Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

TRẺ MẤY THÁNG BIẾT BÒ? – CỘT MỐC PHÁT TRIỂN MẸ YÊU NÊN BIẾT

Trẻ mấy tháng biết bò? Đây chắc hẳn là những vấn đề băn khoăn của nhiều mẹ yêu rất quan tâm, đặc biệt nhiệt là những người đầu tiên làm cha mẹ.

Thông thường, các bé sẽ tập bò từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 12. Tuy nhiên, các cột mốc phát triển sẽ không hoàn toàn giống nhau với từng trẻ.

Thường khoảng 8 tháng tuổi trẻ bắt đầu học trườn và học bò, tuy nhiên thời gian trẻ biết bò này không đúng hết với tất cả các bạn nhỏ. Biết bò là một trong những cột mốc quan trọng của bé yêu mà bố mẹ nào cũng mong chờ. Nhưng nếu nó không xảy ra như dự định, hãy cứ thoải mái mà chờ đợi thời điểm đó đến.

1. Trẻ biết bò từ khi đủ 6 tháng đến 12 tháng

Trẻ mấy tháng biết bò và ngồi là vấn đề mẹ rất quan tâm
Trẻ mấy tháng biết bò và ngồi là vấn đề mẹ rất quan tâm

Theo nghiên cứu có khoảng 50% số trẻ sơ sinh bắt đầu biết bò từ 8 tháng tuổi. Tuy nhiên, một số trẻ đã biết bò sớm từ 6 tháng. Một số bé khác lại muộn hơn, đến 11 tháng tuổi mới biết bò.

Có thể nói, trẻ mấy tháng biết bò phụ thuộc vào sự phát triển của mỗi trẻ. Trẻ bỏ bò là chuyện hoàn toàn bình thường. Mẹ đừng quá lo lắng. Trẻ có thể chưa biết bò, nhưng các bé có những xu hướng di chuyển khác nhau. Và việc quyết định hoạt động theo cách nào là tùy vào từng trẻ.

2. Các dấu hiệu trẻ sơ sinh bắt đầu tập bò

Em bé trườn, nằm sấp là dấu hiệu trẻ bắt đầu học bò
Em bé trườn, nằm sấp là dấu hiệu trẻ bắt đầu học bò

Vấn đề trẻ sơ sinh mấy tháng biết bò đã được giải đáp ở phần trên. Nhưng trẻ bắt đầu ra sao và bằng những biểu hiện như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo này.

Bé thường bắt đầu trong khoảng thời gian bé nằm sấp, em bé trườn. Trong thời gian này, trẻ củng cố phần cơ cổ và vai. Bé yêu học ngẩng đầu và vai, chống đỡ bằng khuỷu tay. Khả năng kiểm soát sức mạnh và cơ bắp này rất tốt cho bé trong việc tập bò. Tuy nhiên trẻ không chỉ dừng ở đó. Khi bé khỏe hơn, bé có thể thực hiện một trong số những động tác sau:

  • Giữ thăng bằng trên hai tay và hai chân, hoặc trên hai tay và đầu gối.
  • Xoay vòng tròn
  • Đung đưa qua lại trên bàn tay và đầu gối
  • Tiến lên trước bằng bụng, hoặc tay và đầu  gối
  • Tập ngồi dậy trong tư thế nằm sấp
  • Cố gắng tiến lên nhưng thay vì thế lại tụt lùi về sau.

Khi thấy bé có các biểu hiện trên là ba mẹ sẽ biết ngay bé yêu nhà mình đang bắt đầu tập bò.

3. Các kiểu bò của trẻ phổ biến hiện nay

Các bé có thể biết bò theo nhiều cách khác nhau:

  • Bò bằng tay và đầu gối: Đây là kiểu bò cổ điển mà mọi người thường nghĩ đến. Các bé sẽ di chuyển bằng cách luân phiên dùng tay và đầu gối đối diện.
  • Bò bằng tay và bàn chân: Cách này còn được gọi là bò kiểu gấu. Đây là một biến thể của phong cách bò cổ điển. Nhưng trẻ sẽ dùng bàn chân thay vì đầu gối.
  • Bò trườn bằng bụng: Bé kéo người về phía trước bằng cả hai tay, và đồng thời nhổm người dậy, ngay sau đó tiếp đất bằng bụng.
  • Lết bằng mông: Em bé có thể biết ngồi trước và dùng mông để di chuyển.
  • Lết bằng hai tay và mông: Các em bé có thể biết ngồi trước cũng có thể dùng tay đẩy mình về phía trước trong tư thế ngồi.
  • Bò trườn bằng cẳng tay và cẳng chân: Bé có thể chống khuỷu tay nhưng không nhấc bụng lên khỏi mặt đất mà dùng chân đẩy người về phía trước.
  • Lăn: Một số bé lại thích lăn cả người để đẩy cơ thể về phía bé muốn.

Không có gì lạ nếu trẻ kết hợp nhiều kiểu bò khác nhau và ứng biến nhiều kiểu bò kỳ quặc theo cách của riêng mình. Các mẹ hay nghĩ rằng có một phương pháp vận động hiệu quả trong mọi trường hợp. Nhưng điều đó không đúng với trẻ. Ví dụ như có trẻ thích lết bằng mông hơn là bò bằng hai tay và chân.

4. Một số câu hỏi về cột mốc biết bò của trẻ

Trẻ mấy tháng biết bò
Mẹ nên cùng bé tập bò để tránh các trường hợp không may xảy ra. 

3.1. Tại sao mẹ cần quan tâm trẻ mấy tháng biết bò?

Tập bò là mốc phát triển khá quan trọng đối với trẻ sơ sinh. Vì thế, bé mấy tháng biết bò là điều bố mẹ cần quan tâm đến để hỗ trợ bé khi thời điểm đến. Con có thể biết bò sớm hoặc muộn hơn vài tháng. Điều đó là hết sức bình thường.

3.2. Cần làm gì để giúp trẻ tập bò?

Ba mẹ có thể khuyến khích bé bằng cách lăn xuống sàn và giao tiếp với bé bằng mắt. Luôn dành cho bé những cười và lời nói ngọt ngào để bé ngẩng cao đầu hướng về phía mẹ. Khi bé lớn hơn một chút, hãy khuyến khích bé đi về phía mẹ.

Nếu bé đang gặp vấn đề trong việc di chuyển về phía trước. Ví dụ như bé cố muốn tiến lên nhưng thay vào đó lại lùi về phía sau. Mẹ hãy tinh tế cho bé một lực đẩy. Có thể đặt tay lên bàn chân bé hoặc phần mông bé và đẩy về phía trước.

3.3. Trẻ biết bò trước hay ngồi trước?

Trẻ sơ sinh có cần ngồi dậy trước khi bò không? Câu trả lời là không. Trẻ có thể tập bò bằng bụng trước và đạt được cột mốc bò mà không cần ngồi dậy.

3.4. Làm sao để đảm bảo an toàn khi trẻ tập bò?

Những đồ vật bình thường trong gia đình đôi khi lại là kẻ thù nguy hiểm với trẻ nhỏ. Ba mẹ cần chú ý những đồ vật trong nhà và xử lý các mối nguy tiềm ẩn như: cầu thang, cửa sổ, ổ cắm điện, các cạnh, góc bàn cứng, nhọn …

Các ngăn tủ cũng cần được niêm phong cẩn thận, nhất là các tủ lưu trữ hóa mỹ phẩm, dao kéo…

Việc bố trí đồ đạc trong nhà cũng cần được lưu tâm. Ba mẹ nên tránh để đồ vật nặng ở những nơi cao, không chắc chắc, tránh nguy cơ rơi trúng người bé khi bé đang di chuyển quanh nhà.

3.5. Khi nào cần quan tâm vì trẻ chưa biết bò?

Giờ thì các bố mẹ đã biết ngay cả khi bé được 9-11 tháng tuổi mà vẫn chưa biết bò thì cũng không phải là điều quá đáng lo. Tuy nhiên nếu bé đã được một tuổi mà vẫn không có hứng thú với việc bò, đứng hay đi, ba mẹ hãy cho bé kiểm tra với bác sĩ.

Có thể em bé gặp vấn đề về phát triển hoặc vấn đề về thần kinh. Tùy theo chẩn đoán của bác sĩ mà sau đó bé sẽ được đề nghị tăng vận động hoặc tiếp nhận vật lý trị liệu. Ba mẹ cần theo sát để hỗ trợ và động viên trẻ trong từng cột mốc ở giai đoạn đầu đời quan trọng này.

Bé học bò trườn khi quân nhân tân công địch
Bé học bò trườn giống quân nhân khi tân công địch 

Trong giai đoạn phát triển của bé yêu, bố mẹ hãy chú ý thời điểm trẻ mấy tháng biết bò, vì đây là mốc thời điểm quan trọng. Các con có thể thích bò trườn bằng bụng hay bất cứ tư thế nào chúng muốn. Nhưng hãy mong chờ trẻ có thể bò bằng hai tay và hai đầu gối. Luôn ở bên và khuyến khích trẻ, cho đến khi chúng làm được điều đó.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “TRẺ MẤY THÁNG BIẾT BÒ? – CỘT MỐC PHÁT TRIỂN MẸ YÊU NÊN BIẾT”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0