Bé của mẹ đã tròn 1 tuổi rồi! Mẹ nghe ông bà, cô bác mách rằng cho bé uống nước dừa sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp con “lớn như Thánh Gióng”. Tâm lý mẹ nào cũng cẩn thận, nên trước khi cho con ăn uống một loại thực phẩm mới, mẹ đều cần tìm hiểu kỹ càng xem bé nhà mình có uống được ở độ tuổi này không, nếu có thì nên uống thế nào? Vậy trẻ dưới 1 tuổi uống nước dừa được không, giải đáp chi tiết ở ngay bài viết dưới đây!
1. Trẻ dưới 1 tuổi uống nước dừa được không?
Ở giai đoạn từ khi mới sinh ra cho đến 1 tuổi, bé yêu rất nhạy cảm với thức ăn, đặc biệt là những thực phẩm mới ăn lần đầu. Vì thế, tìm hiểu thật kỹ trước khi cho bé thử món mới là việc làm rất đúng đắn đó ạ. Nước dừa là loại nước uống phổ biến, được nhiều mẹ bỉm tin dùng cho bé nhà mình. Nhưng tùy thuộc vào tháng tuổi mà mẹ nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống nước dừa được không. Cụ thể:
Bé dưới 6 tháng tuổi: Mẹ không nên cho bé uống nước dừa. Vì hệ tiêu hóa của con chưa hoàn chỉnh, nước dừa lại có nhiều dưỡng chất con hấp thụ không kịp dễ bị nôn ói, đầy hơi đó mẹ. Đây là câu trả lời cho các mẹ về “bé 3 tháng tuổi uống nước dừa được không?” hay “4 tháng uống nước dừa được không?” ạ.
Bé từ 6 – 12 tháng tuổi: Kể từ tháng thứ 6 trở đi, con đã tập bò, tập ngồi và bắt đầu tiêu hóa được nhiều loại thực phẩm khác nhau. Mẹ nên cho bé uống nước dừa đúng cách để bổ sung dưỡng chất phong phú, giúp con phát triển toàn diện. Là nội dung trả lời cho các câu hỏi được gửi về cho chúng tôi nhiều nhất trong thời gian gần đây như: bé 9 tháng uống nước dừa được không? bé 8 tháng tuổi uống nước dừa được không?, trẻ 7 tháng tuổi uống nước dừa được không?, bé 6 tháng tuổi uống nước dừa được không?
2. Dinh dưỡng dồi dào trong nước dừa
Nước dừa có vị ngọt nhẹ tự nhiên, khá thanh mát nên bé nào cũng thích mê. Bên cạnh hương vị thơm ngon, nước dừa còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cực dồi dào, bé lớn nhanh lớn khỏe, mẹ chăm bé nhàn tênh luôn đó ạ.
Thành phần dinh dưỡng
Hàm lượng trong 100gr nước dừa
Năng lượng
19 kcal
Chất béo
0.2 g
Sodium
105 mg
Cholesterol
0 mg
Potassium
250 mg
Carbohydrate
3.7 g
Protein
0.7 g
Canxi
2 % DV
Sắt
1 % DV
Magie
6 % DV
Vitamin C
4 % DV
Kali
10% DV
Bảng hàm lượng dinh dưỡng trong nước dừa (Nguồn: Archana Shah – nhà dinh dưỡng học)
Với nhiều chất dinh dưỡng có giá trị, nước dừa tác động rất tích cực đến sức khỏe của bé yêu từ 6 – 12 tháng tuổi. Tham khảo 9 công dụng tuyệt vời của nước dừa sau đây và cân nhắc bổ sung ngay vào thực đơn của bé và cũng là giải đáp xua tan mọi lo lắng về trẻ dưới 1 tuổi uống nước dừa được không của mẹ nhé.
3. 9 công dụng tuyệt vời của nước dừa đối với sức khỏe bé yêu
Vừa trên mẹ có đã biết trẻ dưới 1 tuổi có uống được nước dừa không còn giờ hãy cùng Mamamy tìm hiểu cho bé uống nước dừa có những công dụng tuyệt vời nào ở ngay dưới đây. Nước dừa luôn có mặt ở vị trí đầu tiên trong danh sách những loại thức uống lành mạnh, ngon tuyệt cho mọi lứa tuổi. Đặc biệt, với các bé nhỏ từ đủ 6 tháng – 12 tháng tuổi, uống nước dừa đúng cách sẽ đem lại 9 lợi ích tuyệt vời không thể bỏ qua.
3.1. Hạ sốt cho bé hiệu quả
Nước dừa thường được ông bà truyền lại cho con cháu với danh xưng là “thần dược” hỗ trợ hạ sốt cho bé hiệu quả. Trong nước dừa có điện giải giúp hạ nhiệt nhanh chóng, đồng thời bổ sung khoáng chất phong phú như sắt, kẽm, vitamin B đảm bảo bé đủ sức mạnh để chống lại vi khuẩn gây bệnh.
3.2. Hạn chế tình trạng mất nước
Khi bước vào mùa hè, bé thường cảm thấy rất khát do thiếu nước, mẹ cho bé uống nước dừa để đánh bay nỗi lo này nhé. Nước dừa bao gồm 95,5% là nước, phần còn lại là chất điện giải, kali và natri cung cấp đầy đủ lượng nước bé cần mỗi ngày, từ đó hạn chế tối đa tình trạng mất nước và mệt mỏi ở bé.
3.3. Đánh bay táo bón và đầy hơi
Ở giai đoạn 6 – 12 tháng tuổi, mặc dù con đã ăn được nhiều loại thức ăn đa dạng nhưng đôi khi, do chưa làm quen kịp con sẽ bị rối loạn tiêu hóa, đầy hơi khó tiêu. Những lúc thế này, mẹ đừng quên cho con uống nước dừa để “xóa tan” táo bón, cải thiện hệ tiêu hóa vững chắc cho con yêu nhé. Nhờ sở hữu hàm lượng chất xơ cao, nước dừa thúc đẩy quá trình tiêu thụ thức ăn và giảm trào ngược axit rất tốt đó mẹ.
3.4. Tăng cường hệ miễn dịch cho bé
Nước dừa giàu axit lauric, loại axit béo này khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành kháng sinh tự nhiên, củng cố hệ miễn dịch cho bé. Con luôn khỏe mạnh và bụ bẫm, chẳng sợ bị vi khuẩn tấn công nữa rồi.
3.5. Tiêu diệt giun sán và hại khuẩn trong cơ thể bé
Giun sán trong cơ thể bé cũng là vấn đề khiến nhiều mẹ bỉm lo lắng. Chúng khiến bé ăn không ngon, tiêu chảy và hay bị đau bụng. Để tiêu diệt giun sán, mẹ thực hiện cho bé uống 2 – 3 thìa cà phê nước dừa vào buổi sáng trước khi ăn nhé. Lúc này, nước dừa sẽ đóng vai trò tẩy trùng, giúp đào thải hết giun sán ra ngoài, bé không còn đau bụng và khó chịu.
3.6. Bé phát triển xương chắc khỏe
Nếu mẹ còn đang băn khoăn trẻ dưới 1 tuổi có uống được nước dừa không thì là chưa biết tác dụng tuyệt vời của nước dừa trong hỗ trợ phát triển xương của trẻ rồi. Canxi là dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển xương. Nhờ chứa hàm lượng canxi cao, nước dừa sẽ là “siêu anh hùng” hoạt động tích cực để cải thiện chức năng xương khớp cho bé. Con cao lớn và khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
3.7. Ngăn ngừa tình trạng chuột rút
Thiếu kali rất dễ gây ra tình trạng chuột rút ở bé sơ sinh độ tuổi ăn dặm. Nhất là các bé thích chạy nhảy, hay nô đùa. Bằng việc thêm nước dừa vào thực đơn đúng cách, mẹ sẽ bổ sung đầy đủ lượng kali mà bé cần, nhờ vậy mà con tha hồ vui chơi thỏa thích mỗi ngày, không sợ bị chuột rút nữa.
3.8. Giúp làn da bé mịn màng và hồng hào
Vitamin C là dưỡng chất nhất định phải có nếu mẹ muốn bé có một làn da mịn màng, ai nhìn cũng thích. Có nhiều cách để mẹ cung cấp thêm vitamin C cho con, trong đó nước dừa là giải pháp hữu hiệu và tiện lợi nhất. Chỉ cần lấy nước dừa tươi nguyên chất cho vào ly hay bình đựng rồi đưa bé uống là được, mẹ chẳng cần tốn công chế biến.
3.9. Bé yêu luôn tràn đầy năng lượng
Niềm vui của bé cũng là niềm vui của mẹ. Mẹ bỉm thường rất nóng ruột mỗi khi thấy con ủ rũ, buồn bã, không có năng lượng để hoạt động, chơi với các bạn. Mẹ nhớ cho bé uống nước dừa đúng cách, với hàm lượng vừa đủ để cung cấp năng lượng dồi dào cho con. Bé sẽ tràn đầy sức sống, tung tăng cả ngày, không còn tình trạng buồn bã, ủ rũ nữa đâu ạ.
4. 7 lưu ý quan trọng khi cho bé dưới 1 tuổi uống nước dừa
Nước dừa được coi là thức uống siêu bổ ích nên được bổ sung cho bé yêu từ 6 – 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu lạm dụng sẽ có nguy cơ gây hại cho bé. Vì thế, khi cho bé dưới 1 tuổi uống nước dừa, mẹ lưu ý 7 vấn đề quan trọng sau nhé:
1- Lượng nước dừa bé nên uống
Đúng là nước dừa rất tốt nhưng mẹ không nên cho bé uống mỗi ngày hoặc uống thay cho nước lọc. Bởi vì nếu nạp quá nhiều nước dừa, cơ thể bé còn non nớt sẽ không tiêu thụ kịp, dẫn đến đầy hơi khó tiêu, tệ hơn là tụt huyết áp và suy cơ.
Khi bé được 6 tháng tuổi, mẹ cho làm quen dần bằng 2 – 3 muỗng nước dừa và uống cách ngày ra. Bé uống giỏi rồi, mẹ bổ sung khoảng 100ml nước dừa/ngày và cách 1 – 2 hôm mới cho con uống, không cho uống liên tục để đạt hiệu quả tốt nhất mẹ nhé.
2- Thời điểm vàng để cho bé uống nước dừa
Để bé yêu hấp thụ tốt, mẹ nên cho bé uống nước dừa vào ban ngày, tiếp năng lượng cho con vận động khám phá thế giới. Vào ban đêm, mẹ tránh cho bé uống nước dừa vì dễ gây lạnh bụng, con tiểu đêm nhiều làm gián đoạn, giảm chất lượng giấc ngủ.
3- Nên cho bé uống nước dừa tươi
Nước dừa thường được đóng thành hộp hay chai và bán cho mẹ bỉm bận rộn. Mặc dù vẫn có vị ngon ngọt nhưng nước dừa đóng chai thường không giữ trọn vẹn được dưỡng chất vốn có. Bên cạnh đó, nhà sản xuất thường sẽ cho thêm chất bảo quản hoặc pha các tạp chất khác, bé không hấp thụ được và tiềm ẩn nguy cơ dị ứng đó ạ. Do đó, tốt nhất mẹ nên cho bé uống nước dừa tươi để con hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng, lớn khỏe hơn mỗi ngày.
4- Hạn chế cho thêm đường/muối vào nước dừa
Nhiều mẹ bỉm thấy con không chịu uống nước dừa nên thêm đường và muối vào để tăng thêm hương vị, con uống giỏi hơn. Tuy nhiên làm thế không tốt đâu mẹ ạ. Bé yêu dưới 1 tuổi hệ tiêu hóa vẫn còn yếu, con chưa thể hấp thụ lượng muối nhiều ở trong gia vị, dễ gây ra khó tiêu và sỏi thận. Mẹ tham khảo thêm gia vị cho bé theo từng độ tuổi để có cách nêm gia vị đúng, giúp con ăn ngon và lớn giỏi.
Nếu bé không chịu uống nước dừa, mẹ nên tập cho con quen dần với 2 – 3 muỗng ở những ngày đầu và tăng dần về sau. Hoặc bổ sung thêm năng lượng và dưỡng chất cho con qua nhiều loại thực phẩm khác như đậu cove, đậu xanh, thịt, cá,… Tránh tình trạng thêm gia vị vào nước dừa rồi cho con uống, “lợi bất cập hại” đó mẹ ơi.
5- Bé bị sốt nên uống nước dừa
Trong thời gian con bị sốt, mẹ nên cho con uống khoảng 70 – 80ml/ngày vào buổi sáng, duy trì trong 2 – 3 hôm là con sẽ hết sốt ngay. Mẹ không cho con uống quá nhiều với tâm trạng nôn nóng mong con nhanh khỏi bệnh, vì dễ gây ngộ độc và nôn ói ở bé đó ạ.
6- Không cho bé bị cảm lạnh uống nước dừa
Bị cảm lạnh là dấu hiệu cơ thể con đang hạ nhiệt nhanh chóng, cần được tăng thân nhiệt lên. Nếu cho con uống nước dừa vào lúc này, nhiệt độ cơ thể bé đã giảm lại càng giảm, bệnh nặng hơn đó ạ. Mẹ lưu ý đo nhiệt độ xem bé có đang bị cảm lạnh không rồi mới cho con uống nước dừa để tránh các tác hại xấu nhé.
7- Vệ sinh tay – miệng của bé thật sạch sau khi uống
Nước dừa có kết cấu lỏng, bé còn nhỏ nên khi uống dễ bị dính ra tay, ra miệng và quần áo. Nếu vệ sinh không kỹ, vi khuẩn sẽ len lỏi theo những vết bẩn đó và xâm nhập gây bệnh cho bé. Việc vệ sinh cho bé bằng nước sạch chỉ loại trừ được khoảng 80% vi khuẩn gây bệnh thôi, khó tiêu diệt được toàn bộ. Vì thế, mẹ nên sử dụng khăn ướt chuyên dụng cho bé với khả năng khử khuẩn 99,9%, đảm bảo tay và miệng của con yêu luôn sạch khuẩn, bé khỏe mạnh để chống lại các tác động xấu từ bên ngoài.
Khăn ướt chứa chất kháng khuẩn Chlorhexidine Gluconate Solution được Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) khuyên dùng cho bé sơ sinh nên rất an toàn. Bên cạnh đó, khăn còn có thêm khả năng ngừa hăm, rôm sảy và dưỡng ẩm, giúp làn da bé luôn mịn màng, ai nhìn cũng yêu mẹ ơi.
Như vậy mẹ đã biết trẻ dưới 1 tuổi uống nước dừa được không rồi. Mẹ đợi đến khi bé được 6 tháng tuổi mới bắt đầu cho con uống nước dừa và đừng quên 7 lưu ý quan trọng trên để cho con uống đúng, uống đủ nhé. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để Góc của mẹ hỗ trợ mẹ kịp thời và nhanh chóng!
Bé cưng không chịu ngủ mà quấy khóc suốt đêm, mẹ vừa xót con vừa cuống quýt dỗ con nên mất ngủ, sáng nào tinh thần cũng uể oải. Mẹ cũng sợ con thiếu ngủ dẫn đến chậm phát triển. Đừng lo lắng quá mẹ ơi, chỉ là do 2 mẹ con chưa hiểu nhau thôi! Bình tĩnh đọc bài viết dưới đây để biết bé mất ngủ do đâu, biết con muốn gì và có phương pháp cải thiện giấc ngủ cho bé cực đơn giản mà lại khoa học mẹ nhé!
1. 5 cách cải thiện giấc ngủ cho bé gặp vấn đề về sinh lý
Trên hành trình khôn lớn, bé yêu sẽ có những thay đổi nhất định về tâm sinh lý. Do đó, ở từng độ tuổi, bé có tình trạng sinh lý khác nhau. Vấn đề này ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng giấc ngủ của con nên dựa theo từng độ tuổi để có cách cải thiện giấc ngủ cho bé phù hợp mẹ nhé.
1.1. Cách cải thiện giấc ngủ cho bé 0 – 3 tháng tuổi
Bé sơ sinh mới ra đời ngủ rất nhiều, đến 17 – 18 tiếng/ngày. Con thường ngủ không phân biệt ngày đêm và tỉnh giấc mỗi 3 – 4 tiếng để nạp thêm sữa. Bé ngủ chủ yếu ở trạng thái REM nên hệ hô hấp làm việc liên tục, nhịp tim nhanh và con rất nhạy cảm với các tác động bên ngoài. Nếu ban ngày bé không bị ai tác động và ngủ quá nhiều thì đến ban đêm, con chẳng buồn ngủ nữa, thế nên mới xảy ra tình trạng con quấy phá và khóc suốt đêm.
Để cải thiện giấc ngủ cho bé 0 – 3 tháng tuổi, mẹ lưu ý tránh cho con ngủ nhiều vào ban ngày, thấy con ngủ quá 4 – 5 tiếng thì nhẹ nhàng đánh thức bé cưng dậy để bú sữa. Con sẽ không bị đói, ngủ đủ – đúng giấc nên đêm đến ít quấy phá hơn.
1.2. Cách cải thiện giấc ngủ cho bé 4 – 5 tháng tuổi
Sau 3 tháng đầu đời, bé sẽ ngủ ít hơn và bắt đầu tự xây dựng lịch trình ngủ của riêng mình. Tuy nhiên, lịch trình này thường không rõ ràng và giai đoạn này, con bắt đầu cảm nhận được thế giới xung quanh như màu sắc, khuôn mặt của mẹ hay bầu trời, ánh nắng.
Ban ngày bé thích chơi, mệt là ngủ, đến đêm thì ngủ giấc ngắn liên tục, cứ 3 – 4 tiếng là lại tỉnh, một đêm mẹ phải thức rất nhiều lần để nạp sữa cho con. Uống sữa xong con không ngủ ngay mà cứ quay qua lăn lại, rồi đòi chơi với mẹ, quấy khóc.
Mỗi đêm, khi nạp sữa cho bé, mẹ hãy bế con thật nhẹ nhàng, đặt lên tay trái của mẹ rồi cho bú, tay còn lại thì xoa nhẹ lưng để con dễ chịu, hạn chế trào ngược và chìm vào giấc ngủ nhanh hơn nhé.
1.3. Cách cải thiện giấc ngủ cho bé 6 tháng – 11 tháng tuổi
Bé 6 tháng là chuyển sang ăn dặm và cứng cáp hơn, con tập ngồi và ăn rất giỏi. Thế nhưng, con vẫn chưa phân biệt được ngày đêm và ngủ bất cứ khi nào buồn ngủ. Điều này dẫn đến chất lượng giấc ngủ không tốt, con hay mất ngủ vào đêm, ngủ nhiều ban ngày và quấy phá, khó chịu. Dạy con phân biệt ngày đêm để hạn chế điều này mẹ nhé.
Vào buổi sáng, mẹ nên chủ động chơi đùa cùng bé, cho bé măm măm, hát hò, vỗ tay, chơi xe đồ chơi và các bài vận động nhẹ để con thấy thích thú và ít ngủ hơn. Đến tối, mẹ tắt hết các thiết bị âm thanh như tivi, radio, điện thoại di động, giữ ánh sáng đèn ngủ nhẹ và không chơi đùa với bé nữa. Để con nhận thức nhanh hơn, mẹ nói với bé rằng: “đã đến giờ đi ngủ, con hãy cùng mẹ lên giường nào”. Nhớ giữ yên lặng, đi nhẹ nói khẽ để tránh tác động đến giấc ngủ, làm bé con tỉnh giấc mẹ nhé.
1.4. Cách cải thiện giấc ngủ cho bé 1 – 2 tuổi
Từ 1 tuổi trở lên, bé yêu sẽ ít ngủ vào ban ngày và hình thành đồng hồ sinh học đúng chu kỳ ngày – đêm của mình. Mỗi tối, bé cần được ngủ 12 – 14 tiếng và thêm 30 phút ngủ trưa nữa là đủ. Nhưng đôi khi, bé trằn trọc và khó ngủ vào ban đêm, đó là do đồng hồ sinh học chưa hoàn thiện hoặc con đã (đang) cai sữa đêm nên thèm bú. Mỗi lần như thế, mẹ vỗ nhẹ vào lưng bé, hát ru nhẹ nhàng hoặc nói chuyện, tâm sự cùng con để tạo cảm giác yên tâm, giúp con ngủ ngon hơn.
Cũng có trường hợp bé đã hơn 1 tuổi rồi mà vẫn cứ mút tay, trông dễ thương đó nhưng rất có hại mẹ ơi. Con vừa ngủ không ngon mà lại còn làm răng miệng con phát triển không bình thường, bị nói ngọng nữa. Để đánh bay các tác hại xấu trên, mẹ tham khảo bài viết 4 cách cai mút tay cho bé cực đơn giản và hiệu quả nhé!
1.5. Cách cải thiện giấc ngủ cho bé 3 – 5 tuổi
Ở độ tuổi 3 – 5 tuổi, con đã bắt đầu đi mẫu giáo và làm quen với nhiều bạn mới. Ban ngày con chơi rất vui vẻ nhưng đêm về, con lại bị mất sức và trằn trọc khó ngủ. Để đảm bảo con ngủ đủ 8 – 10 tiếng mỗi đêm và tràn đầy năng lượng, mẹ nên tâm sự với cô giáo, dặn cô để ý đến con, không cho con nô đùa quá sức, đảm bảo bé yêu vận động vừa phải vào ban ngày.
Đến tối, mẹ tắt hết thiết bị di động, tivi, không cho bé xem điện thoại và giữ không gian yên tĩnh, ấm áp vừa đủ, bé sẽ ngủ ngoan và sâu giấc hơn đó ạ.
2. 2 cách cải thiện giấc ngủ cho bé gặp vấn đề về sinh hoạt
Ngoài các đặc điểm sinh lý ở trên, vấn đề sinh hoạt hàng ngày cũng là nguyên nhân dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém ở bé yêu. Hầu như bé nào cũng sẽ gặp các vấn đề này và để cải thiện chất lượng ngủ cho bé, mẹ tham khảo ngay 2 cách làm cực hiệu quả này nhé!
2.1. Cách cải thiện giấc ngủ do thay đổi đổi đột ngột trong thói quen hàng ngày
Bé sơ sinh rất nhạy cảm, chỉ cần một thay đổi nhỏ trong thói quen hàng ngày cũng có thể làm bé bị sốc, không làm quen được và mất ngủ. Chẳng hạn, bình thường bé được uống sữa 1 cữ/đêm trước khi ngủ nhưng đến giai đoạn 1 tuổi, vì để cai sữa mà mẹ cắt bình bú của bé đột ngột, bé sẽ sốc và không ngủ được đâu ạ.
Vì thế, dù là làm gì hay thay đổi gì trong hoạt động hàng ngày, mẹ cũng nên thực hiện chậm lại, cắt giảm từng bước một các thói quen xấu của con. Mỗi ngày mẹ nên tâm sự, trò chuyện với con để xem con có đang bị ngợp hay sốc gì do thay đổi thói quen hàng ngày hay không. Rồi từ đó mẹ nhẹ nhàng giải thích cho bé hiểu, an tâm và ngủ ngon giấc hơn nhé.
2.2. Cách cải thiện giấc ngủ do bé nô đùa quá sức vào ban ngày
Lúc mới nhận biết thế giới xung quanh hay quen biết bạn mới, con sẽ rất thích thú và nô đùa quên “điểm dừng”, dẫn đến mệt lả người. Người lớn lúc mệt có thể ngủ ngay do đã biết cách điều chỉnh hơi thở và nhịp tim nhưng bé yêu thì không. Khi mệt quá con sẽ khó ngủ và quấy khóc cả đêm, cả mẹ và bé đều mất ngủ.
Để cải thiện giấc ngủ cho bé yêu, mẹ nên giữ bé vận động vừa phải vào ban ngày, tập 1 – 2 động tác thể dục đơn giản như giơ tay lên xuống theo nhịp, hít thở sâu nhằm điều chỉnh lại hơi thở. Một ly nước/sữa ấm trước khi ngủ 1 – 2 tiếng cũng là gợi ý hay ho để cân đối nhịp tim và hô hấp, giảm mệt mỏi và kích thích não chìm vào giấc ngủ sâu hơn.
3. 2 cách cải thiện giấc ngủ cho bé gặp vấn đề sức khỏe
Lúc sức khỏe không tốt hay khó chịu trong người, con sẽ rất khó để ngủ ngon đó mẹ. Mà càng không ngủ ngon thì con ốm càng nặng, vậy nên mẹ cần có cách xử lý phù hợp và nhanh chóng để cải thiện giấc ngủ ngon cho bé cưng. Tham khảo ngay 2 cách cải thiện giấc ngủ cho bé gặp vấn đề sức khỏe chuẩn khoa học này để áp dụng cho bé mẹ nhé!
3.1. Cải thiện giấc ngủ cho bé bị mộng du
Chứng mộng du xảy ra vào khoảng đầu của giấc ngủ ban đêm và thường gặp nhất ở các bé từ 4 – 8 tuổi. Bé ngồi dậy, đi lang thang bên ngoài, nói chuyện liên tục, mở mắt khi ngủ,… là các biểu hiện phổ biến của chứng mộng du. Đây có thể coi là triệu chứng đơn thuần ở bé và biến mất lúc con lớn hơn nhưng sẽ là bệnh lý nếu gây ảnh hưởng xấu đến bé. Ví dụ như con ngủ không ngon giấc, mất ngủ kéo dài, bị té và tỉnh giấc, rối loạn kích thích, hoảng sợ ngay trong khi mộng du.
Lúc bé bị mộng du và bật dậy đi lại xung quanh, mẹ không nên đánh thức bé mà nhẹ nhàng nắm tay và dẫn con trở lại giường ngủ. Đồng thời, mẹ cũng giữ bí mật với con về việc con bị mộng du để tránh làm bé sốc và hoảng sợ. Mẹ kết hợp cho bé tắm nước ấm và kể chuyện cổ tích cho con nghe trước khi ngủ để giúp con thoải mái, ngủ sâu giấc hơn nhé.
3.2. Cải thiện giấc ngủ cho bé hay gặp ác mộng
Ác mộng thường xảy ra trong nửa sau của giấc ngủ. Khi gặp ác mộng, tim bé đập nhanh, hô hấp dồn dập và tỉnh giấc. Nhiều bé nhớ rất rõ ràng về sự kiện đó nên lo lắng, bồn chồn tay chân, không thể ngủ trở lại được. Gặp ác mộng sẽ là bệnh lý khi nó kéo dài không dứt và gây ra các rối loạn căng thẳng cho bé hậu giấc mơ.
Bé yêu khi gặp tình trạng này nên nghe chuyện cổ tích, tránh coi phim đáng sợ, phim ma hay các trò chơi kích thích sự sợ hãi trước khi ngủ như trốn tìm, ú òa. Việc ôm gấu bông hay đồ chơi yêu thích khi ngủ cũng giúp bé ít gặp ác mộng hơn.
Nếu vẫn không có cải thiện, mẹ nên tâm sự và trò chuyện cùng con để biết nỗi sợ hãi của con là gì, từ đó tìm ra biện pháp để giúp con vượt qua nỗi sợ. Chẳng hạn, mẹ tâm sự và biết được con sợ ma búp bê nên không ngủ được, vậy mẹ cất hết các món đồ liên quan đến búp bê trong nhà, không cho con xem các video có búp bê, vẽ búp bê ra tờ giấy sau đó xé và ném đi, rồi ôm con, vỗ nhẹ vào lưng trước khi ngủ để con bớt sợ.
Sử dụng thực phẩm cải thiện giấc ngủ cũng đang được nhiều mẹ bỉm truyền tai nhờ hiệu quả tốt. Tuy nhiên, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo không nên sử dụng các chất an thần cho bé nhỏ dưới 2 tuổi. Do đó, chỉ bé trên 2 tuổi và gặp ác mộng, mộng du kéo dài không có dấu hiệu suy giảm thì mẹ mới cho bé dùng các thực phẩm chức năng nhé.
Gợi ý cho mẹ 4 loại thực phẩm giúp bé ngủ ngon an toàn, chất lượng cao để tham khảo dùng cho bé yêu sau đây:
Tên sản phẩm
Đặc điểm nổi bật
Giá tham khảo
Siro ngủ ngon Harker Calm & Sleep – Gerbaby
Không chất phụ gia gây hại cho bé: Siro làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên, nói không với chất tạo màu, glutein, chất bảo quản,…
Bé hợp tác uống siro: Hương cam dịu nhẹ, có vị ngọt nên bé nào cũng mê
4. 4 Cách cải thiện giấc ngủ cho bé khó ngủ do yếu tố bên ngoài
Bé sơ sinh ngủ nhiều nhưng không sâu, do con rất nhạy cảm, chỉ cần một tác động nhỏ ở bên ngoài thôi cũng khiến con tỉnh giấc. Các yếu tố gây mất ngủ ở con như là tiếng ồn, đèn sáng, âm thanh từ tivi, điện thoại hay cảm giác dính dớp ở tã, gối ngủ quá cứng, trời quá lạnh,… Mẹ cần “gạt bỏ” các yếu tố bên ngoài này để nâng cao chất lượng giấc ngủ cho bé cưng. Cụ thể, mẹ xem ngay 4 cách cải thiện giấc ngủ cho trẻ cực chuẩn chỉnh sau đây:
4.1. Đảm bảo con thoải mái khi ngủ
Khi thoải mái và dễ chịu con sẽ ngủ ngon và sâu hơn nhiều, nên mẹ đừng quên tạo điều kiện ngủ thật tốt cho con. Bên cạnh gối nằm mềm mại, chăn ấm áp và đèn ngủ dịu nhẹ, mẹ cũng nên chú ý thay tã và lau chùi cho con thường xuyên nếu con tè nhiều để tránh cảm giác dính nhớp, nổi mẩn đỏ làm con khó chịu.
Để tiện lợi hơn, bớt thời gian và công sức thay tã cho bé, mẹ nên lựa chọn các thiết kế tã/bỉm dán thấm hút tốt, bề mặt thoáng, không mùi và không chất phụ gia độc hại. Gợi ý tã dán Ultraflow được sự ưu ái của nhiều mẹ bỉm hiện nay với các hạt SAP siêu thấm hút cao cấp trải dài toàn miếng tã và rãnh thoát khí 3D, tỏa nhiệt 360 độ đóng được xuyên đêm giúp bé luôn thoải mái và thông thoáng khi ngủ, không sợ mẩn đỏ, hăm tã, kể cả với bé có làn da nhạy cảm và tè nhiều vào ban đêm mẹ ơi. Sáng dậy, mẹ sờ bề mặt tã vẫn khô rong đó ạ!
4.2. Đảm bảo con được ngủ trong không gian phù hợp
Không gian quá hẹp, không có cửa sổ dễ tạo cảm giác bí bách, khiến con khó ngủ sâu giấc. Vì thế, để cải thiện giấc ngủ cho bé, mẹ nên cho con ngủ ở không gian phù hợp:
Phòng rộng rãi, thoáng mát, có lỗ thoát khí
Phòng có cửa sổ
Sử dụng màn che nếu cửa trong phòng quá lớn để nắng gắt không làm bé tỉnh giấc
Sơn phòng với các gam màu đậm như xám, xanh đậm,… để bé ngủ sâu hơn
4.3. Hạn chế bật các thiết bị điện tử không cần thiết
Các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng nhân tạo và sóng âm gây ức chế sản sinh melatonin – hợp chất đóng vai trò quan trọng đưa bé vào giấc ngủ. Nếu mẹ mở điện thoại, tivi vào ban đêm, con sẽ rất khó ngủ và trằn trọc suốt đêm. Do đó, mẹ hạn chế bật các thiết bị điện tử không cần thiết để cơ thể bé sản sinh melatonin tự nhiên và chìm vào giấc ngủ thật ngon nhé.
4.4. Hạn chế sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ
Một số loại thuốc như Corticosteroid, thuốc chống trầm cảm SSRI, thuốc ức chế chuyển hóa ACE,… có chứa hợp chất gây mất ngủ nên nếu dùng thường xuyên, bé cưng sẽ khó ngủ kéo dài, dẫn đến mệt mỏi và cáu kỉnh. Mẹ hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ này cho bé hoặc cho mẹ (nếu mẹ đang cho con ti) để con ngủ ngon mỗi đêm nhé.
Vậy là mẹ đã hiểu bé mất ngủ là do đâu và có phương pháp xử lý, hỗ trợ thích hợp nhằm giúp cải thiện giấc ngủ cho bé. Giấc ngủ đối với bé cưng là rất quan trọng, nên mẹ đừng lơ là mà chú ý quan tâm, thấu hiểu con để cả mẹ và bé đều ngủ đầy đủ và khỏe mạnh nhất. Nếu vẫn còn băn khoăn về cải thiện giấc ngủ cho trẻ sơ sinh, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để Góc của mẹ hỗ trợ mẹ kịp thời và nhanh chóng nhé!
Mẹ bỉm mới có bé lần đầu thường chưa có nhiều kinh nghiệm, không biết trẻ ngủ mấy tiếng một ngày, trẻ ngủ bao nhiêu tiếng là đủ, hay trẻ ngủ bao nhiêu tiếng một ngày. Bởi nếu con ngủ quá nhiều trong ngày, hoặc ngủ quá ít sẽ là biểu hiệu của một số bệnh lý, ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của con. Trước khi tìm cách khắc phục cho trẻ con ngủ bao nhiêu tiếng một ngày, mẹ xem lại thời gian ngủ của trẻ theo độ tuổi chuẩn khoa học để hiểu hơn về giấc ngủ của con. Từ đó, biết được vấn đề để điều chỉnh, cân đối giấc ngủ của bé, tạo tiền đề để hình thành thói quen ngủ lành mạnh nhé!
1. Thời gian ngủ của trẻ theo độ tuổi
Bé ngủ bao nhiêu tiếng một ngày sẽ khác nhau ở từng độ tuổi đó ạ, ví dụ lúc mới sinh bé cần ngủ rất nhiều, hầu như là cả ban ngày lẫn ban đêm. Bởi bé cưng cần ngủ để tiếp nhận và xử lý thông tin, đồng thời sản xuất hormone tăng trưởng cho sự phát triển của xương và cơ bắp. Bé càng lớn thì thời gian ngủ càng giảm, con dành thời gian để khám phá và học hỏi nhiều hơn.
Theo National Sleep Foundation (Mỹ), trẻ sơ sinh nên ngủ 14 – 17 giờ 1 ngày còn bé trên 1 tuổi thì nên ngủ từ 9 – 12 giờ 1 ngày. Tổng thời gian ngủ có xu hướng giảm dần vì khi lớn hơn, con sẽ dành nhiều thời gian thức để tìm hiểu thế giới xung quanh, một giấc ngủ cỡ 9 tiếng là đã đủ để con tái tạo năng lượng rồi mẹ ơi. Cụ thể, mẹ tham khảo bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi này nhé!
Bảng thời gian ngủ của trẻ theo độ tuổi
Tháng tuổi
Thời gian ngủ/ngày
1 – 4 tuần
15 – 18 giờ/ngày
1 – 4 tháng
14 – 15 giờ/ngày
4 tháng – 6 tuổi
12 – 16 giờ/ngày
6 tháng tuổi – 1 tuổi
12 giờ/ngày
1 – 2 tuổi
11 – 14 giờ/ngày
3 – 5 tuổi
10 – 13 giờ/ngày
6 – 13 tuổi
9 – 11 giờ/ngày
14 – 17 tuổi
8 – 10 giờ/ngày
Từ 18 tuổi
7 – 9 giờ/ngày
Nguồn: National Sleep Foundation (Tổ chức giấc ngủ Quốc tế)
2. Đặc điểm giấc ngủ của trẻ theo độ tuổi
Không chỉ thời gian ngủ của trẻ theo độ tuổi mà đặc điểm giấc ngủ của bé cưng ở từng độ tuổi cũng khác nhau đó mẹ. Theo từng giai đoạn phát triển mẹ có biết trẻ ngủ bao nhiêu tiếng là đủ để có đủ năng lượng cho các hoạt động hàng ngày. Sau đây là đặc điểm giấc ngủ cụ thể ở mỗi độ tuổi của bé yêu, mẹ tham khảo nhé!
2.1. Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh (dưới 1 tuổi)
Thời gian ngủ của bé sơ sinh chiếm phần lớn trong ngày, cụ thể con cần được ngủ ít nhất 14 – 17 tiếng/ngày. Tuy nhiên, con không ngủ giấc dài mà thường tỉnh dậy sau 2 – 3 giờ để nạp năng lượng (uống sữa), sau đó mới ngủ tiếp. Ở độ tuổi này, con cũng chưa hình thành đồng hồ sinh học riêng nên ngủ không theo chu kỳ mà ngủ cả ngày lẫn đêm. Đặc điểm giấc ngủ của bé ở độ tuổi này, mẹ tham khảo thêm bài viết trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày để biết cụ thể hơn nhé.
2.2. Thời gian ngủ của trẻ 1 – 2 tuổi
Khi được 1 tuổi trở lên, bé sẽ ít ngủ vào ban ngày và dần hình thành được đồng hồ sinh học đúng chu kỳ ngày đêm. Bé ngủ một giấc dài khoảng 12 – 14 tiếng vào ban đêm, thêm một giấc ngủ ngắn tầm 30 phút vào buổi trưa là đủ. Vào buổi tối, bé cưng sẽ bắt đầu ngủ lúc 7 – 9 giờ tối, tỉnh dậy giữa đêm 1 – 2 lần để nạp sữa và bắt đầu ngày mới lúc 6 – 8 giờ sáng.
Ở độ tuổi này, con cũng tập tành đi lại, chạy nhảy nên bé cần ngủ thật sâu mỗi đêm để tràn đầy năng lượng vào buổi sáng. Mẹ nên cho bé ăn đủ bữa vào ban ngày và hạn chế gọi con dậy nửa đêm kẻo làm con mệt và ủ rũ mẹ nhé.
2.3. Thời gian ngủ của trẻ 3 – 5 tuổi
Thói quen ngủ của bé cưng sẽ được thể hiện rõ rệt hơn khi được từ 3 tuổi. Cụ thể, con yêu sẽ đi ngủ vào 8 – 9 giờ tối và đón bình minh lúc 7 – 8 giờ sáng, con ngủ trưa ít và đến 5 tuổi thì hầu như bé cưng sẽ không cần ngủ trưa nữa. Giấc ngủ đêm của bé ở giai đoạn này sẽ sâu hơn, con ít tỉnh giấc giữa đêm vì lượng thức ăn vào ban ngày đã đủ để con no suốt đêm, không cần thức dậy để nạp năng lượng nữa. Mỗi ngày, mẹ cần đảm bảo bé cưng ngủ ít nhất 10 – 12 tiếng, nếu ít hơn con số này sẽ dễ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chậm phát triển trí não ở bé đó ạ.
2.4. Thời gian ngủ của trẻ 6 – 13 tuổi
Bé cưng được 6 tuổi sẽ bắt đầu được đi học, làm quen với nhiều bạn, có các mối quan hệ xã hội rộng hơn vậy bé 6 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?. Con có xu hướng ngủ muộn hơn, thường 9 giờ tối con mới chìm vào giấc ngủ và tỉnh dậy lúc 7 – 9 giờ sáng hôm sau. Bởi con hoạt động nhiều hơn, ngủ ít hơn nên sẽ ăn nhiều, mẹ lưu ý nạp đủ dưỡng chất cho con và sắp xếp phòng ngủ thoải mái: thoáng đãng, chăn gối mềm mại, không có mùi hôi để con có giấc ngủ ngon nhất. Bé sẽ cần một giấc ngủ đêm dài ít nhất 9 – 12 tiếng mỗi ngày đó ạ.
2.5. Thời gian ngủ của trẻ 14 – 17 tuổi
Bé cưng đã đi học và quen với nhịp sống, cũng như đồng hồ sinh học của bản thân. Bé sẽ cần một giấc ngủ tầm 7 – 11 tiếng/ngày để tái tạo năng lượng, lấy lại sức khỏe cho các hoạt động của ngày mới. Vì đi học rồi nên bài vở đôi khi làm con stress, mẹ nên tăng cường các thực phẩm bổ não như cá hồi, bơ đậu phộng, yến mạch,… để con ngủ ngon, tránh bị rối loạn giấc ngủ, chậm phát triển mẹ nhé.
2.6. Thời gian ngủ của trẻ từ 18 tuổi
Từ 18 tuổi là con đã dần trưởng thành và tự sắp xếp được lịch trình nghỉ ngơi phù hợp với bản thân, thường con sẽ ngủ tầm 7 – 9 tiếng/ngày, thậm chí ít hơn nếu vào mùa thi. Tuy nhiên, áp lực điểm số và học tập đôi khi khiến con thức đêm, khó ngủ, dẫn tới suy giảm trí nhớ. Lúc này, mẹ đừng quên dành thời gian lắng nghe con, khuyên nhủ và bổ sung nhiều dưỡng chất từ thực phẩm như magie, canxi, vitamin B6, chất xơ,… để con ăn ngon, ngủ ngon, tránh các tác hại xấu từ giấc ngủ kém chất lượng nhé.
3. 5 mẹo giúp con ngủ ngon, mẹ nhàn tênh
Ngoài quan tâm đến thời gian ngủ của trẻ theo độ tuổi, em bé ngủ bao nhiêu tiếng một ngày hay trẻ em cần ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày, mẹ có thể gặp các vấn đề như có nhiều hôm, bé cưng tự nhiên tỉnh giấc giữa đêm, quấy khóc, lăn qua lăn lại, không ngủ lại được. Bé sẽ mệt mỏi vào sáng hôm sau, rồi sinh ra cáu kỉnh, phá phách. Mẹ lưu lại 5 mẹo giúp con ngủ ngon dưới đây, đảm bảo bé ngủ sâu một giấc đến tận sáng, mẹ chăm bé nhàn tênh.
3.1. Kể chuyện cổ tích hoặc hát ru con ngủ
Nghiên cứu được thực hiện tại trường đại học Yale – New York đã chứng minh rằng, những câu chuyện cổ tích trước khi ngủ sẽ tác động tích cực đến hệ thần kinh, giúp con ngủ ngon và tư duy tốt hơn, ngăn ngừa tật nói lắp, nói ngọng. Chuyện cổ tích, lời ru của mẹ cũng làm con thư giãn và cảm thấy an tâm, nhờ thế mà con ngủ sâu giấc hơn.
Mẹ nào có bé dưới 10 tuổi, trước khi con ngủ khoảng 30 – 40 phút, mẹ đặt con nằm cạnh mẹ rồi nhẹ nhàng kể chuyện cổ tích như bài học của gấu con, cáo cụt đuôi,… hoặc hát một bài hát ru cho con nghe. Giọng nói ấm áp của mẹ khiến con yên tâm và cảm thấy hạnh phúc, từ đó kích thích sản sinh melatonin, con dần chìm vào giấc ngủ. Khoảng 30 phút sau khi con ngủ, mẹ chỉnh cho con nằm đúng tư thế rồi rời đi, tránh tác động mạnh làm con giật mình mẹ nhé.
3.2. Tập cho bé đi ngủ đúng giờ
Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bé, ngoài tìm hiểu thời gian ngủ của trẻ theo độ tuổi mẹ cũng nên tập cho bé đi ngủ đúng giờ để tạo thành những thói quen tốt hàng ngày. Bé sơ sinh không thể tự tạo cho mình một thói quen ngủ khoa học được, con thường ngủ bất cứ khi nào con muốn. Do đó, mẹ cần khéo léo tập cho bé đi ngủ đúng giờ để hình thành đồng hồ sinh học chuẩn, những ngày sau đó cứ đến giờ là con ngủ, giấc ngủ sẽ sâu hơn, ít khi tỉnh giấc vào nửa đêm hay sáng sớm tờ mờ.
Mẹ sử dụng nhạc chuông báo thức hoặc áp dụng một hoạt động nào đó trước giờ ngủ để con biết là, à, đã đến giờ đi ngủ nhé. Chẳng hạn, cứ mỗi 9 giờ tối, mẹ mở nhạc chuông báo thức, rồi nói với con là: “Đã đến giờ ngủ rồi, mau lên giường và đi ngủ thôi”.
Những ngày đầu con sẽ chưa nhận ra, mẹ chủ động bế con đặt lên giường, sau đó đắp chăn cho con và kể con nghe vài câu chuyện thú vị, vỗ nhẹ vào lưng theo nhịp để con ngủ ngon nhé. Tầm 5 – 7 ngày sau, con sẽ tự nhận thức được và đi ngủ đúng giờ đó ạ.
3.3. Tắt các thiết bị điện tử không cần thiết
Các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại có nhiều màu sắc và âm thanh thú vị, nên thu hút sự chú ý của bé. Nếu đã đến giờ ngủ mà con vẫn còn coi điện thoại, não sẽ hưng phấn và khó chìm vào giấc ngủ. Vào buổi tối, mẹ lưu ý tắt hết các thiết bị điện tử không cần thiết đi, chỉ giữ lại ánh sáng nhẹ dịu của đèn ngủ thôi để tránh bé bị mất tập trung và ngủ ngon giấc hơn nhé.
3.4. Để bé tự ngủ lại khi tỉnh dậy giữa giấc
Đôi khi, vì nằm mơ hoặc bị tác động mạnh nên bé sơ sinh tỉnh dậy giữa giấc, rồi khóc và lăn qua lăn lại. Mẹ cuống cuồng dậy dỗ con, dần dần sẽ hình thành phản xạ con cứ dậy khóc là được mẹ dỗ, không tốt đâu mẹ ạ.
Thói quen xấu này khiến con khóc to và quấy phá mỗi lần tỉnh giấc, chỉ để được mẹ dỗ, nếu mẹ không dỗ thì con càng phá hơn, con ngủ không ngon và mẹ cũng rất mệt. Thay vào đó, mẹ nên để bé tự ngủ lại, con khóc một hồi thấy mẹ không dỗ, hết hơi là tự nhiên nín và ngủ lại thôi ạ.
Tuy nhiên, trong trường hợp sức khỏe bé cưng không đảm bảo, bé khóc lâu hơn bình thường (kéo dài trên 30 phút), mẹ nên kiểm tra xem bé có vấn đề gì không, con có bị hăm tã, đau bụng, khó chịu ở đâu không. Nếu có, mẹ ru, dỗ bé ngủ và cho con thăm khám bác sĩ để chăm sóc sức khỏe kịp thời nhé.
3.5. Tạo cảm giác thoải mái cho con khi ngủ
Không gian ngủ cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé ở mọi độ tuổi đó mẹ. Ngủ ở không gian yên tĩnh, đèn nhẹ dịu, chăn gối mềm mại và thơm tho giúp con thoải mái và ngủ sâu giấc hơn. Ngược lại, nếu có quá nhiều tiếng ồn, chăn ga có mùi hôi, vải thô ráp khó chịu thì con ngủ không ngon, hay tỉnh dậy giữa đêm.
Vì thế, mẹ chọn loại chăn ga gối có chất liệu mềm mại, nhẹ dịu với làn da của con, hạn chế các tiếng ồn từ tivi, điện thoại, đi nhẹ nói khẽ, chỉ mở duy nhất một chiếc đèn ngủ để tạo không gian yên tĩnh, thoải mái, giúp con ngủ ngon đến tận sáng nhé.
Vậy là mẹ đã hiểu thời gian ngủ của trẻ theo độ tuổi khác nhau, đồng thời có các giải pháp thích hợp để tăng chất lượng giấc ngủ cho bé cưng rồi. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để Góc của mẹ hỗ trợ mẹ kịp thời nhé. Chúc mẹ và bé có những giấc ngủ thật ngon mỗi đêm!
Khi được 7 tháng tuổi, do nhu cầu năng lượng tăng cao nên bé yêu cần được bổ sung đa dạng nhóm chất dinh dưỡng từ thịt cá để phát triển toàn diện về trí não và thể chất. Tuy nhiên mẹ còn đang băn khoăn không biết các loại thịt cá cho bé ăn dặm 7 tháng nào vừa bổ dưỡng vừa an toàn? Cách chế biến phù hợp với con như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây!
1. Nguyên tắc chọn các loại thịt, cá cho bé ăn dặm 7 tháng
Bắt đầu từ 7 tháng tuổi, bên cạnh tinh bột và các loại rau củ quả, mẹ có thể bắt đầu bổ sung chất đạm từ các loại thịt, cá cho bé để cung cấp đa dạng nhóm chất cho sự phát triển toàn diện của con. Tuy nhiên, đây vẫn là một giai đoạn này khá nhạy cảm vì con mới tập ăn dặm, vì vậy, mẹ cần lưu ý và nắm chắc những nguyên tắc “vàng” sau đây:
Chọn loại thịt, cá “lành tính”, hàm lượng đạm nhỏ: Đối với bé từ 6-12 tháng tuổi, hàm lượng đạm một ngày không nên vượt quá 25g. Vì trong giai đoạn này bé mới tập ăn và có thể sẽ bị dị ứng hoặc kích ứng với một số loại thịt, cá. Vì vậy, mẹ cho con ăn thử từng ít một, quan sát biểu hiện của con, nếu không có phản ứng như mẩn đỏ, nôn,… thì mới cho con ăn tiếp mẹ nhé!
Mẹ chế biến những phần cá ít xương cho bé: Mẹ chú ý chọn phần cá ít xương như phần bụng của cá, tức là phần thịt ở hai bên bụng cá, thịt ở đây mềm dẻo và ít xương. Bé 7 tháng tuổi mới bắt đầu mọc những chiếc răng sữa nhỏ xíu, điều này giúp bé dễ dàng nhai, nuốt và tránh việc bị hóc xương khá nguy hiểm.
Mẹ nên lựa chọn phần thịt mềm, ít gân để bé dễ ăn: Mẹ ưu tiên sử dụng phần thịt ở một số vị trí mềm, ít gân như thịt thăn, nạc vai, nạc mông, ức gà,… để chế biến đồ ăn dặm cho bé cưng nhé.
Hàm lượng phù hợp cho bé: Để đảm bảo con được cung cấp vừa đủ nhu cầu dinh dưỡng, tránh thừa chất dẫn đến béo phì, mẹ tính toán hàm lượng thịt, cá sử dụng cho bé mỗi ngày hợp lý theo khuyến cáo cho bé 7 tháng dưới đây:
Hàm lượng thịt: 115 – 125g/ngày.
Hàm lượng cá: 80 – 100g/ngày.
Thịt, cá là những thực phẩm vàng cung cấp nguồn đạm cần thiết cho bé, nhưng nếu thịt, cá không đảm bảo vệ sinh an toàn thì sẽ trở thành nguồn gây bệnh cho bé. Chính vì vậy, mẹ cần chú ý mua thịt, cá tươi ngon, đảm bảo vệ sinh. Mách nhỏ, mẹ lựa chọn thịt, cá ở các siêu thị, cửa hàng tiện lợi uy tín như Winmart, Green food,… để mua được nguyên liệu sạch, mang đến những bữa ăn tuyệt vời với đầy đủ dưỡng chất cho bé yêu.
2. Các loại thịt cá cho bé ăn dặm 7 tháng có thể ăn
2.1. Các loại cá giàu DHA cho bé ăn dặm 7 tháng thông minh vượt trội
2.1.1. Cá chép
Nếu mẹ đang mong muốn bổ sung thực phẩm giúp bé yêu thông minh vượt trội thì không thể bỏ qua cá chép nhé. Cá chép không chỉ mang hương vị thơm ngọt, hấp dẫn bé mà còn vô cùng bổ dưỡng, giàu hàm lượng đạm, lành tính đem lại công dụng tuyệt vời cho bé đó ạ!
Trong 100g cá chép có chứa tới 3,6g chất béo Omega 3 giúp bé hình thành hệ tim mạch khỏe mạnh và phát triển não bộ tinh anh. Ngoài ra, 10 loại acid amin và nhiều loại khoáng chất như photpho, canxi, sắt có trong cá chép giúp bé yêu cải thiện tốt các vấn đề về tiêu hoá, rất phù hợp cho các bé thường xuyên bị: đầy bụng, ì ạch, tiêu chảy, táo bón… đó mẹ ạ!
2.1.2. Cá diêu hồng
Từ 7 tháng tuổi, bé bắt đầu hoạt động nhiều hơn như: tập ngồi, bò, trườn. Đây cũng là thời điểm bé bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Chính vì vậy, mẹ nên bổ sung chất đạm để giúp bé phát triển một cách toàn diện. Cá diêu hồng là một sự lựa chọn lý tưởng mà mẹ không nên bỏ qua.
Cá diêu hồng có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong 100g cá diêu hồng chứa 128 calo, 26g protein, 3g chất béo, ngoài ra còn có niacin, vitamin B12, nhiều acid béo omega -3, selen, kali và rất giàu vitamin A. Những dưỡng chất trong cá diêu hồng sẽ giúp bé có một cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, vitamin A còn mang lại cho bé yêu một đôi mắt khỏe và sáng.
2.1.3 Cá basa
Mặc dù cá basa có mùi hơi hăng, nhưng thịt cá lại chứa nhiều dinh dưỡng và axit amin có lợi cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất khoẻ mạnh và trí thông minh cho con. Vì vậy, cá basa được rất nhiều mẹ bỉm ưa chuộng chế biến cho bé 7 tháng ăn dặm.
Trong 100g cá basa có chứa tới 158 calo, 22,5g chất đạm, 7g chất béo và rất nhiều khoáng chất khác như: kali, sắt, photpho,…Bật mí với mẹ, mỡ cá basa là bộ phận chứa nhiều Omega 3 nhất, giúp bé yêu nhà mình có những giấc ngủ ngon, một làn da trắng sáng, đồng thời giúp con hoàn thiện não bộ và mắt sáng tinh nhanh đó ạ.
2.1.4. Cá quả
Cá quả là nguồn cung cấp đạm lành tính và tuyệt vời cho bé yêu mà mẹ nên quan tâm. Theo Đông y, cá quả có vị ngọt, tính bình, không có độc, thịt cá giàu dinh dưỡng và ngọt mát, an toàn với bé. Tuy nhiên, loại cá này có nhiều xương, mẹ gỡ xương cá thật kỹ để con có bữa ăn ngon lành và an toàn nhất nhé!
Trong 100g cá quả tới 97 calo, 18,2g đạm, 2,7g chất béo, rất giàu canxi, photpho và sắt, giúp bé phát triển răng và xương một cách chắc khỏe. Bên cạnh đó, trong thịt cá quả còn chứa một lượng chất khoáng, vitamin, protein và chất chống oxy hóa tự nhiên quý giá, giúp bé yêu phòng ngừa các bệnh về tim mạch, phổi.
2.1.5. Cá hồi
Cá hồi là một loại thực phẩm “vàng”, cực giàu dinh dưỡng và lành tính bậc nhất cho bé đó mẹ. Chúng có rất ít xương, thịt mềm, màu sắc tươi sáng và hương vị thơm ngon, mềm mịn khiến bé thích thú ngay từ lần đầu thưởng thức. Vì vậy, mẹ nhất định nên bổ sung món cá hồi hấp dẫn vào thực đơn ăn dặm của con nhé!
Cá hồi mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng tuyệt vời dành cho bé yêu nhờ chứa hàm lượng calo khổng lồ lên tới 200 calo, 19,84g protein giúp bé nạp đủ năng lượng thoải mái hoạt động cả ngày. Mách nhỏ cho mẹ, trong 100g cá hồi chứa tới 6,43g chất béo Omega 3 giúp bé phát triển mắt sáng tinh anh và trí não thông minh. Ngoài ra, cá hồi cung cấp dồi dào vitamin B12, photpho, canxi, sắt và vitamin D cho bé hình thành hệ xương răng chắc khỏe và tăng cường hệ miễn dịch ngay từ giai đoạn đầu đời.
2.2. Lượng cá ăn dặm phù hợp cho bé 7 tháng theo chuyên gia
Cá là nguồn cung cấp đạm tuyệt vời cho bé yêu trong những năm tháng ăn dặm đầu đời. Tuy nhiên, đối với bé 7 tháng tuổi, ăn cá thế nào là đủ thì không phải mẹ nào cũng biết. Thông tin trong bảng thống kê dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc này:
Loại cá
Lượng cá bé ăn mỗi bữa
Tần suất bé ăn mỗi tuần
Cá chép
20 – 30g
3 bữa/tuần
Cá diêu hồng
25 – 35g
2 – 3 bữa/ tuần
Cá basa
25 – 30g
2 bữa/tuần
Cá quả
20 – 25g
1 – 2 bữa/tuần
Cá hồi
25 – 35g
2 bữa/tuần
2.3. Lưu ý khi sơ chế và chế biến các loại cá cho bé ăn dặm 7 tháng
Để thành phẩm các món ăn dặm từ cá thơm ngon, không có mùi tanh, hấp dẫn bé măm ngon miệng, mẹ ghi lại những lưu ý sau khi sơ chế các loại cá cho bé ăn dặm 7 tháng tuổi nhé:
1 – Cá chép
Mẹ nên cạo sạch vẩy, bỏ hết nội tạng và mang của cá, đồng thời loại bỏ sạch lớp da đen bên trong bụng cá. Sau đó, mẹ sử dụng muối cùng nửa quả chanh chà xát lên cá để loại bỏ hết phần nhớt. Tiếp theo, mẹ chuẩn bị 2 – 3 thìa cà phê rượu gừng, trong trường hợp không có rượu gừng, mẹ có thể sử dụng rượu trắng và 1 – 2 lát gừng đập dập để ướp cá trong vòng 5 – 10 phút nhằm khử mùi tanh của cá. Cuối cùng, mẹ đem cá chép rửa sạch lại với nước.
Cá chép có khá nhiều xương nên mẹ chú ýo lọc cá tách xương đúng cách để loại bỏ sạch xương dăm, tránh còn sót lại khiến bé bị hóc rất nguy hiểm, mẹ nhé:
Bước 1: Sau khi rửa sạch cá, mẹ nên chuẩn bị một chiếc nồi đun sôi cùng với 2 lít nước kèm 1 củ gừng thái lát mỏng
Bước 2: Khi nước sôi, mẹ cho cá chép vào và đun với lửa vừa. Sau đó, vớt cá ra bát. Sau 15 phút, mẹ vớt cá ra và để nguội.
Bước 3: Khi cá đã nguôi, mẹ nhẹ nhàng tách xương và lấy phần thịt cá. Ở bước này, mẹ bỉm nên gỡ xương dăm cẩn thận để tránh việc bé yêu bị hóc xương.
2 – Cá diêu hồng
Cách sơ chế cá diêu hồng cũng tương tự cá chép. Mẹ nên làm sạch bụng cá và loại bỏ vây, mang của cá diêu hồng. Sau đó khử mùi tanh bằng rượu gừng hoặc rượu trắng. Tuy nhiên, thay vì luộc cá bằng nước sôi kèm mấy lát gừng như cá chép, thì cá diêu hồng cần hấp chín. Sau đó, để nguội rồi mới thực hiện tách loại bỏ xương và lấy phần thịt cá.
3 – Cá basa
Cá basa là t loại cá khá quen thuộc trong bữa cơm của gia đình Việt. Chính vì vậy, cách sơ chế loại cá này cũng không quá phức tạp. Dưới đây là mẹo nhỏ giúp mẹ sơ chế cá đúng cách:
Bước 1: Mẹ lựa chọn cá basa tươi ngon, làm sạch cá bằng nước.
Bước 2: Tiếp theo, lọc bỏ xương và da của cá.
Bước 3: Để khử mùi tanh của cá basa, mẹ có thể sử dụng nước muối loãng hoặc rượu. Nếu không có nước muối loãng hoặc rượu, mẹ có thể thay thế bằng gừng băm nhỏ. Dùng gừng băm nhỏ chà xát lên thịt cá, sẽ giúp cá giảm mùi tanh và hăng, đồng thời làm tăng độ ngọt và thơm của thịt cá.
Bước 4: Sau khi làm sạch cá, mẹ bỉm có thể hấp hoặc luộc chín cá để chuẩn bị cho việc chế biến các món ăn dặm cho bé.
4 – Cá quả (cá lóc)
Sơ chế cá quả cũng khá dễ dàng đối với mẹ bỉm, mẹ tham khảo các bước tiến hành sau đấy nhé:
Bước 1: Đầu tiên, mẹ thực hiện làm sạch cá lóc bằng cách sử dụng dao loại bỏ hết mang cá, vảy cá.
Bước 2: Sau đó, mẹ tiến hành mổ bụng cá, loại bỏ phần ruột cá, cạo sạch màng đen ở trong bụng cá rồi rửa sạch toàn bộ cá với nước sạch.
Bước 3: Mẹ hấp hoặc luộc chín cá trước để sau đó gỡ loại bỏ xương cá. Loại cá này nhiều xương nên chú ý gỡ cẩn thận mẹ nhé!
Bước 4: Để cá bớt tanh, mẹ nên sử dụng các loại gia vị có mùi thơm như: hành, gừng, sả. Đây là những loại gia vị lành tính và phù hợp với bé yêu, tuy nhiên mẹ chỉ nên sử dụng 1 – 2 lát mỏng mỗi loại, không nên lạm dụng quá nhiều vì ở 7 tháng tuổi, vị giác của con vẫn còn khá nhạy cảm.
5 – Cá hồi
Đối với cá hồi nguyên con, việc sơ chế đòi hỏi mẹ bầu cầu có kỹ thuật sử dụng dao tốt. Dưới đây là cách sơ chế cá hồi và những mẹo hay giúp mẹ bầu sơ chế cá một cách dễ dàng hơn:
Bước 1: Mẹ dùng dao mổ cá và loại bỏ hết những chất bẩn và phần ruột bên trong bụng cá.
Bước 2: Tiếp theo, mẹ sử dụng một con dao thật sắc và đưa dao cắt xuôi theo chiều từ đầu xuống đuôi cá. Chú ý, mẹ nên khéo léo di chuyển dao sát theo đường xương sống cá để tận dụng hết phần thịt cá, tránh lãng phí nhé.
Bước 3: Sau đó, mẹ mẹ loại bỏ sạch phần vảy cá bên ngoài thân cá. Mách nhỏ, mẹ nên để cá trên một chiếc thớt to và khô ráo để thuận tiện cho việc sơ chế cá.
Bước 4: Mẹ tiến hành cắt rời một bên mình cá, một tay kéo căng miếng da cá, tay còn lại sử dụng dao để loại bỏ phần da cá. Ở thao tác này, mẹ bỉm nên cắt từ đuôi cá đi lên phần bụng cá để có thể dễ dàng loại bỏ được phần da cá.
Bước 5: Cuối cùng, mẹ dùng một chiếc nhíp để loại bỏ những chiếc xương còn sót lại trong thịt cá. Và lúc này, mẹ có thể cắt cá thành những miếng to nhỏ tùy theo nhu cầu chế biến các món ăn dặm cho bé yêu.
Lưu ý nhỏ cho mẹ: Để làm sạch và khử mùi tanh cho cá, mẹ nên chuẩn bị 200ml sữa tươi không đường cho vào một bát to, ngâm cá trong sữa khoảng 15-20 phút. Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian và công sức cho mẹ bỉm thường xuyên bận rộn, mẹ có thể mua các loại cá hồi phi lê sẵn tại các siêu thị, sàn thương mại điện tử lớn như: Winmart, Green food,…
Ngoài cách sơ chế, cách chế biến các món ăn dặm từ cá thơm ngon phù hợp với các bé cũng được rất nhiều mẹ bỉm quan tâm. Ở những năm tháng đầu đời, nguồn cung cấp dinh dưỡng chính của bé chỉ là sữa mẹ hoặc sữa công thức, bé yêu bước sang giai đoạn 7 tháng tuổi cũng chỉ mới tập ăn dặm được thời gian ngắn. Các món cháo cá bổ dưỡng phù hợp nhất với bé giúp bé dễ dàng nhai, nuốt, tránh bị hóc/nghẹn. Bên cạnh đó, cháo sẽ giúp hệ tiêu hóa non nớt, chưa phát triển toàn diện của bé sẽ hấp thu tốt nhất các chất dinh dưỡng.
3. Bé 7 tháng ăn được các loại thịt nào, mẹ đã biết chưa?
Bên cạnh bổ sung các loại thịt cá cho bé ăn dặm 7 tháng, thì các loại thịt cũng là thực phẩm mang lại nguồn đạm bổ dưỡng cho sự phát triển của bé yêu. Tuy nhiên, ở giai đoạn 7 tháng tuổi, bé mới chỉ tập ăn dặm, vậy mẹ nên chọn những loại thịt nào để phù hợp với cơ thể cũng như hệ tiêu hóa non nớt của bé? Dưới đây là một số gợi ý giúp mẹ bỉm dễ dàng lựa chọn và bổ sung những loại thịt lành tính và giàu đạm vào thực đơn ăn dặm của bé yêu.
3.1. Các loại thịt giàu đạm cho bé ăn dặm 7 tháng tăng cân vù vù
Để bé có một thể trạng tốt, ăn uống ngon miệng và tăng cân vù vù trong 7 tháng đầu đời, mẹ nên lựa chọn các loại thịt sau đây:
3.1.1. Thịt gà
Nhiều mẹ lựa chọn thịt gà là món ăn chứa đạm đầu tiên trong thực đơn ăn dặm của bé bởi loại thịt này giàu dinh dưỡng, ít mỡ và nạc hơn thịt đỏ.
Thịt gà có chứa rất nhiều đạm, protein, axit amin. Trong 100g thịt gà có tới 180 – 210 calo, 26 – 31g protein, 6 – 10g chất béo, 88mg cholesterol, vitamin (A, C, D, nhóm B…), khoáng chất (canxi, photpho, magie, kali…).Đây là nguồn dinh dưỡng vàng giúp bé cao lớn và phát triển toàn diện. Tuy nhiên, để cung cấp nguồn đạm lành mạnh cho bé, khi chọn thịt gà, mẹ cần lưu ý:
Loại thịt: Từng phần thịt gà lại có lượng calo và chất béo khác nhau. Thường những phần thịt trắng như ức hay lườn sẽ ít calo, chất béo và cholesterol hơn thịt nâu như đùi và má đùi. Thịt cánh gà bỏ da cũng thuộc loại ngon bổ và là lựa chọn tốt cho bé.
Màu sắc thịt: Màu sắc thịt giúp mẹ nhận biết loại thịt phù hợp cho bé yêu. Thịt trắng nạc và ít cholesterol hơn thịt nâu, còn thịt nâu lại chứa nhiều vitamin B, sắt, chất béo và calo hơn. Khi mua gà cho con, mẹ có thể chọn loại thịt đùi nếu muốn tăng năng lượng cho bé và thay thế thịt đỏ như thịt bò.
Loại bỏ da gà: Da gà dai và trơn dễ khiến bé bị hóc. Ngoài ra, nó chứa hàm lượng lớn chất béo khiến bé bị đầy bụng, khó tiêu. Chính vì vậy, mẹ không nên cho bé ăn nhiều hoặc bỏ da trước khi chế biến là tốt nhất.
3.1.2. Thịt chim bồ câu
Từ lâu, thịt bồ câu được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe mà đặc biệt là đối với các bé đang độ tuổi ăn dặm. Trong 7 tháng đầu đời, để bổ sung nguồn đạm tuyệt vời giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, mẹ không thể bỏ qua thịt chim bồ câu.
Không chỉ thơm ngon, lành tính, thịt chim bồ câu còn có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe của bé. Loại thịt này dễ tiêu hóa hơn so với các loại thịt gia cầm khác nên rất phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của bé 7 tháng tuổi.
Bên cạnh đó, trong 100g thịt chim bồ câu có tới 142 calo, 24g protein, 8g chất béo, 90mg cholesterol, khoáng chất (sắt, kẽm, canxi…), mang đến cho bé yêu một cơ thể khỏe mạnh, đồng thời giúp xương của bé chắc khỏe, phòng chống các bệnh về còi xương, suy dinh dưỡng. Ngoài ra, thịt chim bồ câu không chứa cholesterol rất an toàn, mang lại cho bé một trái tim khỏe mạnh.
Thêm vào đó, nguồn vitamin A, B1, B2, E,… dồi dào trong thịt chim bồ câu sẽ mang đến nguồn dinh dưỡng quý giá và có lợi cho bé yêu, đặc biệt là trong những năm tháng đầu đời bé tập ăn dặm.
Tuy nhiên, để chọn được thịt bồ câu thơm ngon, bổ dưỡng cho bé, mẹ cần ghi nhớ ngay những típ sau:
Mẹ nên chọn mua những con bồ câu nhìn tươi: da dẻ hồng hào, không bị tái nếu mua chim bồ câu làm sẵn
Chọn những con chim bồ câu mới ra ràng: loại chim bồ câu cỡ chừng 10-15 ngày tuổi, thịt sẽ ngọt và mềm hơn
Không nên chọn chim bồ câu quá to hay quá nhỏ: vì thịt sẽ không ngon như những loại chim bồ câu mới ra ràng
3.1.3. Thịt heo
Hẳn mẹ không còn xa lạ gì với thịt heo rồi. Loại thịt này vừa mang hương vị thơm ngọt nhẹ, bé không bị lạ vị, vừa cung cấp dồi dào chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm lành tính nên được rất nhiều mẹ bỉm lựa chọn chế biến cho con ăn dặm.
Trong 100g thịt lợn có chứa tới 145 calo, 20g protein, 7g chất béo, 80mg cholesterol. Ngoài ra, thịt lợn còn chứa rất nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi khác nhau như: photpho, kali, vitamin B6, vitamin B12,… Khi ăn thịt lợn, bé yêu sẽ được cung cấp nguồn protein và đạm dồi dào, lành tính, giúp bé phát triển toàn diện cả về chiều cao, cân nặng cũng như não bộ.
Để bé yêu hấp thụ được đầy đủ những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của thịt lợn, mẹ nên chú ý những nguyên tắc sau:
Đối với bé ở 7 tháng tuổi, phần thịt tốt nhất mà mẹ nên cho bé yêu ăn là thịt thăn, thịt bắp,… Phần thịt này mềm phù hợp để bé nhai nuốt, tiêu hóa.
Mẹ lưu ý, không nên chọn phần thịt ba chỉ hay phần thịt có nhiều gân, bởi vì khi ở giai đoạn 7 tháng tuổi hệ tiêu hóa của bé còn non nớt và chưa phát triển toàn diện nên không thể hấp thụ và tiêu hóa được thịt ba chỉ.
Ngoài ra, mẹ bỉm cũng có thể chọn xương sườn để hầm lấy phần nước ngọt để nấu cháo hoặc súp củ quả cho bé yêu.
3.1.4. Thịt bò
Thịt bò là một thực phẩm mẹ có thể dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn có mùi vị hấp dẫn. Không chỉ vậy, thịt bò còn được biết đến là nguồn cung cấp năng lượng “khổng lồ” cho bé hào hứng hoạt động vui chơi cả ngày dài.
Dinh dưỡng mà 100g thịt bò đem lại bao gồm: 324 calo, 24g protein, 25g chất béo, 85mg cholesterol, khoáng chất (sắt, kẽm, natri, kali, canxi, magie…), vitamin (B6, B12…) giúp bé yêu phát triển toàn diện. Ngoài ra, thịt bò rất giàu sắt và folate là 2 yếu tố quan trọng hình thành hệ thần kinh cho bé và ngăn ngừa được nguy cơ mắc bệnh thiếu máu ở bé sơ sinh.
Tuy nhiên, thịt bò có phần hơi dai, đặc biệt là phần gân và thịt ở đùi. Để phù hợp với bé 7 tháng tuổi ăn dặm, mẹ nên chọn phần thịt thăn nõn bò nạc mềm, không có gân và mỡ, giúp bé dễ dàng nhai nuốt và tiêu hoá tốt nhất nhé.
3.2. Lượng thịt ăn dặm phù hợp cho bé 7 tháng theo chuyên gia
Trong 7 tháng đầu đời, cơ thể bé có nhiều sự thay đổi và đây cũng là lúc bé có nhiều hoạt động hơn như: tập bò, tập ngồi,…Chính vì vậy, bên cạnh sữa, mẹ nên bổ sung đủ lượng đạm từ các loại thịt cho bé. Đạm từ thịt rất tốt, nhưng nhiều mẹ bỉm vận băn khoăn chưa biết bé ăn bao nhiêu thịt là đủ? Dưới đây là bảng dinh dưỡng, gợi ý cho mẹ bỉm biết lượng thịt con nên ăn trong một bữa và tần suất các bữa ăn trong một tuần cho bé 7 tháng tuổi:
Loại thịt
Lượng thịt bé ăn mỗi bữa
Tần suất bé ăn mỗi tuần
Thịt gà
25g/bữa
2-3 bữa/tuần
Thịt chim bồ câu
25g/bữa
2 bữa/tuần
Thịt heo
30g/bữa
3-5 bữa/tuần
Thịt bò
25g/bữa
2-3 bữa/tuần
3.3. Lưu ý khi sơ chế và chế biến các loại thịt cho bé ăn dặm 7 tháng
Để mang lại cho bé 7 tháng tuổi những món ăn dặm ngon miệng và bổ dưỡng từ các loại thịt, mẹ cần bỏ túi ngay những mẹo sơ chế hay dưới đây:
Thịt gà: Khi mua thịt gà về, mẹ nên rửa sạch thịt với nước muối loãng hoặc nước vo gạo. Để khử mùi tanh của thịt, mẹ có thể dùng chanh hoặc quất để chà sát lên bề mặt thịt rồi rửa sạch lại với nước mẹ nhé!
Thịt chim bồ câu: Để món ăn dặm cho bé từ thịt chim bồ câu mang hương vị thơm ngon, các bé “mê tít”, mẹ nên làm sạch lông và nội tạng của chim bồ câu. Sau đó, rửa sạch với nước và tiến hành băm nhỏ, rồi vo tròn thành từng viên nhỏ.
Thịt heo, thịt bò: Mẹ nên rửa sạch thịt với nước vo gạo hoặc nước muối loãng và rửa lại với nước sạch. Sau đó, mẹ nên băm nhỏ hoặc xay nhuyễn thịt để có thể chế biến cho bé nhiều món ăn dặm phong phú.
Ngoài cách sơ chế, cách chế biến làm sao để các món ăn dặm từ thịt thơm ngon, hấp dẫn khiến bé “mê tít” cũng được rất nhiều mẹ bỉm quan tâm. Đối với bé 7 tháng tuổi, mẹ băm hoặc xay nhuyễn thịt để nấu bột/cháo cho bé ăn là phù hợp nhất, vì khi này răng của bé chưa mọc hoàn chỉnh và hoạt động cơ hàm còn yếu nên chưa thể ăn được miếng to hay đồ cứng.
Bên cạnh đó, để các món ăn ăn dặm trở nên thú vị, phong phú hơn, mẹ nên kết hợp các loại thịt với rau củ vừa tăng độ ngọt cho món bột/cháo vừa giúp bé dễ tiêu hóa hơn nhờ bổ sung thêm chất xơ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể nấu súp hoặc hầm canh để kích thích vị giác và sự ngon miệng cho bé yêu, mẹ nhé!
1 – Sơ chế đúng cách: Vì hệ tiêu hóa và răng lợi của bé 7 tháng tuổi còn non nớt và chưa phát triển hoàn thiện, mẹ cần biết cách sơ chế đúng, để tránh việc bé bị hóc hoặc không tiêu hóa được thức ăn.
2 – Bảo quản đúng cách: Mẹ bảo quản thịt cá ở ngăn đá trong vòng 1-2 tuần, giúp bé hấp thụ được nhiều dưỡng chất có lợi, tránh tình trạng dự trữ thịt cá quá lâu khiến thịt cá không còn tươi ngon hoặc bị biến chất sẽ mang đến nguồn bệnh cho bé yêu.
3 – Cách ăn: Trong 7 tháng đầu đời, cơ thể bé vẫn còn nhạy cảm nên trong quá trình ăn dặm, bổ sung đạm và dưỡng chất từ thịt cá, mẹ nên chú ý cách ăn cho bé như sau:
Thử dị ứng: Với lần đầu, mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 – 2 thìa món ăn từ thịt hoặc cá. Nếu bé không có các biểu hiện dị ứng hay tiêu chảy sau 48 giờ, mẹ có thể tiếp tục bổ sung các loại thực phẩm này vào thực đơn ăn dặm cho bé với liều lượng và tần suất phù hợp.
Tính toán lượng ăn hợp lý: Mẹ cần chú ý không cho bé ăn “dư thừa” thịt, cá, tránh dẫn đến bé bị thừa cân, béo phì do ăn quá nhiều thịt hoặc bị nhiễm kim loại nặng do ăn nhiều cá.
Cân bằng các nhóm chất: Mẹ nên cho bé ăn cân bằng các nhóm chất đạm – xơ – vitamin – tinh bột để tránh tình trạng hấp thụ quá nhiều đạm và protein khiến bé bị táo bón.
4 – Đảm bảo vệ sinh: Khi ăn bé thường thích thú dùng tay cầm nắm thức ăn đưa lên miệng để tăng vị giác ngon miệng hơn. Sau khi ăn, nếu mẹ chỉ vệ sinh tay và miệng cho bé bằng khăn xô ẩm thông thường không loại bỏ được hết vi khuẩn đâu ạ. Mẹ nên lựa chọn sử dụng khăn ướt chuyên dụng dành cho bé sơ sinh vừa làm sạch hết đồ ăn trên miệng và tay bé, vừa diệt khuẩn an toàn tránh chúng xâm nhập gây kích ứng da con mẹ nhé!
5. Giải đáp thắc mắc của mẹ khi cho bé 7 tháng ăn dặm thịt cá
5.1. Nên cho bé 7 tháng ăn dặm thịt hay cá trước?
Theo khuyến nghị của chuyên gia dinh dưỡng, thời gian đầu bé tập ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn thịt trước rồi mới bổ sung các loại cá. Một số loại cá hải sản có chứa các loại protein có dễ gây dị ứng, kích ứng dẫn đến tình trạng bé bị nổi mề đay, nôn và tiêu chảy. Vì vậy mẹ nên bổ sung nguồn đạm lành tính từ thịt trước cho con để hệ tiêu hoá của bé làm quen dần với nhóm chất đạm.
Tuy nhiên, khi bổ sung các loại thuỷ hải sản cho bé ăn dặm như: cá, tôm, cua, lươn,… để đảm bảo an toàn, mẹ nên cho con ăn 1 – 2 thìa trước. Nếu sau ăn 48 giờ, bé không xuất hiện các dấu hiệu dị ứng như: nổi mề đay, ngứa, tiêu chảy,… mẹ có thể tăng dần lượng ăn trong thực đơn ăn dặm của bé nhé.
5.2. Thịt trắng và thịt đỏ, loại nào tốt hơn cho bé ăn dặm 7 tháng?
Trước khi so sánh giá trị dinh dưỡng của thịt đỏ và thịt trắng đối với bé ăn dặm 7 tháng,mẹ cần biết phân biệt thịt trắng và, thịt đỏ:
Thịt trắng: bao gồm các loại thịt gia cầm như thịt gà, thịt chim bồ câu, thịt vịt,…
Thịt đỏ: bao gồm các loại thịt gia súc như thịt heo, thịt bò,…
Đặc trưng của nhóm thịt trắng là có nhiều acid béo không no hơn so với thịt đỏ, giúp bé dễ tiêu hóa, kiểm soát tốt lượng đường trong máu và tốt cho tim mạch. Trong khi đó, thịt đỏ lại vượt trội hơn hẳn thịt trắng về cung cấp năng lượng dồi dào. Ngoài ra, hàm lượng sắt trong thịt đỏ lên tới 3.1md/100g lớn gấp đôi so với thịt trắng. Khoáng chất kẽm trong 100g thịt đỏ có thể đáp ứng đủ nhu cầu kẽm một ngày của bé.
Như vậy, cả 2 loại thịt đỏ và thịt trắng đều là những nguồn thực phẩm “vàng”, loại thịt nào cũng tốt và cần thiết cho bé. Mẹ nên kết hợp song song 2 loại thịt này trong thực đơn ăn dặm của bé, vừa đem lại những món ăn dặm đa dạng, hấp dẫn vừa mang đến những năm tháng phát triển đầu đời tuyệt vời và toàn diện cho bé yêu.
5.3. Cá đồng và cá biển, loại nào tốt hơn cho bé ăn dặm 7 tháng?
Trước khi quyết định đưa các loại thịt cá cho bé ăn dặm 7 tháng vào thực đơn ăn dặm của bé, mẹ cần phân biệt được 2 loại cá cơ bản đó là cá đồng và cá biển:
Cá đồng: là các loại cá sống trong môi trường nước ngọt như cá chép, cá quả, cá diêu hồng,…
Cá biển: là các loại cá sinh sống trong môi trường nước biển (nước mặn) như cá hồi, cá basa, cá thu,…
Nhiều mẹ băn khoăn không biết cá đồng và cá biển, loại nào tốt hơn cho bé ăn dặm 7 tháng? Để giải đáp, nhiều chuyên gia đã nghiên cứu và kết luận rằng sự chênh lệch về hàm lượng chất dinh dưỡng của cá đồng và cá biển là rất ít. Thành phần protein trong 2 loại cá là như nhau, khoảnh 15 – 22%, chất béo từ 1 – 10% và đều chứa những loại vitamin, khoáng chất giống nhau như: A, D, B2, Canxi, Magie, Kali,…
Như vậy, cả cá biển và cá đồng đều tốt và cần thiết cho bé yêu. Do đó, mẹ nên kết hợp đa dạng các loại cá trong thực đơn ăn dặm của bé, nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng cho bé phát triển toàn diện. Tuy nhiên, để an toàn, dễ mua và dễ chế biến, mẹ nên cho bé ăn cá đồng trước rồi mới đến cá biển.
Theo dõi bài viết tới đây, chắc hẳn những thông tin và mẹo nhỏ hữu ích trên đã giúp mẹ nắm chắc được các loại thịt cá cho bé ăn dặm 7 tháng rồi đúng không ạ? Nếu mẹ còn bất kỳ băn khoăn nào, mẹ đừng ngần ngại để lại bình luận ở phía dưới đây, Góc của mẹ luôn sẵn sàng giải đáp mẹ nhanh nhất có thể nhé!
Tuần khủng hoảng của bé được đánh dấu bằng hàng loạt thay đổi bất thường về tính cách, tâm sinh lý như quấy khóc, bỏ ăn, cáu kỉnh,… Nghe có vẻ rất đáng lo đúng không mẹ nhưng thực ra, đây chính là một trong những dấu hiệu tích cực của cái này, đánh dấu quá trình con bước sang cột mốc phát triển mới. Chính vì thế, mẹ nên bình tĩnh và tìm hiểu 10 dấu mốc quan trọng trong tuần khủng hoảng để hiểu con, an tâm đồng hành cùng con, mẹ nhé!
1. Tuần khủng hoảng của bé (Wonder Weeks) là gì?
Cụm từ “tuần khủng hoảng của bé” là khái niệm còn khá xa lạ với nhiều mẹ bỉm lần đầu lên chức! Theo nghiên cứu của hai nhà khoa học nổi tiếng Hetty van de Rijt và Frans Plooij, quá trình “nhạy cảm” này đánh dấu những thay đổi đột ngột trong tâm lý, tính cách của bé; thường xảy ra vào 10 thời điểm có thể dự đoán được trong 20 tháng đầu đời. Ở mỗi giai đoạn phát triển, bộ não của con sẽ có sự “thăng cấp”, nhận thức được những điều mới mẻ về thế giới.
Do những thay đổi mạnh mẽ đang diễn ra trong não bộ, bé có thể cảm thấy thất vọng và choáng ngợp trước những khả năng mới mà bé chưa thành thạo. Điều này có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, sự thèm ăn, giấc ngủ và hành vi của bé, khiến bé quấy khóc (Crying), đeo bám mẹ (Clinginess) và cáu kỉnh hơn (Crankiness). Tin tốt là sau mỗi thay đổi này, bé sẽ học được những điều mới và thường hạnh phúc hơn rất nhiều. Những thời điểm này được gọi là ‘tuần nắng’ (Sunny week).
2. Cách nhận biết tuần khủng hoảng của bé
Để giúp con “đối phó” với giai đoạn nhạy cảm trên, mẹ cần tìm hiểu cách nhận biết tuần khủng hoảng và có sự điều chỉnh phù hợp đối với từng bé, từng thời kỳ khác nhau. Nhờ đó, mẹ dễ dàng tìm được hướng giải quyết mỗi khi con “thay tính đổi nết”, chủ động hơn trong việc trang bị kiến thức và sẵn sàng khám phá thế giới cùng con yêu.
2.1. Nhận biết tuần khủng hoảng qua bảng theo dõi
Trong 2 năm đầu đời, bé sẽ trải qua 10 tuần khủng hoảng ở các tuần thứ 5 – 8 – 12 – 19 – 26 – 37 – 46 – 55 – 64 – 75. Mẹ cần thường xuyên theo dõi lịch Wonder Week dưới đây để chủ động hơn và không có những lo lắng không cần thiết khi con tự dưng “khó ở” nhé.
2.2. Nhận biết tuần khủng hoảng qua biểu hiện của bé
Tuần khủng hoảng khiến bé khó chịu hơn bình thường do sự thay đổi, đảo lộn về tâm sinh lý và nhận thức. Bé sẽ bị “choáng ngợp”, chẳng biết làm thế nào với những cảm xúc đó. Để nhận biết bé có đang trong tuần khủng hoảng hay không mẹ nên quan sát và “để ý” những biểu hiện thường gặp sau:
Bé sẽ khó ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc ngủ giấc ngắn hơn bình thường.
Tâm trạng bé hay thay đổi, có thể đang vui vẻ bỗng dưng chuyển sang cáu gắt, khó chịu.
Bé nghịch ngợm, hiếu động hơn
2.3. Nhận biết tuần khủng hoảng của bé qua ứng dụng
Ngoài nhận biết tuần khủng hoảng của con qua biểu hiện thường ngày, mẹ tham khảo ứng dụng “The Wonder weeks” nhé. Đây là một trong những “vũ khí” giúp mẹ tính tuần khủng hoảng và hướng dẫn mẹ các mẹo chăm bé trong giai đoạn “khó ở” này. Tính đến tháng 12/2021, ứng dụng đã có 10.000 lượt tải tải xuống. Bên cạnh đó, “The Wonder weeks” cũng có một số đặc điểm nổi bật như:
Theo dõi được các mốc phát triển của bé
Lịch trình được cá nhân hóa và thay đổi cho từng bé
Giúp mẹ hiểu hơn về những thay đổi của con
Có thông báo để mẹ kịp chuẩn bị trong mọi tình huống
Để tải ứng dụng này mẹ chỉ cần thực hiện vài bước đơn giản:
Mỗi tuần khủng hoảng đánh dấu sự thay đổi và phát triển của bé cả về nhận thức, kỹ năng và hành vi. Để hiểu con muốn gì, cần gì mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân cặn kẽ, từ đó giúp con vượt qua tuần khủng hoảng thật nhẹ nhàng. Tất cả những chuyển biến của bé ở 10 tuần khủng hoảng đã được tổng hợp ngay dưới đây.
3.1. Tuần thứ 5 – Sự thay đổi về cảm giác
Mẹ chú ý một chút trong tuần khủng hoảng của bé sẽ thường ngủ liên tục 8-12 tiếng nhưng vào tuần thứ 5, mẹ khó cho bé ngủ hơn vì bé quấy khóc, thường ngủ chập chờn, không sâu giấc. Bên cạnh đó, bé thường xuyên nhìn ngắm những thứ xung quanh. Mẹ đưa một vật bất kỳ màu sắc sặc sỡ đến trước mặt con trong tầm nhìn của con (khoảng 20cm), chắc chắn con sẽ bị thu hút, chăm chú nhìn theo vật đó ngay.
3.1.1. Mẹ nên làm gì để con vượt qua tuần khủng hoảng 5?
Vì đã phát triển mạnh về các giác quan, con dễ dàng cảm nhận những thay đổi xung quanh và biết sợ hãi, lo lắng. Mẹ nên vỗ về bé, cho con yên tâm hơn và tránh để các tác nhân như ánh sáng, âm thanh, mùi vị,… tiếp xúc trực tiếp với bé:
1 – Da kề da, massage bé: Khi bé làm quen với trải nghiệm động chạm cơ thể, mẹ cần có những hành động như chạm tay, chuyển động nhịp nhàng và tiếp xúc gần gũi để bé thích nghi nhanh hơn. Cụ thể, mẹ thường xuyên ôm bé vào lòng, xoa lưng, vuốt ve nhẹ nhàng. Sau khi tắm cho con, mẹ lau người kết hợp massage tay chân để bé cảm nhận được hơi ấm và an tâm hơn.
2 – Mẹ điều chỉnh tác nhân xung quanh: Tiếng ồn, ánh đèn, cử chỉ va chạm nhiều, thậm chí mùi thơm nồng cũng có thể trở thành tác nhân ảnh hưởng đến tâm tình của con. Trong trường hợp này, mẹ nên đưa con đến không gian yên tĩnh hơn, ví dụ như một căn phòng có ánh đèn vừa phải, mùi hương nhẹ nhàng, hạn chế tiếng ồn từ mọi người xung quanh.
3 – Cho bé ti đủ sữa: Cho bé ti đủ như một phương pháp trấn an đưa con vào giấc ngủ và cho con bình tĩnh lại khi tiếp nhận những trải nghiệm mới.
3.1.2. Sự thay đổi của bé sau tuần khủng hoảng 5
Bé mỉm cười khi gặp người quen: Khoảng thời gian này, bé thường bắt đầu mỉm cười để đáp lại những khuôn mặt quen thuộc như ông bà, cha mẹ, anh chị em,…
Con ít nhạy cảm với sự đụng chạm hơn: Nếu mẹ đã thực hành massage cho con từ khi con mới sinh, mẹ dễ dàng nhận thấy con ít giật mình hơn khi mẹ chạm vào.
Con chú ý lắng nghe: Khi mẹ bật một bản nhạc du dương hoặc ngân nga vài câu hát, mẹ quan sát sẽ thấy bé bị thu hút bởi những âm thanh đó và dường như con đang học cách lắng nghe đấy.
Khám phá thế giới xung quanh: Lúc này, bé sẽ dành nhiều thời gian hơn để nhìn ngắm mọi thứ xung quanh và bắt đầu tỏ ra thích thú với điện thoại di động hoặc các món đồ chơi khác khi được đặt trong tầm mắt (trong phạm vi 1m). Bởi chức năng não của bé trong giai đoạn tuần khủng hoảng của bé này đã có sự phát triển, bé có khả năng nhận thức được sự tồn tại của những điều diễn ra quanh mình.
3.2. Tuần thứ 8 – Sự phát triển về thể chất và tinh thần
Tuần khủng hoảng thứ 8 đánh dấu việc bé bước vào giai đoạn phát triển mới, bắt đầu nhận thức được sự vận động của vật thể xung quanh và cơ thể của mình, tạo tiền đề để bé học cách kiểm soát và các giác quan nhạy bén hơn. Cụ thể, trong tuần thứ 8, bé sẽ là thiên thần đáng yêu, ham thích học hỏi vào ban ngày nhưng lại quấy khóc, cáu gắt, bám mẹ vào ban đêm. Đây hoàn toàn là những dấu hiệu bình thường, đánh dấu sự phát triển về cả thế chất lẫn tinh thần.
3.2.1. Mẹ nên làm gì?
Mẹ đừng quá lo lắng nếu tự nhiên con quấy khóc, khó ngủ và hay bám mẹ mà nên bình tĩnh để hiểu lúc này con cần gì, giúp con vượt qua tuần khủng hoảng trơn tru:
1 – Tạo cảm giác an toàn cho con: Bé buồn bực, cáu gắt là do bé chưa đủ thời gian để tiếp nhận những chuyển biến bên trong cơ thể. Lúc này, mẹ cần đồng hành cùng để bé tự tin khám phá thế giới xung quanh. Mẹ nên thực hiện những cử chỉ yêu thương như ôm ấp, vuốt ve, thủ thỉ những lời nói “có cánh” như “Mẹ yêu con”, gọi bé là “bảo bối”, “con yêu”. Những việc làm này tuy nhỏ nhưng sẽ giúp bé cảm nhận hơi ấm từ mẹ, khiến bé cảm thấy an toàn khi ở bên mẹ.
2 – Mẹ nên hỗ trợ bé phát triển thể chất: Bước vào tuần thứ 8, bé phát triển cả về khả năng quan sát bằng mắt lẫn khả năng vận động. Để con dễ dàng khám phá thế giới xung quanh bằng “cửa sổ tâm hồn”, mẹ nên dán những bức tranh, hình khối nhiều màu sắc tại các khu vực ăn, chơi, ngủ nghỉ của bé; hoặc di chuyển những tấm bìa màu. giấy màu đầy màu sắc sang trái, sang phải, lên trên, xuống dưới để bé luyện tập cơ mắt.
Ngoài ra mẹ có thể đặt ngón tay cái vào lòng bàn tay của bé để bé nắm lấy. Cách làm này vừa kích thích xúc giác vừa giúp con luyện tập kỹ năng cầm nắm hiệu quả đó mẹ ạ!
3 – Mẹ cần điều tiết hoạt động phù hợp với bé: Luyện tập kĩ năng mới sẽ kích thích sự tò mò, hứng thú, làm bé cứ mải mê thực hiện hành động đó. Tuy nhiên, cũng có lúc bé thấy quá tải đó ạ! Nếu thấy bé nhìn sang chỗ khác hoặc né tránh, mẹ nên dừng hoạt động đó lại để bé nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, bé chưa cầm nắm thuần thục như người lớn được, mẹ không nên thúc ép, bắt con phải lấy được vật này vật kia.
Thay vào đó, mẹ cần điều tiết và kiên nhẫn thực hiện cùng con, kết hợp chơi đùa, hướng dẫn bé cách cử động các ngón tay để cầm nắm, kết hợp thực hành trước để bé thích thú và làm theo.
3.2.2. Sự thay đổi của bé sau tuần khủng hoảng thứ 8
Sau tuần khủng hoảng cửa bé thứ 8 sẽ có những sự thay đổi như:
1 – Bé có khả năng kiểm soát cơ thể: Kết thúc tuần khủng hoảng thứ 8, bé yêu có thể thực hiện một số động tác như giữ thẳng đầu khi tập trung vào điều gì đó, ngoái đầu lại khi có tiếng động, thực hiện nhiều biểu cảm khuôn mặt (cười, nhăn nhó,…), cố gắng chạm tay vào đồ chơi đang treo lơ lửng, đá chân và khua tay qua lại. Tất cả những hành động này đều có ý thức, bé biết được mình làm gì và cần gì.
2 – Bé nhận thức về thế giới xung quanh tốt hơn: Bé biết quan sát mọi vật xung quanh, đôi khi là tập trung nhìn bố mẹ làm việc, nấu ăn; ngắm nghía say sưa những bức ảnh, bức tranh treo trên tường nhà; khám phá “chức năng” của bàn tay, bàn chân kết hợp sờ nắm chúng.
3 – Cảm xúc của bé có sự phát triển: Bé bắt đầu thể hiện sự yêu thích của mình đối với sự vật, sự việc xung quanh: thường xuyên cười khoái chí khi mẹ nói chuyện hoặc trêu đùa bé, tỏ ra thích thú khi thấy một quả bóng sặc sỡ, một cô búp bê xinh xắn, phát âm được “ê, ê,…”, “a, a,…” hoặc cố gắng nói chuyện khi nhìn thấy món đồ gây sự chú ý,…
3.3. Tuần thứ 12 – Sự phát triển về kỹ năng và nhận thức
Đến tuần khủng hoảng thứ 12, bé có sự phát triển về kỹ năng lẫn nhận thức so với lúc trước. Điều này cũng đồng nghĩa mẹ đối diện với hàng loạt biểu hiện “khó ở” như quấy đêm, bám mẹ, nhút nhát, thường xuyên mút tay,…
3.3.1. Mẹ nên làm gì?
Trong bối cảnh này mẹ nên giúp bé một vài kĩ năng như:
1 – Giúp bé phát triển các giác quan: Bước vào tuần thứ 12, bé học cách tập trung dõi theo vật thể đang chuyển động. Khi đó, mẹ nên chuẩn bị vài món đồ chơi như lục lạc, gấu bông hoặc tranh ảnh nhiều màu sắc rồi di chuyển qua lại để bé tập nhìn. Mẹ cũng có thể bế con đi vòng quanh nhà, mô tả cho bé nghe về từng đồ vật và cho bé sờ chạm để bé cảm nhận được chất liệu, màu sắc,…
2 – Hỗ trợ con tập lẫy, lật: Mẹ cho bé nắm ngón tay để bé cảm nhận được lực ở ngón tay rồi kéo nhẹ nhàng để hỗ trợ bé lật sấp. Bên cạnh đó, mẹ có thể cho con nằm sấp khi thức để con tập lật ngửa lại mà không lo con bị ngạt, khó thở như lúc ngủ.
3.3.2. Sự thay đổi của bé sau tuần khủng hoảng thứ 12
1 – Cử động của con nhẹ nhàng, thuần thục hơn: Sau khi vượt qua tuần khủng hoảng thứ 12, bé yêu sẽ biết lẫy sấp, lẫy ngửa và thành thạo 1 số kỹ năng như: mút ngón tay, nghiêng đầu và người sang một bên, ngậm ngón chân, với và chụp đồ vật bằng cả 2 tay,…
2 – Bé học được nhiều kỹ năng mới: Khi vượt qua tuần khủng hoảng trơn tru, bé sẽ có thêm nhiều kỹ năng mới, chẳng hạn như mắt di chuyển nhịp nhàng hơn, thích thú và chơi đùa với bàn tay của mẹ, biết cách quan sát cử chỉ, hành động của người xung quanh, tạo ra được các âm: a, i, e, o,…, biết hóng chuyện và chờ phản ứng của mẹ.
3.4. Tuần thứ 19 – Sự xuất hiện của các chuỗi hành động
Tuần thứ 19 là giai đoạn khủng hoảng thứ 4 sau khi bé đã bắt đầu làm quen với nhiều hoạt động mới. Lúc này bé hay quấy, thỉnh thoảng khóc toáng lên và ngủ ít hơn, bé biết bám mẹ, thích ôm ấp và sợ hãi, khóc khi tiếp xúc với người lạ bởi bé đã biết phân biệt người thân trong gia đình và người ngoài, không phải ai cũng có thể bế bé.
3.4.1. Mẹ nên làm gì?
Bên cạnh tập cho con trườn, mẹ cũng cần tạo điều kiện để con phát triển toàn diện:
1 – Hỗ trợ con tập trườn, tập bò: Trong tuần khủng hoảng thứ 19, bé sẽ có những dấu hiệu muốn trườn, tiến về phía trước hoặc lùi về phía sau. Mẹ đặt những đồ vật nhiều màu sắc, thu hút sự chú ý của bé ở phía trước như như búp bê, gấu bông, lục lạc,…
Lúc này bé sẽ cố tiến đến để lấy được chúng, mong muốn đó sẽ trở thành phản xạ giúp bé cố gắng tập trườn về phía đồ chơi. Ngoài ra, mẹ cũng có thể tập cho con trườn bằng cách cho con tiếp xúc với những “bài tập” như với tay lấy đồ vật.
2 – Mẹ tạo điều kiện để con tự do trải nghiệm: Để con vượt qua tuần khủng hoảng trơn tru, mẹ nên tạo điều kiện cho con khám phá thế giới xung quanh. Thay vì cấm cản, không cho con làm cái này, cái kia, mẹ nên tạo ra không gian đa dạng về màu sắc, âm thanh, ví dụ như phòng ngủ mẹ bố trí thêm nhiều đèn sao, đèn hình thù con vật đáng yêu,… nơi bé chơi đùa mẹ bày biện thêm tranh ảnh, con vật,…
3.4.2. Sự thay đổi của bé sau tuần khủng hoảng thứ 19
1 – Xuất hiện kỹ năng vận động: Ở giai đoạn này, hành vi của bé đã có sự thay đổi và tiến lên bước cao hơn, bé có thể xử một chuỗi từ hai hành động trở lên thay vì chỉ làm được một hành động như lúc trước. Ví dụ mẹ có thể quan sát thấy bé dùng tay lấy đồ vật rồi cho vào miệng hoặc chuyển sang tay khác, lật xoay món đồ,…
2 – Bé cải thiện khả năng quan sát: Nếu ở giai đoạn trước bé chỉ thích thú khi nhìn thấy điều gì đó thì sau tuần khủng hoảng thứ 12, bé dễ dàng quan sát những chi tiết nhỏ trong tranh ảnh, sách vở,… mẹ dùng tay che đi một phần đồ vật bé cũng có thể nhận ra, khi thấy mình trong gương bé sẽ phấn khích thay vì cảm giác lạ lẫm như lúc trước
3.5. Tuần thứ 26 – Khám phá ra sự khác biệt về khoảng cách
Tuần thứ 26 là giai đoạn khủng hoảng thứ 5 trong gần 20 tháng phát triển. Lúc này bé có những biểu hiện rõ rệt về nhận thức và hành động như quấy khóc, đặc biệt lúc không thấy mẹ; không hợp tác lúc mẹ tắm, thay tã, bỉm,… Bé còn có biểu hiện chán ăn, có những ngày không thích ăn những món mẹ đã chuẩn bị hoặc mím môi không cho mẹ đút.
3.5.1. Mẹ nên làm gì?
Nếu bé có những biểu hiện trên, mẹ thực hiện những bài tập sau cho con nhé:
1 – Khuyến khích con tập bò: Trước khi cho con làm quen với việc bò, mẹ nên cho con tập đẩy người về phía trước để các cơ ở lưng của con phát triển, dồn trọng tâm về tay và chân để chuẩn bị cho tư thế bò.
2 – Giúp bé thực hiện tập các động tác thăng bằng: Bước sang tuần 26 bé đã cứng cáp hơn, mẹ có thể cho con thực hiện một số động tác thăng bằng thông qua trò chơi tàu lượn siêu tốc, máy bay. Mẹ bế con lên và cho con “bay” nhè nhẹ để con làm quen với việc giữ thăng bằng, tránh mạnh tay làm con đau hoặc sợ hãi.
3.5.2. Sự thay đổi của bé sau tuần khủng hoảng thứ 26
1 – Bé nhận ra mối quan hệ giữa những sự vật xung quanh: Sau tuần khủng hoảng thứ 26, bé có xu hướng dịch chuyển cơ thể nhiều hơn. Trong giai đoạn này, bé đã nhận thức được mối quan hệ giữa các bộ phận cơ thể trong việc điều phối hoạt động để tạo ra các kỹ năng vận động mới. Ngoài ra bé cũng tìm thấy mối liên hệ giữa hành động này với hành động khác, ví dụ bấm công tắc sẽ sáng đèn, bấm điều khiển từ xa tivi sẽ phát ra âm thanh, hình ảnh,…
2 – Kỹ năng vận động được cải thiện: Mẹ sẽ nhận thấy kỹ năng vận động của bé được cải thiện, bé có thể bò lùi hoặc bò về phía trước, đôi khi bé tự ngồi dậy khi đang nằm, bám và đẩy ghế ăn đi một đoạn ngắn, bé mân mê đồ chơi bằng cả hai tay. Bên cạnh đó, bé có thể dốc ngược đồ chơi đổ ra ngoài mà không cần sự hỗ trợ của mẹ.
3.6. Tuần thứ 37 – Con học được cách phân loại rồi mẹ nhé!
Tuần thứ 37 đánh dấu bước nhảy vọt thứ 6 trong quá trình phát triển về tinh thần của bé, bé có khả năng phân loại, “gom nhóm” sự vật, hiện tượng lại với nhau. Ở giai đoạn này bé cảm thấy lo lắng, bồn chồn khi không có mẹ bên cạnh, tâm trạng thay đổi “sáng nắng chiều mưa”, ăn không ngon miệng như lúc trước.
3.6.1. Mẹ nên làm gì?
Trong giai đoạn này bé đã biết cách phân loại, mẹ giúp bé thực hiện những hoạt động sau:
1 – Giúp bé củng cố các hoạt động: Mẹ tập cho bé ngồi, bò và tập đứng mon men bằng cách đỡ bé và cho bé bám vào thanh trụ hoặc thành giường. Ngoài ra, mẹ cũng tập cho bé tự uống sữa, tự đưa thức ăn vào bằng cách khích lệ, động viên bé để khiến con thấy thích thú hơn. Để tránh tình trạng con hóc, nghẹn, nôn trớ, mẹ chỉ cho bé tập ăn trước vài muỗng thức ăn và chú ý quan sát trong suốt quá trình đó.
2 – Cùng con xây dựng thói quen khoa học: Mẹ thì thầm vào tai bé những câu như “đã đến giờ ăn rồi con nhé”, “đã đến giờ tắm rửa rồi con ạ” để não bộ bé hình thành phản xạ, đến giờ đó bé sẽ biết “lịch trình” của mình như thế nào. Dần dà, mọi thứ sẽ đi vào khuôn nếp mà mẹ mong muốn.
Ngoài ra, mẹ cũng khuyến khích bé giúp đỡ người khác như lấy những đồ vật nhẹ giúp mẹ, tặng quà cho người khác,… Mỗi lần bé làm đúng mẹ sẽ khen ngợi, khích lệ bằng lời nói hoặc vỗ tay tán thưởng để bé biết đó là hành động nên làm.
3.6.2 . Sự thay đổi của bé sau tuần khủng hoảng thứ 27
1 – Kỹ năng vận động của bé tăng vượt trội: Bé biết bò nhanh và thành thạo hơn, học cách bám rồi đi men ven tường nhà đó mẹ ạ
2 – Mở rộng khả năng nhận thức: Không giống như lúc trước, giai đoạn này bé đã phân biệt được đâu là động vật trong tranh ảnh, đâu là động vật ngoài đời thật
3 – Bé có sự chuyển biến trong cảm xúc: Bé biết ganh tị khi mẹ quan tâm, chăm sóc bé khác mà không phải mình, bé phụng phịu tỏ vẻ đáng yêu khi muốn nhận thứ gì đó từ mẹ, khi thấy sấm sét, bộ phim kinh dị bé đã biết sợ hãi, rùng mình,…
3.7. Tuần thứ 46 – Con học về tư duy logic
Tuần thứ 46 là giai đoạn khủng hoảng thứ 7, bắt đầu từ tuần 42 – 46. Lúc này bé có nhiều hoạt động “hư” hơn khiến mẹ khó chịu, dễ tức giận như quấy khóc, la hét, giãy dụa khi không có mẹ,… Bé biết vứt đồ vật, cau có và nhiều khi còn đánh bạn nữa mẹ ạ.
Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên quan tâm, động viên và phân tích đúng sai để bé biết điều gì nên làm, điều gì không nên làm. Mẹ hạn chế trách mắng, nặng lời vì bé đã có tư duy logic, biết xâu chuỗi vấn đề, chỉ cần mẹ nhẹ nhàng, từ tốn bé sẽ hiểu ra việc nào nên và việc nào không nên.
3..1. Mẹ nên làm gì?
Bé ở giai đoạn này đang bắt đầu có những bước chuyển biến tốt hơn về tư duy, vì vậy mẹ nhớ giúp con thực hiện một số hoạt động sau nhé!
1 – Giúp bé tập làm những việc có trình tự: Mẹ tập cho bé chơi trò xếp hình theo trình tự, sắp xếp các con chữ, nối đồ vật giống nhau,… Cụ thể, mẹ có thể cho bé xếp bảng chữ cái theo thứ tự từ A – Z, ban đầu bé sẽ không thể ghi nhớ hết nhưng việc lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ giúp não bộ làm quen nhanh chóng, thúc đẩy khả năng tư duy và logic.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé sắp xếp đồ vật theo bộ từ khóa, ví dụ như từ khóa con vật thì có con voi, con cá, con mèo,…
2 – Giúp con phát triển ngôn ngữ: Mẹ phát âm chuẩn và tập phát âm những từ ngắn như: ba mẹ, bà,…kết hợp sử dụng hình ảnh hoặc âm thanh đi kèm để giúp con dễ nhớ hơn nhé! mẹ lưu ý phát âm thật chậm rãi, mặt mẹ và bé đối diện với nhau để bé quen dần khẩu hình miệng của mẹ.
3 – Khen ngợi và cổ vũ tinh thần của con: Khi con làm được điều tốt, mẹ chủ động khen ngợi, tặng quà và ôm bé vào lòng để con cảm nhận được mình vừa làm điều tốt, được mẹ yêu thương.
4 – Giúp bé tự lập: Mẹ dạy bé tự sắp xếp đồ vật sau khi chơi bằng để thùng đồ chơi cạnh vị trí của bé, sau khi chơi xong mẹ sẽ bảo “con hãy bỏ đồ chơi vào thùng nhé, vì con bỏ ở ngoài các bạn đồ chơi sẽ buồn lắm đấy”. Tóm lại, mẹ nhân hóa các món đồ chơi càng cụ thể càng tốt, giúp bé ý thức được việc dọn dẹp.
Ngoài ra, mẹ cũng dạy bé tự cầm bình sữa tu ti, đến giờ tự ăn và đi vệ sinh,… bằng cách thường xuyên nhắc nhở hoặc cài báo thức, mỗi khi chuông reo lên là bé biết mình phải làm gì. Nhờ vậy mà giờ giấc sinh hoạt của con được sắp xếp theo trình tự khoa học hơn.
3.7.2. Sự thay đổi của bé sau tuần khủng hoảng thứ 46
Sau tuần khủng hoảng thứ 46, mẹ sẽ bất ngờ khi con học được thêm nhiều điều mới mẻ, cụ thể là các hoạt động về sự sắp xếp, vận động:
1 – Kỹ năng vận động của bé: Ở giai đoạn này mẹ sẽ thấy bé biết cách tụt xuống ghế, giường rất nhanh; bé đã mon men tự đi được, bé còn biết tự cầm đồ ăn để ăn, cầm một số đồ vật nhỏ như bình sữa, bánh, cốc nước một cách dễ dàng.
2 – Bé phát triển kỹ năng nhận thức, phân biệt, quan sát: Bé biết chỉ vào những thứ quen thuộc xung quanh khi mẹ hỏi, biết đòi đi chơi, đi ăn.
3 – Bé phát triển về cảm xúc: Bé đã biết thể hiện cảm xúc buồn khi không vừa ý và vui mừng khi được mẹ khen, yêu thương hoặc làm việc tốt.
3.8. Tuần thứ 55 – Con biết nhiều cách để thực hiện hành động
Tuần thứ 55 là bước nhảy vọt thứ 8 trong quá trình phát triển tinh thần của bé khi vừa bước qua thời kỳ sơ sinh. Trước đây bé chỉ thực hiện một việc nào đó thông qua trình tự hay thói quen mà mẹ tập cho, đến tuần thứ 55, bé hiểu được thế giới rộng lớn, đa dạng đến nhường nào. Ở giai đoạn này, bé sẽ tìm được nhiều cách khác nhau để khám phá sự vật, sự việc xung quanh và học được tính tự lập, biết cách thực hiện hành động để đạt được mục tiêu.
3.8.1. Mẹ nên làm gì?
1 – Khuyến khích tính tự lập ở bé: Mẹ để bé tự do làm việc theo cách mình thích ngay từ những việc nhỏ nhặt như ăn uống, vệ sinh cá nhân, dọn dẹp đồ đạc,… Ban đầu bé có thể vụng về, lóng ngóng, nhưng chỉ cần mẹ kiên nhẫn và dành nhiều thời gian hướng dẫn, bé sẽ thành thạo những kỹ năng ấy thôi.
2 – Giúp bé phát triển ngôn ngữ: Bé thường thích những câu chuyện ngắn, đơn giản và nhớ được các sự việc trong thời gian ngắn. Vì vậy mẹ nên đọc sách tranh hay kể chuyện bé nghe. Mẹ cũng có thể cho bé nghe các bài hát ngắn, vui nhộn và “rủ” bé ngân nga cùng mình.
3 – Chú ý cách thể hiện thái độ của mình: Việc mẹ khích lệ khi bé hoàn thành việc nào đó sẽ làm bé thích thú, khơi gợi sự sáng tạo, ham học hỏi của con. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần cảm thông với những nỗi sợ dù cho vô lý của bé như thường xuyên quấy khóc không lý do, cáu gắt,… vì khi cảm nhận được sự an toàn từ mẹ, bé mới thỏa sức khám phá thế giới này.
3.8.2 . Sự thay đổi của bé sau tuần khủng hoảng thứ 55
Ở giai đoạn này, bé sẽ nhận thấy thế giới phong phú hơn và khám phá mọi việc một cách linh hoạt.
1 – Bé tự bắt đầu một chuỗi hoạt động theo chu trình: Các bé sẽ loay hoay thử nghiệm mọi cách và tự tìm cách để thực hiện một việc. Mẹ đừng ngạc nhiên khi thấy bé cầm giẻ lau bàn hay lấy hộp bánh đưa mẹ để nhờ mẹ bóc, sau đó cho vào miệng ăn ngon lành…
2 – Bé tham gia thực hiện một chu trình với mẹ: Bé sẽ thích thú khi cùng mẹ dọn dẹp, đặt các món đồ về chỗ cũ hay phối hợp tự mang yếm, thìa, bát để mẹ dọn bàn ăn,…
3 – Bé có thể thực hiện chu trình sau khi được hướng dẫn: Lúc này, bé nghe hiểu và làm theo những gì mẹ bảo. Khi được mẹ hướng dẫn, bé có thể tự ăn đồ ăn trên đĩa,chơi xếp tháp được ít nhất 3 khối hình,…
3.9. Tuần khủng hoảng thứ 64 – Hiểu về các nguyên tắc và quy luật
Tuần khủng hoảng thứ 64 là bước nhảy vọt thứ chín trong quá trình phát triển tinh thần của bé. Bé sẽ học được cách tự mình ứng biến theo nhiều cách khác nhau để hoàn thành mục tiêu trong hoàn cảnh cụ thể. Trong quá trình liên tục tìm tòi, thử nghiệm ấy, có khi bé cảm thấy hứng khởi, có khi lại bực bội, cáu gắt. Điều quan trọng là mẹ hãy kiên nhẫn, đồng hành để hiểu con và định hướng con theo những hướng đúng đắn mẹ nhé.
3.9.1. Mẹ nên làm gì?
Mẹ hãy cho con được khám phá nhiều hơn, chú trọng vào cách để giúp con cảm nhận được nguyên tắc và quy luật bằng cách:
1 – Giúp bé được tham gia nhiều hoạt động hơn: Mẹ cho bé ra ngoài nhiều hơn để con cùng quan sát, lắng nghe và bắt chước mọi vật xung quanh. Lúc ở nhà, mẹ cũng cần chú ý cho con được tự lập làm 1 số hoạt động như đánh răng, chải tóc, đi tất, ăn uống.
2 – Giúp con phát triển ngôn ngữ: Mẹ tập cho bé nói từng câu ngắn, đếm số và nói lại những từ con xem được trên tivi.
3 – Khen ngợi và cổ vũ tinh thần của con: Khi con làm được điều tốt, mẹ chủ động khen ngợi, tặng quà và ôm bé vào lòng để con cảm nhận được mình vừa làm điều tốt, được mẹ yêu thương. Nếu bé có làm sai điều gì, mẹ đừng quát mắng mà nên hỏi lý do vì sao con làm như vậy, giải thích để con hiểu không nên làm điều đó.
3.9.2. Sự thay đổi của bé sau tuần khủng hoảng thứ 64
Lúc này bé đã dần phát triển về cảm xúc, con hành động và cư xử có nguyên tắc hơn với nhiều thay đổi mới như:
1 – Kỹ năng vận động: Bé biết chạy nhảy, đi lại rất nhanh; thực hiện được nhiều hành động có tính chu trình và lặp lại thường xuyên như tự đi giày, tự mặc quần áo,…
2 – Kỹ năng nhận thức, phân biệt, quan sát: Bé đã biết lựa chọn những thứ mình thích. Bé thích được giúp đỡ người khác như lấy đồ vật cho mẹ, đưa tăm cho bà, đưa bánh kẹo cho bạn,…
3 – Bé phát triển cảm xúc: Bé thể hiện cảm xúc buồn khi không vừa ý và vui mừng khi được mẹ khen, yêu thương hoặc làm việc tốt. Đặc biệt hơn, ở giai đoạn này con rất thích được nịnh đó mẹ.
3.10. Tuần khủng hoảng của bé thứ 75 – Điều chỉnh hành vi theo các nguyên tắc
Tuần thứ 75 là giai đoạn khủng hoảng cuối cùng trong chuỗi khủng hoảng của con. Lúc này bé đã biết đòi, biết sở hữu các đồ vật của mình và tiếp tục có nhiều biểu hiện khó chịu như quấy khóc, la hét, phản kháng lại mẹ nếu bé không thích làm 1 điều gì đó. Mẹ nên kiên nhẫn cùng bé vượt qua giai đoạn này, vì đây là giai đoạn cuối cùng, bé cũng vì thế mà nhạy cảm hơn đó ạ:
3.10.1 Mẹ nên làm gì?
Để giúp con tập điều chỉnh các hành vi theo nguyên tắc, mẹ chú ý:
1 – Giúp bé tập làm những việc có trình tự: Mẹ tập cho bé chơi trò xếp hình theo trình tự, sắp xếp các con chữ, nối đồ vật giống nhau,… để bé hứng thú và biết cách xâu chuỗi vấn đề, nhận thức được sự vật, hiện tượng xung quanh nhiều hơn.
2 – Khen ngợi và cổ vũ tinh thần của con: Khi con làm được điều tốt, mẹ chủ động khen ngợi, tặng quà và ôm bé vào lòng để con cảm nhận được mình vừa làm điều tốt, được mẹ yêu thương. Nhờ vậy mà bé sẽ cảm thấy tự hào vì được mẹ “khen lấy khen để”
3 – Giúp bé tự lập: Mẹ dạy bé tự sắp xếp đồ vật sau khi chơi, tự cầm bình sữa tu ti, đến giờ tự ăn và đi vệ sinh,… để giúp con điều chỉnh hành vi, sinh hoạt theo theo đúng nguyên tắc mẹ đặt ra.
3.10.2. Sự thay đổi của bé sau tuần khủng hoảng thứ 75
Lúc này bé của mẹ đã có thể thực hiện các hoạt động tuân thủ theo nguyên tắc như:
1 – Thể hiện sự tôn trọng với bé: Nếu con thích được tự làm và lựa chọn điều gì, mẹ đừng vội ngăn cản nếu con làm không vừa ý mẹ. Thay vào đó mẹ cần quan sát, hỗ trợ để con tự làm và tự trưởng thành.
2 – Cho con khám phá và phát triển nhiều kỹ năng mới: Mẹ cho bé ra ngoài và tham gia chơi cùng các bạn, nói chuyện với người khác nhiều hơn để con vừa mạnh dạn, vừa có thêm trải nghiệm mới.
3 – Mẹ hỗ trợ bé phát triển ngôn ngữ: Mẹ dạy con tập nói những câu mô tả điều mà con nhìn thấy, thể hiện cảm xúc yêu thương.
Trên đây là tổng quan về 10 tuần khủng hoảng của bé và 10 dấu mốc quan trọng mẹ cần chú ý. Quá trình diễn ra xuyên suốt trong 2 năm đầu đời, mẹ cần lắng nghe, dành nhiều thời gian cùng bé thực hiện điều nọ điều kia như khám phá thế giới xung quanh, vẽ tranh, tập cầm nắm đồ vật. Chúc bé sẽ vượt qua 10 dấu mốc của tuần khủng hoảng và phát triển thật khỏe mạnh!
Mẹ đang trong quá trình tìm hiểu nhiều thông tin về tư thế nằm để thai nhanh vào tử cung nhằm chuẩn bị thật tốt để chăm sóc thai nhi và đón bé chào đời. Để đỡ mất công mẹ kiếm tìm, Góc của mẹ tổng hợp tất tần tật thông tin chuẩn khoa học về tư thế nằm ở giai đoạn thụ thai ngay sau đây. Mẹ tham khảo nhé!
1. Tư thế nằm ngủ để thai vào tử cung nhanh sau khi chuyển phôi
Trong giai đoạn thụ thai, nếu nội mạc tử cung dày thì phôi sẽ nhanh chóng bám chắc và phát triển thành thai nhi. Bên cạnh chế độ ăn uống điều độ, mẹ bầu cần chú ý nằm đúng tư thế để hỗ trợ phôi bám chắc hơn và phát triển tốt nhất.
1.1. Nằm nghiêng bên trái sau
Trong 14 ngày sau khi vào cơ thể mẹ, phôi thai sẽ liên tục di chuyển và tìm vị trí thuận lợi nhất để làm tổ. Tư thế nằm nghiêng bên trái hỗ trợ phôi dễ tìm được nơi làm tổ nhất đó mẹ. Tư thế nằm cho thai vào tử cung này vừa giúp mẹ nằm thoải mái, vừa tạo không gian rộng rãi để phôi làm tổ trong tử cung mẹ. Khi nằm nghiêng trái, mẹ co chân trái lên, chân phải để duỗi thẳng, kê thêm chiếc gối mềm phía sau lưng và giữa hai đầu gối cho dễ chịu nhất nhé.
1.2. Nằm ngửa
Tư thế nằm ngửa cũng được nhiều mẹ bầu truyền tai nhau với khả năng giúp tăng tỷ lệ đậu thai hiệu quả. Cụ thể, mẹ nằm ngửa người, hai chân khép gọn, tay thả lỏng và thư giãn tại chỗ. Nếu thấy mỏi chân, mẹ kê thêm gối mềm giữa hai chân để nằm cho thoải mái nhất, tăng chất lượng giấc ngủ nhé.
1.3. Tư thế khép chân, nằm thẳng
Ở tuần đầu tiên sau khi chuyển phôi, mẹ nên nằm với tư thế thoải mái, không gò bó. Tốt nhất, mẹ nằm khép hai chân, thẳng người, hai tay thả lỏng. Nằm như vậy hạn chế áp lực lên phôi, giúp phôi dễ dàng bám vào thành tử cung và làm tổ vững chắc, nâng cao tỷ lệ đậu thai đó ạ. Thi thoảng, mẹ có thể nhẹ nhàng chuyển sang nằm nghiêng trái để tránh bị mỏi, tê tay.
2. Thời gian thai vào tử cung mẹ cần biết
Thông thường, quá trình cấy phôi thai vào tử cung sẽ mất khoảng 8 – 9 ngày, tuy nhiên, cũng có những trường hợp thai vào tử cung chậm, mất khoảng 12 – 14 ngày. Do đó, mẹ cần duy trì tư thế nằm để thai vào tử cung đúng trong ít nhất 14 ngày để đảm bảo đậu thai thành công và tránh các tác động không tốt đến thai nhi.
3. 8 Dấu hiệu chứng tỏ thai đã vào tử cung
Sau giai đoạn thụ thai, hẳn mẹ rất mong ngóng xem thai đã đậu thành công chưa, bé đã hình thành chưa. Nếu thấy có 8 dấu hiệu này, chứng tỏ thai đã vào tử cung rồi, mẹ chuẩn bị kỹ càng để đón bé yêu thôi ạ.
3.1. Máu báo thai
Đây là dấu hiệu điển hình nhất cho thấy thai đã bám thành công vào tử cung của mẹ. Do niêm mạc tử cung khá giàu dưỡng chất và máu nên lúc phôi bám vào làm tổ sẽ gây nên hiện tượng chảy máu. Thông thường chảy máu báo thai chỉ diễn ra trong khoảng 2 – 3 ngày, màu sắc đậm hơn và lượng máu ít hơn so với kỳ kinh nguyệt bình thường.
3.2. Chuột rút vùng bụng
Khoảng một vài ngày sau khi quan hệ, nếu mẹ thấy có những cơn chuột rút nhẹ ở dưới vùng bụng hoặc lưng thì chứng tỏ đã đậu thai rồi đó ạ. Cơn chuột rút này khá nhẹ nhàng, chỉ diễn ra trong 2 – 3 ngày và không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của mẹ. Tuy nhiên, nếu những cơn chuột rút khiến mẹ quá đau hoặc kéo dài mãi không dứt, mẹ nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và xử lý kịp thời nhé.
3.3. Ngực đau và sưng
Ngày thứ 7 kể từ khi chậm kinh, mẹ cảm thấy ngực trướng lên, đau và tức nhiều. Đây có khả năng là dấu hiệu mẹ đã thụ thai thành công. Lúc này, thai nhi đang truyền tín hiệu đến các bộ phận cơ thể người mẹ để thông báo rằng bé đã có mặt trên đời, mẹ chuẩn bị tâm lý và sức khỏe tốt nhất để chuẩn bị đón con yêu nhé.
3.4. Nhiệt độ cơ thể tăng
Khi thai làm tổ, cơ thể mẹ sẽ sản xuất ra lượng máu nhiều hơn và lưu thông liên tục đến thai nhi để cung cấp đủ dưỡng chất cho bé. Điều này dẫn đến thân nhiệt mẹ tăng lên, đổ mồ hôi nhiều hơn.
3.5. Có chất nhầy ở cổ tử cung
Khí hư giúp tinh trùng dễ dàng xâm nhập vào tử cung, gia tăng tỷ lệ thụ thai thành công. Do đó, trong suốt thời kỳ mang thai, mẹ sẽ thấy có nhiều chất nhầy ở cổ tử cung và ra nhiều khí hư hơn mọi khi. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, mẹ không cần quá lo lắng và chú ý vệ sinh vùng kín thật kỹ để không bị viêm nhiễm nhé.
Gợi ý mẹ sử dụng Dung dịch vệ sinh Mamamy chuyên dụng với thành phần 100% thiên nhiên. Đặc biệt tinh dầu hoa cam neroli và dịch chiết rễ cây củ cải đường giúp kháng viêm, kháng khuẩn, khử mùi đồng thời giữ ổn định độ pH lý tưởng nhất cho vùng kín. Mẹ luôn cảm thấy thông thoáng và thoải mái nhất, chẳng sợ khí hư hay vùng kín có mùi mất tự tin nữa rồi.
3.6. Đi tiểu thường xuyên hơn
Lượng máu cần cung cấp cho thai nhi và vùng xương chậu tăng cũng gây áp lực lên bàng quang, làm mẹ buồn tiểu và đi tiểu nhiều hơn. Nhất là thời gian 1 tuần sau khi thụ thai thành công.
3.7. Thèm ăn, thay đổi khẩu vị
Khi có thai, lượng hormone HCG trong cơ thể mẹ sẽ tăng lên gấp đôi sau mỗi vài ngày trong suốt những tháng đầu thai kỳ. Loại hormone này làm mẹ thèm ăn, thay đổi khẩu vị, đôi khi còn chán ăn những món mà mẹ từng rất thích.
3.8. Bốc hỏa
Lượng hormone trong cơ thể mẹ sẽ biến động thường xuyên trong suốt thời gian mang thai. Cụ thể, lượng estrogen giảm sút và lượng máu vận chuyển tăng cao, dẫn đến các cơn bốc hỏa ở mẹ bầu. Triệu chứng nhẹ thường thấy như là đỏ mặt, nóng ran khắp người, nặng hơn là tim mẹ đập nhanh, mất ngủ.
Hiện tượng bốc hỏa cũng xảy ra nếu mẹ có chế độ ăn uống không điều độ, ngủ nghỉ thất thường, tâm trạng buồn rầu. Do đó, trong suốt thời gian mang thai, mẹ lưu ý nghỉ ngơi, ăn đủ bữa và thả lỏng tinh thần để tránh các tác hại xấu.
Thông thường thì thai vào tử cung sau khi thụ thai thành công từ 1 – 2 tuần, nhưng sẽ tùy cơ địa của mỗi mẹ bầu khác nhau nên quá trình phôi thai vào tử cung cũng sẽ khác. Ngoài ra, phần lớn mẹ bầu không nhớ ngày quan hệ hoặc tính sai chu kỳ kinh nguyệt. Nếu không thấy dấu hiệu thai vào tử cung thì sau khi trễ kinh 7 – 15 ngày, mẹ nên đi siêu âm để chắc chắn và có cách xử lý khoa học, phù hợp nhất nhé.
4. Lưu ý cho mẹ khi mang thai để không ảnh hưởng đến bé
Mẹ bầu đang mang thai, khi nằm ngủ và lúc mới có bé nên nằm đúng tư thế. Bên cạnh đó mẹ đừng quên 5 lưu ý cực kỳ quan trọng sau đây để gia tăng tỷ lệ đậu thai và tránh làm ảnh hưởng đến bé cưng trong bụng nhé!
4.1. Mẹ mặc quần áo thoải mái khi ngủ
Khi mới mang thai, do chưa quen nên mẹ sẽ cảm thấy hơi bị nặng bụng. Nếu mặc quần áo ôm sát lại càng làm mẹ bí bách, khó chịu, dẫn tới ngủ không ngon giấc. Mẹ nên mặc váy đầm hoặc đồ pijama rộng rãi để thoải mái, tránh tạo áp lực lên bụng và nâng cao chất lượng giấc ngủ. Từ đó đảm bảo cơ thể khỏe mạnh và cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi.
4.2. Mẹ tránh xa các thiết bị điện tử
Các thiết bị điện tử chứa bức xạ điện từ, nếu tiếp xúc với mẹ bầu quá lâu có thể gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi trong bụng. Cụ thể, việc phơi nhiễm bức xạ thường xuyên dễ làm mẹ bị sảy thai, hoặc gây ra các dị tật về não, khiến bé chậm phát triển trí tuệ sau khi lớn lên. Trong lúc ngủ, mẹ nên để điện thoại ở xa mình, tuyệt đối không để cạnh đầu mẹ nhé.
4.3. Tuyệt đối không uống rượu, bia
Rượu bia khi mang thai được xem là “điều cấm kỵ” vì dễ gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi trong bụng. Lượng cồn tích tụ trong cơ thể thai nhi sẽ ngăn cản thai nhi hấp thụ đủ dinh dưỡng và lượng oxy cần thiết hình thành nên các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Mẹ tham khảo bài viết Bầu 3 tháng uống bia được không? để biết thêm thông tin chi tiết nhé.
4.4. Hạn chế ngồi, đứng ở một chỗ quá lâu
Ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu làm mẹ tê chân, tê tay và mỏi mệt. Bé cũng không có cơ hội di chuyển, vận động mà chỉ nằm mãi một chỗ. Lượng máu và oxy cung cấp đến bé ít đi, không đủ đáp ứng nhu cầu hàng ngày. Con sẽ chậm lớn, thần kinh trung khu kém phát triển và khó theo kịp các bạn đồng trang lứa khi lớn lên. Vì thế, mẹ nên thay đổi tư thế ngồi, đứng sau mỗi 3 – 4 giờ đồng hồ để cơ thể nhẹ nhàng và khoan khoái.
4.5. Tập các bài vận động nhẹ
Mặc dù mẹ bầu không nên vận động với cường độ mạnh nhưng không có nghĩa là không tập thể dục trong suốt thai kỳ. Các bài tập nhẹ như yoga, bơi lội, tập bò,… sẽ giúp mẹ thư giãn gân cốt, tăng cường đề kháng, nâng cao sức khoẻ cả thể chất lẫn tinh thần. Em bé ở trong bụng cũng khỏe mạnh và được hấp thu nhiều dưỡng chất hơn.
Với nhiều gia đình, việc sinh con hợp tuổi bố mẹ là rất quan trọng. Do đó nhiều bố mẹ đã tính toán trước để đặt tên hợp phong thủy cho bé yêu với mong muốn em bé sẽ mang đến nhiều may mắn, thuận lợi. Ngoài ra với những họ hiếm như họ Từ, họ Khổng, họ Lương,… bố mẹ cũng thường có những băn khoăn như đặt tên con gái họ Lương sao cho hay, hài hòa với họ. Mời bố mẹ tham khảo thêm chuỗi bài viết đặt tên con từ Góc của mẹ để chọn cho bé nhà mình một cái tên ưng ý nhé!
Như vậy mẹ đã biết 3 tư thế nằm để thai nhanh vào tử cung cũng như 8 dấu hiệu cho thấy thụ thai thành công rồi. Mẹ nhớ thực hiện song song các lưu ý trên bên cạnh tư thế nằm cho thai vào tử cung để mang đến môi trường thoải mái nhất cho thai nhi trong bụng hình thành và phát triển nhé. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để Góc của mẹ hỗ trợ mẹ nhanh chóng nhất!
Mẹ đang mang thai và nghe nói nước đậu đen xanh lòng có nhiều chất dinh dưỡng nhưng tâm lý mẹ nào cũng cẩn thận nên muốn tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định có uống hay không. Để tiện nhất cho mẹ, Góc của mẹ đã tổng hợp đáp án chuẩn khoa học nhất giải đáp băn khoăn có bầuuống nước đậu đen xanh lòng được không? có tốt không? ngay dưới đây!
1. Có bầu uống nước đậu đen xanh lòng được không?
Khi có bầu, mẹ hoàn toàn uống được nước đậu đen xanh lòng. Vì đậu đen nói chung (bao gồm đậu đen xanh lòng và đậu đen lòng trắng) đều có nhiều tác dụng tích cực đối với mẹ bầu và thai nhi.
Tuy nhiên từ tháng thứ 4 trở đi của thai kỳ mẹ mới nên uống nước đậu đen xanh lòng. Bởi đậu đen có tính hàn, giúp làm mát cơ thể nhưng nếu uống sớm ở những tháng đầu, cơ thể mẹ đang nhạy cảm và mệt mỏi nên dễ dẫn đến nguy cơ bị tụt huyết áp, ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và thai nhi. Sang tháng thứ 4, hầu hết mẹ bầu đều hết bị ốm nghén, huyết áp và sức khỏe g ổn định, uống lúc này sẽ rất có lợi cho cơ thể đó ạ.
2. Dinh dưỡng trong nước đậu đen xanh lòng
Đậu đen luôn là loại thực phẩm được chuyên gia khuyên dùng cho mẹ bầu vì chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp ích trong quá trình lớn khôn của thai nhi. Cụ thể, theo Cơ sở dữ liệu Dinh dưỡng quốc gia Mỹ, cứ 100g đậu đen sẽ bao gồm các dưỡng chất như sau:
Chất dinh dưỡng
Hàm lượng/100g đậu đen
Năng lượng
114 kilocalories
Protein
7.62 g
Carbohydrate
20.39 g
Chất xơ
7.5 g
Canxi
23 milligrams (mg)
Phospho
120 mg
Vitamin K
2.8 mg
Sắt
1.81 mg
Magie
60 mg
Với hàm lượng dưỡng chất cực dồi dào này, nước đậu đen xanh lòng là loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và bé cưng.
3. 7 lợi ích từ thói quen uống nước đậu đen xanh lòng với mẹ bầu
Mặc dù đã nghe nói về hàm lượng chất dinh dưỡng có trong đậu đen rồi nhưng mẹ vẫn băn khoăn uống nước đậu đen xanh lòng có tốt không cho thai nhi trong bụng. Sau đây là 7 lợi ích từ thói quen uống nước đậu đen xanh lòng đối với mẹ bầu, mẹ tham khảo ngay nhé!
3.1. Giúp giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ
Không ít mẹ bầu gặp phải tình trạng thèm ngọt, chỉ thích ăn đồ ngọt như bánh kẹo, trà sữa,… Điều này dẫn đến việc mẹ nạp quá nhiều đường vào cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Bằng việc thay thế các loại thực phẩm ngọt từ đường nhân tạo ở trên với nước đậu đen xanh lòng, độ nhạy insulin sẽ được cải thiện và kiểm soát lượng đường trong cơ thể mẹ bầu. Nghiên cứu của M.Winham vào năm 2017 cũng chứng minh rằng việc uống loại nước này thường xuyên giúp mẹ ăn ít gạo trắng lại, hạn chế tình trạng nạp đường (carbohydrate) quá nhiều.
3.2. Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa
Đậu đen là loại thực phẩm rất giàu tinh bột. Loại tinh bột này dễ tiêu hóa và hoạt động như prebiotics, có công dụng thúc đẩy hệ vi khuẩn lành tính trong đường ruột. Nhờ thế mà nước đậu đen xanh lòng cải thiện được sức khỏe hệ tiêu hóa cho mẹ bầu, mẹ khỏi lo bị tiêu chảy, táo bón trong thai kỳ nữa rồi.
3.3. Kiểm soát cân nặng trong thai kỳ hiệu quả
Các chất dinh dưỡng có trong đậu đen như protein, chất xơ và carbohydrate đều thuộc dạng tiêu hóa chậm, tạo cảm giác no lâu cho mẹ bầu. Do vậy, mẹ sẽ tránh được tình trạng đói bụng và ăn liên tục trong ngày. Mẹ cũng hạn chế hấp thụ cholesterol xấu từ các loại thức ăn nhanh hay thực phẩm nhiều đường nhân tạo nên cân nặng sẽ được kiểm soát hiệu quả, mẹ không bị tụ mỡ dưới bụng gây khó khăn trong di chuyển và nghỉ ngơi.
3.4. Giúp não bộ bé phát triển
Não bộ của thai nhi cần được cung cấp phospholipid để phát triển. Bằng cách uống nước đậu đen xanh lòng, mẹ sẽ bổ sung đủ lượng phospholipid mà con cần, tạo dựng được màng bao myelin xung quanh các dây thần kinh não, thúc đẩy truyền tín hiệu từ não đến các bộ phận trong cơ thể. Nhờ thế mà con thông minh và có trí nhớ tốt hơn sau khi ra đời.
3.5. Giúp mẹ có làn da khỏe mạnh
Khi mang thai, làn da của mẹ thường bị đen sạm đi và không còn hồng hào như trước. Nhưng mẹ không thể dùng các loại thuốc uống hay thực phẩm chức năng cải thiện làn da vì dễ gây tác dụng phụ, ảnh hưởng không tốt đến bé cưng trong bụng.
Uống nước đậu đen xanh lòng mỗi ngày để có một làn da khỏe mạnh, trắng trẻo nhìn là thích mê mẹ nhé. Trong đậu đen có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, hỗ trợ đánh bay các hắc sắc tố, giữ cho làn da của mẹ luôn mịn màng và trắng sáng đó ạ.
3.6. Giúp mẹ và bé có hệ xương chắc khỏe
Để đảm bảo hệ xương của con phát triển vững chắc, mẹ cần bổ sung lượng canxi nhiều gấp 2 – 3 lần trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Bởi vì lúc này bé yêu đã hình thành đầy đủ các bộ phận trong cơ thể, nếu thiếu canxi con sẽ bị loãng xương, xương khớp không cứng cáp, sau này ra đời con khó tập bò, tập đi đó mẹ. Đối với mẹ thì việc thiếu canxi cũng có nhiều tác động xấu, điển hình là tình trạng nhức mỏi xương khớp, khó đứng lên ngồi xuống sau khi sinh.
Mẹ nhớ bổ sung thêm nước đậu đen xanh lòng vào thực đơn hàng ngày để cung cấp đủ lượng canxi mà mẹ và thai nhi cần, từ đó giảm thiểu được các tác động xấu từ việc thiếu canxi, bé yêu phát triển toàn diện và lớn khỏe nhé.
3.7. Giải nhiệt cơ thể nhanh chóng
Nước đậu đen có vị ngọt nhẹ, thanh mát giúp thanh lọc và giải nhiệt cơ thể rất tốt. Ở giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, mẹ thường hay bị nóng bức trong người do ở trong nhà nhiều, ít vận động. Việc uống nước đậu đen sẽ “gạt bay” tình trạng nóng nực, bực bội cho mẹ bầu, đồng thời hỗ trợ gan và thận hoạt động tốt hơn.
Ngoài việc nghiên cứu kỹ chế độ ăn của mẹ trong suốt thai kỳ, nhiều bố mẹ cũng đã bắt đầu cân nhắc đến việc đặt tên bé trai, tên bé gái hay và ý nghĩa 2022 từ sớm. Để chọn được tên hay, độc lạ, đáng yêu và tên hợp hợp tuổi bố mẹ cho bé, mời bố mẹ tham khảo các bài viết gợi ý đặt tên con của Góc của mẹ nhé!
4. Hướng dẫn mẹ uống nước đậu đen xanh lòng đúng cách
Mẹ muốn uống nước đậu đen xanh lòng nhưng không biết uống với hàm lượng bao nhiêu là đủ, có lưu ý gì khi uống không. Hướng dẫn cách uống hiệu quả, khoa học cho mẹ được “tiết lộ” ngay dưới đây:
1- Hàm lượng nước đậu đen mẹ nên uống
Sau 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bắt đầu bổ sung thêm nước đậu đen và uống mỗi ngày từ 500 – 1000ml (khoảng một nắm tay đậu đen) thôi nhé. Đây là lượng nước đậu đen phù hợp, vừa giúp bổ sung nước vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi. Nếu uống nhiều hơn dễ gây nguy cơ tụt huyết áp ở mẹ bầu, nhất là đối với mẹ có huyết áp thấp.
2- Thời điểm uống thích hợp trong ngày
Mẹ nên uống nước đậu đen xanh lòng vào buổi trưa và chiều để hạ nhiệt, giảm nóng bức. Tránh uống vào sáng sớm hoặc buổi tối muộn vì dễ làm thận hoạt động quá mức, đào thải liên tục gây mệt mỏi cho mẹ bầu.
3- Nên uống nước đậu đen ngay trước bữa ăn
Đậu đen tạo cảm giác no lâu cho mẹ, vì thế, mẹ nên uống nước đậu đen xanh lòng vào trước bữa ăn cỡ 15 – 20 phút để hạn chế ăn nhiều, đặc biệt trong trường hợp mẹ đang tăng cân mất kiểm soát.
5. Công thức nấu nước đậu đen xanh lòng bổ dưỡng cho mẹ và thai nhi
Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giữ trọn vẹn được dưỡng chất, mẹ nên tự nấu nước đậu đen xanh lòng tại nhà. Cách làm rất đơn giản và không tốn nhiều thời gian đâu ạ. Mẹ tham khảo ngay công thức chuẩn chỉnh này để trổ tài vào bếp, bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng cho thai nhi nhé!
1- Mẹ chuẩn bị nguyên liệu
50g đậu đen xanh lòng
1 lít nước
2- Hướng dẫn mẹ cách thực hiện
Bước 1: Đậu đen xanh lòng mua về mẹ ngâm trong nước sạch từ 5 – 10 phút để loại bỏ hết bụi bẩn. Sau khi ngâm, những hạt đậu bị lép hay hư sẽ nổi lên bề mặt, mẹ dùng thìa để vớt ra nhé.
Bước 2: Mẹ đổ hết nước đi, cho đậu đen tươi vào rổ để cho ráo. Kế đến, mẹ bắc chảo lên bếp, cho đậu đen (đã ráo nước) vào rang với lửa nhỏ trong 5 – 6 phút. Lưu ý đảo đều tay để tránh đậu bị cháy khét mẹ nhé.
Bước 3: Thấy các hạt đậu hơi nứt ra, chuyển màu vàng nâu và thơm ngát là mẹ tắt bếp. Cho phần đậu vừa rang vào nồi, thêm 500ml nước vào, để lửa vừa và đun sôi trong 6 – 7 phút.
Bước 4: Nước sôi lăn tăn là mẹ dùng nắp vung đậy lại, ủ đậu trong khoảng 5 phút nữa rồi tắt bếp. Phần nước đậu đen xanh lòng thơm ngát, vị ngọt nhẹ đã hoàn thành rồi đó ạ. Mẹ đổ ra ly uống hoặc cất trong bình, đặt ở ngăn mát tủ lạnh để bảo quản, rồi dùng dần nhé.
Mẹ bầu thường nấu một mẻ nước đậu đen lớn rồi bảo quản, khi dùng thì lấy ra uống cho tiện lợi, đỡ mất công nấu nhiều lần. Nhưng để đảm bảo vệ sinh, mẹ nên tiệt trùng bình, chai lọ thật kỹ trước khi sử dụng để đựng nước đậu đen nhé. Bởi lẽ, nếu chai lọ không sạch, vi khuẩn sẽ bám vào và khi uống nước, mẹ cũng đồng thời đưa những hại khuẩn xấu này vào cơ thể, dễ gây bệnh cho mẹ và tác động không tốt đến thai nhi.
Rửa chai lọ với nước sạch thông thường sẽ không thể tiêu diệt được hết vi khuẩn, do đó mẹ kết hợp nước rửa chuyên dụng để tiệt trùng, đánh bay mọi hại khuẩn cứng đầu nhé.
Rửa bằng nước rửa chén thì sợ tồn dư hóa chất đọng lại, giải pháp cho mẹ đây, sử dụng Nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy an toàn, lành tính cho hệ tiêu hóa non nớt nhất của trẻ sơ sinh, sản phẩm không mùi mà khử mùi cực hiệu quả, đánh bay hết mọi vi khuẩn, bụi bẩn. 1 lần ấn ấn và lắc nhẹ, chai, lọ, cốc uống nước hàng ngày đã sạch kin kít rồi!
Như vậy mẹ đã biết có bầu uống nước đậu đen xanh lòng được không rồi. Mẹ nhớ lưu ý uống với hàm lượng vừa phải mỗi ngày và đúng thời điểm, tránh lạm dụng quá mức sẽ lợi bất cập hại, làm ảnh hưởng đến bé cưng nhé. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để Góc của mẹ giải đáp cho mẹ kịp thời. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và có nhiều niềm vui!
Mẹ thử thai cho kết quả 1 vạch đậm 1 vạch mờ khiến mẹ băn khoăn không biết que thử 1 vạch đậm 1 vạch mờ thai đã vào tử cung chưa? Câu trả lời là khả năng cao thai đã vào tử cung rồi mẹ nhé! Tuy nhiên, vẫn có trường hợp đặc biệt que thử hiện 2 vạch đậm – mờ do trục trặc trong quá trình thử thai, chưa phản ánh chính xác kết quả mang thai của mẹ. Mẹ theo dõi ngay bài viết để hiểu rõ hơn nhé!
1. Que thử 1 vạch đậm 1 vạch mờ – dấu hiệu thai đã vào tử cung
Trước tiên, mẹ cần hiểu rõ nguyên tắc hoạt động của que thử thai như sau:
2 vạch: Que thử thai sẽ cho kết quả 2 vạch đậm (báo hiệu có thai) khi nồng độ hCG trong nước tiểu của mẹ ở mức 20 – 25 mIU/ml trở lên.
1 vạch: Ở người bình thường nồng độ hCG dưới 5 mIU/ml, que thử sẽ cho kết quả 1 vạch (không có thai).
Vạch đậm – vạch mờ: Khi nồng độ hCG ở mức 6 – 19 mIU/ml, que thử có thể hiện 1 vạch mờ 1 vạch đậm hoặc chỉ hiện 1 vạch bởi nồng độ hCG không đủ để que thử thai hiện vạch rõ ràng.
Sau quan hệ 7 – 10 ngày, trứng đã thụ thai (hay còn gọi là hợp tử) được di chuyển vào tử cung và làm tổ. Tiếp đó hình thành nhau thai, các tế bào nhau thai này ngay lập tức báo hiệu lên tuyến yên kích thích tiết hCG. Nồng độ hCG trong cơ thể mẹ lúc này mới tăng cao nhanh chóng, sau 1 – 5 ngày ở mức 20 – 30 mIU/ml.
Như vậy, trong 1 – 5 ngày này, nếu mẹ thử thai quá sớm, nồng độ hCG chưa tăng đến khoảng nhạy của que thử, kết quả sẽ cho 1 vạch đậm 1 vạch mờ đó ạ! Tuy nhiên, kết quả này đã báo hiệu khả năng cao thai đã vào tử cung mẹ nhé!
Dưới đây là các nguyên nhân khiến que thử thai hiện 1 vạch đậm 1 vạch mờ:
Thời điểm thử thai không phù hợp: Như đã nói ở trên, nếu mẹ thử thai quá sớm, nồng độ hCG chưa tăng đến mức nhạy với que thử thai dẫn đến 1 mờ 1 đậm. Vì vậy, mẹ nên thử thai ít nhất sau quan hệ không sử dụng biện pháp 10 – 12 ngày. Hoặc để chính xác hơn, mẹ nên thử vào thời điểm trễ kinh 5 – 7 ngày (áp dụng với mẹ có kinh nguyệt đều).
Ăn uống trước khi thử thai: Quá trình tiêu hoá thức ăn và bài tiết thức uống làm loãng nồng độ hCG trong nước tiểu, dẫn đến kết quả vạch mờ vạch đậm đó ạ!
Do sai sót que thử: Sai sót que thử là điều khó tránh khỏi, vì vậy khi thấy kết quả vạch mờ vạch đậm, mẹ nên thử lại thêm 2 – 3 lần để xác nhận lại kết quả nhé!
Sử dụng que thử không đúng cách: Mẹ nên sử dụng que thử thai vào buổi sáng sau khi ngủ dậy là chính xác nhất, bởi lúc này nồng độ hCG trong nước tiểu là cao nhất. Các thời điểm khác trong ngày nồng độ hCG giảm nhiều, có thể mẹ đã có thai nhưng vẫn cho ra kết quả vạch mờ – vạch đậm đó ạ!
Tuy nhiên, để chắc chắn về kết quả mang thai, mẹ nên theo dõi thêm một số dấu hiệu cho thấy khả năng mang thai khác như: ngực đau căng, mệt mỏi liên tục, tiểu tiện liên tục, thân nhiệt cao hơn, chảy máu báo thai,… kết hợp với đi khám bác sĩ sau 1 tuần kể từ thời điểm có kết quả que thử 1 vạch mờ 1 vạch đậm nhé!
2. Lời khuyên cho mẹ khi thai đã vào tử cung
Ngay sau khi thai vừa vào tử cung là giai đoạn nhạy cảm, mẹ cần chú ý nắm chắc các nguyên tắc dưới đây để đảm bảo có thai kỳ khỏe mạnh nhé:
1 – Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Sau khi thai vừa làm tổ trong tử cung, cơ thể mẹ bắt đầu huy động nhiều chất dinh dưỡng để nuôi em bé. Vì vậy, mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất để em bé phát triển tốt nhất. Ngoài ra, mẹ cần kiêng kỵ hoàn toàn các thực phẩm có chứa chất kích thích như: rượu, thuốc lá, cà phê,… để tránh nguy cơ sảy thai!
2 – Duy trì tâm trạng thoải mái: Các chuyên gia chỉ ra rằng cảm xúc tiêu cực thường xuyên ở mẹ bầu có thể khiến thai nhi chậm phát triển và tăng nguy cơ mắc tiền sản giật ở mẹ. Ngược lại khi mẹ bầu luôn vui vẻ, thoải mái suốt thai kỳ, không chỉ em bé tăng trưởng tốt, mẹ cũng khỏe mạnh và hồi phục cơ thể nhanh chóng sau sinh.
Nếu đã có kế hoạch sinh con từ sớm, bố mẹ có thể tham khảo sẵn để đặt tên Hán Việt cho bé. Góc của mẹ xin gợi ý một số tên Hán Việt cho nữ và nam hay, ý nghĩa cùng một số tên con gái, tên con trai hợp tuổi bố mẹ để bố mẹ tham khảo và chọn tên cho bé yêu.
3 – Ngủ đủ giấc: Mỗi ngày mẹ nên ngủ đủ 7 – 8 tiếng để cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ. Nếu mẹ thường xuyên mệt mỏi trong thời gian đầu mang thai, mẹ có thể xen kẽ thêm các giấc ngủ ngắn 30 – 90 phút vào ban ngày nhé!
4 – Tập yoga nhẹ nhàng: Những bài tập yoga nhẹ nhàng giúp kích thích tuần hoàn lưu thông, trao đổi chất thuận lợi, từ đó các chất dinh dưỡng nhanh chóng được cơ thể mẹ hấp thu và vận chuyển cho quá trình thai nhi phát triển khoẻ mạnh. Ngoài ra, yoga còn giúp mẹ hạn chế được các triệu chứng đau nhức, tê bì chân tay khi mang thai đó ạ! Gợi ý một số tư thế yoga phù hợp với mẹ bầu: Tư thế ngọn núi, tư thế ghế ngồi, tư thế cái cây, tư thế duỗi thẳng, tư thế con mèo,…
5 – Chăm sóc vùng kín sạch sẽ: Thời gian đầu mang thai, sự thay đổi đột ngột của các nội tiết tố khiến cơ thể nhạy cảm, vi khuẩn dễ dàng tấn công gây nên các bệnh viêm nhiễm. Nếu sử dụng dung dịch vệ sinh hoặc sữa tắm thông thường để vệ sinh, vùng kín của mẹ rất dễ bị khô rát, viêm nhiễm bởi chất tạo bọt SLS – SLES; chất bảo quản chứa Paraben, MIT; chất tạo mùi hay tạo màu,…
Chuyên gia khuyên mẹ sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho mẹ bầu với thành phần hoàn toàn từ thiên thiên, làm sạch dịu nhẹ, giữ vùng kín luôn khô thoáng và sạch khuẩn. Vì sức khỏe vùng kín của mẹ sẽ ảnh hưởng 1 phần đến thai nhi trong bụng đó ạ!
Theo dõi bài viết tới đây, hẳn là mẹ đã có câu trả lời cho băn khoăn 1 vạch đậm 1 vạch mờ thai đã vào tử cung chưa rồi đúng không ạ? Nếu trong quá trình mang thai, mẹ có bất kỳ thắc mắc hoặc chia sẻ nào, mẹ đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới đây nhé, Góc của mẹ luôn sẵn sàng giải đáp mẹ nhanh nhất có thể!
Mẹ tìm hiểu thấy có hai loại nước dừa đó là dừa xiêm và dừa thường, phân vân không biết đang mang thai thì nên uống loại nào. Lo do chưa hiểu rõ, uống không đúng lại ảnh hưởng không tốt đến bé yêu trong bụng.. Để mẹ không còn phải đắn đo nữa, Góc của mẹ sẽ tổng hợp mọi nghiên cứu khoa học chi tiết về vấn đề bà bầu nên uống nước dừa xiêm hay dừa thường hay bà bầu nên uống dừa xiêm hay dừa ta. Mẹ tham khảo ngay nhé!
1. Bà bầu nên uống nước dừa xiêm hay dừa thường?
Mẹ đang mang thai uống dừa xiêm hay dừa thường đều tốt hết đó ạ. Bởi vì dừa xiêm hay dừa ta đều chứa hàm lượng dưỡng chất giống nhau, hai loại dừa này chỉ khác nhau về ngoại hình, xuất xứ thôi, còn công dụng và lợi ích cho sức khỏe như nhau nên mẹ có thể an tâm, không cần quá lo lắng về dừa xiêm có tốt hơn dừa thường không.
Tuy nhiên, từ tháng thứ 4 – 6 của thai kỳ mẹ bầu mới nên uống nước dừa. Giai đoạn mới mang thai cho đến tháng thứ 3, mẹ không nên uống vì em bé chỉ mới hình thành, chưa làm tổ trong tử cung ổn định. Mà nước dừa lại có tính hàn, làm cơ thể mẹ bị lạnh, gây khó khăn cho quá trình chuyển hóa dinh dưỡng, tệ hơn là gây rối loạn tiêu hóa rất nguy hiểm, dễ làm mẹ bị sảy thai.
2. Hàm lượng dinh dưỡng dồi dào trong nước dừa
Dừa xiêm có tốt hơn dừa thường không? Cả dừa xiêm và dừa thường đều là thức uống chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, hương vị thơm ngon dễ uống nên được nhiều mẹ bầu yêu thích. Sau đây là bảng hàm lượng dưỡng chất trong nước dừa (theo Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ) để mẹ tham khảo:
Thành phần dinh dưỡng
Hàm lượng trong nước dừa
Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị hàng ngày (RDA)
Nước
94,99g
–
Năng lượng
19 kcal
–
Carbohydrate
2,61g
–
Canxi
24mg
1000mg
Magie
25mg
350mg
Phốt pho
20mg
200mg
Natri
250mg
2900mg (AI)
Kali
105mg
1500mg
Khi mang thai, việc bổ sung các chất như canxi, phốt pho, magie, canxi, vitamin,… là rất cần thiết. Qua bảng trên, có thể thấy nước dừa có đủ mọi dưỡng chất thiết yếu cho mẹ bầu. Mẹ nên bổ sung nước dừa đúng cách để mang lại 9 công dụng “thần kỳ” sau đây.
3. 9 Lợi ích của việc uống nước dừa xiêm và dừa thường với mẹ bầu
Khi mang thai, thân nhiệt của mẹ tăng, do đó mẹ thường xuyên cảm thấy nóng bức, khó chịu. Lúc này, một ly nước dừa ngọt thanh, mát rượi sẽ giúp mẹ “hạ hỏa” nhanh chóng. Không những thế, mẹ uống nước dừa đúng cách còn đem lại 9 công dụng “thần kỳ” sau.
3.1. Giúp bù nước và chất điện giải
Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về chất điện giải ở mẹ bầu tăng lên vì các tình trạng như ốm nghén, tiêu chảy làm cơ thể mất nước. Nước dừa bao gồm tất cả 5 chất điện giải thiết yếu gồm: khoáng chất, natri, canxi, kali và phốt pho giúp làm dịu mát cơ thể, giảm thiểu tối đa tình trạng mất nước và kiệt sức ở mẹ đó ạ.
3.2. Cải thiện chức năng tiêu hóa
Vấn đề trào ngược và táo bón ở mẹ bầu khá thường gặp, khiến mẹ khó chịu và ăn uống không ngon miệng. Để cải thiện tình trạng này, cơ thể mẹ cần được bổ sung đầy đủ lượng chất xơ cần thiết. Trong nước dừa có hàm lượng chất xơ cao, đáp ứng được nhu cầu hàng ngày của mẹ, từ đó giúp tăng cường chức năng hệ tiêu hóa. Mẹ không sợ bị táo bón, ợ chua nữa rồi.
3.3. Tăng cường khả năng miễn dịch
Nước dừa cực giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa góp phần quan trọng trong việc củng cố khả năng miễn dịch cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, axit lauric trong nước dừa còn sản xuất ra “monolaurin” – một loại chất chống lại bệnh tật có khả năng ngăn ngừa cảm cúm, sốt rét và các căn bệnh thường gặp khác.
3.4. Hạn chế tình trạng tích tụ chất béo xấu
Chất béo xấu không những làm mẹ tăng cân mất kiểm soát mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở mẹ như gan nhiễm mỡ, đái tháo đường,…. Khi mang thai, mẹ thường thèm ăn đủ thứ, nhất là nước ngọt có ga và bánh kẹo, do đó hàm lượng chất béo trong cơ thể tăng mạnh.
Để giảm thiểu các tác hại không tốt đến cơ thể, mẹ nên chuyển sang uống nước dừa để thỏa mãn “cơn thèm”, đồng thời giảm thiểu tối đa lượng chất béo xấu nạp vào cơ thể (vì nước dừa không chứa chất béo).
3.5. Giúp mẹ giảm ốm nghén hiệu quả
Ốm nghén là vấn đề khiến mẹ “đau đầu” nhất khi mang thai. Bởi lẽ, mẹ không thể ăn được gì, nôn ói liên tục, cơ thể mất nước trầm trọng và mệt mỏi. Uống nước dừa, mẹ bổ sung được dưỡng chất cần thiết vừa “đánh bay” được cơn ốm nghén. Nước dừa lỏng nhẹ, vị thanh mát rất dễ uống và được tiêu thụ ngay sau khi đi vào cơ thể, mẹ sẽ không bị nhợn ói đâu ạ.
3.6. Ổn định huyết áp
Khi cơ thể mất nước, lượng điện giải thấp thì huyết áp sẽ tăng lên rất cao. Tình trạng này gây tức ngực và khó thở cho mẹ. Mẹ uống nước dừa đúng cách sẽ giúp ổn định huyết áp và hạn chế các tác hại xấu. Theo nghiên cứu của TS. T Alleyne (giảng viên khoa Khoa học và Công nghệ, Đại học Tây Ấn) vào năm 2005, lượng Kali dồi dào trong nước dừa sẽ giúp điều chỉnh lượng máu và huyết áp, từ đó cải thiện đáng kể tình trạng tăng, giảm huyết áp đột ngột ở mẹ bầu.
3.7. Ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu
Nghiên cứu của TS. Roshan M. Patel (bác sĩ trực thuộc UCI Health) vào năm 2018 cho thấy, nước dừa hỗ trợ thải độc và làm sạch đường tiết niệu rất tốt nhờ việc tăng cường hấp thụ kali và clorua. Nó còn ngăn ngừa sỏi thận và nhiễm trùng đường tiểu ở mẹ bầu, đặc biệt ở những mẹ sinh mổ bằng cách chuyển đổi axit lauric thành monolaurin với khả năng kháng virus, giảm hình thành sạn và chống ký sinh trùng hiệu quả.
3.8. Giảm chứng đau khớp
Nước dừa có đặc tính cơ bản của chất chống sưng viêm, khi đi vào cơ thể sẽ hoạt động như một “siêu anh hùng” đi đến mọi ngóc ngách trong cơ thể, giảm nồng độ axit và giảm viêm xương khớp. Vì vậy mà mẹ bầu khỏi đo đau nhức, mỏi xương khớp nếu uống nước dừa đúng cách.
3.9. Cung cấp dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi
Nghiên cứu khoa học của TS. EP Reddy (bác sĩ trực thuộc viện Khoa học Y tế, đại học Bharath) đã phát hiện ra rằng nước dừa có chứa các hợp chất hoạt tính sinh học và yếu tố thúc đẩy tăng trưởng. Bằng cách uống nước dừa với hàm lượng vừa phải, đúng thời điểm, mẹ sẽ đảm bảo được hàm lượng dưỡng chất đầy đủ cung cấp cho bản thân mình và thai nhi mỗi ngày. Bé tăng trưởng và phát triển toàn diện ngay từ trong bụng mẹ. Sau này, khi khôn lớn, bé cũng thông minh và nhanh nhẹn hơn so với bạn bè đồng trang lứa.
Ngoài việc nghiên cứu kỹ chế độ ăn của mẹ bầu trong suốt thai kỳ, thì đặt tên cho con cũng là việc mà bố mẹ cần dành nhiều thời gian tìm hiểu. Để đặt tên con sinh đôi hay để chọn được tên con gái, tên con trai tiếng Anh ưng ý, mời bố mẹ tham khảo các bài viết gợi ý đặt tên con của Góc của mẹ nhé!
4. Hướng dẫn mẹ uống nước dừa xiêm và dừa thường đúng cách
Việc uống bổ sung từ 2 – 3 quả mỗi tuần, tối đa 1 quả dừa (khoảng 200 – 300ml)/ngày vào chế độ dinh dưỡng sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe của mẹ bầu. Tốt nhất, mẹ nên uống nước dừa vào buổi sáng vì lúc này, cơ thể sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng và điện giải dễ hơn.
Nếu buổi trưa quá nóng bức, mẹ cũng có thể uống một ly nước dừa cho thanh mát, giải nhiệt cơ thể. Tuy nhiên, mẹ tránh uống nước dừa trước khi đi ngủ hoặc ban đêm vì sẽ khiến mẹ buồn tiểu và đi ngoài liên tục, làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ đó ạ.
5. 4 lầm tưởng của mẹ khi uống nước dừa
Như mẹ đã biết bà bầu nên uống dừa xiêm hay dừa ta hay dừa xiêm có tốt hơn dừa thường không, mặc dù nước dừa rất tốt cho cơ thể mẹ bầu và thai nhi mẹ không nên “thần thánh” quá mức hiệu quả của nước dừa, xem đây là thực phẩm giúp mẹ giải quyết mọi vấn đề khi mang thai. Dưới đây là 4 lầm tưởng phổ biến nhất của mẹ khi uống nước dừa, tham khảo để hiểu và uống đúng cách mẹ nhé!
1 – Uống càng nhiều nước dừa càng giúp da bé trắng
Không có bất cứ một nghiên cứu khoa học nào chứng minh mẹ bầu uống nước dừa giúp da bé trắng sáng hết mẹ ơi. Màu da của con phụ thuộc hoàn toàn vào yếu tố di truyền, nghĩa là bố mẹ có gen da màu gì thì con cũng sẽ có làn da màu đó. Việc uống nước dừa không hề thay đổi màu da cho bé được đâu ạ.
Bên cạnh đó, mẹ uống nước dừa quá nhiều còn dẫn đến nhiều triệu chứng nghiêm trọng như đầy bụng, nôn mửa, tim đập nhanh, rất nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, mẹ chỉ uống lượng vừa phải và tuyệt đối không lạm dụng nước dừa.
2 – Uống nước dừa làm chắc và dày tóc bé
Tương tự như làn da, kết cấu tóc của bé cũng phụ thuộc vào gen của bố mẹ. Yếu tố di truyền là then chốt để quyết định chất tóc của con yêu. Mẹ uống nước dừa khi mang thai hoàn toàn không cho thấy bất kỳ tác động nào đến sự phát triển tóc của bé. Vì thế mẹ đừng hiểu lầm rồi lạm dụng, gây hại cho sức khỏe mẹ nhé!
3 – Uống nước dừa làm tăng nồng độ axit trong dạ dày
Việc bà bầu uống nước dừa non hay già không gây ra axit trong thai kỳ đâu ạ. Nồng độ axit trong dạ dày tăng nhiều khả năng là do sự giãn nở của ổ bụng gây cản trở quá trình tiêu hóa. Mẹ tránh nhầm tưởng rồi “cạch mặt” nước dừa, làm mất đi một loại thức uống bổ dưỡng cho sức khỏe.
4 – Nước dừa là nguồn nước hoàn toàn vô trùng
Nước trong quả dừa trước khi bổ ra thì sạch và không chứa vi trùng. Nhưng quá trình chặt bổ dừa tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh do bụi bẩn trong vỏ dừa bám vào, hoặc do dao chặt dừa bẩn, nước dừa sẽ không còn là nguồn nước vô trùng nữa. Để hạn chế vi khuẩn ẩn mình trong nước dừa, mẹ nên rửa sạch dao chặt dừa và vệ sinh luôn phần vỏ quả dừa nhé.
Gợi ý mẹ sử dụng Nước rửa bình sữa và rau củ Mamamy siêu lành tính, chiết xuất ngô và rượu dừa giúp rửa sạch bụi bẩn và vi khuẩn bám trên vỏ dừa hay các dụng cụ ăn uống. Mẹ an tâm vì sản phẩm này chuyên dùng cho trẻ sơ sinh nên thành phần hoàn toàn lành tính, từ tự nhiên đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa non nớt nhất. Tiện một công chuẩn bị, mẹ sử dụng luôn để rửa dụng cụ, rau quả, thực phẩm ăn uống hàng ngày từ bây giờ luôn để bảo vệ cả hai mẹ con nhé!
Như vậy mẹ đã hiểu rõ bà bầu nên uống nước dừa xiêm hay dừa thường rồi. Mẹ chỉ nên uống trong giai đoạn từ tháng thứ 4 – 6 của thai kỳ và tuân thủ uống đúng cách để đạt hiệu quả sức khỏe cao nhất nhé. Nếu vẫn còn băn khoăn về bà bầu nên uống dừa xiêm hay dừa ta, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để Góc của mẹ giải đáp cho mẹ kịp thời và nhanh chóng!
“Ngôi thai đầu ở đáy tử cung là sao?” Băn khoăn này hẳn sẽ hiện lên ngay lập tức trong suy nghĩ của mẹ bầu và người thân khi được bác sĩ chẩn đoán ngôi thai đầu ở đáy tử cung. Vấn đề này nguy hiểm không? Câu trả lời có ngay trong bài viết dưới đây, mẹ theo dõi nhé!
1. Ngôi thai đầu ở đáy tử cung là gì?
Ngôi thai đầu ở đáy tử cung hay còn gọi là thai ngôi mông hoặc thai ngôi ngược là tư thế thai nhi hướng chân hoặc mông về cổ tử cung của mẹ, còn đầu bé hướng về gần ngực mẹ nhất.
Có 3 loại thai ngôi mông điển hình là:
Ngôi mông hoàn toàn: Mông em bé hướng về phía cổ tử cung của mẹ, đồng thời hai chân gập gối, bàn chân hướng xuống dưới, sát mông của bé.
Ngôi mông Flank: Mông em bé hướng về phía cổ tử cung của mẹ, hai chân song song hoặc vắt chéo nhau đưa thẳng lên phía trước mặt, bàn chân bé gần đầu.
Ngôi mông không hoàn toàn: Ở tư thế này, mông em bé vẫn hướng sát về phía cổ tử cung của mẹ, tuy nhiên một chân bé giơ lên sát đầu giống ngôi mông Flank, một chân còn lại gập gối giống ngôi mông hoàn toàn.
Hầu hết thai nhi quay đầu hướng về phía cổ tử cung của mẹ tạo thế ngôi thai thuận khi sang tuần thứ 36 của thai kỳ, tuy nhiên do 1 vài nguyên nhân dưới đây nên bé chưa quay được đầu dẫn đến ngôi thai bị ngược:
Sinh đôi: Mang thai đôi khiến không gian trong tử cung của mẹ chật chội, mỗi bé khó xoay vào vị trí ngôi thai thuận.
Quá nhiều hoặc quá ít nước ối: Mẹ quá ít nước ối làm bé khó khăn di chuyển về vị trí thuận. Còn quá nhiều nước ối lại khiến bé lơ lửng, xoay tròn dẫn đến không nằm im được ở một vị trí cố định.
Dây rốn ngắn: Dây rốn ngắn cản trở bé xoay đầu về phía tử cung của mẹ, tư thế này cần dây rốn dài hơn.
Tử cung mẹ có hình dạng bất thường: Thông thường tử cung của mẹ có hình quả lê lộn ngược, tuy nhiên một vài trường hợp mẹ có hình dạng khác khiến bé khó quay đầu về ngôi thai thuận.
Nhau tiền đạo: Đây là tình trạng nhau thai che phủ toàn bộ hoặc một phần cổ tử cung chặn đường ra của em bé, dẫn đến ngôi thai bị ngược.
2. Thai ngôi đầu ở đáy tử cung là sao có nguy hiểm không?
Trong thai kỳ, thai ngôi ngược không ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và sự phát triển bình thường của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu thai ngôi ngược có thể gặp một số nguy cơ nếup sinh thường:
Chấn thương bé: Dân gian có câu “đầu xuôi đuôi lọt” quả không sai mẹ nhỉ, nếu phần đầu bé chui ra trước thì phần còn lại hẳn sẽ thuận lợi ra sau thôi. Tuy nhiên với ngôi thai ngược, phần mông hoặc chân của bé ra trước khiến phần tay bị kẹt. Trong trường hợp đường dẫn sinh của mẹ quá hẹp, bé có thể gặp một số chấn thương như trật khớp/gãy tay.
Bé ngạt do hết nước ối: Phần đầu của các bé to, cứng và khó chui ra nhất trong lúc chào đời đấy mẹ ạ! Với thai ngôi mông, phần đầu em bé sẽ phải chui ra cuối cùng. Lúc này, nước ối có thể đã cạn đi khá nhiều, em bé rất dễ bị ngạt hoặc sang chấn do thiếu oxy.
Sa tử cung: Trong quá trình sinh em bé thai ngôi mông, mẹ bầu sẽ cần thời gian nhiều hơn so với bình thường. Điều này gây áp lực lớn lên tử cung của mẹ, có thể xảy ra tình trạng sa tử cung, khiến mẹ bị đau buốt.
3. 2 Phương pháp xử trí khi mẹ mang thai ngôi mông
3.1 Sử dụng phương pháp xoay thai
Phương pháp xoay thai thường được áp dụng tại tuần 36 đến tuần 37, mục đích xoay thai về ngôi thai đầu giúp mẹ thuận lợi sinh thường. Mẹ tham khảo 2 phương pháp phổ biến dưới đây:
Phương pháp EVC: EVC là phương pháp đặt mẹ bầu nằm thẳng, sau đó bác sĩ tác động lực nhẹ nhàng ở phía ngoài bụng mẹ để xoay vị trí em bé về ngôi thai thuận. Tuy nhiên, phụ thuộc tình trạng sức khoẻ của mẹ và thai nhi, bác sĩ mới cân nhắc sử dụng phương pháp này bởi có thể dẫn đến một vài nguy cơ như: chuyển dạ sớm, mất ối sớm, mất máu nhẹ cho cả 2 mẹ con,…
Phương pháp tự nhiên: Với phương pháp này, mẹ bầu sẽ áp dụng một số tư thế tập thể dục như: nghiêng mông, nghiêng khung chậu, châm cứu, âm nhạc,… để kích thích em bé tự quay đầu về vị trí ngôi thai đầu. Phương pháp này an toàn và có thể hữu ích tuy nhiên hiệu quả của nó chưa được khoa học chứng minh cụ thể.
3.2 Cân nhắc phương pháp sinh mổ
Các cơ sở y tế sẽ làm các siêu âm và xét nghiệm cần thiết xác định loại ngôi thai ngược cũng như tình trạng sức khỏe của cả 2 mẹ con tại tuần 37, sau đó đưa ra các phác đồ phù hợp với từng mẹ bầu, thường gồm 2 giai đoạn:
Trước sinh: Nhiều trường hợp thai ngôi mông có khả năng sinh thường một cách an toàn. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn sẽ đưa ra kế hoạch sinh mổ để đảm bảo dự phòng mọi tình huống bất ngờ khi mẹ bầu chuyển dạ, mẹ đừng lo lắng quá nhé!
Khi chuyển dạ: Tại thời điểm chuyển dạ, bác sĩ xác nhận lại vị trí em bé lần cuối, nếu thai ngôi ngược ở vị trí khó sinh thường, bác sĩ mới quyết định sinh mổ sau khi cân nhắc giữa sự an toàn và nguy cơ xấu có thể xảy ra.
4. 4 lưu ý đảm bảo an toàn cho mẹ bầu ngôi thai ngược
Để đảm bảo an toàn sức khỏe của cả mẹ và em bé, mẹ lưu ý 4 điều sau khi mang bầu ngôi thai ngược ở đáy tử cung nhé:
Mẹ cần theo dõi sức khoẻ kỹ lưỡng: Để xử lý kịp thời được bất kỳ tình huống bất ngờ nào xảy ra, mẹ bầu lưu ý theo dõi sức khỏe thường xuyên và cần có người thân bên cạnh 24/24 nhé!
Hạn chế đi du lịch xa: Mẹ bầu mang thai ngôi ngược chú ý trong 1 – 2 tháng cuối thai kỳ không nên đến những nơi quá xa các bệnh viện như du lịch núi hoặc đảo,… Nếu mẹ chuyển dạ sớm và cần sinh mổ thì khó cấp cứu kịp thời đó mẹ ạ!
Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ: Bác sĩ sẽ là người đánh giá chính xác nhất tình trạng mẹ bầu cũng như đưa ra được các khuyến cáo phù hợp, tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ mẹ nhé!
Chăm sóc vệ sinh vùng kín: Khi mang bầu, nội tiết tố thay đổi khiến vùng kín của mẹ trở nên nhạy cảm hơn. Nếu chỉ sử dụng dung dịch vệ sinh thông thường, vùng kín của mẹ rất dễ bị khô rát, kích ứng bởi các hóa chất, hương liệu hoá học,… Chuyên gia khuyên mẹ nên sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng với thành phần thiên thiên, vừa làm sạch dịu nhẹ, vừa cân bằng độ pH tự nhiên, giúp vùng kín khỏe mạnh.
5. Các câu hỏi thường gặp
5.1. Mẹ bầu có bắt buộc sinh mổ khi ngôi thai đầu ở đáy tử cung không?
Do quá lo lắng nên nhiều mẹ bầu sau khi khám phát hiện ngôi thai đầu ở đáy tử cung liền lựa chọn sinh mổ ngay. Tuy nhiên, nhiều trường hợp ngôi thai mông vẫn có thể sinh thường một cách an toàn. So với sinh mổ, sinh thường không chỉ giúp mẹ nhanh hồi phục mà còn kích thích hệ miễn dịch của em bé hình thành ngay khi đi qua âm đạo của mẹ để chào đời. Vì vậy, mẹ bầu nên bình tĩnh nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ để có hướng giải quyết phù hợp nhất nhé!
5.2. Quá trình chuyển dạ bắt đầu như thế nào với ngôi thai mông?
Mẹ bầu mang thai ngôi mông có dấu hiệu chuyển dạ giống với các mẹ mang thai bình thường khác. Để dự phòng các tình huống nguy hiểm, mẹ cần nắm chắc kế hoạch của bác sĩ tại bệnh viện nơi dự sinh. Ngay sau khi có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ cần tới bệnh viện ngay lập tức, bởi phụ thuộc vào vị trí thai nhi lúc này, bác sĩ có thể sẽ chỉ định sinh mổ.
Theo dõi bài viết tới đây, hẳn là mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc ngôi thai đầu ở đáy tử cung là sao rồi đúng không ạ? Nếu trong quá trình mang thai, mẹ còn bất kỳ chia sẻ hay băn khoăn nào, mẹ đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới đây, Góc của mẹ luôn sẵn sàng trả lời mẹ nhanh nhất có thể nhé!