Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Tới tuần thai thứ 14 là mẹ đã tới tam cá nguyệt thứ 2 của quá trình mang thai. Đây sẽ là thời điểm mẹ cảm thấy tràn đầy năng lượng và giảm hẳn những triệu chứng ốm nghén khó chịu. Trong tuần thai thứ 14, mẹ còn có thể lên kế hoạch đi chơi trong 3 tháng giữa thai kỳ nữa đấy.

1. Những điều thú vị của thai nhi ở tuần thai thứ 14

Những điều thú vị của thai nhi ở tuần thai thứ 14
Những điều thú vị của thai nhi ở tuần thai thứ 14

Ở tuần 14 của thai kỳ, thai nhi có rất nhiều chuyển động. Tuy nhiên mẹ có thể chưa cảm nhận được vì thai còn nhỏ, trừ khi mẹ đã từng mang thai. Thai nhi 14 tuần của mẹ bắt đầu có thể thực hiện những chuyển động mắt qua hai bên. Mí mắt vẫn còn khép kín nhưng các cơ kiểm soát mắt thì đã bắt đầu làm việc. Khi có ánh sáng mạnh chiếu xuyên qua thành bụng của mẹ. Sẽ tác động lên mắt tạo những vết ửng đỏ.

Tuần này, thai nhi đã có thể phát hiện ra dây rốn xung quanh mình và nắm lấy nó. Tuy nhiên bé sẽ tự buông ra trước khi xảy ra nguy cơ lưu thông máu. Thai nhi đã có thể mở miệng và di chuyển đôi môi bé xíu của mình. Các chuyển động thở và nuốt vẫn tiếp tục được thực hành. Để đảm bảo nước ối liên tục được xử lý vào ra. Nước ối lúc này tương đương một ly nước bao bọc xung quanh. Đủ để bảo vệ và hỗ trợ cho thai nhi.

2. Những thay đổi của cơ thể mẹ ở tuần thai 14.

2.1. Những thay đổi của cơ thể mẹ

Ở tuần thai này mẹ và bé đều ở trong trạng thái an toàn. Nguy cơ sảy thai từ mức 75% ở ba tháng đầu – nay đã được giảm đáng kể. Sự thay đổi lớn nhất và rõ rệt nhất ở tuần thai thứ 14 là phần bụng nhô cao nhìn thấy rõ. Hai bên bụng của mẹ có thể bị nhói mạnh. Do dây chằng và các cơ hỗ trợ tử cung to ra đàn hồi để lớn lên cùng thai nhi. Phần chóp trên của tử cung có thể cao hơn xương chậu 16cm.

Những thay đổi của cơ thể mẹ ở tuần thai 14
Những thay đổi của cơ thể mẹ ở tuần thai 14

Da và cơ bắp của mẹ bầu bắt đầu căng ra để phù hợp với sự phát triển của em bé. Mẹ sẽ không cần ngạc nhiên nếu có cảm giác thèm ăn mọi thứ. Nguyên nhân là do mức độ HCG giảm và estrogen và progesterone thay đổi một lần nữa khiến mẹ cảm thấy bùng nổ năng lượng và tăng sự thèm ăn. Đến khi tình trạng ốm ghén giảm dần mẹ có thể nhận thấy sự thèm ăn của mình tăng lên. Tuy nhiên có một số mẹ bầu có cảm giác buồn nôn suốt thai kỳ. Nhưng mẹ hãy cố gắng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Để mẹ và em bé cùng phát triển khỏe mạnh nhé.

2.2. Các vấn đề mẹ thường gặp ở tuần thai thứ 14

Thời gian này mẹ bầu hay bị táo bón. Do nhu cơ động ruột hoạt động quá tải, phải tiêu hóa các chất dinh dưỡng mẹ hấp thụ. Đồng thời mẹ sẽ cảm thấy dưới âm đạo chất dịch tiết ra nhiều hơn. Mẹ sẽ cảm thấy có các cơn đau bụng nhiều hơn do tử cung chèn ép. Nhưng các cơn đau này sẽ dần hết thôi, nên mẹ không cần lo lắng nhiều.

Các vấn đề mẹ thường gặp ở tuần thai thứ 14
Các vấn đề mẹ thường gặp ở tuần thai thứ 14

Mẹ sẽ thấy mình dễ bị chảy máu khi đánh răng, nướu trở nên nhạy cảm hơn. Mẹ nên dùng các loại bàn chải có đầu lông mềm mại. Để không gây tổn hải cho nướu. Và gây chảy máu chân răng. Mẹ cũng có thể dùng chỉ nha khoa thay thế nhé.

Mẹ có thể bị chảy máu mũi nhiều lần ở thời kỳ này. Do các hoocmon thai kỳ làm các mạch máu yếu đi. Đồng thời gia tăng việc cung cấp máu cũng gây áp lực lên khu vực này. Do niêm mạc mũi quá khô gây cho các mạch máu bị vỡ nên gây ra hiện tượng chảy máu mũi. Nhưng mẹ đừng quá lo lắng, mẹ hãy uống thật nhiều nước và dùng thuốc mỡ bôi vào trong mũi nhé.

3. Những điều mẹ cần nắm rõ ở tuần thai thứ 14.

Với những thay đổi của cơ thể mẹ và phát triển của thai nhi, mẹ đừng quá lo lắng cách dưỡng thai ở tuần thứ 14 này nhé. Mẹ hãy giữ tâm thế thoải mái, lạc quan để cho cơ thể thích ứng và em bé thật khỏe mạnh.

Những điều mẹ cần nắm rõ ở tuần thai thứ 14
Những điều mẹ cần nắm rõ ở tuần thai thứ 14

Đối với chế độ dinh dưỡng mẹ nên cân bằng chế độ dinh dưỡng một cách hợp lý. Mẹ bầu nên bổ sung, cung cấp đầy đủ các vitamin, chất khoáng và dinh dưỡng cần thiết. Sắt luôn cần thiết cho mẹ và bé, mẹ nên uống bổ sung viên sắt nếu cần thiết. Đồng thời bổ sung nhiều chất có protein cho em bé được phát triển toàn diện. Mẹ nên ăn các loại thực phẩm cá, tôm, cua, thịt bò, đậu tương củ cải đường, ức gà, gan động vật …

Khi mang bầu mẹ nên hạn chế vận động nhưng không có nghĩa là mẹ không thể tập thể dục. Mẹ có thể tập các động tác nhẹ nhàng, như tập yoga, bơi lội, và đi bộ… để tăng cường sức dẻo dai cho mẹ. Mẹ chỉ cần lưu ý tránh các hành động mạnh không tốt cho thai nhi, và nếu cần hãy hỏi ý kiến của bác sỹ và các chuyên gia. Trong tuần thai 14 này mẹ cũng nhớ lịch đi khám thai đầy đủ để có một thai kỳ thật khỏe mạnh.

 

Thai nhi tuần thứ 12 cũng là lúc mẹ bầu trải qua kì tam cá nguyệt đầu tiên. Lúc này đây em bé và mẹ bầu chắc hẳn đã có những thay đổi vô cùng khác biệt. Vậy thai nhi tuần thứ 12 sẽ phát triển thế nào? Mẹ bầu cần phải lưu ý những gì? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích nhé mẹ bầu!

Thai nhi tuần thứ 11

Thai nhi tuần thứ 13 

1. Kích thước thai nhi tuần thứ 12

 Kích thước thai nhi tuần thứ 12
Kích thước thai nhi tuần thứ 12

Vào tuần thai thứ 12 này em bé của mẹ bầu vẫn tiếp tục phát triển với tốc độ vô cùng nhanh chóng. Bé yêu của mẹ lúc này sẽ có chiều dài vào khoảng 5,3 cm. Cân nặng của bé vào khoảng 28 gram. Ước tính bé có kích thước bằng một trái mận đỏ.

2. Thai nhi tuần thứ 12 phát triển như thế nào?

Lúc này khi đi siêu âm mẹ bầu có thể thấy tim thai của bé yêu đập nhanh gấp 3 lần so với mẹ. Ngón tay và ngón chân bé cũng xuất hiện nhưng phải nhìn kĩ mới thấy. Bé sẽ liên tục co duỗi và nắm tay lại. Mắt bé di chuyển gần lại và cân đối với mặt bé. Tuy nhiên giai đoạn này mắt mẹ vẫn nhắm nghiền. Miệng bé lúc này đã có phản xạ như đang mút. Tai bé dần di chuyển về phía sau.

Thai nhi tuần thứ 12 phát triển như thế nào?
Thai nhi tuần thứ 12 phát triển như thế nào?

Tuần thai nhi thứ 12 này bé đã cứng cáp hơn rất nhiều. Trong bụng mẹ bé liên tục ngọ nguậy, nếu thử gõ nhẹ vào bụng mẹ bé sẽ cựa quậy và vặn mình để phản xạ lại . Tuy nhiên  bé còn khá nhỏ nên mẹ bầu khó mà cảm nhận được.

Thai nhi tuần thứ 12 cơ quan sinh dục của bé đã phát triển và hoàn thiện hơn. Nhưng khi mẹ bầu đi siêu âm vẫn khó để xác định chính xác bé thuộc giới tính nào. Phải đến các tuần sau nữa khi bé đã phát triển lớn hơn mới có thể xác định được.

Những cơ quan chức năng của bé đang phát triển nhanh chóng. Ruột bé đã phát triển một các khá tương đối và hoàn thiện. Thức ăn thông qua dây rốn sẽ trực tiếp vào khoang ruột của bé. Thận bé đã có thể bài tiết nước tiểu vào bàng quang. Các cơ quan thần kinh đang phát triển một cách nhanh chóng. Các khớp thần kinh cũng được hình thành trong não bé.

3. Những thay đổi của mẹ bầu khi bước sang tuần thai nhi thứ 12

Bụng mẹ bầu lúc này nhìn có vẻ đã to hơn lúc trước rồi đấy.Tử cung mẹ cũng to vừa với khung xương chậu. Ngoại hình mẹ cũng trở nên đầy đặn hơn. Vì thế mẹ bầu hãy sắm cho mình những bộ quần áo rộng và thoải mái nhé.

Những thay đổi của mẹ bầu khi bước sang tuần thai nhi thứ 12
Những thay đổi của mẹ bầu khi bước sang tuần thai nhi thứ 12

Lúc này nguy cơ sảy thai sẽ thấp hơn rất nhiều vì mẹ bầu đã bước vào tuần cuối của 3 tháng đầu thai kì. Tuy nhiên mẹ bầu cũng hết sức lưu ý và không chủ quan nhé.

Hai bầu ngực của mẹ trở nên căng tức hơn nhiều so với trước. Tuy rằng thời gian sinh còn khá lâu nữa nhưng cơ thể mẹ đã sản sinh ra sữa non. Sữa non của mẹ rất giàu các chất dinh dưỡng và tốt cho bé.

Tuần này mẹ bầu sẽ cảm thấy khá khó chịu ở vùng kín do khí hư tiết ra nhiều hơn. Nhưng mẹ bầu đừng lo lắng quá vì đây là hiện tượng hết sức bình thường của thai kì. Mẹ bầu hãy vệ sinh thật sạch sẽ vùng kín để tránh nguy hình thành vi khuẩn nấm nhé. Tuy nhiên nếu khí hư ra quá nhiều. Bên cạnh đó là có mùi khó chịu thì mẹ hãy liên lạc ngay với bác sĩ để nhận được sự tư vấn và giúp đỡ.

Vào tuần thai nhi thứ 12 hầu hết các mẹ bầu đều có sự tăng cân. Ở mỗi mẹ bầu là có sự khác nhau nhưng ước tính mẹ bầu sẽ tăng khoảng từ 1 đến 2,5 kg.

4. Một số chứng thường gặp khi mẹ bầu bước vào tuần thai thứ 12

Mẹ hãy bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tránh các vấn đề như táo bón nhé
Mẹ hãy bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tránh các vấn đề như táo bón nhé

4.1. Ốm nghén

Ốm nghén đã giảm dần trong tuần thai thứ 12 này do cơ thể mẹ có sự thay đổi của nội tiết tố nên các hooc môn dần dần ổn định hơn.

4.2. Ợ nóng

Ợ nóng và thậm chí là trào ngược dạ dày thực quản vẫn xuất hiện một số mẹ bầu. Mẹ hãy hạn chế các đồ ăn cay nóng. Sau khi ăn uống xong mẹ hãy ngồi một lúc đừng vội nằm ngay nhé.

4.3. Táo bón

Do hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại nên mẹ bầu dễ mắc phải chứng táo bón trong tuần này. Tuy nhiên nhờ có táo bón mà cơ thể mẹ sẽ hấp thu các dưỡng chất lâu hơn vì thế rất tốt cho bé. Phân mẹ cứng hơn do ruột già hấp thụ nước nhiều hơn so với bình thường.

4.4. Một số các xét nghiệm mẹ bầu cần làm trong tuần này

Mẹ bầu hãy đi siêu âm độ mờ da gáy nhé. Căn cứ vào một chất lỏng sau cổ dưới da bé, nếu bé nào bị mắc hội chứng Down thì lượng chất này sẽ nhiều hơn hẳn. Hoặc mẹ có thể xét nghiệm Double test độ chính xác cũng tương đối cao giúp kiểm soát được nguy cơ bé mắc phải các hội chứng như Down, Edward hoặc Patau. Mẹ bầu đừng lo lắng vì chỉ cần lấy máu là có thể xét nghiệm được rồi không ảnh hưởng đến mẹ và bé đâu nhé.

Bên cạnh đó mẹ bầu hãy thực hiện thêm Triple test. Xét nghiệm máu để kiểm tra các chỉ số hemoglobin, hematocrit và số lượng tiểu cầu nhé mẹ.

Tham khảo thêm: Khám sàng lọc thai nhi chính xác là làm những gì? 

5. Lời khuyên dành cho mẹ bầu khi bước sang tuần thai thứ 12

Trong tuần thai thứ 12 này mẹ bầu vẫn cần ăn uống đầy đủ hơn nhé. Mẹ hãy ăn nhiều thức ăn có giàu chất xơ để giảm tình trạng táo bón. Bên cạnh đó chất xơ sẽ rất tốt cho cả mẹ và bé. Mẹ hãy ăn các loại trái cây hoặc nước ép. Hãy uống nước mỗi ngày ít nhất là 8 ly nhé mẹ bầu.

Tham khảo thêm: Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu tiên

Mẹ bầu vẫn cứ duy trì các hoạt động thể chất vận động nhẹ trong tuần này nhé. Mẹ bầu hãy tránh làm các việc nặng gây mất nhiều sức lực như bê vác. Hãy đi bộ khoảng 30 phút hoặc tập yoga nhé.

Những thay đổi của thai kì sẽ khiến mẹ bầu vô cùng khó chịu và đôi khi là dễ cáu bẳn. Mẹ bầu hãy để cơ thể được thả lỏng, không để những cảm xúc tiêu cực gây ảnh hưởng đến cả mẹ và bé nhé.

Hãy thảo luận với ông xã của mẹ về thực đơn cho các bữa ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó là chuẩn bị dần cả nguồn ngân sách cho bé như tã, đồ chơi và quần áo sau khi bé ra đời.

Đọc tiếp: Thai nhi tuần thứ 13 

Vậy cuộc “hành trình” thai kỳ đã đến chặng thứ 24 rồi. Chắc hẳn lúc này mẹ sẽ cảm thấy những thay đổi rõ rệt hơn trong cơ thể cũng như bé của mẹ. Vào tuần thai thứ 24, những triệu chứng nào mẹ sẽ gặp phải? Em bé lúc này sẽ có những hành động hay biểu hiện như thế nào? Làm thế nào để chăm sóc tốt nhất cho cả hai mẹ con? Bài viết sẽ cập nhật những thông tin mới nhất, chất lượng nhất cho mẹ nhé.

1. Sự phát triển của bé ở tuần thai thứ 24

Mẹ có cảm nhận được những cú đạp hay những cử động của bé mạnh mẽ và thường xuyên trong tuần thai thứ 24 này không mẹ? Bởi lúc này, cơ bắp của bé đang liên tục phát triển. Bé cũng hình thành nhiều cơ bắp hơn. Ngoài ra những mẹ có thể nhận thấy, còn rất nhiều điều thú vị đang diễn ra trong hình hài bé nhỏ nữa đấy.

Sự phát triển của bé ở tuần thai thứ 24
Sự phát triển của bé ở tuần thai thứ 24

1.1. Phổi của bé phát triển

Tuần này, cơ thể bé sản xuất ra một loại protein mà có lẽ mẹ chưa bao giờ nghe đến. Chất hoạt động bề mặt (surfactant). Chất này hỗ trợ bé thở bằng cách kích thích giúp việc mở túi khí trong phổi dễ dàng hơn. Bé sẽ liên tục phát triển nhiều hơn cho tuần thai thứ 35. 

1.2. Lỗ mũi

Lỗ mũi nhỏ bé xinh xắn của bé cũng dần mở ra. Đây cũng là thời gian bé đang “thực hành” bằng lỗ mũi.

1.3. Tai trong

Hệ thống tiền đình của bé cũng trong giai đoạn phát triển. Hệ thống tưởng như nhỏ bé này nhưng lại có ý nghĩa lớn với bé mẹ ơi. Chúng giúp bé duy trì sự cân bằng. Bé có thể tự nhận thấy bé đang nằm thẳng hay lộn ngược đấy.

2. Lúc này thiên thần của mẹ trông như thế nào nhỉ?

Lúc này thiên thần của mẹ trông như thế nào
Lúc này thiên thần của mẹ trông như thế nào

Bé ngày càng trở nên dễ thương hơn. Da bé vẫn mỏng và có thể nhìn xuyên thấu. Nhưng chúng đang dần hoàn thiện từng ngày. Tóc và lông mi bé vẫn có màu trắng do thiếu sắc tố. Càng về càng tuần thai kỳ về sau, cơ thể bé sẽ ngày càng trở nên rõ nét và cân xứng. Khi siêu âm, mẹ sẽ dễ dàng nhìn rõ hình ảnh của bé hơn.

Kích thước của bé lúc này dài khoảng 25 – 30 cm. Tương đương như một trái bắp ngô vậy.

tuần thai thứ 24
Tuần thai thứ 24

3. Cơ thể mẹ ở tuần thai thứ 24?

Cơ thể mẹ ở tuần thai thứ 24
Cơ thể mẹ ở tuần thai thứ 24

Đến giai đoạn này, mẹ sắp bước qua giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 rồi. Chỉ còn 3 tuần nữa, mẹ sẽ chuyển sang tam cá nguyệt thứ 3. Tuần thai thứ 24, mẹ có thể tăng khoảng 5 – 7 kg. Bụng bầu theo đó cũng lớn lên từng ngày. Một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục điều độ thường xuyên sẽ giúp mẹ thấy tốt hơn cả về thể chất và tinh thần khi mang thai. Ngoài ra, chúng còn giúp mẹ giữ dáng trong khi mang thai. Như thế, mẹ sẽ dễ dàng lấy lại vóc dáng ban đầu sau khi sinh.

4. Những triệu chứng thường gặp khi bước vào tuần thai thứ 24

Những triệu chứng thường gặp khi bước vào tuần thai thứ 24
Những triệu chứng thường gặp khi bước vào tuần thai thứ 24

Tương tự như những tuần thai trong tam cá nguyệt thứ 2 khác, mẹ cũng sẽ gặp phải những triệu chứng điển hình như:

  • Đau nhức
  • Cơn gò tử cung
  • Thèm ăn
  • Hay quên
  • Chuột rút chân
  • Nghẹt mũi
  • Đau dây chằng tròn

Đặc biệt, vào tuần thai thứ 24 này, có ba triệu chứng nổi bật nhất mẹ cần quan tâm. Tăng cân, thay đổi sắc tố da, ợ nóng.

4.1. Tăng cân

Tuần thai thứ 24, mẹ có thể tăng đến 7kg liền. Theo lời khuyên của các chuyên gia về cân nặng phù hợp mà mẹ bầu tăng trong từng giai đoạn như sau. Tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ nên tăng từ 0.5 đến 2 kg. Các giai đoạn tiếp theo nên tăng 0.5kg mỗi tuần. 

Tất nhiên, luôn có sự khác nhau tùy vào từng giai đoạn và từng cơ thể mẹ bầu. Vì vậy, nên tăng cân bao nhiêu sẽ còn phụ thuộc vào cân nặng của mẹ trước khi mang thai. Nếu mẹ có băn khoăn về tình trạng cân nặng của mình, mẹ nhớ nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ nhé.

4.2. Thay đổi sắc tố da

Trong tam cá nguyệt thứ 2, chắc hẳn mẹ sẽ nhận thấy một đường sẫm màu trên bụng. Đó là đường sọc nâu hay còn gọi là linea nigra. Đây là trạng thái phổ biến và không có bất cứ nguy hiểm nào đâu các mẹ ơi.

Nguyên nhân của điều này là do sự thay đổi hormones. Đường sọc nâu thường mất dần trong vòng vài tuần đến vài tháng sau khi sinh. Mặc dù đôi khi nó có thể kéo dài lâu hơn một chút nên mẹ cũng đừng lo lắng gì cả nhé.

4.3. Ợ nóng

Chứng khó tiêu, trào ngược và ợ nóng là phổ biến trong tam cá nguyệt thứ 2. Và có thể kéo dài trong suốt tam cá nguyệt thứ ba của mẹ nữa. Tử cung đang phát triển tác động lên trên dạ dày. Chúng đang chiếm nhiều không gian hơn trong bụng của mẹ. Vì vậy, thức ăn ở lại bên trong dạ dày của mẹ lâu hơn và có thể bị ngược lên thực quản, gây ợ nóng.

tuần thai thứ 24
Lần thai thứ 24

5. Tips để mẹ có tuần thai thứ 24 khỏe mạnh

Tips để mẹ có tuần thai thứ 24 khỏe mạnh
Tips để mẹ có tuần thai thứ 24 khỏe mạnh

Ăn uống đầy đủ, uống vitamin trước khi sinh, giữ nước, tập thể dục và dành thời gian làm những việc mẹ thích với những người mẹ quan tâm. Đây là những cách tuyệt vời để giữ sức khỏe thể chất và tinh thần khi mang thai. Đặc biệt, uống đủ nước mỗi ngày là điều rất quan trọng. Bởi việc này không chỉ giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh mà còn hỗ trợ cho bé phát triển. Các chuyên gia khuyên mẹ nên uống đủ 10 cốc nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc mẹ có thể thử nước trái cây cũng rất tốt cho mẹ. Nếu mẹ là người bận rộn đôi khi quên mất việc bổ sung nước thường xuyên, mẹ có thể đặt thông báo trên điện thoại để nhắc mẹ luôn nhớ “quy tắc vàng khi mang thai. Uống đủ nước mẹ nhé.

Tuần thai thứ 24 này, mẹ có thể tìm cách để giảm chứng ợ nóng và khó tiêu

Đối phó với chứng ợ nóng

Chứng ợ nóng, khó tiêu và trào ngược thật sự gây khó chịu đúng không mẹ?  Dưới đây là một số tips giúp mẹ đối phó với chúng:

  • Chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa trong một ngày thay vì chỉ ăn 3 bữa lớn
  • Khi ăn, mẹ chú ý nhai thật kỹ thức ăn
  • Tránh nằm xuống hoặc cúi xuống sau bữa ăn trong khoảng ba tiếng
  • Tránh ngủ ngay sau khi ăn
  • Tránh các loại thức ăn cay, dầu mỡ và nhiều chất béo
  • Nhờ sự tư vấn của bác sĩ để có đơn thuốc an toàn giúp giảm thiểu chứng ợ nóng
Danh sách những việc cần làm
Danh sách những việc cần làm

Chúc mẹ sẽ có tuần thai thứ 24 thật khỏe mạnh và đừng quên theo dõi chặng tiếp theo của Hành trình thai kỳ: Tuần thai thứ 25 mẹ nhé.

Thai nhi tuần thứ 11 là lúc mẹ bầu và bé đang chuẩn bị bước sang tam cá nguyệt thứ 2. Thai nhi tuần thứ 11 có sự phát triển như thế nào? Có những lời khuyên gì được dành cho mẹ bầu? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Thai nhi tuần thứ 10

Thai nhi tuần thứ 12

1. Kích thước thai nhi tuần thứ 11

Bước sang tuần thứ 11 thai nhi đang dần phát triển và sẽ phát triển nhanh hơn trong các tuần tới. Lúc này bé yêu của mẹ bầu nặng khoảng 8 đến 15 gram và có chiều dài khoảng 50 mm. Ước tính bé yêu của mẹ sẽ bằng một quả chanh.

2. Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 11

Tuần thứ 11 em bé của mẹ bầu vẫn tiếp tục phát triển nhanh chóng. Bé đã có sự phản xạ linh hoạt trong bụng mẹ do các tế bào thần kinh tăng lên nhanh. Nếu mẹ có lỡ chèn vào bụng bé sẽ phản ứng lại bằng cách vặn người. Tuy nhiên lúc này bé còn vô cùng nhỏ nên mẹ sẽ chẳng cảm nhận được đâu.

T
Tuần thai thứ 11

Đầu bé lúc này vẫn to, và to bằng nửa thân người bé. Tuy nhiên đầu bé sẽ dần trở nên cân đối với thân bé vào các tuần tiếp theo của thai kì.

Tay chân bé phát triển và không còn hình dạng giống ai chèo nữa. Ngón tay, ngón chân bé đã có sự cử động linh hoạt hơn. Bé có thể nắm ngón tay, co ngón chân rồi lại xòe tay duỗi chân vô cùng dễ dàng. Miệng bé sẽ chuyển động như đang mút một cái gì đó. Mắt bé di chuyển dần lại nhau vào đúng vị trí cân đối nhưng vẫn nhắm chặt.

Các cơ quan chức năng của bé cũng dần hoàn thành và phát triển. Thời gian này ruột bé phát triển vô cùng nhanh chóng, dần có sự sắp xếp ổn định vào trong khoang bụng của bé. Thận bé đã có thể bài tiết nước tiểu vào bàng quang.

Lông tơ bé mọc nhiều để giúp bảo vệ làn da bé và giúp bé có thể bơi được trong nước ối.

3. Mẹ bầu có những thay đổi gì khi mang thai tuần thứ 11?

Tử cung mẹ bầu ngày một lớn lên
Tử cung mẹ bầu ngày một lớn lên

3.1. Tử cung

Tử cung mẹ bầu ngày một lớn lên, bác sĩ có thể cảm nhận được phần đáy dưới cung dưới bụng của mẹ lớn hơn. 

3.2. Ngực của mẹ bầu

Ngực mẹ dần sưng to lên khiến mẹ cảm thấy vô cùng khí chịu. Mẹ bầu hãy chọn cho mình những chiếc áo ngực thoải mái sẽ không khiến mẹ cảm thấy khó chịu và bất tiện.

3.3. Đầy bụng

Do sự thay đổi nội tiết tố Progesterone trong quá trình mang thai khiến việc tiêu hóa của mẹ bị chậm lại. Mẹ bầu sẽ luôn cảm thấy đầy bụng và đôi khi là khó tiêu nữa.

3.4. Da mẹ bầu

Lúc này mẹ bầu sẽ cảm thấy da dẻ trở nên hồng hào hơn do thể tích máu đang dần gia tăng. Nhìn mẹ bầu lúc này vô cùng đầy đặn và tươi tắn. Các hooc môn trong cơ thể mẹ sẽ làm lượng dầu trên mặt mẹ nhiều lên và mẹ bầu dễ bị mụn trứng cá. Tuy nhiên tình trạng này sẽ biến mất sau khi mẹ sinh bé nên mẹ không cần lo lắng quá nhé.

Đọc thêm: Lưu ý chăm sóc da khi mang thai cho mẹ

4. Một số vấn đề mẹ bầu thường gặp khi bước sang tuần thai thứ 11

Mẹ bầu vẫn sẽ có cảm giác buồn nôn và nôn trong tuần thai thứ 11 này
Mẹ bầu vẫn sẽ có cảm giác buồn nôn và nôn trong tuần thai thứ 11 này

4.1. Ngạt mũi, chảy máu cam

Bước sang tuần thai thứ 11, do lưu lượng máu trong cơ thể mẹ được gia tăng qua niêm mạc mũi vì thế ở một số mẹ bầu sẽ xuất hiện chứng ngạt mũi thậm chí là chảy máu cam và ù tai. Mẹ hãy trang bị cho mình một ít giấy để dùng khi cần đến nhé.

4.2. Buồn nôn và nôn

Mẹ bầu vẫn sẽ có cảm giác buồn nôn và nôn trong tuần thai thứ 11 này. Tuy nhiên chứng ốm nghén sẽ sớm kết thức trong các tuần thai kì tiếp theo.

4.3. Ợ nóng

Mẹ bầu cảm thấy ợ nóng và khi chịu trong suốt tuần thai kì và nếu trước đây mẹ từng bị thì có thể sẽ nặng hơn. Nhau thai sản sinh hormone progesterone rất nhiều vì thế van ngăn cách thực quản dạ dày của mẹ bị giãn ra. Khi mẹ nằm có thể xuất hiện trào ngược dạ dày. Axit trào ngược lên thực quản khiến mẹ bị ợ nóng và vô cùng khó chịu.

4.4. Đi tiểu nhiều

Mẹ bầu sẽ luôn cảm thấy buồn đi tiểu nhiều lần do nội tiết tố hCG tiết ra trong thai kỳ. Mẹ bầu vẫn cứ uống nước như thường đừng vì lo tiểu nhiều mà hạn chế uống nước nhé. Bên cạnh đó hãy giảm các đồ uống có chứa caffeine trong thời gian này.

5. Cảm xúc của mẹ bầu thế nào khi bước sang tuần thai thứ 11?

mẹ mang thai lần đầu hẳn sẽ luôn cảm thấy hồi hộp và lo lắng
Mẹ mang thai lần đầu hẳn sẽ luôn cảm thấy hồi hộp và lo lắng

Chắc hẳn mẹ bầu sẽ luôn có những cung bậc cảm xúc khác nhau trong thời gian này rồi. Nhất là đối với những mẹ mang thai lần đầu hẳn sẽ luôn cảm thấy hồi hộp và lo lắng. Lúc này mẹ bầu có thể nghe được nhịp tim của bé khi đi siêu âm rồi. Thật tuyệt vời đúng không mẹ ? Nhưng mẹ bầu hãy đừng quá lo lắng nhé, đừng để cảm xúc tiêu cực làm ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.

6. Lời khuyên dành cho mẹ bầu khi bước sang tuần thai thứ 11

Mẹ bầu hãy tiếp tục ăn uống đầy đủ dinh dưỡng ở tuần thai này nhé. Vì bé yêu của mẹ đang dần phát triển nên mẹ bầu hãy ăn uống đủ chất. Dù chứng thai nghén luôn khiến mẹ cảm thấy chán ăn, nhưng mẹ đừng bỏ bữa nhé. Hãy bổ sung các chất dinh dưỡng như chất sắt, chất đạm và các năng lượng bổ sung.

Bên cạnh đó mẹ bầu hãy tạm thời dừng việc dung các chất kích thích như cà phê. Những chất này không tốt cho cả mẹ và bé. Mẹ bầu hãy uống sữa nóng hoặc sữa chua, ăn các loại trái cây sẽ tốt cho cả mẹ và bé.

Mẹ bầu hãy tập thể dục đều đặn các bài tập nhẹ nhàng như yoga
Mẹ bầu hãy tập thể dục đều đặn các bài tập nhẹ nhàng như yoga

Hãy nghỉ ngơi khi mẹ không cảm thấy thoải mái hoặc có những cảm giác choáng váng. Mẹ bầu hãy tập thể dục đều đặn các bài tập nhẹ nhàng như yoga hoặc đi bộ sẽ khiến mẹ bớt mệt mỏi và dễ ngủ hơn đấy.

Mẹ bầu hãy đi khám thai trong thời gian này để kiểm tra tình trạng của bé. Hãy tiến hành sàng lọc các bệnh lí về tuyến giáp, sàng lọc dị tật trong ba tháng đầu của kì thai kì để tránh các rủi do nhé. Hãy tham gia các lớp học tiền sản để có thêm kiến thức hữu ích cho cả mẹ và bé trong suốt quá trình mang thai.

Mẹ bầu hãy tham khảo Các mốc siêu âm thai quan trọng để có thêm các thông tin hữu ích nhé.

Trên đây là toàn bộ thông tin về tuần thai thứ 11. Chúc mẹ bầu của chúng ta luôn khỏe mạnh để chờ đón các tuần thai tiếp theo nhé.

Đọc tiếp: Thai nhi tuần thứ 12

Bước sang tuần thứ 10 tức mẹ bầu đang ở tháng thứ ba của thai kì. Lúc này em bé của mẹ vẫn phát triển và đã có đầy đủ hết các bộ phận. Thai nhi tuần thứ 10 phát triển thế nào và có những lời khuyên gì dành cho mẹ bầu ? Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây nhé !

Thai nhi tuần thứ 9

Thai nhi tuần thứ 11 

1. Kích thước thai nhi tuần thứ 10

Bước sang tuần thứ 10 em bé của mẹ phát triển rất nhanh chóng
Bước sang tuần thứ 10 em bé của mẹ phát triển rất nhanh chóng

Bước sang tuần thứ 10 em bé của mẹ phát triển rất nhanh chóng. Lúc này bé có chiều dài cơ thể khoảng 4 cm, ước tính bé bằng một quả quất. Bé yêu của mẹ lúc này đã có hình dạng của một em bé. Bé sẽ vẫn tiếp tục phát triển và thay đổi nhiều hơn vào các tuần tiếp theo.

2. Thai nhi tuần thứ 10 phát triển thế nào ?

Thai nhi bước sang tuần thứ 10 bé đã có sự phát triển nhanh chóng. Bé không ngừng vận động trong bụng mẹ. Bé liên tục xoay mình, đá chân … Tuy nhiên lúc này mẹ bầu vẫn chưa cảm nhận được vì bé còn khá nhỏ. Phải đến các tuần sau nữa khi bé lớn hơn mẹ mới cảm nhận được rõ ràng.

Dù chưa thể cảm nhận các chuyển động từ con nhưng ở thời điểm này mẹ bầu đã có thể đặt một biệt danh đáng yêu cho bé trai, bé gái của mình để giao tiếp và gia tăng kết nối với con.

Mời mẹ xem thêm: Tên con họ Nguyễn 2022: 300+ Cách đặt tên ý nghĩa nhất mẹ đừng bỏ lỡ!

Thai nhi bước sang tuần thứ 10 bé đã có sự phát triển nhanh chóng
Thai nhi bước sang tuần thứ 10 bé đã có sự phát triển nhanh chóng
  • Tay bé phát triển, các ngón tay được hình hành và cuộn thành nắm đấm. Bé yêu của mẹ bầu lúc này đã có cả móng tay và móng chân. Bé yêu của mẹ trong tuần thai kì này đã có thể đưa ngón tay của mình vào miệng mút rồi mẹ bầu nhé.
  • Xương bé bắt đầu cứng lại và dần dần rắn chắc hơn trong các tuần kế tiếp. Dưới nướu của bé sẽ dần xuất hiện những chồi răng nhỏ.
  • Não bé cũng phát triển và trán bắt đầu to lên.
  • Lúc này thận, não, ruột của bé cũng phát triển và làm tốt các vai trò và chức năng của mình.
  • Tủy sống của bé liên tục sản sinh ra bạch cầu trong tuần thai thứ 10 này.
  • Đôi mắt của bé được bảo vệ an toàn bởi các hàng lông mi được mọc và phủ đầy mắt bé.
  • Bên cạnh đó xương và sụn ở chân bé đang dần phát triển thành đầu gối. Tay, khuỷu tay và mắt cá chân dần được hình thành.

3. Mẹ bầu có thay đổi gì khi bước sang tuần thai nhi thứ 10 ?

Bụng mẹ bầu khi bước sang tuần thai nhi thứ 10 đã có sự nhô ra, tuy nhiên ở mỗi mẹ bầu là khác nhau. Ngực và bụng mẹ bầu xuất hiện các gân xanh. Các gân xanh này đang cung cấp máu và dinh dưỡng đến cho bé, giúp bé dần phát triển.Mẹ bầu đừng quá lo lắng về hiện tượng này. Sau khi mẹ bầu sinh thì các gân xanh này sẽ dần dần biến mất.

Bụng mẹ bầu khi bước sang tuần thai nhi thứ 10 đã có sự nhô ra, tuy nhiên ở mỗi mẹ bầu là khác nhau
Bụng mẹ bầu khi bước sang tuần thai nhi thứ 10 đã có sự nhô ra, tuy nhiên ở mỗi mẹ bầu là khác nhau

Tử cung mẹ dần tăng kích thước trong những tuần của tam cá nguyệt đầu tiên. Nếu trước kích thước tử cung mẹ ước tính bằng quả lê thì giờ đây tử cung mẹ bầu ước tính bằng quả bưởi.

Vùng rốn dưới bụng mẹ bầu sẽ xuất hiện một đường màu sậm và kéo dài. Mẹ bầu đừng lo lắng vì đây là dấu hiệu tốt, chứng tỏ bé đang phát triển rất bình thường. Mụn của mẹ bầu cũng dần biến mất thay và đó là một làn da láng mịn và rạng rỡ hơn.

4. Một số triệu chứng khi mẹ bầu bước sang tuần thai nhi thứ 10

Tuần thai nhi thứ 10 mẹ bầu vẫn sẽ gặp phải một số chứng quen thuộc với các tuần trước. Một số chứng này sẽ luôn khiến mẹ cảm thấy thật khó chịu.

4.1. Cơ thể mệt mỏi

Do sự phát triển của thai nhi nên trong tuần thai này mẹ bầu vẫn cảm thấy cơ thể mình rất mệt mỏi. Mẹ bầu đừng lo lắng về những cảm giác mệt mỏi kéo dài này. Vì mẹ bầu đang mang trong bụng mình một bào thai nên đây là những dấu hiệu bình thường. Hãy đi bộ và tập thể dục nhẹ nhàng mẹ bầu nhé, việc này sẽ giúp mẹ bớt mệt mỏi và ngủ ngon giấc hơn.

4.2. Ốm nghén

Ốm nghén vẫn khiến mẹ bầu cảm thấy thật khó chịu
Ốm nghén vẫn khiến mẹ bầu cảm thấy thật khó chịu

Ốm nghén vẫn khiến mẹ bầu cảm thấy thật khó chịu. Mẹ bầu sẽ luôn cảm thấy buồn nôn và nôn, vì thế mẹ bầu chẳng muốn ăn gì hết. Tuy nhiên mẹ bầu không nên bỏ bữa vì cả mẹ và bé đều cần các chất dinh dưỡng. Mẹ bầu hãy thử uống trà gừng hoặc ăn kẹp gừng để giảm cảm giác buồn nôn mẹ bầu nhé.

Đọc thêm: Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong 9 tháng thai kỳ

4.3. Ợ nóng và khó tiêu

Ăn xong mẹ bầu đừng vội nằm xuống nhé để tránh hiện tượng trào ngược dạ dày và ợ nóng. Bên cạnh đó mẹ bầu hãy hạn chế ăn các đồ ăn cay nóng, bánh mì hoặc các loại mì. Thay vào đó mẹ bầu hãy ăn rau nhiều hơn, chất xơ rất tốt cho cơ thể mẹ bầu. Mẹ bầu hãy uống nước nữa nhé. Tuy nhiên chỉ uống một lượng vừa đủ theo quy định thôi.

4.4. Chóng mặt

Thai nhi của mẹ bầu đang lớn dần nên cần được cung cấp các dưỡng chất. Vì thế lượng máu cũng cần tăng lên nên mẹ bầu hay cảm thấy chóng mặt khi áp lực máu lên cao. Hãy nghỉ ngơi thật tốt khi mẹ bầu cảm thấy chóng mặt và ăn một chút đồ nhẹ nhé mẹ bầu.

4.5. Dây chằng đau

Mẹ bầu có thể cảm thấy đau do các dây chằng trong bụng mẹ đang dần dãn ra
Mẹ bầu có thể cảm thấy đau do các dây chằng trong bụng mẹ đang dần dãn ra

Mẹ bầu có thể cảm thấy đau do các dây chằng trong bụng mẹ đang dần dãn ra. Hãy mát xa vùng bụng và nghỉ ngơi khi cảm thấy đau nhé mẹ bầu.

5. Lời khuyên dành cho mẹ bầu khi bước sang tuần thai thứ 10

  • Mẹ bầu hãy tìm hiểu và tham gia các lớp học tiền sản để có thêm kiến thức về mang thai. Có rất nhiều các thông tin bổ ích cần ghi nhớ đấy mẹ bầu.
  • Tuy rằng mẹ bầu mới chỉ bước sang tuần thai thứ 10 nhưng mẹ bầu hãy nhỉ ngơi nhiều hơn, tập thể dục hoặc đi bộ để giảm các cơn đau, bên cạnh đó còn giúp mẹ dễ ngủ hơn đấy.
  • Mẹ bầu hãy luôn để tinh thần mình thoải mái vì những thay đổi trong thai kì sẽ luôn khiến mẹ cảm thấy khó chịu. Mẹ bầu đừng để những cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến cả mẹ và bé nhé.
Lời khuyên dành cho mẹ bầu khi bước sang tuần thai thứ 10
Lời khuyên dành cho mẹ bầu khi bước sang tuần thai thứ 10
  • Hãy ăn uống đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và bé, lúc này bé đang trong giai đoạn phát triển nên mẹ hãy ăn uống phù hợp. Mẹ bầu hãy tham khảo mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu tiên? để có thêm một số thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé !
  • Mẹ bầu hãy thường xuyên đi khám thai để theo dõi sự phát triển của bé cũng như nhận sự tư vấn giúp đỡ từ bác sĩ nếu có dấu hiệu gì bất thường.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thai nhi tuần thứ 10, chúc mẹ bầu luôn có sức khỏe và tinh thần thoải mái khi bước vào các tuần thai nhi kế tiếp nhé !

Đọc tiếp: Thai nhi tuần thứ 11 

Ở mỗi tuần thai kỳ các bậc làm cha mẹ càng phải chú ý, quan sát đến từng cử động nhỏ của thai nhi và cả mẹ bầu. Để trẻ được phát triển khỏe mạnh từ bên trong như xương, não bộ, hệ miễn dịch. Lẫn bên ngoài như cân nặng , chiều cao, Vậy mẹ bầu cần lưu ý những gì khi thai nhi bước đến tuần thứ 33.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 32

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 34

1. Những triệu chứng mà mẹ bầu sẽ gặp phải ở tuần thai thứ 33

Tuần thai thứ 33 thuộc Tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ. Cùng xem trong tuần này mẹ bầu sẽ phải lưu ý điều gì nhé

1.1. Suy tĩnh mạch ở chân

Khi ở tuần thai thứ 33, kích thước em bé ngày càng phát triển. Do đó tạo áp lực lên các tĩnh mạch. Ngoài ra, khi mang thai lưu lượng máu trong tĩnh mạch gia tăng gây suy tĩnh mạch

Suy tĩnh mạch ở chân
Suy tĩnh mạch ở chân

Tình trạng này khiến cho các mẹ bầu thường xuyên bị đau nhức. Không những thế suy tĩnh mạch còn khiến cho chân mẹ bầu mất thẩm mỹ hơn.

1.2. Móng tay bị yếu 

Do hormone thai kỳ tăng nhanh nên móng tay mẹ bầu sẽ mọc ra nhanh hơn. Tuy nhiên có dài nhưng lại không hề “dai”. Móng tay mẹ bầu sẽ trở nên rất giòn và dễ gãy. Điều này chắc hẳn là nỗi ám ảnh đối với những mẹ bầu thích chăm chút cho móng tay của mình. Nếu vậy mẹ bầu hãy thử thêm biotin bằng những thực phẩm như chuối, bơ,các loại ngũ cốc vào bữa ăn của mình và viên gelatin an toàn cho sản phụ thử xem nhé

1.3. Khó thở

Mang thai vào tuần thứ 33 khiến mẹ bầu hay khó thở. Bởi vì sự phát triển kích thước của bé đã chiếm không gian cần có của phổi. Để cảm thấy dễ chịu hơn mẹ bầu nên mở các cửa sổ phòng, đi đến những nơi thoáng mát, nhiều cây xanh. Như thế sẽ giúp cho mẹ bầu đỡ thấy ngột ngạt và khó thở.

1.4. Mất ngủ

Mẹ bầu khi mang thai thường hay gặp phải tình trạng mất ngủ. Mất ngủ gây ra cho mẹ bầu mệt mỏi, sức đề kháng kém. Các mẹ bầu thường hay bị mất ngủ bởi phải do đi tiểu nhiều lần, đau nhức cơ thể, không tìm được tư thế ngủ thích hợp.

Mẹ bầu khi mang thai thường hay gặp phải tình trạng mất ngủ
Mẹ bầu khi mang thai thường hay gặp phải tình trạng mất ngủ

Để hạn chế việc mất ngủ các mẹ bầu nên tránh ăn các thực phẩm lợi tiểu, các thực phẩm có chứa cafein. Các mẹ bầu có thể nghe những bản nhạc nhẹ nhàng trước khi đi ngủ. Những âm thanh trắng có thể giúp cho mẹ bầu thư giãn đầu óc hơn. Ngoài ra các mẹ bầu cũng có thể nhờ ông xã hay người thân xoa bóp trước khi đi ngủ đấy nhé.

1.5. Hay quên

Ở tuần thai thứ 33 này, mẹ bầu sẽ thường gặp phải tình trạng não thai kỳ. Đây là nguyên nhân khiến cho mẹ bầu hay quên trước quên sau. Thông thường, tình trạng này diễn ra ít hay nhiều phụ thuộc vào giới tính của bé. Nếu mang thai bé gái thường sẽ dễ quên hơn bé trai. Thế nên nếu mẹ bầu đôi khi có hay đãng trí thì cũng đừng hoảng hốt nhé. Tình trạng này sẽ chấm dứt sau khi mẹ sinh em bé thôi.

1.6. Co thắt

Những cơn đau co thắt Braxton Hicks ở tuần này chắc là khiến mẹ bầu khó chịu lắm. Các cơn đau này là do việc tử cung của mẹ bầu đang tập làm quen với việc sinh em bé đấy. Thường các cơn đau này kéo dài khoảng 20 giây và giống như đang siết bụng mẹ bầu lại. Nếu như cơn đau thắt này kéo dài và đau quá giới hạn chịu đựng thì mẹ bầu nên đến bệnh viện để kiểm tra nhé

2. Sự phát triển của bé ở tuần thai thứ 33

Sự phát triển của bé ở tuần thai thứ 33
Sự phát triển của bé ở tuần thai thứ 33

Vào tuần thai thứ 33, bé sẽ nặng khoảng 2,1kg và dài khoảng 46cm. Với chiều dài và cân nặng này, bé giống như một quả sầu riêng tròn trĩnh trong bụng mẹ vậy. Vào tuần thai này mắt của bé sẽ bắt đầu nhạy cảm hơn với ánh sáng. Bé sẽ học được bài học đầu tiên để phân biệt ngày và đêm qua thành bụng mẹ.

Lúc này em bé đã chiếm được kha khá không gian trong bụng mẹ. Thế nên mẹ bầu đã có thể cảm nhận được các chuyển động của bé rõ ràng bằng những cú vung tay, đạp chân. Trong thời gian này, cơ thể của em bé đang dần hoàn thiện hệ miễn dịch qua các kháng thể từ mẹ.

Cấu trúc xương của bé yêu đã chắc khỏe hơn. Thế nhưng phần xương sọ của em bé vẫn còn mềm mại để linh hoạt cho các thay đổi bên trong bụng mẹ bầu. Thế nên kể cả ngay khi được sinh ra, phần sọ của bé vẫn sẽ có những chỗ mềm. Bởi vì bộ não của bé vẫn còn tiếp tục phát triển. Tuy nhiên điều này sẽ được khắc phục khi bé lớn hơn.

Vào tuần thai thứ 33, bé sẽ nặng khoảng 2,1kg và dài khoảng 46cm
Vào tuần thai thứ 33, bé sẽ nặng khoảng 2,1kg và dài khoảng 46cm

3. Lời khuyên dành cho mẹ bầu vào tuần thai thứ 33

Hãy lắng nghe một số lời khuyên hữu ích ở tuần thai thứ 33 từ các chuyên gia nhé

3.1. Nạp thật nhiều Canxi và Vitamin D

Canxi là một dưỡng chất quan trọng không thể thiếu trong thai kỳ. Nhất là trong giai đoạn bé đang hoàn thiện cấu trúc xương. Bổ sung canxi giúp cho bé yêu có khung xương cứng cáp hơn. Ngoài ra canxi còn giúp cho bé hình thành cơ bắp, đổi sụn thành xương.

Nạp thật nhiều Canxi và Vitamin D
Nạp thật nhiều Canxi và Vitamin D

Bên cạnh Canxi thì mẹ bầu cũng không thể nào quên Vitamin D đâu nhé! Vitamin D cũng giúp hỗ trợ phát triển xương.Ngoài ra thì Vitamin D cũng rất tốt cho sức khỏe của mẹ đấy nhé.

Các mẹ bầu có thể tìm đến nguồn Canxi và vitamin D dồi dào từ sữa. Nếu như mẹ bầu nào không thích vị của sữa thì có thể dùng sữa để chế biến các thức uống thơm ngon khác cùng với các loại trái cây.

 Ngoài ra các mẹ bầu có thể thay sữa bằng sữa chua và phô mai. Tuy nhiên ở sữa chua và phô mai thì không có chứa vitamin D. Nên mẹ bầu hãy dành thời gian tắm nắng mỗi ngày nhé!

3.2. Bổ sung DHA trong tuần thai thứ 33

Trong tuần thai thứ 33 bé đang phát triển trí não, mẹ bầu đừng quên bổ xung cho con thật nhiều DHA nhé. Các nhà khoa học đã chứng minh omega 3(DHA) rất tốt cho sự phát triển não bộ và thị lực của trẻ nhỏ. Và đặc biệt vào tam cá nguyệt thứ 3, quá trình tổng hợp DHA trong não trẻ diễn ra mạnh mẽ hơn.

Bổ sung DHA trong tuần thai thứ 33
Bổ sung DHA trong tuần thai thứ 33

Các mẹ bầu có thể thêm các nguồn DHA tự nhiên và dồi dào vào thực đơn từ các loại cá như cá hồi, cá da trơn, cá rô,… Tuy nhiên, mẹ bầu nên chế biến chín các nguyên liệu này. Bởi khi ăn sống sẽ chứa đựng nhiều độc tố và kí sinh trùng trong cá.

3.3. Tập thể dục

Các bài tập thể dục nhẹ nhàng vừa phải sẽ giúp cho mẹ bầu cải thiện được tình trạng sức khỏe đáng kể. Đi bơi sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho mẹ bầu đấy. Đi bơi sẽ giúp cho mẹ bầu dẻo dai hơn, giảm đau nhức, sưng phù tay chân. Ngoài ra đi bơi còn giúp mẹ bầu tăng sức chịu đựng và quản lý cân nặng cho mẹ bầu.

 Bé đang trên đà phát triển rất nhanh đó mẹ bầu ơi! Mang thai không hề dễ dàng nhưng biết bé yêu đang lớn từng ngày là niềm an ủi to lớn nhất. Hãy chăm sóc bản thân mình thật tốt để mẹ và bé luôn được khỏe mạnh nhất nhé.

Đọc tiếp: Tuần thai thứ 34

Thai nhi tuần thứ 9 tức mẹ bầu đang trong tam cá nguyệt thứ nhất. Lúc này em bé của mẹ bằng một quả nho. Em bé lúc này đã phát triển và có đầy đủ các bộ phận. Vậy thai nhi tuần thứ 9 phát triển thế nào? Tuần thai kì này có những lời khuyên gì dành cho mẹ bầu? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Thai nhi tuần thứ 8

Thai nhi tuần thứ 10 

1. Kích thước thai nhi tuần thứ 9

Kích thước thai nhi tuần thứ 9
Kích thước thai nhi tuần thứ 9

Thai nhi tuần thứ 9 có sự tăng cân và phát triển nhanh chóng. Lúc này bé có chiều dài khoảng 2.5cm và có cân nặng khoảng 3.5 gram. Ước tính bé bằng một quả nho. Bé vẫn tiếp tục phát triển và phát triển một cách nhanh chóng các tuần thai kế tiếp.

2. Thai nhi tuần thứ 9 có sự phát triển như thế nào?

Lúc này đầu thai nhi có kích thước lớn hơn thân, nhưng trong các tuần tiếp theo sẽ cân đối hơn. Các mô và cơ của bé sẽ phát triển rất nhanh chóng.

Thai nhi tuần thứ 9 có sự phát triển như thế nào?
Thai nhi tuần thứ 9 có sự phát triển như thế nào?

Bước sang tuần thai nhi thứ 9, bé yêu của bạn đã có chân và các ngón chân, đuôi bé đã biến mất. Chân bé phát triển dài và ở tư thế gập trước bụng. Cổ tay bé cũng ở tư thế gập và đặt lên tim. Thai nhi bước sang tuần thứ 9 mẹ bầu đã có thể thấy miệng, mũi và lỗ mũi của bé khi đi siêu âm.

Cơ quan nội tạng trong người bé đang phát triển. Tim bé 4 ngăn cùng hình thành và phát triển. Các cơ quan như thận, ruột, não và gan lúc này cũng được phát triển và hoạt động. Lớp màng biến mất, bé đang dần hình thành móng tay và móng chân. Trên lớp da mềm mại của bé đã mọc lông tơ.

Cơ thể bé đã có thể chuyển động các khớp như cổ tay, đầu gối, mắt cá chân. Bé cũng có thể uốn cong được tay chân của mình. Qua lớp da mỏng của bé cột sống đã hình thành. Từ tủy sống của bé dây thần kinh cũng bắt đầu căng ra.

3. Mẹ bầu khi bước sang tuần thai thứ 9 có thay đổi gì?

Tuy mẹ bầu đang ở tuần thai thứ 9 nhưng mẹ bụng mẹ vẫn chưa hẳn là to lắm, tùy theo mỗi người là khác nhau. Nhưng nếu nhìn rõ cũng có thể nhận ra rồi mẹ bầu nhé. Vì thế mẹ bầu hãy sắm cho mình những bộ đồ thoải mái nhé, giúp mẹ hoạt động dễ dàng hơn.

3.1. Cơ thể mệt mỏi

Mẹ bầu khi bước sang tuần thai thứ 9 có thay đổi gì?
Mẹ bầu khi bước sang tuần thai thứ 9 có thay đổi gì?

Bước sang tuần thai thứ 9 chắc hẳn mẹ bầu sẽ luôn cảm thấy cơ thể mình mệt mỏi. Mẹ bầu mất nhiều sức hơn do cơ thể mẹ bầu đang sản xuất ra nhau thai nuôi bé. Mẹ bầu sẽ bị giảm huyết áp và đường huyết, lượng hooc-mon tăng cao. Tuy nhiên cảm giác mệt mỏi này sẽ giảm dần khi nhau thai được hình thành toàn diện. Vì thế mẹ bầu đừng quá lo lắng mà hãy để cơ thể được thả lỏng nhiều hơn nhé. Hãy nghe một bản nhạc nhẹ nhàng để tinh thần thoái mái hơn.

3.2. Đi tiểu nhiều

Mẹ bầu sẽ đi tiểu nhiều lần trong ngày và đây là hiện tượng bình thường mẹ bầu nhé. Do hoóc-môn Hcg và bé ngày một phát triển nên chèn ép lên bàng quang khiến mẹ đi tiểu nhiều hơn. Mẹ hãy hạn chế uống nước vào buổi đêm sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

3.3. Đau và khó chịu ở ngực

Đau và khó chịu ở ngực sẽ khiến mẹ thật khó chịu. Vì mẹ bầu đang mang thai nên ngực của mẹ sẽ dần to lên để tạo sữa cho bé. Vì vậy mẹ thường xuyên đau và có cảm giác không dễ chịu ở ngực. Nhưng mẹ bầu yên tâm cảm giác khó chịu này sẽ chóng giảm sau khi qua các kì thai và sau khi mẹ sinh bé.

3.4. Táo bón và đầy hơi

Trong tuần thai thứ 9 này mẹ bầu vẫn mắc chứng đầy hơi và táo bón. Vì thế mẹ bầu hãy ăn uống lành mạnh, ăn nhiều chất xơ và nghỉ ngơi đầy đủ mẹ bầu nhé.

4. Tuần thứ 9 mẹ bầu hãy đi siêu âm

Tuần thứ 9 mẹ bầu hãy đi siêu âm
Tuần thứ 9 mẹ bầu hãy đi siêu âm

Trong tuần thai này mẹ bầu hãy đi siêu âm nhé vì siêu âm lúc này vô cùng quan trọng đối với cả mẹ và bé. Đây cũng là lúc mẹ bầu có thể xác nhận và yên tâm vì bé vẫn phát triển ổn định. Mẹ bầu hãy siêu âm để có thể phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của thai nhi. Bác sĩ sẽ giúp mẹ kiểm tra vị trí và nhịp tim của bé, chuẩn đoán được các dị tật một cách chính xác. Nếu bé phát triển bình thường khi đi siêu âm lúc này chắc hẳn mẹ bầu sẽ có rất nhiều những cảm xúc khác nhau. Chắc chắn mẹ bầu sẽ rất xúc động khi nghe thấy tim thai bé đập. Thật kì diệu đúng không nào mẹ bầu!

5. Mẹ bầu nên ăn thế nào trong tuần thai này?

Bước sang tuần thai thứ 9 mẹ bầu hãy lựa chọn ăn uống một các lành mạnh nhé. Mẹ bầu hãy ăn uống thật đầy đủ các chất dinh dưỡng và chất xơ để giảm tình trạng táo bón nhé. Bé Mẹ bầu cũng hãy tham khảo thêm một số thực phẩm tốt cho cả mẹ và bé trong bài viết dưới này nhé.

Xem thêm: Bà bầu nên ăn gì tốt cho cả mẹ và con?

6. Lời khuyên dành cho mẹ bầu khi bước sang tuần thai thứ 9

Bên cạnh đó mẹ bầu hãy tránh vận động mạnh như mang vác đồ nặng hay làm việc quá sức nhé. Mẹ bầu hãy tập thể dục mỗi ngày như đi bộ và bơi lội. Hai hoạt động này là một lựa chọn hết sức tuyệt vời dành cho mẹ trong tuần thai kì này.

Mẹ bầu cũng hết sức lưu ý khi đi bơi mẹ bầu nhé. Mẹ hãy tìm hiểu một số thông tin khi đi bơi trong bài viết dưới đây có thể sẽ giúp ích cho mẹ đấy .

Xem thêm: Bà bầu đi bơi cần ghi nhớ 07 điều dưới đây!

Lời khuyên dành cho mẹ bầu khi bước sang tuần thai thứ 9
Lời khuyên dành cho mẹ bầu khi bước sang tuần thai thứ 9

Mẹ bầu sẽ thường xuyên xuất hiện các cơn ốm nghén vào buổi tối. Mẹ hãy ăn uống thật nhiều chất dinh dưỡng vào buổi trưa và buổi sáng mẹ bầu nhé. Mẹ hãy ăn các loại thức ăn nhẹ nhàng vào buổi tối như bánh, hoa quả, sữa… Mẹ bầu hãy tuyệt đối không dùng các chất kích thích hoặc cafein trong khoảng thời gian mang thai này nhé,

Mẹ bầu hãy chọn cho mình những bộ quần áo và áo ngực thoải mái để có thể dễ hoạt động hơn nhé. Nếu mặc những chiếc áo ngực chật sẽ khiến ngực mẹ vô cùng khó chịu  và đau nữa.

Trên đây là toàn bộ thông tin và lời khuyên dành cho mẹ bầu khi bước sang tuần thai thứ 9. Chúc mẹ bầu sẽ có thật nhiều sức khỏe và tinh thần thật tốt cho các tuần thai tiếp theo nhé!

Đọc tiếp: Thai nhi tuần thứ 10 

Bước sang tháng thứ 2, tức tuần thai thứ 8, bụng mẹ bầu vẫn chưa lộ rõ hẳn. Tuy nhiên mẹ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi. Mẹ có thể xuất hiện hiện tượng ốm nghén cùng những hiện tượng “khác lạ”. Tuần thứ 8 thai nhi sẽ thế nào? Mẹ có cần lưu ý gì không? Hãy đọc bài viết dưới đây nhé!

>Thai nhi tuần thứ 7 

>Thai nhi tuần thứ 9

1. Kích thước thai nhi tuần thứ 8

Kích thước thai nhi tuần thứ 8
Kích thước thai nhi tuần thứ 8

Tuần thai  thứ 8, thai nhi có kích thước từ 11- 14mm. Đường kính túi thai sẽ vào khoảng 30mm . Giai đoạn này khi đi siêu âm, nếu nhìn kĩ mẹ bầu sẽ thấy môi, mắt, mũi của bé .

2. Tuần thai thứ 8 thai nhi phát triển như thế nào ?

2.1. Tim thai

Bước vào tuần  thai thứ 8, thai nhi đang dần phát triển. Bé cũng có 4 ngăn tim, vách tim và tim bé cũng bắt đầu đập. Trung bình mỗi phút tim thai sẽ đập từ 150-170 nhịp/phút. Tim thai nhi lúc này đập gấp đôi mẹ bầu.

2.2. Một số thay đổi khác

Bé yêu của mẹ bầu lúc này cũng đã có sự chuyển động trong bụng mẹ bầu rồi. Nếu mẹ cảm nhận kĩ có thể thấy bé chuyển động tay chân và cả người bé.

Bước sang tuần thai thứ 8, cơ thể bé yêu của mẹ đang dần duỗi thẳng người. Đuôi của bé cũng đã dần biến mất. Màng trên các ngón tay và ngón chân của bé cũng dần biến mất. Bạn sẽ thấy tay chân bé rõ ràng khi đi siêu âm.

3. Vào tuần thai thứ 8 mẹ bầu có những thay đổi gì ?

Vào tuần thai thứ 8 mẹ bầu có những thay đổi gì ?
Vào tuần thai thứ 8 mẹ bầu có những thay đổi gì ?

3.1. Ốm nghén

Hầu hết khi mang bầu thì mẹ bầu nào cũng sẽ xuất hiện tình trạng ốm nghén dù ít hay nhiều. Mẹ bầu sẽ luôn có cảm giác buồn nôn và ôn trong tuần thai thứ 8 này. Bên cạnh đó là mẹ bầu không muốn ăn bất cứ gì. Mẹ bầu yên tâm rằng đây là dấu hiệu hết sức bình thường khi mang thai. Tình trạng này sẽ dần dần giảm ở tuần thai thứ 12 đến tuần thai thứ 14.

3.2. Mệt mỏi

Bước sang tuần thai thứ 8, mẹ bầu luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi. Do thai nhi đang ngày một phát triển và sự thay đổi của nội tiết. Mẹ bầu hãy ăn uống cho điều độ và nghỉ ngơi cho thật tốt nhé.Bên cạnh đó hãy vận động nhẹ nhàng bằng các bài thể dục. Mẹ hãy thử đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày và tập yoga nhé.

4. Một số triệu chứng của tuần thai thứ 8

4.1. Dich âm đạo tiết nhiều

Lúc này đây mẹ bầu sẽ thấy dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn do lượng estrogen tăng. Mẹ bầu đừng lo lắng về vấn đề này. Bởi vì dịch âm đạo tiết nhiều là để ngăn chặn sự xâm nhập vi khuẩn vào đường sinh.

4.2. Đầy hơi và táo bón

Do đường tiêu hóa có sự biến đổi và hoạt động chậm lại nên mẹ bầu luôn cảm thấy đầy hơi. Chính vì thế nó dẫn đến tình trạng táo bón. Mẹ bầu hãy ăn các thực phẩm có chứa chất xơ để cải thiện nhé.

Đầy hơi và táo bón
Đầy hơi và táo bón

4.3. Một số biểu hiện khác

Một số biểu hiện khác cũng xuất hiện trong tuần thai thứ 8 của mẹ bầu khiến mẹ không được thoải mái. Đó là đi tiểu nhiều hơn do những thay đổi khi mẹ bầu mang thai. Bên cạnh đó là khó ngủ, đau lưng, tăng cân. Mẹ bầu đừng quá lo lắng về những thay đổi này vì mẹ bầu đang có một cơ thể khác trong bụng mà.

5. Khám thai

Trong  tuần thai thứ 8 này mẹ bầu hãy đi khám thai nhé. Hãy đén bệnh viện và khám thai tổng quát xem bé yêu của bạn vẫn đang phát triển ổn định không. Bên cạnh đó để các bác sĩ có thể theo dõi một cách tốt hơn sự thay đổi của bé. Nếu chẳng may có những dấu bất thường ở bé còn kịp thời tìm ra giải pháp. 

>> Đọc thêm: 17 địa điểm khám thai uy tín cho mẹ bầu ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Siêu âm thai nhi lúc này để xác nhận tim bé yêu của bạn vẫn hoạt động bình thường. Vì có một số trường hợp ở các bé không thấy tim thai hoạt động. Mẹ bầu hãy hết sức lưu tâm.

Việc siêu âm lúc này còn giúp bác sĩ dự đoán một cách chính xác về tuổi thai của bé và dự đoán được ngày bé ra đời. Nếu mẹ bầu đi siêu âm trong ba tháng đầu thì việc dự đoán tuổi thai là khá chính xác.

Mẹ bầu hãy xem thêm : Dự đoán ngày bé chào đời với 6 cách tính ngày dự sinh  về ngày bé ra đời nhé. 

6. Một số lời khuyên dành cho mẹ bầu trong tuần thai thứ 8

6.1. Về ăn uống

Mẹ bầu hãy ăn uống một cách lành mạnh và bổ sung các dưỡng chất cần thiết trong tuần thai này nhé. Hãy bổ sung các chất như sắt, canxi, kẽm … để cả mẹ và bé được phát triển khỏe mạnh.

6.2. Tâm lí mẹ bầu

Mẹ bầu hãy để cơ thể được thả lỏng và tâm lí thoải mái. Một số những thay đổi khi mẹ mang thai sẽ khiến mẹ bầu thật khó chịu và áp lực. Nhưng hãy thật thoải mái mẹ bầu nhé, tránh để cảm xúc tiêu cực gây ảnh hưởng đến cả bé và mẹ.

Tâm lí mẹ bầu
Tâm lí mẹ bầu

6.3. Hạn chế vận động mạnh

Trong tuần thai này, mẹ bầu hãy tránh các vận động mạnh hoặc làm những việc gây mất nhiều sức. Mẹ bầu hãy chọn những việc nhẹ nhàng, trành việc bê vác nặng vì có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến xương khớp mẹ đấy. Mẹ bầu hãy đi bộ nhẹ nhàng, chậm rãi và hạn chế việc chạy nhảy mẹ bầu nhé.

6.4. Sinh hoạt vợ chồng

Bước sang tuần thai thứ 8, mẹ bầu nên hạn chế quan hệ tình dục nhé. Bởi vì nếu thực hiện không đúng cách có thể khiến mẹ sảy thai hoặc ảnh hưởng không tốt đến bé.

7. Mẹ bầu hãy đến gặp bác sĩ khi ?

  • Mẹ bầu cảm thấy đau bụng dữ dội kèm theo đó là xuất huyết âm đạo.
  • Mẹ bầu bị ốm nghén một cách dữ dội và nôn nhiều lần.
  • Mẹ bầu bị tăng huyết áp và bị tiểu đường trong thai kì.

Nếu xuất hiện một số các biểu hiện trên mẹ bầu hãy đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ nhé.

     Chúc mẹ bầu có thật nhiều sức khỏe và tâm lí vững vàng cho những tuần thai nghén tiếp theo.

Đọc tiếp: Thai nhi tuần thứ 9

Bước vào tuần thai thứ 23, bé trở nên khỏe mạnh và hoạt động nhiều hơn. Mẹ có thể dễ dàng cảm nhận được những cú đạp từ thiên thần nhỏ bên trong bụng mẹ. Ngoài ra, cơ thể mẹ cũng bắt đầu có những sự thay đổi. Vậy điều gì xảy ra với mẹ và bé trong tuần thai thứ 23 này? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Sự phát triển của bé ở tuần thai thứ 23

Sự phát triển của bé ở tuần thai thứ 23
Sự phát triển của bé ở tuần thai thứ 23

Mẹ sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng ở giai đoạn này, bé có thể nghe được giọng nói của mẹ rồi đấy. Tai của bé đã bắt đầu phát triển. Vì vậy, bố mẹ có thể trò chuyện với bé bằng cách đọc truyện hoặc hát cho bé nghe mỗi ngày. Không chỉ vậy, bé còn nghe được những âm thanh lớn xung quanh mẹ. Ví dụ như tiếng nước sôi hoặc tiếng chuông điện thoại reo.

Mắt của bé vào tuần thai thứ 23 này vẫn chưa mở ra được. Khoảng 80% thời gian bé thực hiện giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (giấc ngủ REM). Trong giấc ngủ REM, mắt và não của bé hoạt động rất mạnh mẽ.

Chất lỏng bao quanh bé trong túi nước ối có lẽ là vấn đề các mẹ không quan tâm quá nhiều. Tuy nhiên nó lại đóng vai trò rất quan trọng đó mẹ ơi. Nó tạo nên môi trường tuyệt vời cho sự phát triển khỏe mạnh của bé. Chất lỏng này giúp giữ ấm để bé lớn lên một cách thuận lợi. Theo lời khuyên của các chuyên gia, mẹ nên uống nhiều nước khi mang thai. Không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ mà còn giúp hình thành lớp “bảo vệ” cho bé nữa.

1.1. Bé 23 tuần có kích thước như thế nào?

Bé 23 tuần có kích thước như thế nào?
Bé 23 tuần có kích thước như thế nào?

Vào tuần thứ 23 này, bé có kích thước tương tự như một trái xoài lớn vậy. Bé có cân nặng khoảng 0,45 kg và dài khoảng 28 đến 36 cm.

1.2. Bé 23 tuần biết làm gì?

Bé có thể nằm theo tư thế ngôi mông. Nghĩa là phần mông hướng xuống dưới và đầu hướng lên phía xương sườn của bạn. Hoặc em bé có thể nằm ngang, nằm một bên hoặc nằm nghiêng, nằm chéo trong tử cung. Đây là giai đoạn bé bắt đầu khám phá để tìm ra chỗ thoải mái nhất trong bụng mẹ.

2. Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào ở tuần thai thứ 23?

Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào ở tuần thai thứ 23?
Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào ở tuần thai thứ 23?

Khi bước vào tuần thai thứ 23, cân nặng của mẹ có thể tăng thêm 5 – 8kg. Mẹ chú ý luôn kiểm tra định kỳ để đảm bảo việc tăng cân là hoàn toàn khỏe mạnh trong hành trình mang thai của mình. Nếu bác sĩ xác định mẹ tăng cân quá nhiều hoặc chưa đủ cân nặng, họ có thể tư vấn để mẹ điều chỉnh chế độ sinh hoạt cho hợp lý hơn. Ví dụ, nếu mẹ tăng cân quá nhiều, mẹ nên cân đối lại chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên hơn. Việc tăng cân lành mạnh trong quá trình mang thai sẽ giúp mẹ dễ dàng lấy lại được vóc dáng ban đầu sau khi sinh

Lúc này, mẹ cũng đã có thể cảm nhận được sự chuyển động của bé. Một số mẹ có thể phải chờ thêm một thời gian nữa nên nếu mẹ nào chưa thấy gì thì cũng đừng lo lắng quá nha.

Mẹ nào có thắc mắc không biết lúc nào là bước vào tuần thai thứ 23 thì đây là câu trả lời cho mẹ nè. Mẹ đã mang thai được 6 tháng rồi đấy. Chỉ 1 tháng nữa thôi mẹ sẽ chính thức bước vào tam cá nguyệt thứ ba. 

3. Những triệu chứng thường gặp khi bước vào tuần thai thứ 23

Những triệu chứng thường gặp khi bước vào tuần thai thứ 23
Những triệu chứng thường gặp khi bước vào tuần thai thứ 23

Trong tuần thai thứ 23 này, mẹ sẽ phải trải một số triệu chứng mang thai nhất định. Ví dụ như thèm ăn, chuột rút chân, hay quên, các cơn gò tử cung (Braxton Hicks), đau dây chằng tròn. Trong đó, hai triệu chứng nổi bật mẹ có thể nhận thấy rõ là cảm giác nóng trong người (hot flashes) và sự thay đổi thị lực.

3.1. Cảm giác nóng bừng trong người

Mẹ sẽ có cảm giác nóng hơn bình thường rất nhiều. Hơn một phần ba các mẹ gặp phải những cơn nóng bất thường này khi mang thai. Nguyên nhân gây ra trạng thái này là do các hormones thai kỳ và sự tăng cân do sự phát triển của bé mỗi ngày.

3.2. Thay đổi thị lực

Sự thay đổi hormones thai kỳ có thể gây ra những vấn đề về mắt và thị lực mẹ cần lưu ý. Ví dụ như:

  • Mờ mắt
  • Khô mắt
  • Các vấn đề về mí mắt
  • Bị kích ứng hoặc đau mắt nếu đeo kính áp tròng

3.3. Đau nhức 

Vào tuần thai thứ 23 này, bụng bầu ngày càng lớn hơn. Điều này gây nên khó khăn cho mẹ trong quá trình di chuyển, thậm chí ngay cả lúc mẹ nghỉ ngơi. Trong giai đoạn này, mẹ có thể bị mỏi cơ hoặc đau đầu nhẹ. Để giảm đau nhức, mẹ nên tắm nước ấm và mát xa nhẹ nhàng lên vùng bị đau mỏi. Đối với những cơn đau đầu khó chịu, mẹ có thể “đối phó” với chúng bằng cách nằm xuống và chườm mát.

tuần thai thứ 23
Tuần thai thứ 23

4. Để mẹ có tuần thai thứ 23 khỏe mạnh

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý trong suốt thai kỳ là một giải pháp lý tưởng giúp cả mẹ và bé đều phát triển khỏe mạnh. Kết hợp với tập thể dục điều độ để duy trì mức cân nặng hợp lý mẹ nhé.

Ngoài ra, mẹ nên dành thời gian tận hưởng không khí ngoài trời sẽ giúp mẹ cảm thấy phấn chấn hơn cũng như thúc đẩy các hoạt động thể chất tăng cường sức khỏe cho mẹ. Trong tuần này, có thể mẹ sẽ muốn dành thời gian dưới ánh nắng mặt trời lúc sáng sớm. Mẹ cũng có thể cân nhắc bất cứ điều gì giúp vơi đi những cơn nóng nực trong người hoặc cải thiện thị lực cho mẹ.

Ra ngoài ánh nắng mặt trời lúc sáng sớm
Ra ngoài ánh nắng mặt trời lúc sáng sớm

Một chút ánh nắng mặt trời lúc sáng sớm sẽ mang lại những lợi ích không ngờ cho cả mẹ và bé. Các nghiên cứu từ chuyên gia cho thấy, ánh nắng mặt trời sáng sớm tốt cho sự phát triển mắt của bé. Ngoài ra, nó còn giúp mẹ thư giãn và thoải mái hơn. Khời đầu ngày mới với ánh nắng mặt trời lúc sáng sớm quả là một ý tưởng thật thú vị đúng không mẹ?

Ánh nắng mặt trời lúc sáng sớm là nguồn vitamin D hoàn toàn tự nhiên. Vitamin D rất cần thiết cho sự phát triển xương, trí não và tinh thần. Chung giúp cho xương của mẹ chắc khỏe, tăng cường hệ miễn dịch và giảm các chứng viêm trong cơ thể. 

“Xử lý” những cơn nóng trong người
“Xử lý” những cơn nóng trong người

Càng về giai đoạn sau, mẹ càng cảm thấy nóng trong người. Trong giai đoạn này, mẹ hãy cố gắng tìm cách làm mát cơ thể nhé.

  • Uống nhiều nước mỗi ngày hoặc các loại đồ uống giúp giữ nước cho cơ thể
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái
  • Sử dụng điều hòa hoặc quạt
  • Mở cửa sổ đón khí trời nếu nhiệt độ bên ngoài mát mẻ
  • Luôn mang bên mình một chiếc quạt cầm tay
  • Sử dụng khăn ướt làm mát giúp da mẹ thoải mái hơn
Chăm sóc mắt
Chăm sóc mắt

Nếu có bất kì vấn đề nào với mắt và thị lực, mẹ nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ. Thông thường, tình trạng suy giảm thị lực khi mang thai sẽ không gây nguy hiểm. Chúng thường trở lại bình thường ngay sau khi bé của mẹ chào đời. Nhưng đôi khi, các bệnh tiềm ẩn như huyết áp cao hoặc tiểu đường có thể khiến mọi chuyện nghiêm trọng hơn. Vì thế, để an toàn nhất, mẹ nên:

  • Cho bác sĩ biết tất cả mọi triệu chứng của mẹ và nhờ sự tư vấn
  • Khám mắt đầy đủ theo định kỳ
  • Nếu có vấn đề nghiêm trọng, mẹ nhớ làm theo đầy đủ các chỉ dẫn của bác sĩ để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé
Danh sách những việc cần làm
Danh sách những việc cần làm

Chúc mẹ có tuần thai thứ 23 thật khỏe mạnh và ý nghĩa.

Tiếp tục cuộc hành trình với Tuần thai thứ 24 mẹ nha!

Vậy là chỉ còn vài tuần nữa là mẹ bầu sẽ được ẵm em bé trong tay rồi. Trong tuần mang thai thứ 35 này, mẹ cũng có những vấn đề cần lưu ý đấy nhé. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ những thông tin bổ ích cho tuần thai này. Tìm hiểu nè mẹ bầu ơi!

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 34

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 36

1. Những triệu chứng mà mẹ bầu sẽ gặp phải ở tuần thai thứ 35

Tuần thai thứ 35 thuộc giai đoạn Tam cá nguyệt thứ ba. Trong tuần thai này, mẹ bầu có thể sẽ gặp những triệu chứng sau:

1.1. Đi tiểu nhiều lần, són tiểu vào tuần thai thứ 35

Lúc này em bé đã quay đầu bên trong tử cung của mẹ. Phần đầu của bé sẽ tạo áp lực lên phần bàng quang của mẹ bầu. Khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều lần hay gặp phải tình trạng són tiểu.

1.2. Nhức đầu, chóng mặt

Nhức đầu, chóng mặt
Nhức đầu, chóng mặt

Tuần thai thứ 35, bà bầu có thể sẽ gặp triệu chứng đau đầu, chóng mặt. Nguyên nhân chủ yếu là do căng thẳng, nóng trong cơ thể hoặc phòng ốc ngột ngạt. Để giảm bớt tình trạng này, mẹ bầu cần làm nên nghỉ ngơi nhiều hơn. Mở cửa sổ thông gió hoặc đến những nơi mát mẻ, nhiều cây xanh để thư giãn.

1.3. Suy giãn tĩnh mạch chân 

Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng hay gặp ở nhiều mẹ bầu khi mang thai vào những tháng cuối cùng. Vào tuần thứ 35 của thai kỳ, lúc này bụng mẹ bầu đã khá to, cao hơn lỗ rốn khoảng 17cm. Mẹ bầu cũng đã nặng hơn khoảng từ 10-15kg. Do đó kích thước của thai nhi chèn ép lên các tĩnh mạch. Gây chứng suy giãn tĩnh mạch. Một nguyên nhân khác là khi mang thai, lưu lượng máu trong cơ thể mẹ tăng lên. Gây áp lực với các tĩnh mạch.

Suy giãn tĩnh mạch chân 
Suy giãn tĩnh mạch chân 

Suy giãn tĩnh mạch ở chân khiến cho bà bầu bị đau nhức dữ dội, cảm giác nặng nề ở chân. Khiến cho bà bầu đi lại bất tiện. Tuy nhiên tình trạng này chỉ kéo dài trong giai đoạn mang thai. Và chấm dứt khi mẹ bầu sinh xong em bé.

Đọc thêm: Bà bầu bị chuột rút – Nguyên nhân và cách phòng tránh

1.4. Đau và chảy máu nướu răng ở tuần thai thứ 35

Trong thời kỳ mang thai, răng và nướu răng của mẹ bầu cũng sẽ nhạy cảm không kém. Đa số các bà bầu thường hay bị chảy máu hoặc đau ở nướu răng. Nhất là khi các mẹ nào có thói quen chải răng mạnh hoặc dùng chỉ nha khoa, tình trạng này sẽ diễn ra thường xuyên hơn.

Giải pháp cho tình trạng này chính là bổ sung đầy đủ vitamin C bằng cái loại trái cây, loại quả mọng nước. Và quan trọng nhất là vệ sinh răng miệng đầy đủ mà đúng cách mẹ nhé!

Giải pháp cho tình trạng này chính là bổ sung đầy đủ vitamin C
Giải pháp cho tình trạng này chính là bổ sung đầy đủ vitamin C

1.5. Hay quên

Trong những giai đoạn gần sinh và ở tuần thai thứ 35, các mẹ bầu thường mắc chứng hay quên do nhiều yếu tố. Ví dụ như thay đổi tiết tố mang thai, tâm lý mang thai hay thể trạng. Tuy nhiên tình trạng này thường chỉ kéo dài trong giai đoạn mang thai. Và chấm dứt sau khi sinh em bé. Thế nên nếu mẹ bầu có lỡ hay đãng trí hay quên đây quên đó thì cũng đừng hoảng hốt nhé!

2. Sự phát triển của bé

35 tuần sau khi bắt đầu mang thai, kích thước của em bé lúc này khoảng 47 cm và nặng khoảng 2,7 kg. Em bé lúc này đã trở đầu và vào vị trí sẵn sàng “ra trận”. Nhờ vào sự di chuyển này mà hô hấp của mẹ cũng đã bình thường hơn thế nhưng lại tạo áp lực lên phần bàng quang của mẹ. Khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong việc tiểu tiện.

Sự phát triển của bé
Sự phát triển của bé

Tham khảo thêm tại: HIỂU RÕ CÂN NẶNG THAI NHI, CÂN NẶNG CỦA BÉ GIÚP MẸ CHĂM BÉ TỐT HƠN

Vào giai đoạn này, các cơ quan nội tạng của em bé đã dần hoàn thiện. Phổi của bé lúc này đã sẵn sàng cho việc hô hấp và gan cũng đã phát triển tới mức hoàn thiện. Thận của em bé thì đã có thể xử lý một số chất thải. Trong tuần thứ 35 này bé có thể nuốt một số chất từ lớp sáp và lớp lông tơ trên cơ thể và đào thải phân su lần đầu tiên trong đời.

Vào giai đoạn này, các cơ quan nội tạng của em bé đã dần hoàn thiện
Vào giai đoạn này, các cơ quan nội tạng của em bé đã dần hoàn thiện

Ở tuần thứ 35 này, trí não của thai nhi vẫn đang tiếp tục phát triển. Và cứ thế cho đến khi 12 tuổi não của bé sẽ tăng gấp 3 lần so với trước lúc sinh. Thế nên đây là thời gian để mẹ bồi bổ cơ thể bằng những thực phẩm giàu DHA tốt cho trí não của trẻ đấy nhé!

3. Lời khuyên dành cho mẹ bầu ở tuần thai thứ 35

Bước vào giai đoạn tuần thai thứ 35, hiểu rõ mẹ bầu đã trải qua một giai đoạn vất vả thế nên chúng tôi dành tặng cho mẹ bầu một số lời khuyên hữu ích đây!

3.1. Luôn trong tư thế chuẩn bị

Trong tuần thai này, mẹ bầu và gia đình cần trang bị tâm lý chuẩn bị và kiến thức đầy đủ trong những tình huống chuyển dạ. Để kịp đưa mẹ bầu đến bệnh viện khẩn cấp. Bởi vì vào cuối tuần thai thứ 35, em bé đã chuẩn bị sẵn sàng để chào đời rồi đấy.

mẹ bầu và gia đình cần trang bị tâm lý chuẩn bị và kiến thức đầy đủ trong những tình huống chuyển dạ.
mẹ bầu và gia đình cần trang bị tâm lý chuẩn bị và kiến thức đầy đủ trong những tình huống chuyển dạ.

 Đọc thêm: Tất tần tật những đồ mang đi sinh mẹ cần chuẩn bị

3.2. Tập thể dục ở tuần thai thứ 35

Thể dục thể thao nhẹ nhàng ở tuần thứ 35 này khiến cho mẹ bầu giảm bớt tình trạng nhức mỏi và sưng phù cơ thể. Ngoài ra khi tập thể dục, thông qua nhịp tim, những âm thanh khi mẹ thực hiện các động tác bé yêu cũng sẽ được kích thích tích cực.

3.3. Tham gia huấn luyện cấp cứu trẻ sơ sinh

Em bé gần tới ngày ra đời rồi. Thế nhưng kể cả khi em bé được sinh ra vẫn có chứa rất nhiều rủi ro làm ảnh hưởng tới em bé. Do vậy các ông bố, bà mẹ khi tham gia các lớp huấn luyện cấp cứu trẻ sơ sinh sẽ được đào tạo cứu nguy cho con trong những tình huống khẩn cấp đấy.

3.4. Sử dụng băng dán thông mũi

Vào tuần thai thứ 35, mẹ bầu sẽ cảm thấy khó thở, ngột ngạt. Nguyên nhân là do hormone thai kỳ làm sưng các niêm mạc mũi. Thế nên sử dụng các miếng dán thông mũi sẽ khiến cho việc hô hấp của mẹ trở nên dễ dàng hơn. 

Tuần thứ 35 rồi! Chỉ còn vài tuần nữa là mẹ bầu sẽ đi đến hồi kết của chặng đường sinh nở bằng một cú “vượt cạn” thật ngoạn mục. Hy vọng với sự chia sẻ của chúng tôi mẹ bầu sẽ có được cho mình những kinh nghiệm và kiến thức bổ ích.

Đọc tiếp: Tuần thai thứ 36

Giỏ hàng 0