Có mẹ thấy bé uống sữa công thức bị mẩn đỏ quanh miệng thì cho rằng bé dị ứng với sữa. Điều này không hoàn toàn đúng đâu ạ! Có nhiều nguyên nhân khiến bé nhà mình bị mẩn đỏ sau khi uống sữa như: Dị ứng dụng cụ đút sữa, dị ứng nguồn nước, dị ứng với sữa công thức,…
Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ nguyên nhân và xử trí đúng cách. Mẹ theo dõi nhé!
Mục lục
1. Vì sao bé uống sữa công thức bị mẩn đỏ quanh miệng?
Như đã chia sẻ ở trên, có nhiều nguyên nhân khiến bé uống sữa công thức bị mẩn đỏ quanh miệng. Vậy làm sao để xác định chính xác nguyên nhân, câu trả lời cho mẹ đây ạ!
1.1. Con bị dị ứng dụng cụ dùng dùng uống sữa
Dụng cụ uống sữa như núm ti, thìa tiếp xúc trực tiếp với miệng bé, có thể là tác nhân gây ra tình trạng mẩn đỏ quanh miệng bé đó ạ. Tại sao vậy?
- Dụng cụ ăn uống kém chất lượng: Có chứa các chất độc hại như nhựa tái chế, kim loại nặng, chất tẩy trắng,… gây kích ứng xung quanh miệng bé da bé gây mẩn đỏ.
- Nước rửa bình sữa kém chất lượng: Nếu mẹ sử dụng nước rửa chén của người lớn có chất tẩy rửa mạnh, hoặc một số loại nước rửa có chất lưu hương, chất tạo bọt hóa học,… sẽ rất dễ gây kích ứng cho bé nhà mình đó ạ. Ngoài ra, nếu chỉ vệ sinh dụng cụ ăn uống của con bằng nước (không sạch khuẩn) cũng có thể khiến con bị mẩn đỏ quanh miệng.
Biểu hiện: Mẩn đỏ xuất hiện nhiều ở môi, mép miệng vì đây là vị trí tiếp xúc trực tiếp với thìa và núm sữa. Ban đầu các nốt mẩn đỏ nhỏ, sờ vào có bọng nước và hơi ẩm, sau 2- 3 ngày, các nốt mẩn vỡ, lở loét sẽ gây đau, ngứa nên bé đòi gãi, quấy khóc, bú ít hơn.
1.2. Dị ứng với nguồn nước
Nếu sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn, chứa nhiều kim loại nặng, có hàm lượng Clo khử trùng cao hơn 1mg/lít, các chất này sẽ gây kích ứng, thậm chí khiến bé bị ngộ độc.
Biểu hiện: Mẩn đỏ xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể bé, trong đó nhiều nhất ở xung quanh miệng, mặt, mũi và cằm. Tùy từng mức độ dị ứng, có bé chỉ xuất hiện mụn nhỏ, bọng nước, nặng hơn bé sẽ bị sưng phù miệng và mặt kèm theo nốt mẩn. Một số trường hợp có phản ứng nặng hơn như:
- Bé sốt cao trên 39 độ c
- Tiêu chảy do các chất độc xâm nhập vào ruột non
Để xác định nguồn nước có phải thủ phạm gây dị ứng không, mẹ đổi loại nước pha sữa khác cho bé và quan sát kỹ biểu hiện: Nếu các nốt mẩn đỏ lặn dần, bé không có biểu hiện dị ứng nặng hơn thì nước là thủ phạm khiến bé dị ứng đó.
1.3. Dị ứng với loại sữa đang uống
Với bé lần đầu uống sữa công thức, phần lớn nguyên nhân do bé không hợp với các thành phần có trong sữa như lactose, đạm bò, chất tạo mùi,… Với bé đã quen bú sữa, chẳng may sữa bị hết hạn, ẩm mốc dẫn đến sữa bị biến chất, có vi nấm gây dị ứng cho bé.
Biểu hiện: Ban đầu là các nốt mẩn đỏ nhỏ, có nhân mọc rải rác và gây ngứa. Sau 2- 3 ngày, các nốt mẩn to hơn, bị vỡ nước, 2 môi của bé bị sưng. Ngoài ra bé còn có 1 số dấu hiệu khác như:
- Rối loạn tiêu hóa: Đầy bụng, nôn trớ, đi phân lỏng
- Bé bú ít hơn, hay quấy khóc
Cách để phát hiện bé dị ứng với sữa đang uống, mẹ áp dụng mẹo nhỏ sau:
- Với bé lần đầu bú sữa: Mẹ đổi sang loại sữa khác hoặc chỉ cho bé bú sữa mẹ, các triệu chứng dị ứng của bé giảm dần, thì bé đang bị dị ứng với sữa đó.
- Với bé đang quen bú sữa bỗng nhiên dị ứng: Mẹ kiểm tra xem có hết hạn không, sữa mở ra trên 1 tháng chưa, sữa bị ẩm, mốc hay vỏ sữa bị thủng không? Nếu có các dấu hiệu này chứng tỏ sữa của bé đang dùng bị hỏng rồi.
1.4. Dị ứng với sữa công thức
Bé dị ứng với sữa công thức vì trong sữa có hàm lượng lớn protein (còn gọi là đạm), là chất dễ gây dị ứng do trẻ.
Biểu hiện: Khi bé uống bất kỳ loại sữa nào cũng bị nổi mẩn đỏ nhỏ xung quanh miệng, sau đó lan rộng và bị vỡ vụ nước gây lở loét, ngứa ngáy khó chịu cho bé. Thường khi bé 5 tháng bị mẩn đỏ quanh miệng là trường hợp thường gặp ở trẻ sơ sinh khi các mẹ muốn cho bé ăn bổ sung thêm.
Ngoài ra bé còn có các dấu hiệu khác như:
- Nổi mẩn đỏ toàn thân
- Tiêu chảy, đầy bụng, nôn mở
- Ho hoặc khó thở, thở khò khè
- Sưng lưỡi hoặc họng, cổ
Cách để mẹ phát hiện bé dị ứng với sữa công thức: Mẹ đã thay đổi nhiều loại sữa nhưng bé vẫn có dấu hiệu dị ứng kể trên. Hoặc đây là lần đầu tiên bé uống sữa công thức.
Trong trường hợp này mẹ nên đưa bé tới bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và chuẩn đoán chính xác nhất nhé.
2. Làm gì khi bé uống sữa công thức bị mẩn đỏ quanh miệng?
Sau khi xác định đúng nguyên nhân bé uống sữa công thức bị mẩn đỏ, với mỗi nguyên nhân sẽ có cách xử lý riêng. Mẹ tham khảo kỹ, áp dụng đúng cách để giúp bé nhanh hết dị ứng và ăn uống sữa khỏe mạnh lại nhé!
2.1. Cách xử lý khi bé dị ứng với đồ dùng uống sữa
Mẹ kết hợp loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây dị ứng và chăm sóc cẩn thận các nốt mẩn của bé như sau:
- Không dùng dụng cụ uống sữa gây dị ứng: Chuyển sang loại thìa, núm ti mới chất lượng và có nguồn gốc uy tín, không chứa chất gây dị ứng cho bé. Ưu tiên sử dụng nước rửa bình chuyên dụng cho bé có thành phần an toàn, lành tính(Chèn link key 57) để làm sạch núm sữa và thìa cho bé hàng ngày.
- Chăm sóc nốt mẩn: Dùng khăn ướt có chứa thành phần kháng khuẩn vệ sinh sạch sẽ các nốt mẩn đỏ quanh miệng sau khi bé ngủ dậy, bé ăn, bé bú, chảy dãi.
- Cắt ngắn móng tay 1 tuần/ lần và rửa tay sạch sau khi bé ăn, chơi để bé không gãi làm tổn thương nốt mẩn đỏ.
2.2. Cách xử lý khi con bị dị ứng với nguồn nước
Đơn giản thôi ạ, mẹ áp dụng một số lưu ý sau:
- Thay đổi nguồn nước pha sữa khác cho bé: Không sử dụng nước đã gây dị ứng cho bé, nên đổi sang nước lọc của các thương hiệu có uy tín như Lavie, aquafina,… Mẹ nên pha trước 5 – 10, sau 1-2 tiếng bé không nổi mẩn đỏ thì sử dụng tiếp cho bé.
- Chăm sóc các nốt mẩn đỏ: Ưu tiên sử dụng khăn ướt kháng khuẩn lau nhẹ nhàng mẩn đỏ sau khi bé ăn sữa, bú mẹ, chảy nước dãi,… Nên giữ vùng da xung quanh miệng khô.
- Vệ sinh tay bé sạch sẽ: Cắt ngắn móng tay 1 tuần/ lần, rửa tay sạch sau khi bé chơi, ăn để bé không gãi, sờ vào làm viêm nhiễm nốt mẩn
- Sử dụng xịt xử lý mẩn đỏ cho bé: Điều này giúp giảm viêm và tạo cảm giác dễ chịu cho bé đó ạ. Mẹ ưu tiên chọn loại xịt có thành phần thiên nhiên để lành tính nhất với da bé nhé!
2.3. Cách xử lý khi con bị dị ứng với loại sữa đang uống
Đầu tiên, mẹ cần kiểm tra nguồn sữa dị ứng và thay đổi loại khác cho bé theo lưu ý này:
- Nếu bé dị ứng với sữa mới: Mẹ hãy cho bé uống sữa khác, nên thử cho bé uống khoảng 5 -10 ml, sau nửa ngày bé không có dấu hiệu dị ứng thì tiếp tục sử dụng.
- Do chất lượng sữa hỏng hoặc hết hạn: Mẹ mua hộp mới cho bé, kiểm tra kỹ lưỡng hạn sử dụng, chỉ mua hộp nhỏ cho bé sử dụng trong 1 tháng thôi.
Sau đó, mẹ chăm sóc các nốt mẩn đỏ cho bé bằng cách:
- Vệ sinh sạch bằng khăn ướt kháng khuẩn sau khi bé ăn sữa, ngủ dậy, chảy dãi,…
- Giữ vùng da quanh miệng khô ráo, tránh bé gãi làm vỡ các nốt mẩn gây viêm nhiễm.
2.4. Cách xử lý khi con dị ứng với sữa công thức
Hầu hết bé đã dị ứng sữa bò sẽ dị ứng các loại sữa động vật khác, mẹ áp dụng những mẹo sau để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho bé mà không lo dị ứng:
- Tiếp tục cho bé bú sữa mẹ đồng thời mẹ cần hạn chế các món chứa nhiều protein và các chất dễ gây dị ứng: Thịt bò, đậu, hải sản,…
- Sử dụng sữa amino acid không chứa protein gây dị ứng và có đạm thủy phân hoàn toàn (là sữa đã qua quá trình thủy phân protein để không gây dị ứng cho bé)
- Vệ sinh sau khi bé ăn, bú, ngủ dậy,… bằng khăn ướt kháng khuẩn, giữ các mẩn đỏ khô ráo.
- Cắt móng tay bé 1 tuần/ lần, rửa tay sạch sau khi bé ăn, chơi bẩn để con không làm trầy xước, tổn thương mẩn đỏ.
Mẹ xem thêm:
- 5 Nguyên nhân bé bị mẩn đỏ ở mông
- 4 Lời khuyên từ chuyên gia khi bé bị mẩn đỏ ở hậu môn
- 90% bé bị mẩn đỏ ở mông là do 5 nguyên nhân sau!
3. Lưu ý khi bé bị mẩn đỏ quanh miệng
Mẹ bỏ túi thêm một số kinh nghiệm giúp bé nhanh hết mẩn đỏ quanh miệng hơn dưới đây nha:
- Ưu tiên nuôi con bằng sữa mẹ càng lâu càng tốt vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng an toàn, lành tính. Nếu bé bú mẹ là chủ yếu, mẹ hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như bò, hải sản, các loại hạt,…
- Tránh việc cọ xát núm ti bình với miệng của bé khi bú để không gây tổn thương xung quanh miệng bé
- Không bảo quản sữa công thức đã pha trong tủ lạnh, chỉ cho bé uống sữa mới pha để tránh sữa bị biến chất gây kích ứng.
- Không mua quá nhiều sữa công thức trữ cho bé vì để lâu sữa có thể bị hỏng do bảo quản không tốt hoặc hết hạn đó mẹ.
Khi bé uống sữa công thức bị mẩn đỏ quanh miệng, mẹ đừng lo lắng quá. Chỉ cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và xử lý, bé sẽ khỏi nhanh thôi ạ. Nếu còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ở dưới để được hỗ trợ mẹ nhé!
Xem thêm: 6 cách xử lý khoa học khi bé bị mẩn đỏ quanh mắt tại nhà