Sau khi sinh mổ, cơ thể các mẹ thường sẽ yếu hơn những mẹ sinh thường. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng sau khi sinh mổ cho các mẹ cũng có đôi phần khắt khe hơn. Vậy các mẹ nên ăn gì sau khi sinh mổ để nhanh lại sức? Cùng Góc của mẹ đọc và lưu ngay thông tin dưới đây nhé!
Mục lục
1. Tại sao phải chú trọng đến dinh dưỡng cho mẹ sau khi sinh
Dù là sinh thường hay sinh mổ, nạp đủ dinh dưỡng cho giúp cơ thể các mẹ nhanh bù đắp lại phần năng lượng đã mất. Không những vậy, mẹ ăn uống đủ chất thì chất lượng sữa cho bé ti cũng sẽ tốt hơn.
Theo bản Hướng dẫn chế độ ăn uống được công bố bởi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và Hiệp hội dinh dưỡng Hoa Kỳ, các mẹ cho con bú có thể cần đến 450 – 500 kcal (kilocalories) mỗi ngày. Số lượng calo bổ sung cần thiết cho phụ nữ cho con bú cũng ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Cụ thể: tuổi tác, cân nặng cơ thể, mức độ hoạt động, mức độ cho con bú (nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ hay bằng sữa công thức).
2. Các chất dinh dưỡng cần thiết phải có sau khi sinh mổ
Một chế độ ăn uống cân bằng giúp các mẹ cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Từ đó, giúp các mẹ phục hồi nhanh hơn, bé nhận được đủ chất dinh dưỡng khi bú mẹ.
Dưới đây là một số chất dinh dưỡng cần thiết cho các mẹ sau khi sinh mổ. Các mẹ sinh thường cũng có thể tham khảo nhé.
2.1. Protein
Protein hỗ trợ sự phát triển của các mô tế bào mới, hỗ trợ quá trình phục hồi của cơ thể. Thực phẩm giàu protein giúp vết thương mau lành.
Các mẹ có thể ăn cá, trứng, thịt gà, thực phẩm từ sữa, thịt, đậu Hà Lan, đậu và các loại hạt. Những thực phẩm này dễ tiêu hóa, đặc biệt là trong thời gian đầu sau khi mổ. Lượng protein khuyến nghị hàng ngày cho phụ nữ trung bình là khoảng 48g, với những mẹ đang cho con bú cần thêm 15g.
2.2. Vitamin C
Vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp vết thương mau lành hơn. Các mẹ có thể ăn nhiều loại trái cây và rau quả. Chẳng hạn: cam, dưa, đu đủ, dâu tây, bưởi, khoai lang, cà chua và bông cải xanh.
Lượng Vitamin C hàng ngày được đề nghị là 115mg cho phụ nữ cho con bú, với những mẹ từ 14 đến 18 tuổi. Và 120mg cho những mẹ trên 19 tuổi.
2.3. Vitamin tổng hợp
Ngoài vitamin C, các mẹ cũng nên bổ sung những loại vitamin khác nhé. Tốt nhất, các mẹ nên hỏi bác sĩ để được tư vấn cụ thể và chi tiết.
2.4. Sắt
Sắt là chất cần thiết để duy trì nồng độ hemoglobin trong máu. Thực phẩm giàu chất sắt bao gồm lòng đỏ trứng, thịt đỏ, hàu, quả sung, gan bò, đậu khô và trái cây khô. Tuy nhiên, các mẹ nên bổ sung lượng sắt vừa đủ. Vì lượng sắt dư thừa có thể gây táo bón.
Lượng sắt bổ sung cho cơ thể hàng ngày được đề nghị 10mg mỗi ngày đối với phụ nữ từ 14 đến 18 tuổi và 9mg mỗi ngày đối với những người trên 19 tuổi.
2.5. Canxi
Canxi giúp hỗ trợ sức khoẻ xương và răng, cải thiện huyết áp và sức khoẻ tim mạch. Nguồn thực phẩm giàu canxi gồm có sữa, sữa chua, phô mai, đậu phụ, cải xoăn và rau bina.
Lượng canxi được khuyến nghị hàng ngày cho phụ nữ cho con bú ở độ tuổi 14 đến 18 là 1.300mg và đối với những người trên 19 tuổi là 1.000mg mỗi ngày. Trong thời gian cho con bú, 250 đến 350mg canxi được chuyển sang trẻ sơ sinh.
2.6. Chất xơ
Chất xơ giúp chống táo bón, không gây áp lực lên vết thương. Chất xơ cũng giúp làm giảm áp lực trong ruột, kích thích nhu động ruột. Từ đó giúp thức ăn đi qua đường ruột nhanh hơn. Thực phẩm chứa nhiều chất xơ gồm: các loại trái cây, rau xanh.
3. Thực phẩm cần tránh sau khi sinh mổ
Các mẹ nên tránh chất béo và đồ ăn vặt. Vì sau khi sinh mổ, các mẹ ít hoạt động để tiêu tốn năng lượng. Do đó, những thực phẩm này chỉ khiến các mẹ tăng cân thêm. có thể chỉ cần thêm vào trọng lượng của bạn.
Tránh thức ăn cay vì chúng có thể dẫn đến các vấn đề về dạ dày các mẹ nhé. Dưới đây là một vài loại thực phẩm mà các mẹ nên thể tránh:
- Đồ uống có ga, chúng có thể gây đầy hơi.
- Nước ép cam quýt. Các mẹ có thể uống với lượng nhỏ, và sau đó tăng dần lên. Đồ uống chứa caffein như cà phê
- Tránh xa rượu vì nó có thể làm giảm khả năng sản xuất sữa
- Nếu các mẹ đang bị đầy hơi, thì có thể ngừng ăn các loại thực phẩm tạo khí như bắp cải, súp lơ, bông cải xanh, hành tây trong vài ngày. Các loại đậu các mẹ cũng nên ăn với số lượng nhỏ, và tăng dần.
- Tránh thức ăn và đồ uống lạnh, chúng có thể làm các mẹ bị cảm lạnh đó
4. Những điều mẹ cần ghi nhớ sau khi sinh mổ
- Uống nước và nước trái cây tốt cho sức khỏe. Giúp các mẹ tránh mất nước và táo bón. Chất lỏng giúp nhu động ruột trơn tru và phục hồi sau phẫu thuật nhanh hơn. Ngoài nước, các mẹ có thể uống sữa ít béo, nước ép không đường, trà thảo dược, nước dừa.
- Các mẹ có thể ăn các món ăn từ cá hay trứng. Đây là những thực phẩm chứa axit béo omega-3, kẽm
- Có những bữa ăn nhỏ trong ngày thay vì ăn 3 bữa như bình thường
- Tránh nuốt chửng thức ăn. Thay vào đó, hãy nhai từ từ hoặc ăn những món ăn mềm, dễ nuốt các mẹ nhé
- Có thể các mẹ sẽ mất ngủ hoặc thiếu ngủ để trông bé. Vì vậy, hãy cố gắng nghỉ ngơi bất cứ khi nào có thể. Giấc ngủ sẽ giúp cơ thể các mẹ nhanh khoẻ hơn. Đọc thêm các tips mà Góc của mẹ đã tổng hợp giúp mẹ nhanh phục hồi sau sinh tại đây nhé!
Trên đây là những thông tin giúp các mẹ hiểu hơn về chế độ dinh dưỡng sau khi sinh mổ. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức để không chỉ vượt cạn thành công mà còn có một sức khoẻ dẻo dai nữa.
Nguồn tham khảo
- Breastfeeding and breast milk; US Department of Health and Human Services, National Institutes of Health
- Michelle A. Kominiarek; Nutrition Recommendations in Pregnancy and Lactation; NCBI (2016)
- Rebecca Kuriyan, Anura Kurpad and Ricardo Uauy; Protein Requirements of Pregnant and Lactating Women
- Vitamin C, Fact sheet for health professionals; National Institutes of Health
- Iron, Fact sheet for health professionals; National Institutes of Health
- Calcium, Fact sheet for health professionals; National Institutes of Health
- Recovery after a cesarean birth; Kaiser Permanente (2019)