Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

90% bé bị mẩn đỏ ở mông là do 5 nguyên nhân sau!

Em bé bị nổi mẩn đỏ ở mông thường do 5 nguyên nhân: hăm tã, viêm da tiếp xúc, viêm da do nấm Candida, phát ban, rôm sảy. Với mỗi nguyên nhân sẽ có những biểu hiện và cách chăm sóc khác nhau. Chi tiết về từng trường hợp trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ở mông mẹ kéo xuống dưới để xem nhé!

Mẹ đừng quá lo lắng khi em bé bị nổi mẩn đỏ ở mông
Mẹ đừng quá lo lắng khi em bé bị nổi mẩn đỏ ở mông

1. Hăm tã

Hăm tã là nguyên nhân phổ biến nhất khiến bé bị nổi mẩn đỏ ở mông. Các tổn thương da, viêm da ở mông bé rất dễ xảy ra khi mẹ sử dụng các loại tã kém chất lượng hoặc cách sử dụng tã của mẹ chưa đúng. Tuy nhiên, mẹ hãy yên tâm vì các xử lý hăm tã không hề khó đâu ạ!

1.1. Biểu hiện của hăm tã

Khi bé bị hăm tã, mẹ để ý sẽ thấy quanh vùng quấn tã, mông, đùi, bộ phận sinh dục xuất hiện những vết mẩn đỏ. Bé cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, khó tính hơn bình thường và hay quấy khóc, đặc biệt là khi mẹ chạm vào vùng da bé đang tổn thương.

Hăm tã khiến bé bị nổi mẩn đỏ ở mông
Hăm tã khiến mông bé bị nổi mẩn đỏ ngứa

Hăm tã được chia thành 5 cấp độ với những biểu hiện khác nhau. Mẹ lưu ý để kịp thời chăm sóc cho bé nhé!

  • Cấp độ 1 – hăm tã nhẹ: Khi bắt đầu bị hăm tã, da bé sẽ ửng hồng thành mảng nhỏ, da khô, không có dấu hiệu bong tróc, mụn.
  • Cấp độ 2 – hăm tã nhẹ: Sau 2 – 3 ngày, hăm tã sẽ chuyển sang cấp độ 2 với biểu hiện nặng hơn: Xuất hiện các vùng đỏ, đậm màu rải rác trên da.
  • Cấp độ 3 – trung bình: Sau 2 ngày nếu không được chăm sóc đúng cách, hăm  tã nhanh chóng chuyển sang cấp độ 3 với biểu hiện: Vùng da ửng đỏ trên diện tích rộng, các vết mẩn dày hơn, lan rộng hơn, mụn nhỏ li ti mọc thưa thớt.
  • Cấp độ 4 – hăm tã nặng: Các vùng da chuyển sang màu đỏ, hơi sưng, phù nề. Các nốt mẩn rõ rệt hơn, mụn nước mọc dày hơn. Bắt đầu xuất hiện mụn mủ rải rác.
  • Cấp độ 5 – hăm tã nặng – nguy hiểm: Đây là cấp độ nặng nhất, da bé ửng đỏ dữ dội, mẩn đỏ và mụn mủ xuất hiện dày đặc, da bé bong tróc, thậm chí chảy máu.
5 cấp độ của hăm tã
Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ở mông có 5 cấp độ

1.2. Nguyên nhân bé bị hăm tã

Da bé mỏng và rất nhạy cảm, chỉ cần 1 chút sơ xuất của mẹ cũng có thể khiến con bị hăm tã rồi đó ạ. Dưới đây là 5 sai lầm khi trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ở mông thường gặp nhất:

  • Da bé tiếp xúc với phân và nước tiểu trong thời gian dài: Tã ướt trong thời gian dài (quá 4h) là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, gây tổn thương và gây hăm da bé.
  • Mặc tã quá chật: Vì sợ tã của con bị tràn mà mẹ quấn tã cho bé quá chật. Điều này không tốt đâu mẹ nhé! Bé nhỏ rất hiếu động, thích ngọ nguậy, chơi đùa. Một chiếc tã quấn chặt không chỉ làm con bí bách, nóng bức mà còn tăng khả năng cọ xát với da, gây ra những tổn thương ngoài ý muốn. Tã của con đã được thiết kế thấm hút tốt và ôm trọn mông bé, vì thế, mẹ đừng lo tã của bé bị rò rỉ mẹ nhé!
  • Sử dụng tã có thành phần gây kích ứng: Các sản phẩm kém chất lượng có chất liệu không an toàn, gây kích ứng da bé, đặc biệt là: dioxin, các chất phẩm màu, các chất tạo mùi tổng hợp, chất tẩy trắng clo,…
  • Bé dị ứng với chất tẩy rửa: Chất tẩy rửa như: cồn, paraphenylenediamine, sodium lauryl sulfate trong sữa tắm, xà phòng, chất xả vải mẹ sử dụng cho quần áo của bé cũng là nguyên nhân làm da bé bị kích ứng và hăm tã.
  • Sử dụng quá nhiều bột phấn rôm: Bột phấn rôm mẹ dùng quá nhiều cho bé sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, lâu ngày sinh viêm và tổn thương da bé.
Chất lượng tã ảnh hưởng trực tiếp đến làn da bé.
Chất lượng tã ảnh hưởng trực tiếp đến làn da bé.

1.3. Cách xử lý hăm tã

Khi bé bị hăm tã, mẹ đừng quá lo lắng. Da bé mịn màng trở lại sau 3  – 7 ngày nếu mẹ chăm sóc bé theo hướng dẫn sau:

  • Giữ vùng da hăm tã luôn sạch sẽ: Khi thay tã cho bé, mẹ dùng khăn ướt chuyên dụng chứa thành phần kháng khuẩn, dưỡng ẩm cao cấp để lau sạch vùng da hăm tã từ trước ra sau. Mẹ lưu ý thao tác nhẹ nhàng; tránh làm xước, vỡ các vết mẩn đỏ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây tổn thương da bé nhiều hơn.
  • Giảm thời gian mặc tã cho bé: Mỗi lần thay tã cho bé, mẹ dùng khăn ướt vệ sinh da bé, sau đó để da bé thông thoáng trong khoảng 10 – 15 phút trước khi mặc tã mới. Nếu bé hăm tã nặng (cấp độ 4, 5), mẹ chỉ mặc tã cho con vào buổi đêm hoặc khi ra ngoài, thời gian còn lại không mặc tã để mông con được thông thoáng và nhanh khỏi nhất!
  • Chọn tã thấm hút tốt: Mẹ ưu tiên lựa chọn tã nhiều hạt SAP thấm hút cao cấp để mông bé luôn được khô thoáng, hạn chế mông tiếp xúc lâu với nước tiểu gây hăm tã nặng hơn. Ngoài ra, mẹ cũng chú ý chọn tã có thành phần an toàn, không chứa Clo, hương liệu hoá học gây kích ứng da con mẹ nhé!
  • Chọn kích thước tã vừa vặn với bé: Tã quá chật sẽ cọ sát với bé nhiều hơn. Tã rộng dễ gây rò rỉ và làm bé cảm thấy vướng víu, không thoải mái. Mẹ tham khảo hướng dẫn chọn size của nhà sản xuất hoặc nhờ nhân viên bán hàng tư vấn để chọn được tã vừa vặn nhất với con.
  • Sử dụng sản phẩm hỗ trợ xử lý hăm tã: Để bé khỏi nhanh, mẹ sử dụng sản phẩm xịt hăm tã hoặc kem bôi hăm. Mẹ ưu tiên sử dụng dạng xịt để an toàn nhất với con, tránh đưa vi khuẩn từ tay mẹ sang da bé như dạng bôi mẹ nhé!
Da bé sẽ hồi phục nhanh hơn khi được sử dụng tã chất lượng tốt, từ thương hiệu uy tín.
Bé bị nổi mẩn đỏ ở mông sẽ hồi phục nhanh hơn khi được sử dụng tã chất lượng tốt, từ thương hiệu uy tín.

Mẹ lưu ý đưa bé đến thăm khám bác sĩ khi thấy những dấu hiệu sau:

  • Hăm tã cấp độ 4, 5.
  • Hăm tã kèm sốt.
  • Vùng da hăm chảy máu, ngứa, rỉ nước.
  • Tình trạng hăm tã không cải thiện và trở nên nặng hơn dù mẹ đã áp dụng các biện pháp chăm sóc, vệ sinh cho bé tại nhà.

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Chương trình ưu đãi 10000 set dùng thử
Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

2. Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là các tổn thương xuất hiện khi da bé tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Không chỉ xuất hiện ở mông, viêm da tiếp xúc có thể xuất hiện ở cổ, mặt, bàn tay, bàn chân và vùng bẹn.

2.1. Biểu hiện của viêm da tiếp xúc

Vùng da bị viêm da tiếp xúc có những biểu hiện:

  • Da đỏ và sưng, phồng rộp.
  • Ngứa dữ dội tại vùng da sưng đỏ.
  • Da khô, có vảy hoặc nứt nẻ.
  • Da rỉ nước.
  • Bỏng rát, đau.
Bé nổi mẩn đỏ ở mông do viêm da tiếp xúc 
Em bé bị nổi mẩn đỏ ở mông ở mông do viêm da tiếp xúc 

2.2. Nguyên nhân bé bị viêm da tiếp xúc

Bé bị viêm da tiếp xúc dẫn tới mẩn đỏ ở mông do tác động của những nguyên nhân sau:

  • Kích ứng do sử dụng tã kém chất lượng: Tã thấm hút kém làm phân và nước tiểu tiếp xúc nhiều với da bé, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm da. Ngoài ra, tã kém chất lượng chứa chất tẩy trắng Clo, hương liệu hóa học,… cũng khiến da bé bị viêm, kích ứng, mẩn đỏ.
  • Kích ứng chất lưu hương hóa học trong sản phẩm giặt xả quần áo: Bé kính ứng da khi mẹ sử dụng các sản phẩm giặt xả kém chất lượng, hoặc giặt chung quần áo mẹ với quần áo bé. Các sản phẩm giặt xả này thường chứa chất tẩy rửa mạnh, hương liệu tổng hợp, sodium lauryl sulfate,.. gây kích ứng da con.
  • Chất hóa học trong mỹ phẩm, dầu gội, sữa tắm của mẹ: Khi được mẹ chăm sóc, da bé luôn tiếp xúc với cơ thể và tóc của mẹ. Các chất hóa học trong mỹ phẩm, dầu gội của mẹ như paraben, hương liệu, cồn, chất bảo quản,… bám lâu trên cơ thể và tóc mẹ sẽ tiếp xúc và gây mẩn đỏ da bé.
  • Tiếp xúc với lông chó, mèo: Mẹ nào có nuôi chó, mèo trong nhà cũng cần lưu ý vì lông động vật cũng là một trong những tác nhân gây kích ứng da, đặc biệt ở bé có cơ địa dị ứng, bé có người thân trong gia đình kích ứng với lông động vật.
Lông cho mèo là một trong những nguyên nhân gây kích ứng, viêm da bé.
Lông cho mèo là một trong những nguyên nhân gây kích ứng dễ làm em bé bị nổi mẩn đỏ ở mông

2.3. Cách xử lý viêm da tiếp xúc

Bé bị viêm da tiếp xúc sẽ tự khỏi trong vòng 2 – 3 tuần. Tuy nhiên, để giúp bé cảm thấy thoải mái hơn, bớt cảm giác ngứa rát; mẹ nên có những biện pháp chăm sóc hàng ngày cho bé như sau:

  • Lựa chọn tã, bỉm an toàn, êm dịu với da bé: Bỉm, tã của bé nên có chất liệu, bề mặt mềm mại, không chứa chất tẩy trắng, không chứa hương liệu gây kích ứng. Mẹ ưu tiên sử dụng bỉm của thương hiệu uy tín để đảm bảo an toàn tốt nhất cho bé. Mẹ tham khảo bài viết sau để lựa chọn bỉm tốt nhất cho bé mẹ nhé: “Bỏ túi” 6 tiêu chí chọn bỉm sơ sinh an toàn cho con.
  • Tránh để bé tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng: Nếu mẹ phát hiện các nguyên nhân gây kích ứng da bé như: chất tẩy rửa, lông động vật; mẹ đổi sản phẩm tắm gội, giặt xả an toàn cho bé và không để bé tiếp xúc với chó mèo mẹ nhé! .
  • Tránh làm xước da bé: Các vết xước da là “cánh cửa” cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng da bé. Mẹ nhớ thao tác nhẹ nhàng khi tắm cho con và mang bao tay hoặc cắt móng tay cho bé 1 -2 tuần / lần.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé: Mẹ lựa chọn các loại kem dưỡng ẩm an toàn, thành phần thiên nhiên như: nha đam, mật ong,… để lành tính nhất với da bé. Sau khi tắm cho bé, mẹ nhẹ nhàng thoa một lớp kem mỏng lên vùng da bé bị kích ứng. Các tổn thương da được cấp đủ ẩm sẽ hồi phục nhanh hơn đấy ạ!

Đặc biệt, mẹ đưa bé đến thăm khám bác sĩ trong những trường hợp bên dưới, tránh nguy cơ nhiễm trùng hoặc tăng sắc tố sau viêm, vùng da viêm bị đổi màu:

  • Các vết mẩn đỏ trên da lan rộng nhanh chóng.
  • Bé nổi mẩn đỏ kèm sốt hoặc đau.
  • Xuất hiện các vết mụn nước, mụn có mủ trên da.
Mẹ lưu ý lựa chọn tã, bỉm an toàn, êm dịu với da bé.
Mẹ lưu ý lựa chọn tã, bỉm an toàn, êm dịu với da bé.

3. Viêm da do nấm Candida

Bé mẩn đỏ ở mông do nấm Candida là tình trạng nhiễm trùng dễ lây lan sang các vùng da khác của cơ thể. Nhiễm nấm Candida làm bé khó chịu, ăn không ngon miệng, ngủ không yên giấc khiến mẹ xót xa.

3.1. Biểu hiện của viêm da do nấm Candida

Bé bị viêm da do nấm Candida có những biểu hiện:

  • Các vết mẩn đỏ đậm gồ lên trên bề mặt da, có kích thước nhỏ, hoặc lớn thành từng mảng
  • Bé ngứa tại vùng da mẩn đỏ.
  • Xuất hiện mụn nước nhỏ nếu tình trạng viêm da nặng.
  • Viêm da có hoặc không kèm tưa lưỡi, tưa miệng do nấm Candida.
Nổi mẩn đỏ ở mông do nhiễm nấm Candida.
Em bé bị nổi mẩn đỏ ở mông do nhiễm nấm Candida

3.2. Nguyên nhân bé bị viêm da do nấm Candida

Các nguyên nhân tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển và tấn công vào da bé làm bé bị nổi mẩn đỏ ở mông bao gồm:

  • Không thay tã cho bé ngay sau khi tã ướt: Tã ướt kéo dài sau khoảng 2 tiếng tạo môi trường ẩm ướt, thuận lợi cho nấm sinh sôi, phát triển và gây viêm da bé.
  • Vệ sinh da không sạch sẽ: Khi thay tã cho bé, mẹ vội mà quên lau sạch sẽ mông và vùng da quấn tã trước khi đóng tã mới. Mông bé không sạch sẽ, bám mồ hôi, phân, nước tiểu là nguyên nhân khiến nấm tấn công da bé nhiều hơn.

3.3. Cách xử lý viêm da do nấm Candida

Bé viêm da do nấm Candida sẽ tự bình phục sau 3 – 4 tuần nếu bé được chăm sóc đúng cách. Để bé bị nổi mẩn đỏ ở mông phục hồi nhanh chóng, mẹ áp dụng các biện pháp sau:

  • Giữ da bé luôn khô ráo sạch sẽ: Mẹ chú ý tắm rửa cho bé hàng ngày với nước ấm 38 – 40 độ C. Khi thay tã cho bé, mẹ dùng khăn ướt có thành phần chống dị ứng rôm sảy vệ sinh da bé trước khi đóng tã mới cho con me nhé!
  • Sử dụng kem bôi trị nấm cho bé: Các sản phẩm kem bôi nấm sẽ giúp bé hồi phục và cải thiện các triệu chứng nhanh hơn. Mẹ hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để lựa chọn được sản phẩm an toàn, lành tính, phù hợp với con.
  • Để mông bé được thông thoáng: Khi thay tã cho bé, mẹ “thả rông”, không mặc tã cho bé khoảng 10 – 15 phút trước khi mặc tã mới. Da bé sẽ được khô thoáng hơn, giảm cọ xát da và hồi phục nhanh hơn.

Mẹ lưu ý: Bé nhiễm nấm Candida cần thăm khám bác sĩ trong những trường hợp sau:

  • Bé sốt và quấy khóc liên tục.
  • Các vết mẩn đỏ trên da lan rộng và không được cải thiện sau 2 -3 ngày khi mẹ đã áp dụng các biện pháp tại nhà nêu trên.
Mẹ để mông bé “nghỉ” 10 - 15 phút trước khi mặc tã mới cho con.
Mẹ để mông bé “nghỉ” 10 – 15 phút trước khi mặc tã mới cho con.

4. Phát ban

Em bé bị nổi mẩn đỏ ở mông do có hệ miễn dịch non yếu, phát ban ở mông là tình trạng thường gặp ở bé sơ sinh. Các vết phát ban sẽ tự khỏi nếu mẹ hiểu rõ nguyên nhân và có những biện pháp chăm sóc bé bị nổi mẩn đỏ ở mông nhanh chóng.

4.1. Biểu hiện của phát ban

Bé phát ban ở mông hoặc nhiều vị trí khác trên cơ thể với biểu hiện:

  • Mụn đỏ, chấm đỏ trên mông, các mảng da đỏ, sưng tấy.
  • Ngứa tại vùng da phát ban.
  • Da khô, tróc vảy.
  • Xuất hiện mụn nước chứa dịch lỏng như mụn trứng cá.
  • Đau, ngứa, xuất hiện mụn nước ở vùng hậu môn.
Các vết phát ban trên da gây ngứa, khó chịu.
Mông bé bị nổi mẩn đỏ ngứa phát ban gây khó chịu

4.2. Nguyên nhân bé bị phát ban

Phát ban phát ban ở mông của bé do nhiều nguyên nhân khác nhau như sau:

  • Phát ban do nhiệt: Bé thường mặc tã, bỉm suốt cả ngày, gây bí bách, nóng bức, ra mồ hôi nhiều. Mồ hôi mắc kẹt dưới da, làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây mụn phát ban.
  • Phát ban do vệ sinh không tốt: Khi vệ sinh mông, tắm rửa và thay tã cho bé, nếu mẹ vệ sinh không sạch sẽ, da bé bám cặn bẩn, cặn xà phòng, sữa tắm, hóa chất tẩy rửa. Các yếu tố này trên da gây kích ứng và phát ban da bé.
  • Phát ban do tã kém chất lượng: Các loại tã kém chất lượng chứa các thành phần gây kích ứng da như: chất tẩy màu, hương liệu tổng hợp, clo, axit acrylic, dioxin,… là nguyên nhân gây phát ban ở mông và quanh vùng quấn tã.

4.3. Cách xử lý phát ban

Mẹ không cần lo lắng vì sau khoảng 1 – 2 tuần, bé phát ban sẽ tự khỏi mà không để lại sẹo, thâm. Mẹ chú ý chăm sóc, làm dịu da bé như sau:

  • Lựa chọn tã từ thương hiệu uy tín: Mẹ chọn tã từ thương hiệu uy tín như Mamamy, pamper, bobby,… để đảm bảo an toàn cho con.

Ngoài ra, tã có nhiều hạt SAP thấm hút cao cấp, tăng khả năng thấm hút, giữ nước gấp 30 lần sẽ giúp da bé luôn được khô ráo sạch sẽ và hồi phục nhanh hơn.

  • Để bé được “thả rông”: Mẹ giảm thời gian mặc tã cho bé, khi thay tã, mẹ để bé được thông thoáng 10 – 15 phút trước khi mặc tã mới cho con. Điều này giúp giảm bí bách, giảm ra mồ hôi và giảm phát ban trên da bé.
  • Lưu ý khi thay tã và tắm rửa cho bé: Mẹ thao tác nhẹ nhàng khi tắm và thay tã cho bé, tránh gây xước vết mụn của con, làm da con khó lành. Mẹ ưu tiên chọn các sản phẩm tắm gội thiên nhiên, khăn ướt chứa thành phần kháng khuẩn, không chứa chất gây kích ứng để da bé được sạch sẽ và an toàn nhất.
Tã bỉm chứa thành phần hạt SAP mang lại hiệu quả thấm hút cao.
Tã bỉm chứa thành phần hạt SAP mang lại hiệu quả thấm hút cao.

Mẹ lưu ý: Đưa bé đến gặp bác sĩ trong các trường hợp mông em bé nổi mẩn đỏ nguy hiểm sau:

  • Bé nổi mẩn ở mông sau 3 tuần không cải thiện.
  • Các vết nổi mẩn đỏ, mụn nước tiếp tục lan rộng, sưng tấy dù mẹ đã có những biện pháp xử lý tại nhà.
  • Bé phát ban kèm sốt trên 38 độ hoặc các triệu chứng khác: co giật, bỏ bú, mệt mỏi, ngủ li bì,…

5. Rôm sảy

Rôm sảy là tình trạng thường xảy ra khi thời tiết nóng bức. Bé bị rôm sảy ở nhiều vị trí khác nhau, đặc biệt là rôm sảy ở mông, nơi da tiếp xúc với bỉm, tã thường xuyên, gây nóng bức, bí bách, đổ nhiều mồ hôi.

5.1. Biểu hiện của rôm sảy

Bé rôm sảy ở mông có các biểu hiện:

  • Các vết mụn nước nhỏ, li ti, mọc thành đám.
  • Vùng da bị rôm sảy nổi mẩn đỏ.
  • Bé quấy khóc nhiều do ngứa, khó chịu.
  • Xuất hiện các vết xước da, mủ, mụn nhọt do bé gãi ngứa.
Các vết mụn nước ở mông gây ngứa ngáy, khó chịu.
Bé bị nổi mụn nước ở mông gây ngứa ngáy, khó chịu.

5.2. Nguyên nhân bé bị rôm sảy

Bé thường bị rôm sảy do tuyến mồ hôi bị bít tắc gây viêm bởi những nguyên nhân sau:

  • Thời tiết nắng nóng, oi bức, không gian bí bách: Môi trường oi bức kích thích bé ra mồ hôi nhiều hơn để tự làm mát cơ thể. Bé có tuyến mồ hôi chưa hoàn thiệt, chức năng bài tiết mồ hôi còn kém, các tuyến mồ hôi dưới da bị chèn ép, gây viêm và mẩn đỏ trên da.
  • Chất liệu quần áo không thấm hút mồ hôi: Các chất liệu quần áo như: vải da, vải lụa, vải polyester, vải nylon không thấm hút mồ hôi tốt. Mồ hôi bé không thoát được ra ngoài, làm tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông.
  • Mặc tã không đúng cách: Mẹ mặc tã cho con quá chật, nhất là vào mùa hè oi bức, da bé bí bách, mồ hôi tiết ra nhiều, tăng nguy cơ tắc nghẽn lỗ chân lông và gây rôm sảy nhiều hơn.
Chất liệu quần áo thô ráp làm bé ngứa ngáy, rôm sảy
Chất liệu quần áo thô ráp làm mông em bé nổi mẩn đỏ ngứa ngáy, rôm sảy

5.3. Cách xử lý rôm sảy

Rôm sảy sẽ tự khỏi sau khoảng 3 – 7 ngày khi mẹ có những biện pháp phòng tránh rôm sảy cho bé như sau:

  • Không gian thoáng mát, sạch sẽ: Mẹ sử dụng quạt và điều hòa, giữ nhiệt độ phòng thoáng mát, khoảng 28 độ C. Đặc biệt, vào mùa hè, mẹ không đưa bé ra nắng, nhất là trong khoảng 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
  • Lựa chọn quần áo thấm hút mồ hôi: Mẹ chọn quần áo có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, ít cọ xát da bé, giúp bé thoải mái hơn, giảm bít tắc lỗ chân lông, giảm rôm sảy như: vải cotton, vải đũi,…
  • Không quấn tã quá chật: Mẹ chọn tã theo đúng kích cỡ theo hướng dẫn trên bao bì, không chọn tã size quá chật cho bé mẹ nhé. Khi mặc tã cho con, mẹ quấn tã nhẹ nhàng, không để rìa mép tã hằn lên da bé.

Mẹ lưu ý: Đưa bé tới thăm khám bác sĩ nhanh chóng khi bé xuất hiện những dấu hiệu sau:

  • Các vết mẩn đỏ không cải thiện sau một tuần hoặc tiếp tục lan rộng sang vùng da khác.
  • Bé mẩn đỏ kèm sốt, mệt mỏi, ngủ nhiều, ngủ khó đánh thức, biếng ăn…

Chăm sóc em bé bị nổi mẩn đỏ ở mông có thể khiến mẹ khó khăn, lúng túng. Tuy nhiên, chỉ cần bình tĩnh tìm hiểu vấn đề con đang gặp phải, mẹ sẽ biết được cách chăm sóc con khoa học và phù hợp, bé sẽ khỏi sau vài ngày thôi ạ! Chúc mẹ khoẻ, bé ngoan!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “90% bé bị mẩn đỏ ở mông là do 5 nguyên nhân sau!”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

9 Cách xử lý bé bị mẩn đỏ có mủ, ngứa hiệu quả tại nhà
9 Cách xử lý bé bị mẩn đỏ có mủ, ngứa hiệu quả tại nhà
Bé bị mẩn đỏ có mủ là vấn đề về da nghiêm trọng do các vết mủ dễ dẫn đến biến chứng bội nhiễm hay các bệnh cơ hội khác. Tuy nhiên, mẹ đừng lo lắng quá. Chỉ cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và có cách chăm sóc khoa học, da bé sẽ […]
Trẻ bị hăm đỏ hậu môn & 4 sai lầm 99% mẹ mắc phải
Trẻ bị hăm đỏ hậu môn & 4 sai lầm 99% mẹ mắc phải
Vùng da quanh hậu môn của bé bị hăm đỏ, con đau rát và khóc nhiều khiến mẹ rất xót. Mẹ muốn tìm hiểu nguyên nhân làm trẻ bị hăm đỏ hậu môn cũng như cách khắc phục triệt để nhằm giúp bé thoải mái, “ăn mau chóng lớn”. Góc của mẹ xin bật mí […]
Lý do em bé bị nổi mẩn đỏ và cách xử lý dứt điểm
Lý do em bé bị nổi mẩn đỏ và cách xử lý dứt điểm
Tình trạng mẩn đỏ ngoài da là hiện tượng thường gặp ở bé sơ sinh do cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch non yếu. Mẹ sẽ vô cùng lo lắng khi thấy bé nhà mình nổi mẩn đỏ ở mặt, cổ, lưng, thậm chí là toàn thân. Trong trường hợp này, mẹ cần bình […]
Bé đóng bỉm bị mẩn đỏ do đâu? 4 điều mẹ cần làm ngay tại nhà!
Bé đóng bỉm bị mẩn đỏ do đâu? 4 điều mẹ cần làm ngay tại nhà!
Mẹ nghi ngờ bé đóng bỉm bị mẩn đỏ, muốn tìm cách xử lý để bé khỏi nhanh? “Bí kíp” cho mẹ đây ạ! Góc của mẹ đã tổng hợp cách xử lý tốt nhất, vừa giúp xoa dịu vùng da mẩn đỏ nhanh chóng, vừa giúp ngừa mẩn đỏ tối đa.  1. Xác định […]
10 Nguyên nhân thường gặp khiến bé bị nổi mẩn đỏ
10 Nguyên nhân thường gặp khiến bé bị nổi mẩn đỏ
Bé bị nổi mẩn đỏ là tình trạng ngoài da và khá phổ biến, đặc biệt đối với trẻ nhỏ hoặc người có làn da nhạy cảm. Ở những tuần đầu đời, da của con chưa ổn định và có nhiều thay đổi. Vì vậy, con sẽ dễ bị mẩn đỏ dù chỉ bị kích […]
Giỏ hàng 0