Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bé bị mẩn đỏ – Đừng vội tắm lá cho bé mẹ nhé!

Bé nổi mẩn đỏ khiến mẹ băn khoăn có nên áp dụng các biện pháp dân gian tắm lá để làm dịu da cho bé. Tham khảo những chia sẻ của chuyên gia trong bài viết dưới đây để giúp bé hết nổi mẩn một cách khoa học và an toàn mẹ nhé!

Không nên tùy tiện tắm lá để xử lý mẩn đỏ cho bé
Không nên tùy tiện tắm lá để xử lý mẩn đỏ cho bé

1. Lý do mẹ không nên tùy tiện tắm lá cho bé

Tắm lá là một phương pháp làm dịu da được các mẹ truyền tai nhau để áp dụng cho con khỏi mẩn đỏ. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp dân gian, truyền miệng, tồn tại một số nhược điểm như:

  • Không an toàn tuyệt đối: Thành phần các chất trong lá có khả năng gây kích ứng với da bé. Ngoài ra, quá trình thực hiện không đảm bảo được vô khuẩn và rủi ro về nguồn lá kém chất lượng có thể khiến tình trạng mẩn đỏ của bé nặng thêm.
  • Chưa chắc chắn được hiệu quả: Chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh hiệu quả chính xác của các loại lá trong việc xử lý mẩn đỏ và tùy cơ địa mỗi bé sẽ có tác dụng khác nhau nên không đảm bảo hiệu quả và an toàn 100%.

Một số mẹ áp dụng biện pháp tắm lá dân gian để xử lý tình trạng nổi mẩn ở bé. Tuy nhiên, vì chưa được khoa học kiểm chứng cụ thể tác dụng, mẹ cần cân nhắc khi sử dụng biện pháp này để đảm bảo an toàn cho bé nhà mình.

2. 5 loại lá thường được mẹ dùng để giảm mẩn đỏ cho bé

Phương pháp nấu nước tắm từ các loại lá, thảo dược tự nhiên chỉ nên áp dụng với những trường hợp bé mẩn đỏ nhẹ, không có vết thương hở. Theo kinh nghiệm dân gian của các mẹ đã áp dụng, mẹ có thể tham khảo 5 loại lá sau để nấu nước tắm cho bé.

2.1. Bé nổi mẩn tắm lá trầu không

Trầu không là một loại lá quen thuộc trong đời sống hằng ngày với nhiều công dụng đặc biệt. Theo y học cổ truyền, lá trầu không có tính ấm, vị cay, được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa nhức đầu, viêm họng, sát khuẩn vết thương,…

Lá trầu không có khả năng sát khuẩn, chống viêm
Lá trầu không có khả năng sát khuẩn, chống viêm

Các giáo sư, tiến sĩ bộ môn Ký sinh trùng, Đại học Y Dược Hà Nội cho biết, lá trầu có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm nhờ có các thành phần như:

Thành phần Công dụng
Tinh dầu (0.8 – 1.8%)
  • Hoạt tính kháng sinh mạnh, có khả năng sát khuẩn, chống viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn
  • Giảm đau, rát, khử mùi hiệu quả
Hợp chất phenolic (chavicol, betel-phenol, phenolic)
  • Chống nhiễm trùng, kháng khuẩn, kháng nấm,…
  • Chống oxy hóa, giảm đau và giúp vết thương nhanh lành

Vì vậy mà lá trầu không được mẹ bỉm sử dụng để nấu nước tắm cho bé trong các trường hợp nổi mẩn, rôm sảy,…

Nhược điểm: Việc tắm bằng lá trầu không có nhiều hạn chế như:

  • Có khả năng gây kích ứng, dị ứng với da bé
  • Không áp dụng với trường hợp bé có vết thương hở, sưng viêm, mụn mủ
  • Không thích hợp với bé dưới 3 tháng tuổi vì lá trầu không gây xót da bé

Tần suất thực hiện: Mẹ áp dụng tắm cho bé bằng nước lá trầu không hằng ngày, trong ít nhất 4-5 ngày để có hiệu quả tốt nhất.

2.2. Bé nổi mẩn đỏ tắm cỏ mần trầu

Cỏ mần trầu là một vị thuốc trong đông y có tính bình, vị ngọt đắng có tác dụng thanh nhiệt cầm máu, tan viêm,… được sử dụng để nấu nước tắm để làm dịu da, giảm mẩn đỏ cho bé.

Cỏ mần trầu là một loại cỏ dại mọc phổ biến ở ven đường, đồng ruộng
Cỏ mần trầu là một loại cỏ dại mọc phổ biến ở ven đường, đồng ruộng

Trong cỏ mần trầu có chứa các thành phần như:

Thành phần Công dụng
Tanin, Muối nitrat
  • Sát khuẩn, chống viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn
  • Giảm mẩn đỏ, bảo vệ da
β – palmitoyl và sitosterol
  • Bảo vệ và dưỡng ẩm cho da
  • Chống oxy hóa, giảm đau, rát
Flavonoid
  • Chống lão hóa, giảm tổn thương da
  • Bảo vệ da trước tác hại của ánh nắng mặt trời

Nhược điểm: Một số hạn chế của biện pháp tắm nước cỏ mần trầu mẹ cần lưu ý:

  • Có khả năng gây kích ứng, dị ứng với da bé
  • Hạn chế và nguồn nguyên liệu (cần sử dụng loại cỏ sạch, không có thuốc trừ sâu, diệt cỏ, chất hóa học,…)
  • Không thích hợp với bé dưới 3 tháng tuổi vì gây xót da bé.

Tần suất thực hiện: Mẹ áp dụng tắm cho bé bằng nước cỏ mần trầu hằng ngày, trong ít nhất 4-5 ngày để có hiệu quả tốt nhất.

2.3. Bé nổi mẩn tắm lá chè xanh

Lá chè xanh vốn là một loại lá quen thuộc dùng làm nước uống, đồng thời là một vị thuốc chữa bệnh trong đông y.

Lá trà xanh có tác dụng gì trong xử lý mẩn đỏ
Lá trà xanh có tác dụng gì trong xử lý mẩn đỏ

Đối với việc chăm sóc da, lá chè xanh được dùng để sát trùng da và tiêu diệt vi khuẩn. Trong cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, giáo sư, tiến sĩ Đỗ Tất Lợi đã nêu các thành phần hóa học trong lá chè xanh gồm:

Thành phần Công dụng
Tanin (chiếm 20%)
  • Khả năng sát khuẩn cao, hỗ trợ chống viêm, ức chế sự phát triển của virus, vi khuẩn
  • Làm săn da và giúp vết thương nhanh lành
Các polyphenol khác
  • Chống oxy hóa, bảo vệ da và chữa lành vết thương
Vitamin (C, B1, B2)
  • Nuôi dưỡng và tăng sức đề kháng cho da
  • Tăng cường cơ chế tự bảo vệ da

Do đó, có mẹ đã dựa vào công dụng của lá chè xanh để áp dụng trong việc xử lý mẩn đỏ cho bé.

Nhược điểm: Việc tắm bằng nước lá chè xanh có nhiều hạn chế như:

  • Có khả năng gây kích ứng, dị ứng, rát da bé do lượng tinh dầu khá cao
  • Không nên áp dụng với trường hợp bé có vết thương hở, sưng viêm, mụn mủ
  • Không thích hợp với bé dưới 3 tháng tuổi vì gây xót da bé
  • Cần sử dụng loại lá chè sạch, không có thuốc trừ sâu, chất hóa học,…

Tần suất thực hiện: Mẹ áp dụng tắm cho bé bằng nước lá chè xanh hằng ngày, trong 3 – 5 ngày để có hiệu quả tốt nhất.

2.4. Bé nổi mẩn tắm lá kinh giới

Kinh giới là một loại rau gia vị, một vị thuốc trong đông y với tính ấm, vị cay, dùng chữa dị ứng, nổi mẩn, rôm sảy trong dân gian.

Kinh giới vừa là một loại rau gia vị vừa là một vị thuốc trong đông y
Kinh giới vừa là một loại rau gia vị vừa là một vị thuốc hữu dụng trong đông y

Thành phần hóa học trong lá kinh giới gồm:

Thành phần Công dụng
Tinh dầu (1,8%) chủ yếu là d.menton, d.limonen
  • Đặc tính sát khuẩn cao, hỗ trợ chống viêm, ức chế sự phát triển của hơn 20 loại vi khuẩn
  • Phục hồi da và giúp vết thương nhanh lành
Thymol và Carvacrol
  • Chống oxy hóa, bảo vệ da và chữa lành vết thương
  • Ngăn chặn vi khuẩn, virus
  • Hỗ trợ giảm viêm

Nhược điểm: Một số hạn chế của lá kinh giới mẹ cần lưu ý:

  • Có khả năng gây kích ứng, dị ứng, đau rát với da bé
  • Không nên áp dụng với trường hợp bé có vết thương hở, sưng viêm, mụn mủ
  • Không thích hợp với bé dưới 3 tháng tuổi vì dễ gây xót da bé.
  • Cần sử dụng loại lá kinh giới tươi, sạch, không có sâu bệnh, không phun chất hóa học,…

Tần suất thực hiện: Mẹ áp dụng tắm cho bé bằng nước lá kinh giới 1 – 2 lần/tuần để có hiệu quả tốt nhất, không nên tắm liên tục hoặc quá nhiều lần.

2.5. Bé nổi mẩn đỏ tắm lá tía tô

Tương tự như kinh giới, lá tía tô là một loại rau gia vị và vị thuốc đông y. Theo y học cổ truyền, tía tô có vị cay, tính ôn, dùng được cho các trường hợp dị ứng, mẩn ngứa, rôm sảy. Do đó, có mẹ đã sử dụng lá tía tô để nấu nước tắm nhằm xử lý tình trạng nổi mẩn ở bé.

Sử dụng nước lá tía tô để làm dịu da, giảm mẩn đỏ cho bé
Sử dụng nước lá tía tô để làm dịu da, giảm mẩn đỏ cho bé

Các hoạt chất có khả năng giảm mẩn đỏ trong lá tía tô gồm:

Thành phần Công dụng
Tinh dầu (0,5%) chủ yếu là perilla aldehyde, limonen
  • Kháng khuẩn, chống viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn
  • Giảm đau, rát, khử mùi hiệu quả
  • Phục hồi da và giúp vết thương nhanh lành
Các axit béo (Alpha – linolenic, Rosmarinic,…)
  • Chống oxy hóa, bảo vệ da và chữa lành vết thương
  • Hỗ trợ giảm viêm, dị ứng,

Nhược điểm: Việc tắm bằng lá tía tô có nhiều hạn chế như:

  • Có khả năng gây kích ứng, dị ứng với da bé
  • Không nên áp dụng với trường hợp bé có vết thương hở, sưng viêm, mụn mủ
  • Không thích hợp với bé dưới 3 tháng tuổi vì dễ gây xót da bé
  • Cần sử dụng loại lá tía tô tươi, sạch, không có sâu bệnh, không phun chất hóa học,…

Tần suất thực hiện: Mẹ áp dụng tắm cho bé bằng nước lá tía tô 2 – 3 lần/tuần trong tối đa 7 – 10 tuần để có hiệu quả tốt nhất tránh kích ứng.

Một số lưu ý khi tắm lá để xử lý mẩn đỏ cho bé:

  • Không áp dụng cho bé dưới 3 tháng tuổi: Một số loại lá có hàm lượng tinh dầu cao nên có thể gây xót, rát, bỏng da, không phù hợp với bé dưới 3 tháng tuổi.
  • Lưu ý nguyên liệu: Nên chọn các loại lá rõ nguồn gốc, không sâu bệnh, không phun thuốc trừ sâu, chất hóa học,… Rửa kỹ hoặc ngâm lá tắm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn, trứng côn trùng,…
  • Hạ nhiệt độ thích hợp: Khi đun nước tắm xong nên để nguội tự nhiên, cách xa tầm tay bé, pha thêm nước lạnh hoặc đợi nhiệt độ nước khoảng 30 – 37 độ C mới tắm cho bé.
  • Giã lá tươi để tránh mất hoạt chất: Đối với lá kinh giới ngoài đun nước, có thể giã lá tươi pha nước tắm. Nếu đun thì không nên đun sôi quá kỹ để tránh làm mất đi lượng hoạt chất có lợi.
  • Làm sạch da bé trước và sau khi tắm lá: Nên tắm cho bé bằng nước ấm trước để loại bỏ bã nhờn và bụi bẩn trên da, sau đó tắm nước lá và cuối cùng tráng lại bằng nước sạch một lần nữa để loại bỏ cặn nước lá còn sót lại trên da.
Làm sạch da bé bằng nước sạch trước và sau khi tắm lá
Làm sạch da bé bằng nước sạch trước và sau khi tắm lá

3. Sử dụng sản phẩm tắm gội thành phần an toàn để xử lý mẩn đỏ cho bé

Tắm cho bé bằng các loại lá chỉ là phương pháp dân gian, chưa được khoa học nghiên cứu không đảm bảo 100% an toàn và hiệu quả cho bé. Vì vậy, mẹ cân nhắc sử dụng các sản phẩm tắm gội chất lượng có khả năng làm sạch mà vẫn bảo vệ da bé.

Các sản phẩm này đã được các chuyên gia nghiên cứu, các tổ chức uy tín chứng nhận nên mẹ hoàn toàn yên tâm về độ an toàn và hiệu quả, giảm nguy cơ kích ứng, nhiễm khuẩn,…như khi tắm bằng nước lá

Mẹ ưu tiên sử dụng các sản phẩm tắm gội thiên nhiên có thành phần dưỡng ẩm cao cấp như tinh dầu Inca inchi, bơ hạt mỡ, dầu dừa,… vừa giúp tăng cường bảo vệ và dưỡng ẩm cho da bé, vừa hỗ trợ cải thiện vùng da bị mẩn đỏ như: Bọt tắm gội thiên nhiên Mamamy, dầu tắm gội tinh dầu bưởi/tía tô Mamamy,…

Sử dụng các sản phẩm bọt tắm gội thiên nhiên, an toàn, lành tính với làn da nhạy cảm của bé
Sử dụng các sản phẩm bọt tắm gội thiên nhiên, an toàn, lành tính với làn da nhạy cảm của bé

4. Lưu ý khi chăm sóc tại nhà để bé mau khỏi mẩn đỏ

Bên cạnh việc sử dụng các sản phẩm tắm gội an toàn cho bé, mẹ cũng nên kết hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà để tình trạng mẩn đỏ được cải thiện nhanh chóng:

  • Giữ vệ sinh: Vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ của bé thường xuyên, giữ không gian quanh bé thoáng mát, sạch sẽ. Nên sử dụng quạt thông gió, máy lọc không khí, máy hút bụi mịn,…
  • Giữ da bé khô ráo, thoáng mát: Ưu tiên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, có chất liệu thoáng mát, mềm mại và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt như cotton, vải lanh, vải lụa,…
  • Không tự ý dùng thuốc: Trước khi cho bé dùng bất cứ loại thuốc bôi hay thuốc uống nào mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Không tự ý sử dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Hạn chế cào, gãi: Thường xuyên quan sát, hạn chế để bé cào, gãi lên vùng da bị mẩn đỏ, tránh làm trầy xước, tổn thương da, tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng. Mẹ cắt móng tay cho bé 1 tuần/lần để tránh móng tay làm xước da con.
Cắt móng tay cho bé để tránh bé cào xước da
Cắt móng tay cho bé để tránh bé cào xước da

5. Khi nào mẹ nên đưa bé bị mẩn đỏ đi khám bác sĩ?

Nổi mẩn đỏ là tình trạng thường gặp, thường không quá nguy hiểm với sức khỏe và sinh hoạt của bé. Tuy nhiên, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu để được thăm khám và điều trị nếu bé thuộc các trường hợp:

  • Mẩn đỏ không xác định được nguyên nhân
  • Tình trạng nổi mẩn kéo dài trên 5 ngày không giảm
  • Có các triệu chứng bất thường kèm theo như sốt, mệt mỏi, bỏ ăn,…
  • Có hiện tượng chảy mủ, nhiễm trùng, sưng viêm,…
Đưa bé đi khám bác sĩ nếu bé có dấu hiệu viêm nhiễm
Đưa bé đi khám bác sĩ nếu bé có dấu hiệu viêm nhiễm

Bé bị nổi mẩn đỏ là vấn đề về da thường gặp và không quá nguy hiểm nếu mẹ bình tĩnh xử lý và lựa chọn phương pháp chăm sóc khoa học, an toàn.

Sử dụng các loại lá để nấu nước tắm là biện pháp dân gian, chưa được khoa học kiểm chứng về hiệu quả, cần cân nhắc kỹ trước khi áp dụng mẹ nhé.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bé bị mẩn đỏ – Đừng vội tắm lá cho bé mẹ nhé!”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Phải làm sao khi bé bị nổi mẩn đỏ khắp người và ngứa?
Phải làm sao khi bé bị nổi mẩn đỏ khắp người và ngứa?
Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người và ngứa sẽ rất khó chịu, mẹ lo lắng đứng ngồi không yên. Nguyên nhân do đâu? Cách xử lý ra sao để con nhanh khỏi? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này đây ạ! 1. 4 nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn đỏ […]
Bé ăn bột bị nổi mẩn đỏ – Mách mẹ cách xử trí khoa học
Bé ăn bột bị nổi mẩn đỏ – Mách mẹ cách xử trí khoa học
Trong thời gian ăn dặm, mẹ thấy bé ăn bột bị nổi mẩn đỏ, kích ứng? Vấn đề này có nguy hiểm không? Làm thế nào để bé mau khỏi? Bài viết này sẽ giải đáp tất tần tật mọi thứ cho mẹ. 1. Nguyên nhân khiến bé ăn bột bị nổi mẩn đỏ Bước […]
Da trẻ sơ sinh bị đỏ mẹ có cần lo lắng?
Da trẻ sơ sinh bị đỏ mẹ có cần lo lắng?
Có rất nhiều vấn đề mà trẻ sơ sinh sẽ gặp phải. Tuy nhiên, vì con chưa thể nói và chia sẻ được với cha mẹ nên người lớn cần phải quan sát, theo dõi, phát hiện và khắc phục giúp con. Một trong những hiện tượng mà con rất hay gặp đó là da […]
Trẻ bị chảy máu cam nguy hiểm như thế nào? Mẹ cần biết gì?
Trẻ bị chảy máu cam nguy hiểm như thế nào? Mẹ cần biết gì?
Trẻ bị chảy máu cam, hay còn gọi là chảy máu mũi, là bệnh thường gặp ở trẻ dưới 16 tuổi. Chảy máu cam nhẹ không gây nguy hiểm gì đến tính mạng trẻ. Tuy nhiên, việc này còn tùy thuộc vào nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam. Nhiều mẹ khi thấy bé bị […]
Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ – hiểu đúng để chữa trị đúng
Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ – hiểu đúng để chữa trị đúng
Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ có thể coi là hiện tượng hết sức bình thường và phổ biến. Chúng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Phần lớn sẽ không nguy hiểm đến sức khỏe nếu như cha mẹ phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu kỹ […]
Giỏ hàng 0