Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Chào mừng ba mẹ đến với giai đoạn quan trọng trong sự phát triển nhỏ bé của trẻ! Trong tháng thứ 2, câu hỏi về cân nặng của trẻ sơ sinh là trở thành một chủ đề quan trọng, nơi mà mỗi độ đo nhỏ cũng là một cái nhìn sâu sắc về sức khỏe và phát triển của trẻ. Cân nặng của bé không chỉ là một con số, mà còn là một cách đo lường sức khỏe và sự phát triển toàn diện. Vậy trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là hợp lý, bé yêu nhà mình có đạt “chuẩn” hay không và mẹ cần phải làm gì tiếp theo nhỉ? Đừng lo lắng quá nha, hãy để Góc của mẹ giải đáp thắc mắc về vấn đề trẻ sơ sinh 2 tháng nặng bao nhiêu cân là hợp lý, để các ba mẹ được yên tâm hơn trong quá trình chăm sóc bé cưng nhé!

Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo chuẩn WHO
Cân nặng của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

1. Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là đạt tiêu chuẩn? 

Đây có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều mẹ quan tâm, thắc mắc vì nó liên quan đến sức khỏe và sự phát triển của bé cưng. Vậy cân nặng của trẻ 2 tháng tuổi bao nhiêu là vừa?

Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa?

Theo bảng chỉ số chiều cao và cân nặng chuẩn của Tổ chức Y Tế Thế Giới – WHO đưa ra thì trung bình đối với bé trai sẽ đạt từ 4,9 – 5,6kg và tương ứng với bé gái sẽ tăng cân chậm hơn một chút là vào khoảng từ 4,5 – 5,1kg. Tuy nhiên, đây là tiêu chuẩn mức độ 1, nếu cân nặng của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi nằm dưới hoặc vượt quá ngưỡng này thì ba mẹ nên cho con đi kiểm tra sức khỏe nhé.

Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo chuẩn WHO
Bảng cân nặng chuẩn cho bé trai từ 0- 18 tháng tuổi theo WHO năm 2017

Theo các chuyên gia dinh dưỡng và các bác sĩ chuyên khoa, So với khi mới chào đời, sang tháng thứ 2, bé tăng cân khá nhanh với khoảng 140- 200gr/tuần, trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu tiên trung bình mỗi tháng nên tăng được 1kg. Tức là, khi trẻ sơ sinh được 2 tháng tuổi số cân nặng nên tăng thêm khoảng 2kg so với lúc chào đời. Chẳng hạn, mới sinh được 3,5kg thì khi được 2 tháng tuổi bé rơi vào khoảng 5,5 – 5,7kg là bình thường.

Các mẹ cũng cần lưu ý là cân nặng của bé trai và bé gái từ khi chào đời cho đến quá trình phát triển đều khác nhau. Đối với bé gái sơ sinh thường có cân nặng thấp hơn bé trai là 0,1kg. Nó cũng tương đương với việc trong 3 tháng đầu trẻ sơ sinh nam tăng 1kg/tháng và trẻ sơ sinh nữ tăng 0,9kg/tháng. Thông thường, cân nặng của bé trai lớn hơn bé gái khoảng 300 – 500g.

Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo chuẩn WHO
Bảng cân nặng chuẩn cho bé gái từ 0-18 tháng tuổi theo WHO năm 2017

Tuy nhiên, mỗi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có sự phát triển là khác nhau. Vì thế, để biết bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa, tốt nhất mẹ nên đưa bé đến gặp các bác sĩ chuyên khoa hàng tháng để nhận được những tư vấn tốt nhất.

Lưu ý cho mẹ: Để đo lường cân nặng của bé một cách chuẩn xác, mẹ nên cho bé cân sau khi đi poo hoặc đi pee và đừng quên trừ trọng lượng của quần áo và tã bỉm (khoảng 200 gr) mẹ nhé!

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cân nặng của bé 2 tháng tuổi 

Ngoài những vấn đề khách quan như di truyền hay là bẩm sinh,… thì bên cạnh đó vẫn còn các yếu tố chủ quan khác ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng cân của trẻ nói chung và trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi nói riêng:

2.1. Chế độ dinh dưỡng của người mẹ trong thai kỳ 

Một chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý của mẹ ngay từ khi mang bầu sẽ là tiền đề giúp thai nhi phát triển đầy đủ, khỏe mạnh, từ đó sẽ thúc đẩy cho sự phát triển về thể chất, cân nặng cho bé sơ sinh 2 tháng tuổi sau này khi ra đời. Những thói quen tốt của mẹ như không hút thuốc hay sử dụng chất kích thích, ăn uống đầy đủ chất, khoa học cũng có tác động tích cực trực tiếp đối với cân nặng của trẻ sau này. 

Chế độ dinh dưỡng của mẹ
Chế độ dinh dưỡng của mẹ cũng ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ

2.2. Trẻ bú sữa mẹ hay sữa công thức 

Cho đến khoảng 2-3 tháng tuổi, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn có xu hướng tăng cân nhanh hơn trẻ bú sữa công thức. Thật kỳ diệu bởi vì trong sữa mẹ có khả năng thay đổi linh hoạt để cung cấp đúng các chất dinh dưỡng mà cơ thể bé cần trong giai đoạn đó. Một nguyên nhân khác là trẻ bú sữa mẹ sẽ được tiếp nhận một cách trực tiếp các kháng thể từ cơ thể mẹ. Nhờ đó em bé sơ sinh 2 tháng tuổi luôn cảm nhận được sự bảo vệ và từng bước thích nghi với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Vậy nên các mẹ cần  tìm hiểu cụ thể hơn về việc trẻ sơ sinh bú bao nhiêu lần một ngày và trẻ sơ sinh bú bao nhiêu sữa một ngày để có lộ trình tăng cân phù hợp cho trẻ nhé.

Bé 2 tháng tuổi cần bú đủ sữa
Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có xu hướng tăng cân nhanh hơn trẻ bú sữa công thức

2.3. Giấc ngủ 

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Khi cơ thể vào trạng thái ngủ sâu mới là lúc hormone tăng trưởng tiết ra mạnh mẽ nhất. Các chuyên gia nhi khoa khuyến cáo các bé sơ sinh 2 tháng tuổi thì nên ngủ trung bình từ 15-17 giờ mỗi ngày. Trong đó ban đêm ngủ giấc dài hơn 4-6 giờ, ban ngày là những giấc ngủ ngắn 1-2 giờ. Ba mẹ nên tạo thói quen và xây dựng thời gian ngủ cho bé một cách hợp lý để chăm sóc bé được tốt nhất. Ban đêm bé nên đi ngủ 2 lần, mỗi lần 4-6 tiếng và ngủ trước 20 giờ. Ban ngày bé nên ngủ 4 lần mỗi lần ngủ 1-2 tiếng. Trẻ cần được ngủ sâu vào lúc 22 giờ – 24 giờ – 2 giờ vì đây là thời điểm các loại hormon được tiết ra nhiều nhất. Nhờ đó, những em bé được ngủ đủ và có giấc ngủ chất lượng sẽ phát triển chiều cao và cân nặng vượt trội hơn.

Bé 2 tháng tuổi cần ngủ đủ giấc
Mẹ cho bé 2 tháng tuổi ngủ ít hơn vào ban ngày, nhiều hơn vào ban đêm.

2.4. Sức khỏe của trẻ 

Trẻ có sức khỏe tốt sẽ có khả năng hấp thụ và chuyển hóa các chất dinh dưỡng tốt hơn. Vì nếu hệ tiêu hóa hoặc sức khỏe đường ruột của trẻ không tốt, thì chúng có thể không hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng và những đứa trẻ đó sẽ kém hấp thụ dẫn đến việc chậm tăng cân. Đây là những lý do tại sao cha mẹ cần phải đặt ra mục tiêu để những đứa trẻ được đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết giúp tăng cường cân nặng hợp lý hơn. 

Chăm sóc sức khỏe bé 2 tháng tuổi
Hấp thụ tốt – Bé tăng cân

3. Một số lưu ý chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi giúp con phát triển khỏe mạnh

Với 7 lưu ý quan trọng dưới đây sẽ giúp ba mẹ chăm sóc bé 2 tháng tuổi khỏe mạnh và phát triển tốt, vững vàng ở những giai đoạn tiếp theo.

Bé 2 tháng tuổi ngủ ngon
Lưu ý nhỏ giúp ba mẹ chăm sóc trẻ tốt hơn!
  • Cho bé bú đủ theo nhu cầu giúp bé luôn no bụng, không quấy khóc và dễ vào giấc ngủ. Hơn thế nữa, dạ dày của bé còn nhỏ, không thể chứa nhiều thức ăn cùng một lúc. Vì thế, mẹ cần chia nhỏ lượng sữa bé ăn trong ngày thành nhiều bữa. Ngoài ra, bú đủ cữ với lượng vừa phải sẽ giúp tối ưu quá trình tiêu hóa ngăn ngừa các tình trạng táo bón, đầy hơi, tiêu chảy, trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh mà còn ảnh hưởng xấu đến quá trình tăng cân của trẻ.
  • Sắp lịch và thời gian ngủ khoa học nhằm đảm bảo trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc. Khi con tỉnh táo, ngủ đủ, bé sẽ hạn chế quấy nhiều cha mẹ và chơi ngoan hơn, ăn ngon miệng và hấp thu tốt hơn, thúc đẩy quá trình tăng cân ở trẻ.
  • Theo dõi và chú ý phát hiện sớm các hiện tượng sức khỏe, bệnh lý bất thường ở trẻ 2 tháng tuổi để đưa con đi khám, điều trị kịp thời. Chú ý lịch tiêm phòng, đảm bảo các mũi tiêm đầy đủ để tăng sức đề kháng giúp bé phát triển toàn diện và tăng trưởng tốt hơn.
  • Massage không chỉ giúp bé thư giãn, vui vẻ, dễ ngủ mà còn cải thiện các vấn đề miễn dịch và tiêu hóa tốt hơn. Bé vui khỏe, ăn ngon, ngủ ngon, cân nặng khi đó cũng được cải thiện. Mẹ hãy thực hiện massage cho bé trước khi tắm và trước khi ngủ đêm nhé!
  • Thiết lập lịch sinh hoạt phù hợp vì cơ thể bé 2 tháng tuổi cũng bắt đầu hình thành nhịp sinh học rõ ràng, nên mẹ có thể thiết lập lịch sinh hoạt phù hợp và cho bé ăn theo cữ để giúp bé dần hình thành nếp sinh hoạt ổn định. Ăn ngủ và chơi có mối liên hệ mật thiết, tác động đến nhau. Vì thế để ăn no ngủ đủ chơi vui là những yếu tố không thể thiếu một nếp sinh hoạt hài hòa giữa các thành phần
  • Vận động thể chất không chỉ trực tiếp tiết ra hormone tăng trưởng mà khi cơ thể tiêu hao năng lượng thông qua vận động, bé ăn ngon và ngủ sâu hơn. Đối với một em bé sơ sinh 2 tháng tuổi mẹ có rất nhiều cách để tập cho bé vận động. Như là cho bé nằm sấp càng nhiều càng tốt. Khả năng kiểm soát cơ đầu và cổ của bé ngày càng tốt hơn.

Xem thêm: Lời khuyên khi chăm sóc bé sơ sinh 2 tháng tuổi 

Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa
Thời điểm massage cho bé tốt nhất là sau khi tắm xong

Việc theo dõi cân nặng của bé 2 tháng tuổi là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sức khỏe tốt nhất cho bé yêu. Tuy nhiên, không nên quá lo lắng nếu bé có cân nặng khác so với mức trung bình. Luôn lắng nghe các chuyên gia và thảo luận với bác sĩ để có được những lời khuyên và hướng dẫn chính xác cho việc chăm sóc bé. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào xoay quanh vấn đề về sức khỏe, dinh dưỡng, mẹ đừng ngại mà hãy để lại bình luận để Góc của mẹ cùng đồng hành và giải đáp ngay các vướng mắc trong hành trình nuôi con của mẹ nhé!

Bầu có ăn được bọ biển không? Là câu hỏi dinh dưỡng mà nhiều bà bầu quan tâm thắc mắc. Là một người phụ nữ mang bầu, việc chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng là rất quan trọng. Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin và lời khuyên dinh dưỡng để giúp bạn hiểu rõ hơn về mang bầu ăn bọ biển có nguy hiểm không?

1. “Bọ biển” – những điều mà bạn chưa biết

Bọ biển là con gì?

“Bọ biển” thuộc họ giáp sát. Chúng sống ở dưới biển thường được các ngư dân khai thác tại các vùng biển ở Phú Yên, Quy Nhơn,.. Vì chưa có ai nuôi được chúng nên chúng rất quý hiếm. Loại hải sản này có giá thành đắt ngang với tôm hùm. Bọ biển với lớp vỏ cứng màu nâu trơn bóng cùng vô số cái chân có gai sắc nhọn. Hình dáng khá ấn tượng và dễ phân biệt với các hải sản khác. Trung bình một con Bọ biển nặng từ 1 đến 2 kg.

“Bọ biển” - những điều mà bạn chưa biết
“Bọ biển” – những điều mà bạn chưa biết

Tại sao bọ biển lại quý như vậy?

Bọ biển thuộc loại hải sản giá trị, giàu chất dinh dưỡng và không phải ai cũng được thưởng thức. Sở hữu dáng to, béo tròn và rất nhiều chân và phần thịt, trứng. 

Những ngư dân cho hay: “ Việc đánh bắt bọ biển cũng không dễ dàng. Chúng thường sinh sống dưới vùng nước sâu. Vậy nên dụng cụ đánh bắt bình thường không thể xử lý được. Thời gian đánh bắt cũng chỉ diễn ra từ tháng 3 đến tháng 5 dương lịch. Vì vậy việc khan hiếm và giá thành cao cũng là rất hợp lý.”

2. Khi mang bầu ăn được “Bọ biển” không?

Bầu ăn bọ biển nguy hiểm chứ?

Trong giai đoạn mang bầu, việc chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng là rất quan trọng. Để đảm bảo sự phát triển và sức khỏe tốt cho thai nhi. Câu hỏi về Bầu ăn bọ biển được không là một vấn đề quan tâm của nhiều người.

Bọ biển là nguồn cung cấp protein cao, canxi, axit béo omega-3, vitamin và khoáng chất,… Mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe cho người dùng. Tuy nhiên, khi mang bầu, việc tiêu thụ bọ biển nên được xem xét cẩn thận

Một số loại hải sản, bao gồm bọ biển, có khả năng chứa thủy ngân. Thủy ngân là một chất độc mạnh có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là hệ thần kinh. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo phụ nữ mang bầu hạn chế tiêu thụ các loại hải sản giàu thủy ngân.

Khi mang bầu “Bọ biển” có nên ăn không?
Khi mang bầu “Bọ biển” có nên ăn không?

Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), phụ nữ mang bầu có thể tiêu thụ một số loại hải sản an toàn với lượng thủy ngân hợp lý. Cụ thể, FDA khuyến nghị rằng : “Bầu ăn bọ biển được không?” . Câu trả lời Bà bầu có thể ăn hải sản với số lượng không vượt quá 2-3 khẩu phần mỗi tuần. Nhưng các loại hải sản như cá mòi, cá ngừ, cá kiếm hay cá thu có kích thước lớn hơn thì nên tránh ăn .

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn và thai nhi. Nếu bạn muốn ăn hải sản trong khi mang bầu. Hãy tuân thủ các khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng và các hướng dẫn của cơ quan y tế. Ngoài ra, nếu bạn có bất kỳ lo lắng hoặc câu hỏi nào về việc ăn bọ biển. Hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể.

3. Chế biến bọ biển đúng cách cho bà bầu

Sau khi mua về, khâu sơ chế cũng phải thật cẩn thận cho bầu ăn bọ biển. Bọ biển ở phía giữa của chúng có phần ruột dài dọc theo thân. Được cho là chứa những tạp chất không ăn được, phải rút sạch ra. Rửa sạch bọ biển: Trước khi chế biến, bạn nên rửa sạch bọ biển bằng nước để loại bỏ bất kỳ cát, bụi hoặc vi khuẩn. Sử dụng nước lạnh và chà nhẹ bằng tay để làm sạch. Dưới đây là một số phương pháp chế biến bọ biển đúng cách dành cho bà bầu thưởng thức bọ biển:

Chế biến bọ biển đúng cách
Chế biến bọ biển đúng cách
  • Luộc bọ biển: Phương pháp luộc là một cách phổ biến để chế biến bọ biển. Đun sôi nước trong một nồi lớn và cho bọ biển vào nước sôi. Nếu bạn muốn bọ biển giữ được hình dạng và màu sắc tốt Bạn nên luộc trong thời gian ngắn, từ 2-3 phút. Nếu bạn muốn bọ biển mềm hơn, bạn có thể luộc trong khoảng 5-7 phút. Bà bầu có thể ăn một hàm lượng nhỏ để không gây nguy hiểm nhé.
  • Nướng bọ biển: Bạn cũng có thể nướng bọ biển để tạo ra một món hấp dẫn. Đầu tiên, làm sạch bọ biển như đã mô tả ở trên. Sau đó, bạn có thể chế biến bọ biển trên vỉ nướng hoặc trong lò nướng. Thêm gia vị theo sở thích cá nhân và nướng bọ biển trong khoảng 5-7 phút hoặc cho đến khi chín.
  • Xào bọ biển: Xào bọ biển là một cách khác để tận dụng hương vị của loại hải sản này. Hâm nóng một chút dầu ăn trong một chảo và thêm bọ biển đã làm sạch. Xào trong vài phút cho đến khi chín và thêm gia vị như tỏi, hành, ớt, muối và tiêu theo khẩu vị cá nhân.
  • Hấp bọ biển: Phương pháp hấp giữ lại độ tươi ngon và độ ẩm của bọ biển. Đặt bọ biển đã làm sạch vào một khay hấp và hấp trong khoảng 5-7 phút. Bọ biển chế biến như này rất hợp cho bà bầu ăn nha.

Khi chế biến bọ biển, hãy chú ý không nấu quá lâu để tránh làm mất đi độ tươi ngon và độ giòn của nó. Ngoài ra, luôn đảm bảo rửa sạch bọ biển trước khi chế biến để đảm bảo an toàn thực phẩm.

4. Mách bạn thực phẩm tốt cho bà bầu

Khi mang bầu, việc ăn một chế độ ăn lành mạnh và cân đối là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của bạn và sự phát triển của thai nhi. Ngoài việc Bà bầu ăn được hải sản không? thì tôi gợi ý : Top 7 các nhóm thực phẩm tốt cho bà bầu:

Mách bạn thực phẩm tốt cho bà bầu
Mách bạn thực phẩm tốt cho bà bầu
  • Rau xanh: Rau xanh như rau chân vịt, bông cải xanh, cải xoong… chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Chúng giàu axit folic, một chất dinh dưỡng quan trọng giúp phát triển hệ thần kinh của thai nhi.
  • Các loại quả: Trái cây tươi ngon cung cấp nhiều vitamin, chất chống oxy hóa và chất xơ. Hãy ăn các loại quả như lê, táo, chuối, cam, dưa hấu, kiwi, dứa, việt quất, dâu tây… Tuy nhiên, hạn chế ăn quá nhiều trái cây có hàm lượng đường cao tránh tăng cân quá mức.
  • Các loại hạt và ngũ cốc: Hạt chia, hạt óc chó, hạt điều, yến mạch… cung cấp chất xơ, protein và các loại axit béo omega-3 có lợi cho sự phát triển não bộ của thai nhi.
  • Sữa và sản phẩm từ sữa: Sữa, các sản phẩm từ sữa chứa canxi, protein và vitamin D, giúp xây dựng xương và răng chắc khỏe cho thai nhi.
  • Thịt gà, cá và trứng: Thịt gà, cá (như cá hồi, cá trích, cá thu) và trứng là nguồn cung cấp chất đạm, sắt và axit béo omega-3. 
  • Đậu và hạt: Đậu nành, đậu đen, đậu xanh, đỗ, hạt đậu… chứa nhiều chất xơ, protein, sắt, axit folic và canxi. Đây là nguồn thực phẩm tuyệt vời cho bà bầu.
  • Các loại mỡ tốt: Dầu ô liu, dầu hạt lanh, dầu hạnh nhân và dầu cây lưỡi hổ là các nguồn mỡ tốt cung cấp axit béo omega-3 và omega-6.
Giỏ hàng 0