Sau khi sinh bé yêu, mẹ thường muốn đi xe máy ra ngoài cho khuây khỏa, đỡ phụ thuộc vào bố, ông bà. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mẹ muốn tìm hiểu thật kỹ sinh mổ bao lâu thì đi xe máy được, rồi mới đi xe, tránh gây tác hại xấu đến sức khỏe. Góc của mẹ giải đáp chi tiết về sinh mổ bao lâu chạy xe máy được ở bài viết dưới đây, mẹ tham khảo nhé!
Mục lục
1. Mẹ sinh mổ sau bao lâu thì đi xe máy được?
Mẹ cần nhiều thời gian để hồi phục sau khi sinh bé, nhất là mẹ sinh mổ. Bởi lẽ, nếu vận động mạnh hoặc tác động lực rất dễ làm vết mổ bị bung ra, tệ hơn là nhiễm trùng. Mà việc di chuyển bằng xe máy ngoài đường lại gây ra tác động mạnh đến cơ thể mẹ, đặc biệt là vùng bụng. Do đó, sau sinh mổ, mẹ nên đợi ít nhất 2 tháng để vết mổ lành lại, rồi mới bắt đầu đi xe máy mẹ nhé!
Tuy nhiên, cột mốc 2 tháng chỉ là thời gian trung bình được các bác sĩ khuyến cáo cho mẹ sinh mổ. Cụ thể tùy thuộc vào thời gian vết mổ lành lại mà mẹ có thể di chuyển bằng xe máy sớm hơn, từ 1,5 tháng hoặc đến 3 – 4 tháng mới đi xe máy được.
Đôi khi, mẹ nhìn bên ngoài thấy vết mổ đã khô và liền lại nên lập tức đi xe máy ngay. Thế nhưng nhiều khả năng vết thương ở bên trong chưa lành hẳn, mẹ đi xe máy qua các chỗ gấp khúc, đường gồ ghề sẽ làm vết mổ hở ra, chảy máu trong bụng rất nguy hiểm đó ạ. Vì thế, mẹ nên gặp bác sĩ để kiểm tra, xác định chắc chắn là vết mổ đã lành thì mới đi xe máy để đảm bảo an toàn.
2. 4 tác hại xấu nếu mẹ đi xe máy quá sớm
Không chỉ dễ làm vết mổ bị nhiễm trùng mà việc đi xe máy quá sớm sau sinh nhiều khả năng còn gây ra các tác hại xấu cho cơ thể nữa đó mẹ vì thế mẹ cần cân nhắc sinh mổ bao lâu chạy xe máy được.
2.1. Nguy cơ sa tử cung
Trong vòng 5 – 6 tuần sau khi sinh, tử cung của mẹ vẫn còn khá to và nặng, chưa co lại hoàn toàn. Vùng xương chậu cũng còn rất yếu. Việc đi lại nhiều, ngồi xe máy qua các đoạn đường dằn xóc, dốc đổ sẽ tác động lực rất mạnh đến vùng bụng dưới, làm tăng nguy cơ sa tử cung.
Lúc này, mẹ sẽ cảm thấy vùng chậu trì trệ, tiểu tiện không kiểm soát, đau rát khi “gần gũi” chồng. Đây là các dấu hiệu phổ biến của sa tử cung nếu đi xe máy quá sớm. Vì thế, mẹ đừng quá nôn nóng mà nên đợi khoảng 2 tháng sau sinh mới di chuyển bằng xe máy mẹ nhé!
2.2. Đau lưng kéo dài
Lúc bình thường, việc ngồi xe máy lâu chỉ làm mẹ thấy hơi nhức mỏi lưng một chút thôi. Thế nhưng, sau khi sinh mổ, cơ thể mẹ bị mất sức nhiều và các khớp xương mỏi mệt. Nếu ngồi trên xe máy di chuyển quá lâu, áp lực lên cột sống tăng, thắt lưng của mẹ sẽ rất đau và kéo dài, qua 3 – 4 ngày vẫn không hết nhức mỏi. Tình trạng này tiếp diễn sẽ để lại di chứng sau này, do chức năng cột sống yếu đi nhiều nên cứ mỗi lần “trái gió trở trời”, lưng mẹ đau nhức, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vì thế, mẹ cần cân nhắc sinh mổ bao lâu chạy xe máy được để giữ gìn sức khỏe tốt nhất.
2.3. Mẹ dễ bị hoa mắt chóng mặt
Mới sinh bé xong cơ thể mẹ bị mất máu khá nhiều, nếu di chuyển bằng xe máy sớm, trên đường nhiều xe cộ đi lại, tiếng còi xe ồn ào và khói bụi dễ làm mẹ bị hoa mắt chóng mặt. Nguy hiểm hơn là mẹ bị té ngã hoặc xảy ra tai nạn không mong muốn. Vậy nên mẹ tránh đi xe máy quá sớm nhé và cân nhắc về sinh mổ bao lâu đi xe máy được ạ.
2.4. Mẹ dễ bị bụi bẩn – vi khuẩn tấn công
Lượng CO2 thải ra từ các phương tiện như xe máy, ô tô khiến đường phố bị nhiễm bụi và vi khuẩn khá nhiều. Khi ra ngoài đường sớm, do cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn nên mẹ dễ bị vi khuẩn tấn công gây cảm lạnh và sốt, ho. Nặng hơn là nhiễm virus, ngộ độc bụi PM 2.5, mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Vì vậy, mẹ hạn chế ra đường, đặc biệt là tránh di chuyển bằng xe máy trong 2 tháng đầu sau sinh mổ. Sau đó, mẹ có thể đi xe máy nhưng nhớ giữ ấm cơ thể cẩn thận và đeo khẩu trang để ngừa khói bụi và khí độc.
3. 6 hoạt động nên thực hiện sau khi sinh để cơ thể hồi phục
Tiếp nối tìm hiểu sinh mổ bao lâu đi xe máy được, chúng ta cùng nhau tìm hiểu các cách phục hồi nhanh sau sinh mổ. Thời gian cơ thể hồi phục khác nhau giữa từng mẹ nhưng vẫn có biện pháp để đẩy nhanh quá trình và tăng cường sức khỏe, giúp cơ thể mẹ sau sinh mổ hồi phục nhanh hơn. Sau đây là 6 hoạt động cực hữu ích, tác động tích cực đến sức khỏe được chuyên gia khuyến cáo, mẹ tham khảo và áp dụng ngay nhé!
3.1. Mẹ nghỉ ngơi nhiều hơn
Mới sinh mổ xong cơ thể mẹ rất yếu, cần được nghỉ ngơi nhiều để hồi sức. Trong thời gian ở cữ, mẹ nên tận dụng mọi thời gian để nằm nghỉ. Lưu ý là mẹ cần nằm nghỉ đúng tư thế, thả lỏng người, không nằm úp hay sấp, mặc quần áo ấm, đi tất chân để tránh bị nhiễm lạnh hoặc gây áp lực không đáng có lên các bộ phận của cơ thế như cột sống, tay và lưng.
3.2. Hạn chế sử dụng nước lạnh
Vì sau sinh mổ bị mất sức nhiều nên sức đề kháng của mẹ giảm đi đáng kể, chạm vào nước lạnh sớm dễ gây cảm lạnh và sốt, ho khan ở mẹ. Để hạn chế các tác hại xấu này, mẹ nên sử dụng nước ấm để thực hiện mọi hoạt động hàng ngày như tắm, rửa mặt, đánh răng,… Sau khi tắm xong, mẹ kết hợp xông hơi bằng thảo dược thiên nhiên như kinh giới, hương nhu, vỏ cam, vỏ bưởi,… để làm ấm cơ thể, tăng tiết mồ hôi, đẩy mọi độc tố ra ngoài mẹ nhé!
3.3. Chườm nóng để giảm mệt mỏi
Khi cơ thể được giữ ấm, máu lưu thông dễ dàng hơn và các khớp, cơ cũng dễ cử động nên làm giảm tình trạng mỏi mệt và đau nhức rất tốt. Mẹ dùng túi chườm nóng ở nhiệt độ vừa phải, đặt lên vùng bụng, lưng, bẹn, sau đầu gối, có thể di chuyển nhẹ nhàng túi chườm xung quanh các vùng này để giảm đau nhức hiệu quả hơn.
Sử dụng khăn vải nhiều khả năng gây đỏ, xước da hoặc nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Thay vì dùng khăn vải hoặc khăn khô kém chất lượng, mẹ nên ưu tiên khăn tiệt trùng, chất cotton mịn không xơ để chườm nóng. Kết cấu khăn tương đối mỏng, mẹ xếp 3 – 4 tờ chồng lên nhau, rồi cho muối rang khô hơi ấm lên, dùng thun cố định lại, sau đó nhẹ nhàng đặt lên những nơi thường bị nhức mỏi, di chuyển qua lại để kích thích lưu thông máu, “xua tan” mọi mỏi mệt nhé.
3.4. Nằm và ngồi đúng tư thế
Ở tháng đầu sau sinh, phần sản dịch chưa được chảy hết ra ngoài, dễ làm mẹ bị nhiễm trùng vùng kín, ngứa rát và cực khó chịu. Mẹ nên nằm ở tư thế thả lỏng người, đầu gối cao để sản dịch dễ dàng chảy ra ngoài. Tránh nằm úp sấp hoặc vắt chân vì dễ khiến sản dịch bị nghẹn ứ lại ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ.
Ngoài ra, khi ngồi mẹ cũng nên có điểm tựa vững chắc, chẳng hạn như ngồi ghế tựa lưng. Không nên ngồi ngửa tạo áp lực lên chân và bụng dưới, làm mẹ bị mỏi, tử cung lâu hồi phục và đi lại không thuận tiện.
3.5. Tránh vận động mạnh
Thường xuyên vận động, mang vác nặng sau sinh khiến vùng đáy bụng của mẹ phải co bóp liên tục, gây ra thương tổn ở cơ, dây chằng nên không thể nâng đỡ được tử cung, khiến tử cung bị tụt xuống vào trong ống âm đạo, tệ hơn là lộ ra ngoài luôn. Tình trạng này gọi là sa tử cung, rất thường gặp ở mẹ sau sinh. Do đó, để tránh các nguy cơ xấu này, mẹ tuyệt đối không vận động mạnh, mang vác nặng. Thay vào đó, mẹ tranh thủ nghỉ ngơi, tịnh dưỡng để mau hồi sức, chăm bé cho thật tốt mẹ nhé!
3.6. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ rất quan trọng đối với mẹ sau sinh mổ. Mẹ cần được bổ sung chất đạm, chất béo, sắt, kẽm, vitamin, chất xơ,… để tăng lượng máu lưu thông cũng như sản xuất sữa chất lượng cho bé bú. Ưu tiên nhất trong thực đơn của mẹ sau sinh là thịt heo, thịt bò, cá hồi, rau quả, các loại hạt như hạt hạnh nhân, hạt lanh, hạt chia, hạt bí ngô,…
Mẹ hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ sống hay đồ uống có cồn, cafein vì có khả năng khiến hệ tiêu hóa hoạt động quá công suất gây tiêu chảy, táo bón, đồng thời sữa sản xuất ra không chất lượng, chứa nhiều hợp chất gây buồn ngủ, làm bé yêu ngủ nhiều quá mức, kém phát triển và chậm tiếp thu các kỹ năng vận động như bò, trườn, đi lại,…
Tham khảo bí quyết dinh dưỡng dành cho mẹ sau sinh mổ để hồi phục nhanh, hiệu quả nhất mẹ nhé!
Như vậy mẹ đã biết sinh mổ bao lâu thì đi xe máy được rồi. Trong vòng 6 – 8 tuần đầu sau sinh, mẹ hạn chế không di chuyển bằng xe máy để tránh các tác hại xấu. Đồng thời mẹ nên nghỉ ngơi, bồi bổ dinh dưỡng, kết hợp chườm nóng để cơ thể nhanh chóng hồi phục nhé. Nếu vẫn còn băn khoăn về mẹ sau sinh bao lâu thì được đi xe máy, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để Góc của mẹ hỗ trợ mẹ kịp thời và nhanh chóng nhất!
Xem thêm: