Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bé ăn bột bị nổi mẩn đỏ – Mách mẹ cách xử trí khoa học

Trong thời gian ăn dặm, mẹ thấy bé ăn bột bị nổi mẩn đỏ, kích ứng? Vấn đề này có nguy hiểm không? Làm thế nào để bé mau khỏi? Bài viết này sẽ giải đáp tất tần tật mọi thứ cho mẹ.

1. Nguyên nhân khiến bé ăn bột bị nổi mẩn đỏ

Bước vào tháng tuổi thứ 6, cùng với việc bú sữa, bé bắt đầu được mẹ cho ăn bột. Vì hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, đây lại là lần đầu bé tiếp xúc với món ăn lạ nên rất dễ bị kích ứng gây mẩn đỏ khắp người.

Đôi khi bé 1 tuổi bị nổi mẩn đỏ ở mặt cũng là trường hợp thường gặp. Đây là phản ứng bình thường của hệ thống miễn dịch trong cơ thể đối với những tác nhân lạ, mẹ bình tĩnh xử lý bé sẽ nhanh khỏi thôi ạ.

Kích ứng khi ăn dặm là biểu hiện của hệ thống miễn dịch trong cơ thể đối với thành phần có trong thức ăn
Kích ứng khi ăn dặm là biểu hiện của hệ thống miễn dịch trong cơ thể đối với thành phần có trong thức ăn

Ngoài ra, trong thời gian bé ăn dặm bị mẩn đỏ quanh miệng cũng có thể do khi cho bé ăn vô tình bạn làm bột dính quanh miệng. Da bé rất nhạy cảm nên có thể bị dị ứng với một số thành phần của bột ăn dặm đó ạ. Mẹ thử đổi phương pháp ăn dặm blw cho bé xem có tốt hơn không.

Bé bị dị ứng, nổi mẩn đỏ với bột ăn dặm là điều thường gặp, nhất là giai đoạn bé mới tập ăn dặm nên mẹ đừng lo lắng quá nhé! Chỉ cần bình tĩnh xử lý là con sẽ khỏi nhanh thôi mẹ ơi!.

2. Có nên tiếp tục cho bé ăn bột khi bị mẩn đỏ không?

Khi bé ăn bột bị nổi mẩn đỏ, mẹ vẫn nên duy trì cho bé ăn vì đây là bước quan trọng trong quá trình học ăn của bé. Tuy nhiên,  để giảm tối đa khả năng bé bị dị ứng khi ăn bột ăn dặm, mẹ lưu lại ngay những phương pháp đã được chứng minh hiệu quả dưới đây nhé.

Mẹ vẫn cho bé ăn dặm khi bé bị nổi mẩn, chỉ cần lưu ý một vài điều trong quá trình cho bé ăn dặm là được
Mẹ vẫn cho bé ăn dặm khi bé bị nổi mẩn, chỉ cần lưu ý một vài điều trong quá trình cho bé ăn dặm là được

3. 3 Việc mẹ cần làm khi cho bé ăn bột để giảm tình trạng mẩn đỏ

3.1. Tìm ra nguyên nhân của tình trạng mẩn đỏ

Việc tìm ra đúng “thủ phạm” gây mẩn đỏ cho bé sẽ giúp mẹ nhanh chóng tìm được cách xử lý phù hợp.

Ví dụ: Khi mẹ nghi ngờ thành phần trong bột ăn là thủ phạm gây ra dị ứng ở bé, hãy ngừng cho bé ăn trong vòng 1 – 2 tuần, sau đó thử cho bé ăn lại với số lượng rất ít. Nếu bé có biểu hiện dị ứng lặp lại thì mẹ không cho bé ăn dặm bằng thành phần thức ăn, hay loại bột đó nữa.

Việc tìm ra nguyên nhân khiến bé bị mẩn đỏ khi ăn bột sẽ giúp mẹ biết cách xử lý hiệu quả tình trạng này
Việc tìm ra nguyên nhân khiến bé bị mẩn đỏ khi ăn bột sẽ giúp mẹ biết cách xử lý hiệu quả tình trạng này

3.2. Theo dõi thường xuyên tình trạng mẩn đỏ của bé

Khi bé bị mẩn đỏ trong quá trình ăn dặm, mẹ nên theo dõi và quan sát kỹ trước khi xác định nguyên nhân. Có thể vết mẩn đỏ không phải do dị ứng mà do thói quen vét thìa quanh miệng khi cho ăn. Nếu như tình trạng mẩn đỏ kéo dài trong nhiều tuần dù mẹ đã đổi thành phần thức ăn; hoặc mẩn đỏ đi kèm với dấu hiệu của hen phế quản, mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế ngay lập tức để được khám chữa.

3.3. Tập cho bé làm quen dần với thức ăn dặm

Vì là lần đầu tiên được trải nghiệm ăn dặm nên bé cần thời gian để làm quen nữa mẹ ạ. Mẹ nên cho bé tập làm quen dần dần bằng cách ăn với số lượng từ ít tới nhiều, từ loãng tới đặc.

Mẹ tập cho bé quen dần với thức ăn dặm, từ ít tới nhiều
Mẹ tập cho bé quen dần với thức ăn dặm, từ ít tới nhiều

Trong quá trình đó, mẹ chú ý quan sát cơ thể bé có phản ứng gì với thức ăn không nhé. Nếu tình trạng mẩn đỏ vẫn không thuyên giảm thì mẹ ngừng cho bé ăn loại bột ăn dặm đó.

Xem thêm:

4. 4 lưu ý khi bé ăn bột bị nổi mẩn đỏ

Mẹ lưu lại 4 lưu ý này để tự tin xử trí khi bé ăn bột bị nổi mẩn đỏ:

  • Quá trình bảo quản bột, thức ăn không đảm bảo cũng có thể dẫn tới dị ứng bên cạnh nguyên nhân chính là từ thành phần thức ăn hay bột ăn dặm. Vì vậy, mẹ cần bảo quản bột hay thức ăn cho bé ở nơi thoáng mát, tránh ẩm thấp, không để thức ăn khô cùng thức ăn tươi sống.
  • Độ tuổi thích hợp để ăn dặm là từ 6 tháng tuổi trở đi. Mẹ cho bé làm quen từ từ với các loại thức ăn, liều lượng ban đầu ít rồi tăng dần,… Nếu thay đổi thức ăn cho bé, mẹ thay đổi theo tần suất mỗi tuần để có thời gian theo dõi phản ứng của cơ thể bé với mỗi loại thức ăn. Lưu ý thêm cho mẹ: Một số thức ăn dễ gây kích ứng với bé như: Lòng trắng trứng, lạc (đậu phộng), hải sản (như tôm, cua, sò điệp…).
  • Nguyên tắc cho bé làm quen với các loại đồ ăn: Ưu tiên tinh bột và chất xơ trong thời gian đầu ăn dặm. Sau đó mẹ bổ sung thêm những chất khác như các loại đậu, thịt bò, thịt lợn trong thời gian sau. Khi bé 1 tuổi trở lên có thể ăn trứng, tôm, cua, cá, lươn.
  • Tình trạng dị ứng có thể phát tác ngay sau khi ăn, cũng có khi xảy ra sau đó (nửa ngày đến 1 ngày). Để dễ xác định nguyên nhân gây dị ứng (nếu có), mẹ không nên cho bé ăn cùng lúc nhiều loại thực phẩm khác nhau khi chưa biết chắc bé có dị ứng với chúng hay không.
  • Sử dụng khăn ướt tự nhiên: dành cho em bé lâu sạch những phần bột bị dính trên miệng bé hay những phần bột vương trên bé để hạn chế nổi mẩn đỏ
Mẹ không nên cho bé ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau 1 lúc khi bé mới tập ăn dặm
Mẹ không nên cho bé ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau 1 lúc khi bé mới tập ăn dặm

5. Khi nào mẹ nên cho bé đến gặp bác sĩ

Hệ tiêu hoá ở trẻ nhỏ đang trong quá trình hoàn thiện dần, nên việc có những kích ứng ban đầu khi mẹ cho bé ăn dặm là điều thường gặp. Tuy nhiên, nếu trong thời gian ăn dặm, bé có những dấu hiệu sau đây, mẹ nên cho bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám sớm nhất:

  • Tình trạng nổi mẩn kéo dài đến 5 ngày: Nếu mẹ ngừng cho bé ăn thành phần thức ăn được nghi là nguyên nhân gây ra dị ứng mà bé vẫn nổi mẩn kéo dài thì nên đưa bé đi khám để phát hiện nguyên nhân chính xác và kịp thời xử lý.
  • Tình trạng nổi mẩn kèm theo sốt: Dị ứng thông thường sẽ không kèm theo những cơn sốt. Do đó nếu như bé dị ứng kèm theo sốt có thể là dấu hiệu của những bệnh lý khác đó mẹ.
  • Các nốt mẩn tiến triển nặng và nhiễm trùng: Khi thấy những tình trạng này trên da bé, mẹ nên đưa bé tới cơ sở y khoa có chuyên môn để được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng về sau.
Khi bé nổi mẩn kèm theo thêm nhiều biểu hiện nghiêm trọng khác, mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để khám và điều trị kịp thời.
Khi bé nổi mẩn kèm theo thêm nhiều biểu hiện nghiêm trọng khác, mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để khám và điều trị kịp thời.

Bé ăn bột bị nổi mẩn đỏ là vấn đề thường gặp ở giai đoạn bé làm quen với ăn dặm nên mẹ đừng quá lo lắng nhé. Chỉ cần mẹ hiểu rõ nguyên nhân, bình tĩnh xử lý đúng thì làn da bé sẽ nhanh chóng trở lại bình thường và phát triển khỏe mạnh thôi. Chúc mẹ và bé có những trải nghiệm tuyệt vời cùng nhau trong giai đoạn ăn dặm này!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Thêm đánh giá

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Triệu thì lý

Bs cho e hỏi bé ăn xong cứ bị đỏ vùng quanh miệng thì có phải bị dị ứng bôt ko và có nên cho bé ăn tiếp ko hay dừng lại ạ

29-03-2022 17:02

Mamamy Admin

Chào mẹ, hiện tượng bé bị nổi mẩn đỏ trong giai đoạn ăn dặm là hiện tượng thường thấy. Do đó mẹ đừng quá lo lắng. Tuy nhiên mẹ vẫn cần chú ý theo dõi bé và tìm biện pháp khắc phục kịp thời. Nếu tình trạng bé bị nổi mẩn quá 5 ngày kèm sốt và các dấu hiệu khác như trong bài thì mẹ nên dừng việc cho bé ăn bột và đưa bé đi khám để được bác sĩ chẩn đoán một cách chính xác nhất ạ!

01-04-2022 22:20


Bài viết cùng chủ đề

Da trẻ sơ sinh bị đỏ mẹ có cần lo lắng?
Da trẻ sơ sinh bị đỏ mẹ có cần lo lắng?
Có rất nhiều vấn đề mà trẻ sơ sinh sẽ gặp phải. Tuy nhiên, vì con chưa thể nói và chia sẻ được với cha mẹ nên người lớn cần phải quan sát, theo dõi, phát hiện và khắc phục giúp con. Một trong những hiện tượng mà con rất hay gặp đó là da […]
10 Nguyên nhân thường gặp khiến bé bị nổi mẩn đỏ
10 Nguyên nhân thường gặp khiến bé bị nổi mẩn đỏ
Bé bị nổi mẩn đỏ là tình trạng ngoài da và khá phổ biến, đặc biệt đối với trẻ nhỏ hoặc người có làn da nhạy cảm. Ở những tuần đầu đời, da của con chưa ổn định và có nhiều thay đổi. Vì vậy, con sẽ dễ bị mẩn đỏ dù chỉ bị kích […]
Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ – hiểu đúng để chữa trị đúng
Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ – hiểu đúng để chữa trị đúng
Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ có thể coi là hiện tượng hết sức bình thường và phổ biến. Chúng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Phần lớn sẽ không nguy hiểm đến sức khỏe nếu như cha mẹ phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu kỹ […]
Giỏ hàng 0