Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bé đóng bỉm bị mẩn đỏ do đâu? 4 điều mẹ cần làm ngay tại nhà!

Mẹ nghi ngờ bé đóng bỉm bị mẩn đỏ, muốn tìm cách xử lý để bé khỏi nhanh? “Bí kíp” cho mẹ đây ạ! Góc của mẹ đã tổng hợp cách xử lý tốt nhất, vừa giúp xoa dịu vùng da mẩn đỏ nhanh chóng, vừa giúp ngừa mẩn đỏ tối đa. 

Mẹ băn khoăn vì sao bé yêu nhà mình đóng bỉm lại bị mẩn đỏ?
Mẹ băn khoăn vì sao bé yêu nhà mình đóng bỉm lại bị mẩn đỏ vậy nhỉ?

1. Xác định nguyên nhân bé đóng bỉm bị mẩn đỏ

Trước tiên, mẹ để ý loại bỉm đang dùng cho bé. Có phải mẹ mới đổi sang loại bỉm mới cho con? Hay mẹ đã dùng loại bỉm này rất nhiều lần không sao, đến lần này bé lại bị mẩn đỏ?

Mẹ đọc tiếp bên dưới để nhận biết và xử lý nhé!

1.1. Bé bị dị ứng do tiếp xúc lâu phân và nước tiểu

Tình huống này thường gặp ở bé đã dùng bỉm 1 thời gian. Nguyên nhân do tã ẩm ướt không được thay trong thời gian dài (trên 4h) tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi gây mẩn đỏ, hăm tã.

Mẹ sẽ thắc mắc: “Mọi lần dùng không sao, thế mà lần này con lại bị mẩn đỏ” đúng không ạ? Bởi sau mỗi lần chăm sóc không đúng, da bé sẽ yếu đi một chút chứ không biểu hiện ngay đâu mẹ!

Vùng da mặc tã bị ửng hồng, xuất hiện mụn li ti, khô ráo là do bé bị dị ứng khi tiếp xúc lâu với phân và nước tiểu khi mẹ chậm thay tã.
Vùng da mặc tã bị ửng hồng, xuất hiện mụn li ti, khô ráo là do bé bị dị ứng khi tiếp xúc lâu với phân và nước tiểu khi mẹ chậm thay tã.

Mẹ nhận biết thông qua biểu hiện: Vị trí mặc tã xuất hiện màu ửng hồng so với vùng da bên cạnh, diện tích nhỏ bằng 1 – 2 đầu ngón tay trỏ của mẹ, có thể xuất hiện những mụn li ti, không có dấu hiệu bị ẩm ướt. Đây là những dấu hiệu đầu tiên của hăm tã ở bé.

Cách xử lý hăm tã cho con đây ạ:

  • Sử dụng sản phẩm hỗ trợ xử lý hăm và mẩn đỏ để bé khỏi nhanh nhất. Hiện nay, có sản phẩm xử lý hăm là dạng bôi và dạng xịt. Mẹ ưu tiên dạng xịt để tránh nhiễm khuẩn từ tay mẹ sang da con nhé! (Dẫn link sang bài: Hăm tã bôi gì?)
  • Thay tã thường xuyên 3 – 4h/lần. Lưu ý, cần vệ sinh sạch sẽ vùng da mặc tã trước khi mặc tã mới bằng khăn ướt có thành phần dưỡng ẩm, kháng khuẩn cao cấp.
  • Giảm thời gian mặc bỉm cho con bằng cách để mông con “nude” khoảng 10 phút trước khi mặc tã mới.
  • Chọn bỉm thấm hút và thông thoáng. Ưu tiên bỉm chứa nhiều hạt SAP (càng nhiều hạt SAP, khả năng thấm hút của bỉm càng tốt) – loại hạt có khả năng thấm hút chất lỏng gấp 30 lần trọng lượng của nó, sau khi hút nước sẽ chuyển sang dạng gel chống thấm ngược, giúp mông bé luôn khô thoáng, dễ chịu.

Chi tiết mẹ tham khảo tại: Bé bị hăm tã: Dấu hiệu, nguyên nhân và 5 cách chăm sóc hiệu quả.

Ưu tiên chọn bỉm nhiều hạt SAP thấm hút, bề mặt nhiều khe rãnh để thông thoáng nhất
Ưu tiên chọn bỉm nhiều hạt SAP thấm hút, bề mặt nhiều khe rãnh để thông thoáng nhất

1.2. Bé bị kích ứng do sử dụng tã kém chất lượng

Tình huống này thường gặp do mẹ đổi loại bỉm mới cho con hoặc bé mặc bỉm lần đầu tiên. Nguyên nhân do bỉm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, có thể chứa chất tạo mùi hương hóa học, chất tẩy trắng hóa học,… gây kích ứng da bé.

Biểu hiện:

  • Xuất hiện các nốt mẩn đỏ hoặc mụn ở các khu vực vùng mông, bẹn hoặc bụng dưới ngay từ lần đầu tiên sử dụng bỉm mới.
  • Bé thường có những biểu hiện khác thường như đau rát, ửng đỏ da, ngứa da hoặc bong tróc những chỗ tiếp xúc với bỉm khiến bé khó chịu, ngủ không ngon giấc.
  • Da sưng phù, hậu môn bị đỏ, lở loét khi thường xuyên tiếp xúc với bỉm làm bé đau và quấy khóc dữ dội khi đi tiểu và đi đại tiện, nước tiểu có mùi hôi.
  • Với những trẻ bị dị ứng bỉm nặng thì thường có biểu hiện như trẻ bị sốt, vệ sinh đau rát kèm theo chán ăn và nổi mẩn đỏ khắp người.
Bé bị mẩn đỏ, đau rát ở vùng mông, bẹn khi bị kích ứng với tã kém chất lượng.
Bé bị mẩn đỏ, đau rát ở vùng mông, bẹn khi bị kích ứng với tã kém chất lượng.

Cách xử lý mẹ theo dõi ở dưới nhé!

2. Xử lý “tại chỗ” để xoa dịu bé

Khi phát hiện bé bị dị ứng bỉm, mẹ cần tiến hành xử lý vùng da dị ứng của bé theo các bước như sau:

Bước 1: Tháo ngay tã đang dùng cho bé để ngừng tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng.

Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị dị ứng để rửa đi các thành phần gây kích ứng bám trên da bé. Mẹ sử dụng khăn khô đa năng nhúng vào nước ấm (35 – 40 độ) để rửa, thực hiện lặp đi lặp lại 3 lần.

Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị dị ứng cho bé
Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị dị ứng cho bé

Bước 3: Cho bé nude hoặc mặc quần áo bình thường. Tuyệt đối không tiếp tục đóng loại bỉm đó cho bé vì có thể làm tình trạng dị ứng trở nên tồi tệ hơn.

Mẹ hãy để bé nude sau khi vệ sinh vùng da dị ứng và tuyệt đối không tiếp tục dùng loại bỉm cũ!
Mẹ hãy để bé nude sau khi vệ sinh vùng da dị ứng và tuyệt đối không tiếp tục dùng loại bỉm cũ!

Lưu ý nhỏ cho mẹ:

  • Không sử dụng khăn ướt, xà phòng, sữa tắm chứa thành phần gây kích ứng bé: Paraben, chất tạo mùi hóa học, Clo,… khi bé bị mẩn đỏ, vì da bé lúc này rất nhạy cảm.
  • Không thoa phấn rôm lên vùng da bị dị ứng của bé bởi điều này sẽ làm bít các lỗ chân lông trên da khiến tình trạng dị ứng thêm nghiêm trọng hơn.

3. Tiếp tục theo dõi biểu hiện của bé trong khoảng 4h

Mẹ tiếp tục theo dõi thêm 4 giờ sau khi đã tháo bỉm và vệ sinh vùng da dị ứng.

  • Nếu các nốt mẩn đỏ dần biến mất, mẹ không cần đưa bé đi bác sĩ, chỉ cần chăm sóc tại nhà đúng cách, bé sẽ khỏi ngay thôi ạ!
  • Nếu các nốt mẩn đỏ nổi toàn thân, không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ nên đưa bé đi bác sĩ để thăm khám vì đây là dấu hiệu của dị ứng nặng, dễ gây ra biến chứng nguy hiểm cho con.
Cẩn thận nếu các nốt mẩn nổi toàn thân bé
Cẩn thận nếu các nốt mẩn nổi toàn thân bé

Lưu ý: Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc để điều trị cho bé vì thuốc nhiều tác dụng phụ, dùng sai cách có thể khiến da con bị tổn thương, bỏng rát và biến chứng nguy hiểm.

4. Đổi sang loại bỉm khác cho bé

Khi tình trạng của bé đã dần ổn định, mẹ đổi sang bỉm khác và cho bé mặc bỉm như bình thường. Lưu ý nhỏ cho mẹ: Cần chọn loại bỉm của thương hiệu uy tín, thành phần an toàn để không kích ứng, ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa nhé!

Mẹ chọn bỉm từ thương hiệu uy tín để an toàn nhất cho con yêu nhé!
Mẹ chọn bỉm từ thương hiệu uy tín để an toàn nhất cho con yêu nhé!
  • Thành phần an toàn: Mẹ chọn bỉm được làm từ bông tự nhiên, không mùi để an toàn nhất với làn da nhạy cảm của con. Tránh các loại bỉm chứa Clo, Paraben, hương liệu hóa học,…  gây kích ứng da bé.
  • Chất liệu bỉm mềm mại, đặc biệt là ở viền bỉm và phần chun quần của bỉm: Da bé sơ sinh rất nhạy cảm, dễ nổi mẩn đỏ, kích ứng. Bỉm gắn liền với bé gần như cả ngày lẫn đêm, mẹ chọn chất liệu mềm mại, tránh chất liệu cứng cọ xát vào da bé gây xước da, mẩn đỏ,…
  • Kích thước bỉm vừa vặn hoặc rộng hơn 1 size so với cân nặng của bé: Bỉm chật cọ sát vào bé, vừa khó chịu, vừa dễ gây mẩn đỏ. Vì thế, mẹ chọn bỉm vừa vặn hoặc rộng hơn 1 chút so với cân nặng bé để con thoải mái, dễ chịu nhất. Hiện nay, các thương hiệu tã bỉm đều có bảng size chi tiết theo cân nặng, mẹ dựa vào đó để chọn loại phù hợp với bé nhà mình.
  • Bỉm có khả năng thấm hút tốt, chống tràn, thông thoáng: Giúp bé ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa.
    • Thấm hút tốt: Mẹ ưu tiên chọn tã chứa nhiều hạt SAP thấm hút cao cấp. Loại hạt này có khả năng hấp thụ lượng chất lỏng gấp 30 lần trọng lượng của nó, sau khi hút nước sẽ chuyển sang dạng gel chống thấm ngược. Nhờ đó, mông con luôn khô thoáng, dễ chịu.
    • Chun lưng cao: Chun lưng cao trên 5cm giúp hạn chế tối đa tràn bỉm qua phía lưng khi bé nằm. Nhờ đó, bé dễ chịu, mẹ không phải cất công giặt quần áo, chăn gối,… do tràn tã.
    • Thông thoáng: Bề mặt bỉm càng nhiều khe rãnh thì khả năng thấm hút càng tốt. Ngoài ra, mẹ chọn bỉm có thiết kế đáy thoát khí để mông con không bị hầm bí, khô thoáng tối đa.
Chọn tã có nhiều khe rãnh và mặt đáy thoát khí tốt
Chọn tã có nhiều khe rãnh và mặt đáy thoát khí tốt

Như vậy, bé đóng bỉm bị mẩn đỏ có thể do mẹ sử dụng tã chưa đúng cách hoặc bỉm kém chất lượng gây kích ứng da bé. Đây là vấn đề thường gặp, chỉ cần mẹ bình tĩnh xử lý, bé sẽ khỏi nhanh thôi ạ! Nếu còn băn khoăn, mẹ hãy để lại bình luận ở bên dưới để được hỗ trợ nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bé đóng bỉm bị mẩn đỏ do đâu? 4 điều mẹ cần làm ngay tại nhà!”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bé bị hăm có phải do bỉm không thoát khí?
Bé bị hăm có phải do bỉm không thoát khí?
Hăm tã là 1 trong những vấn đề thường gặp khi cha mẹ dùng tã cho con. Hăm tã có thể do rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do ba mẹ lựa chọn tã bỉm chưa tốt, không phù hợp với bé. Những loại bỉm không thoát khí, mặt đáy bỉm dày, hoặc […]
10 Nguyên nhân thường gặp khiến bé bị nổi mẩn đỏ
10 Nguyên nhân thường gặp khiến bé bị nổi mẩn đỏ
Bé bị nổi mẩn đỏ là tình trạng ngoài da và khá phổ biến, đặc biệt đối với trẻ nhỏ hoặc người có làn da nhạy cảm. Ở những tuần đầu đời, da của con chưa ổn định và có nhiều thay đổi. Vì vậy, con sẽ dễ bị mẩn đỏ dù chỉ bị kích […]
Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ – hiểu đúng để chữa trị đúng
Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ – hiểu đúng để chữa trị đúng
Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ có thể coi là hiện tượng hết sức bình thường và phổ biến. Chúng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Phần lớn sẽ không nguy hiểm đến sức khỏe nếu như cha mẹ phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu kỹ […]
Giỏ hàng 0