bệnh về thần kinh khi trưởng thành.

Ăn đủ lượng trứng gà giúp não bộ của bé nhanh nhạy và linh hoạt hơn
Ăn đủ lượng trứng gà giúp não bộ của bé nhanh nhạy và linh hoạt hơn

4- Tốt cho tim mạch

Trong trứng gà cũng chứa một lượng phospholipid đáng kể. Khi bé ăn trứng gà, phospholipid có trong lòng đỏ trứng sẽ đi vào máu, giúp duy trì cholesterol trong máu, đường truyền máu đến tim mạch lưu thông thuận lợi hơn. Nhờ thế mà giảm được nguy cơ mắc bệnh động mạch vành (CAD), hạn chế các cơn đau tim và đột quỵ. 

Trứng gà còn rất tốt cho tim mạch của bé nữa đó mẹ
Trứng gà còn rất tốt cho tim mạch của bé nữa đó mẹ

Mặc dù trứng gà có nhiều chất dinh dưỡng tác động tích cực đến sức khỏe của bé nhưng nếu mẹ cho bé ăn không đúng cách sẽ lợi bất cập hại, ảnh hưởng không tốt đến bé yêu. Cho bé ăn quá nhiều trứng khiến cơ thể bé không tiêu hóa kịp, bé khó tiêu hoặc đi ngoài phân sống. Bé cũng dễ bị béo phì và xơ vữa động mạnh do tiếp nhận protein vượt mức, lượng mỡ trong cơ thể gia tăng và sản xuất quá nhiều cholesterol tác động tiêu cực đến động mạnh, gây xơ vữa động mạch. 

Trứng gà phù hợp để bổ sung thêm vào thực đơn của bé thấp còi, hệ xương còn yếu và thường hay bị ốm vặt. Bé khỏe mạnh, bụ bẫm rồi mẹ vẫn cho bé ăn trứng gà nhưng với hàm lượng và tần suất ít hơn. Cụ thể cho bé ăn thế nào là đúng mẹ nhỉ? Sau đây là 6 sai lầm thường gặp khi cho bé ăn trứng gà, và cách điều chỉnh phù hợp. Lưu lại ngay mẹ nhé!

Sai lầm thường gặp khi cho bé ăn trứng gà mẹ cần tránh
Sai lầm thường gặp khi cho bé ăn trứng gà mẹ cần tránh

3. 6 sai lầm thường gặp khi cho bé ăn trứng gà mẹ cần lưu ý

Mẹ bỉm lần đầu cho con ăn trứng gà thường có nhiều bỡ ngỡ, chưa biết cho con ăn bao nhiêu là đủ, ăn như thế nào tốt, vì thế dễ mắc phải các sai lầm thường gặp. 

3.1. Cho bé ăn quá nhiều trứng gà 

Mẹ tìm hiểu và hỏi thăm nhiều nơi, biết được là trứng gà rất bổ dưỡng, có lợi cho sự phát triển của con nên cho con ăn liên tục, bữa nào cũng có trứng hết, nghĩ là ăn càng nhiều càng tốt, sẽ mập mạp và mau lớn hơn. Tuy nhiên bé ăn trứng gà nhiều không hề tốt như mẹ nghĩ đâu ạ. Trứng gà chứa hàm lượng calories, protein cao nên con ăn nhiều trứng gà sẽ khiến gan, thận hoạt động quá công suất, tiêu hóa không kịp dẫn đến chướng bụng, táo bón. Kéo dài lâu còn làm con bị béo phì và dễ mắc các bệnh về tim mạch do cholesterol trong máu quá cao.

Tùy thuộc vào độ tuổi của con mà mẹ cho ăn lượng trứng phù hợp
Tùy thuộc vào độ tuổi của con mà mẹ cho ăn lượng trứng phù hợp

Tuỳ theo độ tuổi của bé mà mẹ điều chỉnh hàm lượng và tần suất ăn trứng cho phù hợp mẹ nhé. Sau đây là hướng dẫn mẹ cho bé ăn trứng gà chuẩn khoa học: 

  • Bé được từ 6 – 7 tháng tuổi: Mẹ cho bé ăn trứng gà 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần chỉ ăn 1/2 (khoảng 70mg) lòng đỏ trứng, không ăn lòng trắng. 
  • Bé được từ 8 – 12 tháng tuổi: Bé ăn 3 – 4 bữa trứng một tuần, mỗi lần ăn 1 lòng đỏ trứng (khoảng 150mg).
  • Bé được từ 1 – 2 tuổi: Bé đã ăn được cả quả trứng, mẹ nên cho bé ăn 3 – 4 quả trứng một tuần.
  • Bé được từ 2 tuổi trở lên: Mẹ cho bé ăn mỗi tuần ít nhất 3 – 4 quả trứng.
Bé chỉ nên ăn lòng trắng trứng khi được 12 tháng tuổi
Bé chỉ nên ăn lòng trắng trứng khi được 12 tháng tuổi

3.2. Cho bé ăn không đúng cách

Mẹ nên chờ đến khi con được 12 tháng tuổi mới cho con ăn nguyên cả quả trứng bởi vì có tới 0,5 – 2% trẻ sơ sinh bị dị ứng khi ăn lòng trắng trứng sớm trước 1 tuổi. Lòng trắng trứng gà có chứa protein gây dị ứng, khiến bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở miệng, trên da, ho khan vì hệ miễn dịch của bé còn yếu, dạ dày lại chưa tiêu hóa được chất này. Mặt khác, việc ăn lòng trắng trứng sớm khiến bé bị đầy hơi, gan thận hoạt động quá mức để tiêu hóa lượng lớn đạm, protein và chất xơ có trong lòng trắng, bé dễ mệt mỏi và uể oải.

Ăn lòng trắng quá sớm có thể gây hại cho con
Ăn lòng trắng quá sớm có thể gây hại cho con

Lòng đỏ trứng gà thì không chứa các protein này nên mẹ cho bé ăn sớm được. Khi bé yêu đạt tới tháng thứ 6, mẹ luộc/hấp lòng đỏ trứng hoặc trộn vào bột ăn dặm cho bé ăn nhé. Đến lúc bé được 1 tuổi, mẹ luộc trứng nguyên quả, cắt khối 1 – 2cm để bé luyện nhai tốt hơn và cảm nhận được trọn vẹn hương vị.

3.3. Cho bé ăn trứng chung với các thực phẩm kỵ trứng

Mẹ bỉm mới lần đầu lên chức thường rất bỡ ngỡ, khi mới tập cho con ăn trứng mẹ cũng không nghĩ nhiều mà cứ chế biến, kết hợp trứng gà với nhiều loại thực phẩm khác nhau để thực đơn thêm phong phú, bé thích thú và ăn ngon miệng hơn. Mẹ không biết rằng có những thực phẩm đại kỵ khi ăn cùng với trứng, nếu không cẩn thận dễ gây hại đến sức khỏe của bé yêu. Để tránh mắc phải sai lầm này, mẹ lưu ý không nấu trứng cùng với các loại thực phẩm sau đây nhé.

4 loại thực phẩm không nên kết hợp với trứng gà cho bé ăn
4 loại thực phẩm không nên kết hợp với trứng gà cho bé ăn

1- Óc heo

Óc heo là loại thực phẩm được bé yêu thích vì kết cấu mềm mại và béo ngậy, ăn vào mềm tan trong miệng. Mặc dù ngon là thế nhưng mẹ không nấu trứng cùng với óc heo nhé. Óc heo chứa hàm lượng phospho và cholesterol khá cao, khi kết hợp với trứng gà dễ làm tăng lượng cholesterol trong máu, làm tim bé hoạt động quá công suất gây đau tim, nguy cơ đột quỵ rất cao đó ạ.

Óc heo nấu cùng trứng sẽ gây hại cho tim mạch của bé
Óc heo nấu cùng trứng sẽ gây hại cho tim mạch của bé

2- Bột canh

Trong bột canh có nhiều muối natri của acid glutamic, trong điều kiện nhiệt độ cao nếu tiếp xúc với chất clo hóa trong trứng gà sẽ làm vỡ kết cấu của những nguyên tử muối tự nhiên, làm giảm hàm lượng dinh dưỡng vốn có trong trứng. Vì thế, khi nấu trứng cho bé ăn mẹ đừng nêm thêm bột canh mẹ nhé.

Bột canh làm giảm hàm lượng dinh dưỡng của trứng
Bột canh làm giảm hàm lượng dinh dưỡng của trứng

3- Sữa đậu nành

Khi bé lớn hơn, mẹ bắt đầu cho bé làm quen với nhiều loại sữa khác nhau, ví dụ như sữa đậu nành, sữa bắp để con nhận biết được nhiều mùi vị và bổ sung thêm dưỡng chất cho con phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, mẹ không nên cho con uống sữa đậu nành khi ăn trứng gà nhé. Bởi trypsin trong sữa đậu nành sẽ làm cản trở quá trình phân hủy, hấp thụ protein trong trứng gà của cơ thể, khiến bé khó tiêu và đầy hơi.

Sữa đậu nành ăn cùng trứng khiến bé bị đầy hơi, khó tiêu
Sữa đậu nành ăn cùng trứng khiến bé bị đầy hơi, khó tiêu

4- Quả hồng

Theo ThS. BS Lê Trịnh Thủy Tiên – Thành viên Hội Dinh dưỡng Lâm sàng Việt Nam, khi mẹ cho bé ăn hồng với trứng, tannin trong hồng có thể liên kết với chất đạm và các khoáng chất trong trứng, tạo thành các phân tử không tan và khó phân hủy, dễ gây viêm ruột. Đừng kết hợp hai thực phẩm này với nhau mẹ nhé.

Mẹ đừng cho đường vào khi chế biến trứng gà cho bé nhé
Mẹ đừng cho đường vào khi chế biến trứng gà cho bé nhé

3.4. Chọn mua trứng không đảm bảo chất lượng

Trứng không đảm bảo chất lượng chứa nhiều vi khuẩn gây hại đến sức khỏe của bé yêu. Những vi khuẩn này làm da bé bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu, bé cũng dễ bị tiêu chảy, co thắt dạ dày, nôn ói và mất nước. Mẹ tham khảo ngay các mẹo chọn trứng gà dưới đây để chọn được trứng tươi ngon cho bé yêu ăn giỏi và mau lớn mẹ nhé.

Chọn mua trứng thật kỹ để đảm bảo sức khỏe của con mẹ nhé
Chọn mua trứng thật kỹ để đảm bảo sức khỏe của con mẹ nhé

1- Quan sát vỏ trứng

Trước khi mua trứng, mẹ quan sát kỹ phần vỏ bên ngoài, những quả trứng có nhiều đốm đen, màu nhợt nhạt, có vết nứt thường là trứng để rất lâu rồi, không còn đảm bảo chất lượng. Mẹ nên chọn quả trứng gà có màu sẫm hơn và không bị xây xước gì ở ngoài vỏ.

2- Sờ vỏ trứng

Mẹ sờ nhẹ vào vỏ trứng, thấy hơi nhám, sần sùi thì đó là quả trứng tươi mẹ nhé. Nếu vỏ trứng láng bóng, không sần lên xíu nào,mẹ không nên chọn đâu ạ. Bởi vì trứng gà mới đẻ sẽ có những lỗ nhỏ mà mắt thường không thấy được, trứng để lâu thì lỗ nhỏ sẽ dần bít lại nên trứng càng nhám thì càng tươi đó ạ.

Mẹ nhớ chọn trứng kỹ trước khi mua
Mẹ nhớ chọn trứng kỹ trước khi mua

3- Lắc nhẹ quả trứng

Mẹ cầm quả trứng gà lên, đặt ở gần tai rồi lắc nhẹ. Nếu mẹ nghe thấy tiếng động, trứng di chuyển mạnh thì quả trứng đó đã để rất lâu ngày rồi, không còn tươi nữa, mẹ không chọn nhé. Quả trứng mẹ lắc lên mà không nghe tiếng động là quả đó tươi, mua về và chế biến món ngon cho bé được.

3 cách chọn trứng gà tươi ngon cho mẹ
3 cách chọn trứng gà tươi ngon cho mẹ

3.5. Không chú ý dấu hiệu dị ứng của bé

Bé sơ sinh rất nhạy cảm, hệ miễn dịch và tiêu hóa của bé cũng còn yếu nên khi tiếp xúc với một loại thực phẩm mới, bé thường chậm tiếp thu, tệ hơn là bị dị ứng. Tình trạng dị ứng trứng gà của bé đôi khi kéo dài đến vài ngày nhưng phổ biến hơn là chỉ kéo dài trong vài phút. Nếu mẹ không để ý sẽ không thấy được.

Bé bị dị ứng trứng gà mà không được xử lý kịp thời dễ tiềm ẩn nguy cơ dị ứng chuyển nặng, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Khi thấy bé có các dấu hiệu này, mẹ kịp thời nhận biết và cho bé đến gặp bác sĩ ngay nhé.

Các dấu hiệu cho thấy bé đang bị dị ứng với trứng gà
Các dấu hiệu cho thấy bé đang bị dị ứng với trứng gà

1- Phần da xung quanh miệng bé chuyển sang màu đỏ, sưng phù và sau đó là nổi mẩn đỏ 

Bé gặp tình trạng này mẹ ngưng cho bé ăn trứng, vệ sinh miệng và chăm sóc da con thật kỹ để giảm bớt các triệu chứng. Mẹ xem kỹ hơn 8 cách chăm sóc chuẩn khoa học khi bé bị mẩn đỏ ở miệng này để áp dụng khi bé yêu bị nổi mẩn do ăn trứng gà nhé.

2- Bé bị nôn trớ, đau bụng và tiêu chảy

Tình trạng dị ứng trên do vi khuẩn trên vỏ trứng xâm nhập vào cơ thể bé, làm bé nôn ói, đau bụng và đi ngoài nhiều. Lúc này, mẹ ngừng cho bé ăn trong ít nhất 1 tuần để cơ thể bé tự thích nghi, điều chỉnh, rồi mới cho bé ăn trứng trở lại. 

Bé sẽ bị đau bụng, tiêu chảy khi vi khuẩn trong trứng gà xâm nhập vào cơ thể
Bé sẽ bị đau bụng, tiêu chảy khi vi khuẩn trong trứng gà xâm nhập vào cơ thể

Mẹ lưu ý vệ sinh trứng thật sạch và chế biến trứng chín kỹ, tránh nấu trứng lòng đào, trứng chưa chín cho bé ăn. Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài liên tục 3 – 4 ngày mà không thuyên giảm, tốt nhất mẹ đưa bé đi gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe con.

3- Bé chảy nước mũi, mắt bị đỏ, bé thở khò khè và ho nhiều

Đây là dấu hiệu dị ứng trứng gà nghiêm trọng, mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ ngay để xử lý kịp thời, không tự ý mua thuốc cho con uống kẻo khiến bé bị nặng hơn nhé.

Đưa con đi gặp bác sĩ nếu thấy dấu hiệu dị ứng trở nặng mẹ nhé
Đưa con đi gặp bác sĩ nếu thấy dấu hiệu dị ứng trở nặng mẹ nhé

3.6. Nấu trứng sai cách

Luộc hoặc hấp trứng là phương pháp chế biến vừa đơn giản dễ làm mà còn giữ được trọn vẹn dưỡng chất có trong trứng. Tuy nhiên, khi luộc trứng, mẹ chưa biết canh thời gian và nhiệt độ nên khiến trứng bị chín quá mất ngon hoặc trứng còn sống gây khó tiêu, giảm hàm lượng dinh dưỡng vốn có. 

Mẹ nên nấu nước trên lửa vừa, nước bốc hơi nóng là mẹ cho trứng gà vào luộc, nấu trứng trong 2 phút là tắt bếp. Mẹ để trứng ở trong nồi thêm 4 – 5 phút nữa là cho ra bát nước lạnh, lột vỏ, cắt thành từng khối nhỏ cho bé măm măm thật ngon nhé. 

Mẹ đã biết cách chế biến trứng gà cho bé yêu chưa?
Mẹ đã biết cách chế biến trứng gà cho bé yêu chưa?

Nếu muốn đa dạng cách nấu trứng làm con hứng thú với bữa ăn hơn, mẹ tham khảo bài viết 10 cách nấu cháo trứng gà2 cách chiên trứng ngon khó cưỡng để trổ tài vào bếp nấu cho bé yêu ăn ngon lành, lớn khỏe mỗi ngày.

Trứng chiên cũng được bé yêu thích lắm đó mẹ
Trứng chiên cũng được bé yêu thích lắm đó mẹ

Vậy là qua bài viết này, mẹ đã biết bé mấy tháng ăn được trứng gà rồi. Mẹ nhớ cho bé ăn từ giai đoạn 6 tháng tuổi, áp dụng đúng cách và tránh mắc phải 6 sai lầm thường gặp mẹ nhé. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ hãy để lại bình luận ngay bên dưới để Góc của mẹ giải đáp cho mẹ kịp thời. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và có nhiều niềm vui!

Bé yêu hay thức giấc giữa đêm, quấy khóc đòi bú, thấy bé thấp còi nên mẹ muốn bổ sung thêm cữ sữa đêm cho con, nhưng có nên cho bé uống sữa đêm hay không mẹ nhỉ? Theo Andrina Wilson, chuyên viên giấc ngủ người Anh, mẹ nên cho bé ti sữa đêm để đảm bảo bé được bổ sung đầy đủ dưỡng chất và phát triển toàn diện. Tuy nhiên, mẹ cần hiểu đúng, tùy thuộc vào độ tuổi của bé mà có sự điều chỉnh thích hợp. Tham khảo giải đáp cụ thể của chuyên gia về vấn đề này để nắm rõ hơn và thực hiện cho đúng mẹ nhé!

Có nên cho bé uống sữa đêm hay không? Chuyên gia giải đáp cho mẹ
Có nên cho bé uống sữa đêm hay không? Chuyên gia giải đáp cho mẹ

1. 4 Lợi ích nên cho trẻ uống sữa đêm

Cho bé uống sữa đêm mang lại cực nhiều lợi ích thiết thực nếu mẹ thực hiện đúng cách. Cụ thể:

1.1. Kích thích mẹ tạo sữa nhiều hơn

Khi mẹ cho bé bú vào ban đêm, cơ thể sẽ sản xuất một lượng lớn prolactin – hormone tạo sữa giúp lượng sữa mẹ dồi dào, ổn định và nhiều dưỡng chất hơn. 

Bé ti sữa đêm kích thích mẹ sản xuất nhiều sữa hơn
Trẻ uống sữa đêm nhiều có tốt cho việc kích thích mẹ sản xuất sữa nhiều hơn

1.2. Nhắc nhở bé đã đến giờ đi ngủ

Sữa mẹ mang đến vô vàn điều kỳ diệu. Một trong số đó là khả năng nhắc nhở bé đi ngủ. Sữa mẹ được sản xuất vào buổi tối có chứa tryptophan, khi bé bú sữa, chất này sẽ báo hiệu đến não bộ của bé yêu là đã đến giờ đi ngủ, giúp con nhanh chóng chìm vào giấc ngủ ngon.

1.3. Hạn chế hạ đường huyết ở bé

Trong suốt đêm dài, cơ thể bé không được nạp đủ đường thì dễ dẫn đến tình trạng hạ đường huyết. Vấn đề này nếu kéo dài dai dẳng sẽ ảnh hưởng đến não bộ của bé. Cho bé bú sữa đêm đúng cách sẽ giúp mẹ gạt bỏ nỗi lo này. Bởi mỗi 100ml sữa mẹ có chứa đến 6,7g carbohydrate (ở sữa công thức là 8g/100ml), lượng đường này giúp ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết ở bé và cung cấp năng lượng dồi dào cho bé phát triển khoẻ mạnh.

Ti sữa đêm giúp hạn chế hạ đường huyết ở trẻ
Nên cho bé ti sữa đêm giúp hạn chế hạ đường huyết ở trẻ

1.4. Bé ngủ ngon hơn

Sữa mẹ tạo ra vào buổi tối có chứa nhiều acid amin, khi vào cơ thể bé sẽ chuyển hóa thành melatonin điều hòa giấc ngủ, giúp bé ngủ thật ngon suốt đêm đó ạ. 

Uống sữa mẹ vào ban đêm giúp bé sơ sinh ngủ ngon hơn
Uống sữa mẹ vào ban đêm giúp bé sơ sinh ngủ ngon hơn

2. 3 Tác hại của uống sữa đêm nhiều

Ngoài những lợi ích khi cho bé uống sữa đêm thì nhiều mẹ vẫn còn rất băn khoăn về trẻ uống sữa đêm nhiều có tốt không cũng như tác hại của uống sữa đêm. Không thể phủ nhận lợi ích của việc cho bé uống sữa đêm, tuy nhiên nếu mẹ không thực hiện đúng cách và đúng độ tuổi, trên 12 tháng rồi mà mẹ vẫn cho bé bú sữa đêm sẽ gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe con:

2.1. Gây sâu răng cho bé

Bé được từ 5 – 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc răng và đến tháng thứ 9, bé đã có 1 hàm răng xinh xắn rồi. Khi bé mọc răng, nếu mẹ cho bé uống sữa vào ban đêm mà không vệ sinh đúng cách sẽ ảnh hưởng đến men răng, khiến bé bị sâu răng, nhiều khả năng còn gây viêm lợi cho bé nữa. Lượng đường có trong sữa sẽ bị vi khuẩn trong miệng biến đổi thành axit, gây tổn thương cho răng của bé yêu đó ạ.

Ti sữa đêm sai cách dễ làm bé bị sâu răng
Với tác hại gây sâu răng ở trẻ mẹ cũng biết có nên cho bé uống sữa đêm đúng không ạ

2.2. Bé dễ bị sặc, nghẹn sữa

Nếu mẹ cho bé nằm ti sữa không đúng cách, sữa khó di chuyển từ miệng bé vào dạ dày, dễ bị trào ngược trở lại gây ra tình trạng nôn trớ và sặc sữa ở bé. Đồng thời, khi còn nhỏ hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa hoàn chỉnh, bé uống sữa xong không vận động thì sữa khó tiêu hóa hết, bé sẽ bị đầy hơi và nôn ói.

2.3. Bé đi tiểu đêm, bé tè dầm 

Sữa mẹ có chứa tới 87% nước, lượng nước trong sữa công thức sau khi pha cũng nằm trong khoảng 80 – 85%. Mỗi khi bé bú đêm, cơ thể sẽ tiếp nhận một lượng lớn nước nên bé tè dầm và tiểu đêm nhiều. Nếu mẹ không kịp thời thay tã và vệ sinh sạch sẽ, bé dễ bị hăm tã, nổi mẩn đỏ, ngứa và khó chịu lắm ạ.

Uống sữa đêm có thể làm con tiểu đêm, tè dầm nhiều hơn
Uống sữa đêm có thể làm con tiểu đêm, tè dầm nhiều hơn

Ở giai đoạn sơ sinh, bé vẫn cần ti đêm để đủ lượng sữa và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mẹ cần lưu ý thực hiện đúng cách và phù hợp với độ tuổi của con. Mẹ xem ngay hướng dẫn cho bé uống sữa đêm theo từng độ tuổi sau đây để bé yêu luôn khỏe mạnh và hạn chế các tác hại xấu nhé.

3. Hướng dẫn mẹ cho bé uống sữa đêm theo từng độ tuổi

Mỗi giai đoạn phát triển, bé cần được bổ sung một lượng sữa khác nhau. Lúc 1 tháng tuổi con chỉ cần khoảng 200ml sữa/ngày nhưng đến 5 tháng tuổi, mỗi ngày con cần được nạp 500ml sữa mới đủ để con lớn khỏe, phát triển toàn diện. Tùy theo lượng sữa con cần mỗi ngày mà mẹ phân bố cho phù hợp các cữ sữa ban ngày và ban đêm. Dưới đây là hướng dẫn mẹ cho bé uống sữa đêm đúng và đủ theo từng độ tuổi.

Hướng dẫn cho bé uống sữa đêm theo từng độ tuổi
Hướng dẫn cho bé uống sữa đêm theo từng độ tuổi

3.1. Bé từ 0 – 3 tháng tuổi

Bé ở giai đoạn này rất cần được mẹ bổ sung sữa vào ban đêm. Bé sẽ tỉnh giấc sau 2 – 3 giờ đồng hồ để bú và ngủ trở lại, nếu không được bú con sẽ rất đói và chậm phát triển. Tùy thuộc vào việc bé ti sữa mẹ hay sữa công thức mà mẹ cân đối cữ sữa đêm cho phù hợp, vì sữa công thức sẽ tiêu hóa chậm hơn sữa mẹ do có chứa nhiều casein. Mẹ tham khảo tần suất cho bé bú sữa đêm được chuyên gia khuyến cáo này nhé:

  • Bé ti sữa mẹ: Mỗi đêm mẹ cho con ti sữa 3 – 5 lần, mỗi lần uống 30 – 40ml sữa 
  • Bé ti sữa công thức: Mẹ cho con bú 2 – 4 lần/đêm với lượng sữa 40 – 50ml/lần
Bé nên uống lượng sữa phù hợp mỗi đêm, tránh uống quá nhiều
Bé nên uống lượng sữa phù hợp mỗi đêm, tránh uống quá nhiều

Khi cho con bú đêm, mẹ nhẹ nhàng bế con lên, đặt trên tay sao cho con có điểm tựa vững và nằm thoải mái nhất. Sau đó mới đưa ti mẹ hoặc bình sữa lại gần cho con bú. Bé uống xong mẹ vỗ nhẹ vào lưng bé thêm 3 – 5 phút để bé ngủ trở lại rồi mới đặt bé nằm lại trên nôi, nếu không bé sẽ khó ngủ và dễ quấy khóc đó ạ.

3.2. Bé từ 4 – 5 tháng tuổi

Bé được 4 – 5 tháng tuổi đã có hệ tiêu hóa hoàn thiện hơn so với giai đoạn trước đó. Khả năng dự trữ của dạ dày cũng tốt hơn nên bé ngủ được một mạch 4 – 5 tiếng không cần bú. Thường bé chỉ tỉnh lại khoảng 2 lần/đêm để nạp sữa, rồi ngủ lại ngay sau đó. Giai đoạn này sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu nên mẹ vẫn duy trì cho con bú sữa đêm mẹ nhé. Dưỡng chất trong sữa sẽ giúp bé khỏe mạnh và có sức lực hơn vào sáng hôm sau. Mẹ cho bé uống theo tần suất này là vừa đủ:

  • Bé ti sữa mẹ: Mỗi đêm mẹ cho con ti sữa 2 – 3 lần, mỗi lần uống 30 – 40ml sữa 
  • Bé ti sữa công thức: Mẹ cho con bú 1 – 2 lần/đêm với lượng sữa 40 – 50ml/lần
Mẹ đã biết cho bé uống sữa đêm theo từng độ tuổi chưa?
Mẹ đã biết cho bé uống sữa đêm theo từng độ tuổi chưa?

Mỗi đêm, mẹ chỉ cần nạp khoảng 2 – 3 lần sữa cho con là con đã no căng và ngủ đến tận sáng rồi. Riêng đối với bé ti sữa công thức, mẹ lưu ý chọn loại bình có công dụng chống đầy hơi và chống sặc để hạn chế con bị sặc sữa và nôn trớ khi bú mẹ nhé.

Bình sữa chống sặc và đầy hơi giúp con ti giỏi, khỏi lo bị sặc sữa
Bình sữa chống sặc và đầy hơi giúp con ti giỏi, khỏi lo bị sặc sữa

Để cho con bú đúng cách, mẹ bế con lên và đặt đầu con tựa vào tay mẹ, ôm con vào lòng để con có điểm tựa vững chắc, sau đó mới đưa ti mẹ (bình sữa) lại gần cho bé ti. Bé ti xong mẹ vỗ ợ hơi cho bé bằng cách bế bé thẳng lưng, áp ngực vào một bên ngực mẹ, mặt bé kê lên vai rồi vỗ nhẹ lưng để “tống khứ” hết khí thừa ra ngoài, con dễ chịu và ngủ trở lại nhanh hơn nhé.

Khi cho bé ti đêm, mẹ nhớ cân đối lượng sữa cho phù hợp nhé
Khi cho bé ti đêm, mẹ nhớ cân đối lượng sữa cho phù hợp nhé

3.2. Bé từ 6 tháng tuổi trở lên

Đến độ tuổi này con đã ngủ được giấc dài và ít khi tỉnh giấc vào ban đêm, bé cũng đã mọc răng nên mẹ hạn chế cho con bú đêm nhé. Mẹ làm thế sẽ khiến con quen, mẹ khó đưa con về lịch trình nghỉ ngơi khoa học, bú đêm còn làm con sâu răng, tè dầm nữa. Nếu con đòi khóc vì thèm sữa, mẹ vẫn cho con bú nhưng giảm dần lượng sữa và thực hiện cai sữa đêm cho con theo hướng dẫn sau:

  • Bé ti sữa mẹ: Mỗi đêm mẹ cho con ti sữa 1 – 2 lần, mỗi lần uống khoảng 30ml sữa 
  • Bé ti sữa công thức: Mẹ ngưng cữ sữa đêm để con ngủ một giấc đến tận sáng
Mẹ vẫn nên cai sữa đêm khi con lớn 
Mẹ vẫn nên cai sữa đêm khi con lớn

Với bé uống sữa công thức từ tháng thứ 6, mẹ bắt đầu tập cai sữa đêm cho con vì sữa công thức tiêu hóa chậm, con ngủ được nguyên đêm, không cần nạp thêm sữa mà vẫn no. Đối với bé ti sữa mẹ, mẹ vẫn tiếp tục cho bé ti đêm nhưng giảm tần suất xuống, chỉ 1 – 2 lần/đêm, con vừa hấp thu được đầy đủ dưỡng chất cần thiết, vừa không bị “ỉ lại” vào ti đêm gây ảnh hưởng tiêu cực đến con. Kéo dài quá trình ti mẹ đến khi bé 12 tháng tuổi là mẹ thực hiện các biện pháp cai sữa đêm nhé. Để có cách cai sữa phù hợp với bé yêu và hiệu quả tốt, mẹ tham khảo bài viết Cách cai sữa đêm cho bé để hiểu rõ và thực hiện cho đúng nhé.

Thời điểm thích hợp để cai sữa đêm cho bé yêu
Thời điểm thích hợp để cai sữa đêm cho bé yêu

4. Thời điểm mẹ nên cai sữa đêm cho bé

Đến một độ tuổi nhất định, mẹ vẫn cần cai sữa đêm cho con để hạn chế các tác hại do việc bú sữa đêm gây ra, đồng thời tạo thói quen sinh hoạt khoa học cho con, không tỉnh dậy giữa đêm để bú sữa nữa. Tùy theo độ tuổi và thể trạng của con mà mẹ chọn thời điểm cai sữa phù hợp nhé.

4.1. Căn cứ vào độ tuổi của bé

Bé ti sữa công thức từ 6 tháng tuổi là đã ngủ được giấc dài đến tận sáng mà không cần bú đêm. Mẹ nên cai sữa để tránh con quen với việc thức dậy giữa đêm, sau này dễ thiết lập lịch trình ăn uống – nghỉ ngơi hợp lý cho con mẹ nhé.

Bé ti bình sau 6 tháng tuổi mẹ cai sữa đêm là được rồi
Bé ti bình sau 6 tháng tuổi mẹ cai sữa đêm là được rồi

Với bé ti sữa mẹ, khi con được 12 tháng tuổi mẹ mới cai sữa cho con nhé. Nếu cai sớm hơn, cơ thể con không được hấp thụ các dưỡng chất chỉ có trong sữa mẹ như prolactin, thyroid, oxytocin. Những chất dinh dưỡng này giúp cân bằng sinh hóa, giữ cho các cơ quan hoạt động trơn tru và hơn 40 loại enzym có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch cho bé đó ạ. 

4.2. Căn cứ vào thể trạng của con

Thể trạng của con cũng ảnh hưởng đến thời gian mẹ thực hiện bỏ cữ sữa đêm đó ạ. Mẹ cần đảm bảo bé khỏe mạnh, đạt chuẩn chiều cao – cân nặng, bé không bị ốm, cảm lạnh thì mới tiến hành cai sữa đêm nhé. 

Mẹ tránh cai sữa khi con đang bị ốm, cảm lạnh
Mẹ tránh cai sữa khi con đang bị ốm, cảm lạnh

Lúc ốm, con mệt mỏi, quấy khóc và cần được an ủi, vỗ về. Mẹ cai sữa vào thời điểm này dễ làm con nhầm tưởng rằng mẹ không thương con nên mới không cho con uống, tạo tâm lý bất an. Ở giai đoạn nhạy cảm này, bé cần được nạp dưỡng chất từ sữa để no bụng và cải thiện hệ miễn dịch, con sẽ mau khỏi bệnh hơn đó ạ. 

Trường hợp bé gầy ốm, thấp còi, mẹ vẫn duy trì cữ sữa đêm cho con nhưng tần suất rất ít, chỉ 1 lần/đêm để bổ sung dinh dưỡng cho con. Tuy nhiên, uống sữa đêm chỉ là giải pháp tạm thời, mẹ không nên kéo dài quá lâu đâu ạ. Khi con đến độ tuổi cần cai sữa đêm nhưng con không đáp ứng được điều kiện thể chất, mẹ cho con ti sữa đêm tối đa thêm 2 – 3 tuần nữa là dừng và tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng.

Chỉ cai sữa khi đảm bảo con đang khỏe mạnh mẹ nhé
Chỉ cai sữa khi đảm bảo con đang khỏe mạnh mẹ nhé

Nếu vẫn không thấy bé cải thiện về cân nặng hay chiều cao, mẹ chuyển sang các phương pháp khác như ăn dặm, ti thêm sữa vào ban ngày,… để cung cấp dinh dưỡng cho con cao lớn chứ không phụ thuộc vào bú đêm nữa nhé. 

Tránh phụ thuộc vào việc bú đêm khi con đã lớn mẹ ơi
Tránh phụ thuộc vào việc bú đêm khi con đã lớn mẹ ơi

5. 5 lưu ý quan trọng khi mẹ cho bé uống sữa đêm

Trẻ uống sữa đêm có tốt không còn phục thuộc vào mẹ có biết cách cho con bú đúng cách nữa không đấy ạ. Khi cho bé uống sữa đêm, mẹ cần thực hiện đúng cách để giảm thiểu thấp nhất các tác dụng không mong muốn do bú đêm gây ra cho bé, đồng thời tăng hiệu quả cữ bú đêm, giúp con thêm mập mạp và bụ bẫm. Dưới đây là 5 lưu ý quan trọng sẽ hỗ trợ mẹ cho bé bú đêm đúng cách, chuẩn chuyên gia, mẹ tham khảo nhé:

5.1. Cho bé nằm đúng tư thế

Vấn đề thường gặp nhất lúc mẹ cho bé ti sữa đêm là bé bị sặc sữa, nôn ói. Nhiều khả năng là do mẹ chưa cho bé nằm đúng tư thế khi bú đêm đó ạ. Việc nằm đúng tư thế khiến bé thoải mái, dòng chảy của sữa trôi chảy hơn, hạn chế tối đa tình trạng sữa bị nghẹn lại ở cổ làm bé nôn ói, sặc sữa. Khi nằm thoải mái, bé yêu cũng ti sữa nhanh hơn và dễ dàng ngủ lại sau đó. Mẹ tham khảo thêm cách bế bé sau khi bú để bé yêu nhanh “say giấc nồng” và không quậy phá, khóc nhè mỗi khi măm măm vào buổi đêm nhé.

Tư thế chuẩn chỉnh khi bú đêm giúp bé không bị sặc sữa
Tư thế chuẩn chỉnh khi bú đêm giúp bé không bị sặc sữa

5.2. Tránh mở đèn khi cho bé bú đêm

Việc tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm khiến não bộ của bé hoạt động liên tục và khó đi vào trạng thái nghỉ ngơi, bé không ngủ trở lại được nên quấy phá và cáu kỉnh. Trước khi ngủ, mẹ nên tắt hết các đèn lớn, chỉ giữ lại ngọn đèn ngủ màu vàng nhẹ dịu. Khi thức dậy cho bé bú đêm, mẹ thao tác thật nhẹ nhàng, không bật thêm đèn và tránh tiếng động mạnh để tạo không gian yên tĩnh, bé dễ chìm vào giấc ngủ hơn nhé.

Tránh mở đèn khi cho bé bú đêm kẻo làm bé khó ngủ trở lại
Trẻ uống sữa đêm có tốt không mẹ nên tránh mở đèn khi cho bé bú đêm kẻo làm bé khó ngủ trở lại

5.3. Mẹ chuẩn bị sẵn bình nước, khăn tã trước khi ngủ

Trước khi đi ngủ, mẹ chuẩn bị sẵn bình nước để pha sữa và khăn tã để thay rửa, vệ sinh cho bé yêu, rồi đặt gọn ở nơi mẹ dễ với lấy, ví dụ như kệ đầu giường. Như vậy thì lúc bé cựa quậy dậy để nạp thêm sữa, mẹ chỉ cần với tay lên kệ để lấy thôi. Nếu con đi tè nhiều, thấy tã đã nặng mẹ cũng dễ dàng thay tã cho con, tránh để lâu con bị hăm tã và nổi mẩn đỏ. 

Mẹ đừng quên chuẩn bị sẵn bình sữa, khăn tã cho bé trước khi ngủ 
Mẹ đừng quên chuẩn bị sẵn bình sữa, khăn tã cho bé trước khi ngủ

5.4. Mẹ mặc quần áo thoải mái

Mẹ nên mặc quần áo thật thoải mái để thao tác nhanh hơn khi con đòi ti sữa, giúp mẹ hoạt động tay chân dễ dàng, không bị gò bó khó chịu. Mẹ lựa chọn đồ bộ pijama hoặc áo thun rộng kết hợp váy bo chun, vừa gọn gàng lại dễ chăm bé mẹ nhé.

Mặc quần áo thoải mái giúp mẹ thao tác nhanh hơn
Bên cạnh tìm hiểu trẻ uống sữa đêm nhiều có tốt không mẹ nên mặc quần áo thoải mái giúp mẹ thao tác nhanh hơn

5.5. Vệ sinh răng miệng thật kỹ cho bé 

Sâu răng là vấn đề mẹ lo lắng nhất nên nhiều mẹ không biết có nên cho bé uống sữa đêm không. Nhưng không sao đâu mẹ ạ, chỉ cần vệ sinh răng miệng thật kỹ cho bé sau khi bú đêm là sẽ “đánh bay” hết vi khuẩn gây sâu răng luôn. 

Sau khi bé măm măm xong, mẹ cho bé uống 1 – 2 muỗng cà phê nước sạch, dùng gạc để lau nhẹ nướu, lưỡi và lau kỹ xung quanh răng bé. Mẹ chỉ lau những chỗ này thôi, không lau quá sâu vào vùng đáy lưỡi sẽ kích thích co bóp cơ hầu họng, dễ làm bé bị nôn sữa ra. Mẹ xem thêm bài viết cách vệ sinh răng miệng cho bé chuẩn y khoa để hiểu rõ hơn và vận dụng cho đúng, giúp răng miệng bé yêu luôn sạch khuẩn, nói không với sâu răng mẹ nhé.

Nhất định phải vệ sinh răng miệng cho bé thật sạch sau khi bú đêm mẹ nhé
Trẻ uống sữa đêm nhiều có tốt không  mẹ nhất định phải vệ sinh răng miệng cho bé thật sạch sau khi trẻ uống sữa đêm mẹ nhé

Vậy là đọc xong bài viết này, mẹ đã biết có nên cho bé uống sữa đêm hay không rồi. Mẹ nhớ cho con ti sữa đêm tùy theo độ tuổi, thể trạng của bé và các lưu ý trên để cho bé uống sữa đêm đạt hiệu quả tốt, bé ngày càng bụ bẫm, khỏe mạnh. Nếu vẫn còn băn khoăn về trẻ uống sữa đêm có tốt không, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để Góc của mẹ hỗ trợ mẹ kịp thời nhé. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và có nhiều niềm vui!

Mẹ từng nghe về phương pháp ăn trong mơ, thấy nhiều mẹ bỉm đánh giá là giúp con ngủ giấc sâu, ít tỉnh dậy giữa đêm, mẹ chăm bé cực nhàn. Mẹ muốn “kiểm chứng” một chút để áp dụng cho bé yêu đúng cách, mang lại hiệu quả tốt nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Hiểu rõ phương pháp này qua bài viết dưới đây để biết cách thực hiện chuẩn khoa học, giúp bé cưng ngày càng khỏe mạnh và cao lớn mẹ nhé! 

Ăn trong mơ là gì mẹ nhỉ?
Ăn trong mơ là gì mẹ nhỉ?

1. Ăn trong mơ là gì mà nghe lạ thế mẹ nhỉ?

Ăn trong mơ (dream feed) không phải là bé mơ thấy mình đang ăn mà là để chỉ hoạt động mẹ cho bé ăn trong lúc bé đang ngủ. Khi được bổ sung năng lượng đầy đủ từ hoạt động ăn trong mơ, bé không bị đói và có một giấc ngủ sâu đến tận sáng, mẹ cũng được nghỉ ngơi nhiều hơn. Dream feed được bắt đầu và kết thúc với sự chủ động của mẹ chứ không phải bé yêu, nhưng kết quả cuối cùng là mẹ và bé đều được lợi (Theo Market Paperback)

 

Dream feed là phương pháp mẹ cho con ti sữa ngay trong giấc ngủ say
Dream feed là phương pháp mẹ cho con ti sữa ngay trong giấc ngủ say

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Chương trình ưu đãi
Mua 1 tặng 1 khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

2. Giúp mẹ phân biệt ăn trong mơ và ăn đêm

Nhiều mẹ dễ nhầm lẫn ăn trong mơ với phương pháp ăn đêm do cả hai phương pháp đều là cho bé ăn vào buổi đêm. Tuy nhiên, đây là 2 phương pháp khác nhau mẹ nhé. Ăn trong mơ là mẹ cho con ăn khi con vẫn đang trong giấc ngủ, không làm gián đoạn thời gian nghỉ ngơi của bé. Ngược lại, ở phương pháp ăn đêm, mẹ phải đánh thức bé dậy, khi bé tỉnh thì mẹ mới cho bé bú sữa. 

Mẹ thường áp dụng cho bé ăn đêm khi bé mới sinh, dưới 3 tháng tuổi nhằm tránh tình trạng bé quên ti nên đói giữa đêm. Còn ăn trong mơ hiệu quả nhất khi bé yêu từ 3 tháng đến 10 tháng tuổi bởi lúc này bé cần giấc ngủ sâu, đánh thức bé giữa đêm khiến bé khó ngủ trở lại đôi khi quấy khóc cả nhà mình đều mất ngủ. Vì thế, cho bé ăn trong mơ là lựa chọn tốt nhất giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho con.

Ăn đêm và ăn trong mơ là 2 phương pháp khác nhau 
Ăn đêm và ăn trong mơ là 2 phương pháp khác nhau

3. Đánh giá ưu nhược điểm của phương pháp ăn trong mơ

Tuy nhiên, ăn trong mơ vẫn là phương pháp mới, chưa quá phổ biến, nghe lại có vẻ hơi “ vô lý” nhưng tìm hiểu và áp dụng đúng cách, phương pháp này mang lại nhiều ưu điểm bất ngờ đó ạ. Sau đây là các ưu nhược điểm của “dream feed” để mẹ tham khảo.

Ưu điểm  Nhược điểm
Bé có giấc ngủ dài và ngon hơn, ít tỉnh giấc giữa đêm vì được mẹ nạp sữa cho khi đang ngủ, bé không bị đói Bé có thể thức giấc khi mẹ cho bú và khó ngủ lại
Bé không bị trào ngược nếu mẹ bế bé ti đúng cách Bé dễ bị sặc sữa, nôn trớ khi bú và đầy hơi, khó tiêu nếu mẹ cho bé ti không đúng cách
Mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi Mẹ khó cân đối được lượng ăn hợp lý, bé dễ ti sữa quá nhiều

3.1. Ưu điểm của phương pháp ăn trong mơ

Kể từ khi ra đời cho đến nay, phương pháp ăn trong mơ đã gây ấn tượng mạnh và được nhiều mẹ bỉm áp dụng nhờ những ưu điểm nổi bật sau đây:

1- Bé không bị trào ngược

Trào ngược là triệu chứng thường gặp ở bé sơ sinh, do lúc này bé chưa ngồi được nên sữa đi vào dạ dày dễ bị trào ra miệng bé, đây là phản ứng bình thường mà hầu như bé nào cũng gặp phải. Tuy nhiên, điều này khiến bé khó chịu, bị dính bẩn ra người, mẹ mất công cho bé ăn và tốn thời gian để pha sữa mới cho bé ăn.

Với dreamfeed, vì bé yêu đang ngủ nên não cũng đi vào trạng thái “nghỉ ngơi”, việc bé bú sữa là phản xạ tự nhiên được não duy trì ở mức độ thấp, do đó tốc độ bú sữa của bé chậm hơn, lượng sữa đi vào dạ dày cũng ít hơn, hạn chế tối đa tình trạng bé bị trào ngược.

Mẹ không lo bé bị trào ngược nhờ dream feed đúng cách
Mẹ không lo bé bị trào ngược nhờ dream feed đúng cách

2- Bé ngủ sâu và ngon hơn

Bé sơ sinh ngủ nhiều hơn người lớn rất nhiều, trung bình bé ngủ từ 14 – 17 tiếng một ngày. Giấc ngủ đêm của bé thường bắt đầu lúc 7h tối cho đến 5h sáng ngày hôm sau (theo National Sleep Foundation). Ở giữa giấc ngủ đêm, bé thường tỉnh dậy vì đói và khó ngủ trở lại. Việc mẹ cho bé ăn trong mơ giúp bé vừa ti vừa ngủ, giấc ngủ của con không bị gián đoạn, bé no bụng và ngủ thật say mỗi đêm.

3- Mẹ ngủ ngon hơn

Bé sơ sinh, cần được nạp sữa vào cơ thể ít nhất 3 giờ/lần trong suốt 24h đồng hồ trong ngày. Như vậy, mỗi đêm mẹ sẽ phải cho bé bú 3 – 4 lần, mẹ không được ngủ giấc sâu, phải liên tục thức dậy cho con ti sữa. 

Bằng cách áp dụng dream feed, mẹ chỉ cần cho con ti sữa một cữ trước khi mẹ đi ngủ (khoảng 10 – 11h đêm) và sau đó, thức dậy một lần duy nhất lúc 2 – 4h sáng để cho con ti thêm một cữ nữa, rồi ngủ đến sáng. Nhờ vậy mà mẹ có giấc ngủ ngon và sâu hơn, chủ động lịch trình cho con ti sữa, tránh tình trạng bé bật dậy khóc đòi sữa giữa đêm, mẹ cuống cuồng vừa dỗ vừa lọ mọ pha sữa cho con.

Mẹ ngủ ngon hơn hẳn và tinh thần sảng khoái vào sáng hôm sau
Mẹ ngủ ngon hơn hẳn và tinh thần sảng khoái vào sáng hôm sau

4- Bé tập quen ngủ giấc dài, không tỉnh dậy giữa đêm

Bởi vì được mẹ cho tu ti no say rồi nên con sẽ không tỉnh dậy khóc vì đói giữa đêm. Nhu cầu ti sữa của bé luôn đảm bảo được đáp ứng đủ để ngủ một giấc thật sâu từ 6 – 8h, không cần thức giấc “oe oe” đòi mẹ nữa. 

3.2. Nhược điểm của phương pháp ăn trong mơ

Phương pháp ăn trong mơ có nhiều ưu điểm đáng kể, giúp mẹ và bé có giấc ngủ ngon mỗi đêm, tinh thần minh mẫn vào sáng sớm. Tuy nhiên, vẫn có những nhược điểm mẹ cần biết trước khi áp dụng phương pháp này cho con nhé.

Nhược điểm của phương pháp ăn trong mơ mẹ cần biết
Nhược điểm của phương pháp ăn trong mơ mẹ cần biết

1- Bé bị tỉnh giấc và quấy phá

Khi mẹ bế bé lên và cho bé ti sữa, nhiều khả năng bé sẽ tỉnh giấc do cảm nhận được tác động từ bên ngoài trong khi ngủ. Lúc nào bé dễ tính, con sẽ ngủ lại ngay sau đó nhưng đôi khi bé sẽ tỉnh hẳn, không ngủ lại được và quấy khóc suốt đêm. Vì thế, khi cho con ăn trong mơ, thao tác của mẹ phải thật nhẹ nhàng, tránh làm bé tỉnh giấc mẹ nhé.

2- Mẹ cho con ăn quá sớm

Cho con ăn trong mơ giúp mẹ có một giấc ngủ dài và sâu hơn, không cần phải tỉnh dậy nhiều lần cho con bú. Tuy nhiên, nhiều mẹ trở nên ỉ lại, thay vì cho con ăn trong mơ một lần lúc 10 – 11h và lần hai lúc 2 – 4h sáng thì mẹ áp dụng dream feed thật sớm, lúc 8 – 9h và 11 – 12h để đi ngủ, khỏi phải thức dậy cho con bú.

Nhiều trường hợp bé chưa tiêu hóa hết thức ăn từ bữa tối khiến bé khó tiêu, nôn ói ra sữa. Cho bé bú quá sớm cũng khiến bé quen, sau này mẹ khó đưa bé trở lại lịch trình uống sữa khoa học.

Làm sao để bé không quấy khóc khi ăn trong mơ?
Làm sao để bé không quấy khóc khi ăn trong mơ?

3- Bé ti không điểm dừng

Bởi đang ngủ nên bé hoàn toàn không có ý thức về việc mình đã ti đủ lượng sữa chưa, đã no hay chưa mà cứ mút theo phản xạ thôi. Mẹ nào thiếu kinh nghiệm, không căn đong đủ lượng sữa sẽ khiến bé hấp thụ quá lượng chất cần thiết, dạ dày tiêu hóa không kịp, gây ra tình trạng táo bón, khó tiêu. Vì thế, mẹ đừng quên chuẩn bị đúng – đủ lượng sữa mà con cần mỗi đêm, tránh việc cho con ti sữa quá nhiều không tốt cho sức khỏe mẹ nhé. 

Bảng chuẩn lượng sữa cho bé sơ sinh
Bảng chuẩn lượng sữa cho bé sơ sinh

4- Bé bị sặc sữa, đầy hơi, thậm chí viêm tai giữa

Vì đang ngủ nên mẹ khó vỗ cho bé ợ hơi, bé thường bị đầy hơi. Con cũng dễ bị sặc sữa do lượng sữa đi vào nhiều quá hoặc nhanh quá. Tệ hơn, cấu trúc tai bé chưa hoàn chỉnh, miễn dịch còn yếu, bé có thể bị viêm tai giữa do sặc sữa gây ứ nghẹn vòi nhĩ, vi khuẩn dễ xâm nhập.

Thông thường, mẹ bỉm bận rộn, cần tỉnh táo để làm việc vào sáng sớm sẽ áp dụng phương pháp dream feed này. Tuy nhiên, em bé cần có thể trạng tốt, bé ngủ sâu và ít bị giật mình mới có thể sử dụng phương pháp ăn trong mơ này, nếu không sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của bé yêu. 

Mẹ cần hiểu rõ trước khi áp dụng ăn trong mơ cho con yêu
Mẹ cần hiểu rõ trước khi áp dụng ăn trong mơ cho con yêu

Mẹ muốn cho con ăn theo phương pháp này thì nên cho bé làm quen dần dần, bắt đầu bằng 1 – 2 bữa dreamfeed/tuần và tăng lên khi con đã quen nhé. Đặc biệt, mẹ cần cho con ti sữa đúng tư thế để bé không bị nôn trớ khi ăn trong mơ.

Lưu ý cho mẹ: Mẹ mới biết đến phương pháp ăn trong mơ và chưa thực hiện bao giờ vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn bài bản và được làm mẫu trước khi áp dụng cho bé yêu nhé. Như vậy sẽ đảm bảo hiệu quả tốt, tránh làm sai ảnh hưởng đến bé cưng đó ạ.

4. Gợi ý lịch trình cho bé ăn trong mơ hiệu quả

Thời gian để mẹ bắt đầu bữa dreamfeed cho con thường là khoảng 10h tối, khi bé yêu đã tiêu hóa bớt thức ăn, cũng là thời điểm bố mẹ chuẩn bị đi ngủ. Cụ thể, mẹ tham khảo lịch trình chuẩn chuyên gia này để cho con ăn trong mơ thật hiệu quả nhé.

Thời gian Lịch trình hoạt động
6 giờ tối Mẹ cho bé uống sữa
6 giờ 30 tối Mẹ ru bé ngủ
7 giờ tối Bé đi ngủ
10 giờ tối Mẹ cho bé ăn trong mơ
10 giờ 30 tối Giờ đi ngủ của mẹ
2 – 4 giờ sáng Bé thức dậy để ti sữa
6 – 8 giờ sáng Cả nhà thức dậy chào ngày mới

Lịch trình cho con ngủ có dream feed

Theo lịch trình ăn trong mơ, mẹ chỉ cần thức dậy duy nhất một lần vào 2 – 4h sáng để cho bé yêu ti sữa thôi, mẹ vẫn ngủ được giấc dài từ 10h tối đến 2h sáng và từ 2h sáng đến 6h sáng hôm sau. Với giấc ngủ dài như vậy, mẹ không bị mỏi mệt, thiếu ngủ, tinh thần cũng thoải mái, tích cực hơn. 

Em bé cũng vậy, bé tập quen với việc ngủ giấc thật dài thay vì cứ tỉnh liên tục sau 3 – 4h để bú sữa. So với lịch trình ngủ bình thường, không có dream feed thì khác hẳn đó mẹ ạ.

Thời gian Lịch trình hoạt động
6 giờ 30 chiều Cho bé ăn trước khi ngủ
7 giờ tối Bé đi ngủ
10 giờ 30 tối Mẹ đi ngủ
12 giờ 30 tối Bé dậy ti sữa
1 giờ sáng Bé ngủ trở lại và mẹ ngủ tiếp
3 giờ 30 sáng Bé dậy bú sữa lần nữa
4 giờ sáng Bé tiếp tục ngủ
6 giờ 30 sáng Bé dậy ti sữa
7 giờ sáng Bé ngủ lại hoặc thức dậy cho ngày mới

Lịch trình ngủ bình thường của mẹ và bé, không có dream feed

Rõ ràng, nếu không có dream feed, bé sẽ dậy đòi sữa 4 – 5 lần/đêm, cả mẹ và bé đều không ngủ sâu xíu nào, khó tránh khỏi tình trạng mệt mỏi, uể oải và cáu kỉnh. Đặc biệt, với lịch trình ngủ bình thường, sau khi tỉnh dậy và uống sữa, mẹ cần dỗ dành và ru thì bé mới ngủ lại, nếu không bé sẽ quấy khóc và nháo suốt đêm. 

Như vậy, nếu áp dụng đúng, dream feed giúp bé ngủ sâu hơn và vẫn hấp thụ đủ dưỡng chất, mẹ cũng có nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn, tránh stress và trầm cảm sau sinh ở mẹ bỉm.

Dream feed giúp mẹ và bé yêu ngủ ngon, vui khỏe để bắt đầu ngày mới
Dream feed giúp mẹ và bé yêu ngủ ngon, vui khỏe để bắt đầu ngày mới

5. Một số câu hỏi thường gặp khi cho bé ăn trong mơ

5.1. Ăn trong mơ có khiến mẹ mất sữa?

Câu trả lời là không mẹ nhé. Cho bé ti sữa đêm gửi dấu hiệu đến não bộ rằng mẹ cần sản xuất thêm sữa cho bé bú, vì thế bộ não sẽ đẩy mạnh hoạt động tạo ra sữa để đáp ứng đủ cho bé yêu. 

Ăn trong mơ không khiến mẹ bị mất sữa, thậm chí còn kích thích tạo sữa nhiều hơn
Ăn trong mơ không khiến mẹ bị mất sữa, thậm chí còn kích thích tạo sữa nhiều hơn

Xem thêm: Mẹ hết sữa phải làm sao? 05 cách gọi sữa về

5.2. Khi nào nên cho bé “cai” ăn trong mơ?

Khi bé lớn hơn, bé ngủ lâu hơn mà không cần phải ti sữa vào giữa đêm. Chẳng hạn, khi bé được 6 – 8 tháng tuổi, mẹ thử ngừng cho bé ăn trong mơ xem nhé. Nếu bé vẫn ngủ ngon, không tỉnh dậy quấy khóc đòi sữa nghĩa là mẹ đã cai thành công rồi. Còn nếu bé thức giấc, mẹ vẫn tiếp tục cho con ăn trong mơ nhưng giảm dần lượng sữa và cuối cùng là bỏ qua bữa ăn trong mơ cho bé. 

Mẹ nên cai dream feed khi bé được 6 tháng tuổi trở lên
Mẹ nên cai dream feed khi bé được 6 tháng tuổi trở lên

5.3. Có cần vỗ ợ hơi sau khi bé ăn trong mơ không?

Mẹ không cần vỗ ợ hơi cho bé, đỡ mất thời gian nếu sử dụng loại bình sữa phù hợp. Mẹ tham khảo bình sữa chống sặc và đầy hơi cao cấp để khỏi cần lo bé bị sặc sữa, nôn trớ khi bú nữa mẹ nhé. Bình sữa có thiết kế ống chống sặc và đầy hơi siêu dài sẽ giúp đẩy bọt khí xa miệng chai, hạn chế việc bé nuốt phải bọt khí, nhờ thế mà con bú thật giỏi, chẳng sợ nôn ói nữa. 

Bình sữa Mamamy chống sặc và đầy hơi cho bé siêu hiệu quả
Bình sữa Mamamy chống sặc và đầy hơi cho bé siêu hiệu quả

Nếu mẹ cho bé ti sữa mẹ thay vì bình sữa thì cũng không cần lo đâu ạ. Phương pháp dream feed này đã giúp giảm thiểu tối đa tình trạng đầy hơi ở bé rồi, mẹ chỉ cần xoa nhẹ lưng cho bé dễ ngủ là có thể đi nghỉ ngơi rồi ạ.

Mamamy hiện đang có những ưu đãi siêu hấp dẫn, số lượng có hạn trên website, nhanh tay đặt hàng ngay mẹ ơi!

5.4. Làm thế nào nhận biết mẹ áp dụng ăn trong mơ chưa hiệu quả?

Đây là câu hỏi phổ biến do mẹ lo lắng không biết mình đã làm đúng cách chưa, liệu ăn trong mơ có hiệu quả với bé nhà mình hay không. Nếu bé gặp phải các tình trạng sau:

  • Bé thức dậy 2 – 3 giờ sau khi ăn trong mơ
  • Bé đi ngoài nhiều và hăm tã
  • Bé nôn ói sữa 
  • Bé quậy phá và khóc suốt đêm 

Đây là dấu hiệu cho thấy ăn trong mơ đang không hiệu quả với bé, mẹ nên dừng lại, để bé tỉnh dậy tự nhiên khi đói và cho bé ti sữa vào lúc đó mẹ nhé.

Dấu hiệu nhận biết bé đang ăn trong mơ không hiệu quả
Dấu hiệu nhận biết bé đang ăn trong mơ không hiệu quả

Như vậy mẹ đã hiểu ăn trong mơ là gì, ưu nhược điểm cũng như cách áp dụng phương pháp này cho bé yêu. Mẹ tránh nhầm lẫn ăn trong mơ với các phương pháp khác và thực hành khéo léo để đạt hiệu quả tốt, giúp bé thêm bụ bẫm và đáng yêu mẹ nhé. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để Góc của mẹ giải đáp cho mẹ kịp thời nhất. Chúc mẹ và bé ăn trong mơ thành công và có những giấc ngủ thật ngon mỗi đêm!

Xem thêm: Các phương pháp ăn dặm đảm bảo bé thích mê

Mỗi lần bé mút tay, mẹ cảm thán sao con mình lại đáng yêu đến thế, nhưng thói quen này kéo dài sẽ khiến mẹ lo lắng, bồn chồn không biết có ảnh hưởng đến sức khỏe con không. Nếu mẹ chưa có kinh nghiệm, vẫn còn “đứng giữa đôi dòng nước” không biết làm thế nào thì bài viết này sinh ra là dành cho mẹ đó ạ! Bài viết sẽ cung cấp tất tần tật những nguyên nhân bé mút tay, việc làm này có hại như thế nào và phương pháp xử lý phù hợp. 

Bé mút tay thường xuyên - tưởng dễ thương mà lại dễ gây hại đó mẹ!
Bé mút tay thường xuyên – tưởng dễ thương mà lại dễ gây hại đó mẹ!

1. Lắng nghe các nhóc tì bộc bạch về lý do “nghiện” mút tay

Mút tay đôi khi là hành động tự phát hoặc dấu hiệu nhận biết điều gì đó bé chưa nói ra. Khi thấy bé mút tay, mẹ nên quan sát, theo dõi “nhất cử nhất động” của con. Thông qua đó mẹ sẽ hiểu được những điều bé yêu muốn bộc bạch và tìm giải pháp khắc phục cho từng trường hợp nhé. 

1.1. Con đang đói bụng

Trong những năm tháng đầu đời, mút tay thường là dấu hiệu cho thấy bé đang đói, điều này đã được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) kết luận. Đây là hành động mang tính bản năng, thông báo cho mẹ biết bé đã sẵn sàng cho cữ bú tiếp theo và cần được tiếp thêm năng lượng. 

Con đang đói bụng
Con đang đói bụng

1.2. Những chiếc răng xinh đang nhú dần

Như mẹ đã biết, hầu hết trẻ sơ sinh sẽ mọc răng từ 4-7 tháng tuổi. Theo Giám đốc Trung tâm Y tế Trẻ em Anacostia tại Washington, DC – Sahira Long, trong giai đoạn này, nướu răng của bé rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương nên thường bất giác mút tay để tạo ra sự cọ xát, ngăn chặn cơn đau để cảm thấy thoải mái hơn. Người lớn có sự thay đổi nhỏ về răng miệng đã thấy khó chịu rồi thì bé càng không quen mẹ ạ. Một số bé còn gặp tình trạng chảy nước dãi, cáu kỉnh, dễ thức giấc nữa cơ. 

Những chiếc răng xinh đang nhú dần
Những chiếc răng xinh đang nhú dần

1.3. Con phát hiện ra bàn tay rồi mẹ ạ

Theo trang Healthline, các chuyên gia giải thích rằng, bé mới sinh cho đến 2-3 tháng tuổi không ý thức được tay là một bộ phận của cơ thể nên luôn cảm thấy tò mò, hào hứng, mong muốn khám phá xem rốt cuộc bàn tay có công dụng gì. 

Con phát hiện ra bàn tay rồi mẹ ạ
Con phát hiện ra bàn tay rồi mẹ ạ

Đến khi có đủ nhận thức, phát hiện được đây là công cụ đắc lực giúp bé cầm nắm, nhặt đồ,… bé có xu hướng “tương tác” với tay nhiều hơn, dẫn đến hiện tượng mút tay. Điều này đã được tiến sĩ Mantravadi chia sẻ: “Trẻ sơ sinh thường tìm bàn tay của mình và dành hàng giờ để kiểm tra và theo dõi các chuyển động của chúng; trên thực tế, đó là một cột mốc phát triển vận động bình thường trước khi trẻ đưa tay lên miệng và mút”.

1.4. Con đang tự xoa dịu bản thân

Trong một vài trường hợp, dù đã được cho ăn dặm no nê nhưng bé vẫn mút tay khiến mẹ lo lắng không yên. Tuy nhiên, mẹ cần hiểu hành động mút tay tự phát là do bé đang xoa dịu, trấn an bản thân thôi. Ví dụ bé mút tay như một giải pháp thay thế ti mẹ/ti bình, giúp bé thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ. Thói quen này không chỉ xuất hiện ở bé sơ sinh mà những bé lớn hơn (7-8 tháng) cũng gặp phải. 

Con đang tự xoa dịu bản thân
Con đang tự xoa dịu bản thân

Ngoài ra, một nghiên cứu trên tạp chí Developmental Psychobiology còn chỉ ra mút tay là thói quen tự xoa dịu hình thành từ lúc bé còn trong bụng mẹ. Vì vậy những lúc làm rơi đồ đạc mà không nhặt được bé thường lấy lại bình tĩnh bằng cách cho tay vào miệng. Cách làm này được xem là phản xạ tự nhiên để bé giảm bớt căng thẳng, tương tự người lớn chúng ta có thói quen chạm tay vào mặt khoảng 23 lần 1 giờ. Tất cả đều là hành động vô thức, không kiểm soát được! 

1.5. Con chán quá mẹ ơi!

Không phải lúc nào bé cũng cảm thấy dễ chịu khi nằm trong nôi hay không có ai chơi cùng. Những lúc buồn chán bé hay tìm đồ chơi, việc phát hiện bàn tay sẽ khiến bé tận dụng và xem đây là thú vui tiêu khiển. Bé sẽ có những động thái như lắc lư, vẫy tay hay thậm chí là cho tay vào miệng để ngậm, mút. Nhận định này đã được làm rõ bởi tiến sĩ Chelsea Johnson, cụ thể bà nói: “Trẻ cho tay vào miệng là một hành vi rất phổ biến, nguyên nhân có thể là do bé đang chán nản”. 

Con chán quá mẹ ơi! 
Bé mút tay cũng là biểu hiện cho sự “Con chán quá mẹ ơi!”

2. Thời điểm bé yêu nên dừng mút tay

Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ và Học viện Nha khoa Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo trẻ em nên ngừng mút ngón tay trong độ tuổi từ 2 đến 4. Điều này cũng được khẳng định trong một nghiên cứu được PubMed cập nhật. Việc mút ngón tay là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thói quen này sẽ không đi theo bé đến khi trưởng thành nếu bé từ bỏ trước khi lên 5. Nếu quá 5 tuổi, khi răng cửa của bé mọc đủ mà bé vẫn mút tay, mẹ nên có những biện pháp phù hợp. Bởi mút tay giai đoạn này sẽ kéo theo nhiều vấn đề khác liên quan đến khớp cắn, răng cửa mọc chìa ra ngoài. 

Thời điểm bé yêu nên dừng mút tay
Thời điểm bé yêu nên dừng mút tay

Đặc biệt nếu bé yêu mút tay quá mạnh sẽ dễ gây ra các vết thương, vết chai ở tay; thường xuyên gặp vấn đề về tiêu hóa, hoặc bé bị lở miệng (do vi khuẩn xâm nhập theo đường tay vào miệng hoặc những vết thương ở tay sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi, lây lan vào miệng bé). Nếu thấy những hiện tượng này, mẹ nên ngay để con ngừng thói quen này.

2. 6 tác hại của việc mút tay đến bé yêu

Mút tay thường xuyên sẽ dẫn đến vô vàn tác hại, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé yêu. Hiểu rõ để chăm sóc con tốt nhất mẹ nhé:: 

2.1. Răng miệng bé không phát triển bình thường

Hayes – một nhà ngoại giao và thành viên của Học viện Nha khoa Nhi khoa Hoa Kỳ – kết luận rằng mút tay sẽ gây áp lực lên hai bên hàm trên và mô mềm trên vòm miệng khiến răng hàm trên hẹp lại, răng mọc sai quy cách. Tác hại lâu dài của việc mút tay không dừng lại ở đó, nếu bé có khớp cắn chéo, tình trạng răng hàm trên và răng hàm dưới không khớp nhau sẽ ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của bé. 

Răng miệng bé không phát triển bình thường
Răng miệng bé không phát triển bình thường

2.2. Bé gặp các vấn đề về da

Bé mút tay lâu ngày dễ dẫn đến những vấn đề về da ở ngón tay, bởi khi tiếp xúc với nơi ẩm ướt như miệng, da tay sẽ nhăn nheo, sộp lại (hiện tượng này giống như lúc chúng ta ngâm tay trong nước quá lâu). Một số bé mút tay mạnh và liên tục, thậm chị cắn ngón tay hoặc dùng lưỡi đẩy tay ra vào sẽ khiến da tay bị nứt, màu da tái đi, thậm chí sưng đỏ đó mẹ ạ! 

Bé gặp các vấn đề về da
Bé gặp các vấn đề về da

2.3. Bé khó phát âm hoặc bị ngọng

Hành động mút tay sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của răng, hàm và vòm miệng. Bên cạnh việc lưỡi sẽ bị mỏi do di chuyển liên tục về phía trước và phía sau, bé mút tay cũng cản trở quá trình tập nói của bé, gây ra chứng nói ngọng và khó phát âm những âm như “D” và “T”. Nếu mẹ không giúp con cai mút tay thì sau này sẽ rất khó khắc phục chứng nói ngọng, những liệu pháp can thiệp âm ngữ chất lượng cao cũng “bó tay”. Trở ngại này sẽ khiến bé yêu kém tự tin trong giao tiếp đó ạ! 

2.4. Con bị bạn bè trêu chọc gây mất tự tin

Bé mút tay khi đang ở lớp học, khu vui chơi,… sẽ trở thành mục tiêu cho các bạn trêu chọc, bé nghe hoài những câu nói như “lêu lêu lớn rồi còn mút tay”, “sao cậu cứ mút tay thế, không sợ bẩn à”,… Nếu ngay từ khi còn nhỏ mẹ không giúp bé cai mút tay thì lớn lên rất khó sửa vì nó đã trở thành thói quen đi theo bé suốt ngần ấy thời gian. 

Con bị bạn bè trêu chọc gây mất tự tin
Con bị bạn bè trêu chọc gây mất tự tin

2.5. Cấu trúc khuôn mặt con bị thay đổi

Bé đã 5 tuổi nhưng vẫn chưa bỏ được tật mút tay sẽ khiến cấu trúc khuôn mặt có sự thay đổi. Đầu tiên là ảnh hưởng đến răng, hàm, bé mút mạnh, liên tục và dùng lưỡi đẩy có thể dẫn làm cho răng, hàm bị đẩy ra ngoài gây ra hô, móm, lệch khớp cắn. Ngoài ra mút tay còn làm thay đổi hình dạng và sự thẳng hàng của hàm, dẫn đến một số bất thường trong cấu trúc khuôn mặt của bé như mặt bị lệch, không cân đối,… 

Mút tay có thể khiến cấu trúc mặt của bé thay đổi
Mút tay có thể khiến cấu trúc mặt của bé thay đổi

2.6. Tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn

Tay là nơi cư ngụ lý tưởng của vi khuẩn, ký sinh trùng; việc bé mút tay thường xuyên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại đó đi vào bên trong cơ thể, tấn công hệ miễn dịch khiến đề kháng của bé suy giảm, dễ mắc các bệnh về tiêu hóa, hô hấp. Mút tay còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn cực kì cao dễ gây ra các bệnh như tay chân miệng, thủy đậu, giun sán,… Đặc biệt nếu cho tay sâu vào miệng, bé sẽ dễ nôn trớ, đặc biệt là khi vừa bú sữa, ăn xong. 

Mút tay tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn
Mút tay tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn

3. 4 điều mẹ cần làm để tạm biệt thói quen mút tay

1 – Bình tĩnh và lắng nghe con nhé mẹ

Để con từ bỏ thói quen mút tay, mẹ nên bình tĩnh, kiên nhẫn khuyên bảo con, nói cho con nghe về những tác hại của mút tay thay vì quát mắng, nặng lời. Bé hiểu ra rồi sẽ hợp tác với mẹ hơn và nhanh chóng tạm biệt thói quen xấu này ngay thôi ạ. Cách này áp dụng được cho những bé trên 2 tuổi, bé nhận thức được lời nói của mẹ, mẹ nhé!

Mẹ lắng nghe bé 
Mẹ lắng nghe bé

2 – Đánh lạc hướng để con quên đi

Mẹ có thể cho bé thực hiện những hành động như vẫy tay, cầm truyện tranh, ném bóng,… thường xuyên trong ngày, Lúc này con sẽ chỉ tập trung vào những việc đang làm mà quên béng việc mút tay. Áp dụng ngay cách này cho cả bé sơ sinh và bé trên 1 tuổi mẹ ơi.

3 – Khen ngợi con kịp thời

Lời khen chính là sự khích lệ lớn nhất cho bé, những lúc bé không mút tay hoặc tự ý rút tay ra khỏi miệng mẹ nên khen để bé hào hứng, thích thú rồi bỏ dần thói quen này. Một số lời động viên mẹ nên sử dụng như: “Con giỏi quá, không còn mút tay nữa rồi”, hoặc “Hôm nay tiến bộ nhỉ, không đợi mẹ nhắc đã tự bỏ thói quen mút tay”. Những lời khen này rất hữu hiệu cho bé từ 2 – 3 tuổi trở lên đó ạ.

Khen ngợi bé kịp thời 
Khen ngợi bé kịp thời

4 – Dùng miếng bảo vệ ngón tay

Để hạn chế tình trạng mút tay, mẹ cũng có thể chọn mua miếng bảo vệ ngón tay làm bằng chất liệu silicon an toàn, không chứa BPA gây hại, xem như một biện pháp “chữa cháy” tạm thời trong thời gian luyện cho bé cai mút tay hoàn toàn. 

Để theo dõi chi tiết hơn về các cách cai mút tay cho bé, mời mẹ tham khảo bài viết: cách cai mút tay cho bé.

Trên đây là tất tần tật những nguyên nhân, tác hại và phương pháp cai mút tay cho bé yêu. Nếu con đã quá 5 tuổi mà mẹ vẫn thấy tình trạng bé mút tay, vẫn không từ bỏ được thói quen này thì mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để có giải pháp khắc phục tốt nhất. Mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào hay mong muốn Góc của mẹ chia sẻ thêm kinh nghiệm gì thì đừng quên để lại bình luận để được giải đáp kịp thời nhé!

Bé đang gặp các vấn đề về tiêu hoá, đặc biệt là táo bón khiến mẹ lo lắng. Mẹ muốn bổ sung chất xơ cho bé để cải thiện sức khỏe đường ruột nhưng còn băn khoăn bổ sung bao nhiêu là đủ, như thế nào là chuẩn nhất và có cần lưu ý gì không? Câu trả lời có ngay trong bài viết dưới đây mẹ ơi!

Lưu ý quan trọng khi bổ sung chất xơ cho bé mẹ đừng chủ quan
Lưu ý quan trọng khi bổ sung chất xơ cho bé mẹ đừng chủ quan

1. Khi nào nên bổ sung chất xơ cho bé? 

Thiếu chất xơ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hệ tiêu hoá của bé dẫn đến các vấn để sau:

  • Táo bón: Táo bón là tình trạng bé đi nặng ít hơn 1 lần/2 ngày, mỗi lần bé phải ra sức rặn đỏ mặt. Bởi chất xơ tạo ra các kẽ hở giúp làm mềm, loãng cấu trúc phân, nên khi thiếu nó, phân bị đặc lại, cứng, khô, bề mặt sần sùi làm bé khó đi vệ sinh dẫn đến táo bón.
  • Đầy hơi: Thức ăn sau khi được hấp thu chất dinh dưỡng xong, còn lại phần chất thải không được thải ngay ra ngoài do táo bón làm ngưng trệ quá trình vòng lặp tiêu hoá, từ đó khiến bé bị đầy hơi, khi mẹ đặt tay sờ lên bụng bé thấy hơi căng.
  • Biếng ăn: Thiếu chất xơ dẫn đến táo bón và đầy hơi, và hệ quả của chúng là bé biếng ăn hơn bình thường rất nhiều. Bụng chướng ì ạch khiến con khó có thể nạp thêm lượng thức ăn như bình thường được. Lâu dần, bé chậm lớn, còi xương khiến mẹ càng xót xa hơn.
Bé phải ra sức rặn đỏ mặt khi đi vệ sinh là dấu hiệu của thiếu chất xơ
Bé phải ra sức rặn đỏ mặt khi đi vệ sinh là dấu hiệu của thiếu chất xơ

2. Lượng chất xơ phù hợp với bé được chuyên gia khuyến cáo

Nhu cầu chất xơ phù hợp cho bé hàng ngày được Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị thay đổi theo từng độ tuổi khác nhau, cụ thể:

  • 0 – 6 tháng tuổi: Khoảng 5 gam/ngày, chất xơ từ sữa mẹ đã đủ đáp ứng nhu cầu của bé.
  • 6 – 12 tháng tuổi: Khoảng 7 – 9 gam/ngày. Bé vẫn được cung cấp chất xơ từ sữa mẹ, mẹ có thể bổ sung thêm cho bé khoảng 3 – 4 gam/ngày từ thực phẩm.
  • Từ 1 đến 3 tuổi: 19 gam/ngày, bắt đầu từ độ tuổi này bé được bổ sung chất xơ chủ yếu từ thực phẩm. 
  • Từ 4 – 8 tuổi: 25 gam/ngày, giai đoạn này bé cần được mẹ bổ sung nhiều hơn các thực phẩm giàu chất xơ để đảm bảo nhu cầu mỗi ngày . 

Như vậy, mẹ cần chú ý đến độ tuổi của con để tính toán chính xác lượng chất xơ cần bổ sung sao cho phù hợp, tránh thừa hoặc thiếu đều gây nên các tác động xấu ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé.

Mẹ nên bổ sung lượng chất xơ phù hợp cho bé phụ thuộc vào từng độ tuổi
Mẹ nên bổ sung lượng chất xơ phù hợp cho bé phụ thuộc vào từng độ tuổi

3. Tác hại khi bổ sung quá nhiều chất xơ cho bé

Bổ sung chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của bé, tuy nhiên,i cung cấp dư thừa lại không tốt đâu mẹ, thậm chí gây nên những tác hại cho bé như sau:

  • Gây rối loạn tiêu hoá: Việc bổ sung quá nhiều chất xơ hoặc đột ngột tăng lượng chất xơ có thể gây nên các tình trạng đầy hơi và tiêu chảy do đường ruột không thích nghi và tiêu hóa kịp. Kèm với đó nếu bé không uống nước đủ và ít vận động, tình trạng này sẽ trở nặng hơn. 
  • Ngăn cản bé hấp thu khoáng chất: dư thừa chất xơ so với nhu cầu, cơ thể bé sẽ hoạt động bài tiết để loại bỏ hết lượng chất xơ, mà trong chất xơ lại chứa rất nhiều loại vitamin và khoáng chất, từ đó làm bé bị thiếu hụt các chất này. Ngoài ra một số khoáng chất như magie, photpho, canxi không thể được hấp thu nếu tại đường ruột chứa quá nhiều chất xơ.
Bổ sung quá nhiều chất xơ cho bé gây nên nhiều tác hại
Bổ sung quá nhiều chất xơ cho bé gây nên nhiều tác hại

4. Lợi ích của việc bổ sung chất xơ đúng cách cho bé

Như vậy, bổ sung chất xơ cho bé đúng cách là điều rất quan trọng đó mẹ. Vừa tránh được các vấn đề tiêu hóa không mong muốn, vừa mang đến những lợi ích dưới đây cho con:

  • Đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động hợp lý, ngăn ngừa táo bón: Chất xơ có khả năng hút nước làm giảm độ cứng và đặc của phân, giúp bé đi vệ sinh dễ dàng, ngăn ngừa táo bón hiệu quả và bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hoá cho bé.
  • Giúp bé không chán ăn: Bổ sung đầy đủ chất xơ giúp hệ tiêu hoá bé khỏe mạnh, dễ dàng hấp thu dưỡng chất, từ đó kích thích bé ăn uống tốt, tránh tình trạng biếng ăn.
  • Ngăn bé ăn quá nhiều dẫn tới thừa cân: Với cùng một khối lượng, các chất xơ thường chứa ít calo hơn các thực phẩm khác nên việc bổ sung chất xơ là cần thiết để phòng ngừa các tình trạng béo phì ở các bé.
  • Giúp bé hấp thụ hết dưỡng chất của các thực phẩm khác: Chất xơ giúp tăng nhu động ruột và bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hoá của bé, từ đó kích thích bé hấp thu tốt các dưỡng chất khác.
  • Tốt cho sức khỏe tim mạch của bé: Chất xơ có khả năng làm giảm cholesterol xấu trong cơ thể, từ đó đem lại lợi ích lớn cho hệ tim mạch của bé.
  • Chất xơ giàu chất dinh dưỡng giúp bé không bị thiếu chất: Chất xơ chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa cần thiết cho quá trình phát triển toàn diện của bé.
Bổ sung chất xơ đúng cách giúp bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hoá cho bé
Bổ sung chất xơ đúng cách giúp bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hoá cho bé

5. Thực phẩm giàu chất xơ cho bé 

Nguồn chất xơ từ tự nhiên chắc hẳn luôn là lựa chọn ưu tiên của mẹ khi muốn bổ xung chất xơ cho con rồi. Lưu lại 10 thực phẩm cực giàu chất xơ sau đây mẹ nhé:

1 – Khoai lang: Không chỉ có vị mềm ngọt thơm hấp dẫn các bé, khoai lang còn cung cấp tới 3 gam chất xơ/100 gam khoai đã gọt vỏ. Gợi ý cho mẹ các món ăn ngon cho bé chế biến từ khoai lang: cháo khoai lang, khoai lang nghiền, bánh Doremon khoai lang,…

2 – Táo: Trong 100 gam táo tây chứa khoảng 2.4 gam chất xơ, đây cũng là loại quả được nhiều bé yêu thích bởi hương vị hấp dẫn, mọng nước. Một số món ăn từ táo cho bé: Táo nghiền nhuyễn, nước ép táo, táo cắt tạo hình con thú,…

Táo - thực phẩm giàu chất xơ cho bé
Táo – thực phẩm giàu chất xơ cho bé

3 – Bắp: Bắp là thực phẩm được nhiều mẹ ưa chuộng cho bé ăn dặm bởi rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ với hàm lượng 3 gam/100 gam hạt. Mẹ tham khảo một số món ăn chế biến từ bắp cho bé như sau: súp thịt gà nấu với hạt bắp, sữa bắp, bánh bắp hấp, thạch bột bắp,…

4 – Cà rốt: Trong 100 gam cà rốt chứa tới 2.8 gam chất xơ, ngoài ra nó có màu sắc sặc sỡ, vị ngọt nhẹ khiến các bé thích thú ăn lắm đó mẹ ạ. Gợi ý cho mẹ một số món ăn dặm siêu ngon từ cà rốt: Cà rốt cắt hình gấu và hoa hấp, cháo thịt lợn cà rốt, súp thịt gà cà rốt,…

5 – Chuối: Với những ngày bận rộn mà mẹ vẫn muốn bổ sung chất xơ cho bé thì chuối hẳn là lựa chọn hoàn hảo cho mẹ. Chẳng cần chế biến cầu kỳ mà hàm lượng chất xơ chuối mang lại lên tới 2.6 gam/100 gam. Mẹ cắt nhỏ cho bé ăn trực tiếp hoặc chế biến đa dạng các món từ chuối như: Bánh muffin chuối, sinh tố chuối, bánh chuối hấp cốt dừa, bánh rán chuối,…

Chuối cắt lát - món ăn cực đơn giản cho mẹ bận bịu muốn bổ sung chất xơ cho bé
Chuối cắt lát – món ăn cực đơn giản cho mẹ bận bịu muốn bổ sung chất xơ cho bé

6 – Bánh mì: Bánh mì đen hoặc bánh mì nguyên cám có tới 10.6 gam chất xơ trong 100 gam bánh mì. Với giá thành rẻ, hương vị thơm mềm, hàm lượng chất xơ bổ sung cho bé “khổng lồ”, mẹ còn chần chừ gì mà không thêm bánh mì vào thực đơn ăn dặm cho bé với các món cực dễ chế biến sau: Bánh mì phô mai, bánh mì chấm sữa, bánh mì trộn sữa,…

7 – Bột yến mạch: Không chỉ bổ sung hàm lượng lớn chất xơ lên đến 10.6 gam/100 gam, yến mạch còn cung cấp đa dạng các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé. Một số món ăn dặm siêu ngon chế biến từ yến mạch mẹ nên tham khảo: cháo yến mạch, bánh chuối yến mạch, súp yến mạch bí đỏ, bánh tôm yến mạch cà rốt…

Bánh mì đen bổ sung hàm lượng chất xơ “khổng lồ" cho bé
Bánh mì đen bổ sung hàm lượng chất xơ “khổng lồ” cho bé

8 – Mì ống từ lúa mạch: Mì ống từ lúa mạch vừa là món ăn đổi vị giúp bé ngon miệng vừa cung cấp chất xơ cho bé với hàm lượng 7.8 gam chất xơ/100 gam mì. Gợi ý một vài món ăn dặm chế biến từ mì ống lúa mạch mẹ không thể bỏ qua: mì xào trứng, mì sốt thịt bò bằm,…

9 – Lê nguyên vỏ: Trong 100 gam lê nguyên vỏ chứa 3.1 gam chất xơ, không chỉ vậy nó còn mang vị ngọt thơm đặc trưng chắc chắn sẽ làm bé không cưỡng lại được đâu mẹ ạ. Các món ngon từ lê cho bé mẹ tham khảo: nước ép lê, thạch lê, lê nghiền nhuyễn, lê cắt lát mỏng,…

10 – Quả mọng: Một số quả mọng như: nho, dâu tây, việt quất, cherry,… vừa cung cấp nhiều loại Vitamin cho bé vừa giàu chất xơ khoảng 3 – 5 gam/100 gam quả. Với các loại quả mọng này, mẹ chỉ cần bỏ hạt rồi cho bé ăn trực tiếp hoặc ép nước cho bé uống, đơn giản như thế dù có bận bịu mẹ vẫn dễ dàng bổ sung chất xơ cho bé được mẹ nhỉ.

Quả mọng cung cấp chất xơ giúp hệ tiêu hoá của bé khỏe mạnh
Quả mọng cung cấp chất xơ giúp hệ tiêu hoá của bé khỏe mạnh

Nếu mẹ đang quan tâm và muốn tìm hiểu kỹ hơn về các thực phẩm giàu chất xơ cho bé thì có thể tham khảo bài viết sau.

6. Lưu ý khi bổ sung chất xơ cho bé

Nắm chắc các lưu ý sau khi bổ sung chất xơ cho bé để tránh các ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của con, mẹ nhé:

  • Không tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn của con đột ngột: Đường ruột của bé chưa phát triển hoàn thiện, còn non yếu, nếu đột ngột tăng lượng chất xơ có thể dẫn đến các rối loạn về tiêu hoá như đầy hơi, tiêu chảy,… Khi mới bắt đầu bổ sung chất xơ cho con, mẹ nên bổ sung chút ít rồi mới tăng dần lên mỗi ngày đến khi đạt lượng chất xơ mỗi ngày theo độ tuổi của con nhé..
  • Đa dạng các thực phẩm giàu chất xơ: Bé cũng như người lớn vậy, khi phải liên tục ăn một món ăn sẽ ngán lắm đó mẹ. Vì vậy mẹ đừng quên đa dạng thực đơn các món ăn giàu chất xơ cho bé vừa để bé lạ miệng ăn nhiều hơn, vừa cung cấp phong phú các chất dinh dưỡng trong các thực phẩm khác nhau.
  • Không ép con ăn: Việc ép con ăn các thực phẩm giàu chất xơ bé không thích khiến bé sợ ăn, bé chưa quen có thể bị nôn trớ, gây nên ám ảnh về món ăn, khi lớn lên bé sẽ bị kén ăn. Mẹ nên từ từ cho bé ăn mỗi ngày từng chút ít một, nếu bé vẫn không chịu hợp tác với món ăn đó thì mẹ có thể đổi sang thực phẩm khác cho bé.
Mẹ nên chú ý bổ sung đa dạng các loại thực phẩm giàu chất xơ cho bé
Mẹ nên chú ý bổ sung đa dạng các loại thực phẩm giàu chất xơ cho bé

7. Câu hỏi thường gặp khi mẹ muốn bổ sung chất xơ cho bé bị táo bón

7.1. Bé lười ăn rau làm sao để bổ sung chất xơ?

“Bé lười ăn rau làm sao để bổ sung chất xơ?” – Đây chắc hẳn là trăn trở của rất nhiều mẹ bởi thường có rất ít các bé thích ăn rau ngay từ khi bắt đầu ăn dặm. Góc của mẹ xin bật mí một vài “bí kíp” cực hữu dụng dành cho mẹ đây:

  • “Lén” thêm chất xơ vào món ăn của con: Nếu bé không chịu ăn những món ăn chỉ được chế biến hoàn toàn từ thực phẩm giàu chất xơ, mẹ có thể kết hợp chúng cùng các thực phẩm khác để đánh lừa bé. Ví dụ mẹ có thể nấu súp thịt gà với bắp và cà rốt băm nhỏ, cháo khoai lang thịt lợn băm hoặc bánh chuối yến mạch cũng là một gợi ý tuyệt vời mẹ nên thử ngay cho bé.
  • Chế biến thực phẩm giàu chất xơ thật đẹp mắt: Có thể bé không thích ăn miếng cà rốt hấp nhưng một chú gấu xinh xắn từ cà rốt chắc chắn sẽ khiến bé thích thú, hào hứng ăn lắm đó mẹ ạ. Mẹ hãy thử chế biến các thực phẩm giàu chất xơ thành những bông hoa, con thú bé yêu thích để kích thích bé ăn ngon hơn nhé.
Ngôi sao làm từ cà rốt sẽ khiến bé hào hứng ăn hơn nhiều so với miếng cà rốt bình thường
Ngôi sao làm từ cà rốt sẽ khiến bé hào hứng ăn hơn nhiều so với miếng cà rốt bình thường

7.2. Cần chọn bột ăn dặm thế nào cho bé bị táo bón? 

Mẹ đang băn khoăn không biết chọn bột ăn dặm thế nào cho bé bị táo bón thì đừng bỏ qua các mẹo dưới đây nhé: 

  • Độ tuổi của bé: Tuỳ từng độ tuổi của con sẽ có loại bột ăn dặm chuyên dụng riêng biệt phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và khả năng nhai của bé. (mẹ để ý…. thông tin độ tuổi trên bao bì/trên web bán sp/hỏi trực tiếp tư vấn tại cửa hàng….)
  • Mùi vị: Mẹ nên chọn những loại bột có hương vị gần giống sữa mẹ cho bé ăn lần đầu để tránh bé bị lạ bột, không chịu ăn. Khi bé đã ăn quen mẹ đổi sang các hương vị khác để bé được thưởng thức đa dạng hơn.
  • Thương hiệu uy tín: Để đảm bảo chất lượng bột ăn dặm, mẹ nên lựa chọn các thương hiệu uy tín, bởi các sản phẩm của họ luôn được kiểm định nghiêm ngặt về thành phần và chất lượng trước khi được đưa ra thị trường. Một số thương hiệu uy tín có thể kể đến như: Bột ăn dặm HiPP, Heinz, Fleur Alpine, Nestle Cerelac, Pigeon, Wakodo…
Mẹ nên chọn bột ăn dặm phù hợp với từng độ tuổi của con
Mẹ nên chọn bột ăn dặm phù hợp với từng độ tuổi của con

Để tìm hiểu kỹ hơn về cách chọn bột ăn dặm cho bé, mẹ hãy nhấp vào bài viết Kinh nghiệm “vàng” chọn bột ăn dặm cho bé nhé.

Theo dõi bài viết tới đây, hẳn là mẹ đã nắm chắc được cách bổ sung chất xơ cho bé rồi đúng không ạ. Nếu mẹ còn bất kỳ câu hỏi nào cần được tư vấn, mẹ đừng ngần ngại để lại bình luận ở dưới đây. Góc của mẹ luôn sẵn sàng giải đáp mẹ nhanh nhất có thể nhé!

Mẹ bầu 3 tháng đầu muốn ăn ngao nhưng không biết ăn như thế nào cho phù hợp với thực đơn chăm sóc sức khỏe của mình. Vậy thì Góc của mẹ sẽ bật mí cho mẹ những lợi ích tuyệt vời từ ngao để giải đáp thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn ngao được không mẹ nhé!

1. Bầu 3 tháng đầu ăn ngao được không? 

Bầu 3 tháng đầu ăn ngao được không vẫn luôn là thắc mắc khi mẹ chưa biết được nhiều thông tin về loại thực phẩm bổ dưỡng này. Ngao là loại thực phẩm “vàng” trong việc bổ sung canxi và cung cấp được nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. 

Đây là loại hải sản có thân mềm, sống ở gần các bờ biển, nơi có độ mặn cao cùng với cát, đá. Để bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu 3 tháng đầu, mẹ có thể sử dụng ngao để chế biến thành nhiều món ăn ngon cho thực đơn ăn hằng ngày trong giai đoạn thai sản mẹ nha. 

Dinh dưỡng mẹ bầu
Bầu 3 tháng đầu ăn ngao được không

Bên cạnh đó, mẹ cũng băn khoăn không biết phải bổ sung ngao cho khẩu phần ăn của mình thế nào và đặt ra câu hỏi bầu 3 tháng đầu có ăn ngao được không? Hãy cùng Góc của mẹ điểm qua một vài thành phần dinh dưỡng đa dạng có trong loại thực phẩm này như sau:

Dưỡng chất Hàm lượng Công dụng 
Năng lượng 62,7 kcal Cung cấp năng lượng cần thiết giúp bảo vệ và tăng cường sức đề kháng cho mẹ.
Protein 11,2 g Cung cấp năng lượng cho cơ thể mẹ phục hồi, hỗ trợ cho quá trình tiết ra sữa mẹ có nhiều hàm lượng dinh dưỡng cho bé yêu.
Chất béo 1,1 g Cung cấp cho mẹ đầy đủ chất béo cần thiết. Có lợi cho quá trình chuyển hóa chất béo và trao đổi chất ở con người.
Chất sắt 6,7 mg Đóng vai trò hỗ trợ vận chuyển oxy đến các tế bào và là nhân tố tạo thành nhân tế bào trong các enzim xúc tác quan trọng để thúc đẩy hệ miễn dịch.
Canxi 118 mg Bổ sung canxi giúp xương chắc khỏe, giảm đau nhức, làm nhanh lành các vết nứt gãy trên xương và rất cần thiết cho hoạt động của tim
Vitamin nhóm A 62mg Ngăn ngừa bệnh ung thư, tạo hệ thống hàng rào miễn dịch và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và các tác nhân lây nhiễm khác.
Omega-3 140 mg Bổ sung dinh dưỡng tốt cho tim mạch, duy trì hoạt động của các lớp sừng mới tái tạo trên da. Đồng thời còn giúp giảm viêm và ngăn ngừa ung thư ruột khoảng 55%. 

Với nhiều dưỡng chất có lợi trong loại hải sản này, mẹ hoàn toàn yên tâm bổ sung ngao vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày để chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé yêu đó ạ!

bầu 3 tháng đầu có ăn ngao được không
Bầu 3 tháng đầu ăn ngao được không?

2. 7 lợi ích của ngao đối với mẹ mang thai 3 tháng đầu

Vậy là mẹ đã rõ hơn về các thành phần dinh dưỡng có trong ngao rồi đúng không ạ. Với những dưỡng chất này thì bà bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn ngao bởi nhiều lợi ích về sức khoẻ như: 

2.1. Cung cấp nguồn canxi dồi dào cho mẹ bầu 3 tháng

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong thời kỳ thai sản của mẹ, thai nhi sẽ phát triển nhanh chóng nếu mẹ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Canxi là dưỡng chất chính trong việc giúp xương và răng chắc khỏe, hạn chế đau mỏi lưng,…. nhất là trong quá trình mang thai đó mẹ nhé.

Dinh dưỡng mẹ bầu
Cung cấp nguồn canxi dồi dào cho mẹ bầu 3 tháng

Đối với thai nhi, canxi đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của khung xương. Bổ sung đầy đủ canxi để nuôi dưỡng bé không bị suy dinh dưỡng và còi xương sau sinh là rất cần thiết đó mẹ nha! 

2.2. Phòng ngừa tình trạng thiếu máu cho mẹ bầu 3 tháng 

Bầu 3 tháng đầu có ăn ngao được không đang là vấn đề được mẹ bầu quan tâm hiện nay. Lợi ích tiếp theo mà ngao mang lại đó chính là phòng ngừa thiếu máu cho mẹ bầu 3 tháng đầu tiên. Mẹ thường gặp tình trạng thiếu máu do sự phát triển nhanh chóng từng ngày của thai nhi. Chất sắt có trong loại hải sản này sẽ là nhân tố thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo máu cho cơ thể. 

bầu 3 tháng đầu có ăn ngao được không
Phòng ngừa tình trạng thiếu máu cho mẹ bầu 3 tháng

Ngao sở hữu nguồn protein lành tính, không có chất béo bão hoà nên rất tốt cho cơ thể. Từ đó giúp mẹ giảm được mức cholesterol trong cả máu và gan.

2.3. Ăn ngao giúp mẹ làm đẹp da, giảm stress

Khi chưa biết được thành phần dinh dưỡng thì mẹ vẫn băn khoăn không biết bầu 3 tháng đầu có ăn ngao được không? Bây giờ, mẹ đã thấy được lợi ích của việc thêm ngao vào khẩu phần dinh dưỡng của mình rồi mẹ nha. Trong ngao chứa nhiều vitamin và vi lượng cần thiết giúp da mẹ mịn màng hỗ trợ phát triển collagen để tránh các dấu hiệu lão hoá.

Dinh dưỡng mẹ bầu
Ăn ngao giúp mẹ làm đẹp da, giảm stress

Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian đầu mang thai, mẹ sẽ cảm thấy stress và mệt mỏi do sự thay đổi hóoc môn. Đặc biệt, ѕự gia tăng nồng độ eѕtrogen, progeѕterone khiến cho da mẹ bầu gặp tình trạng ѕạm da, nổi mụn,… Trong ngao có nhiều vitamin và năng lượng cần thiết hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ và cải thiện làn da.

2.4. Tốt cho tim mạch mẹ bầu 

Bầu 3 tháng đầu có ăn ngao được không vẫn là một thắc mắc “muôn thuở” cho mẹ khi lựa chọn thêm vào thực đơn dinh dưỡng của mình. Trong ngao có chứa hàm lượng omega-3 hỗ trợ chuyên sâu cho sự phát triển khoẻ mạnh của tim mạch đó mẹ ơi! Mẹ sẽ không còn lo lắng đến những bệnh tim mạch dễ mắc phải trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nữa. 

bầu 3 tháng đầu có ăn ngao được không
tốt cho tim mạch mẹ bầu

2.5. Giúp trị ho đờm an toàn cho mẹ 

Ngao còn có tác dụng chữa bệnh hiệu quả, đặc biệt là phụ nữ mang thai, khi trị ho đờm bằng thực phẩm tự nhiên sẽ an toàn cho thai phụ hơn là thuốc tây. Mẹ biết không, ngao còn là nguyên liệu chính của “bài thuốc” trị ho đờm từ xa xưa đó. Theo kinh nghiệm Đông Y, thịt ngao có tính hàn, vị ngọt mặn nên có tác dụng giải độc, lợi thủy, băng huyết, bỏng, trĩ,… 

Dinh dưỡng mẹ bầu
Giúp trị ho đờm an toàn cho mẹ

2.6. Cung cấp protein cho mẹ bầu

Vậy là mẹ có thể an tâm khi giải đáp được thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn ngao được không qua những lợi ích tuyệt vời mà ngao mang lại rồi nhỉ. Bên cạnh đó, protein có trong ngao sẽ hỗ trợ kích thích các tế bào bạch cầu có lợi cho sức khoẻ đó mẹ ơi. Sức khỏe cũng như tinh thần của mẹ sẽ được cải thiện đáng kể nếu bổ sung ngao vào thực đơn dinh dưỡng trong 3 tháng đầu mang thai của mình. 

bầu 3 tháng đầu có ăn ngao được không
Cung cấp protein cho mẹ bầu

Hàm lượng protein trong ngao cao nhiều hơn so với thịt và chứa ít calo. Trong 100g thịt ngao sẽ cung cấp được 50% lượng protein cần thiết mỗi ngày đó mẹ. Điều này giúp thúc đẩy quá trình xây dựng các mô bào thai, ngăn ngừa béo phì ở mẹ bầu.

Trong ngao có hợp chất protein monogrosvin giúp cơ thể tái tạo năng lượng, phục hồi thể lực chống lại những tác nhân xấu bên ngoài, tăng cường sức đề kháng để mẹ có thể bảo vệ sức khỏe một cách an toàn cho cơ thể đó ạ!

2.7. Bổ sung dưỡng chất quan trọng cho thai nhi

Bầu 3 tháng đầu có ăn ngao được không? Hoàn toàn được mẹ nhé! Ngao bổ sung nhiều dưỡng chất cho thai nhi, trong đó có Omega 3 giúp kích thích sự thông minh và vitamin A giúp bé yêu có đôi mắt tinh anh. Hàm lượng canxi có trong thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của khung xương, giúp bé không bị suy dinh dưỡng và còi xương sau sinh. 

Ngoài việc nghiên cứu kỹ chế độ ăn của mẹ bầu 3 tháng đầu, nhiều bố mẹ cũng đã bắt đầu cân nhắc đến việc đặt tên cho con, nhất là đặt tên theo ngũ hành, hoặc chọn tên gọi ở nhà cho bé trai, bé gái. Để chọn được biệt danh cho bé độc lạ, đáng yêu, mời bố mẹ tham khảo các bài viết gợi ý đặt tên con của Góc của mẹ nhé!

Dinh dưỡng mẹ bầu
Bổ sung dưỡng chất quan trọng cho thai nhi

3. Gợi ý các món ăn từ ngon siêu ngon cho mẹ mang thai 3 tháng đầu 

Vậy là mẹ đã được cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích về vấn đề bầu 3 tháng đầu có ăn ngao được không rồi. Thực phẩm này sẽ hấp dẫn hơn nếu mẹ có những cách chế biến và đảm bảo được chất dinh dưỡng tự nhiên. Hãy cùng Góc của mẹ điểm qua cac món ăn từ ngao siêu ngon cho mẹ bầu tham khảo nhé!

3.1. Canh ngao nấu sấu chua ngọt

bầu 3 tháng đầu có ăn ngao được không
Ngao nấu sấu chua ngọt

Mẹ cần chuẩn bị:

  • Khoảng 500g thịt ngao
  • 5-7 quả sấu xanh
  • 2-3 quả cà chua
  • Hành lá, hành băm
  • 1 trái dứa
  • 1 lít nước

Bắt tay thực hiện mẹ nhé:

  • Bước 1: Bắt lên bếp 1 nồi lớn và đổ vào 1 lít nước để luộc ngao mẹ nhé.
  • Bước 2: Khi ngao đã luộc chín, mẹ sử dụng phần nước trong để nấu canh.
  • Bước 3: Mẹ tiến hành nhặt phần ruột ngao để riêng bên ngoài.
  • Bước 4: Sau đó, mẹ phi thơm hành băm và xào sơ ngao trên chảo để dậy mùi. thơm. Mẹ cắt cà chua thành từng khúc vừa ăn và cho vào xào chung.
  • Bước 5: Sử dụng lại nước luộc ngao ở bước 2, mẹ cho sấu đã được rửa sạch vào để nấu.
  • Bước 6: Sau khi sấu đã mềm, mẹ thực hiện dằm sấu ra và cho tất cả nguyên liệu vào nồi nước. Đun sôi từ 2-3p.
  • Bước 7: Mẹ cắt hành lá, nêm thêm gia vị phù hợp với khẩu vị theo sở thích của mình để món ăn được thơm ngon nhé.

Nếu gặp khó khăn trong quá trình thực hiện, mẹ có thể tham khảo video sau nhé! (Nguồn: Em đẹp TV)

3.2. Canh ngao nấu rau muống me 

Dinh dưỡng mẹ bầu
Canh ngao nấu rau muống me

Mẹ cần chuẩn bị:

  • Khoảng 500g thịt ngao
  • 1 bó rau muống
  • 1 quả me 
  • Hành lá

Bắt tay thực hiện mẹ nhé:

  • Bước 1: Mẹ rửa sạch ngao, bắt lên bếp 1 nồi lớn và đổ vào 1 lít nước để luộc cho đến khi ngao há miệng. 
  • Bước 2: Tiếp đến, mẹ sơ chế rau muống bằng cách rửa sạch với nước muối, cắt thành từng khúc vừa ăn.
  • Bước 3: Mẹ tiến hành nhặt phần ruột ngao để riêng bên ngoài sau khi ngao đã được luộc chín.
  • Bước 4: Sau đó, mẹ sử dụng lại nước luộc ngao để làm nước dùng, cho tất cả nguyên liệu vào đun sôi 2-3p. 
  • Bước 5: Cuối cùng, mẹ cắt hành lá, nêm thêm gia vị phù hợp với khẩu vị theo sở thích của mình để món ăn được thơm ngon nhé.

Nếu gặp khó khăn trong quá trình thực hiện, mẹ có thể tham khảo video sau nhé! (Nguồn: ẨM THỰC VIỆT)

3.3. Ngao xào bông hẹ 

bầu 3 tháng đầu có ăn ngao được không
Ngao xào bông hẹ

Mẹ cần chuẩn bị:

  • Khoảng 500g thịt ngao
  • 1 bó bông hẹ 
  • Ớt sừng, gừng
  • 1 lít nước

Bắt tay thực hiện mẹ nhé:

  • Bước 1: Mẹ bắt đầu sơ chế ngao, rửa sạch ngao với nước muối sau đó bắt lên nồi luộc đến khi thấy ngao há miệng.
  • Bước 2: Khi ngao đã luộc chín, mẹ nhặt bỏ phần ruột ra ngoài. 
  • Bước 3: Mẹ tiến hành cắt lát, băm nhỏ các nguyên liệu nêm nếm như: hành tím, ớt, hẹ, gừng,… theo sở thích cá nhân nhé.
  • Bước 4: Sau đó, mẹ phi thơm nguyên liệu và xào sơ ngao trên chảo để dậy mùi thơm trong vòng 1-2 phút.
  • Bước 5: Cuối cùng, mẹ cắt hành lá, nêm thêm gia vị phù hợp với khẩu vị của mình để món ăn được thơm ngon nhé.

Nếu gặp khó khăn trong quá trình thực hiện, mẹ có thể tham khảo video sau nhé! (Nguồn: HỒN VIỆT FOOD)

3.4.Canh ngao thì là 

Dinh dưỡng mẹ bầu
Ngao nấu thì là

Mẹ cần chuẩn bị:

  • Khoảng 500g thịt ngao
  • 1 bó thì là
  • 1 lít nước

Bắt tay thực hiện mẹ nhé:

  • Bước 1: Bắt lên bếp 1 nồi lớn và đổ vào 1 lít nước để luộc ngao mẹ nhé.
  • Bước 2: Khi ngao đã luộc chín, mẹ sử dụng phần nước trong để nấu canh.
  • Bước 3: Mẹ tiến hành nhặt phần ruột ngao để riêng bên ngoài.
  • Bước 4: Sau đó mẹ cho thì là vào nồi nước luộc ngao đun sôi khoảng 3-5p cho chín và dậy mùi thơm.
  • Bước 5: Cuối cùng mẹ cắt hành lá, nêm thêm gia vị phù hợp với khẩu vị theo sở thích của mình để món ăn được thơm ngon nhé.

3.5. Canh ngao đậu hủ

bầu 3 tháng đầu có ăn ngao được không
Canh ngao đậu hủ

Mẹ cần chuẩn bị:

  • Khoảng 500g thịt ngao
  • Đậu hủ trắng
  • Hành lá, hành băm
  • 1 lít nước

Bắt tay thực hiện mẹ nhé:

  • Bước 1: Bắt lên bếp 1 nồi lớn và đổ vào 1 lít nước để luộc ngao mẹ nhé.
  • Bước 2: Khi ngao đã luộc chín, mẹ sử dụng phần nước trong để nấu canh, sau đó tiến hành nhặt phần ruột ngao để riêng bên ngoài.
  • Bước 4: Sau đó, mẹ phi thơm hành băm và xào sơ ngao trên chảo để dậy mùi thơm. 
  • Bước 5: Sử dụng lại nước luộc ngao ở bước 2, mẹ cho ngao và đậu hũ đã được rửa sạch vào để nấu trong vòng 3-5p.
  • Bước 6: Cuối cùng, mẹ cắt hành lá, nêm thêm gia vị phù hợp với khẩu vị theo sở thích của mình để món ăn được thơm ngon nhé.

3.6. Ngao hấp trứng

Dinh dưỡng mẹ bầu
Ngao hấp trứng

Mẹ cần chuẩn bị:

  • Khoảng 500g thịt ngao
  • 4 quả trứng
  • Rượu gạo
  • Hành lá, hành băm

Bắt tay thực hiện mẹ nhé:

  • Bước 1: Mẹ đập trứng vào tô lớn, cho rượu gạo, một ít nước lọc sau đó đánh tan lòng trắng và lòng đỏ với nhau. Tiếp đến mẹ lọc hỗn hợp qua rây lọc để có được phần trứng đánh sánh mịn.
  • Bước 2: Tiếp đến mẹ sơ chế ngao sạch bằng nước muối sau đó luộc ngao trên nồi nước sôi cho đến khi ngao há miệng.
  • Bước 4: Sau đó, mẹ sử dụng ngao đã luộc chín cho vào hỗn hợp trứng đã được chuẩn bị ở bước 1.
  • Bước 5: Mẹ tiến hành hấp ngao trên xửng hấp và hấp trong vòng 15p.
  • Bước 6: Cuối cùng, mẹ cắt hành lá và trang trí lên thành phẩm cuối cùng và thưởng thức thôi nào!

Nếu gặp khó khăn trong quá trình thực hiện, mẹ có thể tham khảo video sau nhé! (Nguồn: Món ngon mỗi ngày) 

3.7. Canh ngao mồng tơi

bầu 3 tháng đầu có ăn ngao được không
Canh ngao mồng tơi

Mẹ cần chuẩn bị:

  • Khoảng 500g thịt ngao
  • 1 bó mồng tơi
  • Hành lá, hành băm
  • 1 lít nước

Bắt tay thực hiện mẹ nhé:

  • Bước 1: Bắt lên bếp 1 nồi lớn và đổ vào 1 lít nước để luộc ngao mẹ nhé.
  • Bước 2: Khi ngao đã luộc chín, mẹ sử dụng phần nước trong để nấu canh, sau đó tiến hành nhặt phần ruột ngao để riêng bên ngoài.
  • Bước 4: Sau đó, mẹ sơ chế rau mồng tơi bằng cách rửa sạch bằng nước muối, nhặt bỏ đi phần cọng già và lá hỏng.
  • Bước 5: Sử dụng lại nước luộc ngao ở bước 2, mẹ gạn nước từ 3-4 lần cho nước trong và không có sạn. 
  • Bước 6: Mẹ cho tất cả nguyên liệu vào nấu chung với ngao mẹ nhé.
  • Bước 7: Cuối cùng, mẹ cắt hành lá và gia vị theo sở thích của mình để món ăn được thơm ngon nhé.

Nếu gặp khó khăn trong quá trình thực hiện, mẹ có thể tham khảo video sau nhé! (Nguồn: HỒN VIỆT FOOD)

4. Lưu ý cho mẹ khi ăn ngao khi mang thai 3 tháng đầu 

Chắc hẳn mẹ đã có câu trả lời về thắc mắc bầu 3 tháng đầu có ăn ngao được không rồi đó mẹ ơi. Bên cạnh những lợi ích về sức khoẻ mà ngao mang lại, mẹ cần lưu ý một số điều sau trước khi sử dụng thực phẩm vào thực đơn của mình như:  

Lưu ý cho mẹ khi ăn ngao khi mang thai 3 tháng đầu 
Bầu 3 tháng đầu ăn ngao được không? Lưu ý cho mẹ khi ăn ngao khi mang thai 3 tháng đầu

1 – Vì là hải sản tươi sống nên ngao có thể ẩn chứa một số ký sinh trùng. Các món ăn chế biến từ ngao phải nấu kỹ, đặc biệt, không ăn ngao đã chết sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

2 – Mẹ nên mua ngao ở địa chỉ uy tín như: vựa hải sản, siêu thị,… tránh những nơi bán ngao chết hoặc ướp lạnh nhiều ngày sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng có sẵn trong hải sản.

3 – Nếu có tiền sử sỏi thận, có hệ tiêu hóa nhạy cảm, mẹ nên cẩn thận khi ăn ngao nhé! Ngao tuy nhiều chất dinh dưỡng nhưng có tính hàn sẽ dễ gây các bệnh về tiêu hoá đối với mẹ  bụng yếu. Hàm lượng canxi chứa nhiều trong loại hải sản này dễ gây sỏi thận

4 –  Không sử dụng thịt ngao chung với các món chua, có nhiều vitamin C như cam, đu đủ, ớt chuông,… mẹ nhé. Điều này sẽ gây ngộ độc khi mẹ sử dụng kết hợp với các thực phẩm trên. 

5 – Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng chỉ nên ăn ngao 2-3 bữa/tuần, mỗi bữa cần bổ sung 200-300g để đảm bảo chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Mẹ không nên ăn nhiều tránh gây tác dụng phụ không mong muốn nha!

Vậy là Góc của mẹ đã cung cấp cho mẹ các thông tin bổ ích về thắc mắc bầu 3 tháng đầu có ăn ngao được không? Hy vọng những thông tin hữu ích này đã giúp cho mẹ xây dựng được thực đơn ăn uống đa dạng và lành mạnh để chăm sóc sức khỏe trong thời kỳ mang thai thật tốt nhé! 

Có thể mẹ quan tâm: 

Bầu 3 tháng đầu nên ăn canh gì

Bầu 3 tháng đầu ăn dưa cải muối được không

Bầu 3 tháng đầu có nên ăn hạt sen

Giỏ hàng 0