“Sau sinh ăn gì?” luôn là câu hỏi giành được nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Nhất là khi việc chăm sóc mẹ sau sinh không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của chỉ một người. Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe cho các bà mẹ sau sinh. Đây còn là vấn đề tác động trực tiếp đến nguồn dưỡng chất trong sữa mẹ. Vậy thì, sau sinh ăn gì là tốt nhất? Hãy cùng Mamamy tìm hiểu nhé!
Mục lục
1. Vai trò của chế độ dinh dưỡng sau sinh
1.1. Nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng của bà mẹ sau sinh
Thời gian sau khi sinh đẻ, mẹ đã tiêu hao rất nhiều năng lượng, dinh dưỡng cho việc chuyển dạ. Việc sinh nở cũng gây ra những tổn thương cần nhiều dưỡng chất để phục hồi. Hơn nữa, các hoạt động chăm sóc và tiết sữa cho con cũng đòi hỏi rất nhiều năng lượng.
Ta có thể thấy nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng rất lớn của các mẹ sau sinh. Tuy nhiên, việc ăn theo chế độ cố “nhồi nhét” dưỡng chất vào cơ thể có thể gây ra nhiều loại bệnh lí. Vì thế các mẹ cần một chế độ dinh dưỡng thật khoa học, hợp lí.
1.2. Chế độ ăn sau sinh có ảnh hưởng lớn đến nguồn sữa mẹ
Mặt khác, chế độ dinh dưỡng của mẹ cũng có ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng sữa. Nhất là khi trong 6 tháng đầu đời, lượng kháng thể cần thiết của trẻ được cung cấp trực tiếp qua sữa mẹ. Vì thế, việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho mẹ là cách tối ưu nhất để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Những trẻ được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu sẽ phát triển toàn diện về trí tuệ và thể chất.
Vì thế, việc sau sinh ăn gì không phải chỉ là vấn đề cho sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng lớn tới con. Muốn bé mạnh khỏe, thông minh? – cần bắt đầu từ ngay bây giờ.
2. Một số lưu ý về chế độ ăn uống sau sinh
- Tăng số bữa ăn trong ngày: Để có thể đạt được hiệu quả tối đa trong việc hấp thu các dưỡng chất. Việc tăng số bữa ăn cũng giúp tránh tình trạng đầy hơi, đầy bụng,…
- Đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn: Cần đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng chính
- Bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết: Ngay sau khi sinh, bà mẹ được khuyên dùng 1 viên vitamin A liều cao (200.000UI). Hoặc mẹ cũng có thể tiếp tục sử dụng viên sắt hoặc viên đa vi chất (ít nhất 1 tháng đầu sau đẻ).
- Nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần thoải mái
- Không kiêng khem quá mức
3. Sau sinh ăn gì? Những vấn đề cần lưu ý cho mẹ hồi phục tốt nhất
3.1. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng cho phụ nữ sau sinh
3.1.1. Nhóm thực phẩm về thịt động vật:
Thịt động vật là nhóm thực phẩm có khả năng cung cấp đạm và calo tốt nhất cho cơ thể. Chưa kể đến những hàm lượng dinh dưỡng quan trọng khác. Vì thế, phụ nữ sau sinh nên ăn gì, không thể thiếu những thực phẩm thịt sau:
- Cá hồi: Cá hồi có nhiều DHA rất quan trọng cho sự phát triển hệ thần kinh của bé. Ngoài ra, DHA trong cá hồi cũng giúp cải thiện tâm trạng, ngăn ngừa trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vẫn khuyến cáo phụ nữ chỉ nên ăn khoảng 336g cá hồi mỗi tuần
- Cá chép: Cá chép chứa lượng đạm, protein, vitamin A, kali cao giúp mẹ tăng sức đề kháng. Đồng thời cá chép còn giúp hỗ trợ thông sữa, lợi sữa, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu và kích thích đường ruột
- Thịt lợn: Trong thịt lợn có chứa nhiều chất béo, vitamin, protein, canxi, kẽm, sắt,… cùng các chất dinh dưỡng cần thiết. Đặc biệt chân giò lợn giúp mẹ lợi sữa, sức khỏe hồi phục nhanh.
- Thịt bò: Thịt bò có chứa hàm lượng sắt, protein, vitamin B12. Tuy nhiên, các mẹ tốt nhất nên hạn chế ăn thịt có dính mỡ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
- Trứng: Trong trứng có nhiều protein giúp cơ thể mẹ nhanh chóng phục hồi sau khi sinh. Với trứng, mẹ có thể chế biến thành nhiều món dễ ăn, đỡ ngán. Tuy nhiên không nên ăn quá 5 quả trứng/ngày vì sẽ gây ra tình trạng đầy bụng.
Đừng bỏ qua những lưu ý sau mẹ nhé:
Sau sinh ăn thịt bò được không?
Sau sinh ăn thịt gà được không?
Sau sinh ăn thịt vịt được không?
3.1.2. Nhóm thực phẩm về rau củ
Rau củ cung cấp các vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác như chất chống oxy hóa, chất xơ. Vì thế, rau củ là câu trả lời quan trọng cho câu hỏi “phụ nữ sau sinh ăn gì”
- Rau ngót: Rau ngót có tác dụng gây co bóp tử cung giúp tử cung co đẩy hết dịch và tiêu viêm rất tốt. Đồng thời loại rau này còn giúp trị táo bón, tăng cường khả năng miễn dịch,… Các chất dinh dưỡng trong rau ngót còn có khả năng làm tăng tiết sữa mẹ.
- Rau cải: Rau cải chứa nhiều chất xơ, flavonoid, vitamin nên rất tốt, an toàn cho các mẹ sau sinh. Tuy nhiên các mẹ nên tránh ăn bắp cải vì loại rau này dễ gây mất sữa.
- Mồng tơi: Mồng tơi có tác dụng lợi sữa, bổ sung các loại dưỡng chất như vitamin, sắt. Do vậy rau mồng tơi còn có tác dụng làm đen tóc, hạn chế tình trạng rụng tóc sau sinh..
- Các loại cây họ đậu: Đậu là loại thực phẩm giàu sắt, đặc biệt là những loại có màu sẫm. Đậu có nguồn protein thực vật khá tốt cho bà mẹ đang cho con bú.
Mẹ xem thêm:
Sau sinh ăn rau gì để phục hồi sức khỏe nhanh chóng?
3.1.3. Nhóm trái cây
Trái cây luôn là loại thực phẩm thiết yếu để bổ sung khoáng chất và vitamin cho cơ thể. Vậy sau sinh ăn được quả gì? Dưới đây là một số loại trái cây cơ bản để trả lời cho câu hỏi “sau sinh nên ăn quả gì”:
- Đu đủ: Đu đủ chín là một loại quả rất giàu vitamin, khoáng chất, sắt, kẽm và chất xơ. Các thành phần này cung cấp dưỡng chất cho cơ thể và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đặc biệt đu đủ xanh hầm móng giò là một trong số những món ăn lợi sữa cho mẹ sau sinh, giảm suy nhược cơ thể.
- Chuối: Chuối không chỉ giàu vitamin, khoáng chất mà còn chứa hàm lượng calo cao. Do đó chuối có thể giúp duy trì dòng sữa mẹ tốt hơn. Bên cạnh đó, chuối còn chứa hàm lượng lớn sắt và xenlulozơ giúp bổ máu, tái tạo hồng cầu và hỗ trợ hệ tiêu hóa.
- Vú sữa: Vú sữa chứa một lượng lớn dưỡng chất như protein, lipit, sắt, phốt pho, canxi, axit matics… và các loại vitamin A, C, B1. Đây là nguồn cung cấp canxi và sắt tự nhiên cho mẹ và bé. Vú sữa còn bổ sung lượng gluxit cho cơ thể mẹ bầu, giúp hệ tiêu hóa của mẹ khỏe mạnh.
- Bơ: Các loại axit béo thiết yếu như omega-3, omega-6, omega-9 dồi dào trong quả bơ không chỉ chống oxy hóa rất tốt mà còn kích thích quá trình sản xuất sữa mẹ. Ngoài ra bơ còn có khả năng cân bằng lượng đường cũng như cholesterol trong máu. Điều này giúp sản phụ hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cũng như tiểu đường rất tốt.
Mẹ xem thêm:
Top 16 loại trái cây tốt nhất cho mẹ sau sinh
3.1.4. Nhóm thực phẩm từ ngũ cốc
Ngũ cốc luôn được biết đến và sử dụng như một loại thực phẩm quan trọng cho bữa ăn hằng ngày. Khoa học đã chứng minh các loại ngũ cốc rất giàu giá trị dinh dưỡng. Ngũ cốc cung cấp lượng lớn protein, vitamin, khoáng vi lượng,… cho cơ thể. Đây là loại thực phẩm cần có trong thực đơn của các bà mẹ sau sinh.
- Gạo lứt: Đây chính một loại gạo đặc biệt đã được chứng minh là giàu các chất dinh dưỡng. Dinh dưỡng trong gạo lứt bao gồm các vitamin nhóm B, đặc biệt là thiamin, riboflavin, niacin cùng các khoáng chất như sắt, kali, phốt pho và magiê.
- Gạo: Loại thực phẩm quen thuộc nhưng rất quan trọng trong việc duy trì và cung cấp lượng tinh bột và năng lượng cần thiết cho cơ thể mẹ bầu.
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt: Các hàm lượng dinh dưỡng mà ngũ cốc nguyên hạt mang lại rất cân đối và dồi dào. Chẳng hạn chất xơ, chất béo, các loại vitamin. Ngoài ra, nó còn bổ sung các loại khoáng chất cần thiết có trong các loại hạt như magie, mangan, phốt pho, kẽm , đồng …
- Bánh mì: Nên ăn bánh mì đen, bánh mì nguyên chất, các loại yến mạch, lúa mạch…Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều. Cụ thể, mẹ đọc bài viết này nhé!
3.1.5. Nước và các sản phẩm từ sữa
Để duy trì lượng sữa, bà mẹ đang nuôi con bú cần uống đủ nước. Theo khuyến cáo, các bà mẹ nên uống trung bình khoảng 2,0 – 2,5 lít nước/ngày.
Bên cạnh nước, sữa cũng giúp là một loại sản phẩm bổ sung chất lỏng tốt. Sữa còn rất giàu dinh dưỡng, chứa đầy đủ các chất cần thiết như: protein, chất béo, đường, vitamin. Các khoáng chất có trong sữa không chỉ thơm ngon mà còn dễ hấp thu. Canxi có trong sữa cũng hỗ trợ phát triển xương cho bé. Vì thế các bà mẹ cũng nên sử dụng điều độ các sản phẩm từ sữa như như:
- sữa chua
- sữa tươi
- phô mai
4. Sau sinh kiêng ăn gì? Những thực phẩm cần tránh
Bên cạnh những loại thực phẩm nên ăn, có một số loại sản phẩm mẹ bầu cần tránh. Vậy, sau sinh không nên ăn gì?
- Đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ: Thực phẩm chiên rán bằng dầu có nhiều cholesterol không tốt cho tiêu hóa gây buồn nôn, tiêu chảy đồng thời cũng không có lợi cho quá trinh hồi phục của mẹ.
- Nước có gas và caffein: Trẻ sơ sinh không có khả năng bài tiết chất caffeine. Khi lượng caffein trong đồ uống đi vào sữa mẹ sẽ khiến bé dễ bị kích ứng, cáu kỉnh, và mất ngủ.
- Bia, rượu, các chất kích thích: Khi mẹ uống bia, rượu, 1 lượng nhỏ sẽ qua sữa mẹ. Với lượng lớn, bia rượu sẽ làm con bị chậm tăng trưởng, không tăng cân, bị ngủ “sâu” (rất nguy hiểm), giảm tiết sữa mẹ …
- Các đồ ăn cay: Một số loại gia vị như tiêu, ớt, tỏi… trong bữa ăn sẽ chỉ giúp ăn ngon miệng. Những loại gia vị này làm ảnh hưởng đến mùi vị sữa mẹ. Đồng thời chúng còn có thể khiến bé bị táo bón, đau bụng hoặc cáu gắt.
- Đậu phộng/lạc:Tuy chứa một lượng dưỡng chất phong phú, tuy nhiên đậu phộng lại rất dễ gây dị ứng. Vì thế, các mẹ nên thăm dò cẩn thận trước khi có ý định sử dụng loại hạt này
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn tới việc hồi phục sau sinh. Đồng thời việc ăn uống hợp lí cũng góp phần bảo vệ bé mạnh khỏe. Tuy nhiên để biết chính xác sau sinh ăn gì, các mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất nhé!