Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến
Danh mục sản phẩm

Thân chung động mạch – Phương pháp chẩn đoán và hướng điều trị sớm cho trẻ sơ sinh

Truncus Arteriosus – Thân chung động mạch là một trong những dị tật bẩm sinh xảy ra ở thai nhi. Dị tật tim này thường đi kèm các bất thường khác ở tim và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày của trẻ.

1. Truncus Arteriosus là gì?

Thân chung động mạch (Truncus Arteriosus) là dị tật tim bẩm sinh gặp ở trẻ. Trong đó chỉ có một mạch máu lớn dẫn máu ra khỏi tim, cấp máu cho tuần hoàn hệ thống, tuần hoàn phổi và mạch vành. Bình thường, có hai mạch máu riêng biệt dẫn máu ra khỏi tim. Truncus Arteriosus có nhiều loại, được phân loại theo 2 cách.

Các bất thường khác ở tim thường gặp là thông liên thất, bất thường cung động mạch chủ và bất thường mạch vành. Khoảng 20% bệnh nhân bị Truncus Arteriosus có hội chứng DiGeorge (mất đoạn nhiễm sắc thể 22q11) gây suy giảm miễn dịch, hạ canxi máu, chậm phát triển tâm thần, biến dạng mặt và bất thường xương.

2. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây thân chung động mạch ở trẻ sơ sinh hầu như vẫn chưa được tìm ra. Một số bé bị dị tật tim do thay đổi gen hoặc nhiễm sắc thể. Những loại dị tật tim này cũng được cho là sự kết hợp của gen và các yếu tố khác. Như mẹ tiếp xúc trong môi trường độc hại, thực phẩm mẹ nạp vào cơ thể hoặc thuốc mẹ uống.

Các loại thuốc mẹ dùng trong thai kỳ là nguyên nhân dẫn đến thân chung động mạch ở trẻ
Các loại thuốc mẹ dùng trong thai kỳ là nguyên nhân dẫn đến thân chung động mạch ở trẻ

3. Chẩn đoán

Thân chung động mạch (Truncus Arteriosus) có thể được chẩn đoán khi mang thai hoặc ngay sau khi em bé chào đời.

3.1. Trong khi mang thai

Khi mang thai, có các xét nghiệm sàng lọc (còn gọi là xét nghiệm trước sinh) để kiểm tra dị tật bẩm sinh và các tình trạng khác. Truncus Arteriosus có thể được nhìn thấy khi siêu âm. Một số phát hiện từ siêu âm có thể giúp bác sĩ chẩn đoán xem em bé có thể mắc thân chung động mạch hay không. Khi đó, bác sĩ sẽ yêu cầu siêu âm tim thai để xác định chẩn đoán. Siêu âm tim thai là siêu âm tim của thai nhi. Xét nghiệm này có thể cho thấy các vấn đề của cấu trúc tim và cách tim hoạt động khi có khiếm khuyết này. Bệnh này có thể được chẩn đoán sớm trong bụng mẹ bằng siêu âm tim thai ở tuần 18 đến 22 của thai kỳ.

Bác sĩ có thể yêu cầu siêu tâm tim để xác nhận chẩn đoán
Bác sĩ có thể yêu cầu siêu tâm tim để xác nhận chẩn đoán

3.2. Sau khi sinh

Biểu hiện lâm sàng của bệnh thay đổi. Trẻ thường có triệu chứng của suy tim sung huyết:

  • Bú kém
  • Thở nhanh
  • Đổ mồ hôi
  • Tím

Nếu nghi ngờ bé mắc bệnh tim bẩm sinh, bác sĩ có thể yêu cầu một hoặc nhiều xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán thân chung động mạch. Xét nghiệm phổ biến nhất là siêu âm tim. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ tim để đánh giá bất thường giải phẫu học của tim và đại động mạch, bất thường mạch vành. 

Truncus Arteriosus là khuyết tật tim bẩm sinh nghiêm trọng (CHD) cũng có thể được phát hiện khi sử dụng đo độ bão hoà oxygen. Nếu độ oxy trong máu thấp có thể là dấu hiệu của Truncus Arteriosus.

4. Phương pháp điều trị

4.1. Thuốc

Một số trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần các loại thuốc để giúp tăng cường cơ tim, giảm huyết áp. Đồng thời giúp cơ thể khỏi tình trạng ứ dịch.

4.2. Dinh dưỡng

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng với các bé mắc thân chung động mạch
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng với các bé mắc thân chung động mạch

Một số bé bị thân chung động mạch trở nên mệt mỏi khi bú mẹ, ăn không đủ để tăng cân. Để đảm bảo tăng cân lành mạnh, bé cần được bổ sung hàm lượng calo cao. Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Với những bé nào không thể bú mẹ, có thể cho bé ăn qua ống cho ăn.

4.3. Phẫu thuật

Điều trị chính của thân chung động mạch là phẫu thuật sớm trong vài tuần đầu sau khi sinh. Tuỳ thuộc vào tình trạng cơ thể của bé và mức độ bệnh bác sĩ đưa ra phương pháp phẫu thuật phù hợp. Các bước phẫu thuật thường gồm các bước sau:

  • Đóng lỗ giữa hai tâm thất bằng một miếng vá
  • Tách phần trên của động mạch phổi từ mạch lớn duy nhất
  • Cấy ghép ống dẫn và van để nối tâm thất phải với phần trên của động mạch phổi. Tạo ra động mạch phổi mới
  • Tái thiết mạch máu lớn và động mạch chủ để tạo ra một động mạch chủ mới hoàn chỉnh.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần tiếp tục theo dõi lâu dài để được chăm sóc tốt hơn. Đề phòng những trường hợp không mong muốn xảy ra.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Thân chung động mạch – Phương pháp chẩn đoán và hướng điều trị sớm cho trẻ sơ sinh”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Mẹ mới có bé lần đầu, bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi được chào đón bé yêu chào đời, chắc hẳn mẹ có nhiều băn khoăn lo lắng. Mẹ nghe “chín người mười ý” nên không rõ trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã thì tốt hơn, muốn tìm hiểu kỹ […]
Có nên mua gối chống trào ngược cho bé? Nên nhưng đừng làm dụng 
Có nên mua gối chống trào ngược cho bé? Nên nhưng đừng làm dụng 
Có nên mua gối chống trào ngược cho bé hay không là câu hỏi mà nhiều mẹ phân vân, thắc mắc. Bởi bé cưng của mẹ thường xuyên trào ngược, nôn trớ, mẹ nghe nhiều người mách cho bé sử dụng gối này sẽ giúp cải thiện tình trạng nhưng mẹ sợ mua nhầm, mua […]
Gối chống trào ngược dùng cho bé mấy tháng? Từ 0 tháng mẹ nhé 
Gối chống trào ngược dùng cho bé mấy tháng? Từ 0 tháng mẹ nhé 
Gối chống trào ngược dùng cho bé mấy tháng là câu hỏi mà nhiều mẹ quan tâm vì mẹ nghe nhiều người mách dòng gối này có tác dụng ổn định dịch dạ dày, hạn chế tình trạng trào ngược, nôn trớ nhưng mẹ chưa biết bé mấy tháng thì dùng được. Vậy bài viết […]
TOP 9 cách gọi sữa về sau sinh thường giúp bé ti thỏa thích
TOP 9 cách gọi sữa về sau sinh thường giúp bé ti thỏa thích
Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ thường lo lắng khi sữa về ít, nhỏ giọt, không được ướt áo, con ti cũng chẳng thỏa thích. Không sao đâu ạ, bởi Góc của mẹ sẽ xác định được từng nguyên nhân xuất phát từ mẹ và bé, từ đó gợi ý 9 cách […]
Làm sao để sữa về nhanh sau mỗi cữ bú? 5 bí quyết cực hiệu quả
Làm sao để sữa về nhanh sau mỗi cữ bú? 5 bí quyết cực hiệu quả
Mẹ cho con bú nhưng sữa về nhỏ giọt, con không ti đủ nên thường quấy khóc, khó chịu khiến các mẹ vô cùng lo lắng, không biết làm sao để sữa về nhanh sau mỗi cữ bú. Đừng lo quá mẹ ơi, sau đây là 5 mẹo kích sữa về nhanh chóng, con ti […]
Bé uống sữa xong là ị: Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục
Bé uống sữa xong là ị: Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục
Trường hợp bé uống sữa xong là ị, đi ngoài phân lỏng làm mẹ không khỏi lo lắng vì sợ con gặp vấn đề về sức khỏe. Vậy bé đi ị sau uống sữa là phản ứng sinh lý bình thường hay bất thường? Để giúp mẹ yên tâm hơn và nắm rõ được nguyên […]
Giỏ hàng 0