Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Đa số những mẹ bầu sau khi sinh con đều cảm thấy ngại ngùng và tránh né trong việc quan hệ tình dục (QHTD). Một phần vì lúc này mẹ có thể còn đau âm đạo và kiệt sức, một phần vì lo lắng việc thay đổi vóc dáng dẫn tới tự ti trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Sự thay đổi tâm sinh lí sẽ khiến mẹ khó lấy lại cảm xúc nồng nhiệt như trước kia. Đứa trẻ cũng khiến bố mẹ bận rộn và có ít thời gian dành cho nhau hơn. Sinh con bao lâu thì quan hệ được phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau. Hai vợ chồng cần tìm hiểu kĩ về vấn đề này để bắt đầu lại việc sinh hoạt vợ chồng sau sinh.

1. Sinh con bao lâu thì quan hệ được?

Sinh con bao lâu thì quan hệ được?
Sinh con bao lâu thì quan hệ được?

Sau sinh con khoảng 1 tháng, sản dịch vẫn còn bị đẩy ra ngoài cơ thể mẹ nên tuyệt đối không QHTD nếu sản dịch vẫn còn. Mẹ nên kiêng cữ việc quan hệ ít nhất 6 tuần sau sinh bất kể sinh bằng phương pháp nào. Việc kiêng cữ sẽ giúp mẹ có thời gian hồi phục và ổn định tâm lí. Rất nhiều phụ nữ sau sinh đều cảm thấy mệt mỏi và giảm ham muốn tình dục. Vùng kín cũng bị khô và đau đớn không thích hợp cho việc QHTD. Nếu bất chấp cứ QHTD thì có thể gây hậu quả khó lường. Sản phụ có thể còn phải kiêng cữ lâu hơn nếu vùng kín bị tổn thương trong thời gian này.

2. Quan hệ tình dục sau sinh có cần thiết?

Trải qua một thời gian dài mang thai và kiêng cữ, cuộc sống của nhiều cặp vợ chồng đều có sự thay đổi rất lớn
Trải qua một thời gian dài mang thai và kiêng cữ, cuộc sống của nhiều cặp vợ chồng đều có sự thay đổi rất lớn

Trải qua một thời gian dài mang thai và kiêng cữ, cuộc sống của nhiều cặp vợ chồng đều có sự thay đổi rất lớn. Có thêm một đứa bé trong gia đình sẽ khiến thời gian dành cho nhau bị giảm bớt đi. QHTD cũng là một vấn đề nhạy cảm trong thời điểm này. Nhiều cặp vợ chồng thậm chí còn không biết sinh con bao lâu thì quan hệ được. Để cuộc sống vợ chồng trở lại nhịp nhàng và mặn nồng cần sự cố gắng và hợp tác của cả hai. Đây là việc cần thiết và giúp tăng cường tình cảm và giảm căng thẳng trong đời sống hôn nhân. Việc này sẽ làm cân bằng cuộc sống vợ chồng trong gia đình sau sinh con.

3. Một số vấn đề trong việc QHTD sau sinh

Một số vấn đề trong việc QHTD sau sinh
Một số vấn đề trong việc QHTD sau sinh

3.1. QHTD bị đau

Việc sinh con sẽ khiến sản phụ thay đổi nội tiết tố, khiếm âm đạo bị khô và mềm. Mẹ có thể bị đau rát khi quan hệ, khó chịu hoặc không thoải mái. Nhiều phụ nữ bị đau xương chậu và lưng vì mang thai và sinh nở. Chính vì những vấn đề cơ thể này khiến mẹ không sẵn sàng cho việc QHTD. Hãy tìm hiểu kĩ xem sinh con bao lâu thì quan hệ được để biết thời điểm thích hợp. Mẹ có thể thử nhiều cách để giảm bớt khó chịu như:

  • Giảm đau: tắm nước ấm, dùng thuốc giảm đau…
  • Dùng chất bôi trơn.
  • Thử các tư thế QHTD giảm áp lực cho phụ nữ.
  • Rút ngắn thời gian quan hệ.
  • Nếu QHTD gây nhiều đau đớn, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

3.2. Vấn đề tâm lí

Tâm lí thoải mái là yếu tố rất quan trọng để bắt đầu trở lại đời sống quan hệ vợ chồng. Nhiều cặp vợ chồng trở nên xa cách vì mệt mỏi trong việc chăm sóc em bé. Phụ nữ sau sinh thường tự ti vì vấn đề ngoại hình, ngại ngần trong việc gần gũi chồng. Lúc này chồng nên san sẻ, động viên vợ để giảm bớt mệt mỏi, căng thẳng. Người chồng cũng nên tìm hiểu sinh con bao lâu thì quan hệ được và các vấn đề tâm lí để hiểu rõ vợ hơn.

Tình dục không phải con đường duy nhất để khơi dậy tình yêu thương giữa hai người. Chỉ nên QHTD khi cả hai đều sẵn sàng và thoải mái. Vợ chồng có thể gẫn gũi và thể hiện tình yêu bằng những cách khác nhẹ nhàng hơn. Hãy dành nhiều thời gian hơn cho nhau, thể hiện tình cảm của mình với đối phương. Có khi chỉ là những lời yêu thương ngắn ngủi hay một cái ôm ấm áp, hoặc một chút không khí lãng mạn đã đủ để hâm nóng tình cảm rồi đấy!

4. Lời khuyên cho việc QHTD sau sinh

Lời khuyên cho việc QHTD sau sinh
Lời khuyên cho việc QHTD sau sinh

4.1. Đảm bảo ổn định về cơ thể và tâm lí

Hãy hết sức cẩn thận trước khi bắt đầu lại chuyện phòng the sau sinh nở. Mẹ nên tới bác sĩ thăm khám để đảm bảo tình trạng sức khỏe xem cơ thể đã được hồi phục hoàn toàn hay chưa. Đây là việc rất quan trọng để giữ gìn cơ thể không bị tổn thương vì QHTD sau sinh. Vai trò của người chồng rất quan trọng trong việc giúp vợ ổn định tâm lí. Hãy thật thoải mái và nhẹ nhàng để không khiến người phụ nữ căng thẳng và lo lắng. San sẻ và giúp đỡ người bạn đời trong việc chăm sóc em bé sẽ giúp mẹ được phục hồi nhanh hơn. Biết rõ thời điểm thích hợp sinh con bao lâu thì quan hệ được sẽ giúp cả hai chủ động hơn. Tình cảm vợ chồng cũng được củng cổ vững chắc sau một thời gian dài không gần gũi.

4.2. Sử dụng biện pháp tránh thai

Một điều quan trọng khác đó là cần sử dụng các biện pháp tránh thai. Phụ nữ nên đợi ít nhất từ 18 – 24 tháng cho lần mang thai tiếp theo. Như vậy sẽ giảm nguy cơ biến chứng thai kì và các vấn đề sức khỏe khác, cũng như thời gian để ổn định. Mẹ có thể tham khảo các biện pháp tránh thai an toàn để tránh việc mang thai lần nữa trong khoảng thời gian quá ngắn. Nên suy nghĩ kĩ nếu có ý định sinh thêm con. Nếu việc QHTD vẫn khó khăn, kéo theo việc mẹ thay đổi tâm tính nghiêm trọng và các vấn đề khác, hãy cẩn thận vì đó có thể là dấu diệu của trầm cảm sau sinh. Hãy liên lạc bác sĩ nếu phát hiện ra dấu hiệu trầm cảm.

Sau sinh đẻ sẽ là một khoảng thời gian khó khăn cho mẹ để trở lại cuộc sống bình thường. Biết được sinh con bao lâu thì quan hệ được sẽ giúp mẹ chuẩn bị kĩ hơn cho việc trở lại đời sống vợ chồng. Quan hệ vợ chồng sẽ giúp thắt chặt tình cảm gắn bó hơn giữa hai người. Dù bận rộn với em bé đến đâu cũng đừng quên mất gần gũi với người bạn đời của mình nhé! Chúc mẹ có thật nhiều sức khỏe và luôn hạnh phúc!

Tìm hiểu thêm:

Người chồng cần chuẩn bị gì trước khi hai vợ chồng thụ thai?

Quan hệ sau ngày rụng trứng 3 ngày có mang thai không?

Nguồn tham khảo: Sex After a C-Section: What’s “Normal?”

Người ta thường nói không gì đau bằng đau đẻ. Mang thai là một trải nghiệm tuyệt vời nhưng đau đẻ lại là một trải nghiệm không mẹ nào muốn nhớ đến. Vì sao có mẹ đến bệnh viện rất nhanh đã sinh con , có mẹ lại đau đớn rất lâu vẫn chưa sinh được? Ngoài lý do cơ địa riêng của mỗi mẹ thì phương pháp sinh cũng có ảnh hưởng ít nhiều. Những mẹo dưới đây sẽ rất hữu ích để giúp mẹ đẻ thường. Các mẹ cùng tham khảo và làm theo nhé.

1. Những mẹo giúp mẹ sinh thường dễ dàng khi còn mang bầu

Những tháng cuối thai kỳ cơ thể mẹ bầu đã trở lên nặng nề hơn nhiều
Những tháng cuối thai kỳ cơ thể mẹ bầu đã trở lên nặng nề hơn nhiều

Muốn sinh thường dễ dàng, mẹ bầu cần biết những gì? Chế độ ăn uống ăn uống và tập luyện ra sao? Là những băn khoăn không của riêng mẹ nào. Cùng tham khảo kinh nghiệm của các mẹ đi trước để giúp mẹ vượt cạn nhanh và ít đau hơn nhé.

1.1. Vận động thường xuyên giúp mẹ sinh thường dễ dàng

Những tháng cuối thai kỳ cơ thể mẹ bầu đã trở lên nặng nề hơn nhiều. Chính vì vậy đa số mẹ bầu thường cảm thấy mệt mỏi và lười vận động. Tuy nhiên, nếu sức khoẻ của mẹ và bé bình thường và không có chỉ định đặc biệt từ các bác sĩ mẹ nên chịu khó hoạt động để có thể sinh thường dễ dàng hơn.

  • Đi bộ nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày giúp các khớp xương chậu, cơ hông linh hoạt ,dẻo dai hơn. Hơn nữa đi bộ cũng giúp mẹ thư giãn và có được giấc ngủ ngon hơn.
  • Trong suốt thời kỳ mang thai, mẹ có thể lựa chọn cho mình những bài tập yoga nhẹ nhàng, phù hợp với các giai đoạn phát triển của thai nhi. Tập yoga giúp mẹ thư giãn gân cốt, giảm đau lưng và dễ ngủ.
  • Bơi lội là một hoạt động mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu. Bơi nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày giúp mẹ giảm đau thần kinh toạ, giảm áp lực lên chân, hạn chế tình trạng sưng mắt cá chân và bàn chân. Thời điểm đi bơi thích hợp là giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ.

1.2. Chế độ ăn uống giúp mẹ sinh thường dễ dàng

Mẹ nên bổ sung cho mình nhiều protein, rau xanh và các loại quả
Mẹ nên bổ sung cho mình nhiều protein, rau xanh và các loại quả

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng giúp mẹ có thể sinh thường dễ dàng và khỏe mạnh. Mẹ nên bổ sung cho mình nhiều protein, rau xanh và các loại quả. Cố gắng giảm lượng đường và các chất kích thích. Chúng giúp mẹ giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thai kỳ và tăng cường sức khỏe. Ngoài ra mẹ có thể tham khảo một số món ăn theo kinh nghiệm các mẹ đi trước như sau:

  • Ăn sáu quả chà là mỗi ngày trong bốn tuần cuối của thai kỳ, giúp mẹ đẩy nhanh quá trình giãn nở tử cung và có thời gian chuyển dạ ngắn hơn. Mẹ có thể thử ăn quả chà là có rất nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt có thể hữu ích nếu bạn bị táo bón khi mang thai.
  • Mè đen là loại hạt rất nhiều dinh dưỡng ( protein, gluxit, canxi, sắt, vitamin …), giúp mẹ giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch ,tiểu đường, ngăn ngừa táo bón thai kỳ .
  • Bột sắn dây giúp mẹ hạn chế nóng, giảm mụn nhọt và hỗ trợ đường tiêu hoá.Ăn bột sắn vào những tuần cuối thai kỳ giúp mẹ sinh thường dễ dàng, thai nhi cứng cáp.

2. Những mẹo giúp mẹ sinh thường dễ dàng khi bắt đầu chuyển dạ

Khi cơn chuyển dạ thực sự đến là lúc mẹ bắt đầu có những cơn co tử cung với tần suất đều đặn
Khi cơn chuyển dạ thực sự đến là lúc mẹ bắt đầu có những cơn co tử cung với tần suất đều đặn

Khi cơn chuyển dạ thực sự đến là lúc mẹ bắt đầu có những cơn co tử cung với tần suất đều đặn. Mẹ có thể thấy dịch âm đạo có màu hồng hoặc nâu. Trong một số trường hợp mẹ có thể thấy nước trào ra từ âm đạo . Khi bác sĩ thông báo tử cung của mẹ đã xoá mờ và mở nghĩa là mẹ đã thực sự bước vào cuộc chuyển dạ. Lúc này mẹ cần chú ý những điều sau để có thể sinh thường dễ dàng hơn.

2.1. Vận động, thay đổi tư thế

Cơn chuyển dạ thường kéo dài từ 6-24 tiếng, chỉ nằm hoặc ngồi thời gian dài sẽ khiến mẹ mệt mỏi hơn. Trước khi nằm lên bàn sinh mẹ có thể thay đổi tư thế hoặc tập một số động tác để quá trình sinh thường dễ dàng hơn.

  • Kê một chiếc gối êm ở sau lưng và ngồi tựa vào tường. Co chân lên xuống giúp mẹ giảm đau lưng, dễ chịu hơn.
  • Tìm một cái ghế giúp mẹ ngồi thoải mái và kê một chân lên một chiếc ghế đối diện. Tư thế ngồi kê một chân giúp mẹ giãn cơ và giảm áp lực lên chân. Đổi chân qua lại để cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Ngồi trên một chiếc ghế và lắc lư người đều đặn qua trái ,qua phải. Đồng thời thở đều.
  • Ngồi trên ghế theo chiều ngược với bình thường, vòng tay ôm lấy thành ghế, đầu cúi dựa lên tay.
  • Ngồi xổm rất tốt cho xương chậu. Mẹ có thể thử ngồi xổm nếu không quá khó khăn. Nó giúp giảm căng cơ, rộng mở khung xương chậu tạo điều kiện cho bé lọt xuống dễ dàng.
  • Quỳ gối, chống tay hai tay rộng bằng vai. Có vài mẹ cảm thấy khó khăn nhưng nếu có thể hãy thử thực hiện động tác này. Nó giúp mẹ giảm đau lưng, đồng thời giúp mẹ có ngôi thai thuận và em bé nhận được nhiều oxy hơn.

2.2. Tập thở giúp mẹ sinh thường dễ dàng

Những cơn đau đẻ kéo dài khiến mẹ mất sức và tăng khả năng em bị bị ngạt
Những cơn đau đẻ kéo dài khiến mẹ mất sức và tăng khả năng em bị bị ngạt

Tập thở là việc quan trọng, đóng vai trò quyết định đến việc mẹ có thể sinh thường dễ dàng, nhanh chóng hay không. Những cơn đau đẻ kéo dài khiến mẹ mất sức và tăng khả năng em bị bị ngạt. Tuỳ theo từng chu kỳ của cơn gò tử cung mẹ sẽ được hướng dẫn cách thở khác nhau:

  • Cơn đau dữ dội: Khi cơn gò tử cung đến là lúc mẹ cảm thấy đau dữ dội, lúc này mẹ cần hít thở thật sâu. Sau đó thở nhanh dần, hít bằng mũi và thở ra bằng miệng. Cơn đau càng tăng mẹ cần cố gắng thở nhanh và nông hơn.
  • Cơn đau giảm dần: Khi cơn đau giảm dần là lúc mẹ cần thở chậm và sâu hơn để lấy sức. Lúc này chú ý điều hoà hơi thở. Vừa thở vừa thư giãn để chuẩn bị năng lượng cho cơn gò kế tiếp.
  • Rặn sinh: Khi bác sĩ thông báo em bé đã gần ra, có thể nhìn thấy đầu em bé là lúc mẹ cần tập trung nhất. Lúc này cơn gò tử cung đến mẹ hãy hít một hơi thật sâu, sau đó dồn hết sức rặn mạnh để giúp đẩy bé ra. Nếu chưa được, mẹ phải nhanh chóng lấy hơi lại và tiếp tục rặn. Nếu lúc này mẹ ngừng rặn em bé rất dễ bị ngạt.

2.3. Uống nhiều nước giúp mẹ sinh thường dễ dàng

Để giúp cơ thể không bị mất nước trong suốt quá trình chuyển dạ mẹ nên chú ý uống thật nhiều nước. Mẹ có thể uống nước lọc hoặc các loại nước ép trái cây ngọt. Tránh các loại trái cây chua, tính axit cao có thể làm dạ dầy mẹ khó chịu và làm mẹ mệt mỏi hơn.

2.4. Massage

Khi cơn chuyển dạ thực sự đến là lúc mẹ xuất hiện các cơn gò tử cung mạnh và liên tục . Cơn co thắt khiến mẹ khó chịu và đau đớn dù mẹ thay đổi các tư thế. Để giảm tình trạng này, mẹ có thể nhờ chồng hoặc người thân massage nhẹ nhàng cho mình. Massage giúp mẹ bớt căng thẳng, giảm đau và thư thái tinh thần. Bố có thể giúp mẹ xoa bóp đơn giản lần lượt từ vai xuống dọc theo xương sống. Ngoài ra nắn bóp bàn tay, bàn chân cũng giúp mẹ bầu lưu thông máu, giảm tê nhức.

Mẹ có thể quan tâm đến các bài viết dưới đây:

Quy định mới nhất về sinh con thứ 3 – Các thông tin mà mẹ nên biết

Từ A đến Z kinh nghiệm chuẩn bị đồ trước khi đi sinh cho bố mẹ

Trước thực trạng rau củ, trái cây,… được “tắm” thuốc sâu và các loại hóa chất bảo quản như hiện nay, các mẹ nội trợ đã lựa chọn nước rửa rau quả để khử hóa chất hóa chất độc hại. Sự an toàn của các thành phần tạo nên. Nó luôn bảo vệ bé một cách tốt nhất, khiến mẹ an tâm. Mamamy sẽ giới thiệu cho mẹ nước rửa rau củ có các thành phần tự nhiên. Được lấy từ những loại thực vật quen thuộc với đời sống, vô cùng thân thiện với môi trường. Vậy thì, nước rửa rau quả quan trọng như thế nào? – Mẹ cần biết! Các mẹ hãy tìm hiểu nhé.

1. Nước rửa rau quả là gì ?

Nước rửa rau quả là một trong những loại nước làm sạch thực phẩm đã không còn xa lạ với các mẹ bỉm sữa. Trong nước rửa hoa quả có chứa các hoạt chất giúp loại bỏ các hóa chất độc hại. Khá an toàn cho mẹ và bé sử dụng.

Thành phần của nước rửa rau quả của Mamamy hoàn toàn tự nhiên được đạt chuẩn quốc tế. Nước rau quả Mamamy đạt chứng nhận tiêu chuẩn Nhật Bản. Đây là các tiêu chuẩn và hướng dẫn cụ thể được sử dụng trong các hoạt động công nghiệp của Nhật Bản.

Nước rửa rau quả Mamamy giúp loại bỏ hoàn toàn tất cả những bụi bẩn, vi khuẩn, thuốc trừ sâu. Giúp bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé. Đặc biệt, sản phẩm được chế tạo ở dạng không mùi, không màu. Ở dạng lỏng nên khá dễ dàng sử dụng, không hề ảnh hưởng đến chất lượng của rau củ quả.

2. Thế nào là rửa rau quả đúng cách ?

Rửa thực phẩm đúng cách sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn. Bao gồm cả E.coli khỏi bề mặt của hoa quả và rau xanh. Hầu hết các loại vi khuẩn đều ở trong đất cát bám vào rau quả. Nhiều người cho rằng, rau chỉ cần rửa 2-3 nước là sạch,. Và khi nấu lên các vi khuẩn và ký sinh trùng sẽ chết hết. Tuy nhiên, thực tế để rau thực sự sạch thì cách rửa phải cầu kỳ hơn thế rất nhiều.

Nên rửa trước những loại rau ít dính đất hoặc bùn nhất rồi rửa rau củ chứa nhiều bùn đất sau và giữ nhẹ chúng ở lần rửa cuối cùng. Cách tốt nhất hiện nay để loại bỏ các khuẩn tả là ngâm qua nước. Sau đó, cho đổ một ít nước vào thau. Rồi cho thêm 3 – 4 giọt nước rửa rau quả vào. Để giúp làm sạch các loại củ quả một cách nhanh nhất.

3. Nước rửa rau quả có thành phần và công dụng như thế nào ?

Nước rửa rau quả Mamamy có thành phần Decyl Glucoside
Nước rửa rau quả Mamamy có thành phần Decyl Glucoside

3.1. Thành phần an toàn vượt trội

1 – Decyl Gluacoside – Hỗn hợp chiết xuất từ Ngô và rượu Dừa

Nước rửa rau quả Mamamy có thành phần Decyl Glucoside – một loại hỗn hợp chiết xuất từ Ngô và rượu Dừa. Đây là một chất hoạt động bề mặt tự nhiên, không ion, là một chất hỗn hợp lý tưởng cho tất cả các sản phẩm tạo bọt và làm sạch. Decyl Glucoside thu được từ nguyên liệu tái tạo, thông qua sự kết hợp của rượu béo thực vật (dừa c8-16) và glucose (đường/tinh bột).

2 – Alkyldiaminoethuylglycine Hydrochloride Solution – Thành phần phù hợp làm sạch thực phẩm

Alkyldiaminoethuylglycine Hydrochloride Solution là một trong bốn chất có trong các hoạt động diệt khuẩn an toàn chống lại 283 chủng vi khuẩn Acinetobacter, được thu hồi từ 97 bệnh viện Nhật Bản. Thành phần này rất an toàn và lành tính đến mức mẹ có thể dùng để làm sạch các loại rau củ quả.

3.2. Công dụng hiệu quả

Nước rửa rau quả Mamamy có thể tiêu diệt và ức chế sự phát triển trở lại của những loại vi khuẩn độc hại
Nước rửa rau quả Mamamy có thể tiêu diệt và ức chế sự phát triển trở lại của những loại vi khuẩn 

Tác dụng làm sạch, kháng khuẩn mạnh mẽ loại bỏ mọi vết bẩn trên các loại hoa quả. Nước rửa rau quả Mamamy có thể tiêu diệt và ức chế sự phát triển trở lại của những loại vi khuẩn độc hại. Cũng vì những tinh chất đó mà sản phẩm đảm bảo không gây kích ứng, không độc hại và không có bất kỳ tác dụng phụ nào đến các cơ quan cơ thể hoặc sức khỏe sinh sản. Mẹ có thể yên tâm sử dụng nước để làm sạch rau quả mỗi ngày.

Tiêu diệt mầm bệnh, phân huỷ vết bẩn. Giúp mẹ tiêu diệt hết những mầm bệnh, phân hủy những vết bẩn. Và dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản mà không để lại mùi khó chịu. Đây là một giải pháp tuyệt vời cho mẹ trong khi các vấn nạn về thực phẩm ô nhiễm hay thực phẩm có chứa các chất hóa học độc hại đang tràn lan trên thị trường như hiện nay.

4. Nước rửa rau quả và bình sữa có mối quan hệ như thế nào ?

Nước rửa rau quả của Mamamy có thể kết hợp chung với nước rửa bình sữa. Bởi các sản phẩm không mùi hương, thành phần an toàn và dịu nhẹ, không gây kích ứng. Bên cạnh đó, loại nước rửa này cũng dùng được để rửa các dụng cụ khác. Ngoài ra, còn không có những hóa chất gây hại cũng như những phẩm chất làm hại đến các bé. Nên các mẹ có thể an tâm.

Nước rửa rau quả và bình sữa sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn, vi sinh vật
Nước rửa rau quả và bình sữa sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn, vi sinh vật

Nước rửa rau quả và bình sữa sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn, vi sinh vật có khả năng gây hại cho đường tiêu hóa và bảo vệ sức khỏe cho mọi người trong gia đình. Nó an toàn và lành tính đến mức mẹ an tâm dùng để làm sạch tất cả mọi thứ cho bé. Thành phần này tiêu diệt hết những mầm bệnh, phân hủy những vết bẩn.

5. Công năng toàn diện của nước rửa rau quả và bình sữa ?

Làm sạch các loại rau cụ để chế biến cho bé và bình sữa hay dụng cụ của bé luôn là một khâu quan trọng trong quá trình chăm sóc trẻ. Để sức khỏe của trẻ được bảo vệ một cách toàn diện. Các loại nước rửa thông thường chứa không thích hợp để sử dụng. Vì khả năng tẩy rửa mạnh, nhiều hóa chất không tốt cho sức khỏe của bé. Nước rửa rau quả và bình sữa với các thành phần từ thực phẩm. Không chỉ an toàn tuyệt đối cho bé khi sử dụng. Mà còn giúp dưỡng ẩm cho da tay của mẹ. Sẽ là lựa chọn được mẹ ưu tiên hàng đầu.

6. Nước rửa rau quả của Nhật Bản có gì đặc biệt ?

Nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy đạt chứng nhận tiêu chuẩn Nhật Bản
Nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy đạt chứng nhận tiêu chuẩn Nhật Bản

Nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy đạt chứng nhận tiêu chuẩn Nhật Bản – JIS. JIS viết tắt của Japanese Industrial Standard – Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản. Nó đặc biệt hơn những loại nước rửa rau quả khác là bộ các tiêu chuẩn và hướng dẫn cụ thể được sử dụng trong các hoạt động công nghiệp của Nhật Bản.

Quá trình chuẩn hóa các tiêu chuẩn của JIS được điều phối bởi Uỷ ban Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản (JISC) và được ban hành thông qua Hiệp hội tiêu chuẩn Nhật Bản (JSA). Ủy ban Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản bao gồm nhiều ủy ban trên toàn quốc và đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn hóa các hoạt động tại Nhật Bản.

Lời kết

Nước rửa rau quả của Mamamy luôn được các bà mẹ bỉm sữa tin dùng số 1. Bởi sự an toàn và loại bỏ được vi khuẩn cho những loại rau quả hay những dụng cụ cần thiết cho bé. Hy vọng, mẹ luôn cùng đồng hành cùng nhà mình để biết thêm nhiều thông tin sản phẩm nhé !

Trong thời gian mang thai, kinh nguyệt của phụ nữ sẽ tạm dừng hoạt động. Mặc dù điều này khá thoải mái đối với đại đa phần chị em phụ nữ, nhưng cũng có nhiều người lo lắng không biết sinh con xong bao lâu thì có kinh trở lại. Tuy nhiên thời gian có kinh trở lại còn phụ thuộc vào hoàn cảnh của mẹ. Đây là một vấn đề được các mẹ quan tâm khá nhiều bên cạnh việc chăm sóc trẻ. Mẹ hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu về vấn đề này nhé!

1. Sinh con xong bao lâu thì có kinh trở lại?

Rất khó để xác định chính xác thời điểm “đèn đỏ” ghé thăm mẹ
Rất khó để xác định chính xác thời điểm “đèn đỏ” ghé thăm mẹ

Thời gian có kinh lại sẽ khác nhau tùy vào từng trường hợp và cách chăm sóc của mẹ. Rất khó để xác định chính xác thời điểm “đèn đỏ” ghé thăm mẹ. Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, mẹ nên tìm hiểu sinh con xong bao lâu thì có kinh trở lại để biết mình đang ở trường hợp nào.

  • Nếu mẹ không cho con bú, kinh nguyệt sẽ trở lại trong khoảng 6 – 8 tuần.
  • Nếu đang cho con bé hoàn toàn, “đèn đỏ” sẽ mất tích cho đến khi bé ngưng bú. Mẹ có thể xác định lần kinh nguyệt đầu tiên sau sinh khi thấy bé bú ít đi và tập ăn dặm. Nếu để ý thấy dấu hiệu này, kinh nguyệt của mẹ sẽ sớm trở lại.
  • Nếu trên 12 tháng mà chưa có kinh thì mẹ nên tìm đến bác sĩ.

Những chu kì kinh đầu tiên sau sinh con thường không đều đặn là điều hoàn toàn bình thường. Mẹ có thể có một số triệu chứng như đau bụng, đau lưng, kinh nguyệt ra ít hoặc nhiều hơn. Đó là bởi vì cơ thể mẹ đã có sự thay đổi cả trong lẫn ngoài nên không cần quá lo lắng.

2. Kinh nguyệt trở lại có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?

Khi kinh nguyệt của mẹ bình thường trở lại, sữa mẹ sẽ thay đổi
Khi kinh nguyệt của mẹ bình thường trở lại, sữa mẹ sẽ thay đổi

Khi cho con bú, cơ thể mẹ sẽ sản sinh ra hormone prolactin ngăn chặn sự rụng trứng. Vì vậy nếu mẹ vẫn đang cho bé bú hoàn toàn, mẹ sẽ không có kinh nguyệt trở lại. Cơ thể sẽ bắt đầu rụng trứng khi bé có dấu hiệu ngưng bú. Nếu mẹ biết được thời điểm sinh con xong bao lâu thì có kinh trở lại sẽ dễ dàng kiểm soát điều này hơn. Tuy nhiên, hành kinh không có nghĩa là không còn sữa mẹ. Sữa mẹ vẫn bổ dưỡng và không đổi vị, chỉ khác là lượng sữa sẽ ít hơn trước. Mẹ có thể nhận biết được bé sẽ đói nhanh hơn. Đó là do nội tiết tố thay đổi trong cơ thể mẹ nên dẫn tới sự thay đổi này.

Khi kinh nguyệt của mẹ bình thường trở lại, sữa mẹ sẽ thay đổi. Lượng sữa sẽ tăng trở lạị nên mẹ không cần qua lo lắng bé không được nhận đủ sữa.

3. Những khác biệt của kinh nguyệt sau sinh

Những chu kì kinh nguyệt đầu tiên có thể không giống với những chu kì trước kia
Những chu kì kinh nguyệt đầu tiên có thể không giống với những chu kì trước kia

Những chu kì kinh nguyệt đầu tiên có thể không giống với những chu kì trước kia. Đó là vì cơ thể mẹ đang thích nghi với “đèn đỏ” một lần nữa. Sau khi biết sinh con xong bao lâu thì có kinh trở lại, mẹ cần quan tâm đến vấn đề này tiếp theo. Việc có kinh trở lại có thể làm mẹ thấy một số khác biệt như:

  • Có cục máu đông nhỏ.
  • Lượng máu kinh nhiều hơn. Thông thường lần đầu có kinh trở lại sẽ kéo dài hơn 1 tuần.
  • Mẹ bị đau bụng, đau lưng nhiều hơn.
  • Chu kì không đều.

Ngoài ra, có thể mẹ sẽ gặp những dấu hiệu bất thường khi có kinh lại sau sinh. Nếu thấy những triệu chứng này đi kèm, mẹ cần liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và xử lí kịp thời.

  • Phải thay băng vệ sinh chỉ sau 1 giờ.
  • Đau đột ngột, dữ dội.
  • Bị sốt đột ngột.
  • Cục máu đông lớn bất thường.
  • Tiết dịch có mùi hôi.
  • Nhức đầu, khó thở.
  • Bị đau kể cả khi đi tiểu.
  • Ra máu đỏ tươi kéo dài hơn 1 tuần.

4. Một số điều mẹ cần lưu ý khi kinh nguyệt trở lại sau sinh

Khi biết sinh con xong bao lâu thì có kinh trở lại, mẹ cần suy xét đến việc dùng sản phẩm gì cho những ngày “đèn đỏ”
Mẹ cần suy xét đến việc dùng sản phẩm gì cho những ngày “đèn đỏ”

4.1. Phân biệt kinh nguyệt với sản dịch

Sản dịch là chất dịch cơ thể mẹ tiết ra sau sinh, có màu từ trắng kem đến đỏ. Trong vài tuần đầu sau sinh, mẹ sẽ bị chảy máu và có thể xuất hiện thành cục. Sau đó máu này sẽ nhường chỗ cho dịch tiết âm đạo hay sản dịch. Quá trình tiết dịch này diễn ra khoảng 6 tuần. Sau 6 tuần đó, kinh nguyệt của mẹ sẽ trở lại nếu đang không cho con bú. Mẹ có thể biết kì kinh nguyệt đã tới khi sản dịch dừng lại một thời gian rồi bị ra máu trở lại. Hoặc mẹ nên tìm hiểu sinh con xong bao lâu thì có kinh trở lại để ước lượng thời điểm kinh nguyệt đến.

4.2. Nên dùng tampon hay băng vệ sinh?

Khi biết sinh con xong bao lâu thì có kinh trở lại, mẹ cần suy xét đến việc dùng sản phẩm gì cho những ngày “đèn đỏ”. Trong thời gian kinh nguyệt trở lại sau sinh, mẹ không được khuyến khích dùng tampon. Mặc dù tampon là biện pháp dễ kiểm soát hơn và có nhiều mẹ không thoải mái khi dùng băng vệ sinh, nhưng mẹ vẫn nên lựa chọn băng vệ sinh vì những lí do sau:

  • Lượng máu chảy ra sẽ bị cản trở nếu dùng tampon.
  • Vi khuẩn dễ phát triển gây ra nhiều biến chứng.
  • Hệ miễn dịch của cơ thể mẹ còn khá yếu và dễ bị nhiễm trùng nếu đưa vật khác vào âm đạo.

Mẹ có thể chọn băng vệ sinh dành riêng cho phụ nữ sau sinh. Nó sẽ giúp mẹ thoải mái hơn.

4.3. Khả năng có thai khi kinh nguyệt chưa trở lại sau sinh?

Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn là phương pháp tránh thai tự nhiên được nhiều mẹ tin tưởng. Trên thực tế, phương pháp này hiệu quả đến 98%. Nhưng sau 6 tháng thì hiệu quả sẽ giảm dần và hết tác dụng khi mẹ có kinh nguyệt trở lại. Việc cho bé bú sữa mẹ sẽ kìm hãm khả năng rụng trứng của mẹ. Vậy nên mẹ hoàn toàn có thể áp dụng cách tránh thai này nếu chưa muốn có thêm em bé.

Kinh nguyệt là vấn đề mẹ cần quan tâm đến sau thời gian dài mang thai và sinh nở. Biết được sinh con xong bao lâu thì có kinh trở lại sẽ giúp mẹ chuẩn bị trước không bị bất ngờ. Mẹ nên tìm hiểu kĩ về điều này để có thể kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường. Góc của mẹ xin chúc mẹ luôn khỏe mạnh và hạnh phúc để chăm sóc bé thật tốt!

Tìm hiểu thêm: 

Mẹ cần chuẩn bị những gì trong tam cá nguyệt thứ hai?

Tam cá nguyệt thứ 3 và những điều cần lưu ý dành cho mẹ bầu

Nguồn tham khảo:  Recovering from birth

Làm cha mẹ là một trong những thử thách khó nhằn nhất của đời người. Nuôi dạy con đã khó, nuôi dạy con khéo léo lại càng khó hơn. Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho các ông bố bà mẹ biết cách để hiểu rõ tâm lý con mình cũng như những điều cấm kị trong việc nuôi dạy con cái.

1. Những thử thách của việc làm cha mẹ

Cha mẹ phải đối diện với vô vàn các thử thách lớn nhỏ khác nhau. Dưới đây là những khó khăn lớn nhất mà bất kì người bố người mẹ nào cũng từng gặp phải.

Cha mẹ phải đối diện với vô vàn các thử thách lớn nhỏ khác nhau
Cha mẹ phải đối diện với vô vàn các thử thách lớn nhỏ khác nhau
  • Không hiểu được mong muốn của con
  • Làm thế nào để cho con điều kiện học tập và phát triển tốt nhất
  • Tìm cách cân bằng giữa công việc và thời gian dành cho con
  • Khó khăn trong việc thể hiện tình cảm với con (đặc biệt là bố)
  • Dạy con những bài học làm người như thế nào

2. Làm cha mẹ khôn ngoan là như thế nào

Làm cha làm mẹ một cách thông minh là biết mình nên làm gì để con được phát triển toàn diện nhất. Những việc đó không phải là cho con ăn thật nhiều đồ ăn ngon, kiếm thật nhiều tiền để cho con được vào học trường xịn lớp xịn. Các bạn nên nắm rõ những kĩ năng làm cha mẹ quan trọng sau đây.

Làm cha làm mẹ một cách thông minh
Làm cha làm mẹ một cách thông minh
  • Phê bình và khen thưởng con đúng lúc, đúng nơi
  • Thấu hiểu, đồng cảm và san sẻ cùng con
  • Luôn ủng hộ con mình theo đuổi đam mê của nó
  • Dạy con những bài học làm người ngay khi con còn nhỏ
  • Tập cho con cách tự lập sớm
  • Làm tấm gương mẫu mực cho con
  • Hãy luôn kiên nhẫn với con

Xem thêm: 25 cách thu hẹp khoảng cách giữ cha và bé

3. Làm thế nào để nắm bắt được tâm lý của con trẻ

Để nuôi dạy con một cách khôn khéo, yếu tố quan trọng nhất đó là hiểu được tâm lý của trẻ. Để đạt được điều đó, bố mẹ nên nằm lòng những quy tắc sau đây.

Để nuôi dạy con một cách khôn khéo, yếu tố quan trọng nhất đó là hiểu được tâm lý của trẻ
Để nuôi dạy con một cách khôn khéo, yếu tố quan trọng nhất đó là hiểu được tâm lý của trẻ
  • Không nên phán xét vội mà hãy mở rộng tầm nhìn: Làm cha mẹ tốt là cần có những góc nhìn đa chiều. Những góc nhìn thoáng sẽ giúp cha mẹ hiểu hơn về từng hành động và cách ứng xử của con cái.
  • Đặt bản thân vào vị trí của con: Người lớn cũng từng là trẻ con, cũng từng mang trong mình những suy nghĩ ngây ngô, non nớt. Đặt mình vào hoàn cảnh của con sẽ giúp bố mẹ lý giải được hành động và cảm xúc của trẻ trước mọi việc.
  • Hãy thử chơi với con: Hãy trở thành một người bạn của con để hiểu những thói quen và sở thích của con trẻ. Hành động này cũng có thể giúp xóa đi ranh giới của thế hệ đấy.
  • Tâm sự cùng con: Trò chuyện để giúp con nói ra những điều khó nói trong lòng. Đồng thời, khoảng cách giữa bố mẹ và con cái cũng sẽ được thu hẹp dần sau những buổi nói chuyện.

4. Tuyệt đối không nên làm những điều này khi nuôi dạy con cái

  • La mắng, đánh con thường xuyên: Việc mắng chửi, đánh đập con thường xuyên sẽ tạo nên ác cảm trong lòng trẻ. Điều này sẽ khiến khoảng cách thế hệ ngày một rộng hơn. Thậm chí hành động này sẽ gây tổn thương tinh thần (con mủi lòng, tự ái) và kéo theo khác biểu hiện chống đối (không nghe lời, quậy phá) sau này của trẻ.
Trẻ con luôn muốn nhận được sự chú ý, quan tâm từ bố mẹ mình
Trẻ con luôn muốn nhận được sự chú ý, quan tâm từ bố mẹ mình
  • So sánh con với bạn bè: Đem sở đoản của con mình so với sở trường của bạn học là vô cùng khập khiểng và chỉ khiến bé thêm phần tự ti. Vậy nên bố mẹ hãy ngưng việc đặt con lên “bàn cân so sánh” đi nhé!
  • Không dành thời gian cho con: Trẻ con luôn muốn nhận được sự chú ý, quan tâm từ bố mẹ mình. Vì thế, để làm cha mẹ tốt, bạn hãy cố gắng thu xếp thời gian cho con mình thật chất lượng nhé!
  • Ép buộc con làm theo mong muốn của mình: Mỗi đứa trẻ đều sẽ có những ước mơ, đam mê của riêng nó. Hãy để cho con mình được tự do đưa ra những lựa chọn cho cuộc đời chính mình.
  • Quản lý con quá chặt: Hãy cho con thời gian được tự do. Tạo cho con một tinh thần thoải mái là điều vô cùng quan trọng. Bạn không nên áp đặt quá nhiều luật lệ lên con trẻ bởi việc này sẽ vô tình tạo nên áp lực và nỗi sợ thường trực trong lòng bé đấy.
  • Chiều chuộng con quá mức: Ngược lại với việc quá nghiêm khắc với con, bố mẹ nuông chiều theo những gì con muốn sẽ rất dễ làm hư trẻ.

5. Điều tuyệt vời khi được làm cha làm mẹ

Thật tuyệt vời khi được nuôi nấng và dõi theo một sinh linh từ khi còn bé cho đến khi trưởng thành.

Trong quá trình nuôi dạy con, bạn đôi khi cũng sẽ học được nhiều bài học từ cuộc sống
Trong quá trình nuôi dạy con, bạn đôi khi cũng sẽ học được nhiều bài học từ cuộc sống

Trong quá trình nuôi dạy con, bạn đôi khi cũng sẽ học được nhiều bài học từ cuộc sống. Bạn sẽ được dịp xem xét và kiểm điểm lại những điều chưa tốt ở bản thân. Đây cũng là cơ hội để cha mẹ nỗ lực phát triển và hoàn thiện chính bản thân mình.

Con cái là động lực để cha mẹ cố gắng trong công việc cũng như trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Bạn có thể làm tất cả vì con. Để con có được những điều kiện sống và học tập tốt nhất, bạn sẽ luôn cố gắng làm mọi việc trong khả năng của mình. Đó là lý do có thể xem con cái là nguồn động lực to lớn thúc đẩy cha mẹ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Tình cảm mà con dành cho cha mẹ là điều thiêng liêng không thể phủ nhận được. Mỗi lúc bạn mệt mỏi, chùn bước, tình cảm mà con bạn dành cho bạn chắc chắn sẽ là niềm an ủi lớn lao nhất.

Xem thêm: Ngày của Cha – Những câu chuyện thú vị ở phía sau!

Điều tuyệt vời khi được làm cha làm mẹ
Điều tuyệt vời khi được làm cha làm mẹ

Chỉ những ai trải qua rồi mới thực sự hiểu được những thách thức của việc làm cha mẹ. Người làm cha làm mẹ thông minh sẽ là người biết điều gì cần làm và điều gì cần tránh. Khó khăn là thế nhưng các ông bố bà mẹ cũng đừng vì vậy mà nản chí nhé. Bởi vì việc nuôi dạy con cái chính là loại trải nghiệm thật sự ý nghĩa và quý giá của trong cuộc đời của mỗi con người.

Nguồn tham khảo:

10 Cách Để Thúc Đẩy Kỹ Năng Làm Cha Mẹ Của Bạn

https://vnexpress.net/tag/ky-nang-lam-cha-me-168778

Thế giới “hỗn tạp”, nhiều hiểm nguy rình rập con trẻ. Bởi vậy, cha mẹ cần dạy cho con những kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Để giúp trẻ có thể biết cách phản ứng nhanh nhạy với những tình huống xấu có thể xảy ra.

Việt Nam đang là một đất nước thiếu an toàn cho trẻ với những vụ việc. Như bắt cóc, buôn bán trẻ em, xâm hại tình dục,… Nguy hiểm thường đến từ những người xa lạ. Mà không ai có thể lường trước được. Cha mẹ lại không thể lúc nào cũng “kè kè” bên cạnh con để chăm sóc và bảo vệ. Vì vậy, muốn giảm bớt lo lắng. Cha mẹ cần dạy cho con những kỹ năng tự bảo vệ mình. Để giúp trẻ có thể biết cách phản ứng nhanh nhạy với những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

1.Không ai được chạm vào vùng kín trên cơ thể – kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ đầu tiên

Nhiều ông bố, bà mẹ lo ngại vấn đề giáo dục giới tính, nghĩ con còn bé nên chưa cần thiết. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm. Dạy cho trẻ biết một chút về cơ thể mình là rất quan trọng. Và là một trong những kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ cha mẹ nên lưu ý.

Hai bé đang đứng
Phụ huynh phải chỉ cho bé các bộ phận riêng tư trên cơ thể. Bao gồm vùng kín, ngực, mông, miệng. Và giải thích rằng chúng chỉ dành riêng cho con

Phụ huynh phải chỉ cho bé các bộ phận riêng tư trên cơ thể. Bao gồm vùng kín, ngực, mông, miệng. Và giải thích rằng chúng chỉ dành riêng cho con. Tuyệt đối không được để ai được phép tuỳ ý đụng chạm. Ngoại trừ cha mẹ giúp bé trong việc tắm rửa. Hoặc khi y tá, bác sĩ thăm khám sức khoẻ mà có sự giám hộ của gia đình, người thân. Trường hợp người lạ hoặc người quen cố ý đụng chạm. Hãy dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân bằng việc nói “Không”. Và cần báo ngay cho người lớn.

Có không ít trường hợp liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em. Thậm chí nhiều bé mới chỉ 3 – 4 tuổi đã chịu không ít tổn thất về sức khoẻ, tinh thần, thậm chí là tính mạng. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý trong việc dạy bé các kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Trước những vấn nạn xâm hại tình dục không đáng có.

2.Dạy con cách ứng phó với người lạ

Do trẻ em thường dễ bị dụ dỗ bởi những món quà ngay trước mắt. Nên cha mẹ nên dạy con tuyệt đối không nhận tiền bạc, bánh kẹo, trái cây… Hay bất cứ thứ gì từ người lạ mặt mà mình không quen biết. Đặc biệt tuyệt đối không được mở cửa cho người lạ nếu bố mẹ vắng nhà. Đây là một trong những kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ hàng đầu mà cha mẹ nên lưu ý.

Bé bị dụ dooox
Hiện nay có rất nhiều trường hợp bắt cóc tống tiền, mua bán trẻ em. Trường hợp xấu hơn bé còn có thể bị xâm hại…

Có rất nhiều bố mẹ đã dạy con tuyệt đối không được nói chuyện với người lạ. Và cho rằng có như vậy mới an toàn cho con. Tuy nhiên, lời dạy này không hẳn là không có thực tế. Hãy thử tưởng tượng một ngày nào đó, bé bị lạc, bạn không có ở đó. Nếu không có sự giúp đỡ từ một người xa lạ liệu bé có được an toàn?

Hiện nay có rất nhiều trường hợp bắt cóc tống tiền, mua bán trẻ em. Trường hợp xấu hơn bé còn có thể bị xâm hại… Chính vì vậy, cha mẹ cần dạy bé không được nghe theo những lời dụ dỗ của bất cứ người lạ nào. Tuyệt đối không đi theo họ, dù ở bất cứ nơi đâu. Cha mẹ có thể kể chuyện, đưa ra tình huống khi trẻ bị dụ dỗ thế nào. Đừng quên dạy con phải phản ứng thế nào cho đúng nhé!

3.Làm thế nào khi bị lạc cha mẹ?

Ở độ tuổi mầm non, việc trẻ hiếu động, thích chạy nhảy khám phá xung quanh. Nên việc lạc cha mẹ ở chỗ đông người là diễn ra rất phổ biến. Vì vậy, cách ứng xử khi bị lạc cũng là một trong những kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mà cha mẹ nên lưu ý.

Trong trường hợp bị lạc, đầu tiên hãy dạy trẻ cách bình tĩnh và đứng im một chỗ. Nếu quá lâu mà không thấy bố mẹ tới.
Trong trường hợp bị lạc, đầu tiên hãy dạy trẻ cách bình tĩnh và đứng im một chỗ. Nếu quá lâu mà không thấy bố mẹ tới.

Trong trường hợp bị lạc, đầu tiên hãy dạy trẻ cách bình tĩnh và đứng im một chỗ. Nếu quá lâu mà không thấy bố mẹ tới. Hãy dạy bé nhờ đến sự trợ giúp của các chú công an, bác bảo vệ,… Để đảm bảo được sự an toàn và được nhanh chóng trở về nhà mình.

4.Dạy con ghi nhớ những thông tin quan trọng – kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ cha mẹ nên lưu ý

Theo ý kiến của các chuyên gia, trẻ 3 tuổi đã có khả năng ghi nhớ được tên của cha mẹ mình. Bạn hãy dạy thêm cho bé cách ghi nhớ số điện thoại, địa chỉ nhà của cha mẹ. Bạn cũng giải thích cho con tại sao lại phải như vậy. Hãy biến việc ghi nhớ dãy số dài này bằng cách kiểm tra trí nhớ của bé hàng ngày.

Khi chơi đùa cùng con, bạn có thể hỏi và nhắc cho bé nhớ số điện thoại của bố mẹ. Việc ghi nhớ những thông tin quan trọng này. Cũng là một trong những kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ cha mẹ nên lưu ý.

Gia đình
Khi chơi đùa cùng con, bạn có thể hỏi và nhắc cho bé nhớ số điện thoại của bố mẹ.

5.Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông, tránh những vật dụng nguy hiểm

Không phải lúc nào cha mẹ cũng kè kè bên con cái được. Vì vậy nên giáo dục bé các kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. Và kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông cũng là một trong số đó.

Trước tiên, cha mẹ nên dạy bé cách nhận biết một số loại biển báo cơ bản. Cho con biết đâu là cảnh sát giao thông, người điều hành giao thông. Luôn ghi nhớ việc đi bộ trên vỉa hè. Chỉ được sang đường khi có người lớn…

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên dạy bé cách nhận biết các mối nguy hiểm xung quanh. Bé cần hiểu vật gì có thể khiến mình gặp nguy hiểm. Như dao, kéo, vật sắc nhọn, nghịch lửa… Để bé không xảy ra những trường hợp đáng tiếc khi không có cha mẹ bên cạnh. 

6.Luôn dạy con kỹ năng sống thực tế

Ngoài những kỹ năng nói trên. Phụ huynh cũng nên cho con trải nghiệm nhiều với cuộc sống thực tế. Đừng quá chiều chuộng con, làm hết mọi việc cho con. Khi đó sẽ khiến bé bị thu động, ỷ lại, gây khó khăn về cuộc sống sau này.

Các kỹ năng sống thực tế nhất cha mẹ nên dạy con có thể là việc vệ sinh cá nhân hằng ngày. Từ việc tự đánh răng, tự đi vệ sinh, tự mặc quần áo… Hay dạy bé tự tắm, tự rửa bình sữa, vứt rác đúng nơi quy định… Đây không chỉ giúp con nhanh nhẹn, khéo léo, chủ động hơn. Mà còn giúp con rèn luyện tính tự lập, kiên trì trong tương lai.

Bé che mặt
Các kỹ năng sống thực tế nhất cha mẹ nên dạy con có thể là việc vệ sinh cá nhân hằng ngày. Từ việc tự đánh răng, tự đi vệ sinh, tự mặc quần áo…

Các kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ là một trong những điều quan trọng. Mà bậc phụ huynh nào cũng nên lưu ý. Bởi khi có những kỹ năng này. Cha mẹ có thể yên tâm để con thoả thích khám phá thế giới đầy màu sắc xung quanh.

 

Phần lớn các ca mắc viêm gan B là lây truyền từ mẹ sang con. Bệnh viêm gan B mãn tính là nguyên nhân phổ biến gây ra xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan. Đây là được xem là một căn bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Do đó, nhiều bà mẹ lo lắng không biết viêm gan B có sinh con được không. Những thông tin dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp được thắc mắc đó.

1. Viêm gan B có sinh con được không, mẹ biết gì về HBV?

Viêm gan B ( còn được gọi là HBV) là một bệnh nhiễm trùng gan nghiêm trọng do vi rút viêm gan B gây ra
Viêm gan B ( còn được gọi là HBV) là một bệnh nhiễm trùng gan nghiêm trọng do vi rút viêm gan B gây ra

Trước khi tìm hiểu bệnh viêm gan B có sinh con được không, hãy xem bệnh có ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào đến sức khỏe mẹ và bé.

1.1. Bệnh viêm gan B ảnh hưởng đến sức khỏe bé như thế nào

Viêm gan B ( còn được gọi là HBV) là một bệnh nhiễm trùng gan nghiêm trọng do vi rút viêm gan B gây ra. Khi trẻ bị nhiễm viêm gan B, bé có khoảng 90% khả năng phát triển thành mãn tính. Nếu không được điều trị kịp thời. Thì cứ 4 trẻ sẽ có 1 trẻ bị nhiễm viêm gan B mãn tính. Và cuối cùng sẽ chết vì các vấn đề sức khỏe có liên quan đến việc nhiễm trùng. Ví dụ như: tổn thương gan, các bệnh về gan hoặc ung thư gan.

1.2. Viêm gan B truyền từ mẹ sang con

Trên thế giới, phương thức lây truyền viêm gan B phổ biến nhất là từ mẹ sang con. Mặc dù đã có vacxin dự phòng chống lại bệnh viêm gan B trong thai kỳ. Nhưng vẫn có ít nhất đến 10% trẻ sinh thường và sinh mổ có thể khả năng cao nhiễm virus từ mẹ.

2. Mẹ mắc Viêm gan B có sinh con được không?

Mẹ mắc bệnh viêm gan B (HBV) vẫn có khả năng sinh con
Mẹ mắc bệnh viêm gan B (HBV) vẫn có khả năng sinh con

Từ những thông tin trên mẹ đã có thể đoán được phần nào câu trả lời rồi phải không nào. Đúng vậy! Mẹ mắc bệnh viêm gan B (HBV) vẫn có khả năng sinh con. Hơn nữa, không có tài liệu cho thấy các trường hợp sinh non, dị tật hay phá thai do mẹ mắc viêm gan B gây ra. 

Nhưng thật không may, mẹ mắc bệnh viêm gan b có thể lây truyền virus cho bé sơ sinh trong quá trình sinh nở. 90% em bé bị nhiễm HBV sẽ có nguy cơ tiến triển thành nhiễm trùng mãn tính nếu bé không được điều trị đúng cách khi sinh ra. 

2.1. Viêm gan B có sinh con được không và mẹ làm gì để tránh bé nhiễm HBV

Viên gan B có sinh con được không, không phải là điều mẹ nên lo lắng nữa. Quan trọng là mẹ mang thai phải biết tình trạng viêm gan B của mình. Từ đó mới có thể ngăn ngừa việc truyền virus sang cho em bé sơ sinh của trong khi sinh. Nếu bác sĩ biết bệnh nhân của mình mắc HBV. Họ sẽ tiến hành các bước dựa trên kết quả xét nghiệm để đảm bảo ngăn ngừa lây lan truyền bệnh viêm gan B cho em bé. Các loại thuốc thích hợp sẽ được chuẩn bị sẵn trong phòng sinh và dùng vào thời điểm thích hợp.

1 – Bảo vệ bé khỏi virus viêm gan B

Tiến hành các bài kiểm tra xét nghiệm cho mẹ mang thai

Tất cả phụ nữ mang thai nên được xét nghiệm viêm gan B. Việc xét nghiệm đặc biệt quan trọng với những phụ nữ ở nhóm nguy cơ cao như nhân viên y tế, phụ nữ cộng đồng dân tộc thiểu số, các quốc gia phổ biến viêm gan B, chồng và những người thân trong gia đình. 

Nếu mẹ mang thai, hãy chắc chắn rằng đã được xét nghiệm viêm gan B trước khi sinh. Thời gian thích hợp là càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.

2 – Viêm gan B có sinh con được không – Mẹ phải làm gì khi mắc bệnh

WHO khuyến cáo phụ nữ mang thai nên xét nghiệm kháng nguyên e viêm gan B
WHO khuyến cáo phụ nữ mang thai nên xét nghiệm kháng nguyên e viêm gan B

Nếu mẹ có kết quả dương tính với HBV khi đang mang thai. Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu để xác định lượng virus viêm gan B trong khi đang mang thai. Một số trường hợp cho thấy lượng virus này rất cao. Với trường hợp này, bác sĩ sẽ khuyến nghị mẹ dùng thuốc kháng virus theo đường uống trong ba tháng cuối thai kỳ, để tránh lây nhiễm cho bé sơ sinh. 

Nếu không có xét nghiệm lượng virus viêm gan B. WHO khuyến cáo phụ nữ mang thai nên xét nghiệm kháng nguyên e viêm gan B (HBeAg). Nếu dương tính thì nên dùng thuốc kháng virus trong 3 tháng cuối. 

2.2. Các mũi tiêm cần thiết cho bé

Nếu mẹ có kết quả dương tính với virus viêm gan B, thì bé sơ sinh phải được phòng ngừa thích hợp ngay tại phòng sinh, phòng khám hoặc bệnh viện. Bé cần được tiêm hai mũi quan trọng đầu tiên trong vòng 24h sau khi sinh:

  • Một mũi vacxin viêm gan B đầu tiên.
  • Một liều Globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG): HBIG là một loại thuốc giúp tăng cường khả năng chiến đấu của cơ thể bé đối với virus ngay khi mới sinh ra. 

Hai mũi trên có khả năng giúp bé ngăn ngừa đến 90% khả năng mắc viêm gan B. Và chúng hoạt động tốt nhất khi được tiêm trong vòng 24h sau khi sinh ra. Mẹ hãy đảm bảo rằng bé được tham gia đầy đủ lịch tiêm các mũi còn lại để sức khỏe được bảo vệ tốt nhất.

3. Mẹ bị mắc viêm gan B cho con bú có an toàn không?

Nguy cơ lây nhiễm HBV qua sữa mẹ là không đáng kể nếu bé được tiêm HBIG khi vừa sinh ra
Nguy cơ lây nhiễm HBV qua sữa mẹ là không đáng kể nếu bé được tiêm HBIG khi vừa sinh ra

Bé nên được kiểm tra lại ở độ tuổi 9 đến 12 tháng, sau khi hoàn thành loạt mũi tiêm để chắc chắn rằng vacxin hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, không cần thiết phải trì hoãn việc cho con bú mẹ cho tới khi trẻ được chủng ngừa đầy đủ. Nguy cơ lây nhiễm HBV qua sữa mẹ là không đáng kể nếu bé được tiêm HBIG khi vừa sinh ra.

Mẹ tìm hiểu thông tin các bệnh khác ở đây:

Làm gì khi nhiễm COVID 19?

Điều trị bệnh trị khi đang mang thai

Mẹ nhiễm HBV có nên cho bé bú khi núm ti bị nứt và chảy máu?

Không có nhiều thông tin để giải quyết câu hỏi này. Tuy nhiên, HBV lây qua đường máu bị nhiễm bệnh. Do đó, mẹ dương tính với HBV nên dừng việc cho con bú khi núm ti bị nứt nẻ và chảy máu. 

Mẹ có thể tiếp tục duy trì nguồn sữa bằng cách vắt bỏ sữa cho đến khi núm ti lành lại. Trong thời gian ấy, nguồn sữa thay thế cho bé có thể là sữa công thức, hoặc xin sữa từ những bà mẹ khác đang cho con bú.

Mẹ đang lo lắng liệu viêm gan B có sinh con được không chắc hẳn đã thở phào nhẹ nhõm khi đọc các thông tin trên rồi nhỉ. Phụ huynh nào cũng mong muốn con mình được khỏe mạnh. Chính vì vậy, để tránh các bệnh nguy hiểm có thể truyền nhiễm cho bé. Hãy làm các thủ tục y tế cần thiết để đảm bảo mọi thứ diễn ra tốt đẹp.

Dạy trẻ tư duy sáng tạo từ khi con vẫn còn nhỏ sẽ giúp bé phát huy não bộ, nghĩ ra nhiều ý tưởng mới lạ và không bị lệ thuộc vào khuôn khổ truyền thống.

Bất kì cha mẹ nào cũng luôn mong muốn con yêu phát triển toàn diện. Cả về sức khỏe và trí não. Vì vậy, nên dạy trẻ tư duy sáng tạo bằng các ngay từ nhỏ. Đặc biệt là các phương pháp được người Nhật ưa chuộng dưới đây:

1. Hãy xem trọng những sáng tạo nhỏ của bé khi ở nhà

Tư duy sáng tạo là khả năng suy nghĩ đến những khía cạnh khác lạ. Tạo ra suy nghĩ về rất nhiều khía cạnh của cùng một chủ đề đó. Mỗi người sẽ là một nguồn ý tưởng riêng không ai giống ai. Đòi hỏi cha mẹ trước hết phải tôn trọng suy nghĩ của trẻ.

Trước hết, người lớn phải trân trọng sự sáng tạo của bé. Đó có thể là bức tranh bé vẽ nên. Hay cách xếp hình không theo một khuôn khổ cho sẵn. Bởi khi đó, trẻ sẽ học được cách suy nghĩ, bày tỏ ý tưởng của bản thân.

Đồ chơi thích hợp cho độ tuổi này là những món đồ chơi mà trẻ phải tự suy nghĩ. Hoặc tự lắp ghép và tìm rồi những chi tiết thú vị. Như: ghép hình, lắp ráp mô hình,… Đây là loại đồ chơi rất bổ ích với các bé trong quá trình dạy trẻ tư duy sáng tạo. Vừa tăng khả năng sáng tạo, tư duy. Vừa cuốn hút làm các bé thích thú.

Đồ chơi thích hợp cho độ tuổi này là những món đồ chơi mà trẻ phải tự suy nghĩ
Đồ chơi thích hợp cho độ tuổi này là những món đồ chơi mà trẻ phải tự suy nghĩ

Các mẹ Nhật luôn được biết đến với các phương pháp nuôi dạy con rất tỉ mỉ, cẩn thận và chu đáo. Đặc biệt, họ để cho con mình tự tư duy, sáng tạo. Bố mẹ nên biết rằng, lúc này não bộ của bé đang ở trong giai đoạn phát triển nhiều nhất. Các tế bào thần kinh cũng được vận dụng tối đa.

2. Dạy trẻ tư duy sáng tạo bằng cách khuyến khích sự thể hiện bản thân và tính độc lập

Cho trẻ có cơ hội được thể hiện bản thân, sự độc lập và độc đáo. Để trẻ tự nghĩ ra các ý tưởng và tự mình giải thích chúng. Điều này sẽ giúp trẻ được thể hiện bản thân. Giúp  trẻ học được cách chấp nhận nguy cơ mắc sai lầm.

Tự lập sớm cho trẻ không phải là xấu. Nếu như bố mẹ cứ che chở, bao bọc làm mọi việc cho con. Thì sẽ gây ra tính ỷ lại và lười biếng cho trẻ sau này. Trẻ phải được xa rời vòng tay chiều chuộng của bố mẹ mới có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm tốt. Đây là cách tốt để dạy trẻ tư duy sáng tạo ngay khi còn nhỏ.

Dạy trẻ tư duy sáng tạo bằng cách khuyến khích sự thể hiện bản thân và tính độc lập
Dạy trẻ tư duy sáng tạo bằng cách khuyến khích sự thể hiện bản thân và tính độc lập

Trong giai đoạn này không chỉ tư duy não bộ của trẻ phát triển. Mà khả năng tư duy của bé qua việc điều khiển các giác quan cũng có sự vượt trội. Bố mẹ có thể hướng dẫn bé những việc đơn giản. Sau đó phát triển độ khó lên giúp bé thể hiện bản thân và tự lập hơn. Bé sẽ thích tự mình làm được và muốn làm được một việc gì đó. Được bố mẹ công nhận và chứng tỏ bản thân mình.

3. Khen thưởng, ủng hộ những phát minh sáng tạo của con

Cha mẹ thường kỳ vọng rất nhiều vào con cái của họ. Và đôi khi vì kỳ vọng quá nhiều đã khiến họ thất vọng nặng nề. Bởi trẻ không đạt được những gì như họ mong muốn. Chỉ trích những lỗi lầm của con là vấn đề thường thấy ở các gia đình hiện nay.

Trong quá trình dạy trẻ tư duy sáng tạo. Bố mẹ nên thưởng cho con khi bé có những hành vi mang tính sáng tạo và thể hiện bản sắc cá nhân. Phần thưởng không nhất thiết phải là quà. Mà thay vào đó, hãy biến đây thành cơ hội để bạn và bé được gần nhau hơn. Đó có thể là thời gian để đọc sách cho con. Hoặc cùng chơi với bé.

Khen thưởng, ủng hộ những phát minh sáng tạo của con
Khen thưởng, ủng hộ những phát minh sáng tạo của con

4. Dạy trẻ tư duy sáng tạo bằng kỹ năng sống và tính kỷ luật ngay từ khi còn nhỏ

Người Nhật nổi tiếng với tính kỷ luật cao. Và điều này được giáo dục ngay ở những đứa bé. Cha mẹ Nhật Bản rất hiếm khi áp dụng các hình phạt, cũng như mắng mỏ khi dạy con. Thay vào đó, chính bản thân họ luôn cố gắng làm gương. Để những đứa con của mình tự động “bắt chước” những hành vi của bố mẹ.

Chính vì vậy, dạy con kỹ năng sống và tính kỷ luật. Cũng chính là một trong những phương pháp dạy trẻ tư duy sáng tạo mà cha mẹ nên bỏ túi. Mà nếu muốn trẻ luôn tôn trọng kỷ luật và tuân thủ những nội quy cần thiết. Thì chính bố mẹ phải là những người đầu tiên làm điều này để noi gương cho trẻ.

Dạy trẻ tư duy sáng tạo bằng kỹ năng sống và tính kỷ luật ngay từ khi còn nhỏ
Dạy trẻ tư duy sáng tạo bằng kỹ năng sống và tính kỷ luật ngay từ khi còn nhỏ

Các bí quyết về dạy trẻ tư duy sáng tạo của người Nhật tuy đơn giản. Nhưng không hề dễ dàng chút nào. Các bậc phụ huynh hãy tập cho trẻ từ những thói quen nhỏ nhất. Để cho con không chỉ phát triển tư duy. Mà còn giúp bé rèn tính kỷ luật cần có.

Bên cạnh việc chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng tối ưu để phát triển về thể chất. Các phương pháp dạy trẻ tư duy từ sớm rất quan trọng trong việc hình thành nếp suy nghĩ, phát triển trí tuệ của bé.

1. Tại sao nên áp dụng các phương pháp dạy trẻ tư duy sáng tạo ngay từ khi còn bé?

Tư duy sáng tạo là khả năng suy nghĩ đến những khía cạnh khác lạ. Tạo ra những suy nghĩ khác nhau của cùng một chủ đề. Khuyến khích tư duy sáng tạo từ khi con vẫn còn nhỏ. Sẽ giúp bé phát huy não bộ, nghĩ ra nhiều ý tưởng mới lạ. Và không bị lệ thuộc vào khuôn khổ truyền thống.

Không chỉ vậy, phương pháp dạy trẻ sáng tạo sẽ giúp thúc đẩy khả năng giải quyết vấn đề. Giúp con đổi mới và khám phá ra những lĩnh vực mới lạ. Đây chính là dấu hiệu phân biệt của sự khéo léo. Có thể dẫn đến thành công trong giới nghệ thuật, khoa học và công nghệ. Những trẻ nào được khuyến khích suy nghĩ sáng tạo sẽ thể hiện sự tự tin và động lực nhiều hơn.

Tư duy sáng tạo là khả năng suy nghĩ đến những khía cạnh khác lạ
Tư duy sáng tạo là khả năng suy nghĩ đến những khía cạnh khác lạ

Trong thế kỷ 4.0, khi máy móc đang dần thay thế con người làm việc. Thì các phương pháp dạy trẻ tư duy sáng tạo đang đóng vai trò quan trọng. Nó giúp bé làm chủ được tương lai. Đây chính là sự khác biệt, là ưu thế tuyệt đối của con người so với máy móc.

2. Khi nào nên áp dụng các phương pháp dạy trẻ tư duy sáng tạo?

Trước đây, phần lớn phụ huynh đều có suy nghĩ rằng. Nên để trẻ trưởng thành và phát triển tự nhiên. Chỉ cần chăm sóc trẻ qua bữa ăn, giấc ngủ. Đôi khi trò chuyện và bảo ban trẻ. Khi bé lớn thêm một chút thì đưa đến trường để thầy cô dạy dỗ là đủ.

Tuy nhiên, trí não của bé tăng lên theo độ tuổi. Theo bản năng, bé ngày càng thích tìm tòi và tò mò bề mọi thứ. Vì vậy, cha mẹ nên áp dụng các phương pháp dạy trẻ tư duy sáng tạo. Để con có thể phát huy tối ưu khả năng của mình.

Theo các nhà khoa học, từ 1 – 5 tuổi là khoảng thời gian mà bé học tập nhanh chóng nhất
Theo các nhà khoa học, từ 1 – 5 tuổi là khoảng thời gian mà bé học tập nhanh chóng nhất

Theo các nhà khoa học, từ 1 – 5 tuổi là khoảng thời gian mà bé học tập nhanh chóng nhất. Khi 1 tuổi, bé cần học những kiến thức cơ bản về cuộc sống xung quanh. Nhưng khi 3 tuổi, bé lại cần có những lời giải thích về những kiến thức đó. Do vậy, các bậc cha mẹ cần tham khảo một số phương pháp dạy trẻ tư duy sáng tạo dưới đây.

3. Phương pháp dạy trẻ tư duy sáng tạo ngay từ khi còn bé

3.1. Kích thích trí tưởng tượng của bé

Không ít bậc phụ huynh mải theo đuổi cuộc sống, công việc. Phó mặc con mình cho giáo viên ở trên trường. Mà quên mất rằng thế giới xung quanh cũng là một “trường học” vô cùng tuyệt vời cho bé.

Đừng bao giờ nói với con rằng “Không có ông Bụt, bà Tiên”, hay “Công chúa chẳng bao giờ tồn tại”… Bởi điều này có thể làm hao hụt đi sức sáng tạo trong trí tưởng tượng của bé. Thay vào đó, bố mẹ hãy gợi ý cho con để bé tự dẫn dắt vào câu chuyện. Trí tưởng tượng tốt sẽ giúp bé học nhanh hơn, khả năng tiếp thu cũng cao hơn bình thường.

Trí tưởng tượng tốt sẽ giúp bé học nhanh hơn, khả năng tiếp thu cũng cao hơn bình thường
Trí tưởng tượng tốt sẽ giúp bé học nhanh hơn, khả năng tiếp thu cũng cao hơn bình thường

Nếu dạy con là một nghệ thuật thì bố mẹ chính là những người nghệ sĩ. Vì vậy cha mẹ nên bỏ ra một chút công sức. Giúp con khám phá thế giới một cách tự nhiên cũng như khoa học nhất. Từ đó kích thích khả năng học hỏi của bé. Và là hành trang vững chắc cho con khi vào đời.

3.2. Kích thích sự tò mò, khám phá, tìm hiểu của con

Trẻ em vốn thích khám phá. Cha mẹ đừng ngại cho con khám phá “thả ga”. Hãy giúp con ghi nhận lại những gì con đã học tập, khám phá trong ngày.

Đó có thể là sau mỗi ngày đi học về. Cha mẹ hãy giúp con ôn tập những điều con đã học ở trường hôm nay. Con sẽ nhắc lại và thể hiện trước cha mẹ. Cha mẹ hãy xâu chuỗi lại để giúp con dễ dàng ghi nhớ. Trường hợp con quên, ngày mai bạn có thể nhờ cô giáo trợ giúp. Đây cũng và cách giúp trẻ ghi nhớ và chắt lọc được những điều đã được học trong ngày.

Đồng thời, cha mẹ cũng nên dạy con cách hướng dẫn người khác thực hành điều mà con đã học ở trường. Đây không chỉ là một phương pháp dạy trẻ tư duy. Mà còn là một cách gián tiếp giúp cha mẹ “kiểm tra” kiến thức của con sau khi đến trường. Hãy cùng con thảo luận để có giải pháp tốt. Và cũng đừng quên khen thưởng, động viên khi con làm tốt nhé!

Kích thích sự tò mò, khám phá, tìm hiểu của con
Kích thích sự tò mò, khám phá, tìm hiểu của con

3.3. Đừng bao giờ ngại trả lời câu hỏi “Tại sao” của bé

Thật ra, câu hỏi “tại sao” là cách trẻ học hỏi rất nhiều từ cuộc sống. Các chuyên gia đều nhìn nhận rằng. Những đứa trẻ biết thắc mắc và hay hỏi là những đứa trẻ thông minh. Trẻ hay hỏi nhất ở độ tuổi 2 – 6. Đây là giai đoạn “vàng” cần được áp dụng phương pháp dạy trẻ tư duy sáng tạo.

Người lớn chúng ta muốn biết về một điều gì đó. Thì có thể dễ dàng tìm hiểu bằng nhiều hình thức. Còn trẻ nhỏ muốn tìm hiểu về những sự việc diễn ra xung quanh chỉ có cách hỏi người lớn. Như cha mẹ, ông bà, thầy cô, anh chị… mà thôi.

Những câu thắc mắc luôn miệng và những hành động khám phá của bé. Như tháo ra, ráp vào các đồ chơi liên tục không chán. Hay tại sao bầu trời lại xanh, bông hoa lại đỏ… Đó là biểu hiện của một não bộ thông minh, linh hoạt. Chỉ là một câu hỏi đơn giản thôi. Nhưng đằng sau nó cả một quá trình quan sát, so sánh và suy nghĩ liên tục. Để đưa ra được những nhận xét, thắc mắc như thế. Cho nên, đừng bao giờ coi nhẹ những câu hỏi của con. Bởi đó là dấu hiện của một bộ não năng động.

Những đứa trẻ biết thắc mắc và hay hỏi là những đứa trẻ thông minh
Những đứa trẻ biết thắc mắc và hay hỏi là những đứa trẻ thông minh

Phương pháp dạy trẻ tư duy ảnh hưởng rất lớn đến trí thông minh của trẻ. Vì vậy, mỗi phụ huynh nên sẵn sàng làm bạn cùng con. Để định hướng, giúp đỡ con khi cần thiết. Điều đó sẽ gia tăng hiệu quả phương pháp dạy trẻ tư duy logic. Giúp con phát triển toàn diện trong tương lai.

Bất kì mẹ bầu nào cũng có thể đã trải qua cơn gò tử cung. Đây là hiện tượng thường gây ra băn khoăn hay lo lắng cho mẹ. Cùng tìm hiểu một số khía cạnh về cơn gò tử cung qua bài viết dưới đây.

1. Cơn gò tử cung là gì?

Cơn gò tử cung hay cơn co tử cung là hiện tượng co của cơ tử cung, thường xuất phát từ sừng phải của tử cung lan tỏa ra khắp cơ tử cung.
Cơn gò tử cung hay cơn co tử cung là hiện tượng co của cơ tử cung, thường xuất phát từ sừng phải của tử cung lan tỏa ra khắp cơ tử cung.

Cơn gò tử cung hay cơn co tử cung là hiện tượng co của cơ tử cung, thường xuất phát từ sừng phải của tử cung lan tỏa ra khắp cơ tử cung. Người ta chưa phát hiện ra nguyên nhân thực sự khởi phát những cơn gò này. Theo một số tài liệu, cơn co tử cung xuất hiện từ tuần thứ 6 thai kì. Nhưng để cảm nhận được cơn gò, thường mẹ phải bước sang tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3.

2. Các loại cơn gò tử cung trong suốt thai kì

Các loại cơn gò tử cung trong suốt thai kì
Các loại cơn gò tử cung trong suốt thai kì

2.1. Cơn gò Braxton – Hicks

Cơn gò Braxton Hicks hình thành khi các sợi cơ tử cung co và giãn. Chúng còn được gọi là cơn đau chuyển dạ giả vì có hiện tượng co tử cung giống với gò chuyển dạ. Cơn gò này không gây đau và không có chu kỳ cụ thể, không tăng lên về tần số, biên độ. Cơn gò này xuất hiện tự nhiên và tự hết không gây hại đến thai nhi.

Cơ chế xuất hiện của nó chưa rõ ràng. Đã có những nghiên cứu đưa ra một số hoàn cảnh cụ thể có liên quan đến sự khởi phát cơn gò này. Có thể kể đến đó là: khi mẹ bị mất nước, khi bàng quang đầy nước tiểu, sau khi quan hệ hoặc sau khi mẹ hoạt động mạnh. Những hoàn cảnh này có điểm tương đồng là đều gây tăng nhu cầu oxy và máu cấp cho thai nhi.

Cơn gò tử cung xuất hiện tự nhiên và tự mất đi. Nếu thấy khó chịu hoặc đau mẹ chỉ cần nghỉ ngơi, uống nước là có thể hết.

2.2. Cơn gò chuyển dạ sinh

Cơn gò chuyển dạ sinh có những cảm giác ban đầu tương tự như cơn co Braxton Hicks. Bản chất nó vẫn là sự co của các sợi cơ tử cung. Tuy nhiên cơn gò chuyển dạ là động lực của cuộc đẻ, nghĩa là nó sẽ mạnh hơn.

Sự khởi phát của chuyển dạ cũng là một cơ chế chưa được làm rõ. Khi đó, cơn gò chuyển dạ xuất hiện tăng dần về cường độ và tần số. Mẹ càng lúc càng đau rõ hơn, cơn đau xuất hiện dày hơn. Các sợi cơ tử cung co lại để thúc em bé xuống thấp hơn về phía âm đạo mẹ. Mức đau của cơn gò tử cung có thể khiến mẹ cảm thấy như muốn gãy lưng. Nhiều mẹ đứng không vững, phải nằm, bò, thay đổi tư thế liên tục để đỡ đau. Nhưng cơn gò tử cung không giảm đi mà sẽ vẫn tiến triển tăng lên, dày hơn cho đến khi em bé lọt lòng.

3. Những dấu hiệu nào đi kèm với cơn gò chuyển dạ?

Cơn gò chuyển dạ chính là báo hiệu cho cuộc chuyển dạ. Cùng với cơn gò chuyển dạ thường có những biểu hiện dưới đây.
Cơn gò chuyển dạ chính là báo hiệu cho cuộc chuyển dạ. Cùng với cơn gò chuyển dạ thường có những biểu hiện dưới đây.

3.1. Ra nhầy hồng âm đạo

Ra nhầy hồng âm đạo hay ra thăm âm đạo là dấu hiệu thường gặp nhất khi chuyển dạ khởi phát. Chất nhầy này có nguồn gốc từ cổ tử cung. Chất nhầy này có tính đàn hồi, màu hơi hồng. Mẹ có thể nhận biết được nhầy hồng này tương đối dễ dàng. Nếu mẹ ra nhầy và bắt đầu thấy các cơn gò tử cung gần nhau hơn, đau rõ hơn thì nên sẵn sàng cho cuộc sinh nở.

3.2. Ra nước ối

Hiện tượng thấy ra nước âm đạo, hơi lỏng và hơi đục là biểu hiện rỉ ối hoặc vỡ ối. Thành phần Prostaglandin trong nước ối liên quan mật thiết đến chuyển dạ. Khi thấy ra nước ối âm đạo như vậy mẹ cần đến cơ sở y tế ngay. Nếu rỉ ối trong thời kì trước 37 tuần, khả năng sinh non cao. Nếu vỡ ối khi thai đủ tháng, chuyển dạ sẽ tiến triển rất nhanh và có nguy cơ đẻ rơi nếu mẹ không đến bệnh viện kịp thời.

3.3. Cảm giác bụng xuống thấp

Đây cũng là một cảm giác khá phổ biến khi có dấu hiệu chuyển dạ. Cảm giác hẫng bụng này cũng không có sự báo trước. Mẹ có thể đột ngột nhận thấy thai xuống thấp hơn hẳn mọi khi. Đây cũng là nguyên nhân khiến mẹ lo lắng vì nó xuất hiện bất ngờ. Đây là biểu hiện cho thấy thai đã xuống thấp hơn gần âm đạo mẹ.

4. Những lưu ý khi thấy có gò chuyển dạ

Monitor đo nhịp tim thai và cường độ cơn gò chuyển dạ
Monitor đo nhịp tim thai và cường độ cơn gò chuyển dạ

Khi cơn gò tử cung xuất hiện, mẹ cần lưu ý đến mức đau và sự thưa – dày của các cơn co. Nếu cơn co tự mất đi, không dày lên và không khiến mẹ đau đớn nhiều, mẹ có thể chỉ cần nghỉ ngơi. Nếu các dấu hiệu chuyển dạ trên xuất hiện kèm theo cơn gò tăng lên về mức đau và xuất hiện liên tục trong 10 phút, mẹ cần đến cơ sở y tế.

Những điều này càng quan trọng hơn nếu tuổi thai đang dưới 37 tuần. Sự xuất hiện của cơn gò chuyển dạ cho thấy nguy cơ sinh non rất cao. Sinh non gây ra rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe bé. Nuôi em bé sinh non cũng là một hành trình vất vả hơn cho gia đình. Vì vậy nhận biết cơn gò chuyển dạ là rất quan trọng để chủ động đến bệnh viện có chuyên khoa sản điều trị.

Tìm hiểu thêm:

Dấu hiệu chuyển dạ phải nhập viện mẹ bắt buộc chú ý

Dấu hiệu chuyển dạ thật và giả là như thế nào?

Cơn gò tử cung là một hiện tượng sinh lý diệu kì. Bài viết trên đây tóm tắt lại một số kiến thức về cơn gò tử cung cho mẹ. Hi vọng qua đây mẹ đã bỏ túi được những điểm cần thiết về cơn co tử cung. Góc của mẹ chúc mẹ có một thai kì an toàn và thuận lợi.

Tham khảo: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/

Giỏ hàng 0