Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi phát triển khỏe mạnh

Trẻ sơ sinh phát triển rất nhanh về cả thể chất lẫn tinh thần. So với thời điểm 1 tháng tuổi, bé 2 tháng tuổi đã có những sự thay đổi rõ rệt. Từ việc ăn ngủ, sinh hoạt cho tới những biểu hiện, cử chỉ của bé đều có sự thay đổi. Vậy mẹ có biết trẻ 2 tháng tuổi phát triển như thế nào không? Hẳn nhiều mẹ còn rất băn khoăn không biết chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi như thế nào để bé phát triển khỏe mạnh. Nhất là đối với những người lần đầu làm mẹ còn bối rối hơn ai hết. Mẹ hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu nhé!

Xem thêm: Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

1. Tìm hiểu sự phát triển của bé sơ sinh 2 tháng tuổi để chăm sóc

1.1. Sự phát triển về thể chất

Mẹ không nên cân bé quá thường xuyên để tránh bị áp lực về chuyện cân nặng của con
Mẹ không nên cân bé quá thường xuyên để tránh bị áp lực về chuyện cân nặng của con

Sự tăng trưởng của bé trong thời kì này là rất nhanh và rõ rệt. Điều này thể hiện rõ ràng nhất ở cân nặng của bé. Trong tháng thứ 2 của cuộc đời, bé tăng khoảng 150 – 200g mỗi tuần. Đây là mức tăng trưởng ổn định của bé sơ sinh. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng có mức độ phát triển như vậy. Chính vì thế mà mẹ không nên quá lo lắng nếu chỉ số cân nặng của con không đạt mức.

Cân nặng chỉ là một trong những chỉ số đánh giá sự lớn lên của bé. Mẹ cần xem xét thêm những yếu tố khác như: chiều dài, vòng đầu, tình trạng sức khỏe, giấc ngủ, bữa ăn… Mẹ không nên cân bé quá thường xuyên để tránh bị áp lực về chuyện cân nặng của con. Chỉ nên cân khi cho bé đi khám sức khỏe hoặc vài lần 1 tuần là đủ mẹ nhé. Dựa vào các chỉ số sức khỏe mà mẹ có thể biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi một cách khoa học nhất.

1.2. Biểu hiện của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi khi chăm sóc

Bé thể hiện sự chú ý với những đồ vật có màu sắc tươi sáng và phức tạp hơn
Bé thể hiện sự chú ý với những đồ vật có màu sắc tươi sáng và phức tạp hơn

Bên cạnh các chỉ số có thể đo lường được, mẹ có thể biết bé đang phát triển qua những hành vi của bé. Biết được bé hoạt động như thế nào sẽ khiến mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi dễ dàng hơn đấy!

  • Bé thể hiện sự chú ý với những đồ vật có màu sắc tươi sáng và phức tạp hơn.
  • Có thể phân biệt giọng nói của bố mẹ với những âm thanh khác. Bé cũng thích thú hơn với những đồ vật có tiếng kêu vui tai, chói tai.
  • Có thế cầm nắm đồ vật vừa bàn tay và có phản xạ đưa đồ vật vào trong miệng. Đôi khi bé chỉ mút ngón tay, ngón chân và hay chảy nước miếng hơn.
  • Bé bắt đầu có những hành động nỗ lực tìm cách nghiêng người khi nằm ngửa. Tuy nhiên cơ tay của bé chưa phát triển hoàn chỉnh nên chưa thể nghiêng người được. Đây là dấu hiệu cho việc bé sắp biết lẫy rồi đấy!
  • Nhiều bé có thể tự xê dịch khỏi chỗ nằm. Mẹ cần chú ý để tránh bé ngã lăn xuống đất nhé!
  • Bé có thể thực hiện các động tác đơn giản như đạp chân, quơ tay trên không trung…
  • Bé biết cười thành tiếng.
  • Bé có thể ngẩng đầu lâu hơn so với thời gian trước.

2. Chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi như thế nào?

2.1. Chăm sóc giấc ngủ của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Giấc ngủ ban đêm của bé thường khoảng 8 – 10 giờ
Giấc ngủ ban đêm của bé thường khoảng 8 – 10 giờ

Trung bình một ngày bé sơ sinh 2 tháng tuổi ngủ khoảng 14 – 16 giờ. Trẻ thường ngủ 3 – 4 lần vào ban ngày, kéo dài khoảng 4 – 8 giờ. Giấc ngủ ban đêm của bé thường khoảng 8 – 10 giờ. Vì vậy khi chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, mẹ nên để ý các dấu hiệu cho thấy bé buồn ngủ. Đó có thể là những dấu hiệu như sau:

  • Mắt lim dim, không chú ý vào những thứ xung quanh nữa.
  • Sau khi ăn no khoảng 30 phút đến 1 giờ, thưởng trẻ sẽ buồn ngủ.
  • Sau khi chơi đùa mệt mỏi.

Khi thấy bé có dấu hiệu muốn đi ngủ, mẹ hãy cho bé lên giường và dỗ bé ngủ. Cần hạn chế ánh sáng ở chỗ ngủ của bé để bé được ngon giấc hơn.

2.2. Nhu cầu ăn uống của con

Bé đang phát triển nên ruột của bé cũng to hơn, cho phép giữ chất thải lâu hơn
Bé đang phát triển nên ruột của bé cũng to hơn, cho phép giữ chất thải lâu hơn

Lúc này bé vẫn hoàn toàn chỉ bú sữa mẹ để được cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Hoặc nhiều bé có thể uống sữa công thức thay vào đó.

  • Nếu bé đang được bú mẹ hoàn toàn, trong 1 ngày trẻ cần được ăn từ 6 – 10 lần. Thể tích sữa mẹ cần có vào khoảng 440 – 1000ml.
  • Nếu mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bằng sữa công thức thì bé cần được ăn khoảng 6 bình sữa mỗi ngày. Mỗi bình chứa 118 – 177ml sữa trong 1 bữa ăn, tổng thể tích sữa 1 ngày cho bé vào khoảng 700 – 1100ml.

Lúc này nhu động ruột của bé bắt đầu giảm dần. Do đó bé đại tiện ít hơn so với thời điểm 1 tháng tuổi. Không có gì đáng ngạc nhiên nếu 1 – 2 ngày mà mẹ không thấy bé đại tiện. Bé đang phát triển nên ruột của bé cũng to hơn, cho phép giữ chất thải lâu hơn. Tuy nhiên nếu bé vẫn đại tiện nhiều thì vẫn là bình thường mẹ nhé.

2.3. Chơi đùa cùng con

Khi bé được 2 tháng tuổi, mẹ nên dành nhiều thơi gian hơn để gần gũi, chơi đùa với bé
Khi bé được 2 tháng tuổi, mẹ nên dành nhiều thơi gian hơn để gần gũi, chơi đùa với bé

Khi bé được 2 tháng tuổi, mẹ nên dành nhiều thơi gian hơn để gần gũi, chơi đùa với bé. Việc này có thể giúp bé phát triển sức khỏe tinh thần và tăng thêm tình cảm gia đình. Mẹ có thể thử những hoạt động sau đây:

  • Hát cho bé nghe: giúp phát triển kỹ năng nghe và hiểu tiếng nói.
  • Cho bé nghe nhạc: đây cũng là một cách để thư giãn và kích thích thính giác.
  • Chơi đò chơi: mẹ hãy cho con chơi những món đồ chơi có màu sắc tươi sáng và phát ra âm thanh vui nhộn. Việc này có thể giúp bé phát triển năng lực chú ý và thị giác của bé.
  • Massage cho con: đây là cách giúp con được thoải mái và cảm nhận sự tiếp xúc cơ thể.
  • Đọc sách cho bé: chọn sách có hình ảnh và khi đọc mẹ hãy chỉ cho bé xem. Việc này sẽ giúp tăng khả năng tập trung và nhận thức của bé.

Chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi không quá khó nhằn như nhiều mẹ vẫn băn khoăn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp cung cấp cho mẹ những thông tin hữu ích. Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!

Mẹ nên tìm hiểu: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi phát triển khỏe mạnh”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0