Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Vùng da ở bẹn, mông, eo của bé có dấu hiệu ửng đỏ; bé hay gãi và cảm thấy khó chịu khi mặc tã? Liệu các triệu chứng này có phải là do bé đang bị hăm? Mẹ tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Mách mẹ triệu chứng hăm tã
Mách mẹ triệu chứng hăm tã

1. 5 biểu hiện khi bé bị hăm tã nhẹ

Hăm tã được chia thành 5 cấp độ. Trong đó, hăm tã nhẹ là hăm tã ở cấp độ 1, 2, 3. Giai đoạn này, da bé thường có các các dấu hiệu sau:

1.1. Vùng da bị ửng đỏ

Khi mới bị hăm, vùng da mặc tã như vùng kín, háng, mông, hậu môn,… dần bị ửng đỏ. Ban đầu da chỉ phớt hồng, sau 2 – 3 ngày, vùng da sẽ chuyển sang sẫm màu hơn.

Vùng da mặc tã ửng đỏ là biểu hiện đầu tiên khi bị hăm
Vùng da mặc tã ửng đỏ là biểu hiện đầu tiên khi bị hăm

Nguyên nhân là do mẹ vệ sinh vùng mặc tã chưa đúng cách (vệ sinh chưa sạch hoặc tã/bỉm của bé không được thay thường xuyên 3 – 4h/lần). Điều này làm vi khuẩn tích tụ gây viêm ngứa, kích ứng dẫn tới mẩn đỏ, hăm tã.

1.2. Vùng da hăm thường bị căng bóng và nóng hơn

Khi da bị tổn thương do hăm tã, cơ thể bé sẽ kích hoạt phản ứng viêm làm cho vùng mặc tã có dấu hiệu bị sưng, nóng đỏ. Bé sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu, thậm chí đau rát khi bị cọ xát lên vùng da này.

Vùng da hăm ửng đỏ của bé sẽ có dấu hiệu căng bóng, sờ vào có cảm giác nóng.
Vùng da hăm ửng đỏ của bé sẽ có dấu hiệu căng bóng, sờ vào có cảm giác nóng.

1.3. Vùng da nổi mẩn đỏ rải rác

Ngoài ửng đỏ, hăm tã còn khiến mông bé xuất hiện những vết mẩn đỏ nằm rải rác. Khi mới chớm bị, các vết hăm còn thưa và chưa rõ ràng. Sau 1 – 2 ngày, các vết mẩn đỏ sẽ xuất hiện nhiều với diện tích lớn, đậm và rõ ràng hơn.

Vùng da bị hăm của con ửng đỏ từng mảng
Vùng da bị hăm của con ửng đỏ từng mảng

1.4. Vùng da quấn tã có nổi các nốt sần, sưng đỏ

Hăm tã cấp độ 1, 2 nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ khiến vùng da mặc tã nổi các nốt sần, sưng đỏ, mụn li ti,… Lúc này, bé cảm thấy ngứa ngáy âm ỉ, liên tục ngọ nguậy và gãi.

1.5. Bé khó chịu, quấy khóc khi mẹ thay tã hoặc vệ sinh

Khi bị hăm cấp độ 2, 3, vùng da sưng đỏ và bị tổn thương khiến bé luôn cảm thấy khó chịu, đau rát, nhất là khi mẹ thay tã hoặc vệ sinh cho bé. Mẹ để ý khi thay tã cho con, nếu thấy con hơi co người, quấy khóc khi mẹ chạm tay vào vùng da mặc tã thì có thể con đang bị hăm tã rồi đó ạ!

Hăm tã khiến con khó chịu, quấy khóc khi mặc tã
Hăm tã khiến con khó chịu, quấy khóc khi mặc tã

2. 4 triệu chứng khi bé bị hăm tã nặng

Hăm tã nhẹ (cấp độ 1, 2, 3) nếu không được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách sẽ chuyển thành hăm tã nặng (cấp độ 4, 5) với các biểu hiện:

2.1. Vùng da bị hăm có mụn mủ, mụn bóng nước

Ở giai đoạn này, vùng da bị hăm sẽ bắt đầu xuất hiện những nốt mụn. Ban đầu là mụn nhỏ li ti. Sau 1 – 2 ngày, các mụn li ti này sẽ phát triển thành mụn nước, sưng rộp.

Mông bé xuất hiện nốt mụn nhỏ li ti
Mông bé xuất hiện nốt mụn nhỏ li ti

Các vết mụn nước này rất dễ vỡ, tạo thành vết thương hở khiến vi khuẩn xâm nhập, phát triển. Nếu mẹ thấy mông con có những vết mụn mủ, bé hay khóc khi mẹ động tay vào,… thì vùng hăm của bé đã bị viêm rồi đó ạ!

2.2. Nhiễm trùng trên da bé

Đây là giai đoạn hăm tã đã bị biến chứng gây nguy hiểm cho bé. Vùng da bị hăm có dấu hiệu bị viêm loét, chảy nhiều nước, sưng tấy,… Nếu không được điều trị kịp thời, bé dễ bị để lại sẹo, thâm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này.

2.3. Nhiễm nấm trên da bé

Khi hăm tã chuyển nặng, vùng hăm nổi nhiều mụn nước và ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Nếu nhiễm nấm, vùng hăm của bé xuất hiện những vệt trắng, đóng vảy, ngứa rát. Nấm không gây tác hại nguy hiểm, nhưng lại rất khó điều trị dứt điểm, bé phải chịu đựng ngứa ngáy, khó chịu trong thời gian dài.

2.4. Bé bị sốt

Khi bị nhiễm khuẩn, cơ thể bé sẽ có phản ứng sốt để kháng lại. Bé thường sốt cao khoảng 38 – 39 độ C kèm theo các biểu hiện: Quấy khóc, bỏ ăn, giấc ngủ không sâu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Hăm tã có thể khiến bé bị sốt cao
Hăm tã có thể khiến bé bị sốt cao

3. Các vị trí thường xuất hiện triệu chứng hăm tã

Hăm tã thường xuất hiện xung quanh vùng da mặc tã: Mông, bẹn, hậu môn, bộ phận sinh dục,…

3.1. Bộ phận sinh dục

Bộ phận sinh dục là vùng da bí bách nhất khi bé mặc tã, cũng là nơi tiếp xúc nhiều nhất với nước tiểu – ẩm ướt, nhiều vi khuẩn. Vì thế, bé rất dễ bị hăm ở vùng này, mẹ để ý kỹ là phát hiện ra ngay đó ạ!

Vùng kín của bé là vùng rất dễ bị hăm
Vùng kín của bé là vùng rất dễ bị hăm

3.2. Vùng hậu môn

Hậu môn là vị trí chứa rất nhiều vi khuẩn và khó vệ sinh nên rất dễ bị hăm. Đây là nơi tiếp xúc trực tiếp với chất thải nên khi đóng tã/bỉm lâu sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi.

3.3. Vùng háng

Nếp gấp vùng háng là vị trí thuận lợi để vi khuẩn phát triển do điều kiện ẩm ướt và nhiệt độ cao hơn những vùng da khác.

Vùng háng tiết nhiều mồ hôi taoh điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển
Vùng háng tiết nhiều mồ hôi taoh điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển

3.4. Vùng mông

Mông là vùng tiếp xúc nhiều nhất với tã/bỉm. Đặc biệt, bé thường được đặt nằm ngửa, bế ngửa trên tay nên phân và nước tiểu thường tập trung ở vùng này, từ đó dễ dẫn đến tình trạng hăm.

Mông là vị trí dễ bị hăm tã
Mông là vị trí dễ bị hăm tã

4. Một số vấn đề về da dễ bị nhầm lẫn với hăm tã

Do có biểu hiện gần giống nhau, hăm tã thường bị nhầm lẫn với một số vấn đề về da khác như:

  • Chàm sữa: Chàm sữa chủ yếu xuất ở hai bên má của bé, một số gặp ở khuỷu tay, khuỷu chân nhưng ít gặp ở nách hay vùng mặc tã. Vết chàm sữa thường sần sùi, nổi mụn nước li ti, có dịch vàng,…
  • Viêm da có mủ: Đây là một bệnh ngoài da do tụ cầu và liên cầu xâm nhập và phát triển ở những vị trí nhiều mồ hôi bụi bẩn như nách, cổ, bẹn, mông… Biểu hiện của bệnh là vùng da bị viêm, tấy, chảy dịch mủ,…
  • Rôm sảy: Đây là hiện tượng phổ biến ở bé do tuyến mồ hôi bị tắc khiến da bé nổi mẩn khắp cơ thể. Các nốt mẩn thường nhỏ, màu hồng nhưng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé.

Mẹ xác định rõ tình trạng da bé để có biện pháp xử lý phù hợp mẹ nhé!

Hăm tã thường bị nhầm với rôm sảy do có biểu hiện mẩn đỏ gần giống nhau
Hăm tã thường bị nhầm với rôm sảy do có biểu hiện mẩn đỏ gần giống nhau

5. Làm gì khi bé có dấu hiệu hăm tã?

Nhiều mẹ nghĩ hăm tã là bệnh và phải điều trị lâu dài. Tuy nhiên, đây chỉ là vấn đề về da thường gặp và không nguy hiểm nếu mẹ xử lý đúng cách. 6 bí quyết cho mẹ đây ạ!

5.1. Vệ sinh vùng da hăm tã sạch sẽ

Sau mỗi lần thay tã, mẹ cần vệ sinh vùng da bị hăm của con sạch sẽ, khô ráo trước khi mặc tã/bỉm mới nhằm loại bỏ các tác nhân gây hăm tã như: phân, nước tiểu, mồ hôi, vi khuẩn,… Không để tình trạng tiến triển nặng và giúp bé phục hồi nhanh hơn.

Cách làm sạch vùng da bị hăm:

  • Bước 1: Mẹ rửa sạch và lau khô tay trước khi thực hiện
  • Bước 2: Sử dụng khăn ướt có thành phần kháng khuẩn, dưỡng ẩm cao cấp để vệ sinh vùng da mặc tã. Mẹ vệ sinh cẩn thận các vùng mông, bẹn, háng, đùi,… của bé bởi đây là những vị trí vi khuẩn tích tụ nhiều. Khi vệ sinh nên lau từ trước ra sau, nhất là với bé gái để không kéo theo vi khuẩn từ hậu môn lên vùng kín của bé.
  • Bước 3: Đợi khoảng 5 – 10 phút để mông bé khô hẳn trước khi mặc tã mới.
Vệ sinh vùng mặc tã cho bé sạch sẽ sau mỗi lần thay 
Vệ sinh vùng mặc tã cho bé sạch sẽ sau mỗi lần thay 

5.2. Thay tã thường xuyên cho bé 3 – 4h/lần

Phân và nước tiểu để lâu là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây hăm. Mẹ thay tã/bỉm cho bé ít nhất 4 tiếng/lần và thay ngay sau khi bé đi ị để tránh vi khuẩn xâm nhập vào vùng hăm, khiến tình hình nặng hơn.

Không để tã/bỉm của bé lâu hơn 4 tiếng
Không để tã/bỉm của bé lâu hơn 4 tiếng

5.3. Giảm bớt thời gian mặc tã, bỉm cho bé

Mẹ giảm thời gian mặc bỉm để bé được thông thoáng, hạn chế đau, rát da do tã/bỉm cọ xát vào da bé. Tốt nhất, mẹ chỉ mặc bỉm vào buổi tối và khi cho bé ra ngoài chơi, thời gian còn lại mẹ không mặc bỉm cho bé.

Cùng với đó, mẹ chọn quần áo có chất liệu mềm, thoáng mát để mông bé được thông thoáng, không bí bách, không bị vải cứng cọ xát gây đau.

Mẹ xem thêm: 5 tiêu chí chọn bỉm cho bé

Giảm bớt thời gian mặc tã, bỉm cho bé để vùng hăm thông thoáng
Giảm bớt thời gian mặc tã, bỉm cho bé để vùng hăm thông thoáng

5.4. Sử dụng loại tã thông thoáng, siêu thấm hút để ngừa hăm tối đa

Tã/bỉm thấm hút tốt sẽ khiến vùng da mặc tã của con khô thoáng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn . Mẹ ưu tiên chọn tã chứa nhiều hạt SAP thấm hút cao cấp – loại hạt có khả năng hấp thụ chất lỏng gấp 30 lần khối lượng của nó, sau khi hút nước sẽ chuyển sang dạng gel chống thấm ngược, giúp mông bé khô thoáng tối đa.

Ngoài ra, thành phần trong tã cũng cần phù hợp, lành tính với da bé, không chứa các chất gây kích ứng như paraben, Clo, chất lưu hương hoá học,…

Chọn loại tã thấm hút tốt và mềm mại cho da bé
Chọn loại tã thấm hút tốt và mềm mại cho da bé

5.5. Chọn kích thước tã vừa hoặc nhỉnh hơn 1 chút với bé

Có mẹ sợ tã rộng quá sẽ khiến bé bị tràn tã nên chọn loại tã bó chặt với cơ thể con, nhưng điều này khiến bé hăm tã nặng hơn đó ạ! Mẹ ưu tiên sử dụng tã vừa hoặc rộng hơn 1 chút so với cân nặng của bé tránh cọ xát gây trầy xước, tổn thương da, làm vùng hăm của bé nặng hơn.

Mẹ chọn tã có size phù hợp với cân nặng của con theo phân loại của nhà sản xuất. Nếu gặp khó khăn, mẹ tham khảo: Hướng dẫn chọn size bỉm tã cho bé cưng, mẹ đã biết chưa?

Chọn loại tã phù hợp với bé
Chọn loại tã phù hợp với bé

5.6. Sử dụng xịt kháng khuẩn hoặc kem bôi hăm cho bé

Để vùng bị hăm của bé nhanh khỏi, mẹ kết hợp sử dụng các sản phẩm xử lý hăm cho bé. Các sản phẩm này đã được các chuyên gia nghiên cứu và chứa các thành phần có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nên có hiệu quả tốt trong việc xử lý hăm tã.

Các sản phẩm hỗ trợ xử lý hăm hiện nay thường có 2 dạng là dạng bôi và dạng xịt. Mẹ ưu tiên sử dụng dạng xịt hơn, bởi nó dễ thẩm thấu vào da, giúp làm dịu làn da bé nhanh chóng. Ngoài ra, sử dụng dạng xịt giúp hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn chéo, tránh đau rát khi mẹ dùng tay bôi vào vùng da bị tổn thương của bé.

Ưu tiên sử dụng các sản phẩm trị hăm dạng xịt hiệu quả và an toàn hơn cho bé
Ưu tiên sử dụng các sản phẩm trị hăm dạng xịt hiệu quả và an toàn hơn cho bé

Một số sản phẩm hăm tã để mẹ tham khảo là: Xịt skin expert Mamamy, kem bôi hăm tã Sudocrem, Bepanthen, Ceradan Diaper, Chicco,… Đây là các sản phẩm được các chuyên gia nghiên cứu và kiểm định nên mẹ yên tâm về hiệu quả trị hăm cho bé.

Lưu ý: Mẹ ưu tiên sử dụng các sản phẩm có thành phần thiên nhiên để an toàn, lành tính nhất với da bé mẹ nhé!

KHĂN ƯỚT MAMAMY – CHỦ ĐỘNG NGỪA HĂM, CHĂM TỪNG KẼ NGÁCH

Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!

  • Thành phần ngừa hăm được cấp bằng sáng chế Mỹ
  • Thành phần kháng khuẩn được WHO chỉ định dùng cho viêm nướu

Ba mẹ chủ động ngừa hăm cho con, chăm sóc con an toàn tới từng kẽ ngách.

Các triệu chứng của hăm tã không khó nhận biết nếu mẹ quan sát kỹ. Nếu thấy bé có triệu chứng hăm tã, mẹ cũng đừng lo lắng. Hăm tã chỉ là vấn đề về da thường gặp và không nguy hiểm nếu mẹ chăm sóc bé đúng theo hướng dẫn ở trên. Nếu còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ở dưới để được hỗ trợ mẹ nhé!

Xe đồ chơi cho bé 2 tuổi giúp bé khám phá các hoạt động vui chơi bổ ích. Đồng thời cũng để bé có cơ thể khỏe mạnh và phát triển các kỹ năng toàn diện. Góc của mẹ gợi ý mẹ TOP 5 mẫu xe đồ chơi cho bé 2 tuổi HOT nhất hiện nay trong bài viết dưới đây đó ạ. Mẹ tham khảo lựa chọn cho bé yêu nha mẹ! 

1. Đánh giá chi tiết 5 mẫu xe đồ chơi cho bé 2 tuổi HOT nhất hiện nay

1.1. Xe chòi chân Little Tikes Cozy Coupe Car

Xe đồ chơi thiết kế ô tô cho bé 2 tuổi
Xe đồ chơi thiết kế ô tô cho bé 2 tuổi
  • Nhãn hiệu: Little Tikes
  • Giá mẹ tham khảo: 1.500.000 đ
  • Đánh giá của người dùng: 9,5/10 điểm
  • Chất liệu: Nhựa cao cấp 
  • Tính an toàn: Cao
  • Giới tính sử dụng: Phù hợp với cả bé trai và bé gái

Xe chòi chân Little Tikes được thiết kế với phần khung mô phỏng như chiếc xe ô tô. Hai bên hông xe có cánh cửa mở để trẻ thuận tiện lên xuống, cùng với phần vô năng điều khiển mô phỏng như các loại xe. 

Nếu bé con quá nhỏ mẹ có thể thuận tiện đẩy xe với phần tay cầm phía sau và sự kết hợp của bánh xe phía trước. Còn nếu khi bé lớn hơn thì trẻ có thể dùng chân để điều khiển xe chòi chân theo ý muốn của mình. Xe có thể di chuyển theo nhiều hướng khác nhau từ đi thẳng cho đến việc xoay tròn. 

Lý do mẹ nên chọn xe chòi chân Little Tikes: 

  • Xe được thiết kế dựa trên mô phỏng của những chiếc xe ô tô với 4 bánh và vô lăng để điều khiển giúp bé rất thích thú khi vui chơi. 
  • Xe có phần cánh cửa mở ở bên hông nên rất tiện lợi cho việc trẻ lên xuống xe. 
  • Mẹ có thể hỗ trợ bé điều khiển và di chuyển bằng phần tay cầm và 2 bánh linh hoạt phía trước. 
  • Khi bé lớn hơn có thể tự chơi bằng cách sử dụng chân để di chuyển xe giúp con có những vận động tốt cho cơ thể. 
  • Xe Little được làm bằng loại nhựa cao cấp rất an toàn cho bé, vì thế mẹ không cần lo lắng về sức khỏe của con khi tiếp xúc hàng ngày. 
  • Phần chỗ ngồi trong xe cũng rất cao và rộng khiến bé hoàn toàn thoải mái ngồi chơi bên trong. Đây cũng là lý do xe Little Tikes được đánh giá cao trong những loại xe đồ chơi cho bé 2 tuổi.
  • Chân trẻ luôn ở phía bên trong của xe khi chơi hoặc di chuyển nên mẹ không cần lo lắng về sự an toàn của bé.  

Link tham khảo sản phẩm: https://amzn.to/39DjmFn

1.2. Xe trượt Scooter 3 bánh chống trượt Hurtle

Xe Scooter cho bé 2 tuổi
Xe Scooter – xe đồ chơi cho bé 2 tuổi

Scooter là dạng xe thiết kế có tay cầm theo dạng đẩy chân. Bé cần dùng lực ở chân để xe di chuyển và dùng tay để điều khiển hướng đi của xe. Do đó Scooter là loại xe đồ chơi cho bé 2 tuổi vừa giúp phát triển về trí não, vừa giúp con dẻo dai và vui chơi mỗi ngày. 

  • Nhãn hiệu: Hurtle
  • Giá mẹ tham khảo: 1.500.000 đ
  • Đánh giá của người dùng: 9,5/10
  • Chất liệu: Hợp kim và nhựa cao cấp
  • Tính an toàn: Cao
  • Giới tính sử dụng: Xe dành cho cả bé trai và bé gái 

Lý do mẹ nên chọn xe trượt Scooter 3 bánh chống trượt Hurtle:

  • Xe được trang bị thêm phần ghế ngồi, vì thế trẻ có thể sử dụng ghế hoặc gập ghế lại để đứng khi dùng xe. Ghế có thể tháo rời khỏi xe.
  • Bánh xe thiết kế đặc biệt giúp trẻ dễ dàng, trơn chu di chuyển trong suốt mọi chặng đường.
  • Xe có 3 bánh phù hợp với bé từ 2 tuổi trở lên, độ rộng của sàn chân giúp bé để đủ 2 hai chân khi di chuyển.  
  • Phần chống trượt đặc biệt giúp bé di chuyển một cách an toàn hơn. 
  • Bộ phận phanh ở phía cuối đuôi xe để bé chủ động làm chủ tốc mỗi khi vui chơi cũng như mang lại sự an toàn cho bé.  
  • Bánh xe có phần đèn LED giúp phát sáng khi di chuyển tạo nên sự thích thú cho bé. 
  • Xe trượt Scooter 3 bánh chống trượt Hurtle thích hợp làm xe đồ chơi cho trẻ em 1 tuổi vì có tới 4 mức điều chỉnh ở phần tay cầm.

Link tham khảo sản phẩm: https://amzn.to/3ALFf1b  

1.3. Xe cưỡi lắc lư Lil ‘Rider

Xe cưỡi lắc lư Lil 'Rider dành cho bé
Xe cưỡi lắc lư Lil ‘Rider dành cho bé 2 tuổi

Xe lắc luôn là loại xe đồ chơi cho bé 2 tuổi được yêu thích nhất. Xe được điều khiển bằng cách kết hợp nhiều bộ phận trên cơ thể như tay, chân để xe lắc di chuyển trên đường. Chính vì vậy xe cưỡi lắc lư Lil ‘Rider cũng luôn nằm trong những sản phẩm xe đồ chơi cho bé 2 tuổi được nhiều mẹ tin dùng. 

  • Nhãn hiệu: Lil ‘Rider
  • Giá mẹ tham khảo: 1.625.000 đ
  • Đánh giá của người dùng: 8/10
  • Chất liệu: Nhựa ABS 
  • Tính an toàn: Cao 
  • Giới tính sử dụng: Sử dụng cho cả bé trai và bé gái 

Lý do mẹ nên chọn xe cưỡi lắc lư Lil ‘Rider:

  • Xe thuộc dạng xe lắc, chuyển động dựa vào phần lực tay điều khiển của bánh lái. Không có động cơ hay pin để điều khiển. Do đó bé sẽ có những trải nghiệm thú vị cùng xe lắc khi vui chơi. 
  • Bé được vận động và phát triển ở các phương diện kỹ năng khác nhau như giữ thăng bằng, điều khiển xe và phối hợp tổng thể của cả cơ thể khi lắc lư theo xe.
  • Trong các loại xe đồ chơi cho bé 2 tuổi nên mua thì xe lắc lư Lil ‘Rider được đánh giá rất cao do xe được thiết kế 1 bánh trước và 2 bánh sau giúp di chuyển thuận tiện và dễ dàng trên các bề mặt khác nhau.
  • Sản phẩm được làm từ nhựa cao cấp, không chứa chất độc hại gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. 

Link tham khảo sản phẩm: https://amzn.to/2XPmvz8  

1.4. Xe 3 bánh trẻ em XJD 3 trong 1

Loại xe tiếp theo nằm trong TOP xe đồ chơi cho bé 2 tuổi chính là xe 3 bánh trẻ em XJD 3 trong 1. Đây là loại xe được thiết kế kết hợp giữa xe thăng bằng và xe 3 bánh cho bé.  

Xe 3 bánh trẻ em XJD 3 trong 1 - Xe đạp 3 bánh cho bé 2 tuổi
Xe 3 bánh trẻ em XJD 3 trong 1 – Xe đạp 3 bánh cho bé 2 tuổi
  • Nhãn hiệu: XJD
  • Giá mẹ tham khảo: 2.125.000 đ
  • Đánh giá của người dùng: 9,5/10
  • Chất liệu: Carbon, nhựa và PU
  • Tính an toàn: Cao
  • Giới tính sử dụng: Xe sử dụng cho cả bé trai và bé gái 

Lý do mẹ nên chọn xe 3 bánh trẻ em XJD 3 trong 1:

  • Xe phù hợp với bé ở nhiều độ tuổi khác nhau, có thể sử dụng cho bé từ 10 tháng tuổi cho tới 3 tuổi. 
  • Xe đồ chơi cho bé 2 tuổi này là sự kết hợp của cả xe thăng bằng và xe ba bánh. Bé có thể sử dụng 3 phương thức khác nhau như: xe 3 bánh lái, xe 3 bánh tập đi và chuyển đổi thành xe đạp cho bé 2 tuổi sau khi con lớn hơn.
  • Xe làm bằng khung thép carbon chắc chắn, bánh xe đủ rộng và lớn để giúp bé không bị ngã và an toàn trong suốt chặng đường.
  • Các bộ phận như yên xe và tay lái đều có các mức điều chỉnh phù hợp với từng độ tuổi của bé.
  • Bánh xe có thể tháo rời khỏi xe để bé trải nghiệm những cảm giác khác nhau khi đạp xe.

Link tham khảo sản phẩm: https://amzn.to/3CKXLHE  

1.5. Xe cân bằng 4 bánh Ancaixin

Dòng xe cân bằng 4 bánh là mẫu xe đồ chơi cho bé 2 tuổi có nhiều mẹ bình chọn do tính năng cân bằng của xe rất phù hợp với giai đoạn phát triển từ 12 tháng tới 2 tuổi của trẻ. 

Xe cân bằng 4 bánh Ancaixin cho bé 2 tuổi 
Xe cân bằng 4 bánh Ancaixin cho bé 2 tuổi
  • Nhãn hiệu: Ancaixin
  • Giá mẹ tham khảo: 550.000 đ – 1.500.000 đ
  • Đánh giá của người dùng: 9/10
  • Chất liệu: Khung thép carbon chắc chắn và nhựa cao cấp
  • Tính an toàn: Cao
  • Giới tính sử dụng: Sử dụng cho cả bé trai và bé gái 

Lý do mẹ nên chọn xe cân bằng 4 bánh Ancaixin:

  • Xe được làm bằng chất liệu nhựa cao cấp không chứa chất độc BPA nên mẹ yên không lo lắng khi bé yêu sử dụng xe mỗi ngày. 
  • Xe cân bằng 4 bánh không tốn nhiều thời để lắp ráp, chỉ cần 3 bước và 5 phút là bé có thể trải nghiệm cùng xe.
  • Xe đồ chơi cho bé 2 tuổi này có thể điều khiển được độ cao để phù hợp với độ tuổi phát triển của trẻ. 
  • Xe cân bằng 4 bánh Ancaixin có phần ghế ngồi chắc chắn và phần bánh xe có độ rộng đảm bảo sự an toàn của trẻ khi sử dụng xe. 

Link tham khảo sản phẩm: https://amzn.to/3zG8rVX 

2. Những yếu tố cần có của 1 chiếc xe đồ chơi cho bé 2 tuổi

1- Sự an toàn: Khi mua các sản phẩm xe đồ chơi cho bé 2 tuổi thì hầu hết tất cả các mẹ đều sẽ đặt tính năng an toàn cho bé lên hàng đầu. Bởi bé 2 tuổi là giai đoạn con thích khám phá mọi điều xung quanh, trẻ vô cùng năng đặng và nghịch ngợm. Vì thế mọi đồ chơi cho bé cần an toàn để tránh không làm tổn thương bé trong quá trình vui chơi hoạt động của con. 

2- Tính di động: Bé 2 tuổi thường năng động và luôn không chịu ngồi yên lâu. Vì thế các loại xe nên mua cho bé ở lúc này mẹ cần tìm những sản phẩm có thể di chuyển được. Điều này không chỉ giúp bé có những hoạt động thể chất toàn diện, mà còn để trẻ tiêu hao nguồn năng lượng dồi dào sẵn có của mình một cách tốt nhất.

3- Vật liệu: Đồ chơi của trẻ rất đa dạng về vật liệu như gỗ, nhựa, vải,…Tuy nhiên dù là ở dạng nào thì mẹ đều cần tìm mua xe đồ chơi cho trẻ em 1 tuổi trở lên được làm bằng các loại vật liệu an toàn, chất lượng để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

4- Phù hợp với độ tuổi: Mỗi độ tuổi bé sẽ cần những loại đồ chơi khác nhau. Vì thế mẹ nên mua đồ chơi phù hợp với độ tuổi để giúp con hoàn thiện nhận thức, cảm xúc và hành vi của mình một cách tốt nhất. Đồng thời cũng giúp trẻ học hỏi thêm được nhiều lượng kiến thức trong cuộc sống hàng ngày.

Mẹ nên chọn đồ chơi có chất liệu an toàn cho bé 2 tuổi
Mẹ nên chọn đồ chơi có chất liệu an toàn cho bé 2 tuổi

Xe đồ chơi cho bé 2 tuổi luôn là thứ không thể thiếu trong suốt quá trình phát triển của mỗi bé. Xe đồ chơi sẽ giúp trẻ tham gia những vận động vừa tốt cho sức khỏe, vừa phát triển hoàn thiện về cảm xúc và nhận thức của mình. Mẹ cần tìm hiểu kỹ để mua cho bé những đồ chơi an toàn, chất lượng nhé! 

Xem thêm:

Đồ chơi cho bé 2 tuổi kích thích sự phát triển của thể chất và não bộ gồm những loại nào? Sản phẩm nào sẽ đảm bảo an toàn, phù hợp với lứa tuổi và có tính giáo dục cao? Hãy cùng với Góc của mẹ tìm hiểu về chủ đề thú vị này nhé!

1. Cân nhắc quan trọng khi mua đồ chơi cho bé 2 tuổi 

  • Mua đồ chơi phù hợp với lứa tuổi: mẹ nên chọn mua đồ chơi phù hợp cho bé 2 tuổi, không nên mua đồ chơi cho bé nhỏ hơn hoặc cao hơn độ tuổi thực. Nếu mua đồ chơi cho bé nhỏ tuổi hơn bé sẽ nhanh chóng thấy nhàm chán và không đủ thể lực cũng như hiểu biết để chơi được món đồ đó. 
  • Đồ chơi đảm bảo an toàn cho bé: mẹ hãy tìm mua những bộ đồ chơi cho bé 2 tuổi được làm từ thành phần tự nhiên không gây hại đến sức khỏe bé yêu. Ngoài ra cũng cần kiểm tra các ốc vít, mối nối hay đệm bọc xem có chắc chắn không, có nguy cơ tuột ra trong lúc bé chơi và bé có thể nuốt vào gây hóc, nghẹn. 
  • Đồ chơi mang tính kích thích sự sáng tạo: thay vì mua một bộ đồ chơi đơn thuần mẹ hãy mua những sản phẩm kích thích bé vận động và giao tiếp nhiều hơn. Mẹ nên chọn những bộ đồ chơi cho bé 2 tuổi có thể tháo lắp để bé rèn luyện khả năng phối hợp vận động tay mắt đồng thời rèn khả năng ghi nhớ. 
  • Đồ chơi kích thích hoạt động thể chất: giai đoạn 2 tuổi bé có khả năng di chuyển tương đối tốt, nên thay vì chọn mua món đồ chỉ ngồi nguyên một chỗ để chơi. Mẹ hãy lựa chọn những món đồ có khả năng dịch chuyển để kích thích bé đuổi theo, nhờ đó rèn được khả năng cân bằng và giúp bé năng động hơn. 
  • Đồ chơi mang tính giáo dục cao: những năm đầu đời của bé chính là giai đoạn vàng để mẹ kích thích sự phát triển cho bé. Do đó, hãy chọn những sản phẩm đồ chơi có khả năng kích thích bé nói nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn để tìm ra cách chơi thú vị nhất.

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Chương trình ưu đãi
Chương trình ưu đãi 10000 set dùng thử – Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

2. Đồ chơi cho bé 2 tuổi phát triển tư duy và trí thông minh

2.1. Đồ chơi xếp hình, lắp ráp Lego

Đồ chơi cho bé 2 tuổi  xếp hình, lắp ráp lego rèn sự phối hợp nhịp nhàng giữa mắt và tay chân
Đồ chơi cho bé 2 tuổi  xếp hình, lắp ráp lego rèn sự phối hợp nhịp nhàng giữa mắt và tay chân

Đồ chơi xếp hình lego

  • Giá tham khảo: Từ 460.000đ 
  • Đánh giá chất lượng: 8/10 điểm
  • Giá trị giáo dục: Trung bình
  • Mức độ an toàn: Trung bình

Sản phẩm này giúp cho bé 2 tuổi rèn luyện sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và mắt rất tốt. Ngoài ra việc lắp ráp còn giúp bé rèn luyện thêm trí tưởng tượng, phân tích logic và có những ý tưởng mới đột phá sáng tạo. 

Đây là bộ đồ chơi cho bé 2 tuổi cả trai và gái đều sử dụng tốt. Khi chơi các bé sẽ được trải nghiệm cảm giác nắm và buông các vật có hình thù và màu sắc bắt mắt khác nhau. Sản phẩm này có thể giúp bé thoải xếp theo ý thích của mình nên sẽ không bao giờ cảm thấy chán. 

Link tham khảo sản phẩm: LEGO DUPLO Chuyến Tàu Số Đầu Tiên Của Tôi 10847 

2.2. Đồ chơi bút chì màu

Đồ chơi bút chì màu giúp bé phân biệt màu sắc và phát huy trí tưởng tượng phong phú
Đồ chơi bút chì màu giúp bé phân biệt màu sắc và phát huy trí tưởng tượng phong phú
  • Giá tham khảo: 100.000 – 300.000đ
  • Đánh giá chất lượng: 7/10 điểm
  • Giá trị giáo dục: Trung bình
  • Mức độ an toàn: Thấp

Khi bé được 2 tuổi thì khả năng tư duy và tưởng tượng cũng đã phát triển. Vì thế mẹ có thể sắm cho bé một hộp bút chì màu để bé thỏa sức sáng tạo trong thế giới của riêng mình. Đồ chơi cho bé 2 tuổi thông minh này có thể giúp rèn luyện khả năng tập trung cũng như tái hiện lại những gì đã quan sát được.

Do bút chì màu có phần đầu nhọn, bé có thể vô ý đưa lên chạm vào mắt gây tổn thương giác mạc. Ngoài ra phần đầu bút chì còn được làm từ phẩm màu nên khá độc hại. Vì vậy mẹ hoặc người lớn hãy ở bên cạnh khí bé chơi nhé. 

Link tham khảo sản phẩm: Bộ tô màu thủ công dành cho bé

2.3. Bảng vẽ giáo dục 2 mặt – Đồ chơi cho bé 2 tuổi

Sản phẩm đồ chơi phù hợp cho bé 2 tuổi bảng vẽ hai mặt dùng được cả khi bé đã lớn
Sản phẩm đồ chơi phù hợp cho bé 2 tuổi bảng vẽ hai mặt dùng được cả khi bé đã lớn
  • Giá tham khảo: 620.000 – 900.000đ
  • Đánh giá chất lượng: 9/10 điểm
  • Giá trị giáo dục: Cao
  • Mức độ an toàn: Cao

Giai đoạn bé yêu được 2 tuổi mẹ nên tận dụng thời điểm vàng này để dạy bé nhiều điều vì bé sẽ ghi nhớ một cách vô thức vào não rất tốt. Sản phẩm bảng vẽ giáo dục 2 mặt có thể sẽ là một sản phẩm phù hợp để hỗ trợ cho mẹ trong việc dạy bé vừa chơi vừa học.

Được làm từ chất liệu từ tính chống lóa tốt, dễ viết và dễ xóa vì thế đây là món đồ chơi an toàn cho bé 2 tuổi. Ngoài ra, sản phẩm có thể sử dụng trong rất nhiều năm vì có thể nâng lên hoặc hạ xuống tùy theo chiều cao của bé yêu.

Link tham khảo sản phẩm: Bảng vẽ 2 mặt cho bé mới biết đi

2.4. Tranh ghép hình con vật bằng gỗ 

Trò chơi ghép hình con vật từ các miếng gỗ giúp bé bé 2 tuổi rèn sự khéo léo, tập trung và ghi nhớ
Trò chơi ghép hình con vật từ các miếng gỗ giúp bé bé 2 tuổi rèn sự khéo léo, tập trung và ghi nhớ
  • Giá tham khảo: 50.000 – 100.000đ
  • Đánh giá chất lượng: 8/10 điểm
  • Giá trị giáo dục: Cao
  • Mức độ an toàn: Trung bình

Bộ đồ chơi cho bé 2 tuổi từ tranh ghép gỗ hình con vật cũng là một lựa chọn tốt dành cho mẹ. Sản phẩm này giúp bé rèn được tính nhạy bén và khéo léo lắp ghép các chi tiết sao cho được một bức tranh hoàn chỉnh.

Trên thị g các loại tranh con vật vì thế mẹ có thể mua nhiều bộ để bé lắp không bị nhàmtrường có bán đa dạn chán. Miếng ghép mỏng và nhẹ nên rất dễ cầm, màu sắc bắt mắt, tươi vui khiến bé khó lòng mà rời mắt được. 

Link tham khảo sản phẩm: Đồ chơi tranh xếp ghép hình bằng gỗ

2.5. Bộ đồ chơi nhận biết màu sắc

Bộ đồ chơi nhiều màu sắc giúp bé nhận biết và phân biệt màu ngay từ sớm
Bộ đồ chơi nhiều màu sắc giúp bé nhận biết và phân biệt màu ngay từ sớm
  • Giá tham khảo: Từ 350.000
  • Đánh giá chất lượng: 8/10 điểm
  • Giá trị giáo dục: Cao
  • Mức độ an toàn: Trung bình

Ở giai đoạn bé lên 2 tuổi, trí tưởng tượng đang phát triển và có nhiều ý tưởng thú vị đột nhiên xuất hiện. Do đó bé rất thích khám phá mọi thứ xung quanh, trong đó có việc phân biệt các màu sắc với nhau.

Mẹ hãy tặng một bộ đồ chơi cho bé 2 tuổi nhiều màu sắc để giúp con nhận biết sự khác nhau của các màu tốt hơn. Để bé dễ nhớ và nhớ lâu hơn, mẹ hãy liên tưởng đến các đồ vật thực tế có trong tự nhiên như cây màu xanh, mái nhà màu đỏ… 

Link tham khảo sản phẩm: Xếp hình nhận biết màu sắc Montessori

2.6. Bộ đồ chơi nấu ăn

Sản phẩm đồ chơi cho bé 2 tuổi thông minh bộ đồ nấu ăn giúp bé làm quen công việc bếp núc 
Sản phẩm đồ chơi cho bé 2 tuổi thông minh bộ đồ nấu ăn giúp bé làm quen công việc bếp núc
  • Giá tham khảo: Từ 300.000đ – 800.000đ
  • Đánh giá chất lượng: 8/10 điểm
  • Giá trị giáo dục: Trung bình
  • Mức độ an toàn: Trung bình

Thời điểm 2 tuổi, các bé sẽ rất hứng thú và muốn bắt chước các công việc hàng ngày của mẹ trong đó có việc nấu ăn. Vì thế mẹ hãy mua cho bé một bộ đồ chơi nấu ăn cho gia đình và chơi cùng với bé nhé.

Trò chơi này sẽ giúp bé yêu rèn luyện được sự khéo léo, tập trung vào việc đang làm. Ngoài ra, nếu được mẹ hướng dẫn nấu ăn sau này lớn lên bé có thể giỏi chuyện bếp núc, thậm chí có thể trở thành một đầu bếp. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là sản phẩm giúp bé hiểu và trân trọng hơn các bữa ăn hàng ngày của mình vì mẹ đã rất vất vả chế biến. 

Link tham khảo sản phẩm: Bộ máy trộn làm bánh bằng gỗ Melissa & Doug

2.7. Đồ chơi xâu chuỗi, luồn hạt

Bộ đồ chơi xâu chuỗi luồn hạt giúp bé yêu rèn tính kiên nhẫn cùng khả năng ghi nhớ vị trí
Bộ đồ chơi xâu chuỗi luồn hạt giúp bé yêu rèn tính kiên nhẫn cùng khả năng ghi nhớ vị trí
  • Giá tham khảo: 350.000đ
  • Đánh giá chất lượng: 8/10 điểm
  • Giá trị giáo dục: Trung bình
  • Mức độ an toàn: Trung bình

Đồ chơi xâu dây và luồn hạt cũng được rất nhiều bé 2 tuổi yêu thích vì có rất nhiều hình thù và màu sắc khác nhau. Sản phẩm được làm từ chất liệu nhựa nên rất nhẹ, bền và dễ làm sạch. 

Với các chuỗi hạt và những sợi dây dài các bé yêu có thể kết thành mạng nhện, chiếc vòng cổ hay chiếc váy tùy vào khả năng sáng tạo của từng bé. Món đồ chơi này phù hợp với bé 2 tuổi và cả những bé lớn hơn.

Link tham khảo sản phẩm: Đồ chơi xâu chuỗi 

2.8. Đồ chơi Montessori – Đồ chơi cho bé 2 tuổi thông minh

Montessori là đồ chơi an toàn cho bé và giúp rèn trí thông minh
Montessori là đồ chơi an toàn cho bé và giúp rèn trí thông minh
  • Giá tham khảo: Tư 143.000đ
  • Đánh giá chất lượng: 8/10 điểm
  • Giá trị giáo dục: Cao
  • Mức độ an toàn: Cao

Đồ chơi giáo dục montessori là sản phẩm hỗ trợ đắc lực giúp bố mẹ trong quá trình dạy bé 2 tuổi các bài học đầu đời. Các món đồ chơi này sẽ giúp bé yêu khám phá thế giới xung quanh muôn màu và kích thích bé tìm hiểu, lý giải các sự vật xung quanh mình.

Với những bé 2 tuổi mẹ chỉ nên lựa chọn bộ đồ đơn giản từ hình dạng cho đến màu sắc để bé từ từ đặt chân vào con đường khám phá và học tập. 

2.9. Đồ chơi rút gỗ Domino

Bé yêu sẽ được rèn tính tỉ mỉ kiên nhẫn khi chơi đồ chơi rút gỗ Domino
Bé yêu sẽ được rèn tính tỉ mỉ kiên nhẫn khi chơi đồ chơi rút gỗ Domino
  • Giá tham khảo: Từ 50.000  – 100.000đ
  • Đánh giá chất lượng: 8/10 điểm
  • Giá trị giáo dục: Trung bình
  • Mức độ an toàn: Trung bình

Đồ chơi rút gỗ domino có thể nói là bộ đồ chơi phổ biến nhất trên thế giới, được rất nhiều bé 2 tuổi yêu thích chơi. Bé phải rút từng thanh gỗ ra nhưng không được để cho tòa tháp bị sụp đổ. Việc này đòi hỏi bé phải có sự tập trung cao độ.

Trò chơi này nếu như mẹ có thể chơi cùng với bé thì sẽ thú vị hơn nhiều. Sản phẩm không chỉ đơn thuần là đồ chơi mà con có khả năng rèn tính kiên nhẫn, khéo léo, tỉ mỉ cho bé trong tương lai. 

Link tham khảo sản phẩm: Đồ chơi rút gỗ Domino

3. Đồ chơi kích thích hoạt động thể chất cho bé 2 tuổi 

3.1. Trái bóng – Đồ chơi vận động cho bé trai, bé gái

Quả bóng - đồ chơi cho bé 2 tuổi hỗ trợ vận động và khả năng cầm nắm linh hoạt
Quả bóng – đồ chơi cho bé 2 tuổi hỗ trợ vận động và khả năng cầm nắm linh hoạt
  • Giá tham khảo: Từ 60.000đ
  • Đánh giá chất lượng: 9/10 điểm
  • Giá trị giáo dục: Trung bình
  • Mức độ an toàn: Cao

Sản phẩm tiếp theo trong danh sách đồ chơi cho bé 2 tuổi chính là những trái bóng. Trái bóng khi mua về mẹ có thể đặt trong nôi của bé, bồn tắm, nhà bóng hoặc khu bé vui chơi. Khi đó bé yêu có thể thỏa sức vẫy vùng và nhào lộn qua lại chơi cùng những trái bóng. Sản phẩm này có tính an toàn cao và không chứa chất gây hại. 

Món đồ chơi này giúp bé yêu năng động và mạnh dạn hơn. Không những thế còn phù hợp với cả bé trai lẫn bé gái. Với những trái bóng màu sắc, các bé có thể chơi cùng với nhau để tăng tính liên kết và hòa đồng.

Link tham khảo sản phẩm: Quả bóng – đồ chơi vận động cho bé trai, bé gái

3.2. Thú nhún – Đồ chơi cho bé 2 tuổi kích thích vận động

Trong khi bé yêu chơi đùa cùng thú nhún thì mẹ hoặc người lớn nên có mặt để trợ giúp
Trong khi bé yêu chơi đùa cùng thú nhún thì mẹ hoặc người lớn nên có mặt để trợ giúp
  • Giá tham khảo: 249.000 – 570.000đ
  • Đánh giá chất lượng: 8/10 điểm
  • Giá trị giáo dục: Trung bình
  • Mức độ an toàn: Trung bình

Đặc điểm của các bé 2 tuổi là đã bắt đầu đi khá vững vàng do đó mẹ có thể cho bé chơi thú nhún. Tuy nhiên, để yên tâm thì trong lúc bé chơi nên có sự giám sát của mẹ hoặc người lớn khác. Khi mới chơi, mẹ nên để bé tập làm quen cách leo lên thú và cách chuyển động cơ thể như thế nào.

Trò chơi này tuy đơn giản nhưng mang lại cho bé khả năng giữ thăng bằng và chuyển động nhịp nhàng. Ngoài ra khi chơi thú nhún bé còn sinh ra nhiều mồ hôi, giải phóng năng lượng và sẽ ăn ngon ngủ tốt hơn đó mẹ. 

Link tham khảo sản phẩm: Thú cưỡi đồ chơi cho bé

3.3. Hộp kéo handmade

Mẹ thử tự tay làm hộp kéo từ bìa carton và dây ruy băng để khiến bé “bận rộn” cả ngày
Mẹ thử tự tay làm hộp kéo từ bìa carton và dây ruy băng để khiến bé “bận rộn” cả ngày
  • Giá trị giáo dục: Trung bình
  • Mức độ an toàn: Trung bình

Sản phẩm này được làm từ dây ruy băng và một chiếc hộp từ bìa carton, mặc dù trông khá đơn giản nhưng bé nào cũng sẽ thích. Khi thực hiện rút các sợi dây ruy băng ra khỏi hộp sẽ giúp bé phối hợp nhịp nhàng tay và mắt cùng các giác quan khác. 

Hầu hết các bé 2 tuổi đều ưa thích khám phá và tìm tòi, lý giải những điều thú vị xung quanh mình. Chiếc hộp kéo handmade chính là một sản phẩm đáp ứng được yêu cầu đó, bé sẽ mải mê chơi đùa cả ngày mà không chán. 

3.4. Lều ống – chui đường hầm

Đồ chơi lều ống chơi ngay trong nhà đảm bảo an toàn cho bé và thúc đẩy bé hoạt động nhiều hơn
Đồ chơi lều ống chơi ngay trong nhà đảm bảo an toàn cho bé và thúc đẩy bé hoạt động nhiều hơn
  • Giá tham khảo: Từ 150.000đ
  • Đánh giá chất lượng: 10/10 điểm
  • Giá trị giáo dục: Trung bình
  • Mức độ an toàn: Cao

Một chiếc lều ống đặt trong phòng khách đem lại cho bé yêu một trải nghiệm trò chơi thú vị. Hoạt động chui qua đường hầm cũng góp phần giúp bé rèn luyện kĩ năng vận động, di chuyển khéo léo và an toàn. 

Tuy nhiên sản phẩm này chỉ phù hợp với những bé nhỏ tuổi và thiên nhiều về hoạt động thể chất hơn là các kỹ năng mềm. Ngoài ra sản phẩm này bắt buộc phải có bạn bè hoặc người chơi cùng bé thì mới cảm thấy thú vị. 

Link tham khảo sản phẩm: Đường hầm đồ chơi cho bé 2 tuổi

3.5. Xe kéo đồ chơi

Xe hơi đồ chơi kích thích bé yêu phải vận động nhiều hơn để điều khiển chiếc xe di chuyển
Xe hơi đồ chơi kích thích bé yêu phải vận động nhiều hơn để điều khiển chiếc xe di chuyển
  • Giá tham khảo: Từ 350.000đ
  • Đánh giá chất lượng: 7/10 điểm
  • Giá trị giáo dục: Trung bình
  • Mức độ an toàn: Trung bình

Một món đồ chơi cho bé 2 tuổi khác mà Góc của mẹ muốn giới thiệu đó chính là chiếc xe kéo đồ chơi. Những chiếc xe kéo nhiều màu sắc bắt mắt lấy cảm hứng từ chiếc tàu hỏa ngoài đời thực khiến nhiều bé say mê. 

Trò chơi này tương đối nhẹ nhàng và an toàn nhưng có thể giúp bé rèn tính khéo léo khi điều khiển xe cùng như khả năng quan sát và xử lý tình huống bất ngờ. Mặc dù vậy, món đồ chơi này có vẻ không hợp lắm với bé gái và nhanh chán đối với bé trai.

Link tham khảo sản phẩm: Xe vận chuyển đồ chơi cho bé

4. Câu hỏi thường gặp khi chọn đồ chơi cho bé 2 tuổi

4.1. Những đồ chơi có thể gây nguy hiểm cho bé là gì?

  • Các đồ chơi nhọn và hình dạng dài bé có thể đâm vào người, chọc vào mắt
  • Các đồ chơi nhỏ, dễ tuột, bung bé có thể nuốt phải
  • Các đồ chơi sắc, nhiều điểm vát khiến bé bị đứt tay khi chơi

4.2. Đồ chơi bằng gỗ có an toàn cho bé không?

  • Đồ chơi bằng gỗ chắc chắn an toàn hơn bằng nhựa PVC
  • Đồ chơi bằng gỗ thân thiện với môi trường sống 
  • Đồ chơi bằng gỗ ít sử dụng phẩm màu và các hóa chất độc hại

4.3. Đồ chơi có thực sự giúp bé thông minh hơn không?

  • Khi chơi đồ chơi bé sẽ phải vận động và từ đó kích thích sản sinh nơron thần kinh
  • Khi bé xử lý các tình huống trong lúc chơi đồ chơi làm nảy sinh nhiều ý tưởng mới đột phá
  • Màu sắc, hình dáng và cách thức chơi kích thích trí não bé hoạt động nhiều hơn

Trên đây là 14 món đồ chơi cho bé 2 tuổiGóc của mẹ muốn giới thiệu tới các mẹ. Chúc mẹ sẽ tìm được món đồ chơi vừa giúp phát triển thể chất vừa tăng cường tư duy cho bé yêu. 

Xem thêm:

Điểm danh đồ chơi cho bé từ 1-2 tuổi tốt nhất

Tất tần tật về bé 2 tuổi giúp mẹ thấu hiểu con hơn

Nhìn con bị hăm tã mẹ thấy sốt ruột, lo lắng, sợ con đau, sợ tình trạng này ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con. Nhưng mẹ ơi, đây chỉ là vấn đề ngoài da thường gặp và không gây nguy hiểm nếu mẹ hiểu da con và chăm sóc đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách chăm sóc chuẩn khoa học, mẹ theo dõi nhé! 

Bé bị hăm tã - nguyên nhân và cách chăm sóc chuẩn khoa học
Bé bị hăm tã – nguyên nhân và cách chăm sóc chuẩn khoa học

1. Dấu hiệu nào cho thấy bé đang bị hăm tã?

Dấu hiệu hăm tã xuất hiện tại vùng da mặc tã của con như: Mông, bẹn, hậu môn, bộ phận sinh dục,… Các chuyên gia chia hăm tã thành 5 cấp độ khác nhau dựa theo tình trạng nặng – nhẹ. Mẹ theo dõi để biết bé thuộc cấp độ nào, từ đó biết cách chăm sóc phù hợp nhé!

5 cấp độ của hăm tã
5 cấp độ của hăm tã

Chỉ cần quan sát bằng mắt thường, mẹ sẽ thấy biểu hiện của 5 cấp độ hăm tã rất rõ ràng:

  • Cấp độ 1 – hăm tã nhẹ: Vùng da mặc tã xuất hiện đám hồng nhỏ và mờ, hơi sưng. Da bé chưa có mụn li ti, khô ráo. Tình trạng này kéo dài khoảng 2 – 3 ngày, nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ chuyển sang cấp độ 2.
  • Cấp độ 2 – hăm tã nhẹ: Vùng da hăm tã có màu hồng đậm, xuất hiện mụn nhỏ li ti màu đỏ, gây ngứa ngáy, thi thoảng mẹ sẽ thấy bé đưa tay lên gãi. Tình trạng này kéo dài 1 – 2 ngày và sẽ chuyển biến nặng hơn (sang cấp độ 3).
  • Cấp độ 3 – trung bình: Vùng da bị hăm có màu đỏ rực và hơi sưng, xuất hiện mụn nhỏ li ti dày đặc hơn. Bé ngứa ngáy, khó chịu nên hay quấy khóc, đặc biệt lúc tắm rửa hoặc thay tã vì bé đau. Hăm tã cấp độ 3 nếu không được chăm sóc, xử lý đúng cách sẽ trở nên nặng hơn sau khoảng 3 – 5 ngày.
  • Cấp độ 4 – hăm tã nặng: Vùng hăm đỏ lan rộng hơn (khắp mông, bẹn, đùi,…), da hăm bị sần sùi, mụn nước dày và rất ẩm ướt. Da bé bị tổn thương khá nặng, khiến bé đau, ngứa ngáy khó chịu nên hay quấy khóc, đặc biệt khi mẹ thay tã hoặc vệ sinh vùng mặc tã.
  • Cấp độ 5 – hăm tã nặng: Hăm tã cấp độ 4 sẽ chuyển sang cấp độ 5 – nặng nhất sau khoảng 3 – 7 ngày nếu mẹ chăm sóc sai cách. Lúc này, mụn nước bị vỡ, có biểu hiện lở loét, sưng viêm, mụn mủ,… Bé quấy khóc thường xuyên, mất ngủ, bỏ ăn, có thể bị sốt nhẹ (38 độ C).
Hăm tã cấp độ 5 tạo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và những tổn thương da khiến bé quấy khóc, sốt nhẹ
Hăm tã cấp độ 5 tạo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và những tổn thương da khiến bé quấy khóc, sốt nhẹ

2. Hình ảnh bé bị hăm tã giúp mẹ dễ dàng nhận biết

Hình ảnh bé bị hăm tã ở mông
Hình ảnh bé bị hăm tã ở mông
Hình ảnh bé bị hăm tã ở xung quanh vùng kín
Hình ảnh bé bị hăm tã ở xung quanh vùng kín
Hình ảnh bé bị hăm tã ở bẹn
Hình ảnh bé bị hăm tã ở bẹn
HÌnh ảnh những nốt mụn li ti của hăm tã cấp độ 3
Hình ảnh những nốt mụn li ti của hăm tã cấp độ 3
Vùng da hăm ửng đỏ của bé sẽ có dấu hiệu căng bóng, sờ vào có cảm giác nóng (hăm tã cấp độ 4, 5)
Vùng da hăm ửng đỏ của bé sẽ có dấu hiệu căng bóng, sờ vào có cảm giác nóng (hăm tã cấp độ 4, 5)

3. 4 nguyên nhân khiến bé bị hăm tã

Theo khuyến cáo của chuyên gia, để da con khỏe mạnh cần duy trì ít nhất 10% độ ẩm. Nếu thấp hơn, da bé trở nên yếu ớt, khó tránh khỏi bị các tác nhân gây hại tấn công.

Thực tế, da bé mỏng và dễ bị mất nước do lớp biểu bì trên da chưa hoàn thiện, tuyến bã nhờn hoạt động yếu. Nếu chăm sóc không đúng cách, da bé có thể bị khô, kích ứng, dẫn đến hăm tã.

Da bé dễ bị khô, tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài gây hăm như vi khuẩn, vi nấm, chất tẩy rửa,...
Da bé dễ bị khô, tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài gây hăm như vi khuẩn, vi nấm, chất tẩy rửa,…

Dưới đây là 4 sai lầm thường gặp của mẹ khiến bé bị hăm tã:

  • Không thay tã thường xuyên (3 – 4h/lần): Phân và nước tiểu để lâu gây ẩm ướt, bí bách là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn tiếp xúc với da bé trong thời gian dài gây hăm tã.
  • Mặc tã quá chặt: Tã chật, quá ôm sát vào người bé sẽ cọ xát với da, gây tổn thương da bé. Đồng thời, tã chật còn khiến vùng da mặc tã bị bí bách, ẩm ướt và dễ gây hăm hơn.
  • Cho bé mặc tã kém chất lượng: Da bé dễ bị kích ứng gây hăm khi tiếp xúc với những thành phần có trong tã kém chất lượng như Clo, chất tạo mùi thơm tổng hợp, dioxin,…
  • Sử dụng chất giặt rửa kém chất lượng: Một số sản phẩm giặt xả và chăm sóc da có chứa các chất hóa học như cồn, paraphenylenediamine, sodium lauryl sulfate,… gây kích ứng da bé dẫn đến hăm. Một số loại xà phòng thơm và nước thơm chứa chất tạo mùi hương hoá học cũng có thể gây kích ứng cho da bé.
Chất tẩy rửa trong nước giặt, nước xả quần áo và các sản phẩm chăm sóc da khác khiến bé bị hăm tã 
Chất tẩy rửa trong nước giặt, nước xả quần áo và các sản phẩm chăm sóc da khác khiến bé bị hăm tã 

4. Cách chăm sóc để bé nhanh khỏi hăm tã

Hăm tã nặng mấy cũng khỏi nếu mẹ kết hợp 5 cách chăm sóc dưới đây!

4.1. Vệ sinh vùng da hăm tã sạch sẽ

Vệ sinh sạch sẽ vùng da hăm tã giúp loại bỏ các tác nhân gây hăm tã như: phân, nước tiểu, mồ hôi, vi khuẩn,… Nhờ vậy, da bé được bảo vệ và sẽ phục hồi nhanh hơn.

  • Bước 1: Mẹ rửa tay sạch để ngăn ngừa chất bẩn và vi khuẩn từ tay mẹ lây sang vùng da bị hăm và tã bỉm mới.
  • Bước 2: Dùng khăn ướt vệ sinh cẩn thận vùng mông, bẹn, háng, đùi,… vì những vị trí này có nhiều nếp gấp và khó làm sạch hơn. Lau rửa từ trước ra sau để đảm bảo không kéo theo phân và nước tiểu lên bộ phận sinh dục của bé mẹ nhé!

Mẹo cho mẹ: Để vệ sinh hiệu quả tối đa cho con, mẹ ưu tiên sử dụng khăn ướt có chứa các thành phần giúp kháng khuẩn, ngừa viêm cho bé như Coco Dimethyl Phosphatidyl, Chlorhexidine Gluconate Solution,…

Sử dụng khăn ướt với công thức đặc biệt để vệ sinh cho bé khi bị hăm tã là sự lựa chọn của nhiều mẹ thông thái.
Sử dụng khăn ướt với công thức đặc biệt để vệ sinh cho bé khi bị hăm tã là sự lựa chọn của nhiều mẹ thông thái.

4.2. Giảm bớt thời gian mặc tã, bỉm cho bé

Mặc tã bỉm sẽ thuận tiện hơn cho mẹ khi vệ sinh, giặt giũ cho bé. Nhưng khi bé bị hăm, mẹ giảm tối đa thời gian bé mặc tã bỉm để da bé được khô thoáng, tránh tã cọ vào vết hăm gây đau.

Đặc biệt, với thời tiết mùa hè nóng bức, mẹ ưu tiên cho bé mặc quần mỏng nhẹ (cotton, lanh, bamboo), kết hợp để mông bé được trần từ 2 – 3 tiếng/ngày giúp bé được khô thoáng và nhanh khỏi hăm hơn.

Hạn chế tối đa thời gian dùng tã bỉm sẽ giúp bé thoải mái, dễ chịu hơn
Hạn chế tối đa thời gian dùng tã bỉm sẽ giúp bé thoải mái, dễ chịu hơn

4.3. Sử dụng loại tã thông thoáng, siêu thấm hút

Tã có độ thấm hút và thông thoáng sẽ đảm bảo bề mặt da bé được khô ráo. Từ đó giảm kích ứng da, hạn chế da tiếp xúc với nước tiểu hay mồ hôi gây hăm tã nặng hơn.

Tã thế nào sẽ thấm hút tốt?

Nếu mẹ để ý sẽ thấy các loại bỉm thông thường chỉ sử dụng bông trộn lẫn hạt SAP gắn ở giữa bỉm. Điều này làm cho bỉm dễ bị vón cục và bị tràn ở những lần con tè tiếp theo, vì các sợi liên kết của bông sẽ bị tách ra và vón thành cục nhỏ khi tiếp xúc với nước.

Mẹ ưu tiên chọn tã có nhiều hạt SAP thấm hút cao cấp – loại hạt có khả năng hấp thụ lượng chất lỏng gấp 30 lần trọng lượng của nó, sau khi hút nước sẽ chuyển sang dạng gel chống thấm ngược, vừa giúp mông bé khô thoáng, vừa tránh vón cục, xô lệch bỉm khó chịu.

Ngoài ra, để mông bé thông thoáng nhất, mẹ chọn tã nhiều rãnh thoát khí, giúp không khí bên trong và ngoài tã lưu thông, tránh nóng ẩm, bí bách khiến vi khuẩn phát triển mạnh gây hăm nặng hơn.

Mẹ chọn tã có nhiều rãnh thoát khí 3D để mông con được thông thoáng, dễ chịu
Mẹ chọn tã có nhiều rãnh thoát khí 3D để mông con được thông thoáng, dễ chịu

4.4. Chọn kích thước tã bỉm vừa hoặc nhỉnh hơn 1 chút so với bé

Tã bỉm dùng cho bé khi bị hăm tã cần có kích thước vừa vặn hoặc rộng hơn 1 chút so với size của bé. Điều này giúp giảm cọ xát giữa mông bé và tã, vừa giúp mông bé thông thoáng, vừa giúp bé không bị đau, khó chịu vì phải mặc tã khi hăm.

Mẹ chọn tã có size phù hợp với cân nặng của con theo phân loại của nhà sản xuất. Nếu gặp khó khăn, mẹ tham khảo: Hướng dẫn chọn size bỉm tã cho bé cưng, mẹ đã biết chưa?

Lựa chọn kích thước tã bỉm phù hợp để làn da của bé không bị tổn thương và bí bách khiến hăm nặng thêm
Lựa chọn kích thước tã bỉm phù hợp để làn da của bé không bị tổn thương và bí bách khiến hăm nặng thêm

4.5. Kết hợp sản phẩm xử lý hăm tã cho bé

Cùng với việc chăm sóc đúng cách, mẹ kết hợp sử dụng các sản phẩm xử lý hăm để giúp cải thiện tình trạng hăm nhanh chóng, hiệu quả hơn. Dưới đây là gợi ý 3 loại sản phẩm giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng hăm tã để mẹ tham khảo:

4.4.1. Các sản phẩm kem hăm

Kem hăm tã là loại sản phẩm phổ biến được nhiều mẹ lựa chọn để hỗ trợ cải thiện tình trạng hăm tã ở trẻ. Các loại kem này có chứa nhiều thành phần chuyên biệt, có tác dụng kháng khuẩn, ngừa viêm và dưỡng ẩm, từ đó cải thiện tình trạng hăm.

Hầu hết các sản phẩm kem trị hăm phù hợp với giai đoạn vùng da bị hăm chưa có viêm nhiễm nặng (cấp độ 1, 2, 3)

Một số sản phẩm kem trị hăm phổ biến được nhiều mẹ lựa chọn để chăm sóc bé bị hăm tã
Một số sản phẩm kem trị hăm phổ biến được nhiều mẹ lựa chọn để chăm sóc bé bị hăm tã

Tùy vào thành phần và xuất xứ mà các sản phẩm có giá khác nhau từ 30.000 đồng lên tới khoảng 200.000 đồng. Một số loại kem trị hăm được tin dùng hiện nay là: Bepanthen, Bubchen, Sudocrem, Cetaphil,…

4.4.2. Xịt kháng khuẩn xử lý các vấn đề về da

Mẹ có để ý lúc bé bị tổn thương trên da, khi mẹ bôi kem hăm, tay mẹ chạm vào da bé, bé thường co người lại, thậm chí khóc thét lên không? Chưa kể còn có nguy cơ bị nhiễm khuẩn ngược từ tay mẹ sang bé. Sản phẩm dạng xịt ra đời như một giải pháp thay thế tối ưu cho những nhược điểm của kem hăm tã.

Hình ảnh so sánh ưu điểm, nhược điểm của sản phẩm hỗ trợ xử lý hăm tã dạng xịt và dạng bôi
Hình ảnh so sánh ưu điểm, nhược điểm của sản phẩm hỗ trợ xử lý hăm tã dạng xịt và dạng bôi

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Khi chọn sản phẩm xịt xử lý hăm tã, mẹ ưu tiên chọn sản phẩm có thành phần thiên nhiên để an toàn, lành tính nhất với da con. Một số thành phần “vàng” kháng khuẩn, dưỡng da cho trẻ sơ sinh: Hoắc hương, hoa Kim Ngân,…

Sản phẩm xịt kháng khuẩn trên thị trường hiện nay có giá dao động trong khoảng 100.000 đồng đến 500.000 đồng tùy loại. Các sản phẩm nổi bật được cộng đồng mẹ bỉm ưa chuộng: Xịt kháng khuẩn thiên nhiên Mamamy Skin Expert (sản phẩm nhập khẩu Mỹ), xịt hăm tã Curash,…

4.4.3. Thuốc trị hăm

Khi bé bị hăm tã nặng (cấp độ 4, 5), mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để được kê thuốc giúp bé khỏi nhanh, tránh biến chứng nguy hiểm. Tuỳ theo tình trạng của bé mà bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh, kháng nấm, thuốc chống viêm,…

Khi triệu chứng hăm nặng, hãy đưa bé tới khám bác sĩ để được tư vấn các sản phẩm thuốc hỗ trợ trị hăm hiệu quả
Khi triệu chứng hăm nặng, hãy đưa bé tới khám bác sĩ để được tư vấn các sản phẩm thuốc hỗ trợ trị hăm hiệu quả

Xem thêm: 4 Cách xử lý bé bị hăm tã nổi mụn “dứt điểm” 100% không lo tái phát

5. Cách phòng ngừa hăm tã quay trở lại

Hăm tã có thể quay lại nếu mẹ không chăm sóc bé đúng cách. Để phòng ngừa hăm tã cho bé, mẹ bỏ túi ngay 1 số kinh nghiệm sau:

NÊN KHÔNG NÊN
  • Thay tã thường xuyên (3 – 4 giờ/1 lần), thay ngay khi bé đi ị
  • Vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần thay tã, chú ý thao tác nhẹ nhàng tránh làm tổn thương da bé.
  • Chọn tã kích cỡ vừa vặn hoặc rộng hơn với cân nặng của bé.
  • Tã thoáng mát, thấm hút tốt
  • Mặc tã liên tục quá 4 tiếng.
  • Dùng tã quá chặt gây cọ xát da bé.
  • Sử dụng phấn rôm, sản phẩm tắm gội có thành phần hóa học gây kích ứng da.
  • Cho bé ăn thức ăn lạ.
  • Tùy tiện sử dụng kháng sinh.

Mẹ nên thay tã thường xuyên 3- 4 giờ/ lần, thay ngay sau khi bé ị

Mẹ nên thay tã thường xuyên 3- 4 giờ/ lần, thay ngay sau khi bé ị

6. Câu hỏi thường gặp khi bé bị hăm tã

6.1. Bé bị hăm tã bao lâu thì khỏi?

Hăm tã bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào mức độ và cách chăm sóc của mẹ. Thông thường, nếu được chăm sóc đúng cách, hăm tã nhẹ (cấp độ 1, 2, 3) sẽ khỏi nhanh chỉ sau 3 – 7 ngày, bé hăm nặng (cấp độ 4, 5) sẽ cần 2 – 3 tuần để khỏi hẳn.

Mẹ theo dõi chi tiết hăm tã bao lâu thì khỏi theo từng mức độ qua bảng sau nhé!

Cấp độ Thời gian khỏi
Cấp độ 1 2 – 3 ngày
Cấp độ 2 3 – 5 ngày
Cấp độ 3 5 – 7 ngày
Cấp độ 4 7 – 15 ngày
Cấp độ 5 15 – 30 ngày

Thói quen chăm sóc và chú ý tới biểu hiện da, trạng thái của bé sẽ quyết định thời gian điều trị hăm tã

Thói quen chăm sóc và chú ý tới biểu hiện da, trạng thái của bé sẽ quyết định thời gian điều trị hăm tã

6.2. Hăm tã có nguy hiểm không?

Hăm tã là vấn đề ngoài da thường gặp ở bé dưới 2 tuổi và phần lớn không gây nguy hiểm. Chỉ khi bé bị hăm tã nặng có dấu hiệu nhiễm khuẩn (cấp độ 4, 5), mẹ nên đưa bé đi thăm khám bác sĩ để xử lý kịp thời, tránh bị biến chứng như để lại sẹo lồi, nấm vùng tã lót, nhiễm trùng toàn thân,…

Hăm tã nếu được chăm sóc và xử lý đúng cách sẽ không gây nguy hiểm 
Hăm tã nếu được chăm sóc và xử lý đúng cách sẽ không gây nguy hiểm 

6.3. Hăm tã có nên dùng phấn rôm?

Nhiều mẹ nghĩ rằng sử dụng phấn rôm giúp hút ẩm, giúp vùng da bị hăm trở nên khô thoáng. Tuy nhiên, việc này là hoàn toàn sai lầm.

Phấn rôm bôi lên vùng da hăm gây bít tắc lỗ chân lông. Bột phấn rôm có thể khiến các vùng da hăm đang ẩm ướt bị khô cứng, khiến bé bị đau mỗi khi cử động và khiến da thêm tổn thương.

Mẹ cần chú ý sử dụng phấn rôm đúng lúc, không nên dùng để xoa lên vùng da đang bị hăm
Mẹ cần chú ý sử dụng phấn rôm đúng lúc, không nên dùng để xoa lên vùng da đang bị hăm

Mẹ xem thêm: Hăm tã có nên sử dụng phấn rôm

KHĂN ƯỚT MAMAMY – CHỦ ĐỘNG NGỪA HĂM, CHĂM TỪNG KẼ NGÁCH

Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!

  • Thành phần ngừa hăm được cấp bằng sáng chế Mỹ
  • Thành phần kháng khuẩn được WHO chỉ định dùng cho viêm nướu

Ba mẹ chủ động ngừa hăm cho con, chăm sóc con an toàn tới từng kẽ ngách.

Hăm tã là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ, chỉ cần mẹ cần hiểu da con và chăm sóc đúng cách, da con sẽ sớm mịn màng trở lại. Trong bất kỳ giai đoạn nào, tinh thần của mẹ vẫn luôn cũng là yếu tố quan trọng. Bình tĩnh để hiểu da con, hiểu con cần gì, chắc chắn mẹ xử lý được hết mọi vấn đề, giúp con luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Nếu cần hỗ trợ thêm, mẹ để lại câu hỏi bên dưới để được giải đáp nhé!

Bé bị mẩn đỏ ở miệng phải làm sao?” là câu hỏi mà nhiều mẹ băn khoăn khi thấy da con xuất hiện những nốt mẩn khác thường. Mẹ đừng lo, đọc bài viết dưới đây, mẹ sẽ hiểu rõ nguyên nhân và biết cách chăm sóc khoa học nhất cho bé.

Nguyên nhân và cách xử lý bé bị mẩn đỏ ở miệng
Nguyên nhân và cách xử lý bé bị mẩn đỏ ở miệng

1. Nguyên nhân bé bị mẩn đỏ ở miệng

Bé nổi mẩn đỏ ở miệng do 2 nguyên nhân chính: do tác động của tác nhân thông thường hoặc bệnh lý về da.

1.1. Nguyên nhân thông thường

Làn da của bé rất mỏng manh, nhạy cảm, dễ bị kích ứng bởi các tác nhân bên ngoài thường gặp ở bé 5 tháng bị mẩn đỏ quanh miệng. Tuy nhiên, đây chỉ là vấn đề ngoài da thông thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nếu mẹ chăm sóc đúng cách.

Các tác nhân mẹ cần chú ý:

  • Vệt sữa: Sau khi bé ti sữa xong, nếu mẹ không lau miệng bé sạch sẽ, vi khuẩn sẽ sinh sôi phát triển gây kích ứng, nổi mẩn quanh miệng.
  • Đồ dùng: Các vật cho bé ăn uống như thìa, dĩa, bình sữa, đồ chơi được làm từ chất liệu không đảm bảo hoặc chưa được vệ sinh sạch cũng khiến da bé nổi mẩn.
  • Nước bọt: Bé từ 5 tháng – 1 tuổi đang trong độ tuổi mọc răng, thường bị chảy dãi nhiều. Nếu không lau thường xuyên sẽ tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn phát triển gây kích ứng da.

Biểu hiện: Các nốt mẩn có màu hồng hoặc hơi đỏ, li ti, chỉ nổi cục bộ ở một vùng quanh miệng phần da quanh miệng của bé bị khô, bong tróc nhưng không có mủ, không có thêm các triệu chứng khác.

Nguyên nhân bé bị mẩn đỏ ở miệng
Bé có thể bị nổi mẩn đỏ do vệt sữa, nước bọt hoặc đồ dùng không đảm bảo

1.2. Nguyên nhân do bệnh lý

1.2.1. Bệnh về da quanh miệng

Một số bệnh về da xảy ra ở vùng da quanh miệng bé mà mẹ cần lưu ý như:

1 – Bệnh chốc lở: Là bệnh nhiễm trùng do liên cầu hoặc tụ cầu khuẩn gây ra. Bệnh lây khi bé tiếp xúc với vết chốc hoặc khăn, quần áo, đồ dùng của người bệnh. Biểu hiện thường gặp là: Vùng da quanh miệng hồng hoặc đỏ, xuất hiện những nốt mẩn có thể ngứa hoặc không, sau phát triển thành mụn nước hoặc mụn mủ nhưng nhanh vỡ rồi đóng vảy.

Nguyên nhân do bệnh lý
Bệnh chốc lở khiến bé bị nổi mẩn đỏ quanh miệng

2 – Bệnh nấm miệng: Nấm miệng là tình trạng viêm da do nấm men ký sinh và phát triển trên da gây nổi mẩn đỏ quanh miệng đi kèm với các biểu hiện: phần da ở góc miệng khô nứt, lưỡi, bên trong má và môi của bé xuất hiện những mảng trắng dày, khó làm sạch,…

3 – Bệnh chàm sữa: Chàm sữa là một vấn đề về da rất phổ biến ở bé và thường do cơ địa nhạy cảm hoặc tác động của môi trường gây kích ứng. Khi bị chàm sữa, bé có biểu hiện: các nốt mẩn đỏ li ti bắt đầu từ hai bên má rồi lan xuống miệng, cổ,… sau vài ngày phát triển thành mụn nước rồi vỡ ra, đóng vảy, gây ngứa, khô, nứt da.

Chàm sữa khiến bé bị nổi mẩn đỏ quanh miệng
Chàm sữa khiến bé bị nổi mẩn đỏ quanh miệng

1.2.2. Bệnh tay – chân – miệng

Tay – chân – miệng rất hay gặp ở bé do nhóm virus đường ruột Enterovirus là “thủ phạm”. Bệnh lây qua nước bọt, nước mũi khi hắt hơi, ho, thường xảy ra vào khoảng tháng 3 – 5 và khoảng tháng 8 – 9, có khả năng lây nhiễm nhanh.

Biểu hiện:

  • Biểu hiện trên da: xuất hiện những nốt mẩn đỏ, bọng nước ở khoang miệng, vùng da quanh miệng, lòng bàn tay, chân,…
  • Biểu hiện khác: sốt 38 – 39 độ C, đau họng, mệt mỏi, bỏ ăn,…
Các vết mẩn đỏ quanh miệng do bệnh tay - chân - miệng
Các vết mẩn đỏ quanh miệng do bệnh tay – chân – miệng

1.2.3. Thủy đậu lan lên vùng da quanh miệng

Nếu bị thuỷ đậu, bé có thể bị mẩn đỏ ở miệng kèm theo các biểu hiện khác như phát ban, mụn nước có dịch trắng, ngứa ngáy, sốt, mệt mỏi,… Nguyên nhân là do bé bị nhiễm virus Varicella Zoster, thường lây qua tiếp xúc hoặc qua giọt bắn từ người đang mắc. Thuỷ đậu có khả năng lây nhiễm cao, có thể gây biến chứng về não, phổi cho bé.

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm hay gặp ở bé vào thời tiết nồm ẩm
Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm hay gặp ở bé vào thời tiết nồm ẩm

2. Làm gì khi bé bị mẩn đỏ ở miệng?

Với mỗi nguyên nhân sẽ có cách chăm sóc khác nhau, mẹ cần xác định rõ tình trạng của bé để có biện pháp chăm sóc và xử lý phù hợp nhất nhé.

2.1. Khi bé nổi mẩn do các nguyên nhân thông thường

Trường hợp này các nốt mẩn không gây nguy hiểm, sẽ tự hết sau vài ngày đến 1 tuần chăm sóc. Mẹ chỉ cần:

  • Vệ sinh vùng da quanh miệng cho bé bằng khăn khô đa năng và nước ấm, nhất là khi bé ăn hoặc ti xong.
  • Tiệt trùng các đồ dùng trước khi cho bé ăn, ti sữa. Nên sử dụng nước rửa chuyên dụng cho bé, ưu tiên thành phần thiên nhiên an toàn, lành tính.
  • Dưỡng ẩm da bé bằng các sản phẩm có thành phần lành tính, dịu nhẹ, dùng cho bé sơ sinh. Chú ý chỉ bôi ở các vùng da xung quanh miệng, không để kem dây vào trong miệng bé.
  • Cắt móng tay cho bé 1 lần/tuần để hạn chế để bé cào, gãi làm tổn thương da gây nhiễm trùng.
  • Sử dụng nước giặt chuyên dụng để giặt quần áo, chăn gối, khăn tắm của bé
Sử dụng nước giặt xả chuyên dụng để giặt quần áo, khăn, chăn,... cho bé mẹ nhé!
Sử dụng nước giặt xả chuyên dụng để giặt quần áo, khăn, chăn,… cho bé mẹ nhé!

Khi nào mẹ cần đưa bé đi bác sĩ? Nếu tình trạng mẩn đỏ ở miệng bé không được cải thiện hoặc lan rộng hơn, bé quấy khóc, mất ngủ, bỏ ăn,… mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

2.2. Khi bé bị một số bệnh về da quanh miệng

Với các bệnh lý về da quanh miệng, mẹ áp dụng cách chăm sóc dưới đây để bé khỏi nhanh, tránh biến chứng mẹ nhé!

2.2.1. Bệnh chốc lở

Khi bé bị chốc lở, mẹ cho bé đi khám bác sĩ để được chỉ định thuốc phù hợp. Cùng với đó, mẹ cần chú ý:

  • Vệ sinh: Rửa vùng da quanh miệng bé bằng khăn sạch và nước muối sinh lý 1 lần/ngày.
  • Giữ vệ sinh đồ dùng: Giặt khăn mặt, gối, khăn trải giường, quần áo,… của bé hàng ngày và không cho bé dùng chung quần áo với người khác để tránh lây nhiễm.
  • Cắt móng tay cho bé: Cắt móng và hạn chế để bé cào, gãi vết thương, tránh nhiễm trùng.
  • Tránh lây nhiễm: Chốc lở dễ lây từ vị trí tổn thương lan sang vùng da khác hoặc lây cho người khác. Mẹ hạn chế cho bé tiếp xúc với mọi người xung quanh, nhớ đeo găng tay khi bôi thuốc và rửa tay kỹ sau đó nhé.
Hạn chế cho bé ra ngoài chơi khi bị chốc lở
Hạn chế cho bé ra ngoài chơi khi bị chốc lở

Lưu ý: Các triệu chứng chốc lở sẽ giảm trong vòng 7 – 10 ngày và không để lại sẹo nếu mẹ chăm sóc đúng cách và dùng thuốc cho bé theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu sau 10 ngày, tình trạng không cải thiện, nặng hơn hoặc tái lại nhiều lần, mẹ cho bé tái khám để được bác sĩ kiểm tra lại mẹ nhé!

2.2.2. Bệnh nấm miệng

Mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau khi bé bị nấm miệng ở thể nhẹ, tình trạng nấm mới xuất hiện:

  • Rơ lưỡi: Rơ lưỡi cho bé hằng ngày từ 1 – 2 lần và trước bữa ăn ít nhất 30 phút bằng gạc sạch và nước muối sinh lý. Nên thao tác nhẹ nhàng và tuyệt đối không dùng mật ong để rơ lưỡi nếu bé dưới 1 tuổi
  • Vệ sinh đồ dùng: Rửa sạch và khử trùng các đồ dùng của bé như bình bú, núm ti,… Giặt chăn gối, khăn mặt của bé hằng ngày, giữ vệ sinh đồ chơi và không để bé đưa lên miệng.
  • Hạn chế đưa tay lên miệng: Tránh để bé dùng tay cào, gãi hoặc mút tay trong thời gian bị nấm

Lưu ý: Bệnh nấm miệng có thể được cải thiện sau 1 – 2 tuần. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn hoặc bé bỏ ăn, mất ngủ,… mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ sớm.

Rơ lưỡi cho bé thường xuyên khi bé bị mẩn đỏ do nấm mẹ nhé!
Rơ lưỡi cho bé thường xuyên khi bé bị mẩn đỏ do nấm mẹ nhé!

2.2.3. Bệnh chàm sữa

Chàm sữa có thể tự khỏi sau 1 – 3 tuần tùy vào cơ địa và sức đề kháng của mỗi bé. Cách chăm sóc bé bị chàm sữa tương tự với bé bị chốc lở. Ngoài ra, mẹ cần dưỡng ẩm cho bé bằng sản phẩm có thành phần tự nhiên, ưu tiên chứa thành phần dưỡng ẩm cao cấp từ dầu dừa, bơ hạt mỡ, tinh dầu Inca inchi,… Mẹ tránh chọn sản phẩm chứa corticoid, prednisolone, methylprednisolone,… vì dễ gây kích ứng, ảnh hưởng xấu đến bé.

Lưu ý: Nếu thấy vùng da quanh miệng sưng đỏ nghiêm trọng, có dấu hiệu viêm, có mủ, bé bỏ ăn, mất ngủ,… mẹ nên đưa bé đến khám bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị kịp thời

2.3. Khi bé bị tay – chân – miệng

Nếu bé nhà mình có biểu hiện mắc bệnh tay chân miệng, mẹ cần:

  • Đưa bé đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa sớm nhất có thể
  • Sát trùng khoang mũi, miệng của bé bằng nước muối sinh lý 0,9%
  • Vệ sinh cẩn thận cơ thể bé và bôi dung dịch Betadin lên các nốt mẩn, mụn nước, để tránh bội nhiễm vi khuẩn
  • Hạn chế đưa bé ra ngoài, đến nơi đông người. Khử trùng đồ chơi, vật dụng trong nhà hàng ngày

Lưu ý: Trường hợp bé sốt cao, co giật hoặc có triệu chứng bất thường, mẹ nên liên lạc ngay với bác sĩ hoặc đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất.

Đưa bé đến khám bác sĩ nếu có biểu hiện bất thường
Đưa bé đến khám bác sĩ nếu có biểu hiện bất thường

2.4. Khi bé bị thủy đậu lan lên vùng da quanh miệng

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm nên mẹ cần hạn chế để bé tiếp xúc với người khác, nên đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị dứt điểm. Cùng với đó, mẹ áp dụng các biện pháp sau để giúp bé chóng hồi phục:

  • Tránh gió, tránh nước để vết mẩn không lây lan rộng
  • Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, chất liệu mát, thấm hút mồ hôi tốt như cotton, lanh,…
  • Dùng riêng đồ dùng cá nhân, khăn gối và thay giặt thường xuyên cho bé
  • Cắt móng tay cho bé 1 tuần/lần để hạn chế móng tay bé làm xước các nốt mẩn gây viêm nhiễm.

Lưu ý: Nếu bé có biểu hiện bất thường, sốt cao, nhiễm trùng, xuất huyết,… mẹ nên đưa ngay bé đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Mẹ cắt móng tay cho bé thường xuyên 1 lần/tuần
Mẹ cắt móng tay cho bé thường xuyên 1 lần/tuần

Mẹ xem thêm: 

Cách xử lý bé bị mẩn đỏ quanh mắt hiệu quả

Mẹ cần chú ý 4 điều sau khi bé uống sữa công thức bị mẩn đỏ quanh miệng

4. 5 lưu ý khi bé bị mẩn đỏ ở miệng

Khi bé bị mẩn đỏ ở miệng, mẹ lưu ý những điều sau:

  • Không tự ý dùng thuốc: Trước khi cho bé dùng bất cứ loại thuốc bôi hay thuốc uống nào, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước. Cẩn thận khi bôi vùng gần miệng để tránh dây vào miệng bé.
  • Cho bé uống đủ nước: Nên bổ sung đủ 1.5l nước mỗi ngày (bao gồm cả những món dạng nước như sữa, canh,…) để giữ độ ẩm cho da, tăng sức đề kháng. Với bé đang bú mẹ, mẹ cho bé bú nhiều hơn bình thường 1 – 2 cữ/ngày mẹ nhé!
  • Tăng cường sức đề kháng: Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ nhất là rau xanh, các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C như: súp lơ, rau bina, cam, dâu tây,…
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé, nhất là rau xanh
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé, nhất là rau xanh

Hy vọng rằng, bài viết trên đã giúp mẹ có thêm thông tin về nguyên nhân và cách chăm sóc khi bé bị mẩn đỏ ở miệng. Nếu còn băn khoăn, mẹ hãy để lại bình luận ở bên dưới để được hỗ trợ mẹ nhé!

Ngày nay, thời đại công nghệ càng tiên tiến và phát triển nên các app trò chơi cho bé 2 tuổi, app học cho bé 2 tuổi càng đa dạng, phong phú. Việc cho bé tiếp xúc với công nghệ thông minh từ sớm có khá nhiều mặt tích cực nhằm nâng cao tri thức và phát triển trí tuệ của bé. Cùng Góc của mẹ khám phá những tựa game tốt nhất cho bé 2 tuổi nhé.

1. App trò chơi cho bé 2 tuổi Miễn phí

1.1. Thành Phố Của Bé Gấu Trúc

Trò chơi Thành phố của bé Gấu Trúc dành cho bé 2 tuổi
Trò chơi Thành phố của bé Gấu Trúc dành cho bé 2 tuổi
  • Đánh giá người dùng: 4/5
  • Lượt tải: Hơn 1 triệu lượt
  • Thể loại: Giáo dục
  • Dung lượng: 170MB
  • Thiết bị hỗ trợ: Các thiết bị ios và android

Thành phố của bé Gấu Trúc là phần mềm cho bé 2 tuổi với mục đích giáo dục, với giao diện là một thành phố sôi động với 6 tòa nhà để bé khám phá. Bé có thể dành cả ngày ở rạp chiếu phim sang trọng hoặc thỏa sức mua sắm ở siêu thị. Khám phá mọi ngóc ngách của thành phố với vô số niềm vui dành cho bé. Điều này giúp bé có thể tự vui chơi, tò mò và học hỏi nhiều hơn nữa mẹ nhé! Đây là một loại game cho bé 2 tuổi mẹ không thể bỏ qua!

Mẹ có thể tải tại đây: Link

1.2. Phiêu lưu tới vùng đất Tư Duy

Trò chơi Phiêu lưu tới vùng đất Tư Duy- trò chơi cho bé 2 tuổi trên điện thoại
Trò chơi Phiêu lưu tới vùng đất Tư Duy- trò chơi cho bé 2 tuổi trên điện thoại
  • Đánh giá người dùng: 4.4/5
  • Lượt tải: Hơn 1 triệu lượt
  • Thể loại: Giáo dục
  • Dung lượng: 39MB
  • Thiết bị hỗ trợ: Các thiết bị IOS và Android

Phiêu lưu tới vùng đất Tư Duy là một trong những game giải câu đố, phần mềm vừa học vừa chơi cho bé miễn phí, rèn luyện IQ tốt nhất hiện nay trên thiết bị di động. Mỗi một khu vực trên mảnh đất này đều có những câu đố thú vị. Các câu đố này nhằm giúp trẻ phát triển suy luận logic, kỹ năng toán học, trí tuệ không gian cũng như trí nhớ và khả năng tập trung. Là một app trò chơi cho bé 2 tuổi mang đến nhiều kỹ năng, tư duy tính toán và tăng cường trí nhớ lâu hơn cho bé.

Mẹ có thể tải tại đây: Link

1.3. Toddler Puzzles for Kids

Trò chơi Toddler Puzzles for Kids dành cho bé 2 tuổi
Trò chơi Toddler Puzzles for Kids dành cho bé 2 tuổi
  • Đánh giá người dùng: 4.6/5
  • Lượt tải: Hơn 1 triệu lượt
  • Thể loại: Giáo dục
  • Dung lượng: 54MB
  • Thiết bị hỗ trợ: Các thiết bị IOS và Android

Nếu mẹ muốn tìm một game vừa chơi vừa học cho bé hãy chọn Toddler Puzzles for Kids- app trò chơi dành cho trẻ em 2 tuổi. Các câu đố trong trò chơi bé cải thiện kỹ năng nhận thức và vận động, rất quan trọng trong sự phát triển của bé. Trong khi chơi, bé mới biết đi học tên của nhiều loài động vật khác nhau, cá, thức ăn, khủng long và nhiều hơn nữa.

Mẹ có thể tải tại đây: Link

1.4. Algorithm City: Coding Game

Trò chơi Algorithm City: Coding Game dành cho bé 2 tuổi
Trò chơi Algorithm City: Coding Game dành cho bé 2 tuổi
  • Đánh giá người dùng: 4.3/5
  • Lượt tải: Hơn 100 nghìn lượt
  • Thể loại: Câu đố
  • Dung lượng: 13MB
  • Thiết bị hỗ trợ: Các thiết bị IOS và Android

Algorithm City: Coding Game là game trí tuệ cho bé 2 tuổi đam mê lập trình và các thuật toán. Đây là một trò chơi đầy sự sáng tạo dạy cho bé những điều cơ bản về lập trình và thuật toán. Việc học viết mã code không chỉ nâng cao các kỹ năng về kỹ thuật mà còn giúp bé xây dựng tư duy logic và sáng tạo. Bé sẽ hiểu được các khái niệm cơ bản về mã hóa như: giải trình tự lệnh, chức năng và vòng lặp, bằng cách thu thập vàng và cấp độ giải quyết. Algorithm City: Coding Game là một app trò chơi cho bé 2 tuổi đầy thú vị sẽ giúp bé có các kỹ năng mềm như giải quyết vấn đề, kiên nhẫn,…

Mẹ có thể tải tại đây: Link

1.5. ABC Kids – Tracing & Phonics

Trò chơi ABC Kids - Tracing & Phonics- game cho bé 2 tuổi
Trò chơi ABC Kids – Tracing & Phonics- game cho bé 2 tuổi
  • Đánh giá người dùng: 4.3/5
  • Lượt tải: Hơn 10 triệu lượt
  • Thể loại: Giáo dục
  • Dung lượng: 35MB
  • Thiết bị hỗ trợ: Các thiết bị IOS và Android

ABC Kids – Tracing & Phonics là một phần mềm học cho bé 2 tuổi miễn phí để giúp bé học ngữ âm và dấu vết chữ của bảng chữ cái. Bé cũng có thể học từ vựng và bảng chữ cái tiếng Anh đơn giản chỉ bằng cách làm theo các gợi ý. Vừa một phần mềm học tiếng anh, vừa là một app trò chơi cho bé 2 tuổi cực kì thú vị và hấp dẫn. ABC Kids có giao diện được tích hợp các hình ảnh sinh động, ngộ nghĩnh về hoa quả và các loài động vật, giúp kích thích niềm yêu thích học tập của bé.

Mẹ có thể tải tại đây: Link

1.6. Khan Academy Kids

Trò chơi Khan Academy Kids dành cho bé 2 tuổi
Trò chơi Khan Academy Kids dành cho bé 2 tuổi
  • Đánh giá người dùng: 4.3/5
  • Lượt tải: Hơn 1 triệu lượt
  • Thể loại: Giáo dục 
  • Dung lượng: 155MB
  • Thiết bị hỗ trợ: Các thiết bị IOS và Android

Khan Academy Kids là một trong những app cho trẻ em với mục đích giáo dục tốt nhất hiện nay. Thông qua sự dẫn dắt của những con vật thông minh, đáng yêu, bé sẽ có thể học hỏi được các kỹ năng như đọc, viết hay giải quyết vấn đề bằng cách vẽ, kể chuyện cùng nhiều hoạt động vui nhộn khác. Ngoài ra, ứng dụng hay cho bé 2 tuổi này còn mang đến một bộ sưu tập sách và video để bé có thể thưởng thức bất cứ khi nào.

Mẹ có thể tải tại đây: Link

1.7. PAW Patrol Rescue World

Trò chơi PAW Patrol Rescue World dành cho bé 2 tuổi
Trò chơi PAW Patrol Rescue World dành cho bé 2 tuổi
  • Đánh giá người dùng: 4.2/5
  • Lượt tải: Hơn 10 triệu lượt
  • Thể loại: Thông thường
  • Dung lượng: 40MB
  • Thiết bị hỗ trợ: Các thiết bị IOS và Android

PAW Patrol Rescue World là một trò chơi cho bé 2 tuổi trên điện thoại của nhà phát hành Budge Studios. Được tạo ra để mang lại niềm vui cho các game thủ nhí và kích thích sự sáng tạo và lòng tốt của bé. 

Vì được thiết kế dành riêng cho bé, PAW Patrol Rescue World cực kỳ an toàn và mang tính giáo dục cao, gắn liền với các hoạt động vui nhộn. PAW Patrol hiện là app trò chơi cho bé 2 tuổi được các bà mẹ săn đón nhiều nhất. 

Mẹ có thể tải tại đây: Link

1.8. Coloring Games – App Trò chơi cho bé 2 tuổi trên điện thoại

Trò chơi Coloring Games dành cho bé 2 tuổi
Trò chơi Coloring Games dành cho bé 2 tuổi
  • Đánh giá người dùng: 4.1/5
  • Lượt tải: Hơn 10 triệu lượt
  • Thể loại: Giáo dục
  • Dung lượng: 18.5MB
  • Thiết bị hỗ trợ: Các thiết bị IOS và Android

Coloring Games là cuốn sách vẽ, game trí tuệ cho bé 2 tuổi, có hơn 750 trang màu để bé học và là nơi ngập tràn những công cụ vẽ tranh và tô màu vui vẻ, đầy tính sáng tạo để bé vui chơi trên máy tính bảng hay smartphone. Điều này, sẽ phát triển khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng và vẽ của bé nhà. Coloring Games là một app trò chơi cho bé 2 tuổi mang lại trải nghiệm tập tô màu hoàn toàn miễn phí, sống động cho bé.

Mẹ có thể tải tại đây: Link

1.9. PBS KIDS Video – App trò chơi cho bé 2 tuổi đầy tính giáo dục

Trò chơi PBS KIDS Video dành cho bé 2 tuổi
Trò chơi PBS KIDS Video dành cho bé 2 tuổi
  • Đánh giá người dùng: 4.1/5
  • Lượt tải: Hơn 10 triệu lượt
  • Thể loại: Giáo dục 
  • Dung lượng: 37MB
  • Thiết bị hỗ trợ: Chỉ dành cho IOS

Một trò chơi vui nhộn cho bé, có thể xem các tập và video đầy đủ về các chương trình PBS KIDS yêu thích của bé. Phát trực tuyến các video miễn phí, các tập đầy đủ của phim hoạt hình giáo dục yêu thích của bé. Ngoài ra, PBS còn giúp cho bé giải trí vui vẻ cùng với các bài học cuộc sống và nội dung giáo dục luôn có sẵn với chương trình chất lượng. 

Mẹ có thể tải tại đâyLink

1.10. Balloon Pop – App trò chơi cho Bé 2 tuổi nổi tiếng

Trò chơi Balloon Pop dành cho bé 2 tuổi
Trò chơi Balloon Pop dành cho bé 2 tuổi
  • Đánh giá người dùng: 4.4/5
  • Lượt tải: Hơn 10 triệu lượt
  • Thể loại: Game thông thường
  • Dung lượng: 17MB
  • Thiết bị hỗ trợ: Các thiết bị IOS và Android

Balloon Pop là game cho bé 2 tuổi trở lên, một trò chơi popping bóng cổ điển dành cho bé nhà, với đồ họa đầy màu sắc, động vật dễ thương và nhiều bối cảnh khác nhau. Bé có thể học tiếng Anh, hoặc luyện từ vựng bằng 10 ngôn ngữ khác nhau. 

Thậm chí, mẹ có thể điều chỉnh tốc độ và kích thước của bóng bay ở cấp độ phù hợp với kỹ năng của bé. Balloon Pop có sự kết hợp màu sắc hoàn hảo, vì vậy không khó hiểu khi tựa game này có tới hơn 10 triệu lượt tải xuống. 

Mẹ có thể tải tại đây: Link

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

2. Ứng dụng trò chơi cho bé 2 tuổi Có tính phí

2.1. Monkey Preschool Lunchbox – App trò chơi cho bé 2 tuổi cực hay

Trò chơi Monkey Preschool Lunchbox dành cho bé 2 tuổi
Trò chơi Monkey Preschool Lunchbox dành cho bé 2 tuổi
  • Đánh giá người dùng: 4,5/5 
  • Chi phí sở hữu: 45.000 VNĐ
  • Lượt tải: Hơn 1 triệu lượt
  • Thể loại: Giáo dục
  • Dung lượng: 7MB
  • Thiết bị hỗ trợ: Chỉ dành cho IOS

Monkey Preschool Lunchbox là một sự lựa chọn khá lý tưởng cho mẹ trong việc giúp bé kết hợp giữa việc giải trí và học tập. Game mang đến những trò chơi vui nhộn vừa thu hút sự chú ý, lại giúp bé học thêm nhiều điều mới lạ và bổ ích. 

Đây là một app trò chơi cho bé 2 tuổi trở lên. Với tất cả 7 trò chơi khác nhau để dạy trẻ em về màu sắc, chữ, đếm, sự khác biệt, và phù hợp. Bé sẽ được đồng hành và trải nghiệm những màn chơi cùng người bạn khỉ nhỏ vô cùng đáng yêu.

Mẹ có thể tải: Tại đây

2.2. Toca Doctor HD – App trò chơi cho Bé 2 tuổi

Trò chơi Toca Doctor HD dành cho bé 2 tuổi
Trò chơi Toca Doctor HD dành cho bé 2 tuổi
  • Đánh giá người dùng: 4,5/5 
  • Chi phí sở hữu: Khoảng 100.000 VNĐ
  • Lượt tải: Hơn 1 triệu lượt
  • Thể loại: Giáo dục
  • Dung lượng: 20.8 MB
  • Thiết bị hỗ trợ: Chỉ dành cho IOS

Toca Doctor là một app cho trẻ em, giới thiệu cho bé về nghề y và cơ thể con người đồng thời tạo niềm vui bằng các trò chơi nhỏ sáng tạo. Bé sẽ được vào vai bác sĩ thú y với nhiệm vụ là chăm sóc cho các loài động vật dễ thương đang bị ốm. 

Nếu bé gặp khó khăn trong một trò chơi, bé có thể chuyển sang trò chơi tiếp theo mà không cần hoàn thành và xóa đi cảm giác nhàm chán. Bé sẽ học được những điều mới trong khi hoàn thành những trò chơi thú vị.

Mẹ có thể tải: Tại đây

3. Những lưu ý khi cho bé dùng điện thoại/máy tính bảng.

Lưu ý khi cho bé 2 tuổi sử dụng điện thoại/ máy tính bảng
Lưu ý khi cho bé 2 tuổi sử dụng điện thoại/ máy tính bảng
  • Không cho bé sử dụng thiết bị thông minh quá sớm: Theo thông tin từ hiệp hội Nhi Khoa Hoa Kỳ đăng trên Trang chuyên sức khỏe – VTV. Bé dưới 2 tuổi không nên thường xuyên tiếp xúc với điện thoại hoặc máy tính bảng. Trẻ em ở độ tuổi này đang khó có thể theo dõi và hiểu được các chi tiết xuất hiện trên các thiết bị này.
  • Quản lý thời gian dùng thiết bị của trẻ: Mẹ có thể toàn quyền quyết định thời gian sử dụng phù hợp cho bé, nhờ chức năng báo thức giờ sử dụng và giờ nghỉ ngơi. Các chuyên gia khuyến nghị không sử dụng điện thoại ít nhất một giờ trước khi đi ngủ. Vì vậy, mẹ hãy cân nhắc để bé sử dụng điện thoại vào buổi tối. 
  • Chú ý khoảng cách từ mắt bé đến thiết bị: Mẹ nên quan sát bé thường xuyên khi cho bé mượn điện chơi phải đặt ở khoảng cách vừa đủ giữ cách xa ít nhất 30cm. Vì vậy, nếu khi tiếp xúc gần với màn hình trong thời gian dài thì sẽ bị đau mắt. Cho bé thời gian nghỉ ngơi cho mắt thường xuyên từ 30 đến 40 phút một lần nhé mẹ.

Trên đây, Góc của mẹ đã gợi ý một số app trò chơi cho bé 2 tuổi và những trò chơi vui nhộn cho bé 2 tuổi rất bổ ích và hiệu quả. Hy vọng mẹ và bé nhà sẽ có nhiều thời gian chơi vui vẻ với nhau nhé.

Mẹ đọc thêm: 

16 hoạt động vui chơi giúp phát triển toàn diện cho bé 2 tuổi

Bé 2 tuổi phát triển như thế nào

hăm tã lâu ngày không khỏi khiến mẹ lo lắng, không biết có nguy hiểm không và làm sao để con nhanh khỏi. Tất tật băn khoăn của mẹ sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, mẹ theo dõi nhé!

Chăm sóc và vệ sinh đúng cách  giúp cải thiện hăm tã cho bé tại nhà.
Chăm sóc và vệ sinh đúng cách  giúp cải thiện hăm tã cho bé tại nhà.

1. Bé bị hăm tã bao lâu phụ thuộc vào mức độ hăm

Bé bị hăm tã bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa của bé, cách chăm sóc của mẹ, và đặc biệt là mức độ hăm tã.

Có tất cả 5 cấp độ hăm tã, Góc của mẹ đã tổng hợp lại những biểu hiện và thời gian khỏi để mẹ tiện theo dõi dưới đây:

1.1. Hăm tã cấp độ 1

Cấp độ 1 là cấp độ nhẹ nhất trong 5 cấp độ hăm tã. Ở cấp độ này, trên da bé có những biểu hiện khá mờ nhạt, mẹ cần chú ý kỹ hơn một chút mới nhận ra được đó ạ:

  • Vùng da mặc tã (mông, bẹn, hậu môn,…) ửng hồng hơn so với vùng da khác
  • Da bé khô ráo, không có dấu hiệu ẩm ướt.

Khi bé bị hăm cấp độ 1, chỉ cần mẹ chú ý vệ sinh và chăm sóc đúng cách, sau 2 – 3  ngày da con sẽ trở về bình thường.

Vùng da bé bị hăm tã có màu hồng nhạt, da hơi khô.
Vùng da bé bị hăm tã có màu hồng nhạt, da hơi khô.

1.2. Hăm tã cấp độ 2

Hăm tã cấp độ 1 nếu không được chăm sóc đúng cách, bé sẽ chuyển sang hăm tã cấp độ 2 sau khoảng 2 – 3 ngày. Ở cấp độ này, biểu hiện của bé rõ ràng hơn:

  • Vùng da bị hăm có màu hồng rõ rệt và lan rộng hơn, nằm rải rác hơn.
  • Xuất hiện mụn nhỏ li ti màu đỏ, gây ngứa ngáy
  • Bé ngứa ngáy và thi thoảng đưa tay lên gãi.

Khi bị hăm tã cấp độ 2, nếu mẹ chăm sóc đúng cách bé sẽ khỏi sau khoảng 3 – 5 ngày.

Vùng da bị hăm ửng hồng rõ rệt và lan rộng, cùng với một vài nốt mụn nhỏ.
Vùng da bị hăm ửng hồng rõ rệt và lan rộng, cùng với một vài nốt mụn nhỏ.

1.3. Bé bị hăm tã cấp độ 3

Cấp độ 3 là cấp độ hăm tã trung bình. Bé sẽ có những biểu hiện như:

  • Vùng da bị hăm lan rộng, màu đỏ sậm.
  • bé ngứa nhiều hơn.
  • Các mụn nước, nốt sần mọc rải rác.

Nếu mẹ chăm sóc đúng cách kết hợp với dùng sản phẩm hỗ trợ xử lý hăm tã, da bé sẽ trở lại bình thường sau 5 – 7 ngày.

Hăm tã cấp độ 3 khiến vùng da bị hăm có màu đỏ sậm rõ rệt và các nốt sần rải rác.
Hăm tã cấp độ 3 khiến vùng da bị hăm có màu đỏ sậm rõ rệt và các nốt sần rải rác.

1.4 Bé bị hăm tã cấp độ 4

Nếu hăm tã cấp độ 3 không được chăm sóc và điều trị kịp thời sẽ rất nhanh chóng chuyển sang cấp độ 4 – nổi mẩn và chuyển biến nặng.

  • Vùng da bị hăm tổn ửng đỏ rõ rệt, tập trung thành vùng lớn, có thể bị sưng.
  • Mụn nước xuất hiện dày đặc, có thể xuất hiện mụn mủ, nốt sần.
  • Bé đau, ngứa ngáy khó chịu nên hay quấy khóc, đặc biệt khi mẹ thay tã hoặc vệ sinh vùng mặc tã.

Cấp độ này dễ viêm nhiễm gây biến chứng nguy hiểm cho bé. Mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để được tư vấn sử dụng thuốc phù hợp. Bé sẽ khỏi sau 1 – 2 tuần.

Vùng da hăm xuất hiện những vệt đỏ dài, dày đặc cùng những nốt sần, mụn mủ dày đặc.
Vùng da hăm xuất hiện những vệt đỏ dài, dày đặc cùng những nốt sần, mụn mủ dày đặc.

1.5 Bé bị hăm tã cấp độ 5

Hăm tã cấp độ 4 sẽ chuyển sang cấp độ 5 – cấp độ nặng nhất sau khoảng 3 – 7 ngày nếu mẹ chăm sóc sai cách. Lúc này, vùng da bị hăm đã bị viêm nhiễm nặng hơn với biểu hiện:

  • Các thương tổn tiếp tục lan rộng khắp vùng quấn tã, tổng thương sâu hơn.
  • Mụn nước bị vỡ, có biểu hiện lở loét, sưng viêm, mụn mủ,…
  • Bé quấy khóc thường xuyên, mất ngủ, bỏ ăn, có thể bị sốt nhẹ (38 độ C).

Mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được kê thuốc phù hợp, bé sẽ khỏi sau 3 – 4 tuần.

Vùng da bị hăm đỏ sẫm lại, tập trung thành vùng lớn kèm những mụn mủ.
Vùng da bị hăm đỏ sẫm lại, tập trung thành vùng lớn kèm những mụn mủ.

Kết luận

  • Với hăm tã cấp độ 1, 2, 3: Ở các cấp độ hăm tã từ nhẹ – trung bình, mẹ hoàn toàn có thể chăm sóc cho bé tại nhà. Về bản chất, hăm tã chỉ là vấn đề ngoài da, không phải bệnh gây nguy hiểm cho bé. Hiểu da con và bình tĩnh chăm sóc, vệ sinh đúng cách, da con sớm mịn màng trở lại nhanh chóng.
  • Với hăm tã cấp độ 4, 5: Cấp độ này hăm tã đã chuyển biến nặng, có thể để lại thâm, sẹo lồi,… Mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được điều trị đúng cách và kịp thời.

2. Nguyên nhân bé bị hăm tã lâu ngày không khỏi

Bé bị hăm tã lâu ngày không khỏi là do mẹ chăm sóc bé chưa đúng cách thôi ạ. Mẹ để ý xem mình có mắc phải sai lầm nào ở dưới không mẹ nhé!

2.1. Mẹ không thay tã thường xuyên (3 – 4h/lần) cho bé

Phân và nước tiểu để lâu là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, kết hợp với sự bí bách, ẩm ướt khi mặc tã sẽ khiến bé khó chịu và lâu khỏi hăm tã hơn.

Để đảm bảo vùng da bị hăm của bé luôn sạch sẽ và khô thoáng, mẹ nên thay tã cho bé mỗi 3 – 4 tiếng/lần, không đóng tã lâu hơn 4 tiếng! Ngoài ra, nếu thấy bé đi ị, mẹ cần thay tã ngay cho bé mẹ nhé!

Thời gian lý tưởng để thay tã cho bé là 3 - 4 tiếng/ lần.
Thời gian lý tưởng để thay tã cho bé là 3 – 4 tiếng/ lần.

2.2. Tã quá chật hoặc chứa thành phần có hại cho bé

Khi đóng tã quá chật, tã sẽ cọ xát vào da bé gây tổn thương nặng hơn cho vùng da bị hăm, khiến hăm tã nặng hơn. Ngoài ra, da bé khi bị hăm rất yếu ớt. Nếu mẹ sử dụng tã kém chất lượng, chứa các thành phần như độc hại như: Clo, chất tạo mùi thơm tổng hợp, dioxin,… bé có thể bị kích ứng gây hăm tã nặng hơn.

Đóng tã thoáng khí, mềm mại, thấm hút tốt giúp ngăn ngừa hăm tã ở bé nhỏ.
Đóng tã thoáng khí, mềm mại, thấm hút tốt giúp ngăn ngừa hăm tã ở bé nhỏ.

2.3. Bé bị hăm tã nặng

Bé bị hăm tã ở cấp độ nặng (cấp độ 4, 5) nếu không được mẹ đưa đi khám bác sĩ và sử dụng thuốc phù hợp, bé sẽ bị hăm tã dai dẳng, lâu khỏi. Hoặc nếu bé bị hăm tã nặng, đã dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhưng mẹ không chăm sóc đúng cách sẽ khiến hăm tã kéo dài đấy ạ!

2.4. Bé bị nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn

Vùng da được tã bao bọc như bộ phận sinh dục, hậu môn, mông và đùi của bé thường ẩm ướt hơn các vùng xung quanh. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ và giữ thông thoáng, các vi khuẩn, nấm này sẽ phát triển, gây kích ứng, viêm nhiễm da và khiến hăm da càng lâu khỏi.

2.5. Sử dụng sản phẩm không phù hợp trên vùng da bị hăm

Khi bé bị hăm tã, nếu mẹ sử dụng các loại nước tắm, kem bôi da kém chất lượng, chứa các thành phần gây kích ứng như paraben, chất lưu hương hoá học,… sẽ khiến bé bị kích ứng và hăm tã nặng hơn.

Ngoài ra, một số bố mẹ sử dụng phấn rôm lên vùng da bị hăm của con với hi vọng giúp bé khô thoáng, nhanh khỏi, nhưng cách làm này hoàn toàn sai lầm. Phấn rôm chứa các hạt bột mịn gây bít tắc lỗ chân lông, khiến bé dễ bị viêm, hăm tã kéo dài hơn đấy ạ!

Sử dụng phấn rôm, nước tắm, kem bôi không rõ nguồn gốc có thể khiến hăm da lâu ở bé khỏi hơn.
Sử dụng phấn rôm, nước tắm, kem bôi không rõ nguồn gốc có thể khiến hăm da lâu ở bé khỏi hơn.

3. Bé bị hăm tã lâu ngày không khỏi, mẹ cần làm gì?

3.1. Đưa bé đi khám bác sĩ

Khi hăm tã nặng (cấp độ 4, 5) kéo dài trên 2 tuần, da đỏ sậm, sần sùi, xuất hiện nhiều mụn mủ, mọng nước,… mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được tư vấn và sử dụng loại thuốc phù hợp.

Việc đưa bé đi khám kịp thời giúp bé nhanh khỏi hăm tã hơn, đồng thời ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm, nhiễm trùng cho bé.

Mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ khi hăm tã kéo dài trên 2 tuần với nhiều mụn nước, lở ngứa…
Mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ khi hăm tã kéo dài trên 2 tuần với nhiều mụn nước, lở ngứa…

3.2. Chăm sóc bé đúng cách

Cùng với việc sử dụng thuốc theo tư vấn của bác sĩ, mẹ cần chăm sóc vùng da hăm tã đúng cách để bé nhanh khỏi hơn. 4 bí kíp cho mẹ đây ạ!

  • Thay tã thường xuyên: Cứ khoảng 3 – 4 giờ mẹ thay tã cho bé một lần và thay ngay khi bé đi ị. Thay tã thường xuyên giúp vùng kín của bé luôn sạch sẽ, hạn chế hăm da, viêm da.
  • Vệ sinh vùng da mặc tã sau mỗi lần thay tã: Sau khi tháo tã cũ ra, mẹ cần vệ sinh vùng da mặc tã thật sạch sẽ bằng khăn ướt có thành phần kháng khuẩn, dưỡng ẩm cao cấp. Mẹ đợi khoảng 3 – 5 phút để mông bé khô hẳn trước khi mặc tã mới, bé sẽ thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều.
  • Giảm thời gian mặc bỉm cho bé: Giảm thời gian đóng bỉm giúp mông bé được “thở”, khô thoáng và nhanh khỏi hơn. Tốt nhất, mẹ chỉ đóng bỉm cho bé vào buổi tối hoặc khi ra ngoài, thời gian còn lại mẹ cho mông bé “nude” mẹ nhé!
  • Sử dụng bỉm thấm hút tốt, chống thấm ngược: Tã càng nhiều hạt SAP  cao cấp thì khả năng thấm hút càng tốt. Hạt SAP có khả năng hấp thụ lượng chất lỏng gấp 30 lần trọng lượng của nó, sau khi hút nước sẽ chuyển sang dạng gel chống thấm ngược, giúp mông bé khô thoáng, nhanh khỏi hăm tã hơn.
Mẹ lựa chọn loại bỉm thấm hút tốt cho bé mẹ nhé!
Mẹ lựa chọn loại bỉm thấm hút tốt cho bé mẹ nhé!

3.3. Kết hợp sản phẩm hỗ trợ xử lý vết hăm cho bé

Để hăm tã nhanh chóng được cải thiện, ngoài việc vệ sinh và chăm sóc thông thường, mẹ nên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm xử lý hăm tã cho bé.

Lưu ý quan trọng cho mẹ: Với tình trạng hăm tã lâu ngày không khỏi, mẹ cần thận trọng trong việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ xử lý hăm. Nếu con đang dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc vùng da bị hăm đã có vết thương hở, mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng sản phẩm này nhé!

3.3.1. Kem hăm tã

Các loại kem hăm tã thông thường có tác dụng giúp kháng viêm, giảm ngứa, sát trùng vùng da bị hăm. Đồng thời, các loại kem này sẽ tạo một màng bảo vệ, giúp giữ ẩm da, ngăn cản các vi khuẩn, nấm từ môi trường ngoài xâm nhập vào da bé.

Một số loại kem hăm tã được sử dụng rộng rãi mẹ có thể tham khảo như: Bepanthen, Sudocrem, Bubchen, Weleda…

Một số loại kem hăm tã có thể khiến bít tắc lỗ chân lông, trơn nhờn, dính quần áo khi bôi.
Một số loại kem hăm tã có thể khiến bít tắc lỗ chân lông, trơn nhờn, dính quần áo khi bôi.

Tuy nhiên, khi sử dụng kem bôi hăm tã, mẹ cân nhắc một số nhược điểm sau:

  • Khó khăn trong việc xác định liều lượng sử dụng
  • Không tiện lợi khi dùng trên vùng da rộng
  • Một số loại kem gây trơn nhờn, bít tắc lỗ chân lông, dính quần áo, khó rửa sạch bằng nước
  • Thao tác bôi bằng ngón tay có thể gây nhiễm chéo giữa các vùng da…

3.3.2. Xịt xử lý hăm tã

Xịt hăm tã có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa hăm, mẩn đỏ, mụn nhọt trên da, đồng thời tái tạo làn da, giữ ẩm và dưỡng da. So với sản phẩm dạng bôi, xịt hăm tã có nhiều ưu điểm như:

  • Định liều chính xác mỗi lần xịt
  • Dễ dàng và nhanh chóng bao phủ vùng da lớn
  • Không gây nhiễm chéo giữa các vùng da và từ tay mẹ qua da bé
  • Không làm bé đau khi sử dụng giống như dạng bôi
Xịt hăm tã là một trong những lựa chọn hàng đầu giúp mẹ cải thiện hăm tã cho bé.
Xịt hăm tã là một trong những lựa chọn hàng đầu giúp mẹ cải thiện hăm tã cho bé.

Một số loại xịt xử lý hăm da phổ biến, chất lượng mẹ tham khảo: Skin Expert Mamamy, TiO-II GooGoo, Curash Baby Care…

Lưu ý: Da của bé rất nhạy cảm với yếu tố bên ngoài, mẹ ưu tiên chọn những sản phẩm có thành phần thiên nhiên để an toàn và dịu nhẹ với da bé mẹ nhé!

KHĂN ƯỚT MAMAMY – CHỦ ĐỘNG NGỪA HĂM, CHĂM TỪNG KẼ NGÁCH

Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!

  • Thành phần ngừa hăm được cấp bằng sáng chế Mỹ
  • Thành phần kháng khuẩn được WHO chỉ định dùng cho viêm nướu

Ba mẹ chủ động ngừa hăm cho con, chăm sóc con an toàn tới từng kẽ ngách.

Chắc hẳn mẹ đã rất sốt ruột, lo lắng khi con bị hăm tã lâu ngày không khỏi. Tuy nhiên, về bản chất, hăm tã chỉ là vấn đề ngoài da mà thôi, không phải bệnh gây nguy hiểm đến sức khỏe của con. Hiểu da con và loại bỏ các tác nhân gây hăm tã da bé sẽ mịn màng trở lại sớm thôi ạ. Nếu gặp khó khăn trong quá trình chăm sóc bé bị hăm tã, mẹ để lại câu hỏi ở dưới để được hỗ trợ mẹ nhé!

Chúc mừng bé của mẹ được 2 tháng tuổi. Giai đoạn tiếp theo sẽ có thêm nhiều điều mới mẻ lắm đây. Chăm sóc bé sơ sinh 2 tháng tuổi khác gì so với giai đoạn trước? Có cần lưu ý thêm điều gì không? Thực ra, mỗi bé đều có những đặc điểm khác nhau và chỉ có mẹ là hiểu con nhất thôi. Mẹ cứ giữ tinh thần thật thoải mái mẹ nhé. Góc của mẹ sẽ hỗ trợ thêm cho mẹ qua bài viết dưới đây.

Chăm sóc bé sơ sinh 2 tháng tuổi không khó như mẹ nghĩ
Chăm sóc bé sơ sinh 2 tháng tuổi không khó như mẹ nghĩ

1. Sự phát triển của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Bé sơ sinh 2 tháng tuổi có sự thay đổi đáng kể về cả chiều cao, cân nặng, trí não và giác quan,… Mẹ quan sát để hiểu con hơn nè!

1.1. Bé tăng cân và chiều cao “kha khá” đó mẹ!

Theo tiêu chuẩn WHO, ở tháng tuổi thứ 2, bé sơ sinh tăng khoảng 0,7 – 1,2 kg cân nặng và 2 – 6cm chiều cao so với tháng đầu tiên:

  • Cân nặng trung bình: 4,0 – 5,4 kg với bé gái và 4.3 – 6kg với bé trai..
  • Chiều cao trung bình: 54.4 – 59.2 cm với bé trai và 55.5- 60.7 cm với bé gái.

Bé không tăng cân, không tăng chiều cao sau 2 tháng là dấu hiệu bé suy dinh dưỡng, chậm tăng trưởng. Mẹ cần liên hệ chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn chăm sóc tốt nhất.

Bé 2 tháng tuổi tăng cân nặng và chiều cao đáng kể so với tháng đầu tiên
Bé 2 tháng tuổi tăng cân nặng và chiều cao đáng kể so với tháng đầu tiên

1.2. Trí não phát triển mạnh mẽ

Bé 2 tháng tuổi bắt đầu tò mò, nhận biết và chú ý đến những gì bé nghe hay nhìn thấy được. Khi mẹ trò chuyện với bé, bé có phản ứng phấn khích, cười thoải mái thành tiếng, đạp chân tay và bộc lộ cảm xúc rất rõ ràng.

1.3. Giác quan

Bé chưa biết nói nhưng đã nghe rõ, nhìn rõ và phân biệt được màu sắc trong khoảng cách 30 cm. Bé bắt đầu thích “hóng chuyện”, mở to mắt quan sát, chú ý lắng nghe và hướng về phía giọng nói của mẹ hay những âm thanh khác xung quanh.

1.4. Thời gian ngủ

Bé ngủ ít hơn so với giai đoạn trước đó, giảm từ 16 – 18 tiếng xuống còn 14 – 16 giờ/ngày. Thời gian bé ngủ kéo dài, gấp đôi so với mẹ, nhưng mẹ an tâm nhé! Lúc bé ngủ là lúc cơ thể bé phát triển mạnh mẽ nhất đó ạ!

Bé 2 tháng tuổi bắt đầu biết “hóng chuyện” rồi mẹ ạ
Bé 2 tháng tuổi bắt đầu biết “hóng chuyện” rồi mẹ ạ

Để bé phát triển toàn diện, mẹ cần nắm vững những nguyên tắc chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi như sau:

2. Dinh dưỡng cho bé 2 tháng tuổi

Bé sơ sinh tăng cân, tăng chiều cao theo từng ngày. Để bé đạt chuẩn cân nặng và chiều cao, dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn đầu đời cực kỳ quan trọng.

Trong một ngày, bé 2 tháng tuổi cần ăn 450 – 600 ml sữa mẹ. Dạ dày bé còn nhỏ, không thể chứa nhiều thức ăn cùng một lúc. Vì thế, mẹ cần chia nhỏ lượng sữa bé ăn trong ngày thành nhiều bữa. Mẹ không cho bé ăn nhiều hơn nhu cầu hiện tại của con vì dễ gây rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, nôn trớ, trào ngược dạ dày…

Tổng lượng sữa trong ngày 450 – 600 ml
Lượng sữa một lần ăn 60 – 90ml / lần
Số lần ăn trong ngày 5 – 7 lần / ngày
Thời gian bú sữa 20 – 30 phút / lần.

Nếu mẹ thiếu sữa, mẹ có thể tìm hiểu thêm: Cách gọi sữa về nhanh chóng. Mẹ cũng có thể cho bé uống thêm sữa công thức để bé không bị đói mẹ nhé!

Mẹ không cho bé ăn sữa nhiều hơn nhu cầu của bé.
Mẹ không cho bé ăn sữa nhiều hơn nhu cầu của bé.

3. Chăm sóc giấc ngủ cho bé

Bé 2 tháng tuổi ngủ 14 – 16 giờ mỗi ngày. Để giúp bé dần quen với nhịp ngày đêm, mẹ chia thời gian ngủ cho bé ít hơn vào ban ngày, nhiều hơn vào ban đêm.

  • Ban ngày: Bé ngủ khoảng 4 – 8 tiếng chia thành 3 – 4 giấc rải rác trong ngày. Ngủ nhiều hơn sẽ khiến bé khó ngủ vào ban đêm, bé dễ quấy khó khiến cả nhà mình đều mất ngủ theo đó.
  • Ban đêm: Bé ngủ 8 – 10 tiếng. Mẹ cho bé bú no trước khi đi ngủ.  Ban đêm bé bất chợt quấy khóc có thể vì đói hoặc vì tã ướt làm bé khó chịu không ngủ được. Mẹ chỉ cần cho bé bú sữa hoặc thay tã cho bé. Sau khi được no bụng và sạch sẽ, bé sẽ lại chìm vào giấc ngủ nhanh chóng.

Với bé ăn sữa công thức, buổi đêm, trước khi đi ngủ, mẹ pha sẵn sữa cho bé, đậy nắp kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu bé có nhu cầu ăn vào giữa đêm, mẹ hâm nóng sữa với nước ấm 50 – 60 độ C để không cần phải tốn thời gian giữa đêm lọ mọ pha sữa cho con nữa.

Mẹ chỉ sử dụng sữa bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trong vòng 24 giờ. Sữa pha lâu bị lên men, hư hỏng, có mùi lạ, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bé, gây đau bụng, tiêu chảy,…

Mẹ cho bé 2 tháng tuổi ngủ ít hơn vào ban ngày, nhiều hơn vào ban đêm.
Mẹ cho bé 2 tháng tuổi ngủ ít hơn vào ban ngày, nhiều hơn vào ban đêm.

Mẹ lưu ý:

  • Giữ không gian ngủ thoải mái cho bé: Giống như mẹ, bé ngủ ngon hơn khi không gian thoải mái, yên tĩnh, ít ánh sáng. Mẹ không để bé nằm ngủ gần cửa sổ, tắt đèn và giữ nhiệt độ phòng khoảng 28 độ C, không quá nóng hay quá lạnh.
  • Chọn chất liệu chăn gối mềm mại: Chăn gối mềm mại giúp bé cảm thấy ấm áp, an toàn hơn, êm ái hơn, tạo cảm giác như đang ở trong bụng mẹ. Mẹ ưu tiên lựa chọn chăn gối chất liệu vải cotton, chất liệu có nguồn gốc tự nhiên, vải sinh học như: vải lông cừu, tencel, cotton lụa, cotton Pol,…
Chất liệu chăn gối mềm mại không làm đau da bé, giúp bé ngủ ngon hơn.
Chất liệu chăn gối mềm mại không làm đau da bé, giúp bé ngủ ngon hơn.

4. Vệ sinh cho trẻ 2 tháng tuổi

Bé 2 tháng tuổi không bám bẩn và ra mồ hôi nhiều như mẹ. Mẹ chỉ cần tắm cho bé 2 – 3 lần/ tuần và chú ý giữ vệ sinh mắt, mũi, miệng hàng ngày cho con.

4.1. Tắm cho bé 2 tháng tuổi

Bé 2 tháng tuổi có hệ miễn dịch non yếu nên rất dễ bị nhiễm lạnh. Mẹ cần chuẩn bị sẵn khăn khô bản to, quấn vừa cả người bé để ủ ấm cho bé sau khi tắm.

Mẹ dùng nước ấm khoảng 37 – 40 độ C để tắm cho bé. Đây là nhiệt độ tương đương với thân nhiệt 36,8 – 37, 3 độ C của bé. Nước lạnh hơn dễ làm bé bị cảm, sốt; nước nóng gây kích ứng, mẩn đỏ và đau rát da bé.

Cách tắm cho bé: Mẹ tắm cho bé theo thứ tự từ trên xuống dưới, để mặt và đầu bé làm quen với nước trước, sau đó là cổ, vai, thân người, mông, tay chân. Chú ý những vùng da bám bẩn và mồ hôi như vùng da dưới cánh tay, sau tai, các kẽ quanh cổ và trong khu vực quấn tã mẹ nhé!

Sau khi tắm, mẹ lau khô người và quấn khăn để giữ ấm cho bé. Sau khoảng 15 – 20 phút, khi thân nhiệt bé ổn định, mẹ mở khăn và mặc tã, quần, áo bao tay, bao chân cho con.

Mẹ ưu tiên chọn những sản phẩm tắm gội thiên nhiên, vừa dưỡng ẩm, vừa kháng khuẩn, làm sạch và bảo vệ da con tốt nhất.

Mẹ tắm cho bé 2 tháng tuổi với nước ấm để bé không bị cảm lạnh.
Mẹ tắm cho bé 2 tháng tuổi với nước ấm để bé không bị cảm lạnh.

4.2. Vệ sinh mắt, mũi, miệng cho bé.

Mắt, mũi, miệng bé là những vùng niêm mạc mỏng manh, ẩm ướt, dễ cáu bẩn, dễ bị vi khuẩn tấn công gây viêm kết mạc, viêm mũi, ngạt mũi, tưa lưỡi,… Mẹ dùng nước muối sinh lý vệ sinh mắt mũi miệng hàng ngày để bảo vệ các giác quan cho con:

  • Vệ sinh mắt: 2 -3 lần/ ngày vào buổi sáng, tối và sau khi tắm. Nếu bé có nhiều gỉ mắt, mắt có ghèn vàng, khó mở; mẹ nhẹ nhàng rửa mắt cho bé bất cứ khi nào gỉ mắt xuất hiện mẹ nhé!
  • Vệ sinh mũi: 1 – 2 lần/ ngày vào mỗi buổi sáng và sau khi tắm. Mẹ không vệ sinh mũi cho bé nhiều hơn vì độ ẩm tự nhiên trong mũi sẽ bị rửa trôi, làm mũi bé khô rát và khó thở.
  • Vệ sinh miệng: 2 lần/ ngày, trước khi bé ăn ít nhất 30 phút hoặc sau khi bé ăn xong 1 giờ. Rơ lưỡi gần bữa ăn dễ làm bé bị nôn trớ, trào ngược dạ dày đấy ạ.

Mẹ tham khảo cụ thể cách vệ sinh mắt, mũi, miệng cho bé qua bài viết: Cách vệ sinh mắt mũi miệng cho trẻ sơ sinh

Mẹ dùng nước muối sinh lý vệ sinh mắt mũi miệng hàng ngày 
Mẹ dùng nước muối sinh lý vệ sinh mắt mũi miệng hàng ngày 

Bên cạnh việc giữ gìn sạch mắt, mũi, miệng cho bé; mẹ cần chú ý tiếp xúc, trò chuyện với bé đúng cách để các giác quan của con được phát triển tốt nhất. Cùng theo dõi tiếp mẹ nhé!

5. Tiếp xúc với trẻ giúp phát triển giác quan

Không chỉ chiều cao, cân nặng; giác quan bé 2 tháng tuổi cũng đang lớn và phát triển theo từng ngày. Những chăm sóc, tiếp xúc nhỏ hàng ngày của mẹ sẽ giúp các giác quan của bé phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện hơn.

5.1. Kỹ năng cầm nắm đồ vật

Cầm nắm trực tiếp đồ vật giúp bé phát triển trí não và xúc giác tốt hơn. Bé dần cảm nhận, phân biệt rõ các vật cứng, mềm, nóng hay lạnh và khám phá mọi thứ bằng chính đôi tay của mình.

Với bé 2 tháng tuổi, bé bắt đầu có phản xạ xòe tay và nắm chặt tay khi tiếp xúc với đồ vật. Tuy vậy, mẹ đừng vội cho bé tự cầm nắm đồ chơi, gấu bông,… Tay bé còn yếu, bé chưa giữ được đồ vật đâu mẹ ạ. Thay vào đó, mẹ cho bé nắm ngón tay mẹ khi bé bú, khi mẹ trò chuyện với con. Bé nắm tay mẹ sẽ cảm thấy an toàn, bớt chông chênh, da kề da gắn bó với mẹ nhiều hơn.

Bé 2 tháng tuổi bắt đầu biết cầm nắm đồ vật.
Bé 2 tháng tuổi bắt đầu biết cầm nắm đồ vật.

5.2. Khứu giác

Bé sơ sinh 2 tháng tuổi rất nhạy cảm với mùi hương. Bé biết dùng khứu giác, cảm nhận mùi hương để phân biệt rõ người lạ và người quen. Mùi hương lạ khiến bé cảm thấy sợ hãi, không an toàn. Bé có phản ứng quấy khóc, đạp chân, khó đi vào giấc ngủ.

Mũi bé trong giai đoạn này còn non yếu, dễ kích ứng với mùi hoá chất. Mẹ không dùng nước hoa, mỹ phẩm có mùi nồng, chứa hương liệu hóa học, cũng hạn chế giặt quần áo cho bé bằng sản phẩm giặt xả có mùi nồng mẹ nhé!

Bé 2 tháng tuổi phân biệt người lạ nhờ mùi hương.
Bé 2 tháng tuổi phân biệt người lạ nhờ mùi hương.

5.3. Thị giác

Bé sơ sinh 2 tháng tuổi biết quan sát những vật ở trước mắt, biết phân biệt và bị thu hút bởi đồ vật có màu sắc sặc sỡ: màu đỏ, vàng, xanh,… Đây là thời điểm phù hợp để mẹ bắt đầu cho bé làm quen với tranh ảnh ảnh, đồ chơi nữa đó ạ!

Các chuyên gia khuyến khích mẹ sử dụng đồ chơi treo nôi cho bé. Mẹ ưu tiên lựa chọn loại có nhiều họa tiết; gam màu cơ bản, tươi sáng như: xanh dương, vàng, đỏ. Ngoài ra, các bộ treo nôi có chuyển động, có âm thanh sẽ giúp bé thích thú quan sát, lắng nghe, từ đó phát triển thị giác, thính giác và cả trí thông minh của con.

Mẹ lưu ý: Bé 2 tháng tuổi luôn hướng mắt lên trên để quan sát xung quanh. Mẹ không để để bóng đèn chiếu thẳng vào mắt bé, không đặt bé gần cửa sổ lúc giữa trưa để bé không bị chói và đau mắt mẹ nhé!

Bé sơ sinh 2 tháng tuổi thích quan sát mọi vật xung quanh
Bé sơ sinh 2 tháng tuổi thích quan sát mọi vật xung quanh

5.4. Thính giác

Bé 2 tháng tuổi nghe được các âm thanh xung quanh rất rõ ràng. Bé biết “hóng chuyện”, nghe mẹ nói và đáp trả bằng tiếng cười hoặc những cái đá chân, đá tay rất thích thú. Thời gian này, bé thích nhất là được nói chuyện với mẹ đấy mẹ ạ.

Giao tiếp với mẹ giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ. Bé nhanh biết nói và thông minh hơn. Mẹ nói chuyện với bé bằng cách gọi tên con và dùng những câu đơn, câu ngắn đơn giản. Vừa nói chuyện, mẹ vừa nhìn thẳng vào mặt bé. Bé sẽ cố gắng trả lời mẹ bằng những âm thanh a e không thành lời. Mẹ đừng ngắt lời bé hay quay đi chỗ khác mẹ nhé!

Mẹ lưu ý: Bé còn nhỏ nên rất dễ giật mình bởi những tiếng động lớn, bất ngờ; nhất là khi bé ngủ. Mẹ tránh để bé ở gần cửa sổ nhiều xe cộ đi lại, tránh tiếng còi xe và không mở nhạc lớn trong phòng ngủ của con.

Mẹ nói chuyện với con để bé phát triển khả năng ngôn ngữ.
Mẹ nói chuyện với con để bé phát triển khả năng ngôn ngữ.

6. Vacxin cho trẻ sơ sinh ở tuần thứ 8

Tiêm chủng vacxin đầy đủ là biện pháp an toàn để bảo vệ con yêu khỏi nhiều căn bệnh nguy hiểm như uốn ván, ho gà, viêm phổi, lao, viêm gan B… Theo trung tâm tiêm chủng vacxin Việt Nam VNVC, bé 2 tháng tuổi cần được tiêm đầy đủ 3 loại vacxin sau:

Sau khi tiêm vacxin, mẹ cần chú ý theo dõi bé tại nhà trong vòng ít nhất 24 giờ. Bé sau tiêm có biểu hiện quấy khóc, sốt nhẹ dưới 39 độ C là bình thường mẹ nhé. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể bé đang sinh miễn dịch, bé đáp ứng tốt với vacxin. Mẹ không tự ý dùng thuốc hạ sốt cho bé khi không có hướng dẫn của bác sĩ.

Trong một số trường hợp, sau khi tiêm vacxin, mẹ cần nhanh chóng đưa bé tới bệnh viện khi bé có dấu hiệu sau:

  • Sưng tấy tại chỗ tiêm hoặc sốt kéo dài quá 1 ngày.
  • Sốt co giật.
  • Sốt trên 39 độ C.
  • Bé bỏ bú, tím tái khó thở.

Mẹ tham khảo thêm về lịch tiêm chủng cho bé: Tại đây

Tiêm vacxin là biện pháp bảo vệ sức khỏe bé yêu.
Tiêm vacxin là biện pháp bảo vệ sức khỏe bé yêu.

7. Lưu ý khi chăm sóc bé sơ sinh 2 tháng tuổi

Bé sơ sinh 2 tháng tuổi có cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch non yếu. Bé thường bị mẩn đỏ do một số vấn đề như: Hăm tã, mụn sữa, viêm da cơ địa, rôm sảy, phát ban… Đây là vấn đề ngoài da phổ biến, hầu hết đều tự khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần nếu mẹ biết chăm sóc bé tại nhà đúng cách:

  • Vệ sinh da bé sạch sẽ: Vệ sinh da bé sạch sẽ giúp bảo vệ bé khỏi bụi bẩn và vi khuẩn gây bệnh. Mẹ thay tã cho bé ngay khi tã ướt, tắm cho bé với nước ấm,tránh chà xát mạnh làm tổn thương da bé mẹ nhé!
  • Chọn quần áo thoáng mát cho bé: Quần áo thoáng mát mềm mại, chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt giúp bé dễ chịu hơn, thoải mái cử động. Mẹ không chọn quần áo chật, cọ xát da bé, làm các vết mẩn đỏ khó lành hơn.
  • Giữ không gian sạch sẽ thoáng mát: Môi trường nóng bức, ngột ngạt làm bé tiết mồ hôi nhiều, dẫn tới rôm sảy, mẩn đỏ. Nhiệt độ phòng tối ưu cho bé là khoảng 28 độ C. Mẹ đừng quên giữ nhà cửa khô ráo, tránh ẩm ướt tạo điều kiện cho muỗi phát triển và tấn công da bé.
Bé nổi mẩn đỏ sẽ tự hết nếu mẹ biết chăm sóc đúng cách
Bé nổi mẩn đỏ sẽ tự hết nếu mẹ biết chăm sóc đúng cách

Các tổn thương da là nơi vi khuẩn dễ dàng tiếp cận và tấn công bé, gây viêm loét, nhiễm trùng,… Để bảo vệ sức khỏe cho con, mẹ đưa bé đến khám bác sĩ khi thấy bé mẩn đỏ kèm các dấu hiệu sau:

  • Mẩn đỏ không cải thiện sau 5 ngày dù mẹ đã áp dụng các biện pháp chăm sóc như trên.
  • Bé mẩn đỏ kèm sốt trên 38,5 độ C.
  • Mẩn đỏ kèm loét, chảy mủ.
  • Bé biếng ăn, bỏ bú.
  • Bé mệt mỏi, ngủ li bì, khó đánh thức.

Mẹ tìm hiểu kĩ hơn về nguyên nhân và cách chăm sóc bé mẩn đỏ trong từng trường hợp qua bài biết: Bé bị nổi mẩn đỏ và cách xử lý dứt điểm

Chăm sóc bé sơ sinh 2 tháng tuổi không khó đâu mẹ ạ. Chỉ cần mẹ bình tĩnh, hiểu da bé và nắm vững các quy tắc trên, bé sẽ lớn nhanh và phát triển khỏe mạnh. Nếu còn băn khoăn, mẹ hãy để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Bình sữa là một trong những vật dụng không thể thiếu trong những năm tháng đầu đời của con. Mẹ nghe được rất nhiều lời khuyên về việc lựa chọn chất liệu bình sữa cho con, cũng như với rất nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như hiện nay khiến mẹ phân vân không biết nên lựa chọn thế nào, nên dùng bình sữa thủy tinh hay nhựa an toàn hơn. 

Theo các chuyên gia, mẹ dùng bình thủy tinh sẽ an toàn hơn vì không làm rò rỉ các hóa chất độc hại khi pha sữa cho con,  cũng khó trầy xước hơn. Từ đó hạn chế khả năng vi khuẩn làm ổ trong các vết xước, nứt, bởi nếu chúng bị hòa vào sữa và bé bú phải, sức khỏe và hệ tiêu hóa của con sẽ bị ảnh hưởng.

Nên dùng bình nhựa hay bình thủy tinh là nỗi băn khoăn của nhiều mẹ bỉm sữa
Nên dùng bình nhựa hay bình thủy tinh là nỗi băn khoăn của nhiều mẹ bỉm sữa

1. Giúp mẹ so sánh bình sữa thủy tinh và bình nhựa

Trên thị trường có rất nhiều kiểu dáng, chất liệu, thương hiệu bình sữa khác nhau khiến mẹ phân vân suy nghĩ không biết chọn cái nào, đặc biệt là giữa bình thủy tinh và bình nhựa – 2 chất liệu phổ biến nhất hiện nay. Mẹ hãy theo dõi phép so sánh nhỏ dưới đây để hiểu rõ hơn về từng loại bình sữa nhé!

1.1. Bình sữa thủy tinh

Bình sữa thủy tinh là loại bình sữa quen thuộc của nhiều mẹ, được ưa chuộng sử dụng phổ biến từ xưa. Nhưng khi bình nhựa xuất hiện, đã có thời gian bình sữa được làm bằng chất liệu thủy tinh bị lãng quên. Cách đây hơn 2 năm, sự kiện các nhà khoa học phát hiện ra rằng nhựa sinh học và nhựa thường đều độc hại đã làm chấn động giới mẹ bỉm, bởi dù bình sữa có được làm bằng nhựa sinh học thì vẫn có khả năng giải phóng các chất độc hại cho sức khỏe bé. Từ đó tới nay, bình thủy tinh đang dần lấy lại tình cảm trong mọi hội nhóm của mẹ bỉm năm trở lại đây.

Bình sữa thủy tinh đang dần trở lại thành xu hướng của thế giới
Bình sữa thủy tinh đang dần trở lại thành xu hướng của thế giới

Ưu điểm:

  • Chất liệu an toàn, không bị biến chất: Thủy tinh tinh khiết không chứa hóa chất, không bám mùi. Khi sử dụng lâu dài, bình thủy tinh không bị biến chất bởi nhiệt độ cao. Mẹ yên tâm về độ an toàn khi dùng loại chất liệu bình sữa này cho bé.
  • Dễ vệ sinh, làm sạch: So với bình nhựa, bình thủy tinh dễ dàng làm sạch hơn do thành bình trơn láng hơn, protein và chất béo có trong sữa mẹ không thể bám chắc vào thành bình nên mẹ có thể thao tác rửa bình nhanh hơn nhiều so với bình nhựa. Mẹ chỉ cần rửa khoảng 2 phút là bình đã sạch kin kít rồi đó mẹ ạ!
  • Chịu nhiệt tốt: Bình sữa thủy tinh chịu nhiệt rất tốt nên mẹ thoải mái pha sữa, đun sôi, dùng máy tiệt trùng bình cho con. Bình thủy tinh có thể chịu được nhiệt độ cao hơn bình nhựa.
  • Giữ nguyên được mùi vị sữa: bình thủy tinh không có mùi như bình nhựa do chất liệu này không giải phóng ra một loại chất hóa học nào sau nhiều lần vệ sinh và đun sôi. Nhờ đó, mùi vị sữa sẽ được giữ nguyên, bé thoải mái bú mà không bị mùi vị lạ làm ảnh hưởng đến khứu giác và vị giác.

Nhược điểm:

  • Giá thành đắt hơn: Sản xuất một bình sữa thủy tinh sẽ tốn kém hơn về chi phí nguyên liệu và thời gian hơn do quy trình sản xuất thủy tinh cần chi tiết và tỉ mỉ, tinh xảo hơn, chất liệu này cũng đắt hơn nhựa.
  • Màu sắc và hình dáng không đa dạng: Về độ đa dạng màu sắc, hình dáng, bình thủy tinh có ít sự lựa chọn hơn hẳn so với bình nhựa.
  • Bình thủy tinh nặng hơn: So với nhựa, bình thủy tinh chắc chắn sẽ nặng hơn. Với đặc tính này, mẹ gần như phải giúp bé cầm bình để bú sữa trong thời gian sơ sinh. Tuy nhiên, hiện nay đã có những thương hiệu sản xuất bình sữa thủy tinh siêu nhẹ để mẹ lựa chọn dùng cho bé, bé vẫn có thể tự cầm bình tập bú
  • Dễ vỡ: Đây cũng chính là “rào cản” lớn nhất của mẹ khi cân nhắc lựa chọn bình thủy tinh cho bé. Bình thủy tinh khi rơi từ một độ cao nhất định sẽ rất dễ vỡ, những mảnh vỡ thủy tinh khá nguy hiểm, có thể khiến mẹ bị thương trong quá trình thu dọn. Ngoài ra, với những bé mới tự bú bình cũng khiến mẹ lo lắng về chuyện bình nặng gây khó khăn cho con. Tuy nhiên, với dây chuyền sản xuất ngày càng hiện đại, nhiều thương hiệu lớn đã khắc phục nhược điểm này. Bình thủy tinh hiện nay có khối lượng siêu nhẹ, có khi chỉ bằng quả táo thôi mẹ ạ. Bình cũng bền hơn, rơi không bị vỡ, mẹ an tâm cho con tu ti.

An toàn của con vẫn là ưu tiên hàng đầu mẹ nhỉ! Dù có một vài nhược điểm nhưng bình thủy tinh đáp ứng hoàn toàn về tiêu chí an toàn tuyệt đối với sức khỏe của bé yêu. Đây cũng là lý do mà bình thủy tinh vẫn luôn luôn có “chỗ đứng” trong giỏ đồ cho bé của các mẹ bỉm hiện đại ngày nay.

1.2. Bình sữa nhựa

Bình sữa nhựa ra đời sau bình thủy tinh nhưng lại phổ biến và thông dụng hơn với mẹ bỉm do tính tiện lợi mà nó đem lại. Bình nhựa lên ngôi ở khoảng thời gian bình nhựa sinh học được làm ra và Tuy nhiên, bình sữa nhựa có thật sự tiện lợi và an toàn với bé không?

Bình sữa nhựa tuy có nhiều ưu điểm tiện lợi nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ
Bình sữa nhựa tuy có nhiều ưu điểm tiện lợi nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Ưu điểm:

  • Dễ dàng tìm mua: Bình sữa nhựa rất phổ biến trên thị trường, vậy nên mẹ hoàn toàn dễ dàng mua được ở mọi cửa hàng, tạp hóa, siêu thị.
  • Giá thành rẻ hơn: Bình nhựa được sản xuất từ nguyên liệu có giá thành rẻ hơn do dễ tìm kiếm hơn. Ngoài ra, thời gian sản xuất nhựa cũng nhanh hơn do không cần độ tinh xảo, tỉ mỉ như thủy tinh. Chính vì vậy, chi phí cho một bình nhựa cũng ít tốn kém hơn thủy tinh.
  • Bé dễ dàng tự cầm bình bú: Bình nhựa có khối lượng khá nhẹ, bé hoàn toàn có thể cầm, giữ bình để tự uống sữa.
  • Không lo rơi vỡ: Bình nhựa không bị vỡ khi rơi, mẹ hoàn toàn yên tâm để bé cầm bình ti sữa .

Nhược điểm:

  • Bình nhựa thông thường có khả năng giải phóng chất độc hại khi gặp nhiệt độ cao: Cách đây 2 năm, các nhà khoa học đã nghiên cứu và công bố một tin “chấn động” rằng: nhựa sinh học làm từ xenlulo và tinh bột thậm chí cũng có khả năng giải phóng như nhựa thông thường. Ngoài ra, có những sản phẩm dán nhãn là không chứa BPA (bisphenol-A) – chất độc bị cấm dùng trong đồ nhựa, nhưng thực chất, chất này đã được thay bằng các thành phần tương tự là BPS (bisphenol-S)BPF (bisphenol-F).

Hai chất này cũng có hóa chất độc hại tương tự như BPA và cũng có khả năng giải phóng các chất độc hại vào sữa ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa và cơ thể con.  Chính vì vậy, có thể khẳng định bình sữa nhựa hiện nay hầu như đều có khả năng giải phóng nhiều hóa chất khi gặp nhiệt độ cao (từ 70 độ C), không an toàn với bé đâu mẹ ạ!

  • Khó làm sạch, dễ bám mùi: Chất bẩn và các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ đọng lại trong bình nhựa rất khó để làm sạch do chất liệu này dễ bị xước khi cọ rửa. Những vị trí có vết xước ấy tạo nên môi trường cho vi khuẩn sinh sôi gây bệnh. Bé sẽ gặp phải những vấn đề tiêu hóa, đường ruột nếu vô tình uống phải sữa hòa tan các vi khuẩn này, vì vậy mẹ sẽ gần như phải thay mới cho bé nếu bình xước quá nhiều đó ạ!
  • Chịu nhiệt kém, khó tiệt trùng: Khi đun nóng để tiệt trùng bình hoặc nhiệt độ nước pha sữa trong bình quá nóng (từ 70 độ C trở lên), các chất độc hại có trong bình như BPA giải phóng ra, hòa tan vào sữa ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé nếu mẹ sử dụng trong một thời gian dài.
  • Độ bền kém bình thủy tinh: So với bình thủy tinh, bình nhựa có vòng đời thấp hơn hẳn do các nguy cơ giải phóng chất độc hại trong quá trình sử dụng. Mẹ phải thay bình cho bé sau khoảng 2-4 tháng sử dụng thay vì 6 tháng-1 năm như bình thủy tinh..

Phần lớn mẹ bỉm vẫn sử dụng bình nhựa do nó có giá thành rẻ, tiện lợi, có nhiều kiểu dáng để lựa chọn cũng như có thể mua bất cứ lúc nào cần. Tuy nhiên, theo như các nhà nghiên cứu đã chứng minh, dù là bình nhựa thông thường làm từ dầu, hay bình sinh học làm bằng các nguyên liệu như xenlulo và tinh bột cũng có khả năng giải phóng chất độc hại khi sử dụng.

Nếu mẹ dùng bình nhựa cho bé, sức khỏe của bé không được đảm bảo mà số tiền mẹ phải bỏ ra để giải quyết các vấn đề sức khỏe của bé sau này cũng rất nhiều. Chính vì vậy, mẹ cân nhắc thật kỹ trước khi chọn bình sữa cho bé nhé ạ! An toàn của con luôn là ưu tiên số 1 phải không mẹ?

Mẹ theo dõi bảng tổng hợp dưới đây để so sánh đặc tính của hai loại chất liệu bình sữa mẹ nhé!

Bình sữa thủy tinh Bình sữa nhựa
Chất liệu Không chứa hóa chất độc hại Có chứa các hóa chất
Vệ sinh Dễ vệ sinh Khó vệ sinh
Mùi sữa Giữ nguyên được mùi sữa Sữa có mùi lạ
Khả năng tương thích với máy hút sữa Tương thích Tương thích
Độ bền Dùng được lâu dài nhưng khả năng rơi , đổ vỡ cao Phải thay thế sau một thời gian sử dụng (4-6 tháng), do dễ bám cặn bẩn, bám mùi, dễ xước,…
Khả năng chịu nhiệt Tốt hơn Kém hơn
Giá Khoảng 100 – 200.000 đồng Khoảng 50 – 100.000 đồng
Cân nặng Nặng hơn Nhẹ hơn
Các yếu tố khác
  • Nặng, dễ vỡ nên chỉ thích hợp dùng ở nhà
  • Phù hợp với mẹ có nhiều thời gian để chăm sóc con
  • Nhẹ, dễ mang theo bên mình khi đi xa nhà
  • Sử dụng được trong mọi trường hợp

2. Nên dùng bình sữa thủy tinh hay nhựa sẽ an toàn nhất cho con?

Dựa trên bảng so sánh trên, bình thủy tinh chiếm ưu thế hơn hẳn so với bình nhựa nhờ số ưu điểm vượt trội. Bình không chứa hóa chất độc hại  và chịu nhiệt rất tốt, không có khả năng giải phóng các chất độc hại ra thành bình và hòa vào sữa ở những lần pha sữa kế tiếp. Vì vậy, mẹ không phải lo lắng vấn đề bé vô tình uống phải chất độc hại ảnh hưởng tới đường ruột và hệ tiêu hóa, mùi vị sữa cũng được giữ nguyên bản cho bé yêu đó mẹ.

Ngoài ra, thành bình trơn láng, không dễ bị trầy xước nên không tiềm ẩn nguy cơ vi khuẩn bám trên thành bình sinh sôi, phát triển thành nấm mốc. Vòng đời bình thủy tinh cũng lâu hơn bình nhựa, bền hơn nếu biết cách sử dụng và được bảo quản đúng cách. Mẹ không phải lo lắng thay bình mỗi lúc bị xước như bình nhựa nữa mẹ ạ!

Chính vì những ưu điểm vượt trội trên, bình sữa thủy tinh chính là lựa chọn an toàn nhất cho hệ tiêu hóa non yếu của bé, mẹ cũng không mất nhiều thời gian để cọ rửa bình cho con.

Bình sữa thủy tinh sẽ đảm bảo an toàn cho bé hơn bình sữa nhựa
Bình sữa thủy tinh sẽ đảm bảo an toàn cho bé hơn bình sữa nhựa

Xem thêm: 

3. Cách chọn bình sữa thủy tinh phù hợp với tháng tuổi của bé

Bình sữa thủy tinh tuy không đa dạng và nhiều mẫu mã như bình nhựa nhưng nếu mẹ chọn bình với nguyên liệu chất lượng kém, mẹ sẽ gặp nhiều phiền toái như: thành bình sữa mỏng, dễ rơi vỡ, khi vỡ ra thành những mảnh sắc nhọn, gây nguy hiểm cho bé và cả mẹ khi lau dọn mảnh vỡ. Vậy nên, mẹ chọn lựa thật kỹ để đảm bảo thành bình cứng cáp với nguyên liệu chất lượng cao, đủ nhẹ cho bé có thể tự cầm nắm tập bú mẹ nhé!

Với từng độ tuổi khác nhau, bé sẽ có nhu cầu bú khác nhau. Vậy nên, mẹ hãy chọn bình sữa dựa trên nhu cầu và mong muốn của bé để con ăn ngoan và tích cực ăn hơn nhé ạ!

Với bé dưới 3 tháng tuổi, mẹ nên lựa bình có những đặc điểm cụ thể dưới đây

  • Cổ rộng tiện lợi cho mẹ pha sữa: Bé dưới 3 tháng tuổi còn non nớt nên vẫn cần mẹ giúp cho bé ăn. Vì thế, mẹ cứ thoải mái lựa chọn loại bình nào có cổ rộng để tiện cho mẹ pha sữa dễ dàng hơn, tránh làm đổ bột sữa ra ngoài, mẹ cũng đỡ tốn thời gian mẹ ạ.
  • Núm ti bình sữa mềm, có chức năng chống sặc, đầy hơi: Bé dưới 3 tháng sẽ chưa quen khi chuyển từ ti mẹ sang ti bình, vậy nên bé sẽ thích nghi nhanh hơn nếu mẹ chọn núm vú thật mềm cho con. Mẹ có thể lựa chọn núm cao su hoặc núm vú silicon thật mềm cho con. Đặc biệt, bé ti bình rất dễ bị sặc hay trào sữa do chưa quen, mẹ chọn núm ti có thiết kế thêm ống chống sặc giúp đẩy không khí trong bình xuống dưới đáy bình, để bé không mút phải không khí gây sặc và đầy hơi cho bé nhé ạ!
  • Về dung tích bình: Thời gian này, bé ăn thành nhiều cữ và sức ăn khá yếu. Mỗi lần ăn chỉ khoảng 50ml-100ml. Mẹ chọn bình với dung tích từ 100 – 150ml là hợp lý, trung bình là bình 120ml là hợp lý mẹ ạ!
Nhớ lựa chọn bình sữa phù hợp với tháng tuổi của bé để đạt hiệu quả tốt nhất mẹ nha
Nhớ lựa chọn bình sữa phù hợp với tháng tuổi của bé để đạt hiệu quả tốt nhất mẹ nha

Với bé trên 3 tháng tuổi, mẹ chọn bình có những đặc điểm sau đây cho bé mẹ nhé:

  • Kích thước bình sữa: Qua ba tháng, bé đã cứng cáp hơn và  Vì vậy, nếu bé đã có thể tập tự cầm bình, mẹ chọn loại bình có kích thước phù hợp với vòng tay con, để con dễ cầm, giữ hơn mẹ nhé!
  • Núm ti bình sữa: Giai đoạn này bé bắt đầu thích thú nhai, cắn hơn. Mẹ chọn những bình có núm vú silicon dai, đàn hồi tốt để con thỏa thích vừa ti bình vừa nhai nghiến mẹ nhé.
  • Dung tích: Ngoài 3 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé đã ổn định hơn, sức ăn cũng tốt hơn. Lúc này mẹ tăng dung tích bình sữa lên khoảng 225 – 250ml để phù hợp với sức ăn của con

4. Gợi ý thương hiệu bình sữa thủy tinh giá tốt, nhẹ, cổ rộng cho mẹ

Giữa rất nhiều thương hiệu khác nhau trên thị trường, Mamamy vẫn là một trong những cái tên được các mẹ ưu ái nhắc đến và tin tưởng lựa mua cho bé. Khoe mẹ một số reviews được các mẹ ưu ái dành tặng sau một thời gian dùng bình sữa thủy tinh Mamamy!

Mẹ Nguyễn Loan (Nguyễn Huệ, Sóc Trăng): Khi chưa dùng bình sữa thủy tinh Mamamy thì Nấm nhà mình ti rất ít. Thời gian đó phải đổi núm vú liên tục cho con mà con vẫn lười bú. Thế nhưng trong một lần qua nhà bạn chơi, vô tình quên bình nên được bạn cho mượn bình sữa thủy tinh Mamamy dự phòng của bé nhà bạn, Nấm hào hứng bú hơn hẳn. Khi vệ sinh bình sữa, mình giật mình vì núm ti mềm hơn hẳn các loại bình mình cho Nấm bú. Tìm hiểu thêm, núm vú của Mamamy hóa ra còn có van chống sặc và đầy hơi. Vậy là mình chuyển hẳn sang dùng bình sữa của Mamamy cho Nấm. Sau một thời gian sử dụng, mình thấy đây thật sự là một quyết định rất đúng đắn!

Mẹ bỉm tin tưởng và lựa mua cho bé yêu sử dụng
Mẹ bỉm tin tưởng và lựa mua cho bé yêu sử dụng

Mẹ Đào Hương Thảo (Xuân Thủy, Hà Nội): Tình cờ một lần chơi give away trên Page, mình trúng được giải thưởng là một bình sữa thủy tinh Mamamy! Bé lớn nhà mình lúc đó khoảng 1 tuổi rưỡi sau khi dùng thử bình này thì bỏ bú các bình khác luôn, thậm chí còn ôm đi ngủ. Sau khi tìm hiểu kỹ hơn công dụng của bình sữa thủy tinh Mamamy, mình đã quyết định dùng cho cả bé sau nhà mình luôn! Cám ơn Mamamy nhiều nhé!

Mẹ Hà Thủy (Xuân Mai, Hà Nội): Đã từng dùng bình Mamamy cho bé và cảm thấy ưng bụng lắm các mẹ ạ. Núm Silicon thì mềm, dùng xong tráng lại sạch rất nhanh do bình làm bằng thủy tinh. Mình cũng không an tâm khi cho bé dùng bình nhựa do đọc trên báo bảo là giải phóng chất BPA độc hại gì gì đó. Giờ mình chỉ tin dùng bình Mamamy với nước rửa bình của Mamamy thôi, tuyệt lắm luôn.

Những review nhỏ thật đáng yêu. Thực tế, các mẹ “ưng bụng” bình sữa thủy tinh của Mamamy hầu hết là do bình có những đặc điểm dưới đây:

  • Chống sặc và đầy hơi: Đây là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Nguyên nhân xuất phát từ việc bé ti bình nuốt phải bọt khí gây đầy hơi, sặc sữa làm mẹ rất lo lắng. Khi nghiên cứu sản phẩm, Mamamy hiểu được nỗi lo lắng của mẹ nên đã thiết kế ra núm ti có ống chống sặc và đầy hơi siêu dài độc quyền, có thể tối ưu việc bé nuốt nhầm khí bằng việc đẩy khí về cuối đáy bình khi bú. Lúc này mẹ sẽ không còn nỗi lo sợ bé sặc hay đầy hơi khi ti sữa nữa.
Bình sữa thủy tinh Mamamy có thiết kế cổ rộng chống sặc, đầy hơi đó mẹ
Bình sữa thủy tinh Mamamy có thiết kế cổ rộng chống sặc, đầy hơi đó mẹ
  • An toàn khi sử dụng: Nguyên liệu của bình sữa thủy tinh Mamamy là cát tự nhiên vô cùng tinh khiết, không  nhiễm hóa chất, bảo vệ con an toàn khi sử dụng bình sữa. Bên cạnh đó, vì được làm từ thủy tinh nên bình không hề bị giải phóng bất cứ một loại chất độc hại nào khi đun sôi, tiệt trùng bằng máy ở nhiệt độ cao,…

Ngoài ra, hiểu được băn khoăn của mẹ sợ bình thủy tinh dễ vỡ, với dây chuyền hiện đại, tinh xảo, bình sữa Mamamy có trọng lượng rất nhẹ, chỉ bằng quả táo, không hề sứt mẻ, nứt vỡ nếu bé và mẹ có vô tình làm rơi. Mẹ hoàn toàn an tâm khi để bé tự cầm bình tập bú mà không sợ bé bị nặng hay rơi vỡ nguy hiểm cho bé đâu ạ!

  • Núm ti Silicon không mùi, siêu mềm mại: Mamamy thiết kế vết cắt hình chữ thập của đầu núm ti để hạn chế tối đa tình trạng sặc sữa ở bé.. Nhờ vậy, sữa chỉ chảy ra ngoài khi bé mút, từ đó giúp bé kiểm soát được lượng sữa, bé thoải mái tận hưởng khi ti bình. Đây cũng là điểm quan trọng mẹ nên chú ý khi lựa bình cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đó ạ.
  • Tiêu chuẩn quốc tế FDA và đạt tiêu chuẩn EN 14350 châu Âu: Mamamy đã chủ động đem sản phẩm đi kiểm định và nhận được hai chứng nhận khắt khe nhất trên thế giới, bảo chứng cho chất lượng sản phẩm. Bật mí một chút, trong quá trình kiểm định, sản phẩm sẽ phải vượt qua các cuộc điều tra, thí nghiệm, khảo sát của FDA cũng như các tổ chức tiêu chuẩn hóa châu Âu như ETS, CENELEC và CEN để đảm bảo đủ tiêu chuẩn về mặt sức khỏe, an toàn cho người tiêu dùng.

Mẹ tham khảo thêm những hình ảnh trực quan về bình sữa thủy tinh Mamamy cho bé tại video dưới đây.

Như vậy, việc nên dùng bình sữa thủy tinh hay nhựa cho bé sẽ tùy theo nhu cầu của mỗi gia đình. Chỉ có mẹ mới hiểu con cần gì nhất cũng như điều gì tốt nhất cho con.. Tuy nhiên, Góc của mẹ khuyên mẹ ưu tiên sử dụng bình thủy tinh hơn để đảm bảo an toàn tối đa cho sức khỏe của bé mẹ nhé!

Bên cạnh những thông tin đã được chia sẻ ở trên, nếu mẹ còn bất cứ băn khoăn hay cần tư vấn thêm về bất cứ vấn đề gì trong quá trình chăm sóc bé, mẹ để lại bình luận ở dưới bài viết để được hỗ trợ nhanh chóng nhất mẹ nhé!

Trở thành một người mẹ mạnh mẽ có thể không dễ dàng đâu. Nhưng cuối cùng, phần thưởng xứng đáng mẹ nhận được chính là lúc con nhận ra con có thể tin tưởng được vào lời nói của mẹ. Mẹ làm những gì mẹ nói mẹ sẽ làm, thực hành những gì mẹ dạy và làm những gì cần thiết để giúp con đưa ra những lựa chọn tốt hơn. Vậy, một người mẹ mạnh mẽ là một người mẹ như thế nào?

1. Mẹ không bao giờ thỏa hiệp với bất kỳ hành động sai trái nào của con

Mẹ không bao giờ thỏa hiệp với bất kỳ hành động sai trái nào của con
Mẹ không bao giờ thỏa hiệp với bất kỳ hành động sai trái nào của con

Những lời mẹ đã nói ra, chắc chắn sẽ được thực hiện. Đừng đưa ra lời đe dọa mà mẹ không thực sự có kế hoạch thực hiện. Khi mẹ nói với con rằng con sẽ không được phép ra khỏi nhà hay tham gia hoạt động cùng bạn bè nếu không hoàn thành bài tập về nhà vào 5 giờ chiều, hãy giữ vững và thực hiện đúng như vậy. Sẽ luôn có những lý do, luôn có những lúc mẹ mềm lòng khi thấy con khóc. Nhưng mẹ ơi, hãy luôn thực hiện theo đúng những gì đã nói ra. Bởi nếu không, con sẽ không bao giờ biết được khi nào nên tin tưởng và nghiêm túc nếu mẹ chỉ nói mà không làm.

2. Mẹ sẵn sàng đối mặt và thừa nhận thất bại của mình

Mẹ sẵn sàng đối mặt và thừa nhận thất bại của mình
Mẹ sẵn sàng đối mặt và thừa nhận thất bại của mình

Ai cũng đôi lần mất bình tĩnh trong một khoảnh khắc, sự kiện nào đó. Sự khác biệt giữa người mẹ mạnh mẽ và người mẹ bình thường chính là người mẹ mạnh mẽ sẽ biết nhận lỗi sai của mình, xin lỗi con mỗi khi mẹ mắc lỗi. Không ai là hoàn hảo cả. Không phải ai cũng làm đúng 100% mọi lúc mọi nơi. Mẹ cho con biết mỗi lần mẹ mắc sai lầm với con, chính là một lần mẹ làm gương cho con hiểu, khi sai lầm cần thành thật nhận lỗi. Mẹ con cũng sẽ hiểu và thông cảm cho nhau hơn rất nhiều.  

3. Mẹ luôn bình tĩnh để lắng nghe

Mẹ luôn bình tĩnh để lắng nghe
Mẹ luôn bình tĩnh để lắng nghe

Có một người mẹ đã từng hỏi: Điều gì làm nên một người mẹ tuyệt vời? Thực ra, không phải điều gì quá cao siêu, khó khăn, chỉ đơn giản là: “Một người mẹ tuyệt vời là người biết lắng nghe và phản hồi con cái của họ theo cách đúng đắn.” Đôi khi chỉ là 30 phút cuối ngày ở cạnh con để hỏi han và lắng nghe con kể về tất cả mọi chuyện đã xảy ra với con. Hay đôi lúc, con có lỡ lời nói những câu không phù hợp, đừng vội la mắng. Mẹ bình tĩnh hỏi con vì sao con lại nói như vậy, từ từ giải thích cho con hiểu điều gì đúng, điều gì sai mẹ nhé!

4. Mẹ “vô tâm” đúng lúc

Mẹ “vô tâm” đúng lúc
Mẹ “vô tâm” đúng lúc

Có một mẹ đã từng chia sẻ thế này. Mẹ và bạn bé đã lên kế hoạch cho một ngày đi chơi vui vẻ, đi trung tâm thương mại, chơi các trò chơi và gặp gỡ bạn bè thân thiết. Tuy nhiên, trước buổi đi chơi, con lại có những hành động không được đúng đắn khi chơi với các bạn khác tại trường học. Mẹ ấy đã sẵn sàng hủy buổi đi chơi, gửi tin nhắn cho bạn bè đã hẹn từ trước báo thay đổi kế hoạch. Mẹ ấy cảm thấy hơi ngại nhưng với mẹ, dạy con vẫn là ưu tiên hàng đầu, có ý nghĩa hơn tất cả những đánh giá của người khác về việc mẹ ấy là mẹ như thế nào. Nếu con không nhận ra lỗi lầm, không hiểu và cải thiện hành vi của mình, sẽ không có bất kỳ một cuộc đi chơi nào cả. Mẹ ấy đã rất bình tĩnh, tìm hiểu kỹ nguyên nhân và đưa cho con những định hướng đúng đắn. Đối với mẹ, tính cách và hành vi của con rất quan trọng, nếu như không được dạy bảo từ gốc rễ, những hành vi sai trái sẽ lặp đi lặp lại mà thôi.

5. Mẹ chấp nhận rủi ro, chỉ cần con trở thành người tốt hơn

Mẹ chấp nhận rủi ro, chỉ cần con trở thành người tốt hơn
Mẹ chấp nhận rủi ro, chỉ cần con trở thành người tốt hơn

Luôn luôn làm gương cho con trong mọi việc, chỉ cho con biết điều gì là quan trọng nhất để dẫn dắt con cư xử đúng đắn. Mẹ sẵn sàng từ bỏ những sở thích trước kia của mình chỉ để dành điều tốt đẹp nhất cho con. Hay thậm chí, có những mẹ để cho con được đi học, đã không tiếc công sức, chăm chỉ làm việc, bất kể công việc có khó khăn đến đâu với mục tiêu duy nhất là tạo điều kiện tốt nhất cho con.

Còn mẹ, điều rủi ro nhất mẹ từng chấp nhận để trở thành người mẹ mạnh mẽ là gì?

Giỏ hàng 0