Sún răng là tình trạng răng sữa của trẻ bị tiêu dần. Bắt đầu từ một chấm đen ở mặt ngoài sau đó răng sữa dần dần bị mủn và tiêu dần đi. Đây là tình trạng rất phổ biến ở trẻ từ 1-3 tuổi. Tuy nhiên có nhiều mẹ chủ quan không quan tâm đến tình trạng sún răng của trẻ. Vì nghĩ răng sữa rồi sau sẽ thay hết toàn bộ, dẫn đến nhiều hệ lụy xấu sau này. Hãy cùng nhà mình tìm hiểu những cách phòng ngừa cho bé sún răng một cách hiệu quả ngay tại nhà nhé!
Mục lục
1. Sún răng là gì?
Cấu tạo của răng gồm lớp vỏ cứng bên ngoài. Sau đó đến men răng và ngà răng. Tuy nhiên, lớp men răng và ngà răng của trẻ em tương đối mỏng, độ canxi hóa thấp và nhạy cảm nên rất dễ bị sâu, tổn thương. Khi men răng bị tổn thương. Răng của trẻ sẽ dần bị mủn và tiêu đi, làm giảm thể tích thân răng. Tình trạng này được gọi là sún răng.
Sún răng là hiện tượng hay gặp ở trẻ 1 – 3 tuổi. Tuy không gây cảm giác đau nhức cho bé và chỗ bị sún thường nông. Không sâu như lỗ răng sâu nhưng lại có diện tích rộng, màu đen hoặc nâu, đáy mềm ở những đợt tiến triển. Sún răng có mức độ lan truyền nhanh chóng tới các răng khác nếu không được kiểm soát. Cuối cùng, hàm răng bé chỉ còn lại những mỏm răng nhỏ gần tụt xuống lợi. Chân răng nằm sát lợi, gây ảnh hưởng tới chức năng nhai nuốt, giao tiếp của trẻ.
2. Bé sún răng có nguy hiểm không?
Các mẹ thường không quá quan tâm đến quá trình vệ sinh răng miệng cho trẻ khi mà chưa hình thành răng vĩnh viễn. Ngay cả những tình trạng sún răng hay sâu răng thì mẹ vẫn xem đó là rất bình thường. Tuy nhiên theo các chuyên gia thì việc chăm sóc răng miệng cho trẻ phải được quan tâm ngay từ khi trẻ vẫn đang còn nằm ở trong bụng mẹ.
Lúc này, khi mà mẹ có sức khỏe răng miệng không được tốt. Sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Có thể gây ra hiện tượng sinh non, bé bị nhẹ cân, bị nhiễm khuẩn sâu răng từ mẹ truyền qua.
Sún răng ở trẻ có thể mang những vi khuẩn có hại làm ảnh hưởng đến không chỉ chiếc răng mà còn thể gây ảnh hưởng đến nướu và răng vĩnh viễn. Khi chiếc răng sún bị mòn dần, tủy sẽ bị hở, ngà răng sữa bị lộ khiến trẻ đau nhức hoặc khó chịu khi ăn uống. Điều này ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của bé. Khiến bé biếng ăn, mệt mỏi, dễ quấy khóc.
3. Nguyên nhân gây nên tình trạng bé sún răng
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng sún răng ở trẻ. Tiêu biểu là những nguyên nhân sau đây:
- Do trẻ ăn nhiều đồ ngọt, thức ăn nhanh, nước ngọt có hàm lượng đường cao và không được vệ sinh răng miệng cẩn thận trước khi đi ngủ
- Do trẻ bị sâu toàn hàm, hay trong khẩu phần dinh dưỡng của bé thiếu các chất Canxi, Flour
- Do môi trường axit trong miệng của trẻ cao (khi trẻ có thói quen uống sữa đêm nhiều có hàm lượng đường cao và tính bám dính cao, dễ lên men và sản sinh axit sẽ làm phá hủy men răng)
- Trẻ không được vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sản sinh và tấn công, phá hủy men răng làm cho răng bị sún
- Khi trẻ bị mắc bệnh vàng da cũng có thể là nguyên nhân gây sún răng
- Do trẻ bị thiếu vitamin C
- Do khi mang thai, mẹ sử dụng các loại thuốc kháng sinh như Tetracycline, Doxycycline làm chất lượng men răng của trẻ giảm, răng ko cứng chắc như bình thường và rất dễ tổn thương.
4. Cách điều trị sún răng cho trẻ
4.1.Ngậm nước muối cho bé sún răng
Đây là cách làm rất đơn giản và rất phổ biến bởi sự tiện lợi trong nguyên liệu sử dụng đó là muối, có thể tìm kiếm ở bất cứ căn bếp nào.
Cách làm:
- Pha 1 thìa nhỏ muối tinh với 200ml nước vừa đủ
- Cho trẻ ngậm một ngụm nước muối pha loãng vào mỗi sáng và tối đều đặn hàng ngày. Sau đó súc miệng lại với nước trắng
4.2.Bé sún răng trị bằng lá trầu không
Đây là bài thuốc dân gian được lưu truyền từ ông cha ta và rất hiệu quả. Bởi trong lá trầu không có chứa nhiều nước, muối khoáng, carbohydrate… và có tính kháng khuẩn mạnh là một vị thuốc chữa sún răng rất hiệu quả
Cách làm:
- Lấy từ 3 đến 5 lá trầu không, đem giả nhỏ. Có thể pha với nước đun sôi hoặc rượu trắng nên pha loãng
- Cho trẻ ngậm dung dịch này 1 lần/ ngày đều đặn sẽ giảm những cơn đau nhức do sún răng gây nên
4.3.Cho trẻ đi khám nha khoa
Những cách trên đều có những hiệu quả nhất định với tình trạng sún răng của trẻ. Nhưng đều cần sự kiên trì và có lộ tình nhất định. Đặc biệt với những cách trên, đối với những bé có trình trạng sún răng mức độ nhẹ có thể chữa trị. Nhưng khi tình trạng này trở nên nặng, răng của bé đã bị tiêu gần hết và gần vào lợi, lộ tủy. Thì rất khó để khắc phục.
Do vậy, các mẹ nên đưa con đến các phòng khám nha khoa lớn và uy tín để nhanh chóng khắc phục tình trạng này cho trẻ. Tránh càng bị nặng ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn sau này. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của tình trạng sún răng mà khi thăm khám. Các bác sĩ sẽ quyết định giữ hay bỏ chiếc răng sún đó.
5. Các cách phòng ngừa cho bé sún răng
Trước hết, để trẻ không vướng phải tình trạng sún răng. Có thể gây nên nhiều tác hại nghiêm trọng sau này. Các mẹ cần có những biện pháp phòng ngừa ngay từ khi các con còn nhỏ, chưa bị sún răng:
5.1.Vệ sinh răng miệng cho bé sún răng
Khi chiếc răng sữa đầu tiên được mọc cho đến khi răng sữa được mọc hết. Mẹ cần chăm sóc đặc biệt cho những chiếc răng này. Ban đầu, cha mẹ có thể vệ sinh răng sữa cho trẻ bằng gạc mềm hoặc khăn vải mềm. Sau trẻ lớn hơn và răng đã cứng cáp có thể vệ sinh cho trẻ bằng các bàn chải nhỏ, có cọ mềm tránh làm trẻ bị đau
Nên hình thành thói quen này hằng ngày và vệ sinh đều đặn khi trẻ thức dậy và trước khi đi ngủ. Sau khi bé ăn, nên cho bé súc miệng và uống nước để loại sạc thức ăn còn thừa.
5.2.Có chế độ ăn uống hợp lý
Trong thời kỳ trẻ đang thay răng sữa, mọc răng vĩnh viễn. Mẹ nên tăng cường các loại thực phẩm tốt cho răng của bé (giàu canxi và flour) vào chế độ ăn như cá biển, trứng, gan động vật, sữa tươi,… Cà rốt cũng là loại thực phẩm giúp răng chắc khỏe. Giúp lợi mau liền khi bị tổn thương và làm giảm tình trạng chảy máu chân răng. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần hạn chế cho trẻ sử dụng những thực phẩm không tốt cho sức khỏe răng miệng như đồ uống có ga, nước ngọt, nước lạnh, bánh kẹo,…
5.3.Cho bé khám răng định kỳ
Nên đưa bé đi khám răng định kỳ, 3-6 tháng/ lần. Điều này đảm bảo phát hiện các lỗ sâu răng. Hoặc bệnh răng miệng tiềm ẩn, nhanh chóng điều trị.
Còn đối với các bé đã bị sún răng. Mẹ cần đưa bé đến nha sĩ để chẩn đoán chính xác cũng như đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và an toàn nhất. Hãy làm như vậy để hạn chế những hiện tượng không mong muốn sau này: răng bé mọc chen chúc, mọc lệch.
5.4.Chú ý khi cho bé sử dụng thuốc
Thuốc kháng sinh là một trong những thủ phạm gây vàng răng, hỏng men răng. Đổi màu răng và rất khó để tẩy trắng lại. Vì vậy, để bảo vệ răng của bé, khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Tốt nhất mẹ không nên cho bé uống các loại thuốc kháng sinh một cách tùy tiện.
5.5.Loại bỏ những thói quen xấu
Để bảo vệ răng cho bé, các mẹ cần tuyệt đối không cho trẻ bú bình hay ngậm bình sữa khi ngủ. Không nên để trẻ dùng răng cắn vật cứng. Hạn chế cho bé ăn kẹo, uống nước có ga và ăn đêm. Nếu bé đã có thói quen uống sữa đêm thì nhất thiết sau khi uống sữa phải cho bé uống nước lọc để rửa miệng.
Với những trẻ thường xuyên có thói quen ngậm cơm. Mẹ cần kiểm tra miệng bé sau khi ăn để tránh thức ăn còn bám vào kẽ răng.
Xem thêm: