Cập nhật Covid là một trong những thông tin nóng hổi thời gian gần đây. Những diễn biến phức tạp của dịch Covid luôn là mối nguy hại tới sức khỏe gia đình. Bố mẹ hãy thận trọng khi tiếp cận các nguồn tin, tránh tiếp nhận và lan truyền thông tin sai sự thật. Dịch covid Hà Nội nói riêng và trên thế giới nói chung vẫn đang lây lan chưa có điểm dừng. Để cập nhật thông tin Covid mới nhất, mẹ thường sẽ tìm từ khóa trên Google hay Facebook. Tuy nhiên, để tìm thông tin đúng không phải là đơn giản. Cập nhật covid đến từ rất nhiều nguồn đa dạng. Báo chí, trang tin, hay thậm chí là Facebook cá nhân đều có thể đưa tin về dịch Covid. Nếu bố mẹ không tỉnh táo chọn lọc thông tin, việc tiếp nhận và chia sẻ tin giả là điều rất dễ xảy ra. Góc của mẹ sẽ chia sẻ cách tìm thông tin uy tín nhất qua bài viết này.
1.Các nguồn tiếp nhận thông tin Covid
Để nắm bắt các nguồn tin cập nhật Covid, bố mẹ có thể dễ dàng tìm kiếm bằng các từ khóa trên nhiều nền tảng khác nhau. TV, báo giấy, bảng tin, radio,… là những nguồn tin chính thống rất dễ dàng tiếp cận. Ngoài ra, các trang mạng xã hội đều có thể dễ dàng đáp ứng được nhu cầu. Tuy vậy, để đánh giá và kiếm chứng sự chính xác của thông tin lại không dễ chút nào.
Các nguồn tin chính thống có ưu thế về sự chính xác, được kiểm chứng kỹ càng bởi nhiều đơn vị báo chí tin cậy. Với các nguồn tin này, bố mẹ hoàn toàn có thể tin tưởng về độ tin cậy. Tuy vậy, khi cần cập nhật thông tin về dịch Covid, nguồn tin chính thống đôi khi chưa đáp ứng được về tiêu chí tốc độ. Bởi tin bài cần được kiểm duyệt qua nhiều khâu trước khi được đăng tải trên báo chí chính thống. Đó là thời điểm bố mẹ có thể tham khảo thêm nguồn tin từ mạng xã hội.
Đây chính là “đất sống” của “fake news” – hay còn gọi là tin giả. Là kênh chiếm ưu thế về tốc độ đưa tin, mạng xã hội thu hút các đối tượng cần cập nhật liên tục. Dựa vào lợi thế này, nhiều tài khoản Facebook hay YouTube được lập ra để đăng tin sai sự thật nhằm “câu like”, “mồi tương tác”,… Bố mẹ nếu không tỉnh táo sẽ dễ dàng bị lợi dụng như một kênh truyền tin miễn phí của các đối tượng có mục đích xấu.
2.Đừng vội chia sẻ thông tin chưa được kiểm chứng
2.1.Tin Covid tràn lan
Theo thống kê, đã có hơn 300.000 tin bài trên các trang thông tin điện tử, blog, diễn đàn về Covid. Hơn 600.000 nội dung về Covid đã có mặt trên mạng xã hội. Đó là một con số khổng lồ, cho thấy mức độ thu hút thị hiếu của người đọc về vấn đề này. Tuy nhiên, trong đó có nhiều tin chưa được kiểm chứng về độ xác thực. Có nội dung còn xuyên tạc, gây hoang mang trong dư luận. Thật đáng buồn, là có nhiều người vẫn tin vào các nội dung cập nhật Covid như này. Thậm chí, họ còn sẵn sàng bình luận và chia sẻ tới nhiều người khác. Từ đó, tin Covid sai sự thật có thể lan truyền với một tốc độ chóng mặt.
Bố mẹ nên đánh giá một website mình vừa truy cập khi cần đọc tin. Sự tự do chia sẻ thông tin trong thời đại số ngày nay là rất rõ ràng. Chính vì thế, các trang tin trên Internet hay Facebook có thể dễ dàng đưa tin cập nhật Covid. Các bài viết này thường được viết ngắn gọn, đưa thông tin quan trọng lên đầu. Tiêu đề của bài viết được chủ động sắp xếp thông tin gây “sốc” hoặc “giật gân”. Mục đích của việc này là để thu hút sự chú ý của những ai đang quan tâm nhưng không có thời gian kiểm chứng thông tin.
2.2.Chia sẻ tin sai sự thật bị xử lý như nào?
Từ khi dịch Covid bùng phát tại Việt Nam (khoảng đầu năm 2020), nhiều trường hợp đã bị xử lý vì chia sẻ tin sai sự thật. Cụ thể, theo Nghị định số 15/2020/NĐ-CP, cá nhân bị phạt từ 5-7 triệu đồng với hành vi này. Mức phạt này khi áp dụng cho tổ chức có thể lên tới 10-20 triệu đồng. Theo thông tin tổng hợp, số cá nhân bị phạt khi đưa tin cập nhật Covid sai sự thật đã lên tới hàng trăm trường hợp.
Tính đến tháng 04/2020, theo báo Tuổi trẻ, đã có 654 trường hợp bị mời lên công an các đơn vị địa phương xác minh và làm việc. Trong đó có 146 người bị lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính. Số tiền thu được từ việc xử lý các vi phạm này lên tới hàng trăm triệu đồng, đóng góp vào ngân sách phòng chống dịch Covid của chính phủ.
Xem thêm:
Thông tin mới nhất về vắc xin Covid-19: Trẻ em hay phụ nữ mang thai có tiêm được vắc xin không?
Áp lực đi sinh mùa dịch, mẹ bầu nên làm gì?
3.Góc của mẹ gợi ý các kênh cập nhật Covid chính xác và uy tín
3.1.Cổng Thông tin Chính phủ
Đây là trang tin chính thức của Chính phủ Việt Nam, cập nhật những tin tức nóng hổi nhất về virus Corona. “Cập nhật Covid Hà Nội“, “Cập nhật Covid thế giới” hay “Dịch Covid Hà Nội” là những từ khóa được tìm kiếm phổ biến trên kênh này. Trang Thông tin Chính phủ đã có tick xanh xác nhận uy tín từ Facebook.
3.2.Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế
Chắc chắn rằng, tin tức về dịch Covid sẽ trở nên chính xác hơn rất nhiều nếu được cập nhật từ một cơ quan y tế. Nắm bắt được điều này, Bộ Y tế đã cho ra mắt hai nền tảng thông tin là website và tài khoản Zalo để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Website Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế
3.3.Báo điện tử VTV News – Đài Truyền hình Việt Nam
Đây là một trong những kênh cập nhật Covid với tốc độ và độ chính xác cao nhất. Chỉ tính riêng tin Covid, kênh này đã đăng tải lên đến hơn 1200 bài viết. Ngoài website, Đài Truyền hình Việt Nam còn sở hữu 2 facebook là Thời sự VTV và Báo điện tử VTV – đều nhận được tick xanh.
Cập nhật Covid luôn là một trong những nhu cầu tin tức hàng đầu hiện nay. Trong giai đoạn nhạy cảm hiện nay, bố mẹ hãy sáng suốt lựa chọn kênh thông tin chuẩn xác nhất.
Nguồn tham khảo:
https://tuoitre.vn/hon-654-nguoi-bi-xu-ly-vi-dang-tin-that-thiet-ve-covid-19-20200315095026411.htm