Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

7 cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú an toàn – dễ thực hiện 

Mẹ bị sốt ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa và giảm chất lượng nguồn sữa nên muốn tìm cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú khoa học để mau chóng khỏe lại, con yêu được ti thỏa thích mà không lo ngại gì. Đừng lo vì bài viết dưới đây sẽ cung cấp “tất tần tật” 7 cách hạ sốt theo từng trường hợp cụ thể. Mẹ cùng theo dõi ngay nhé! 

Cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú
Cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú an toàn – dễ thực hiện

1. 2 cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú khi nhiễm khuẩn thông thường

Đôi khi nhiễm khuẩn thông thường (dẫn đến cảm, ho, sổ mũi) cũng khiến mẹ bị sốt đó ạ. Những lúc này mẹ nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C, súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc uống thuốc hạ sốt theo đơn của bác sĩ để đảm bảo nguồn sữa, không ảnh hưởng đến con. Cụ thể: 

1.1. Cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú khi nhiễm virus cúm

Hiện nay có một số loại cúm phổ biến như cúm A, cúm B, cúm C có thể khiến mẹ bị ớn lạnh, rùng mình, thậm chí sốt dưới 38 độ C. Thông thường những loại cúm này không lây truyền qua đường sữa nên mẹ có thể an tâm cho con bú. Tuy nhiên, nếu mẹ lơ là thì tình trạng cúm sẽ trở nặng, khiến mẹ sốt cao hơn, ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng sữa bé ti mỗi ngày. 

Cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú khi nhiễm khuẩn thông thường
Cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú khi nhiễm virus cúm

Để giải quyết tình trạng này, mẹ đừng quên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C như rau có màu xanh đậm,.. cam, bưởi, chanh, quýt, dâu tây để tăng cường đề kháng, đẩy lùi virus cúm. Khi bị sốt do cúm, mẹ thường cảm thấy chán ăn, nhạt miệng nhưng mẹ nên cố gắng ăn uống đầy đủ, tránh bỏ bữa để virus cúm không sinh sôi, lây lan và tấn công hệ miễn dịch khiến mẹ uể oải, sốt cao hơn nữa. Trong trường hợp không ăn được nhiều thì mẹ có thể chia nhỏ thành 4 – 5 bữa một ngày, uống sữa hoặc ăn cháo loãng. 

1.2. Cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú khi cảm ho, sổ mũi

Mẹ vừa sinh con, đang cho bé bú nên hệ miễn dịch không cứng cáp như hồi còn chưa mang bầu bé. Vậy là vào những ngày trái gió trở trời, mẹ cứ khụt khịt mũi, ho khan và đau rát họng do vi khuẩn, virus tấn công, xâm nhập vào hệ miễn dịch. Ban đầu mẹ không để tâm nhiều vì nghĩ những cơn ho, những đợt hắt hơi sẽ chóng qua đi. Thế nhưng tình trạng ngày càng nặng hơn, dẫn đến sốt nhè nhẹ, tối về thì sốt lên đến 38 độ C. 

Cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú khi nhiễm khuẩn thông thường
Cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú khi cảm ho, sổ mũi

Khi gặp tình trạng này mẹ chớ lơ là, thay vào đó mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra vì rất có thể mẹ đang bị nhiễm cúm đó ạ. Tại đây bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, sàng lọc và đưa ra kết luận, tùy vào tình trạng mà họ sẽ kê đơn thuốc hạ sốt, giảm ho, sổ mũi. Việc của mẹ là chỉ cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để vi khuẩn bị tiêu diệt, tăng cường hệ miễn dịch và cơ thể mẹ sẽ hạ sốt nhanh thôi.  

Mẹo nhỏ giúp mẹ tiêu diệt vi khuẩn ho, sổ mũi, hạ sốt nhanh chóng nữa là mẹ có thể súc họng bằng nước muối. Nhưng mẹ lưu ý không dùng nước muối tự pha vì không kiểm soát được liều lượng muối cũng như không đảm bảo an toàn, dễ tồn đọng cặn bẩn, vi khuẩn. Thay vào đó mẹ nên súc họng bằng nước muối sinh lý vì bác sĩ, chuyên gia, nhà sản xuất đã ước tính đúng lượng và niêm yết trực tiếp lên sản phẩm. 

Cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú khi nhiễm khuẩn thông thường
Mẹo nhỏ giúp mẹ tiêu diệt vi khuẩn ho, sổ mũi, hạ sốt nhanh chóng nữa là mẹ có thể súc họng bằng nước muối sinh lý

2. 3 cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú khi bị nhiễm trùng

Mẹ bị sốt do nhiễm trùng thường xuất phát từ những nguyên nhân phổ biến như nhiễm khuẩn tầng sinh môn (đối với mẹ sinh thường), viêm loét dị ứng và nhiễm trùng vết mổ. Để biết cách giải quyết trong từng trường hợp, mẹ tham khảo ngay nội dung bên dưới nhé: 

2.1. Cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú khi nhiễm khuẩn tầng sinh môn

Mẹ nhiễm khuẩn tầng sinh môn thường bắt nguồn từ những nguyên nhân như vỡ ối sớm, thiếu máu, bế sản dịch, thủ thuật tách rau trong quá trình sinh sản gặp vấn đề. Khi đó, vi khuẩn sẽ theo đường hậu sản xâm nhập vào cơ thể mẹ khiến hệ miễn dịch suy yếu, đau bụng, ra huyết và ớn lạnh, sốt cao từng đợt.

Cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú khi bị nhiễm trùng
Cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú khi nhiễm khuẩn tầng sinh môn

Khi phát hiện bản thân có một trong những triệu chứng trên, mẹ nên đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt để bác sĩ đề ra phác đồ phù hợp với cơ địa, thể trạng. Đồng thời, mẹ cần vệ sinh vùng kín thật kỹ càng để ngăn chặn nhiễm trùng khiến mẹ sốt cao không dứt. Ngoài ra, mẹ nên chọn những sản phẩm dịu nhẹ, lành tính để bảo vệ vùng kín và tầng sinh môn mau lành. 

Góc của mẹ gợi ý ngay sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ Intimate Feminine Wash Mamamy với bảng thành phần lành tính gồm dưa leo, nha đam, tinh dầu hoa cam, dịch chiết cây củ cải đường,… giúp mẹ ngừa viêm, kháng khuẩn. Ngoài ra, sản phẩm nói không với chất bảo quản, paraben, độ pH lý tưởng <5% lý tưởng nên cực an toàn cho mẹ đang bị sốt cao, cơ địa nhạy cảm. 

Dung dịch vệ sinh Mamamy an toàn giúp “cô bé” thơm tho, không lo nhiễm trùng hậu sản
Dung dịch vệ sinh Mamamy an toàn giúp “cô bé” thơm tho, không lo nhiễm trùng hậu sản

Mamamy hiện còn đang có deal hời cùng hàng ngàn quà tặng hấp dẫn như balo canvas túi rút, bị kit khảm đá, khăn ướt,… Sắm ngay thôi mẹ ơi!

2.2. Cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú khi bị viêm loét – dị ứng

Thực tế một số bệnh liên quan đến viêm loét – dị ứng như viêm nang lông, chốc lở, ung nhọt khi trở nặng sẽ khiến mẹ đau nhức, hành sốt không dứt, thậm chí mẹ còn sốt cao 38 đến 39 độ C. Những lúc này mẹ nên ngừng cho bé cưng bú vì mầm bệnh có thể đi vào sữa mẹ, con ti vào cũng bị viêm nhiễm, rất khó trị đó ạ. 

Thay vào đó, mẹ nên đến bệnh viện thăm khám, bác sĩ sẽ giúp mẹ kiểm tra và kê đơn thuốc phù hợp gồm thuốc kháng sinh, thuốc bôi. Ngoài ra, mẹ cũng cần kiêng những thực phẩm khiến quá trình viêm loét trở nặng như hải sản, dưa chua, dưa muối, dầu mỡ, chiên rán,… 

Cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú khi bị nhiễm trùng
Cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú khi bị viêm loét – dị ứng

2.3. Cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú khi bị nhiễm trùng vết mổ

Trong quá trình mổ mẹ bị sót rau, sót màng, thời gian mổ dài hơn so với dự kiến,… hay sau khi sinh con xong mẹ bị bế sản dịch, sát trùng không kỹ cũng là những nguyên nhân khiến mẹ bị nhiễm trùng vết mổ. Càng để lâu mẹ càng có nhiều biến chứng, trong đó có sốt cao không dứt, đổ mồ hôi trộm, đau nhức liên miên. 

Cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú khi bị nhiễm trùng
Cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú khi bị nhiễm trùng vết mổ

3. 2 cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú do dị ứng

Mẹ bị nhiễm trùng do dị ứng xuất phát từ những nguyên nhân như dị ứng thuốc kháng sinh, ngộ độc thực phẩm. Tùy từng mức độ dị ứng, sốt cao mà mẹ nên có cách xử lý đúng đắn, kịp thời. Cụ thể: 

3.1. Cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú khi dị ứng thuốc kháng sinh

Khi bị nhiễm trùng vết mổ/tầng sinh môn, chốc lở, áp xe ngực, viêm nhiễm đường tiêu hóa,… bác sĩ sẽ chỉ định mẹ dùng một số loại thuốc kháng sinh (mẹ cho con bú dùng được). Tuy nhiên, trong một vài trường hợp hy hữu mẹ có thể bị dị ứng thuốc kháng sinh, dẫn đến vã mồ hôi trộm, nhọc người,… Nếu gặp phải trường hợp này mẹ cần dừng ngay thuốc kháng sinh đang dùng và đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân cụ thể.

Cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú do dị ứng
Cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú khi dị ứng thuốc kháng sinh

3.2. Cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú khi bị ngộ độc thực phẩm

Khi dùng đồ ăn ôi thiu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, mẹ dễ bị ngộ độc thực phẩm và có những biểu hiện như tiêu chảy, nôn mửa, đuối sức, tay chân bủn rủn và sốt cao bất thường. Những hóa chất độc hại này còn ngấm vào sữa mẹ và ảnh hưởng đến con yêu nếu mẹ cho bé ti sữa. 

Mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc hay dùng phương pháp dân gian truyền miệng vì có thể gây tác dụng phụ khiến tình trạng ngộ độc nặng hơn. Song song đó, mẹ cần đun kỹ nước, thực phẩm trước khi ăn, không dùng đồ sống, chọn mua rau củ quả, thịt, trứng,… ở những cửa hàng uy tín như WinMart, Bách Hóa Xanh, Co.opMart,… 

Cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú do dị ứng
Hệ tiêu hóa của mẹ bị ngộ độc thực phẩm rất nhạy cảm, do đó mẹ nên ăn thực phẩm xanh – sạch – an toàn

Như vậy, bài viết trên đã giúp mẹ tìm ra 7 cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú an toàn – dễ thực hiện trong từng trường hợp cụ thể. Nếu vẫn còn thắc mắc liên quan đến cách hạ sốt khi cho con bú hay chăm sóc bé cưng, mẹ đừng quên để lại bình luận bên dưới, Góc của mẹ sẽ giải đáp nhanh chóng nhất. 

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “7 cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú an toàn – dễ thực hiện ”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bà đẻ có ăn được tim lợn không? Đọc ngay 4 điều quan trọng mẹ ơi! 
Bà đẻ có ăn được tim lợn không? Đọc ngay 4 điều quan trọng mẹ ơi! 
Nhiều người mách mẹ bỉm nên thêm tim lợn vào thực đơn để bổ sung dồi dào dinh dưỡng, nào thịt gà, thịt bò, cá hồi, chân giò…. Nhà đang có sẵn món tim lợn nhưng cơ thể sau sinh còn nhạy cảm nên mẹ băn khoăn không biết bà đẻ có được ăn tim […]
3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ hiệu quả chỉ sau 1 tuần áp dụng  
3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ hiệu quả chỉ sau 1 tuần áp dụng  
Mẹ mới sinh mổ xong, bụng vẫn to như lúc mang thai, vết mổ lớn cũng làm mẹ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm phương pháp lấy lại vóc dáng phù hợp. Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ 3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ an toàn, hiệu […]
Sau sinh ăn rau má được không? Rất tốt cho sức khỏe mẹ ơi!
Sau sinh ăn rau má được không? Rất tốt cho sức khỏe mẹ ơi!
Nghe nhiều người “mách nước” ăn rau má giúp thanh lọc cơ thể, dưỡng da tốt nhưng không biết sau sinh ăn rau má được không, muốn tìm hiểu kỹ càng rồi mới ăn để đảm bảo sức khỏe cho cả 2 mẹ con. Hiểu được nỗi lo lắng đó, bài viết dưới đây sẽ […]
Sử dụng viên đặt hậu môn hỗ trợ giảm đau sau sinh mổ: nên hay không?
Sử dụng viên đặt hậu môn hỗ trợ giảm đau sau sinh mổ: nên hay không?
Vậy là sau những tháng ngày đợi chờ mẹ cũng đã được bồng bế con yêu trên tay, nhưng chưa cảm nhận hết được sự thiêng liêng đó thì cơn đau đã kéo đến tìm mẹ. Tuy nhiên, trong quá trình hồi phục sau quá trình sinh mổ, phụ nữ thường phải đối mặt với […]
Phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không? Tùy trường hợp mẹ ơi!
Phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không? Tùy trường hợp mẹ ơi!
Mẹ vừa sinh em bé, nghe mọi người “mách” uống nước dừa tươi giúp thanh lọc cơ thể, đẹp da và về dáng nhanh nên muốn bổ sung vào thực đơn của mình. Thế nhưng mẹ vẫn băn khoăn, muốn tìm hiểu rõ phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không và cách uống […]
Sau sinh mổ bao lâu thì ăn uống bình thường? 1 tuần hoặc hơn 
Sau sinh mổ bao lâu thì ăn uống bình thường? 1 tuần hoặc hơn 
Mẹ nghe nhiều người nói sau khi sinh mổ phải kiêng cữ, nhưng mẹ chưa biết sau sinh mổ bao lâu thì ăn uống bình thường? Đừng lo quá nha mẹ, câu trả lời có ngay bên dưới!  1. Sau sinh mổ bao lâu thì ăn uống bình thường? Điều này còn tùy vào từng […]
Giỏ hàng 0