Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Cơ thể trẻ em còn non yếu nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài. Nhất là với các sản phẩm giặt rửa có hóa chất tạo mùi.

Sản phẩm có mùi càng thơm, càng chứa nhiều hóa chất độc hại

Có đến 80% hương thơm đang được sử dụng là hương liệu tổng hợp fragrance/ perfume/ parfum. Các này tổng hợp từ thành phần có nguồn gốc dầu mỏ, rất độc đối với cơ thể. Ví dụ như aceton, dẫn xuất của benzen, metylen, clorua…Tổn hại nhẹ nhất là gây dị ứng, kích ứng. Các hóa chất đó còn có thể thấm qua da và tích lũy, gây nhiều tác động cho cơ thể.

Viện Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ cũng nói rằng, có đến 95% các hóa chất dùng để sản xuất hóa chất tạo mùi tổng hợp là nguồn gốc từ dầu thô. Gồm các chất gốc benzene (chất gây ung thư), aldehydes, toluene và rất nhiều hóa chất độc hại khác liên quan đến ung thư, quái thai, các rối loạn hệ thần kinh trung ương, và dị ứng.

 

Ảnh hưởng của hóa chất tạo mùi tới sức khỏe trẻ em

Nhà sản xuất thường cho hương liệu tạo mùi thơm vào để che lấp bớt mùi khó chịu của thành phần tẩy rửa, đồng thời tạo cảm giác hấp dẫn cho người sử dụng. Nhưng ẩn trong đó là nhiều nguy cơ tiềm tàng có thể tác động tới sức khỏe của bé.

Thần kinh

Hóa chất tạo mùi có thể gây hại cho sự phát triển trí não, phát triển hành vi và sự phối hợp giữa các cơ ở trẻ. Đặc biệt, các hóa chất trong sản phẩm giặt rửa có mùi sẽ tác động đến hàm lượng hormone tuyến giáp. Đây vốn là cơ quan đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển não của trẻ sơ sinh.

Da liễu

Hương liệu tạo mùi là một trong những nguyên nhân phổ biến gây các bệnh về da như dị ứng, viêm da tiếp xúc…

Cơ thể trẻ còn yếu nên dễ bị ảnh hưởng hơn nhiều so với người lớn. Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị dị ứng nước giặt xả là da nổi mẩn đỏ, sần và trẻ hay ngọ ngoậy do ngứa. Một số bé có thể bị ảnh hưởng tới hô hấp khiến trẻ hay khóc, cáu gắt. Cũng vì mùi hương nước giặt xả quá đậm đặc.

Theo bác sĩ Mai Kiều Anh – Viện nhi Trung ương chia sẻ, da trẻ sơ sinh rất mỏng nên các sản phẩm có hương thơm (tạo mùi từ hóa chất), dễ thấm qua da hơn. Nhất là nước giặt xả, sản phẩm tắm gội, dưỡng da…

Hô hấp

Với đặc tính khuếch tán nhanh chóng vào không khí, hóa chất tạo mùi hương có thể là “thủ phạm” khiến bé mắc các bệnh tới hô hấp. Bé có thể bị ho, sổ mũi và hắt xì nếu như mùi hương quần áo quá nồng.

Hệ tiêu hóa

Độ mẫn cảm với các loại hóa chất mùi hương có thể gây ra những phản ứng khó chịu ở hệ tiêu hóa. Bé có thể bị các chứng như đau bụng, tiêu chảy,… khi tiếp xúc với hóa chất tạo mùi trong thời gian dài.

Lời khuyên dành cho mẹ

Bác sĩ cho lời khuyên, tốt nhất nên tránh xa các sản phẩm có mùi thơm đậm đặc.

Tại Viện Nhi Trung ương và các bệnh viện phụ sản, bác sĩ đã khuyên các mẹ không nên dùng nước xả vải để ngâm, giặt đồ cho trẻ em. Dù không hoàn toàn quy kết nước xả vải là thủ phạm gây viêm da. Nhưng theo họ, tốt nhất nên tránh xa các loại nước có mùi thơm.

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoan – Viện hóa học công nghiệp cho biết. “Dùng hóa chất tạo mùi không ít thì nhiều đều có độc hại”. Các sản phẩm lưu hành trên thị trường đều phải trải qua quá trình kiểm nghiệm. Đặc biệt, những sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người như bột giặt, nước xả vải… thì cần phải có sự kiểm định của Bộ Y tế.

Các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên chọn mua các sản phẩm cho bé như sau:

Sản phẩm không mùi

Dòng sản phẩm không mùi là cải tiến mới lạ trên thị trường. Đây cũng là quyết định lựa chọn an toàn nhất khi mẹ cân nhắc mua các sản phẩm giặt giũ quần áo hoặc vệ sinh không gian sống của trẻ. Để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé, mẹ hãy đọc thành phần để lựa chọn được sản phẩm không sử dụng hóa chất mùi hương.

Sản phẩm mùi hương tự nhiên

Trên thị trường hiện nay có nhiều thương hiệu quảng cáo mùi hương tự nhiên. Nhưng có thể chỉ là hương liệu tổng hợp từ hóa chất nhân tạo. Mẹ cần tỉnh táo để phân biệt được sản phẩm có chiết xuất thiên nhiên. Từ trái cây, hoa lá hoặc cây cỏ,…

Sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ

Không chỉ với các sản phẩm giặt rửa hay vệ sinh. Mẹ nên có thói quen đọc thành phần và chứng nhận trước khi mua hàng mẹ nhé!

Các sản phẩm “chuẩn xịn” đều được bảo chứng bởi các hiệp hội, tổ chức trong nước và nước ngoài. Một trong những tiêu chuẩn khắt khe nhất trên thế giới hiện nay, dành cho các sản phẩm trẻ em là chuẩn Nhật Bản – JIS K 3371:1994.

Lựa chọn tối ưu và an toàn nhất dành cho bé có khứu giác và làn da nhạy cảm là:

Vì quần áo là đồ dùng tiếp xúc với da thường xuyên. Nên mẹ cần lưu ý lựa chọn kỹ lưỡng các sản phẩm giặt xả. Hy vọng với những lưu ý ở trên mẹ sẽ chọn được cho mình những sản phẩm ưng ý.

Ngoài ra, mẹ cũng nên lựa chọn sản phẩm không có các khóa chất tạo bọt để tránh ảnh hưởng tới làn da non nớt của con. Tìm hiểu thêm tại đây.

 

Cha mẹ nên làm gì khi cho trẻ ăn dặm nhưng bé không muốn ăn, hoặc luôn quậy phá, không chịu hợp tác? Bên cạnh những bé rất hào hứng ăn thì cũng có một bé chẳng chịu ăn. Đây được coi là thử thách không nhỏ với cha mẹ. Vậy phải giải quyết như nào với những trường hợp đó? Đọc bài viết này ngay, các mẹ nhé

1. Nhổ thức ăn

Mẹ có thấy bé đẩy lưỡi và đẩy thức ăn ra sau mỗi lần cắn thức ăn không? Có thể có lẽ do bé vẫn chưa vượt qua được phản xạ đẩy lưỡi của mình. Đây là bản năng của tất cả trẻ sơ sinh giúp đẩy bất cứ thứ gì ra khỏi miệng để tránh bị nghẹn.

cho trẻ ăn dặm
Nhổ thức ăn

Giải pháp cho mẹ:

Mẹ hãy tiếp dùng cho bé uống sữa mẹ/ sữa công thức như bình thường. Thêm vào đó, mẹ cho cũng nên cho bé ăn dặm thêm những loại thực phẩm có hương vị quen thuộc. Chẳng hạn, mẹ đặt chút thức ăn vào muỗng và cho bé ăn dần dần, cảm nhận dần dần. Nếu lưỡi bé tiếp tục đẩy bột/ thức ăn sau vài lần, có thể đơn giản vì bé chưa sẵn sàng để ăn dặm. Mẹ hãy đợi 1 vài ngày hoặc 1 tuần sau và thử lại nhé.

2. Trẻ quay đi mỗi khi cho trẻ ăn dặm

Mỗi khi mẹ đưa thìa thức ăn hướng về phía bé, bé lại quay mặt đi hoặc quấy khóc.

Giải pháp cho mẹ:

Khi bé không có tâm trạng ăn uống, cách bé có thể thể hiện ra là quay mặt đi. Có thể do bé đang bị mệt, mất tập trung, người không khoẻ hoặc không thực sự thích món ăn đó. Dù là lý do nào, mẹ hãy tôn trọng bé nhé. Thay vì bắt ép bé phải ăn, mẹ hãy thử lại vào lần sau và với món khác.

3. Bé nhăn mặt 

Khi bé ăn một miếng thức ăn, bé nhăn mặt. Khi đó, mẹ không biết do thức ăn không ngon hay bé không thích món đó.

Giải pháp cho mẹ:

cho trẻ ăn dặm
Bé nhăn mặt 

Mẹ đừng kết luận ngay nhé. Vị giác của bé cần có thời gian để làm quen với kết cấu và hương vị mới. Vì vậy, có thể bé chỉ đang ngạc nhiên trước món mới đó thôi. Khi bé quen, bé có thể cười hoặc thích thú với món ăn đó. Có thể bé rùng mình hoặc nhăn mặt mỗi khi cho bé ăn món ăn dặm nào đó. Mẹ hãy tiếp tục thử và cho bé làm quen nhé. Nhiều mẹ phải thử đến 15 lần trước khi bé chấp nhận một loại thức ăn mới đó.

Xem thêm:

4. Bé bị táo bón

Khi cho trẻ ăn dặm, một số bé có thể bị táo bón.

Giải pháp cho mẹ:

Chế độ ăn mới có thể khiến bé bị táo bón. Mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ và thử cắt giảm một số món như ngũ cốc, khoai tây,… Thay vào đó, mẹ hãy cho thêm nhiều món giàu chất xơ và vitamin như trái cây, rau xanh vào thực đơn. 

5. Bé bị đầy hơi

Hệ thống tiêu hoá đang phát triển của bé phải làm việc nhiều hơn vì nó học cách hấp thụ thức ăn. Điều này có thể đôi khi khiến bé bị đầy hơi.

Giải pháp cho mẹ

Mẹ hãy thử cho bé ăn thành nhiều bữa nhỏ, số lượng nhỏ. 

cho trẻ ăn dặm
Bé bị đầy hơi

6. Bé bị phát ban

Sau khi bé ăn xong, bé bị phát ban quanh miệng hoặc vùng mông thì có thể là dấu hiệu của dị ứng thực phẩm. Các triệu chứng dị ứng khác bao gồm nôn, thở khò khè, chảy nước mắt và sổ mũi.

Giải pháp cho mẹ:

Nếu mẹ nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào sau khi cho bé ăn một loại thực phẩm mới, hãy gọi bác sĩ để xác nhận bé thực sự dị ứng với thực phẩm đó không.

Xem thêm: 7 vấn đề thường gặp khi cho trẻ ăn dặm và cách giải quyết

7. Bé không tự ăn

Bé không tự bốc thức ăn để ăn hoặc bé chỉ chờ mẹ cho ăn.

Giải pháp cho mẹ

Để tăng tốc quá trình tự ăn của bé, mẹ hãy cho bé ăn những miếng thức ăn có kích cỡ vừa phải, dễ dàng cho bé nhặt. Chẳng hạn như một ít bông cải xanh hoặc cà rốt hấp hoặc miếng dưa hấu. Mẹ cũng có thể đưa cho bé một cái muỗng có tay cầm ngắn và cong, để bé dễ dàng cho thức ăn vào miệng.

Trên đây là 7 vấn đề thường gặp phải khi mẹ cho trẻ ăn dặm. Điều quan trọng khi cho bé ăn dặm là mẹ hãy thật kiên nhẫn và quan sát cách bé phản ứng khi ăn nhé.

Để giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc cho bé ăn dặm, Mamamy đã tổng hợp các phương pháp và dụng cụ chế biến ăn dặm. Mẹ tham khảo nhé!

Nếu hai bố con đang đau đầu không biết ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 năm nay nên tặng món quà nào thì đừng lo lắng nhé. Mamamy có ngay 3 gợi ý cực kỳ dễ làm, chỉ từ 1-2 phút là có thể làm ngay được món quà tặng mẹ rồi. 

1. Hướng dẫn chi tiết các bước làm quà tặng mẹ nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3

Mẹ có thể xem ngay clip này hoặc click xem các ảnh ở dưới nhé!

1.1. Món quà số 1

  • Bước 1: Chuẩn bị một tờ giấy trắng, hình vuông, cắt 4 góc, giống như hình chữ thập

  • Bước 2: Gấp 2 góc đối diện với nhau như hình

  • Bước 3: Lấy 2 tờ giấy màu đen và màu trắng, cắt thành 2 hình trái tim, một lớn và một nhỏ. Dán hai hình trái tim chồng lên nhau, trái tim đỏ lên trước trái tim đen. 

  • Bước 4: Sau đó cắt hình này làm đôi.

  • Bước 5: Làm bước 3, bước 4 tương tự với kích thước hình trái tim nhỏ hơn, tạo thành 3 trái tim nhỏ cùng kích thước nhau.

  • Bước 6: Dán 3 hình trái tim nhỏ lên tờ giấy trắng chuẩn bị ở bước 1, theo hàng dọc. Như hình:

  • Bước 7: Dùng giấy màu đen, cắt thành chữ I, U và dán như hình

  • Bước 8: Dán 2 nửa trái tim lớn như hình:

  • Bước 9: Kéo hai nửa trái tim lại với nhau và hoàn thành

Đây là thành quả
Đây là thành quả

1.2. Món quà số 2

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 tờ giấy chữ nhật, cắt ở giữa

  • Bước 2: Cắt hình trái tim nhỏ. Sau đó cắt tiếp làm đôi

  • Bước 3: Dán hai nửa trái tim đó vào hai đầu như này

  • Bước 4: Dán thêm mẩu giấy trắng ở mặt sau. Có thể viết chữ/ lời gửi gắm lên phần giấy ở giữa

  • Bước 5: Hoàn thành

1.3. Món quà số 3

  • Bước 1: Sử dụng hộp diêm cũ

  • Bước 2: Lấy lò xo trong ruột bút bi

  • Bước 3: Lấy giấy đỏ cắt thành một hình trái tim nhỏ

  • Bước 4: Dùng keo nến gắn trái tim vào đầu lò xo

  • Bước 5: Gắn lò xo lên mặt bên trong của hộp diêm

  • Bước 6: Hoàn thành

Trên đây là hướng dẫn chi tiết để hai bố con có thể tự tay làm quà tặng mẹ. Để theo dõi cụ thế hơn, bố có thể vào link này để xem nhé!

Hai bố con hãy giúp mẹ tận hưởng ngày 8/3 bằng những điều thú vị khác nhé. Cùng tham khảo tại đây.

Chuẩn bị mang thai nên uống thuốc gì?” là câu hỏi được nhiều chị em phụ nữ – những người sắp hoặc đang có kế hoạch mang thai quan tâm. Bởi chuẩn bị càng kỹ càng trước khi có thai bao nhiêu. Thì trong và sau khi mang thai, những rủi ro và khả năng không muốn sẽ giảm ở mức tối thiểu. Điều quan trọng nhất đó là mỗi người mẹ đều mong muốn con sinh ra được khoẻ mạnh. Chính vì vậy, mẹ hãy đọc ngay bài viết này để chuẩn bị cho mình những thông tin hữu ích nhất nhé. 

1.Lập kế hoạch và hành động

Nghe có vẻ không liên quan lắm đến việc mang thai hay sinh con. Nhưng thực sự thì bước này thường không được nhiều mẹ chú trọng tới. Chúng ta có suy nghĩ khá phổ biến đó là “trời sinh voi sinh cỏ” hay “con cái là lộc trời cho”. Tức là việc có bầu hãy để tự nhiên, bao giờ có thì đó là điều đáng mừng. Tuy nhiên, dù có suy nghĩ đó đi chăng nữa. Mỗi người mẹ tương lai nên lập kế hoạch và hành động thật cụ thể. Bởi những điều này sẽ giúp cho mẹ luôn ở trong trạng thái chủ động hoàn toàn. Biết mình nên làm gì, chuẩn bị những gì. Để chào đón thiên thần sắp tới.

Mục tiêu, kế hoạch và những bước hành động vẫn xoay quanh việc mang thai và và sinh ra bé khoẻ mạnh. Vậy thì mẹ cần chuẩn bị những gì? Hãy lấy ngay cây bút, quyển sổ hoặc điện thoại để ghi ra thật chi tiết mẹ nhé. Từ việc chuẩn bị sức khoẻ, tinh thần cho đến tài chính, công việc. Khi ghi ra mẹ sẽ thấy có rất nhiều thứ mẹ cần chuẩn bị ngay từ bây giờ, trước khi cả việc có bầu đó.

2.Gặp bác sĩ

chuẩn bị mang thai nên uống thuốc gì
Đến gặp bác sĩ giúp mẹ chủ động hơn về tình trạng sức khoẻ

Thường chúng ta chỉ gặp bác sĩ có vấn đề gì đó trong cơ thể hoặc cảm thấy không khoẻ. Tuy nhiên, đối với các mẹ muốn mang thai. Thì trước có bầu, mẹ hãy chủ động đến gặp bác sĩ. Mẹ có thể khám sức khỏe tổng thể. Để biết tình trạng sức khoẻ của mình đang như thế nào. Có gặp vấn đề gì hay cần cải thiện gì không. Từ đó, bác sĩ sẽ thảo luận và đưa ra những lời khuyên tốt nhất cho việc mang thai. Bên cạnh đó, nếu mẹ nào đang dùng thuốc điều trị trước đó. Bác sĩ cũng sẽ xem xét mẹ có nên tiếp tục dùng thuốc đó không. Mẹ cần thực hiện những bước nào trước khi mang thai để ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh.

Khi gặp bác sĩ, mẹ có thể hỏi bác sĩ và nghe tư vấn về những thông tin sau.

2.1.Tình trạng sức khoẻ và một số loại bệnh

Một số bệnh như tiểu đường, bệnh tuyến giáp, huyết áp cao hoặc những bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc bệnh mãn tính khác cần được kiểm soát và điều trị. Nhất là với mẹ chuẩn bị mang thai hoặc có kế hoạch mang thai.

2.2.Thói quen sống

Mẹ cần nói chuyện với bác sĩ nếu đang hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng một số thuốc khác, đang sống trong một môi trường căng thẳng hoặc làm việc trong môi trường độc hại. Những thông tin này sẽ giúp bác sĩ đưa ra những lời khuyên, tư vấn tốt hơn.

chuẩn bị mang thai nên uống thuốc gì
Thay đổi những thói quen không tốt cho sức khoẻ và cơ thể

2.3.Thuốc

Một số loại thuốc uống trong thời kỳ mang thai có thể gây ra dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Chúng bao gồm một số loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn, thuốc dạng thực phẩm chức năng hoặc thực phẩm bổ sung. Vì vậy, nếu mẹ có kế hoạch mang thai, mẹ nên hỏi bác sĩ về những loại thuốc này để đảm bảo rằng mẹ chỉ dùng những loại thuốc thực sự cần thiết.

2.4.Tiêm phòng

Một số loại bệnh cần tiêm phòng trước khi mẹ mang thai, trong khi mang thai và ngay sau khi sinh. Tiêm phòng đúng cách, vào đúng thời điểm có thể giúp mẹ khoẻ mạnh, bé không gặp vấn đề về sức khoẻ trong suốt thai kỳ và sau này. Tìm hiểu thêm về tiêm phòng trước khi mang thai tại đây.

3.Chuẩn bị mang thai nên uống thuốc gì?

Việc đến gặp bác sĩ trước khi mang thai cũng là để mẹ nhận được những hướng dẫn chi tiết về việc bổ sung những thuốc nào khi mang thai, liều lượng bao nhiêu. Những loại thuốc này đảm bảo cơ thể không bị thiếu dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi. Các chất cần thiết để bổ sung trước khi mang thai 3 tháng đó là Acid folic, sắt, canxi và vitamin.

3.1.Bổ sung acid folic

chuẩn bị mang thai nên uống thuốc gì
Bổ sung đầy đủ acid folic trước khi mang thai

Uống bổ sung acid folic vô cùng quan trọng với mẹ trước khi mang thai. Uống 400 microgram (mcg) acid folic mỗi ngày, trong ít nhất một tháng trước khi thụ thai và trong 3 tháng đầu thai kỳ. Điều này giúp giảm khả năng sinh con bị dị tật ống thần kinh (neural-tube defects) từ 50 đến 70% theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention – CDC). Uống acid folic cũng giúp ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh khác.

Mẹ có thể mua bổ sung acid folic tại nhà thuốc hoặc dùng vitamin tổng hợp trước khi sinh. Kiểm tra bảng thành phần để đảm bảo vitamin tổng hợp đó chứa 400 mcg acid folic mà mẹ cần.

Ngoài ra, mẹ cũng hãy kiểm tra để đảm bảo rằng vitamin tổng hợp đó không chứa nhiều hơn mức cho phép hàng ngày là 770 mcg RAE (2.565 IU) vitamin A, trừ trường hợp chúng ở dạng beta-carotene. Bổ sung quá nhiều dạng vitamin A có thể gây ra dị tật bẩm sinh.Để an toàn nhất, tốt hơn hết, mẹ hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể và chi tiết nhất nhé.

Ngoài acid folic bạn cần bổ sung, có thêm một số vitamin khác mẹ cũng có thể tham khảo:

  • Iot – có lợi cho sự phát triển trí não, thị giác, thính giác, sự vận động của trẻ
  • Sắt – thiếu sắt có thể khiến cơ thể luôn mệt mỏi
  • Dầu cá
  • Vitamin D3

Những trường hợp bà bầu bị trĩ khi mang thai không hiếm gặp. Tuy nhiên, cảm giác không hề dễ chịu mỗi lần đi vệ sinh sẽ khiến nhiều mẹ cảm thấy lo lắng. Thậm chí với những ai lần đầu mang thai càng không thể lường trước được và dễ chủ quan ngay khi có những khả năng bị trĩ. Vậy thì làm gì để tránh bị trĩ khi mang thai? Khi bị trĩ nên làm gì, không nên làm gì? Đọc ngay bài viết này mẹ nhé.

1.Bệnh trĩ là gì?

Theo Wikipedia, bệnh trĩ, còn có tên gọi khác là bệnh lòi dom theo dân gian, là bệnh xảy ra do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hoặc sự phình tĩnh mạch) ở xung quanh hậu môn. Trong trạng thái bình thường, những mô này có chức năng kiểm soát phân ra ngoài. Khi chúng bị phồng lên do sưng hoặc viêm thì gọi là trĩ. 

Bệnh trĩ được chia thành trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội chịu lực nén bên trong nên thường sung huyết, chảy máu và đôi khi bị sa. Trĩ ngoại có thể có huyết khối phát triển, khiến người bị bệnh cảm thấy rất đau. 

2.Tại sao bà bầu bị trĩ khi mang thai?

Lý do các mẹ bầu dễ bị trĩ khi mang thai bởi 3 yếu tố chính: sự phát triển của tử cung, táo bón và sự gia tăng hormone progesterone.

bà bầu bị trĩ
Mẹ bầu nên tập thể dục thường xuyên, vận động cơ thể để ngăn ngừa bị trĩ khi mang thai

Tử cung ngày một phát triển theo sự lớn lên của thai nhi gây áp lực lên các cơ quan bên trong của mẹ bầu. Điều này khiến làm chậm khả năng lưu thông máu từ nửa dưới cơ thể, làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch bên dưới tử cung khiến những tĩnh mạch này giãn ra hoặc sưng lên.

Táo bón – một vấn đề cực kỳ phổ biến ở mẹ bầu khi mang thai cũng có thể góp phần hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ. Vì khi bị táo, mẹ có xu hướng đi vệ sinh khó hơn bình thường, dễ dẫn đến trĩ. 

Khi mang thai, hormone progesterone khiến các thành tĩnh mạch “lỏng lẻo” hơn bình thường. Chúng có xu hướng sưng lên dễ dàng hơn. Chính vì vậy nội tiết tố này cũng góp phần vào việc gây nên tình trạng táo bón và trĩ. 

2.1.Bệnh trĩ ở mẹ bầu khi mang thai

Mẹ bầu bị trĩ khi mang thai thường diễn ra trong tam cá nguyệt thứ ba hoặc trong quá trình rặn khi sinh thường. Khi đó búi trĩ phát triển thành một “huyết khối” – cục máu đông hình thành bên trong búi trĩ, trở nên sưng và phình to. Loại trĩ này có thể gây đau đớn cho mẹ bầu, khiến việc đi lại, ngồi hoặc đi vệ sinh khó khăn hơn.

Như đã đề cập ở trên, trĩ được chia thành hai loại trĩ nội và trĩ ngoại. Nếu bị trĩ trong, mẹ có thể thấy chút máu ra giấy vệ sinh khi đi vệ sinh. Trĩ ngoài thì ngược lại, mẹ sẽ dễ nhận thấy hơn. Mẹ sẽ có cảm giác như có một vật gì đó sưng to ở phía ngoài hậu môn. Cảm giác không tránh khỏi khi bị trĩ, dù là trĩ nội hay trĩ ngoại đó chính là khó chịu, thậm chí là đau đớn. Vì vậy, nếu mẹ thấy hiện tượng chảy máu nhiều hơn, khó chịu, đau nhiều thì có thể gặp bác sĩ hoặc tới cơ sở y tế để được thăm khám.

2.2.Làm thế nào để tránh bị trĩ khi mang thai?

Mẹ hãy tham khảo ngay 5 cách phổ biến để ngăn ngừa bệnh trĩ khi mang thai nhé:

Tránh bị táo bón

Như các mẹ đã biết, táo bón là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ. Vì vậy, ngay trong quá trình mang thai, các mẹ hãy hạn chế việc để cơ thể bị táo bón. Bằng một chế độ ăn uống lành mạnh như sau:

  • Ăn thật nhiều chất xơ với những thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây và rau quả
  • Uống nước đúng và đủ
  • Tập thể dục thường xuyên (theo sự hướng dẫn của người có chuyên môn)
  • Nếu mẹ bị táo bón, có thể bổ sung thêm chất xơ hoặc sử dụng chất làm mềm phân theo sự tư vấn của bác sĩ
  • Không ngồi quá lâu
bà bầu bị trĩ
Thay đổi tư thế, đi lại thường xuyên nếu phải ngồi quá lâu khi làm việc

Mẹ hãy đi vệ sinh ngay khi cảm thấy muốn đi. Không nên nhịn đi vệ sinh. Không những vậy, việc ngồi quá lâu có thể gây áp lực lên khu vực trực tràng. Đặc biệt là tránh ngồi xổm để đi vệ sinh trong một thời gian dài. 

Bên cạnh đó, nếu công việc của mẹ cần phải đứng/ ngồi trong một thời gian dài, mẹ hãy liên tục đứng dậy và đi lại một vài phút mỗi giờ. 

Bài tập Kegel giúp tăng sự lưu thông máu ở khu vực trực tràng và tăng cường các cơ xung quanh hậu môn, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ. Kegel cũng giúp tăng cường và làm săn chắc các cơ xung quanh âm đạo và niệu đạo.

3.Biện pháp điều trị bệnh trĩ khi mang thai

Khi nhận biết và phát hiện bị trĩ, mẹ có thể tham khảo một số biện pháp sau. Thường thì những triệu chứng của trĩ chưa thể loại bỏ hoàn toàn trong thời kỳ mang thai. Mà tình trạng này có thể giảm hẳn sau khi sinh con. Vì vậy, ngay từ khi mang thai, mẹ hãy có duy trì những thói quen ăn uống, sinh hoạt thật lành mạnh nhé. Biện pháp ngăn ngừa hàng đầu đó là tránh bị táo bón. 

Góc của mẹ cũng đã tổng hợp 32 loại thực phẩm tốt nhất cho mẹ trong giai đoạn mang thai, mẹ tham khảo tại đây nhé!

bà bầu bị trĩ
Ăn nhiều chất xơ, thực phẩm xanh để hạn chế táo bón khi mang thai

Bên cạnh đó là những biện pháp khác để mẹ tham khảo:

  • Sử dụng một số loại thuốc theo sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Trong đó bao gồm thuốc uống nhuận tràng, giúp làm mềm phân. Kem/ thuốc bôi để thoa vào vùng bị trĩ, giúp giảm đau tức thời. Kem bôi trơn tại hậu môn để giúp thải phân dễ hơn,…
  • Chườm lạnh, vệ sinh bằng nước mát
  • Ngâm mông trong bồn/ chậu nước ấm từ 10 đến 15 phút. 
  • Tránh các hoạt động nặng: bưng bê các vật nặng
  • Giữ vùng hậu môn sạch sẽ. Sử dụng khăn giấy vệ sinh mềm, không mùi, ít gây kích ứng sau khi đi vệ sinh
  • Tránh các loại thực phẩm có quá nhiều muối hoặc quá mặn
  • Nằm nghiêng sang bên trái để giảm bớt tình trạng ứ máu tại vùng chậu/ hậu môn
  • Tập thể dục thường xuyên, hàng ngày

4. Khi nào mẹ nên gặp bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế?

Tình trạng bà bầu bị trĩ khi mang thai là điều không thể tránh khỏi. Theo thống kê, khoảng 20 – 50% phụ nữ mang thai có thể bị trĩ, tuỳ theo mức độ khác nhau. Do đó, ngay khi bị táo bón, mẹ hãy điều chỉnh ngay thực phẩm ăn vào. Đồng thời thường xuyên luyện tập, uống nhiều nước. 

Trong trường hợp có những triệu chứng của bệnh trĩ, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để phòng ngừa hay điều trị tại nhà. Nếu bị chảy máu khi đi vệ sinh hoặc thấy quá đau thì có thể đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị phù hợp. Trong một số trường hợp, sau khi sinh xong, mẹ cần thu nhỏ búi trĩ, tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ lúc đó. Vì vậy, tóm lại, mẹ không nên quá hoang mang, lo lắng. Hãy lắng nghe cơ thể, điều chỉnh chế độ ăn uống kịp thời cùng với thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học. Đồng thời đến gặp hoặc nói chuyện với bác sĩ trong trường hợp cần thiết.

Bà bầu bị trĩ cũng có thể gặp tình trạng đau lưng hoặc đau bụng khi mang thai. Mẹ cũng nên lưu ý nữa nhé!

Giỏ hàng 0