Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Hiểu rõ cân nặng thai nhi, cân nặng của bé giúp mẹ chăm bé tốt hơn

Cân nặng thai nhi là một trong những điều các mẹ đang mang thai vô cùng quan tâm. Nếu bé thiếu cân/ thừa cân, mẹ nên làm gì? Những thông tin trong bài viết dưới đây, mẹ sẽ rất cần đấy!

1. Hiểu về cân nặng thai nhi 

Khi thai nhi phát triển, tốc độ tăng cân và chiều dài làm một trong những chỉ số quan trọng về sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của bé. Đây là cơ sở để bác sĩ xác định xem bé có phát triển bình thường không.

Kích thước và cân nặng của thai nhi
Kích thước và cân nặng của thai nhi

Mỗi em bé có chiều dài và cân nặng khác nhau. Trọng lượng của thai nhi thay đổi mạnh mẽ trong suốt thai kỳ. Em bé trung bình nặng khoảng 3,5kg và dài khoảng 51,2cm tính từ đầu đến gót chân. Bảng cân nặng thai nhi theo tuần ở bên dưới là những con số trung bình. Chiều dài và cân nặng thực tế của bé có thể thay đổi đáng kể. Vì vậy các mẹ đừng quá lo lắng nếu siêu âm, em bé có chỉ số nhỏ hơn hoặc lớn hơn trung bình nhé. 

Các mẹ luôn chủ động theo dõi cân nặng thai nhi
Các mẹ luôn chủ động theo dõi cân nặng thai nhi

2. Bảng cân nặng thai nhi theo tuần

Cho đến khoảng tuần thứ 20, thai nhi được đo từ đỉnh đầu đến mông. Bởi chân em bé cuộn tròn vào trong nên rất khó đo. Sau đó, thai nhi sẽ được đo từ đầu đến chân.

Bảng cân nặng thai nhi từ tuần 8 đến tuần 20
Bảng cân nặng thai nhi từ tuần 8 đến tuần 20
Bảng cân nặng thai nhi từ tuần 20 đến tuần 42
Bảng cân nặng thai nhi từ tuần 20 đến tuần 42

3. Cân nặng của trẻ

3.1. Tiến trình tăng cân ở trẻ

Nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh khoẻ mạnh thường giảm một ít trọng lượng trong những ngày đầu sau khi sinh. Sau đó, trẻ sẽ bắt đầu tăng cân. Số cân nặng giảm lúc mới sinh sẽ được lấy lại trong vòng hai tuần. Trong tháng đầu tiên sau sinh, bé tăng khoảng 142 gram đến 200 gram mỗi tuần, theo Mayo Clinic.

Sự phát triển của bé cũng đi kèm với thời kỳ tăng cân nhanh chóng. Ngay trước hoặc trong giai đoạn tăng trưởng, em bé có thể quấy khóc hơn bình thường. Bé cũng có thể ăn nhiều hơn hoặc đòi ti mẹ nhiều hơn. Hoặc bé có thể ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường. Sau thời kỳ tăng trưởng, các mẹ có thể nhận thấy quần áo của bé không vừa nữa. Bé sẵn sàng mặc quần áo kích thước lớn hơn.

Ngoài ra, em bé cũng trải qua khoảng thời gian khi tiến trình tăng cân có thể chậm lại. Trong vài tháng đầu, bé trai có xu hướng tăng cân hơn bé gái. Nhưng hầu hết, trẻ sơ sinh tăng gấp đôi trọng lượng lúc mới sinh sau 5 tháng tuổi.

3.2. Cân nặng ở trẻ sinh non

Cân nặng ở trẻ sinh non cũng là điều mà các mẹ quan tâm. Bé sinh non có thể có cân nặng thấp hoặc rất thấp so với chỉ số trung bình: dưới 1,5kg hoặc từ 1,5kg đến 2,5kg. Trẻ sinh non đòi hỏi sự chăm sóc và hỗ trợ y tế nhiều hơn. Các bé thường được ở trong phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh (The neonatal intensive care unit – NICU) cho đến khi đủ điều kiện để về nhà. Thông thường, trẻ sinh non ở trong NICU cho đến khi bé nặng khoảng gần 2,3kg. 

Trẻ không phát triển phản xạ mút cho đến khi 32 tuần tuổi. Vì vậy, trẻ sinh non (rất sớm) được cho sữa qua một đường ống vào dạ dày. Tăng cân cho bé là một trong những điều quan trọng đối với trẻ sinh non. Nếu không có vấn đề sức khoẻ tiềm ẩn nào khiến bé khó phát triển, các bé sinh non sẽ tăng cân đều đặn. Dựa trên thời gian sinh non, trong vài tuần đầu tiên, mức tăng cân của bé có thể tương đương khi bé vẫn còn trong bụng mẹ. Và trẻ sinh non phát triển và tăng cân với tốc độ nhanh hơn so với trẻ sinh đủ tháng. 

3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của bé

Cân nặng thai nhi bị ảnh hưởng bởi những yếu tố sau:

  • Di truyền học
  • Thời gian mang thai. Bé sinh trước ngày dự sinh thường nhỏ hơn cân nặng trung bình. Bé sinh sau ngày dự sinh thường có cân nặng lớn hơn trung bình.
  • Dinh dưỡng khi mang thai. Một chế độ ăn uống lành mạnh khi mang thai giúp bé phát triển tốt hơn
  • Thói quen sinh hoạt khi mang thai. Hút thuốc, uống rượu,… có thể ảnh hưởng đến cân nặng khi sinh của bé
  • Giới tính em bé. Thông thường, bé trai có xu hướng nặng cân hơn bé gái
  • Tình trạng sức khoẻ của mẹ bầu khi mang thai. Các tình trạng như tiểu đường thai kỳ, bệnh tim, huyết áp cao, béo phì,… có thể ảnh hưởng đến cân nặng của bé
  • Sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn có thể ảnh hưởng đến cân nặng của bé.
  • Thứ tự sinh. Con đầu lòng có thể nhỏ hơn những bé sinh sau.
  • Sức khoẻ của bé. Bao gồm những vấn đề như dị tật bẩm sinh, nhiễm trùng khi mang thai,…
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của bé
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của bé

3.4. Sức khoẻ của trẻ thiếu cân

Bé thiếu cân có thể gặp khó khăn khi tăng cân vì nhiều lí do:

  • Khó ti mẹ
  • Không ăn đủ 
  • Nôn
  • Nhiễm trùng trước khi sinh
  • Dị tật bẩm sinh, trào ngược dạ dày hoặc bệnh tim bẩm sinh

Khi bé không tăng cân như bình thường, đó có thể là báo hiệu về thiếu dinh dưỡng hoặc sức khoẻ đang tiềm ẩn vấn đề nào đó. Không thể tăng cân là một vấn đề đáng lo ngại. Bởi nó có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển qua từng giai đoạn của bé. Thậm chí, nó cũng có thể tác động xấu đến hệ thống miễn dịch bé.

3.5. Sức khoẻ của trẻ thừa cân

Nếu người mẹ bị tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ, em bé sinh ra có thể nặng cân hơn bình thường. Với trường hợp này, bé cần được chăm sóc kỹ hơn để đảm bảo lượng đường trong máu giữ ở mức cho phép. Bé cũng có thể thừa cân nếu người mẹ tăng cân nhiều hơn mức được đề nghị trong thai kỳ. Đây là lý do tại sao duy trì chế độ ăn uống lành mạnh trong khi đang mang thai vô cùng quan trọng.

Ở Hoa Kỳ, phụ nữ mang thai thường được khuyến nghị tăng từ 11 đến 13 kg khi mang thai. Bác sĩ có thể khuyên các mẹ tăng hoặc giảm cân tùy vào cân nặng và sức khỏe trước khi mang thai.

Tăng cân ở trẻ sơ sinh trong 6 đến 12 tháng đầu đời thường không phải là vấn đề đáng lo ngại.  Đặc biệt, trẻ bú sữa mẹ thường tăng cân nhanh hơn trong 6 tháng đầu, sau đó chậm lại. Thỉnh thoảng, những em bé nặng hơn có thể bò và đi muộn hơn những em bé khác. Điều quan trọng là giúp bé duy trì cân nặng khỏe mạnh khi chúng lớn lên và bắt đầu ăn dặm. Điều này có thể giúp các duy trì cân nặng bình thường sau này. 

3.6. Mẹ nên làm gì với cân nặng của bé?

Hỏi bác sĩ về cân nặng của bé để được tư vấn cụ thể hơn
Hỏi bác sĩ về cân nặng của bé để được tư vấn cụ thể hơn

Nếu các mẹ lo lắng rằng bé đang bị thiếu cân hay thừa cân, hãy nói chuyện với bác sĩ nhé. Bác sĩ có thể cho các mẹ thấy tốc độ phát triển của bé. Từ đó, giúp các mẹ xác định chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho cả mẹ và bé.

Nếu bé đang gặp khó khăn trong việc tăng cân, mẹ lại ít sữa thì có thể bổ sung sữa mẹ bằng sữa công thức. Thông thường, nên đợi đến khi bé được 6 tháng tuổi để bắt đầu cho bé ăn ngoài. Nếu bé gặp khó khăn khi ti mẹ, các mẹ có thể thay đổi tư thế bế bé hoặc vắt sữa ra bình để bé ti. 

Một cách để xác định xem bé có đủ dinh dưỡng hay không là theo dõi số lần đi vệ sinh hàng ngày của bé:

  • Trẻ mới sinh có thể đi tiểu ít nhất 1 hoặc 2 lần một ngày, phân màu rất đến
  • Từ 4 đến 5 ngày tuổi, trẻ sơ sinh đi tiểu từ 6 đến 8 lần, phân màu vàng
  • Trẻ sơ sinh từ 1 đến 2 tháng tuổi có thể đi tiểu từ 4 đến 6 lần một ngày, đi ị từ 3 lần trở lên một ngày
  • Số lần đi ị hàng ngày có xu hướng giảm dần khi bé lớn hơn. Nếu lượng nước tiểu hoặc phân em bé ít, có thể do bé không ăn đủ. Các mẹ có thể cho bé ăn thêm. 

Trên đây là những thông tin cần biết về cân nặng thai nhi và cả bé mới sinh. Hy vọng bài viết sẽ giúp các mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích để sẵn sàng chăm sóc con mẹ nhé!

Nguồn tham khảo

Birth to 24 months: Boys. (2009).
cdc.gov/growthcharts/data/who/GrChrt_Boys_24LW_100611.pdf

Birth to 24 months: Girls. (2009).
cdc.gov/growthcharts/data/who/GrChrt_Girls_24LW_9210.pdf

Children’s Health Team. (2016). A dietician’s best advice if your child is underweight.
health.clevelandclinic.org/dietitians-best-advice-child-underweight/

Definition of term pregnancy. (2017).
acog.org/Clinical-Guidance-and-Publications/Committee-Opinions/Committee-on-Obstetric-Practice/Definition-of-Term-Pregnancy

Eckhardt CL, et al. (2016). The prevalence of rapid weight gain in infancy differs by the growth reference and age interval used for evaluation. DOI:
10/3109/03014460.2014.1002533

Growth: Normal. (n.d.).
summitmedicalgroup.com/library/pediatric_health/hhg_normalgrowth/

Hoecker JL. (2018). How can I tell if my baby’s weight is cause for concern?
mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/expert-answers/baby-fat/faq-20058296

Hoecker JL. (2017). How much should I expect my baby to grow in the first year?
mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/expert-answers/infant-growth/faq-20058037

Homan GJ, et al. (2016). Failure to thrive: A practical guide.
aafp.org/afp/2016/0815/p295.html

Mayo Clinic Staff. (2017). Premature birth.
mayoclinic.org/diseases-conditions/premature-birth/symptoms-causes/syc-20376730

Paul IM, et al. (2016). Weight change nomograms for the first month after birth.
pediatrics.aappublications.org/content/138/6/e20162625

Percentile data files with LMS values. (2009).
cdc.gov/growthcharts/percentile_data_files.htm

Powers NG. (2001). How to assess slow growth in the breastfed infant: Birth to 3 months.
ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11339156

WHO growth standards are recommended for use in the U.S. for infants and children 0 to 2 years of age. (2010).
cdc.gov/growthcharts/who_charts.htm

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Hiểu rõ cân nặng thai nhi, cân nặng của bé giúp mẹ chăm bé tốt hơn”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bỏ túi ngay 5 loại rau dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi
Bỏ túi ngay 5 loại rau dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi
Trong suốt thời kỳ mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Các loại rau tốt cho bà bầu với hàm lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất chính là nhóm thực phẩm rất cần thiết để tham khảo đưa ngay […]
45+ cách đặt tên pháp danh cho con gái đạo Phật ngụ ý tốt lành
45+ cách đặt tên pháp danh cho con gái đạo Phật ngụ ý tốt lành
Pháp danh là tên gọi của người Phật tử, thể hiện lý tưởng và nguyện vọng của người tu hành. Do đó, đặt tên pháp danh cho con gái thể hiện mong ước con có cuộc sống thanh tịnh, hạnh phúc, tránh được mọi sự ưu phiền. Nếu mẹ còn loay hoay chưa tìm được […]
Điểm danh top 10 loại hạt tốt và giàu dinh dưỡng nhất cho cả mẹ và bé – Không phải mẹ nào cũng biết!
Điểm danh top 10 loại hạt tốt và giàu dinh dưỡng nhất cho cả mẹ và bé – Không phải mẹ nào cũng biết!
Việc tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất béo có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, việc chọn lựa các loại hạt giàu dinh dưỡng là một giải pháp hữu ích, giúp bổ sung năng lượng, chất xơ, các dạng vitamin và khoáng chất mà không tăng cao […]
Bầu có ăn lá lốt được không? 6 tác dụng bất ngờ mẹ không nên bỏ qua
Bầu có ăn lá lốt được không? 6 tác dụng bất ngờ mẹ không nên bỏ qua
Lá lốt là một loại rau khá quen thuộc, tạo nên hương vị thơm ngon, hấp dẫn cho rất nhiều món ăn. Đặc biệt, chúng còn có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thể chất cũng như tinh thần. Tuy nhiên, với bà bầu, việc bổ sung bất kỳ loại thực […]
Các dấu hiệu đặc trưng nhất để mẹ nhận biết mình mang thai con trai hay con gái
Các dấu hiệu đặc trưng nhất để mẹ nhận biết mình mang thai con trai hay con gái
Trong hành trình mang thai diệu kỳ, việc nhận biết giới tính của em bé là một trong những điều tò mò và đặc biệt quan trọng đối với nhiều mẹ bầu. Dấu hiệu xuất hiện trong quá trình mang thai có thể là những gợi ý tiêu biểu, khiến cho việc đoán giới tính […]
55 tên đệm hay cho tên Hòa hay – nhiều ý nghĩa mới nhất 2023
55 tên đệm hay cho tên Hòa hay – nhiều ý nghĩa mới nhất 2023
Hòa là tên gọi thể hiện sự an lành, bình yên, con có cuộc đời tươi đẹp, nhưng mẹ không biết nên đặt tên đệm hay cho tên Hòa như thế nào để vừa ý nghĩa vừa đẹp. Đừng lo quá mẹ nhé, bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ trả lời câu hỏi đó […]
Giỏ hàng 0