Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Ghế tập ngồi cho bé và tất cả những gì mẹ không thể bỏ qua

Con đến tuổi tập ngồi và mẹ băn khoăn có nên dùng ghế tập ngồi cho bé hay không? Nếu có thì phải chọn ghế tập ngồi như thế nào? Bài viết sau đây sẽ đồng hành cùng mẹ và câu chuyện tập ngồi của bé.

1. Bé tập ngồi khi nào?

Khoảng 4 tháng tuổi, bé bắt đầu cứng cáp hơn. Khi đó bé tập nâng cao đầu và thân so với mặt giường. Đây cũng có thể coi là thời điểm bé tập ngồi. Tuy nhiên hành trình này không hề ngắn, phải đến tầm tháng thứ 7-9 bé mới có thể ngồi thật sự. Việc tập ngồi và tập bò của bé gần như song hành. Khi đó bé tập nâng và giữ đầu rất tốt.

Ở thời điểm tập ngồi, các mẹ rất băn khoăn không biết nên cho bé tập như thế nào? Mẹ có nên dùng ghế tập ngồi hay không? Thực tế, việc tập ngồi của bé là bản năng. Tuy nhiên, nếu có sự hỗ trợ của mẹ cũng như ghế tập ngồi, bé có thể thích thú hơn với việc tập ngồi. Ghế tập ngồi cho bé không phải dụng cụ bắt buộc, nhưng có thể hỗ trợ và tiết kiệm thời gian bồng bế em bé cho mẹ. Việc tập ngồi rất có lợi cho sự phát triển hệ cơ xương khớp của bé.

Mẹ có thể bắt đầu sử dụng ghế tập ngồi cho bé vào khoảng tháng thứ 6. Khi đó bé có thể tự tập ngồi. Tuy nhiên mẹ vẫn cần chú ý rằng việc tập ngồi của bé không chỉ phụ thuộc vào ghế. Bé không nên lúc nào cũng ngồi trên ghế tập ngồi. Mẹ cân bằng giữa thời gian vui chơi  với con, bé tự tập ngồi trên sàn và bé tự tập ngồi trên ghế.

Bé tập ngồi khi nào?

Tìm hiểu về thời điểm bé biết ngồi tại đây.

2. Ghế tập ngồi cho bé có những loại nào?

2.1. Ghế tập ngồi cho bé bằng nhựa

Đây là loại ghế tập ngồi không thực sự phổ biến để bé tập ngồi. Loại ghế này thường được sử dụng nhiều hơn khi bé đã ngồi tương đối vững. Khi đó mẹ có thể đặt bé ngồi tự ăn, tự chơi hoặc ngồi xem tivi, xem múa hát. Ưu điểm của ghế tập ngồi nhựa là trọng lượng nhẹ, chất liệu chắc chắn. Sau khi bé đã tập ngồi được thì mẹ vẫn có thể sử dụng như một chiếc ghế ăn cho bé. Nhược điểm của ghế nhựa là hơi cứng nhắc so với các loại ghế khác. Loại ghế này có thiết kế rất phong phú, màu sắc phong phú tuy nhiên giá cả thường cao.

Ghế tập ngồi cho bé bằng nhựa

2.1. Ghế tập ngồi cho bé bằng bông

Loại ghế tập ngồi này có lợi thế về màu sắc và chất liệu êm ái. Nhà sản xuất thường tạo hình gần gũi, dễ thương giống hình con vật để bé thấy thích thú hơn. Ghế tập ngồi bằng bông cũng rất êm ái. Vào mùa đông, ghế bằng bông cũng làm cho bé cảm thấy ấm áp và dễ chịu hơn khi được ngồi trong ghế. Vì vậy nhược điểm của loại ghế này cũng là vào mùa hè dễ làm cho bé bị nóng, vã mồ hôi. Giặt ghế bằng bông cũng hơi bất tiện và khó khăn cho mẹ một chút. Mẹ nhớ đóng bỉm cho bé khi ngồi ghế và thường chỉ nên dùng vào mùa mát tránh làm bé bị ra mồ hôi dễ ốm.

Ghế tập ngồi cho bé bằng bông

2.3. Ghế tập ngồi cho bé loại bơm hơi

Ghế tập ngồi loại bơm hơi có ưu điểm cả về màu sắc, chất liệu và diện tích sử dụng. Do ghế có thể bơm hơi nên khi rút hơi mẹ có thể cất gọn để tiết kiệm diện tích. Ghế bơm hơi cũng có nhiều màu sắc, tạo hình bắt mắt thu hút em bé. Do được bơm đầy hơi nên ghế cũng tương đối mềm mại và êm ái. Loại ghế này giá cả cũng khá phải chăng. Một nhược điểm nho nhỏ của loại ghế này là chất liệu nhựa ít nhiều sẽ gây bí khi bé ngồi lâu.

Ghế tập ngồi cho bé loại bơm hơi

3. Một số tiêu chí nào lựa chọn ghế tập ngồi cho bé

3.1. Bé tập ngồi vào mùa nào?

Có thể mẹ sẽ ngạc nhiên nếu chọn ghế tập ngồi theo mùa. Là do thời gian tập ngồi của bé thường chỉ trong vòng 4-5 tháng và bé không chỉ tập ngồi bằng ghế mà còn tự tập ngồi và tập ngồi dưới sự trợ giúp của ba mẹ. Nếu bé bắt đầu tập ngồi vào mùa đông – xuân thì rất có thể mẹ nên chọn ghế bông. Mùa lạnh khi được ngồi trong ghế bông bé sẽ thích thú hơn là phải ngồi trên sàn hay ngồi ghế nhựa. Hoặc nếu mẹ chọn ghế nhựa hay ghế bơm hơi, hãy mặc ấm vừa phải cho bé. Luôn chú ý để bé tự tập ngồi trên ghế ở nơi kín gió, ấm áp. Còn nếu bé bắt đầu tập ngồi vào cuối xuân đầu hè thì mẹ nên ưu tiên ghế nhựa và ghế bơm hơi hơn.

3.2. Chi phí của các loại ghế tập ngồi

Bé luôn phát triển rất nhanh, rất có thể ghế tập ngồi sẽ phải thanh lý hoặc bỏ đi sau khi bé ngồi được. Vì vậy mẹ nên cân nhắc cả chi phí của nó. Ghế tập ngồi bơm hơi loại tốt hoặc ghế tập ngồi bằng nhựa thường khá đắt đỏ, có thể lên tới gần 1 triệu đồng. Đầu tư cho con luôn là đầu tư xứng đáng, nhưng nếu điều kiện chưa cho phép bố mẹ nên tham khảo nhiều loại, nhiều hãng để chọn cho con. Bé cũng không nhất thiết luôn phải ngồi trên ghế tập ngồi. Bé còn tập ngồi cùng mẹ và còn tự ngồi tự chơi trên giường, trên sàn.

Chi phí của các loại ghế tập ngồi

Như vậy Góc của mẹ đã trình bày góc nhìn tương đối tổng quát về các loại ghế tập ngồi. Tùy theo điều kiện, sở thích của mẹ và bé, Góc của mẹ hi vọng mẹ sẽ chọn được loại ghế tập ngồi cho bé phù hợp. Chúc bé sớm ngồi vững và luôn khỏe mạnh, vui vẻ!

Nguồn tham khảo: https://www.whattoexpect.com/first-year/sit-up/

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Ghế tập ngồi cho bé và tất cả những gì mẹ không thể bỏ qua”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0