Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bé 5 tháng bị mẩn đỏ quanh miệng | 6 nguyên nhân và cách xử lý

Bé 5 tháng bị mẩn đỏ quanh miệng và nổi nhiều hơn khi mẹ cho bé ti sữa. Tình trạng này có nguy hiểm không và cách xử lý thế nào để bé nhanh khỏi? Mẹ theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhé!

1. Bé 5 tháng bị mẩn đỏ quanh miệng do chảy nhiều nước bọt

Bé của mẹ còn nhỏ, việc chảy nước bọt ra ngoài nhiều ai cũng nghĩ là điều rất bình thường đúng không ạ? Tuy nhiên đây lại chính là nguyên nhân gián tiếp khiến bé bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng.

1.1. Biểu hiện

Khi bé 5 tháng tuổi bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng do nước dãi, mẹ sẽ thấy một hoặc cả ba biểu hiện sau:

  • Da xung quanh miệng bé sưng đỏ, phát ban thành những mảng phẳng, lan rộng.
  • Có mụn nhỏ màu đỏ, không chứa mủ quanh vùng phát ban.
  • Phần da quanh miệng bé bị bong tróc, nứt nẻ.
Bé 5 tháng tuổi bắt đầu mọc răng và bị nổi mẩn quanh miệng
Bé 5 tháng tuổi bắt đầu mọc răng và bị nổi mẩn quanh miệng

1.2. Nguyên nhân

5 tháng tuổi là lúc bé bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên. Lúc này, do ngứa lợi và do khoang miệng của bé còn nông, chức năng nuốt nước bọt  chưa hoàn thiện khiến nước bọt chảy ra ngoài nhiều.

Tuy nhiên, nước bọt không phải “thủ phạm chính” khiến bé bị nổi mẩn đỏ. Chính xác là do khi bé tiết nước bọt nhiều mà mẹ chưa có kinh nghiệm chăm sóc đúng cách mới là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này:

  • Mẹ không lau nước bọt cho bé thường xuyên khiến nước bọt bám xung quanh miệng, khiến vùng da này của bé bị ẩm ướt. Đây chính là điều kiện lý tưởng khiến bụi bẩn, vi khuẩn xấu tấn công làn da mỏng manh của bé, khiến da con dễ bị kích ứng và tổn thương hơn..
  • Mẹ lau nước dãi cho bé bằng vải thô ráp, cứng: Khi thấy nước dãi của bé chảy nhiều, có mẹ vội vàng lau nước dãi cho con bằng bất cứ chất liệu gì sẵn có bên cạnh như vải thô ráp, giấy khô cứng…. Điều này vô tình cọ xát và làm xước làn da non yếu của bé, từ đó làm xuất hiện những vết mẩn đỏ.

Mẹ nhớ rằng da  bé 5 tháng tuổi còn rất mỏng manh. Việc chăm sóc bé cần phải được chú ý hơn nữa mẹ nhé!

1.3. Cách chăm sóc khi bé bị mẩn đỏ quanh miệng

Đây chỉ là vấn đề ngoài da, không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, mẹ chỉ cần bình tĩnh chăm sóc là bé sẽ khỏi nhanh thôi ạ. Mẹ lưu ý giữ da bé luôn khô ráo, kết hợp với một số biện pháp ngăn ngừa các nốt phát ban mới phát triển như sau:.

  • Lau nước bọt cho bé ngay khi nước bọt chảy ra ngoài: Da của bé rất mỏng manh nên khi lau mẹ lưu ý thao tác nhẹ nhàng, sử dụng khăn khô đa năng dùng 1 lần để đảm bảo an toàn cho con cũng như tiện nhất cho mẹ.
  • Vệ sinh vùng bị mẩn đỏ đúng cách: Da của bé đang bị kích ứng, do vậy, khi vệ sinh vùng mẩn đỏ mẹ hãy sử dụng nước ấm, thấm ướt khăn lau và lau nhẹ nhàng cho bé.
  • Vệ sinh và tiệt trùng bình sữa, núm ti sạch sẽ để loại bỏ cặn sữa, bụi bẩn và vi khuẩn gây phát ban cho bé. Mẹ tham khảo thêm Cách vệ sinh bình sữa đảm bảo anh toàn cho bé yêu nhé!
 Mẹ chú ý sử dụng sử dụng khăn mềm như khăn xô, khăn sữa... khi lau miệng cho bé
 Mẹ chú ý sử dụng sử dụng khăn mềm như khăn xô, khăn sữa… khi lau miệng cho bé

Lưu ý: Bé 5 tháng tuổi chảy nhiều nước bọt gây mẩn đỏ là tình trạng thường gặp, mẹ không được chủ quan mà cần quan sát và đưa bé tới gặp bác sĩ khi bé nổi mẩn kèm một trong các biểu hiện sau:

  • Bé không ngừng cáu kỉnh hoặc quấy khóc không rõ nguyên nhân.
  • Bé nổi mẩn kèm sốt trên 38,5 độ.
  • Bé khó thở, khó nuốt với biểu hiện: Tiếng thở lạ, nhịp thở gấp hoặc bé bú sữa ngắt quãng vì phải dừng lại để thở.
  • Bé không muốn ăn, hoặc ăn ít hơn bình thường.

1.4. Cách phòng ngừa

Giai đoạn này bé bắt đầu mọc răng, thường chảy nước dãi nhiều. Mẹ chú ý:

  • Sử dụng yếm cho bé: Mẹ dùng yếm hoặc khăn xô đặt dưới cổ bé để nước bọt không dính vào cằm, ngực và quần áo của bé.
  • Lau mặt cho bé sau khi bú: Mẹ dùng khăn khô đa năng thấm nước, sau đó lau quanh miệng bé để làm sạch nước dãi và sữa còn đọng lại.
Mẹ lót khăn khi bé ngủ để thấm nước bọt chảy ra ngoài.
Mẹ lót khăn khi bé ngủ để thấm nước bọt chảy ra ngoài.

2. Bé 5 tháng bị mẩn đỏ quanh miệng do vấn đề về da

Dù đã giữ da con sạch sẽ nhưng sao bé vẫn bị mẩn đỏ quanh miệng? Liệu còn nguyên nhân nào khác không? Lúc này, mẹ quan sát xem con có gặp phải các vấn đề về da không nhé!

2.1. Bệnh nấm miệng

Nấm miệng là vấn đề da phổ biến, khiến bé bị nổi mẩn đỏ quanh miệng cùng các biểu hiện:

  • Bé bị nứt da ở góc miệng.
  • Lưỡi, bên trong má và môi của bé xuất hiện những mảng trắng dày, khó làm sạch.
  • Niêm mạc lưỡi, miệng tấy đỏ, chảy máu sau khi mẹ làm sạch những mảng trắng.
  • Bé có thể đau hoặc không.

2.1.1. Nguyên nhân

Giống như vi khuẩn, nấm men gây nấm miệng xuất hiện tự nhiên trong miệng và trong đường tiêu hóa của bé. Bình thường, hệ miễn dịch luôn cố gắng bảo vệ bé khỏi loại nấm men này.

Tuy nhiên, do hệ miễn dịch của bé còn non yếu, nấm men phát triển mạnh mẽ sẽ tấn công da bé  trong các trường hợp:

  • Cơ thể bé nhạy cảm hơn do bé đang dùng kháng sinh, bé bị viêm phổi hoặc hen…
  • Các nấm men hoạt động mạnh mẽ hơn do việc mẹ vệ sinh miệng cho con chưa đúng cách hoặc do bé cắn, gặm những dụng cụ không sạch: núm ti, bình sữa, đồ chơi,…
Nấm miệng với biểu hiện điển hình là các mảng trắng trên lưỡi bé. 
Nấm miệng với biểu hiện điển hình là các mảng trắng trên lưỡi bé. 

2.1.2. Cách chăm sóc

Mẹ  giữ vệ sinh miệng sạch sẽ cho bé bằng cách rơ lưỡi cho bé hàng ngày, mỗi buổi sáng và tối hoặc trước khi bé ăn 30 phút.

Khi rơ lưỡi cho bé, mẹ thao tác nhẹ nhàng, không nên cố loại bỏ những mảng trắng trên lưỡi của con. Những mảng trắng và các vết nổi mẩn sẽ nhanh chóng biến mất trong vòng 1 – 2 tuần.

Lưu ý: Đưa bé đến gặp bác sĩ ngay khi mẹ thấy những biểu hiện sau:

  • Trẻ nấm miệng kéo dài sau 2 tuần.
  • Bé quấy khóc bỏ ăn, không bú sữa: Lúc này, nấm miệng đã trở nặng hơn làm bé đau, ăn không ngon miệng. Mẹ hãy đưa bé đến thăm khám bác sĩ để xử lý dứt điểm nhé!

2.2. Bệnh chốc lở

Chốc lở là tình trạng nhiễm trùng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Chốc lở có tên gọi khác là chốc lây do những vết mụn, vết loét có thể lây lan nhanh sang vùng da khác, hoặc lây từ bé này sang bé khác.

2.2.1. Biểu hiện

Chốc lở ở bé 5 tháng tuổi được phân thành 3 dạng với những triệu chứng và biểu hiện khác nhau:

  • Chốc lở không có bọng nước: Với biểu hiện là những nốt sần đỏ, ngứa, không có mủ quanh miệng và mũi. Các vết sần này có thể vỡ ra để lại những mảng da sần sùi, vàng nâu.
  • Chốc lở có bọng nước: Bé xuất hiện các vết bọng nước, có mủ. Khi vỡ, các vết này để lại vết loét đóng vảy màu vàng và không để lại sẹo.
  • Chốc loét: Các vết mủ có lớp vảy dày, gây đau, lâu lành và có để lại sẹo. Chốc loét ít khi gặp ở mặt mà thường gặp ở chân, bàn chân, đùi, mông, mắt cá chân bé.

Khi bị chốc lở, bé thường cảm thấy ngứa tại vùng da bị tổn thương. Nếu không xử lý kịp thời các vết loét, mụn mủ, nốt sần sẽ lan rộng thành mảng và lây sang các bộ phần khác.

2.2.2. Nguyên nhân

Chốc lở là bệnh nhiễm trùng do tụ cầu hoặc vi khuẩn streptococcus gây ra. Các vi khuẩn này sẽ bám trên da bé sau khi bé chạm vào các vết loét, quần áo, khăn và các vật dụng của người bị chốc lở. Sau đó, khi bé bị tổn thương, các vi khuẩn này sẽ “lợi dụng” tấn công da  bé.

Các tổn thương thường gặp bao gồm:

  • Phát ban do nước bọt lâu ngày dẫn tới nhiễm trùng.
  • Bé có những vết xước, vết cắt, vết thương hở.
  • Bé bị côn trùng đốt.
  • Bé bị chàm, viêm da, vảy nến, ghẻ, mụn rộp, thủy đậu.
  • Các nguy cơ khác: tiểu đường, HIV, bé đang được lọc máu…
Bé bị chốc lở, xuất hiện các vết mẩn đỏ quanh miệng.
Bé bị chốc lở, xuất hiện các vết mẩn đỏ quanh miệng.

2.2.3. Cách chăm sóc

Khi bé bị chốc lở, mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi khám bác sĩ. Thông thường, bé sẽ được chỉ định sử dụng thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc kháng sinh dạng uống tùy theo mức độ. Các triệu chứng chốc lở sẽ giảm trong vòng 7 – 10 ngày và không để lại sẹo khi mẹ chăm sóc và dùng thuốc cho bé theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Trong trường hợp chốc lở sau 10 ngày không cải thiện hoặc bé bị tái phát, mẹ cần đưa bé tái khám bác sĩ để có phương án xử lý phù hợp.

2.2.4. Cách phòng ngừa lây ngoài da

Các vết đỏ trên da do chốc lở dễ dàng lan sang vùng khác, hoặc lây sang mẹ.  Vì vậy, mẹ cần có những biện pháp phòng tránh lây nhiễm cho cả mẹ và bé:

  • Băng vùng da tổn thương: Đây là cách “nhốt” tạm thời dịch mủ và vi khuẩn tại vị trí tổn thương, ngăn cản chúng lây lan và gây tổn thương cho các vùng da khác.
  • Đeo găng tay khi bôi thuốc và rửa tay kỹ sau đó: Vi khuẩn sẽ bám trên tay mẹ mỗi khi mẹ chạm vào vết thương của con. Vì thế, khi bôi thuốc cho con, mẹ cần rất cẩn thận nhé!
  • Rửa tay thường xuyên: Không chỉ sau khi bôi thuốc mà trong suốt quá trình chăm con, mẹ cũng cần giữ tay mẹ luôn sạch sẽ. Việc này không chỉ hạn chế vi khuẩn từ các vết mẩn đỏ lây sang vị trí khác trên da bé mà còn hạn chế đưa bụi bẩn, các vi khuẩn khác tiếp xúc, gây viêm da, loét da, nhiễm trùng,…
  • Giữ quần áo, chăn gối sạch sẽ: Đây là nơi vi khuẩn dễ bám vào gây lây nhiễm chốc lở từ bé sang mẹ. Mẹ giặt quần áo, khăn tắm, khăn trải giường của bé hàng ngày và phơi chúng khô ráo dưới ánh mặt trời. Ánh nắng trực tiếp từ mặt trời có tác dụng diệt khuẩn, giữ quần áo bé luôn thơm tho, sạch sẽ.
  • Cắt móng tay cho bé: Móng tay sẽ làm trầy xước da khi bé ngọ nguậy, quấy khóc. Các vết xước trên da sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập thêm gây nhiễm trùng.
  • Hạn chế đưa bé ra ngoài: Để đảm bảo an toàn, mẹ nên giữ bé ở trong nhà, tránh để bé tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm bên ngoài đến khi tình trạng chốc lở biến mất.
Mẹ cắt móng tay cho bé để móng tay không làm xước da con
Mẹ cắt móng tay cho bé để móng tay không làm xước da con

2.3. Chàm sữa

Một trong những nguyên nhân làm bé 5 tháng tuổi bị nổi mẩn đỏ quanh miệng là do bé bị chàm sữa.

2.3.1. Biểu hiện

Chàm sữa có những biểu hiện khác nhau tùy vào từng giai đoạn, mẹ quan sát những vết nổi mẩn đỏ quanh miệng bé để nắm được tình trạng da bé hiện tại:

  • Giai đoạn 1: Giai đoạn ban đầu bé bắt đầu có các tổn thương vùng da quanh miệng:
    • Da khô, căng, tấy đỏ.
    • Bé ngứa và dụi ngứa liên tục.
    • Những nốt màu trắng, li ti xuất hiện.
  • Giai đoạn 2: Là giai đoạn da bé yếu nhất. Nếu không được chăm sóc đúng cách, bé dễ bị chốc hóa, nhiễm khuẩn hoặc hình thành mụn mủ:
    • Xuất hiện mụn nước từ các nốt trắng li ti tại vùng da ngứa đỏ.
    • Chàm sữa lan rộng ra các vị trí xung quanh.
  • Giai đoạn 3: Là giai đoạn chàm hóa da, với các biểu hiện:
    • Mụn nước vỡ, tự khô và hình thành vảy.
    • Lớp vảy bong, để lộ lớp da non sẫm màu.
Bé bị chàm sữa và nổi các vết mẩn đỏ quanh miệng
Bé bị chàm sữa và nổi các vết mẩn đỏ quanh miệng

2.3.2. Nguyên nhân

Bé 5 tháng tuổi bị chàm có thể do các nguyên nhân sau:

  • Rối loạn tiêu hóa: Bé 5 tháng có hệ tiêu hóa còn non yếu. Bé dễ bị kích ứng, mẩn đỏ khi chất lượng sữa mẹ thay đổi do mẹ ăn các thực phẩm lạ như: hải sải, các loại hạt, ngũ cốc,…
  • Tác nhân gây kích ứng da: Bé sơ sinh có làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng da khi tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng như: lông chó mèo, thời tiết khô hanh, hóa chất tẩy rửa trong nước giặt quần áo,…

2.3.3. Cách xử lý

Khi bé bị chàm sữa, mẹ tránh ăn các thực phẩm lạ, và tránh các yếu tố gây kích ứng tiếp xúc với da bé. Chàm sữa sẽ tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày. Với các bé có sức đề kháng yếu do sinh non, suy dinh dưỡng, sốt sau tiêm vacxin; thời gian hồi phục da kéo dài hơn sau khoảng 2 – 3 tuần.

Với bé chàm sữa gây ngứa ngáy nhiều, bé ngủ không yên giấc, bỏ bú; mẹ cần phối hợp những biện pháp sau để làm dịu da bé:

  • Sử dụng các kem bôi chàm sữa dành riêng cho bé. Mẹ tập thói quen đọc bảng thành phần của các sản phẩm kem bôi da trước khi lựa chọn cho bé. Mẹ tránh các loại kem bôi chứa thành phần: Corticoid, prednisolone, methylprednisolone vì có thể gây teo da, loạn nhịp tim, yếu xương, suy hô hấp, hội chứng Cushing gây rối loạn phát triển trẻ nhỏ. Chỉ sử dụng kem bôi da chứa các thành phần này khi có chỉ định của bác sĩ mẹ nhé!
  • Sử dụng thuốc uống hoặc tiêm: Khi mẹ đã áp dụng những cách trên 2- 3 ngày mà không thấy hiệu quả, mẹ đưa bé đến khám bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc uống hoặc thuốc tiêm hợp lý.
Mẹ đưa bé đến gặp bác sĩ để được dùng thuốc hợp lý
Mẹ đưa bé đến gặp bác sĩ để được dùng thuốc hợp lý

2.4. Bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng làm bé 5 tháng tuổi bị nổi mẩn đỏ không chỉ ở mặt mà còn ở chân tay, mông, bàn chân. Các vết loét thường không kéo dài quá một tuần và thường xảy ra vào tháng 3 – 5 hoặc tháng 9 – 12, khi thời tiết giao mùa.

2.4.1. Biểu hiện

Sau 3 – 6 ngày phơi nhiễm với virus gây bệnh, bé bắt đầu có những biểu hiện đầu tiên. Các triệu chứng khi bé bị chân tay miệng bao gồm:

  • Mệt mỏi, sốt trên 38 độ C
  • Đau họng
  • Mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối, quanh miệng.
Các vết mụn nước xuất hiện khi bé bị chân tay miệng.
Các vết mụn nước xuất hiện khi bé bị chân tay miệng.

2.4.2. Nguyên nhân

Virus Entero là “thủ phạm” gây chân tay miệng ở bé. Bé lây nhiễm virus Entero do tiếp xúc với nước bọt, dịch nước mũi, hay các vết mụn nước từ người bệnh. Do bé có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, virus này sau khi tiếp xúc sẽ nhanh chóng tấn công, gây mẩn đỏ quanh miệng, lòng bàn tay, bàn chân,…

2.4.3. Cách xử lý

Chân tay miệng không có thuốc đặc trị mà hầu hết bé sẽ tự hồi phục sau 7 – 10 ngày. Để giúp bé 5 tháng tuổi hồi phục nhanh chóng, mẹ áp dụng những biện pháp sau:

  • Giữ gìn vệ sinh sạch vẽ: Mẹ quét dọn nhà cửa, đồ chơi, đồ dùng và tắm cho bé hàng ngày. Khi tắm cho bé, mẹ nhớ nhẹ tay, không để các vết mụn của bé bị vỡ. Vết mụn vỡ sẽ giải phóng virus, tăng nguy cơ mẩn đỏ lây lan sang các vùng da khác.
  • Sử dụng thuốc giảm đau khi có chỉ định từ bác sĩ: Các thuốc thường được chỉ định sử dụng là paracetamol hay ibuprofen.
  • Không sử dụng kháng sinh cho con: Kháng sinh chỉ diệt được vi khuẩn mà không diệt được virus gây chân tay miệng. Mẹ không tự ý sử dụng kháng sinh cho bé nếu không có chỉ định của bác sĩ mẹ nhé!
Mẹ không tự ý sử dụng kháng sinh cho bé.
Mẹ không tự ý sử dụng kháng sinh cho bé.

Khi các biểu hiện chuyển biến nặng hơn, mẹ đưa bé đến khám bác sĩ để bé được chăm sóc và theo dõi kịp thời:

  • Bé sốt liên lục, vã mồ hôi.
  • Mệt mỏi nhiều khiến bé ngủ gà, ngủ nhiều, lơ mơ.
  • Lạnh toàn thân hoặc khu trú ở chân tay.
  • Giật mình không lý do.
  • Run người, run tay chân.
  • Thở bất thường: thở nhanh, thở nông, thở khò khè

2.5. Bệnh thủy đậu

Khi bé 5 tháng tuổi mẩn đỏ trên mặt, thủy đậu là nguyên nhân mẹ không thể bỏ qua, đặc biệt là vào cuối đông, mùa xuân và đầu mùa hè, thời điểm thời tiết thuận lợi cho virus thủy đậu lây lan và phát triển mạnh.

2.5.1. Biểu hiện

Các dấu hiệu nhận biết bé 5 tháng tuổi bị thủy đậu là những vết mẩn đỏ nổi quanh miệng kèm với:

  • Phát ban đỏ, ngứa hình hạt đậu.
  • Sốt,  mệt mỏi hay quấy khóc.
  • Các vết mụn nước, bên trong có dịch trắng.
  • Sau khi các vết mụn nước biến mất, da nổi những đốm đỏ.
Các vết thủy đậu có thể xuất hiện trên mặt hoặc toàn thân.
Các vết thủy đậu có thể xuất hiện trên mặt hoặc toàn thân.

2.5.2. Nguyên nhân

Thủy đậu gây ra bởi virus Varicella Zoster, virus có khả năng lây lan nhanh, dễ bùng phát dịch.

Trẻ 5 tháng tuổi dễ lây nhiễm thủy đậu khi tiếp xúc với các giọt bắn nước bọt, đồ dùng hoặc các vết thương, vết lở loét từ bệnh nhân.

2.5.3. Cách xử lý

Khi bé thủy đậu, mẹ đưa bé tới gặp bác sĩ để bé được thăm khám và chỉ định sử dụng thuốc phù hợp.

Lưu ý: Các vết mụn mủ trên da bé có thể vỡ và để lại sẹo. Mẹ hạn chế làm vỡ các vết mụn mủ bằng các biện pháp sau:

  • Nhẹ nhàng với da bé khi tắm và bôi thuốc cho con.
  • Hạn chế để bé gãi ngứa.
  • Dùng bao tay và cắt tỉa móng tay cho bé 1 -2 tuần/lần.

Bé 5 tháng tuổi bị nổi mẩn đỏ quanh miệng là vấn đề ngoài da thường gặp, nếu được chăm sóc đúng cách sẽ không gây nguy hiểm cho bé. Nếu gặp khó khăn trong quá trình chăm sóc bé bị mẩn đỏ quanh miệng, mẹ để lại bình luận ở dưới để được hỗ trợ mẹ nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bé 5 tháng bị mẩn đỏ quanh miệng | 6 nguyên nhân và cách xử lý”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bé bị nổi mẩn đỏ từng mảng sẽ không nguy hiểm nếu mẹ biết cách!
Bé bị nổi mẩn đỏ từng mảng sẽ không nguy hiểm nếu mẹ biết cách!
Bé bị mẩn đỏ từng mảng khiến mẹ rất lo lắng, sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của con sau này? Thực ra, đây chỉ là vấn đề ngoài da thường gặp ở bé sơ sinh. Mẹ bình tĩnh, hiểu da con và chăm sóc đúng cách, da bé sẽ mịn màng trở lại nhanh […]
Bé bị mẩn đỏ – Đừng vội tắm lá cho bé mẹ nhé!
Bé bị mẩn đỏ – Đừng vội tắm lá cho bé mẹ nhé!
Bé nổi mẩn đỏ khiến mẹ băn khoăn có nên áp dụng các biện pháp dân gian tắm lá để làm dịu da cho bé. Tham khảo những chia sẻ của chuyên gia trong bài viết dưới đây để giúp bé hết nổi mẩn một cách khoa học và an toàn mẹ nhé! 1. Lý […]
Lý do em bé bị nổi mẩn đỏ và cách xử lý dứt điểm
Lý do em bé bị nổi mẩn đỏ và cách xử lý dứt điểm
Tình trạng mẩn đỏ ngoài da là hiện tượng thường gặp ở bé sơ sinh do cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch non yếu. Mẹ sẽ vô cùng lo lắng khi thấy bé nhà mình nổi mẩn đỏ ở mặt, cổ, lưng, thậm chí là toàn thân. Trong trường hợp này, mẹ cần bình […]
Nguyên nhân và cách điều trị bé bị mẩn đỏ như rôm
Nguyên nhân và cách điều trị bé bị mẩn đỏ như rôm
Bé bị nổi mẩn đỏ như rôm khiến mẹ lo lắng, hỏi người xung quanh thì “9 người, 10 ý”, mẹ không biết phải làm như thế nào đúng nhất? Mẹ đừng lo vì đây chỉ là vấn đề về da thường gặp, bé sẽ khỏi nhanh nếu được chăm sóc đúng cách. Đọc ngay […]
Da trẻ sơ sinh bị đỏ mẹ có cần lo lắng?
Da trẻ sơ sinh bị đỏ mẹ có cần lo lắng?
Có rất nhiều vấn đề mà trẻ sơ sinh sẽ gặp phải. Tuy nhiên, vì con chưa thể nói và chia sẻ được với cha mẹ nên người lớn cần phải quan sát, theo dõi, phát hiện và khắc phục giúp con. Một trong những hiện tượng mà con rất hay gặp đó là da […]
Giỏ hàng 0