Nhiều bố, mẹ vẫn thường cân nhắc việc cho bé dùng ti giả. Vậy khi nào bé nên bắt đầu sử dụng? Những lợi ích, tác hại của nó là gì? Và đâu là lời khuyên cho mẹ yêu? Cùng tìm hiểu bài viết sau nhé!
1.Ti giả là gì?
Ti giả hay còn được gọi là núm vú giả. Nó là một sản phẩm được sản xuất từ cao su, chất dẻo hoặc silicone. Và được thiết kế như một núm ti để trẻ sơ sinh có thể ngậm. Đi kèm với núm ti là một lá chắn miệng và tay cầm đủ lớn để tránh các trường hợp nuốt chửng, nghẹt thở hay hóc khi bé sơ ý.
2.Bé nên ngậm ti giả từ khi nào?
Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa, thời điểm thích hợp để bé có thể bắt đầu ngậm ti giả chính là sau 6 tuần tuổi. Đây là lúc nguồn sữa trên cơ thể mẹ đã ổn định. Do đó, dù bé quen hơn việc sử dụng núm vú giả và giảm thiểu sự kích thích sữa thì mẹ cũng không lo ảnh hưởng tới lượng cung sữa tự nhiên.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp bé sinh non phải nằm viện. Các bác sĩ có thể cho bé ngậm ti giả sớm để giúp bé phát triển sự vận động khoang miệng. Đồng thời xây dựng phản xạ bú một cách tự nhiên.
Nếu bố, mẹ muốn cho bé dưới 1 tháng tuổi sử dụng. Hãy hỏi xin ý kiến từ các bác sĩ. Qua đó, đảm bảo lợi ích lớn nhất cho bé.
3.Ngậm ti giả có lợi ích gì?
Sở dĩ, ti giả được sản xuất và sử dụng phổ biến như hiện giờ chính là do những lợi ích đặc biệt mà nó đem lại cho mẹ và bé:
- Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh SIDS: Mẹ có thể cho bé ngậm ti giả trong khoảng thời gian của những giấc ngủ ngắn hoặc vào ban đêm. Điều này sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh một cách tự nhiên. Tuy chưa lý giải được chính xác cơ chế tác động của việc ngậm núm vú giả. Nhưng đây vẫn là một lợi ích được các bác sĩ và các nhà khoa học công nhận.
- Đáp ứng các phản xạ bú tự nhiên: Bất kì bé sơ sinh nào cũng đều có nhu cầu bú. Bình sữa và ti mẹ cũng có thể thỏa mãn nhu cầu này. Thế nhưng chúng có thể khiến bé bị quá no. Do các bé không thể tự mình kiểm soát lượng sữa nạp vào. Vì vậy, ngoài những giờ ăn, việc cho bé sử dụng ti giả sẽ là một phương pháp hiệu quả.
- Để trẻ tự làm dịu bản thân: Việc ngậm ti giả không chỉ giúp bé thỏa mãn nhu cầu bú. Mà còn giúp bé thư giãn và cảm thấy an toàn hơn. Do đó, đây sẽ là chìa khóa giúp bé tự kiểm soát cảm xúc. Qua đó, giảm bớt áp lực cho bố, mẹ.
4.Tác hại của việc ngậm ti giả là gì?
Điều gì trên đời cũng như một con dao hai lưỡi. Việc cho bé sử dụng ti giả cũng như vậy. Bên cạnh những lợi ích đã nêu, nó cũng có thể gây ra một số tác hại sau:
Các vấn đề xuất hiện khi cho bé bú:
- Vấn đề về việc bú sữa: Nếu gia đình nào cho bé sử dụng quá sớm. Bé sẽ bị quen với cảm giác của núm. Vì vậy, khi mẹ cho bé bú. Bé sẽ thấy sự khác biệt giữa ti mẹ và ti giả. Qua đó, khiến việc bú trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
- Vấn đề về giấc ngủ: Một trong những nguyên nhân cho bé ngậm ti giả chính là để bé dễ ngủ hơn. Nhưng điều này cũng sẽ gây ra một số hệ lụy nhất định. Khi bé đã quen với núm. Bé sẽ dễ giật mình và khóc thét bị ti giả bị lấy ra.
- Vấn đề về tai: Theo nghiên cứu của các bác sĩ chuyên khoa, việc sử dụng thường xuyên sẽ khiến bé tăng gấp đôi khả năng bị nhiễm trùng tai. Vì vậy, phần lớn trẻ em sơ sinh ngậm ti giả sẽ dễ mắc bệnh viêm tai giữa.
- Vấn đề về răng miệng: Việc ngậm ti giả quá thường xuyên sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển răng sữa. Do vậy, bố, mẹ có thể cho bé sử dụng nhưng đừng quá thường xuyển, lâu dài. Đặc biệt sau 2 tuổi, bé không nên sử dụng tiếp. Qua đó tránh tình trạng bé mọc nghiên răng cửa.
- Vấn đề vệ sinh: Việc ngậm ti giả cũng khá tương tự như việc ngậm tay. Chúng đều có thể gia tăng khả năng xâm nhập của vi khuẩn từ môi trường bên ngoài. Do đó, việc thay thế núm vú giả thường xuyên là điều nên làm.
5.Lời khuyên khi cho bé sử dụng ti giả?
Để gia tăng lợi ích và giảm thiểu tác hại của việc ngậm ti giả, mẹ nên áp dụng một số lời khuyên sau đây:
- Đừng nên đeo ti giả lên người hoặc buộc chúng bên nôi của bé: Điều này có thể dẫn đến tình trạng nghẹt thở, khó thở nếu bé vô trình quấn dây đó lên người. Thay vào đó, mẹ có thể sẵm cho em một chiếc kẹp chuyên dụng để gắn lên quần áo của con.
- Để bé không bỡ ngỡ khi chuyển sang bú, mẹ nên chọn loại núm có kích cỡ phù hợp với độ tuổi và khuôn miệng của trẻ. Đặc biệt là nên mềm mịn, có cảm giác giống ti thật. Bên cạnh đó, điều tốt hơn là có tấm chắn lớn hơn miệng bé. Và có lỗ thoáng khí để bé ngậm dễ chịu hơn.
- Khi cho bé sử dụng ti giả, mẹ đừng bôi bất cứ thứ gì lên núm. Đặc biệt là đường, đồ ngọt… Vì chúng có khả năng sẽ làm trẻ bị sâu răng hay viêm lợi đó.
- Mẹ không nên cho các bé dùng chung. Điều này có thể khiến bé bị mắc các bệnh truyền nhiễm hoặc lây vi khuẩn cho nhau.
- Mẹ nên vệ sinh và thay ti giả thường xuyên.
- Đặc biệt, khi bé có dấu hiệu bị viêm tai giữa. Mẹ phải lập tức dừng việc ngậm ti của bé. Đồng thời đưa bé đi khám.
Mẹ có thể tham khảo thêm:
Mẹ có nên cho bé yêu ngậm núm vú giả không?
Khi nào bé nên dùng núm vú giả? 5 nguyên tắc vàng khi dùng ti giả
Bên cạnh bình sữa, ti giả là một vật phẩm quen thuộc với cả mẹ lẫn bé. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, nó cũng có những tác hại. Vì vậy, mẹ hãy cân nhắc thật kĩ những lời khuyên đã được đề cập nhé!