Hẳn mẹ sẽ lo lắng lắm nếu một sáng ngủ dậy thấy bé bị mẩn đỏ như muỗi đốt như muỗi đốt phải không mẹ? Mẹ đừng lo, đây chỉ là vấn đề thường gặp và không nguy hiểm cho bé nếu mẹ chăm sóc bé đúng cách. Mẹ tham khảo chi tiết nguyên nhân và cách xử lý trong bài viết này mẹ nhé!
1. Nguyên nhân khiến bé bị mẩn đỏ như muỗi đốt
Nốt mẩn đỏ do muỗi đốt thường nhỏ, có nhân ở giữa vết sưng và gây ngứa ngáy khiến bé hay đòi gãi. Khi thấy con xuất hiện các nốt mẩn như vậy, phần lớn mẹ nghĩ nguyên nhân do muỗi đốt, tuy nhiên vẫn còn nhiều nguyên nhân khác mẹ cần lưu tâm. Mẹ kéo xuống phần dưới đây để cùng “chẩn đoán” bé bị mẩn đỏ như muỗi đốt do đâu nhé!
1.1. Do bé bị côn trùng đốt
Bé chưa ý thức được côn trùng (muỗi, ong,..) là gì, đôi khi bé bị chúng đốt mà mẹ không biết. Chúng có thể cắn ở những vị trí không được che chắn như mặt, tay, chân. Mẩn đỏ do côn trùng cắn chỉ xuất hiện 1 vài nốt nhỏ, ngứa, bé gãi khiến nốt sưng phồng lên và dễ tổn thương hơn.
1.2. Bé bị dị ứng với thực phẩm
Bé có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, thành ruột non mỏng nên sẽ “nhạy cảm” với một số loại thức ăn hơn so với người lớn, đặc biệt là thức ăn giàu đạm. Khi ăn phải thực phẩm dễ gây dị ứng như: sữa động vật (sữa bò, sữa dê), lòng trắng trứng, hải sản (tôm, cua,…), một số loại hạt,… có chứa hàm lượng lớn protein khiến bé “quá tải”, lượng đạm dư khiến bé nổi mẩn đỏ. Mẩn đỏ xuất hiện nhiều ở quanh miệng và mặt, ít trường hợp xuất hiện ở tay, chân, toàn thân bé. Ngoài ra, bé còn có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa đi kèm như: nôn trớ, đầy bụng, tiêu chảy,…
1.3. Dị ứng với tác nhân bên ngoài
Khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng như phấn hoa, khói bụi, lông cho mèo,… da bé cũng dễ bị dị ứng. Mẩn đỏ xuất hiện nhiều ở những vị trí không được che chắn như mặt, tay, chân. Ban đầu là nốt mẩn đỏ rải rác, sau vài ngày không được chăm sóc sẽ sưng và lan rộng hơn.
1.4. Do một số loại virus gây bệnh về da
Bé có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ nhiễm các virus gây bệnh như sởi, tay chân miệng, thủy đậu,.. Bé nhiễm phải các virus này chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng chung đồ dùng với người bị bệnh. Sau khi nhiễm virus, các nốt mẩn đỏ xuất hiện sau khoảng 1 -2 ngày sốt cao hoặc mệt mỏi. Ban đầu là các nốt mẩn đỏ li ti, sau to dần và có bọng nước dễ vỡ, chúng xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể bé. Ngoài ra, bé còn có dấu hiệu mệt mỏi, ho, sổ mũi, sốt.
1.5. Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại kháng sinh đường hô hấp, tiêu hóa, thuốc ho, thuốc hạ sốt có tác dụng phụ gây phát ban ở trẻ nhỏ, trường hợp này thường gặp ở những bé có cơ địa dễ dị ứng thuốc. Bé cũng sẽ dễ bị mẩn đỏ do thuốc hơn nếu sử dụng thuốc quá liều so với quy định.
Nốt mẩn đỏ nhỏ xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể như mặt, ngực, cổ, tay,… Nếu dị ứng nặng, bé còn có dấu hiệu sưng phù, đau đầu, co giật. Vì vậy, mẹ cố gắng kiểm tra thành phần thuốc thật kỹ với những bé có cơ địa dị ứng trước khi cho con uống thuốc mẹ nhé!
2. Làm gì khi bé bị mẩn đỏ như muỗi đốt?
Bé bị mẩn đỏ như muỗi đốt là vấn đề thường gặp, thông thường sẽ khỏi sau vài giờ đến vài ngày. Mẹ áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây để giúp bé giảm ngứa nhanh nhất mẹ nhé:
Lau mát bằng khăn: Sử dụng khăn mát, khăn ướt lau chườm ở vị trí nổi mẩn để làm sạch và tạo cảm giác dễ chịu, đỡ ngứa cho bé.
Tắm sạch cho bé: Vệ sinh sạch sẽ cơ thể và các nốt mẩn đỏ hằng ngày. Lưu ý: Nên tắm nhanh, lau khô sau khi tắm để ngừa cảm, lựa chọn sữa tắm an toàn dành riêng cho trẻ sơ sinh không chứa paraben, chất tạo mùi hóa học,…Mẹ tham khảo bọt tắm gội thiên nhiên Mamamy để tắm sạch, dịu nhẹ và an toàn cho da bé mẹ nhé!
Mặc quần áo thoải mái: Cho bé mặc quần áo thoáng mát, ưu tiên chất liệu cotton để giữ cơ thể bé luôn được thông thoáng, dễ cử động. Mẹ không nên sử dụng chất liệu len, chật cọ sát vào người dễ gây kích ứng và tổn thương các nốt mẩn của bé. Khi các nốt mẩn bị vỡ, dịch ở nốt mẩn sẽ lan ra và lây sang các vùng da khác của con đó mẹ ạ.
Chú ý thức ăn của bé: Hạn chế cho bé ăn thực phẩm dễ gây dị ứng như thịt bò, trứng, sữa động vật, hải sản vì chúng chứa lượng protein lớn, cơ thể bé chưa kịp hấp thụ sẽ gây mẩn đỏ nặng hơn. Mẹ ưu tiên ăn rau xanh, thịt lợn, hoa quả,…an toàn, không gây dị ứng cho bé.
Chăm sóc cẩn thận nếu bé bị sốt: Cặp nhiệt độ cho bé 2 giờ/ lần, mẹ cho bé uống thuốc hạ sốt ngay nếu con sốt trên 38.5 độ C, mẹ tập thói quen đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để nắm rõ liều lượng thuốc theo cân nặng của bé (ví dụ với Paracetamol sẽ khoảng 10 -15 mg/kg cân nặng). Bên cạnh đó, mẹ thường xuyên cho bé bú (2 -3 giờ/lần) để bổ sung đủ nước cho con. Với những bé lớn hơn 6 tháng, mẹ cho bé uống thêm nước lọc, nước hoa quả để tránh mất nước khi con sốt!
Trong trường hợp bé dị ứng nặng (đặc biệt do thuốc) hoặc bé nhiễm virus gây bệnh ngoài da sẽ cần được theo dõi kỹ lưỡng. Khi thấy bé có 1 trong các dấu hiệu sau đây, mẹ cần đưa bé tới gặp bác sĩ ngay để kịp thời xử lý, tránh những biến chứng không may xảy ra với con:
Bé quấy khóc dữ dội liên tục tới 2-3 giờ không ngừng là dấu hiệu cơ thể bé đang khó chịu bất thường đó mẹ, chắc chắn lúc này bé đang cảm thấy không ổn nên mới khóc nhiều và không dứt như vậy.
Các nốt mẩn sưng, lở loét sâu hơn, lan rộng hơn, không lặn sau 2 -3 ngày.
Bé sốt cao trên 39 độ C, sử dụng thuốc hạ sốt mà không dứt cơn sốt.
Bé ngủ li bì, mệt mỏi, giảm ăn giảm bú sau 1 ngày.
3. 5 điều cần lưu ý khi bé bị mẩn đỏ như muỗi đốt
Nổi mẩn đỏ là vấn đề thường gặp ở bé nhưng mẹ cũng đừng chủ quan mẹ nhé! Nếu mẹ chăm sóc bé chưa đúng cách, bé sẽ lâu khỏi hơn hoặc thậm chí tình trạng mẩn đỏ còn lan rộng, lở loét, gây nhiễm trùng da rất nguy hiểm cho con. Mẹ lưu ý thêm những điều sau đây:
Vệ sinh không gian sống của bé sạch sẽ thoáng mát: Hút bụi, lau chùi nhà cửa hàng ngày, tránh cho bé chơi với thú cưng bởi lông từ thú cưng có thể gây dị ứng, nổi mẩn đỏ cho con. Nên giặt chăn ga, gối của bé thường xuyên 1-2 tuần/ 1 lần để giữ nhà cửa, khu vực bé nằm, chơi luôn sạch sẽ, thoáng mát, loại bỏ được các tác nhân bên ngoài gây mẩn đỏ cho con.
Che chắn cho bé mỗi khi đưa bé ra ngoài: Mẹ sử dụng khăn, ô dù, đeo khẩu trang tránh để bụi bẩn, không khí ô nhiễm bám trên da bé gây kích ứng.
Tránh để muỗi, côn trùng cắn bé: Không cho bé chơi 1 mình ở khu vực ẩm ướt, các góc ở trong nhà, sử dụng tinh dầu đuổi muỗi tự nhiên trong phòng của bé.
Nên sử dụng xịt kháng khuẩn làm dịu da bé: Xịt kháng khuẩn chiết xuất từ thiên nhiên có công dụng làm dịu da khi bé bị mẩn đỏ và tránh trường hợp tay mẹ chưa được vệ sinh sạch chạm vào nốt mẩn, gây nhiễm trùng trên da con. Ngoài ra, chúng cũng giúp mẹ bảo vệ bé khỏi côn trùng cắn, bụi bẩn,… Xịt skin expert Mamamy là một loại xịt thiên nhiên an toàn để sử dụng cho bé nhà mình đó mẹ!
Tránh làm tổn thương nốt mẩn: Mẹ không chích, gãi nốt mẩn cho bé bởi việc này khiến dịch trong nốt mẩn lan rộng ra các vùng da khác, khiến tình trạng da con nặng hơn. Mẹ cắt móng tay cho bé 1 tuần/ lần, vệ sinh tay bé sạch sẽ sau khi ăn và chơi, sử dụng bao tay cho bé nhỏ hơn 6 tháng để con không gãi, làm tổn thương các nốt mẩn.
Với mẹ, những vấn đề liên quan tới sức khỏe của bé đều khiến mẹ lo lắng, nhưng việc bé bị mẩn đỏ như muỗi đốtlà vấn đề ngoài da thôi mẹ ạ. Chỉ cần mẹ hiểu da con, hiểu con cần gì và áp dụng các hướng dẫn trên bài viết, bé sẽ khỏe mạnh lại chỉ trong vài ngày thô! Mẹ để lại bình luận phía dưới nếu còn bất cứ thắc mắc gì cần được giải đáp mẹ nhé!
Làm sao để làm đồ chơi tại nhà cho bé 3 tuổi, kích thích sự phát triển về nhận thức, trí tuệ và hành vi cho con? Vì sao tự làm đồ chơi lại được nhiều mẹ quan tâm, ưu ái? Bài viết dưới đây tổng hợp lại món đồ chơi dễ làm nhất với hướng dẫn cụ thể, giúp ích cho mẹ trong quá trình đồng hành cùng sự phát triển của bé. Mẹ lưu lại để áp dụng ngay nhé!
1. 9 cách làm đồ chơi cho bé 3 tuổi cực đơn giản
1.1. Làm đồ chơi cho bé 3 tuổi: Làm squishy dưa hấu từ keo sữa
Mẹ cần chuẩn bị:
Xốp mút
Keo sữa
Màu nước ( các màu đỏ, xanh lá cây, đen, trắng)
Kéo
Cọ vẽ
Cùng bắt tay vào làm thôi nào!
Bước 1: Mẹdùng kéo cắt mút xốp thành hình tam giác có kích thước tùy theo ý thích. Độ dày khoảng 2cm.
Bước 2: Trộn hỗn hợp gồm keo sữa, kem cạo râu và màu nước. Keo sữa và kem cạo râu với tỷ lệ 1:1. Màu nước mẹ cho sau vào cho đến khi đúng màu con thích. Mẹ đừng quên cho vào 2 hũ riêng biệt nhé.
Lưu ý nho nhỏ:
Bước 3: Phần hỗn hợp vừa trộn sẽ được dùng tô vào miếng xốp mút đã cắt. Màu xanh mẹ để tô phần vỏ dưa nhé, tô phần vỏ dưa dày khoảng 1 cm là vừa đủ. Tô xong phần vỏ dưa, mẹ tô đến phần ruột đỏ của miếng dưa bằng màu đỏ sao cho đều nhé.
Bước 4: Trang trí hoàn thiện miếng squishy của mẹ và bé theo ý thích.
Bước 5: Để thêm phần sinh động và đáng yêu cho miếng dưa, mẹ dùng cọ vẽ để tô điểm phần hạt cho miếng dưa bằng màu nước đen.
Bước 6: Ngoài ra mẹ dùng tăm để vẽ mắt và miệng cho miếng squishy dưa hấu. Nếu muốn làm thành móc chìa khóa, mẹ chỉ cần dùng thêm một chiếc móc nhỏ nữa là được.
Trò chơi giúp bé:
Làm squishy, mẹ và bé được thoải mái sáng tạo các hình thù theo ý thích. Chính vì vậy, hoạt động này không chỉ kích thích khả năng sáng tạo của con mà còn giúp mẹ gần gũi con hơn, hiểu sở thích của con.
Bé sẽ rất thích thú nếu mẹ dùng squishy hình bé thích để làm thành móc treo balo cho bé đó. Còn ngại gì không thử ngay mẹ nhỉ!
1.2. Làm đồ chơi cho bé 3 tuổi: Trò chơi rối bóng
Mẹ cần chuẩn bị:
Hộp ngũ cốc rỗng
Giấy A4
Băng dính
Giấy bìa màu đen
Que gỗ nhỏ
Cùng bắt tay vào làm thôi nào!
Bước 1: Đầu tiên, mẹ cạy các mặt nắp của hộp ngũ cốc ra và trải phẳng.
Bước 2: Tiếp theo, mẹ cắt ra hai hình chữ nhật lớn trên mỗi mặt của hộp ngũ cốc. Các hình chữ nhật có kích thước 19 x 28cm.
Bước 3: Khoét 1 mặt và dán giấy A4 trắng phủ lên tạo màn hình.
Bước 4: Lắp lại hộp, cắt bỏ nắp hộp thừa.
Bước 5: Mẹcắt các hình thù con rối bằng giấy A4 đen và dính vào đầu cây gỗ.
Bước 6: Trang trí và để ở mặt sau 1 bóng đèn chiếu. Như vậy, mẹ đã hoàn thành món đồ chơi này rồi!
Trò chơi giúp bé:
Trò chơi chính là một trong những phương pháp cực hữu hiệu và thú vị giúp mẹ dạy bé nhận thức về đời sống xung quanh.. Bé sẽ dễ dàng nhớ được hình ảnh của các con vật hoặc sự vật hơn đó.
1.3. Làm đồ chơi Bóng dẻo đáng yêu cho bé 3 tuổi
Mẹ cần chuẩn bị:
Bút dạ
Bóng bay
Bột mì
Nước
Cùng bắt tay vào làm thôi nào!
Bước 1: Hòa bột mì với nước theo tỉ lệ 1:1 thành hỗn hợp sệt có thể nặn được. Mẹ điều chỉnh sao cho hỗn hợp không quá lỏng hay quá đặc nhé.
Bước 2: Mẹ cùng bé nặn đất thành từng viên tròn rồi nhét vào những quả bóng bay. Lúc này bóng bay phồng to và có độ đàn hồi. Bé thoải mái nghịch bóng bay mà mẹ không cần lo sẽ bị vỡ.
Bước 3: Thắt nút các quả bóng bay lại.
Bước 4: Trang trí các biểu cảm lên quả bóng tuỳ theo sở thích. Biểu cảm vui mừng, tức giận, hạnh phúc, càng đa dạng càng tốt mẹ nhé!
Trò chơi giúp bé:
Nguyên liệu rất dễ tìm chỉ với bột mì, nước và những quả bóng bay sắc màu. Đây chắc chắn sẽ là đồ chơi giúp bé thoải mái chơi đùa với bóng bay, mẹ cũng an tâm hơn, vì lúc này bóng sẽ rất khó bị vỡ.
1.4. Cách làm đồ chơi cho bé 3 tuổi: Rùa vui vẻ bằng bát nhựa và bóng bay
Mẹ cần chuẩn bị:
Bóng bay và bơm bóng bay
Băng dính
Bút dạ đen
Kéo
Bát nhựa
Cùng bắt tay vào làm thôi nào!
Bước 1: Chọn ra chiếc bát đầu tiên dùng làm mai rùa. Mẹ lựa chọn màu sắc để phù hợp với màu của bóng nhé. Nên sử dụng bát nhựa để an toàn cho bé.
Bước 2: Thổi một quả bóng làm đầu rùa, tùy vào kích cỡ của bát mà mẹ nên thổi to hay nhỏ. Thắt nút buộc bóng và dùng băng dính cố định nút thắt vào mặt trong bát nhựa.
Bước 3: Thổi 4 quả bóng làm chân rùa. Cố định các nút thắt bóng bằng băng dính vào quanh mai rùa.
Bước 4: Thổi 1 quả bóng nhỏ hơn một chút làm đuôi rùa và dính cố định.
Bước 5: Dùng bút vẽ mặt cho chú rùa của mẹ và bé theo sở thích riêng!
Bước 6: Tiếp tục làm tương tự với các màu bát, màu bóng khác nhau!
Trò chơi giúp bé:
Một món đồ chơi khác từ bóng bay mà mẹ không thể bỏ qua. Bé chắc chắn sẽ hứng thú với những quả bóng bay đầy sắc màu, đừng bỏ qua cách làm này khi làm đồ chơi cho bé 3 tuổi mẹ nhé!
1.5. Cách làm đồ chơi cho bé 3 tuổi: Trống lắc
Mẹ cần chuẩn bị:
Súng bắn keo
Băng dính màu sắc
Hạt gỗ nhiều màu
Hộp tròn rỗng
Que gỗ
Dây len
Cùng bắt tay vào làm thôi nào!
Bước 1: Khoan 1 lỗ vào hộp rỗng rồi luồn que vào cố định bằng súng bắn keo.
Bước 2: Khoan 2 bên hộp rồi luồn hạt gỗ vào dây cố định 2 bên.
Bước 3: Dùng băng dính trang trí mặt trống và que trống.
Trò chơi giúp bé:
Đồ chơi này sẽ có tác dụng rất hiệu quả khi thu hút sự chú ý của các bé 3 tuổi đấy. Tuy nhiên mẹ nên đồng hành cùng bé trong quá trình làm trống lắc để đảm bảo an toàn nhé.
1.6. Làm đồ chơi cho bé 3 tuổi: Làm vương miện giấy cho bé
Mẹ cần chuẩn bị:
Cốc giấy (tô giấy) thể tích 360 ml
Giấy gói quà
Dây co giãn
Dập ghim
Kéo
Cùng bắt tay vào làm thôi nào!
Bước 1: Dán giấy gói quà xung quanh thân của cốc giấy. Nếu mẹ có sẵn những chiếc cốc giấy họa tiết thì bỏ qua bước này nhé!
Bước 2: Xé bỏ phần đáy của cốc giấy một cách khéo léo
Bước 3: Dùng kéo cắt hình vương miện ở miệng cốc giấy
Bước 4: Dùng dập ghim ghim cố định 2 đầu dây co giãn vào thành cốc hoặc mẹ có thể xuyên dây qua thành cốc và buộc thắt nút lại.
Trò chơi giúp bé:
Món đồ chơi này sẽ kích thích sáng tạo và góc thẩm mỹ của bé. Chắc chắn bé trai hay bé gái đều không thể bỏ qua sự hấp dẫn của những chiếc vương miện đáng yêu này!
1.7. Làm Trò chơi ném vòng cho bé 3 tuổi
Mẹ cần chuẩn bị:
Đĩa giấy
Sơn màu
Lõi giấy
Kéo
Cùng bắt tay vào làm thôi nào!
Bước 1: Mẹ khoét tròn phần giữa đĩa giấy sao cho lỗ có thể xuyên qua lõi giấy dễ dàng
Bước 2: Để 1 chiếc đĩa giấy làm trụ và dính lõi lên
Bước 3: Sơn những chiếc vòng đĩa giấy theo màu sắc tùy thích của bé.
Trò chơi giúp bé:
Trò chơi này sẽ giúp mẹ và bé có tương tác tốt hơn. Bé sẽ rất hứng thú mỗi lần ném được đĩa vào lõi giấy, và đừng quên khích lệ bé thật nhiều mẹ nhé!
1.8. Cách làm Đồ chơi xếp hình cho bé 3 tuổi
Mẹ cần chuẩn bị:
Que kem
Keo cố định
Cùng bắt tay vào làm thôi nào!
Bước 1: Xếp những que kem và cố định chúng lại.
Bước 2: Mẹ có thể vẽ hoặc dán hình ảnh con vật có sẵn lên đó và dùng keo cố định hình ảnh. Chọn những hình ảnh phù hợp với sở thích của bé.
Bước 3: Lấy kéo cắt những que kem ra riêng biệt và đảo vị trí của chúng.
Bước 4: Chơi bằng cách bảo bé hãy xếp chúng thành hình con vật bạn đầu.
Trò chơi giúp bé:
Món đồ chơi đơn giản nhưng giúp bé có một tư duy logic tốt hơn. Trò chơi xếp hình này không quá khó đối với bé 3 tuổi, nhưng vẫn kích thích được trí tuệ của bé.
1.9. Cách làm đồ chơi cho bé 3 tuổi: Ngôi nhà búp bê bằng vali cũ
Mẹ cần chuẩn bị:
Vali cũ
Búp bê
Đồ trang trí
Cùng bắt tay vào làm thôi nào!
Mẹ chỉ cần lấy chiếc vali cũ không dùng đến, dùng bìa carton cố định và chia các ngăn trong vali. Chỉ vài bước thiết kế lại đã tạo thành ngôi nhà đơn giản cho búp bê của bé.
Dán giấy màu, hoặc gắn những sticker ngộ nghĩnh, trang trí lại cho đẹp mắt. Thành quả là ngôi nhà búp bê thật đáng yêu.
Trò chơi giúp bé:
Không cần mua những ngôi nhà đồ chơi đắt đỏ, chỉ cần một chiếc vali cũ của bố cũng có thể tạo được niềm vui nhỏ cho bé. Các bé gái 3 tuổi sẽ rất thích những ngôi nhà búp bê do mẹ làm đấy!
2. Vì sao tự làm đồ chơi cho bé 3 tuổi được nhiều mẹ ưu ái?
2.1. Không tốn chi phí, nguyên liệu dễ tìm
Đặc điểm của đồ chơi handmade là làm bằng chính những vật dụng có sẵn trong nhà như bìa carton, quần áo cũ, chai lọ không dùng,… Việc tái chế lại những đồ dùng cũ có thể giúp mẹ và bé thỏa sức sáng tạo một cách dễ dàng nhất.
Sở thích riêng của mỗi bé là khác nhau. Việc tự sáng tạo ra những món đồ chơi sẽ giúp bé hứng thú hơn. Những món đồ chơi không quá cầu kỳ, phức tạp, mà đơn giản, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của bé.
Bản tính của các bé là hay chán, vì vậy mẹ có thể sáng tạo, đa dạng đồ chơi cho bé, giúp tiết kiệm chi phí mua đồ chơi.
2.2. Quá trình cùng con tạo ra đồ chơi giúp gắn kết tình cảm
Việc cùng nhau làm một món đồ chơi sẽ giúp mẹ hiểu sở thích, hành động của bé hơn.
Cha mẹ nên dành thời gian giao tiếp và kết nối cùng bé. Hạn chế cho bé tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá nhiều hoặc quá sớm. Điều này sẽ làm bé có thói quen lệ thuộc vào những thiết bị này khi phát triển lớn hơn.
Đồng hành và chơi cùng bé là một cách để dạy bé những bài học trong cuộc sống. Ngoài những kiến thức về hình khối, màu sắc và sự sáng tạo; mẹ hãy dạy bé về tiết kiệm và bảo quản đồ chơi, bảo vệ môi trường thông qua việc tái chế đồ cũ, kiên trì khi tạo ra một thành phẩm,…
Sự sáng tạo và tính thẩm mỹ thể hiện ở quá trình tạo ra đồ chơi cùng cha mẹ. Mẹ hãy để bé sáng tạo đồ chơi theo sở thích cá nhân, kết hợp màu sắc theo cách riêng mà bé muốn.
Những món đồ chơi về hình khối, màu sắc,.. giúp bé nhận thức rõ ràng hơn và có vốn hiểu biết nhất định. Đây cũng là giai đoạn bé có khả năng ghi nhớ rất nhanh và lâu nên mẹ đừng bỏ qua nhé!
An toàn là tiêu chí hàng đầu khi các mẹ lựa chọn đồ chơi cho bé. Không cần lo lắng về chất lượng của những món đồ chơi trôi nổi ngoài thị trường, Góc của mẹ đã gợi ý 9 cách tự làm đồ chơi cho bé 3 tuổi bằng những nguyên liệu có sẵn. Mẹ còn chần chờ gì mà không cùng con sáng tạo ngay những món đồ chơi của riêng mình?
Nho giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Mẹ sau sinh ăn nho được không? Mẹ bầu sau sinh ăn nho có ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho bé không? Góc của mẹ xin được chia sẻ một số kinh nghiệm dưới đây.
1. Nho là loại quả tốt cho sức khỏe
Để biết sau sinh ăn nho được không, mẹ cần tìm hiểu tác dụng của nho đối với bà bầu sau sinh. Nho là nguồn cung cấp canxi, phốt pho, vitamin A, vitamin C, chất xơ… tốt cho quá trình phục hồi và tăng sức đề kháng cho mẹ. Đặc biệt, trong nho chứa polyphenol – một chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn virus gây bệnh. Ngoài ra, nho còn nhiều tác dụng khác như sau:
Trong 100g nho chứa 1,4mg sắt, đây là chất hỗ trợ quá trình hình thành hồng cầu, giúp mẹ tránh thiếu máu sau sinh. Đồng thời bổ sung sắt cho bé qua sữa mẹ giúp ngăn ngừa thiếu máu trẻ em.
nho cũng chứa nhiều chất xơ (100g nho có 2,4g chất xơ) giúp tăng nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, ngăn ngừa táo bón trong thời gian mẹ ở cữ.
Chất chống oxy hóa polyphenol có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch giúp mẹ tránh mắc bệnh sau sinh, phục hồi và tăng cường sức khỏe nhanh hơn. Chất này còn giúp giảm lượng cholesterol trong máu, phòng tránh các bệnh tim mạch.
Vitamin C cũng có nhiều trong nho, mẹ sau sinh ăn nho giúp tăng cường sức đề kháng, phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
Lượng vitamin K trong nho giúp mẹ hấp thụ canxi tốt hơn, tăng cường chắc khỏe xương, tránh loãng xương cho mẹ. Vitamin K còn tăng cường đông máu nhanh hơn, giúp nhanh lành vết thương, rất tốt với những mẹ sinh mổ.
2. Mẹ có nên ăn nho sau khi sinh và trong thời gian cho con bú?
2.1. Mẹ đẻ mổ cần cẩn thận hỏi ý kiến bác sĩ
Mẹ bầu sau sinh mổ thường được khuyên không nên ăn nho vài tháng sau sinh. Một số trường hợp tính axit cao trong nho gây nhiễm trùng, làm chậm quá trình chữa bệnh. Tuy nhiên, nho chứa nhiều vitamin C, vitamin K, chất chống oxy hóa giúp nhanh lành vết thương, tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng vết mổ. Do vậy, để biết chắc chắn sau sinh ăn nho được không mẹ bầu sinh mổ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước nhé!
Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!
2.2. Nho tốt cho sức khỏe của mẹ đẻ thường
Nho chứa chất chống oxy hóa Polyphenol và vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng, hỗ trợ phục hồi sức khỏe sau sinh nhanh hơn. Nho giàu các vitamin và canxi còn giúp cải thiện giấc ngủ, chóng mặt, đau đầu, chân tay tê mỏi… Chất xơ trong nho hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, giảm tính trạng chán ăn, lười ăn. Mẹ có thể ăn trực tiếp nho tươi, ép nước uống hoặc ăn nho sấy khô đều được nhé!
2.3. Ăn nho trong thời kỳ cho con bú có ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé?
Nho có tính axit, rất dễ lên men, mẹ sau sinh ăn nho có thể ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa của bé. Trẻ bú sữa mẹ dễ bị trào ngược dạ dày, tiêu chảy hoặc hăm tã. Để biết trong trường hợp này mẹ sau sinh ăn nho được không, sau khi ăn nho mẹ không ăn trái cây nào khác, quan sát 2 – 3 ngày xem có sự thay đổi trong phân bé hay không, bé có bị đau bụng không? Nếu có mẹ phải ngừng ăn ngay.
3. Mẹ đừng quên những điều này khi ăn nho sau sinh
Mẹ sau sinh ăn nho cần chú ý một số điều dưới đây:
Nên ăn nho ngọt: Hệ tiêu hóa của bé còn yếu, trong nho chua chứa axit cao dễ làm bé bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Nho ngọt hàm lượng axit thấp hơn sẽ không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cả mẹ và bé.
Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn nếu mẹ sinh mổ: Nho chứa vitamin C và chất oxy hóa giúp tăng sức đề kháng, chống nhiễm trùng, tuy nhiên có trường hợp tính axit trong nho gây nhiễm trùng vết mổ, lâu lành vết mổ nên mẹ sinh mổ cần hỏi bác sĩ trước khi ăn.
Mẹ bị tiểu đường, vấn đề dạ dày không nên ăn nho: Như đã nhắc đến ở trên, nho có tính axit không tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa, nên nếu bị bệnh liên quan đến dạ dày mẹ cần hạn chế ăn nho. Trường hợp mẹ bị tiểu đường nên hạn chế ăn nho khô vì chứa hàm lượng đường cao.
Không nên ăn nhiều: Mẹ sau sinh ăn nho với lượng bằng nửa bát cơm nho tươi, không nên ăn nhiều hơn vì trong nho cũng chứa nhiều đường sẽ làm tăng lượng đường trong máu dẫn tới tiểu đường.
Tránh kết hợp nho với sữa, dưa chuột, bia: Những sự kết hợp này gây ra chứng đầy hơi, đầy bụng, mẹ dễ chán ăn, không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
Mẹ tham khảo địa điểm mua nước rửa bình sữa và rau quả tại đây!
4. Những loại trái cây nên và không nên sử dụng sau sinh
Ngoài nho, mẹ nên bổ sung đa dạng nhiều loại trái cây và thực phẩm khác để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Một số loại trái cây nên sử dụng gồm:
Chuối: Trong chuối có hàm lượng sắt và chất xơ lớn giúp tăng sinh hồng cầu tránh thiếu máu và táo bón sau sinh. Đồng thời bổ sung sắt vào sữa mẹ giúp phòng ngừa thiếu máu cho bé.
Đu đủ: Loại quả này chứa nhiều vitamin và khoáng chất như protein, chất xơ, chất béo, vitamin A, B, C, D… cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho mẹ, giúp “gọi sữa” về nhiều hơn, mẹ có nguồn sữa dồi dào cho bé.
Thanh long: Thanh long vị thanh mát, dễ ăn, có nhiều vitamin C, B1, B2, B3, sắt, canxi… giúp mẹ tăng sức đề kháng sau sinh. Nó còn chứa anthocyanin có khả năng ngăn ngừa lão hóa, ngăn ngừa ung thư và phòng tránh suy giảm trí nhớ sau sinh cho mẹ.
Hồng xiêm: Hồng xiêm cung cấp nhiều canxi, chất xơ và sắt, mẹ ăn 1 – 2 quả hồng xiêm mỗi ngày giúp tăng sản xuất sữa, ngăn ngừa táo bón.
Vú sữa: Vú sữa cũng chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B3, C, glucid, sắt, canxi, chất béo, chất xơ… giúp lợi sữa, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé. Hơn nữa, ăn vú sữa còn giúp làm sạch da và kháng khuẩn tốt hơn cho mẹ.
Sung: Trong sung có nhiều kali, phốt pho, vitamin C, B… có tác dụng bổ máu, sát trùng, tiêu viêm rất tốt. Đặc biệt, sung còn giúp ngăn ngừa tắc tia sữa cho mẹ.
Cam và bưởi: Hai loai trái cây này là nguồn cung cấp vitamin C hoàn hảo, vitamin này giúp tăng sức đề kháng và cải thiện đàn hồi mạch máu, tránh ra máu sau sinh.
Mẹ sau sinh cần tránh ăn những loại thực phẩm dưới đây:
Đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng gà: Những thực phẩm này khó tiêu khiến mẹ bị đầy bụng. Với những mẹ bầu sinh mổ, chúng còn làm vết mổ lâu lành, để lại sẹo lồi xấu xí.
Không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ tanh: Cơ thể mẹ sau sinh còn yếu, những thực phẩm nhiều dầu mỡ và đồ tanh là gánh nặng cho hệ tiêu hóa, mẹ dễ bị đầy bụng, tiêu chảy, đau bụng…
Thực phẩm có tính kích thích như cà phê, chè, hạt tiêu, rượu…: Mẹ sau sinh cần cho con bú, những chất này không tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của bé, khiến bé khó chịu, khó ngủ.
Thực phẩm lạnh như bắp cải, củ cải trắng, dưa hấu, lê…: Sau sinh hệ tiêu hóa của mẹ còn yếu, ăn đồ lạnh kích thích co thắt mạch máu trong dạ dày dễ gây tiêu chảy, lạnh bụng, đau bụng,
Trên đây là những chia sẻ của Góc của mẹ về việc mẹ bầu sau sinh ăn nho được không? Câu trả lời là có, tuy nhiên mẹ nên ăn lượng vừa phải và cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu mẹ sinh mổ. Ngoài ra, mẹ đừng quên bổ sung đa dạng thực phẩm khác để cung cấp đủ dưỡng chất giúp nhanh hồi phục sức khỏe và có nguồn sữa chất lượng cho bé mẹ nhé!
Sau sinh ăn sầu riêng được không và nên ăn vào lúc nào hiện được mẹ bầu quan tâm. Sầu riêng có giá trị dinh dưỡng cao nhưng cũng có ít nhiều ảnh hưởng nếu mẹ bầu không biết ăn đúng cách. Mời mẹ đọc bài viết này để biết phụ nữ cho con bú ăn sầu riêng được không nhé!
1. Mẹ sau sinh ăn sầu riêng được không? Có gây ảnh hưởng tới sữa mẹ không
Tuy nhiên, sau sinh ăn sầu riêng được không là điều khiến nhiều mẹ bầu phân vân. Dưới đây, Góc của mẹ sẽ giúp mẹ giải đáp các thắc mắc về vấn đề này. Các mẹ hãy chú ý để biết sau sinh ăn sầu riêng vào thời điểm nào là phù hợp nhé!
1.1. Mẹ sau sinh ăn sầu riêng có tốt không?
Sầu riêng có hàm lượng dinh dưỡng rất cao nhưng mẹ sau sinh không nên ăn sầu riêng. Có một số lý do lý giải cho điều này mà mẹ có thể tham khảo:
Sầu riêng có tính nóng, thậm chí là rất nóng: Đây là đặc điểm nổi bật nhất của sầu riêng được chứng minh trong khoa học và thực tế. Mẹ sau sinh ăn sầu riêng có thể bị đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Béé bú mẹ dễ bị mẩn ngứa, khó chịu và quấy khóc.
Hàm lượng đường quá cao trong sầu riêng không tốt cho mẹ sau sinh: Lượng đường quá cao khiến mẹ không kiểm soát được cân nặng và các vết thương có thể lâu lành hơn. Đặc biệt, nếu mẹ bị tiểu đường, mẹ cần tránh xa sầu riêng để hạn chế các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Sầu riêng cung cấp rất nhiều năng lượng: Trong 100g sầu riêng cung cấp khoảng 147 Kcal khiến mẹ sau sinh dễ tăng cân không kiểm soát sau sinh.
Mẹ sau sinh bị suy thận nếu ăn sầu riêng sẽ khiến tình trạng khó kiểm soát: Sau sinh ăn sầu riêng có thể khiến mẹ bị suy thận khó kiểm soát được sức khoẻ. Trong 100g sầu riêng có 436 mg Kali, nồng độ kali cao khiến mẹ có thể bị ngừng tim và loạn nhịp rất nguy hiểm. Vì vậy, nếu mẹ bị suy thận, sau sinh ăn sầu riêng là không nên.
Sầu riêng có thể gây chướng bụng, khó tiêu và dẫn đến tình trạng khó ngủ, xuất huyết cho phụ nữ sau sinh: Vậy mẹ bầu sau sinh mổ ăn sầu riêng được không? Sầu riêng có tính nóng và hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng cũng dễ khiến mẹ bầu dễ mất ngủ và ảnh hưởng đến tiêu hoá. Nếu mẹ bầu sinh mổ thì sau sinh ăn sầu riêng được không? Sầu riêng sẽ khiến các vết thương khó lành và dễ bị xuất huyết hơn nên mẹ bầu sinh mổ không nên ăn.
1.2. Có nên ăn sầu riêng trong thời gian cho bé bú?
Mẹ đang cho con bú nên khi ăn sầu riêng cũng khiến cho sữa mẹ bị nóng theo. Khi bé bú, sữa mẹ sẽ đi vào cơ thể và khiến cơ thế bé cũng nóng và dễ nổi mụn. Tình trạng rôm sảy ở trẻ cũng là nguyên nhân khiến bé khó chịu và quấy khóc.
Vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm chính là: Liệu ăn sầu riêng sau sinh nhiều thì sữa có bị ám mùi không? Câu trả lời là KHÔNG mẹ nhé! Mùi hương đậm đặc của sầu riêng chỉ ám vào người mẹ và có thể khiến các bé khó chịu khi gần mẹ. Bé sẽ quấy khóc và không chịu bú nên nếu muốn sau sinh ăn sầu riêng mẹ cần chú ý nhé!
Sầu riêng là loại quả có vị ngọt đậm, tính nóng nhưng xét về mặt khoa học, loại quả này sẽ tốt cho sức khỏe nếu ăn một lượng vừa phải. Chất dinh dưỡng từ sầu riêng giúp chống lại các gốc tự do, làm chậm quá trình oxi hoá và ngăn ngừa mầm bệnh.
Sầu riêng chứa nhiều vitamin A, kali, chất xơ, canxi, protein, sắt, vitamin B6,… Các loại vitamin và khoáng chất này giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh và giảm căng thẳng, mệt mỏi. Chất dinh dưỡng từ sầu riêng giúp phát triển hệ xương, răng và tim mạch.
Vậy mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng khi nào là tốt nhất? Câu trả lời là vào khoảng 6 tháng sau, khi trẻ chuyển từ bú mẹ hoàn toàn sang ăn dặm. Thời điểm này cũng là lúc các vết thương đã được phục hồi và sữa mẹ cũng không ảnh hưởng nhiều tới bé.
Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều sầu riêng trong một lần. Mẹ nên chia nhỏ ra và ăn chút ít để đỡ thèm. Khi em bé lớn và đã cứng cáp, mẹ có thể ăn nhiều hơn nhé!
4. Những loại quả tốt nhất cho mẹ và bé giai đoạn sau sinh
Vì sau sinh ăn sầu riêng là không được nên mẹ bầu có thể thay thế bằng việc ăn các loại trái cây khác. Dưới đây là một số trái cây tốt nhất cho mẹ và bé giai đoạn sau sinh.
Bưởi, cam, quýt: Các loại trái cây thuộc họ bưởi giàu vitamin C không chỉ bổ sung chất dinh dưỡng tuyệt vời. Chúng còn giúp mẹ không bị chảy máu sau sinh, làm đẹp da và tăng tuyến sữa cho mẹ.
Chuối: Sau sinh, mẹ dễ bị táo bón do lượng hormone Progesterone tăng cao. Chuối chín giúp đường ruột của mẹ bầu hoạt động tốt hơn. Lượng sắt dồi dào trong chuối sẽ hỗ trợ giảm thiểu tình trạng táo bón sau sinh rất hiệu quả.
Dưa hấu: Dưa hấu chứa nhiều Kali, vitamin và khoáng chất giúp mẹ bầu giải nhiệt và lợi tiểu. Lượng nước dồi dào trong dưa hấu sẽ giúp mẹ tăng tiết sữa và khả năng phục hồi da.
Đu đủ: Trong đu đủ có chứa các vitamin, chất xơ, kẽm, sắt giúp mẹ bầu tăng đề kháng, bổ máu.
Táo: Tác dụng của táo đối với sức khỏe của mẹ bầu là rất lớn. Táo có lượng kali, chất chống oxy hoá và canxi giúp mẹ bầu sau sinh giảm nguy cơ mắc cảm cúm hơn.
Việc trang bị những kiến thức chăm sóc con là điều vô cùng cần thiết. Chắc hẳn mẹ còn đang tìm kiếm những sản phẩm chất lượng để chào đón con yêu trong điều kiện tốt nhất phải không mẹ? Gợi ý set “Tuti Tuti” của Mamamy đang giảm đến 60%, 499k mà đầy đủ hệ sản phẩm chăm sóc bé an toàn đó mẹ ơi!
Bài viết trên đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc sau sinh ăn sầu riêng được không? Mẹ còn băn khoăn điều gì thì hãy để lại bình luận dưới đây nhé! Hẹn gặp lại mẹ trong những bài viết sau về chủ đề nuôi dạy bé.
Mẹ hãy thường xuyên cập nhật Góc của mẹ để nắm được những thông tin bổ ích cho mẹ và bé nhé!
Lần đầu tiên mẹ thấy bé 3 tuổi bị nổi mẩn đỏ nên rất lo lắng, lúng túng. Phải làm sao để con khỏi nhanh và không tái lại bây giờ? Mẹ đừng lo. Bài viết này sẽ mách mẹ “bí quyết” chăm sóc bé 3 tuổi bị nổi mẩn đỏ chuẩn khoa học, mẹ theo dõi nhé!
1. Lý do khiến bé 3 tuổi bị nổi mẩn đỏ
Bé 3 tuổi có hệ miễn dịch và cấu trúc da chưa hoàn thiện. Vì vậy, con dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn hoặc các rắc rối ngoài da hơn so với người lớn.
Các nguyên nhân chính khiến bé 3 tuổi bị mẩn đỏ như: do virus phát ban, do viêm da, do dị ứng thức ăn, do dị ứng thời tiết, do kích ứng với sản phẩm ngoài da. Từng nguyên nhân có biểu hiện thế nào, mẹ kéo xuống để đọc tiếp nhé!
1.1. Bé bị nhiễm các virus gây phát ban
Khi bị nhiễm 1 số virus như sởi, rubella,… bé sẽ bị sốt cao (38 – 40 độ C) cùng với xuất hiện mẩn đỏ với biểu hiện sau:
Nốt mẩn đỏ: Xuất hiện sau cơn sốt cao vài ngày, ban đầu là những nốt nhỏ có thể mọc bất kỳ vị trí nào trên cơ thể bé. Sau đó các nốt to, lan ra xung quanh, gây ngứa nên bé hay đòi gãi.
Biểu hiện khác: Bé mệt mỏi do sốt cao, một số trường hợp bị sổ mũi, đau họng, tiêu chảy.
1.2. Bé bị viêm da
Khi nhiễm phải 1 số chủng vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu,… bé dễ bị viêm da và nổi mẩn đỏ. Ban đầu là các nốt đỏ hình tròn, mọng nước, sau đó to dần lên vỡ ra và tróc vảy. Vùng da bị viêm sẽ ẩm ướt và hơi có mùi.
1.3. Dị ứng thức ăn, sữa
Hệ miễn dịch và tiêu hóa của bé 3 tuổi còn chưa hoàn thiện, niêm mạc ruột non hấp thu nhanh nên bé dễ bị dị ứng với thực phẩm giàu protein. Một số thức ăn dễ gây dị ứng cho bé 3 tuổi như: Sữa, thịt bò, thịt gà, hải sản, các loại hạt của bé,….
Khi ăn phải thức ăn gây dị ứng, bé bị nổi mẩn đỏ sẽ có biểu hiện sau:
Biểu hiện mẩn đỏ: Các nốt mẩn nhỏ li ti, hơi gây ngứa, xuất hiện nhiều ở khu vực quanh miệng. Nếu bé nhà bạn bị nổi mẩn đỏ quanh miệng vì ăn bột thì hãy tham khảo ngay cách xử lý đơn giản tại đây.
Biểu hiện khác: Bé hay bị đầy hơi, tiêu chảy, số ít trường hợp còn bị sốt nữa.
1.4. Dị ứng thời tiết
Thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt vào những thời điểm giao mùa hoặc bé đi ra ngoài không được che chắn cẩn thận cũng sẽ là lý do khiến bé bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người
Dấu hiệu bé dị ứng thời tiết để mẹ nhận biết đây ạ!
Nốt mẩn đỏ: Các nốt mẩn nhỏ, màu đỏ xuất hiện rải rác ở những vị trí không được che chắn như mặt, cổ, tay, chân. Các nốt này gây ngứa, mẹ để ý sẽ thấy bé rất hay đưa tay lên gãi..
Biểu hiện khác: Bé bị kích ứng mũi, ho, số ít trường hợp bị đau họng.
1.5. Bé bị kích ứng với sản phẩm dùng ngoài da
Một số sản phẩm dùng ngoài da cho bé như: Khăn ướt, sữa tắm, kem bôi ngoài da, nước giặt quần áo,… gây dị ứng cho bé vì các nguyên nhân sau:
Các sản phẩm cũ bé đang dùng: Hết hạn, bị hỏng hóc không đảm bảo chất lượng.
Sản phẩm mới: Có chứa các thành phần dễ gây dị ứng cho bé như chất tạo bọt hoá học, Clo, chất tạo màu và bảo quản Paraben, MIT,…
Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết bé dị ứng với các sản phẩm dùng ngoài da:
Mẩn đỏ nhỏ, li ti như hạt gạo, sờ vào thấy có bọng nước và khô.
Chỉ nổi mẩn ở những vị trí mẹ dùng sản phẩm ngoài da cho con
2. Cách xử lý khi bé 3 tuổi bị nổi mẩn đỏ
Mẹ đừng quá lo lắng khi bé 3 tuổi bị nổi mẩn đỏ nhé, với những bí quyết dưới đây, bé nhà mình sẽ khỏi mẩn đỏ nhanh thôi ạ!
2.1. Bé bị nổi mẩn do nhiễm virus phát ban
Ngoài biểu hiện da nổi mẩn đỏ, bé còn bị sốt và nhiều triệu chứng khác nên mẹ cần kết hợp chăm sóc bé theo hướng dẫn sau:
Chăm sóc nốt ban: Tắm sạch sẽ, tránh để các nốt phát ban bị nhiễm khuẩn. Lưu ý: Vì bé đang bị ốm nên mẹ cần tắm nhanh trong 5 – 7 phút với nước ấm (khoảng 35 – 38 độ C), lau khô người, ủ ấm cho bé ngay sau khi tắm.
Theo dõi nhiệt độ bé: Cặp nhiệt độ cho bé 2 giờ/1 lần. Nếu bé sốt nhẹ dưới 38.5 độ C, chỉ cần lau chườm bằng khăn ấm, mặc quần áo mỏng cho bé. Nếu bé sốt cao trên 38.5 độ C, mẹ cho bé uống thuốc hạ sốt.
Bổ sung nước cho bé: Cho bé uống sữa thường xuyên (2 – 3 giờ/ 1 lần), kết hợp cho bé uống thêm nước lọc khoảng 100ml/ lần, mỗi ngày 4 – 6 lần. Cho bé ăn thêm cháo, súp và các loại nước hoa quả cũng sẽ giúp con khỏe mạnh, tăng cường đề kháng hơn.
Tránh để mọi người xung quanh nhiễm virus phát ban: Hạn chế cho bé tiếp xúc với mọi người, bé nên ở phòng riêng, có dụng cụ vệ sinh, ăn uống riêng.
Nếu được chăm sóc đúng cách, bé sẽ hết sốt sau 2 – 3 ngày, các nốt ban lặn dần sau 5 – 7 ngày.
Trẻ bị phát ban nặng với 1 trong các dấu hiệu sau, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay:
Bé sốt cao trên 39 độ C, sử dụng thuốc hạ sốt nhưng vẫn không có tác dụng
Các nốt ban bị lở loét, ẩm ướt và có dấu hiệu sưng, phù nề
Bé bị tiêu chảy nhiều, khoảng từ 6-8 lần trở lên trong ngày
2.2. Do bé bị viêm da
Nếu bé mới bị viêm da chưa có mụn mủ, mụn nước, mẹ áp dụng cách chăm sóc sau, bé sẽ khỏi sau 2 – 3 ngày:
Chăm sóc các nốt phát ban: Tắm rửa sạch sẽ các nốt ban, ưu tiên sử dụng sữa tắm an toàn đã được kiểm chứng cho bé.
Sử dụng xịt kháng khuẩn, chống viêm: Giúp giảm cảm giác khó chịu, kích ứng cho bé. Mẹ ưu tiên chọn sản phẩm xịt kháng khuẩn có thành phần thiên nhiên để lành tính nhất với con mẹ nhé!
Tránh để bé gãi lên các nốt mẩn: Cắt móng tay cho bé 1 tuần/ lần và vệ sinh tay bé sạch sẽ sau khi ăn và chơi.
Trong trường hợp các nốt mẩn đỏ đã bị viêm nhiễm với biểu hiện: mụn mủ, mụn nước, sau 3 – 4 ngày chăm sóc không có dấu hiệu thuyên giảm mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ.
2.3. Dị ứng với thức ăn, sữa
Bé 3 tuổi bị nổi mẩn đỏ do dụ ứng với thức ăn và sữa mẹ có cách xử lý rất đơn giản sau:
Không cho bé ăn các thực phẩm gây dị ứng nữa
Cắt ngắn móng tay bé 1 lần/tuần, tránh để móng tay bé làm xước các nốt mẩn. Ngoài ra, mẹ chú ý vệ sinh tay bé sau khi chơi, ăn để tránh vi khuẩn bám lên tay, xâm nhập vào các vết mẩn đỏ khi bé sờ vào.
Kiểm tra hạn sử dụng, chất lượng của thức ăn. Ưu tiên cho bé ăn thịt lợn, thịt gà, rau xanh,… vì đây là thực phẩm lành tính, dễ tiêu hóa và không gây dị ứng cho bé. Nếu mẹ đổi sữa cho bé, nên cho bé uống thử trước 5 -10 ml xem có dị ứng không thì mới tiếp tục sử dụng.
Thông thường, dị ứng thức ăn, sữa sẽ khỏi nhanh sau 2 – 3 ngày. Trong trường hợp bé bị tiêu chảy từ 6 – 8 lần/ ngày, mẹ đưa bé đến khám bác sĩ vì bé có thể đang bị ngộ độc thức ăn đó ạ!
2.4. Dị ứng thời tiết
Bé dị ứng thời tiết được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách như trên, bé sẽ khỏi sau 2 – 3 ngày. Mẹ lưu ý:
Vệ sinh tay sạch sẽ: Mẹ vệ sinh tay bé sạch sẽ sau mỗi lần vui chơi, ăn uống. Đồng thời, mẹ cần cắt ngắn móng tay 1 lần/tuần để tránh móng tay bé làm xước các nốt mẩn mẹ nhé!
Tránh cho bé tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: Hạn chế cho bé ra ngoài trời, tránh để bé tiếp xúc với thú cưng,…
Sử dụng xịt kháng khuẩn, ngừa viêm: Ngăn ngừa viêm nhiễm ở vùng da bị mẩn, giảm ngứa và tạo cảm giác dễ chịu nhanh chóng. Khi sử dụng dạng xịt, tay của mẹ không sờ trực tiếp vào da bé, tránh gây đau và nguy cơ nhiễm trùng hơn so với dạng kem.
Lưu ý: Trường hợp bé bị dị ứng nặng, có dấu hiệu phù nề, kích ứng đỏ mẹ cần đưa con đi thăm khám bác sĩ để kịp thời xử lý.
2.5. Dị ứng sản phẩm dùng ngoài da
Nếu được chăm sóc đúng cách, bé sẽ hết nổi mẩn đỏ dị ứng sau 1 – 2 ngày.
Chăm sóc các nốt mẩn đỏ: Vệ sinh sạch sẽ tay bé và lau khô 2 – 3 lần/ngày cho bé. Cắt ngắn móng tay 1 lần/ tuần để tránh móng tay làm xước các nốt mẩn của bé. Đồng thời, mẹ vệ sinh tay sau khi bé chơi, ăn tránh vết bẩn từ tay lây sang nốt mẩn đỏ gây nhiễm khuẩn.
Dừng sử dụng sản phẩm bôi ngoài da: Mẹ không dùng sản phẩm bôi ngoài da trong giai đoạn này. Khi bé ổn định hoàn toàn, nếu muốn tiếp tục dùng sản phẩm ngoài da, mẹ cần thay sang sản phẩm có thành phần thiên nhiên, lành tính để an toàn nhất cho bé.
3. 5 Nên – 5 Không khi bé 3 tuổi bị nổi mẩn đỏ
Khi bé có dấu hiệu nổi mẩn đỏ dị ứng, để giúp con nhanh khỏi hơn mẹ đừng bỏ qua các mẹo NÊN và KHÔNG NÊN dưới đây nhé!
3.1. 5 điều mẹ nên làm khi bé bị nổi mẩn đỏ
Bé 3 tuổi bị nổi mẩn đỏ sẽ nhanh khỏi hơn nếu mẹ áp dụng những cách sau:
Vệ sinh da bé sạch sẽ: Tắm rửa hàng ngày bằng các sản phẩm tắm gội chuyên dụng cho bé. Ưu tiên sản phẩm có thành phần tự nhiên như: Tía tô, sài đất, tinh dầu bưởi,… để an toàn, lành tính nhất với con.
Giặt chăn gối cho bé thường xuyên: Nên giặt chăn gối 1 – 2 lần/tuần. Khi giặt, mẹ sử dụng các sản phẩm giặt xả chuyên dụng có nguồn gốc thực vật, tránh những sản phẩm chứa chất gây kích ứng như: hương hóa học, paraben, chất tạo bọt,…
Tránh tay bé làm tổn thương các nốt mẩn đỏ: Cắt móng tay 1 tuần/ lần và vệ sinh tay bé sạch sẽ sau khi chơi và trước khi ăn.
Chú ý thực phẩm của bé: Khi cho bé ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, thịt gà, mẹ chú ý xem bé có biểu hiện gì bất thường không để kịp thời xử lý.
3.2. 5 điều không nên làm khi bé bị nổi mẩn đỏ
Khi bé bị mẩn đỏ, da của con đang rất nhạy cảm, mẹ cần tránh những điều sau:
Không tắm và chà kỹ da bé vì dễ gây tổn thương da, làm da bé bị kích ứng
Không nặn các nốt mẩn bị viêm vì dễ gây nhiễm trùng
Không tự ý sử dụng kem bôi chống dị ứng không rõ nguồn gốc.
Không dùng các loại sữa tắm có chất tạo bọt, tẩy rửa như Sodium lauryl sulfate (SLS) và Sodium laureth sulfate (SLES),… vì chúng sẽ khiến da bé bị kích ứng và lâu khỏi hơn.
Không cho bé chơi với thú cưng, lông thú cưng rất dễ gây dị ứng
Bé 3 tuổi bị nổi mẩn đỏ là vấn đề thường gặp, mẹ chỉ cần xác định đúng nguyên nhân, chăm sóc đúng cách ở trên, các nốt mẩn đỏ ngứa sẽ chia tay bé sớm thôi. Nếu các mẹ còn câu hỏi bất kỳ câu hỏi nào về bé bị nổi mẩn đỏ ngứa cần giải đáp hãy để lại bình luận bên dưới để được tư vấn mẹ nhé!
Đồ chơi ghép hình cho bé 3 tuổi là món đồ được các mẹ quan tâm để giúp bé phát triển trí tuệ. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại đồ chơi ghép hình thú vị để mẹ tham khảo. Vậy đâu là món đồ chơi ghép hình cho bé tốt nhất? Mời mẹ đọc bài viết này để biết được các món đồ chơi ghép hình thú vị cho bé nhé!
1. Tiêu chí lựa chọn đồ chơi ghép hình cho bé 3 tuổi
Các bé 3 tuổi có sự phát triển nhận thức khá rõ nét về mọi thứ. Giai đoạn này, bé cũng muốn tìm hiểu và khám phá nhiều hơn về thế giới xung quanh. Do đó, mẹ nên tìm hiểu các tiêu chí để lựa chọn đồ chơi ghép hình cho bé 3 tuổi thật phù hợp nhé!
Chủ đề phù hợp với độ tuổi của bé: Đồ chơi ghép hình có rất nhiều chủ đề phù hợp với từng độ tuổi và các giai đoạn phát triển của bé. Với các bé 3 tuổi, mẹ nên lựa chọn các bộ đồ chơi ghép hình có chủ đề gần gũi. Ví dụ như nhà cửa, phương tiện giao thông, các con vật đáng yêu,…
Độ khó phù hợp với tuổi của bé:Đồ chơi ghép hình cho bé 3 tuổi cần có độ khó phù hợp để các bé cảm thấy hứng thú. Mẹ có thể chọn các bộ ghép đơn giản và tăng dần độ phức tạp để tăng tính thử thách.
Không chọn đồ chơi kích thước nhỏ, gây nguy hiểm cho bé: Đối với đồ chơi lắp ghép cho bé, mẹ cần lựa chọn kích thước của các chi tiết lớn. Các bé còn nhỏ có thể nuốt phải các món đồ chơi đó rất nguy hiểm.
Mẹ có thể tham khảo sản phẩm tã quần cho bé 3 tuổi tại đây nhé. Lựa chọn tã, bỉm phù hợp sẽ giúp bé chơi đùa thoải mái hơn đó mẹ!
2. Top 11 món đồ chơi ghép hình cho bé 3 tuổi
Ở phần 1, mẹ đã biết những tiêu chí lựa chọn đồ chơi ghép hình cho bé 3 tuổi. Dưới đây là top 11 món đồ chơi ghép hình cho bé mà mẹ nên tham khảo.
2.1 Bộ đồ chơi Domino gỗ thông minh
Bộ đồ chơi ghép hình cho bé 3 tuổi này sẽ giúp bé nhận biết được những hình ảnh khác nhau. Các thanh gỗ có liên kết với nhau được in các hình ảnh đẹp như chim, thú, nhà cửa, hoa,…. Nó kích thích sự tò mò và trí tưởng tượng phong phú của trẻ. Đồng thời giúp bé tăng khả năng khéo léo và sự kết hợp nhịp nhàng.
2.2 Bộ đồ chơi thả hình trí tuệ cho bé 3 tuổi
Đối với bộ đồ chơi ghép hình cho bé 3 tuổi này, bé phải vận dụng khả năng tư duy logic của mình. Ngoài ra bé cần kết hợp tay và mắt thật linh hoạt để đưa khối gỗ vào ô đúng. Màu sắc của các hình khối khác nhau, kích thước lớn sẽ giúp phát triển các giác quan và rất an toàn cho bé.
2.3 Bộ đồ chơi toán học thông minh
Bé lên 3 tuổi đã có nhận thức về các con số khá tốt. Do đó, bộ đồ chơi toán học thông minh sẽ giúp bé biết cách học đếm và các con số hiệu quả. Bộ đồ chơi giúp bé tư duy sáng tạo và phát huy trí tưởng tượng. Mẹ cũng có thể chơi cùng bé và giúp bé nhận biết các phép tính cơ bản.
2.4 Bộ ghép hình nam châm bằng gỗ
Bộ đồ chơi xếp hình cho bé 3 tuổi nam châm bằng gỗ khá thú vị để mẹ tham khảo. Nó bao gồm những mảnh ghép hình các loài vật hay cây cối với màu sắc bắt mắt gắn lên một tấm bảng. Món đồ chơi này giúp bé tiếp thu nhanh những kiến thức cơ bản và rèn luyện sự khéo léo.
2.5. Đồ chơi luồn gỗ cho bé 3 tuổi
Bộ đồ chơi xếp hình cho bé 3 tuổi luồn gỗ có hai dạng cơ bản. Đó là luồn những hạt gỗ trên thanh kim loại và luồn dây qua những khối gỗ. Bộ đồ chơi này giúp bé tăng khả năng tư duy hơn để tìm ra đường ngắn nhất cho hạt gỗ, ngoài ra còn tập cho bé tính kiên trì để xâu thành công các hạt gỗ lại với nhau.
2.6. Bộ đồ chơi xếp hình cho bé 3 tuổi
Đây là lựa chọn hàng đầu cho bộ đồ chơi xếp hình cho bé 3 tuổi. Khối lego có độ khó vừa phải, màu sắc lại tươi sáng và bắt mắt. Nó giúp bé phát triển thị giác tốt hơn và hứng thú khi chơi. Ưu điểm của bộ đồ chơi này là rất dễ tìm, không quá đắt và đặc biệt là an toàn cho bé.
2.7. Đồ chơi mô hình khủng long lắp ghép
Mô hình khủng long lắp ghép đã quá quen thuộc đối với các bé 3 tuổi. Với khoảng 340 mảnh ghép và độ khó trung bình, bé phải vận dụng trí nhớ của mình tối đa. Điều này giúp bé phát huy khả năng tư duy logic và tính sáng tạo tốt.
2.8. Đồ chơi gỗ thông minh phát triển trí não cho bé 3 tuổi
Đồ chơi ghép hình cho bé 3 tuổi bằng gỗ thông minh giúp bé phát triển trí não vượt trội. Chất liệu an toàn với nhiều màu sắc và hình vẽ sinh động, hấp dẫn. Bé có thể vừa học vừa chơi với những món đồ chơi thú vị. Điển hình như đàn gỗ 12 thanh, đồng hồ số đếm hay tháp gỗ,…
2.9. Bộ xếp hình Lego Duplo thùng gạch
Đồ chơi ghép hình cho bé 3 tuổi Lego Duplo thùng gạch mang lại cho bé niềm vui và kích thích sáng tạo. Bộ đồ chơi có khoảng 60 chi tiết, phù hợp để bé tập trung ghi nhớ hình ảnh. Đồng thời giúp bé phát huy trí thông minh rất hiệu quả.
2.10. Bộ nam châm ghép hình Magical Magnet cho bé 3 tuổi
Magical Magnet nam châm là bộ đồ chơi ghép hình cho bé 3 tuổi vô cùng độc đáo. Nó bao gồm nhiều miếng ghép dạng hình học và các bánh xe, thẻ số, trục quay,… Chất liệu nhựa giúp bé lắp ghép một cách dễ dàng và có nhiều trải nghiệm thú vị.
2.11. Đồ chơi lắp ráp Bữa Tiệc Sinh Nhật Đầu Tiên
Bộ đồ chơi xếp hình cho bé 3 tuổi Bữa Tiệc Sinh Nhật Đầu Tiên giúp bé tăng sự kết nối với bố mẹ. Cả nhà có thể cùng trang trí bánh sinh nhật, thắp nến và cùng tổ chức một bữa tiệc. Sản phẩm gồm có 3 bánh kem nhỏ, 1 bánh kem lớn và nến thắp rất sinh động.
3. Lưu ý khi chọn bộ đồ chơi xếp hình cho bé 3 tuổi
Để lựa chọn đồ chơi ghép hình cho bé tốt nhất, mẹ cần lưu ý kỹ các điểm sau:
Phù hợp với sở thích của bé: Để bé hứng thú với món đồ chơi, mẹ cần lựa chọn đúng theo sở thích của bé.
Phù hợp với độ tuổi: Các bé 3 tuổi rất thích những món đồ chơi dễ thương hay có màu sắc sinh động. Do đó, mẹ cần chú ý điểm này nhé!
Kiểm tra cẩn thận chất lượng, nguồn gốc của đồ chơi: Hiện nay, thị trường có nhiều sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc kém chất lượng. Mẹ phải xem xét kỹ thành phần của đồ chơi để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Bài viết trên đã giới thiệu cho mẹ 10+ đồ chơi ghép hình cho bé 3 tuổi. Góc của mẹ hy vọng có thể giúp mẹ có thêm những gợi ý để lựa chọn đồ chơi phát triển trí tuệ phù hợp cho bé.
Mẹ hãy theo dõi các bài viết mới của Góc của mẹ để cập nhật thêm những kinh nghiệm nuôi dạy bé hữu ích nhé!
Đồ chơi đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ khi bé lên 3. Vậy món đồ chơi cho bé 3 tuổi nào tốt nhất? Mẹ hãy tham khảo đánh giá 12 món đồ chơi dưới đây nhé!
1. Những yếu tố quan trọng khi chọn đồ chơi cho bé 3 tuổi
Bé 3 tuổi đang trong giai đoạn phát triển thể chất, nhận thức và trí tuệ. Đây là lý do khi chọn đồ chơi cho bé 3 tuổi mẹ nên chọn có mục đích rõ ràng, hướng tới việc kích thích khả năng phát triển toàn diện về mọi mặt của bé.
Đồ chơi mang tính giải quyết vấn đề, câu đố: Với bé 3 tuổi, đây là những bộ đồ chơi ghép hình có từ 12 – 20 mảnh ghép. Bé phải tự tìm cách liên kết các mảnh ghép lại với nhau thành hình dạng giống như hướng dẫn hoặc sáng tạo nhiều hình dạng mới. Đây lànhững món đồ chơi cho bé 3 tuổigiúp kích thích khả năng tìm tòi, sáng tạo, tư duy logic, tư duy hình ảnh rất tốt.
Đồ chơi mang tính xây dựng: Đây là các loại đồ chơi ghép hình, các mảnh ghép lego hoặc những mô hình mô phỏng lâu đài, nhà bếp, xe cộ… thu nhỏ. Bé sẽ phải sắp xếp các mô hình nhỏ thành một tổng thể công trình lớn như đường tàu, bàn ăn, công viên, lâu đài… từ đó giúp bé phát triển tư duy logic và hiểu biết về thế giới xung quanh.
Đồ chơi mang tính sáng tạo: Đây là tất cả những món đồ chơi cho bé 3 tuổi như hình cắt dán, bộ ghép hình, đất nặn… cho phép bé tự do sáng tạo theo ý muốn. Từ đó bé sẽ được rèn luyện và phát triển tư duy hình ảnh, tư duy sáng tạo rất tốt.
Đồ chơi kích thích vận động: Các món đồ chơi như bóng xếp, xe 3 bánh, thiết bị cưỡi ngựa… thiết kế dành riêng cho bé, hỗ trợ rèn luyện khả năng và niềm yêu thích các môn thể thao ngay từ nhỏ. Với những trò chơi này, bố mẹ có thể tham gia cùng với bé để gắn kết tình cảm gia đình.
2. 12 Món đồ chơi cho bé 3 tuổi phát triển toàn diện
2.1. Bộ ghép hình nam châm bằng gỗ – Đồ chơi trẻ em 3 tuổi
Giá trị giáo dục: Rèn luyện trí tưởng tượng, sự tò mò, khả năng sáng tạo
Đối tượng sử dụng: Cả bé trai và bé gái
Mô tả tổng quan sản phẩm: Bộ đồ chơi cho bé 3 tuổi này gồm 1 bảng làm nền và nhiều mảnh ghép nhỏ sinh động hình cây cối, con vật, con người…. mặt sau mảnh ghép có nam châm để bé gắn lên bảng nền tạo thành 1 bức tranh. Với bộ đồ chơi này, bé được tự do sáng tạo nhiều hình ảnh, bức tranh khác nhau, kích thích sự tò mò, sáng tạo của bé. Khả năng cầm nắm đồ vật và sự khéo léo của đôi bàn tay cũng được rèn luyện khi bé ghép hình.
2.2. Đồ chơi trẻ em 3 tuổi: Bộ khối xây dựng Melissa & Doug
Giá trị giáo dục: Tăng khả năng quan sát, tưởng tượng, tư duy logic
Đối tượng sử dụng: Cả bé trai và bé gái
Mô tả tổng quan sản phẩm: Bộ khối xây dựng Melissa & Doug gồm nhiều mảnh ghép với hình dạng khác nhau. Bé có thể sử dụng các mảnh ghép này tạo thành hình dạng vật thể bé quan sát được thực tế. Từ đó giúp bé tăng khả năng quan sát tỉ mỉ, trí tưởng tượng và tư duy logic. Bộ đồ chơi cho bé 3 tuổi này cũng giúp bé rèn luyện sự khéo léo khi xếp các mảnh ghép không làm chúng bị đổ.
Giá trị giáo dục: Tìm hiểu về văn hóa ẩm thực và hoạt động nhà hàng.
Đối tượng sử dụng: Đồ chơi cho bé gái 3 tuổi
Mô tả tổng quan sản phẩm: Bộ đồ chơi này gồm nhiều mô hình thu nhỏ của các dụng cụ làm bếp và món ăn như xoong nồi, chảo, bát, đĩa, thìa, dĩa, trứng ốp la, bánh donut, chuông báo, tiền, thực đơn… Từ những mô hình này, bố mẹ có thể dạy bé về các món ăn, cách sắp xếp bữa ăn, cách ăn, cách gọi món nhà hàng, hoạt động của nhà hàng…
2.4. Bộ lâu đài cát Kinetic Sand – Đồ chơi phù hợp cho bé 3 tuổi
Giá trị giáo dục: Tăng khả năng sáng tạo, sự tò mò và sự khéo léo.
Đối tượng sử dụng: Cả bé trai và bé gái
Mô tả tổng quan sản phẩm: Bộ sản phẩm gồm 454g cát động lực, 3 khuôn nhựa, 1 dụng cụ xúc cát, 1 hộp đựng cát, đều làm từ chất liệu nhựa an toàn với bé. Với bộ đồ chơi này, mẹ có thể cho bé thoải mái nghịch cát trong nhà mà không gặp nguy hiểm gì, không bẩn quần áo. Lâu đài cát Kinetic Sand là đồ chơi thông minh cho bé 2-3 tuổi, giúp tăng khả năng sáng tạo, tình tò mò và sự khéo léo cho bé.
Giá trị giáo dục: Rèn luyện sự tập trung và khéo léo đôi tay.
Đối tượng sử dụng: Cả bé trai và bé gái
Mô tả tổng quan sản phẩm: Sản phẩm gồm 1 chiếc kéo bằng nhựa an toàn với bé và 1 quyển hình cắt dán, bên trong có nhiều hình ảnh với kích thước khác nhau để bé rèn luyện khả năng khéo léo của mình. Bé học cách nhận biết các đồ vật, sự vật, thế giới xung quanh thông qua các hình cắt dán. Sản phẩm này là đồ chơi phù hợp cho bé 3 tuổi và với cả những bé lớn hơn.
Giá trị giáo dục: Rèn luyện khả năng sáng tạo, tư duy logic và tư duy cảm xúc.
Đối tượng sử dụng: Cả bé trai và bé gái
Mô tả tổng quan sản phẩm: Món đồ chơi cho bé 3 tuổinày gồm nhiều mảnh ghép lego nhỏ, đặc biệt là những mảnh ghép biểu cảm khuôn mặt để bé lắp ghép thành hình người với cảm xúc khác nhau. Từ đó giúp bé hình thành tư duy cảm xúc, nhận diện cảm xúc của mình và mọi người qua biểu cảm gương mặt.
Giá trị giáo dục: Phát triển khả năng tư duy logic, sáng tạo, tìm hiểu về giao thông công cộng và giao thông đường tàu.
Đối tượng sử dụng: Đồ chơi bé trai 3 tuổi
Mô tả tổng quan sản phẩm: Bộ đồ chơi này gồm 1 hình người (Thomas), 1 mô hình xe buýt, 1 mô hình đầu xe lửa, nhà ga và các phụ kiện. Bé tư duy lắp ráp các mô hình này thành hệ thống hoàn chỉnh, phát triển tư duy hình ảnh, đồ vật và trí tưởng tượng. Bố mẹ thông qua đó giới thiệu cho bé về giao thông đường tàu, giao thông công cộng.
Giá trị giáo dục: Món đồ chơi cho bé 3 tuổihỗ trợ nhận diện phép tính toán học và các hình học cơ bản.
Đối tượng sử dụng: Bé trai và bé gái
Mô tả tổng quan sản phẩm: Bộ sản phẩm gồm các miếng ghép chữ số, dấu phép tính (cộng, trừ, nhân, chia) và các hình học cơ bản, bước đầu giúp bé nhận diện chữ số, phép tính và hình học. Bộ đồ chơi này được thiết kế mô tả việc câu cá giúp bé hứng thú hơn khi học, không cảm thấy nhàm chán, khó chịu.
Giá trị giáo dục: Hỗ trợ bé rèn luyện tư duy hình học không gian, tư duy sáng tạo, logic.
Đối tượng sử dụng: Bé trai và bé gái
Mô tả tổng quan sản phẩm: Bộ đồ chơi chơi cho bé 3 tuổigồm 32 miếng ghép (viên gạch) hình vuông và hình tam giác bằng nhựa ABS nhiều màu sắc khác nhau, cho phép bé sáng tạo lắp ghép thành các mô hình 3D đa dạng. Bộ 32 miếng Magna-Tiles Clear Colors giúp bé phát triển tư duy hình học 3D, tư duy tìm tòi, sáng tạo nhiều hình dạng độc đáo.
Giá trị giáo dục: Rèn luyện khả năng quan sát, sáng tạo và sự khéo léo.
Đối tượng sử dụng: Bé trai và bé gái
Mô tả tổng quan sản phẩm: Bộ màu đất này gồm 6 hộp đất nặn, mỗi hộp 140g, sử dụng bột thực vật và màu thực phẩm nên mẹ yên tâm nó an toàn với bé nhé. Bé sử dụng bột nặn thành nhiều hình dạng đồ vật bé quan sát được trong đời thực, kích thích khả năng tư duy sáng tạo, sự khéo léo của bé.
Giá trị giáo dục: Kích thích và rèn luyện khả năng vận động.
Đối tượng sử dụng: Đồ chơi cho bé trai 3 tuổi
Mô tả tổng quan sản phẩm: Bộ sản phẩm này gồm 5 quả bóng gồm bóng đá, bóng rổ, bóng bầu dục, bóng chày, bóng tennis bằng xốp nhẹ, phù hợp với bé 3 tuổi lực chân còn yếu. Bố mẹ có thể cùng bé tổ chức các trò chơi bóng, rèn luyện khả năng vận động, giúp bé nhanh đi vững và xây dựng tình yêu với các môn thể thao cho bé.
Mô tả tổng quan sản phẩm: Đây là xe 3 bánh mô phỏng theo chiếc xe máy phân khối lớn Harley-Davidson do chính hãng xe này sản xuất. Với chiếc xe này, bé có thể đạp 2 bánh di chuyển trong nhà, trong sân một cách hào hứng và thích thú. Điều này giúp rèn luyện lực chân, khả năng giữ thăng bằng của bé.
Vậy mẹ đã biết bé 3 tuổi chơi đồ chơi gì chưa? Trên đây là 12 mẫu đồ chơi cho bé 3 tuổi mà Góc của mẹ muốn chia sẻ, với mong muốn mẹ có thêm nhiều gợi ý khi mua đồ chơi cho bé nhà mình. Bố mẹ hãy lưu ý chọn mua ở những địa chỉ, website uy tín để mua được món đồ chơi chính hãng, an toàn với bé nhé!
Chủ đề: “Có nên xi bé đi vệ sinh không?” luôn gây tranh cãi trong các hội nhóm mẹ bỉm sữa. Việc xi tè cho bé có gây hại cho bàng quang của con như một số lời đồn? Hay nên xi bé đi vệ sinh để nhàn hơn trong việc chăm con? Đây là những băn khoăn điển hình của mẹ khi muốn cho bé học xi tè, xi ị. Vậy câu trả lời ra sao, mẹ cùng tìm hiểu nhé!
Nhiều mẹ có tâm lý muốn xi tè từ sớm (từ 6 tháng tuổi) cho bé nhà mình để bé không tè ra quần, mẹ đỡ vất vả trong việc giặt giũ hay vệ sinh cơ thể bé nhiều lần. Cách làm này tạo ra những cuộc thảo luận không hồi kết trong các hội nhóm của mẹ bỉm sữa về “có nên xi cho bé đi vệ sinh không?”
Một luồng ý kiến từ những mẹ có phương châm “lấy bé làm trung tâm” cho rằng xi tè cho bé không tốt. Mẹ cho rằng điều này ảnh hưởng tiêu cực tới con vì mẹ đang can thiệp vào quá trình phát triển tự nhiên của bé. Các mẹ hiện đại thấy điều này giống như việc “ép” bé phải đi vệ sinh trong khi bé chưa sẵn sàng hoặc chưa có nhu cầu. Bởi các mẹ cho rằng xi cho bé đi vệ sinh sớm sẽ làm ảnh hưởng đến bàng quang, tăng khả năng mắc các bệnh táo bón, suy thận.
Nửa còn lại là những mẹ đồng tình với việc luyện xi bé đi vệ sinh càng sớm càng tốt. Mẹ ủng hộ việc này vì cho rằng bé có thể hình thành thói quen tự lập sớm khi làm quen với việc xi vệ sinh ngay từ khi nhỏ. Không những thế, khi ấy bé không còn tè dầm, lượng quần áo, bỉm tã thay mỗi ngày cũng ít đi. Từ đó mẹ chăm bé cũng nhàn hơn rất nhiều.
Đây là các quan điểm của mẹ về xi tè cho bé có tốt không, vậy các chuyên gia nói gì về điều này, cùng nhau tìm hiểu chi tiết dưới đây nha.
Các chuyên gia nhi khoa nhận định về “có nên xi cho bé đi vệ sinh không?” như sau:
Theo nguyên Trưởng khoa Nhi của Bệnh viện Bạch Mai – PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho rằng: việc xi tè cho con chỉ là một cách luyện phản xạ có điều kiện khi đi tiểu (tức luyện cho bé phản xạ – đi tiểu khi có tiếng xi tè). Nếu như mẹ biết cách xi trẻ đi vệ sinh đúng, điều này là hoàn toàn bình thường, không ảnh hưởng gì tới sức khỏe nói chung hay những bộ phận có chức năng bài tiết như thận, bàng quang của bé.
Tuy nhiên, tập xi ị cho bé khi còn quá nhỏ sẽ gặp những khó khăn nhất định, đặc biệt đối với bé dưới 1 tuổi. Bởi lúc này, não bộ của bé chưa phát triển toàn diện nên sẽ khó để rèn luyện được. Khi bé lớn hơn một chút (khoảng 1-2 tuổi), bé sẽ học được nhanh hơn do các vùng não bộ đã phát triển hoàn thiện. Việc mẹ luyện bé xi tè cũng vì thế mà trở nên dễ dàng và nhanh hơn rất nhiều.
Như vậy, việc xi tè cho con về bản chất không tác động xấu đến sức khoẻ của con. Ngược lại còn giúp mẹ nhàn hơn trong việc chăm bé, cũng như giảm thiểu chi phí tã bỉm. Nhưng mẹ cần lưu ý về thời điểm thích hợp để xi tè cho bé là trên 1 tuổi mẹ nhé!.
2. Khi nào nên xi bé đi vệ sinh tốt nhất?
Nói về vấn đề bao giờ nên tập xi cho trẻ, Trưởng khoa thận của Bệnh viện Nhi đồng 2, Th.S – BS Hoàng Thị Diễm Thuý cho biết, bé dưới 6 tháng tuổi không hình thành được thói quen xi tè. Thậm chí bé dưới 1 tuổi, việc này cũng không cần thiết và khó thực hiện. Mẹ chỉ nên tập xi cho bé đi vệ sinh khi bé đã trên 1 tuổi.
Để biết bao giờ nên tập xi cho trẻ, mẹ cần hiểu rõ “đồng hồ sinh học” của con để việc xi tè diễn ra thuận lợi. Ví dụ, mẹ để ý thấy rằng, bé có xu hướng đi tè sau khi ngủ dậy, sau khi bú hay trước khi ăn trưa 30 phút…
Hoặc những biểu hiện của bé trước mỗi lần đi vệ sinh như ngây mặt hoặc rùng mình… Dựa vào những dấu hiệu trên, mẹ xi tè cho bé vào những thời gian đó để bé tạo thành thói quen hàng ngày. Mẹ cũng nên căn thời gian cho việc xi tè, cách khoảng 3-5 tiếng mỗi lần tuỳ vào lượng thức ăn và đồ uống bé tiêu thụ trong ngày.
3. Hướng dẫn 3 bước xi bé đi tè tự nhiên
Bước 1: Trước khi xi tè, mẹ dùng tay vuốt nhẹ lưng bé để bé có cảm giác rùng mình. Lặp lại động tác này nhiều lần trước khi cho bé đi vệ sinh sẽ kích thích bé mắc tiểu và muốn đi vệ sinh.
Bước 2: Mẹ xi bé bằng cách tạo ra những âm thanh “xi” kéo dài. Âm thanh này giống như một tín hiệu, dần sẽ giúp bé hình thành phản xạ có điều kiện, mỗi khi mẹ xi sẽ có tác dụng kích thích cảm giác muốn đi tiểu của bé.
Bước 3: Sau khi bé tè xong. Mẹ vệ sinh bộ phận sinh dục và mông của bé, để mông bé khô thoáng trước khi mặc tã hoặc quần.
Lưu ý cho mẹ khi xi tè cho bé như sau:
Không nên xi tè quá 1 phút hoặc ép bé phải đi vệ sinh. Khi mẹ xi quá 1 phút mà bé không tè, tức là bé chưa có nhu cầu bài tiết. Mẹ đừng ép con nếu con chưa có nhu cầu đi tè nhé!
Đối với các bé đã biết ngồi, mẹ có thể cho bé học ngồi bô dần kết hợp với xi tè để bé làm quen với việc tự đi vệ sinh sau này. Với những bé đã trên 1 tuổi và mẹ đang tập cho bé đi vệ sinh đúng nơi quy định, mẹ tham khảo thêm nhé!
Không nên cho bé mặc bỉm 24/24. Theo bác sĩ Sameer, mẹ nên “thả rông” bé 15-20 phút sau mỗi lần thay tã, bỉm để da bé khô thoáng, tránh ngứa ngáy, hăm tã hay các vấn đề về da.
Ngoài ra, các sản phẩm giúp vệ sinh sạch sẽ và an toàn cho da bé như khăn ướt, … cũng điều mẹ cần lưu ý tìm hiểu và lựa chọn. Với khăn ướt Mamamy, em bé của mẹ sẽ luôn sạch sẽ và được chủ động ngừa hăm, mẩn đỏ tối đa.
Mamamy hiện đang có những ưu đãi siêu hấp dẫn, số lượng có hạn trên website, nhanh tay đặt hàng ngay mẹ ơi!
4. 5 bước hướng dẫn cách xi trẻ đi ị đơn giản bé thích thú
So với đi tè, trong một ngày bé đi ị ít hơn, thường là 1-2 lần. Ngoài ra, thời gian đi ị cũng lâu hơn, thường là khoảng 2 – 5 phút, vì thế mà việc hợp tác của bé rất quan trọng. Mẹ chú ý quan sát lịch trình đi ị của con để xi bé ị hiệu quả mẹ nhé!
Bước 1: Chuẩn bị một chiếc bô thật xinh xắn, màu sắc tươi sáng để bé thích thú hơn với việc đi vệ sinh.
Bước 2: “Hỏi ý kiến” bé trước khi xi bé. Hoặc đơn giản chỉ là báo hiệu cho bé biết mẹ sẽ cho bé đi ị. Ví dụ như “Mẹ con mình cùng đi ị nhé!”
Bước 3: Mẹ mở video hoặc truyện tranh có chủ đề dạy bé đi vệ sinh để bé thích thú và dễ học theo.
Những kênh youtube hấp dẫn hỗ trợ đắc lực cho mẹ dạy bé đi vệ sinh đây ạ:
Bước 3 này mẹ áp dụng mỗi lần xi bé, hoặc dành thời gian xem cùng con hằng ngày khi rảnh rỗi để giúp con làm quen dần với hình ảnh trực quan, bắt chước theo cho đúng nhé!
Bước 4: Mẹ tạo âm thanh “Xii” liên tục kéo dài để kích thích bé đi ị.
Bước 5: Sau khi bé ị xong, mẹ chú ý vệ sinh sạch sẽ cho bé. Cùng bé rửa tay sau khi đi vệ sinh để tránh những bệnh liên quan đến vi khuẩn.
Xi bé đi ị, mẹ cần lưu ý những điều sau:
Xi bé đi ị cần nhiều kiên nhẫn hơn so với việc xi bé đi tè. Khi xi bé khoảng hơn 2 phút mà bé không ị, đó là dấu hiệu bé chưa buồn ị. Mẹ xi ị bé vào một khung giờ khác nhé.
Chế độ ăn uống của bé ảnh hưởng khá nhiều đến việc đi ị, cũng như xi bé ị. Nếu như mẹ đã nhận thấy bé hay đi ị vào một khung giờ, nhưng xi bé lại không ị, nguyên nhân có thể do thức ăn bé khó tiêu, táo bón…Do đó, mẹ hãy bổ sung những thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau, củ, quả hoặc thực phẩm loãng có nhiều nước như cháo, súp mẹ nhé!
Như vậy, việc xi bé đi vệ sinh được giới chuyên gia đánh giá không ảnh hưởng tới sức khoẻ và sự phát triển của bé, lại còn có lợi cho mẹ trong việc chăm con và cũng lý giải được cho các mẹ xi tè cho bé có tốt không. Tuy nhiên cần áp dụng vào thời điểm thích hợp (chỉ áp dụng với bé trên 1 tuổi). Mẹ có thể yên tâm tập xi tè, xi ị cho bé sau khi bé được 1 tuổi mẹ nhé!
Đồ chơi Lego kích thích khả năng thử nghiệm, sáng tạo, hỗ trợ phát triển trí tuệ của bé. Tuy nhiên, Lego thiết kế cho nhiều độ tuổi khác nhau, cái nào sẽ phù hợp cho bé 2 tuổi? Bố mẹ hãy tham khảo một số bộ đồ chơi Lego cho bé 2 tuổi dưới đây nhé!
1. Lưu ý khi chọn đồ chơi Lego cho bé 2 tuổi
Đồ chơi Lego cho bé ra đời năm 1932 tại xưởng làm gỗ của Ole Kirk Christiansen, là bộ đồ chơi ghép hình. Bộ đồ chơi Lego gồm nhiều mảnh ghép rời có hình dạng, kích thước khác nhau, từ đó trẻ thỏa sức sáng tạo, lắp ghép thành nhiều mô hình vật thể đa dạng. Đồ chơi Lego được thiết kế phù hợp với nhiều độ tuổi, giới tính, mức độ phức tạp khác nhau, khi lựa chọn bố mẹ cần chú ý một số điều như sau:
Lựa chọn đồ chơi Lego phù hợp độ tuổi: Nhận thức của bé ở từng độ tuổi khác nhau, mẹ cần lựa chọn bộ Lego phù hợp với tuổi của con. Bé 2 tuổi mới bắt đầu phát triển kỹ năng nhận thức, chưa hiểu được nhiều lời mẹ hướng dẫn, có thể đưa đồ chơi lên miệng cắn, vì vậy đồ chơi lego cho bé 2 tuổi cần đơn giản, kích thước lớn, dễ lắp ghép và chất liệu an toàn.
Lựa chọn chủ đề phù hợp: Bộ đồ chơi Lego gồm nhiều chủ đề như robot, ô tô, ngôi nhà, sân vườn… phù hợp với giới tính, sở thích khác nhau. Những bộ Lego màu sắc ngọt ngào chủ đề búp bê, gia đình sẽ phù hợp với bé gái. Những bộ chủ đề robot, ô tô sẽ phù hợp hơn với bé trai.
Chọn đồ chơi Lego kích thước phù hợp: Bé 2 tuổi còn nhỏ, dễ đưa lên miệng cắn đồ chơi, thậm chí nuốt đồ chơi. Khi mẹ chọn đồ chơi lego cho bé 2 tuổi,mẹ nên chọn đồ có kích thước lớn, chất liệu an toàn với bé.
Lựa chọn bộ Lego tính linh hoạt và đơn giản: Bé 2 tuổi mới bắt đầu phát triển nhận thức nên chưa chơi được Lego phức tạp. Mẹ nên chọn bộ có kích thước lớn, có hình mẫu và hướng dẫn chi tiết để bé dễ lắp ghép. Mẹ có thể cùng bé chơi đồ chơi xếp hình Lego.
2. 9 Bộ đồ chơi Lego cho bé 2 tuổi – Lego Duplo tốt nhất cho bé
Có rất nhiều các loại Lego trên thị trường. Đồ chơi Lego cho bé 2 tuổi phù hợp nhất là những bộ Lego Duplo. Bộ Lego này được thiết kế với kích thước lớn, bé sẽ không nuốt được, lắp ghép đơn giản, dễ cầm nắm và tháo lắp.
2.1. Lego Duplo: Chuyến tàu số đầu tiên 10847 – Đồ chơi lego cho bé 2 tuổi
Mục đích giáo dục: Phù hợp cho bé học đếm số, nhận biết người, con vật và hoạt động của xe lửa.
Mô tả chi tiết sản phẩm: Bộ Lego Duplo 10847 gồm 23 mảnh ghép màu sắc tươi sáng, bắt mắt, tạo thành đoàn tàu nối đuôi nhau, 2 hình người và 1 con vật đáng yêu, trên các toa tàu đánh số từ 0 – 9, phù hợp để bé học đếm số. Lego Duplo 10847 sử dụng chất liệu nhựa nguyên sinh ABS cao cấp, không chứa Bisphenol A – một hợp chất tổng hợp hữu cơ được thêm vào các sản phẩm thương mại, nên tuyệt đối an toàn với sức khỏe của bé.
Mục đích giáo dục: Rèn luyện kiến thức về cứu hỏa, khả năng sáng tạo, tư duy logic.
Mô tả chi tiết sản phẩm: Bộ lego cho bé 2 tuổi này gồm các mảnh ghép xếp thành 1 xe cứu hỏa, 2 lính cứu hỏa, 1 cái cây, 2 cái thang cứu hỏa, 1 con mèo làm từ nhựa ABS an toàn với bé.
Đặc biệt xe cứu hỏa có đèn nhấp nháy và còi báo giúp bé dễ tưởng tượng và học về công tác cứu hỏa thực tế. Mẹ có thể kết hợp với bộ Lego Duplo – Trạm Cứu Hỏa 10903 cho bé nhiều mảnh ghép hơn, tự do sáng tạo hình dạng mong muốn.
Mục đích giáo dục: Nhận thức một số loại ô tô cơ bản, rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo.
Mô tả chi tiết sản phẩm: Bộ sản phẩm này phù hợp làm đồ chơi Lego cho bé 2 tuổi, gồm nhiều mảnh ghép lớn, đơn giản, chất liệu an toàn với bé. Bé tự do lắp ghép thành nhiều loại ô tô khác nhau như xe cần cẩu, xe chở hàng, xe taxi, xe chở nước… giúp bé nhận biết và phân biệt các loại xe này dễ dàng.
Mục đích giáo dục: Nhận biết hình dạng trò chơi trong khu vui chơi, rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo.
Mô tả chi tiết sản phẩm: Bộ sản phẩm này có số lượng mảnh ghép lớn, hình dạng chi tiết, phù hợp để mẹ và bé cùng chơi với nhau. Mẹ có thể hướng dẫn bé cách lắp ghép các loại trò chơi như cầu trượt, xích đu, thú nhún, cối xay gió… và để bé tự do sáng tạo nhiều trò chơi khác.
2.5. Lego Duplo: Bộ đồ dã ngoại sinh nhật 10832 – Đồ chơi lego cho bé 2 tuổi
Mục đích giáo dục: Tìm hiểu về bữa tiệc sinh nhật, trò chơi ngoài trời, rèn luyện tư duy sáng tạo.
Mô tả chi tiết sản phẩm: Bộ sản phẩm gồm mô hình bánh sinh nhật, hộp quà, bóng bay, trò chơi bập bênh, hình người mẹ, hình 2 bé, cây và 1 chú sóc dễ thương làm từ chất liệu nhựa ABS an toàn. Bộ Lego đồ dã ngoại sinh nhật 10832 giúp bé hiểu về tiệc sinh nhật, ăn uống ngoài trời và thế giới xung quanh.
2.6. Lego Duplo: Bộ tháp Jurassic World T.rex Tower 10880 – đồ chơi lego cho bé 2 tuổi
Mục đích giáo dục: Tìm hiểu về khủng long, công viên khủng long, phát triển tư duy sáng tạo, khả năng khám phá khoa học.
Mô tả chi tiết sản phẩm: Bộ sản phẩm Lego Duplo – Bộ tháp Jurassic World T. rex Tower 10880 chỉ gồm 22 mảnh ghép đơn giản, bé có thể tự do lắp ghép thành nhiều hình dạng độc đáo khác nhau. Bé sẽ rất thích thú với mô hình khủng long này, bé được tìm hiểu các kiến thức thú vị về thế giới động vật, kích thích khả năng tưởng tượng, sáng tạo, tìm tòi cái mới của bé.
2.7. Lego Duplo: Kỳ nghỉ của ông già Noel 10837 – Lego cho bé 2 tuổi
Mục đích giáo dục: Giúp bé tìm hiểu về ông già noel, tuần lộc, phong tục ngày giáng sinh, trò chơi ngày tuyết…
Mô tả chi tiết sản phẩm: Bộ Lego Duplo kỳ nghỉ của ông già Noel 10837 có số lượng mảnh ghép lớn, bé thỏa sức lắp ghép sáng tạo thành hình ông già noel, xe trượt tuyết, tuần lộc, cây thông noel, người tuyết… Qua đó mẹ có thể dạy cho bé về ngày lễ noel và các trò chơi thú vị ngày tuyết rơi.
Mục đích giáo dục: Kích thích khả năng tưởng tượng, sáng tạo, tư duy cho bé.
Mô tả chi tiết sản phẩm: Bộ Lego này không chỉ thu hút các bé gái mà còn cả mẹ nữa đấy, đặc biệt là fan của bộ phim hoạt hình nữ hoàng băng giá. Mẹ và bé sẽ cùng tạo ra thế giới Nữ hoàng băng giá của riêng mình với lâu đài tuyết, công chúa, người tuyết, cầu trượt tuyết…
2.9. Lego Duplo: Thế giới động vật 10907 – Lego cho bé 2 tuổi
Mục đích giáo dục: Tìm hiểu về thế giới động vật hoang dã, rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo.
Mô tả chi tiết sản phẩm: Bộ đồ chơi Lego cho bé 2 tuổi này có 15 mô hình các loài động vật và hệ sinh thái giúp bé có thêm nhiều kiến thức về thế giới loài vật. Bố mẹ có thể dạy bé nhận diện các con vật, môi trường sống của chúng, cách tôn trọng động vật và hệ sinh thái… Cả gia đình có thể cùng nhập vai thành khách du lịch đến tham quan ngôi nhà của tất cả các con vật này.
3. Cách phòng tránh mua phải Lego cho bé 2 tuổi kém chất lượng
Mẹ hãy hướng dẫn, cùng bé chơi và bảo quản đồ chơi xếp hình Lego. Đồ chơi Lego cho bé vô cùng nổi tiếng, được nhiều người yêu thích nên sẽ có nhiều đồ giả, hàng kém chất lượng được sản xuất và chào bán ăn theo trên thị trường. Điều này gây khó khăn cho mẹ khi chọn mua đồ chơi chất lượng cho bé. Để tránh mua đồ chơi Lego cho bé 2 tuổi là hàng giả, có một số cách nhận biết như sau:
Không có nhãn hiệu Lego trên chính đồ chơi: Bộ Lego chính hãng luôn có chữ Lego được in chìm trên đầu mỗi đinh tán nhỏ của miếng ghép hình. Sản phẩm giả thường bỏ qua chi tiết này.
Những miếng ghép không khớp nhau: Sản phẩm Lego chính hãng luôn được sản xuất với độ chính xác 100% để bé dễ dàng lắp ghép và tháo rời chỉ với lực nhỏ. Sản phẩm kém chất lượng sẽ bị lỗi, một số miếng ghép không khớp nhau, thậm chí không khớp với bất kỳ mảnh ghép nào trong bộ.
Màu sắc, chi tiết và vị trí của nhãn dán kém: Những “tay làm giả” ngày càng tinh vi hơn, sản phẩm bắt chước giống từng chi tiết nhỏ, mẹ khó phân biệt. Tuy nhiên, nếu mẹ để ý kỹ, màu sắc, độ tinh xảo, các tiểu tiết trong bộ hàng nhái sẽ không đẹp và sắc nét như hàng chính hãng.
Mức độ hoàn thiện chi tiết kém: Khi để ý kỹ, mẹ sẽ thấy sự cẩu thả của những “món hàng dởm”, các chi tiết nhựa thừa ra ở các mép miếng ghép, chi tiết nhựa bị sưng phồng không bằng phẳng.
Như vậy, Góc của mẹ đã giới thiệu 9 bộ đồ chơi Lego cho bé 2 tuổi và cách phòng tránh mua hàng giả, hàng kém chất lượng. Hy vọng những thông tin này giúp bố mẹ dễ dàng chọn mua được bộ đồ chơi phù hợp, giúp bé học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích.
Giai đoạn sau sinh luôn là giai đoạn vô cùng quan trọng để mẹ bổ sung chất dinh dưỡng phục hồi cơ thể. Vì vậy, mẹ sau sinh ăn được quả gì để mang lại hiệu quả tốt nhất cho cả mẹ và bé luôn được mẹ quan tâm.
1. Sau sinh bao lâu mẹ có thể ăn hoa quả được?
Giai đoạn phục hồi sức khỏe cho mẹ là rất quan trọng. Theo các bác sĩ nhi khoa, chỉ từ 3-4 ngày sau sinh, mẹ có thể ăn trái cây được rồi. Lúc này, việc bổ sung trái cây ngoài việc làm mát sữa. Còn hỗ trợ tích cực trong việc co bóp tử cung, từ đó sản dịch được đấy ra ngoài nhanh hơn.
Tuy nhiên, mẹ nên ăn trái cây một cách có chọn lọc. Vì không phải trái cây nào mẹ cũng có thể và nên ăn. Mẹ cần tránh loại quả có vị chua để không làm hại răng và dạ dày bị kích thích. Hay các loại trái cây có tính hàn/ tính nóng như dưa hấu.
Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!
2. Mẹ bầu sau sinh ăn được quả gì để lợi sữa, khỏe mạnh?
Để chăm sóc mẹ sau sinh luôn cần phải có một kế hoạch chi tiết và cẩn thận. Bởi lúc này, nguồn dinh dưỡng mà mẹ hấp thụ không chỉ cung cấp giúp mẹ phục hồi cơ thể. Đây còn là nguồn thức ăn nuôi dưỡng bé trong giai đoạn sơ sinh.
Đối với hoa quả, mẹ cũng cầm tìm hiểu để xây dựng cho mình một chế độ ăn phù hợp cho cả mẹ và bé. Phụ nữ sau sinh ăn được quả gì để phục hồi nhanh và vẫn cung cấp đủ lượng sữa và chất dinh dưỡng trong sữa cho bé? Mẹ hãy tiếp tục theo dõi bài viết này nhé:
2.1 Chuối
Chuối là một loại quả rất dễ mua và cũng là loại quả đứng top đầu list: “Mẹ sau sinh ăn được quả gì?”. Chuối là loại quả giàu vitamin và khoáng chất giúp ích rất nhiều cho mẹ sau sinh. Với hàm lượng axit folic có trong thịt quả, chuối sẽ sẽ giúp mẹ bổ sung lượng calo đã mất trong quá trình cho bé bú.
Bên cạnh đó, chuối còn giúp mẹ bổ máu, tái tạo hồng cầu, hỗ trợ hệ tiêu hóa vô cùng tốt. Bởi chúng sở hữu hàm lượng lớn sắt và xenlulozo. Hàm lượng sắt có trong chuối còn có khả năng giảm thiểu tình trạng thiếu máu do sắt ở trẻ sơ sinh. Vì trong sữa của mẹ đã có đầy đủ nhờ việc bổ sung chuối vào thực đơn sau sinh.
Nếu mẹ đã quá ngán với việc ăn chuối trực tiếp, hãy kết hợp xay chuối với các loại hoa quả khác để làm sinh tố. Đó là các kết hợp như: chuối – bơ, chuối – dâu tây,… Đây là những bộ đôi có sự kết hợp vô cùng hoàn hảo. Ngoài ra, mẹ cũng có thể thay đổi thực đơn với chuối bằng những món chuối nấu, chuối ngào, bánh chuối,… để phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
2.2. Đu đủ
Loại quả thứ 2 trong list: Mẹ sau sinh ăn được quả gì không thể thiếu đu đủ. Đây là loại quả giúp mẹ sau sinh tăng cường sức đề kháng, giảm viêm nhiễm, bổ máu, lợi cho sữa… Đặc biệt với những mẹ có thắc mắc sau sinh mổ ăn được trái cây gì thì càng không nên bỏ qua loại quả này. Bởi đu đủ còn làm lành vết khâu vô cùng hiệu quả cho mẹ.
Đu đủ xanh chứa hàm lượng enzyme giúp tăng cường sản xuất sữa và cũng cung cấp cho mẹ các vitamin thiết yếu như Vitamin A, B, C và E. Đu đủ chín giúp mẹ bổ sung kali, beta carotene, khoáng chất, kẽm, chất xơ,… tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng.
Mẹ có thể ăn trực tiếp đu đủ chín hoặc chế biến món đu đủ xanh hầm móng heo rất tốt sữa. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều món chế biến từ đu đủ như: mứt đu đủ, gỏi đu đủ, đu đủ xào lòng gà, sinh tố đu đủ,… để thực đơn của mình thêm phong phú hơn.
2.3. Cam quýt
Trong cam và quýt luôn chứa lượng lớn vitamin C nguồn gốc tự nhiên. Chất này có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ cần tránh những quả chua bởi chúng có khả năng làm ảnh hưởng đến dạ dày của mẹ.
1 ly nước cam mỗi ngày sẽ giúp mẹ bổ sung đầy đủ vitamin C và canxi cần thiết để phục hồi và nuôi dưỡng bé. Điều này còn hỗ trợ trong quá trình hình thành răng và xương ở trẻ sơ sinh. Đồng thời giảm thiểu tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng ở bé.
Đây là loại quả tuyệt vời giúp nguồn sữa của mẹ được lưu thông đầy đặn. Đây là đáp án chính xác nhất cho thắc mắc của mẹ: sau sinh ăn được quả gì?
Ngoài việc vắt lấy nước hoặc ăn trực tiếp, mẹ có thể tham khảo cách làm một số món bánh từ quýt hoặc sinh tố quýt kết hợp một số loại quả lợi sữa khác để làm phong phú thêm thực đơn của mình nhé.
2.4. Quả bơ
Bơ cũng là loại quả đứng đầu danh sách mẹ sau sinh ăn được quả gì? Bởi bơ là nguồn cung cấp các axit béo thiết yếu như axit béo omega-3, axit béo omega-6 và axit béo omega-9 giúp mẹ lợi sữa vô cùng tốt.
Bên cạnh đó, bơ còn là loại hoa quả tuyệt vời giúp mẹ duy trì cholesterol và lượng đường huyết có trong máu.
Mẹ có thể tự tay làm món sinh tố bơ sữa thơm ngon hoặc thêm bơ vào món salad của mình để làm phong phú thêm thực đơn của mình.
2.5. Quả táo
Cả táo tàu và táo đỏ đều mang lại hiệu quả cho mẹ bầu sau sinh. Vì vậy, chúng luôn nằm trong top những loại quả giúp mẹ giải quyết ngay vấn đề: sau sinh ăn được quả gì để tốt cho cả mẹ và bé.
Táo tàu có khả năng chống suy nhược, giải độc trong các bài thuốc đông y. Giúp mẹ bổ sung dưỡng chất cần thiết và lợi sữa cho mẹ. Táo đỏ có hàm lượng vitamin C cao, đặc biệt giàu protein và glucose giúp mẹ phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Có rất nhiều món từ táo mẹ có thể chế biến: táo tàu mẹ có thể nấu cháo, chưng, hầm hoặc ăn liền. Còn táo đỏ có thể làm bánh táo, nước ép táo, trà táo,… rất ngon.
Nếu mẹ đang thắc mắc sau sinh ăn được quả gì thì chắc chắn không thể bỏ qua quả sung. Để chọn sung cho mẹ sau sinh, cần chú ý tránh các quả sung non, chát bởi chúng có thể khiến mẹ đau bụng, thậm chí làm ảnh hưởng tới chất lượng sữa cho bé.
Trong sung chứa nhiều vitamin và nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như kali, photo, vitamin…
Bên cạnh đó, sung còn có tác dụng tiêu viêm, sát trùng, bổ huyết, hỗ trợ hệ tiêu hóa,… Đây cũng là lý do chính giúp mẹ giải quyết triệt để thắc mắc bầu sau sinh ăn được quả gì?
Để bổ sung loại quả này trong thực đơn, mẹ có thể thử những công thức sung hầm chân giò, sung hầm xương, sung kho thịt,… Hoặc làm nước ép sung, nấu nước sung và lá sung để làm nước uống hằng ngày cũng là 1 giải pháp hay.
2.7. Dưa lưới
Nếu mẹ còn đang băn khoăn không rõ sau sinh ăn được quả gì thì dưa lưới chính là đáp án tuyệt vời nhất. Với 92% lượng nước có trong dưa lưới sẽ giúp mẹ duy trì cân bằng chất lỏng trong giai đoạn cho bé bú. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng nóng trong người gây táo bón ở cả mẹ và bé.
Bên cạnh đó, dưa lưới tuy ngọt nhưng lượng đường thực có trong quả chỉ chiếm chưa tới 10%. Vì vậy, mẹ hoàn toàn không còn lo lắng sau sinh ăn được quả gì vì giờ đây dưa lưới chính là món ăn bồi bổ sức khỏe sau sinh an toàn nhất.
Một số món từ dưa lưới mẹ có thể tham khảo để thêm vào thực đơn sau khi sinh ăn được quả gì như: sinh tố dưa lưới, bánh dưa lưới, salad dưa lưới, bánh crepe dưa lưới,…
2.8. Hồng xiêm
Hồng xiêm chắc chắn không nằm ngoài top list: Mẹ sau sinh được ăn quả gì để phục hồi và có sức khỏe nuôi bé. Thời gian sau sinh luôn là thời gian mệt mỏi và cần nhiều năng lượng để giúp mẹ nuôi bé. Hồng xiêm chính là loại quả tuyệt vời giàu năng lượng, giúp ngăn chặn tình trạng buồn nôn hoặc thậm chí ngất xỉu của mẹ sau sinh.
Ăn hồng xiêm chín sẽ giúp mẹ sản xuất nhiều sữa và chất lượng sữa cũng đặc và thơm mát hơn. Đồng thời giúp mẹ tránh gặp phải tình trạng táo bón thường xuất hiện trong giai đoạn cho bé bú.
2.9. Dâu tây
Dâu tây là loại quả giàu vitamin C, có tác dụng tốt trong việc nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật cho cả mẹ và bé. Dâu tây chứa nhiều kali, magie, sắt tốt cho hoạt động xương khớp cho bé. Đồng thời đây cũng là loại quả rất lợi sữa mà mẹ cần thêm ngay vào list: Bà bầu sau sinh ăn được quả gì?
Mẹ nên chọn những quả dâu ngọt, chín và mọng nước để làm những món sinh tố, dầm sữa hoặc bánh dâu tây,…
2.10. Quả vú sữa
Vú sữa là loại quả rất giàu vitamin, glucid, sắt, lipid,… giúp mẹ lợi sữa cho bé. Không chỉ có vậy, vú sữa còn có khả năng giúp mẹ giảm tình trạng sạm da và kháng khuẩn cực kỳ tốt. Còn chần chừ gì mà mẹ không note ngay vú sữa vào list: Mẹ sau sinh được ăn quả gì để cải thiện thực đơn của mình thôi nào.
Mẹ có thể làm sinh tố vú sữa hoặc vú sữa dầm đơn giản tại nhà.
2.11. Quả dưa hấu
Dưa hấu là loại quả lành tính giúp mẹ giải đáp ngay băn khoăn: Mẹ sau sinh ăn được quả gì. Trong dưa hấu chứa nhiều nước và chất xơ giúp cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa vô cùng tốt. Từ đó giúp mẹ giảm tình trạng táo bón thường gặp với nhiều mẹ sau sinh.
Bên cạnh đó, dưa hấu còn chứa choline, là hoạt tính chống viêm tốt, giúp mẹ phòng ngừa tình trạng viêm sau khi sinh mổ. Choline hỗ trợ truyền xung thần kinh, giúp mẹ ngủ ngon hơn và tăng cường trí nhớ. Vì vậy, mẹ đừng quên ăn dưa hoặc uống nước ép dưa hấu để phục hồi nhanh chóng sau sinh nhé.
Quả na là loại quả không thể thiếu trong top mẹ bầu sau sinh ăn được quả gì mà mẹ cần lưu ý. Trong quả na hàm chứa lượng vitamin, chất xơ, kali, natri vô cùng giàu có. Vì vậy, đây là loại thực phẩm hỗ trợ hệ tim mạch cho mẹ và bé vô cùng tốt.
Nhiều mẹ thắc mắc sau sinh 1 tháng ăn được quả gì và được nhiều người giải đáp nên tránh ăn na. Tuy nhiên cho đến nay, chưa một bài nghiên cứu nào cho thấy rằng na sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé và khả năng phục hồi sau sinh của mẹ. Vì vậy, mẹ hãy yên tâm sử dụng loại quả này để bổ sung dưỡng chất cho mình và cho bé nhé.
Ăn na hoặc uống nước sinh tố na sau sinh đều đặn giúp tinh thần mẹ ổn định và tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch hiệu quả. Ăn na còn giúp mẹ cảm thấy việc ăn uống trở nên ngon miệng hơn, giúp ngăn ngừa các loại bệnh gây hại cho bé thông qua đường sữa mẹ. Với tất cả những ưu điểm trên, không còn nghi ngờ gì khi na luôn nằm trong top list bà đẻ sau sinh ăn được quả gì của nhiều mẹ.
2.13. Việt quất
Nếu mẹ còn đang băn khoăn về sau sinh ăn được quả gì thì hãy note ngay loại quả việt quất thơm ngon này nhé. Đây là loại trái cây rất tốt cho mẹ trong thời kỳ cho bé bú. Quả việt quất chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu và khoáng chất như: vitamin a và k, canxi, kali và carbohydrate… Giúp mẹ phục hồi sức khỏe và tránh bị nhiễm trùng sau sinh.
Có nhiều món làm từ việt quất mà mẹ có thể tham khảo để cải thiện thực đơn như: sữa chua việt quất, sinh tố việt quất, salad việt quất, bánh mì pudding việt quất,…
2.14. Quả nho
Nho là loại quả được nhiều mẹ yêu thích cho vào danh sách sau sinh ăn được quả gì của mình. Bởi nho là loại quả mọng, có nhiều chất chống oxy hóa và khoáng chất như: canxi, photpho, vitamin A, C, chất xơ,.. Nhờ hàm lượng dinh dưỡng dồi dào này, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm thưởng thức loại quả thơm ngon này sau sinh.
Tuy nhiên, với 1 số mẹ sinh mổ, bác sĩ sẽ khuyên không nên ăn nho trong vài tháng bởi tính axit trong quả sẽ làm chậm khả năng chữa lành của mẹ. Vì vậy, mẹ nên lưu ý hỏi ý kiến của bác sĩ trước để được tư vấn kỹ hơn về nho cũng như sau sinh ăn được loại quả gì đối với tình trạng sức khỏe cụ thể của mình nhé.
Với nho, cách đơn giản nhất giúp mẹ thưởng thức chính là ăn trực tiếp hoặc làm nước ép nho cũng là 1 món ngon miệng.
Nếu mẹ còn đang băn khoăn với suy nghĩ sau khi sinh ăn được quả gì thì đừng bỏ qua loại quả vô cùng thân quen này nhé. Xoài chín là loại chứa nhiều vitamin A giúp mẹ sau sinh có thể nhanh chữa lành các bệnh về mắt thường gặp như khô mắt, viêm giác mạc,… Bên cạnh đó, những enzyme có trong xoài chín sẽ chống lại nồng độ axit, giúp hỗ trợ tối đa quá trình tiêu hóa của mẹ.
Đặc biệt, mẹ nên ăn xoài sau sinh bởi loại quả này có khả năng bổ sung sắt rất tốt cho máu. Điều này giúp cơ thể mẹ bớt mệt mỏi và phục hồi nhanh hơn. Đây cũng chính là lý do xoài chín luôn nằm trong top list sau sinh ăn được quả gì của mẹ.
Với xoài chín, mẹ có thể ăn trực tiếp hoặc làm nước sinh tố xoài vô cùng bổ dưỡng để cải thiện bữa ăn.
2.16. Quả mơ
Mơ là loại quả cuối cùng trong top mẹ ăn được quả gì sau sinh để nhanh phục hồi và lợi cho bé. Mơ là loại quả giàu vitamin A, C, kali, canxi và các chất quan trọng như phytoestrogen…. Các chất dinh dưỡng là lý do mơ được liệt vào danh sách sau sinh ăn được củ, quả gì của mẹ. Bởi chúng có khả năng điều chỉnh hormone giúp mẹ có nhiều sữa và chất lượng sữa cũng tốt hơn.
Đây chắc chắn là đáp án mà mẹ luôn tìm kiếm cho băn khoăn sau sinh ăn được loại quả gì của mình. Nếu mẹ đã quá chán với việc ăn mơ trực tiếp, hãy thử kết hợp chúng với sữa chua hoặc làm sinh tố mơ để ngon miệng hơn nhé.
3. Mẹ bầu sau sinh không nên ăn quả gì?
Bên cạnh những loại quả bổ dưỡng cho mẹ và bé sau sinh như đã kể trên thì sản phụ cũng lưu ý hạn chế những loại quả sau trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày để tránh ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa còn yếu của cả mẹ và con.
3.1. Những loại quả mang “tính nóng” như nhãn, vải, xoài
Những loại hoa quả mang tính nóng sẽ không tốt cho cả mẹ và con. Nếu quá thích, mẹ cũng nên hạn chế ăn nhiều nhãn, vải, xoài cùng một lúc. Các loại quả này chứa quá nhiều đường, mẹ ăn nhiều sẽ khiến cả hai mẹ con bị mẩn đỏ, nổi mụn.
Các loại quả chua như cam chua, quýt chua, xoài chua,… đều không nên có trong danh sách hoa quả cho phụ nữ sau sinh. Các quả chua chứa lượng axit lớn có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dạ dày của mẹ và bé. Hơn nữa, quả chua có thể ảnh hưởng đến hàm răng của mẹ, gây ảnh hưởng đến hệ thần thần kinh trường do các dây thần kinh bị kích thích quá mạnh.
3.3. Những loại quả khô cứng
Sau sinh mẹ nên tuyệt đối tránh các loại quả cứng như ổi, cóc,.. Những loại của này cũng không tốt chút nào cho hàm răng còn rất nhạy cảm sau sinh của mẹ. Hạt ổi nếu vào dạ dày mẹ còn gây táo bón, khó tiêu cho mẹ.
Mong rằng bài viết trên sẽ giúp mẹ gỡ rối thắc mắc sau sinh ăn được quả gì. Mẹ hãy để lại bình luận để được giải đáp mọi thắc mắc nhé. Đồng thời hãy cùng chia sẻ kinh nghiệm sau sinh ăn được loại quả gì của mình để việc cải thiện những bữa ăn giúp phục hồi nhanh chóng sau sinh nhé.
Mẹ hãy thường xuyên cập nhật Góc của mẹ để nắm được những thông tin bổ ích cho mẹ và bé nhé!