Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Nhiều phụ nữ mang thai được khuyên không nên ăn hải sản vì thực phẩm này chứa nhiều thủy ngân, sẽ gây hại đến thai nhi. Vậy mẹ bầu ăn tôm được không? Và tôm mang đến những lợi ích sức khỏe nào cho mẹ bầu? Hãy để Góc của mẹ giải đáp “tất tần tật” thắc mắc, băn khoăn này cho mẹ nhé!

Mẹ bầu ăn tôm được không?

Bà bầu ăn tôm rất tốt và hoàn toàn có thể ăn tôm khi mang thai mà không gặp bất kỳ trở ngại nào, bởi vì tôm được xếp vào danh sách các hải sản chứa hàm lượng thủy ngân thấp và chứa nhiều dưỡng chất quan trọng với hàm lượng cao như protein và các khoáng chất như sắt, selen, canxi, và omega – 3. Những chất này có nhiều tác dụng quan trọng như cung cấp năng lượng cho mẹ bầu, giúp phòng ngừa thiếu máu, và tăng cường hệ thống miễn dịch của mẹ bầu. 

Mẹ bầu ăn tôm được không?
Ăn tôm hoàn toàn rất tốt cho mẹ bầu 

Tôm là loại hải sản có chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể của cả mẹ và bé. Các nghiên cứu dinh dưỡng chỉ ra rằng: Trong 100 gram tôm có chứa:

  • 99 calo.
  • 0,3 gram chất béo.
  • 0,2 gram carbohydrates.
  • 189 mg cholesterol.
  • 111mg natri.
  • 24 gram protein.
  • Ngoài ra còn chứa một số vitamin và khoáng chất cần thiết khác như: Vitamin B12, photpho, đồng, kẽm, canxi, magie, sắt…
Mẹ bầu ăn tôm được không?
Tôm chứa nhiều chất dinh dưỡng

Dù vậy, mẹ bầu vẫn chỉ nên ăn giới hạn khẩu phần ăn với tôm vào khoảng 340g/tuần, và phải ăn dưới dạng nấu chín kỹ vì chúng có thể chứa ký sinh trùng và vi khuẩn listeria gây viêm màng não. Các loại vi khuẩn này sẽ tấn công bào thai thông qua nhau thai, dọa sảy thai. Và mẹ bầu đặc biệt lưu ý rằng hải sản sống cũng chứa kháng sinh có thể cản trở sự phát triển của thai nhi. Do đó bà bầu không nên ăn sushi, sashimi, hàu hay gỏi có hải sản sống.

2. Lợi ích của tôm đối với mẹ bầu và thai nhi 

Với hàm lượng dinh dưỡng cao, tôm mang đến những lợi ích sức khỏe vô cùng tuyệt vời cho mẹ và em bé. Sau đây là một số lợi ích tích cực khi bà bầu ăn tôm trong thời gian mang thai.

Mẹ bầu ăn tôm được không?
Tôm mang đến những lợi ích sức khỏe vô cùng tuyệt vời cho mẹ và bé yêu
  • Hàm lượng chất béo thấp: Tôm gần như là một loại thực phẩm hoàn hảo vì chúng chứa hàm lượng chất béo thấp. Trong 100g tôm chỉ chứa chưa tới 100 calo, do đó mẹ bầu ăn tôm sẽ không phải quá lo ngại về việc bị tăng cân đột ngột
  • Mẹ bầu ăn tôm giúp bổ sung omega-3: Một lợi ích khác của việc ăn tôm khi mang thai là giúp mẹ bầu bổ sung thêm axit béo omega-3 lành tính. Tôm rất giàu axit béo omega-3 quan trọng, chẳng hạn như eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA). Axit béo DHA hỗ trợ sự phát triển của não bộ, hệ thần kinh trung ương và mắt của thai nhi
  • Giàu amino axit và protein: Khoảng 84g tôm nấu chín chứa 21g protein, thích hợp để cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng cần thiết. Bên cạnh đó, tôm cũng rất giàu axit amin thiết yếu, phục vụ cho sự phát triển của thai nhi, do cơ thể không thể tự sản xuất được axit amin nên mẹ bầu cần bổ sung dưỡng chất này thông qua thực phẩm
  • Bổ sung sắt: Mỗi 100g tôm cung cấp khoảng 1,8 g sắt. Theo các chuyên gia, sắt là dưỡng chất rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của em bé. Sắt cũng làm giảm nguy cơ thiếu máu trong thai kỳ, giúp cung cấp máu cho thai nhi và giảm nguy cơ sinh non.
  • Bổ sung astaxanthin: Astaxanthin là một chất chống oxi hóa, giúp giảm viêm, giảm mệt mỏi, và tăng cường thị lực. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tôm, đặc biệt là vỏ tôm, chứa nhiều Astaxanthin. Việc bổ sung Astaxanthin thông qua tôm có thể giúp giảm cholesterol, nguy cơ ung thư, và sự hình thành các gốc tự do.
  • Hỗ trợ làn da và móng: Tôm cung cấp 5μg vitamin H (Biotin) trong 100g tôm. Vitamin H tham gia vào cấu tạo móng, tóc, và da. Việc bổ sung tôm giúp mẹ bầu tránh rụng tóc và duy trì làn da khỏe mạnh.
  • Cung cấp các khoáng chất cần thiết: Canxi, kali, natri và magie là các khoáng chất có tác dụng hỗ trợ sức khỏe xương khớp, điều chỉnh enzyme và duy trì sự cân bằng của chất lỏng. Theo nghiên cứu, 100 gram tôm tươi sẽ cung cấp 10mg canxi, 300mg photpho…

3. Lưu ý cho mẹ bầu khi ăn tôm

Trong danh sách các thực phẩm được cho là tốt và an toàn, tôm chính là một nguồn dưỡng chất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, việc ăn tôm cũng đi kèm với những lưu ý cần xem xét để đảm bảo an toàn và hợp lý nhất cho cả mẹ và bé cưng. Hãy cùng tìm hiểu những điều quan trọng này để mẹ bầu có thể thưởng thức tôm với các lợi ích dinh dưỡng mà không cần phải lo lắng về tác động tiêu cực có thể xuất hiện nhé.

Mẹ bầu ăn tôm được không?
Mẹ bầu dị ứng với tôm thì tuyệt đối không nên ăn

3.1. Mẹ bầu nên ăn tôm như thế nào là hợp lý? 

Tôm là một nguồn dinh dưỡng quý giá, tuy nhiên mẹ bầu cũng không nên quá lạm dụng. Vì việc ăn quá nhiều tôm có thể gây dư thừa chất dinh dưỡng, tích tụ hàm lượng thủy ngân, đồng thời có thể gây ra những tác động không mong muốn đối với sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, ăn nhiều tôm cũng có thể khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng khó tiêu, đầy bụng, táo bón thậm chí là các vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng khác. 

Mẹ bầu ăn tôm được không?
Khẩu phần ăn kết hợp với tôm hợp lý, không nên ăn quá nhiều

Do đó, việc ăn tôm với một lượng vừa phải và đa dạng trong cách chế biến là điều mẹ bầu nên làm. Mẹ bầu nên giới hạn, không ăn tôm quá mức 340g/tuần và tôm nên được chế biến đúng cách. Mặt khác, nếu mẹ bầu có tiền sử dị ứng với tôm, việc tránh ăn tôm là quan trọng để ngăn chặn mọi tác động tiêu cực có thể xảy ra đối với cả mẹ và thai nhi.

3.2. Chú ý nhỏ cho mẹ bầu khi chế biến và ăn tôm 

Khi chế biến và ăn tôm, cần hấp hoặc luộc chín kỹ để giảm lượng giun sán, ký sinh có trong tôm. Chính vì vậy, mẹ không nên ăn tôm quá nhiều, kiểm soát tốt lượng dinh dưỡng được cơ thể hấp thụ là điều vô cùng cần thiết. 

Mẹ bầu ăn tôm được không?
Cần cẩn trọng trong khâu chế biến tôm dành cho mẹ bầu

Và đặc biệt mẹ tuyệt đối không ăn tôm sống hay tái, nấu chưa chín. Nó có thể chứa vi khuẩn gây bệnh và lây nhiễm cho thai nhi qua nhau thai, ảnh hưởng xấu đến quá trình mang thai. Tôm phải được ăn dưới dạng nấu chín kỹ vì chúng có thể chứa ký sinh trùng và vi khuẩn listeria gây viêm màng não, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cả mẹ bầu và bé yêu. Sự cẩn trọng trong lựa chọn thực phẩm và chế biến sẽ giúp mẹ bầu tận hưởng những lợi ích dinh dưỡng của tôm mà không gặp phải những vấn đề không mong muốn trong quá trình mang thai.

4. Gợi ý món ăn thơm ngon, bổ dưỡng từ tôm cho mẹ bầu 

4.1. Canh tôm bí đỏ

Bí đỏ là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai. Nó chứa vitamin A, C, E, khoáng chất như kali, magie, mangan, folate và sắt,… quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Chất xơ trong bí đỏ hỗ trợ tiêu hóa và giảm táo bón, giảm nguy cơ thiếu máu ở mẹ bầu. 

Mẹ bầu ăn tôm được không?
Canh tôm bí đỏ – món ăn bổ dưỡng

Tôm còn có thể chế biến làm thành các món canh cũng vô cùng thơm ngon. Canh bí đỏ nấu với tôm là sự kết hợp hoàn hảo vừa thanh mát, vừa cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết, nó còn giúp lợi sữa cho mẹ trong quá trình sinh con.

4.2. Tôm xào thập cẩm

Món ăn này là sự kết hợp tuyệt vời giữa tôm và các loại rau củ quả. Mẹ bầu vừa có thể hấp thu các dưỡng chất từ tôm mà còn được cung cấp thêm hàm lượng vitamin từ rau củ.

Mẹ bầu ăn tôm được không?
Tôm xào thập cẩm – món ăn thơm ngon, đẹp mắt

Món tôm xào thập cẩm thích hợp cho bà bầu khi có đầy đủ các chất dinh dưỡng từ tôm cho đến các vitamin từ rau củ. Đây sẽ là món ăn vừa đẹp mắt vừa cung cấp nhiều dưỡng chất cho mẹ và bé.

4.3. Tôm hấp sả

Sả là một món ăn có tính kháng khuẩn, chống viêm rất tốt, nó còn giúp làm ấm cơ thể. Món ăn này sẽ giúp cho mẹ bầu cảm thấy ấm áp và còn khử được mùi tanh của tôm.

Mẹ bầu ăn tôm được không?
Tôm hấp sả – món ăn thơm ngon dành cho mẹ bầu

Kết hợp hai nguyên liệu này với nhau sẽ được món tôm hấp sả thơm ngon – một lựa chọn ăn uống tốt cho bà bầu. Do nó cung cấp protein chất lượng, omega-3, và nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng. Lợi ích bao gồm sự hỗ trợ cho phát triển cơ bắp, hệ thống thần kinh, và cân nặng khỏe mạnh. 

Xem thêm:

Như vậy, mẹ đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi mẹ bầu ăn tôm được không? Và tôm mang lại những lợi ích sức khỏe nào cho mẹ bầu? Ngoài ra, mẹ cũng biết thêm những lưu ý khi ăn tôm và các món ăn kết hợp với tôm vừa bổ dưỡng lại vô cùng ngon miệng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào xoay quanh vấn đề về sức khỏe, dinh dưỡng, mẹ đừng ngại mà hãy để lại bình luận, Góc của mẹ sẽ cùng đồng hành và giải đáp ngay các vướng mắc trong hành trình nuôi con của mẹ nhé!

Vậy là bé yêu đã chào đời 2 tháng rồi mẹ nhỉ? Suốt 2 tháng qua mẹ được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc hạnh phúc nhưng cũng không kém phần lo lắng vì những vấn đề xung quanh con. Đặc biệt là việc bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài, mẹ cứ đau đáu trong lòng chẳng biết như vậy có sao không? và con yêu có đang gặp phải vấn đề gì. Đừng lo lắng quá nhé mẹ ơi, bài viết này Góc của mẹ sẽ giải đáp “tất tần tật” vấn đề cho mẹ ngay đây! 

Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không? Mách mẹ cách xử lý chuẩn khoa học

1. Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?

Nếu con yêu đã 1 ngày rồi vẫn chưa có dấu hiệu đi ngoài thì đó là chuyện bình thường, không sao cả nhưng các mẹ cần phải đặc biệt lưu ý vì nếu vấn đề này kéo dài nhiều ngày thì có thể là dấu hiệu về sức khỏe đó mẹ ơi. Bởi 2 tháng tuổi là thời điểm chuyển giao giữa hai giai đoạn sơ sinh và nhũ nhi (giai đoạn đầu đời sau sơ sinh). Lúc này, bé đã quen dần với cuộc sống ngoài bụng mẹ, hệ tiêu hóa non nớt cũng hấp thụ dinh dưỡng và đào thải cặn bẩn qua nước tiểu và phân. Do dó, bé 2 tháng thường đi ị 2 lần/ngày!

Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?

Tuy nhiên, bé 2 tháng tuổi 2 ngày không đi ngoài, thậm chí em bé 2 tháng tuổi 3 ngày không đi ngoài cũng không sao, vì còn tùy thuộc vào lượng sữa, thể trạng, cơ địa,… Nhưng nếu tình trạng đó kéo dài trong nhiều ngày mà con vẫn chưa đi tiêu kèm theo những dấu hiệu đau bụng, phân vón cục, ra lắt nhắt thì khả năng cao con đang bị táo bón hoặc hệ tiêu hóa gặp trục trặc. 

Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Mẹ lưu ý nếu con không đi tiêu và kèm theo những dấu hiệu đầy hơi, đau bụng

Lúc này, mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân thật kỹ càng để đưa ra phương hướng xử lý, tránh tình trạng nghiêm trọng hơn khiến bé bé 2 tháng tuổi 5, 6 ngày không đi ngoài, thậm chí là 7 ngày vẫn “áng binh bất động”.

Xem thêm: 

Bé 2 tháng ngủ bao nhiêu là đủ? Giải pháp cho trẻ thiếu ngủ

Bé 2 tháng tuổi biết làm gì? Mẹ cần lưu ý điều gì khi chăm sóc?

2. 3 Nguyên nhân bé 2 tháng tuổi 1 ngày không ị 

Trước khi tìm biện pháp giải quyết khi bé 2 tháng tuổi không đi ngoài được, mẹ nên suy nghĩ xem liệu những hành động hay thói quen thường ngày dẫn đến tình trạng này. Khi đã biết được nguyên nhân mẹ sẽ dễ dàng “đối phó” hơn đó ạ:

Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Nguyên nhân bé 2 tháng tuổi 1 ngày không ị

2.1. Đối với bé ti sữa mẹ

Trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài ít do đâu mẹ nhỉ? Bé sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời thì rất ít gặp trường hợp táo bón bởi sữa mẹ rất dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu sữa mẹ thay đổi thì tần suất đi ngoài của con cũng có thể sẽ thay đổi.

Bên cạnh đó, nếu nguồn sữa không đảm bảo dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến chất lượng đi ngoài của con đó mẹ ơi! Theo đó, đồ ăn cay nóng, dầu mỡ như khoai tây chiên, gà rán, mì cay,… hoặc chế độ ăn lạm dụng protein cũng ảnh hưởng đến nguồn sữa, khiến con thiếu chất này hụt chất kia, không thể tiêu hóa trơn tru.

Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Đối với bé ti sữa mẹ

Ngoài ra, tháng thứ 2 là thời điểm sữa mẹ sẽ còn ít hoặc hoàn toàn hết colostrum (sữa non). Chất lỏng này giúp hệ miễn dịch của con khỏe mạnh, có thể chống lại vi khuẩn. Tuy nhiên, sau khoảng 6 tuần, chất này sẽ không còn nữa như vậy thì con cũng đi ngoài ít hơn. Đó cũng có thể là nguyên nhân khiến cho bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài.

Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Có thể sữa mẹ thiếu những dưỡng chất thiết yếu đó mẹ ơi!

Xem thêm:

Mẹ cho con bú: TOP 5 thông tin quan trọng mẹ phải biết

Cách giúp mẹ nhiều sữa dễ dàng và nhanh chóng

2.2. Đối với bé ti sữa công thức

Những bé uống sữa công thức từ nhỏ sẽ hay gặp phải trường hợp xì hơi nhiều nhưng không đi ị, đó là vì con nuốt phải không khí trong khi bú. Và công thức sữa khiến con bị táo bón. Nếu bé 2 tháng tuổi 6 ngày không đi ngoài khi đang dùng sữa công thức thì mẹ cần phải chú ý.

Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Hàm lượng đạm casein ở sữa công thức cao hơn so với sữa mẹ, dễ gây kết tủa trong dạ dày

Sai lầm trong cách pha sữa cũng có thể khiến con không thể đi tiêu thoải mái đó ạ! Nếu mẹ không làm đúng với chỉ dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sĩ mà pha sữa đặc hơn bình thường sẽ gây ra tình trạng thiếu cân bằng. Khi sữa vào dạ dày sẽ khiến hệ tiêu hóa làm việc cật lực hơn để tiêu thụ hết số dưỡng chất đó, nếu không hấp thụ hết sẽ dẫn đến trướng bụng, đầy hơi, khiến con khó chịu và không thể đi ngoài.

Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Sai lầm trong cách pha sữa cũng có thể khiến con không thể đi tiêu thoải mái đó ạ!

Để kiểm tra xem con yêu có bị táo bón do ti sữa công thức hay không, mẹ cần “nằm lòng” những dấu hiệu sau: 

  • Con không muốn bú
  • Đi ngoài phân cứng, nhỏ
  • Khóc lóc hoặc khó chịu
  • Phân khô và có màu sẫm
  • Cực kỳ căng thẳng và đỏ người
  • Bé 2 tháng tuổi 7 ngày không đi ngoài

2.3. Mẹ không cấp đủ nước cho con

Con ti sữa mẹ mỗi ngày khiến mẹ nghĩ cơ thể con đã được cung cấp lượng nước đủ đầy, không cần phải bổ sung thêm. Đây là sai lầm tai hại đó mẹ ơi! Nếu không cung cấp đủ chất lỏng thì phân của con sẽ khô, cứng, không còn mềm mại như các em bé khác. Chúng sẽ “mắc kẹt” trong ruột già và khó bài tiết ra bên ngoài. Điều này không chỉ đúng với bé ti sữa mẹ mà còn với cả bé ti sữa công thức. Mẹ nên quan sát xem con có những biểu hiện nào dưới đây để điều chỉnh phù hợp nhé: 

Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Mẹ không cấp đủ nước cho con

3.  5 giải pháp giúp mẹ đánh bay nỗi lo bé 2 tháng tuổi không đi ngoài

Sau khi tìm hiểu được nguyên nhân khiến con yêu không thể đi ngoài, mẹ áp dụng ngay 4 phương pháp dưới đây để khắc phục nhé: 

3.1. Mẹ bổ sung thêm nhiều rau củ quả

bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài
Mẹ bổ sung thêm nhiều rau củ quả

Để mẹ có cái nhìn khách quan và dễ hình dung hơn, Góc của mẹ sẽ gửi ngay 2 bài viết cực “xịn sò”: Sau sinh ăn gì để cả mẹ và con đều khỏe, Tháp dinh dưỡng cho mẹ sau sinh khoa học và đầy đủ. Chỉ cần nhấn vào đường link đính kèm là mẹ đã có thể xây dựng thực đơn chuẩn chỉnh, chẳng những giúp mẹ tăng cường sức khỏe mà còn cung cấp nguồn sữa dồi dào cho bé yêu đó ạ! 

3.2. Đổi sang loại sữa công thức mới mẹ nhé

Nếu đang dùng sữa công thức mà bé 2 tháng 5 ngày không ị thì mẹ lưu ý kiểm tra thành phần để có sự điều chỉnh h phù hợp nhất. Cụ thể, mẹ nên chọn loại sữa có nhiều chất xơ, dễ tiêu hóa hoặc các men vi sinh hỗ trợ hoạt động của dạ dày, đường ruột. Trước khi đổi hẳn sang loại mới, mẹ nên cho con nhấp nháp khoảng 10-20ml và quan sát xem con có hợp sữa hay không rồi mới quyết định nhé! 

Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài
Đổi sang loại sữa công thức mới mẹ nhé!

3.3. Cho bé tập thể dục

Để giải quyết tình trạng bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài, thậm chí 5 ngày hay 7 ngày, mẹ nên tập cho bé những chuyển động nhỏ, vừa sức và vừa lứa tuổi. Một phương pháp cũng được nhiều mẹ áp dụng khi bé nhiều ngày không đi tiêu đó là di chuyển chân con theo chuyển động đạp xe. Động tác này hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa cho bé.

Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài
Cho con tập thể dục mẹ nhé!

3.4. Mẹ kết hợp massage bụng cho con 

Mẹ có thể cho con tắm bằng nước ấm kết hợp xoa bóp bụng và cơ thể con. Như vậy sẽ giúp con thư giãn cũng như tạo điều kiện để mở các cơ đang bị căng ở bụng. Cách làm vô cùng đơn giản, đầu tiên mẹ nên tạo cho con tâm thế thoải mái, không gò ép con để tránh phản tác dụng. Tiếp đến mẹ kiểm tra nhiệt độ nước, đảm bảo giữ được độ âm ấm, không quá nóng, cũng không quá lạnh. Mẹ tắm cho con và massage khắp cơ thể bằng những chuyển động thật nhẹ nhàng, êm ái. 

Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài
Kết hợp massage bụng cho con

Xem thêm: Cách mát xa cho bé 2 tháng tuổi để bé phát triển hơn

3.5. Nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ 

Trong trước hợp đã áp dụng mọi cách nhưng con vẫn không thể đi ngoài trong vòng nhiều ngày thì mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ, không tự tiện mua thuốc bên vì con sẽ dễ kích ứng, đau đầu, buồn nôn nếu không lựa chọn đúng. Bác sĩ sẽ xây dựng lộ trình cụ thể, đưa ra phương án thụt hậu môn hay uống thuốc để con nhanh đi tiêu trở lại nên mẹ đừng lo lắng quá nhé! 

Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài
Nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ

Như vậy, việc bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài là việc bình thường nhưng nếu kéo dài trong nhiều ngày thì đó có thể là vấn đề về bệnh và còn tùy thuộc vào tình trạng của từng bé khác nhau. Mẹ cần quan sát kĩ lưỡng để đưa ra kết luận đúng nhất. Nhưng ông bà ta có câu “phòng bệnh hay chữa bệnh”, thế nên mẹ lưu ý những giải pháp đã được Góc của mẹ gợi ý để bảo vệ sức khỏe con yêu nhé! 

Nếu mẹ có bất kỳ băn khoăn nào, đừng ngần ngại mà hãy để lại bình luận ở phía dưới, Góc của mẹ sẽ đồng hành và giải đáp mọi thắc mắc cho mẹ sớm nhất có thể nhé ạ!

Tai là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể, giúp bảo vệ thính giác và có vai trò thẩm mỹ. Tuy nhiên, không ít trẻ sơ sinh khi sinh ra có kích thước tai to nhỏ khác nhau hay còn gọi là dị tật tai to tai nhỏ ở trẻ và điều này khiến cho không ít mẹ lo lắng, quan tâm vì điều này có thể gây ra những ảnh hưởng đáng chú ý đến sức khỏe và phát triển của trẻ. Hiểu được mối bận tâm đó, Góc của mẹ sẽ gỡ rối giúp mẹ bằng việc đi tìm hiểu về nguyên nhân gây ra tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh, cách phòng ngừa và chẩn đoán, cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả để giúp bé yêu phát triển một cách bình thường và khỏe mạnh nhé!

Tai trẻ sơ sinh
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh

1. Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân do đâu?

Tai to và tai nhỏ là hai trạng thái tai thường thấy ở trẻ sơ sinh. Tai to là khi tai của trẻ lớn hơn bình thường, còn tai nhỏ là khi tai của trẻ nhỏ hơn bình thường. Nguyên nhân gây ra tai to và tai nhỏ ở trẻ sơ sinh có thể là do các yếu tố sau:

1.1. Yếu tố di truyền

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra dị tật tai ở trẻ sơ sinh. Tai to và tai nhỏ có thể được di truyền từ thế hệ cha mẹ sang con. Điều này có thể xảy ra khi các gen liên quan đến phát triển tai bị đột biến hoặc thay đổi. Nếu một hoặc cả hai cha mẹ mang trong mình gen bất thường này hoặc trong gia đình có người bị tình trạng tương tự thì khả năng cao trẻ sơ sinh cũng sẽ bị tai nhỏ, tai to.

1.2. Mẹ mắc các bệnh lý trong thai kỳ

Mắc bệnh trong thời kỳ mang thai: Mẹ bầu mắc các bệnh lý như cúm, rubella, quai bị,… trong những tháng đầu thai kỳ có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tai thai nhi.Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, cơ thể của mẹ bầu trở nên đặc biệt nhạy cảm và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như cúm hoặc rubella. Điều này tăng nguy cơ cho thai nhi phát triển dị tật vành tai. Do đó, rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của mẹ và tránh tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm trong thời gian này.

Mẹ bầu mắc các bệnh lý
Mẹ bầu mắc các bệnh lý là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh

1.3. Tác dụng phụ của thuốc

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu thường được chỉ định sử dụng một số loại thuốc bổ như: vitamin, khoáng chất… tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của em bé. Tuy nhiên, việc dùng thuốc phải tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Mẹ bầu không được tự ý mua thuốc, uống thuốc theo kinh nghiệm, ngưng thuốc khi chuyên gia chưa cho phép để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.           

Sử dụng thuốc không đúng cách có thể gây ra tai to tai nhỏ
Các mẹ nên sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ

Dưới đây là một số ví dụ dùng thuốc không phù hợp trong thời gian mang thai dẫn đến tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh:

  • Thuốc Thalidomide: Thalidomide được sử dụng như một loại thuốc chống buồn nôn vào những năm 1960. Theo ghi chép, loại thuốc này là nguyên nhân hàng đầu gây ra dị tật bẩm sinh Phocomelia, khiến những đứa trẻ sinh ra có tai bất thường hoặc khiếm thính kèm theo nhiều triệu chứng khác như: cụt tay chân, biến dạng xương khớp, cột sống… Do những tác dụng phụ nguy hiểm như trên, thuốc Thalidomide đã bị thu hồi. 
  • Thuốc Isotretinoin: Isotretinoin là một dạng của vitamin A có tác dụng trị các bệnh ngoài da như mụn trứng cá. Theo nhiều nghiên cứu, loại thuốc này là nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng Retinol ở thai nhi, làm biến dạng tai, khuôn mặt kèm theo những bất thường về trí tuệ, hệ thần kinh trung ương, tuyến giáp, tim mạch, thận…

1.4. Yếu tố bẩm sinh

Một số vấn đề sức khỏe khác cũng có thể gây ra hiện tượng tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh, bao gồm các vấn đề về hệ thần kinh, hệ miễn dịch hay các bệnh lý khác như: hội chứng Treacher Collins, hội chứng Down,… 

2. Dấu hiệu giúp mẹ phát hiện sớm tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh

Vậy làm thế nào để mẹ có thể nhanh chóng nhận diện kịp thời những dấu hiệu của bệnh lý tai to tai nhỏ ở bé yêu? Dưới đây là một vài biểu hiện mẹ có thể tham khảo:

  • Kích thước tai khác nhau: Một bên tai to hơn hoặc nhỏ hơn bên kia.
  • Vành tai không cân xứng: Vành tai không đối xứng, lệch sang một bên.
  • Vành tai quá nhỏ: Vành tai nhỏ hơn so với kích thước bình thường, chỉ bằng 1/3 kích thước tai bình thường.
  • Vành tai có hình dạng bất thường: Vành tai có hình dạng không giống như tai bình thường, chẳng hạn như tai hình tam giác, tai hình tam giác ngược,…
Tai trẻ sơ sinh
Vành tai quá nhỏ cũng là một trong những biểu hiện của tai to tai nhỏ

3. Những ảnh hưởng của tai to tai nhỏ đến trẻ sơ sinh

Tình trạng tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng đến cả thẩm mỹ và chức năng thính giác của trẻ.

  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Tai là một bộ phận quan trọng trên khuôn mặt, có vai trò thẩm mỹ. Tai to tai nhỏ có thể khiến khuôn mặt của trẻ mất cân đối, ảnh hưởng đến sự tự tin của trẻ khi lớn lên.
  • Ảnh hưởng đến chức năng thính giác: Trong một số trường hợp, tai to tai nhỏ có thể gây hẹp ống tai ngoài, dẫn đến giảm thính lực hoặc thậm chí mất thính lực.

4. Gợi ý những cách xử lí khi trẻ bị tai to tai nhỏ:

Khi phát hiện trẻ sơ sinh có tai to tai nhỏ, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:

  • Nếu nguyên nhân là do di truyền: Cha mẹ không thể thay đổi được nguyên nhân này. Tuy nhiên, cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển thính giác bằng cách cho trẻ đi khám thính lực định kỳ và sử dụng các thiết bị hỗ trợ thính giác nếu cần thiết.
  • Nếu nguyên nhân là do mẹ mắc bệnh lý trong thai kỳ: Cha mẹ cần theo dõi sức khỏe của trẻ sát sao và đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay khi trẻ có dấu hiệu bất thường.
  • Nếu nguyên nhân là do tác dụng phụ của thuốc: Cha mẹ nên báo cho bác sĩ để được tư vấn về cách xử lý.
  • Nếu nguyên nhân là do rối loạn trao đổi chất: Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa để được điều trị phù hợp.
Cần thăm khám bác sĩ kịp thời khi thấy dấu hiệu của tai to tai nhỏ
Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để thăm khám kịp thời tai to tai nhỏ

Trong một số trường hợp để đảm bảo sức khỏe cho bé yêu, cha mẹ mong muốn thực hiện phẫu thuật chỉnh hình cho con. Tuy nhiên, phẫu thuật chỉnh hình tai cho trẻ sơ sinh thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Vành tai quá nhỏ: Vành tai nhỏ hơn 1/3 kích thước tai bình thường.
  • Vành tai có hình dạng bất thường: Vành tai có hình dạng không giống như tai bình thường, chẳng hạn như tai hình tam giác, tai hình tam giác ngược,…
  • Tai có ảnh hưởng đến chức năng thính giác: Tai to tai nhỏ gây hẹp ống tai ngoài, dẫn đến giảm thính lực hoặc mất thính lực.

Phẫu thuật chỉnh hình tai cho trẻ sơ sinh thường được thực hiện khi trẻ được 6 tháng tuổi. Đây là thời điểm thích hợp để phẫu thuật vì lúc này vành tai của trẻ đã phát triển đủ để có thể tạo hình.

Và trong quá trình chăm sóc trẻ, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

– Không nên tự ý bôi thuốc hoặc dùng các biện pháp dân gian để chữa trị cho trẻ.

– Chăm sóc vệ sinh tai cho trẻ đúng cách để tránh nhiễm trùng.

– Theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường.

5. Một số lưu ý giúp cha mẹ hạn chế tai to tai nhỏ ở trẻ nhỏ:

Sau đây là một số giải pháp hữu hiệu giúp cha mẹ phòng tránh hiện tượng tai to tai nhỏ ở bé yêu:

Chế độ dinh dưỡng của mẹ trong thai kỳ: Chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, D, E, kẽm, sắt,… có thể giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ, trong đó có dị tật tai.

Bảo đảm nguồn dưỡng chất đầy đủ
Bảo đảm nguồn dưỡng chất đầy đủ cho trẻ để tránh tai to tai nhỏ

Thăm khám thai định kỳ: Thăm khám thai định kỳ giúp phát hiện sớm các bất thường ở thai nhi, trong đó có dị tật tai. Nếu phát hiện sớm, cha mẹ có thể có biện pháp can thiệp kịp thời để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách: Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, đặc biệt là trong những tháng đầu đời, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng tai, một trong những nguyên nhân gây ra dị tật tai ở trẻ.

Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời: Sữa mẹ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là các kháng thể giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm trùng.

Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ: Tiêm phòng đầy đủ giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm, trong đó có các bệnh có thể gây ra dị tật tai ở trẻ.

Tiêm phòng l
Tiêm phòng là biện pháp hữu hiệu để phòng tranh tai to tai nhỏ ở trẻ

Tránh sử dụng các loại thuốc không cần thiết trong thai kỳ: Một số loại thuốc có thể gây ra dị tật bẩm sinh ở trẻ, trong đó có dị tật tai. Nếu cần sử dụng thuốc, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Nếu mẹ mắc các bệnh lý trong thai kỳ như rubella, viêm gan B, giang mai,… cần được điều trị kịp thời để hạn chế nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ, trong đó có dị tật tai.

Nếu trẻ sinh non, cần được chăm sóc đặc biệt để hạn chế các nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, trong đó có dị tật tai.

Cha mẹ cần lưu ý rằng, các biện pháp trên chỉ giúp hạn chế nguy cơ dị tật tai ở trẻ, không thể đảm bảo hoàn toàn trẻ không bị dị tật tai. Nếu phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường về tai, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Kết luận

Có thể nói tình trạng tai to tai nhỏ xảy ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy không phải là bệnh lý ác tính nhưng tai to tai nhỏ nếu không được điều trị từ sớm và đúng cách thì có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng tới thính lực cũng như sức khỏe của trẻ. Do đó khi nhận thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường nghi ngờ bị viêm tai giữa, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám ngay.

Với mẹ bầu đang mang thai, chế độ sinh dưỡng đầy đủ và cân bằng là điều vô cùng quan trọng. Thịt dê là một trong những loại thịt đỏ mang lại nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe của mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên nhiều mẹ vẫn còn lo lắng có bầu ăn thịt dê được không? Nên ăn bao nhiêu là đủ? Những thắc mắc này sẽ được Mamamy giải đáp chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây!

1. Thành phần dinh dưỡng của thịt dê

Trước khi giải đáp có bầu ăn thịt dê được không, cùng điểm qua những thành phần dinh dưỡng có trong loại thịt đỏ này.

Thịt dê
Bà bầu có nên ăn thịt dê không?

Thực tế, thịt dê là một nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng vô cùng tuyệt vời, trong đó bao gồm protein, sắt, kẽm, cali và vitamin B12…Đây là loại thịt chứa hàm lượng calo rất thấp, ít chất béo bão hòa cũng như cholesterol. Trung bình một khẩu phần 85g thịt dê đã được chế biến và nấu chín cung cấp:

  • Protein: 19g
  • Chất béo: 14,1g
  • Phốt pho: 146 mg
  • Kali: 232 mg
  • Natri: 80,6mg
  • Retinol: 22g
  • Magie: 20mg
  • Niacin: 4,5mg
  • Sắt: 2,3mg
  • Kẽm: 3,22mg
  • Đồng: 0,75mg
  • Mangan: 0,02mg
  • Vitamin A: 22mcg
  • Vitamin B12: 1,2 mcg
  • Vitamin E: 0,26 mcg

2. Có bầu ăn thịt dê được không?

Bà bầu có thể ăn thịt dê
Thịt dê mang lại nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe của mẹ và bé trong suốt thai kỳ

Câu hỏi được đặt ra là có bầu ăn thịt dê được không? Trên thực tế, mẹ bầu mang thai hoàn toàn có thể ăn thịt dê như bình thường bởi đây là loại thịt có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, bổ sung đầy đủ thịt dê cũng mang tới rất nhiều lợi ích hàng đầu như:

Cung cấp protein, tốt cho sự phát triển toàn diện của thai nhi

Theo USDA – Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, hàm lượng trung bình 100g thịt dê có chứa 27mg protein. Protein từ thịt dê rất tốt cho quá trình mang thai, hỗ trợ cho sự tăng trưởng, phát triển của bé. Bên cạnh đó, nó còn giúp mẹ giảm cảm giác thèm ăn vặt, kiểm soát thai kỳ tốt hơn.

Mặt khác, thịt dê với nguồn vitamin B dồi dào, đặc biệt là vitamin B12 giúp hệ thần kinh của bé phát triển khỏe mạnh, hạn chế trường hợp dị tật.

Củng cố xương và răng chắc khỏe

100g thịt dê trung bình có chứa 17mg canxi, giúp nuôi dưỡng răng, tóc và xương khớp của cả mẹ và bé. Bổ sung thịt dê trong các bữa ăn hằng ngày trong suốt thai kỳ còn hạn chế tình trạng đau khớp, đau nhức chân tay cho mẹ hiệu quả.

Hạn chế nguy cơ thiếu máu

Món ăn từ dê tốt cho mẹ bầu
Thịt dê bổ sung sắt cho cơ thể mẹ bầu

Trong 100g thịt dê có khoảng 3,7mg chất sắc. Lượng sắt này hỗ trợ làm tăng hàm lượng hemoglobin, đảm bảo cung cấp đủ máu cho bé. Mặt khác, sắt trong thịt dê rất dễ hấp thụ, vì vậy mẹ bầu nên bổ sung thường xuyên.

Tăng cường miễn dịch

Thành phần thịt dê có chứa một lượng kẽm nhất định, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của thai nhi trong suốt thai kỳ. Bên cạnh đó, chúng còn giúp hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn cũng như các tác nhân có hại.

3. Mẹ bầu ăn thịt dê cần lưu ý những điều gì?

Có bầu ăn thịt dê được không? Thịt dê chứa nhiều hàm lượng dưỡng chất nên trong quá trình mang thai, mẹ nên bổ sung thường xuyên loại thịt này. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi ăn thịt dê trong thai kỳ, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sa:

  • Thứ nhất: Thịt dê có tính nóng, do vậy chỉ nên ăn một lượng vừa đủ và không nên ăn quá thường xuyên. Tốt nhất là chỉ nên ăn mỗi tuần tối đa 1 – 2 lần. Ngoài ra, không nên ăn thịt dê cùng với bí đỏ, dưa hấu. Thay vào đó, nên kết hợp thêm với các loại rau củ quả, trái cây như rau chân vịt, cải xanh…để bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết.
  • Thứ ba: Không nên ăn thịt dê tái, thịt dê cần được nấu chín kỹ để đảm bảo hạn chế những vi khuẩn có hại.
  • Thứ ba: Không uống trà ngay sau khi vừa ăn thịt dê, điều này có thể dẫn tới tình trạng chướng bụng, tiêu chảy, đầy hơi…Uống thịt dê nên bổ sung thêm nhiều nước lọc cho cơ thể.
  • Thứ tư: Với mẹ bầu đang có các bệnh lý về huyết áp, tim mạch, gan, nóng trong người, nổi mụn…thì tốt nhất là không nên ăn thịt dê.
Ăn thịt dê với tần suất vừa phải
Mẹ bầu lưu ý có chế độ ăn phù hợp

Nhìn chung, thịt dê cung cấp rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý chỉ ăn một lượng vừa đủ để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng và không gây hại cho sức khỏe.

Kết luận

Như vậy, Mamamy đã giải đáp chi tiết thắc mắc có bầu ăn thịt dê được không và những lưu ý quan trọng. Với những lợi ích tuyệt vời của loại thịt đỏ này, mẹ có thể cân nhắc để bổ sung vào thực đơn ăn uống của mình, tuy nhiên không nên quá lạm dụng. Một chế độ ăn uống vừa đủ và cân bằng sẽ mang tới sức khỏe toàn diện nhất cho cả mẹ và bé. Truy cập ngay vào website của Mamamy để tham khảo thêm những bài viết bổ ích!

Giỏ hàng 0