Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

5+ lời khuyên tốt nhất khi chăm sóc bé sơ sinh 2 tháng tuổi

Chúc mừng bé của mẹ được 2 tháng tuổi. Giai đoạn tiếp theo sẽ có thêm nhiều điều mới mẻ lắm đây. Chăm sóc bé sơ sinh 2 tháng tuổi khác gì so với giai đoạn trước? Có cần lưu ý thêm điều gì không? Thực ra, mỗi bé đều có những đặc điểm khác nhau và chỉ có mẹ là hiểu con nhất thôi. Mẹ cứ giữ tinh thần thật thoải mái mẹ nhé. Góc của mẹ sẽ hỗ trợ thêm cho mẹ qua bài viết dưới đây.

Chăm sóc bé sơ sinh 2 tháng tuổi không khó như mẹ nghĩ
Chăm sóc bé sơ sinh 2 tháng tuổi không khó như mẹ nghĩ

1. Sự phát triển của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Bé sơ sinh 2 tháng tuổi có sự thay đổi đáng kể về cả chiều cao, cân nặng, trí não và giác quan,… Mẹ quan sát để hiểu con hơn nè!

1.1. Bé tăng cân và chiều cao “kha khá” đó mẹ!

Theo tiêu chuẩn WHO, ở tháng tuổi thứ 2, bé sơ sinh tăng khoảng 0,7 – 1,2 kg cân nặng và 2 – 6cm chiều cao so với tháng đầu tiên:

  • Cân nặng trung bình: 4,0 – 5,4 kg với bé gái và 4.3 – 6kg với bé trai..
  • Chiều cao trung bình: 54.4 – 59.2 cm với bé trai và 55.5- 60.7 cm với bé gái.

Bé không tăng cân, không tăng chiều cao sau 2 tháng là dấu hiệu bé suy dinh dưỡng, chậm tăng trưởng. Mẹ cần liên hệ chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn chăm sóc tốt nhất.

Bé 2 tháng tuổi tăng cân nặng và chiều cao đáng kể so với tháng đầu tiên
Bé 2 tháng tuổi tăng cân nặng và chiều cao đáng kể so với tháng đầu tiên

1.2. Trí não phát triển mạnh mẽ

Bé 2 tháng tuổi bắt đầu tò mò, nhận biết và chú ý đến những gì bé nghe hay nhìn thấy được. Khi mẹ trò chuyện với bé, bé có phản ứng phấn khích, cười thoải mái thành tiếng, đạp chân tay và bộc lộ cảm xúc rất rõ ràng.

1.3. Giác quan

Bé chưa biết nói nhưng đã nghe rõ, nhìn rõ và phân biệt được màu sắc trong khoảng cách 30 cm. Bé bắt đầu thích “hóng chuyện”, mở to mắt quan sát, chú ý lắng nghe và hướng về phía giọng nói của mẹ hay những âm thanh khác xung quanh.

1.4. Thời gian ngủ

Bé ngủ ít hơn so với giai đoạn trước đó, giảm từ 16 – 18 tiếng xuống còn 14 – 16 giờ/ngày. Thời gian bé ngủ kéo dài, gấp đôi so với mẹ, nhưng mẹ an tâm nhé! Lúc bé ngủ là lúc cơ thể bé phát triển mạnh mẽ nhất đó ạ!

Bé 2 tháng tuổi bắt đầu biết “hóng chuyện” rồi mẹ ạ
Bé 2 tháng tuổi bắt đầu biết “hóng chuyện” rồi mẹ ạ

Để bé phát triển toàn diện, mẹ cần nắm vững những nguyên tắc chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi như sau:

2. Dinh dưỡng cho bé 2 tháng tuổi

Bé sơ sinh tăng cân, tăng chiều cao theo từng ngày. Để bé đạt chuẩn cân nặng và chiều cao, dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn đầu đời cực kỳ quan trọng.

Trong một ngày, bé 2 tháng tuổi cần ăn 450 – 600 ml sữa mẹ. Dạ dày bé còn nhỏ, không thể chứa nhiều thức ăn cùng một lúc. Vì thế, mẹ cần chia nhỏ lượng sữa bé ăn trong ngày thành nhiều bữa. Mẹ không cho bé ăn nhiều hơn nhu cầu hiện tại của con vì dễ gây rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, nôn trớ, trào ngược dạ dày…

Tổng lượng sữa trong ngày 450 – 600 ml
Lượng sữa một lần ăn 60 – 90ml / lần
Số lần ăn trong ngày 5 – 7 lần / ngày
Thời gian bú sữa 20 – 30 phút / lần.

Nếu mẹ thiếu sữa, mẹ có thể tìm hiểu thêm: Cách gọi sữa về nhanh chóng. Mẹ cũng có thể cho bé uống thêm sữa công thức để bé không bị đói mẹ nhé!

Mẹ không cho bé ăn sữa nhiều hơn nhu cầu của bé.
Mẹ không cho bé ăn sữa nhiều hơn nhu cầu của bé.

3. Chăm sóc giấc ngủ cho bé

Bé 2 tháng tuổi ngủ 14 – 16 giờ mỗi ngày. Để giúp bé dần quen với nhịp ngày đêm, mẹ chia thời gian ngủ cho bé ít hơn vào ban ngày, nhiều hơn vào ban đêm.

  • Ban ngày: Bé ngủ khoảng 4 – 8 tiếng chia thành 3 – 4 giấc rải rác trong ngày. Ngủ nhiều hơn sẽ khiến bé khó ngủ vào ban đêm, bé dễ quấy khó khiến cả nhà mình đều mất ngủ theo đó.
  • Ban đêm: Bé ngủ 8 – 10 tiếng. Mẹ cho bé bú no trước khi đi ngủ.  Ban đêm bé bất chợt quấy khóc có thể vì đói hoặc vì tã ướt làm bé khó chịu không ngủ được. Mẹ chỉ cần cho bé bú sữa hoặc thay tã cho bé. Sau khi được no bụng và sạch sẽ, bé sẽ lại chìm vào giấc ngủ nhanh chóng.

Với bé ăn sữa công thức, buổi đêm, trước khi đi ngủ, mẹ pha sẵn sữa cho bé, đậy nắp kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu bé có nhu cầu ăn vào giữa đêm, mẹ hâm nóng sữa với nước ấm 50 – 60 độ C để không cần phải tốn thời gian giữa đêm lọ mọ pha sữa cho con nữa.

Mẹ chỉ sử dụng sữa bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trong vòng 24 giờ. Sữa pha lâu bị lên men, hư hỏng, có mùi lạ, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bé, gây đau bụng, tiêu chảy,…

Mẹ cho bé 2 tháng tuổi ngủ ít hơn vào ban ngày, nhiều hơn vào ban đêm.
Mẹ cho bé 2 tháng tuổi ngủ ít hơn vào ban ngày, nhiều hơn vào ban đêm.

Mẹ lưu ý:

  • Giữ không gian ngủ thoải mái cho bé: Giống như mẹ, bé ngủ ngon hơn khi không gian thoải mái, yên tĩnh, ít ánh sáng. Mẹ không để bé nằm ngủ gần cửa sổ, tắt đèn và giữ nhiệt độ phòng khoảng 28 độ C, không quá nóng hay quá lạnh.
  • Chọn chất liệu chăn gối mềm mại: Chăn gối mềm mại giúp bé cảm thấy ấm áp, an toàn hơn, êm ái hơn, tạo cảm giác như đang ở trong bụng mẹ. Mẹ ưu tiên lựa chọn chăn gối chất liệu vải cotton, chất liệu có nguồn gốc tự nhiên, vải sinh học như: vải lông cừu, tencel, cotton lụa, cotton Pol,…
Chất liệu chăn gối mềm mại không làm đau da bé, giúp bé ngủ ngon hơn.
Chất liệu chăn gối mềm mại không làm đau da bé, giúp bé ngủ ngon hơn.

4. Vệ sinh cho trẻ 2 tháng tuổi

Bé 2 tháng tuổi không bám bẩn và ra mồ hôi nhiều như mẹ. Mẹ chỉ cần tắm cho bé 2 – 3 lần/ tuần và chú ý giữ vệ sinh mắt, mũi, miệng hàng ngày cho con.

4.1. Tắm cho bé 2 tháng tuổi

Bé 2 tháng tuổi có hệ miễn dịch non yếu nên rất dễ bị nhiễm lạnh. Mẹ cần chuẩn bị sẵn khăn khô bản to, quấn vừa cả người bé để ủ ấm cho bé sau khi tắm.

Mẹ dùng nước ấm khoảng 37 – 40 độ C để tắm cho bé. Đây là nhiệt độ tương đương với thân nhiệt 36,8 – 37, 3 độ C của bé. Nước lạnh hơn dễ làm bé bị cảm, sốt; nước nóng gây kích ứng, mẩn đỏ và đau rát da bé.

Cách tắm cho bé: Mẹ tắm cho bé theo thứ tự từ trên xuống dưới, để mặt và đầu bé làm quen với nước trước, sau đó là cổ, vai, thân người, mông, tay chân. Chú ý những vùng da bám bẩn và mồ hôi như vùng da dưới cánh tay, sau tai, các kẽ quanh cổ và trong khu vực quấn tã mẹ nhé!

Sau khi tắm, mẹ lau khô người và quấn khăn để giữ ấm cho bé. Sau khoảng 15 – 20 phút, khi thân nhiệt bé ổn định, mẹ mở khăn và mặc tã, quần, áo bao tay, bao chân cho con.

Mẹ ưu tiên chọn những sản phẩm tắm gội thiên nhiên, vừa dưỡng ẩm, vừa kháng khuẩn, làm sạch và bảo vệ da con tốt nhất.

Mẹ tắm cho bé 2 tháng tuổi với nước ấm để bé không bị cảm lạnh.
Mẹ tắm cho bé 2 tháng tuổi với nước ấm để bé không bị cảm lạnh.

4.2. Vệ sinh mắt, mũi, miệng cho bé.

Mắt, mũi, miệng bé là những vùng niêm mạc mỏng manh, ẩm ướt, dễ cáu bẩn, dễ bị vi khuẩn tấn công gây viêm kết mạc, viêm mũi, ngạt mũi, tưa lưỡi,… Mẹ dùng nước muối sinh lý vệ sinh mắt mũi miệng hàng ngày để bảo vệ các giác quan cho con:

  • Vệ sinh mắt: 2 -3 lần/ ngày vào buổi sáng, tối và sau khi tắm. Nếu bé có nhiều gỉ mắt, mắt có ghèn vàng, khó mở; mẹ nhẹ nhàng rửa mắt cho bé bất cứ khi nào gỉ mắt xuất hiện mẹ nhé!
  • Vệ sinh mũi: 1 – 2 lần/ ngày vào mỗi buổi sáng và sau khi tắm. Mẹ không vệ sinh mũi cho bé nhiều hơn vì độ ẩm tự nhiên trong mũi sẽ bị rửa trôi, làm mũi bé khô rát và khó thở.
  • Vệ sinh miệng: 2 lần/ ngày, trước khi bé ăn ít nhất 30 phút hoặc sau khi bé ăn xong 1 giờ. Rơ lưỡi gần bữa ăn dễ làm bé bị nôn trớ, trào ngược dạ dày đấy ạ.

Mẹ tham khảo cụ thể cách vệ sinh mắt, mũi, miệng cho bé qua bài viết: Cách vệ sinh mắt mũi miệng cho trẻ sơ sinh

Mẹ dùng nước muối sinh lý vệ sinh mắt mũi miệng hàng ngày 
Mẹ dùng nước muối sinh lý vệ sinh mắt mũi miệng hàng ngày 

Bên cạnh việc giữ gìn sạch mắt, mũi, miệng cho bé; mẹ cần chú ý tiếp xúc, trò chuyện với bé đúng cách để các giác quan của con được phát triển tốt nhất. Cùng theo dõi tiếp mẹ nhé!

5. Tiếp xúc với trẻ giúp phát triển giác quan

Không chỉ chiều cao, cân nặng; giác quan bé 2 tháng tuổi cũng đang lớn và phát triển theo từng ngày. Những chăm sóc, tiếp xúc nhỏ hàng ngày của mẹ sẽ giúp các giác quan của bé phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện hơn.

5.1. Kỹ năng cầm nắm đồ vật

Cầm nắm trực tiếp đồ vật giúp bé phát triển trí não và xúc giác tốt hơn. Bé dần cảm nhận, phân biệt rõ các vật cứng, mềm, nóng hay lạnh và khám phá mọi thứ bằng chính đôi tay của mình.

Với bé 2 tháng tuổi, bé bắt đầu có phản xạ xòe tay và nắm chặt tay khi tiếp xúc với đồ vật. Tuy vậy, mẹ đừng vội cho bé tự cầm nắm đồ chơi, gấu bông,… Tay bé còn yếu, bé chưa giữ được đồ vật đâu mẹ ạ. Thay vào đó, mẹ cho bé nắm ngón tay mẹ khi bé bú, khi mẹ trò chuyện với con. Bé nắm tay mẹ sẽ cảm thấy an toàn, bớt chông chênh, da kề da gắn bó với mẹ nhiều hơn.

Bé 2 tháng tuổi bắt đầu biết cầm nắm đồ vật.
Bé 2 tháng tuổi bắt đầu biết cầm nắm đồ vật.

5.2. Khứu giác

Bé sơ sinh 2 tháng tuổi rất nhạy cảm với mùi hương. Bé biết dùng khứu giác, cảm nhận mùi hương để phân biệt rõ người lạ và người quen. Mùi hương lạ khiến bé cảm thấy sợ hãi, không an toàn. Bé có phản ứng quấy khóc, đạp chân, khó đi vào giấc ngủ.

Mũi bé trong giai đoạn này còn non yếu, dễ kích ứng với mùi hoá chất. Mẹ không dùng nước hoa, mỹ phẩm có mùi nồng, chứa hương liệu hóa học, cũng hạn chế giặt quần áo cho bé bằng sản phẩm giặt xả có mùi nồng mẹ nhé!

Bé 2 tháng tuổi phân biệt người lạ nhờ mùi hương.
Bé 2 tháng tuổi phân biệt người lạ nhờ mùi hương.

5.3. Thị giác

Bé sơ sinh 2 tháng tuổi biết quan sát những vật ở trước mắt, biết phân biệt và bị thu hút bởi đồ vật có màu sắc sặc sỡ: màu đỏ, vàng, xanh,… Đây là thời điểm phù hợp để mẹ bắt đầu cho bé làm quen với tranh ảnh ảnh, đồ chơi nữa đó ạ!

Các chuyên gia khuyến khích mẹ sử dụng đồ chơi treo nôi cho bé. Mẹ ưu tiên lựa chọn loại có nhiều họa tiết; gam màu cơ bản, tươi sáng như: xanh dương, vàng, đỏ. Ngoài ra, các bộ treo nôi có chuyển động, có âm thanh sẽ giúp bé thích thú quan sát, lắng nghe, từ đó phát triển thị giác, thính giác và cả trí thông minh của con.

Mẹ lưu ý: Bé 2 tháng tuổi luôn hướng mắt lên trên để quan sát xung quanh. Mẹ không để để bóng đèn chiếu thẳng vào mắt bé, không đặt bé gần cửa sổ lúc giữa trưa để bé không bị chói và đau mắt mẹ nhé!

Bé sơ sinh 2 tháng tuổi thích quan sát mọi vật xung quanh
Bé sơ sinh 2 tháng tuổi thích quan sát mọi vật xung quanh

5.4. Thính giác

Bé 2 tháng tuổi nghe được các âm thanh xung quanh rất rõ ràng. Bé biết “hóng chuyện”, nghe mẹ nói và đáp trả bằng tiếng cười hoặc những cái đá chân, đá tay rất thích thú. Thời gian này, bé thích nhất là được nói chuyện với mẹ đấy mẹ ạ.

Giao tiếp với mẹ giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ. Bé nhanh biết nói và thông minh hơn. Mẹ nói chuyện với bé bằng cách gọi tên con và dùng những câu đơn, câu ngắn đơn giản. Vừa nói chuyện, mẹ vừa nhìn thẳng vào mặt bé. Bé sẽ cố gắng trả lời mẹ bằng những âm thanh a e không thành lời. Mẹ đừng ngắt lời bé hay quay đi chỗ khác mẹ nhé!

Mẹ lưu ý: Bé còn nhỏ nên rất dễ giật mình bởi những tiếng động lớn, bất ngờ; nhất là khi bé ngủ. Mẹ tránh để bé ở gần cửa sổ nhiều xe cộ đi lại, tránh tiếng còi xe và không mở nhạc lớn trong phòng ngủ của con.

Mẹ nói chuyện với con để bé phát triển khả năng ngôn ngữ.
Mẹ nói chuyện với con để bé phát triển khả năng ngôn ngữ.

6. Vacxin cho trẻ sơ sinh ở tuần thứ 8

Tiêm chủng vacxin đầy đủ là biện pháp an toàn để bảo vệ con yêu khỏi nhiều căn bệnh nguy hiểm như uốn ván, ho gà, viêm phổi, lao, viêm gan B… Theo trung tâm tiêm chủng vacxin Việt Nam VNVC, bé 2 tháng tuổi cần được tiêm đầy đủ 3 loại vacxin sau:

Sau khi tiêm vacxin, mẹ cần chú ý theo dõi bé tại nhà trong vòng ít nhất 24 giờ. Bé sau tiêm có biểu hiện quấy khóc, sốt nhẹ dưới 39 độ C là bình thường mẹ nhé. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể bé đang sinh miễn dịch, bé đáp ứng tốt với vacxin. Mẹ không tự ý dùng thuốc hạ sốt cho bé khi không có hướng dẫn của bác sĩ.

Trong một số trường hợp, sau khi tiêm vacxin, mẹ cần nhanh chóng đưa bé tới bệnh viện khi bé có dấu hiệu sau:

  • Sưng tấy tại chỗ tiêm hoặc sốt kéo dài quá 1 ngày.
  • Sốt co giật.
  • Sốt trên 39 độ C.
  • Bé bỏ bú, tím tái khó thở.

Mẹ tham khảo thêm về lịch tiêm chủng cho bé: Tại đây

Tiêm vacxin là biện pháp bảo vệ sức khỏe bé yêu.
Tiêm vacxin là biện pháp bảo vệ sức khỏe bé yêu.

7. Lưu ý khi chăm sóc bé sơ sinh 2 tháng tuổi

Bé sơ sinh 2 tháng tuổi có cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch non yếu. Bé thường bị mẩn đỏ do một số vấn đề như: Hăm tã, mụn sữa, viêm da cơ địa, rôm sảy, phát ban… Đây là vấn đề ngoài da phổ biến, hầu hết đều tự khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần nếu mẹ biết chăm sóc bé tại nhà đúng cách:

  • Vệ sinh da bé sạch sẽ: Vệ sinh da bé sạch sẽ giúp bảo vệ bé khỏi bụi bẩn và vi khuẩn gây bệnh. Mẹ thay tã cho bé ngay khi tã ướt, tắm cho bé với nước ấm,tránh chà xát mạnh làm tổn thương da bé mẹ nhé!
  • Chọn quần áo thoáng mát cho bé: Quần áo thoáng mát mềm mại, chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt giúp bé dễ chịu hơn, thoải mái cử động. Mẹ không chọn quần áo chật, cọ xát da bé, làm các vết mẩn đỏ khó lành hơn.
  • Giữ không gian sạch sẽ thoáng mát: Môi trường nóng bức, ngột ngạt làm bé tiết mồ hôi nhiều, dẫn tới rôm sảy, mẩn đỏ. Nhiệt độ phòng tối ưu cho bé là khoảng 28 độ C. Mẹ đừng quên giữ nhà cửa khô ráo, tránh ẩm ướt tạo điều kiện cho muỗi phát triển và tấn công da bé.
Bé nổi mẩn đỏ sẽ tự hết nếu mẹ biết chăm sóc đúng cách
Bé nổi mẩn đỏ sẽ tự hết nếu mẹ biết chăm sóc đúng cách

Các tổn thương da là nơi vi khuẩn dễ dàng tiếp cận và tấn công bé, gây viêm loét, nhiễm trùng,… Để bảo vệ sức khỏe cho con, mẹ đưa bé đến khám bác sĩ khi thấy bé mẩn đỏ kèm các dấu hiệu sau:

  • Mẩn đỏ không cải thiện sau 5 ngày dù mẹ đã áp dụng các biện pháp chăm sóc như trên.
  • Bé mẩn đỏ kèm sốt trên 38,5 độ C.
  • Mẩn đỏ kèm loét, chảy mủ.
  • Bé biếng ăn, bỏ bú.
  • Bé mệt mỏi, ngủ li bì, khó đánh thức.

Mẹ tìm hiểu kĩ hơn về nguyên nhân và cách chăm sóc bé mẩn đỏ trong từng trường hợp qua bài biết: Bé bị nổi mẩn đỏ và cách xử lý dứt điểm

Chăm sóc bé sơ sinh 2 tháng tuổi không khó đâu mẹ ạ. Chỉ cần mẹ bình tĩnh, hiểu da bé và nắm vững các quy tắc trên, bé sẽ lớn nhanh và phát triển khỏe mạnh. Nếu còn băn khoăn, mẹ hãy để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “5+ lời khuyên tốt nhất khi chăm sóc bé sơ sinh 2 tháng tuổi”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ 2 THÁNG NẶNG 5KG ĐÃ ĐỦ TIÊU CHUẨN CHƯA?
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ 2 THÁNG NẶNG 5KG ĐÃ ĐỦ TIÊU CHUẨN CHƯA?
Em bé 2 tháng tuổi bắt đầu khám phá ra cuộc sống này còn có nhiều điều thú vị khác ngoài việc ăn, ngủ và khóc. Thời gian ngủ ít hơn đồng nghĩa bé 2 tháng thức nhiều hơn và cha mẹ sẽ có nhiều thời gian chơi đùa cùng với trẻ hơn. Thế nên, […]
CHĂM SÓC TOÀN DIỆN CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ 2 THÁNG TUỔI
CHĂM SÓC TOÀN DIỆN CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ 2 THÁNG TUỔI
Tuần thứ 8 sau khi chào đời là lúc mà mẹ cần chú ý và quan sát để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi một cách toàn diện nhất. Trẻ 2 tháng tuổi bắt đầu nhận thức được ra rằng có rất nhiều thứ thú vị hơn việc ăn ngủ và khóc. Trong […]
Chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi phát triển khỏe mạnh
Chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi phát triển khỏe mạnh
Trẻ sơ sinh phát triển rất nhanh về cả thể chất lẫn tinh thần. So với thời điểm 1 tháng tuổi, bé 2 tháng tuổi đã có những sự thay đổi rõ rệt. Từ việc ăn ngủ, sinh hoạt cho tới những biểu hiện, cử chỉ của bé đều có sự thay đổi. Vậy mẹ […]
Sự phát triển của trẻ sơ sinh: 2 tháng tuổi bé biết làm gì | Mamamy
Sự phát triển của trẻ sơ sinh: 2 tháng tuổi bé biết làm gì | Mamamy
2 tháng tuổi bé biết làm gì? Bé 2 tháng tuổi lớn nhanh và ngày càng lanh lợi hơn. Bé biết tạo ra nhiều âm thanh hơn và có các kỹ năng di chuyển cơ thể. Tuy vẫn khóc rất nhiều, nhưng có lẽ mẹ sẽ thấy nụ cười đầu tiên của bé (thường xuất […]
Giỏ hàng 0