Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Sốt mọc răng là triệu chứng phổ biến xảy ra ở hầu hết các trẻ, trẻ sốt mọc răng thường biếng ăn và quấy khóc rất nhiều. Nhưng các mẹ đừng lo, cùng Mamamy tìm hiểu xem mẹ nên làm gì để cùng trẻ vượt qua giai đoạn này nhé!

1. Những điều mẹ cần biết về sốt mọc răng ở trẻ

Giai đoạn 4 – 7 tháng tuổi là lúc trẻ mọc chiếc răng đầu tiên. Một vài bé có thể mọc răng ngay từ tháng thứ 3. Trình tự mọc răng của các bé là như nhau. Răng bắt đầu mọc từ hai răng cửa dưới, tiếp đến hai răng cửa trên, hai răng cửa bên hàm trên rồi cuối cùng là hai răng cửa bên hàm dưới. Cho tới tháng thứ 24, trẻ sẽ mọc đủ răng hàm.

Hầu hết các bé sẽ đều có đủ 20 răng sữa trước lúc lên 3.

Trẻ sẽ mọc răng khoảng tháng thứ 6
Trẻ sẽ mọc răng khoảng tháng thứ 6

Sốt mọc răng là giai đoạn mà trẻ nào cũng sẽ phải trải qua nên mẹ có thể hoàn toàn yên tâm. Nguyên nhân của những cơn sốt này là vì răng đang nhú ra, nướu bé bị sưng và căng lên, làm tăng nhiệt độ cơ thể bé.

Sốt mọc răng ở trẻ kéo dài khoảng 8 ngày và sẽ tự hết sau khi răng đã mọc. Trong một số trường hợp có thể sốt lâu hơn, bởi việc trẻ sốt mọc răng mấy ngày hết còn phụ thuộc vào sức khỏe và cơ địa của mỗi trẻ.

2. Mẹ cần bình tĩnh nhận biết dấu hiệu trẻ mọc răng

Dấu hiệu báo mọc răng ở mỗi trẻ là khác nhau, nhưng theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, dấu hiệu mọc răng mẹ có thể nhận thấy là:

  • Nướu có dấu hiệu sưng to và đỏ.
  • Chảy nước dãi, tiết nước bọt nhiều hơn bình thường.
  • Thích nhai cắn bất cứ vật gì mềm trong miệng.
  • Đặc biệt biếng ăn, bỏ bú mẹ, quấy khóc, khó ngủ.
  • Một số dấu hiệu khác ít xuất hiện như: Ho, ho sặc hoặc phát ban.

Tuy nhiên, các mẹ cần biết việc trẻ sốt khi mọc răng và sốt bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Phần lớn các trường hợp sốt đều chưa hẳn là triệu chứng của việc trẻ mọc răng.

Chỉ khi thân nhiệt trẻ ở mức 38 đến 38.5°C và kèm theo các dấu hiệu trên, mới có thể dự đoán là sốt mọc răng. Việc đo thân nhiệt và các triệu chứng trẻ trong giai đoạn này là rất cần thiết. Mẹ nên theo dõi bé thường xuyên phòng tránh tiến triển thành bệnh cấp tính như viêm nướu lợi hoặc áp xe quanh chân răng.

Mẹ nên phân biệt sốt mọc răng và sốt bệnh lý
Mẹ nên phân biệt sốt mọc răng và sốt bệnh lý

Nếu thân nhiệt trẻ cao quá mức và xuất hiện triệu chứng tiêu chảy, nôn trớ, mẹ cần lưu ý nhé. Bởi vì đây có thể là cơn sốt bệnh lý, nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để có được chẩn đoán chính xác nhất.

3. Giúp trẻ xoa dịu cơn đau

Trẻ sốt mọc răng thường quấy khóc, biếng ăn do cảm giác thấy ngứa ngáy, khó chịu khi răng tách nướu để trồi lên. Mẹ có thể giúp bé cảm thấy thoải mái hơn bằng cách:

  • Tắm bằng nước ấm giúp trẻ bình tĩnh và quên đi phần nào cơn đau nhức.
  • Cho ngậm núm ti lạnh để xoa dịu cơn ngứa của trẻ.
  • Dùng vải mềm hoặc miếng gạc thấm nước quấn quanh tay để massage nướu cho trẻ.
  • Tránh cho bé chơi các vật dụng cứng, vuông cạnh.

4. Hãy điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng của bé

Trẻ sốt mọc răng nên ăn các thức ăn mềm, uống đồ uống mát đồng thời bổ sung thêm hàm lượng canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày.

Khi trẻ sốt mọc răng cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
Khi trẻ sốt mọc răng cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Trong giai đoạn trẻ sốt mọc răng, mẹ có thể cho bé ăn một số loại thức ăn sau:

  • Các loại thực phẩm xay nhuyễn ở dạng ấm hoặc lạnh. Với thực phẩm lạnh trẻ sẽ làm dịu cơn đau tốt hơn.
  • Rau luộc chín mềm, vừa dễ ăn vừa cung cấp chất xơ, vitamin cho bé.
  • Đồ uống mát như nước trái cây hoặc sữa pha loãng để làm dịu cảm giác ngứa ở nướu. Với trẻ 6 tháng tuổi đến 9 tháng tuổi thì sự lựa chọn tốt nhất là nước.
  • Bánh ăn dặm dành cho thời kỳ trẻ mọc răng là loại bánh được ưa chuộng. Loại bánh này được bán trong cửa hàng hoặc siêu thị mẹ và bé. Bánh ít đường, không chứa chất bảo quản, phù hợp với những bữa ăn phụ trong ngày của bé.

5. Lưu ý chăm sóc răng miệng sạch sẽ cho trẻ

Thông thường răng sữa sẽ rụng khi trẻ lên 5 – 6 tuổi. Nhưng giai đoạn ban đầu này nếu không được chăm sóc tốt, gây sâu răng sẽ khiến răng rụng sớm hơn bình thường. Dẫn đến việc khó mọc răng vĩnh viễn, hoặc răng bị mọc lệch, mọc không đúng vị trí.

Trẻ mọc răng cần được vệ sinh răng miệng sạch sẽ thường xuyên, sau mỗi bữa ăn trong ngày. Mẹ có thể tham khảo cách chăm sóc răng miệng cho trẻ nhé!

Bất cứ trẻ em nào cũng phải trải qua giai đoạn mọc răng và sốt là triệu chứng bình thường. Điều quan trọng là mẹ hãy bình tĩnh theo dõi, chăm sóc và hỗ trợ bé trong giai đoạn “trưởng thành” đầu đời này.

Khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất là bệnh tim bẩm sinh ở trẻ. Nhưng ba mẹ hoàn toàn có thể chẩn đoán bệnh từ sớm và tìm hướng điều trị đúng cách cho trẻ ba mẹ nhé!

1. Khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất (AVSD) là gì?

Khuyết vách ngăn nhĩ thất là bệnh tim bẩm sinh
Khuyết vách ngăn nhĩ thất là bệnh tim bẩm sinh

Khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất (Atrioventricular Septal Defect – AVSD) là một khuyết tật ở tim. AVSD xuất hiện khi lỗ thông giữa các buồng bên phải và bên trái của tim, các van kiểm soát dòng chảy của máu giữa các buồng tim có thể không được hình thành chính xác. Tình trạng này còn được gọi là khiếm khuyết ống tâm nhĩ thất (ống AV) hoặc khiếm khuyết cơ tim.

Bị khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất khiến máu lưu thông bất thường, có thể chứa lượng oxy thấp hơn bình thường và lượng máu thừa có thể chảy vào phổi, khiến tim và phổi phải hoạt động mạnh hơn, có thể dẫn đến suy tim xung huyết.

1.1. Phân loại

Có 2 loại khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất phổ biến:

  • Khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất toàn phần/ hoàn toàn.
  • Khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất một phần/ không đầy đủ.

1.2. Tần suất xảy ra

Theo CDC ước tính, khoảng 1/2120 trẻ sinh ra mỗi năm tại Hoa Kỳ bị hội chứng này.

1.3. Nguyên nhân

Là một khiếm khuyết bẩm sinh, nguyên nhân của khiếm khuyết vách ngăn nhĩ ở trẻ sơ sinh hầu như vẫn chưa được tìm ra. Một số bé bị dị tật tim do thay đổi gen hoặc nhiễm sắc thể.

Những loại dị tật tim này cũng được cho là sự kết hợp của gen và các yếu tố khác. Như mẹ tiếp xúc trong môi trường độc hại (hóa chất, tia xạ,…); thực phẩm mẹ nạp vào cơ thể hoặc sử dụng các loại thuốc (chống co giật, nội tiết tố,…) trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Đặc biệt, AVSD thường gặp ở trẻ mắc hội chứng Down.

2. Chẩn đoán

AVSD có thể được chẩn đoán trong khi mang thai hoặc ngay sau khi bé được sinh ra.

2.1. Trong khi mang thai

Khi mang thai, các xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp kiểm tra dị tật bẩm sinh và các vấn đề khác. AVSD có thể được chẩn đoán khi mang thai bằng siêu âm. Tuy nhiên liệu có thể nhìn thấy khuyết tật ở tim này bằng siêu âm hay không phụ thuộc vào kích thước và loại AVSD. Bác sĩ có thể siêu âm tim thai nhi để xác nhận chẩn đoán nếu nghi ngờ bé mắc AVSD.

2.2. Sau khi bé được sinh ra

Khi kiểm tra thể chất cho trẻ sơ sinh, dị tật AVSD toàn phần có thể được phát hiện. Bác sĩ nghe thấy tiếng tim đập bất thường ở bé bằng ống nghe. Bé bị AVSD toàn phần thường có dấu hiệu trong vài tuần đầu sau sinh. Bao gồm:

  • Vấn đề về hô hấp 
  • Tim đập thình thịch 
  • Mạch yếu 
  • Màu da xám hoặc hơi xanh 
  • Ăn kém, tăng cân chậm 
  • Mệt mỏi 
  • Sưng chân hoặc bụng  

Đối với AVSD một phần, nếu các lỗ thông giữa các buồng tim không lớn, các dấu hiệu và triệu chứng có thể không xảy ra trong thời kỳ sơ sinh. Những trường hợp này có thể không được chẩn đoán trong nhiều năm.

AVDS toàn phần chỉ có thể chẩn đoán sau khi sinh bé
AVDS toàn phần chỉ có thể chẩn đoán sau khi sinh bé

Các triệu chứng có thể chỉ ra rằng AVSD toàn phần hoặc AVSD một phần đang trở nên tồi tệ hơn:

  • Rối loạn nhịp tim
  • Suy tim sung huyết
  • Tăng huyết áp phổi. Đây là một loại cao huyết áp ảnh hưởng đến các động mạch trong phổi và bên phải của tim.

Bác sĩ có thể yêu cầu một hoặc nhiều xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán AVSD ở trẻ. Xét nghiệm phổ biến nhất là siêu âm tim. Siêu âm tim có thể cho thấy các vấn đề với cấu trúc của tim. Điện tâm đồ, chụp X quang ngực và các xét nghiệm y tế khác cũng có thể được sử dụng để chẩn đoán.

3. Phương pháp điều trị

Nếu trẻ mắc khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất, cha mẹ vẫn có thể yên tâm vì bệnh có thể điều trị bằng phẫu thuật.

Tất cả các loại khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất đều cần phẫu thuật đóng lỗ thông trên vách ngăn, giữa các buồng tim với một hoặc hai miếng vá. Phẫu thuật được thực hiện tuỳ thuộc vào độ tuổi, sức khoẻ và cấu trúc của khiếm khuyết. Nếu có thể, phẫu thuật nên được thực hiện trước khi có tổn thương vĩnh viễn ở phổi do quá nhiều máu bơm vào phổi.

Cha mẹ cần lưu ý những điều sau trước quá trình phẫu thuật:

3.1. Thuốc hỗ trợ tim, phổi
Thuốc được sử dụng để điều trị suy tim sung huyết
Thuốc được sử dụng để điều trị suy tim sung huyết

Thuốc được sử dụng để điều trị suy tim sung huyết. Nhưng đó chỉ là biện pháp ngắn hạn hỗ trợ hoạt động tim phổi cho đến khi trẻ đủ khỏe để phẫu thuật.

3.2. Dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ

Trẻ sơ sinh mắc khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất có thể trở nên mệt mỏi khi cho ăn và không ăn đủ để tăng cân. Các lựa chọn để đảm bảo em bé có đủ dinh dưỡng bao gồm:

  • Sữa công thức có hàm lượng calo cao hoặc sữa mẹ. Cho phép trẻ bú ít hơn nhưng vẫn hấp thụ đủ năng lượng.
  • Bổ sung thức ăn qua ống. Phương pháp này được dùng bổ sung hoặc thay thế cho việc bú bình khi trẻ quá mệt để có thể bú. Thức ăn sẽ được cho qua một ống nhỏ (đi qua mũi, xuống thực quản và vào trong dạ dày).

Trẻ sơ sinh đã được phẫu thuật để điều trị AVSD nhưng không được chữa khỏi có thể bị biến chứng suốt đời. Biến chứng phổ biến nhất là van hai lá bị rò rỉ khiến máu chảy ngược qua van. Có thể làm cho tim phải làm việc vất vả hơn để có đủ lượng máu cho phần còn lại của cơ thể.

Trẻ em hoặc người lớn bị AVSD cần tái khám thường xuyên để theo dõi cơ thể, tránh các biến chứng có thể xảy ra.

“Trẻ sơ sinh mấy tháng mọc răng và thứ tự mọc như thế nào?” luôn là câu hỏi thường trực của những ông bố bà mẹ lần đầu sinh con. Vậy hãy cùng Mamamy tìm câu trả lời về thời điểm trẻ mọc răng và trình tự mọc răng của trẻ sơ sinh trong bài viết dưới đây nhé!

1. Trẻ sơ sinh mấy tháng mọc răng?

Thông thường trẻ sơ sinh mọc răng vào tháng thứ 6
Thông thường trẻ sơ sinh mọc răng vào tháng thứ 6

Tháng thứ 6 là thời điểm trẻ sơ sinh mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Đến 3 tuổi bé sẽ mọc hoàn thiện 20 chiếc răng sữa ở hai hàm. 6 tháng là thời gian mọc răng phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhưng tùy thuộc vào thể trạng sẽ có trẻ mọc răng sớm và có trẻ mọc răng muộn.

Nếu trẻ có những chiếc răng đầu tiên vào tháng thứ 3, 4 là trẻ mọc răng sớm. Ngoài ra có trường hợp trẻ mới sinh đã có răng nhú. Trẻ mọc răng sớm là do di truyền, thể trạng riêng nên cha mẹ không cần lo lắng.

Trong khoảng tháng thứ 9 đến tháng thứ 12 mà trẻ mới nhú răng thì đó là trẻ mọc răng muộn. Nguyên nhân là do trẻ thiếu hụt canxi và các chất dinh dưỡng cần thiết để thúc đẩy quá trình mọc răng, cần lưu ý thay đổi chế độ ăn phù hợp.

Trẻ sơ sinh mọc răng rất cần nguồn sữa chất lượng từ mẹ. Vì vậy hãy quan tâm đến dinh dưỡng của mình để sữa dồi dào, giúp con phát triển khỏe mạnh và mọc răng đúng chu kỳ các mẹ nhé!

2. Thứ tự mọc răng của trẻ sơ sinh?

Khi trẻ sơ sinh trong giai đoạn mọc răng, điều quan trọng là cha mẹ hãy theo dõi trình tự mọc răng hàm trên, hàm dưới để đảm bảo các răng mọc đầy đủ và đúng theo quy luật. Trình tự mọc răng của trẻ như sau:

  • Trẻ sẽ mọc 2 răng cửa hàm dưới đầu tiên vào khoảng tháng thứ 6.
  • Khoảng 7 tháng tuổi sẽ mọc răng cửa hàm dưới thứ hai.
  • Tháng thứ 8 trẻ sẽ mọc răng cửa hàm trên thứ nhất và khi 9 tháng tuổi sẽ mọc răng cửa hàm trên thứ hai.
  • Trong khoảng tháng thứ 12 đến 16 trẻ sẽ mọc 4 răng hàm dưới và 4 răng hàm trên.
  • Từ 16 đến 20 tháng tuổi trẻ sẽ mọc tiếp răng nanh hàm dưới và răng nanh hàm trên.
  • Giai đoạn từ 20 đến 30 tháng tuổi trẻ sẽ mọc hoàn thiện số răng hàm dưới và răng hàm trên.
Biểu đồ trình tự mọc răng của trẻ sơ sinh
Biểu đồ trình tự mọc răng của trẻ sơ sinh

Quá trình mọc răng của trẻ sơ sinh sẽ dừng lại vào khoảng 2, 3 tuổi hoặc cho tới khi bé có đủ 20 chiếc răng sữa.

3. Chăm sóc trẻ sơ sinh thế nào trong những tháng mọc răng?

Trẻ sơ sinh mọc răng cần được vệ sinh răng miệng sạch sẽ thường xuyên.Bé dễ bị các triệu chứng như sốt mọc răng. Hàng ngày, sau khi ăn, mẹ hãy dùng khăn, gạc sạch lau nướu răng bé hoặc chải nhẹ nhàng bằng bàn chải dành cho trẻ nhỏ và nước.

Hãy chăm sóc răng miệng bé kỹ càng trong thời điểm này
Hãy chăm sóc răng miệng bé kỹ càng trong thời điểm này

Răng sữa sẽ rụng khi trẻ lên 5 – 6 tuổi. Nếu không được chăm sóc tốt ngay từ đầu, răng bị sâu sẽ rụng sớm hơn bình thường. Trẻ sẽ khó mọc răng vĩnh viễn, thậm chí khi mọc lên bị mọc lệch, mọc không đúng vị trí.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng của trẻ khi mọc răng cũng cần có sự thay đổi phù hợp:

  • Nên cho trẻ ăn những đồ ăn mềm, loãng (cháo, súp, canh dinh dưỡng,…) và chia nhỏ phần ăn. Không ép trẻ ăn liền một lúc có thể gây tâm lý sợ ăn, nôn trớ.
  • Khi trẻ mọc răng thường cảm thấy nhức và ngứa lợi. Cho trẻ ngậm vòng cao su mềm giúp trẻ thoải mái hơn.
  • Thay đổi món ăn phong phú để kích thích trẻ thèm ăn và bổ sung những dưỡng chất cần thiết.
  • Các loại đồ ăn mát lạnh sẽ giúp làm dịu cơn đau ở nướu trẻ.
  • Bổ sung nước liên tục, có thể cho trẻ uống nước ép trái cây pha loãng để cung cấp thêm vitamin.

Hy vọng những thông tin này đã giải đáp được câu hỏi trẻ sơ sinh mấy tháng mọc răng. Theo dõi Mamamy.vn để cập nhật kinh nghiệm chăm sóc trẻ tốt nhất nhé!

Khuyết tật bẩm sinh không có nhãn cầu ở trẻ được gọi là hội chứng Anophthalmia. Microphthalmia là tật mắt nhỏ do mắt không phát triển đầy đủ. Hai hội chứng này đều xảy ra trong thai kỳ được gọi là hội chứng không phát triển nhãn cầu, thường dẫn đến mù hoặc tầm nhìn hạn chế.

Anophthalmia và Microphthalmia rất hiếm gặp với xác suất khoảng 1/5300 trẻ sơ sinh theo nghiên cứu tại Hoa Kỳ. Hội chứng này có thể chẩn đoán khi mang thai nên cha mẹ có được hiểu biết sớm sẽ giúp bé sinh ra khỏe mạnh hơn.

Tham vấn bác sĩ từ sớm để phát hiện dị tật bẩm sinh ở trẻ
Tham vấn bác sĩ từ sớm để phát hiện dị tật bẩm sinh ở trẻ

1. Anophthalmia và Microphthalmia là gì?

Anophthalmia và Microphthalmia phát triển trong thai kỳ, có thể xảy ra đơn lẻ, với các dị tật bẩm sinh khác hoặc là một phần của hội chứng. Thường dẫn đến mù hoặc tầm nhìn hạn chế.

Nguyên nhân gây ra hội chứng Anophthalmia và Microphthalmia ở trẻ sơ sinh chưa được làm rõ. Một số em bị hội chứng này do sự thay đổi trong gen hoặc nhiễm sắc thể.

Anophthalmia và Microphthalmia cũng có thể xảy ra do việc dùng một số loại thuốc như isotretinoin hoặc thalidomide trong khi mang thai. Những loại thuốc này có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh.

Bên cạnh đó, dị tật về mắt này cũng có thể do sự kết hợp của gen và các yếu tố khác. Chẳng hạn như:

  • Mẹ tiếp xúc với môi trường độc hại
  • Thực phẩm mẹ ăn uống
  • Mẹ sử dụng một số loại thuốc trong thai kỳ

2. Chẩn đoán sớm hội chứng

Anophthalmia và Microphthalmia có thể được chẩn đoán trong khi mang thai hoặc sau khi sinh. Trong khi mang thai, bác sĩ thường có thể xác định được dị tật thông qua:

  • Siêu âm
  • CT Scan (xét nghiệm X-quang đặc biệt)
  • Thực hiện các xét nghiệm di truyền nhất định.
Anophthalmia và Microphthalmia có thể được chẩn đoán sớm
Anophthalmia và Microphthalmia có thể được chẩn đoán sớm

Sau khi sinh, bác sĩ có thể xác định hội chứng Anophthalmia và Microphthalmia bằng cách kiểm tra em bé hoặc thực hiện chụp MRI/CT.

3. Cách khắc phục hội chứng không phát triển nhãn cầu

Không có phương pháp điều trị nào có thể tạo ra một mắt mới hoặc khôi phục thị lực cho người bị hội chứng Anophthalmia và Microphthalmia này. Bé sinh ra bị dị tật này nên được gặp bác sĩ với chuyên môn:

  • Bác sĩ nhãn khoa được đào tạo đặc biệt để chăm sóc mắt
  • Chuyên gia về mắt – nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, chế tạo và lắp mắt giả
  • Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình mắt

Bé có hội chứng Anophthalmia và Microphthalmia thường khó phát triển xương hốc mắt nên sẽ được gắn thiết bị giúp hốc mắt và xương phát triển đúng cách. Khi trẻ lớn hơn, các thiết bị này sẽ cần được nới rộng. Ngoài ra, bé có thể được trang bị mắt nhân tạo.

Bé nên được theo dõi thường xuyên bởi các chuyên gia nếu sinh ra với dị tật về mắt này. Nếu bé bị thêm những căn bệnh về mắt khác, như đục thủy tinh thể hoặc bong võng mạc, bé có thể cần phẫu thuật.

Quan trọng là cha mẹ cần tìm đến sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
Quan trọng là cha mẹ cần tìm đến sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Nếu hội chứng Anophthalmia và Microphthalmia chỉ ảnh hưởng đến một mắt, bác sĩ nhãn khoa có thể đề xuất các cách để bảo vệ mắt và thị lực của bên mắt khoẻ mạnh. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hội chứng, trẻ có thể cần phẫu thuật hoặc không. Quan trọng là gia đình tham khảo ý kiến bác sĩ nhãn khoa để có giải pháp tốt nhất.

Với hội chứng hội chứng Anophthalmia và Microphthalmia nếu được phát hiện và can thiệp chữa trị sớm, sẽ có lợi hơn cho bé trong việc phát triển cân bằng tâm lý và thể chất. Tìm hiểu thêm về xét nghiệm phát hiện dị tật ở thai nhi tại đây.

Hội chứng Down là khiếm khuyết di truyền phổ biến nhất liên quan đến chậm phát triển tâm thần. Việc phát hiện và can thiệp sớm trẻ mắc bệnh Down đòi hỏi cha mẹ có được hiểu biết chính xác về triệu chứng, chẩn đoán và phương pháp điều trị của hội chứng này.

1. Hội chứng Down là gì?

Hội chứng Down (tên gọi khác là hội chứng Trisomy 21) là tình trạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể. Một người bình thường có 46 nhiễm sắc thể chia thành 23 cặp. Ở những trẻ bị bệnh Down, số nhiễm sắc thể này là 47. Sự khác biệt này ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ khi sinh ra.

Hội chứng Down (tên gọi khác là hội chứng Trisomy 21) là tình trạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể
Hội chứng Down (tên gọi khác là hội chứng Trisomy 21) là tình trạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể

1.1. Phân loại hội chứng Down

Hội chứng Down được chia thành 3 loại:

Trisomy 21 chiếm khoảng 95% những người mắc hội chứng Down. Với loại hội chứng Down này, mỗi tế bào trong cơ thể có 3 bản sao nhiễm sắc thể 21 thay vì 2 bản sao thông thường. 

Hội chứng Down chuyển đoạn (Translocation Down syndrome) chiếm một tỷ lệ nhỏ khoảng 3%. Xảy ra khi một đoạn của nhiễm sắc thể 21 dính vào một nhiễm sắc thể khác (chuyển đoạn) trước hoặc sau thụ tinh. Bé sinh ra có 2 bản sao bình thường của nhiễm sắc thể 21, vật chất di truyền từ nhiễm sắc thể 21 dính vào sắc thể khác.

Hội chứng Down thể khảm (Mosaic Down syndrome) chiếm khoảng 2%, là khi bé sinh ra có một vài tế bào có thêm những bản sao nhiễm sắc thể 21.

1.2. Nguyên nhân

Thừa nhiễm sắc thể 21 dẫn đến việc phá vỡ cấu trúc bình thường của cơ thể, gây nên hội chứng Down. Các nhà nghiên cứu cũng chưa biết chắc chắn tại sao hội chứng Down lại xảy ra hoặc có bao nhiêu yếu tố góp phần gây nên hội chứng này. 

Thừa nhiễm sắc thể 21 dẫn đến việc phá vỡ cấu trúc bình thường của cơ thể, gây nên hội chứng Down
Thừa nhiễm sắc thể 21 dẫn đến việc phá vỡ cấu trúc bình thường của cơ thể, gây nên hội chứng Down

Một yếu tố làm tăng nguy cơ sinh con mắc hội chứng Down là tuổi của người mẹ. Phụ nữ từ 35 tuổi trở lên khi mang thai có nhiều khả năng bé bị hội chứng Down so với những phụ nữ mang thai ở độ tuổi trẻ hơn.

Tỷ lệ mắc hội chứng down ở trẻ phụ thuộc tuổi mẹ bầu
Tỷ lệ mắc hội chứng down ở trẻ phụ thuộc tuổi mẹ bầu

1.3. Triệu chứng

Trẻ mắc hội chứng Down sẽ có những dấu hiệu sau:

  • Chân tay ngắn, to bè
  • Mắt xếch, mặt dẹt
  • Mũi nhỏ và tẹt
  • Đầu ngắn, bé
  • Gáy rộng và phẳng
  • Cổ ngắn, vai tròn
  • Thiểu năng trí tuệ
  • Cơ quan sinh dục không phát triển, vô sinh
  • Vấn đề về đường ruột, thính giác, thị giác, tim mạch

Trẻ mắc hội chứng Down cũng thường lớn chậm và lùn hơn những trẻ em cùng trang lứa, có nguy cơ về bệnh bạch cầu và tuyến giáp cao.

2. Chẩn đoán sớm hội chứng Down trong thai kỳ

Để phát hiện và can thiệp sớm hội chứng Down khi mang thai, mẹ nên tham vấn ý kiến của bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán.

Chẩn đoán sớm hội chứng Down trong thai kỳ là rất cần thiết
Chẩn đoán sớm hội chứng Down trong thai kỳ là rất cần thiết

Có hai loại xét nghiệm cơ bản: xét nghiệm sàng lọc và xét nghiệm chẩn đoán. Xét nghiệm sàng lọc có thể giúp bác sĩ biết liệu mẹ bầu có nguy cơ mắc hội chứng Down thấp hay cao. Các xét nghiệm sàng lọc không cung cấp chẩn đoán tuyệt đối, nhưng sẽ an toàn hơn cho mẹ và thai nhi đang phát triển. Mẹ có thể tìm hiểu thêm về xét nghiệm sàng lọc tại đây.

Các xét nghiệm chẩn đoán thường có thể phát hiện liệu em bé có mắc hội chứng Down hay không. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây rủi ro nhiều hơn cho người mẹ và em bé đang phát triển. Cả xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán đều không thể dự đoán toàn bộ tác động của hội chứng Down đối với em bé.

2.1. Xét nghiệm sàng lọc

Xét nghiệm sàng lọc thường gồm kết hợp xét nghiệm máu và siêu âm:

  • Xét nghiệm máu Double test
  • Siêu âm đo độ mờ da gáy

Thời gian thực hiện khi thai được 11-14 tuần. Đây là một trong những mốc khám thai quan trọng mẹ cần lưu ý.

2.2. Xét nghiệm chẩn đoán

Các xét nghiệm chẩn đoán thường được thực hiện sau khi xét nghiệm sàng lọc cho kết quả dương tính. Các loại xét nghiệm chẩn đoán bao gồm:

  • Sinh thiết gai nhau (CVS), thực hiện từ tuần 9-14 thai kỳ.
  • Chọc dò màng ối qua bụng, thực hiện từ tuần thứ 15 thai kỳ.
  • Lấy mẫu máu qua da rốn – Percutaneous umbilical blood sampling (PUBS). Thực hiện từ tuần thứ 18 thai kỳ.

3. Phương pháp điều trị

Hội chứng Down chưa có phương pháp điều trị dứt điểm.

Hiện nay, trẻ mắc hội chứng Down thường theo học tại những trường lớp chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật. Các chương trình can thiệp sớm, hỗ trợ giáo dục, chăm sóc sức khỏe và dạy trẻ về ngôn ngữ giúp kích thích tiềm năng phát triển của bé, để con có thể hòa nhập với các bạn cùng trang lứa.

Trẻ mắc hội chứng Down vẫn có thể lớn lên khỏe mạnh
Trẻ mắc hội chứng Down vẫn có thể lớn lên khỏe mạnh

Nhiều trẻ bị bệnh Down vẫn có thể lớn lên khỏe mạnh, học và làm việc như người bình thường khác nếu được hỗ trợ đúng cách và kịp thời.

Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp cha mẹ hiểu thêm về hội chứng Down. Có được biện pháp can thiệp sớm và cách thức giáo dục kỹ năng giúp bé có được sức khỏe về thể chất và tinh thần tốt nhất!

Mẹ bỉm sữa ngày càng quan tâm tới bình sữa chống sặc và đầy hơi cho trẻ sơ sinh. Bình giúp con ăn ngon miệng hơn. Để có thể lựa chọn bình phù hợp với bé, mẹ hãy đọc bài viết dưới đây nhé!

1. Tiêu chí chọn bình sữa chống sặc và đầy hơi cho bé

1.1. Chất liệu bình sữa

Bình sữa cho bé được làm từ những nguyên liệu phổ biến như thuỷ tinh, silicone, nhựa. Mỗi nguyên liệu đều có ưu nhược điểm khác nhau để mẹ lựa chọn.

Chất liệu nhựa giúp bình sữa nhẹ, được bán phổ biến với giá cả đa dạng. Tùy loại nhựa, mẹ cần tìm hiểu xem, khi ở nhiệt độ cao, bình có giải phóng BPA không. Bình nhựa cũng dễ xước, tạo ổ vi khuẩn, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé. Nếu chất liệu không tốt, bình sữa nhựa cần được thay thế thường xuyên.

Trong hình dung của nhiều cha mẹ, bình sữa chất liệu thuỷ tinh vừa nặng tay lại dễ rơi vỡ. Nhưng hiện nay, nhiều hãng đã cải tiến những điểm này. Bình sữa thuỷ tinh khó vỡ hơn, bé có thể tự cầm mà vẫn an toàn. Bình bền hơn và có tuổi thọ dài hơn so với nhiều bình bằng nhựa. Thêm nữa, thủy tinh được làm từ cát tự nhiên nên an toàn. Và không giải phóng BPA khi hâm nóng ở nhiệt độ cao.

Bình sữa thủy tinh đang trở thành xu hướng sử dụng của mẹ bỉm sữa trên thế giới
Bình sữa thủy tinh đang trở thành xu hướng sử dụng của mẹ bỉm sữa trên thế giới

Chất liệu silicone giúp bình sữa nhẹ, trơn mềm, không vỡ, không chứa BPA. Nhưng giá thành cao hơn bình sữa nhựa và thuỷ tinh. 

1.2. Hình dạng bình sữa

Bình sữa có nhiều hình dạng khác nhau. Ví dụ dạng thấp, tròn, cổ rộng. Để lựa chọn bình sữa chống sặc cho bé, mẹ nên lựa chọn bình sữa cổ rộng. Đây cũng là hình dạng bình sữa đang được các mẹ yêu thích.

Bình sữa cổ rộng được thiết kế phần cổ lên đến 5-6cm. 

Điểm cộng của bình sữa cổ rộng: 

  • Pha sữa nhanh hơn

Thiết kế cổ rộng phù hợp với tất cả các loại thìa đong sữa. Kể cả những loại thìa to không đi kèm hộp sữa. Mẹ sẽ tốn ít thời gian hơn khi cho bột sữa vào bình. Bột sữa cũng được tiết kiệm hơn khi không bị rơi vãi ra ngoài.

  • Dễ dàng vệ sinh 

Bình sữa cổ rộng dễ dàng đưa các dụng cụ vệ sinh bình sữa vào trong. Có thể cọ rửa từng ngõ ngách từ miệng bình đến đáy bình. Giúp mẹ tiết kiệm thời gian hơn trong việc vệ sinh bình sữa. Đồng thời đảm bảo bình sữa được làm sạch tối đa.

  • Được bé yêu thích hơn

Bình sữa có thiết kế cổ rộng luôn đi kèm với núm ti có cổ rộng thiết kế gần giống bầu ngực mẹ, tạo cảm giác thân thuộc. Điều này giúp bé làm quen khi chuyển từ bú ti mẹ sang bú bình. Bầu núm ti đi kèm bình sữa cổ rộng cũng vừa vặn với cấu tạo miệng của bé. Giúp lưỡi bé không chạm vào phần nắp vặn của bình và đảm bảo vệ sinh hơn.

Bình sữa cổ rộng rất được các bé ưa thích
Bình sữa cổ rộng rất được các bé ưa thích

1.3. Hệ thống thông hơi

Với bình sữa chống sặc, mẹ nên chọn loại bình sữa có hệ thống thông hơi. Nhiều bình sữa trên thị trường có hệ thống lỗ khí, van chống sặc giúp bé không hít phải bọt khí khi ăn. Hệ thống này được tính hợp cùng với núm vú để tăng cường khả năng chống sặc, đầy hơi cho bé.

1.4. Núm vú

1 – Chất liệu núm vú

Núm vú thường được làm từ cao su hoặc silicone. Núm vú cao su thường mềm hơn nhưng không sử dụng được lâu và có một số bé bị dị ứng với loại này. Núm vú silicone dùng được lâu hơn, dễ vệ sinh và giúp bé dễ ti hơn.

2 – Hình dạng núm vú

Núm vú truyền thống có hình dạng như hình quả chuông hoặc hình vòm. Núm vú chỉnh nha được thiết kế để phù hợp với vòm miệng và nướu của bé. 

Còn ngày nay, núm vú chống sặc và đầy hơi được thiết kế có ống chống sặc, chống đầy hơi. Bọt khí sinh ra khi bé bú được ống thoát khí đẩy ngược về đáy chai, tối ưu việc bé không nuốt phải bọt khí. Bé được thưởng thức trọn vẹn hương vị của sữa và bụng không bị khó chịu, nặng nề.

Thiết kế núm vú tích hợp hệ thống chống sặc và đầy hơi
Thiết kế núm vú tích hợp hệ thống chống sặc và đầy hơi

Trên núm vú có vết cắt hình chữ thập. Ở trạng thái bình thường, lỗ sữa ở dạng khép kín nên sữa khó bị chảy ra ngoài. Điều này có thể làm giảm nguy cơ bị sặc sữa cho bé. Tùy vào lực mút mạnh hay nhẹ mà lượng sữa chảy ra nhiều hay ít.

Nguyên tắc hoạt động của lỗ sữa hình chữ thập này sẽ giúp bé có cảm giác giống hệt như khi bú mẹ. Nhờ đó, bé có thể vừa ti bình mà không bỏ bú mẹ.

1.5. Kích thước và số lượng bình sữa chống sặc

Số lượng bình sữa mẹ mua cho bé dao động từ 4-12 chiếc, tuỳ thuộc vào việc mẹ cho bé chủ yếu bú bình hay bú mẹ. Về dung tích bình, mẹ có thể bắt đầu từ loại 120ml. Sau đó chuyển sang loại 240ml hoặc 260ml khi bé được 4 tháng hoặc khi bé có nhu cầu ăn nhiều hơn.

2. Lưu ý quan trọng cho mẹ khi chọn mua bình sữa

Những mối lo ngại về hoá chất trong bình sữa cho trẻ em, đặc biệt là bisphenol A (BPA) đã khiến nhiều thương hiệu lớn cho ra đời bình sữa từ thuỷ tinh, silicone,… để thay thế nhựa. Năm 2012, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA đã cấm sử dụng BPA trong việc sản xuất tất cả các bình sữa cho trẻ em.

Vì vậy, mẹ nên có những biện pháp để giảm việc tiếp xúc với các hoá chất trong sản phẩm nhựa:

  • Tránh/ hạn chế các sản phẩm dùng cho bé để đựng thức ăn/ đồ uống bằng nhựa.
  • Tránh sử dụng nhựa có: mã tái chế 3 (phthalates), 6 (styrene), and 7 (bisphenols). Trừ khi nhựa được dãn nhãn là sản phẩm xanh, có tên là Biobase.
  • Nhiệt có thể giải phóng các hóa chất từ nhựa nên mẹ không đun sôi chai nhựa, làm nóng trong lò vi sóng hoặc rửa trong máy rửa chén.
  • Thường xuyên kiểm tra bình sữa để đảm bảo núm vú không dính, không đổi màu hay có vết nứt có thể chứa vi khuẩn không tốt cho sức khỏe bé. Khi núm vú bị nứt có thể dễ bị bé cắn hoặc nhai nuốt, vô tình trở thành mối nguy hiểm cho bé.

Để an toàn nhất, mẹ nên dùng các loại bình sữa thủy tinh, silicon để thay thế bình nhựa. Tham khảo Bình sữa thủy tinh cổ rộng chống sặc và đầy hơi Mamamy mẹ nhé!

mẹ nên dùng các loại bình sữa thủy tinh, silicon để thay thế bình nhựa
Mẹ nên dùng các loại bình sữa thủy tinh, silicon để thay thế bình nhựa

Trên đây là những chia sẻ của Mamamy về cách lựa chọn bình sữa chống sặc phù hợp cho bé. Hy vọng những kinh nghiệm trên sẽ giúp ích được các mẹ trong khoảng thời gian chăm sóc con.

Xem thêm: 

 

Trẻ ăn dặm là giai đoạn mẹ sẽ bận rộn hơn rất nhiều khi bắt đầu phải quay trở lại với công việc. Trước khi trẻ ăn dặm, mẹ còn cần lựa chọn phương pháp và dụng cụ chế biến ăn dặm cho bé. Làm thế nào để chế biến, bảo quản đồ ăn dặm cho bé một cách khoa học. Phương pháp nào mới là hiệu quả? Cùng Góc của mẹ đọc bài viết sau đây mẹ nhé!

Góc của mẹ muốn giới thiệu đến các mẹ 11 phương pháp chế biến và 12 dụng cụ ăn dặm cho bé. Hiểu được phương pháp và chuẩn bị những dụng cụ cần thiết, mẹ sẽ chủ động nấu bữa ăn dặm ngon hơn và hiệu quả hơn.

Có rất nhiều phương pháp để mẹ chế biến thức ăn dặm cho bé
Có rất nhiều phương pháp để mẹ chế biến thức ăn dặm cho bé

1. Các phương pháp chế biến bữa ăn dặm cho bé

1.1. Phương pháp 1: Xé, tách thực phẩm ăn dặm 

Với thực phẩm như thịt gà, cá, mẹ cần tách bỏ phần xương, luộc lên rồi tách và xe ra thành miếng nhỏ hơn. Với phương pháp này, mẹ có thể dùng dĩa, thìa để tách hoặc nếu dùng tay mẹ nhớ vệ sinh sạch sẽ.

1.2. Phương pháp 2: Giã, nghiền thực phẩm ăn dặm 

Mẹ có thể dùng cối để giã hoặc nghiền bằng thìa dĩa. Với nguyên liệu như rau (cải bỏ xôi), sau khi giã, mẹ có thể nghiền nhuyễn để bé dễ ăn hơn.

Mẹ có thể dùng cối để giã hoặc nghiền bằng thìa dĩa
Mẹ có thể dùng cối để giã hoặc nghiền bằng thìa dĩa

1.3. Phương pháp 3: Mài  

Phương pháp này phù hợp với các loại rau củ quả cứng như: táo, cà rốt,… giúp mẹ nghiền nhỏ các loại rau củ hiệu quả hơn, nhằm cung cấp cho bé yêu những thực phẩm giàu dưỡng chất.

1.4. Phương pháp 4: Rây 

Với những thực phẩm có hạt và vỏ như cà chua, chanh leo,… mẹ có thể dùng phương pháp rây này để loại bỏ phần bé khó tiêu hóa.

1.5. Phương pháp 5: Vắt

Phương pháp này dùng để vắt trái cây thành nước ép cho bé. Mẹ có thể lọc bằng giấy lọc sau khi vắt, dùng đĩa xoáy hoặc dùng dụng cụ chuyên biệt để vắt.

1.6. Phương pháp 6: Làm sánh 

Làm sánh là phương pháp mẹ dùng khi để trộn món ăn dặm nào đó cho bé
Làm sánh là phương pháp mẹ dùng khi để trộn món ăn dặm nào đó cho bé

Làm sánh là phương pháp mẹ dùng khi để trộn món ăn dặm nào đó cho bé. Chẳng hạn mẹ trộn sữa chua với chuối đã nghiền.

1.7. Phương pháp 7: Làm nhuyễn

Bên cạnh phương pháp làm sánh, mẹ có thể làm nhuyễn bữa ăn dặm. Chẳng hạn sau khi cơm chín, mẹ cho cơm và thêm súp vào để làm nhuyễn cơm.

Xem thêm:

1.8. Phương pháp 8: Nấu

Nấu ăn cũng phải đảm bảo được thực phẩm chín, an toàn cho trẻ
Nấu ăn cũng phải đảm bảo được thực phẩm chín, an toàn cho trẻ

Khi nấu lên giúp món ăn ngon hơn, có mùi vị hơn. Bên cạnh đó, nấu cũng đảm bảo được thực phẩm chín, an toàn cho trẻ.

1.9. Phương pháp 9: Cắt

Có 3 kiểu cắt:

  • Băm nhỏ, miếng khoảng 2-3mm
  • Thái nhỏ, miếng khoảng 5-6 mm
  • Cắt miếng to
Tuỳ vào từng giai đoạn ăn dặm và độ tuổi của trẻ, mẹ lựa chọn cách cắt thực phẩm phù hợp cho bé nhé
Tuỳ vào từng giai đoạn ăn dặm và độ tuổi của trẻ, mẹ lựa chọn cách cắt thực phẩm phù hợp cho bé nhé

Tuỳ vào từng giai đoạn ăn dặm và độ tuổi của trẻ, mẹ lựa chọn cách cắt thực phẩm phù hợp cho bé nhé.

1.10. Phương pháp 10: Nướng

Mẹ có thể nướng thực phẩm bằng chảo hoặc bằng lò nướng.

Xem thêm:

1.11. Phương pháp 11: Luộc

Mẹ có thể luộc thực phẩm bằng nước nguội (trứng, cà rốt,…) hoặc luộc bằng nước sôi (cải bó xôi, đậu cô ve,…)
Mẹ có thể luộc thực phẩm bằng nước nguội hoặc luộc bằng nước sôi 

Đây là phương pháp phổ biến mà các mẹ thường dùng. Mẹ có thể luộc thực phẩm bằng nước nguội (trứng, cà rốt,…) hoặc luộc bằng nước sôi (cải bó xôi, đậu cô ve,…)

2. Bảng tổng hợp 12 dụng cụ ăn dặm cho bé

Sau đây là bảng dụng cụ ăn dặm cơ bản cho bé, mẹ hãy tham khảo và chuẩn bị nhé

Bảng dụng cụ ăn dặm cơ bản cho bé
Bảng dụng cụ ăn dặm cơ bản cho bé

Giai đoạn ăn dặm là giai đoạn mẹ cần nghiên cứu kỹ để lựa chọn món ăn và cách làm phù hợp cho bé. Từ đó giúp bé ăn ngon miệng, phát triển toàn diện. Hy vọng qua bài viết, Góc của mẹ đã cung cấp phần nào kiến thức hữu ích giúp mẹ tự tin hơn khi chế biến các món ăn dặm.

Mẹ cũng nên lưu ý phối hợp dinh dưỡng cân bằng và cung cấp đủ vitamin thiết yếu để bé phát triển toàn diện nữa nhé, tham khảo 7 lưu ý xây dựng thực đơn cho trẻ của Mamamy nhé!

Giỏ hàng 0