Sau sinh ăn bánh mì được không chắc hẳn là câu hỏi lớn của mẹ bầu nào là “tín đồ” của loại thực phẩm thơm ngon này đúng không ạ? Có người cho rằng mẹ sau sinh không nên ăn bánh mì bởi không tốt cho cả sức khỏe của me và thai nhi. Điều này có đúng không? Câu trả lời được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Thành phần dinh dưỡng trong bánh mì
Trước khi rõ sau sinh ăn bánh mì được không mẹ cũng cần hiểu rõ thành phần dinh dưỡng của bánh mì. Bánh mì là một trong những món ăn rất nhiều người ưa thích. Bởi chúng có mùi thơm ăn bùi rất ngon và tương đối tiện dụng. Bánh mì bao gồm loại ổ theo phong cách Việt Nam bánh sandwich theo phương Tây. Thành phần dinh dưỡng của bánh mì phụ thuộc vào công thức của mỗi cơ sở sản xuất. Tuy nhiên, bánh mì, thông thường có thành phần nguyên liệu bao gồm bột mì, bột nở, trứng, bơ, sữa, đường, muối.
Theo thống kê, 1 lát mỏng bánh mì làm từ lúa mì nặng 33g chứa:
- 2g chất béo
- 17g tinh bột
- 3g đạm
- 2g chất xơ
Ngoài ra, trong bánh mì còn có một số chất như natri, selen, mangan và một lượng folate nhất định. Đặc biệt, bánh mì chứa nhiều gluten, một loại protein có vai trò tạo nên sự đàn hồi của bánh mì.
2. Mẹ sau sinh ăn bánh mì được không?
Sau sinh ăn bánh mì được không? Đối với một ổ bánh mì trứng hay trứng kiểu Việt Nam cho một bữa sáng, nhiều mẹ nghĩ thật tiện lợi và no bụng. Thế nhưng, liệu sau sinh ăn bánh mì được không?
Câu trả lời là KHÔNG NÊN ăn quá nhiều. Nhiều chuyên gia và bài báo đã khuyến cáo mẹ đừng ăn bánh mì quá nhiều sau sinh. Vì các tác hại sau:
- Cung cấp ít dinh dưỡng cho mẹ sau sinh: Dù khá giàu năng lượng, nhưng bánh mì lại bị cho là nghèo dinh dưỡng cần thiết. Mẹ sau sinh cần món ăn nhiều dinh dưỡng để đủ sức khỏe và sữa cho con bú.
- Bánh mì gây tăng cân: Bánh mì chứa nhiều chất béo và tinh bột. Đây là nguồn chất béo chủ yếu từ bơ và sữa. Do đó có thể dẫn tới tình trạng tăng cân mất kiểm soát nếu mẹ sau sinh ăn nhiều bánh mì.
- Giảm hấp thu: bánh mì còn chứa axit phytic, chất ngăn cản hấp thụ một số khoáng chất cần thiết như sắt, canxi,. Vì thế khi ăn bánh mì, sữa mẹ không hấp thụ đủ những dưỡng chất quan trọng cho trẻ trong những năm tháng đầu đời.
- Không tốt cho hệ tiêu hóa: Trong bột mì dùng làm bánh có chứa gluten. Đây là một loại protein có thể làm cho người ăn bị đầy hơi, nếu ăn nhiều có thể bị rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt là mẹ sau sinh đường ruột, tiêu hóa kém, nên bánh mì không phù hợp.
- Tăng lượng insulin trong máu: Sau sinh ăn bánh mì được không? không vì mẹ sau sinh cần thực phẩm dinh dưỡng là lợi sữa. Trong khi bánh mì chứa nhiều đường tinh luyện, đặc biệt nếu mẹ ăn bánh mì ngọt trong các bữa kèm.
Mẹ tham khảo thêm: Sau sinh ăn bánh ngọt được không?
3. Sinh mổ ăn bánh mì được không?
Ngoài sau sinh ăn bánh mì được không, có rất nhiều mẹ cũng quan tâm sinh mổ ăn bánh mì được không? Sinh mổ thì càng nên hạn chế ăn bánh mì nhé mẹ. Vì vết thương mổ chưa lành hẳn, việc tiêu thụ bánh mì lại càng nguy hiểm hơn. Bánh mì có chứa Gluten. Đối với một số người thì việc tiêu hóa gluten rất dễ dàng. Nhưng với một số người thì lại không, có thể nói là khó khăn. Các mẹ sau sinh mổ thường có sức khỏe rất yếu nên việc tiêu hóa thức ăn cũng bị ảnh hưởng. Đặc biệt là vị trí vết mổ ở vùng bụng nên cũng sẽ có những tác động tới việc tiêu hóa. Gluten có thể gây ra các vấn đề như đầy hơi, tiêu chảy và đau dạ dày. Mà khi bị tiêu chảy thì mẹ sẽ phải đi vệ sinh nhiều lần dẫn đến làm hở vết thương và nhiễm trùng, rất nguy hiểm. Việc mẹ bị tiêu chảy cũng sẽ có những tác động nhất định đến số lượng và chất lượng sữa mẹ. Bé nhà mình cũng bị ảnh hưởng không tốt.
Chính vì vậy, xin khẳng định mẹ đừng nên ăn nhiều bánh mì sau sinh mổ và sinh thường nhé.
4. 5 loại bánh mì an toàn cho mẹ sau sinh
Vậy liệu sau sinh ăn bánh mì được không? Ăn được bánh mì nào? Ngày nay, có nhiều loại bánh mì đa dạng hơn, phù hợp cho mẹ hơn. Mẹ có thể làm các buổi ăn dặm, ăn xế. Dùng bánh mì kèm sữa, soup cháo. Các loại bánh mì tốt cho mẹ cũng thích hợp cho con. Danh sách bánh mì dưới đây mẹ cũng có thể dùng cho bé giai đoạn ăn dặm. Chỉ cần nhớ làm mềm, ăn kèm soup bột cho bé là được nhé.
4.1.Bánh mì đen an toàn cho mẹ sau sinh
Sau sinh ăn bánh mỳ được không nếu là bánh mỳ đen? Ngày nay tại siêu thị, cửa hàng, bánh mì lúa mạch đen như giải pháp cho ăn kiêng và tốt cho sức khỏe của phụ nữ. Bánh mì lúa mạch đen được làm 100% từ bột lúa mạch đen, không chứa gluten. Vì vậy thích hợp với người không bị dị ứng gluten, tốt cho hệ tiêu hóa của bà bầu.
Ưu điểm của loại bánh này là cung cấp lượng calo thấp. Vì vậy, mẹ bầu sau sinh ít vận động cũng không lo tăng cân. Hàm lượng chất xơ cao gấp 4 lần so với bánh mì trắng thường.
4.2.Mẹ sau sinh có thể thử bánh mì Ezekiel
Bánh mì Ezekiel được làm từ hạt kê, ngũ cốc, các loại đậu. Đây là loại bánh có hàm lượng vitamin và chất dinh dưỡng cao. Bánh mì này tương đối khó mua. Nếu mẹ tìm được chỗ mua chất lượng thì share lên Góc của mẹ với nhé.
4.3.Bánh mì nguyên cám cho mẹ sau sinh
Sau sinh ăn bánh mì được không với bánh mì nguyên cám? Có thể nói, bánh mì nguyên cám giúp giữ lại lượng lớn chất dinh dưỡng và chất xơ trong bánh. Bánh mì nguyên cám chứa nhiều axit folic, đây là hợp chất thiết yếu cho sự phát triển của trí não.
4.4.Mẹ sau sinh ăn được bánh mì gạo lứt
Tương tự như bánh mì nguyên cám, bánh mì gạo lứt cũng là nguồn tinh bột hấp thu chậm, tốt cho cơ thể. Đặc biệt, với những mẹ sau sinh bị thừa cân, béo phì, thì bánh mì gạo lứt là lựa chọn phù hợp.
Loại bánh này cung cấp cho cơ thể 300-400 calo, đáp ứng nhu cầu giảm cân ở phụ nữ sau sinh. Bánh mì gạo lứt cũng giàu chất dinh dưỡng, có lợi cho cơ thể bà đẻ, như: vitamin B1, chất béo tốt và axit pantothenic, loại axit giúp kích thích sữa mẹ.
4.5.Bánh mì yến mạch lựa chọn an toàn cho mẹ
Yến mạch là loại tinh bột chuyển hóa chậm, có chứa nhiều axit béo thiết yếu, có thể làm giảm cholesterol. Ăn bánh mì yến mạch cũng cung cấp năng lượng dồi dào cho mẹ sau sinh.
Sau sinh ăn bánh mì được không thì vẫn có thể nếu mẹ quá thèm nhưng đừng ăn quá nhiều và thường xuyên. Thay vào đó, mẹ có thể ăn các loại thay thế giàu chất xơ. Mẹ cũng có thể xây cho bé ăn kèm nhỏ cùng súp hoặc sữa nhé.
Có thể mẹ cũng quan tâm đến bài viết này: